Lê Bá Trung

Hội Viên Ưu Tú
  • Số nội dung

    526
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

Everything posted by Lê Bá Trung

  1. Bài viết của sư phụ hay quá. Đệ tử xin cám ơn sư phụ đã mở mang tầm mắt cho đệ tử. Chúc sư phụ sức khỏe. Vạn sư an lành. Kính gửi. Lê Bá Trung
  2. Hì cái này Chị Châu phải nhờ đến các Cao Nhân khác chỉ rồi. Cái này phước tạp lằm, hình như có liên quan đến môn học Cảm xạ. Trung chỉ nghe nói thôi chứ chưa thử nghiệm con lắc này. Chúc chị vui vẻ. Thân. Lê Bá TRung
  3. Chào bạn Châu. Nhà Trung cũng có mấy ông cóc, tác dụng dùng để chiêu tài. Thường thì đúng là người ta thường đặt ông cóc ở bàn thờ Thần Tài để chiêu lộc. Buổi sáng thì quay ông cóc hướng ra đường để chiêu lộc bốn phương ban đêm thì quay vào trong để ông cóc mang tiền vào. Ở nhà Trung thì không đặt ông cóc ở bàn thờ mà tìm cung tốt và hướng tốt để đặt thôi. Ông cóc nhà Trung không có ngậm đồng tiền, mặt hướng ra ngoài cửa buổi tối cũng vậy..và ông cóc nằm trên một cuốn sách theo cách hướng dẫn của sư phụ Thiên Sứ còn nhiều vấn đề khác nữa liên quan đến ông cóc này mà người dân gian xưa đã biết cách sử dụng. Cũng có nhiều người dùng ông cóc để Trấn yếm khi làm, những mẹo đó là mẹo dân gian và hình như trong thời buổi bây giờ ích ai biết và sử dụng. Cóc thì có rất nhiều loại bán rất đại trà. Nếu kết hợp với con lắc có thể kiểm tra được ông cóc có khí hay không? Kính nhờ sư phụ Thiên Sứ và các Cao Nhân khác góp ý kiến thêm. Thân. Lê Bá Trung.
  4. Một ngôi nhà được coi là thịnh vượng, đem đến sự thoải mái an toàn cho gia chủ không phải chỉ có kiến trúc đẹp, trang thiết bị hiện đại là đủ, mà còn phải có điều kiện môi trường xung quanh tốt. Nếu điều kiện của địa hình bên ngoài không tốt thì kiến trúc bên trong cho dù có chăm chút đến mấy cũng là không đủ, thậm chí khó tránh khỏi sự suy giảm về sức khỏe, tài lộc và công việc. Địa hình bên ngoài ngôi nhà chính là một trong những yếu tố rất quan trọng. Trong khoa học gọi là yếu tố cần cho sự thịnh vượng của những người sống trong nhà. Nhà đâm ngõ Một trong những ảnh hưởng không tốt của địa hình bên ngoài đối với một ngôi nhà là bị đường lộ hoặc ngõ hẻm đâm vào. Cửa nhà nằm trực diện với đường lộ lớn, xe cộ và người qua lại luôn thẳng hướng đi tới, tạo cảm giác luôn có thể xảy ra tai nạn vào bất cứ lúc nào, từ đó sẽ gây tâm lý bất an. Cư trú lâu ngày trong ngôi nhà như thế dễ bị suy giảm sức khỏe, sinh ra bệnh tật, dễ làm nảy sinh những quyết định sai lầm ảnh hưởng tới cuộc sống, sự nghiệp. Đối với trường hợp là ngõ hẻm nhỏ, hoặc khe hở hẹp giữa hai tòa nhà đối diện (gọi là xung thiên sát) mà nhỏ hơn so với cửa nhà hoặc bề mặt đối diện của ngôi nhà thì càng tạo ra xung khí mạnh cuốn theo không khí, gió, bụi, tạp âm tác động đến gia chủ. Sự tác động đó có thể ví như dòng chảy xiết và những ảnh hưởng xấu càng diễn ra nhanh hơn. Trường hợp này, xây cất cửa hàng cửa hiệu để kinh doanh cũng không tốt. Trên đây là 2 trường hợp nên tránh khi xây dựng một ngôi nhà. Vì, nếu chỉ chú trọng đến phương hướng, bố cục, cách bài trí của ngôi nhà mà không quan tâm đến cấu trúc tốt xấu của địa hình bên ngoài, chính là chỉ chăm chút phần ngọn mà bỏ qua phần gốc. Nguon:Camnangkienthuc
  5. Chào anh Châu. Trung cũng có tìm hiểu về những vấn đề này. Theo như Trung được biết thì những nhà bị con hẻm hay đường đâm thẳng vào nhà thì tác hại rất xấu,luồng khí xấu sẽ theo đó vào thẳng trong nhà mang theo bệnh tật, khói bụi làm ảnh hưởng đến những người sống trong nhà này. Cũng giống như anh Châu nói thường thì người ta gắng gương, CD, chuông gió để giảm tác động đó. Anh Châu nói cũng có lý, nhưng thiết nghĩ nếu nhà nảo bị hẻm hoặc đường đâm thẳng vào cũng gắng gương và bát quái thì sẽ ảnh hưởng đến người xung quanh vì khả năng phản chiếu của gương và bát quái, chưa nói đến có khi mọi người sẽ cảm thấy chóng mặt khi bước vào trong nhà đó. Tốt nhất là trồng hàng cây để ngăn cản luồng khí xấu đó lại hoặc nhà rộng có sân có thể ngay Minh Đường xây một hồ nước, vòi phun, Khi vòi nước phun sẽ tạo những hạt nước li ti nhỏ mang theo những luồng khí tốt vào nhà. Cái này là do Trung đọc sách và tìm hiểu thêm, không biết có đúng hay không? Anh Châu có thể hỏi thêm một vài cao nhân trong diễn đàn này, mọi người sẽ giúp thêm cho anh. Chúc sức khỏe. Thân. Lê Bá Trung
  6. Chào chị Long Thùy. Mục này là mục trao đổi học thuật, chị chuyển topic này xuống mục tư vấn sẽ có các Cao Nhân hỗ trợ giúp chị. Chúc chị thành công. Thân. Lê Bá Trung
  7. Gia đình tôi có mảnh đất 5 x 20 m, hướng đông nam (hơi chếch đông), mặt ngõ 2,2 m. Gia đình tôi dự định xây nhà từ 75 đến 80 m2, 4 tầng (3 tầng, 1 tum), 5 phòng ngủ. Gia đình gồm bố (sinh năm 1947), mẹ, tôi (1974), em gái và em trai (1979). Yêu cầu: Tầng một có chỗ để xe, garage, phòng khách, bếp, có thể có một phòng ngủ. Tầng hai gồm phòng sinh hoạt chung, phòng ngủ. Tầng ba là hai phòng ngủ. Tầng 4 có phòng thờ, chỗ giặt, phơi... Các phòng đảm bảo độ sáng, có thể thiết kế các tiểu cảnh, cây xanh ở tầng một, sân.. Năm nay (2008) gia đình tôi dự định xây có được không? Rất mong nhận được sự tư vấn thiết kế, phong thủy. Trả lời: Chủ nhà sinh năm 1947 (Đinh Hợi), quẻ mệnh Cấn - Thổ (Sao bát bạch), ngũ hành đại khe thuỷ (nước khe lớn), thuộc Tây tứ mệnh. Chủ nhà nên làm nhà theo Tây tứ trạch để "trạch mệnh tương phối" (đất và người có sự tương hỗ). Người sinh năm 1947 (nam) nên chọn hướng làm nhà như sau: Sơ đồ bát quái: Bốn hướng lành là tây nam (sinh khí), tây bắc (thiên y), tây (diên niên) và đông bắc (phục vị). Bốn hướng dữ gồm nam (họa hại), đông (lục sát), bắc (ngũ quỷ) và đông nam (tuyệt mệnh). Những hướng lành ưu tiên cho cửa chính, phòng ngủ của gia chủ. Hướng cầu thang, hướng bếp… là những hướng dữ. Nếu trùng vào hướng đón gió, bạn hãy dùng thêm chuông gió, mành trúc, một số "vật khí phong thuỷ" để trấn áp. Hướng dữ, không phục vụ việc đón gió, bạn nên bố trí tại đây những vị trí như nhà kho, nhà vệ sinh… Với hướng nhà của anh đông nam (hơi chếch đông) đều là hai hướng không tốt cho tuổi 1947. Tuy nhiên các KTS kết hợp giữa kiến trúc và phong thủy sẽ có những giải pháp hóa giải được. Chủ nhà sinh năm 1947 (Đinh Hợi) rất hợp với những màu vàng đậm. Đây cũng vừa là màu của những bậc quan chức, cũng vừa phù hợp với tính cách mạnh mẽ của những người sinh ra trong năm này. Việc xây nhà năm nay là rất tốt. Năm 2008, tuổi chủ nhà thuộc cung Phúc Đức rất thuận lợi cho việc xây nhà. Chúng tôi không nghiên cứu theo kim lâu hay thái tuế vì có nhiều nguồn tin chưa được chính xác về hai phương pháp này. Về kiến trúc, garage ôtô được ngăn cách với không gian sử dụng của ngôi nhà qua hệ kính chịu lực. Không gian từ tầng một nhìn liên thông tạo cảm giác rộng và khoáng đạt. Thang rộng và dài, tạo ra khoảng thông thoáng từ trên xuống, ánh nắng tự nhiên có thể xuống phòng khách một cách dễ dàng. Mặt bằng tầng 1. (Click vào ảnh) Với phòng ngủ tầng một, được thông thoáng bằng góc giếng trời tại đây sẽ là bức tranh cho kiến trúc sư thể hiện những thiết kế tiểu cảnh của mình, nhằm tạo ra sự hấp dẫn cho căn phòng phía sau nhà, đồng thời tạo cho giếng trời không chỉ đơn thuần là thông thoáng. Bếp ăn được bố trí liên thông với phòng khách, được ngăn cách bởi bệ quầy bar,tại đây gia đình có thể giành cho việc ăn nhanh hay ly cafe trước khi đi làm hoặc khi về nhà. Mặt bằng tầng 2. (Click vào ảnh) Phòng sinh hoạt chung được bố trí tầng hai. Tại đây như một phòng khách thân mật hoặc dùng cho những cuộc liên hoan gia đình vào cuối tuần. Hai phòng ngủ rộng với đầy đủ tiện nghi và cách bài trí hiện đại, ngăn nắp là điều lý tưởng, thích hợp cho cuộc sống căng thẳng. Việc tạo không gian lớn cho phòng ngủ sẽ rất hợp lý nếu đằng sau nhà rộng và có vỉa hè thông thoáng. Mặt bằng tầng 3. (Click vào ảnh) Không gian phòng ngủ của tầng ba rộng. Trong phòng bạn có thể bố trí được bộ bàn ghế của riêng mình. Với diện tích 30 và 40 m2, có thể bài trí như một căn hộ độc lập với đầy đủ những yêu cầu cần thiết của mình. Khu vệ sinh rộng và tiện nghi sẽ giúp gia chủ có thêm tính riêng tư. Mặt bằng tầng tum. (Click vào ảnh) Tầng tum dành cho không gian thưởng thức, tại đây ta có thể thiết kế được một khu sân vườn lý tưởng, tạo những khoảng nghỉ ngơi thư giản sau những vất vả ngày thường. Chúc anh có sự lựa chọn thật chính xác, kết hợp với KTS và phong thuỷ sẽ tạo cho gia đình một ngôi nhà hoàn thiện, như ý. Nguồn:KTS Vũ Quang Định, KTS Bùi Văn Thiệp
