Lê Bá Trung

Hội Viên Ưu Tú
  • Số nội dung

    526
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

Everything posted by Lê Bá Trung

  1. Khoảng gần Noel năm 2003, tôi gặp phải 1 trường hợp khá đặc biệt (cũng qua internet) đối với Phong thủy. Một gia đình nọ có cậu con trai (sinh ngày 31/5/1970 D.L, vào lúc sau 11g sáng), tánh tình hiền hòa, siêng năng, vui vẻ, bỗng dưng lại mắc chứng bệnh tâm thần như bị ma ám. Đang có công ăn việc làm tương đối khá và ổn định, cậu ta bỗng dưng bỏ việc, nghỉ ở nhà, suốt ngày trốn trong phòng ở dưới nhà hầm (basement), nói, cười lảm nhảm 1 mình. Vì trước kia cậu ta đã từng lấy áo khoác của mình đắp lên thi thể cho 1 người vừa bị bắn chết, nên gia đình nghĩ có lẽ cậu con trai bị ma nhập, nên đầu tiên đem cậu lên chùa, sau đó mời vài vị pháp sư tới nhà trấn yếm cũng như làm bùa cho uống, nhưng kết quả vẫn không có gì thay đổi. Sau khi biết được câu chuyện, tôi lập lá số Bát Tự theo như năm, tháng, ngày, giờ sinh của cậu ta như sau: CANH TUẤT | TÂN TỴ | TÂN HỢI | QUÝ TỴ Vì ngày sinh là TÂN HỢI, nên mệnh là TÂN (Kim), có tỉ-kiếp đồng hành trợ giúp (năm CANH, tháng TÂN đều thuộc hành Kim, lại có TUẤT-Thổ sinh) nên mệnh vượng. Lúc đó (từ năm 32 đến 41 tuổi ta) lại nhập đại vận ẤT DẬU. Mệnh TÂN gặp vận DẬU là đúng đất Trường sinh, nên mệnh đã vượng lại càng thêm vượng. Mà Kim vượng thì Mộc phải chết, tức ẤT (Mộc) của đại vận bị Kim khắc thật dữ dội. Cho nên bệnh của cậu ta không phải do ma, quỷ gì ám, mà chỉ vì trong lá số và đại vận lúc đó đang xảy ra tình trạng “Kim vượng khắc Mộc”. Mộc bị khắc nặng thì chẳng những là chân, tay dễ gãy (vì Mộc chủ về gân, xương và tay chân), mà gan cũng bị thương tổn nặng (vì ẤT là biểu tượng của gan trong nội tạng). Đối với Đông Y thì “gan chủ về gân, thần của nó là hồn”, hoặc “gan là tạng Mộc, chủ về tàng hồn...”, nếu gan bị khắc nặng thì sẽ khiến cho con người bị mất trí hoặc mê sảng, điên cuồng... Do đó, triệu chứng mê loạn của cậu ta chỉ là do gan đã cực yếu và mất hết chức năng điều khiển thần kinh gây ra. Kế đó, tôi lại kết hợp với Phong thủy của căn nhà, thấy nhà hướng chính NAM (180 độ, tức tọa TÝ Hướng NGỌ), dọn vào ở từ năm 1997 nên lập trạch trong vận 7. Cửa trước tại phương NGỌ, cửa sau tại phương QUÝ. Bếp đặt ở khu vực phía BẮC, nhìn về phía NAM. Phía trước trống, thoáng, phía sau có cây cổ thụ lớn. Phía TÂY BẮC cũng có 3 cây lớn đâm rễ vào hông nhà. Phòng ngủ của cậu con trai ở dưới basement, nằm ở khu vực TÂY NAM, có cầu thang lên, xuống tại khu vực phía ĐÔNG BẮC của phòng ngủ. Cửa phòng ngủ nằm tại khu vực phía ĐÔNG, đi thẳng sang buồng tắm nơi đó. Trạch vận của căn nhà như sau: Nhìn vào trạch vận thấy cửa trước bị suy khí Lục bạch Kim chiếu tới, mà phía trước lại trống, thoáng, khiến suy khí tràn vào. Còn cửa sau tuy đắc vượng khí Thất xích, nhưng lại bị cây cổ thụ che chắn, khiến vượng khí không vào nhà được. Đã thế tàm cây lại còn đón khí Lục bạch từ phía trước thổi tới rồi hồi hạ vào cửa sau, khiến cho cả 2 cửa đều chỉ đón nhận suy khí, cho nên tôi đoán từ khi vào nhà này ở thì tài lộc của gia đình ngày càng suy thoái. Chẳng những thế mà tại trung cung và khu vực phía sau đều có các