Lê Bá Trung

Hội Viên Ưu Tú
  • Số nội dung

    526
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

Everything posted by Lê Bá Trung

  1. Cám ơn anh Phạm Cương rất nhiều :( , nhờ sự chỉ bảo tận tình của anh nên em mới biết được :( . Em sẽ khắc cốt ghi Tâm những gì anh đã dặn :( . Chúc anh Giáng Sinh zui zẻ hén .... :( Kính gửi. Lê Bá Trung.
  2. Trí tưởng tượng của anh Thiên Huy thật sự phong phú và đa dạng hóa hihi. Nếu anh mà là nhà bác học hay nghiên cứu chắc là phát huy được tài năng cứu giúp cho nhân loại nhiều lắm ha.....tạo Phúc cho nhân loại . Lê Bá Trung.
  3. Đúng là tác giả bài này đầu óc tưởng tượng rất phong phú, nhưng không biết chuyện này có thật hay không? Hồi còn nhỏ T cũng được nghe kể những câu chuyện về Linh Miêu do bà ngoại kể lại, lúc xưa bà ngoại của T còn bắt gặp Linh Miêu nhảy lên người bà do lúc đó trời tối mà đường về nhà đi ngang qua nghĩa địa sợ về trễ bị la nên là bà ngoại đi trên mộ sau đó có một con Linh Miêu hiện ra và cào áo của bà, bà T rất dạn không sợ nói rằng bà biết là bà đi lên mộ như vậy là có lỗi bà xin lỗi, sau đó Linh Miêu biến mất chuyện này là có thật không phải chuyện bịa. Còn về chuyện Linh Miêu nhảy qua xác chết sau đó xác chết bật dậy rượt mọi người không biết có không? Nhưng theo khoa học thì khi người chết là Âm, còn Linh Miêu là dương nên khi nhảy qua xác chết tác động một luồng điện nên vậy xác chết mới bật dậy một lát chứ không rượt mọi người như đã nêu trên. Giống như người bị xét đánh chết trong người có một dòng điện âm do sét để lại nên khi người bình thường lại gần thì xác chết hút vào người bình thường những người yếu bóng vía hốt hoảng cho rằng ma rượt.Và T cũng có nghe nói những người mà Sét đánh chết thường phải canh mộ rất kỹ không thôi bị động mồ mả do người khác đào lên. Những người đào thường là pháp sư cao tay, họ đào lên thường là lấy một số xương cốt tay, chân hoặc đầu về để luyện công năng thì rất thâm hậu. Do vậy những mộ nào bị sét đánh những người thân thường đứng đó canh 3 ngày , 3 đêm ..... Thân. Lê Bá Trung.
  4. Gửi anh Phạm Cương. :( Ý của anh Phạm Cương em đã hiểu rồi ạ! A lấy độc trị độc đúng không ạ? Nhà em hành Kim. Kim khắc Mộc. Sơn màu đỏ hành Hỏa khắc hành Kim, nhà em sơn lại màu vàng thuộc Thổ. Hỏa sinh Thổ tương sinh :( Như vậy chắc là ổn đúng không anh ? Cám ơn anh Phạm Cương chỉ đã có lời khuyên. Chúc anh và gia đình một mùa Giáng Sinh thật vui vẻ và ấm áp. Kính gửi. Lê Bá Trung
  5. Ngũ Hoàng đóng ở trung cung, chủ quản hoạ phúc. Vị trí chính của ngũ hoàng nằm ở trung cung, nếu nằm ở trung cung là chính vị sẽ không gây tai hoạ, như vua nằm ở chính vị, điều khiển triều thần. Tuỳ theo từng năm mà ngũ hoàng di chuyển ra các cung gọi là lưu niên phi tinh Ngũ Hoàng. Ngũ Hoàng này còn được gọi là sao Liêm Trinh. Trong tất cả các vận, khi phi tinh Ngũ Hoàng phi tinh năm hoặc tháng đáo vào phương vị nào, tất phải xem xét rất cẩn thận. Tốt nhất là nên tĩnh, không nên động, động tất ứng với hung bởi Ngũ Hoàng chủ trở ngại, hoành tai, bệnh tật, tai hoạ, hao người tốn của. Nếu niên tinh ngũ hoàng phối hợp với nguyệt tinh ngũ hoàng gọi là đại sát trọng hợp chủ tai hoạ lớn mắc trọng bệnh hoặc dâm loạn. Phương ngũ hoàng giáng lâm nên tránh có cổ thụ hoặc miếu thờ chủ phát sinh yêu ma quỷ quái. Nên tránh có những vật hình nhọn, hình thù kỳ quái, kỵ khai phương động thổ, kỵ có thuỷ lớn. Phi tinh kỵ có hoả thổ tượng trợ với hành Thổ của Ngũ Hoàng. Phương pháp quan trọng nhất để hoá giải Ngũ Hoàng là sử dụng mộc để khắc chế Thổ. Thiên Can nên sử dụng Giáp Ất thuộc Mộc, Địa chi sử dụng Dần Mão Mộc. Hoặc sử dụng Tam hợp Cục Hợi Mão Mùi hoặc sử dụng Tỵ Dậu Sửu Kim cục để tiết khí của Ngũ Hoàng. Sử dụng các vật khí hoá giải tốt nhất nên dùng các vật như hồ lô hoặc kỳ lân bằng đồng để tiết khí sao ngũ hoàng, phương ngũ hoàng đóng nên treo chuông gió đồng 6 ống khả dĩ hoá giải được hung sát. Nguồn:Phong Thủy Việt Nam
  6. Để xem xét khảo sát phong thuỷ cho bất kỳ một mảnh đất hoặc ngôi nhà nào chúng ta cũng cần xác định tâm điểm và phân hoạch các cung cho ngôi nhà, từ đó ứng dụng các lý thuyết Phong Thuỷ (Bát Trạch và Huyền Không) cho các cung đã được phân hoạch ấy, điều này được gọi là lập cực. Trên toàn bộ bình diện rộng lớn của một khu vực hay một quần thể các ngôi nhà được gọi là đại cục, ứng dụng Phong Thuỷ cho cả một khu vực hay một quần thể nhiều ngôi nhà được gọi là Phong Thuỷ Đại Cục. Sau khi xem xét Phong Thuỷ của Đại Cục rồi đi vào khảo sát cho từng ngôi nhà hoặc từng căn phòng nhỏ trong một ngôi nhà gọi là xem xét Phong Thuỷ Tiểu Cục. Đối với việc phân hoạch các cung theo Bát Quái cho Đại Cục cũng như Tiểu Cục cần xác định tâm đểm cuả thế đất. Sau khi xác định tâm điểm rồi mới hạ la bàn tại tâm để phân hoạch 8 cung theo Bát Quái. Tâm điểm được coi là trọng tâm của miếng đất (đối với dạng đa giác). Ta thường gặp thế đất hình vuông, hình chữ nhật thì tâm điểm được lấy là giao điểm hai đường chéo. Đối với thế đất lệch lạc nhiều góc khuyết hoặc góc thừa thì phương pháp chung là loại bỏ các góc thừa hoặc bổ sung các góc thiếu rồi quy về dạng hình vuông hoặc chữ nhật. Sau khi xác định được tâm điểm tiến hành hạ la bàn chia đều thành 8 cung đông, tây, nam, bắc, đông nam, tây nam, tây bắc và đông bắc. Theo hậu thiên Bát Quái ứng với các cung chấn, đoài, ly, khảm, tốn, khôn, càn và cấn. Các hình thế bên ngoài địa thế khảo sát như núi, sông,… cũng như các cách cuộc bên trong như các phòng ốc, công trình xây dựng được khảo sát theo từng cung sau khi đã phân hoạch để luận đoán cát hung cũng như cách thức sửa đổi hợp theo Phong Thuỷ. Ví dụ : Cổng nằm ở cung khôn, cửa chính nằm ở cung khôn, bếp ở cung càn là quan hệ tây vị đồng cư rất tốt - theo Bát trạch. Trước nhà có sông hồ là thuận hợp vì theo vận khí của Huyền Không phương tây nam thuộc cung khôn là phương linh thần rất cần thuỷ. Nguồn:Theo Phong Thủy Việt Nam
  7. Chân thành cám ơn Bác Phúc Anh đã dành thời gian phân tích dùm cho cháu, cháu vô cùng biết ơn bác, vậy là cháu yên tâm có thể tìm cho con cháu một tên tốt rồi.Chúc bác và gia đình một mùa Giáng Sinh an lành và hạnh phúc. Kính gửi. Lê Bá Trung.
  8. Bà nội mình hồi trẻ sống ở Lấp Vò- Đồng Tháp. Đi câu cá bờ sông ngay phía sau nhà được một con cá trôi (không biết bi giờ gọi là cá gì nữa) khá to. Hớn hở xách về nhà làm liền. Thấy bụng cá to một cách kì lạ thì nghĩ chắc là có trứng nhưng khi mổ ra thì trong bụng cá toàn là tóc người rõ ràng là tóc nữa, thậm chí vẫn còn dính một mảng da đầu. Bà hoảng hồn la thất thanh rồi quăng cả dao, thớt chạy vào nhà trùm mền kín mít. Tối hôm đó, bà đột nhiên bị sốt cao dù bình sinh ít khi nào bệnh vặt. TRong lúc nửa mơ nửa tỉnh, bà thấy một cô gái mặc áo dài trắng, tóc dài và cổ đeo kiềng bạc nhưng toàn thân ướt sũng. Cô nói với bà rằng nhà cô cách đấy không xa,đi bộ qua cây cầu chỉ chừng 2 cây số là đến. Vì nhớ người yêu, cô trốn đi lên thành phố nhưng không may giữa đường, xe bị lật và đâm thẳng xuống sông lớn. Xác cô không bị trôi xa nhưng vì bị vướng vào một rễ cây ngầm sâu dưới lòng sông nên không ai tìm thấy được. Nếu thương cô thì hãy tìm giúp gia đình ông Trần bên xóm trên để báo người thân cô, cho cô được về với gia đình. Nếu không thì cô không dám mạo phạm, chỉ xin bà tôi thắp cho cô một nén nhang an ủi. Tỉnh dậy, bà nội tôi liền thắp nhang cho cô Trần và kể với ông cố. Ông cố tôi vốn rất tin vào những chuyện này nên lặn lội băng ruộng lên xóm trên tìm hiểu. Quả thật có gia đình ông Trần rất khá giả, hiện đang rất đau lòng vì chưa biết được tông tích con gái. Ông cố tôi liền kéo thêm một số thanh niên dong xuồng ra giữa lòng sông, uống nước mắm nhĩ và đeo gạch, thay phiên nhau lặnmò xác cô Trần. Mất cả ngày trời mà không có dấu hiệu nào cả của cô Trần. Thậm chí gia đình cô mang cả trà, gạo và trái cây sang năn nỉ bà nội tôi kết hợp cùng cô đồng hòng mong gặp được cô Trần để cô nói rõ ra mình đang ở đâu. Chiều sẫm tối rồi vẫn không thấy cô đâu. Anh người yêu cô biết tin lật đật từ thành phố về, vai vẫn còn mang túi đã chạy thẳng ra bờ sông và tham gia vào nhóm người trục vớt. Lạ kì thay, anh chính là người tìm thấy cô ngay lần lặn đầu tiên, xác cô chỉ cách xuồng của mọi ngừoi chưa đầy 20m. Do nằm dưới nước lâu ngày nên bị phân hủy gần hết không nhận ra, duy chỉ có mái tóc dài là còn gần như nguyên vẹn, chỉ bong một mảng nhỏ mà bà nội tôi tin rằng, chính là mảng tóc bà tìm thấy trong bụng cá. Anh người yêu kia khóc ròng, một mực đòi chết theo cô vì anh cho là cô muốn chính anh là người đầu tiên thấy cô nên xác cô mới vướng vào ngay dưới chân cầu Nhỏ, cây cầu mà cô thường đứng đợi anh mỗi lần anh từ thành phố về thăm. Bà nội mình bây giờ đã khá lớn tuổi và hay quên nhưng mỗi lần con cháu hỏi về chuyện cô Trần là bà nói lại vanh vách, không sai sót một chữ nào, rồi thòng thêm một câu " tối đó bà lại thấy cô, nhưng cô không nói tiếng nào mà chỉ cúi đầu như một lời tạ ơn rồi biến mất hẳn" và từ đó, bà nội tôi thề không bao giờ đụng đến con cá trôi nữa. Và trong những lần khấn vái, bà nội tôi vẫn lẩm bẩm khấn đến tên một người con gái chưa hề gặp trong đời, mong cô phù hộ cho gia đình và con cháu được bình an. Nguồn:thegioivohinh.net
  9. Trung hoàn toàn đồng ý với kết luận của Thiên Huy. Một khi mà chết không toàn vẹn thì chắc chắn họ sẽ tim cách liên lạc với người sống để tìm lại thân xác của chính mình. Nhưng đó còn phải trông chờ vào một chữ" Duyên" nữa. Điều đó phụ thuộc vào Tâm Linh và Trung tin chắc một điều rằng khi một người đã chết thì chưa chắc đã kết thúc còn rất nhiều phụ thuộc khác nhau liên quan đến tính chất này và các nhà ngoại cảm đã cảm nhận được điều đó họ có một khả năng đặc biệt có thể liên hệ với người âm và đó cũng là cơ sở để họ tìm kiếm lại được những hài cốt đã thất lạc từ bấy lâu nay. Thân. Lê Bá Trung.