  8. Để hoàn thiện nơi ăn chốn ở của mình, con người đã trải qua một chặng đường dài tìm tòi thử nghiệm không mệt mỏi. Thế mà cho đến nay, một không gian kiến trúc gần gũi, thân thiện với môi trường tự nhiên hay còn gọi là kiến trúc sinh thái (KTST), kiến trúc xanh, kiến trúc bền vững vẫn còn là ước mơ. Đây là thể loại kiến trúc ra đời trong bối cảnh môi trường toàn cầu đang ngày càng xấu đi. Việc gia tăng dân số cùng với tốc độ đô thị hoá diễn ra nhanh chóng. Việc khai thác vô độ tài nguyên khắp hành tinh đang huỷ hoại môi trường sinh thái. Cuộc khủng hoảng dầu mỏ làm cho con người ý thức được nguy cơ cạn kiệt nguồn tài nguyên năng lượng truyền thống và thúc đẩy xu hướng khai thác năng lượng sạch và tái tạo tiềm năng trong thiên nhiên, đồng thời ý thức việc bảo vệ môi trường ngày càng trở nên bức bách. Chính vì vậy, việc tổ chức lại cuộc sống phù hợp với hệ sinh thái toàn cầu và phát triển bền vững đã trở thành mục tiêu tối thượng trong thế kỷ 21. “Phát triển bền vững là khả năng trong lúc thoả mãn các nhu cầu của con người đương đại, không làm tổn hại đến việc thoả mãn các nhu cầu của con người mai sau”. Nội dung cơ bản của KTST là thể hiện sự kết hợp sinh hoạt của con người với công trình kiến trúc phù hợp với môi trường, giảm chất thải trong cả quá trình từ thi công sử dụng đến loại bỏ, nhằm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, không gây ô nhiễm môi trường. Đây là mô hình thích hợp cho sự hài hoà giữa con người và thiên nhiên. Các kiến trúc sư đã và đang miệt mài tìm kiếm những giải pháp thiết kế KTST dựa trên cơ sở hạn chế tối đa sử dụng các nguồn năng lượng, vật liệu không thể tái sinh, tận dụng năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng nước. Sử dụng thông gió, che chắn tự nhiên, khai thác các yếu tố cây xanh mặt nước để cải tạo vi khí hậu, vừa đáp ứng được cư trú lành mạnh dễ chịu vừa giảm tối đa thiết bị cơ giói, từ đó giảm chi phí đầu tư xây dựng và sử dụng trong suốt vòng đời của công trình. Mục đích của KTST là hướng tới phục vụ con người, vì con người mà sáng tạo môi trường không gian nhỏ (vi khí hậu) dễ chịu, đồng thời bảo vệ môi trường lớn (môi trường vĩ mô) chung quanh. Như vậy, nếu chúng ta đem so sánh KTST phương Tây với phong thuỷ của phương Đông thì có thể thấy nhiều trùng hợp về quan điểm và phương pháp thực hành. Xuất phát từ nền triết học cổ phương Đông, xem con người là tiểu vũ trụ, là hình ảnh thu nhỏ của đất trời - đại vũ trụ, cho nên con ngưòi sống phải hài hoà với tự nhiên, với các quy luật cơ bản của tạo hoá. Phong thuỷ coi trọng việc chọn vị trí xây dựng công trình ở những nơi đất tốt (đất phát), hội tụ rất nhiều yếu tố, trong đó có: Gió - yếu tố được tạo ra bởi khí lực của đất cũng là luồng khí gồm có khí trời và khí đất, là yếu tố sinh ra vũ trụ và vạn vật. Nước - được sinh ra từ mạch đất, chảy theo thớ đất, nuôi đất. Nước rất quan trọng vì là nguồn sống của đất, của động thực vật. Long mạch - là mạch đất trong đó có khí mạch. Long huyệt - là nơi khí mạch của núi sông ngưng kết lại. Minh đường - là khoảng trống phía trước huyệt. Các yếu tố này làm nên cảnh quan môi trường sinh thái tốt, đảm bảo sự phát triển của con người, của một đô thị hay một quốc gia. Một cách tổng quát, phong thuỷ quan niệm phải gắn bó hữu cơ với vũ trụ theo các quy luật tự nhiên và kiến trúc phải có cấu trúc hài hoà với địa hình cảnh quan, tận dụng các ưu thế, hạn chế các tác hại của môi trường một cách sáng suốt. Về phương pháp tổ chức không gian, phải dựa trên cơ sở phân tích kỹ địa hình cảnh quan từng mặt của tổ phần nằm trong mối tương quan chung của tổng thể, hoặc có thể cải tạo một phần để đạt đến cấu trúc không gian tốt nhất. Không gian nội thất phải có cấu trúc phù hợp với địa hình cảnh quan về phương vị và tỷ lệ theo một trật tự quy ước. Như vậy có nghĩa là trước tiên cần xác định vị thế, cục diện địa hình và hướng chủ đạo của nó. Xác lập trục không gian kiến trúc qua vị trí trọng điểm của vùng đất đã chọn theo trục địa hình cảnh quan nằm trong mối tương quan với phương vị của vũ trụ. Thiết kế phong thuỷ theo các nguyên tắc sau đây: – Cấu trúc không gian được phân vùng quy ước, tuân thủ theo một trật tự của vị thế theo không gian chủ đạo. Cách cấu tạo tượng trưng của không gian khác nhau thể hiện một trật tự chung hoà hợp giữa công trình kiến trúc và không gian cảnh quan bao quanh. – Cấu trúc không gian xử lý theo dạng chồng lớp, phân tầng bậc từ lớn tới nhỏ. Không gian lớn bao gồm nhiều không gian nhỏ lồng vào nhau. Các công trình kiến trúc tỷ lệ với không gian nhỏ bao bọc quanh nó rồi mở dần ra không gian lớn hơn. – Phong thuỷ chú ý tới cấu trúc không gian cảm quan trường thị giác và trường lực của vũ trụ. – Địa hình cảnh quan được đánh giá theo cảm quan của con người - chủ thể công trình. Đặt con người vào vị trí điểm mở của công trình (cửa chính) làm đối tượng đánh giá. Phải có tầm mở ra cảnh quan đẹp, có các yếu tố cảnh quan hướng về (ôm ấp bảo vệ một cách hài hoà cân đối). Một cách tổng quát, một cấu trúc phong thuỷ tốt dựa trên tổ chức không gian hữu hiệu, chú ý tới quan niệm cân đối, hài hoà, vững chắc và khoảng trống. Ngôi nhà phải phù hợp với cảnh quan. Không gian nội thất với cách bố trí bên trong phù hợp với cấu trúc ngôi nhà và cảnh quan; đạt được sự lưu thông, điều hoà các luồng khí, lực của trời đất, tác động lên con người sống ở đó theo chiều hướng tốt nhất. Như vậy về căn bản, KTST ra đời ở phương Tây không phải xa lạ mới mẻ mà rất gần gũi quen thuộc, nếu không muốn nói là giống hoặc trùng hợp với phong thuỷ của phương Đông được thể hiện trong các kiến trúc dân gian, truyền thống của các nước Á Đông, trong đó có Việt Nam mà lịch sử phát triển lâu dài của chúng đã minh chứng một sự gắn bó bền chặt giữa con người, kiến trúc và thiên nhiên theo kiểu thiên - địa - nhân, giống KTST bảo đảm sự cân bằng giữa con người - xã hội - thiên nhiên kiểu phương Tây. Rõ ràng ở đây có sự gặp gỡ trùng hợp đến lạ kỳ! Và KTST thật sự tiêu biểu cho xu hướng kiến trúc thân thiện với môi trường của thế kỷ 21, mục tiêu vươn tới của giới kiến trúc sư ngày nay. Nguon:camnangkienthuc
  9. Phòng ngủ có góc nhìn ra ngoài với giường kiểu dáng lạCăn nhà này vốn là nơi ở và làm việc của một công ty, được xây dựng cách nay 8 năm nhưng đã xuống cấp. Chủ nhân ngôi nhà trên là một doanh nhân thường đi công tác khắp nơi. Mỗi khi trở về nhà, chị cảm thấy không khí ngột ngạt trong cái tổ ấm cũ kỹ của mình. Thế là chị bàn với kiến trúc sư khoác lại chiếc áo mới cho ngôi nhà theo phong cách đương đại, ấm cúng của vùng nhiệt đới, tương tự như những không gian ở Singapore mà chị đã từng lưu trú. Cuối cùng, kiến trúc sư đã tìm được “cái bầu đựng gió” của ngôi nhà này là ở mặt sau, hướng đông nam, tiếp giáp với khoảng sân trống lớn của một doanh trại. Kiến trúc sư đã điều chỉnh lại công năng trong nhà và mạnh dạn cắt xén một phần đuôi nhà vào 90cm, khoét bỏ sàn và bỏ vách sau cùng. Gió từ sân sau kết hợp với khoảng trống vạt xéo của giếng trời giữa nhà tạo nên một luồng đối lưu khá tốt. Các vách ngăn tường đặt giữa các phòng và cầu thang được tháo bỏ, thay vào đó là các vách thoáng song gỗ và kính cường lực. Sự sang trọng và thiên nhiên cây xanh trong nhà dần dần lộ diện, đứng bất kỳ vị trí nào cũng có được những góc nhìn thú vị. Ngẫu nhiên hay có chủ đích? Ngày rằm, ánh trăng len lỏi vạt xéo trên bức tường sau nhà và gió nhẹ thổi qua khiến cho bữa ăn tối của gia đình lúc ấy thật ấm cúng. Phòng ăn cạnh giếng trời nên thoáng mátNội thất hiện đại nhưng vẫn mang màu sắc Á ĐôngPhòng ngủ có góc nhìn ra ngoài với giường kiểu dáng lạ Phòng khách nhìn ra mặt sau Lấy gió từ mặt sauMặt bằng trệtMặt bằng lầu 1 Nguon:Camnangkienthuc
  10. Ngày càng nhiều doanh nhân tin vào thuật phong thủy trong công việc của mình. Phong thủy giúp họ có thêm niềm tin vào kết quả kinh doanh. Như ông bà ta có câu “có kiêng có lành”, rất nhiều doanh nhân trước khi thành lập doanh nghiệp đã cẩn thận nhờ thầy phong thủy xem tuổi của mình và cộng sự đồng thời xem cả các vấn đề như cách bài trí văn phòng, mạng và màu sắc… Chẳng hạn người có mệnh Kim tránh sử dụng các màu màu hồng, màu đỏ, màu tím để trang trí văn phòng và thiết kế thương hiệu; người tuổi Tý không cộng tác với những người tuổi Ngọ…Vậy liệu thuật phong thủy có thực sự hiệu quả và đâu là tiêu chí để đánh giá? Dĩ nhiên nếu nhìn nhận phong thủy dưới góc độ khoa học chứ không phải mê tín thì rõ ràng đây là một việc đáng để đầu tư thời gian.Phong thủy trong hệ thống nhận diện thương hiệu sẽ liên quan đến màu sắc, hình dạng logo, bài trí và sắp xếp văn phòng hoặc cửa hàng.1) Màu sắcTheo phong thủy, các màu như sau sẽ tương ứng với các mạng: Kim = Màu trắng. Mộc = Xanh lục. Thuỷ = Đen. Hoả = Đỏ. Thổ = Vàng. Điểm mấu chốt của chọn màu trong phong thủy không phải là chọn màu hợp với mạng của chủ doanh nghiệp mà phải là màu hợp với đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp đó hướng tới. Tuy nhiên, điều này luôn là điều mà đa số doanh nhân lầm lẫn. Chẳng hạn, một doanh nghiệp chuyên về hàng luxury đắt tiền dành cho giới thượng lưu không thể vì mình mạng hỏa mà chọn màu đỏ cho thương hiệu của mình. Ngược lại người mạng Thủy cũng không nên dùng màu xanh hay đen nếu đối tượng khách hàng hướng đến của họ là tuổi teen.Màu sắc cũng phải được chọn phù hợp với lĩnh vực kinh doanh, văn hóa và địa lý. Các màu nóng được cho là thể hiện sự sôi nổi, tuổi trẻ và năng lượng. Trong khi các màu lạnh lại đại diện cho sự thăng bằng ổn định, đáng tin cậy và hài hòa. Đó là vì sao rất nhiều logo ngân hàng có màu xanh dương và logo thức ăn nhanh có màu vàng và đỏ. Người miền nam có khuynh hướng thích các màu rực rỡ trong khi miền bắc lại có khuynh hướng thích những gam màu trầm.Thức ăn và đồ uống phải được chọn màu gần giống tự nhiên, bắt mắt như vàng nâu, đỏ, xanh lá… chứ không phải màu xanh dương hay tím. Đó là lý do vì sao Pepsi không thể bán được loại pepsi xanh của mình vì nó làm người tiêu dùng nghĩ là có độc và không tự nhiên.Chọn lựa tông màu cho doanh nghiệp cũng phụ thuộc vào màu sắc của đối tượng cạnh tranh. Dĩ nhiên nếu muốn khách hàng ghi nhớ thương hiệu của mình thì bạn không nên bê nguyên xi màu sắc của thương hiệu có trước vào mình. Trừ khi chiến lược của bạn là gây nhầm lẫn cho khách hàng. Kể từ sự xuất hiện của trà xanh không độ, các nhãn trà xanh ra đời sau cũng giữ màu xanh lá trên bao bì. Và kết quả là rất nhiều khách hàng uống trà xanh mà không thể phân biệt được mình đang uống trà thuộc nhãn hiệu nào.Ngoài ra phong thủy trong màu sắc cũng liên quan đến sự kếp hợp một cách hài hòa các màu trong bảng màu doanh nghiệp. Có vô số cách phối hợp màu sắc nhưng một sự kết hợp theo phong thủy phải theo cách tính tương sinh giữa các hành và sự hòa hợp giữa âm và dương. Các hành tương sinh và có thể phối hợp với nhau là:Thủy và Mộc = Đen và Xanh lục. Mộc và Hoả = Xanh lục và Đỏ. Hoả và Thổ = Đỏ và Vàng. Thổ và Kim = Vàng và Trắng. Kim và Thủy = Trắng và Đen. Nguon:Ohha.vn
  11. Trong ngôi nhà truyền thống Việt Nam trước đây, khu vệ sinh đã có sự tách bạch khô - ướt, bẩn - sạch, dẫn đến nhà tắm thường không ở chung một chỗ với nhà xí. Một số nơi trên thế giới còn tổ chức thành nhà tắm công cộng (như ở Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Nhật Bản, Trung Quốc) và nâng việc tắm rửa thành một nghi thức, một thú vui thiết thân chứ không chỉ là tẩy rửa cho cơ thể thanh sạch. Phong thuỷ hiện đại cũng đề ra những đặc thù riêng cho khu vệ sinh, khác với những quan niệm cũ và nêu bật tầm quan trọng hàng đầu của khu vệ sinh tương đương với hệ thống cửa (Môn) và bếp (Táo) trong ngôi nhà đương đại Một ví dụ về trang trí ốp lát phòng vệ sinh theo đặc trưng hành Thuỷ Nhất vị nhị hướngTrong bài trí không gian hợp phong thuỷ, có được vị trí phù hợp thì sẽ dễ dàng xoay chuyển phương hướng và bố cục. Theo nguyên tắc toạ hung thì khu vệ sinh nên đặt vào các hướng xấu, các hướng bất lợi về khí hậu và phối hợp được ngũ hành, âm dương. Ví dụ, hướng bắc thuộc hành Thuỷ, hướng tây và tây bắc thuộc hành Kim, do Kim sinh Thuỷ nên những hướng này phù hợp đặt khu vệ sinh (vốn thuộc Thuỷ). Về mặt khí hậu, các hướng này có nhiều nắng gắt và ở cuối hướng gió (so với hướng gió chủ đạo của nước ta là nam và đông nam) nên phòng tắm đặt tại đây sẽ vừa giúp đón được bức xạ nhiệt giúp luôn khô ráo lại vừa không gặp phải gió đột ngột khi mới tắm xong. Thậm chí khi nhà có mặt tiền là hướng tây nắng gắt, có thể đưa phòng tắm trên lầu ra phía trước nhằm tạo nên không gian đệm che chắn bớt nóng nực cho phòng bên trong cũng như hình thành mảng khối đặc - rỗng (âm - dương) cho mặt tiền nhà. Tất nhiên, cách đặt này cần lưu ý phòng vệ sinh không “đè” lên trục cửa ra vào chính, hay đi đường ống thoát nước xuống cạnh các chỗ ngồi trang trọng tại phòng khách Việc xem xét hướng đặt phòng vệ sinh cũng cần chú ý đến hướng mệnh trạch của gia chủ, dân gian gọi là cách “dĩ độc trị độc” để hung gặp hung hoá cát, đặt khu vệ sinh vào vị trí xấu sẽ hợp hơn là đặt vào vị trí tốt. Vài điều kiêng kỵ Tranh ảnh có tác dụng thư giãn và tạo điểm nhấn cho không gian phòng vệ sinh vừa và nhỏ Một số sách vở và truyền tụng dân gian có thêm những lời khuyên mang tính kiêng kỵ khi bố trí khu vệ sinh, có thể lý giải dưới góc độ khoa học và kiến trúc như sau:a. Tránh đặt khu vệ sinh lên trên đầu bếp hoặc tránh nằm ngủ dưới phòng vệ sinh: khi phòng vệ sinh nằm vào vị trí hung thì dĩ nhiên không gian kề cận cũng nằm trong hệ thống liên quan như đường ống, hộp kỹ thuật, thông thoáng, lối đi… cho nên các phòng vệ sinh trên dưới thẳng hàng nhau thì hợp lý về phương vị hơn. Nếu đưa bếp (Hoả) vào khu có Thuỷ bên trên thì sẽ gặp xung khắc ngũ hành. Còn vị trí giường ngủ luôn cần toạ cát nên không thể trùng phương vị toạ hung của khu vệ sinh được. b. Kiêng kỵ mở cửa phòng vệ sinh thẳng với cửa chính, lối vào chính của nhà: điều này ngoài ý nghĩa về giữ gìn thẩm mỹ, che chắn tầm nhìn, còn liên quan đến trục dẫn truyền khí trong nội thất. Thay vì mở cửa trực xung đối môn như vậy rất dễ gây gió lùa thì có thể đặt bình phong hoặc tạo vách ngăn che chắn nếu như không thể xoay chuyển cửa được. c. Kỵ đặt phòng vệ sinh ngay trung cung của nhà: vì phần trung tâm của mọi cuộc đất - ngôi nhà vốn thuộc Thổ (khắc Thuỷ), là nơi trang trọng và đòi hỏi sự cao ráo, sáng sủa, thoáng đãng và trang nghiêm nhất (nhà xưa luôn đặt bàn thờ tại trung cung). Nếu đặt phòng vệ sinh tại trung cung thì vừa làm hỏng nội khí của nhà, vừa bất lợi cho khu vệ sinh vì rất khó thông thoáng, đồng thời khu vệ sinh cũng gây ảnh hưởng xấu đến toàn bộ các công năng khác. Tiện nghi và kỹ thuật Tuy hiện nay đa số gia đình làm nhập chung cả ba tiện nghi tắm – lavabo – bàn cầu trong một phòng vì những hạn chế về diện tích và kinh phí, nhưng tốt nhất là nên tách riêng chúng ra nếu có thể bằng những cách ngăn chia “cứng” – như xây tường, làm vách kính - hoặc “mềm” như dùng rèm che, cửa lùa… Trong khu vệ sinh, chỗ tắm thường bị tụ ẩm nên cần đánh dốc thoát nước tốt và mở được cửa sổ ra ngoài để thoáng khí và dẫn dương quang (ánh sáng mặt trời) vào nhiều hơn. Nếu muốn tách phần tắm với khu vệ sinh, có thể dùng khung cửa kính, vách di động nhằm tạo một trường khí riêng. Đơn giản hơn chỉ cần dùng tấm vải nhựa không thấm nước với ray kéo trên cao sẽ giúp kín đáo và tránh nước rơi vãi ra sàn. Những màu sắc dịu đem lại cảm giác thư giãn (như tông màu trắng và xanh thuộc các hành Kim, Thuỷ và Mộc là ba hành tương sinh với Thuỷ). Những màu đậm và ấm cũng có thể sử dụng cho phần nền và tường, nhưng hạn chế dùng màu chói lọi hoặc quá tương phản trong khu vệ sinh vì tính thư giãn nhẹ nhàng luôn cần được tôn trọng. Hệ thống nước phòng tắm cần luôn thông suốt, nếu có sự cố phải sửa chữa ngay, tránh tình trạng nước bị rò rỉ, thất thoát, bởi nước sinh hoạt cũng chính là nguồn khí trong nhà. Cửa khu vệ sinh hay chỗ đặt lavabo có thể nhìn thấy từ cửa chính, nhưng chỗ tắm và bàn cầu thì không nên, bởi tính riêng tư và kỵ trực xung của khu vực này. Nếu không tránh được, đặt thêm mành chắn, bình phong gỗ hay cây xanh để ngăn tầm nhìn từ cửa chính vào. Nguồn:Baymau.net
  12. Nhà ở là một vấn đề quan trọng liên quan đến đời sống của chúng ta, một căn nhà tốt về mặt phong thủy đảm bảo cho gia đình được êm ấm hạnh phúc, tiền bạc làm ra tích lũy được, con cái ngoan hiền hiếu thảo. Trái lại một căn nhà có khuyết điểm về phong thủy thường mang lại nhiều trở ngại và bất ổn trong cuộc sống. Khi mua nhà hay thuê nhà ai ai cũng mong muốn có được một căn nhà hoàn chỉnh về phong thủy. Thế nhưng trên thực tế hiếm khi các bạn có được cơ hội đó bởi nhiều yếu tố sau: - Căn nhà hợp với chủ cũ khác tuổi tác của mình nên vấn đề phong thủy cũng có phần sai biệt. - Sự thiết kế của căn nhà không phù hợp với nhu cầu hạnh phúc của gia đình trong mỗi giai đoạn cuộc đời. Vì thế khi vào ở một căn nhà chúng ta phải biết rõ khuyết điểm của căn nhà và khoa phong thủy có tác dụng điều chỉnh hay hóa giải những khuyết điểm kể trên để cuộc sống ngày càng tươi đẹp hơn. Phương cách hóa giải thì nhiều và đa dạng phong phú. Thế nhưng để chọn lựa phương cách hóa giải phù hợp với mức độ ảnh hưởng xấu để không gây ra những ảnh hưởng phụ khác đó là điều nên thận trọng. Và để hóa giải phong thủy của một căn nhà chúng ta cần phải nghiên cứu từng bước một. I/- Nghiên cứu toàn bộ khuyết điểm căn nhà: Ðây là bước đầu tiên cũng là bước quan trọng nhất quyết định thành công hay thất bại trong việc hóa giải. Nếu công việc này làm không hiệu quả hay thiếu sót thì việc hóa giải chỉ nửa vời không đạt được kết quả mong muốn. Nhiều người cho rằng gia chủ có một căn nhà hợp hướng là tốt đủ rồi, không cần quan tâm đến những điều khác. Ðây là một điều sai lạc vô cùng. Một căn nhà tốt phải hội đủ và hài hòa tất cả yếu tố phong thủy trong căn nhà chứ không chỉ riêng phương hướng là đủ. Ví dụ một căn nhà đúng hướng nhưng tọa tạc trên một mảnh đất tam giác, đất nghiên trủng, hay là ở trong nhà có bếp lò, nhà cầu, cầu thang nằm ngay giữa nhà thì cũng không tốt. Tóm lại có rất nhiều điều cần phải quan tâm đến khi muốn biết một căn nhà hợp phong thủy hay không. Khi xét phong thủy một căn nhà là phải tổng hợp tất cả các yếu tố trong và ngoài căn nhà chứ không nên dựa vào một vài đặc điểm nào đó mà bỏ quên đặc điểm khác. Tìm biết hết tất cả khuyết điểm của căn nhà là một điều cần thiết, vì có như vậy chúng ta mới có thể hóa giải triệt để những ảnh hưởng xấu đối với căn nhà. Có thể tạm phân loại các khuyết điểm về phong thủy như sau : - Âm dương: Một căn nhà gặp khuyết điểm về âm dương thường rơi vào trường hợp cô dương hay cô âm: Trường hợp cô dương (hay dương thịnh) như sáng quá, chói lòa, màu sắc rực rỡ, ồn ào, náo nhiệt. Hay cô âm (hay âm