Lê Bá Trung

Hội Viên Ưu Tú
  • Số nội dung

    526
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

Everything posted by Lê Bá Trung

  1. Chào chị Châu. Chị thông cảm tại vì link die rồi nên không thể pót hình lên trong lúc này được . Trung đang tìm kiếm một số hình về chủ đề này, khi nào có sẽ post lên sau. Thân. Lê Bá TRung
  2. Tìm đúng Chân Long và đúng huyệt , đều nhờ nắm vững minh đường . Minh đường quý ở chỗ tụ khí , tán khí tức là không đáng lấy . Phàm là trước huyệt là chỗ thấp bằng , đó là chỗ minh đường đó . Minh Đường nhất định có 3 thứ , thu dúng nên xem xét cho chọn vẹn . Tiểu Minh Đường tại dưới vòng sáng mặt trời , lập huyệt theo nó là rõ đúng sai . Trung Minh Đường không quan trọng hình thế , sa có thư hùng là vui . Đại Minh Đường cần có thủy khẩu lan , chân khí tụ chỗ đó . Tích Lan như lỗ khóa , móc vòng vào trong . Hoặc là chân núi hay ruộng cày , khóa nhốt thì rất tốt . Nếu có hoành Long đến tác huyệt sau lưng cần bịt lại . Nên xem kỹ cả ba đường , họa phúc theo đó mà luận . Minh Đường rực rỡ chiếu vạn phương , khoan hòa rộng rãi thì thật tốt . Sa tốt Sa Tốt thường tụ lại , các loại tất cả đều xem . Nếu như chật hẹp hỏi sao chứa . Minh đường mà rộng rãi , sinh con cháu tất thông minh , rồi sẽ hiển đạt . Nếu hẹp sẽ sinh con xuẩn ngốc , lo sợ lại càng tham lam bần tiện . Người xưa nói Minh Đường rộng thoáng chứa vạn vật , kỵ nhất là rộng mà không có gì . Ngoài hàng chắn nếu là mờ mịt , tuy lan mà không lan . Vạn sơn lấy rộng rãi làm phép chính , bình dương tất lấy hẹp . Vạn sơn nếu hẹp mà bình dương lại rộng , cách đó chẳng nên xem . Tiên Hiền ở chỗ đó phân công vị , trưởng phòng ở bên trái , nhị phòng ở giữa , tam phòng ở phải , phép này tối ưu tiên trưởng . Thủy ở trái trưởng phòng hưng , tụ giữa các con giàu . Nếu ở phải tiểu phòng phát , kinh chỉ rất rõ ràng . Minh Đường Long Huyệt mà là hung , các đời không khá nổi . Long chân Huyệt chính Đường khí tụ , phú quý tất không nhỏ . Long huyệt mà hung nhưng minh đường tốt , nhị kỷ ( 24 năm ) thường vẫn đủ ăn . Long huyệt mà tốt minh đường xấu , mới táng đã bần cùng . Một kỷ gặp khí minh đường dư , phát phúc tất phải lớn . Tôi nay viết bài ca nhập thức , câu câu đều không sai . Nếu chăm nghiền ngẫm tất là thành danh sư . Nguon:theanh dịch
  3. Mùa Hè đến gắn liền với nó là sự oi bức , nóng nực . Để làm mát cho một ngôi nhà thì có rất nhiều phương pháp , phổ biến nhất là dùng điều hòa không khí . Còn cách làm mát trong Học Thuật Phong Thủy thì sao . Quan Niệm Thủy Khí Trong Phong Thủy : Bản thân thuật ngữ Phong Thủy đã bao gồm hai yếu tố Gió và Nước và hai yếu tố này chính là xương sống của toàn bộ các kiến thức về Học Thuật Phong Thủy . Thường có câu “ Phong năng tán khí , Thủy năng tụ khí .” tức là nói về công dụng của yếu tố này . Gió thổi sẽ mang khí ( Không khí cùng vi ba năng lượng ) đi khắp nơi , gặp nước hấp thu sẽ tàng trữ khí cung cấp cho mọi sinh vật nguồn năng lượng sống , phát triển . Lại có câu : Phong Sinh Thủy Khởi tức là gió đi khắp nơi để mọi vật sinh ra , nước đến đâu thì mọi vật ở đó đâm chồi nảy lộc . Như vậy sơ lược chúng ta có thể nói các Cụ từ xưa đã rất coi trọng việc thông gió và đón nhận luồng gió mang theo hơi nước mát mẻ vào nhà . Trong quan niệm Phong Thủy học nước vốn quản về tài lộc , nếu như căn nhà của bạn có gió vào nhưng gió không mang theo nhiều hơi nước ( Ở mức độ vừa đủ ) thì khả năng ăn lên làm ra là hơi khó , đồng thời người trong nhà dễ mắc phải một số chứng bệnh về lông tóc , họng phổi tính cách của con người cũng trở nên khó chịu và phải chăng điều đó sẽ gây khó khăn cho cuộc sống của chúng ta . Học thuật Phong Thủy khi mở cửa nạp khí ( Đón gió ) luôn phối hợp chặt chẽ với hướng đi của dòng nước . Đắc được cách nạp thủy khí thì nhất định nhà bạn sẽ thịnh vượng . Theo tiêu chuẩn của Phong Thủy Loan Đầu ( Chuyên chú trọng về hình thể ) thì có các tiêu chuẩn sau : 1 . Mở cửa có khoảng không rộng , có nước tụ lại và lưu thông hiền hòa . 2. Nước chảy phải ôm vòng uốn lượn mới tốt ; Nước xung xạ bắn tới thì hung hiểm . 3. Nước phải trong mát có vị ngọt có cây cối xanh tốt xung quanh càng tốt ; Nước ô nhiễm bẩn thỉu thì xấu dẫu có tiền cũng dễ phạm dâm ô thác loạn . 4. Nước nên ở bên Trái của nhà tức là bên Thanh Long ; Nếu ở bên Phải thì phạm vào Bạch Hổ có tiền nhanh nhưng là Kim Thủy Dâm Tình trong nhà dễ sinh ngoại tình . Phái Bát Trạch thì coi trọng hướng gió , hướng có nước thích hợp với mỗi cá nhân , chủ trạch : Nếu hướng nhà mở ra đón gió và có nước thuộc vào bốn cung Sinh Khí , Diên Niên , Thiên Y , Phục Vị thì mọi việc đều tốt . Tiền tài đầy đủ , tình cảm tốt , sự nghiệp vững chắc , quan vận thăng tiến ….. Nếu mở cửa phạm vào các hướng xấu như Tuyệt Mạng , Lục Sát , Ngũ Quỷ , Họa Hại nhẹ thì làm ăn khó khăn , vất vả , tình duyên chắc chở , quan vận bế tắc , sự nghiệp gãy đổ . Nặng thì tuyệt gia bại sản , mất của mất người ……….. Ngoài ra còn các vị trí như Hoàng Tuyền Bát Sát cũng kỵ mở cửa , kỵ nước đến ……… Huyền Không Phi Tinh thì chi tiết hơn . Phái này chia căn nhà của bạn chia làm 24 sơn ( Góc nhỏ ) lập tinh bàn theo quẻ kinh dịch rồi căn cứ sinh , vượng , suy , tử mà mở cửa đón gió , kê đặt bể cá , phun sương , phong thủy luân …….. Nói chung mỗi phái đều có chỗ sở đắc riêng nhưng đều chung một mục đích là làm cho căn nhà của bạn chở nên thoáng mát , có độ ẩm thích hợp . Phái Loan Đầu thì hầu như chỉ mạnh nhất khi dùng cho bên ngoài nhà ( Gọi là Ngoại Loan Đầu ) . Còn hai phái Bát Trạch và Huyền Không Phi Tinh thì ứng dụng tốt cho cả Ngoại Thất và Nội Thất . Một Số Lưu Ý Trong Việc Làm Mát Cho Không Gian Nhà : Ngày nay , đặc biệt trong các Đô thị lớn do cảnh đất chật người đông nên việc bố trí mở cửa đón gió đôi khi rất phức tạp khó khăn . Nhưng bù lại chúng ta có thế khéo sắp đặt các vật phẩm sinh hoạt cho đúng chỗ , đúng lúc thì vẫn có tác dụng tốt . Các vật phẩm đó gồm : Máy Lạnh ( Nên dùng loại có tạo hơi ẩm ) nên đặt ở vị trí cao , trung tâm để không khí mát ẩm có thể tỏa rộng khắp không gian . Quạt ( Quạt nước , Thông gió , Trần ….) có thể đặt tại các góc khuất nơi mà luồng gió khó tác động tới , giúp cho việc lưu thông không khí trong nhà tốt hơn , tránh đặt quạt tại nơi có luồng gió đi vừa vô ích lại không tốt . Máy phun sương nên đặt tại không gian thư giãn như sân vườn , cửa sau . Bể cá , Phong Thủy Luân nên đặt tại các nơi có luồng gió di chuyển sẽ đem đến hơi ẩm đi khắp không gian nhà ( Tuy nhiên cần giữ cho nước ở các vật đó luôn sạch sẽ ) . Bình Phong thường dùng để chặn , lái cho hướng đi của luồng gió đến các chỗ cần thiết cho gia trạch ……..Nói tóm lại chặn lại hay thúc đẩy tăng cường đều một mục đích để tạo ra không gian thoáng mát không quá khô , cũng không quá ẩm . Ngoài ra nên chú ý bố trí các cửa ( Cửa đi , Cửa sổ ) sao cho luồng gió đi vào uốn lượn khắp nhà trước khi thoát ra ngoài , cầu thang cũng có thể tận dụng để đưa gió đi các tầng trong nhà . Tránh bố trí các cửa thông suốt với nhau . Vật liệu làm cửa cũng nên chọn lựa những vật dẫn nhiệt kém , tránh nắp các loại kính có tác dụng khuếch đại ánh sáng tại các cửa có ánh nắng chiếu trực tiếp . Tôi đã có dịp lên tham quan Khu Di Tích Lịch Sử Ngọn Hải Đăng Hòn Khoai ( Kiên Giang ) tại đây có hai khu nhà : Một do Pháp xây dựng ; Một do Mỹ xây dựng . Khu nhà do người Pháp xây bố trí hướng cửa , tạo dựng các cửa bên trong rất chuẩn xác nên vào bên trong có cảm giác mát mẻ , thoải mái rất dễ chịu ( Không người Pháp có biết về Phong Thủy không !? ) . Trái lại khu nhà do người Mỹ xây thì dù áp dụng rất nhiều biện pháp cách nhiệt ( Trên nóc lớp xốp chống nóng dày đến hơn 1 m ) nhưng vào đó vẫn thấy ngột ngạt bí rị . Mùa khô nóng đến rồi ! Việc chống nóng làm mát cho gia đình rất quan trọng , nó không chỉ trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý của mỗi người chúng ta , mà gián tiếp ảnh hưởng đến công việc , tiền tài thu nhập của gia đình . Tìm hiểu một chút , khéo sắp đặt một chút chúng ta sẽ có được một không gian mát mẻ , thoải mái , để thư giãn sau mỗi ngày học tập , làm việc vất vả trong tiết trời nóng bức . Để rồi sinh lực phục hồi cho ngày làm việc hôm sau thật tốt . Nguon:TheAnhdich
  4. Vào Cửa Nên Thấy Ba Điều 1. Mở cửa thấy hồng, đó là mở cửa thấy điều vui. Tức là mỗi khi mở cửa lại thấy được màu đỏ của tường hoặc vật trang trí, vào nhà phóng mắt nhìn cảm thấy có Hỷ Khí đằng đằng, tinh thần mọi người đều cảm thấy ấm áp phấn chấn, tâm tình thư thả. 2. Mở cửa thấy màu lục. Nếu mở cửa mà thấy ngay màu lục của cây cối phát triển xanh tốt trong giò chậu, có thể có công hiệu làm cho dịu mắt. 3. Mở cửa thấy tranh ảnh. Nếu mở cửa ra liền thấy các vật trang trí nhỏ hoặc tranh ảnh, thể hiện sự hiểu biết của chủ nhà, lại có thể tạo ra cảm xúc khoan hòa tránh sự vội vàng không tốt khi vào nhà. Ba Điều Không Nên Thấy Khi Vào Cửa : 1. Mở cửa thấy bếp. “Dương Trạch Tập Thành” nói “ Mở cửa thấy bếp, tiền tài hao lớn.” . Khi vào cửa, thâý ngay bếp, hỏa khí xung mạnh, làm cho tài khí không cách nào tiến nhập. 2. Mở cửa thấy nhà vệ sinh. Khi vừa tiến vào cửa lớn thấy ngay nhà vệ sinh, giống như uế khí đón người, có một điển tích cũ nói về chuyện này : “Án Tử Đi Sứ Nước Sở” Vào thời Xuân Thu Chiến Quốc, Đại Phu nước Tề là Án Bình Trọng phụng mệnh đi sứ nước Sở, Sở vương thấy hình dáng Án tử nhỏ bé, trong lòng muốn lấy ông ra để đùa vui, hạ lệnh rằng không cho vào cửa thành cao lớn mà bên canh cổng thành đào một cái lỗ chó chui rồi bảo ông chui qua đó mà vào thành. Án tử chẳng phải người có trí tuệ tầm thường, ông đứng trước cửa thành hỏi rằng “Nếu như cho rằng tôi đến nước của chó thì tôi vào lỗ chó; Nếu cho rằng tôi vào nước của người thì sao lại bảo tôi qua lỗ chó” . Nghe vậy Sở Vương mười phần tức tối, nhưng cũng đành thán phục mà mời ông qua cửa lớn. Vào cửa mà thấy ngay nhà vệ sinh cũng đồng lý như vậy. 3. Mở cửa thấy kính. Kính gương sẽ đem tài khí phản xạ xuất ra ngoài, nếu như không phải là cửa lớn bị xung xạ bởi đường đi trụ lớn, tất không nên đặt kính chính đối diện cửa lớn. Hai Điều Kỵ Húy Ở Cửa Lớn : 1. Xà ngang, sống mái nhà áp vào cửa, nếu nhà cửa nhà phải chịu sự áp lực đó, tất trong nhà nhân đinh khó mà ngóc đầu lên được, một đời nhìn người mà than thở, luôn luôn bất đắc chí, uất ức một đời, làm sao có được chí lớn. 2. Cửa lớn tạo thành hình chắp tay cung kính, tất hình trạng giống như bia mộ, nhà ở mà giống như âm trạch, thật rất bất lợi, nên khi trang trí nhà cửa cần tránh không để tình trạng này xảy ra. Màu Sắc Cửa Lớn Và Thước Tấc: Màu sắc cửa lớn tốt nhất là hợp với Ngũ Hành của mệnh chủ, như thế thì nhà ở và cửa lớn sẽ hoàn mỹ. Kim mệnh dùng các màu : Trắng, Kim, Bạc, Xanh, Lục, Vàng, Vàng sẫm. Mộc mệnh dùng các màu : Xanh, Lục, vàng, vàng sẫm, tro, lam. Thủy mệnh dùng các màu : Tro, lam, hồng, chanh, trắng, kim, bạc. Hỏa mệnh dùng các màu : Đỏ, chanh, trắng, kim, bạc, xanh, lục. Thổ mệnh dùng các màu : Vàng, vàng sẫm, tro, lam, hồng, chanh, tía. Cửa lớn thước tắc với phòng ốc cần tuân theo tỷ lệ đúng, không thể cửa lớn nhà nhỏ, hoặc nhà nhỏ cửa lớn, đồng thời, cửa lớn là bộ mặt của một ngôi nhà, nên lới không nên cũ, nếu cửa lớn bị hư hỏng cần lập tức sửa ngay. Bên Cửa Bài Trí Nước Có Thể Thôi Tài : Lợi dụng công năng của cửa tốt, ta có thể dùng cửa lớn đề chiêu tài và thôi tài. Có thể nói cửa lớn trước nhà chính là nơi nắm giữ nguồn mạch tiền tài, mà phương pháp rất đơn giản để thúc đẩy tài lộc là bên cạnh cửa bài trí nước, có câu nói “Núi quản nhân đinh thủy quản tài lộc”, nơi có thủy tất có thể phát huy nguồn tài lộc. Ngoài thủy ra thì các loại thực vật cần nhiều nước, bình hoa đều có tác dụng thôi tài, chỉ cần đặt ở vị trí thích hợp nơi cửa lớn tất sẽ có hiệu ứng. Nói Về Ngạch (Bậu) Cửa Lớn Ngạch của cửa lớn nguyên chỉ phần kiến trúc gỗ nằm ngang cửa, nhà ở truyền thống ở Trung Hoa (cũng nhà ở Việt Nam) nơi cổng lớn bao giờ cũng có Ngạch. Chúng ta ra vào qua cửa lớn đều đi qua Ngạch, nó cũng có tác dụng làm chậm lại bước chân, cũng như sự di chuyển của dòng khí, chắn bớt tác dụng của lực bên ngoài tác động vào nhà. Thời cổ Ngạch cửa lớn thường cao hơn cửa lớn khoảng 30 – 40 cm , như hiện nay mái Ngạch cửa lớn thường chỉ cao hơn khoảng trên dưới 10 cm. Ngoài sử dụng gỗ làm ngạch, hiện còn dùng đá, sắt thép đặt ngạch cố định ở cửa lớn. Ngạch cửa trước xác định ranh giới giữa bên ngoài và bên trong nhà, đồng thời Ngạch cửa trước ngăn cản chống lại gió bụi lại cũng chống lại một số loại côn trùng ở bên ngoài, bởi vậy mà nó có giá trị rất lớn, nó ngăn trở các nhân tố độc hại từ bên ngoài đồng thời tránh tiết thoát tài khí từ bên trong ra. Bởi thế Ngạch cửa trước đối với nhà ở mà nói là cực kỳ quan trọng. An định ngạch cửa cần chú ý một số điểm sau : Màu sắc cả ngạch cửa cần phù hợp với màu sắc của cửa. Rất cần tương sinh hoặc ngang hòa, tránh tương khắc, cũng tránh sử dụng hai màu quá tương phản khiến cho cửa lớn trông như bị đứt đoạn, nó cũng như cùng một nhà mà trung đại lương ( Xà mái chính và phụ) phản lẫn nhau, chủ hung dữ. Ngạch cửa đẹp đẽ hoàn chỉnh thì nhà ở khí trường cũng thuận lợi, cắt đứt tất trì trệ, nếu phạm phải tất nên sửa chữa sớm. Nguon:TheAnh dịch
  5. Long Quy : Một Loài Thú Lành - Chủ Cát Tường Chiêu Tài Giải Tam Sát Long ( Rồng ) là một hình tượng Linh Thiêng của Trung Quốc và một số nước Á Đông , đặt nó ở đâu thì nơi đó mang ẩn ý chứa đựng điều cát tường, nó cũng là đứng đầu trong bốn con thú lành của Trung Quốc . Trong truyền thuyết Long Sinh Cửu Phẩm ( Chín đứa con ) , các phẩm không giống nhau phân biệt như sau : Con lớn là Tù Ngưu thích âm nhạc ; tiếp thứ hai là Nhai Tý háo sát ; ba là Triều Phong thích nguy hiểm ; bốn là Bá Hạ thích Mang vật nặng ; năm là Bệ Ngạn thích tranh cãi ; sáu là Xuy Vẫn thích nuốt mọi vật ; bảy là Thao Thiết thích ăn ; tám là Kim Nghê thích khói lửa ; chín là Bồ Lao thích la hét . Trong chín con của Rồng duy có con thứ tư là Bá Hạ thích mang vật nặng , ngoại hình của nó giống con rùa , đầu thì giống rồng , gọi là con thú mang bia ( Có một số người , thậm chí cả các nhà Sử Học có sự nhầm lẫn khi cho rằng các con vật đội bia ở Văn Miếu Quốc Tử Giám là loài Rùa , thật ra đó là Bá Hạ vì ngoài đặc tính thích mang vật nặng nó cũng rất thích văn chương nên người xưa dùng nó để đặt bia Tiến Sĩ - Điều này mang ý nghĩa sâu sắc hơn là một con rùa bình thường ). Trong dân gian thì các con rùa lớn linh thiêng cũng được gọi là Long Quy . Trong truyền thuyết cổ của Trung Quốc cũng có nói đến Nữ Oa Nương Nương dùng bốn chân rùa lớn đề chống bốn góc trời bị Cung Công húc nghiêng lệch. Cũng vì Long Quy thích mang vật nặng , ngụ ý giúp con người chống lại Sát khí giảm tai họa , nên Long Quy thường dùng để trấn trạch hưng gia , nó cũng đem lại Phúc Trạch giúp cho cuộc sống tốt hơn . Long Quy đặt tại tài vị thì thúc đẩy tài lộc , đặt tại vị trí Tam Sát hoặc vị trí nhiều thủy khí thì tác dụng hóa giải rất lớn . Phong Thủy Học có nói : “Yếu khoái phát , đầu Tam Sát – Phát tác nhanh chóng nhất là Tam Sát” . Thủy khí lớn chủ thị phi khẩu thiệt , Long Quy đặt ở đó có thể hóa giải tranh cãi , còn đem lại nhân duyên nữa . Long Quy có thể chiêu tài hóa sát , thêm nữa rùa có hàm nghĩa Nhân Thọ , cho nên Long Quy sử dụng ít khi úy kỵ . Hình dáng nó cũng làm cho nhiều người thích ,nhà nhà ai cũng muốn bày nó . Khi bày Long Quy tốt nhất nên lấy Mệnh Vận của chủ nhà mà tính toán , sẽ không bao giờ bất lợi khi quan hệ với người khác . Muốn dùng chiêu tài thì đặt nó hướng ra cửa như dùng Tỳ Hưu . Long Quy bài trí ở phía hậu nhà thì có tác dụng Trấn Trạch . Long Quy có tác dụng tụ sinh khí làm cho vượng nhân đinh . Long Quy trước tiên mang hàm nghĩa Vinh Quý , ngụ rằng Vinh Hoa Phú Quý hay Áo Gấm Về Làng . Cho nên nói đến Long Quy thì đó là một con vật rất Tốt Lành . Đời Tống có quan niệm cho rằng Long Quy tức là Thần Vật của Bắc Đế Chân Võ ( Một trong các Hóa Thân của Ngọc Hoàng Thượng Đế ) . Click this bar to view the full image. Long Quy đầu đặt quay về cửa sổ ( Bên ngoài cửa sổ có sông , ngòi , biển là tốt nhất ) , đặt tại phòng khách hoặc phòng đọc sách . Cửa sổ đặt ở vị trí phía đông càng tốt vì có câu “ Tử Khí ( Khí Lành) đến từ phương Đông” . Tại phòng làm việc nên bày đối diện cửa phòng hoặc cửa sổ ( bày ngay trên bàn làm việc của mình ) . Sau đuôi Long Quy nên bày Tử Tinh Động ( Động đá tím ) để khí tím đến nhập vào huyệt động . Trước mặt Long Quy nên bày một thủy tinh cầu trong suốt để bổ sung thủy khí cho Long Quy . Click this bar to view the full image. Từ đó tăng cường uy lực cho Long Quy . Nguon:suutam
  6. Bày bố Cục thế cho Huyền Không Phi Tinh là bí mật trong bí mật của họ Từ, nay đem tiết lộ nơi đây mong là cái duyên lưu giữ Dịch Học. Phương vị Nhất Bạch dùng một loại thực vật sắc xanh lục là tốt nhất. Phương vị Nhị Hắc dùng các tấm đồng là tốt nhất. Phương vị Tam Bích dùng gạch ngói lấy từ lò bếp ra là tốt nhất. ( Đồ gốm). Phương vị Tứ Lục dùng thực vật sắc xanh lục là tốt nhất. Phương vị Ngũ Hoàng dùng sáu đồng tiền cổ là tốt nhất. Phương vị Lục Bạch dùng đồng hồ hình vuông là tốt nhất. (Phát tiếng chuông) Phương vị Thất Xích dùng đồng hồ hình tròn là tốt nhất. (Phát tiếng chuông) Phương vị Bát Bạch dùng đồng hồ hình tam giác là tốt nhất. (Phát tiếng chuông) Phương vị Cửu Tử dùng loại thực vật có lá sắc đỏ là tốt nhất. Chú ý : Trên đây là lúc các trạch có chín sao bay vào các phương để bày cục thế, như thế sẽ tăng cao được Trạch Khí có uy mãnh trợ giúp, có thể biến hung trạch thành cát, nếu là cát trạch thì càng thêm hiệu quả ! Lợi Dụng Màu Sắc Ngũ Hành Để Hóa Sát Và Thôi Vận: Màu sắc cũng có phân biệt thành thuộc tính âm dương ngũ hành, có thể dùng vào hóa giải hình trạng, ở phương vị có sát khí hữu hình hoặc vô hình, đều có thể dùng điều phối bổ sung Tứ Trụ Dụng Thần, thường rất hiệu quả. Kim Sát hoặc Kỵ Thần Tứ trụ thuộc Kim: - Dùng màu đỏ, màu tía khắc kim; hoặc dùng màu đen, màu xanh dương tiết thoát nó. Mộc Sát hoặc Kỵ Thần Tứ Trụ thuộc Mộc : - Dùng màu trắng, xám để khắc nó; có thể dùng màu đỏ màu tía để tiết thoát. Thủy Sát hoặc Kỵ Thần Tứ Trụ thuộc Thủy : - Dùng màu vàng, cam để khắc nó; có thể dùng màu xanh màu lục để tiết thoát. Hỏa Sát hoặc Kỵ Thần Tứ Trụ thuộc Hỏa : - Dùng màu đen, xanh dương để khắc nó; có thể dùng màu vàng màu cam để tiết thoát. Thổ Sát hoặc Kỵ Thần Tứ Trụ thuộc Thổ : - Dùng màu xanh, lục để khắc nó; có thể dùng màu trắng, màu xám để tiết thoát. Họ Từ Nói Rằng : Đối với cuộc sống hiện đại, các thành phố công nghiệp, thương nghiệp cư dân tập trung khá đông làm cho bị ô nhiễm ánh sáng, âm thanh, từ trường rất lớn, bệnh viễn thành ra cũng ô nhiễm, khó mà dùng các hóa sát truyền thống, để mà chế hóa. Đối với ô nhiễm ánh sáng, tất nên dùng các vật ngăn cách, làm cho giảm bớt cường độ để giải quyết, như đặt màn che, tấm kính mờ, treo rèm cửa sổ đậm màu ngăn bớt. Đối với ô nhiễm âm thanh, có thể dùng loại rèm hai lớp hoặc các vật liệu cách âm. Đối với các ô nhiễm điện từ trường lớn hoặc ô nhiễm sóng vi ba, có thể dùng các loại tường ngăn hay tấm ngăn cửa sổ bằng tấm lưới kim loại để ngăn cản. Đối với ô nhiễm tia X thì dùng các tấm có tráng chì để ngăn cách. Dùng Hồ Lô, thủy tinh cầu, kính gương phản xạ, la bàn để hóa sát. Song song với các vật phẩm hóa sát thì nên dùng thêm các vật phẩm thúc đẩy trợ giúp. Có một nguyên tắc là đối với các vật hóa sát thì nên đặt trực tiếp tại nơi có sát khí, còn với các vật phẩm thúc đẩy hỗ trợ thì nên đặt theo phương vị tương hợp sẽ đạt hiệu quả cao hơn. Nguon:Thế Anh Dịch.