  10. Các bạn hâm mộ môn thể thao vua trên 18 tuổi thân mến. Trong đời có lẽ bạn chưa từng nghĩ rằng mình có chứng kiến một trận đấu diễn ra trên mặt sân như đầm lầy, trời âm u xám xịt còn các cầu thủ của chúng ta là những siêu mẫu, diễn viên như những viên ngọc quý, vừa đẹp, vừa quyến rũ... lại vừa sexy. Trước hết, xin đôi nét giới thiệu về 2 đội: - Thiên Thần Áo Đen: áo đen, quần đen, tất đen... cái gì cũng đen hết, quy tụ các nữ cầu thủ có giá đến 400 USD/cầu thủ/trận (Đội trưởng mang áo số 4). - Thiên Thần Áo Trắng: áo trắng, quần trắng, tất trắng... cái gì cũng trắng hết, hội đủ các gương mặt nữ cầu thủ có giá đến 900 USD/cầu thủ/trận (Đội trưởng mang áo số 9). Thể thức thi đấu hết sức đơn giản: Đội nào ghi bàn trước là chiến thắng và được thưởng mỗi cầu thủ 10xgiá trị của mình và được giao lưu trực tiếp với nhà tài trợ Hai đội đều tung ra sân với đội hình mạnh nhất, mở màn là lời nguyện thề công minh của trọng tài: "Thề không vì chân dài hơn mà thiên vị" (vì có thiên vị cũng không biết thiên vị đội nào). Nhưng sự thật thì vị trọng tài đã nhân lúc "phổ biến" luật lệ thi đấu đã có thỏa thuận ngầm với những Thiên Thần Áo Trắng (gì chứ giá cầu thủ 900 USD/trận phải hơn 400 USD/trận chứ). Ngay từ đầu trận đấu, hai đội đã tỏ rõ sức mạnh dẻo dai, khả năng càn lướt, phối hợp đồng đội và nghệ thuật xử lý bóng... một cách điêu luyện. Trong đó, pha xử lý bóng nghệ thuật của Đội trưởng Thiên Thần Áo Trắng được đông đảo khán giả vỗ tay ầm í, náo động cả một góc trời... Không kém cạnh, Thiên Thần Áo Đen cũng phô bày những màn trình diễn kỹ thuật ấn tượng đến mê người, thậm chí trọng tài khắt khe nhất thế giới cũng phải ngần ngại khi đã thò tay vào túi quần... mà cũng không dám thổi phạt. Kinh nghiệm của Ban tổ chức cho thấy, thực ra dù có bố trí 3 trọng tài chính đi chăng nữa thì họ cũng dễ dàng và sẵn sàng bỏ qua những pha vào bóng nguy hiểm trước đó trong tình huống như thế này... Nhờ kỹ năng chuyên nghiệp và lối chơi cống hiến hết mình của cầu thủ hai đội thì dù bóng ở đâu cũng không phải là điều quá quan trọng với khán giả. Không những thế, những pha túm áo, kéo quần thay vì bị la ó như trong những trận đấu bóng đá nam thì lại được khán giả hưởng ứng nhiệt tình và ghi hình lia lịa... Những pha tranh bóng quyết liệt ngay từ đầu của cả hai đội khiến cho trận đấu thật sự nóng bỏng, đặc biệt ở khu vực giữa sân luôn trong thế giằng co... Và trong một pha tranh chấp bóng bổng, tiền đạo tấn công chủ chốt và tiền vệ trung tâm của Thiên Thần Áo Trăng đã bị phạm lỗi thô bạo. Đương nhiên, lần này vị trọng tài khắt khe đã không ngần ngại rút thẻ đỏ... Sau pha va chạm, tiền vệ trung tâm của Thiên Thần Áo Trắng đã bất tỉnh cho dù đã được hô hấp và chăm sóc chu đáo. Trong khi đó, khả năng thua trận khiến Huấn luyện viên đội Thiên Thần Áo Đen không giữ nổi bình tĩnh nên nhảy ra đôi co với trọng tài. Tất nhiên, vị Huấn luyện viên này nhanh chóng bị đẩy vào WC. Trên khuôn mặt xinh đẹp của Thủ môn Thiên Thần Áo Đen cũng lộ rõ vẻ mặt lo lắng khi liền một lúc đội của cô mất đi 2 vị má mì, í quên thủ lĩnh tối cao... Trong tình huống phạm lỗi trên các cầu thủ Thiên Thần Áo Trắng được hưởng một quả phạt, đây cũng là tình huống chân sút siêu mẫu của Thiên Thần Áo Trắng đã không bỏ qua cơ hội đem về ba điểm cho đội mình. Trận đấu kết thúc với tỷ số 1-0 nghiêng về Thiên Thần Áo Trắng. Tuy thua, nhưng các Thiên Thần Áo Đen vẫn đáng được các cổ động viên vỗ tay khích lệ, đơn giản chỉ vì màn cống hiến của họ quá ư là hấp dẫn. Phát biểu sau trận đấu, các Thiên Thần Áo Đen cũng tỏ rõ ước mơ một ngày nào đó sẽ thắng trận và được gặp nhà tài trợ OnlyU. Chúng ta hãy cùng một tràng pháo tay cổ vũ cho tinh thần chiến đấu của cả hai đội. Các bạn cũng nên gửi lời chúc mừng tới các Thiên Thần Áo Trắng và có vài lời an ủi đối với các Thiên Thần Áo Đen để đón chờ những trận đấu hấp dẫn hơn, lỗi cuốn hơn, ly kỳ hơn... Nguồn: Blog Onlyyou
  11. Chào anh annm ! Anh Annm cần phải cho thông tin chính xác hơn. Nếu có hình vẽ sơ đồ thì càng tốt. Nếu không thì phải có 1 hình chụp từ vệ tinh. Như vậy bác Thiên Sứ và mọi người sẽ dễ dàng hơn trong việc tư vấn cho nhà anh. Vì tư vấn trên mạng cần phải có một thông tin chính xác. Vài lời gợi ý. Chúc sức khỏe Thân . Lê Bá Trung
  12. Kính chúc bác Thiên Sứ và tất cả hội viên gần xa trong diễn đàn một mùa noel thật ấm áp và an bình :( .Gởi đến mọi người những lời tốt đẹp và yêu thương nhất. :( MERRY CHIRSTMAS AND HAPPY NEW YEAR..... :( Kính chúc. LÊ BÁ TRUNG
  13. Người sinh năm Sửu,(Sửu nào cũng vậy) tên cần có những bộ :- ĐIỀN (田), bộ HÒA (禾), bộ THẢO (艹) để được cuộc sống an ổn, có đủ cơm ăn áo mặc. Còn về công danh sự nghiệp thì còn tùy theo phúc đức và khảo sát Bát Tự (Tứ trụ của năm tháng ngày giờ sinh) mới biết được. Huynh đệ có thể tham khảo quyển “HÁN VIỆT TỰ ĐIỂN” của Thiều Chửu để có chi tiết đầy đủ hơn. Tôi xin lược nêu ra đây một số chữ thông dụng để bạn nào không có sách , có thể dùng tạm. Đặt tên bằng cách chọn một trong các chữ nêu sau, hoặc có thể ghép hai, ba chữ lại thành tên cũng được, tùy theo sở thích và tập quán gia đình. (cử trùng tên) 1.-BỘ ĐIỀN:- 田 chỉ về ruộng, nền tảng cơ bản cuộc sống. Các chữ:- -ĐIỆN (甸) :- khu đất, cõi đất -GIỚI (界) :- ranh đất, biên giới -CHẨN(畛):- bờ ruộng, giới hạn -LƯỢC(略):- mưu lược, tài tháo vát -HUỀ(畦):- khu đất rộng -HỌA (畫):- vẽ (họa sĩ) -DƯ (畬):- đất khai khẩn trên 2 năm -TUẤN (畯):- chức quan khuyến nông ngày xưa -LƯU (留):- giữ lại -ĐƯƠNG (ĐANG) (當) :- hiện giờ, ngay tại -UYỂN (畹) :- 2 mẫu đất, họ ngoại -THOẢN (疃):- đồn điền -KỲ (畿):- chốn kinh đô -LÂN (疄):- ruộng đất cao -CƯƠNG (彊) :- bờ cõi -TRÙ (疇) :- ruộng đã cấy lúa, hai đôi (đồ, con vật) -ĐIỆP (疊):- chồng chất -DO (由):- từ chỗ đó 2.-BỘ HÒA:- 禾chỉ về ruộng, nghề nghiệp trong cuộc sống. Các chữ:- -HÒA(禾):- cây lúa -TÚ(秀):- lúa đã trổ, đẹp đẽ -TƯ(私):- riêng tư -TIÊN(秈):- lúa sớm -BỈNH (秉):- cầm nắm -THU(秋):- mùa Thu -KHOA(科) :- trình độ, môn học -TẦN(秦):- nước Tần, họ Tần -THUẬT(秫):- lúa nếp -TỈ(秭):- mười ức (là 1 triệu ngày nay) -XỨNG(稱):- cái cân -CÁT (KIẾT) (秸):- lõi của cộng rơm -ĐỀ (稊):- cỏ mọc chung với lúa (lồng vực) -TRÌNH(程):- khuôn phép, trình độ -ĐỒ(稌):- lúa nếp -NHẪM(稔):- lúa chín, được mùa -LĂNG(稜) :-nơi oai linh -TRÙ(稠):- nhiều, đông đúc -XƯNG(稱):- đề cao, nói lên -ĐẠO(稻):- lúa hai vụ -ỔN(穩):- yên, bền vững -TẾ(穄):- lúa không có nhựa -TÔ(穌):- tươi , sống lại -DĨNH(穎):- bông lúa, hơn người khác -MỤC(穆):-hòa mục -NHƯƠNG (穰):- lúa trĩu hạt, trúng mùa -TUỆ (穗):- bông lúa -LANG(稂):-một loại cỏ 3.-BỘ THẢO:- 艸 / 艹 phương tiện vật chất trong cuộc sống. Các chữ:- -GIAO(艽):- cỏ giao -THIÊN(芊):- cỏ tốt um tùm -CHI(芝):- cỏ Chi (rất thơm) -HOA(花):- bông hoa -PHƯƠNG(芳):- thơm tho -VÂN(芸):- vân hương 芸香:- tên loại cỏ vân hương -UYỂN(苑):- vườn -LINH(苓):- cây phục linh 茯苓 -ANH(英):- hoa các loài cây -BÌNH(苹):- cỏ Bình -BẬT(苾):- thơm tho tiếng tốt -MẬU(茂):- tươi tốt, xanh tươi -GIA(茄):- cuống sen -MÍNH(茗):- đọt chè (trà) Mính Viên茗園 -CHI(芰):- lệ chi 荔芰= cây vải -TƯ(茲):- thêm vào, bồi bổ -TRÀ(茶):- cây trà (để uống) -NHUNG(茸):- sừng non của nai -TUÂN(荀):- tên nước, họ, loại cỏ -THUYÊN(荃):- cỏ thơm -HẠNH(荇):- rau hạnh -TIẾN(荐):- gấp hai lần -HÀ(荷):- cây sen -PHỦ(莆):- loại cỏ báo điềm lành -TRANG(莊):- trại, vườn nhà -UYỂN(菀):- tốt tươi -DU(萸):- cây thù du -CÚC(菊):- hoa cúc -XƯƠNG(菖):- cỏ xương bồ -THÁI(菜):- rau cải -HOA(華):- nước Trung Hoa -ĐIỀM(菾):- tên rau điềm -THỤC(菽):- tên loại đậu -ĐÀO(萄):- bồ đào蔔萄: dây nho -LAI(萊):- tên cỏ Lai -VẠN(萬):- mười ngàn (10.000) -HUYÊN(萱):- loại cỏ thơm -BẢO(葆):- cỏ mọc um tùm -PHONG(葑):- rau phong -TRỨ(著):- sáng rõ (cũng đọc TRƯỚC) -ĐỔNG(董):- phụ trách -QUỲ(葵):- hoa quỳ -BỒ(蒲):- cỏ bồ (làm nệm lót xe vua quan ngày xưa)-KIÊM(蒹):-tên cỏ Kiêm -THƯƠNG(蒼):- màu xanh đậm -SÂM(蔘):- cỏ sâm, củ sâm -BỒNG(芃 / 蓬 ):- cỏ bồng, bồng lai -LIÊN(蓮):- hoa sen -THUẦN(蓴):- rau nhút -GIÁ(蔗):- cây mía -TÂN(莘):- đông đúc, cây tế tân -TƯỞNG(蔣):- họ Tưởng -DU(萸):- cỏ du -HUỆ(蕙):- hoa huệ -VI(薇):- rau vi -DĨ(苡):- hạt ý dĩ 薏苡 -KHƯƠNG (CƯƠNG): 薑- gừng -TIẾN(薦):- dâng lên, đề bạt ,cử người -THỰ(薯):- củ hoài sơn -HUÂN(薰):- loại cỏ thơm -NHU(薷):- cây hương nhu -LAM(藍):- cây chàm -TÀNG(藏):- cất chứa, giấu -ÁI(藹):- cây cối rậm rạp -TÔ(蘇):- sống lại -TẦN(蘋):- cỏ tần -LAN(蘭):- hoa lan -MI (蘼):- cỏ Mi Vu蘼芋 có hoa thơm 4.- KỴ DÙNG NHỮNG TÊN CÓ BỘ THỦ HOẶC Ý NGHĨA LIÊN QUAN ĐẾN:- -Kỵ có liên quan đến Mùi (các chữ chứa bộ Vị (未), và Dê (các chữ chứa bộ Dương 羊 )-TĐHV-tr.500 -Kỵ có bộ Tâm, chữ Tâm (忄, 心)—TĐHV-tr.196 -Kỵ bộ NGỌC(玉) (trang 386) bộ VƯƠNG (王) (trang 389 ) Nguồn: Hoangthantai.com
  14. Kính gừi bác Phúc Anh ! Lời đầu tiên cháu xin gửi đến lời chúc sức khỏe đến bác Phúc Anh và gia đình. Cám ơn bác Phúc Anh đã quan tâm đến topic này cùa cháu. Nói về phong thủy thì cháu chỉ biết đôi chút chủ yếu là tìm hiểu trên diễn đàn Phong Thủy Lạc Việt lyhocdongphuong.org.vn . Cháu có tìm một số loại tên liên quan đến năm Kỷ Sửu trong bộ tên Điền- Thảo- Hòa. Nhưng cháu rất quan tâm đến ngũ cách và vận mệnh mà cháu đặt cho con. Cái tên này sẽ mang suốt đời người của bé. Xin nhờ bác Phúc Anh bỏ chút ít thời gian phân tích dùm cháu vài tên mà cháu chọn được. 1. Lê Thanh Tú. 2. lê Thanh Phong. 3. Lê Minh Thái. 4. Lê Dương Lân. Chân thành cám ơn Bác Phúc Anh rất nhiều. Chúc bác nhiều sức khỏe vạn sự anh lành.. Kính gửi. Lê Bá Trung
  15. Địa Lý Phong Thủy Năm Mậu Tí Theo phái Huyền Không Những năm gần đây, Cổ Dịch Huyền Không bỗng rộ phát tại Việt nam, các nhà xuất bản quốc doanh liên tục cho phát hành khá nhiều sách dịch thuật. Sách nào cũng cho là được dịch từ nguyên tác của chánh phái cổ học Huyền Không. Người đọc không thể nào phân biệt đâu thật, đâu giả. Đọc kỷ vài cuốn, học thuộc đường đi chính xác 81 bộ vị Lường Thiên Xích mà các nhà Huyền Không Học rất coi trọng, rồi hãy cầm La bàn đo thử, mới thấy thực tế không đơn giản như các con tính vạch vẽ trên giấy. Độ lệch La Bàn, độ lệch Từ Thiên và độ lệch Từ Trường đã vượt xa ra khỏi ngoài phạm vi của các đường vạch phân ô quy định Vì vậy, độ chính xác chắc chắn sẽ thấp và các con số thịnh suy, quyết định thành bại, được thua sẽ trở thành như con dao hai lưỡi. Các nhà Huyền Không học cho rằng : Nó là khí vô hình, không thể thấy bằng mắt, rờ bằng tay, nhưng có thể dựa vào thời tiết mà biết được đường đi cụ thể, có con số để làm căn cứ, có thành bại sinh diệt, mừng giận, lo buồn, điều đó được kiểm chứng trong thiên biến vạn hóa của sự vật. Nó trở thành khoa học lưu truyền lâu đời của phương Đông, không thể nghi ngờ, không thể bị xóa mất mà được đánh giá rất cao. Thật vậy, mỗi con số là mỗi SAO vận hành ngược xuôi từng năm, đều phải đi vào đúng phương vị do quỹ tích quy định bởi Lường Thiên Xích, hình thành nên Tinh bàn. Nhờ vậy xưa nay thiên hạ hàng năm mới có căn cứ, luận biết các phương hướng xấu tốt để quyết định đến đi, dời hay ở. Các nhà Dịch học cũng đã phối quẻ Dịch với các con số vận hành này, để dự toán phương nào bị kiếp nạn, phương nào thì bình an. Ngay cả bản Phi Tinh tính sẳn cho nam nữ các tuổi, mà khoa Bát Trạch, cũng như Dương Trạch Tam yếu hay Địa Lý Ngũ quyết sử dụng để phân loại Mệnh Đông hay Mệnh Tây cũng đều phải dựa vào quỹ tích vận hành của các sao này. Thế nhưng, khi áp dụng Huyền Không cổ học để tính cho từng nhà, cho dù không lý đến các độ Lệch khách quan, người đo cũng khó xác định chính xác được Sơn và Hướng. Vì vậy, bài này chỉ viết riêng cho các ngôi nhà đã có thể xác định được rõ Hướng và Sơn. Mong sao năm mới 2008, Mậu Tí, thuộc Vận 8 Hạ Nguyên này, tất cả được an khang và thịnh vượng. 1/ Nhà hướng Chính Bắc ( Thiên Nguyên Long - Sơn Ngọ Hướng Tí ) Phối tinh Vận 8, Huyền Không cổ học cho rằng, Vận này ( 2004 - 2023 ) nhà nào có hướng chính Bắc, quẻ hướng bị khắc xuất cho nên làm ăn, tiền bạc khó khăn. May mà quẻ Sơn ngang hòa cho nên sức khỏe người trong gia đình vẫn được bình an vô sự. Riêng Mậu tí ( 2008), so với các năm trước, tiền bạc tương đối khả quan hơn. Công ăn việc làm thuận lợi, gia đình sẽ được vui vẽ nhờ sao Cửu tử đến phương Khảm. Đề nghị : Những nhà có hướng Chính Bắc, mặc dù Vận 8 Hạ Nguyên này không tốt, nhưng riêng Mậu tí lại khá, cho nên năm nay không được sửa chữa, cải tạo lại nhà cửa, chờ hết năm hẳn hay. 2/ Nhà hướng Chính Nam ( Thiên Nguyên Long - Sơn Tí Hướng Ngọ ) Ngược với Sơn Ngọ hướng Tí, nhà hướng Chính Nam có quẻ hướng ngang hòa cho nên vận 8 ( 2004 - 2023 ) làm ăn khá giả. Duy quẻ Sơn bị khắc xuất cho nên hung, người trong nhà hay đau yếu. Năm nay Mậu Tí ( 2008 ): Sao Bát Bạch đương Vận đến hướng, cho nên tiền bạc sẽ dồi dào. Công việc làm ăn trong năm sẽ có nhiều thuận lợi. Tại Sơn hướng, sao Cửu Tử sinh khí đầy tràn đến Khảm cung, năm nay người trong nhà sẽ bình an, sức khỏe tốt, cho dù tính nguyên Vận thì xấu Đề nghị : Những nhà có hướng Chính Nam năm nay làm ăn khá giả. Trong năm Mậu Tí, nhà cửa không nên sữa chửa, cải tạo. 3/ Nhà hướng Chính Tây ( Thiên Nguyên Long - Sơn Mão Hướng Dậụ ) Mặc dù vận 8 Hạ Nguyên ( 2004 - 2023 ) Nhất Bạch hướng tinh nhập giữa : phạm hạ thủy, thế nhưng hai quẻ Sơn và hướng ngang hòa, cho nên vận này những căn nhà có hướng này đều được tốt. Riêng năm Mậu Tí 2008, Nhị hắc đến Chấn cung, tạo thành quẻ Tam ban liền số tại Sơn, chắc chắn người trong gia đình năm nay sẽ được an lành. Chỉ hơi ngại sao Lục Bạch hành Kim đến Dậu hướng cũng hành Kim. Kim gặp Kim thì giàu sang phú quý, lại thêm Sơn và hướng tinh đều Bát bạch hành Thổ. Thổ Kim tương sinh Kim vượng càng thêm vượng. Cái gì hễ thái quá thì cũng phải nên dè. Đề nghị : Góc Tây Bắc, bên Phải của căn nhà, gia chủ nên đặt nơi đây một hồ cá nhỏ hoặc một tranh Thủy Pháp để giãm bớt hành Kim đến từ Càn cung. 4/ Nhà hướng Chính Đông ( Thiên Nguyên Long - Sơn Dậu Hướng Mão ) Sơn Tinh Nhất Bạch nhập giữa bay ngược : Phạm Thượng Sơn May quẻ Sơn và hướng đều ngang hòa Tốt, cho nên vận 8 ( 2004 - 2023 ) những căn nhà có hướng này đều được tốt. Năm Mậu Tí ( 2008 ) nhà hướng này làm ăn sẽ khá hơn các năm trước nhờ sao Nhị Hắc đến cùng Sơn Tam, Hướng Tứ tạo thành quẻ Tam ban liền số, nghĩa là tốt càng thêm tốt. Đặc biệt các tuổi : Nam : Nhâm Tuất, Tân Mùi, Canh Thìn, Kỷ Sửu, Mậu Tuất, Đinh Mùi, Bính Thìn, Ất Sửu. Nữ : Mậu Thìn, Đinh Sửu, Bính Tuất, Ất Mùi, Giáp Thìn, Quý Sửu, Nhâm Tuất, và những người ngủ đầu quay về phía sau nhà thì thường 4 năm, 4 tháng hay 9 năm,9 tháng có chuyện không may vì ảnh hưởng của Phục Ngâm. Nếu tìm không ra người khá biết về Phục ngâm để giãi trừ thì nên mau dọn ra khỏi những căn nhà có hướng này vậy. Đề nghị : Năm nay những nhà hướng này tốt không nên sửa chữa hay xây dựng gì thêm. 5/ Nhà hướng Đông Nam ( Thiên nguyên long - Sơn Càn Hướng Tốn ) Xưa nay ông bà ta thường khuyên nên chọn nhà hướng Đông Nam mà ở. Thế nhưng theo phái Huyền Không cổ học, những căn nhà hướng này bước vào vận 8 Hạ Nguyên, dù Hướng và Sơn đều Vượng, nhưng vì quẻ Sơn và quẻ Hướng đều bị sinh xuất nên đành phải chịu Hung ! Qua năm Mậu Tí sao Tam Bích đến Hướng và Ngũ Hoàng đến Sơn thì Vận khí tráo trở, suốt năm sẽ không yên. Đề nghị : Đặt 1 hồ cá cảnh hoặc treo 1 bức Thủy Mạc ngay phần sau của căn nhà, càng giữa càng tốt. 6/ Nhà hướng Tây Bắc ( Thiên nguyên long - Sơn Tốn Hướng Càn ) Luận y như Sơn Càn hướng Tốn của Vận 8 Hạ Nguyên Mặc dù Vượng Sơn Vượng Hướng, nhưng vì quẻ Sơn quẻ Hướng đều hung, cho nên qua năm Mậu Tí 2008 nên đặt 1 hồ cá cảnh hoặc treo 1 bức tranh Thủy Mạc ngay cạnh cửa ra vào. Đặc biệt các tuổi : Nam Nữ Giáp Tuất- Quý