thịnh) như u tối, thiếu ánh sáng, trống vắng, thiếu sinh khí, màu sắc ảm đạm, âm u, ẩm mốc bẩn thỉu mang nhiều âm khí đều không tốt cho gia chủ, ảnh hưởng đến hạnh phúc vợ chồng. - Ngũ hành: Một căn nhà phạm khuyết điểm về ngũ hành thường do việc bố trí phòng ốc hay trang trí không thích hợp như là phối trí màu sắc, bông hoa, cây cỏ, bàn thờ, bếp, bồn cá, lò sưởi không đúng phương vị. Nếu có sự xung khắc thường mang lại sự xung đột bất hòa trong cuộc sống. - Hình thể nhà và đất : Do khuyết điểm của thế đất không bằng phẳng, hình dáng khuyết tật, nhà cửa xây dựng mất cân đối, các cung vị bát quái bị lồi lõm. - Phòng ốc: Sự bố trí phòng ốc trong căn nhà được hài hòa thuận vị là điều tốt đẹp. Thế nhưng nếu bố trí nghịch vị thì cần phải có sự hóa giải đúng mức và kịp thời. Ví dụ như cửa phòng ngủ trực diện với phòng tắm; phòng ngủ nằm ngay trên bếp, bàn thờ; cầu thang trổ ra cửa vv. Phòng tắm nằm ngay trên, phía trước cửa chính; cầu thang đổ ra cửa; ba cửa nhà thông thương; nhà hay phòng có hai lối rẽ; nền nhà cao thấp hay khuyết góc. - Những tác hại xấu do bên ngoài: như là ngã ba đâm vào, đòn dông, cột đèn, cây cổ thụ, biển báo, độ dốc, ao hồ sông rạch, núi đồi cản trở. - Những tác hại xấu từ bên trong: Thường do sự bài trí không đúng phương cách như là kê bàn, ghế, tủ, góc nhà tạo nhiều cạnh đâm vào cửa chính, phòng ngủ, xà nhà chắn ngang đầu... Những yếu tố xấu này thường ảnh hưởng đến sức khỏe của những người sống trong nhà. II/- Nhu cầu hạnh phúc của gia đình: Ðây là bước thứ hai cũng không kém phần quan trọng. Cần biết đâu là nhu cầu hạnh phúc của gia đình trong đại vận hiện tại thì mới có thể đề ra những biện pháp hóa giải hữu hiệu. Ví dụ : Một gia đình lớn tuổi nhu cầu hạnh phúc chính yếu nhất là sức khỏe và tuổi thọ. Nếu có hóa giải khuyết điểm căn nhà thì phải chọn lựa những biểu tượng mang tính hòa hợp tươi vui nhưng trầm mặc như là rùa, hồ lô, sáo trúc, tùng, tượng ngư tiều canh độc. Nhà cửa có cửa chính hay nằm ngủ chọn hướng Thiên Y. Trái lại vợ chồng son trẻ có làm ăn ở nhà, không muốn bị quấy nhiễu hạnh phúc có thể hóa giải phong thủy bằng những biểu tượng mang thể loại mạnh mẽ hơn như thú dữ, xương rồng, thanh kiếm, mũi tên sắc, súng đại bác. Trường hợp vợ chồng gay cấn, xung đột mong muốn có hạnh phúc thì nên chọn những biểu tượng phong thủy như Long Phụng hòa minh, đôi chim tỉa cánh, bông hoa mang màu sắc tươi mát và thích hợp với ngũ hành của hai người. Trở lại ví dụ đầu tiên, nếu căn nhà xấu đối với người lớn tuổi mà dùng các biểu tượng như thú dữ, hay vật dụng hung hãn, chẳng những không có tác dụng tốt lại còn gây thêm áp lực nặng nề hay tạo thêm cảm giác lo ngại cho người lớn tuổi. Chúng ta có thể phân loại nhu cầu hạnh phúc của gia đình như sau : - Tiền tài, - hạnh phúc - sức khỏe, tuổi thọ - con cái . Tùy theo nhu cầu hạnh phúc của gia đình để chọn lựa những biểu tượng hóa giải thích hợp. III/- Phương cách hóa giải: Có nhiều phương cách hóa giải thế nhưng trước khi quyết định chọn lựa một phương cách hóa giải thích hợp cần phải quan tâm đến 2 điểm: 1)- Khi dùng hóa giải tại cung nào nên chú ý đến ngũ hành của cung đó, để sử dụng các biểu tượng phong thủy thích hợp với hành của cung đó. Ví dụ khi muốn thay đổi hay phát triển công việc, thì công việc đầu tiên phải tăng cường cung Quan Lộc tại hướng Bắc căn nhà, thì ta phải chú ý hướng Bắc thuộc hành thủy. Do vậy những vật dụng tăng cường cung này phải tương sinh với hành thủy như màu trắng, vật dụng kim loại, tranh sơn thủy, hồ cá, thác nước. 2)- Khi hóa giải một khuyết điểm của căn nhà nên sử dụng đúng mức biện pháp hóa giải, để tránh những ảnh hưởng phụ do hóa giải quá độ gây ra. Ví dụ: khi hóa giải một phòng tắm xấu ở giữa nhà (trung cung) có thể che kiếng là đủ, chứ không nên vừa dùng kiếng, lại thêm cây kiểng hay dùng súng đại bác để bắn tiêu khuyết điểm này. Ngoài hai yếu tố trên, chúng ta cũng không phải dễ dàng để chọn lựa một biểu tượng thích hợp vì rằng có nhiều biểu tượng hóa giải có cùng tác dụng thì biết chọn biểu tượng nào. Vì thế một biểu tượng hoàn hảo nhất để hóa giải phong thủy phải đạt được các tiêu chuẩn sau đây: · Hợp Phong Thủy: Ðây là tiêu chuẩn quan yếu đầu tiên, cần phải đạt được. Trong trường hợp có nhiều biểu tượng có cùng tác dụng thì biết chọn lựa thứ nào. Ví dụ: để hóa giải một cái đòn dông đâm vào cửa chính chúng ta có thể dùng nhiều biểu tượng như là mũi tên sắt, súng đại bác, bát quái, kính lồi, trụ phun nước, dời cửa chính và chúng ta chỉ nên chọn lựa một biểu tượng thích hợp nhất mà thôi. Do vậy trước khi quyết định chúng ta phải dựa đến tiêu chuẩn thứ hai. · Hợp nhu cầu hạnh phúc gia đình: Như trên đã nói, đối với người lớn tuổi mong muốn bình an dĩ hòa vi quý thì nên chọn lựa những biểu tượng nhẹ nhàng, không gây tác hại cho người khác mà cũng có thể đạt mục đích yêu cầu của mình. Trở lại ví dụ trên, chúng ta có thể chọn lựa biện pháp treo hình bát quái, kính lồi hay trụ phun nước. Thay vì chúng ta chọn những biểu tượng công phá có thể gây hại cho người khác chỉ thích hợp đối với gia đình trẻ tuổi mà thôi. Trường hợp có nhiều biểu tượng đạt được hai tiêu chuẩn trên thì biết chọn biểu tượng nào. Chúng ta nên chọn biểu tượng phù hợp với tiêu chuẩn thứ ba. · Hợp thẩm mỹ, nhu cầu văn hóa gia đình: Ngoài những biểu tượng căn bản chúng ta cũng có thể sáng tạo những biểu tượng khác đạt được mục đích trên lại phù hợp với nhu cầu thẩm mỹ, hay địa vị gia chủ trong xã hội nữa. Ví dụ : ở khu vực kinh doanh người Mỹ có khi chúng ta dùng hình bát quái không thích hợp bằng kính soi hay những vật dụng phản chiếu đầy thẩm mỹ khác chẳng hạn. Nguồn: Sưu tầm.
  13. Bạn phong thủy muốn thỉnh tỳ hưu nên xem lại, theo như sư phụ Thiên Sứ nói thì tỳ hưu không nên bày đặt trong nhà. Đồ vật phong thủy chơi lúc nào cũng có 2 mặt nếu không đặt đúng chỗ thì hậu quả sẽ khôn lường. Hình như là tỳ hưu chỉ dành cho những người nào có thế lực thôi, còn bình thường không nên xài, nghe theo chi bảo của sư phụ Thiên Sứ là chắc ăn nhất. Không biết tỳ hưu thì tác dụng như vậy còn Kỳ lân đá thì như thế nào? Có Huynh nào biết về tác dụng của Kỳ lân đá trấn trạch này không? Thân. Lê bá Trung
  14. Việc chọn tên cho công ty, cho các tổ chức hoặc cơ quan vô cùng quan trọng. Cũng giống như tên người, tên công ty có ảnh hưởng rất lớn tới sự thành bại nhất là vấn đề kinh doanh sau này của công ty. Đặt tên cần có những nguyên tắc nhất định theo luật Âm Dương, Ngũ Hành sẽ mang lại những kết quả tốt đẹp. - Trước hết việc đặt tên cần dựa theo ý nghĩa của tên, phải phản ảnh được những ước vọng tốt đẹp, hoặc phản ánh được quan điểm kinh doanh, tiêu chí hành động của công ty. Ví dụ, “Thành Đạt” biểu hiện sự thành công, may mắn. “Sáng Tạo” biểu hiện ước muốn tiến tới sự sáng tạo, hoàn thiện trong quá trình hoạt động. - Về Âm Dương ten phải có sự cân bằng, tránh thuần Âm hoặc Thuần Dương. Ví dụ tên “Chiến Thắng” có hai vần trắc nên là thuần Dương, tên “Minh Long” thể hiện sự cân bằng về Âm Dương. - Về việc phân định Bát Quái cho tên để dự đoán tương lai của công ty được thành lập theo nguyên tắc như sau. Dựa vào số lượng chữ cái để tính số, thông qua số để lập thành quẻ. Tên được chia làm 2 phần, phần trước nhiều, phần sau ít. Ví dụ “Chiến Thắng” chia làm 2 phần là “Chiến” và “Thắng”. Nếu tên bao gồm 3 từ thì lấy 2 từ đầu cho phần 1, từ thứ 3 cho phần 2. Ví dụ “Tân Hoàng Minh” thì “Tân Hoàng” là phần 1, “Minh” là phần 2. Sau đó tiến hành đếm số chữ cái cho mỗi phần để lập quẻ, mỗi chữ cái được tính là 1 đơn vị, mỗi dấu cũng được tính là 1, ví dụ “Chiến” tính là 6, “Thắng” tính là 6, chú ý không tính các móc của các chữ. Sau khi có số chữ của 2 phần tiến hành lập quẻ theo số của Tiên Thiên Bát Quái. Trường hợp ”Chiến Thắng” 6/6 được quẻ Thuần Khảm. “Tân Trọng Minh” 9/4 được quẻ Thiên Lôi Vô Vọng “Mai Linh” 3/4 được quẻ Hoả Lôi Phệ Hạp - Bước tiếp theo tiến hành dự đoán trên ý nghĩa quẻ. Các trường hợp trên ta thấy quẻ Vô Vọng xấu nên việc kinh doanh không có lợi về lâu dài. Quẻ Phệ Hạp có lợi cho việc kinh doanh thực dụng trong thời gian ngắn. - Người giám đốc, người làm chủ phải có mệnh cung phù hợp với các Quẻ của tên. Trường hợp Đông Tứ Mệnh thì hợp với các quẻ Khảm, Ly, Chấn, Tốn. Trường hợp Tây Tứ Mệnh thì hợp với các quẻ Càn, Đoài, Cấn, Khôn. Nguon: Phong Thủy Việt Nam
  15. Cám ơn Gia Nguyễn đã thu thập thêm tài liệu về chủ đề này. Chúc gặp nhiều điều may mắn. Thân. Lê Bá Trung
  16. Cám ơn về sự góp ý của anh Phạm Cương Rất nhiều. :P
  17. Chào chị Châu. Chị có thể bổ sung thêm hướng và tọa đô căn nhà này được không ạ? Như vậy mọi người sẽ đỡ mất thời gian trong quá trình tư vấn cho chị? Theo như chị trình bày như trên thì có lẽ nhà chị đã phạm vào Cung đào hoa của chồng chị? Chị bổ sung thêm vài chi tiết mọi người sẽ hỗ trợ giúp chị. Thân. Lê Bá Trung
  18. Chị Me trau vàng thân mến. Nhà chị hướng Tây. Có thể đặt hồ cá ở phía tây nam, Cừa vận tốt 2009 trở đi ở hướng Tây Nam, cũng ngay cửa chính ra vào của chị, một chút bàn luận nhờ các Sư huynh, tỉ khác tư vấn thêm. Thân. Lê Bá Trung.