  7. “Sơn Hoàn Thủy Bão , Tàng Phong Tụ Khí , Khí Tụ Hữu Tình” là cảnh giới tối cao mà Phong Thủy Học truy cầu , cũng là cái mà phong thủy luôn đề cao và nghiên cứu . Khí , không có gì là Thần Bí hay trừu tượng . Phong Thủy học bắt đầu từ Đại Khí , Không Khí . Không Khí lưu động thì thành ra gió , Trong Phong Thủy , nghiên cứu gió chính là để xem vì sao sản sinh tốt xấu . Vì sao trong lúc lưu động lại nảy sinh tốt xấu ? là vì có sơn xuyên hà nhạc ( Núi đồi sông suối ) . Không khí đí qua núi cao tất bị ngăn trở , thay đổi phương hướng và tốc độ . Gió bắc thì lạnh lẽo , gió nam nóng ẩm , lốc bão thì là quá mạnh mà sinh tai họa , đó là các kiến thức thông thường . Click this bar to view the full image. Toàn Cảnh Thập Tam Lăng ( 13 Lăng Mộ Của Các Hoàng Đế Minh Triều ) Chúng ta sống trong các ngôi nhà cao tầng ( Chung cư ) cũng giống như núi cao , nó làm biến đổi phương hướng và tốc độ của gió , gió mang không khí đi vào theo cửa và cửa sổ ( Phong Thủy Học gọi là khí khẩu ) mà vào trong nhà , tạo ra ảnh hưởng đối với người và động vật trong nhà . Tốt xấu từ đó mà sinh ra .Trong Phong Thủy có hai khái niệm đối lập là “Vượng Khí” và “Suy Khí” , hai cái này cũng không có gì Thần Bí . Vượng Khí là khí tốt , Suy Khí là khí xấu tất cả đều do môi trường , thời gian tạo nên . Xem xong Phong Thủy cần cái biến vị trí cửa , cửa sổ cũng phương hướng , là để đón vượng khí vào mà thôi . Cho nên nghiên cứu phương vị mở cửa , cửa sổ chính là một vấn đề lớn của Phong Thủy Học . “Khí Thừa Phong Tán , Giới Thủy Tắc Chỉ” là một thuật ngữ quan trọng trong Phong Thủy . Ý nghĩa của nó là khi không khí chuyển động mà gặp sông biển thì dừng lại . Sông Biển chính là một nơi không khí ít khi tán rộng . Khí ở chỗ này ngưng tụ lại từ nhiều hướng khác nhau ( Đây cũng chính là nguyên nhân hình thành các vùng khí tập trung sản sinh ra bão , lốc ) . Chọn lựa tựa núi quay ra biển chính là một kinh nghiệm đúc kết trải qua nhiều đời . Nó phù hợp với nguyên tắc : “Sơn Hoàn Thủy Bão , Khí Tụ Hữu Tình” . Đề Có Được Phong Thủy Tốt Nên Theo Bốn Nguyên Tắc Lớn Như Sau : 1.Sảnh ( Phòng Khách ) Nên Lớn , Phòng Ngủ Nên Nhỏ . Phòng khách là nơi cả nhà hoạt động sinh hoạt suốt ban ngày , nên cần rộng rãi , thoáng mát . Còn phòng ngủ lại không nên quá lớn , bày vật không nên quá thưa thớt rời rạc. Không khí đương nhiên cần lưu thông , tuy nhiên nếu như 3 mặt đều có cửa sổ , nên đóng bớt lại . Vì như thế khí sẽ tán rất hại cho người ngủ. Nếu có dịp đến thăm cố cung ở Bắc Kinh, hay Huế chúng ta sẽ thấy trong cung không phải thiếu diện tích nhưng các phòng ngủ đặc biệt làm rất nhỏ ( So vói các phòng khác). Hơn thế các giường nằm đều được quây khá kỹ bằng màn trướng ! 2.Không Nên Chọn Tầng Quá Cao . Không nên sống ở nơi cô lập trên cao , như ngày trước khi còn ít người xây nhà cao , có một số người xây nhà cao vưới xung quanh bốn bên , như thế Phong Thủy Học gọi là Cô Cao ( Cô đơn cao một mình ) . Cô tức là vị trí cô lập , không có chỗ tựa sau , không có chỗ dựa bên cạnh , không có bạn bè , không có sự giúp đỡ . Cao là quá ư nổi trội , chót vót , tất nhiên bị cô lập . Nhà bị Cô Cao sẽ không được che chắn , mưa gió trút vào , lại bị gió dữ . “Khí Thừa Phong Tác Tán – Khí gặp gió thì loãng ra” , mà khí tán sẽ phá tài , tổn thân , người và tài sản đều tổn thất , chỉ còn lại cô đơn , yếu ớt , dần dần biến thành tiêu điều , điêu linh . 3. Mô Thức Đẹp Chuẩn Của Phong Thủy . Khi lựa chọn nên chọn vị trí trung tâm , nơi đó sau lưng phải có núi , gọi là “Kháo Sơn – Tựa núi .” . Ở bên trái gọi là “Thanh Long” ; Bên phải gọi là “Bạch Hổ” . Trước mặt mở ra một khoảng lớn . Tốt nhất là một vùng đất rồi tiếp đến là một vùng nước trong xanh đẹp đẽ hữu tình , như thế gọi là “Minh Đương” . phía sau Minh Đường nến có núi . Gần gọi là “Án Sơn” xa gọi là “Triều Sơn” . Như thế là bốn núi vây quanh , ở giữa là đất bằng hoặc sông hồ , gọi là “Sơn Hoàn Thủy Bão” . Núi bốn bên che chắn , chặn luồng gió quá mạnh , bảo hộ cho những người sống trong nhà . Khí do núi cao đi xuống được vùng đất bằng phẳng hoặc vùng nước trước mặt ngưng tụ lại , trong mát , quyến luyến hữu tình . Chọn lựa một vùng đất như thế để ở tất nhiên sẽ có đủ Phúc Lộc Thọ Khang Ninh , phát Phú Phát Quý . 4 . Kháo Sơn Nên Là Vật Thể To Lớn Vững Chắc . Kháo Sơn ( Núi tựa phía sau nhà hoặc mộ huyệt ), còn có tên là “Tứ Nghĩa – Ban Ơn Nghĩa ” , tức là có vai trò rất lớn . Trong quan hệ giao tiếp với người khác thường là "Tựa trên quản dưới " cho nên đây chính là người đề bạt cho bạn , là người đứng phía sau bạn . Tả Thanh Long , Hữu Bạch Hổ , tức là trợ lực . Tức là thuộc cấp của bạn , hoặc trợ thủ , bạn bè . Minh Đường , đại biểu trước mắt . Án Sơn biểu tượng cho danh tiếng . Triều Sơn biểu tượng cho sự kính phục , cung phụng của người khác đối với bạn . Cũng đại biểu cho quý nhân đến với bạn . Cao một phân là Núi , thấp một phân là thủy . Trong Phong Thủy Học hiện đại lấy nhà cao làm núi, đường đi là thủy từ đó mà xem xét phán đoán . Nguon:TheAnh dịch
  8. Sông lớn lúc đầy lúc cạn; Đời người khi thịnh khi suy; Nhà ở khi tốt khi xấu. Không ai dám nói mình suốt đời hanh thông, cũng như không ai dám chắc ngôi nhà mình đang ở là hoàn toàn tốt. Tuy nhiên nếu biết sử dụng Bí Quyết "Tạo Mệnh" của Dương Công thì có thể đón lành tránh dữ, thời gian và không gian luôn vận động trong chu trình tốt xấu xen kẽ , liên miên bất tận, hiểu được nó , dùng được nó ấy là Người Trí vậy ! 1. Điều chỉnh toàn bộ phương vị nạp khí của nhà ở , giường , bàn , tủ , bếp là những cái trọng yếu của bố cụ . Phối hợp với mệnh chủ tìm ngày tốt giờ tốt xoay chuyển nạp khí mới . 2. Chọn ngày giờ tốt tại Lưu Niên cát tinh phóng thủy hoặc an thần . 3. Chọn ngày tốt tại tiên thiên Thôi Tài vị an khai quang tụ bảo bồn . 4. Tại nơi tài vị của nhà an Khai Quang Long Ngân . 5 . Ở nơi có lợi cho sự nghiệp hoặc tiền tài , chọn ngày giờ tốt chôn khai quang thủy tinh cầu , phép này kiêm luôn trấn trạch . 6. Chọn ngày tốt vào nhà . 7. Chọn ngày tốt an Khai Quang Kỳ Lân Thần Thú có thể chiêu tài kiêm trấn trạch . 8. Chọn ngày tốt tại Tiên Thiên tài quan cung an Tỳ Hưu thần thú . 9. Chọn ngày tốt tại nơi tài vị an Phù Chiêu Tài Tiến Bảo . 10 . Tại phương vị Tài treo khai quang kim ngân tài bảo đồ . 11. Tại vị trí thôi quan chọn ngày tốt treo tranh tuấn mã đã khai quang . 12. Tại nơi tài vị chọn ngày tốt treo tranh thuyền cập cảng đã khai quang . 13 . Chọn ngày tốt an tài lộc sinh cơ nơi tài vị ( Thần Tài hoạt động được ) . 14. Chọn ngày tốt an quan lộc sinh cơ nơi quan vị ( Tượng Quan Tinh hoạt động được ) . 15 . Chọn ngày tốt nơi lưu niên tốt đặt máy lạnh hoặc quạt mát . Âm trạch là nơi an nghỉ của tổ tiên , cần có được sông núi khí vào đẹp tốt , nếu phối hợp tốt với nhà ở để thôi vượng ( Thúc đẩy cho thịnh vượng ) thì có thể phát phúc lâu dài . Đối với tương lai con cháu sau này rất quan hệ . Sau khi chôn hoặc cải táng mà con cháu sinh ra trong lá số mệnh lý có thấy Trinh Tường Cát Lợi đó thật là điều tốt lành . Nguon:Thế Anh Dịch & Tổng Hợp !
  9. DƯƠNG TRẠCH 30 NGUYÊN TẮC ( theo huyền không phi tinh )1/ Ở thôn quê không khí thông thoáng phép lập trạch phải thu cả sơn lẩn thủy thì mới được tốt, Nơi thành thị khí tụ, tuy không có nước để thu mà có nhà lân cận lồi lõm thấp cao, đường xá quanh co rộng hẹp, thấp lõm uốn khúc rộng là thủy, lồi cao thẳng hẹp là sơn . 2/ Ai tinh, âm dương trạch ai tinh không khác, lấy nguyên vận thụ khí làm chủ, sơn hướng phi tinh với khách tinh gia lâm làm dụng, âm trạch trọng thủy, dương trạch trọng môn hướng, nhưng môn hướng sở dỉ nạp khí, như ngoài cửa có nước óng ánh,thì tốt hơn đường lộ, suy vượng do thủy, cân nhắc do lý của sao, cũng là không khác vậy 3/ Hướng nhà Hướng cửa, phàm nhà mới xây cất thì hướng nhà hướng cửa quan trọng như nhau, trước tiên từ ngoài nhà mà đoán 6 việc được thất, nếu không nghiệm thì lấy hướng cửa mà đoán thêm, như hướng nhà đoán đả nghiệm thì khỏi đoán thêm hướng cửa, ngược lại nếu đoán hướng cửa đả nghiệm thì khỏi đoán thêm hướng nhà, 4/ Hoàn cảnh đường cục, phàm xem dương trạch, trước xem hình thế khí mạch của núi sông có hợp cục không, sau xem lộ đi và chu vi của ngoài 6 việc, nóc nhọn nhà lân cận cột cờ mồ mã chùa chiền cây cối các vật tọa lạc ở tinh cung nào, phân biện suy vượng để đoán cát hung, 5/ Cửa cái mở xê bên ----, phàm dương trạch lấy đầu hướng cửa cái nạp khí mà đoán cát hung, cửa cái mở xê một bên, tức phải dùng hướng cửa và hướng nhà, hợp hai bàn mà xem, ngoại cát nội hung, khó tránh nầy nọ, nội cát ngoại hung, chỉ được khá giả. 6/ Nhà lớn cửa nhỏ, phàm nhà với cửa lớn nhỏ phải tương xứng với nhau, nếu nhà lớn cửa nhỏ sẽ không tốt, nhưng hướng nhà hướng cửa sinh vượng thì không sao, 7/ Thừa vượng khai môn,--- phàm nhà củ muốn mở cửa vượng, phải lấy thời gian từ ngày xây cất, phi tinh của vận đó mà suy luận, như vận nhất bạch lập nhâm sơn bính hướng, vượng tinh đáo tọa, không phải nhà tốt, đến vận tam bích mở cửa tại giáp, thì mới hấp thu được vượng khí, vì lúc xây cất hướng thượng phi tinh tam bích đáo chấn,, giao vận tam thừa thời đắc lệnh, không phải là chấn tam của địa bàn, nếu khai môn tại mão cũng phài kiêm giáp, mới được khí đồng nguyên của sơn hướng vậy, 8/ Tân khai vượng môn, -- phàm nhà củ mở vượng môn sau, phép đoán dùng hướng cửa khỏi dùng hướng nhà, đặt bếp lập phòng cũng dùng hướng cửa mà định vị, tức theo đó trước, là chỉ đại khai vượng môn, nếu như cửa cái bị che lấp, hoặc đóng kín, thì xét phương hướng âm dương thuận nghịch, mà thừa thời lập hướng, như mở cửa nhỏ để thông vượng khí, phải dùng đồng nguyên nhất khí, vẩn theo lúc khởi tạo lập cục hướng nhà mà luận đoán thì được . 9/ Vượng Môn bế tắc,--- phàm sở khai vượng môn, trước mặt có nhà bế tắc, không thể trực đáo, thì mở thêm 1 cửa nhỏ kế bên để thông với vượng môn, tức cửa nhỏ kể như khí con đường thông qua vậy, khỏi cần đặt la bàn xem, 10/ Vượng môn nền cao,--- ngoài cửa vượng môn có nước, vốn là đại cát, nhung nền cửa lại cao hơn nền nhà, tuy có vượng thủy nhưng không thu được, nền cửa cao hơn nội minh đường cũng vậy, như ngoài cửa lộ cao, thì luận cách khác, 11/ Lý đồng,--trong nhà có hành lang hay đường hẽm u tối, không thấy ánh mặt trời, theo âm khí luận, nếu nhị hắc hoặc ngũ hoàng giá lâm, chủ nhà đó thường thấy ma, dù không có hai sao nhị ngũ cũng vẩn là xấu . 12/ Đặt Bếp,--- Bất luận phương sinh vượng suy tử đều đặt được, nhưng phương sinh vượng tránh được thì nên tránh, lấy cửa lò làm trọng trang thờ thần Táo có thể tùy, cửa lò hướng 1 bạch chủ thủy hỏa ký tế, hướng 3 bích 4 lục là mộc sinh hỏa là tốt nhất, hướng 8 bạch hỏa sinh thổ trung cát, hướng 9 tử cũng thứ cát nhưng hiềm hỏa quá vượng, 6 bạch 7 xích không nên hướng vì cửa lò hướng về đó là lúc xây cất nhà hướng thượng phi tinh sống nơi đó, đây là luận về địa bàn 9 tinh mà nói. 13/ Nhà xí, Vũng trâu,--- ô uế hơi thúi không nên để gần, Ngũ hoàng gia lâm sẻ bị ôn dịch, nhị hắc bay đến cũng là bệnh tật, nên đặt phương thối khí nơi xa là thích hợp. 14/ Cách Vận xây cất thêm, phàm nhà đồng vận xây cất, cứ lấy nhà chính làm chủ, như vận sau xây thêm phía trước hay sau hoặc bên hong, mà không mở thêm cửa cái,thì dùng vận ban sơ mà luận,không dùng 2 vận mà luận, bằng nhà xây thêm đó có mở cửa cái ra vô riêng thì mới dùng 2 vận mà luận bày, thảng như hậu vận thêm tạo có sửa dờì cửa cái tức toàn bộ nhà đều dùng hậu vận mà luận vậy. 15/ Phân phòng bài sao,--- phàm nhà xây cất vào 1 vận nào, đến vận sau chia làm 2 phòng, vẩn lấy vận ban đầu làm chủ, lại lấy cửa tư của 2 bên mà làm dụng, bởi tinh vận định lúc khởi tạo, không vì phân phòng mà biến động, sau khi phân phòng, các lấy tinh khí cục bộ nơi ở của từng phòng mà suy đoán cát hung, đồng vận phân phòng thì cũng theo như vậy mà suy. 16/ Nhiều gia đình ở chung một nhà,--- nhiều gia đình hay cả chục gia đình ở chung 1 nhà, phép đoán lấy cửa riêng của mổi gia đình làm chủ , đường các nhà đi qua lại làm dụng, xem đường xa gần suy vượng, tức sẻ biết được thân sơ được mất của khí đó vậy, 17/ Phân chia nhà,--- Nhà qui hoạch thành nội thất, lập cửa riêng tư, thì theo cửa riêng mà tính, nhưng toàn nhà thông nhau liên tiếp, vẩn tính 1 gia đình mà bài, không tính 2 gia đình mà đoán vậy, 18/ Gặp tù mà không tù,------., Vận của hướng tinh nhập trung, như 2, 4, 6, 8 , lớp nhà, tại sao gặp tù mà không tù, bởi trung cung ắt có minh đường, khí trống không có thể luận là nước, hướng tinh nhập thủy nên tù không đặng, nếu 1, 3, 5, 7, lớp nhà trung cung có nhà, nhập trung bèn bị tù, nhưng đầu hướng có nước lóng lánh cũng tù không đặng, 19/ Tiệm buôn,----, Phàm xem tiêm buôn lấy hướng cửa làm chủ, kế đến quầy tiền, thứ nửa là trang thờ thần tài, đều muốn phối hợp sanh vượng, như môn hướng cát, quầy tiền hung, thần tài hung, thì trong cát có tì vết, chủ bạn giúp việc bất hòa hoặc làm trở ngại,cái khí suy hay vượng đều do nơi hướng cửa hấp nạp mà ra. 20/ Phương cát hung cao,----, phương cát của trạch tung cao, khi niên nguyệt phi tinh đến sanh trợ thì càng cát, đến mà khắc tiết thì hung, nếu phương hung cao tung, niên nguyệt phi tinh đến khắc tiết lại thành cát, lai sanh trợ tức hung, đây là nói về sơn thượng long vị , ( là chỉ phi sơn tinh đến phương vị đó 21/ Cây to, tàng tre che khuất,---, phương vượng của nhà có tàng tre cây to che khuất, chủ không tốt, tàng tre không ngại nhưng cũng phải lưa thưa để thông khí, phương suy tử có cây cối to lớn lại cát, 22/ phương suy nhất bạch,----,dương trạch phương suy của nhất bạch nhà lân cận có đòn dông hay nóc nhọn chỉa nhằm chủ uống độc tự vận, nếu là đầu thú vật càng nặng . 23/ Tài đinh vượng tốt,----, Tài khí là do nơi hướng thủy hay bàng thủy của trạch, xem vượng tại phương nào gia thái tuế mà đoán lấy, công danh thì xem nhất bạch tứ lục của hướng thượng phi tinh, xem hòn non hoặc tam xoa thủy nơi lưu thần uốn khúc, gia thái tuế hợp niên mạng mà đoán, đinh khí thì xem đương vận sơn tinh nơi tọa mà đoán rất là ứng nghiệm, 24/ Lưu niên suy tử đồng lâm với vượng tinh đáo hướng,----- Dương trạch suy tử đáo hướng là chữ nào, gặp lưu niên phi tinh đáo hướng là chữ nào, ( tức tuế tinh vận tinh đồng lâm ) chủ thương tổn đinh,vượng tinh không đáo hướng của suy trạch, gặp lưu niên vượng tinh đáo hướng, cũng chuyển chủ phát họa, âm trạch đồng đoán, như sanh khí đáo hướng hoặc có thành môn dùng được thì ngoại lệ, 25/ Quỉ quái,---- Phương suy tử nơi ngoài nhà có núi cao hoặc cạnh nóc hay đòn dông nhà, ở trong nhà không nhìn thấy, thì gọi là ám sát, khi vận nhà suy, quẻ âm hiện quỉ , quẻ dương hiện quái, đến lúc Thái Tuế nhật nguyệt thời gia lâm thì ứng, ban sơ xuất hiện có ảnh không hình, sau thì càng rỏ, hoặc dời chổ đồ đạt, hoặc nhát người, cây khô xung xạ, khi vận nhà suy, quẻ âm chủ quỉ, quẻ dương chủ thần, âm dương lẩn lộn chủ yêu quái. 26/ Lộ Khí,----- Đường lộ là nơi dẩn khí đến, suy vượng là do nơi hấpdẩn, cách xa nhà ảnh hưỡng nhẹ, nhưng vẩn kị xung xạ gọi là xuyên sa, có cát có hung âm dương trạch đồng vậy, nhà sát đường lộ, hoặc hẽm trong nhà lại càng quan hệ cát hung,nên đường hẽm trong nhà nên chọn đầu hướng có sao phi tinh sinh vượng, hợp tam ban là cát, còn ngoại lộ, thì luận một cong của đầu đuôi, xét hai đầu của ba uốn, xem phương vị đó thuộc tinh quái nào, nơi cong uốn là khí đến,chổ ngang thẳng là khí ngừng, đó là xem theo đầu hướng cửa mà bài vậy, Thiên Nguyên Ngũ Ca nói , dấm chua không nên rót vào sữa, ý nói nhà cát lộ hung thì sẽ sanh tai họa,27/ Giếng,---- giếng là nơi nước có nguồn quang khí ngưng tụ mà bốc lên, long thần trong nước sinh vượng phương mà làm văn bút, rơi vào suy tử khắc chủ hung họa, âm trạch cũng luận vậy, 28/ Tháp,---- tháp là hình dựng đẹp, gọi tên văn bút, tại phi tinh nơi phương 1 x 4; 1 x 6, nếu đương vận chủ khoa danh, thất vận cũng chủ văn hay, như tại phi tinh phương 7 x 9; 2 x 5, chủ hung tai tác họa, khắc sát đồng đoán, âm trạch cũng vậy. 29/ Cầu,---- cầu tại sanh phương năng thụ ấm, tọa lạc phương suy tử tức chiêu ương, cầu đá ảnh hưỡng mạnh, cầu cây ảnh hưỡng nhẹ, âm dương trạch đoán như nhau . 30/ Góc ruộng,---- chọn chổ có tình ôm lại, kị quay lưng, nhọn chĩa, âm dương trạch như nhau . Nguon:vietnambuysell
  10. Âm Trạch Phong Thủy Thần Khảo 1. Tổng Luận Tám Sơn . Cái Đạo của khoa Địa Lý đầu tiên là trọng Long , Long chính là xem địa thế vậy . Càn Sơn : Càn Sơn là Thiên Trụ , nên cao lớn , mập mạp , tại sau huyệt chủ người sống thọ , nếu hình như Thiên Mã , thôi qan rất nhanh , nên chủ quý nhân thọ lâu . Khảm Sơn : Khảm Sơn là vùng đất âm dương bắt đầu phân chia , Khảm Sơn cao lớn mập mạp , cả nhà rất thành thực , trung thọ hiền lương , nếu khảm sơn đê hãm , gió bắc khí lạnh thổi mạnh , rất nghèo tiền bạc , chủ chết non . Tại tay Long chủ trưởng phòng , tứ phòng , thất phòng không tiền bạc , tại tay hổ chủ tam phòng , lục , cửu phòng vất vả bất lợi . Ly Sơn : Ly Sơn cũng là vùng đất âm dương bắt đầu chia , Ly là mắt , Ly Sơn cao lớn mập mạp , chủ nhiều bệnh về mắt . Ly sơn là trung nữ , phụ nữ luôn bất lợi . Tọa chính đông hướng chính tây , bảm thủy khí đại lợi . Cấn Sơn : Cấn Sơn là thiếu Nam , Cấn cao lớn mập mạp , chủ giàu ít lắm người , thiếu nam không sinh bện tật , cha dễ phát tài , nếu cấn sơn thấp hãm , chủ sinh nhiều bệnh tật . Chấn Sơn : Chấn Sơn cao lớn mập mạp , sinh nhiều nam ít nữ , trong nhà xuất võ sĩ . Chủ người tính chân thật , nếu nơi đó mà thấp hãm , nhân đinh không vượng , nhiều nữ ít nam , tại tay Long thì 1, 4, 7 yểu . Nhân đinh ít . Tốn Sơn : Phương Tốn cao to đẹp đẽ , xung quanh thanh tú , chủ xuất con rể tốt , phát cháu ngoại . Nếu Tốn Sơn cao lớn đẹp xinh tất phát nữ quý , phát học hành , vì lục tú thôi quan sơn . Nếu nơi đó thấp hãm , chủ phụ nữ yểu . Khôn Sơn : Khôn Sơn là mẹ , nếu Khôn Sơn cao lớn mập mạp , chủ phụ nữ thọ , nhân đinh đại vượng , rất giàu có . Đoài Sơn : Đoài Sơn là thiếu nữ , là phương tam cát rất đẹp , nếu Đoài Sơn cao lớn , chủ xuất văn võ song toàn , học hành rất lợi ! Lại chủ nhà đó có nhiều con gái đẹp , tài mạo vẹn hai , đã phú lại quý . Nếu xứ đó thấp hãm , phụ nữ yểu , nhiều nữ ít nam , nếu tọa chính bắc hướng chính nam , bẩm thủy khí . Đoài sơn cao lớn đè huyệt , lại có thủy triều đến , xuất người què cụt , có tật về đùi chân , tứ duy bát can , sơn nào cũng no tròn cao đầy thì xuất trạng nguyên khoa giáp . 2. Long Mạch Cát Hung Biện : Hình dáng nơi đất chôn , như trâu nằm ngựa phóng , như loan múa phượng bay , như rắn uốn khúc , đều do dùng thủy đến mà phân biệt . Dưới đây là các loại địa hình thuộc ngưu phú , phượng quý xà hung nguy . 1.Long đến khí thế như vạn ngựa phóng lên trời , là đất táng vương hầu . 2.Long đến khí thế như sóng lớn , núi lớp lớp che chắn , hộ vệ trùng trùng , đó là đất đại quan . 3.Long đến khí thế như nhà lớn , cây cỏ tươi tốt , đó là đất của khai quốc công thần . 4.Long đến khí thế như rắn bò uốn lượn , đất táng đó là nước mất nhà tan . 5.Long đến khí thế như rồng giáng xuống , thủy bọc bao quanh , đó là đất của đại quan . 6.Long đến khí thế như giáo mác , đó là có lao ngục tai họa , binh hỏa khó tránh . 7.Long đến khí thế như nước chảy , người thân chôn là đất tượng tử quỷ . 8.Long đến khí thế như bình phong , hai bên núi đối giữ , táng tại chỗ giữa , đó gọi là đất táng phong vương phong hầu . 9.Long đến khí thế như dùng dằng kết oa , tại oa đỉnh hạ táng sau này con cháu phát tài . 10.Long đến khí thế như cái mũ , táng đất ấy cả nhà vui vẻ . 11.Long đến khí thế như ném , đó là đất con cháu trăm sự nghèo . 12.Long đến khí thế như loạn y , đó là đất táng con cháu gái sau này hay đố kị , vợ con tư thông với người khác . 13.Long đến khí thế như cái túi đựng tro , đó là đất chôn con cháu hay bị cháy nhà . 14.Long đến khí thế kết lại như cái thuyền , con cháu nữ sẽ sinh tật , nam thì mang họa lao ngục . 15.Long đến khí thế như nghế bàn bày ngang , đó là đất đoạn tử tuyệt tôn . 16.Long đến khí thế như thanh kiếm , con cháu phản nghịch nên bị tru sát . 17.Long đến khí thế như lưỡi đao giơ lên , con cháu gặp hung họa trốn tránh khắp nơi . Nguon:suutam