Mùi, Nhâm Thìn, Tân Sửu, Canh Tuất, Kỷ Mùi, Mậu Thìn : mấy năm nay làm ăn không ra, gia đình lục đục thì nên tìm nhà hướng khác mà ở, vì những tuổi này không hạp với hướng nhà Tây Bắc. 7/ Nhà hướng Tây Nam ( Thiên nguyên long - Sơn Cấn Hướng Khôn ) Theo Huyền Không cổ học, những nhà hướng này mặc dù bị Phạm Thượng sơn hạ thủy, nhưng bước qua vận 8 ( 2004 2023) quẻ sơn và quẻ hướng đều tốt cho nên gia đình bình an vô sự. Qua năm Mậu Tí 2008 sao Nhất Bach đến Khôn, người nữ trong nhà dễ bị bệnh về đường tiêu hóa, bù lại năm nay lại dễ ù phát tài. 8/ Nhà hướng Đông Bắc ( Thiên Nguyên Long - Sơn Khôn Hướng Cấn ) Đây là hướng Nguyên Vận Nhà hướng này Tốt từ 2004 cho đến hết năm 2023 Năm nay Mậu Tí 2008 Thất Xích tới Cấn thêm tiền thêm của, tốt càng thêm Tốt. Đề nghị :Chủ nhân những căn nhà hướng này, những năm vừa qua làm ăn khấm khá, nhớ phải thường giúp người nghèo, kẻ khó, tạo thêm đức thì tiền mới giữ được dài lâu. Năm nay nhớ đừng nên sửa chữa hay cải tạo gì thêm. Phái Huyền Không cổ học dạy nếu thấy kim la bàn chỉ trùng lên vạch chia ô thành 24 quẻ Sơn, Hướng thì gọi là Tuyến bất khả lập. Trong đó, phân ra Đại không Vong, Tiểu Không Vong hay còn gọi bị phạm vào Ngũ hành lẫn lộn mà khoa Dương Trạch tam yếu gọi chung là bị Hỗn Hướng. Chỉ cần ít kinh nghiệm thực tế khi áp dụng Dương Trạch tam yếu, Bát Trạch Minh Cảnh hay Bát Trạch chính tông cũng biết mới phân nhà thành 8 loại mà đã gặp nhiều Hỗn Hướng rồi. Chứ nếu phân thành 24 thì chắc nhà nào cũng đều phải bị hung sát, gia đình nào cũng bất ổn, hao tổn tiền tài vì sẽ bị rơi hết vào Không Vong hay Tuyến bất khả lập nghĩa là sẽ không có căn nhà nào ở được cả ! Người xưa thường nói : Thiên Địa Nhân. Như vậy, rõ ràng thành bại, được mất trong một thời đoạn hay ngay cả đời người thì Phong Thủy Địa Lý trú xứ là phần Địa, chiếm chỉ một phần ba. Năm Mậu Tí thật ra không phải là năm tốt lành là vì ngay cả Thiên Can, Địa chi cũng đã tự khắc chế nhau. Coi như yếu tố Thiên thời đã mất thì hai yếu tố còn lại Địa lợi với Nhân Hòa sẽ là 2 yếu tố quyết định thành bại trong năm 2008. Vì vậy cho dù gặp phải căn nhà thuộc Tuyến bất khả lập hay bị Không Vong theo phái Huyền Không cổ học hoặc bị Hỗn Hướng theo phái Dương Trạch đi nữa thì ít ra cũng vẫn còn yếu tố Nhân Hòa. Mời quý vị đo lại hướng nhà mình đương ngụ, cho dù có xấu cũng đã có cách để chữa. Nếu yếu tố Nhân Hòa đã có, thì năm Mậu tí 2008 chắc chắn sẽ là năm tốt lành ! Nguồn : Blog Bằng Hữu
  16. Có thể câu chuyện tôi kể ra dưới đây, sẽ không làm các bạn ngạc nhiên cho lắm, nhưng đối với tôi, đó là một trong những câu chuyện kinh dị xác thực nhất tôi đã từng nghe. Vì sao ư? Vì đó là sự thực, đó là một hiện tượng xảy ra cho những bạn trẻ hư không biết nghe lời.. Có thể, bạn đã nhiều lần từng đặt chân tới Đà Lạt, nơi đây không chỉ có những cảnh vật đẹp tuyệt vời mà còn có những lời đồn đại về oan hồn ma quỷ - đó chính là những đặc trưng thuộc về Đà Lạt. Tôi sẽ không để các bạn sốt ruột, tôi sẽ đi ngay vào câu chuyện chính sau đây: Thứ sáu vừa rồi, trường mẹ tôi tổ chức đi Đà Lạt dành cho khối 12, coi như đó là một kỉ niệm cuối cấp đáng nhớ cho các học sinh. Tôi thì không đi, vì tôi nghĩ đi với “tụi lóc ***c” chẳng có gì vui, thế là nằm vùi ở nhà. Và tôi đã được nghe diễn biến câu chuyện từ mẹ tôi – Giáo viên cấp III, vì thế, đừng nói là tôi thổi phồng mọi chuyện. Ngày đầu tiên, mọi việc diễn ra suôn sẻ, tụi học sinh đi chơi và ngắm cảnh. Đến ngày thứ hai, trường Tổ chức cho đi leo núi Lang Biang. Học sinh nào lên đỉnh núi đầu tiên sẽ giựt được giải “Chinh phục” của trường trị giá 300.000đ. Ai cũng hăng hái leo cật lực để về đích đầu tiên, và cũng không có ít học sinh ham tiền cố gắng suy nghĩ cách lên nhanh nhất, nhưng cũng chẳng có ai liều bằng 1 cậu học sinh A1, lớp cô Hoàn chủ nhiệm. Cậu ta cũng leo núi bình thường như các bạn, đến gần đích đột nhiên cậu ta nổi hứng rủ các bạn leo lên núi dốcc bằng đường tắt, “Lối này tuy dốc và nhiều đá nhưng chúng mày yân tâm đi, lên đích nhanh lắm”. Thế nhưng, 3 đứa bạn còn lại đi cùng nhóm không ai tán thành. Chàng ta bỏ mặc sự can ngăn của bạn bè và tự tiếp tục “mở lối đi riêng”??! Cậu bé cứng đầu ấy tên là Hà Trung, hiện đang học lớp 12A1. Nói riêng 1 chút, chắc có lẽ bị sự mặc cảm anh trai cậu học hệ B nên cậu có vẻ không thích đi chung với nhóm ( 1 nhóm 3 người, trong đó có anh trai Trung - đứa anh tuy quậy, nhưg có lẽ nó cũng biết nên chỉ biết đi khúm núm sau lưng thằng em). Tách ra riêng rồi…Trung tiếp tục leo mãi theo hướng thẳng đứng, với dốc đá và độ cao khá nguy hiểm. Trong đầu đinh ninh 1 ý nghĩ rất trẻ con, là mình sẽ tới trước nhất. Dĩ nhiên sẽ chẳng có gì đáng nói nếu như Trung đi với 1 người bản xứ thông biết lối đi, đàng này cậu ta muốn tự thân, xunh quanh chẳng có ai đi cùng, tiếng í ới đùa giỡn của các học sinh dần xa tầm tai của Trung, cậu ta cho rằng đó là chuyện bình thường, vì chắc mẩm mình đả leo cao lắm rồi (??!), vì Trung sẽ đi đúng hướng cần đi. Lúc này những ánh nắng đã chiếu rọi, Trung cảm thấy nóng, nóng vì leo núi và cũng nóng vì hừng hực khí thế, cậu ta bỏ chiếc áo lạnh ra và chỉ mặc duy nhất mổi 1 chiếc áo cộc tay. Càng leo, càng mệt và Trung càng thở dốc. Khi cả đoàn đã lên tới đỉnh núi và cũng đã xác định được người thắng cuộc, nhưng winer không phải là Trung. Những đứa bạn vô tư cười khẩy với nhau định bụng sẽ chọc tức Trung 1 trận ra trò khi gặp Trung tại đỉnh núi này, chúng hồn nhiên đâu biết rằng Trung đang dần lạc lối và đang chuẩn bị rơi vào cuôc chiến đấu với tử thần và Rừng thiêng nước độc… Càng leo, Trung càng mệt. Có lẽ, Trung cũng sẽ leo lên được đỉnh Lang Biang đúng hướng, nhưng cũng có lẽ 1 âm lực ma quỷ nào đó đã điều khiển tầm mắt của Trung và bẻ ngoặt hướng đi của Trung qua ngọn đồi bên cạnh. Mà nghe nói rằng ngọn đồi này cây cối chằng chịt và rất âm u ghê rợn, thú dữ luôn chực chờ và những cái bẫy thú nếu dẫm nhầm phải là chết ngay tức khắc (bẩy thú của người dân tộc rất sâu và ngã xuống thì không có đường lên, 2- 3 ngày người ta mới đi thăm bẫy thú 1 lần). Trung mất hồn, trời càng nắng Trung càng cố leo để mong gặp được 1 ai đó quen mặt trong đoàn mình. …. Gần 12 giờ trưa, mọi người chuẩn bị xuống núi để dùng cơm, vẫn chưa thấy Trung đâu. Một số thầy cô đã nghi ngờ và điểm danh có mặt và xác định ngay sự vắng mặt của Trung. Trưa chiều, cả trường sốt ruột, bắt đầu tá hoả vì không thấy Trung. Sẩm tối, cả Đoàn hoảng hồn lên vì Trung lạc ngay núi Lang Biang. Khí hậu đã bắt đầu se lạnh thêm, ánh sáng dần nhường chỗ cho những bóng đèn, cột đèn neon ở ngoài đường. Một kế hoạch truy tìm người bị lạc đã huy động cả Công An toàn Thành phố, mặt các thầy cô lo lắng vì sự mất tích của cậu học trò, còn những đứa con gái thì nhăn mặt rú rít lên vì sợ, còn các đứa con trai xì xầm 1 cách thất thần với nhau cái gì đó. Riêng ba đứa bạn cùng nhóm với Trung bắt đầu run rẩy và xám ngoét, nói gì thì nói, 3 đứa này cũng có 1 phần trách nhiệm trong đó. Mẹ tôi thấy sót cả ruột khi biết được Trung chỉ mặc độc nhất chiếc áo cộc tay, bữa trưa và bữa tối nó cũng chưa ăn gì. Một thày giáo vội tìm đến 1 ngôi làng của người dân tộc bản xứ, đưa tiền cho họ để hỏi thăm tung tích của Trung và các Thầy cô rợn hết cả tóc gáy khi nghe người dân tộc nói: 1 là, chỉ có 5% nó đi lạc, 2 là, 85% nó đã chết bị sẩy chân té vực hoặc thú dữ ăn thịt, 10% còn lại, nó đã bị MA GIẤU- không thể nào tìm được. … Càng leo, Trung càng kiệt sức, vừa đói lại vừa lạnh, Trung tủi thân rất nhiều. Chỉ mới 7g mà trong rừng tối đen như mực, Trung cố sức kêu gọi khản cổ mà đáp lại chỉ là tiếng vọng của núi rừng. Xung quanh Trung bây giờ chỉ còn tiếng cú, tiếng côn trùng kêu và tiếng Trung đi đạp lên lá khô loạt xoạt. Đột nhiên Trung cảm thấy ớn lạnh, Trung ngồi xuống 1 đám lá nghỉ mệt 1 chút rồi lại mò lối để đi tiếp.. ..9g tối, ánh trăng vằng vặc chiếu xuống khu rừng làm cho cây cối mang những hình thù quái dị và ghê rợn, Trung bắt đầu tự nhát mình, Trung nhìn cây nào cũng tưởng như nó đang nhìn lại Trung, cười khanh khách và hươ tay vẫy Trung. Cũng trong thời gian này, cả Trường vẫn đang náo loạn, các thầy cô, CA và cả người dân tộc đang bủa vào rừng tìm cậu ta. Mọi người cũng có những suy nghĩ tiêu cực nhưng không dám nói (nếu Trung chết thì cũng phải tìm bằng được xác cậu ta mới về TP). Cô Hoàn chủ nhiệm lớp Trung rất tội, cô lo cho cậu học sinh của mình, cô bỏ ăn, bỏ nghỉ ngơi, trên tay thường trực chiếc di động, cũng không thể nào nhớ được hôm đó cô đã gọi đi bao nhiêu cuôc điện thoại. Cô đã khóc rất nhiều, người tiều tuỵ hẳn đi.. Một số thầy cô được giao ở lại trông nom và trấn an lũ học sinh, số còn lại cùng CA và người thiểu số leo tiếp lên núi để tìm Trung trong những ngọn đèn pin leo lét. Rừng về đêm thật khủng khiếp, nó âm u và nó đáng sợ, cộng thêm cái lạnh trên dưới 5 độ C làm cho mọi người đều sởn gai ốc. Những người dân tộc sống ở vùng núi rất hay, họ có thể nhìn trên những đám lá khô mà thấy được có dấu chân người hay dấu chân thú đi qua lối nào. Vì thế họ đã nhìn và khẳng định Trung leo hẳn sang ngọn đồi bên kia (đứng trên đỉnh Lang Biang có thể nhìn thấy). Cả đoàn người lại hới hải chạy đi tìm Trung, tiếng nói chuyện, tiếng gọi vang cả khu rừng, nhưng.. vẫn không nghe thấy tiếng trả lời dù là lời thều thào nhỏ nhất. Riêng cô Nga tổ Văn ráng sức đâm thẳng qua đỉnh ngọn đồi ấy, nhưng không hiểu sao cô không thể nào đi tiếp được, dưới những đám lá chi chít đầy những gai và hố. Vì thế không hiểu bằng cách nào Trung vẫn băng qua được những đám hố gai này và hướng thẳng lên đỉnh núi (theo dấu chân cậu ta đã để lại). Cả Đoàn không đi tiếp được nữa đành ở vị trí đó mà ráng sức gọi…hơn 11g đêm , mọi chuyện vẫn chưa đâu vào đâu, vẫn rối tinh rối mù. Về phần Trung, sau khi nghỉ mệt và cố gằng lết đi tiếp, Trung quá đuối sức rồi. Trời quá tối Trung mò mẫm đi mà không xác định được phương hướng, Trung kéo lê từng bước mệt nhọc. Trung đã từng nghĩ đến cái chết và hình ảnh thân thuơng đầu tiên hiện lên trong tâm trí cậu là mẹ mình và toàn bộ gia đình, Trung thấy hối hận, thấy sợ hãi và hoảng loạn.. Trung đã khóc rất nhiều và ngất đi không còn biết gì nữa.. ..Tỉnh dậy, trăng đã lên đỉnh đầu. Hàm răng run lập cập vì quá lạnh, mặt mũi Trung tái mét, lờ đờ, hốc hác, không hơn được 1 người bị bỏ đói lâu ngày. Trung cố gắng lê thêm mấy bước, dưới ánh trăng lờ mờ cậu ta thấy 1 chấm tròn màu trắng ở xa xa.. Mất ý thức, Trung vội vã leo ngay lên đó, không cần biết nó là cái gì và nó ra sao, mặc kệ cho đôi môi tím tái vì lạnh cùng với đôi chân đầy những vết trầy xước tứa máu.. ..Trung thấy như in trong mắt cậu ta là một ngôi miếu nhỏ, Trung thấy trong ngôi miếu này có chăn, có chiếu, có gối – như là có ai đã sắp đặt đề “chờ đón” Trung vậy. Nhưng cái lạ là ở chỗ, trước thềm tam cấp có treo một tấm bảng loè loẹt nét chữ màu đỏ: “CẤM VÀO, NẾU KHÔNG SẼ BỊ BẮN CHẾT”, nét chữ xiên xiên vẹo vẹo cùng với màu sơn đó khiến Trung có cảm tưởng như ai đó lấy máu quết bằng ngón tay mà thành tấm bảng này vậy. Trung thấy lành lạnh sau gáy, cậu bước thụt lùi, chỉ dám đứng ngó cái chiếu có bày sẵn chăn mền ngay ở cửa miếu dưới ánh trăng ma quái. Được 1 lúc thật lâu, với cái rét căm căm và những đốm sáng lập loè của mắt thú rừng xa xa, Trung đánh liều chui vào đại để trú qua đêm nay. Trung đói bụng quá, lại vừa mệt, định bụng sẽ ngủ nhưng không hiểu sao chăn chiếu lúc nãy biến đâu mất hết? Trung ảo giác ư, chắc chắn không phải, Trung không mệt đến độ không nhìn được vật ngay sát mắt? Ma ư? Không, lại càng không, Trung vốn là người theo Đạo Thiên chúa, Trung không tin vào mấy chuyện ma miếc gì vớ vẩn ở đây cả. Thây kệ, Trung ngả lưng và co quắp để cố chống trọi với cái lạnh. Trung bắt đầu thiếp đi, là chiếc đồng hồ đeo trên tay Trung chỉ đúng… 12g đêm! …Cả đoàn người đêm ấy bị một phen mất ngủ, một số người hồi hộp lẩm bẩm cầu nguyện điều gì đó. Ai cũng loé lên suy nghĩ Trung bị té vực, nhưng cũng không ai dám mạnh miệng để nêu lên trường hợp ấy… Những câu trò chuyện, những sự hoạt động của mọi người cũng chỉ để cho có, chỉ để xua đi những ý nghĩ quái quỉ đeo bám, mọi người như vô hồn, thẫn thờ ngồi chờ đợi tin tức của Trung, mong 1 điều gì đó kì lạ có thể xảy ra… … Thiếp đi trong cơn mê, Trung nghe thoang thoảng thất rất nhiều tiếng người í ới gọi cậu, nhưng vì Trung quá mệt và quá đuối rồi, Trung không gượng dậy nổi nữa. Trung cố hết sức nhưng chỉ nghe được những tiếng kêu âm ỉ phát ra từ họng mình – như là có một bàn tay vô hình nào đó chắn ngang trước miệng Trung, cản tiếng gọi của Trung. Ngoài kia, ánh đèn pin rọi qua rọi lại, các thầy cô đi qua lại gần ngay trước mặt Trung, Trung đó thể nhìn thấy bóng họ nhưng tuyệt nhiên họ không nhìn thấy cậu ta. Đoàn người ra về trong sự mệt mỏi, các Thầy không tránh khỏi lo lắng, còn các cô thì mắt trũng lại vì khóc và vì thất vọng. Các thầy cô định bụng rằng về sẽ nghỉ 1 giấc rồi 2-3 tiếng sau (lúc trời sáng) sẽ vào rừng tìm Trung tiếp, về đến nơi, đồng hồ chỉ 2h 30… Trời gần sáng, khu rừng có chút ánh mặt trời thì lại thấy đỡ ghê sợ hẳn. Tiếng lá khô lại loạt xoạt vì những bước chân của mọi người bủa đi tìm. Chợt thầy Long bảo vệ không tin vào mắt mình khi thấy thấp thoáng đằng xa Trung đang từ từ bước xuống, khuôn mặt Trung tái nhợt vì lạnh, hai chân run rẩy không vững. Không chần chừ một giây, thầy bước tới đỡ Trung, quá xúc động, 2 thầy trò ôm nhau khóc ròng, ngay cả những người khác cũng quá vui mừng mà không cầm được nước mắt. Dẫn Trung về Khách sạn, không khí nặng nề bao trùm trên những khuôn mặt lo sợ dần tan biến, mọi người đều thở phào tạ ơn Bề trên đã giúp đỡ. . . Các bạn thấy đấy, cậu bé Trung này thoắt ẩn, rồi lại thoắt hiện, người dân tộc nói đây là hiện tượng “ma đưa lối, quỷ dẫn đường”, nghĩa là ma quỷ chỉ muốn hù con người và cảnh cáo họ khi họ lọt vào địa phận cấm mà không xin phép, chứ không hề làm hại một ai, khoảng vài ngày sau ma quỷ sẽ trả người về địa thế. Ngay cả những người theo đạo Thiên chúa dưới chân núi cho biết: họ vốn không tin vào những chuyện này, nhưng khi sinh sống ở đây, chứng kiến hàng chục trường hợp tương tự ở đây, họ không tin cũng phải tin! Bên cạnh đó, họ còn cho biết thêm là thường thì ma giấu người rất lâu (khoảng >3ngày), nhưng chắc vừa rồi quá đông người tìm kiếm đã đánh động cả khu rừng, vì không muốn phiền đến địa phận thiêng nên ma quỷ đã trả Trung về sớm. Tôi cũng xin nhấn mạnh lại các chi tiết: -Trung leo đúng đường, nhưng không hiểu sao bị bẻ ngoặt hướng sang ngọn đồi bên cạnh. -Trung điềm nhiên băng qua được các bẫy thú dưới đám lá khô, mà cũng là con đường đó thì không ai qua được. -Giữa chốn núi rừng hoang vu lại xuất hiện 1 ngôi miếu ở tút gần đỉnh, ai rảnh đi xây nó? Và để làm gì?vì dưới chân núi đã có miếu rồi? -1 điều lạ nữa trong miếu lại để sẵn chăn mền chờ Trung, để Trung chui vào rồi thì lại biến mất? -1 cậu trai lạc giữa rừng với khí lạnh -2 độ C duy nhất 1 chiếc áo cộc, không ăn không uống vẫn có sức lết xuống núi? Tôi không biết suy nghĩ của bạn thế nào, nhưng riêng tôi thì tôi thấy quá sợ khi kể lại câu chuyện này, và tôi tin: “Ma giấu” là có thực.__________________ Nguồn thegioivohinh.net
  17. Cám ơn bài viết của Thiên Huy rất nhiều,đến bây giờ giữa khoa học và Tâm linh chưa bên nào thắng bên nào nó có rất nhiều mặt khác nhau chưa bên nào giải thích triệt để được. Những bài viết trên chỉ mang tính tham khảo giải trí trong những thời gian rảnh. Thành thật cám ơn Thiên Huy đã góp ý cho topic này . Lê Bá Trung.