  19. Cửa và phong thủy nhà bạn Khái niệm cơ bản của Phong Thủy là: “Khí nương theo gió thì tản mạn, gặp nước giới hạn thì dừng, người xưa làm cho tụ mà không cho tán, làm cho lưu thông mà có chỗ dừng, cho nên gọi là Phong Thủy”. Ở đây chỉ đề cập đến cửa của căn nhà bạn. Cửa trong phong thủy còn gọi là “huyền quan”. Về vấn đề này mỗi phái đều có cách lý giải riêng, nhưng nói chung họ đều công nhận cửa là quan trọng nhất . Đi đôi với cửa chính (huyền quan) còn có một thuật ngữ gọi là ‘Thủ huyền quan’ (trấn giữ của). “ Thủ huyền quan” là phía sau cửa khoảng 1,5mét cho đến 2 mét đặt một tấm bình phong,giống như mộ đơn vị trấn thủ cửa chính. Công dụng của bình phong là để thay đổi hướng đi của dòng khí, không cho khí xung chiếu trực tiếp vào. Bình phong dùng để “thủ huyền quan” có thể dùng bất cứ vật liệu hoặc hình dáng gì,và không cần lớn, chỉ cần cải biến hướng đi của dòng khí là được. Người ta cũng có thể dùng tấm gương làm bình phong, dùng để thủ huyền quan đòng thời vừa dùng để trang trí nội thất. Hoặc dùng một cái bàn tròn để hoá giải dòng khí xung trực tiếp vào. Bình phong dùng để thủ huyền quan có thể dùng bất cứ vật liệu hoặc hình dáng gì, và không cần lớn, chỉ cần cải biến hướng đi của dòng khí là được. Người ta cũng có thể dùng tấm gương làm bình phong để thủ huyền quan đồng thời vừa dùng để trang trí nội thất. Hoặc dùng một cái bàn tròn để hoá giải dòng khí xung chiếu trực tiếp vào. Đó là các biện pháp nhằm tạo luồng khí hòa hoãn để sinh tài. Cửa không được đối nhau Bên trong nhà thường có một số phòng và cửa của nó, các cửa này cần phải tránh đối nhau trực tiếp, vì một khi các cửa thông nhau sẽ làm ảnh hưởng phong thủy bên trong nhà. Lúc ấy dòng khí sẽ thịnh một nơi và yếu đi nơi khác, khó đạt tới sự hài hoà. Do đó nếu như phong thủy của một phòng không được tốt sẽ ảnh hưởng sang phòng khác. Các nhà phong thủy cho rằng nếu phạm vào trường hợp này thì người trong nhà hay cãi vã, xung đột. Nếu không thể sửa đổi lại cách bố trí cửa trong nhà được, người ta có thể đặt bình phong hoặc treo rèm cửa để cải thiện. Cửa phòng không được xuyên suốt từ trước nhà ra sau Trường hợp trong hình là phạm vào cuộc” Môn xung sát” rất có hại cho chủ nhân, hình thành hiện tượng mà các nhà phong thủy goi là “ Xuyên đường phong” ( gió xuyên qua các phòng). Trong trường hợp này, dòng khí sẽ quá mạnh làm ảnh hưởng đến sự ổn định của khí tường, có thể gây tổn thương đến sức khoẻ người ở nhà. Cửa lớn không được đối nhau với cửa sổ Cửa lớn là nơi để người ta ra vào, và cũng là nơi dòng khí vào nhà, nếu cửa lớn được đặt ở hướng tốt, một khi cát khí vào nhà sẽ theo cửa sổ mà đi mất, không tụ được. Cửa của hai nhà không được đối nhau Ngay cả trường hợp cửa của hai nhà khác nhau cũng không được đối nhau. Các nhà phong thủy cho rằng có thể làm những cách sau để hoá giải như dùng bình phong chư chắn phía trong cửa, đặt cặp tượng hình kì lân ở cửa bị xung chiếu, hoặc cặp tượng nhỏ hình con rùa bằng đồng cũng được (tượng này có thể hóa giải những loại vật phong thuỷ xấu khác xung chiếu vào cửa), tạo thành một hành lang để làm hòa hoãn dòng khí… Cửa không được đối với cạnh góc phòng Như trong hình bên, người đứng trong phòng nhìn ra ngoài phòng thấy cạnh góc của phòng đối diện xung chiếu thẳng vào phòng, đây cũng là điều cấm kị. Cửa phòng không được đối thẳng với xà nhà Dù là nhà gỗ, nhà xây hay đúc bê tông đều phải chú ý không thiết kế xà nhà đâm thẳng vào cửa chính. Cửa nẻo dẫn khí và đón vận may Cửa ra vào và cửa sổ là nẻo dẫn khí và đón vận may vào nhà. Khí vận hành ở trong nhà được xem là lý tưởng khi nó thông suốt cũng như sự chuyển vận hài hòa trong một cơ thể khỏe mạnh... Theo đúng cách thì các cửa trong nhà, hành lang và cầu thang sẽ dẫn khí vận chuyển khắp nhà. Sự vận hành phải điều hòa, không quá nhanh cũng như đừng quá chậm. Lối cửa chính phải mở ra chỗ rộng nhất của phòng hay đại sảnh. Đại sảnh là nơi mở ra cho khí và tạo ấn tuợng đầu tiên cho căn nhà nên nó giữ một vai trò khá quan trọng trong thuật phong thủy. Khu vực này rất cần sáng sủa, sự khoan khoái cũng như cảm giác ấm cúng và thân mật... * Một số vấn đề và cách chữa những cấu trúc lệch lạc của ngôi nhà: - Nếu cánh cửa mở ra nghịch chiều sẽ kềm chặt khí và vận may của người cư ngụ. Để hạn chế sự khiếm khuyết, bạn phải đổi cửa ra vào theo chiều thuận, treo gương trên tường để tạo không gian rộng thêm; đặt đèn hay chuông tự động reo khi có người mở cửa. Cửa chính dẫn vào nhà phải luôn rộng mở Cửa phụ cũng cần được bố trí hợp lý tạo sự lưu thông khí tốt trong nhà - Nếu một người về nhà hàng ngày mà chung quanh toàn các bức vách "dàn hàng chào" sẽ làm dội khí. - Cách chữa: Bạn có thể treo gương trên vách tường giúp khí chuyển vào khoảng không gian dội khí. Cửa sổ không chỉ là những con mắt đẹp mà còn là nơi dẫn khí vào nhà - Một lối vào hẹp và tối dẫn vào nhà cũng cản sự vận khí và cản trở may mắn của người cư ngụ. - Cách chữa: Đặt một ngọn đèn sáng trên trần và một tấm gương trên vách cận cửa để tạo chiều sâu. Các lối đi và cửa nẻo trong nhà cần được bố trí hợp lý để vận chuyển khí một cách tốt nhất - Cửa sau nhà cũng quan trọng, nó tượng trưng cho các dịp may đến một cách gián tiếp. Nhà ở hay cửa hàng sẽ gặp may mắn hơn khi có cửa sau mở ra một lối đi rộng rãi vì đó là biểu tượng cơ may sẽ lớn hơn trong sự phát triển tài chính thay vì là một vách tường ngăn chặn. Sảnh rộng... ... và lối sau nhà thoáng mát tốt cho sự vận chuyển lưu thông khí Chữ "An" trong nhà cửa Ngôi nhà làm xong, thảnh thơi nhìn lại thấy thật bình yên khi ta biết chọn mình làm chủ thể để sống an nhiên giữa không gian cư ngụ được sắp xếp cho chính mình, để xung quanh cùng an hòa với mình. Đó cũng là lẽ phong thủy cuối cùng cần đạt tới. Bởi thế mà không có khái niệm về một ngôi nhà sắp xếp phong thủy chung chung. An lành phải có theo cuộc đất cụ thể và những con người cụ thể. Con người ứng xử với môi trường, với xã hội ra sao, hình thế phong thủy sẽ đáp trả như vậy. An cư mới lạc nghiệp Chỉ cần nơi cư ngụ yên ổn, thế là đủ, chuyện rộng rãi hoành tráng hay tiện nghi cao cấp nằm ở mức độ đầu tư nhiều hay ít, bao người xây nhà lâu nay vẫn chỉ mong được một tiếng An Cư. Nhưng bàn về chữ An trong nhà ở quả thật vô chừng, chỉ biết chắc rằng cha ông ta trước nay không hề đi tìm kiếm chữ An ở các giá trị vật chất đơn thuần theo kiểu tòa ngang dãy dọc, kín cổng cao tường, mà chủ yếu thể hiện qua các ứng xử với thiên nhiên và con người. An cư để an hưởng, thiên về Tĩnh. Vì thế, ngôi nhà xưa chỉ được tính là chốn an cư khi nằm trong mối quan hệ tổng thể, thiên nhiên được sử dụng quay vòng và khép kín. Ta ở đâu thì tiểu vũ trụ ở đó, hai bên Long - Hổ, hai mặt Tiền - Hậu đều lấy tâm điểm - Trung Cung là ta, hỗ trợ cho ta trong cái hình thế chung của cả xóm cả làng, thật tĩnh tại mà cũng thật linh động. An khang cho mình - cho người Lời chúc an khang thịnh vượng đầu năm mới cũng là mong cho người yên vui khỏe mạnh, nhà an toàn và phát triển. Nếp nhà xưa chỉ với mấy “hàng giậu mùng tơi xanh rờn” đủ để giảm những bước chân trực diện, nhưng vẫn đủ thấp để ánh mắt láng giềng quyến luyến nhau. Khung cảnh hữu tình, đường nét sắp xếp uốn lượn theo kiểu “đường vô xứ Nghệ" mới chính là cái lý phong thủy của tiền nhân. Bởi thế mà khách nào trước khi vào nhà đều phải qua sân, đến hồ bán nguyệt hay tấm bình phong xây gạch mà có khi đơn giản chỉ là khóm hoa cát tường, bụi cây phát tài, rồi gặp ba bậc thềm nối liền vào hàng hiên. Vùng Dương chói lòa của nắng gió xứ nhiệt đới được làm dịu xuống nhờ khoảng đệm hữu tình ấy, trước khi vào vùng Âm mờ ảo bên trong - một cách xử lý đơn giản mà khéo léo trong nếp nhà xưa. Chỉ đề phòng người ngay, quan điểm phóng khoáng này khiến ngôi nhà Việt xưa chẳng chút vướng bận hoa sắt bảo vệ hay camera chống trộm. Rào giậu thuần chất thiên nhiên, thềm nhà cao, hiên vươn rộng khiến ngôi nhà nhìn từ ngoài như một vệt tối kín đáo, bộ mái phủ bên trên e ấp như chiếc nón lá che khuôn mặt thiếu nữ truớc mọi ánh nhìn, nhưng chủ nhân bên trong vẫn có thể thảnh thơi quan sát, khách đến từ tít tận ngoài cổng đã rõ mười mươi. Trong Tĩnh có Động, trong Am có Dương, nhà trên, vườn dưới tương hỗ nhau khiến ngôi nhà quấn quít gốc mít hàng cau, làm cho vườn Việt lâu nay được tiếng là ít thiên về trang trí thuần túy mà nhiều tính công năng, trong đó việc bảo vệ cũng là yếu tố quan trọng. An tâm để sống an hòa Thời đô thị hóa, nhà ống phân lô hay chung cư ngất trời, chữ An ở đâu? Vẫn đủ cả, chỉ khác biệt về cung cách thể hiện, mà khởi nguồn không thể bỏ qua quan điểm chung cho mỗi gia chủ và người làm nhà. Thiết kế kiến trúc, nội thất, hay xếp đặt... đều “vẽ” nên phần chưa hiển hiện cho đến lúc gia chủ dọn vào cư ngụ, một chữ An không chỉ cho ngôi nhà mà cho các thành viên trong đó. “Trước cau sau chuối” trở nên hiếm hoi, mà rào giậu cổng quê cũng đang dần mai một, ngôi nhà Việt đương đại đi tìm chữ An bắt đầu và kết thúc đều ở một niềm tin. Với mức độ thấp, niềm tin ấy được giao cho các thầy địa lý. Xoay vài cái cửa, chọn ngày khởi công, đếm bước bậc thang đã gọi là đủ An chăng? Có kiêng có lành, nhưng kiêng cữ quá hóa rối tung. Kiến trúc sư lắm lúc buông bút nhìn theo ngôi nhà bị xoay như chong chóng. Những vấn đề gọi là phong thủy hiện đại, thực ra vẫn đang nối dài sợi dây ứng xử từ nếp nhà truyền thống, tìm kiếm chất liệu của hôm nay (và cả ngày mai) trên tinh thần học hỏi giá trị hôm qua. Giai điệu về nếp nhà Việt xưa vẫn có những nốt trầm, khoảng lặng của sự thiếu tiện nghi hay thiếu độ bền chắc, an tâm có lúc thành ra... an phận! Nguon:phongthuyvietnam