  11. Thiên địa vạn vật đều phân thành âm dương. Nam là dương, nữ là âm, sơn là dương, thủy là âm. Mảnh đất đó là đất âm. Nơi hai dòng suối giao nhau là chỗ ngưng tụ âm khí. Vì thế ta chọn là chọn cho ông. Ông thuộc về dương, mệnh lại lớn, dương khí trọng. Ông trăm tuổi mai táng ở đấy, âm dương hòa hợp thì đất ấy mới có linh khí. Còn như chôn cất đàn bà, âm khí trùng hợp, tụ hội lại sẽ thành sát khí, con cháu chẳng những không thịnh vượng, mà ngược lại, như tuyết đổ thêm sương, cả người lẫn của nhất định bị suy kiệt. Long Khê là một thị trấn nhỏ miền núi, nhưng lại là quê hương cả một loại miến nổi tiếng gần xa, được coi là đặc sản của địa phương. Ngô Cát Thủy là người lập ra xưởng sản xuất loại miến đó theo phương pháp cổ truyền, sản phẩm được người tiêu dùng đặc biệt ưa chuộng, hoan nghênh, được mệnh danh là “Vua Miến”. Hôm đó, Ngô Cát Thủy mời nhân viên thu mua của Hợp tác xã cung tiêu huyện đến quán Tứ Quý Hương, quán cơm lớn nhất thị trấn, dùng cơm trưa. Ngô Cát Thủy vốn là khách thường xuyên của Tứ Quý Hương, bao giờ cũng dùng cơm ở phòng chính, nhưng hôm nay thì không thể. “Phòng chính đã có Lưu Trường Canh đặt chỗ rồi!”, ông chủ quán thông báo. Thì ra hôm nay, Lưu Trường Canh mời Cục trưởng Uông ở Cục Quốc thổ, Cục trưởng Lý ở Cục Giao thông và Chủ tịch thị trấn Long Khê dùng cơm tại đây. Vậy Lưu Trường Canh là ai? Chính là đối thủ cạnh tranh việc sản xuất kinh doanh miến của Ngô Cát Thủy. Năm ngoái, Lưu Trường Canh lập ra cơ sở sản xuất, treo biển “Xưởng miến Long Khê”. Ông ta có văn hóa, giỏi kinh doanh, không dùng lạt buộc miến thành bó theo kiểu cũ mà dùng các loại túi nilon to nhỏ khác nhau đựng miến, bên ngoài in hoa màu sắc sặc sỡ. Vì thế sản phẩm của họ Lưu tiêu thụ rất nhanh, làm giảm đáng kể thị phần của miến Ngô Cát Thủy. Hôm nay phòng ăn chính của Tứ Quý Hương bị Lưu Trường Canh chiếm chỗ làm cho Ngô Cát Thủy cụt hứng, đành mời khách ngồi tạm ở chiếc bàn vuông phòng ngoài. Trong khi ăn uống, Ngô Cát Thủy nghe được chuyện quan trọng từ phòng chính vọng ra. Mấy vị lãnh đạo chủ chốt các ngành của huyện hôm nay về đây là vì việc cải tạo và nâng cấp con đường từ huyện lị tới thị trấn Long Khê. Giọng Lưu Trường Canh oang oang trong tiếng ồn ào, ly cốc chạm nhau, cứ như đấm vào tai Ngô Cát Thủy. Lưu Trường Canh liên tục mời các vị lãnh đạo cạn ly, lại oang oang rằng: “Tôi đại diện cho giới kinh doanh của thị trấn xin hứa sẵn sàng hỗ trợ tài chính cho việc cải tạo con đường!”. Ngô Cát Thủy tức lắm, lầm bầm chửi: “Mẹ kiếp! Đồ bọ hung đội hoa, rõ thối!”. Đúng vào lúc đó, người được gọi là Uông Cục trưởng lên tiếng khiến Ngô Cát Thủy hết sức chú ý: “Tại sao ở đây người ta không thông chuyện hỏa táng nhỉ? Trên đất canh tác ở vùng này, hàng năm có thêm bao nhiêu là ngôi mộ mới! Lại còn chuyện xí phần cho người sống nữa, có khác gì bọn địa chủ ngày trước? Thử hỏi người sống có cần ăn cơm không hả? Thế hệ con cháu chúng ta lấy đất đâu mà cày cấy? Chuyện này tôi sẽ thỉnh thị ý kiến lãnh đạo huyện, lập tức ra chỉ thị, trong vòng một tháng phải xóa bỏ hết các phần mộ của người còn sống ở đây mới được, không quyết liệt là không xong!”. Câu nói ấy như một luồng gió lạnh thổi thốc vào đầu Ngô Cát Thủy. Ông ta vội chia tay với anh nhân viên thu mua. Số là, dù mới 50 tuổi, Ngô Cát Thủy đã chuẩn bị sẵn cho mình một “âm trạch” (nhà của người âm). Âm trạch ccủa họ Ngô là mảnh đất “phong thủy bảo địa” mua mất 2.000 tệ, mời cả thầy địa lý nổi tiếng nhất vùng là Thiết Toán Bàn dò tìm long mạch! Thiết Toán Bàn xuất thân con nhà thầy Địa, danh xưng Thiết Toán Bàn chẳng những vì ông ta họ Thiết, mà còn vì khi tìm đất cho người chết, lúc xem giờ mai táng, ông thầy Địa này đều dùng một chiếc bàn tính bằng sắt để tính toán, nghe nói, ông ta đoán cát hung họa phúc chính xác lắm, cấm có sai bao giờ! Để tìm âm trạch cho Ngô Cát Thủy, Thiết Toán Bàn đã đi khắp vùng sông núi xung quanh thị trấn, cuối cùng mới tìm được một mỏm núi nhỏ nơi có hai dòng suối giao nhau. Ông ta nói với Ngô Cát Thủy rằng đấy là đất “nhị long củng bảo” (hai con rồng chầu báu vật). Đây là đất trồng cây ăn quả của nhà họ Trương, Ngô Cát Thủy phải thương lượng mãi, bỏ ra những 5.000 tệ mua đất và dựng bia bằng đá xanh chạm khắc rồng phượng ra vẻ là nghĩa trang của một ông chủ đang ăn nên làm ra. Trên tấm bia Ngô Cát Thủy còn cho khắc hình quả đào để mọi người nhận biết đây là phần mộ của người đang sống. Ông ta ký thác vào đó tất cả hy vọng của dòng họ, cháu con… Vì vậy, hôm nay nghe Cục trưởng Cục Quốc thổ nói, lòng dạ Ngô Cát Thủy rất đỗi hoang mang. Làm sao để giữ cho được mảnh “phong thủy bảo địa” này? Ngô Cát Thủy nghĩ mãi, chợt nhớ ra câu chuyện thời Tây Hán mà trước đây Thiết Toán Bàn đã kể cho ông nghe. Chuyện rằng, Hàn Tín đã tìm cho mẹ mình mảnh “phong thủy bảo địa”, quả nhiên về sau ông được phong chức Hoài âm hầu. Ngô Cát Thủy nghĩ ngay đến mẹ mình đang ốm nặng, vừa truyền dịch vừa phải thở ôxy, nếu lúc này bà nhắm mắt, mai táng vào đất đó thì tốt biết mấy! Dù sao, trên bảy mươi tuổi rồi, cũng coi là phúc thọ song toàn. Nghĩ đến đây, Ngô Cát Thủy chợt đấm vào đầu mình: “Ôi trời! Ta làm thế có phải là bất hiếu không?”. Trở về nhà, nhìn lên tường, Ngô Cát Thủy thấy bức ảnh của cha, liền nảy ra ý định mới. Ông quỳ trước bức ảnh lẩm nhẩm trình với cha những điều vừa nghĩ. Đoạn Ngô Cát Thủy xé hai mảnh giấy, một mảnh viết “được”, một mảnh viết “không”, vo tròn, thả xuống bàn. Ông cầu khấn cha mình chứng giám, phù hộ rồi mở một viên giấy ra, là chữ “được”. Thế là Ngô Cát Thủy hạ quyết tâm luôn! Hôm sau, Ngô Cát Thủy cho người đi mời Thiết Toán Bàn, nói là có việc cần kíp lắm. Bụng nghĩ, chờ Thiết Toán Bàn đến sẽ rút ống thở của mẹ, sau đó cho mai táng ngay. Nhưng đợi những bốn ngày Thiết Toán Bàn mới tới. Ngô Cát Thủy ấp úng nói với ông ta rằng, mẹ mình đang hấp hối, phải tính chuyện hậu sự ngay, sẽ mai táng ở mảnh đất “nhị long củng bảo” kia. Thiết Toán Bàn thoạt nghe đã lắc đầu quầy quậy: “Không được! Không được!”. Ngô Cát Thủy hỏi tại sao, ông thầy địa lý chậm rãi giải thích đạo lý như sau: “Thiên địa vạn vật đều phân thành âm dương. Nam là dương, nữ là âm, sơn là dương, thủy là âm. Mảnh đất đó là đất âm. Nơi hai dòng suối giao nhau là chỗ ngưng tụ âm khí. Vì thế ta chọn là chọn cho ông. Ông thuộc về dương, mệnh lại lớn, dương khí trọng. Ông trăm tuổi mai táng ở đấy, âm dương hòa hợp thì đất ấy mới có linh khí. Còn như chôn cất đàn bà, âm khí trùng hợp, tụ hội lại sẽ thành sát khí, con cháu chẳng những không thịnh vượng, mà ngược lại, như tuyết đổ thêm sương, cả người lẫn của nhất định bị suy kiệt. Sách từng viết rằng “Âm dương điều hợp hỷ phùng xuân/ Lục diệp phồn hoa vạn vật sinh/ Âm khí trung trùng tam cửa hậu/ Chân long địa biến sát nhân khanh” (Đại ý: Âm dương hòa hợp thì vui mừng như gặp mùa xuân, hoa lá vạn vật xanh tươi, còn âm khí mà trùng hợp tích tụ lại thì mảnh đất thiêng sẽ thành mảnh đất giết người). Đến lúc đó sự nghiệp của Thiết Toán Bàn ta bị tiêu tan, đó là chuyện nhỏ, việc làm hại cả con cháu hậu thế của ông mới chính là điều mà lương tâm ta không sao chịu nổi!”. Đây chỉ là những lời nói dối, song Ngô Cát Thủy như bị giội gáo nước lạnh vào đầu. Ông ta vội vàng thuật lại lời Cục trưởng Uông cho Thiết Toán Bàn nghe. Thiết Toán Bàn im lặng hồi lâu mới lên tiếng: “Lời nói trên chiếu rượu hà tất đã là sự thực, dù sao cũng không thể không đề phòng. Ta khuyên ông tạm thời hãy giả vờ ốm để nghe ngóng động tĩnh xem sao. Nếu như tờ công văn kia không đến, thì là vô sự rồi. Còn nếu có công văn thật, người nhà ông cứ bảo ông đang nguy kịch lắm, làm như đang lo việc hậu sự, đồng thời trình báo với lãnh đạo địa phương và kéo dài việc giải tỏa nghĩa địa gia đình một thời gian nữa. Chẳng phải đã có bao nhiêu chuyện lúc đầu như nước sôi lửa bỏng, song chỉ cần khôn khéo tránh gió, dần dà cũng qua đi, chẳng còn ai truy cứu nữa đó sao?”. Thực tình lúc này Ngô Cát Thủy cũng chẳng nghĩ ra được cách gì khác, đành cứ thế mà theo. Ông giả ốm, cố ý bắn tin cho hàng xóm rằng bệnh tình vô cùng trầm trọng rồi đi bệnh viện luôn. Bệnh viện biết họ Ngô là người giàu có nên vừa cho nhập viện vừa cho dùng toàn thuốc tốt, chẳng cần biết có bệnh hay không! Trong thời gian này xưởng sản xuất miến của Ngô Cát Thủy gặp khó khăn, lúng túng cứ như rắn mất đầu, chẳng ai chịu ai. Số thợ giỏi có kinh nghiệm bị Lưu Trường Canh dụ dỗ hứa trả lương cao lần lượt về với xưởng ông ta hết. Công nhân cũng tự động bỏ việc, sản xuất đình đốn. Số nguyên liệu lưu kho dần dần hư hỏng cả, khách hàng rút hợp đồng, rút luôn tiền đặt cọc. Tất cả những chuyện đó khiến ông Ngô cực kỳ lo lắng. Và ông đổ bệnh thật! Điều khiến cho Ngô Cát Thủy càng sốt ruột hơn là, không chờ công văn như Cục trưởng Uông nói, người ta bắt đầu cho xây trụ cầu bắc qua mỏm núi nơi có mảnh đất “nhị long củng bảo” của ông. Sản xuất đình đốn, thương hiệu “Vua Miến” cũng bị mai một dần. Ngô Cát Thủy không thể không xuất viện! Trong khi đó việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của Lưu Trường Canh ngày càng phát đạt làm cho họ Ngô càng tức giận. Trong thời gian Ngô Cát Thủy không ốm mà cứ phải nằm viện, họ Lưu cho in nhãn hiệu “Rồng Vàng” trên bao bì sản phẩm của mình và in luôn dòng chữ đỏ chói “Chính tông Vua Miến, đặc sản nổi tiếng Long Khê” bên dưới. Hôm nay, Ngô Cát Thủy lầm lũi tới quán Tứ Quý Hương uống rượu giải sầu. Ông không còn hào hứng và tự tin vào phòng chính nữa, chỉ ngồi ở phòng ngoài, gọi đĩa thịt thủ và xị rượu đế, tự rót tự uống. Hốt nhiên, từ trong phòng ăn chính lọt ra tiếng hai người đang nói chuyện, giọng rất quen: - Chuyến này thầy đã quá nhọc lòng, kẻ hậu bối này xin đa tạ. Bây giờ, xin kính thầy một ly - Đó là tiếng Lưu Trường Canh. - Không dám! Không dám! Ông Lưu tuy trẻ người mà rất có uy, túc trí đa mưu, mưu sự như thần. Lão đây già nua cũ kỹ rồi, chẳng qua chỉ biết dùng ba tấc lưỡi, nhắc đến làm gì - Thiết Toán Bàn nói. - Thầy quá khen! Hôm đó gặp thầy ở thị trấn, nghe nói ông ta đang vội đi tìm thầy, tôi đoán chắc thế nào lời Cục trưởng Uông cũng đã đến tai ông ta. Ai chẳng biết thầy đã tìm cho ông ta một khoảnh “phong thủy bảo địa”? Bây giờ ông ta rơi vào thế gà bay trứng vỡ, trong lòng chắc là xót xa lắm! Ngô Cát Thủy đang nâng ly rượu chợt sững lại, tức đến phát run, rượu trong ly tràn cả ra bàn. Ông ngơ ngác đứng dậy bước ra khỏi quán, lẩm bẩm: “Sao ta lại thua mưu một kẻ tiểu nhân như vậy nhỉ?”. Nguon:vnthuquan
  12. Đại Nam thế giới du lịch là một khu du lịch tọa lạc tại thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, Việt Nam. Đây được xem là công trình du lịch thuộc loại quy mô bậc nhất ở Việt Nam Khu du lịch là một tổ hợp các hạng mục như đền thờ Đại Nam Quốc Tự, khách sạn cao cấp 5.000 phòng, biển nhân tạo, khu trò chơi hiện đại, mê cung thần tiên với ba phương tiện đi bộ, xe và thuyền, vườn thú thiên nhiên, Việt Nam thu nhỏ, thế giới thu nhỏ, làng văn hóa, làng nghề, làng ẩm thực, phòng chiếu phim 3D, 4D,... Khu du lịch được một bức tường thành dài 15 km bao quanh. This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 800x533 and weights 196KB. Công trình có tổng vốn đầu tư 3.000 tỷ đồng, nằm trên khu đất có diện tích 450 ha. This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 800x534 and weights 262KB. Đền thờ Đại Nam Quốc Tự Đây là một công trình kiến trúc Việt cổ có diện tích 5.000 m² với chất liệu chính là gỗ, đá và mạ vàng. Tuy nhiên có nhiều ý kiến cho rằng công trình mang nét lai căng Trung Hoa và có ít đặc điểm kiến trúc Việt. This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 800x505 and weights 128KB. Chính điện gồm ba tầng thờ tượng Đức Phật Tổ, Vua Hùng Vương và Chủ tịch Hồ Chí Minh đều được mạ vàng. Bên dưới có bảng thờ 54 dân tộc và hơn 2.000 dòng họ Việt Nam. Các cánh cửa đền được khắc những câu chuyện lịch sử và dân gian của đất nước. Hai bên hông ngoài đền thờ là hai bức tượng Thánh Gióng và Lý Thường Kiệt cưỡi ngựa, cũng mạ vàng. This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 800x533 and weights 231KB. Các khu vực còn lại đang trong giai đoạn xây dựng đến 2010 Khu vực thành Đại Nam nằm trong quần thể khu du lịch dài 13km, là sự kết hợp những nét đặc trưng của kiến trức Cổ Loa, Huế, cột cờ Hanoi. Cột cờ có hình dáng một đài sen. Trên là trụ cờ cao 9m có hình Long Đầu Trượng, biểu tượng của sự thanh cao và quyền quý! This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 800x533 and weights 93KB. Hệ thống nhà hàng - khách sạn dọc theo dãy trường thành bao quanh khu du lịch mang lại cho du khách sự thoài mái và tiện nghi nhất! (Giá cả khách sạn từ thấp nhất 30K VND - 3k US :P) Khu vực Vietnam thu nhỏ Nơi phản ánh những thành tưu nổi bật của 64 tình thành trên cà nước, với khuôn viên đất dự kiến rộng hơn 30ha, công trình Đất nước Vietnam thu nhỏ thông qua 64 ngôi nhà đặc trưng của mỗi tỉnh thành sẽ giúp du kh1ch biết đến phần nào sự giàu đẹp, phong phú của toàn cõi Vietnam từ bắc chí nam, lồng theo khu này là khách sẽ tiếp cận với những hình ảnh cô đọng giới thiệu về 54 dân tộc Vietnam! Mê cung rồng xanh Lần đầu tiên tại Vietnam, một mê cung rộng 30000m2 được xây dựng mang phong cách Á Đông, đây là nơi kỳ diệu để du khách khám phá khotng chỉ những lối đi bất ngờ, và nhiều sự ngạc nhiên, thú vị: 3 mô hình mê cung chính: đi bộ, bơi thuyền dướii những rừng cây phủ kín (rừng được xây dựng hoàn toàn bằng cây xanh và hoa) Thế giới thu nhỏ Nơi xây dựng những vùng đất, quốc gia nổi tiếng trên thế giới, các ký quan, thắng tích tiêu biểu! Được phục hiện gần như nguyên mầu! (hehe khỏi phải đi nước ngoài chơi) Biển Đại Nam Với diện tích 22ha, thiết bị tạo sóng và nước biển có nồng độ ổn định như nước biền thật! Phục vụ cho hơn 30k khách đến chơi! Hệ thống công viên nước ngọt, suối nước nóng cũng có luôn! Vườn bách thú Với nhiều chủng loại thú quý hiếm sẽ được giới thiệu Khu trò chơi Với nhiều loại hình giải trí và thư giản, từ trò chơi dân gian đến các trò chơi hiện đại mang đến cảm giác mạnh sẽ làm du khách thích thú sau những ngày lao động mệt nhọc Dự tính để có thể tham quan vui chơi hết khu du lịch Đại Nam sẽ mất khoảng 3 ngày 2 đêm! Khai trương giai đoạn 1 dự kiến: cuối năm 2008 (kế hoạch này đã dời 3 lần) Nguồn: suutam
  13. ĐỊA CHI VÀ PHƯƠNG HUỚNG Dần Mão Thìn phương Đông, Mão thuộc chính Đông Tỵ Ngọ Mùi thuộc phương Nam, Ngọ thuộc chính Nam Thân Dậu Tuất thuộc phương Tây, Dậu thuộc chính Tây Hợi Tị Sửu thuộc phương Bắc, Tị thuộc chính Bắc Các Chi khác tuy vị trí thuộc phương xen kẻ thiên về phương chính gần mình, ví dụ Dần thuộc Đông Bắc thiên Đông ĐỊA CHI LỤC XUNG (TƯƠNG XUNG) Tí và Ngọ tương xung (Dương Thủy khắc Dương Hỏa) Dần và Thân xung (Dương Kim khắc Dương Mộc) Mão và Dậu xung (Âm Kim khắc Âm Mộc) Tỵ và Hợi xung (Am Thủy khắc Âm Hoa) Còn Sửu và Mùi xung, Thìn và Tuất xung trong một số sách đã coi là tương hóa nhau vì đều thuộc hành Thổ, hoặc coi là đồng lọai tương xung hay bằng hữu tương xung Nhận xét: Khi hai Chi xung nhau thì cùng Âm Dương, Phương Hướng đối nhau và hành tương khắc. Địa Chi Tương xung thì Cách 6 giống như thiên can. Như vậy giong như thiên can, phải có sự cùng Âm Dương (vá hành tương khắc) thì mới có tương xung Bất cứ Chi nào khởi đếm theo thứ tự , Chi đó là 1 tới vị trí thứ 7, ta có Chi xung, xung tất khắc nên gọi là Thất Sát (Thất là 7, Sát là hung thần). Người xưa giải thích số 7 này là số tận cùng của Trời Đất, là khí cực Âm Dương Tương xung thực chất là xung khắc nhau, tương khắc nên không tốt Giải Thích: Thiệu Vĩ Hoa cho rằng Lục xung là sự đối địch giữa các ngôi của 12 Đia Chi, cũng tức là sự tương khắc của ngũ hành Tí Ngọ tương xung: Quí Thủy ẩn tàng trong Tị khắc Đinh Hỏa ẩn tàng trong Ngọ. Kỷ Thổ ẩn tàng trong Ngọ phân khắc lại Quí Thủy ẩn tàng trong Tị nên nói Tị Ngọ tương xung Sửu Mùi tương xung: Kỷ Thổ ẩn tàng trong Mùi khắc Quí Thủy ẩn tàng trong Sửu. Đinh Hỏa ẩn tàng trong Mùi khắc Tân Kim ẩn tàng trong Sửu nên nói Sửu Mùi tương xung Dần Thân tương xung: Giáp Mộc ẩn tàng trong Dần khắc Mậu Thổ ẩn tàng trong Thân. Canh Kim ẩn tàng trong Thân phân khắc lại Giáp Mộc ẩn tàng trong Dần nên nói Dần Thân tương xung Mão Dậu tương xung: Tân Kim ẩn tàng trong Dậu khắc Ất Mộc ẩn tàng trong Mão, nhưng Đông xung Tây mà không xung được (nghĩa là Mão Mộc chỉ có thể xung Dậu Kim chứ không thể khắc Dậu Kim) Thìn Tuất tương xung: Quí Thủy ẩn tàng trong Thìn khắc Đinh Hỏa ẩn tàng trong Tuất. Tân Kim ẩn tàng trong Tuất phân khắc lại Ất Mộc ẩn tàng trong Thìn nên nói Thìn Tuất tương xung Tỵ Hợi tương xung: Canh Kim ẩn tàng trong Tỵ khắc Giáp Mộc ẩn tàng trong Hợi. Nhâm Thủy ẩn tàng trong Hợi phân khắc lại Bính Hỏa ẩn tàng trong Tỵ nên nói Tỵ Hợi tương xung ĐỊA CHI NHỊ HỢP (ĐỊA CHI LỤC HỢP, ĐỊA CHI TƯƠNG HỢP) VÀ ĐỊA CHI LỤC HỢP HÓA Tương hợp với nhau thì tốt Tí (+ Thủy) hợp Sửu (- Thổ) Dần (+ Mộc) hợp Hợi (- Thủy) Mão (- Mộc) hợp Tuất (+ Thổ) Thìn (+ Thổ) hợp Dậu (- Kim) Tỵ (- Hỏa) hợp Thân (+ Kim) Ngọ (+ Hỏa) hợp Mùi (- Thổ) Nhận xét: Cung nhị hợp thì đối xứng qua trục tháng đứng, hai cung đối nhau theo hàng ngang trên Địa Bàn Chi Dương thì hợp với chi Âm và ngược lại (khắc khi thì hút nhau). Như vậy thì phải khắc Âm Dương mới có sự hợp nhau (và phải có sự tương sinh hoặc tương khắc về ngũ hành như đã đề cập bên trên ) Chú ý: Thiệu Vĩ Hoa còn chia tương hợp ra thành trong hợp có khắc và trong hợp có sinh. Trong hợp có khắc nghĩa là hai Chi tuy hợp nhau nhưng ngũ hành thì khắc nhau như Tị (Thủy) hợp Sửu (Thổ). Trong hợp có sinh thì hai Chi hợp nhau và ngũ hành tương sinh như Dần (Mộc) hợp Hợi (Thủy). Hợp có khắc thì trước tốt sau xấu, hợp có sinh thì càng ngày càng tốt. Có người giải thích rằng: Theo sự sắp xếp của Địa Chi trong 12 cung thì: Tí Sửu ở dưới làm đất hợp Thổ Ngọ Mùi ở trên làm trời [Ngọ ở trên làm mặt trời (Thái Dương), Mùi làm mặt trăng (Thái Âm)] hợp Hỏa Thiên Khí của trời tỏa xuống, Địa Khí của đất bốc lên tạo ra 4 mùa Xuân Hạ Thu Đông Dần Hợi ở dưới ngang hợp Xuân Mộc Xuân rồi đến Hạ nên Mão Tuất hợp Hạ Hỏa Hạ đến Thu nên tiến lên Thìn Dậu hợp Thu Kim Thu đến Đông nên Tỵ Thân hợp Đông Thủy Một số người viết: Tí Sửu hợp hóa Thổ Dần Hợi hợp hóa Mộc Mão Tuất hợp hóa Hỏa Thìn Dậu hợp hóa Kim Tỵ Thân hợp hóa Thủy Ngọ Mùi hợp hóa Hỏa Thiệu Khang Tiết thì cho rằng: Tí và Sửu hợp hóa thành Thổ Dần và Hợi hợp hóa Mộc Mão và Tuất hợp hóa Hỏa Thìn và Dậu hợp hóa Kim Tỵ và Thân hợp hóa Thủy Ngọ và Mùi hợp, Ngọ là Thái Dương, Mùi là Thái Âm, hợp với nhau thành Thổ Nhưng đa số các sách cho rằng Địa Chi thì chỉ hợp không có hóa, 6 cặp trên là lục hợp, căn cứ vào hợp với 4 mùa rồi từ đó hợp luôn với ngũ hành của 4 mùa, không có hóa như Thiên Can Nhận xét Theo nguyên tắc đã đề cập trên , khi hợp thì sẽ có hóa, nên Địa Chi khi hợp thì phải có Hỏa) ĐỊA CHI TƯƠNG HÌNH Là cản trở lẩn nhau, không hòa hợp Tí (+ Thủy) Ngọ (+ Hỏa), Mão (- Mộc) Dậu (- Kim) Dần (+ Mộc) Thân (+ Kim) Tỵ (- Hỏa) Hợi (- Thủy) Thìn (+ Thổ) Tuất (+ Thổ) Sửu (- Thổ) Mùi (- Thổ) Nhận định: Ít nhất cần phải có sự cùng Âm Dương mới có sự tượng hình Theo Thiên y thì tượng hình cần phải cùng Âm Dương và ngũ hành khắc nhau, do đó Thìn và Tuất, Sửu và Mùi không tượng hình ĐỊA CHI TƯƠNG HẠI (ĐỊA CHI LỤC HẠI, ĐỊA CHI NHỊ HẠI) Là hại lẫn nhau, là chịu hại, bị hại tức là tương khắc. Tương hại thì không tốt. Trên Địa Bàn thì Nhị hại là hai cung đối nhau theo hàng dọc Tị (+ Thủy) Mùi (- Thổ) tương hại Sửu (- Thổ) Ngọ (+ Hỏa) tương hại Dần (+ Mộc) Tỵ (- Hỏa) tương hại Mão (- Mộc) Thìn (+ Thổ) tương hại Thân (+ Kim) Hợi (- Thủy) tương hại Dậu (- Kim) Tuất (+ Thổ) tương hại Giải thích: Thiệu Vĩ Hoa căn cứ vào sách Khao Nguyên ghi rằng phàm bất cứ việc gì tốt nhất là gặp hợp, kỵ gặp Xung. Lục Hại phát sinh từ Lục hợp Tí hợp với Sửu bị Mùi xung: Sửu bị xung, Tị không còn gì để hợp cho nên Tị Mùi tương hại Sửu hợp với Tị bị Ngọ xung: Tị bị xung, Sửu không còn gì để hợp cho nên Sửu Ngọ tương hại Dần hợp với Hợi bị Tỵ xung: Hợi bị xung, Dần không còn gì để hợp cho nên Dần Tỵ tương hại Mão hợp với Tuất bị Thìn xung: Tuất bị xung, Mão không còn gì để hợp cho nên Mão Thìn tương hại Thìn hợp với Dậu bị Mão xung: Dậu bị xung, Thìn không còn gì để hợp cho nên Thìn Mão tương hại Tỵ hợp với Thân bị Dần xung: Thân bị xung, Tỵ không còn gì để hợp cho nên Tỵ Dần tương hại Ngọ hợp với Mùi bị Sửu xung: Sửu bị xung, Ngọ không còn gì để hợp cho nên Ngọ Sửu tương hại Mùi hợp với Ngọ bị Tị xung: Ngọ bị xung, Mùi không còn gì để hợp cho nên Mùi Tị tương hại Thân hợp với Tỵ bị Hợi xung: Tỵ bị xung, Thân không còn gì để hợp cho nên Thân Hợi tương hại Dậu hợp với Thìn bị Tuất xung: Thìn bị xung, Dậu không còn gì để hợp cho nên Dậu Tuất tương hại Tuất hợp với Mão bị Dậu xung: Mão bị xung, Tuất không còn gì để hợp cho nên Tuất Dậu tương hại Hợi hợp với Dần bị Thân xung: Dần bị xung, Hợi không còn gì để hợp cho nên Hợi Thân tương hại ĐỊA CHI TƯƠNG HÌNH (PHẠT) Hình là do Mãn cực tức đầy quá, đầy quá thì sẽ đưa đến sự tổn hại. Địa Chi có ba hình gọi là Địa Chi tam hình TRÌ THẾ CHI HÌNH Dần hình Tỵ Tỵ hình Thân Thân hình Dần Gọi là trì thế chi hình hay đắc thế chi hình (tức là do có quyền thế, quyền bính, thế lực mà bị phạt) Giải thích: Dần chứa Giáp Mộc, Tỵ chứa Mậu Thổ, Mộc khắc Thổ Tỵ chứa Bính Hỏa, Thân chứa Canh Kim, Hỏa khắc Kim Thân chứa Canh Kim, Dần chứa Giáp Mộc, Kim khắc Mộc Ba chi các hành đó đều ở thời kỳ đắc Lộc (vị trí Lâm Quan), can Dương mãnh liệt, các hành y vào vị trí đắc lộc mạnh mẽ mà ức chế nhau nên gọi là trí thế chi hình VÔ ÂN CHI HÌNH Sửu hình Tuất Tuất hình Mùi Mùi hình Sửu gọi là vô ân chi hình (bị hình phạt vì vô ân, chịu ơn nhưng không báo đáp, lại còn hại ân nhân) Giải thích: Sửu chứa Quí Thủy, Tuất chúa Đinh Hỏa, Thủy khắc Hỏa Tuất chứa Tân Kim, Mùi chứa Ất Mộc, Kim khắc Mộc Mùi chứa Đinh Hỏa, Sửu chứa Tân Kim, Hỏa khắc Kim Ba chi này dùng tòan can Âm ức chế nhau, đặc tính của Âm là tiêu nhận, gia trả vô ân bạc nghĩa nên gọi là vô ân chi hình VÔ LỄ CHI HÌNH Tị hình Mão Mão hình Tị gọi la` vô lễ chi hình (hình phạt do vô lễ) Giải Thích: Mão Mộc vượng, Tị Thủy vượng, nước vượng quá cây úng sẽ chết, cây vượng quá sẽ hút hết nước, nên dù Thủy sinh Mộc nhưng nếu quá thịnh sẽ hình nhau, không biết lễ nghĩa để nhường nhịn để sinh nhau nên gọi là vô lễ chi hình. Ngoài ra hai sao này còn chứa Đào Hoa là một sao chủ tửu sắc dâm dục TỰ HÌNH CHI HÌNH Ngọ hình Ngọ Dậu hình Dậu Thìn hình Thìn Hợi hình Hợi gọi là tự hình chi hình vì tự mình hình mình Nếu xếp vào từng cặp và phương huớng ta có Dần Ngọ Tuất Tỵ Dậu Sửu Thân Tị Thìn Hợi Mão Mùi Tỵ Ngọ Mùi Thân Dậu Tuất Dần Mão Thìn Hợi Tị Sửu Dần Ngọ Tuất Hỏa cục, Quí với Tỵ Mão Mùi ở Nam Phương thuộc Hỏa, Hỏa mãn cục nên hình. Tỵ Dậu Sửu Kim cục, Quí với Thân Dậu Tuất ở Tây Phương thuộc Kim, Kim mãn cục nên hình. Thân Tị Thìn Thủy cục, nước chảy về Đông thì thịnh, Dần Mão Thìn phương Đông nên Thân Tị Thìn hình với Dần Mão Thìn. Hợi Mão Mùi Mộc cục, Thủy sinh Mộc nhưng nước nhiều làm lở đất hại cây. Hợi Tị Sửu ở dưới thuộc Phương Bắc Thủy, cây đổ ngã xuống dưới, nên Hợi Mão Mùi hình Hợi Tị Sửu. Có sách nói số 10 là số lớn nhất của Hà Đồ, thịnh cực, trừ những chi tự hình, các Chi khác đếm bắt đầu từ Chi đó đến chi thứ 10 là Chi hình. Thí Dụ Mão là cung thứ 1 đếm theo chiều thuận cung thứ 10 là Tí, Mão Tị tương hình. Tị theo chiều nghịch đến cung thứ 10 lại là Mão Nếu chi căn cứ vào cục và Phương, có thuyết cho rằng các Chi sau hình lẫn nhau: Thân Tị Thìn Hợi Mão Mùi Dần Ngọ Tuất Tị Dậu Sửu Hợi Tị Sửu Dần Mão Thìn Tỵ Ngọ Mùi Thân Dậu Tuất Thân Tị Thìn thuộc Thủy cục, lại qui về Hợi Tị Sửu ở Phương Bắc thuộc Thủy, Thủy mãn cực nên hình. Lý luận tương tự cho các Chi sau. Thiệu Vĩ Hoa thì giải thích căn cứ vào sách Âm Phù Kinh như sau: Tam hình sinh ở Tam hợp, giống như Lục Hại sinh ở Lục Hợp. Theo đạo Trời mà nói tam hình là số cực, tức tội ác đầy rẫy khắp nơi nên phải dẫn đến sự đổ xập. Thân Tị Thìn tam hợp, thêm ba ngôi Dần Mão Thìn thì Thân hình khắc Dần, Tị hình khắc Mão, Thìn tự hình Thìn Dần Ngọ Tuất tam hợp, thêm ba ngôi Tỵ Ngọ Mùi thì Dần hình Ty, Ngọ tự hình Ngọ, Tuất hình Mùi Tỵ Dậu Sửu tam hợp, thêm ba ngôi Thân Dậu Tuất thì Tỵ hình Thân, Dậu tự hình Dậu, Sửu hình Tuất Hợi Mão Mùi tam hợp, thêm ba ngôi Hợi Tị Sửu thì Hợi tự hình Hợi, Mão hình Tị, Mùi hình Sửu Tượng hình chủ về hung, chủ về các việc như bị tổn hại, bệnh tật, lao tù. Nguyên tắc của tượng hình giống như Tam Hợp Cục. Chổ khắc nhau là ba Tí có thể hình một Mão, một Mão có thể hình ba Tí, còn hai Mão không thể hình một Tí, hoặc một Tí không hình được hai Mão. Ngoài ra có trường hợp tham hợp vong hình, tham sinh vong hình đều là nhũng trường hợp có cừu ĐỊA CHI VÀ TAM HỢP HỢI CỤC (TAM HỢP CỤC) Dần Ngọ Tuất thuộc tam hợp Dương Hỏa (Hỏa cục) (hay Dần Ngọ Tuất hợp thành Hỏa cục) Thân Tị Thìn thuộc tam hợp Dương Thủy (Thủy cục) Tỵ Dậu Sửu thuộc tam hợp Âm Kim (Kim cục) Hợi Mão Mùi thuộc tam hợp Âm Mộc (Mộc cục) Giải thích tam hợp cục theo lý thuyết vận khí: Lục Khí theo Đông Y gồm có Quyết Âm Phong Mộc là sơ khí Thiếu Âm Quân Hỏa là nhị khí Thiếu Dương Tướng Hỏa là tam khí Thái Âm Thấp Thổ là tứ khí Dương mình Táo Kim là ngũ khí Thái Dương Hàn Thủy là lục khí hay chung khí Thân Tị Thìn bắt đầu cùng giờ Dần Hợi Mão Mùi bắt đầu cùng gio Hợi Dần Ngọ Tuất bắt đầu cùng giờ Thân Tỵ Dậu Sửu bắt Dậu cùng giờ Tỵ căn cứ vào đó người ta cho Thân Tị Thìn hợp thành một cục, đó là Thủy cục Hợi Mão Mùi hợp thành một cục, đó là Mộc cục Dần Ngọ Tuất hợp thành một cục, đó là Hỏa cục Tỵ Dậu Sửu hợp thành một cục, đó là Kim cục cục và Phương Huớng đều lấy Tị Ngọ Mão Dậu xếp vào giữa hai chi khắc, nhưng phương là khí thịnh, cục là khí chuyển vào Chú ý: Thiệu Vĩ Hoa cho rằng: Tam hợp cục là lấy Sinh Vượng Mộ để hợp thành cục. Thủy Tràng Sinh tại Thân, để Vượng ở Tí, Mộ ở Thìn nên ba Chi Thân Tị Thìn hợp thành Thủy cục. Mộc Tràng Sinh ở Hợi, để Vượng ở Mão , Mộ ở Mùi nên ba Chi Hợi Mão Mùi hợp thành Mộc cục. Hỏa Tràng Sinh ở Dần, để Vượng ở Ngọ, Mộ ở Tuất nên ba Chi Dần Ngọ Tuất hợp thành Hỏa cục. Kim Tràng Sinh ở Tỵ, Đế Vượng ở Dậu, Mộ ở Sửu nên ba Chi Tỵ Dậu Sửu hợp thành Kim cục. Tam hợp hóa cục có cát có hung tùy theo quan hệ sinh khắc. Nếu bị khắc mà được Tam hợp cục tương sinh cứu giúp thì lại cát, nếu bị khắc mà lại bị tam hợp cục khắc thêm vào thì lại là hung MÙA VÀ ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH ÂM DƯƠNG: Xuân Hạ Dương Khí tăng trưởng, Âm Khí tiêu giảm thuộc Dương Thu Đông Âm Khí tăng gia, Dương Khí tiêu tán, thuộc Âm NGŨ HÀNH Xuân thuộc Mộc vì lúc đó cây cỏ sanh tươi, đang phát triển Hạ thuộc Hoả vì lúc đó khí trời nóng nực Thu thuộc Kim vì lúc đó cây cỏ tàn tạ do Kim khắc Mộc Đông thuộc Thủy vì lúc đó khí trời lạnh lẽo, nước lạnh Tứ Qúi tức 18 ngày cuối giao của 4 mùa thuộc Thổ nên gọi là tạp khí Mùa Vượng (Tràng) Tướng(Sinh) Hữu(Lão) Tử Tuyệt(Tu?) Xuân Mộc Hỏa Thủy Kim Thổ Hạ Hỏa Thổ Mộc Thủy Kim Thu Kim Thuỷ Thổ Hoả Mộc Đông Thuỷ Mộc Kim Thổ Hoả Tứ Quí Thổ Kim Hoả Mộc Thuỷ Mùa Xuân: Mộc Khí thịnh vượng nên Mộc Vượng (Tràng), Mộc sinh Hoả nên Hoả Tướng, Thuỷ Khí già nua vì đã qua mùa Đông, cây rút hết nước, nên Thuỷ Hữu (Lão), Kim Khắc Mộc nên Kim Tử, Mộc khắc Thổ nên Thổ Tuyệt. SỰ SUY VƯỢNG CỦA NGŨ HÀNH TRONG NĂM THEO MÙA Hành Vượng Tướng Hữu Tử Tuyệt Mộc Mùa Xuân Mùa Đông Mùa Hạ Tứ Quí Mùa Thu Hoả Mùa Hạ Mùa Xuân Tứ Quí Mùa Thu Mùa Đông Thổ Tứ Quí Mùa Hạ Mùa Thu Mùa Đông Mùa Xuân Kim Mùa Thu Tứ Quí Mùa Đông Mùa Xuân Mùa Hạ Thuỷ Mùa Đông Mùa Thu Mùa Xuân Mùa Hạ Tứ Quí SỰ SUY VƯỢNG CỦA NGŨ HÀNH THEO THIÊN CAN Sự dụng vòng Tràng Sinh để theo dõi, năm Dương thì Tràng Sinh bắt đầu từ Dần Thân Tỵ Hợi và Địa Chi đi Thuận, năm Âm thì Tràng Sinh bắt đầu từ Tí Ngọ Mão Dậu và Địa Chi đi nghịch để tiếp tục ghi các giai đoạn kế tiếp của vòng Tràng sinh: Tràng Sinh, Mộc Dục, Quan Đới, Lâm Quan, Đế Vượng, Suy, Bệnh, Tử, Mộ, Tuyệt, Thai, Dưỡng VÒNG TRÀNG SINH Toàn bộ các Hành đều sinh trưởng theo chu kỳ như sau: Thai (Hành khí mới bắt đầu kết tinh, thời kỳ gây mầm mống) Dưỡng (Hành khí đang tăng lên, như con được nuôi trong bụng mẹ) Tràng Sinh (Hành khí được sinh ra, như trẻ con mới sinh, thời kỳ manh nha phát động của Hành) Mộc Dục (Hành khí còn non yếu, như con còn ấu thơ, được tạm gọi cho sạch sẽ, chân tay còn vô lực, không chống đỡ cầm giữ được gì cả, còn non yếu dễ chết, gọi là BẠI ĐỊA) Quan đới (Hành khí đã lớn, như con đã lớn cho đội mũ) Lâm Quan (Hành khí ở trong thời kỳ mạnh mẽ, tràng vượng, con phát triển được, như con trai đã trở thành thanh niên lớn khỏe đi làm quan, nên đương cần vị trí của Lâm Quan còn gọi là LỘC VỊ) Đế Vượng (Hành khí vượng đến cực điểm, sắp sửa đi vào giai đoạn suy, gọi là VƯỢNG ĐỊA) Suy (Hành khí bước vào giai đoạn bắt đầu suy yếu, là dư khí vì lúc đó khí thịnh của đế vượng vẫn còn sót lại) Bệnh (Hành khí suy yếu lắm rồi, như già bị ốm đau) Tử (chết, Hành khí tan) Mộ (chôn vùi, tạo hoá thấu táng, có dư khí, hồi quang phản chiếu) Tuyệt (khí tuyệt, hoàn toàn hết không còn gì cả) Trong chu kỳ trên, Hành khí có sức ảnh huởng đến ngoài đáng kể là Tràng Sinh, Mộc Dục, Lâm Quan, Đế Vượng và Mộ) Phân định ảnh huởng: trong chu kỳ 12 trên thì chỉ có vị trí của Tràng Sinh, Mộc Dục, Lâm Quan, Đế Vượng và Mộ là có khí sức để có thể ảnh hưởng ra bên ngoài Phân định Âm Dương: Thai, Dưỡng, Tràng Sinh, Mộc Dục, Quan Đới, Lâm Quan thuộc về Dương, huớng thịnh, theo chiều thuận. Đế Vượng, Suy, Bệnh, Tử, Mộ, Tuyệt thuộc Âm, huớng suy, theo chiều nghịch Giáp Dương Mộc thì Tràng Sinh tại Hợi (Mộc Dục ở Tí vì đi thuận) Ất Âm Mộc thì Tràng Sinh tại Ngọ (Mộc Dục ở Tỵ vì đi nghịch) Bính Dương Hoả thì Tràng Sinh tại Dần Đinh Âm Hoả thì Tràng Sinh tại Dậu Mậu Dương Thổ thì Tràng Sinh tại Dần Kỷ Âm Thổ thì Tràng Sinh tại Dậu Canh Dương Kim thì Tràng Sinh tại Tỵ Tân Âm Kim thì Tràng Sinh tại Tí Nhâm Dương Thuỷ thì Trang Sinh tại Thân Qúi Âm Thuỷ thì Tràng Sinh tại Mão VÒNG VƯỢNG TƯỚNG HỮU TỬ CỦA KHÍ NGŨ HÀNH LƯU CHUYỂN TRÊN 12 CUNG ĐỊA CHI (Giải thích trên cơ sở Mùa trong năm) Mộc Khí: là khí của Mùa Xuân, sẽ bắt đầu sinh vào lúc bắt đầu Mùa Đông, để kịp thịnh vượng vào Mùa Xuân, Thuỷ sinh Mộc nên Mộc sinh ở Hợi (Hợi là tháng 10, tháng bắt đầu Mùa Đông, Hợi thuộc Thuỷ). Theo chiều thuận, Tràng Sinh ở Hợi, Mộc Dục ở Tí...Tử Dậu (Thai) đến Dần thì theo chiều tiến, huớng vượng thuộc Dương là vị trí của Giáp (Dương) Mộc, còn từ Mão đến Thân theo chiều thóai, hướng suy thuộc Âm là vị trí của Ất (Âm) Mộc Hoả Khí: là khí của Mùa Hạ, sinh ở Dần, Tràng sinh ở Dần, Thai ở Tí. Giải thích như trên Tử Tí đến Tỵ (?) là vị trí Bính (Dương) Hoả, từ Ngọ đến Hợi là vị trí Đinh (Âm) Hoả Kim Khí: là khí của Mùa Thu, sinh ở Tỵ, Tràng Sinh ở Tỵ, Thai ở Mão Từ Mão đến Thân là vị trí của Canh (Dương) Kim, từ Dậu đến Dần là vị trí của Tân (Âm) Kim Sự giải thích Kim sinh ở Tỵ không thể đúng tháng bắt đầu cho Mùa mà khi chủ về ngũ Hành tương sinh để giải thích cho vị trí trường sinh, nên một số người giải thích như sau: Kim khí nảy sinh vào tháng Tỵ đầu Mùa Hạ để kịp thịnh vượng vào đầu Mùa Thu, Mùa mà Kim khí làm chủ. Hạ thuộc Hoả, nhưng Hoả sinh Thổ, mà Thổ sinh Kim, qúi Hạ Thổ thịnh nhất trong 4 qúi, vậy Kim khí sinh tại Tỵ Hạ Hoả Thuỷ Khí: là khí của Mùa Đông, giải thích sự bắt đầu sinh như Mộc Khí. Thuỷ khí sinh ở Thân, Tuyệt ở Tỵ, Thai ở Ngọ... Từ Ngọ đến Hợi là vị trí của Nhâm Thuỷ, từ Tí đến Tỵ là vị trí của Qúi Thuỷ Thổ Khí: theo bài Bát Quái thì vượng ở Trung Tâm, tàn ra 4 gốc ở Thìn Tuất Sửu Mùi, vậy Thổ vượng ở Thìn Tuất Sửu Mùi, phù vào Thuỷ và Hoả nên sinh ở Thân Dần SỰ SUY VƯỢNG CỦA NGŨ HÀNH CÁC ĐỊA CHI Hành Mộc Tràng Sinh ở Hợi, Đế Vượng ở Mão, Tử ở Ngọ, Mộ ở Mùi Hành Hoả Tràng Sinh ở Dần, Đế Vượng ở Ngọ, Tử ở Dậu, Mộ ở Tuất Hành Kim Tràng Sinh ở Tỵ, Đế Vượng ở Dậu, Tử ở Tí, Mộ ở Sửu Hành Thuỷ Thổ Tràng Sinh ở Thân, Đế Vượng ở Tí, Tử ở Mão, Mộ ở Thìn SỰ SUY VƯỢNG CỦA NGŨ HÀNH CÁC ĐỊA CHI CĂN CỨ VÀO NGŨ HÀNH BỐN MÙA (Thiệu Vĩ Hoa) Mùa Xuân, Hành Mộc sinh ở Hợi, Vượng ở Mão, Mộ ở Mùi Mùa Hạ, Hành Hoả và Thổ sinh ở Dần, Vượng ở Ngọ, Mộ ở Tuất Mùa Thu, Hành Kim sinh ở Tỵ, Vượng ở Dậu, Mộ ở Sửu Mùa Đông, Hành Thuỷ sinh ở Thân, Vượng ở Tí, Mộ ở Thìn Ngũ Hành của các Địa Chi vượng ở cuối bốn Mùa, và Mộ ở Thìn Tuất Sửu Mùi, nghĩa là sự thịnh suy đều do trật tự của bốn Mùa và thuộc tính của ngũ Hành quyết định, cũng như Xuân đi thì Hạ đến, Hạ đi thì Thu đến PHONG (GIÓ) Phong là gió, tuy ngũ Hành phối hợp phương huớng và 4 Mùa ta suy ra: Xuân: Đông Phong làm chủ Hạ: Nam Phong làm chủ Thu: Tây Phong làm chủ Đông: Bắc Phong làm chủ Đông Xuân giao nhau, Đông Bắc Phong làm chủ Xuân Hạ giao nhau, Đông Nam Phong làm chủ Hạ Thu giao nhau, Tây Nam Phong làm chủ Thu Đông giao nhau, Tây Bắc Phong làm chủ NGŨ KHÍ Mùa Xuân, Phong khí làm thời lệnh Mùa Hạ, Thử khí làm thời lệnh Mùa Thu, Táo khí làm thời lệnh Mùa Đông, Hạn khí làm thời lệnh KHÍ HẬU Mùa Xuân ấm, muôn vật phát sinh Mùa Hạ nóng, muôn vật trưởng thành Mùa Thu mát, muôn vật thu nhóm Mùa Đông lạnh, muôn vật ẩn táng NGŨ HÀNH VÀ TÍNH TÌNH (Theo Thiệu Vĩ Hoa) Mệnh Kim thì nghĩa khí Mệnh Hoả chủ về lễ, trong cư xử thường có lễ. Nếu Hoả nhiều, Hoả vượng thì nóng nảy dễ hỏng việc Mệnh Thổ giữ chữ tín, nói một là một, hai là hai, giữ lời. Thổ vượng thì thích tịnh, không thích động, do đó để mất thời cơ Mệnh Mộc thì hiền từ, tấm lòng tốt. Nhưng Mộc vượng thì tính cách không khuất phục, đặc biệt Tang Đố Mộc thì thà chết chứ không chịu sống quì gối Mệnh Thuỷ thì mưu trí, thông minh ham học, nhưng phải trải qua nhiều gian khổ. Thuỷ vượng thì tính tình gặp nóng, hung bạo dễ gây ra tai họa ĐỊA CHI VÀ TẠNG PHỦ Tí, bàng quang Sửu Mùi, lá lách Dần, mật Mão, gan Thìn Tuất, dạ dày Tỵ, tim Ngọ, ruột non Thân, ruột già Dậu, phổi Hợi, thận CHIA NHÓM CỦA CÁC CUNG Cung Dần Thân Tỵ Hợi gọi la Tứ Sinh Cung Tí Ngọ Mão Dậu gọi là Tứ Tuyệt Cung Thìn Tuất Sửu Mùi gọi là Tứ MộNguon:caydavietnam
  14. HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG BÁT QUÁI NGŨ HÀNH Trời Đất vạn vật nói chung là một đại vũ trụ và con người là một tiểu vũ trụ và cũng hàm chứa Âm Dương và Ngũ Hành. Khởi đầu là Thái Cực, chưa có sự biến hóa. Thái Cực này vận động biến thành hai khí Âm và Dương. Hai khí Âm Dương luôn luôn chuyễn hóa làm cho Vũ Trụ động và vạn vật sinh tồn. Người ta thường nói: Thái Cực thì sinh Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng, Tứ Tượng sinh Bát Quái. Chủ ý rằng "thì sinh" ở đây không có nghĩa là tu cái "không" mà sinh ra cái "có", mà có nghĩa là đã có sẵn trong đó rồi, và có thể nhận thấy được khi phần hai (sinh) mà họat động. Thái (lớn quá, cao xa quá) Cực (là cho tận cùng, cho chấm dứt, và cũng có nghĩa là rất lạm, quá nhiều, quá lớn) là nguyên lí tạo dựng và chi phối Vũ Trụ. Lí Thái Cực lá li Nhật Nguyên Lưỡng Cực có nghĩa là một nơi (Nhật Nguyên) khi nói chung (khi bất đồng) có hai phần Âm Dương (Lưỡng Cực) khi nói riêng ra (khi họat động). Nói ngược lại thì sự họat động của Âm Dương là cái lí của Thái Cực. Tòan thể cuộc Trời Đất này (Vũ Trụ) sinh tồn là do lí Thái Cực, và mọi vật đều do Âm Dương tác tạo, nên cũng có một lí Thái Cực cho riêng mình. Âm Dương là khí vô hình, có hai phần lạ khác nhau là Dương và Âm để bù đắp cho nhau mà sinh động lực. Hai khí Âm Dương giao tiếp tuần hoàn sinh hóa ra vạn vật theo 4 trạng thái phát triển và suy tận được gọi là Tứ Tượng (Thiếu Dương, Thái Dương, Thiếu Âm, Thái Âm). Tứ Tượng lại sinh Bát Quái. Bát Quái là tạm tướng chính của Âm Dương, sinh hóa ra 5 khí chất chính là Ngũ Hành. Theo Động Trong Thư thì "Khi của trời đất, hờp thì lậ mot, chia thì là Âm và Dương, tách ra làm bốn mùa, bày xếp thành Ngũ hành." Âm Dương là một, nhưng Âm Dương thiên biến vận hóa (Bát Trặc) để sinh Ngũ Hành, và với tính cách tương phân tương thành đã sinh hóa vạn vật, muôn lòai, tạo ra một chuỗi nhân qua liên tục không dứt. Vạn vật trong Vũ Trụ này sơ đi có được là do sự Diệu Hợp Nhi Ngung, phối hợp với nhau một cách kỳ diệu mà ngừng đóng lại của nhị ngũ (2, 5) tức Âm Dương Ngũ Hành từ Hình Nhị Thương (khi nang, khi chat vô hình) qua Hình Nhi Ha (Thế Chất, Hữu Hình). Khi biến thì Hình hoa’, ở Trời là Tượng, ở Đất là Hình. Âm Dương chuyển hóa, tiêu trưởng, thuận nghịch, đáp đối cho nhau sinh ra Ngũ Hành, tạo nên vạn vật. Thái Cực động thì sinh Dưỡng, động cực thì Tĩnh, tĩnh thì sinh Âm, tĩnh cực thì lại động, một tĩnh một động cũng làm căn bản cho nhau, đó là trở về cái gốc (Ho Vi Ky Can). CÁC QUI LUẬT BIẾN ĐỘNG CỦA VẠN VẬT Các hiện tượng của Vũ Trụ chỉ là trạng thái khác nhau trong vòng Sinh Tử, Tứ Sinh (tức là Thành Thịnh Suy Hủy, Thành Trụ Họai Không, Sanh Lão Bệnh Tử) của vật thế biển động. Tứ tượng Đông Phương cho rằng Vũ Trụ có một mãnh lực vô hình chu du khắp không gian và thời gian gọi là Thái Cực, tác động do hai trạng thái động tĩnh của chính mình, tức là hai khí Âm Dương, đễ biến hòa muôn lòai, tạo ra một cuộc sống động và vĩnh cữu. Đó là lí Nhật Nguyên Lưỡng Cưc, tức lí Thái Cực, Âm Dương. Khơi thũy, Vua Phục Hi đã vạch và xếp Tiên Thiên Bát Quái va 64 trung quái đễ biểu Tượng cho Âm Dương chuyển hóa, rồi tìm hiểu và sự sinh khắc chế hóa của Ngũ Hành, do tác động của Âm Dương sinh ra, biểu hiện nơi các con Số trên Hà Đồ. Đây cả khỏang Trời Đất này duy chỉ có một cái lí ấy mà thôi, lí ấy là lí tự nhiên, lí của Thái Cực. Lí ấy nằm trong Tượng, nghĩa là trong các hào quái đã được dựng nên để biểu tượng cho sự chuyển hóa của Âm Dương. Sự chuyển hóa của Âm Dương là cái lí của Thái Cực. Âm Dương chuyển hóa tạo ra Ngũ Hành Khí, biểu hiện bởi các con số năm trong Hà Đồ và Lạc Thu. Thái Cực là Lí tự nhiên, Hào Quái là Tượng của Âm Dương, Hà Đồ và Lạc Thu là số của Ngũ Hành. Có lí thì có Tướng, có Tướng thì có Số. Vũ trụ vạn vật chỉ có một cái lí chung và duy nhất nhưng mang nhiều Tướng Số, do đó mà mọi vật có từng nhóm số. Mọi vật đều có một Thái Cực (Các hữu Thái Cực), nghĩa là mọi vật, cũng như con người, đều là một Tiểu Vũ Trụ, Vũ Trụ có tính chất nào, tính cách nào thì mọi vật cũng có như vậy. Vua Phục Hi và các người đời sau đều đã dùng Tướng Số ấy mà tìm hiểu Vũ Trụ trong mọi quan hệ với nhân sinh. Vũ trụ và nhân sinh có mới liên hệ nhat quan, chỉ khác nhau ở chỗ cao thấp, thanh trọc, lớn nhỏ mà thôi. Đo là Thiên Địa vạn vật đồng nhất thể, đó là Thiên Nhân tướng dữ và tướng hợp. Lệ Trời sao thì lệ người vậy, việc trời sao thì việc người vậy. Vạn vật đều biến động đổi dời tuần theo các qui luật như luật Biến Hóa, luật Tương Sinh Tương Khắc (Tướng Phần tướng Thanh), luật Tiểu Trường, luật Tương Ứng Tương Cầu, luât Tích Tiệm, luật Phần Phúc, luật Biến Dịch. Luật Biến Hóa nghĩa là biến động mãi mãi, chữ lưu khắp chốn, lên xuống không chung, luân phiên thay đổi nhau: cung mềm, nóng lạnh, sinh tử… cho nên không thể lấy cái gì làm chủ yếu điển hình được. Chết (tử) chi là Biến và Hóa, chết mà không mất (Tử nhi bất Vong). Bien la do Cung: Cung tac Bien, Bien tac Thong, Thong tac Cuu, nghĩa là có Cung thì mới có Biến, có Biến mới có Thông, có Thông mới có lâu bền. Một dong, một mo gọi là Bien. Qua rồi lại, lại rồi qua, và qua lại không cùng gọi là Thông. Luật Tương Ứng Tương Cầu (Giao Cảm) nghĩa là hai Khí Âm Dương có giao cảm với nhau thì vạn vật mọi hỏa sinh, vạn vật sinh rồi lại tiếp tục sinh mai đưa đến cuộc biển đời trở thành vô tận. Âm Dương có hòa xuống là cái trạng thái bình, Âm Dương xung khắc là cái trang bĩ lọan. Vạn vật trong Vũ Trụ bao giờ cũng tìm ban Đồng Thành để tương ứng, Dòng Khí để tương cầu. Âm Dương tìm lẫn nhau, hoặc Âm cung tìm Âm, Dương cung tìm Dương nhưng phải là Dong Vong hay Dong Do, nghĩa là Nội Ngọai tương ứng và tùy thuộc vào Thời. Do đó trong một quẻ thì chỉ có hào Duong và hào Âm mới tương ứng, còn nếu toàn Âm hay tòan Dương thì có tượng sinh cũng không sinh được, có tượng khác cũng không khắc được. Bởi vậy Âm Thủy mới sinh Dương Mộc, Dương Mộc mói sinh Âm Hỏa. Về tương khắc cũng theo lẽ ấy (thì mới có sự họa sinh- TMT). (Chú ý để có sự họa sinh thì cần phải khắc âm dương và ngũ hành phải tương sinh hoặc tương khắc. Tương khắc không đưa đến họa sinh mà đưa đến hủy diệt thì đòi hỏi phải cung Âm Dương và ngủ hành tương khắc, ví dụ Dương Kim thì khắc Dương Mộc (ví như kim khí cứng rắn mà gặp cây cứng rắn thì mọi khắc mạnh, mới đưa đến sự hủy diệt), còn Dương Kim tuy co khắc Âm Mộc nhưng không mạnh được, trái lại lại đưa đến sự họa sinh) Luật Tích Tiêm: Tích có nghĩa là chất chua, tích lũy từ lâu dài. Biến và Hóa đều có nghĩa là đổi rồi, nhưng Biến thì đổi từ từ, khó nhận thấy, còn gọi là Tiêm Biến, Họa xảy ra ngay khi cuộc chuyển biến đã hoàn tất, gọi là Đột Biến Luật Phần Phúc: trở lại nơi khởi điễm, trở về cái gốc củ. Sự tiến triễn của vạn vật không đi luôn mà sẽ trở lại. Vật cung tác Phần, nghĩa là khi cùng cục thì trái nghịch trở về cái gốc, cái trước. Nếu không đi thì sẽ không trở lại, đã có đi thì sẽ có lại (Vo^ Va~ng bat Phuc). Lu ật Bất Dịch (Bất Di Bất Dịch): sự biến hóa ở vạn vật diễn biến trong vòng trật tự, theo một qui luật nhất định, không thay đổi, thuờng hằng. Tất cả mọi vật đều rất động, nhưng nhớ qui luật này chỉ phối mà sự động ấy không bị rối lọan, không đổi khác. Tất cả sự vật đều cũng về một nguồn (gọi là Thái Cực), nhưng mọi vật theo con đường riêng của mình, chung về nhà mà đi khắc dương (Dong Qui nhi Thu` Do^`). Luật thuờng hằng do chi phối tất cả mọi cuộc biến hóa trong trời đất, điều hòa mọi trạng thái động tĩnh, không cho sự gì đi đến thái quá hay bất cập, thiếu thì nợ bù vào, thua thì nợ bớt đi, đưa đến quân bình TƯỢNG CỦA ÂM DƯƠNG Dịch lý quan niệm Âm Dương là khí và Ngũ Hành là thể chất Âm Dương tượng trưng cho hai khí thiên nhiên trong vũ trụ. Nguyên lý của vũ trụ thì vô hình, không thể mô tả cụ thể được, mà dù cho có mô tả được đi chăng nữa thì cũng không bao giờ mô tả hêt được. Muốn mô tả nguyên lý của vũ trụ đó ta phải mượn hữu hình để mô tả cho chân lý vô hình đó, gọi là mượn Tướng để mô tả Hình Khí Dương tượng trưng bời nóng, cứng, dai, nhanh, khỏe, Nam, ban ngày, trời, số lẻ, phát triển, trẻ, Mặt Trời, mùa Xuân, Hạ, hướng Đông, hướng Nam, phía trên, phía ngòai, lửa, sáng, năng động, tích cực, cương quyết Khí Âm tượng trưng bởi lạnh, mềm, ngắn, chậm, yếu, Nữ, ban đêm, đất, số chẳn, suy thoái, già, Mặt Trăng, ban đêm, Thụ, Động, hướng Tây, hướng Bắc, phía dưới, phía trong, nước, trầm tỉnh, ức chế, mờ tối, ở trong, hướng xuống, lùi lại, nhu nhược, tiêu cực. Trong con người, Dương là mé ngòai, sau lưng, phần trên, lục phủ, khí...