  18. Cám ơn Thiên Huy đã cho mọi người một kinh nghiệm quí bái. Chúc sức khỏe vạn sự an lành.
  19. Theo lời các ông già bà cả kể lại thì tại một thành phố nhỏ ở miền Trung có một nghĩa trang cổ, nơi nhiều thanh niên thiếu nữ đã bị một con ma “hớp hồn” sau mỗi đám tang. Chữ “hớp hồn” mà các cụ xử dụng thực ra là việc các thanh niên thiếu nữ nạn nhân bị một hồn ma hiện thành người khác phái dụ dỗ, hẹn hò đưa tới cái chết. Tuy nhiên, có lẽ đó là chữ đúng nhất để mô tả những trường hợp... hớp hồn của con ma này, nếu quí vị theo dõi câu chuyện dưới đây. Người ta không rõ con ma này là ma đực hay ma cái vì đối với các thiếu nữ, nó hiện thành một thanh niên mặt mày khôi ngô tuấn tú, nói năng từ tốn ngọt ngào, hai điều kiện ắt và đủ để thu phục con tim của các nàng. Đối với các chàng trai, nó lại biến thành một thiếu nữ với mái tóc dài tha thướt, với đôi mắt lá răm, với đôi môi chín mọng, với khuôn mặt yêu kiều. Đi kèm với những yếu tố chết người này, nó còn có một giọng nói êm như nhung, mềm như lụa, ngọt như đường cát mát như đường phèn khiến các chàng chỉ nghe không thôi là hồn vía đã lên mây. Sau đây là trường hợp một thanh niên bị ma “hớp hồn” theo lời kể lại của cụ Nguyễn Văn M. Thanh niên này, sau khi tới dự đám tang của người bạn gái, dù đã được vị linh mục cảnh cáo, một việc làm thường lệ của tất cả các linh mục sau mỗi đám táng, sau khi mọi người đã ra về hết, đã ở lại nghĩa trang, ngồi bên mộ người yêu cả tiếng đồng hồ trước khi đứng dậy đi thơ thẩn giữa những ngôi mộ. Đột nhiên chàng trai thấy một thiếu nữ duyên dáng từ phía xa tiến lại. Tuy con tim chàng thanh niên còn đang thổn thức trước cái chết của người yêu, đột nhiên nó như chùng xuống trước vẻ đẹp dịu dàng của thiếu nữ. Khi còn cách chàng trai chừng vài thước, cô gái e lệ cúi đầu chào, miệng nở nụ cười tươi như hoa khiến chàng trai hồn xiêu phách lạc, quên cả những lời cảnh cáo của vị linh mục. Không bỏ lỡ cơ hội ngàn năm một thuở, chàng lên tiếng làm quen: - Cô vừa dự đám táng của Thủy phải không? - Dạ không, em đến thăm mộ một người thân. Thủy là ai? Khi được biết Thủy là bạn gái của chàng trai, thiếu nữ lạ mặt bèn ngỏ lời an ủi và nói rằng chắc chắn bây giờ người quá cố cảm thấy hạnh phúc hơn khi còn sống, đồng thời khuyên nhủ chàng trai đừng buồn vì đời còn dài, thế nào chàng cũng tìm được một người bạn gái khác. Trước những lời an ủi ngọt ngào của cô gái, chàng thanh niên cảm thấy ấm lòng và câu chuyện giữa hai người nổ như pháo Tết. Rồi cả hai ngồi xuống bên nhau trên một hàng rào thấp bằng gạch và chàng trai mỗi lúc một say sưa trước khuôn mặt tươi mát và giọng nói êm như ru của cô gái. Trong đời chàng, ngay cả trong những giấc mơ, chưa bao giờ chàng được thấy một cô gái nào xinh đẹp và quyến rũ như vậy. Mê mẩn vì những gì đang được hưởng, chàng trai không hề nghĩ tới việc hỏi thăm lý lịch của nàng. Đến khi không còn dằn được cơn sóng lòng, chàng trai bạo dạn nắm tay cô gái tỏ tình. Thoạt tiên cô gái còn tỏ vẻ rụt rè e lệ, nhưng rồi cũng ngập ngừng đáp lại những nhịp đập cuồng nhiệt trong tim của chàng trai và hẹn gặp lại chàng cũng tại nơi này bốn tuần sau đó. Chàng trai nhất định đòi gặp cô gái sớm hơn nhưng nàng không chịu và cương quyết đòi chàng phải hứa sẽ trở lại gặp nàng đúng bốn tuần sau. Khi chàng trai ưng thuận, cô gái mỉm cười rồi bất chợt ôm lấy chàng trai, đặt nhẹ đôi môi chín mọng lên môi chàng. Chàng trai ngây ngất ôm chặt người đẹp trong tay, đôi mắt lim dim thụ hưởng giây phút thần tiên... Nhưng đột nhiên chàng thấy đôi tay mình như ôm vào khoảng không... Chàng vội vã mở bừng đôi mắt và... người đẹp đã biến mất như một... hồn ma! Tới lúc đó chàng trai mới bừng tỉnh, nhớ lại câu chuyện mà các ông già bà cả kể lại, nhớ lại lời cảnh cáo của vị linh mục, và hoảng hốt nhận ra rằng người đẹp mà chàng vừa hẹn hò, ôm ấp có thể chính là con ma chuyên hớp hồn người. Hồn vía lên mây, chân tay rụng rời, chàng thanh niên gắng gượng lê gót về nhà thuật lại những gì vừa xẩy ra cho cha mẹ. Cha mẹ cậu vội vã chạy tới nhà thờ năn nỉ vị linh mục tới làm phép để cứu cậu. Nhưng vô ích! Những lời cầu nguyện không cứu mạng được chàng trai! Sự kinh hoàng đã khiến chàng nằm liệt giường, và bốn tuần sau, đúng ngày hẹn với cô gái, chàng thanh niên đã giữ lời hứa, trở lại nghĩa trang... trong chiếc quan tài! KissFromRose 06-09-2005, 07:42 AM Điều đáng nói là con ma này không phải chỉ hiện lên hớp hồn người tại nghĩa trang mà còn xuất hiện cả trong những buổi họp mặt, đám cưới, tiệc tùng, khiêu vũ và không bao giờ thất bại trong việc thu hút nạn nhân. Nó luôn luôn nhận được lời hứa và luôn luôn ghi nhận bằng một nụ hôn lên môi kẻ xấu số trước khi biến mất. Bị ám ảnh bởi những câu chuyện như trên, nhà văn Không quân N.Đ.T. đã tới thăm ngôi nghiã trang cổ kể trên. Sau đó ông thuật lại: - Tôi được đưa tới thăm mộ một thanh niên mới mười tám tuổi, người đã hò hẹn với con ma khoảng bốn tháng trước đó. Điều đáng nói là ngày thanh niên này gặp con ma chỉ chưa đầy mười tuần lễ sau khi một thanh niên khác cũng gặp con ma tại nghiã trang này, cũng cùng ma hò hẹn và cũng được tặng nụ hôn... hớp hồn! Trở về nhà, thanh niên này lên cơn mê sảng, rồi nằm liệt giường liệt chiếu trước khi trở lại nghĩa trang trong một cỗ quan tài đúng bốn tuần lễ sau ngày hò hẹn với hồn ma. Điều đáng ghi nhận là theo lời bạn bè của cả hai nạn nhân, chi tiết hai cuộc gặp gỡ của cả hai với con ma đều giống nhau như hệt. Sau hai cái chết sau cùng này, kể từ đó, sau mỗi đám táng, người gác nghĩa trang đều đi kiểm soát thật kỹ lưỡng toàn thể khu mộ địa, và hễ thấy thanh niên thiếu nữ nào còn lảng vảng một mình vì bất cứ lý do gì, ông yêu cầu họ phải lập tức rời khỏi nghĩa trang, rồi theo chân họ ra tận cổng trước khi... khoá cổng. Có lẽ nhờ thế mà trong một thời gian khá lâu không còn ai bị ma hớp hồn trong nghiã trang này nữa. Có điều người ta không rõ là trong số các thanh niên thiếu nữ bị người gác nghĩa trang đưa ra khỏi cổng, có người nào chính là hồn ma giả dạng thường dân hay không. Và cũng từ dạo đó, các thanh niên thiếu nữ tại thành phố này đã hết sức thận trọng trong việc giao dịch với người lạ mặt khác phái trong những buổi họp mặt. Dù cảm thấy con tim rung động, họ cũng tự kiềm chế, tránh hành động hớp... hơi nhau. Thay vào đó, họ đã làm công việc cổ điển nhưng chắc ăn hơn là xin địa chỉ để tới thăm nhau, dĩ nhiên không phải trong thời hạn bốn tuần. Những năm sau đó, những vụ bị ma hớp hồn đã không còn xẩy ra tại thành phố này nữa, có lẽ vì con ma hết mối nên đã tìm đi nơi khác làm ăn. Dù sao thì... cẩn tắc vô ưu, kẻ viết bài này đề nghị quí độc giả nên dặn dò con cái - hoặc chính quí vị - khi gặp người khác phái mà cảm thấy con tim nhảy loạn cào cào, nhảy vô trật tự thì cũng đừng túm vội lấy người ta, đè cổ ra mà làm cái việc... hớp hồn, vì trên cõi đời ô trọc này, lũ ma quỉ thường sống lẫn với loài người, và nếu vô phúc gặp phải con ma chuyên hớp hồn thứ thiệt ở trên là bỏ mạng chốn sa trường ngay lập tức! Cũng tại thành phố này, sau khi những câu chuyện về con ma chuyên hớp hồn vừa tạm lắng xuống thì thiên hạ lại bàn tán về một bệnh viện nổi tiếng vì bị ma ám, nhất là sau vụ một bệnh nhân tên là T.V.Bằng được đưa vào đây. Anh Bằng, sau một tai nạn xe cộ đã được đưa tới bệnh viện điều trị tại khu D. Đêm thứ ba ở đây, trong lúc nửa mơ nửa tỉnh, anh thấy hai nhân viên y tá đẩy một cái giường có bánh xe vào phòng. Người y tá lớn tuổi hơn chích vào vai anh một mũi thuốc trước khi hai người lăn anh qua cái giường có bánh xe và đẩy anh vào một căn phòng - mà anh nghĩ là phòng giải phẫu - nơi có hai bác sĩ đội mũ trắng, mặc áo choàng trắng, mặt che kín mít. Một trong hai người cúi xuống quan sát anh. Bằng có cảm giác đó là một người đàn ông râu rậm, đôi mắt như đầy lửa hận thù, đang toan tính làm một việc gì đó. Đột nhiên anh thấy mình cất tiếng hỏi: - Sao bác sĩ chưa khởi sự? Một giọng nói đáp lại: - Yên chí. Anh Bằng chợt cảm thấy ngực anh đau khủng khiếp như bị cắt bởi một lưỡi dao. Anh cất tiếng xin một cái gì giúp anh dịu bớt cơn đau. Một nữ y tá cho anh một viên thuốc. Anh hỏi xin thêm một viên nữa nhưng cô ta lắc đầu: - Tôi không thể cho ông thêm nữa. Bằng rên rỉ: - Trời đất ơi! Đau quá chịu không nổi! Người y tá nói: - Ông hãy kiên nhẫn vì ông sẽ được đánh thuốc mê ngay bây giờ. Cô y tá vừa dứt lời thì người đàn ông thứ hai bước tới, chụp một cái gì lên mũi Bằng trước khi cất tiếng cười ằng ặc trong cổ họng nghe thật ghê rợn. Rồi tiếng cười có vẻ xa lần trước khi tan biến. Đầu óc Bằng dần dần tỉnh táo. Anh nhận ra những gì xung quanh: Anh vẫn nằm yên ở chỗ cũ trong khu D! Cơn đau tuy đã hết nhưng anh vẫn nhớ thật rõ cái cảm giác đau đớn đó. Sau đó, khi được đưa qua khu khác, Bằng thuật lại những gì xẩy ra cho anh cho một cô y tá. Cô hỏi: - Việc đó xẩy ra ở khu D phải không? - Dạ đúng. - Tôi đoán như vậy. Khi Bằng hỏi tại sao, cô không chịu nói. Mãi tới sau khi rời khỏi bệnh viện Bằng mới biết khu D của bệnh viện này bị ma ám. Anh khám phá ra rằng khoảng mười hai năm về trước, tại đây có một bác sĩ tên là Mạch và một chuyên viên đánh thuốc mê tên là Tân. Hai người từng là đôi bạn chí thân nhưng khi cả hai cùng phải lòng một cô y tá trẻ đẹp, duyên dáng tên là Lan Anh thì hai người đột nhiên trở thành hai kẻ thù không đội trời chung và nhất định không chịu làm việc chung với nhau nữa. Cô y tá Lan Anh tuy có cảm tình với cả hai người, nhưng đối với cô, chức vụ bác sĩ nặng ký hơn chức vụ chuyên viên đánh thuốc mê nên lần lần Mạch có vẻ chiếm ưu thế. Một hôm bác sĩ Mạch bị xe đụng bị thương trầm trọng. Ông được đưa vào khu D. Một cuộc giải phẫu khẩn cấp được thực hiện và Tân là người phụ trách việc đánh thuốc mê. Trong khi tình địch hoàn toàn nằm dưới quyền sinh sát, vì bị tình yêu làm cho mù quáng, Tân đã cố tình đánh thuốc mê quá liều khiến Mạch không bao giờ tỉnh dậy. Hậu quả cái chết của Mạch là Tân cưới Lan Anh. Tuy nhiên chỉ mấy ngày sau ngày cưới, Tân đã bị thương trong một tai nạn xe hơi và được đưa vào khu D. Trong khi đang được điều trị, bỗng một đêm Tân đột nhiên gào lên đau đớn trước khi tắt thở. Trong cuộc giảo nghiệm, người ta nhận thấy Tân bị một vết dao thật bén như loại dao giải phẫu cắt đứt động mạch tim. Điều đáng nói là vết thương trong tai nạn xe cộ của Tân không liên hệ gì tới khu vực gần tim hoặc có ảnh hưởng gì tới hoạt động của tim. Thiên hạ đồn rằng Tân đã bị hồn ma của Mạch báo thù, và từ đó, khu D của bệnh viện này khởi sự bị ma ám. Cũng như Bằng, nhiều bệnh nhân nằm tại đây thấy bị đưa sang phòng mổ, và hai người đàn ông mặc áo choàng trắng, đội nón trắng, mặt mũi che kín mít chờ sẵn và làm họ đau đớn. Người ta cho rằng hai người này, hai hồn ma thì đúng hơn, chính là Mạch và Tân, sau khi chết, vì còn quyến luyến nghề nghiệp cũ nên đã quyết định “xoá bỏ hận thù” để trở Nguồn: thegioivohinh.net
  20. Dạ em cám ơn anh Phạm Cương nhà em đằng trước hàng rào em sơn màu vàng đậm ah! Nhưng nhà đối diện làm như vậy có ảnh hưởng gì đến nhà em không anh Phạm Cương. cám ơn anh Phạm Cương rất nhiều.Hiện tại em đang treo 1 cái bát quái bằng kim loại hình như bát quái để đỡ cái cột sọt vào nhà em như vậy có được không vậy anh ? Lê Bá Trung
  21. Xung phạm Địa Sư – Cảnh Giác Với Âm Khí, Tà Khí ! Thầy Địa Lý ( Phong Thủy Sư – Địa Sư ) mỗi khi đi tới một nơi nào đó để xem xét Phong Thủy, tất nên đề cao cảnh giác, đặc biệt những vùng đất thuộc vào hạng “Phong Thủy Bảo Địa” rất dễ dẫn đến Xung Sư Phạm Sư. Ngoài ra các vùng đất thuộc bại tuyệt đặc biệt, do âm khí, tà khí quá nặng hoặc có tà tinh dị linh nằm bên dưới cũng dễ xung sư phạm sư. Ba là các mộ mà chôn dưới đó là những người bị chết hung, chết dữ cũng dễ xung sư phạm sư. Bốn là khi bản thân Địa Sư thân thể bất ổn, tâm tình không yên lại gặp nơi tuyệt địa dễ xung phạm Địa Sư. Năm là dùng ngày xung sư phạm sư mệnh của Địa Sư, nếu là xung Nhật Trụ càng nên tránh thì hơn. Sáu là điểm huyệt phạm vào độ số xung sư phạm sư. Bảy là người chết có mệnh chủ không hợp với Thầy thành ra xung sư phạm sư. Tám là khi sắp ra khỏi cửa hoặc lúc ra mới ra khỏi cửa, gặp phải điềm hung hoặc vật không cát tường, cũng dễ xung phạm Địa Sư. Xung phạm Địa Sư có một vài biểu hiện. Nhẹ nhất và trực tiếp là tại hiện trường La Kinh bị đảo lộn hướng chỉ của kim nam châm, hoặc bổng lên, chìm xuống ( Đây gọi là Kỳ Châm Bát Pháp ). Các biểu hiện lâu dài gồm : Một là bỗng nhiên họa đến, đại nạn giáng xuống đầu, bênh tai bất ngờ. Hai là mắt mù tai điếc, đầu óc không minh mẫn, bệnh nhanh khó lường. Ba là bệnh đến từ từ , chữa lâu không khỏi , lại không tìm ra nguyên nhân. Bốn là ảnh hưởng đến sức khỏe người trong nhà, nhà cửa ngày càng suy, bệnh tật không ngừng, hay phạm quan tư khẩu thiệt. Năm là tự mình và người nhà đột nhiên ăn nói hay suy nghĩ hay bất đồng, mặt mũi biểu hiện tình cảm kỳ quái. Đó là một số hiện tượng phát sinh sau khi xem xét âm trạch, đó chính từ căn nguyên xung sư phạm sư mà ra. Đã biết nguyên nhân như vậy ! Rất cần có các vật hộ thân, chống lại tà tinh dị linh, tà khí, sát khí. Các bảo vật hộ thân này thường do những người trải qua Tu Luyện Huyền Thuật, Mật Tông luyện thành bằng các Bí Pháp mật truyền. Nếu Địa Sư chưa từng trải qua Tu Luyện thì nên nhờ người có công phu tu luyện lâu dài giúp cho. Tuy nhiên bản thân cũng tu tập rèn luyện hoặc Khí Công, hoặc Thiền Quán để phòng hộ thân mình thì tốt hơn ! Nguồn thegioivohinh.net