  20. Lịch sử phát triển của khoa học Phong thuỷ Thuật Phong Thuỷ hình thành rất sớm,có thể nói gần như cùng với sự ra đời của loài người thì con người từ khi sinh ra đã biết chọn những vị trí cư trú có núi non che chở bao bọc, lại gần sông ngòi, nguồn nước. Từ đời nhà Chu đã có quá trình chọn đất xây nhà tại vùng bình nguyên, đây là vùng đất mầu mỡ, có thể canh tác nông nghiệp thuận lợi. Gần nguồn nước mà vẫn tránh được lụt lội, tai hoạ thời tiết, thiên tai. Vì vậy, thuật Phong Thuỷ nghe có vẻ huyền bí nhưng thực ra lại rất thực tế và gần gũi với đời sống. Trải qua lịch sử phát triển của các triều đại, đời nào cũng có những học giả kế tục và phát triển. Nhưng sự huyền bí của nó thể hiện ở chỗ, có rất nhiều các học phái khác nhau dựa trên những suy luận khác biệt nhau, thậm chí có khi đối lập nhau. Cho đến nay vẫn còn nhiều điểm chưa rõ ràng. Vì vậy người ứng dụng Phong Thuỷ hiện đại đòi hỏi phải biết gạn đục khơi trong. Biết gạn bỏ những gì không hợp lý qua chiêm nghiệm thực tế và phát huy những gì đúng đắn nhất và quan trọng nhất là phù hợp với đời sống xã hội hiện đại ngày nay. Trong lịch sử phát triển, thuật Phong Thuỷ hình thành nên nhiều trường phái khác nhau, mỗi trường phái có phương pháp lý luận và ứng dụng riêng. Có một số trường phái lớn được biết đến như sau : + Phái Bát Trạch : Do Thái Kim Oanh phát triển và hoàn thiện trong tác phẩm Bát Trạch Minh Cảnh. Phái này căn cứ chủ yếu vào sự kết hợp giữa mệnh cung của chủ nhà với các hướng để luận tốt xấu và thiết kế nhà ở. + Phái Huyền Không : căn cứ vào môn Cổ Dịch Huyền Không, dùng Phi Tinh tức là sự vận động các luồng khí khởi nguồn từ Bát Quái để luận đoán tốt xấu. Phái này cũng đặc biệt chú trọng tới vận khí, tức là sự tốt xấu của căn nhà theo thời gian, còn được gọi là Trạch Vận. Qua đó dự đoán được tốt xấu cho căn nhà theo từng thời điểm để có phương án bài trí và sửa chữa hợp lý. + Phái cảm xạ Phong Thuỷ : Nghiên cứu về khí trường Phong Thuỷ và các nguồn năng lượng sinh học. Ngoài 2 trường phái lớn trên còn hình thành nên một số trường phái khác với những đặc trưng về học thuật và công phu nghiên cứu khác nữa, ví dụ : + Phái Dương Trach Tam Yếu : do Triệu Cửu Phong khởi xướng, sau là Lộc Dã Phu phát triển trong hai tác phẩm Dương Trạch Tam Yếu và Dương Cơ Chứng Giải + Phái Huyền Thuật Phong Thuỷ : Là môn Phong Thuỷ bí truyền trong dân gian, được truyền theo lối tâm truyền, không mấy phổ biến. Phái này chuyên nghiên cứu việc phát hiện và trấn yểm các Long Mạch, chủ yếu áp dụng cho mộ phần. Tóm lại, Phong Thuỷ là một nghệ thuật bài trí không gian, rất tinh tuý, tuy nhiều bí ẩn nhưng nếu hiểu được và áp dụng đúng thì sẽ mang lại những hệ quả hết sức lớn lao nằm ngoài những nỗ lực về trí tuệ và sức lực thuần tuý của con người. Nguon:phongthuyvietnam
  21. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH Từ mấy ngàn năm trước, trong quan niệm của nhiều nước Đông phương đã có một Vũ trụ quan thống nhất và tiến bộ. Người xưa đã quan niệm Vũ Trụ có 2 cái không cùng tận đó là KHÔNG GIAN và THỜI GIAN. KHÔNG GIAN là vô cùng. THỜI GIAN thì Vô tận. Người xưa cho rằng tồn tại trong KHÔNG GIAN và THỜI GIAN có 2 " Khí " đó là ÂM và DƯONG. Tương hỗ khắc chế -đồng biến giao thoa xoay chuyển cùng với không gian và thời gian mà sản sinh ra vạn vật hiện hữu . Đông Phương học cho rằng khởi đầu VŨ TRỤ Là " vô cực " hỗn mang hỗn độn rồi chuyển biến dến hiện tượng sơ khai là " THÁI CỰC '. THÁI CỰC vận hành không ngừng tạo ra " LƯỠNG NGHI " LƯỠNG NGHI tưng tác đối lập tạo thnàh " TỨ TƯỢNG. Đó là nguyên lý vận hành tạo thành sơ khởi của tạo hoá . Từ TỨ TƯỢNG lại khắc chế đối lập không ngừng tạo ra 8 hiện tưọng khác la:Trời , Đất , sấm sét ,gió , nước , lửa , núi , đầm. NGười xưa kết hợp và gán cho 8 hiện tựng vào cá quái ( quẻ ) biểu trưng thành BÁT QUÁI là : CÀN ( Trời ) -KHÔN ( Đất ) - CHẤN ( sấm sét ) - TỐN ( gió ) -KHẢM ( nước ) - LY ( hoả )- CẤN ( núi ) - ĐOÀI ( đầm ao ) Như vậy , quá trình hình thành từ ÂM DƯƠNG - TỨ TƯỢNG - BÁT QUÁI được đặt cho là TIÊN THIÊN BÁT QUÁI. Từ TIÊN THIÊN BÁT QUÁI lại giao thoa với HẬU THIÊN BÁT QUÁI sinh ra 64 quái . Trên đây là những khái niệm cơ sơ của người xưa nói về sự hình thành thiên hình vạn trạng theo một quy luật như thế đối với vạn vất trong VŨ TRỤ . Nguon:thuonghylenien
  22. Âm dương điều hòa... Một “Long mạch” tốt sẽ cho Khí tốt. Khí được dịch là “hơi thở” hoặc “năng lượng”, là khái niệm quan trọng nhất trong phong thủy. Một yếu tố quan trọng nữa trong phong thủy, đó là sự hiện diện của các vì sao (Cửu tinh) tác động đến môi trường xung quanh. Tìm “Long mạch” của đất Các chuyên gia phong thủy đã tìm kiếm Khí, để tìm ra mạch của đất, nó cũng giống như các thầy thuốc làm khơi dậy năng lực sống động của vũ trụ. Lý thuyết phong thủy chỉ ra rằng, Khí lưu thông, xoay tròn xoắn ốc trong trái đất. Khí là nhân tố hàng đầu ảnh hưởng đến đời sống con người. Được dịch là “hơi thở”, Khí là năng lượng hoặc sức mạnh để tạo ra núi non và các ngọn lửa, hướng chảy của các sông suối và xác định màu sắc và hình dạng cây cối. Năng lượng này cũng còn được hiểu như là “Long mạch”. Trong phong thủy, các chuyên gia về lĩnh vực này sẽ dự đoán về những mạch tốt để “nuôi dưỡng” Khí và sau đó chỉnh nó để làm giàu cuộc sống và khí của những người cư ngụ. Ở người, Khí là tinh thần hoặc là sức mạnh sống động để nâng đỡ cho cơ thể như: Cách chúng ta xuất hiện và hành động, cách di chuyển, giao dịch. Khí gắn liền với chúng ta từ lúc sinh cho đến lúc chết và nó cũng tồn tại khác nhau trong mỗi người, có thể ảnh hưởng đến vận mệnh của mỗi con người. Các chuyên gia nhìn tư thế của bạn ngồi, di chuyển và nói chuyện để nhận ra dòng khí của mỗi người. Chuyển động của cơ thể, dáng vẻ, nét mặt, sự rạng rỡ của đôi mắt, sự mím chặt của đôi môi, màu da và giọng nói... tất cả sẽ phản ánh lại dòng khí của một người. Phân tích dòng khí, các chuyên gia còn có thể dùng phong thủy để giúp người ấy gỡ rối được các nút ngăn chặn hạnh phúc, để đạt được mục đích và hy vọng cho con người. Khí của con người có thể được tô điểm bằng một số cách như: thiền định, quan hệ tốt giữa con người, và một môi trường lành mạnh – một phong thủy tốt. Khí của nhà và khí của người có những điểm chung. Khí của một căn nhà cũng ảnh hưởng đến không khí và do đó cũng ảnh hưởng đến người cư ngụ trong đó. Trong một vài nơi, chúng ta cảm thấy thoải mái, hạnh phúc và cảm thấy như ở nhà, và một trong vài nơi khác, chúng ta lại cảm thấy bồn chồn hoặc chán nản. Những chỗ khác thì lại lạnh lẽo, âm u và nặng nề... đó là tất cả những đặc tính của Khí của một ngôi nhà. Sự điều tiết và nâng cao dòng khí là mục đích tiềm ẩn của phong thủy. Dòng khí tốt trong một chỗ ở, sẽ cải thiện dòng khí của những người sống trong đó. Khái niệm về Khí chủ yếu là để đánh giá về nhà cửa, văn phòng hoặc đất đai, và tất cả những yếu tố bên trong, bên ngoài của chúng. ở đây, các chuyên gia phong thủy cũng giống như một bác sĩ, tìm ra sự luân chuyển và mạch đập của Khí. Họ tìm kiếm các môi trường êm dịu, cân bằng sự thay đổi các vùng xung quanh. Tác động của Cửu tinh (9 sao) Tất cả các môn phái phong thủy đều chú trọng đến đại hùng tinh do sự quan hệ của nó với sao Bắc Đẩu. Phái phong thủy này là Cửu tinh, rồi bát môn, bát quái (đã được đề cấp trước đây). Trong phong thủy, có thể sử dụng Cửu tinh vào việc phân tích các khu vực tốt, xấu. Trong Đại hùng tinh ở bầu trời đêm chỉ có 7 vì sao (Trường sinh, Diên niên, Họa hại, Lục sát, Ngũ quỷ, Lưu niên, Tuyệt mạng), nhưng trong phong thủy có thêm hai vì sao tưởng tượng ra (Tả phù và Hữu bật) và được biết như các thần sao được thêm vào để tượng trưng hai khuynh hướng chính của Kinh dịch, báo điềm tốt và xấu. Cửu tinh tượng trưng cho những sự định hướng âm dương không gian và cũng là bản đồ phong thủy để phân tích một vị thế: 1. Sao Trường sinh (dương): Tốt cho tất cả các hoạt động, phòng ngủ, phòng khách, nhà bếp. 2. Sao Diên niên (dương): Tốt cho phòng ăn, nhà bếp, phòng ngủ, góc để trò chuyện và những khu vực thường có sự hoạt động. 3. Sao Họa hại (âm): Một vị trí xấu với hoạt động của con người. Có thể đặt đồ vật để hóa giải ảnh hưởng xấu của vị trí này như: tượng sư tử, rồng, cọp, vòi phun nước nhỏ, bể nuôi cá, bình hoa, cây xương rồng... 4. Sao Lục sát (âm): Đừng bao giờ thiết kế nhà bếp, phòng ăn, hay phòng ngủ, phòng khách... trong vị trí xui xẻo (phản bội) này, trừ phi các nhà phong thủy biết cách hóa giải. Có thể đặt kệ sách, ti vi, các đồ vật trang trí vào đây, nhưng không được đặt bàn ghế, bàn làm việc... 5. Sao Ngũ quỷ (âm): Đây cũng là vị trí lắm rắc rối. Phòng ngủ đặt nơi này không tốt, chỉ nên đặt đồ đạc, các vật dụng khác. 6. Sao Lưu niên (dương): Vị trí này tốt và hợp cho công việc của con người, phòng ngủ, phòng ăn, phòng khách, nơi làm việc... Nó được sự hỗ trợ của hai sao tưởng tượng (Tả phù, Hữu bật). 7. Sao Tuyệt mạng (âm): Đây là một vị trí xấu cho hoạt động của con người. Đừng bao giờ đặt phòng làm việc, phòng ăn, phòng ngủ, quầy rượu, nhà chứa xe hoặc bất cứ hoạt động nào ở nơi này. Chỉ nên để các kệ chứa đồ đạc, đồ phế thải... Có thể để một cây xương rồng, treo một đèn trần nhà thật lớn, hay một lá bùa... để hạn chế ảnh hưởng không tốt. 8-9. Sao Tả phù, Hữu bật (trung tính): Là hai sao tưởng tượng đi kèm với sao Lưu niên, giúp cho sao này thu hút những ảnh hưởng vô hình và được xem là những người bạn tốt. Nguon:thuonghylenien