Âm là mé trong, trước ngực và bụng, phần dươi, ngủ tạng, huyết... Âm Dương không phải là thứ vật chất cụ thể nào mà là thuộc tính nằm trong tất cả mọi sự vật. Nó giải thích sự biến hóa và phát triển của sự vật. Người ta dùng Thái Cực Đồ để tượng trưng cho hai khí Âm Dương năm trong Thái Cực. Người Trung Quốc khi vẻ hình thì Hướng Bắc bên dưới, Nam bên Trên, Đông bên Phải và Tây bên Trái của hình bởi vì Trung Quốc ở Bắc Bán Cầu nên người ta ngồi ơ Phía Bắc mà nhìn lên phía Nam, và theo đó mà đặt phương vị. Như vây trước mặt là Phương Nam, tay trái Phương Đông, bên phải Phương Tây. Trên Thái Cực Đồ thì phần màu trắng là Khí Dương nằm ở Phương Đông nơi Mặt Trời mọc, phần màu đen thì là Khí Âm nằm ở Phương Tây. Trong phần Dương có một chấm đen tượng trưng cho Âm Căn (mầm Âm), trong phần Âm có một chấm trắng tượng trưng cho Dương Căn (mầm Dương). Điều này thể hiện Dương Trung hữu Âm căn, Âm Trung hữu Dương căn, khí Dương cực thí mầm Âm sẻ sinh ra và khì Âm cực thì mầm Dương sẻ sinh ra (Dương cực thì Âm sinh, Âm cực thỉ Dương sinh hay nói khác đi cực Dương sinh Âm và cực Âm sinh Dương, vật Cưc tắc Biến) và nhấn mạnh ý nghĩa không bao giờ có trường hợp Cô Âm hay Cô Dương bởi vì trong Dương có Âm và trong Âm có Dương. Khí Dương nhiều hơn Âm thì gọi là Dương, khí Âm nhiều hơn Dương thì gọi là Âm. Âm Dương vận động chuyển hóa theo qui luật Dương Trưởng thì Âm Tiêu, Âm Trương thỉ Dương Tiêu, Dương Tiêu thì Âm Trưởng, Âm Tiêu thì Dương Trưởng. Dương di ua Âm va Dương đều theo chiều thuận, từ trái qua phải, từ Động sang Tây. Dương sinh ra ở phía Bắc, nóng và nhẹ nên đi lên về Phương Đông. Dương lớn lên ở Phương Đông, cực thịnh ở phía Nam (huớng Nam, giờ Ngọ thì nóng nhất nên Dương cực. Dương cực thì Âm sinh nên Âm sinh ở Ngọ, phía Nam) và tiêu mất ở phía Tây. Âm sinh ở Phương Nam, lạnh và nặng nên đi xuống Phương Tây. Âm lớn lên ở Phương Tây, cực thịnh ở Phương Bắc, giờ Tí thì lạnh nhất nên Âm cực, Âm cực thì Dương sinh nên Dương sinh tại Tí và tiêu mất ở Phương Đông. Khí Dương tiêu mất ở phía Tây thì Âm lớn lên, khí Âm tiêu mất ở phía Đông thì Dương lớn lên. Với bản chất như vậy, Âm Dương chuyển hóa theo qui luật Dương Thăng Âm Giáng và theo qui luật có thứ tự là Doanh (tràn đầy) Hư (hao hụt) Tiêu (mòn dần) Trưởng hay Túc (no ra, sinh ra). Khí Dương Doanh thì Âm Tiêu, Dương Trưởng thì Âm Hư và ngược lại để đáp đối cho nhau sinh hóa luân chuyển không ngừng. Dương có Tiêu thì nhờ cái mầm Dương ở trong Âm mà lại Trưởng, Âm có bị Tiêu thì nhờ cái mầm Âm trong Dương mà Âm lại Trưởng. Có người còn sử dụng qui luật theo thứ tự là Thành (sinh ra) Thịnh (cực độ) Suy Hủy (mất đi) để diển tả sự chuyển hóa của Âm Dương. Khí Dương Thành thì Âm Suy, Dương Thịnh thì Âm Hủy, Dương Suy thì Âm Thành, Dương Hủy thì Âm Thịnh. Tương tự như vậy đối với khí Âm: khí Âm Thịnh thì Dương Suy, khí Dương Thịnh thì Âm Hủy… TIÊN THIÊN BÁT QUÁI Tiên Thiên Bát Quái là 8 quẻ thuộc về Trời, chỉ về Thiên Lí hay Lẻ Trời. Vì lúc đó chưa có chử viết, vua Phục Hi sử dụng các vạch để điển tả. Sử dụng vạch liên tục, vạch liên, tục vạch Lẻ, gọi là Cơ để tượng trưng cho phần Dương Sự dụng vạch đứt đọan, tức vạch Chấn gọi là Ngẩu để tượng trưng cho phần Âm Lưỡng Nghi (Âm Dương) được tượng trưng bằng hai vạch Dương và Âm gọi là Dương Nghi và Âm Nghi TỨ TƯỢNG Đặt một vạch Dương lên trên Dương Nghi thì thành Tòan Dương nên gọi là Thái Dương (Thái có nghĩa là dà lớn). Đặt một vạch Âm lên trên Dương Nghi thì ta có một Dương làm chủ ở dưới nên gọi là Thiếu Dương (Thiếu có nghĩa là còn nhỏ). Đặt một vạch Âm lên trên Âm Nghi thành Toàn Âm gọi là Thái Âm. Đặt một vạch Dương lên trên Âm Nghi thì ta có một Âm làm chủ ở bên dưới gọi là Thiếu Âm Như vậy ta có Tứ Tượng theo đúng thứ tự là Thiếu Dương, Thái Dương, Thiếu Âm, Thái Âm. Thiếu Dương đi trước Thái Âm và Thiếu Âm đi trước Thái Dương thể hiện Âm trung hữu Dương Căn, Dương trung hữu Âm Căn, nghĩa là trong Âm có mầm Dương, trong Dương có mầm Âm. Dương sinh ở Dưới thành ra Thiếu Dương có một vạch Dương mới sinh ở Dưới làm chủ. Dương Trưởng ở Trên thành ra Thái Dương với hai gạch Dương là Dương đả toàn thịnh. Âm sinh ở Trên cho nên Thiếu Âm có một Âm mới sinh ở Dưới làm chủ. Âm trưởng ở Dưới cho nên Thái Âm với hai gạch Âm là Âm đã tòan thịnh. TIÊN THIÊN BÁT QUÁI Bát Quái là tám Quẻ, mổi quẻ gồm có ba vạch (mỗi vạch còn gọi là Hào), còn được gọi là Qủe Độn hay Độn Quái, dùng để diển tả 8 hiện tượng chính của họat động Âm Dương trong Vũ Trụ. Việc xếp đặt các vạch để tạo thành Bát Quái được thực hiện theo một thứ tự hoàn tòan theo tự nhiên: Dương trước, Âm sau, tay Măt trước, tay Trái sau. Thứ tự và tên gọi của Bát Quái như sau: Quẻ Càn: đặt một vạch Dương lên trên Thái Dương thành tòan Dương gọi là qủe Càn (trơi, thiên. Càn vi Thiên). Quẻ này thì Dương đả Thịnh, và Âm đã hủy. Quẻ Đoài: đặt một vạch Âm lên trên Thái Dương ta có qủe Đoài (đầm ao. Đoài vi Trạch). Quẻ này thì Dương đả lớn và Âm sắp tàn Quẻ Ly: đặt một vạch Dương lên trên Thiếu Dương ta có quẻ Ly (lửa, hơi nóng. Ly vi Hỏa). Quẻ này thì Dương đã lớn và Âm sắp tan Quẻ Chấn: đặt một vạch Âm lên trên Thiếu Dương ta có quẻ Chấn (sấm sét, Chấn vi Lôi). Quẻ này thì Dương mới sinh và Âm bắt đầu suy Quẻ Khôn: đặt một vạch Âm lên trên Thái Âm thành tòan Âm gọi là quẻ Khôn (Đất, Địa. Khôn vi Địa). Quẻ này thì Âm đã thịnh và Dương đa hủy Quẻ Cấn: đặt một vạch Dương lên trên Thái Âm ta có quẻ Cấn (núi non. Can vi Sơn). Qủe này thì Âm đã lớn và Dương sắp tàn. Quẻ Khảm: đặt một vạch Âm lên trên Thiếu Âm ta có quẻ Khảm (nước, chất lỏng. Khảm vi Thủy). Quẻ này thì Âm đã lớn và Dương sắp tan. Quẻ Tốn: đặt một vạch Dương lên trên Thiếu Âm ta có quẻ Tốn (gió. Tốn vi Phong). Quẻ này thì Âm mới sinh và Dương bắt đầu suy Trong Bát Quái, có bốn quẻ bất dịch, nghĩa là không doi du đảo lộn, lật lên lật xuống là Càn Khôn Ly Khảm. Bốn qủe này là bốn qủe chính (vì Trời, Đất, Lửa, Nước là bốn yếu tố chính) được đạt vào bốn Phương chính, ở giữa hai trục chính Nam Bắc và Đông Tây: Phía Đông (tay Trái) là hướng Mặt Trời mọc nên thuộc Dương, gồm có Đông Bắc và Đông Nam. Phía Tây (tay Phải) là hướng mặt trởi lặn nên thuộc Âm, gồm có Tây Bắc và Tây Nam. Càn ở Phương Nam vì Càn là tòan Dương nên nóng, Phương Nam là lúc giữa trưa nên nóng nhất Khôn ở Phương Bắc vì Khôn là Đất, toàn Âm nên lạnh, phía Bắc lúc gần nửa đêm thì rất lạnh Ly ở Phương Đông vì Ly là Lửa, thuộc Dương nên âm ấp, Phương Đông là nơi mặt trời mới mọc có hơi ấm Khảm ở Phương Tây vì Khãm là nước thuộc Âm nên mát, ở Phương Tây nơi mặt trởi lặn thì mát. Các nguồn nước cũng từ phương Đông mà ra Bốn qủe còn lại là bốn qủe phụ, là những hiện tượng chính ở trên Trời và dưới Đất, được đặt ở bốn góc Chấn ở Phương Đông Bắc Cấn ở Phương Tây Bắc Đòai ở Phương Đông Nam Tốn ở Phương Tây Nam Tiên Thiên Bát Quái chỉ vẻ lẻ Trời nên lấy Âm Dương làm trọng, do đó Càn Khôn (Trời Đất) ở trục chính Nam Bắc và Ly Khảm (Lửa, Nước) là hai nhân tố chính ở trục Đông Tây. Trục chính Nam Bắc này tạo lực cho trục ngang Đong Tây xoay vần, gây sức sống cho Vũ Trụ mà yếu tố chính của sức sống không gì ngoài Lửa và Nước nên Ly Khãm đất ở Đông Tây. Trong Tiên Thiên thì các quẻ đối xứng với nhau: Càn với Khôn (Cha đoi xung vơi Mẹ), Chấn với Tốn (Trưởng Nam với Trưởng Nữ), Ly với Khảm (trai thứ vơi gái thứ), Cấn vơi Đòai (trai út với gái út) SƯ VẬN ĐỘNG CỦA ÂM DƯƠNG TRONG TIÊN THIÊN BÁT QUÁI Phần Dương gồm có Càn 1, Đoài 2, Li 3, Chấn 4, từ Cha xuống Con là Dương thuận. Phần Âm là Tốn 5, Khảm 6, Cấn 7, Khôn 8, từ Con lên Mẹ là Âm nghịch Nói chung Âm Dương thì Dương từ Bắc đi lên, Dương thăng. Âm từ trên Nam đi xuống, Âm giáng. Trong Tiên Thiên thì Cha sinh gái (Càn sinh Âm quái) và Mẹ sinh trái (Khôn sinh Dương quái) đó là chỉ về cái lý tự nhiên Dương sinh Âm, Âm sinh Dương. Chấn với một hào Dương làm chủ là Nhất Dương Sinh ỏ Phương Bắc đi lên và lớn dần ở Ly. Đoài đã có hai vạch Dương và tới Càn ở phương Nam bên trên đã có đủ ba vạch Dương (toàn Dương). Như vậy Dương đi trong phần Dương mà đi thuần từ trái qua phải, từ dưới Bắc đi lên trên (Dương Thăng). Dương từ Cấn Khảm (1 vạch) qua Tốn (hai vạch) về Càn (3 vạch) nên Dương đi trong phần Âm mà đi nghịch từ phải qua trái. Đi nghịch ở đây là đi rút về. Tốn với một vạch Âm ở dưới làm chủ là Nhất Âm Sinh đi xuống Khảm. Cấn đã có hai vạch Âm và tới Khôn ở dưới Bắc đã có đủ 3 vạch Âm (toan Âm ). Như vậy Âm đi trong phần Âm ma đi thuận từ trái qua phải, từ Nam đi xuống (Âm Giáng). Âm đi từ Đoài Ly (1 vạch) qua Chấn (hai vạch) về Khôn (3 vạch). Âm đi trong phần Dương mà đi nghịch từ phải qua trái bên cạnh Thái Dương đã có 1 Âm xuất hiện ở Tốn, do Âm Càn ở Đoài. Canh Thái Âm đã có 1 Dương xuất hiện ở Chấn, do Dương Càn ở Ca^’n. Sự phối trí các quẻ cho ta thấy Sinh rồi Trưởng, Trưởng quá thì Tiêu, cái này tan thì cái khác lại sinh ra vì đã có mầm sẳn. Vòng Tiêu Trưởng xoay vần không đứt, tạo ra động lực làm cho vạn vật biến hóa không cùng. SÁU MƯƠI BỐN QUẺ KÉP (TRÙNG QUÁI) của TIÊN THIÊN BÁT QUÁI Trùng quái là quẻ kép gồm sáu vạch (còn gọi là 6 Hào), do hai Quẻ Đơn xếp chồng lên nhau. đơn quái ở trên gọi là Ngọai quái hay Thượng quái. đơn quái ở dưới gọi là nội quái hay Hạ quái. Khi viết thì viết quái dưới trươc, quái trên sau. Tên gọi được căn cứ vào tên hai đơn quái, dọc theo thứ tự từ trên xuống dưới. Trung quái là tượng chỉ về sự chuyển hóa của Âm Dương nên gọi là quái Tượng, và mỗi Hào còn được gọi là Hào Tượng. Trung quái do Quẻ Càn sinh ra: đặt 8 đơn quái lên trên Quẻ Càn Trung quái do Quẻ Đoài sinh ra: lần lượt đặt 8 đơn quái lên trên Quẻ Đoài Trung quái do Quẻ Li sinh ra: lần lượt đặt 8 đơn quái lên trên Quẻ Li Trung quái do Quẻ Chấn sinh ra: lần lượt đặt 8 đơn quái lên trên Quẻ Chấn Trung quái do Quẻ Tốn sinh ra: lần lượt đặt 8 đơn quái lên trên Quẻ Tốn Trung quái do Quẻ Khảm sinh ra: lần lượt đặt 8 đơn quái lên trên Quẻ Khảm Trung quái do Quẻ Cấn sinh ra: lần lượt đặt 8 đơn quái lên trên Quẻ Cấn Trung quái do Quẻ Khôn sinh ra: lần lượt đặt 8 đơn quái lên trên Quẻ Khôn Trong sáu mươi bốn quẻ thì có tam trung quái bát dịch, còn lại 58 quẻ, gồm 28 cặp, là điễn dao dịch, nghĩa là khi lật ngược thì quẻ này thành Quẻ kia Trong 64 Trung quái thì có 12 Trung quái chính biểu thị cho qui luật Doanh Hư Tiêu Trưởng, Thành Thịnh Suy Huy, Dương Thăng Âm Giáng, Tiêu Trưởng, thuận nghịch, Tiến Thóai trong sự chuyển hóa của Âm Dương. Mười Hai Quẻ này được đặt trong Thiên Bản, hòa hợp với 12 năm. 12 tháng, 12 giờ, 12 Địa Chi, và bốn phương Tám Huớng, tứ Thời (Xuân Hạ Thu Đông), Bát Tiết: Quẻ Phục (Đia Lôi Phục) ở Tí, một vạch Dương ở dưới (Nhất Dương Sinh). Phục có nghĩa là trở lại, là Dương đã trở lại. đất ở phương Bắc rất lạnh, giờ Tí, tháng 11, tiết Đông Chí giữa Mùa Đông. Quẻ Lam (Địa Trạch Lam) ở Sửu, hai vạch Dương ở dưới. làm có nghĩa là đã tới, ra mặt, Dương đã đủ góp mặt rồi, đó là Dương Tiến Âm Thoái, Dương Thạnh Âm Suy. Quẻ Thái (Đia Thiên Thái) ở Dần, ba vạch Dương ở dưới và ba vạch Âm ở trên, Dương thì nhẹ lại ở dưới nên bọc lên trên, Âm thì nặng ở trên hạ xuống dưới nên Âm Dương tiếp xúc, Âm Dương quân bình. đất ở giờ Dần lúc mặt trời đang lên, tháng 1, đầu mùa Xuân Quẻ Đại Tráng (Lôi Thiên Đại Tráng) ở Mão, bốn vạch Dương ở dưới. Đại Trang là lớn mạnh, Dương lớn mạnh hơn Âm . đặt ở phương Đông, tháng 2, ứng với tiết Xuân phần, giữa mùa Xuân. Quẻ Quái (Trach Thiên quái) ở Thìn, năm vạch Dương ở dưới. quái là quả quyết, dứt bỏ, Dương đã quyết dứt bỏ một Âm nằm một mình ở trên. Quẻ Càn (Càn Vi Thiện) ở Tỵ, sáu vạch Dương, Toàn Dương, phương Nam, tháng 4, dầu Mùa Hạ Quẻ Cấu (Thiên Phong Cấu) ở Ngọ, một vạch Âm ở dưới (Nhất Âm Sinh). Câu có nghĩa là gặp gỡ. Âm đã tới gặp Dương. đặt ở phương Nam, ứng với tiết Hạ Chí Quẻ Độn (Thiên Sơn Độn) ở Mùi, hai vạch Âm ở dưới. đơn là lấn trọn, Dương đã lấn trọn bớt rồi Quẻ Bỉ (Thiện Địa Bỉ) ở Thân, 3 vạch Âm ở dưới và 3 vạch Dương ở trên, tuy Âm Dương quân bình nhưng Dương ở trên cứ bốc lên, Âm ở dưới lại hạ xuống nên Âm Dương không gặp nhau nên bế tắc. Bỉ là bế tắc. Quẻ Quán (Địa Phong Quán) ở Dậu, bốn vạch Âm ở dưới. Quan là xem xét, Dương phải xem xét hoàn cảnh không hay của mình mà lo liệu. đặt ở phương Tây, ứng với tiết Thu phân Quẻ Bác (Sơn Địa Bác) ở Tuất, năm vạch Âm ở dưới, một vạch Dương cheo leo ở trên. Bắc là rơi rụng, Dương nằm ở thế cheo leo sắp sửa rơi rụng hết rồi Quẻ Khôn (Khôn Vi Địa) ở Hợi, sáu vạch Âm , toàn Âm , Âm khí cục đồ. đặt vào tháng 10, đầu mùa Đông, tiết trời trở sang lạnh giá Trên Thiên Ban, các Quẻ đối nhau qua trục Âm Dương thì tính chất cũng đối nhau như Càn và Khôn, Phục và Câu, Thái và Bỉ. Tốt nhất là Quẻ Thái vì Âm Dương quân bình và vào lúc sớm mai. Xấu nhất là Quẻ Bạc vì Dương bị rơi rụng và vào lúc đêm tối. từ Quẻ Phục đến Quẻ Càn thì Dương Trưởng Âm Tiêu. từ Quẻ Câu đến Quẻ Khôn thì Âm Trưởng Dương Tiêu. Âm Dương Tiêu Trưởng, Tiến Thoái nhưng luôn luôn trở về thế quân bính tại Quẻ Thái và Bỉ. Hai quẻ này nằm trên trục Đan Thần là trục đẹp nhất, là Dương đi của Mộc Tinh, tức Thái Tuế.Nhu vậy trong Tiên Thiên Bát Quái thì hào quái là tượng của Âm Dương HÀ ĐỒ Hà Đồ là một bảng về 10 số đếm từ một đến 10, được biểu diển bằng các chấm đen và trắng, xắp sếp thành hai vòng trong (nội) và ngoài (ngoại) theo đúng bốn phương chính là Nam (ở trên), Bắc (ở dưới), Đông (bên trái), Tây (bên phải). các con số trên Hà Đồ chỉ về phương vị của ngũ hành Khí do Âm Dương ở Bát Quái chuyển ra, đây là số chỉ về cái Khí ngũ hành. như vậy Thái Cực thuộc về Lí (Lẽ), Âm Dương thuộc về tượng (Hình) và ngũ hành thuộc về Số. Mười Số đếm trên được chia thành hai loại: Số Dương (Số Cơ) là Số lẻ, còn gọi là Số Trời (Thiện), được ghi bằng các vòng tròn trắng, bao gồm 1, 3, 5, 7, 9. Tổng Số Dương là 25 Số Âm (Số Ngầu) là Số lẻ, còn gọi là Số Đất (Địa), được ghi bằng các vòng tròn màu đen, bao gồm 2, 4, 6, 8, 10. Tổng Số Âm là 30. vì âm lớn hơn Dương (30/25) nên ta nói Âm Dương chủ không nói Dương Âm Mười Số trên lại được chia thành hai thành phần là Số Sinh (1, 2, 3, 4, 5) và Số Thành (6, 7, 8, 9, 10). Số 5 là Số cuối của Số Sinh, là Cực của Vô (Am Dương), Số 10 là Số cuối của Số Thành là Cực của Hưu (Ngũ hành) được đặt ở giữa. Số Sinh được định vị trí trên không gian bằng cách xấp xếp cho: Số 1 ở hướng Bắc Số 2 ở hướng Nam Số 3 hướng Đông Số 4 hướng Tây Số 5 ở Trung Ương hình thành vòng trong của Hà Đồ Với sự sắp xếp này ta nhận thấy trục Bắc Nam tương ứng với chuổi sao Bắc Đẩu nên Số 1 ở hướng Bắc thì Số 2 phải ở hướng Nam. trục Đông Tây là hướng đi của Mặt Trời từ đồng sang Tây nên Số 3 phải ở hướng Đông, và Số 4 ở hướng Tây. như vậy thì sự sắp xếp các Số Sinh theo phương hướng hình thành một hệ trục tọa độ trong không gian mà góc tọa độ ở chinh giữa với trục hoành là trục Đông Tây đi từ phải qua trái và trục tung là Bắc Nam hướng từ trên xuống dưới Số Thành được sắp xếp ở vòng ngoai bằng cách cộng Số Trung Ương (Số 5) với các Số Sinh, và cộng với chính nó thành Số 10 để ở chính giữa. Với sự xắp xếp trên thì Số 1 (Âm) ở trên, Số 2 (Dương) ở dưới nên Hà Đồ được xoay 180 độ để cho Số 2 ở trên, Số 1 ở dưới, Số 3 bên trái, Số 4 bên mặt cho phù hợp với qui luật vận động của tạo hóa là cái trong nhẹ (Dương) bay lên thành Trời, cái đục nặng (Âm) lắng xuống thành Đất (qui luật Dương Thăng, Âm Giáng). Số 5, Số cuối của Số Sinh và Số 10, Số cuối của Số Thành là Số của Trời Đất, là "Thể" thì đặt ở chính giữa, các Số còn lại là "Dụng" thì họat động ở ngòai. Số của Trời Đất (5 và 10) khi cộng lại thì bằng 15, bằng tổng Số của các Số Sinh nên Trời Đất sinh ra vạn vật. ở vòng ngoài, tổng số của các Số Dương bằng tổng số của các Số Âm và bằng 20, nghĩa là Âm Dương quân bình Năm hành chính cũng được định vị cùng với năm cấp Số Sinh và Thành trên Hà Đồ như sau: Số 1 (Trời) sinh hành Thủy, Số 6 (Đất) làm thành hành Thủy Số 2 (Đất) sinh hành Hỏa, Số 7 (Trời) làm thành hành Hỏa Số 3 (Trời) sinh hành Mộc, Số 8 (Đất) làm thành hành Mộc Số 4 (Đất) sinh hành Kim, Số 9 (Trời) làm thành hành Kim Số 5 (Trời) sinh hành Thổ, Số 10 (Đất) làm thành hành Thổ Như vậy mới hành đều được sinh ra và hình thành bởi sự kết hơp giữa Thiên và Địa và trong Hà Đồ ta có: Thủy (Số 1, 6) ở phương Bắc (bởi vì phương Bắc thì nhiều mưa và lạnh thuộc Thủy) Hỏa (Số 2, 7) ở phương Nam (bởi vì phương Nam là nơi nhiều nắng, nắng thuộc Hỏa. có nước rồi phải có hơi nóng thì cuộc sống mới hình thành) Mộc (Số 3, 8) ở phương đông (bởi vì phương đông là nơi Mặt Trời mọc và ấm áp, cây cối xanh tươi, thuộc Mộc) Kim (Số 4, 9) ở phương Tây (bởi vì phương Tây là nơi Mặt Trời lặn và mát mẻ, Kim Khí thì mát mẻ, thuộc Kim) Thổ (Số 5, 10) ở Trung ương (bởi vì ở giữa là Đất, đất nuôi dưỡng và thâu tàng các hành khác, động vật chết thì về Đất) Ở phương Bắc và Đông thì Dương ở trong (Nội), Âm ở ngoài (Ngoại). ở phương Nam và Tây thì Dương ở ngoài, Âm ở trong. ở Trung ương thì Dương ở trong (Số 5) Âm ở ngoài (Số 10). sự chuyển hóa của Âm Dương trong Hà Đồ cũng giống như sự chuyển hóa của Âm Dương trong Bát Quái. Dương (Số 1) sinh ở phía dưới, nằm ở trong, phía Bắc, rồi đi thuận qua trái phía đông (Số 3) rồi ra ngoài (Số 7, 9) và tan dần ở Tây Bắc. các hào Dương của Bát Quái cũng bắt đầu xuất hiện ở phía Bắc, nằm trong, tức ở dưới (Quẻ Chấn), đi thuận lên về phía trái, và lớn mạnh lên ở phía Nam (Quẻ Càn) rồi nằm ở ngoài tức hào trên (Quẻ Tốn) rồi tan dần ở Tây Bắc. Âm (Số 2) sinh ở bên trên, nằm ở trong, phía Nam rồi đi nghịch xuống qua phải, phía Tây (Số 4) rồi choáng ra ngoài (Số 6, 8) và tan dần ở phía Đông Nam. các hào Âm của Bát Quái cũng bắt đầu ở phía Nam (Quẻ Tốn) nằm trong, tức ở dưới, đi ngược xuống phía phải và lớn mạnh lên ở dưới phía Bắc (Quẻ Khôn) rồi nằm ở ngoài, tức hào trên (Quẻ Chấn) và tan dần ở Đông Nam. Cả hai khi mới sinh và còn non yếu thì đi ở phía trong (1, 2, 3, 4, 5), lúc lớn mạnh thì đi ra ngoài để hoạt động (6, 7, 8, 9, 10) nên gọi là nơi hướng Tinh, Ngọai hướng Đông, phù hợp với qui luật Doanh Hư Tiêu Tức. Ở phương đông thì Dương ở Trong, Âm ở Ngoài, Dương làm chủ nên khí hậu ấm áp (mùa Xuân). ở phương Tây thì Âm ở trong, Dương ở ngoài, Âm làm chủ nên khí hậu mát mẻ (mùa Thu) Ở phương đông thì Dương chủ (trong) Âm Khách (ngoại), Dương Trầm (dưới) Âm Phù (trên) nên thông thuận, tượng trưng cho Quẻ Thái ở hướng Đông Bắc. ở phương Tây thì Âm chủ (trong) và Dương Khách (ngoại), Âm Trầm (dưới) Dương phù (trên) nên bế tắc, tượng trưng cho Quẻ Bỉ hướng Tây Nam Số 1, 2, 3, 4 theo thứ tự thì tương ứng với từ Tượng: Thiếu Dương (Dương mới sinh), Thiếu Âm (Âm mới sinh), Thái Dương (Dương lớn), Thái Âm (Âm lớn). Số 5 thì tương ứng với Âm Trung Hữu Dương Cân (vì 1 + 4 = 5 hay Thiếu Dương + Thái Âm ) hoặc Dương Trung Hữu Âm Cân (vì 2 + 3 = 5 hay Thiếu Âm + Thái Dương). Do do Số 5 được coi là Số Thái Cực, của Trời Đất, chi về phần Dương, bao gồm hết từ Tượng, hết các Số sinh 1, 2, 3, 4. Số 5 là Số rất quan trọng vì Số này kết hợp với các Số Sinh khác (1, 2, 3, 4) mà bao trùm chuyển tiếp các Số Thành (6, 7, 8, 9) ở vòng ngoài (ví dụ 6 do 1 + 5, 7 do 2 + 5), không có số 5 ở giữa thì không có cái gì trong Vũ Trụ này cả. Số Thành 6, 7, 8, 9, 10 không những là số do số 5 chuyển tiếp mà ra mà cũng lại là do các số sinh giao hợp mà thành (ví dụ Số 6 do 1 + 5, 2 + 4, 3 + 3, 1 + 2 + 3). Số 6, 7, 8, 9 cũng có từ Tượng, theo thứ tự tương ứng với Lão Âm (Âm già), Suy Dương, Suy Âm , Lão Dương (Dương Già). Số 10 là số Thái Cực, của Trời Đất, chỉ về phần Âm , đất ở giữa, bao lấy số Dương 5. Ta lấy số Thành Âm lớn nhất (Số 10) so với số Sinh Dương nhỏ nhất (Số 1) ta có số 9 (10 - 1). Số 9 là số Dương lớn nhất và có ngậm Âm (Số 10) nên gọi là Lão Dương. So sánh Số Sinh Dương kế tiếp (Số 3) ta có Số 7 (10 - 3). Số 7 là Số Dương đứng liền với Số 9 Lão Dương nên gọi là Suy Dương (Dương đi theo chiều thuận từ 7 đến 9. Lấy Số Thành Âm lớn nhất mà so sánh với Số Sinh Âm lớn nhất (Số 4) ta có Số 6 ( 10 - 4). Số 6 có là do Âm lớn nên ta gọi là Lão Âm . So sánh với Số Sinh Âm kế tiếp (Số 2) ta có Số 8 (10 - 2). Số 8 có Số Sinh Âm nhỏ nên gọi là Suy Âm (Âm đi theo chiều nghịch từ 6 đến 8) Số 1 là Thiếu Dương, Dương mới sinh, là Số khởi đầu của vì thế tạo lập các số khác, khởi đầu công cuộc tạo lập vũ trụ vạn vật (bởi vì Số 2 tạo ra do 1 + 1, Số 3 do 1 + 2, Số 4 do 1 + 3… từ Số 1 ta tạo ra Số 2 rồi lần lượt Số 3, Số 4 và tất cả các Số khác) Số 2 là Thiếu Âm , Âm mới sinh, là Số tạo ra các Số Âm khác (bởi vì Số 4 tạo ra do 2 + 2, Số 6 do 2 + 4…), và Âm cộng Dương mới thành Dương (bởi vì 3 do 2 + 1, Số 5 do 2 + 3, Số 7 do 2 + 5…) Số 3 là Thái Dương, Dương đã lớn, đã có mầm Âm , do Thiếu Dương 1 và Thiếu Âm 2 cộng lại. Dương cộng Dương mới thành Âm )bởi vì Số 4 do 3 + 1, Số 6 do 3 + 3, Số 8 do 3 + 5…) Số 1 được coi là Số Trời (Dương), Số 2 là Đất (Âm), và Số 3 (do 1 + 2) là Số Thái Cực phần Âm Dương: Ta Có, Hữu Ngầu (trái Lẽ, phải Chấn). Số 3 có thể lìa nhau được thì gọi là Tam, không lìa nhau được thì gọi là Tham. Số 2 có thể lìa nhau được thì gọi là Nhị, không lìa nhau được thì gọi là Lương. Trong các Số Sinh thì Dương có 3 Số (1, 3, 5) được gọi là Tham Thiện, Âm có 2 Số (2 và 4) được gọi là Lương đia. Số 3 là Can Số của Dương, Số 2 là Can Số của Âm nên gọi là Tham Thiên Lương Địa. Số 5 là Số của Trời, chia ra thì được 3 và 2 nên cũng gọi là Tham Thiên Lương Địa. Số 4 là Thái Âm , Âm lớn, do do hai Thiếu Âm cộng lai (2 + 2) hoặc do Thiếu Dương (1) và Thái Dương (3) cộng lại mà ra. Cục Dương thì biến thành Âm (bởi vì 4 do 3 + 1) còn cục Âm thì vẫn là Âm ( bởi vì 4 + 2 là 6, vẫn là Âm ), không biến nên ta nói Dương thì Đông mà Âm thì Tinh. Khi Âm Dương sinh hành Khí thì nước (Thủy) có trước nhất nên Thủy đươ.c mang Số 1 Có nước rồi thì cần hơi nóng (Hỏa) thì vạn vật mới sinh nên Hỏa mang Số 2 Có nước và hơi nóng thì thảo Mộc (Mộc) mới sinh ra nên Mộc mang Số 3 tiếp đến Kim khí hình thành nên Kim mang Số 4 vạn vật sinh Hỏa từ đất (Thổ) mà ra và cuối cũng trở về đất nên Thổ mang Số 5 Ngũ hành là khí do Âm Dương tác Hỏa nên cũng sinh Hỏa không ngừng. Năm hành trên tương tác với nhau như sau: Ngũ hành tương sinh: Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ Ngũ hành tương khắc: Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ Đông hành thì tị hỏa Sinh khắc là hai trạng thái bù đắp nhau làm cho ngũ hành sinh đồng và trường tồn. Khi thông thuận thì cần Sinh để thăng tiến, khi bế tắc thì đôi khi cần khắc để biến hóa đi đến chổ tốt hơn. Sinh để xây dựng nên, khắc để biến hóa đi, có Sinh thì có hóa, có khắc mới hóa, và có hóa mới lại sinh ra. có vậy thì vạn vật mới trường tồn bất diệt.Như vậy các quẻ trong Tiên Thiên Bát Quái là Tượng của Âm Dương chuyển hóa, các chấm trên Hà Đồ là những con Số của ngũ hành sinh khắc. Âm Dương họat động sinh ngũ hành, như vậy Bát Quái là Thể và Hà Đồ là Dụng. giữa Bát Quái và Hà Đồ có nhiều