  22. Tìm được một ngôi nhà mà mắt ta cảm nhận thấy nó có hình thức đẹp, diện tích thích hợp với nhu cầu sử dụng, màu sắc trang trí và thiết kế nội thất vừa ý, ánh sáng đủ đầy, thông (thoáng) gió và hệ thống thoát nước tốt, môi trường đẹp, giao thông việc mua bán, việc học tập của con trẻ thuận tiện... có lẽ chẳng còn gì để nói. Điều này cũng trùng hợp với nội dungcảm xạ phong thủy học (CXPTH) về nhà cửa. Có điều, hầu như không phải ai cũng biết hướng nhà như thế nào thì phù hợp và đưa lại lợi ích nhiều mặt (sức khỏe, tài lộc, công danh, sự nghiệp, hạnh phúc, tương lai) với mình. Còn như hướng mà ta thích cũng như phương vị mà ta quen thuộc, thì CXPTH coi đó chính là hướng và phương vị phù hợp với ta hơn cả. Linh cảm, ý thức và trực giác của con người có vai trò quan trọng giúp cho sự lựa chọn được thích hợp. Thực tế gần 20 năm nay, nhiều người mua nhà (đất) có sự tư vấn của chúng tôi thì chưa hề thấy trường hợp nào chệch ra khỏi hay đảo ngược lại với quan điểm nêu trên. Nghĩa là, khi bước vào ngôi nhà định mua, trong 3 thời điểm gồm sáng, trưa/chiều và tối, người muốn mua chỉ cần ở lại trong ngôi nhà ấy một lát, mà linh cảm, ý thức và trực giác (nói đúng hơn là Trí tuệ cảm xúc -L'intélligence émotionelle) của người muốn mua nhà sẽ mách bảo cho ta cảm ứng về ngôi nhà ấy có thích hợp hay không thích hợp. Và bấy giờ, con lắc hay đũa cảm xạ được hỏi và trả lời hoàn toàn tương ứng. Nếu thích hợp, người mua sẽ cảm thấy dễ chịu và muốn ở lại thêm một lát nữa, chứ không hề muốn rời bỏ đi ngay. Trái lại, nếu người mua thấy khó chịu, thì ngay lập tức chỉ muốn ra khỏi ngôi nhà ấy. Nhược bằng ráng mà nán lại, ở thêm một lúc sẽ tự thấy trong người đứng ngồi bồn chồn không yên hoặc tâm và thần của ta sẽ hơi bối rối. Đấy là trường hợp "chống lại chỉ định", đồng nghĩa với việc phải đi tìm ngôi nhà khác. CXPTH có thể giải thích hiện tượng này: trái đất có từ trường, sức hút và những sóng hình thức khác. Trong máu con người có thành tố sắt, tuần hoàn máu chịu ảnh hưởng của địa từ trường và cả những sóng hình thể khác trong phạm vi không gian, môi trường cụ thể tác động mà sinh ra cảm ứng. Cảm ứng này bao giờ cũng thực hiện trong thời gian và không gian nhất định. Và nó hướng tác động vào cơ thể con người. Lý thuyết CXPTH giúp đỡ tích cực cho chúng ta, nhằm đánh giá từ trường + các sóng hình thể hiện hữu của ngôi nhà có thích hợp với cảm ứng của con người ở trong đó hay không. Nếu thích hợp thì tuần hoàn máu của người ở trong ngôi nhà đó sẽ hoạt động bình thường, cảm giác thấy khỏe mạnh, phấn khởi, sinh hoạt, làm ăn tốt đẹp. Ngược lại, nếu không thích hợp mà cứ ở ngôi nhà đó, sẽ ngày càng cảm thấy nhiều triệu chứng bất ổn, không an toàn, thoạt đầu chỉ mới cảm thấy yếu ớt, dần dần thấy rõ hơn, nặng nề hơn và cuối cùng có thể tai họa không mong muốn cứ ập tới. Ví dụ điển hình: + Cằm con người ứng với nền móng nhà. Nếu có nước ngấm dưới nền móng nhà trầm trọng, mà nền móng lại làm ẩu hay không được tốt thì hậu quả không tránh khỏi, ngôi nhà sẽ phải chịu đựng độ ẩm rất cao. Người chủ ở lâu trong đó, cái cằm sẽ chẳng chóng thì chầy sẽ xuất hiện một thứ khí hắc ám. Nội tạng sẽ trục trặc, thường bị đau bụng, đau bão, bụng kêu và đi đại tiện lỏng./tiêu chảy... Quần áo, đồ dùng trong nhà ấy dễ bị ẩm mốc, có mùi hôi khó chịu. Giữa lông mày và mắt nổi gân xanh, rất có thể đó là ám thị cho biết nóc/mái nhà bị thẩm lậu, giột nát. Nếu vẫn bình chân như vại trong tình trạng như vậy, mà lao vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc tư vấn về nhà đấthay đứng ra nhận công trình kiến trúc, thiết kế xây dựng dù lớn hay nhỏ, hoặc mua nhà đất với giá hời đi nữa cũng không đưa lại lợi ích, thậm chí sẽ dẫn tới hậu quả đáng tiếc có thể hại người thiệt của và dĩ nhiên mối quan hệ làm ăn giữa mình với mọi người chắc chắn không tốt đẹp lắm. Nguồn thegioivohinh.net
  23. La bàn , có nhiều vòng khác nhau , có vòng thì phối bát quái , âm dương , ngũ hành , đối với khí trường thì cảm ứng chỉ bắc đối nam rất nhạy , Thánh Hiền xưa chiếu theo thiên trì mà làm việc , lấy đó mà suy luận sự phát sinh biến hóa của khí trường , tức là Kỳ Châm Bát Pháp . 1.Đường Châm: Khi kim cứ lay động không yên , không quy về trung tuyến . Đoán rằng nơi đó có quái thạch sâu bên dưới , ở đó tất có họa , nếu kim tại Tốn Tỵ Bính vị mà bồng bềnh , thì rất dễ phía dưới 9 thước có vật dụng xưa , ở đó dễ xuất người nam nữ tửu sắc , thầy bà , cô quả bần hàn . 2.Đoái Châm : Đầu châm bỗng ngóc lên , cũng gọi là phù châm , đó là vì âm khí giới nhập , nếu chẳng phải tổ tiên nhà đó cũng là , phúc thần hộ pháp . 3.Trầm Châm : Đầu châm bỗng hạ xuống , . Đó là do âm khí giới nhập , đó là âm mà không ác âm , cũng là oan hồn uổng tử , hoặc chết không bình thường , là do họ cảm mà ra như vậy . 4.Chuyển Châm : Chỉ châm chuyển mà không dừng . Ác âm giới nhập , đó là khí oán hận liên tục không dừng , ở đó tất gặp tai họa . 5.Đầu Châm : Chỉ châm nửa nổi nửa chìm , hoặc nửa nổi mà không đến đỉnh , chìm cũng không đến đáy . Dưới đất có mộ phần , ở đó tất hay khóc nhiều , nên đề phòng quan tư khẩu thiệt . 6.Nghịch Châm : Châm quy trung tuyến nhưng không thuận , hoặc châm tà phi . Đất đó tất xuất hiện người ngỗ nghịch , bại cả người lẫn tiền bạc , phong thủy nói không được . 7.Trắc Châm : Châm mà dừng yên tĩnh , nhưng không quy về trung tuyến . Đất đó vốn là Thần Đàn Cổ Tháp , nhà ở không được . 8.Chính Châm : Không dị dạng , không nghiêng không lệch , đất đó là đất chính thường , đất đó có thể đắn đo châm chước mà dùng . Kỳ Châm Bát Pháp là giải thích rõ ràng các lực khí quái dị , nên Phong Thủy Địa Sư khi thăm khám đất không thể không biết . Nguồn thegioivohinh.net
  24. Xin được gửi tới bạn đọc một chuyện mà theo chúng tôi là chuyện lạ đời hay là chuyện kỳ cục về ông. Ông Nguyễn Công Đức và bộ bàn ghế làm từ một phần của gốc cây gù hương Ông Nguyễn Công Đức có biệt danh Đức “gấu”, bởi không những ông từng là một lãng tử có tiếng ở Hà thành mà còn là người cung cấp mật gấu cho hàng trăm quán nhậu. Người dân ở Lương Sơn (Hòa Bình) biết đến ông, bởi ông có hai cái trang trại đẹp nhất và đắt nhất Hòa Bình. Thậm chí, giới nghiên cứu về gấu trên thế giới cũng biết tiếng ông vì ông nuôi được cả đàn gấu đẻ. Nhưng, ít ai biết rằng, trong cái trang trại rộng 10 ha, được vây bọc bởi rừng rậm, núi cao cuối xã Lâm Sơn này, ông còn là người của những câu chuyện kỳ bí. Ông vỗ ngực tự hào: “Đời tôi giờ đây có 3 cái nhất: thứ nhất là có bộ bàn ghế, giường nằm, bàn thờ, bằng gỗ lũa gù hương; thứ hai là tôi đang tự xây cho mình ngôi mộ và thứ ba là tôi nuôi được nhiều gấu đẻ nhất Việt Nam”. Lúc này, tôi mới để ý đến bộ bàn ghế bằng gỗ lũa của ông. Nó là một phần của gốc cây gù hương, tỏa mùi thơm thoang thoảng. Ông Đức kể về cái đận vớ đậm gốc cây này. Cách đây 5 năm, khi lang thang trên sườn một ngọn núi đá hùng vĩ vùng rừng Kim Bôi thì giẫm chân lên một “tảng đá” to như cái sân nhà, bề mặt “tảng đá” phẳng lỳ. Ông băn khoăn không hiểu thiên nhiên kiến tạo thế nào mà tài tình, kỳ lạ đến vậy. Mặt “tảng đá” rêu phong xanh rì, trơn chuồi chuội. Giữa lúc ấy, một ông già người Mường đi qua bảo: “Gốc cây gù hương đấy, nếu mày thích tao bán cho?”. Tận mắt thấy những cái rễ cây to như cột đình, chuồi ra ở khe núi ông mới tin đó là gốc cây thật. Ông băn khoăn: “Mang thế nào xuống núi được?”. “Cứ bỏ 25 triệu đây, tao cho người và trâu vần xuống chân núi cho”. Tường bao của khu mộ. Hôm sau, ông Đức mang tiền và hơn tạ dây thừng đến, ông già người Mường gọi 20 thanh niên trong bản vác xẻng và xà beng lên núi. Tốp người này phải đào bới hì hụi suốt nửa tháng trời mới xong. Lúc gốc cây gù hương lộ ra, mọi người lấy thước đo, đường kính của gốc cây lên tới... 7m (gốc cây gù hương này có hình dẹt). Dây thừng buộc vào hệ thống rễ, 30 con trâu mộng được huy động trong bản kéo vẹo mông mới lật được gốc cây lên. Tuy nhiên, khi gốc cây đổ ập xuống thì vỡ làm ba mảnh. Ông Đức tiếc đứt ruột, giá như cả gốc cây với đường kính 7m còn nguyên vẹn thì có thể đây sẽ là bộ lũa lớn nhất Việt Nam. Giờ đây, một mảnh làm bàn, một mảnh làm giường nằm, một mảnh của nó làm bàn thờ. Bộ ghế 15 chiếc được cắt từ các đoạn rễ. Đồ dùng bằng gỗ đều được chế tác từ những đoạn rễ của gốc cây gù hương. Đến cả tượng nhà thơ Lý Bạch, đầu đội lá sen, tay nâng chén múc trăng dưới nước uống cũng được chạm bằng gỗ cây gù hương, tỏa mùi thoang thoảng, êm ái. Theo ông lão người Mường kể lại, vào đầu những năm 40 của thế kỷ trước, người Pháp đã khai thác cây gù hương này ròng rã trong suốt một tháng rồi đóng vào hàng chục côngtenơ chở về nước để ép dầu. Gốc cây chìm sâu trong lòng núi, khó đào nên họ bỏ lại. Mấy năm nay, những tay chơi gỗ lũa nghe tin ông Đức có bộ lũa gù hương khổng lồ mà thèm thuồng, thi thoảng họ lại kéo đến ngắm nghía cho thỏa lòng. Có bộ lũa này, dù đêm, dù ngày cũng chẳng có con muỗi nào bén mảng đến. Ngửi thấy mùi dầu gù hương tiết ra, tinh thần con người luôn phấn chấn, vui vẻ. Quý như vậy nên đã có đại gia mang 500 triệu đồng đến mặc cả, nhưng ông Đức chỉ lắc đầu quầy quậy. Nói về cái chuyện tự xây mộ và ướp xác mình trên đỉnh núi thì đúng là có một không hai. Ông Đức “gấu” bảo, cả tháng, cả năm một mình vò võ trông đàn gấu giữa bốn bề núi hoang, rừng thẳm nên đã nghĩ ra đủ các chuyện trên trời dưới biển, trong đó, có một chuyện mà đến bản thân ông đôi lúc cũng cho là kỳ quặc, đó là lo hậu sự bằng cách tự xây mộ cho mình và cho vợ trên đỉnh núi, mặc dù ông mới ở tuổi 65, dáng dấp còn khỏe khoắn, đôi mắt tinh tường, bắp tay, bắp chân vạm vỡ và cuộc sống khá no đủ, thừa thãi. Ông Đức đã mua rất nhiều sách, báo, tài liệu nói về kỹ thuật xây những ngôi mộ lớn, phức tạp để bảo quản xác khỏi phân hủy và chống lại sự tàn phá của thiên nhiên, con người. Ông đã lang thang trong Huế cả tháng trời để nghiên cứu các lăng tẩm những mong làm cho mình một ngôi mộ mà không sợ mang tiếng là “ăn cắp bản quyền”. Nghiên cứu mãi mà vẫn không nghĩ ra một thiết kế ưng ý nên năm 2001, ông “vi hành” sang tận Côn Minh (Trung Quốc) để tham khảo mộ chí, lăng tẩm ở đây. Hồi ở Côn Minh, mỗi khi tham quan đền đài, mộ phần, lăng tẩm ông đều thuê riêng một hướng dẫn viên du lịch và hỏi cặn kẽ về kỹ thuật xây lăng mộ. Qua đây, ông nhận thấy rằng, đình chùa, miếu mạo, lăng tẩm ở Trung Quốc đều được đặt theo hướng nhất định, tuân theo thuật phong thủy mới bền vững với thời gian. Việc đầu tiên khi xây lăng mộ là phải xác định được hướng và thế đất, do đó cần phải có thầy địa lý giỏi xem hướng, trấn trạch các long mạch. Hiểu được vấn đề, ông liền dò hỏi tất cả các hướng dẫn viên du lịch về những ông thầy địa lý ở Trung Quốc. Một cô hướng dẫn viên đã cho ông địa chỉ của một thầy địa lý có tên Voòng A Sao. Ngôi nhà của thầy địa lý này nằm sâu trong rừng, trên sườn một ngọn núi, phải trèo bộ suốt một ngày mới tới. Lạ ở chỗ, ông thầy địa lý Voòng A Sao lại nói trôi chảy tiếng Việt. Ông ta đã thuyết trình cặn kẽ về những bí quyết xây lăng mộ của các vua chúa thời phong kiến Trung Quốc ngày xưa. Nghe ông Đức tâm sự về nguyện vọng của mình là muốn xây mộ và bảo quản xác, thầy địa lý Voòng A Sao đã nhận lời sang tận Việt Nam để tư vấn giúp ông. Một tháng sau thì ông thầy địa lý người Trung Quốc tìm sang Việt Nam thật. Sau khi sống ở trang trại của ông Đức một tuần và đi thực địa từng mét vuông đất, trèo lên từng vách đá, ông ta đã cắm cọc ở trên sườn ngọn núi đá vôi, nơi mà giờ đây ông Đức đã cho xây mộ của mình. Như vậy, ngôi mộ sẽ quay về hướng tây bắc, nơi có ánh mặt trời lặn xuống sau những dãy núi phía huyện Kỳ Sơn mỗi buổi chiều. Theo ông thầy địa lý người Trung Quốc, dãy núi trùng điệp phía huyện Kỳ Sơn có hình thù như một con rùa, và theo thuật phong thủy thì ngôi mộ chỉ nhìn về hướng này mới bền vững được. Mặc dù rất tin vào những điều mà ông thầy địa lý người Trung Quốc đã chỉ dẫn, song ông Đức vẫn cẩn thận thuê thêm hai ông thầy địa lý nữa, một ông tên là Cỏn ở Quảng Ninh và một ông tên là Ơm ở Yên Bái. Điều lạ là mặc dù ông Đức không nói gì về chuyện đã thuê ông thầy địa lý ở tận Trung Quốc, song hai ông thầy trong nước này sau vài ngày xem xét địa hình cũng cắm chiếc cọc đúng chỗ mà ông thầy Trung Quốc kia đã