  23. Phong Thuỷ là môn khoa học tổng hợp của các môn khoa học thực nghiệm ; thuyết khác nhân vật ; ðịa cầu, thuỷ vãn địa chất, vũ trụ tinh thể học, khí tượng học, môi trýờng học và kiến trúc. Ngýời vận dụng phải có kiến thức tổng hợp, biết xem xét thiên nhiên môi trường, cải tạo nó thành môi trường tối ưu cho con người sinh sống để phát triển tốt đẹp. Ðích cuối cùng của Phong Thuỷ phải là Thiên Nhân hợp nhất, con người đạt đến cái đích thấu hiểu những quy luật của trời đất và sống hoà hợp với những quy luật ấy. Từ trước đến nay những quy luật của thiên nhiên, của trời đất vũ trụ vẫn vô tý tồn tại, chỉ có con người duy nhất; chí mới cho rằng mình sống không cần phụ thuộc vào nó nên vô tư;nh ðã phạm phải những ðiều gây tai hoạ cho chính bản thân con ngýời. 1. Một hệ thống chỉnh thể : Một môn khoa học hoàn chỉnh phải có một chỉnh thể hệ thống luận thống nhất. Trýớc ðây chúng ta hay bắt gặp những mảnh vụn của một lý thuyết hợp nhất nên có cảm týởng rằng Phong Thuỷ là một môn khoa học phiến diện thiếu tính hệ thống. Kỳ thực nó phải dựa trên một chỉnh thể hệ thống luận, lấy con ngýời làm trung tâm của thiên nhiên, bao quát thiên ðịa vạn vật, hoàn cảnh xung quanh con ngýời có nhiều yếu tố chúng có mối liên hệ týõng hỗ, hạn chế, týõng hỗ tồn tại, týõng hỗ ðối lập và chuyển hoá. Phong Thuỷ học có mục ðích truy tìm những nhân tố này, xem xét ðể tối ýu hoá kết cấu giữa các nhân tố tìm sự tổ hợp tốt ðẹp nhất. Phong Thuỷ luôn quan tâm chú ý ðến tính chất chỉnh thể của hoàn cảnh. Hoàng ðế Trạch Kinh viết : “Lấy hình thế nhý thân thể, lấy sông nýớc nhý huyết mạch, lấy ðất ðai nhý da thịt, lấy thảo mộc nhý lông tóc, lấy ðýờng ốc nhý y phục, lấy cổng cửa nhý ðai mũ, nhýợc ðắc nhý suy nghĩ, xem xét nghiêm túc nhý thế là thýợng cát”. Nhý vậy ứng dụng nguyên tắc này vào môn Phong Thủy là phải xem xét thấu ðáo tất cả các nhân tố xung quanh môi trýờng, phối hợp, loại bỏ và týõng tác chúng theo một hệ thống thống nhất ðặt con ngýời là trung tâm. Phong Thuỷ hiện ðại còn cần lấy con ngýời, mục ðích sinh sống làm việc của con ngýời làm trọng tâm. 2. Nguyên tắc Nhân - Ðịa phù hợp : Nguyên tắc này là cãn cứ tính chất của hoàn cảnh khách quan ðể thích nghi với mục ðích, phýõng thức sinh hoạt của con ngýời. Nýớc ta ðịa hình phức tạp, ðồi núi sông hồ ða dạng, ðịa mạch kéo dài, thổ nhýỡng khí hậu ða dạng, ðịa hình thiếu ðồng nhất. Mỗi vùng mỗi miền có một ðặc trýng riêng về ðất ðai, mạch núi mạch sông, khí hậu, lýợng mýa, rừng nhiều ít. Miền Tây Bắc thì núi non trùng ðiệp, khí hậu lạnh cần tàng phong tụ khí, tránh khí lạnh xâm nhập, tránh lụt lội lở ðất. Miền Nam thì nắng nhiều, mýa ít phòng hoả hoạn, hạn hán. Chính vì thế phải phân hoạch cụ thể mỗi vùng thì phù hợp với Phong Thuỷ nhý thế nào, từ ðó có cách thức hài hoà với ðiều kiện sinh sống và làm việc của con ngýời. 6. Thẩm ðịnh nguồn nýớc : Nýớc vô cùng quan trọng ðối với các sinh vật nói chung và với con ngýời nói riêng. Về Phong Thuỷ, nýớc chính là những dòng mạch ði kèm hộ vệ cho sõn mạch. Chất lýợng của ðất quyết ðịnh chất lýợng của nýớc bởi nýớc sinh từ trong lòng ðất. Các phái Phong Thuỷ kinh ðiển chú trọng “tầm long nhận khí”, nhận khí thuờng thủy”, tức luôn lấy chất lýợng thuỷ làm tiêu chuẩn ðánh giá khí trýờng tốt xấu. Nên lýu ý những kinh nghiệm sau ðây về chất lýợng cuả nýớc : Quý nhất là sắc nýớc trong màu xanh ngọc, vị ngọt hoặc nýớc phát ra mùi thõm không tanh hôi chủ ðại quý. Khí chất nýớc trong màu trắng, vị thanh, ấm áp chủ trung quý. Mạch nýớc cần dài sâu, bốn mùa xuân hạ thu ðông ðều không cạn kiệt. Tránh nýớc có màu sắc ðen, sắc ðỏ, nguồn nýớc hung dữ, nýớc vẩn ðục tanh hôi, hoặc vị ðắng chủ hung khí. Phải lýu ý rằng nếu nýớc xấu sẽ có những nguyên tố có hại cho sức khoẻ con ngýời mà khoa học hiện ðại cũng chỉ ra ðó là những nhân tố có thể gây bệnh nhý ung thý. 7. Toạ bắc hýớng nam : Ðối với các tỉnh phía Bắc, chịu ảnh hýởng chủ yếu của khí hậu nhiệt ðới gió mùa, gió mùa thýờng thổi vào từ phýõng Bắc mang theo khí lạnh nên gọi là âm phong, chủ hại cho sức khoẻ con ngýời và mọi vật. Phýõng nam thýờng có gió ðông nam ấm áp, nhiều hõi nýớc gọi là dýõng phong tốt mang nhiều dýõng khí. Thýờng nhà cửa từ xýa ðều chọn toạ bắc hýớng nam vì vừa tránh ðýợc lạnh, vừa lấy ðýợc gió mát nam mùa hè. Tuy nhiên ðối với các khu vực ở miền nam thì sự suy luận lại ðảo ngýợc, phýõng bắc lại là phýõng tốt ðể lập hýớng. Thông qua việc ngũ hành âm dýõng hoá các phýõng vị ðã phản ánh ðýợc tính chất của khí hậu và sự vận chuyển các luồng khí theo thời gian và không gian. 8. Nguyên tắc hài hoà trung tâm : Xét trong một chỉnh thể thống nhất, Phong Thuỷ tối quan trọng sự hài hoà âm dýõng, thể hiện ở nguyên lý nhà cửa phải hài hoà cân ðối, không cao không thấp, không nghiêng lệch, thýờng ðýợc thiết kế theo nguyên tắc cân ðối, ðối xứng theo hình chữ Tam, chứ Tứ. Nếu hình thế quá cao thì gọi là cô dýõng không tốt chủ sự thái quá. Nếu hình thế quá thấp gọi là cô âm chủ sự bất cập, ðòi hỏi phải cao vừa phải, cân xứng. Sau khi xây dựng nên các công trình sẽ hình thành nên trýờng khí, sự vận chuyển của khí phụ thuộc rất nhiều vào quy hoạch kiến trúc. Phải lấy khí uốn lýợn hữu tình, tụ khí, tránh khí bị trực xạ, tản mát, minh ðýờng cần rộng thoáng vừa với huyệt ðể dừng khí trýớc khi tụ lại huyệt. Lấy một toà nhà trung tâm làm chính, các phýõng tả hữu phải thiết kế phù trợ cho trung tâm, tránh to lớn hoặc cách xa trung tâm ðể tạo thế vua tôi triều củng. 9. Nguyên tắc cải tạo : Ngoài việc thuận theo hình thế tự nhiên của núi sông, tìm ra nõi sinh khí tụ hội ðể xây dýng. Ngoài ra tự nhiên không phải bao giờ cũng tối ýu về mọi mặt. Thông qua sự khảo sát tìm ra khiếm khuyết của huyệt, dùng những cách thức cải sửa Phong Thuỷ thích hợp sẽ hoá giải ðýợc những bất cập. Nếu thiếu sõn thuỷ có thể xây dựng các công trình giả lập, khí không tụ tàng có thể xây dựng ðể hýớng dẫn luồng ði của khí theo hýớng thích hợp tránh ðýợc tản mát. Nếu chất lýợng khí, nýớc không tốt có thể cải sửa thanh lọc dần biến hung thành cát hoặc ít ra cũng ðỡ ðýợc một phần cái xấu. 10. Tiên tích ðức hậu tầm long : Cái ðích cuối cùng cuả thuật Phong Thuỷ là ðạt tới mức Thiên -Ðịa – Nhân týõng hợp. Ðể sử dụng, cảm hoá ðýợc những nguồn nãng lýợng của trời ðất, con ngýời cũng phải có ðýợc những giá trị týõng ứng về tâm linh với cùng một sự ðồng cảm. Ðòi hỏi phải tu nhân tích ðức, chỉ khi có ðức mới tìm ra ðýợc những huyệt vị tốt hài hoà với cãn cõ của mình. Bởi luật nhân quả chi phối rốt ráo mọi hoạt ðộng của con ngýời Nguon:thuonghylenien
  24. Chút lạm bàn về phong thủy Thiết kế phòng khách cũng cần phải chú ý tới phong thủy Thuật Phong thủy đã chia xẻ sự phát triển của nó cùng với khoa Thiên văn và khoa Dự án (quẻ Dịch) của Trung Quốc cổ. Nó đã có từ thời đại truyền thuyết, dù không có những dữ kiện xác thực cho chúng ta biết ai đã hình thành nó và vào thời điểm nào. Tuy thế, nó rất gần gũi với la bàn từ trường của nguời Trung Quốc cổ, làm cho nguời ta liên tuởng đến việc nó có thể bắt đầu ra đời vào khoảng thời gian la bàn đuợc phát minh, và thành quả này đuợc nguời đời tin rằng của Hoàng đế Vàng - Một nhà vua cổ của Trung Quốc đã sống vào khoảng năm 2.700 truớc Công nguyên. Người ta không đưa ra một chứng cứ lịch sử nào về sự đóng góp này, nhưng một điều chắc chắn là việc sử dụng nó thật sự đã có từ thời cổ. Có rất ít tài liệu lịch sử xa xưa liên quan đến môn phong thủy, nhưng trong những vụ khai quật kho cổ hơn 80 năm qua ở Trung Quốc đã tìm thấy những tài liệu dưới lòng đất có ngày tháng vào khoảng thế kỷ thứ 3, thậm chí từ trước Công nguyên với một số thông tin gián tiếp liên quan đến phong thủy. Một số học giả cho rằng, các kiến thức và sự sử dụng nó có thể vào thời kỳ Xuân Thu, hoặc thời kỳ Chiến quốc (770 - 221 trước Công nguyên), khi có khoa Dự đoán, kinh Dịch và Vũ trụ học dựa trên 5 yếu tố Ngũ hành đầu tiên được soạn thảo công phu và viết thành văn bản. Ðây có thể là một hệ thống mà môn phong thủy rất gần gũi, đặc biệt là kinh Dịch, nguời ta cho rằng đuợc biên soạn bởi Lão Tử vào khoảng năm 600 truớc Công nguyên. Nhưng ngoài những dữ kiện mỏng manh này, người ta có rất ít nguồn thông tin liên quan đến phong thủy cũng như sự có mặt của nó. Hy vọng rằng các vụ khai quật trong tuơng lai sẽ có một ít tia sáng. Cả hai ông Hồng Phạm và Thạch Hoàng đều đuợc xem là cha đẻ của thuật phong thủy vào thời cổ Trung Quốc (Dù các sử gia có thể phản bác điều này, họ tin rằng thuật phong thủy đã có truớc đó). Thuật phong thủy của Hồng Phạm đóng góp một phần đặc biệt quan trọng cho chúng ta. Ông đuợc cho là nguời sáng tạo ra phần Cửu tinh (9 sao), Bát môn (8 cửa) và Bát quái phong thủy. Cửu tinh nói đến chòm sao (7 ngôi) được gọi là Ðại hùng tinh, có thêm 2 ngôi sao khác. Bát môn đề cập đến 8 điểm chính của La bàn Bát quái và tám cung cơ bản đuợc sử dụng trong kinh Dịch dự đoán. Trong suốt thời kỳ Tam Quốc, thiên tài chiến lược Gia Cát Lượng (Khổng Minh, 181-234 sau Công nguyên) đã xuất hiện trong lịch sử Trung Quốc. Ông sử dụng các chiến thuật dựa trên bát quái đồ để dụ địch, tiêu diệt quân Tào. Khổng Minh là một nhà chiến luợc quân sự đại tài biết dùng thuật phong thủy và đuợc tôn kính là nguời sáng lập môn phái phong thủy. Các truyền thuyết về 3 vị thầy vĩ đại, Hồng Phạm, Thạch Hoàng và Khổng Minh đã đặt nền tảng cho tất cả những bậc thầy phong thủy của 2.000 năm kế tiếp. Một số người tin rằng Thạch Hoàng cũng là nguời đưa thuật này vào văn hóa dân gian, và do kết quả từ nỗ lực này, khoa phong thủy không còn là một công cụ bí mật và quý giá của một số nguời có đặc quyền và các vị vua có quyến lực trị vì thiên hạ. Ông đã chọn lựa những môn đồ có tài năng để truyền bá kiến thức cho quần chúng. Trong suốt thời kỳ đầu nhà Hán (khoảng năm 200 trước Công nguyên), một tác giả có tên là Oing Wu đã viết 3 tập về phong thủy. Một vị khác tên là Guo Pu (năm 276 - 324 sau Công nguyên) đã xuất hiện suốt thời kỳ Tây Hán. Ông đuợc công nhận là tác giả cuốn sách về phong thuỷ có tên Zang Shu (Bàn về việc chôn cất). Tiếc thay, chỉ còn lại những tựa đề của các tác phẩm đầu tiên về phong thủy truyền lại cho chúng ta, các văn bản đã thất thoát và lẫn lộn vào các tác phẩm khác. Những công cuộc khai quật khảo cổ trong tuơng lai sẽ có thể tìm thấy các tài liệu gốc nhưng hiện nay tất cả các bản còn lại đều là các bản sửa đổi, có lẽ được ghi chép (năm 960 - 1279 sau Công nguyên). Ngay các bản in hiện đại từ các bản sửa chữa đều khó hiểu và đuợc viết bằng loại chữ cổ Trung Quốc mà ngày nay, hiếm nguời có thể đọc đuợc. Vào khoảng thế kỷ thứ 7 sau Công nguyên, đã có một số văn bản viết về khoa phong thủy. Một lần nữa, chúng chẳng tồn tại đuợc bao nhiêu và một số ít bản sửa đổi sau này lại do những nguời viết không đạt chất luợng. Nghệ thuật phong thủy đã đạt tới đỉnh cao trong triều đại nhà Tang (Tần, năm 618 - 906 sau Công nguyên). Nhiều người hành nghề này đã phát triển cơ ngơi hưng thịnh. Tám người nổi tiếng nhất