điểm tương đồng về Âm Dương như Khôn Âm và Thủy Âm đều ở phương Bắc, Càn Dương và Hỏa Dương đều ở phương Nam, Chấn Dương và Mộc Dương ở Đông, Khảm Âm và Kim Âm ở Tây. các quẻ đối đãi nhau ở Bát Quái và các số liền nhau của Hà Đồ đều cũng đối qua trục Bắc Nam và Đông Tây như Càn đối với Khôn thì 1 - 6 đối với 2 - 7. Li đối với Khảm thì 3 - 8 đối với 4 - 9… Nếu xét về có Ngâu thì các Số của Hà Đồ biểu thị cho phần Âm Dương sinh thành ra ngũ hành, nếu xét về phương vị và sự phối hợp giữa các con số thì đó là sự sinh khắc chế Hỏa của ngũ hành NGŨ HÀNH CỦA TIÊN THIÊN BÁT QUÁI Đúng lý ra thì các quẻ phải an theo phương vị tự nhiên, nằm ở phương nào thì có hành khí ở đó, nhưng các sách về Lý Số đều ghi rằng: Khảm thuộc Thủy Chấn Tốn thuộc Mộc Ly thuộc Hoa Khôn Cấn thuộc Thổ Càn và Đoài thuộc Kim LẠC THƯ (SỐ CỦA NGŨ HÀNH HẬU THIÊN) Lạc Thư chỉ về sự sinh hóa của các Số Ngũ Hành (thuộc về vạn vật, con ngươi). Trên Lạc Thư có 9 con số, không có sô 10 và chỉ về việc người (Nhân Sự), thuộc về Đất, nói về Hậu Thiên nên Lạc thư có hình Vương. Tổng số của các con số trên Lạc Thư (Hậu Thiên) là 45, trong khi trong Hà Đồ (Tiên Thiên) là 55. Tuy không có số 10, nhưng trong Lạc Thư số 5 ở giữa vẩn chu tòan công việc lám cho các số 1 và 6, 2 và 7, 3 và 8, 4 và 9 vận dụng cạnh nhau như trong Hà Đồ. Số 5 là số chuyển tiếp, được đất vào giữa để các số Dương 1, 3, 5, 7, 9 đủ cộng hay trừ với số 5 thì cũng thành số Âm thể hiện Dương sinh Âm, và các số Âm 2, 4, 6, 8, 10 đủ cộng hay trừ với số 5 thì cũng thành số Dương thế hiển Âm sinh Dương. Tổng số Dương ở ngoài (tức là không tính số Dương 5 ở giữa) bằng tổng số Âm và bằng 20, nghĩa là Âm Dương quân bình. Các con số trong Lạc Thư hình thành một Ma Phương Trận, trong đó khi cộng dọc, cộng ngang, hay cộng chéo ta luôn luôn được 15. Trong Hà Đồ thì ở giữa có số Sinh (5) và số Thành (10) của hành Thổ, đó là thuộc Tiên Thiên, tư nhiên, chưa hoạt động. Ở Lạc Thư ở giữa không có số Thành (số 10) của Thổ, và sơ đồ đi hoạt động ở bên ngoài, đó là thuộc Hậu Thiên, vạn vật hoạt động. Trên Địa Bàn thuộc Hậu Thiên thì Thổ ở bốn phương Thìn Tuất Sữu Mùi (Tứ Mộ, Tứ Khố) để phụ giúp các hành kia. Trong Lạc Thư thì Âm Dương đã phân tán ra đủ 4 Phương và 4 Hướng: các số Dương (số Lẻ) thì đóng ở bốn phương chính (Chính Phương), số Âm (số Chẳn) thì đóng ở bốn hướng phụ (bằng Phương), làm hộ các số Âm Dương đi xen kẻ với nhau để tác động cho nhau mà sinh hóa. Các số thứ tự đều từ dưới đi lên (1 lên 2,3 lên 4, 5 ở giữa, 6 lên 7,8 lên 9), có nghiã Thái Cực tính ở dưới này đã chuyện động và phần Âm Dương. Ăm trong Ngũ Hành chuyển động mạnh khắp 4 phương, 4 hướng để tạo vật. Trái lại, Hà Ðồ chỉ có bốn Phương chính và Trung Cung, mọi nơi đều cố một số Âm và một số Dương bao bọc lấy nhau. Các số thự tự thì đối xung nhau theo hai trục Bắc Nam và Ðông Tây: 1 qua 2, 3 qua 4, 5 ở giữa, 6 qua 7, 8 qua 9. Trong Hà Ðồ thì Âm Dương Ngũ Hành khi đó chưa sinh hóa, còn giữ cơ số và hợp nhất trong Thái Cực. Trong Lạc Thư thì tổng số tung hoành đều là 15, số 15 đã đi hoạt động ở ngoài, chỉ còn số 5 ở giữa và độ số 5 ấy mà có các số 6, 7, 8, 9 là số thành nên thuộc về Hậu Thiên. Số của Hà Ðồ ở giữa thì tổng số là 15 (10 + 5), bằng tổng số các số Sinh ( 1, 2, 3, 4) nên thuộc Tiên Thiên. Số của Lạc Thư cũng có số 10 (1 + 9, 2 + 8, 3 + 7), thêm số 5 ở giữa thành 15. Ở Hà Ðồ, số của Trời Ðất có 10 (bởi vì 1 + 2 + 3 + 4 = 10), thêm số Sinh kế tiếp (số 5) thì thành 15. Ở Lạc Thư thì lấy số 5 Cơ (số lẻ) thông lanh 4 số Ngẫu (số Chẳn), làm dọc ngang cho nhau, ở liền nhau (1 - 6, 2 - 7, 3 - 8, 4 - 9), gây đến cái Dụng của biển số. Số của Trời Ðất cũng lấy số Sinh 5 thông lanh 5 số Thành mở ra cái Thế của Thường Số. Vạch của Tiên Thiên Bát Quái thì Cơ Ngẫu đối nhau. Ở Lạc Thư thì Số Sinh và Số Thành cũng đối nhau. Tiên Thiên Bát Quái thì lấy thuần Âm, thuần Dương mà đặt ở dưới, còn Lạc Thư thì lấy số lớn nhất (số 9) và số nhỏ nhất (số 1), nghiã là số Sinh và Thành mà đặt ở dưới Trong Lạc Thư, nếu bỏ số 5 ở giữa thì số Sinh 1 sẻ ở giữa hai số Thành 6 và 8. Số Thành 9 sẻ ở giữa hai số Sinh 2 và 4. Hai số Sinh 3 và 4 cũng ở một phía, hai số Thành 6 và 7 thì ở cập bên nhau. Ở Tiên Thiên Bát Quái thì Can là qủe Dương đặt ở giữa hai quẻ Âm là Tốn và Ðoài. Khôn là quẻ Âm đặt ở giữa hai quẻ Dương là Cấn và Chấn. Li Ðoài là hai quẻ Âm cũng ở một chổ. Khảm cấn là hai quẻ Dương cũng ở một chổ. Như vậy là cũng làm biểu lí cho nhau. Trong Lạc Thư thì Số Sinh 1, 3, 4 được xếp thuận, Số Thành 6, 7, 9 được xếp nghịch, số 2 và 8 đối chọi nhau. Ở Hậu Thiên Bát Quái thì Khôn Mẹ cung Trung Nữ, Thiếu Nữ (Li Ðoài) được xếp thuận, còn Càn Cha và Trung Nam, Thiếu Nam (Khảm Cấn) được xếp nghịch. Phần Trưỡng Nam, Trưỡng Nữ (Chấn Tốn) thì đối chọi nhau. Như vậy cũng làm biểu lí cho nhau. Như vậy Tiên Thiên và Hậu Thiên cũng làm biểu lí, thể dụng cho nhau mà làm cho vũ trụ vạn vật sinh động không ngưngNguon:caydavietnam
  15. ÂM DƯƠNG VẬN HÀNH TRONG LẠC THƯ: Số Dương thì đi từ dưới lên trên, từ Trái quá Phái: 1 ở Bắc, lên 3 Ðông, vào giữa 5, qua 7 Tây, lên 9 Nam. Dương cục ở số 9 (nên hào Dương được gọi là Hào Cửu, và số 9 được gọi là Lão Dương) Số Âm thì đi từ trên xuống dưới, từ trái qua phải: 2 ở Tây Nam, qua 4 Ðông Nam, xuống 8 Ðông Bắc, qua 6 Tây Bắc. Âm cục ở số 6 (nên hào Âm được gọi là Hào Lục, và số 6 gọi là Lão Âm như trên đã viết) Ở Hà Ðồ thì tất cả các số Sinh Thành đều thuận hành, sự chuyển động của Âm Dương Ngũ Hành mới về cái nguyên lý tự nhiên của Thái Cực. Ở Lạc Thư thì số Dương Sinh (1, 3) thì thuận hành mà số Dương Thành (7, 9) thì nghịch hành, còn số Âm Sinh (2, 4) lại nghịch hành, còn số Âm Thành (6, 8) lại thuận hành. Sự chuyển động của Âm Dương Ngũ Hành ở Lạc Thư nói về cái nguyên lí của Thái Cực đã phân tán và chuyện động rộng rãi để tạo nên các vật NGŨ HÀNH SINH HÓA TRONG LẠC THƯ: hai hành Hoả và Kim thay đổi vị trí với nhau Số 1 - 6 thuộc Thuỷ ở hướng Bắc Số 3 - 8 thuộc Mộc ở Ðông Số 5 thuộc Thổ ở giữa Số 2 - 7 thuộc Hoả ở Nam cuả Hà Ðồ chuyển qua Tây Số 4 - 9 thuộc Kim ở Tây cuả Hà Ðồ được chuyển qua Nam Sự kiện nay làm cho Phương Vị sinh khắc của Ngũ Hành nơi Lạc Thư trái ngược với Ngũ Hành nơi Hà Ðồ: hai hành đối nghịch nhau thì lại tương sinh, còn hai Hành đi theo vòng tròn mà lại đi nghịch (nghịch hành) thì lại tương khắc. Sự thay đổi này thể hiện sự thay đổi từ Tỉnh qua Ðộng, Từ Sinh qua Hoá, từ Thể qua Dụng, từ Lý qua Biểu, từ Thái Cực qua Vũ Trụ. Ở Hà Ðồ, hai nhóm số 2 - 7 thuộc hoả ở Nam và 4 - 9 thuộc Kim ở Tây cung giao nhau ở giữa là Thổ mà tương sinh. Ở Lạc Thư thì hai nhóm số ấy đối chọi cho nhau thành ra Hoả khắc Kim theo chiều nghịch ở vòng ngoài. Ðối là Ngũ Hành đã ra ngoài mà hoạt động nên có khác che. Nếu ta lấy 2 - 7 cộng lại thì là số 9 thuộc Kim vẩn còn an ở đó, và lấy số 9 chia ra thì 2 - 7 thuộc Hoả cũng còn bóng dáng ở đó Hà Ðồ tượng trưng cho Nôi Giới (Thiện), Lạc Thư tương trưng cho Ngoại Giới (Ðiạ), Hà Ðồ thuộc về lí Thái Cực, vô hình. Lạc Thu thuộc về Khí Vũ Trụ, hữu hình. Hà Ðồ là Thể, Lạc Thư là Dụng. Hà Ðồ thuộc về Nội Hướng Tiên Thiên, Lạc Thư thuộc về Ngoại Hướng Hậu Thiên. Hà Ðồ là Ðạo Nội Thánh, nội trị. Lạc Thư là Dạo Ngoại Vương, ngoại trị. HẬU THIÊN BÁT QUÁI Căn cứ vào Hà Ðồ và Lạc Thư, vua Chu Văn Vương đã xếp đặt lại 8 quẻ Tiên Thiên, đặt ra Hậu Thiên Bát Quái, chỉ về hoạt động của Nhân Sự (việc người) và sắp xếp lại 64 Trung Quái cho hợp với cuộc sống con người, rồi viết Hào Từ, Thoán Từ để giáng giải về các vạch và quẻ. Phương vị và thứ tự của Hậu Thiên Bát Quái được sắp xếp theo lí trí của con người. Thứ tự cuả Hậu Thiên Bát Quái là Càn Khảm Cấn Chấn (thuộc Dương Nghi), Tốn Ly, Khôn Ðoài (thuộc Âm Nghi) trong đó Ly ở Nam và Khảm ở Bắc, khác với Tiên Thiên Bát Quái là Cấn ở Nam Khôn ở Bắc. Bát quái này chỉ về nhân sinh, do Thủy Hoả cần thiết cho đời sống con người nên được coi trọng và đặt Khảm Ly ở hai trục chính là trục Bắc Nam. Vật sinh do Thủy mà vật trưởng do Hỏa. Khí động thì Dương sinh và thành Hỏa, khí ngưng thì Âm sinh và thành Thủy. Như vậy Thủy Hỏa là Âm Dương, khi khơi động thì là Khảm Ly trong Hậu Thiân Bát Quái (và là Càn Khôn trong Tiên Thiên Bát Quái). Theo thứ tự sắp xếp thì: Càn là trời, đất ở Tây Bắc nơi đó có núi thấp và có bình nguyên sa mạc nên bầu trời cao sang. Càn ở giữa Khảm và Ðoài là nước trên trời đổ xuống đầm ao. Khảm là Nước, đặt ở chính Bắc, lục nữa đêm vì phiá này lạnh và mưa nhìều Cấn là Núi, đặt ở Ðông Bắc vì nơi này có núi cao nổi tiếng. Cấn ở giữa Khảm và Chấn, núi cao hứng lấy mưa gió và sấm sét và cấn cần dụng giữa nưóc (Khảm) và cây (Chấn) thì cây mới sống được. Chấn là Sấm, đất ở chính Ðông vì nơi đây là biển thường có sấm. Sấm động ở biển Ðông làm cho vạn vật tăng trưởng Tốn là Gió, đất ở Ðông Nam vì gió Ðông Nam nhiều và mát. Ðối diện với Càn là Tốn, gió Ðông Nam là gió mặt trên trời (Càn) thôi xuống. Tốn ở giữa Chấn và Li, sấm sét (Chấn) sinh ra lửa (Li), lửa sinh ra gió (Tốn’) Ly là Lửa, đất ở chính Nam vì hướng này nóng và vào lúc giữa trưa mặt trời chói chang Khôn là Ðất, đất ở Tây Nam vì nơi đây nhiều cao nguyên lớn (Ðất). Khôn ở giữa Li và Ðoài ngăn cách nước ở đầm ao và Hỏa Kim không cho khắc chế nhau. Ðoài là Ðầm Ao, đất ở chính Tây vì nơi đây nhiều núi nên có nhiều đầm hồ, tưới nước nuôi vạn vật. Vì Hậu Thiên Bát Quái chỉ về nhân sinh nên Càn tương Cha, Khôn tương Mẹ. Khảm tượng Thứ Nam, Cấn tượng Thiếu Nam, Chấn tượng Trưởng Nam, Tốn tượng Trưởng Nử, Ly tượng Thứ Nữ, Đoài tượng Thiếu Nữ. Quẻ có một vạch Dương thì là quẻ Dương, tượng là con trai. Quẻ có một gạch Âm thì là quẻ Âm, tượng là con gái. Bốn quẻ Càn, Khảm, Cấn, Chấn ở phần Dương Nghi đều là quẻ Dương (1 vạch Dương làm chủ), đó là cha đất ba trai. Bốn quẻ Tốn, Ly, Khôn, Đoài ở phần Âm đều là Âm quái (1 vạch Âm làm chủ), đó là mẹ dịu bà gái. Theo thứ tự của Hậu Thiên Bát Quái thì ta thấy Cha (Càn) đi trước, còn Trưởng Nam (Chấn) thì đọc hau, gái lớn (Trưởng Nữ) thì lấy chồng xuất gia trước, con gái út (Thiếu Nữ) thì nấp bóng mẹ và lấy chồng sau cùng, đúng như tổ chức của gia đinh loài ngươi. Trong Tiên Thiên Bát Quái thì cứ hai quẻ đối nhau thì công bằng 9 (Càn Khôn (1 + 8), Đoài Càn (2 + 7), Li Khảm (3 + 6), Chấn Tốn (4 + 5)) mà số 9 là số của Lão Dương (hào 9 hay hào Cửu), mà Dương chi về Trời. Ở Hậu Thiên thì cụ hai quẻ đối nhau, ngoài trừ Li Khảm là trực chính của Trời thì cộng bằng 9 (3 + 6), đều cộng lại bằng 6 (Càn Tốn (1 + 5), Khôn Cấn (8 + 7 = 15, 1 + 5 = 6), Chấn Đoài (4 + 2)) mà số 6 là số của Lão Âm (hào Lực) mà Âm thì thuộc về Đất (người và vật). NGŨ HÀNH CỦA HẬU THIÊN BÁT QUÁI Ở Tiên Thiên hào quái là Tướng của Âm Dương tự nhiên tự do tạo ra hành khí chứ không mang sang hành khí, còn Ngũ hành của Hậu Thiên Bát quái do con người xếp đặt ra theo thực tế môi trường xung quanh và cùng phụ hợp với hành tự nhiên giống như Hà Đồ: Khảm là nước nên mang hành Thủy, đặt ở Phương Bắc, mùa Đông, nửa đêm, khí hậu lạnh Ly là lửa nên mang hành Hỏa, đặt ở Phương Nam, mùa Hạ, giữa trưa, khí hậu nóng Càn và Đoài ở Phương Tây, có nhiều núi non hầm mỏ kim khí nên thuộc Kim Chấn và Tốn ở Phương Đông, vùng giáp biển cả, cây cỏ xanh tốt nên thuộc Mộ Cấn ở Tây Nam và Khôn ở Đông Bắc là hai nơi có nhiều cao nguyên và núi lớn, đều là đất nên thuộc Thổ Nói rỏ hơn: Can thuộc Kim đối Thủy vì gần Khảm Khảm thuộc Thủy đối Thổ vì gần Cấn Cấn thuộc Thổ đối Mộc vì gần Chấn Chấn thuộc Mộc đối Hỏa vì gần Li Ly thuộc Hỏa đối Thổ vì gần Khôn Khôn thuộc Thổ đối Kim vì gan Đoài Đoài thuộc Kim Riêng hành Thổ của Cấn Khôn thì xuyên qua hành Thổ ở Trung cung của Hà Đồ lại có tác dụng làm thấy đối sự sinh khắc giữa Thủy Mộc và Kim Hỏa: đặt Khôn Thổ giữa Ly Hỏa và Đoài Kim làm cho hai hành này đang tương khắc (Hỏa khắc Kim) lại thành tương sinh (Hỏa Ly sinh Thổ Khôn, Thổ Khôn sinh Kim Đoài). Đặt Cấn Thổ vào giữa Khảm Thủy và Chấn Mộc làm cho hai hành nay đang tướng sinh (Thủy sinh Mộc) lại thành ra tương khắc (Mộc Chấn khắc Thổ Cấn, Thổ Cấn khắc Thủy Khảm). Ở Hậu Thiên Bát Quái thì Khôn Cấn nguyên là Thổ, đối mặt nhau ở Tây Nam Đông Bắc, xuyên qua trung tâm Thổ để điều hòa sự sinh khắc giữa Hỏa Kim và Thủy Mộc của Ly Đoài, Khảm Chấn. Ở Hà Đồ thì Thổ ở trung cung yểm trợ cho các hành khác. Thổ đóng vai trò quan trọng là như vậy.ÂM DƯƠNG TRONG HẬU THIÊN BÁT QUÁI Ở Hậu Thiên Bát Quái thì bên Dương Nghi có đủ bốn quẻ Dương, bên Âm Nghi có đủ bốn quẻ Âm, nghĩa là Âm Dương đã phân tán như Âm Dương phân tán ở Lạc Thư. Âm Dương đã phân rõ lập thành một thế quân bình tuyệt đối để đi tới một thế mất quân bình tạm thời, rồi lại trở về quân bình, và cứ như thế mãi nên mới có sự sinh động và sinh hòa. Trái lại, ở Tiên Thiên thì phần Dương Nghi có hai quẻ Dương và hai quẻ Âm, phần Âm Nghi có hai quẻ Âm và hai quẻ Dương. Đó là sự quân bình Âm Dương và trong Âm có Dương, trong Dương có Âm theo lẽ tự nhiên của lí Thái Cực Đường phân Âm Dương Nghi hơi lệch theo hướng Tây Bắc - Đông Nam tạo ra một thế tạm thời mất quân bình để có thể trở về thế quân bình trong sinh hoạt của vạn vật. Trục Tây Bắc - Đông Nam là trục dọc của địa cầu, hơi lệch so voi thiên câu, như vậy sự sắp xếp hợp với tự nhiên. Ở Tiên Thiên thì Dương phân Âm Dương Nghi theo trục Bắc Nam là theo lẽ tự nhiên của Vũ Trụ (Thiên Lý), là trục chính của bầu trời Vũ Trụ. Ở Hậu Thiên, cả Âm và Dương đều từ trên hạ xuống. Ở Tiên Thiên Âm Dương lưu hành trong Vũ Trụ theo thể tự nhiên theo chiều thuận, từ trái qua phải, từ Đông qua Tây, Dương nhẹ ở dưới bốc lên, Âm nặng từ trên hạ xuống Âm Dương là nguyên lí có bản thì ở Tiên Thiên và Hậu Thiên đều tương tự và cùng hoạt động theo định luật cơ hữu Tiêu Trưởng Tiến Thoái chỉ có một điều khác là ở Hậu Thiên, khi lớn mạnh thì đi ra ngoài hoạt động. Thiếu Dương từ Chấn (1 vạch) qua Li (hai vạch) là Dương sinh tức Thiếu Dương tới Đoài (2 vạch) và Càn (3 vạch) là Dương Trưởng, tức Thái Dương. Trong khi đó thì Âm ở Chấn (2 vạch) qua Li tới Đoài (đều 1 vạch) và chấm dứt ở Càn. Đó là Dương Trưởng, Âm tiêu. Thiếu Âm từ Tốn (1 vạch) qua Khảm (2 vạch) và Khôn (3 vạch) là Âm Trưởng tức Thái Âm. Trong khi đó thì Dương ở Tốn (2 vạch) qua Khảm (1 vạch) qua Cấn (1 vạch) và chấm dứt ở Khôn. Đó là Âm Trưởng Dương Tiêu Đó cũng là Âm cực thì Dương Sinh, Âm Thịnh thì Dương Suy và ngược lại Dương Thăng (đi lên Nam) và Âm Giáng (đi xuống phía Bắc) Ta cũng thấy rằng nếu theo Hào thì Dương từ Chấn dưới đi lên Càn cao (Nam) là Dương đi Thuận (Thăng), còn Âm thì từ Tốn trên đi xuống Khôn dưới (Bắc) là Khôn đi nghịch (Giáng). Theo Quái thì phần Dương có Can 1, Đoài 2, Li 3, Chấn 4, từ Cha đến con là Dương đi thuận. Phần Âm có Tốn 5, Khảm 6, Cấn 7, Khôn 8, từ Con lên Mẹ là Âm đi nghịch. SỰ SINH KHẮC GIỮATHIÊN CAN THIÊN CAN TƯƠNG HỢP (THIÊN CAN NGŨ HỢP): Người ta lấy cấp số sinh thành của ngũ hành hợp nhau trong Hà Đồ phối hợp với vị trí thứ tự của THIÊN CAN tạo ra THIÊN CAN tương hợp. Trong Hà Đồ thì 1 - 6, 2 - 7, 3 - 8, 4 - 9, 5 - 10 đi cặp đôi với nhau. Đối với THIÊN CAN thì Giáp 1, Ất 2, Bính 3,...,Quí 10. Hai Can cùng cấp số thì tương hợp. Như vậy: Giáp (1, +) hợp Kỷ (6, -) Ất (2, -) hợp Canh (7, +) Bính (3, +) hợp Tân (8, -) Đinh (4, -) hợp Nhâm (9, +) Mậu (5, +) hợp Quí (10, -) Giáp hợp Kỷ còn được gọi là Giáp Kỷ tương hợp. Nhận xét: THIÊN CAN tương hợp thì tuân theo luật giao cảm (nguyên tắc Âm Dương gặp nhau thì hút nhau), và ở cùng vị trí (đi cặp với nhau) trên Hà Đồ. Tương hợp thì Cách 5 (5 là số trung cung trên Hà Đồ). Căn cứ vào ngũ hành thì ta nhận thấy rằng THIÊN CAN tương hợp thì phải đủ hai yếu tố là phải ngũ hành tương khắc (nghĩa là khắc nhau để đưa đến sự hòa sinh như trên đã đề cặp), nghĩa là phải có sự trái ngược về Âm Dương thì mới có sự tương hợp. Giáp hợp Kỷ (Dương Mộc khắc Âm Thổ) Ất hợp Canh (Âm Mộc bị Dương Kim khắc) Bính hợp Tân (Dương Hoa khắc Âm Kim) Đinh hợp Nhâm (Âm Hỏa bị Dương Thủy khắc) Mậu hợp Quí (Dương Thổ khắc Âm Thủy) THIÊN CAN TƯƠNG KHẮC (THIÊN CAN XUNG) Giáp phá (còn gọi là khắc hay xung) Mậu (Dương Mộc khắc Dương Thổ) Ất phá Kỷ (Âm Mộc khắc Âm Thổ) Bính phá Canh (Dương Hoa khắc Dương Kim) Đinh phá Tân (Âm Hỏa khắc Âm Kim) Mậu phá Nhâm (Dương Thổ khắc Dương Thủy) Kỷ phá Quí (Âm Thổ khắc Âm Thủy) Canh phá Giáp ( Dương Kim khắc Dương Mộc) Tân phá Ất (Âm Kim khắc Âm Mộc) Nhâm phá Bính (Dương Thủy khắc Dương Hỏa) Quí phá Đinh (Âm Thủy khắc Âm Hỏa) Nhận xét: Khi Hàng Can phá nhau thì cùng Âm Dương (nguyên tắc động khí thì đẩy nhau) và hành tương khắc. Tương khắc thì Cách 4 Như Giáp 1 Mậu 5, cách 4. Như vậy phải cùng Âm Dương và ngũ hành tương khắc thì mới có sự xung nhau (Như vậy xung nhau thì không đưa đến sự hòa sinh) THIÊN CAN TƯƠNG XUNG Giáp (+ Mộc) xung Canh (+ Kim)(1 - 7) Ạt (- Mộc) xung Tân (- Kim)(2 - 8) Bính (+ Hỏa) xung Nhâm (+ Thủy) (3 - 9) Đinh (- Hỏa) xung Quí ( - Thủy)(4 - 10) Mậu ( + Thổ) Kỷ (-, Thổ) bất tương xung Nhận xét: tương xung thì Cách 6, và đòi hỏi cung Âm Dương, hành xung khắc. Nếu khắc Âm Dương hoặc hành không khắc thì không xung) THIÊN CAN NGŨ HỢP HÓA (hóa là biến thành cái khác) Nếu hợp căn cứ theo cấp số của Hà Đồ ghép hai Can tương hợp với nhau thì hóa căn cứ vào ngũ vận của Đông Y, biến đổi tính chất ngũ hành của Thập Can gọi là Can đa biến hóa hay thiên can ngũ hóa. Theo Ngũ Vận của Đông Y thì thiên can ngũ hóa như sau: Giáp Kỷ hợp hóa Thổ Ất Canh hợp hóa Kim Bính Tân hợp hóa Thủy Đinh Nhâm hợp hóa Mộc Mậu Quí hợp hóa Hỏa Giải thích Cụ Hải Thượng Lãn Ông thì căn cứ vào vợ (Can Âm) chồng (Can Dương) phối hợp, con cháu sinh thành để giải thích thiên can ngũ hợp hóa như sau: Giáp (chồng), Kỷ (vợ) Vượng ở Dần, sinh Dương Hỏa là Bính (trưởng nam), Hỏa Bính sinh hóa Thổ (trưởng Tôn). Vậy Giáp Kỷ hợp hóa Thổ Canh (chồng), Ất (vợ), Vượng ở Tỵ, sinh Dương Thổ là Mậu (trưởng nam), Thổ sinh Kim (trưởng tôn). Vậy Ất Canh hợp hóa Kim Bính (chồng), Tân (vợ), Vượng ở Sửu, sinh Dương Kim là Canh (trưởng nam), Kim sinh Thủy (trưởng tôn). Vậy Bính Tân hợp hóa Thủy Nhâm (chồng), Đinh (vợ), Vượng ở Hợi, sinh Dương Mộc là Giáp (trưởng nam), Mộc sinh Hỏa (trưởng tôn). Vậy Đinh Nhâm hợp hóa Mộc Mậu (chồng), Quí (vợ), Vượng ở Mùi, sinh Dương Thủy là Nhâm (trưởng nam), Thủy sinh Mộc (trưởng tôn). Vậy Mậu Quí hợp hóa Hỏa Theo Thiệu Vĩ Hoa thì Thập Can hóa hợp là do phương vị của 28 Thiên thể quyết định theo vận khí học thuyết. Chú ý: khi hợp (tức là khắc Âm Dương, ngũ hành tương sinh hoặc tương khắc) thì sẽ đưa đến hóa như đã đề cặp bên trên THẬP CAN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG: Sử dụng phương vị trên Hà Đồ căn cứ vào ngũ hành Giáp Ất hành Mộc nên ở phương Đông (vì hành Mộc ở phương Đông) Bính Đinh hành Hỏa nên ở phương Nam Mậu Kỷ hành Thổ nên ở trung ương Canh Tân hành Kim nên ở phương Tây Nhâm Quí hành Thủy nên ở phương Bắc THẬP CAN VÀ MÙA Giáp Ất thuộc mùa Xuân Bính Đinh thuộc mùa Hạ Mậu Kỷ thuộc Trưởng Hạ Canh Tân thuộc mùa Thu Nhâm Quí thuộc mùa Đông THẬP CAN VÀ THÂN THỂ Giáp là đầu Ất là vai Bính là trán Đinh là răng lưỡi Mậu Kỷ là mũi mặt Canh là gân Tân là ngực Nhâm là bắp chân Quí là chân THẬP CAN VÀ TẠNG PHỦ Giáp là mật Ất là gan Bính là ruột non Đinh là tim Mậu là dạ dầy Kỷ là lá lách Canh là ruột già Tân là phổi Nhâm là bàng quang Quí là Tạng Số lẻ là phủ, số chẳn là Tạng NGUYÊN TẮC ĐỊNH ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH PHƯƠNG HUỚNG CỦA THẬP NHỊ CHI Thập Nhị Chi bao gồm tên của 12 con vật, mỗi tên được ứng vào một số như sau: Ti'(1), Sửu (2), Dần (3), Mão (4), Thìn (5), Tỵ (6), Ngọ (7), Mùi (8), Thân (9), Dậu (10), Tuất (11), Hợi (12) PHÂN ĐỊNH ÂM DƯƠNG: theo số trên Hà Đồ, Dương là lẻ, Âm là Chẳn nên: Âm Dương Tí Dần Thìn Ngọ Thân Tuất thuộc Dương S& #7919;u Mão Tị Mùi Dậu Hợi thuộc Âm NGŨ HÀNH: Vị trí của 12 Địa Chi là vị trí cố định theo hai trục Bắc Nam (Thủy Hỏa) và Đông Tây (Mộc Kim). Mười hai Chi được viết theo chiều thuận trên một vòng tròn, mỗi Chi cách nhau một góc 30 độ, Tị bắt Dậu từ hướng Bắc. Để xác định hành cho các Chi một cách hợp lý nhất, người xưa đã chọn hành của các cung như sau: Hợi Tị (huớng Bắc) thuộc Thủy Dần Mão (huớng Đông) thuộc Mộc Tỵ Ngọ (huớng Nam) thuộc Hỏa Thân Dậu (hướng Tây) thuộc Kim Còn hành Thổ ở chính giữa thì chia làm 4, nằm ở 4 cung Thìn Tuất Sửu Mùi để điều hòa quá trình sinh khắc giữa các hành (Thìn Tuất Dương Thổ, Sửu Mùi Âm Thổ) Nếu xét về các tiết trong năm thì trục Tí Ngọ tương ứng với hai tiết Đông Chí (Tí) và Hạ Chí (Ngọ), còn trục Mão Dậu thì tương ứng với hai tiết Xuân Phân (Mão) và Thu Phân (Dậu) trong năm. Theo lịch Kiến Đan (lịch sử dụng tháng 11 có tiết Đông Chí) thì tháng Giêng có tiết Lập Xuân là tháng Dần. Như vậy theo lịch này thì 4 cung Thìn Tuất Sửu Mùi là 4 tháng giao mùa. Các tháng nay hành Thổ Có người cho rằng: Dần dương Mộc Mão Âm Mộc Thìn dương Thổ, đất thấp Tỵ Âm Hỏa Ngọ dương Hỏa Mùi Âm Thổ, đất khô ráo Thân dương Kim Dậu Âm Kim Tuất dương Thổ, đất cao Hợi Âm Thủy Tỵ dương Thủy Sửu Âm Thổ đất ướt mềm Nguon:vietnamcayda
  16. Ôi quá hay rồi ! Có Sư Huynh vothuong đánh mấy giúp một tay thì còn gì bằng nữa. Hy vọng rằng những tài liệu của sư phụ sẽ sớm có mặt trên diễn đàn. Cám ơn Sư Huynh Vothuong nhieu nha. Thân. Lê bá Trung
  17. Đúng là thật nhẫn tâm và tàn nhẫn. Họ chỉ lợi trước mắt thôi. Những con vật bé nhỏ đó đâu có làm gì nên tội, nó hoàn toàn vô tội. Chỉ do nhận thức của con người quá kém...