cắm. Xác định được địa điểm rồi, ông Đức tiến hành xây mộ. Ông Đức đã thuê 10 nhân công, suốt ngày đêm khoan núi, nổ mìn tạo ra được một mặt bằng có diện tích khá rộng. Để công việc xây mộ diễn ra thuận lợi, ông đã làm hàng trăm bậc thang bằng đá từ chỗ chân núi lên đến khu trung tâm. Ngôi mộ hiện đã được xây thô, gồm 3 phần: cảnh quan vòng ngoài, khu trung tâm và hầm mộ. Cảnh quan vòng ngoài là một chiếc sân rộng chừng 80m2, cùng các con đường nhỏ chạy quanh mộ. Giữa sân trồi lên những tảng đá rêu phong. Xung quanh hệ thống mộ, cả trên sườn núi, đỉnh núi đá vôi là những hàng cây lim, nghiến, sến, táu, thông... mà ông Đức mới trồng, cao trên dưới chục mét. Ngoài ra, còn có hệ thống cau vua và một số loại cây cảnh khác được tỉa tót rất đẹp mắt. Từ mảnh sân này, có 9 bậc đá dẫn qua cổng chính vào mảnh sân hình bán nguyệt. Từ sân hình bán nguyệt, lại có hai lối lên khu trung tâm mộ, mỗi lối gồm 14 bậc. Khu vực trung tâm mộ được bao bọc bởi hệ thống tường xây kiên cố bằng gạch hoặc đá. Cổng vào trung tâm mộ rộng 5m, cao 5m. Khu trung tâm mộ có chiều dài 12m, rộng 7,5m, đã đổ bêtông kín bề mặt, bằng phẳng. Vị trí 2 hầm mộ. Giữa khu trung tâm là hai hầm mộ xây bằng gạch và ximăng chắc chắn nằm cạnh nhau, chiều dài mỗi hầm mộ là 2,4m, rộng 1,8m, đào sâu xuống lòng núi tới 4,2m. Kích thước này hoàn toàn khớp với phần lớn những ngôi mộ cổ, lăng tẩm ở bên Trung Quốc. Nắp hai hầm mộ này là phiến bêtông nặng 2,2 tấn. Theo ông Đức, sau này, khi đã đưa xác vào mộ, sẽ tiếp tục cẩu một phiến đá hình vòm nặng 3 tấn đè lên lớp bêtông để cố định chặt hầm mộ. Phiến đá này phải có độ bền cao, được đẽo gọt, chạm trổ hoa văn đẹp mắt. Ông đã đặt hàng làm hai phiến đá cho đám thợ ở mãi Ngũ Hành Sơn, tận trong Quảng Nam. Khi nào họ làm xong thì ông sẽ thuê ôtô chở ra. Hiện tại, ngôi mộ mới xây xong phần thô nhưng cũng đã ngốn của ông gần tỉ đồng. Tất nhiên, để hoàn thiện ngôi mộ như ý ông còn phải tốn kém nhiều tiền của và công sức trong nhiều năm nữa. Theo tính toán của ông Đức, để hoàn thành cả ngoại thất và nội thất như ý muốn sẽ phải đầu tư vào ngôi mộ từ 1,6 đến 1,8 tỉ đồng nữa. Việc xây mộ tuy tốn kém song lại không phức tạp bằng công đoạn ướp xác. Để bảo quản được xác mình và xác vợ vĩnh viễn với thời gian, ông đã đọc những cuốn sách, tài liệu nghiên cứu về kỹ thuật ướp xác của người xưa để tìm cho mình một phương án phù hợp. Hiện tại, ông đang nghiên cứu và thử nghiệm phương pháp ướp xác kết hợp cả Đông lẫn Tây. Theo ông để bảo quản xác được tốt, dưới đáy mỗi hầm mộ, ông sẽ đổ 2 tấn than củi. Đây là than của gỗ trai. Gỗ này rắn chẳng khác gì đá, dao bổ vào quằn lưỡi. Gỗ trai được cho vào hầm kín để đốt cháy từ từ. Than gỗ trai hút ẩm rất tốt và được người Trung Quốc thời xưa dùng phổ biến để ướp xác. Hiện tại, ông Đức đã đổ 4 tấn than gỗ trai xuống đáy hai hầm mộ. Tiếp đó, để giữ được xác khô, bền, thì trong quan tài phải được lót một lớp gạo nếp rang. Phía trên quan tài được phủ một lớp than nữa, trên cùng là lớp vôi bột. Nước từ xác chảy ra sẽ bị than, gạo rang, vôi bột hút sạch. Tất nhiên, để xác không bị phân hủy sẽ phải dùng một số loại hương liệu, hóa chất diệt trùng đặc biệt khác nữa. Ông thầy địa lý người Trung Quốc cũng đã hứa với ông Đức là sẽ cung ứng cho ông một loại lá cây rừng được phơi khô, tán nhỏ thành bột mà người Trung Quốc xưa kia thường dùng để ướp xác. Loại lá cây này không những là một loại hương liệu cao cấp mà còn có tác dụng hút ẩm, diệt khuẩn, khử mùi hôi rất hiệu quả. Việc tìm gỗ làm quan tài cũng đã được ông Đức tính đến. Loại gỗ này phải vừa bền, vừa thơm, lại có chức năng diệt khuẩn. Để ngôi mộ của vợ chồng vững bền với thời gian, không những phải tuân theo thuật phong thủy mà còn phải dặn dò con cái không được chôn theo bất cứ một thứ tài sản gì có giá trị như vàng bạc, trang sức... Bởi vì, nếu chôn theo những thứ quý giá, bọn trộm sẽ không ngại ngần mà tìm cách phá mộ. Tôi hỏi ông Nguyễn Công Đức: “Việc xây mộ và ướp xác của ông có phải là cách chơi ngông?”. Ông bảo, kỹ thuật ướp xác là một kỳ công của con người và đó cũng là một phần của văn minh nhân loại. Ông muốn nghiên cứu và thực hiện chỉ đơn giản thế thôi. Con người ông Đức thật lạ, thật đặc biệt. Không biết rồi xác ướp của vợ chồng ông Nguyễn Công Đức có nằm trong hầm mộ hay lại nằm một nơi nào đó trong hệ thống hang động phức tạp trong lòng những dãy đồi núi đá hùng vĩ này? Trở lại Hà Nội, tôi cứ băn khoăn về chuyện ông Đức xây mộ, ướp xác ông và vợ. Việc xây mộ, ướp xác ở ta không cấm, nhưng xây mộ, ướp xác thế nào để người đời không hiểu lầm về mục đích, động cơ của người bỏ tiền ra xây, là điều cần cân nhắc cặn kẽ để bảo đảm tiết kiệm, tránh lãng phí và theo những phong tục tập quán của dân tộc Một đại gia bỏ 15 tỷ đồng xây hầm mộ Chuẩn bị nơi yên nghỉ sau khi về cõi vĩnh hằng, ông Vũ Kha ở Hải Phòng đầu tư hơn 15 tỷ đồng để xây hầm mộ dưới hồ. Dù đang lâm vào thế phá sản, song ước vọng biến khu mộ của ông thành công trình của trăm, nghìn năm sau, để con cháu được chiêm ngưỡng vẫn nung nấu. Mộ phần của vợ chồng ông Vũ Kha nằm dưới hồ nước này. Ảnh: Công An Nhân Dân. Ngay khi thu gom xong mảnh đất rộng 3.000 m2 giữa trung tâm một quận ngoại thành với giá 9 tỷ đồng, ông Vũ Kha khăn gói quả mướp vào tận khu vực Núi Nhồi ở Thanh Hóa để tự tay chọn những khối đá đẹp nhất, đắt nhất. Đá xanh, đá đen đủ tiêu chuẩn phải là nguyên khối, nguyên tảng, không có đường vân dù chỉ nhỏ bằng sợi tóc, không có màu sắc pha tạp. Những khối đá này phải được khai thác thủ công, tức là dùng sức người đục đẽo tách ra khỏi núi, sau đó vận chuyển nhẹ nhàng xuống chân núi. Ông Kha không dùng đá khai thác bằng nổ mìn, bởi theo ông, những loại đá này sẽ om, sức bền không tốt. Chính việc chọn lựa, khai thác, tìm kiếm những loại đá đặc biệt này rất khó khăn nên giá cả của chúng rất đắt. Mỗi mét khối đá ông Kha mua ở khu vực núi Nhồi, tùy loại trắng, xanh, đen mà có giá từ 10 đến 30 triệu đồng. Đặc biệt, khối đá đen nặng 10 tấn làm tháp mộ, đối với ông Kha giờ đây là vô giá. Dù ai trả tiền tỷ cho khối đá này ông cũng lắc đầu. Trên cùng tháp đá đặt tượng bán thân ông Kha. Bức tượng này được đẽo chạm từ một khối đá đen tuyệt đẹp. Ông Kha kể rằng, để tượng đá của mình linh thiêng, ngày nào ông cũng yểm tâm vào đó. Mặt trước tháp đá là những dòng chữ khắc nội dung kể về tài năng cũng như những đóng góp của ông cho xã hội. Cách đây 5 năm, để mua được khối đá đen cực lớn, không có đường vân, không nứt nẻ, không pha tạp màu khác để làm tháp mộ này, ông phải bỏ ra 10 cây vàng, cộng với 15 cây vàng thuê mấy chục người cả tháng trời đục đẽo, trục khối đá ra khỏi núi rồi dùng xe tải hạng nặng chở từ Thanh Hóa ra Hải Phòng. Mộ phần của vợ chồng ông Vũ Kha nằm dưới hồ nước này. Ảnh: Công An Nhân Dân. Khối đá làm tháp mộ mà ông Kha đang sở hữu giá trị như vậy là vì loại đá đen chất lượng cao nhất chỉ có ở khu vực núi Nhồi, Thanh Hóa. Tuy nhiên, từ mấy năm nay chính quyền tỉnh Thanh Hóa đã cấm khai thác, nên các đại gia khác có tiền cũng không mua được. Sau khi vận chuyển được mấy trăm khối đá xanh, đá đen, đá trắng về Hải Phòng, ông Kha lên Hà Nội tuyển mộ những họa sĩ tài ba, những chuyên gia chạm khắc, tốt nghiệp ĐH Mỹ thuật, trong đó có 3 anh em họa sĩ Trần Minh Tuấn về nhà ông ăn ở, ngày đêm kẻ vẽ, chạm khắc, mài giũa tỷ mẩn từng viên đá theo ý tưởng của ông. Suốt 5 năm trời cần mẫn làm việc, khu trung tâm mộ mới hoàn thành. Đứng trong khuôn viên, nhìn lăng mộ không thấy sự hoành tráng, song ẩn sâu trong lòng đất là cả một sự kỳ công đầy nghệ thuật. Khu trung tâm phần mộ rộng chừng 200 m2, lẩn khuất sau những hàng cau vua rợp bóng. Cổng vào giản dị là hai cột đá đen. Mái cổng cũng là một tấm đá đen bóng. Toàn bộ phần diện tích khuôn viên trung tâm phần mộ đều được xếp bằng những khối đá trắng lớn, được mài giũa rất khít. Hầm mộ nằm sâu trong lòng đất 4 m, được bao bọc bởi những khối đá khổng lồ, mỗi khối nặng 2,6 tấn. Hầm mộ gồm hai ngăn, nơi sau này sẽ đặt hài cốt của vợ chồng ông Kha. Sau nhiều năm nghiên cứu các kỹ thuật ướp xác, bảo quản xương cốt, ông Kha nhận thấy rằng, nếu đem đốt xương cháy xém phần ngoài sẽ sinh cácbon. Mà cácbon là chất vĩnh cửu, do vậy sẽ có tác dụng bảo vệ xương rất tốt (chẳng hạn, những khúc củi cháy dở nằm trong lòng đất hàng vạn năm không phân hủy). Ông Kha là nhà khoa học nên hiểu biết rất kỹ về lĩnh vực này. Khi nào vợ chồng ông tạ thế, đám con cháu sẽ đốt xác bố mẹ theo hướng dẫn của ông, sau đó sẽ đặt xương cốt xuống hầm mộ. Muốn đặt xương cốt xuống, phải rút hết nước trong hồ. Dưới đáy hồ lộ ra những phiến đá lớn. Nhấc những phiến đá này lên sẽ lộ ra nắp hầm mộ. Những phiến đá và nắp hầm mộ bằng đá xanh nguyên khối này được các chuyên gia mài giũa chi tiết đến nỗi khi đặt khít vào nhau, không cần chất kết dính gì, vậy mà bơm nước ngập vào mấy năm nay vẫn không thấm một giọt nước nào. Vị đại gia này muốn xương cốt của mình nằm vĩnh hằng dưới một lớp nước để tạo sự kín đáo, yên tĩnh và cũng để con cháu đời sau được tự hào về khả năng của cha ông mình. Ông Kha khẳng định, ngôi mộ này là sáng tạo của ông, không “đụng hàng” bất cứ ngôi mộ nào trên thế giới. Ngoài trung tâm mộ phần thì những thiết kế bằng đá trong quần thể lăng mộ cũng là những kiệt tác. Đáng kể nhất phải kể đến công trình mà ông gọi là “vườn treo Babylon”. “Vườn treo” gồm 3 bậc sàn bằng đá, 24 cột đá và một mái đá rất lớn. Tất cả được chạm khắc tinh tế, chi tiết, đầy tính nghệ thuật và mang tính cách điệu cao. “Vườn treo Babylon” là nơi nghỉ ngơi, thưởng trà, bàn luận sau khi du khách tham quan “Cụm văn hóa đồ đá” đặc biệt này. Ông Kha còn lấp lửng kể rằng dưới lòng đất có một hệ thống đường hầm dẫn đến hầm mộ. Tuy nhiên, đây là bí mật mà ông chưa muốn tiết lộ. Theo ông Kha, toàn bộ đầu tư cho khu vực lăng mộ mà ông gọi là “Cụm văn hóa đồ đá” này, tính cả tiền mua đất, đã lên đến gần 1 triệu USD. Còn vô vàn những ý tưởng, những công trình ông ấp ủ, như xây dựng đôi rồng đá, mỗi con nặng chừng 10 tấn, đầu chầu cổng mộ phần, đuôi vẫy sau tháp mộ. Ông Kha còn muốn xây dựng một tháp đá giống như tháp bút trước đền Ngọc Sơn (Hà Nội), một cổng đá như cổng di tích Ngọ Môn ở Huế. Tại ngôi tháp đá khổng lồ sẽ có một đầu rồng bằng đá được lắp môtơ để liên tục quay bên nọ, ngó bên kia, đuôi cũng phải vẫy vẫy và mắt rồng luôn chớp chớp trong bóng đêm. Ông Kha là một nhà khoa học, từng sáng tạo nhiều công trình khoa học có giá trị trong lĩnh vực kỹ thuật nên việc đó đối với ông không có gì khó. Theo ông, để biến ngôi mộ thành “Cụm văn hóa đồ đá” hoàn chỉnh như ý muốn của ông, ước chừng ngốn thêm khoảng 5 tỷ đồng nữa. Tuy nhiên, công việc đang triển khai thì công ty của ông lâm vào cảnh phá sản. Vì mặt hàng ông sản xuất không đấu lại được với hàng hóa Trung Quốc tràn vào Việt Nam. Hơn nữa toàn bộ trụ sở doanh nghiệp rộng mấy nghìn mét vuông giữa trung tâm thành phố bị thu hồi do nằm vào khu vực quy hoạch. Mặc dù đang lâm vào cảnh khó khăn về kinh tế, song ước vọng biến khu mộ của ông thành công trình của trăm, nghìn năm sau, để con cháu được chiêm ngưỡng vẫn nung nấu và ông quyết tâm hoàn thành trước khi rời xa thế giới này. Ông cho biết, một người con là doanh nhân ở nước ngoài sẽ quyết tâm hỗ trợ tiền bạc để ông hoàn thành tâm nguyện cả đời của mình, đó là xây dựng lăng mộ với cái tên gọi “Cụm văn hóa đồ đá” độc đáo nhất Việt Nam. Những ngôi mộ bạc tỷ Mảnh đất rộng gần 50.000m2, có giá nhiều tỉ đồng, nằm giữa trung tâm làng Phương La (xã Thái Phương, Hưng Hà, Thái Bình), được đại gia Trần Văn Sen mua... để xây lăng mộ. Theo thiết kế, lăng mộ này cao 23,39m, gồm 3 tầng chính và một tầng áp mái, ngoài ra còn có tầng hầm sâu 4,2m. Lăng mộ đang xây dở của họ Trần ở làng Phương La. Làng Phương La, hay còn có tên làng Mẹo (xã Thái Phương, Hưng Hà, Thái Bình), nổi tiếng cả nước với nghề dệt đũi lâu đời. Dọc làng là những biệt thự xây đủ kiểu cách, màu sắc. Những nhà xưởng ngày đêm ầm ầm tiếng máy dệt, công nhân tấp nập đi về. Ngôi mộ cụ Tổ họ Trần Mảnh đất đẹp nhất, rộng gần bằng 7 lần mặt cỏ sân vận động tiêu chuẩn quốc tế, nằm giữa trung tâm làng, ngay cạnh chợ có giá nhiều tỉ đồng được đại gia Trần Văn Sen mua lại từ nhiều gia đình trong làng. Người dân thấy sự lạ thì đặt câu hỏi: Sao ông Sen không xây dựng công ty trong khu công nghiệp của làng, lại đi mua tới 50.000m2 đất giữa làng, tốn kém bao nhiêu tỉ bạc? Nhưng rồi, tại khu đất rộng 50.000m2 đã mọc lên một công trình lăng mộ khổng lồ. Mặc dù công trình mới chỉ xây thô được một tầng, song những người được chứng kiến đều khẳng định: công trình lăng mộ này sẽ lớn nhất Việt Nam! Tôi về làng Phương La vào lúc trưa nắng chang chang, thế nhưng, mấy chục thợ xây vẫn miệt mài làm việc để đạt tiến độ công trình mà dòng họ này giao. Trên các bức tường treo rất nhiều