là Yang Jungsong, You Yanhan, Li Chungfeng, thiếu sư Yi Hang, nhà sư Shima Touto, Riu Baitou, Chen Yahe và Futu cùng là phật tử. Trong những pháp sư đời Tần, Yang Jungsong (Khoảng 650 sau Công nguyên) có ảnh huởng lớn nhất và qua ông, các lý thuyết về phong thủy đáng chú ý đã truyền bá lại cho chúng ta. Sự quan tâm đến phong thủy và cách áp dụng đã đuợc hồi phục vào thời nhà Tống (960 - 1279 sau Công nguyên) và nhiều vị thầy nổi tiếng đã xuất hiện. Trong các vị ấy có Wu Aixian (Thế kỷ 11 sau Công nguyên) và các môn đệ của ông (Liu Qiwan và You Gounghang). Wu Aixian, nguời sáng lập ra môn phái 36 kinh tuyến, đã viết một luận thuyết dùng cho các thế đất về mai táng và nhà ở. Người ta ghi nhận, suốt 500 năm kéo dài từ đời nhà Tần đến nhà Tống, hơn một trăm môn phái phong thủy đã tranh giành ảnh huởng lẫn nhau. Tất cả các môn phái này đều khởi đầu từ cùng một quan niệm về vũ trụ học và các lý thuyết. Ðể rồi sau đó phát triển thành nhiều sự diễn giải khác nhau, mỗi môn phái đặc biệt quan tâm đến hoặc tập trung vào những khuynh huớng nào đó của phong thủy. Sau đó, một số môn phái đã đồng hóa lẫn nhau. Nguời Trung Quốc cổ tin rằng, khi sự kết hợp giữa thiên nhiên và con người được tạo nên, qi (các khí lực) của sự sống chan hòa khắp tất cả sinh vật, vật chất. Sự tắc nghẽn khí lực của sự sống sẽ tạo ra điều đối nghịch: Bất hạnh và tai hoạ. Các lý thuyết kết hợp Trời, Ðất (thiên, địa), con nguời (nhân) là cốt lõi của thuật phong thủy, từ đó nảy sinh ra nhiều truyền thuyết và các câu chuyện dân gian. Nhân (con người) tuy có biểu hiện trí tuệ và tinh thần nhưng phải kết hợp cùng Trời, Ðất, Vật thể sao cho hòa hợp và cân bằng các nhận thức. Ðiều này có thể đạt được qua một mối quan hệ được thiết lập chính xác giữa tất cả các sức mạnh trong thiên nhiên, cho phép chúng trôi chảy và nuôi sống cuộc đời. Nguời Trung Quốc cổ luôn nghĩ rằng con người phải bảo vệ và nuôi duỡng khí lực của cuộc sống để đảm bảo nó liên tục phát triển và trôi chảy. Các quan niệm đặc biệt của "Sức sống/qi" và sự tồn tại của nó xâm nhập vào tất cả các ngành nghệ thuật Trung Quốc từ triết học, thi ca, hội họa cho đến điêu khắc, thiên dịch, dược thảo, võ thuật và phong thủy. Nguồn:thuonghylenien
  25. Định vị nhà trên một vùng đất Theo thuật Phong thủy, vị trí của ta trong vũ trụ ảnh hưởng đến ta. Sự liên hệ của một nhà cao tầng với con đường tạo ra những dịp may, thịnh vượng và sức khỏe đem vào nhà. Khoảng cách từ nhà đến con đường ít nhất bằng nửa chiều sâu toà nhà đó. Cách chữa: dùng đèn chiếu sáng hay một dòng nước ngăn giữa căn nhà và con đường, như thế dòng khí sẽ được nâng lên cao. Cách nữa là đặt trên mái nhà một cái giỏ nhỏ hay treo khánh hoặc gương ở trong nhà, nhưng biện pháp này ít hiệu nghiệm. Trong miếng đất chia ra làm 3 phần ta đặt nhà ở phần giữa là cân bằng nhất. Kế đến đặt trên phần cuối tốt hơn phần đầu. Cách chữa: nếu căn nhà không nằm ở phần giữa lô đất ta hãy trồng cây, trụ đèn hay tảng đá lớn ở cuối lô đất để làm cho vị trí căn nhà được cân đối. Hình dáng của lô đất là: 1. Mảnh đất tròn hứa hẹn nhiều cơ may phát triển trong nghề nghiệp. Nếu căn nhà xây theo hình vuông ngay trọng tâm lỗ đất thì vấn đề tài chính của người ngụ cư rất dồi dào. 2. Thông thường thì miếng đất hình vuông là tốt. Khi nhà nằm tại phía trước của nửa lô đất, người ngụ cư, đất phát tốt trong lúc đầu nhưng về sau lại gặp điều thất bại chua xót. Tốt hơn là xây nhà ngay trong trung tâm để tạo sự cân bằng trong đời sống, sự nghiệp thành công và tiền của dồi dào. Cách chữa nếu nhà bạn đã xây nhà tại phía trước của nửa lô đất đặt một trụ đèn chiếu ở giữa đường ranh đất sau nhà và hai đèn ở hai bên góc trước nhà, các đèn đều chiếu vào mái nhà. 3. Hình chữ nhật: Nếu đã xây nhà ở phía trước của lô đất thì dùng cách chữa như ở lô dất hình vuông. 4. Lô đất với đường vòng cung ở mặt tiền hiển nhiên có vẻ mạnh mẽ, nó sẽ thu hút tiền bạc và thành công trong sự nghiệp cho người ngụ cư. Nếu mảnh đất có hình vòng cung ở sau nhà mà nhà ở giữa trung tâm hoặc nằm ở phía sau của lô đất thì người ngụ cư sống yên lành. Nếu căn nhà lại nằm phía trước lô đất thì nhà này không ổn định trong nghề nghiệp và thường bệnh hoạn ốm đau. 5. Lô đất hình thoi là tốt. Xây nhà tại trung tâm lô đất hay là phần phía trước sẽ giúp cho sự nghiệp phát đạt mau chóng. Nếu nhà nằm ở phần đất phía sau thì nghề nghiệp của người ngụ cư sẽ chắc chắn nhưng không phát triển mau lẹ. 6. Nhà làm trên lô đất có góc cạnh như viên kim cương thì rất tốt nếu có đường song song với cạnh lô đất và cổng vào nhà không mở ra phía góc. Cách chữa: nếu nhà đã xây hướng vào một góc nào của lô đất thì hãy đổi lại bằng cách trồng cây to cao, cột cờ hay đèn pha ở phía sau nhà. 7. Làm nhà trên lô đất hình tam giác có cửa ra vào nhìn ra góc thì không ổn mà nên quay ra phía bên cạnh. Nên xây nhà vào xế của góc như mảnh đất hình con sò thì giữ được tiền bạc. Còn nếu nhà nằm chính giữa lô đất, cửa đối với góc đất thì nguồn thu nhập của người trong nhà sẽ kém. Cách chữa: hãy trồng trụ cờ hay cây để che gió ấy đi. 8. Lô đất hình bán nguyệt rất tốt, thông thường xây nhà ở giữa lô đất nhái hình nữa đồng tiền cổ. 9. Với một lô đất có dạng như lưng lạc đà thì căn nhà nên xây tại trung tâm lô đất nếu đủ chỗ (phía trước lô đất phải rộng gấp hai chiều cao căn nhà). Vị trí xấu là ở hai cái bứu lạc đà. Nếu căn nhà xây nơi bứu trái thì gia đình sẽ gặp nhiều đau thương và nếu bên phải thì con cái gặp trở ngại trong đời sống. Cách chữa: xây thêm phần phụ cho gia đình ( cách giải cho bứu trái) và phần phụ cho con cái và “ tử tức” (cách giải cho bứu phải) phần của chủ phòng – phòng ở của chủ gia đình. 10. Lô đất chữ L hay lô không có góc cạnh có thể kém may mắn cũng như một phần đời của người ngụ cư đã đánh mất. Cách chữa: Nếu nhà chưa xây hãy xây nhà ở vị trí nhìn ra góc chính của mảnh đất, và phải cách xa góc ấy ít nhất bảy mét. Trồng cây to sau nhà hay đèn trụ và trồng thêm dọc theo đất thiếu góc cạnh vài bụi cây. Theo cách chữa này thì sự thành công có thể đạt được dù đó là một dạng thất cách. 12. Đối với lô đất chữ T hãy xem đường vào lô đất ở đâu ở đâu. Nếu đường vào ở đáy chữ thì thăng tiền nghề nghiệp nhưng kém về đường học vấn và không có quý nhân phù trợ. Nếu đường và mảnh đất ở phía trên chữ T thì người ngụ cư đau khổ về đường hôn nhân và tiền bạc. Cách chữa: hãy trồng loại cây leo dọc cánh dưới chữ T Đường sá Đường sá cũng giống như sông ngòi, nó là phương tiện để chuyển khí. Những đường cong và đường viền theo tự nhiên rất phù hợp cho việc vận tải đường khí. Còn những đường lộ thẳng tắp lại vân khí quá mau và trở nên nguy hiểm. Nó giống như mũi tên gọi là “tử” khí. Cách chữa: Treo gương trên cửa ra vào hướng ra đường, làm một lạch nước, một cái cánh gió hình mũi tên ở khoảng cách giữa đường và nhà. Đường lộ cho xe chạy cũng là đường khí vận hành, nó nối liền căn nhà với mạch chính của con đường. Đường này nên làm bằng phẳng, lượn khúc và tương đối cao bằng đường cái thì tốt hơn cả thêm nữa để loại trừ trọc khí bên ngoài. Con đường giống như chĩa ba ở trước cửa nhà là ý nghĩa tình cha con thường xô xát và gia đình bất hoà, mỗi ngưới đi mỗi ngã. Cách chữa: Sơn chấm đỏ hay xây gạch thành chấm gạch ngang đường đi, đường xe. Một hình bát quái xây ở trước nhà làm tổn thương tình họ hàng giữa các dòng tộc con cháu (cửa ra vào là vị trí “thủy” của nhà còn ở cuối đường là cung “hoả” khiến nó khắc chế và hủy hoại liên hệ của nhau. Cách chữa: đặt đèn trụ, trồng cây, vòi phun nước, hoa lá hay quạt gió trong giữa hình bát quái. Đường lộ hẹp lại ở đoạn cuối có nghĩa là nghề nghiệp và tiền bạc bị hao mòn dần đi. Đường có chỗ tệ hại nhất là độ dốc của nó bị chìm mất, không thể nhìn thấy đoạn cuối của nó. Cách chữa: đặt trụ đèn pha ở chỗ hẹp nhất cho chiếu lên chóp mái nhà để làm những cơ may quay vòng lại về nhà. Nếu đường lộ dốc xuống thì hãy xây lại trụ gạch ở gần cuối đường để chuyển khí về. Nếu đường lộ dốc vào nhà hãy đặt đèn đằng sau nhà để vận khí lên chỗ cao nhất của mái nhà. Nếu đường nhỏ hơn bề ngang cửa chính thì khí dẫn vào nhà bị thiếu, dịp may của người ngụ cư sẽ bị nghẽn lại. Cách chữa: mở rộng con đường dẫn khí. Lối ra vào Lối ra vào có thể ảnh hưởng đến gnười ngụ cư. Ngõ vào phải thoáng, dễ đi lại và lối ra phải sáng sủa. Dẹp bỏ những thứ cản trở gần lối ra vào như cây cối, cột, vách tường… làm cản trở khí vận, cản trở dịp may kiếm tài lộc và sức khoẻ. Tuy nhiên cây cối ở khoảng cách an toàn với ngỏ vào lại thuận tiện trong việc bảo vệ nhà cửa. Những lối đi cũng có ảnh hưởng tương tự. Nếu lối đi gần bên nhà cừa rất hẹp nhỏ thì khí người ngụ cưsẽ bị tù túng và mất quân bình. Cách chữa: hoặc mở rộng lối đi hoặc tránh trồng cây lớn, cây rậm và bụi cây gần nó. Treo khánh trước cửa. Sau đây là một số ví dụ: 1-2. Theo thông lệ, lối đi vào tốt tạo cảm giác thoáng, thênh thang. Lối đi tới cao ốc phải rộng. 3. Lối đi hẹp sẽ giới hạn nghề nghiệp và cả triểnvọng tài chính. Nếu nhà nằm trên triền dốc thì ngõ vào nhìn xuống đồi tốt hơn là cửa ra vào nhìn lên đồi. 4-5. Nếu có bậc cấp thì nó phải lên xuống dần chứ không quá dốc. Cửa ra vào phải mở ra trên thềm rộng. Bậc cấp hẹp và dốc không giữ được tiền bạc. Bậc thang từ trên đu xuống nhà thì xấu, làm người ngụ cư phải tanh đấu vất vả trong nghề nghiệp. Để giải quyết trường hợp xấu, người ta đặt đèn pha chiếu từ sau nhà chiếu lên mái. 6. Bụi cây trồng làm vinh không khí trong nhà, cây côi tươi tốt và lối đi cần thông thoáng, nếu cây mọc râm quá thì phải cắt xén. 7. Cổng ngỏ (mặt tiền) tạo cho nhà một vẻ thoáng và nối vào nhà, để ý đến cột chống mái. Cột chống không quá lớn và gần sát cửa ra vào. Cột tròn tốt hơn vuông, vì vuuông có thể là nguyên do gây bại sản. Để giải quyết cho cột vuông, trồng nho leo cột. Đối với cột to lớn sừng sững ta treo gương ngang tầm mắt hay hàng chữ “xuất nhập an bình” trên cột đó. 8. Lối đi dẫn đến cửa ra vào có tể cong vòng nhu cánh cung và có cây trồng gần đó đều được cả. Nguon:TuViGLOBAL