  18. Hay hay. Tối nay em với vợ em phải tập chơi đánh cờ người một phen.
  19. Học phong thủy đại khái có thể chia làm hai bộ phận: một phần là “hình cách”, do môi trường địa lý của ngôi nhà, bố trí thiết kế nội thất tổ chức thành; phần thứ hai là “lý khí ” tính từ tọa hướng, thời gian không gian rồi tổng hợp hai bộ phận này lại để đoán định hung cát (tốt xấu) của ngôi nhà hay cát hung của phần mộ đó. Vị trí tốt cần nằm ở phương vị quan trọng Thật ra thì lý luận cơ bản của “lý khí” không hề phức tạp, bốn mặt đông tây nam bắc có thể chia làm 360 độ . Ngôi nhà trong một không gian thời gian, tọa hướng sẽ xuất hiện một hướng cát, một hướng hung cho nên nếu như hướng hung vừa đúng tọa độ ở các phương vị không quan trọng như nhà vệ sinh, còn vị trí tốt nằm ở cửa, phòng ngủ vị trí giường, vị trí bếp thì tự nhiên ngôi nhà sẽ có một phòng khách tốt, nếu như vị trí trong nhà lại ngược lại, thì đây sẽ trở thành ngôi nhà xấu. Trong một vòng 360 độ có một số vị trí là phương hướng không tốt, những phương hướng này trong phong thủy chỉ thích hợp dùng xây chùa, xây đền, khi lựa chọn nhà ở phải cẩn thận, cần phải tránh hung, các hướng tốt còn lại sẽ dễ tìm hơn. Bốn hướng chính Nam, chính Bắc, chính Đông, chính Tây trong 360 độ đều là phương vị đại hung. Ngoài bốn hướng chính ra, chính Đông Bắc, chính Đông Nam, chính Tây Nam, chính Tây Bắc cũng được gọi là “tứ ngung tạp sát”, cũng thuộc đại hung. Ngoài tứ chính và tứ ngung bát tạp sát ra, 360 độ có thể chia làm 8 hướng, mỗi hướng 45 độ, giữa 8 phương này, ví dụ vị trí bắc thiên nam 22.5 độ gọi là “bát quái không vong”, cũng thuộc không tốt. Ngoài ra mỗi phương hướng phối với bát quái, mỗi quái lại chia làm 3 phương hướng gọi là “tam sơn”, tổng cộng là 24 sơn. 24 sơn này lại có một số độ số gọi là phương vị “kiêm quái”, ngôi nhà tọa ở đây cũng xuất hiện hung ứng (hiệu ứng xấu) khác nhau. Những tọa hướng nêu trên, đều là lành ít dữ nhiều, các bạn khi chọn nhà có thể dùng để tham khảo, tránh mua lầm hung trạch, thì cát ứng (hiệu ứng tốt) tự nhiên sẽ đến. Vị trí hung của tứ chính tứ ngung: 0 độ, 45 độ, 90 độ, 180 độ, 270 độ, 135 độ, 225 độ, 315 độ Hung vị của Bát quái không vong: 22.5 độ, 67.5 độ, 112.5 độ, 157.5 độ, 202.5 độ, 247.5 độ, 292.5 độ, 337.5 độ Nguon:NETTRA
  20. Một công cụ không thể thiếu được của các nhà Phong Thuỷ là La Kinh. La bàn được phát minh từ rất lâu đời ở Trung Quốc nhờ sự định vị của từ trường trái đất luôn theo phương Nam Bắc. La Kinh chính là sự kết hợp của La Bàn kèm theo các cung số trong Phong Thuỷ và Bát Quái. La Kinh chia làm 2 phần, phần Địa Bàn là phần cố định chính là La Bàn để định vị phương hướng thông qua chỉ số của kim La Bàn. Phần Thiên Bàn bao gồm các tầng khác nhau, mỗi tầng xác định một yếu tố trong Phong Thủy học như Tiên Thiên Bát Quái, Hậu Thiên Bát Quái, Ngũ Hành, 24 Sơn Hướng, Thấu Long, ... Ngũ Hành: Kim Mẹo thuật dân gian: Dùng đo đạc hướng và các yếu tố trong thuật Phong Thuỷ. Nguon:NETTRA
  21. Nguyên tắc chính yếu của khoa Phong Thủy là ở quanh ta có những luồng khí lực tốt xấu lẫn lộn di chuyển một cách vô hình. Chúng ta phải biết cách sắp xếp làm sao để có thể làm vượng những khí lực tốt, ếm nhẹm những khí lực xấu, thay đổi hướng đi của chúng nếu cần, để đem lại phúc lợi cho gia đình, tránh bệnh tật và xui xẻo. Sau đây là một vài nguyên tắc cơ bản trong Phong Thủy thực dụng giúp quý vị khi chọn mua một căn nhà xem xét những gì là quan trọng nhất: 1. Địa điểm và hướng nhà “Đất lành chim đậu”, được coi là một quy luật mà tiền nhân ta đã ứng dụng và tin tưởng từ nghìn xưa. Tại sao những thành phố lớn Hà Nội, Huế và Sàigòn được chọn là đô thị ngày một phát triển thịnh vượng có phải do yếu tố Địa lý không? Cách đây trên nửa thế kỷ, chính mắt tôi đã được nhìn thấy một làng giàu có trong tỉnh Hà Nam mà những năm kháng chiến chống Pháp, tôi theo thân phụ là Cụ Phúc Lộc Đường đi chữa bệnh và coi phong thủy tại miền quệ Khi đến làng này, thấy hàng nghìn con chim cốc đậu đen kín trên bụi tre đầu làng, quả vào làng ấy nhà gạch sát bên nhau, giàu có nhất vùng là saỏ Hàng trăm những cảnh tượng lạ lùng khi đi qua đều được Cụ tôi giải thích theo cách nhìn phong thủy huyền bí mà ngày nay được đọc lại trong sách báo càng làm cho tôi không khỏi thắc mắc suy nghĩ vô tận là vậỵ Chọn được địa điểm tốt tùy theo hoàn cảnh là việc quan trọng hàng đầụ Thứ đến là hướng nhà theo Địa lý Bát Trạch dựa vào tuổi của gia chủ theo cung Phi: Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài để tìm 4 hướng tốt và tránh 4 hướng xấụ. Thí dụ: Gia chủ là tuổi Nhâm Ngọ (sinh năm 1942), cung Phi coi hướng nhà Nam thuộc cung Tốn được 4 hướng tốt: Chính Bắc được Sinh Khí; Chính Đông được Diên Niên; Chính Nam được Thiên Y và Đông Nam được Phục Vị. Nếu nhà ở mặt tiền, cửa chính quay về một trong 4 hướng tốt này mới hợp hướng thì gia đạo được bình an vô sự. Ngược lại, nhà mặt tiền quay về một trong 4 hướng xấu, thường gây ra nhiều khó khăn về saụ. Tuy nhiên có cách để hóa giải cải sửa gọi là “Địa Lý Yểm Trấn” nhưng phải gặp được Thầy Địa Lý chính tông rất khó tìm kiếm đúng. Coi chừng thầy giả thì nhiều! Cho nên, ca dao chế diễu có câu: Hòn đất mà biết nói năng Thì thầy địa lý hàm răng chẳng còn. 2. Cửa chính ra vào Cửa chính ra vào của một ngôi nhà rất quan trọng, chiếm ảnh hưởng trên 60% về toàn diện phong thủy tốt, xấu cho căn nhà. Kích thước của cửa chính cũng phải tương xứng với nhà. Nhà nhỏ, cửa lớn thì tiền tài khó tụ và nhà lớn mà cửa nhỏ quá thì khó phát đạt. Thước Lỗ ban cũng được dùng ở cửa chính nàỵ Nhưng không tin được kích thước Lỗ ban trong sách báo khác nhau vì chưa kiểm nghiệm đúng sai, rất phức tạp! Cửa chính bị phạm: - Nhà ở ngã ba hoặc con đường chữ Y trước mặt. - Nhà ở có đường xe lửa hoặc “Free-Way” chạy ngang. - Nhà bị cây đòn giông đâm vào cửa hoặc bị một cây to đơn độc án ngữ trước cửa chính. - Nhà bị một con đường thẳng đâm vàọ - Nhà ở đối diện với chùa, nhà thờ, nghĩa địa, nhà quàn, bót cảnh sát, nhà thương… Cũng nên có hai ngọn đèn ở hai bên để soi sáng cửa ra vào lúc đêm tối và nên trang trí hai bên bằng những chậu hoa, chậu kiểng cho đẹp mắt. Nếu vi phạm phong thủy cần đặt một cặp sư tử, kỳ lân hay rồng bằng đá để bảo vệ an ninh vững bền cho căn nhà. Nguon: NETTRA
  22. Kỳ Lân Kỳ Lân là một giống thú linh trong hàng Tứ linh (Long, Lân, Qui, Phụng). Lân là con cái, còn con đực gọi là Kỳ, gọi chung là Kỳ Lân. Kỳ lân ở cửa một ngôi chùa Nhật Bản Theo truyền thuyết, Kỳ lân thuộc loài nai, hình dáng giống như con hươu, mình vằn, có một sừng trên đầu, chỉ ăn cỏ, nên gọi nó là Nhân thú (con thú có lòng nhân từ). Đôi Kỳ lân gốm là vật khí mang lại sự bình an thuận hoà, con cái thông minh hiếu thảo, tài lộc dồi dào.Ngũ hành: Thổ Cách trưng bày: Bày ngoài cửa hoặc trong phòng khách, văn phòng làm việc. Dùng bày phía Đông Bắc, Tây Nam, Chính Nam, Đông Nam. Kỳ lân đứng một chân trên quả cầu bát quái Cá chép ngậm ngọc Trong truyền thuyết ai cũng biết câu chuyện cá chép vượt vũ môn hoá rồng, vì thế cá chép được coi là biểu tượng cho sự kiên trì, bền chí, linh thiêng, cao quý. Cá chép là một trong những pháp khí vô cùng tốt cho cả hai phương diện công danh và tài lộc. Ngũ hành: Thuỷ. Trong làm ăn buôn bán thì cá chép đại diện cho Thuỷ khí tức là nguồn tài lộc dồi dào. Cách trưng bày: trong phòng khách, phòng làm việc. Hổ mạ vàng Trong phong thuỷ thường dùng hai khái niệm là "Tả thanh long, hữu bạch hổ" để chỉ hai cục thế bên cạnh huyệt. Hổ là con vật linh thiêng và đầy uy quyền thường được thờ phụng, đại diện cho chư vị tướng quân chuyên phù trợ chánh pháp. Chính vì thế nó là biểu tượng cho quyền lực, cho công danh và sự tăng tiến trong kinh doanh. Hổ dùng tiếp khí cho các cát tinh Lục Bạch, Bát Bạch. Cũng có thể bổ trợ cho bản mệnh người tuổi Dần. Hổ mạ vàng đại diện cho quyền lực Ngũ hành: Kim. Là pháp khí của công danh, tài lộc và quyền lực,chống lại tiểu nhân. Cũng có thể dùng để trấn yểm khi nhà bị phạm vào cấm kỵ hoặc bị Sát tinh chiếu hướng. Cách sử dụng: Đặt nơi phòng khách, trên bàn làm việc, nơi các vượng tinh như Lục Bạch, Bát Bạch phối chiếu. Trấn yểm nơi hung tinh chiếu đến, hỗ trợ cho bản mệnh người Dần, Ngọ, Tuất, Mão,Thìn. Tránh đặt trong phòng ngủ, nơi hung tinh Nhị Hắc, Tam Bích chiếu đến. Hổ trấn yểm nơi đền chùa Nguồn:phapkhiphongthuy
  23. Ngày nay việc sử dụng các pháp khí Phong Thuỷ khá phổ biến. Nhiều người không hiểu biết đầy đủ về Phong Thuỷ thường “tát nước theo mưa”, thấy các pháp khí viết có tác dụng hoá giải này kia vội vã đem về sử dụng. Nhiều khi việc sử dụng không đúng cách lợi ít hại nhiều giống như việc sử dụng thuốc bừa bãi vậy. Phong Thuỷ là một môn khoa học chuyên nghiên cứu sự bài trí, sắp xếp tổ chức nhà cửa theo vận khí âm dương, Ngũ Hành. Cần thận trọng xem xét các vị trí cổng cửa, khu vực sinh hoạt chính như phòng khách, phòng ngủ, nơi thờ cúng, nơi đặt bếp, nhà vệ sinh. Không may phạm phải những bất lợi không thể hoá giải được bằng cách đổi chỗ, đổi vị trí, đổi hướng lúc ấy người ta mới phải sử dụng đến các pháp khí Phong Thuỷ như chuông gió, gương… Việc sử dụng cũng chỉ làm giảm tác hại xấu, chứ không thể thay đổi hoàn toàn tính chất của khí. Cầu thuỷ tinh - một vật khí quan trọng trong Phong thủy giúp mang lại sự thông tuệ, uyên bác, sáng suốt, chôi chảy và mở mang mối quan hệ, giao tiếp cho bạn. Ngoài ra việc sử dụng các pháp khí cần được khai quang - một liệu pháp rất quan trọng để tăng cường năng lượng cho pháp khí. Nếu mua về mà sử dụng ngay thì pháp khí không có tác dụng đáng kể, lợi ít hại nhiều. Người am hiểu luôn cần tham khảo Phong Thuỷ Sư trước khi sử dụng và trấn yểm các pháp khí cho nhà cửa, cơ sở. Ví dụ : - Chuông gió treo ở cung vượng khí như nơi Bát Bạch chiếm đóng sẽ giảm hết vượng khí biến phúc thành hoạ - Thủy cục (đèn Phong Thuỷ, bể cá, Phong Thuỷ luân) đặt nơi sơn tinh đương vượng sẽ phạm phải cách phản ngâm tai hoạ khó lường. - Non bộ đặt nơi Thuỷ thần đương vượng rất hại về tài lộc. - Tượng hộ pháp đặt nơi bếp, gần khu vệ sinh vô cùng độc hại, hao người tốn của Nguon:mangnhadat.vn
  24. Phong thủy là học thuyết chuyên nghiên cứu sự ảnh hưởng của hướng gió, hướng khí, mạch nước đến đời sống hoạ phúc của con người. Về mặt từ nguyên, phong có nghĩa là "gió", là hiện tượng không khí chuyển động và thủy có nghĩa là "nước", là dòng nước, tượng trưng cho địa thế. Phong thủy không phải là yếu tố đơn lẻ mà là tổng hợp hàng loạt yếu tố về địa hình địa thế xung quanh nhà ở, thôn xóm, thành phố hoặc mồ mả, hướng gió, dòng nước cùng tọa hướng, hình dạng, bố cục mặt bằng không gian xây dựng. Phong thủy liên quan đến cát hung, họa phúc, thọ yểu, sự cùng thông của nhân sự. Cát ắt là phong thủy hợp, hung ắt là phong thủy không hợp. Sách Táng thư viết: "Mai táng phải chọn nơi có sinh khí. Kinh viết: Khí gặp gió (phong) ắt tán, gặp nước (thủy) ngăn thì dừng. Cổ nhân làm sao cho khí tụ chứ không tán, nước chảy có chỗ dừng". Do vậy mà có tên là "phong thủy". Hai chữ phong thủy còn chỉ phương pháp tìm kiếm và chọn lựa nơi trú ngụ hoặc mai táng cát tường phú quí, phúc thọ bình yên, tức là thuật Phong thủy. Giống như mọi ngành khoa học kỹ thuật cổ truyền khác ở Á Đông, thuật phong thủy cũng dựa vào dịch lý, thuyết âm dương, ngũ hành. Địa lý phong thủy Hai chữ "địa lý" là danh từ áp dụng chung cho cả hai môn: Địa mạch: Là môn địa lý phong thủy thuộc về địa linh, dùng vào việc đặt mồ mả và nhà cửa; tức thuộc về tinh thần. Địa dư: Là môn địa lý điền thổ, thuộc về địa lợi; thuộc về vấn đề vật chất. Âm trạch và Dương trạch: Phong thủy chia làm hai lĩnh vực: Âm trạch: Là cuộc đất dùng để chôn người chết, còn gọi là mồ mả. Phong thủy cho rằng, nếu người chết được chôn vào một cuộc đất tốt về phong thủy thì sẽ truyền được phúc đức cho con cháu đời sau. Dương trạch: Là cuộc đất được dùng vào mục đích làm nhà cửa, đình, chùa, miếu mạo, thôn xóm, làng mạc, thị trấn, thành phố. Dương trạch phải hài hòa với thiên nhiên, có môi trường tốt đẹp, làm cho con người thấy vui tươi, mạnh khỏe, hạnh phúc. Dương trạch tốt tức là môi trường tốt. Người xưa quan niệm số mệnh của một con người không chỉ phụ thuộc vào bản thân người đó (tức giờ ngày, tháng, năm sinh) mà còn chịu ảnh hưởng của âm phần và dương phần nên có câu "Nhất mộ, nhì phòng, tam bát tự".Phong thủy có vai trò rất to lớn, tuy nhiên nó chỉ hỗ trợ, có tác dụng cải biến chứ không thể làm thay đổi hoàn toàn mệnh vận. Nó là nhân tố quyết định sự thành bại. Nếu phong thủy tốt sẽ giúp giảm thiểu được tai hoạ khi vào vận xấu, giúp gia tăng sự thành công và may mắn khi vào vận tốt. Về dương trạch, tức phong thủy của nhà ở, những vấn đề cần xét có rất nhiều như huyệt vị, làm nhà, hướng nhà, cấu trúc nhà, nội thất, ... Cần phải xét tất cả các yếu tố mới làm thành phong thủy tốt cho ngôi nhà. Xét về nguyện lý cơ bản thì phong thủy âm trạch và phong thủy dương trạch có nhiều điểm tương đồng. Ở khía cạnh mộ phần của người chết và nhà ở của người sống thì âm dương cách biệt, không giống nhau. Vì thế kỷ thuật ứng dụng trong âm trạch và dương trạch cũng khác nhau. Các phái phong thủy: Có hai phái lớn: Phái Hình thế Thuyết này lấy hình thế làm chính, tìm nơi khởi đầu và kết thúc của sơn mạch, thủy lưu; lặn lội phát hiện hình mạo hướng bối của long hổ triều ứng, để định huyệt vị tọa hướng, chú trọng quan sát hình dạng sơn loan thủy đạo, nhấn mạnh sự phối hợp long, huyệt, sa, thủy. Phái này do Dương Quân Tùng đời nhà Đường khởi xướng. Họ Dương về cuối đời sống ở Giang Tây, môn đệ của ông phần lớn là người Giang Tây, nên còn có tên là phái Giang Tây. Phái Hình thế còn gọi là phái Loan đầu, vì học thuyết này chú trọng hình dạng của núi sông, nên có tên như vậy. Thuyết này về sau hình thành nên lý luận Hình pháp. Phái Hình thế (Giang Tây hay Loan đầu) với Dương Quân Tùng là tổ sư, lần lượt truyền cho Tăng Văn Sán, Lại Văn Tuấn, Ngô Cảnh Loan, Mục Vũ. Trước tác của phái này hiện còn rất nhiều, tiêu biểu là Hám long kinh, Nghi long kinh, Thập nhị trượng pháp của Dương Quân Tùng, Táng thư người đời nhà Tống mượn danh Quách Phác, Thôi quan thiên của Lại Văn Tuấn. Lý luận của phái Giang Tây chú trọng quan sát giới tự nhiên, tiến hành tổng kết qui nạp rất nhiều hình thế sông núi, kết tinh nhiều kinh nghiệm hợp lý. Thuyết này lấy âm trạch làm chủ, dương trạch thường mượn dùng các thuyết của âm trạch song vẫn chú trọng đến hình dáng của nhà ở và sự phối hợp về hình thức trong không gian. Phái Giang Tây từ đời Đường, Tống trở đi, lưu truyền khá rộng, đời nhà Minh, nhà Thanh có sút giảm, nhưng vẫn được xã hội tiếp thu rộng rãi, có ảnh hưởng rất sâu rộng. Phái Lý pháp Còn gọi là Lý khí, tức hệ thống lý luận phong thủy do phái Phúc Kiến nêu ra nên còn có tên là phái Phúc Kiến. Thuyết này khởi đầu sớm nhất ở Mân Trung (Phúc Kiến). Đến Vương Cấp thời nhà Nam Tống thì rất thịnh hành. Trường phái này lấy la bàn làm công cụ chính, chủ yếu căn cứ vào cái lý của âm dương, ngũ hành, bát quái, cửu tinh, Hà Lạc mà tính toán. Nhấn mạnh âm sơn âm hướng, dương sơn dương hướng, để xác định quan hệ sinh khắc, phán đoán cát hung. Phái này chú trọng tìm hiểu nguyên lý trạch pháp, dương trạch chia ra 24 lộ, phân biệt âm dương, xác định hưu cữu (cát hung) âm trạch cũng thường luận về cát hung của tọa hướng, chủ yếu sử dụng cách phán đoán trừu tượng là chính, chứ không quan tâm nhiều đến hình dáng cụ thể của nhà, đất, sông núi, cho nên còn gọi là "ốc trạch pháp". Thuyết này về sau phát triển thành học thuyết Lý pháp. Phái Phúc Kiến ít nhân tài, trước tác cũng không nhiều, có chăng thường là mượn tên của người đời trước, khó biết đích xác là của ai. Từ đời Minh, Thanh trở đi, phái này suy dần, chỉ lưu truyền rộng rãi ở vùng Chiết Trung, ảnh hưởng kém hơn hẳn phần Giang Tây. Sơ lược lịch sử phát triển của phong thủy Thuật phong thủy hình thành rất sớm, có thể nói gần như cùng với sự ra đời của loài người. Ngay từ thời thượng cổ con người đã chú ý đến ảnh hưởng của hoàn cảnh tự nhiên đối với nơi cư trú của loài người, nên đã tiến hành lựa chọn một cách có chủ đích. Nguyên sơ của phong thủy là những kinh nghiệm về sinh họat như khoét đá, đào hang, làm nhà... Từ cuộc sống thực tế, phải chống chọi với thú dữ, chống lại cả sự tấn công của đồng lọai, phải chống chọi với sự khắc nghiệt của thiên nhiên, con người đã biết chọn những vị trí cư trú có núi non che chở bao bọc, lại gần sông ngòi, nguồn nước. Từ thời thượng cổ, con người sống theo lối du canh, du cư, trải qua một quá trình tiến hóa đến định canh, định cư và mới bắt đầu chú ý đến nơi ăn ở sao cho thích hợp, chọn địa điểm cư trú làm sao cho tiện lợi rồi tiến tới kiến tạo phòng ốc để ở cho thật an lành, thoải mái, giàu có... Những kinh nghiệm về cư trú được tích lũy từ đời này qua đời khác đã hình thành nên phong thủy học. Thời sơ kỳ, con người chọn đất làm nhà, chủ yếu là muốn an toàn. Thường phải chọn nợi đất cao ráo vì sợ lũ lụt hoặc thú dữ tấn công. Để tránh mưa to, gió lớn, người ta dần dân biết cách chọn vùng đất hướng về Mặt Trời, khuất gió. Từ đời nhà Chu, con người đã đặc biệt chú trọng nơi cư trú. Con người đã biết chọn đất xây nhà tại vùng bình nguyên, đây là vùng đất mầu mỡ, có thể canh tác nông nghiệp thuận lợi. Gần nguồn nước mà vẫn tránh được lụt lội, tai hoạ thời tiết, thiên tai. Thời kỳ Tiên Tần, do trình độ khoa học còn thấp, các hình thức bói toán dự đoán cát hung thịnh hành trong xã hội gắn liền với hoạt động xây dựng nhà ở và mai táng. Các văn hiến như Bốc trạch, Bốc cư, Bốc lạc phản ánh tình hình đương thời. Đồng thời các học thuyết âm dương, ngũ hành, bát quái Chu Dịch, Thiên văn Hà Lạc cũng phát triển mạnh, áp dụng vào lĩnh vực Bốc trạch, Bốc cư, (bói chọn nhà ở và mồ mả). Phong thủy nhờ đó có được cơ sở tư tưởng triết học cần thiết. Thời Lưỡng Hán, đã xuất hiện các trước tác về phong thủy như Cung trạch địa hình, Kham dư kim quí. Các học thuyết Hình pháp gia, Kham dư gia cũng mang nội dung phong thủy. Mối quan hệ giữa nhà ở và mồ mả với cát hung họa phúc của con người đã trở nên rất mật thiết, đồng thời xuất hiện những người chuyên thực hiện hoạt động phong thủy. Điều này gắn liền với vô số sấm vĩ (câu sấm) và hàng loạt điều cấm kỵ mang tính chất mê tín đang thịnh hành trong xã hội đương thời. Thời kỳ Ngụy Tấn Nam Bắc triều, quan niệm nhà ở và mồ mả gắn với cát hung họa phúc của con người được tầng lớp sĩ đại phu tiếp nhận rộng rãi, thậm chí vua chúa cũng hoàn toàn tin vào thuật phong thủy. Trải qua lịch sử phát triển của các triều đại, đời nào cũng có những học giả kế tục và phát triển thuật phong thủy. Trong lịch sử phát triển, thuật phong thủy hình thành nên nhiều trường phái khác nhau, mỗi trường phái có phương pháp lý luận và ứng dụng riêng, dựa trên những suy luận khác biệt nhau, thậm chí có khi đối lập nhau. Cho đến nay, phong thủy vẫn còn nhiều điểm chưa rõ ràng, vẫn còn mang nhiều sự huyền bí. Ngày nay dù ở Phương Tây hay ở Phương Đông khi xây dựng nhà ở đều phải chọn những vị trí hợp với môi trường địa lý xung quanh địa bàn, dù theo một lối kiến trúc nào thì cũng phải căn cứ vào địa thế xung quanh để tạo dựng một kiến trúc đẹp về thẩm mỹ, lợi về sinh hoạt. Phong thủy dù còn vẻ huyền bí nhưng rất thực tế và gần gũi với đời sống con người. Nguon:wikipedia