tấm biển lớn với những dòng chữ: “Xây dựng di tích phải tuyệt đối an toàn”; “Những cán bộ công nhân viên, ai có thành tích được khen thưởng, ai có lỗi phải xử lý nghiêm minh”; “Cán bộ công nhân viên xây dựng phải chấp hành nghiêm các quy trình quy phạm và an toàn lao động”... Rồi thì khẩu hiệu thường thấy ở những công trường xây dựng lớn: “An toàn là bạn, tai nạn là thù” treo khắp nơi. Tôi không biết phải gọi công trình này là đền hay lăng mộ, bởi mỗi người dân nơi đây gọi một kiểu, nói một cách. Ngày xưa, tại địa điểm này có một ngôi đền nhỏ có tên Đền Nhà Ông thờ tổ họ Trần, giờ người trong dòng họ này phá đi xây lại nên vẫn tôn trọng gọi là Đền Nhà Ông. Còn theo lý giải của người dân, trong công trình này sẽ chứa hài cốt của các bậc tổ tiên và những người trong dòng họ, mỗi ông tổ, người chết đều có một khu thờ tự riêng nên nó có hơi hướng giống một khu lăng mộ. Tóm lại, công trình này là sự kết hợp của cả hai thể loại đền và mộ nên gọi thế nào cũng được. Tác giả xin tạm gọi là lăng mộ. Mặc dù lăng mộ mới xây thô được một tầng, song đã rất hoành tráng. Phần móng của lăng mộ ăn sâu xuống lòng đất 4,2m, được đổ bêtông kín đặc tạo thành tầng hầm rất rộng. Phần móng nổi lên mặt đất của lăng mộ cao 2,5m. Tiếp theo phần móng là đến thân lăng mộ thu hẹp lại một chút. Đứng từ dưới nhìn lên, thấy mái lăng mộ gồm ba lớp bêtông xếp chồng lên nhau, đua ra ngoài phủ thân lăng mộ. Lớp bêtông trên cùng dày 1m, hai lớp dưới mỗi lớp dày chừng 0,5m. Đứng bên ngoài trông tưởng rằng mái của công trình lăng mộ này là để chống lại bom tấn, kỳ thực, mái bêtông đó được đổ rỗng ruột để giảm trọng lượng. Phía trước lăng mộ có hai lối lên, mỗi lối gồm 12 bậc thềm dẫn lên hiên mộ. Riêng phần hiên này có thể dùng làm sân khấu hoành tráng. Đường vào lăng mộ gồm 3 cửa chính rất lớn, theo cánh thợ xây, sẽ có những tấm cửa nặng nhiều tấn để bảo vệ công trình. Toàn bộ công trình lăng mộ này là một khối bêtông sắt thép đồ sộ. Những phần xây gạch chỉ có tác dụng kết nối các mảng bêtông cốt thép dày cả mét. Anh Trần Văn Thanh, người giám sát xây dựng dẫn tôi đi tham quan phía trong lăng mộ. Không gian tầng trệt lăng mộ rộng mênh mông. Để đỡ khối bêtông có lẽ đến gần ngàn tấn, tôi đếm có đến 6 dãy cột trụ bêtông, mỗi dãy gồm 7 cột. Tổng cộng có 42 cột to lừng lững. Trong phòng lại có 3 cầu thang dẫn lên tầng trên. Tại tầng trệt có hầm mộ lưu trữ hài cốt của cụ tổ dòng họ. Ngay trên hầm mộ đó sẽ là bàn thờ chính, còn hai bên hông của căn phòng được xây thành những ô nhỏ, mỗi ô rộng khoảng 6m2, xây chồng lên nhau từ đáy phòng lên tận áp mái. Mấy chục ô này sẽ là những bàn thờ, thờ những người đã khuất. Tầng hầm lăng mộ như một lô cốt khổng lồ ẩn sâu trong lòng đất với 25 căn phòng, gồm 20 phòng thông nhau, 4 phòng xây kín và một phòng hội trường rộng mênh mông. Những kỹ sư, thợ xây và cả chị Trần Thị Lý, là người trong họ được phân công trông coi lăng mộ cũng không biết 20 phòng thông nhau để làm gì, chỉ biết 4 phòng kín là kho chứa vật dụng, tài sản, còn phòng lớn nhất để hội họp. Tổng diện tích sàn một của lăng mộ rộng tới 740m2. Theo câu chuyện vui của đám thợ xây, nếu có chiến tranh, bom rải thảm ở làng Phương La thì các cụ họ Trần vẫn đàng hoàng ngồi họp hành bàn việc họ! Anh Thanh, người giám sát lăng mộ lôi hai tập hồ sơ thiết kế dày cả trăm trang khổ giấy Ao cho tôi xem. Theo anh, đây chỉ là hồ sơ tổng thể, còn hồ sơ chi tiết phải dày hơn ngàn trang. Nói về việc ông chủ đầu tư của dòng họ này cất công đi tìm thiết kế cho công trình lăng mộ tâm huyết của mình cũng thật lắm gian nan. Đại gia Trần Văn Sen trong một chuyến đi tham quan các công trình kiến trúc lịch sử của Trung Quốc chợt nhận ra rằng, dòng họ Trần ở Trung Quốc làm đền thờ, lăng mộ to quá, vĩ đại quá, ông thấy tủi cho họ Trần của mình ở quê nhà chỉ có cái Đền Nhà Ông thờ tổ Trần Hoàng Nghị bé tẹo. Đại gia này về nhà bàn bạc với dòng họ và cả họ đều sôi nổi khẳng định: “Có cụ tổ Nghị thì mới có cụ Trần Thủ Độ, mà cụ Độ là người sáng lập triều Trần, cụ có vai trò rất quan trọng trong việc lãnh đạo dân tộc đánh tan quân Nguyên - Mông lần thứ nhất. Công của cụ Nghị, cụ Độ với đất nước này to lắm, nên phải làm cho ra trò để con cháu trông vào tấm gương lớn mà noi theo”. Cũng xin nói thêm rằng, lăng mộ đang xây dựng này là của con cháu họ Trần mà cụ tổ là Trần Hoàng Nghị. Theo sử cũ ghi lại, cụ Nghị có công lập ra làng Phương La, đem nghề dệt đũi về làng và sinh ra 3 người con là Trần An Bang, Trần An Quốc và Trần An Hạ. Cụ Bang chính là Thái sư Trần Thủ Độ, người có câu nói nổi tiếng: “Đầu thần chưa rơi xuống đất xin bệ hạ đừng lo”, khi vua tôi nhà Trần lo lắng về sự xâm lược của quân Nguyên. Việc con cháu họ Trần ở làng Phương La có đích xác là con cháu của cụ tổ Trần Hoàng Nghị, người sinh ra Thái sư Trần Thủ Độ hay không tác giả không dám khẳng định. Nhưng việc họ Trần đang xây lăng mộ để chứa hài cốt và thờ phụng cụ Nghị cùng tổ tiên họ Trần là rõ ràng. Để dòng họ được rạng rỡ, con cháu đời sau không quên công lao của các cụ tổ, đại gia Trần Văn Sen đã bỏ công tham khảo rất nhiều công trình lăng mộ trên thế giới. Ông thuê chuyên gia nước ngoài thiết kế công trình lăng mộ của dòng họ cao tới 51m, gồm 6 tầng chính và một tầng hầm, một tầng áp mái, theo những hình thức, kiến trúc Trung Quốc và có cải tiến cho hợp với văn hóa Việt Nam. Tham vọng của ông và dòng họ là xây lăng mộ thật to, thật cao, để người đứng bên kia sông Hồng, thuộc đất Hà Nam và các xã xung quanh cũng phải nhìn thấy rõ mồn một Bản thiết kế lăng mộ do các chuyên gia Pháp thiết kế Công trình lăng mộ là những khối bêtông đồ sộ, rất nặng, hơn nữa nền đất ở khu vực này yếu nên mới chỉ xây được một tầng thì đã có biểu hiện lún. Ông Sen mời các chuyên gia của Pháp về tận nơi thực địa, nghiên cứu và khuyên chỉ nên làm 3 tầng cho hài hòa với cảnh vật xung quanh. Vả lại, việc xây dựng lăng mộ quá cao trên nền đất yếu sẽ không được bền vững lại rất nguy hiểm. Vậy là, việc thiết kế lại được giao cho các chuyên gia Pháp của Công ty Thiết kế kiến trúc và Thương mại Việt Pháp T - GROUP, trụ sở 34, Láng Hạ, Hà Nội. Theo hồ sơ thiết kế của công ty này thì lăng mộ sẽ cao 23,39m, gồm 3 tầng chính và một tầng áp mái, trong đó tầng trệt cao 10,69m, tầng hai 5,5m, tầng ba cao 4,5m và tầng áp mái cao 2,7m, ngoài ra còn có tầng hầm sâu 4,2m. Qua hồ sơ thiết kế có thể hình dung được bề ngoài của lăng mộ. Mái tầng một của lăng mộ sẽ có đôi rồng khổng lồ chầu vào chiếc “bánh xe lịch sử” ở trung tâm mặt trước lăng mộ. Những tầng trên, các mái dốc đều có rồng chầu mặt nguyệt. Hình thù rồng, mặt nguyệt cùng các hình vẽ, hình khắc đều được sự tư vấn của các nhà sử học để cho phù hợp với văn hóa đời Lý và đời Trần (vì cụ Nghị lập làng thời Lý, còn cụ Độ làm rạng danh dòng họ thời Trần). Bề mặt lăng mộ sẽ được ốp đá cẩm thạch tạo sự cổ kính, linh thiêng. Hiện tại, không ai biết để hoàn thiện lăng mộ này sẽ tốn kém bao nhiêu tiền của. Ngay cả cụ Trần Văn Thoan, chú ruột của đại gia Trần Văn Sen, là người có vai vế nhất trong dòng họ, được phân công chỉ đạo công trình cũng không nắm được chi phí cho việc xây dựng lăng mộ này là bao nhiêu. Tất cả ximăng, sắt thép đều do đại gia Sen chỉ đạo mua ở tận đẩu tận đâu, rồi từng đoàn xe tải rầm rập chở về. Các kỹ sư, thợ xây cứ việc trộn vật liệu, ghép sắt thép vào mà đổ bêtông, mà xây như thiết kế, xây thật chắc chắn. Công việc xây dựng cũng vô cùng kỳ công. Từ tháng 6/2002 công trình khởi công, vậy mà đến nay, đã 4 năm trôi qua, 40 công nhân, kỹ sư ăn ngủ trong 6 gian nhà tạm dựng lên gần đó, làm việc chăm chỉ mà mới chỉ xong được một tầng hầm và một tầng trệt xây thô. Không biết bao giờ mới xong 2 tầng còn lại, rồi hoàn thiện nội thất, ngoại thất, rồi còn quần thể các công trình xung quanh lăng mộ trên diện tích 50.000m2. Để hoàn thiện công trình đặc biệt này, chắc cũng phải tính thời gian bằng thập niên. Tuy nhiên, theo anh Thanh, riêng tiền công trả cho thợ xây (mà xây mới xong phần thô của tầng hầm và tầng trệt) đã là 1 tỉ đồng. Cứ theo cách tính toán thông thường của những thợ xây nghiệp dư qua 1 tỉ đồng tiền công, thì tổng đầu tư bước đầu cho công trình lăng mộ này đã phải là nhiều tỉ đồng. Theo chị Trần Thị Lý, ngoài lăng mộ chính thì trên diện tích 10.000m2 của tổng khu đất 50.000m2 sẽ xây dựng vô vàn công trình kiến trúc khác nữa, có thể là quần thể đền mộ nhỏ hơn của từng gia đình, công viên, các khu sinh hoạt văn hóa, các công trình kiến trúc mô tả đời sống thời Lý - Trần... Cụ Trần Văn Thoan thì cho biết, việc mở rộng xây dựng quần thể lăng mộ ra diện tích 50.000m2 cũng đã bàn tới. Có thể sẽ đào một cái hồ lớn để tạo phong thủy cho quần thể lăng mộ. Những thông tin chính về quy hoạch cũng như đầu tư tài chính cho quần thể lăng mộ họ Trần thì đại gia Trần Văn Sen giấu kín, không ai được biết, kể cả người trong dòng họ. Ngoài công trình đại lăng mộ này ra thì làng Phương La cũng đã có một số công trình cho người âm trị giá bạc tỉ. Khỏi phải nói đâu xa, cách lăng mộ họ Trần độ 100m, cũng giữa ngôi làng của những tỉ phú mà đất đắt như vàng, công trình lăng mộ hoành tráng của họ Lê cũng đang mọc lên. Cấu trúc của lăng mộ này cũng nhiều phần giống lăng mộ họ Trần, cũng có tầng hầm kín đáo, vững chãi sâu dưới lòng đất. Theo người dân, khi hoàn thiện nó cũng tốn cỡ 2,5 tỉ đồng. Việc đầu tư tài chính vào công trình lăng mộ đều từ các đại gia, cán bộ, quan chức đang công tác ở nơi khác, do vậy họ không muốn tiết lộ nên cũng chẳng ai biết, thậm chí, ông Trần Duy Đông, Chủ tịch xã Thái Phương cũng không nắm được bất cứ thông tin gì (ngoài việc nhìn thấy bằng mắt) về việc xây lăng mộ của họ, họ có tiền thì họ cứ làm, ông không bình luận. Tôi đã chịu khó tìm hiểu về chuyện xây dựng lăng mộ của các tỉ phú, các đại gia và cho đến nay vẫn chưa được chứng kiến một công trình lăng mộ nào mà quy mô và mức độ tốn kém có thể so sánh với công trình lăng mộ của họ Trần ở làng Phương La. Ở Bình Dương, có ông Huỳnh Phi Dũng đang xây dựng một khu nhà thờ đặt tên là Đại Nam Quốc Tự quy mô còn lớn hơn nhiều. Nhưng đó không phải là lăng mộ. Hai ngôi mộ dòng họ Vũ Ngôi mộ tổ dòng họ Vũ ở Chí Linh, Hải Dương được xây toàn đá xanh, đá trắng nguyên khối. Các đại gia họ Vũ đặt mua những loại đá này tận trong Thanh Hóa, rồi thuê 37 thợ chạm Ninh Bình ngày đêm đục đẽo để biến những khối đá thành các hình khắc, hoặc vuông vức, xếp khít với nhau. Toàn cảnh khuôn viên mộ cụ bà Nguyễn Thị Đức, mộ tổ của dòng họ Vũ ở Chí Linh, Hải Dương Một dòng họ cũng rất nổi tiếng trong việc xây mộ, đó là họ Vũ, mà thủy tổ ở đất Hải Dương. Người trong họ này xây dựng mộ không khoa trương, không tầng nọ, tầng kia, không lòe loẹt xanh đỏ, song nói về mức độ tốn kém thì cũng thuộc "tốp" những ngôi mộ tiền tỉ. Nhắc đến cái tên Trần Văn Khá thì người dân khắp huyện Chí Linh, Hải Dương đều biết. Anh Khá nổi tiếng không phải giàu có, tài năng đặc biệt gì, mà vì đã phát hiện ra ngôi mộ tổ họ Vũ, rồi bị “ma” hành làm cho khốn khổ một thời gian dài. Giờ đây, anh lại càng nổi tiếng hơn vì là người trông coi ngôi mộ đắt tiền nhất tỉnh Hải Dương. Người dân xung quanh thường tò mò tìm đến xem ngôi mộ, họ phải nhờ anh mở cổng, hỏi anh những câu chuyện xung quanh ngôi mộ này nên ai cũng biết đến anh. Ngôi làng Kiệt Thượng (Văn An, huyện Chí Linh, Hải Dương) nằm ngay chân đê, với những ngôi nhà mái ngói lúp xúp, mái bằng thấp lè tè lẫn trong những rặng tre. Ngôi mộ tổ họ Vũ nằm ngay đầu làng, cạnh cánh đồng, không cao to lừng lững, nhưng sáng choang màu đá, rất sang trọng. Anh Trần Văn Khá dáng người gầy còm, hay chuyện. Nhưng khi hỏi về chuyện đào thấy ngôi mộ tổ họ Vũ ra sao thì cứ chối đây đẩy, không muốn nhắc đến nữa. Theo anh, ngôi mộ là sự ám ảnh suốt đời anh và gia đình anh cũng như cả làng Kiệt Thượng. Nó làm anh nổi tiếng, song cũng làm anh khốn đốn suốt mấy năm trời. Cha mẹ mất đi, chỉ để lại cho anh Trần Văn Khá túp lều tranh xơ xác bên cánh đồng. Lấy vợ, anh Khá tự đóng gạch, ước nguyện xây cho mình một ngôi nhà bằng bạn bằng bè. Tuy nhiên, 7 năm trời hì hục nhào đất đóng gạch, 7 lần dựng lò đốt gạch trên mảnh vườn nhà mình thì 7 lần giông bão, sấm chớp nổi lên đùng đùng, mưa như trút nước, làm sập lò, nát hết gạch. Năm 1993, chán đốt gạch, anh Khá quyết tâm đào mảnh vườn đó làm ao thả cá. Bữa ấy, có 5 người nữa là anh em trong nhà tập trung đào hộ. Đang đào đất thì chạm phải vật cứng, màu trắng như phiến đá lớn. Thế nhưng, bổ ra thì thấy không phải đá mà là một loại hợp chất vôi và mật. Nghĩ vớ được mộ cổ của người Trung Quốc, bên trong sẽ có nhiều vàng bạc nên mấy người bàn tính lấp lại, để đêm ra bới sau, chứ bới ngay lên, thấy nhiều vàng quá dân xúm lại đòi chia thì chẳng ăn thua gì. 12h đêm hôm đó, 6 người hì hục đào bới, phá lớp hợp chất vôi và mật, bẩy tung nắp hầm mộ. Tuy nhiên, một sự kiện lạ diễn ra, 6 người hì hục dùng xà beng bẩy, dùng dây thừng và đòn ráng sức khiêng, song chiếc quách vẫn không nhúc nhích, nặng như khối bêtông, chân tay ai cũng có cảm giác bủn rủn. Sợ quá, anh Khá liền thắp hương khấn: “Cụ cho con đưa cụ về mả của làng để cụ được siêu thoát”. Không ngờ, khấn xong, mọi người xúm vào khiêng thấy không nặng như trước nữa. Bật nắp áo quan, thấy nước trong vắt, thi thể cụ bà vẫn nguyên vẹn, mùi hương lan tỏa, nhưng mò mẫm mãi chỉ thấy mấy đồng trinh bằng đồng, chiếc bát con và vài món đồ tùy táng không mấy giá trị. Sáng ra, anh Khá báo cáo chính quyền. Từ bấy, nhà anh Khá lúc nào cũng đông như hội, người dân khắp nơi kéo đến xem ngôi mộ hợp chất. Các nhà khoa học từ các cơ quan chuyên môn trên Hà Nội cũng về tìm hiểu cặn kẽ ngôi mộ 1.200 năm tuổi này. Anh Khá khẳng định, anh là người bạo dạn nhất làng, từ bé đã không biết sợ tối, sợ ma. Anh kể: Hồi thanh niên, đêm nào anh cũng úp cá, soi ếch ngoài đồng, trong nghĩa địa làng. Có lần, nửa đêm ngồi trên nóc ngôi mộ mới chôn xem mặt mũi con ma thế nào, nhưng tuyệt nhiên không gặp. Anh không tin trên đời lại có ma. Thế nhưng, sau ngày đào phải ngôi mộ hợp chất, suốt 3 tháng 10 ngày, đêm nào cũng vậy, cứ rùng mình một cái, tỉnh dậy, lại thấy hình người mặc áo trắng đứng ở đầu giường. Tay chân nhìn rõ mồn một, nhưng khuôn mặt không nhìn thấy đâu. Từ rất xa văng vẳng vọng đến câu nói: “Mày phá nhà tao, mày trả lại nhà tao...”