  25. KỳLân: loài thú linh thời xưa, rất hiền lành, thuộc loài nai, ngày nay đã tuyệt chủng. Kỳ là con đực, Lân là con cái, nên gọi chung là Kỳ lân. Tương truyền, Kỳ lân có hình dáng giống như con nai, mình vằn, đuôi trâu, vú ngựa, có một sừng trên đầu, rất hiền lành, không ăn sanh vật, nên được gọi là Nhân thú 仁獸. Kỳ lân có tánh linh, khi nào có chúa Thánh ra cứu đời thì Kỳ lân xuất hiện báo trước điềm lành. Trong cuộc đời của Đức Khổng Tử, Kỳ lân xuất hiện hai lần: Lần thứ nhứt, báo tin có Thánh nhân ra đời. Lần thứ nhì xuất hiện con Kỳ lân què, báo tin Thánh nhân qui Thiên. - Lần thứ nhứt: Kỳ lân đến trước mặt Bà Nhan thị (Trưng Tại) đang mang thai Đức Khổng Tử, nằm phục ngay xuống, nhả ra một cái ngọc xích có chữ viết rằng: Con nhà Thủy Tinh nối đời suy Châu mà làm vua không ngôi. Sau đó Bà Nhan thị sanh ra Đức Khổng Tử. - Lần thứ nhì: Mùa xuân năm Lỗ Ai Công thứ 14, người nước Lỗ đi săn, bắt được con Kỳ lân què một chân. Đức Khổng hay được đến xem, rồi bưng mặt khóc. Về nhà Ngài than với học trò: Đạo ta đến lúc cùng. Ba năm sau, Đức Khổng Tử mất, thọ 73 tuổi. Đức Khổng Tử tên là Khâu, tự là Trọng Ni, sanh ngày 27 tháng 8 âm lịch năm Canh Tuất (551 trước Tây lịch), đời vua Châu Linh Vương năm thứ 21 nhà Châu, tương ứng với đời vua Lỗ Tương Công năm thứ 22, tại làng Xương Bình, huyện Khúc Phụ, nước Lỗ, bây giờ là Tỉnh Sơn Đông nước Trung Hoa. Đức Khổng Tử là dòng dõi của Vi Tử Khải và Vi Tử Diễn, hai người nầy là anh ruột của vua Trụ, con của vua Đế Ất nhà Thương (cũng còn gọi là nhà Ân). Sau khi Châu Võ Vương diệt vua Trụ, mở ra nhà Châu, Ông Châu Công Đán cho Vi Tử Khải làm vua nước Tống, gọi là Tống Công, để trông nom việc tế tự các vua nhà Thương. Vi Tử Khải mất, em là Vi Tử Diễn lên thay. Cháu 13 đời của Vi Tử Diễn là Thúc Lương Ngột, làm quan Đại phu nước Lỗ, là thân phụ của Đức Khổng Tử. Ngài lấy họ Khổng, bởi vì Thúc Lương Ngột là dòng dõi của Khổng Phùng Thúc, biệt lập ra họ Khổng kể từ Khổng Phụ Gia, sau 5 đời Công Khanh thế tập ở nước Tống. Thúc Lương Ngột có người vợ cả họ Thi, sanh được 9 người con gái, một người vợ lẽ sanh được một con trai nhưng bị què một chân, tên là Mạnh Bì, tự là Bá Ni. Năm Thúc Lương Ngột 70 tuổi, sợ không có người kế tự, mới sai người đến nhà họ Nhan để cầu hôn. Họ Nhan có năm người con gái đều chưa gả chồng, có ý chê Thúc Lương Ngột quá già, mới bảo với các con gái rằng: - Các con có đứa nào thuận kết duyên với quan Đại phu ở Châu Ấp đó không? Bốn người con gái lớn đều làm thinh, người con gái út là Trưng Tại đứng dậy thưa rằng: - Phép làm con gái, khi còn ở nhà thì theo lời cha, cha đặt đâu con xin ngồi đó. Họ Nhan nghe con gái út nói thế thì lấy làm lạ, liền gả Trưng Tại cho Thúc Lương Ngột. Trưng Tại đã kết duyên với Thúc Lương Ngột rồi, vợ chồng lo về sự hiếm hoi không có con trai nối dõi, nên cùng nhau vào núi Ni Sơn cầu tự. Khi Trưng Tại trèo lên núi Ni sơn, bao nhiêu lá cây đều rung động lên cả. Khi làm lễ cầu tự xong, đi trở xuống thì lá cây lại rủ xuống như cũ. Đêm hôm ấy, Trưng Tại nằm mộng thấy Thần Hắc Đế triệu đến mà bảo rằng: - Sau nầy, nàng sẽ sanh con Thánh, nhưng khi nào lâm sản thì nên vào ở trong hang núi Không Tang. Đến khi nàng thức giấc tỉnh dậy thì biết mình có thai. Một hôm khác, Trưng Tại mơ mơ màng màng như người chiêm bao, chợt thấy một Ông già đến đứng ở sân, tự xưng là Ngũ Tinh, dắt theo một con thú giống như con trâu con mà lại có một sừng, mình có vằn. Con thú ấy trông thấy Trưng Tại thì nằm phục xuống và nhả ra một cái ngọc xích, trên đó có đề chữ "Con nhà Thủy Tinh, nối đời suy Châu mà làm vua không ngôi." Trưng Tại biết là điềm lạ, liền lấy dải lụa buộc vào sừng con thú ấy. Khi tỉnh dậy, Trưng Tại thuật điềm chiêm bao ấy cho chồng nghe. Thúc Lương Ngột nói: - Con thú ấy là con kỳ lân. Gần đến sản kỳ, Trưng Tại hỏi hang núi Không Tang ở đâu? Thúc Lương Ngột nói: - Núi Nam sơn có một cái hang đá, tục gọi là hang Không Tang. Trưng Tại liền sửa soạn đến đó ở và sanh đẻ trong hang Không Tang đúng theo lời Thần nhân mách bảo. Đêm hôm sanh ra Khổng Tử, có hai con rồng xanh từ trên Trời bay xuống nằm phục ở hai bên sườn núi và có hai vị Thần Nữ đem nước hương lộ đến gội đầu cho Trưng Tại. Gội xong thì biến đi. Khi Trưng Tại lâm sản, bỗng thấy trong hang đá có một suối nước nóng chảy ra để Trưng Tại tắm. Tắm xong thì suối cạn ngay. Thúc Lương Ngột nói: - Vì ta cầu tự nơi núi Ni Sơn mà được đứa bé nầy, nên ta đặt tên cho nó là Khâu, tự là Trọng Ni. Trưng Tại biết đứa con nầy sẽ làm nên việc lớn, nên hết sức nuôi nấng và chăm sóc con. Ông Khổng Tử có tướng lạ lắm: Môi như môi trâu, tay như tay hổ, vai như vai chim uyên, lưng rùa, miệng rộng, hầu lộ, trán phẳng và cao, khi lớn, mình cao 9 thước 6 tấc (thước Tàu), có tánh ham học. Năm Khổng Tử lên 3 tuổi thì cha mất. Ngài sống với mẹ trong cảnh nhà nghèo. Khi lớn lên, mẹ cho đi học, Ngài chơi với trẻ hàng xóm, thích bày trò cúng tế. Năm 15 tuổi, lập chí học tập. Năm 19 tuổi, Ngài cưới vợ, vợ của Ngài là con của họ Thượng Quan nước Tống. Năm 20 tuổi, vợ Ngài sanh đặng một con trai. Hôm đó, Lỗ Chiêu Công sai đem đến ban cho Ngài một con cá chép (Lý ngư), nên nhân đó, Ngài đặt tên con là Lý tự là Bá Ngư, để tỏ lòng tôn trọng vật của vua ban tặng. Về sau, Bá Ngư chết lúc 50 tuổi, chết trước Đức Khổng Tử. Con của Bá Ngư tên là Khổng Cấp, tự là Tử Tư, sau theo học với Tăng Sâm, rồi làm ra sách Trung Dung. 1. Đức tánh của Đức Khổng Tử: Đức Khổng Tử là người rất thông minh, luôn luôn ham học. Bất cứ việc gì, Ngài cũng để ý xem xét rất kỹ lưỡng để biết cho cùng tận mới thôi. Tánh Ngài ôn hòa, nghiêm trang, khiêm tốn, làm việc gì cũng hết sức cẩn thận, đề cao lễ nhạc, luôn luôn tin vào Thiên mệnh. 2. Thời kỳ tham chánh và dạy học: Năm 21 tuổi, Đức Khổng Tử được cử làm chức Ủy Lại, một chức quan nhỏ coi việc sổ sách của kho lúa, cùng là cân đo và gạt lúa. Sau đó, qua làm chức Tư Chức Lại, coi việc nuôi bò, dê, súc vật dùng trong việc tế tự. Năm Ngài 25 tuổi thì chịu tang mẹ. Năm 29 tuổi, Ngài học đàn với Sư Tương, ở nước Lỗ. Tuy làm chức quan nhỏ, nhưng Đức Khổng Tử đã nổi tiếng là người học rộng, biết nhiều, nên quan Đại phu nước Lỗ là Trọng Tôn Cồ, cho hai người con trai là Hà Kỵ và Nam Cung Quát theo Ngài học Lễ. Đức Khổng Tử muốn đến Lạc Dương, kinh đô nhà Châu, để nghiên cứu về nghi lễ, chế độ miếu đường, nhưng vì nhà nghèo, không đủ tiền lộ phí, đành than thở mà thôi. Học trò Ngài là Nam Cung Quát nghe vây, liền về tâu với Lỗ Chiêu Công. Vua liền ban cho Ngài một cổ xe song mã và vài tên quân hầu cận để đưa Ngài và Nam Cung Quát đi Lạc Dương. Đến nơi, Đức Khổng Tử quan sát nhà Tôn miếu, nhà Minh đường, khảo cứu luật lệ và thư tịch đời cổ, đi xem Giao đàn là nơi nhà vua tế Thiên Địa và Tinh tú, rồi đến Xã đàn là nơi vua tế Thần Nông và Thần Hậu Thổ. Nơi nào có quan hệ đến việc tế lễ thì Ngài đến quan sát và hỏi han cho tường tận. Ngài đến gặp Trành Hoành để hỏi về Nhạc. Khi ở Lạc Dương, Đức Khổng Tử còn tìm đến gặp Đức Lão Tử để hỏi về Lễ. Từ đó, sự học của Ngài càng rộng hơn nhiều nên học trò xin theo học càng lúc càng đông. Nhưng vua Lỗ vẫn chưa dùng Ngài vào việc nước. Được mấy năm, trong nước Lỗ, Quý Bình Tử khởi loạn. Ngài theo Lỗ Chiêu Công tạm lánh sang nước Tề. Ở đây Ngài học được Nhạc thiều. Tề Cảnh Công mời Ngài tới để hỏi việc Chánh trị. Vua Tề rất khâm phục, muốn đem đất Ni Khê phong cho Ngài, nhưng quan Tướng Quốc nước Tề là Yến Anh ngăn cản không cho. Năm sau, Ngài trở về nước Lỗ, thấy họ Quý dùng Dương Hổ để chuyên quyền, ý muốn tiếm đoạt. Ngài quay về quê lo việc dạy học, và nghiên cứu cho tường tận Đạo học của Thánh hiền. Lúc đó Ngài được 36 tuổi. Đến năm thứ 9 đời vua Lỗ Định Công, Ngài được 51 tuổi, được vua Lỗ mời ra làm quan, phong cho chức Trung Đô Tể lo việc cai trị ở Ấp Trung Đô, tức là đất Kinh thành. Một năm sau, bốn phương lấy chính sự của Ngài làm khuôn mẫu. Năm Lỗ Định Công thứ 10 (500 năm trước Tây lịch), Ngài phò vua Lỗ đi phó hội với Tề Cảnh Công ở Giáp Cốc. Nhờ tài ngôn luận và ứng đáp kịp thời, vua Tề rất khâm phục và trả lại cho nước Lỗ ba khoảnh đất ở Quy Âm mà Tề đã chiếm của Lỗ từ mấy năm trước. Qua năm sau, Đức Khổng Tử giữ chức Tư Không, rồi thăng lên Đại Tư Khấu (Hình Bộ Thượng Thơ) coi việc hình án. Ngài đặt ra luật lệ để cứu giúp kẻ nghèo khổ, lập ra phép tắc, định việc tống táng, lớn nhỏ có trật tự, trai gái không lẫn lộn, gian phi trộm cắp không còn nữa, xã hội được an bình thạnh trị. Sau 4 năm, Lỗ Định Công phong Ngài lên làm Nhiếp Tướng Sự (Tướng Quốc), coi việc Chánh trị trong nước. Ngài cầm quyền được 7 ngày thì tâu với vua Lỗ xin giết gian thần Thiếu Chính Mão để chỉnh đốn quốc chính. Đức Khổng Tử giết Thiếu Chính Mão: Thiếu Chính Mão là một nịnh thần rất nguy hiểm dưới trào Lỗ Định Công. Bấy giờ, Đức Khổng Tử đang làm quan Tướng Quốc nước Lỗ. Quý Tôn Tư, một vị Đại Thần quyền thế trong triều, nhưng luôn luôn hỏi ý kiến của Đức Khổng Tử mỗi khi có một quyết định trong công việc trị nước. Nhưng phần Thiếu Chính Mão, khi Đức Khổng Tử nói ra câu gì thì liền gièm pha khiến người nghe phân vân và đôi khi bị mê hoặc. Đức Khổng Tử mật tâu với Lỗ Định Công: - Nước Lỗ không cường thịnh lên được là vì trung nịnh không phân biệt, thưởng phạt không nghiêm minh. Thí dụ như muốn trồng lúa tốt tất phải trừ bỏ cỏ xấu. Xin Chúa công cho đem các đồ phủ việt (dùng vào việc hình) trong nhà Thái miếu bày ra ở dưới Lưỡng quán để dùng vào việc hình. Lỗ Định Công thuận cho. Sáng hôm sau, Lỗ Định Công truyền cho các quan triều đình hội nghị để bàn việc phá thành ấp xem lợi hại thế nào. Các quan người nói nên phá, người nói không nên phá. Thiếu Chính Mão đón ý Đức Khổng Tử, nói rằng: - Phá thành có 6 điều tiện: Để tôn trọng quyền vua không ai bằng. Để tôn trọng cái quyền thế Đô thành. Để ức quyền tư môn. Để khiến cho kẻ gia thần lộng quyền không chỗ nương cậy. Để yên lòng ba nhà: Mạnh, Thúc, Quý. Để khiến cho các nước nghe việc nước Lỗ ta làm mà phải kính phục. Đức Khổng Tử tâu với Lỗ Định Công:- Thành ấp nay đã thế cô còn làm gì được, huống chi Công Liễm Dương vẫn có lòng trung với vua, sao dám bảo là lộng quyền. Thiếu Chính Mão dùng lời nói khéo để làm loạn chánh trị, khiến vua tôi ly gián, cứ theo phép thì nên giết. Các quan trong triều tâu: - Thiếu Chính Mão là người danh giá ở nước Lỗ ta, dầu có nói lầm đi nữa cũng chưa đến tội chết. Đức Khổng Tử lại tâu với Lỗ Định Công: - Thiếu Chính Mão là người dối trá mà lại biện bác, làm người ta mê hoặc. Nếu không giết đi thì việc chánh trị không thi hành nổi. Xin Chúa Công cho đem phủ việt ra để trị tội. Đức Khổng Tử truyền cho lực sĩ trói Thiếu Chính Mão đem đến Lưỡng quán mà giết đi. Các quan trong triều đều sợ hãi, xám xanh cả mặt. Ba nhà: Mạnh, Thúc Quý, trông thấy cũng đều kinh sợ. Từ khi giết xong Thiếu Chính Mão, Lỗ Định Công và ba nhà Mạnh, Thúc, Quý mới một lòng nghe theo lời của Đức Khổng Tử. Nhờ vậy, Đức Khổng Tử chỉnh đốn kỷ cương trong nước, dạy dân những điều lễ, nghĩa, liêm, sĩ, nên dân không còn nhiễu loạn mà chánh trị mỗi ngày một hay. Ba tháng sau, phong tục biến cải cả: Các nhà buôn gà và heo không dám nhồi cám để dối người mua, trong khi ra đường, trai gái đi phân biệt nhau, không hỗn loạn, thấy của rơi ngoài đường thì không ai lượm, người nước khác du lịch đến nước Lỗ được tiếp đãi tử tế, không để cho thiếu thốn. Dân nước Lỗ có làm một bài ca để tán tụng công đức của Khổng Tử. Bài ca ấy được truyền tụng sang nước Tề. Tề Cảnh Công lo ngại nói rằng: - Nước Lỗ biết dùng Khổng Khâu ắt nên nghiệp Bá, tất họa đến nước Tề, ta biết làm thế nào? Quan Đại Phu Lê Di tâu rằng: - Chúa Công lo nước Lỗ biết dùng Khổng Khâu, sao không lập cách ngăn đi. Tề Cảnh Công nói: - Nước Lỗ giao quyền chánh trị cho Khổng Khâu, ta dùng cách gì mà ngăn trở được? Lê Di tâu: - Tính con người ta, hễ được cường thịnh tất sanh lòng kiêu mạn. Xin Chúa Công lập một Bộ Nữ Nhạc mà đem dâng vua Lỗ. Vua Lỗ mà nhận Bộ Nữ Nhạc tất sanh lười biếng mà chán Khổng Khâu. Bấy giờ tất Khổng Khâu phải bỏ nước Lỗ mà đi, Chúa Công mới có thể ngồi yên được. Quả vậy, Lỗ Định Công, không nghe lời can gián của Đức Khổng Tử, nhận Bộ Nữ Nhạc thì mê say theo, bỏ bê việc triều chánh, có khi luôn 3 ngày không ra coi triều, mọi việc đều giao cả cho Họ Quí. Đức Khổng Tử can gián vua Lỗ nhiều lần nhưng không được, lại có thể bị hại vì lời gièm siễm của bọn gian thần. Do đó, trong ngày Lễ Tế Giao, vua Lỗ không nhìn đến, cũng không đem phần thịt tế biếu cho các quan Đại Phu. Đức Khổng Tử nhân việc lỗi nhỏ của vua Lỗ mà xin từ chức, bỏ nước Lỗ đi chu du các nước chư hầu. 3. Thời kỳ chu du các nước chư Hầu: Đức Khổng Tử cùng các học trò đi qua các nước: Vệ, Khuông, Trần, Tống, Thái, Sở, để mong thuyết phục các vua chư Hầu chịu đem cái Đạo của Ngài ra ứng dụng để đem lại thái bình thạnh trị cho dân chúng. Nhưng cái Đạo của Ngài là Vương Đạo nên đi ngược ý đồ Bá Đạo của các vua chư Hầu và quyền lợi của các quan Đại phu nên các vua chư Hầu đều không dám dùng Ngài. Rốt cuộc, sau 14 năm đi chu du các nước không thành công, Ngài phải trở về nước Lỗ, có quan Đại Phu Quý Khang Tử sai Công Hoa ra đón Ngài. Phu nhân của Đức Khổng Tử là bà Thượng Quan đã mất trước đó một năm, nhằm năm Lỗ Ai Công thứ 10. 4. Đức Khổng Tử gặp Thần đồng Hạng Thác. Đức Khổng Tử cùng một số học trò, trên đường qua nước Trần, gặp một đám trẻ nhỏ chơi đùa giữa đường. Ngài ngồi trên xe nhìn đám trẻ, thấy một cậu bé cặm cụi lấy cát đắp một cái thành nhỏ mà không đùa giỡn. Ngài hỏi cậu bé: - Sao cậu không chơi đùa với mấy đứa trẻ kia? Cậu bé đáp: - Đùa giỡn thì vô ích, vì có thể bị rách áo quần, nhọc công mẹ vá, lại buồn lòng cha, nên tôi không giỡn. Nói xong, cậu tiếp tục lo đắp thành. Đức Khổng lại hỏi: - Cậu không tránh cho xe của tôi đi sao? Cậu bé thản nhiên đáp: - Từ xưa đến giờ, xe phải tránh thành, chớ có bao giờ thành tránh xe. Đức Khổng Tử nghe cậu bé trả lời một câu bất ngờ và hay quá, liền xuống xe lại gần cậu hỏi nhiều điều khó khăn, được cậu trả lời thông suốt, sau đó cậu hỏi lại Đức Khổng Tử mấy câu mà Ngài không trả lời được, khiến Ngài rất phục cậu bé, tôn cậu bé làm thầy. Cậu bé ấy là Thần đồng Hạng Thác. "Lúc Khổng Tử dạy về Nhơn đạo thời chưa thông Thiên đạo, còn dùng tửu nhục. Đến khi ngộ đạo cùng Hạng Thác thì trì trai thủ giới, nên mới có câu: Thiên sanh Khổng Tử chơn kỳ trí, tánh mạng công phu thỉ bất minh, vãng Trần lộ ngộ Hạng Thác vi sư, lão tác đồ ty thiếu vi tôn, cùng câu: Trai minh thạnh phục, yết dục dưỡng tinh. Sau ngươi Châu Tử chẳng thông thời vụ, học Trung Dung chưa rồi mà luận đến Thiên đạo, lại chê Khổng Tử, Lão Tử rằng luận thuyết hư vô tịch diệt là dị đoan. Có phải ấy là ếch nằm đáy giếng xem trời nhỏ chăng?" (Đại Thừa Chơn Giáo) Đức Khổng Tử ở Nhơn đạo, nhờ Thần đồng Hạng Thác mà Ngài giác ngộ, tu theo Thiên đạo nên trường trai, tuyệt dục, dưỡng Tinh luyện đạo, đắc phẩm Chí Thánh. 5. Thời kỳ soạn sách và dạy học trò: Khi trở về nước Lỗ, Đức Khổng Tử đã 68 tuổi. Ngài trở lại quê nhà để mở mang việc dạy học và soạn sách. Tổng số môn đệ của Đức Khổng Tử có lúc lên tới 3000 người (Tam thiên đồ đệ), trong đó có 72 người được liệt vào hạng tài giỏi, nên gọi là Thất thập nhị Hiền. Đức Khổng Tử san định lại các kinh sách của Thánh Hiền đời trước như: Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Nhạc, Kinh Dịch. Ngài ghi chú các lời nói của Thánh Hiền đời trước, xếp đặt lại cho có thứ tự, chú thích những chỗ khó hiểu, nhất là với Kinh Dịch, Ngài chú giải rất kỹ. Sau đó, Đức Khổng Tử viết ra sách Xuân Thu, chép những việc của nước Lỗ và của nhà Châu (Chu) liên hệ với các nước chư Hầu từ đời Lỗ Ẩn Công nguyên niên (721 trước Tây lịch) đến đời Lỗ Ai Công thứ 14 (481 trước Tây lịch), tổng cộng là 242 năm. (Xem chi tiết nơi phần sau: Khổng Tử tác Xuân Thu) Đức Khổng Tử là bậc Chí Nhân Chí Thánh, nhưng Ngài vẫn khiêm tốn không dám nhận mình là Thánh nhân. Đối với các môn đệ, Ngài rất dễ dãi. Hễ ai theo đúng lễ đến xin học thì Ngài không bao giờ từ chối. Ngài thâu nhận học trò, không kể giàu nghèo, con quan hay con dân. Ngài mở ra một nền giáo dục bình dân đại chúng, đào tạo được một lớp người trí thức mới, tài giỏi và có đức hạnh trong giới bình dân. Sự giáo hóa của Ngài chủ yếu là làm sao cho sáng tỏ cái đức sáng của người, chớ không gom vào trong sự truyền thụ kiến thức. Đây là một phương pháp giáo dục rất hay để khai mở cái Tâm của con người vậy. 6. Đức Khổng Tử tạ thế: Mùa Xuân năm Lỗ Ai Công thứ 14 (481 trước Tây lịch), người nước Lỗ đi săn bắt được một con kỳ lân què chân trái phía trước. Đức Khổng Tử đến xem rồi bưng mặt khóc. Khi trở về, Ngài than rằng: Ngô đạo cùng hỹ! (Đạo của ta đến lúc cùng) Sách Xuân Thu chép đến chuyện nầy thì hết, nên đời sau còn gọi sách Xuân Thu là Lân Kinh. Năm Nhâm Tuất đời Lỗ Ai Công thứ 17 (479 trước Tây lịch), một hôm Đức Khổng Tử chống gậy đi tản bộ trước nhà, vừa đi vừa hát: Thái sơn kỳ đồi hồ! Lương mộc kỳ hoại hồ! Triết nhân kỳ nuy hồ! (Núi Thái sơn đổ ư! Cây gỗ tốt hư hoại ư! Triết nhân mòn mỏi ư!) Học trò của Ngài là Tử Cống liền đến hỏi thăm Ngài. Ngài nói: Ta biết mình sắp chết. Đến ngày Kỷ Sửu, tức là ngày 18 tháng 2 năm Nhâm Tuất, Đức Khổng Tử tạ thế, hưởng thọ 73 tuổi. Mộ của Ngài ở bên bờ sông Tứ Thủy, phía Bắc thành nước Lỗ, nay gọi là Khổng Lâm, thuộc huyện Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông. Ba ngàn đồ đệ của Ngài đều thương tiếc và than khóc, nguyện để tang Thầy 3 năm. Có hơn 100 môn đệ làm nhà chung quanh phần mộ để lo phụng tự trong 3 năm, riêng Tử Cống ở đó hết 6 năm mới thôi. Chu vi đất quanh mộ của Đức Khổng Tử rộng chừng 100 mẫu mà không hề có cây gai và cỏ may mọc. Học trò bảo nhau đi tìm các thứ hoa thơm cỏ lạ ở các nơi đem về trồng khắp chung quanh. 7. Các triều đại phong tặng Đức Khổng Tử: - Năm 739, vua Đường Huyền Tôn phong tặng Đức Khổng Tử là Văn Tuyên Vương, mặc phẩm phục Hoàng đế, tặng cho các đệ tử các tước: Công, Hầu, Bá. - Năm 1008, vua Tống Chân Tông phong Ngài là: Đại Thánh Văn Tuyên Vương, phong cho thân phụ Ngài là Lỗ Công, thân mẫu Ngài là Lỗ Phu Nhân, vợ là Bà Thượng Quan Thị làm Vân Phu Nhân, và ra lịnh cho các tỉnh lập miếu thờ Ngài. - Năm 1306, vua Minh Thế Tông phong tặng Ngài là Chí Thánh Tiên Sư. - Năm 1645, vua Thanh Thế Tổ phong Ngài là Đại Thành Chí Thánh Văn Tuyên Vương Thánh Sư Khổng Phu Tử. 8. Văn miếu: Văn miếu hay Văn Thánh miếu là tòa nhà dựng lên để làm Đền thờ Đức Khổng Tử và các môn đệ của Ngài cùng với các Tiên hiền, Tiên nho qua các thời đại gồm: a. Tứ Phối: Bốn vị Thánh cùng được phối hưởng cúng tế với Đức Khổng Tử. Tứ Phối gồm: Phục Thánh Nhan Tử (Nhan Hồi) Tông Thánh Tăng Tử (Tăng Sâm) Thuật Thánh Tử Tư (Khổng Cấp) Á Thánh Mạnh Tử (Mạnh Kha) b. Thập Triết: Mười vị Hiền triết, học trò tài giỏi nhứt của Đức Khổng Tử. Thập Triết gồm: Mẫn Tổn (Mẫn Tử Khiên) Bá Ngưu (Nhiễm Canh) Trọng Cung (Nhiễm Ung) Tể Dư (Tử Ngã) Đoan Mộc Tứ (Tử Cống) Nhiễm Cầu (Tử Hữu) Trọng Do (Tử Lộ) Ngôn Yển (Tử Du) Bốc Thương (Tử Hạ) Chuyên Tôn Sư (Tử Trương). c. Thất thập nhị Hiền: 72 vị học trò giỏi của Đức Khổng Tử, nhưng ở dưới Thập Triết một bực.Nói là Thất thập nhị Hiền, chớ thật ra chỉ có 62 vị, vì trong Thất thập nhị Hiền có Thập Triết, nên phải trừ ra 10 vị. d. Tiên Hiền, Tiên Nho: gồm 120 vị, qua các triều đại từ xưa đến nay. 9. Đức Khổng Tử trong Đạo Cao Đài: Đức Khổng Tử là một Đấng Giáo chủ trong Tam giáo thuộc thời Nhị Kỳ Phổ Độ. Nhờ Đức Khổng Tử mà Nho giáo mới được hưng hạnh, và trở thành một học thuyết triết học nhân sinh có hệ thống chặt chẽ và hoàn hảo, chủ yếu dạy về Nhơn Đạo (Đạo làm Người). Không có một giáo thuyết nào dạy Nhơn Đạo hoàn hảo bằng Nho giáo. Trong Kinh Cúng Tứ Thời của Đạo Cao Đài có bài Kinh Nho giáo để xưng tụng công đức của Đức Khổng Tử. Ngày Đại Lễ Vía Đức Khổng Tử được chọn là ngày giáng sanh của Đức Khổng Tử, đó là ngày 27 tháng 8 âm lịch. Hằng năm, khi đến ngày nầy, tại Toà Thánh và các Thánh Thất địa phương đều có thiết lễ Đại Đàn cúng Vía Đức Khổng Tử, có Chức sắc thuyết đạo nhắc lại Tiểu sử của Ngài, và nói về sự ích lợi của Nho giáo đối với sự ổn định trật tự trong gia đình và ngoài xã hội. Do đó, Đức Chí Tôn mới có chủ trương NHO TÔNG CHUYỂN THẾ, tức là dùng tinh hoa của Giáo lý Nho giáo để dạy dỗ người đời, tái lập trật tự và đạo đức trong xã hội. Trong Kinh Tam Nguơn Giác Thế, Đức Khổng Tử có giáng cơ dạy Đạo. Sau đây, xin chép lại bài Thánh giáo nầy của Ngài: Ngày 17 tháng Giêng năm Nhâm Thân (1932). THI: NGÃ dĩ từ chương giáo nghĩa phương, KHỔNG văn hoằng hóa sự luân thường. PHU thê, phụ tử, quân thần đạo, TỬ đệ phùng thời độ thiện lương. DIỄN DỤ: Các sĩ cùng chư khanh nghe rõ: việc Tam giáo hiệp nhứt. Từ mới mở mang Trời Đất đã có Đại Đạo. Tam giáo vốn một nhà, đời sau chia làm ba, chớ kỳ trung một bổn, kẻ thế không thông hiểu nên tranh luận giành điều chơn giả với nhau hoài. Những người xưng mình là Minh Sư, thọ truyền cho đồ đệ, thì mỗi người cũng muốn khoe tài mình mà truyền khẩu với chúng sanh rằng, đạo mình chánh, đạo khác thì tà: Té ra, mình là manh sư gạt chúng. Nếu Đạo Tiên, Đạo Phật mà không dùng văn chương thì lấy chi mà tả kinh diễn kệ. Còn học Nho mà không học Đạo thì ra người cuồng sĩ kiêu căng. Vậy khuyên mấy sĩ Ba Đạo cũng đồng tìm kiếm gốc cho minh chơn lý, đặng trước độ mình, sau độ chúng. Vậy mới gọi là Chánh kỷ hóa nhơn. Thi rằng: Tam giáo từ xưa vốn một nhà, Người sau lầm tưởng, vọng chia ba. Minh tâm may hiểu đường chơn giả, Mẫn tánh mới thông nẻo chánh tà. Thích, Đạo tỷ như hành bộ khách, Nền Nho ví tợ chiếc đò qua. Muôn ngàn kinh kệ do nơi chữ, Tam giáo từ xưa vốn một nhà. KHỔNG PHU TỬ Nguon:Caodaism.org