. Lần nào anh Khá cũng kêu vợ cứu, nhưng chị vợ sợ "vãi linh hồn", cứ trùm chăn kín mít. Cô con gái và người chị gái cũng mấy lần sợ chết khiếp khi mơ thấy hình người mặc áo trắng lướt đi ngoài sân. Câu chuyện này là anh Khá kể, tôi thì chẳng tin chuyện có ma, vì tôi chưa gặp ma bao giờ, chỉ biết rằng, sau đó anh Khá trở nên lơ nga lơ ngơ, không biết gì suốt mấy tháng trời. Cả ngày anh chỉ ngồi như một khúc gỗ, hiền như củ khoai, đôi mắt vô hồn, không tự ăn uống, không tự vệ sinh được. Chị vợ phải chăm sóc cho anh như một đứa trẻ. Có thời gian anh Khá tỉnh táo, sợ quá bỏ vào Bình Dương sinh sống. Tuy nhiên, đêm nào anh cũng dựng tóc gáy vì... thấy "ma" (?!). Không trốn được “ma”, anh lại trở về, rồi nghe thầy cúng, thầy bói hướng dẫn, anh vay nóng 5 triệu đồng với lãi suất 5%/tháng để xây lại mộ, xây miếu cho bà cụ. Thế nhưng, xây xong rồi mà đêm vẫn gặp “ma”, thầy bói lại bảo phải đập ra xây lại, anh Khá tiếp tục làm theo. Anh Khá kể, suốt 2 năm trời sau đó, ngày đêm anh thắp hương, cúng khấn ngoài mộ nên mới được yên thân. Tất cả tài sản của bà cụ, từ những tấm quách (mà có người trả 5 triệu anh Khá chưa bán vì chê rẻ, sau khi gặp “ma” thì không dám bán nữa), đến những đồng trinh, mẩu gỗ nhỏ xíu bằng ngón tay của bà cụ anh cũng đem ra mộ chôn tất. Năm 2003, hai đại gia là Vũ H. và Võ Văn H. tìm về nhà anh Khá và bảo người dưới mộ là bà Nguyễn Thị Đức, thân mẫu của cụ Vũ Hồn, tổ nhà các anh, hiện đang thờ ở làng Mộ Trạch (Tân Hồng, Bình Giang, Hải Dương). Hai đại gia cũng đề nghị anh Khá ra giá mảnh đất 306m2, nơi có ngôi mộ của cụ Đức. Anh Khá bảo, lúc đó đòi cả trăm triệu hai đại gia này cũng mua, nhưng nghĩ đến ngôi mộ anh đã lạnh sống lưng nên chỉ ra giá 25 triệu đồng. Tất nhiên, hai đại gia này đồng ý ngay, không một lời bớt xén. Sau ngày hôm đó, anh Khá trở thành người giám sát việc xây mộ giúp hai đại gia, nấu nướng, phục vụ 37 thợ xây, thợ chạm khắc đá từ mãi Ninh Bình ra ăn ở, làm việc suốt 1 năm trời. Thỉnh thoảng cũng có từng đoàn người với xe lớn, xe bé sang trọng kéo về chật làng, song anh cũng chỉ biết họ là con cháu họ Vũ. Ngôi mộ được xây bởi những chất liệu vĩnh cửu, gồm toàn đá xanh, đá trắng nguyên khối. Để có được loại đá đặc biệt này, các đại gia phải đặt mua tận trong Thanh Hóa, rồi từng đoàn xe trọng tải lớn rầm rập chở về Chí Linh. 37 thợ chạm khắc lành nghề ở Ninh Bình dựng lều, ngày đêm đục đẽo chan chát để biến những khối đá thành các hình khắc, hoặc vuông vức, xếp khít với nhau. Công trình này được xây dựng chắc chắn, cẩn thận đến nỗi tường bao xung quanh cũng được đổ toàn bằng bêtông cốt thép. Riêng 4 bức tường đã ngốn hơn 1.000 bao ximăng cùng với hàng chục tấn sắt phi 16. Tuy nhiên, chi phí xây cả 4 bức tường đó cũng chỉ bằng cái lư hương bằng đá, hoặc một cái cột đá nguyên khối chạm trổ tinh tế nặng vài tấn. Toàn bộ khu sinh phần là một khối đá khổng lồ, chôn xuống lòng đất 1,7m, bề mặt rộng 30m2. Để chống lún, người ta đã đào sâu xuống lòng đất, đầm nện chắc chắn, sau đó đổ một lớp bêtông rộng vài chục mét vuông, rất dày làm móng, sau đó mới xây khuôn đặt hài cốt và xếp các khối đá, mỗi khối nặng 1,3 tấn khít vào nhau. Các khối đá được mài giũa kỳ công đến nỗi khi xếp vào khít chặt với nhau. Những khối đá này được phết chất kết dính là liền luôn thành một khối đá lớn. Cả khu sinh phần đã biến thành một khối đá khổng lồ nặng cả trăm tấn. Đứng bên ngoài trông vào, thấy ngôi mộ cụ bà Nguyễn Thị Đức có vẻ giản dị, song anh Khá bảo, chỉ nhẩm tính đơn giản cũng thấy ngôi mộ này phải tốn hàng tỉ đồng. Con số chi phí xây dựng ngôi mộ này là bao nhiêu, hai tỉ phú Vũ H. và Võ Văn H. không tiết lộ, song theo ông Vũ Hồng Khánh (Hải Phòng), một người họ Vũ đã theo sát việc xây ngôi mộ tổ này thì riêng hai đại gia trên đây đã quyên góp 1,5 tỉ đồng, chưa kể nhiều người khác nữa, vì thế ngôi mộ phải tốn chừng 2 tỉ đồng (?!). Việc xây dựng ngôi mộ hiện vẫn chưa dừng ở đó. Theo anh Trần Văn Khá, mấy cụ già họ Vũ đã nhiều lần về gặp anh để bàn bạc, thỏa thuận việc mua lại toàn bộ diện tích đất ở và đất ruộng xung quanh ngôi mộ tổ này, kể cả ngôi nhà anh đang ở, với tổng diện tích 3.000m2. Theo mấy cụ già họ Vũ bàn bạc thì họ đang tính toán sẽ xây dựng tiếp miếu thờ, nhà khách, phòng họp cùng hàng loạt công trình nữa phía ngoài khuôn viên ngôi mộ, trên diện tích đất mua lại của anh Khá để trông nom, bảo quản và hương khói cho cụ tổ. Việc bàn bạc còn chưa được ngã ngũ vì anh Khá muốn có khoản tiền đủ mua đất rồi xây nhà ra mặt đường hoặc thị trấn để buôn bán, còn những người trong họ Vũ thì muốn đập ngôi nhà khang trang anh vừa xây cạnh mộ ra để xây lại cho hài hòa hơn với cảnh vật xung quanh, rồi muốn gia đình anh tiếp tục sinh sống ở đây để trông nom mộ, vì họ chỉ tin tưởng anh. Anh Khá không thích thế vì anh đã quá mệt mỏi với cảnh nơm nớp lo sợ kẻ trộm lẻn vào mộ đào mất cục đá, hay bê mất cái đầu rồng, cái lư hương thì đến là mệt, bởi mỗi cục đá ở đây cũng có giá cả triệu đồng. Hơn nữa, bán hết ruộng đất mà vẫn sống ở đây thì không biết lấy gì mà ăn. Mộ tổ họ Vũ quả thực độc đáo và tốn kém khủng khiếp, song vẫn chưa thấm vào đâu so với ngôi mộ của một chút chít của tổ Vũ Hồn, đó là ngôi mộ của đại gia Vũ Kha, một đại tỉ phú nổi danh một thời của Hải Phòng. Tôi quen biết với đại gia Kha từ mấy năm nay, song cũng phải bỏ công thuyết phục mãi đại gia này mới cho tận mắt nhìn thấy khu mộ mà ông đã xây sẵn cho mình. Theo ông Kha, tôi là người bạn duy nhất mà ông cho xem mộ, còn ngoài những người trong gia đình, kể cả đồng nghiệp, những người sống gần đó, những cán bộ quản lý văn hóa cũng không biết công trình mộ kỳ công, tốn kém gần triệu USD của ông. Vòng vèo qua những con ngõ lớn vùng ngoại ô thành phố Hải Phòng, chiếc cổng sắt cực lớn, có hai tay cầm là chiếc vòng sắt, xỏ vào hai lỗ mũi sư tử hiện ra trước mắt ở cuối ngõ. Hai bên ngõ là hai bức tường dài, cao, bao quanh những dãy nhà quay mặt về hướng khác, do vậy, khu vực này là đường cụt, hoàn toàn yên tĩnh, không có bóng người qua lại. Chiếc Ford cáu cạnh vừa lọt vào cổng, người giúp việc chạy ra đóng ngay lại và khóa chặt. Tôi không có cảm giác ớn lạnh như khi đi vào những khu mộ, nghĩa địa khác, ngược lại có cảm giác như đi vào một khu vực thanh tịnh với những công trình văn hóa hết sức đặc sắc, thể hiện một tâm hồn tài hoa, rất đặc biệt của gia chủ. Ông Kha không muốn gọi nơi đây là ngôi mộ, lăng mộ hay quần thể mộ mà ông muốn gọi là “Cụm văn hóa đồ đá”. Theo lời giải thích của ông, nếu gọi là ngôi mộ thì trong tương lai không xa có thể người ta sẽ đập phá không thương tiếc vì một ngôi mộ của một cá nhân mà tốn kém đất đai, tiền bạc như thế là không cần thiết, vả lại nếu gọi là mộ sẽ tạo không khí nặng nề, u ám cho người sống xung quanh và cho người đến tham quan sau này. Nếu gọi là “Cụm văn hóa đồ đá” sẽ tạo sự gần gũi và có giá trị quần chúng, giá trị xã hội hơn. Ước vọng của đại gia này là 100 năm sau, công trình lăng mộ của ông sẽ biến thành một công trình văn hóa đặc sắc được con cháu trong dòng họ, nhân dân địa phương bảo vệ, các nhà khoa học, các nhà văn hóa thường xuyên lui tới để khám phá, nghiên cứu, học hỏi. Tôi bảo: “Liệu xây mộ tốn kém quá mức như vậy có cần thiết không? Có lãng phí quá không?”, thì đại gia này lý luận: “Nếu các vị vua của Ai Cập không xây mộ cho mình thì con cháu ngàn đời sau sao có công trình Kim Tự Tháp kỳ vĩ mà ngắm”. Cách đây chục năm, người dân Hải Phòng không ai không biết đến đại gia Vũ Kha. Ông không những là một nhà khoa học với hàng trăm công trình có giá trị mà còn là giám đốc một doanh nghiệp hàng đầu của Hải Phòng thời bấy giờ. Trong căn phòng làm việc rộng mênh mông của ông ở trung tâm thành phố, tôi thấy treo khắp nơi toàn là bằng khen, mười mấy cái huy chương vàng cho các loại sản phẩm mà ông sáng tạo, sản xuất cung ứng cho thị trường. Công việc thuận lợi, tiền nhiều không kể xiết, mà lại đã tuổi ngoài 60, không biết tiêu tiền thế nào cho hết, nên ông nghĩ ra chuyện xây lăng mộ cho hai vợ chồng yên nghỉ sau này. Ông Kha đã xem khắp khu vực thành phố Hải Phòng suốt mấy năm trời mới chọn được mảnh đất này, vì theo ông, ngoài việc có phong thủy tốt, nó còn rất yên tĩnh. Năm 2003, ông gặp tất cả những hộ dân xung quanh mảnh đất thỏa thuận, ngã giá mua lại để mảnh đất được rộng rãi, vuông vức. Ông Kha cho các hộ dân ra giá và dù họ có đòi đắt cỡ nào, ông cũng vui vẻ mua. Mảnh đất rộng 3.000m2 nằm giữa một quận ngoại thành được tỉ phú Vũ Kha mua với giá 9 tỉ đồng.^:lol:^ Nguồn: bao cong an nhan dan
  25. Trong địa lý dương trạch, rất hiếm sách đề cập đến những căn nhà bị phục ngâm hoặc những căn nhà bị phản ngâm, ngoại trừ tập Địa lý toàn thư và Trạch vận tân án có đề cập đến, nhưng lại không rỏ ràng vì các tác giả nghĩ rằng các người nghiên cứu địa lý dương trạch đều đã thông suốt Dịch Lý, cho nên đã tường tận thế nào là phục ngâm, thế nào là phản ngâm rồi. Phần này hết sức quan trọng vì có thể một căn nhà đã trọn 3 tốt rồi mà vẫn bị phản hay bị phục ngâm. Một số các nhà phong thủy ngay trên các nước Á đông và ngay như Việt Nam, Trung Hoa chẳng hạn cũng không nắm vững được phần Dịch học trước khi đi vào nghiên cứu khoa phong thủy. Điều nầy hoàn toàn không thể xãy ra được ở thời điểm năm bảy chục năm trước đây. Vì Kinh Dịch là cội nguồn. Người biết kinh Dịch chưa hẳn là đã biết y lý hay địa lý... nhưng người biết y lý hay biết địa lý thì chắc hẳn phải biết rành về Dịch lý. A) PHẢN NGÂM Đại thể trong dịch lý, phản ngâm có 2 loại: - Phản ngâm của quẻ là quái biến cùng xung. - Phản ngâm của hào là hào biến cùng xung hay hào biến tương xung cũng vậy. Quý vị lật lại Hậu thiên bát quái đồ hình, quý vị sẽ thấy rỏ: - Các cặp Tốn Khôn Chấn Đoài Càn Cấn là 3 cặp bố trí đối xứng qua trục Khảm Ly - Các cặp Khảm Ly Cấn Khôn Càn Tốn là 3 cặp bố trí đối xứng qua tâm của bát quái đồ hình. Hình vẽ: Trong các cặp phản ngâm có 3 cặp tác động tương xung rất mạnh là: - Càn Tốn hay Tây bắc(bên trái là tuất bên phải là hợi) và Đông nam( bên trái là thìn bên phải là tỵ) Hay Thìn tuất tỵ hợi tương xung. - Khảm Ly hay chính bắc(tí), chính nam(ngọ) hay tí ngọ tương xung. - Đoài Chấn hay chính tây (dậu), chính đông ( mão) hay mão dậu tương xung. Tóm lại: Có 6 cặp tương xung: Tí ngọ. Sửu mùi. Dần thân. Mão dậu. Thìn tuất. Tỵ hợi. Hay thường gọi là lục xung. Một căn nhà bị phản ngâm, nôm na là bị tác động ngược lại ( Xung) là một căn nhà có hướng của cửa cái và hướng đến của giòng nước chảy hay giòng sông hoặc hướng của con đường dẫn đến nhà tương xung. Ví dụ: Nhà có cửa cái mở hướng Đông mà giòng sông hay con đường từ hướng Tây đến. Đông Tây hay Chấn Đoài hay Mão Dậu tương xung. Ví dụ: Nhà có cửa cái mở hướng Tây bắc, con đường dẫn đến nhà hay giòng sông chảy từ hướng Đông nam đến thì quả thật nhà này đã bị phản ngâm rồi vậy. Phản ngâm là vì KHÍ bị tương xung. Cho nên những nhà bị phản ngâm tính toán gì cũng bị tác động ngược lại. Dự tính ra đi thì phải ở lại. Muốn ở lại thì có việc phải ra đi. Muốn nghĩ ngơi hưu trí thì việc làm lại đến tới tấp. Muốn cầu tài thì tật bệnh đến. Muốn bán nhà thì nhà không bán được nhưng khi không muốn bán nữa thì lại có người lại hỏi mua........Như vậy phản ngâm cũng có xấu có tốt. Nhưng đa phần xấu lại nhiều hơn vì việc làm không tính toán, dự phòng để chủ động được. Nguon: thegioivohinh.net