cặp số 7-3, tức là Tam bích Mộc bị Thất xích Kim khắc. Nếu như cửa đắc vượng khí thì có thề hóa giải được điều này. Đàng này cả 2 cửa trước, sau chỉ nhận được suy khí Lục bạch Kim, khiến cho Kim khí càng mạnh mà vây khắc Mộc, khiến cho người sống trong nhà thường bị những tai nạn về đau, gãy tay chân hoặc gân xương, hoặc bị những chứng bệnh về gan và thần kinh. Vì cậu con trai của gia đình này sinh năm 1970 tức năm CANH TUẤT, mệnh thuộc quẻ CHẤN (Mộc), bị Kim khí của cả 2 cửa trước, sau khắc nên là điều nguy hiểm. Lại thêm cầu thang xuống tầng hầm nằm tại khu vực phía ĐÔNG BẮC của căn phòng, có hướng tinh Ngũ Hoàng chiếu tới, nên sẽ đem đến nhiều bệnh tật, tai họa cho người nằm trong phòng đó. Sau khi thấy tôi đoán như thế thì người nhà mới cho tôi biết những chi tiết sau: - Từ khi vô nhà này thì tiền bạc mất mát, hao tổn rất nhiều. - Trong nhà lúc đó có cô con gái thất nghiệp đã hơn 1 năm rưỡi mà vẫn không tìm được việc làm, chưa kể cậu con trai đã bỏ việc từ năm 2001. - Chẳng những cậu con trai đã 1 lần bị gãy chân, mà bà nội cũng bị té thang gãy xương mông. - Người cha từ khi về nhà này đã bị nhiều bệnh nguy hiểm đến tánh mạng, và lúc đó đang bị đau thận nặng, mỗi tuần phải đi lọc máu 3 lần (và đã được bác sĩ cho biết là phải tiếp tục như thế cho đến khi chết mới thôi) nên cơ thể và chân, tay rất yếu ớt, đi đứng khó khăn. - Người mẹ cũng bị bệnh tim yếu, tiểu đường, áp huyết cao. Còn bà nội ngoài vụ té gãy xương còn có thời gian bị mù mắt gần nửa năm trời, cuối cùng phải đi giải phẫu mới khỏi. (Nguyên nhân khiến cho hầu như cả nhà mắc bệnh thì quá dài, nên tạm không trình bày ở đây). Vì thấy trạch vận của căn nhà qúa xấu, dù có dùng những biện pháp hóa giải cũng chỉ ngăn chận được phần nào bệnh tật, nhưng còn vấn đề tài chánh của gia đình vẫn sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn, nên tôi đề nghị họ dùng cách thay đổi trạch vận bằng 1 trong 2 phương pháp sau: - Tu sửa lại căn nhà (nhất là dỡ mái làm lại để đem ánh nắng mặt trời vào giữa nhà). - Dọn nhà đi nơi khác chừng 1 vài tháng rồi trở về. Vì lúc đó trời đang mùa Đông, khí hậu hàn lạnh chưa thể tu sửa gì được, vả lại gia đình họ cũng có 1 căn nhà bỏ trống, vừa mới sửa sang lại tính cho thuê, nên họ quyết định dời tạm qua đó. Đồng thời, tôi cũng khuyên người nhà nên tìm 1 chữ có nghĩa “thủy” mà đặt tên lại cho cậu con trai để hóa giải bớt vấn đề Kim-Mộc tương khắc trong mệnh của cậu ấy. Được đúng 16 ngày sau khi dọn nhà, người nhà biên thư để cho biết những biến chuyển sau: - Cậu con trai bắt đầu bình phục, xin lỗi đã làm khổ cha, mẹ, và đi làm được hơn 1 tuần (tại hãng cũ, dù đã nghĩ việc lâu, nhưng vì được chủ rất mến nên khi trở lại thì được nhận vô vị trí cũ liền). Không những thế còn chịu đi làm thêm giờ (overtime), 1 chuyện mà cậu ta chưa từng làm bao giờ. - Người con gái đang bị thất nghiệp hơn 1 năm rưỡi cũng bỗng dưng gặp được cơ hội tốt, kiếm được công việc ở vị trí cao hơn (và dĩ nhiên là lương khá hơn) công việc cũ nhiều. - Người cha cũng có vẻ khỏe mạnh, hồng hào, ăn ngon, ngủ được hơn lúc trước. Tuy nhiên, sau khi ở nhà này được hơn 2 tháng thì người cha trong 1 lần đang lọc máu tại nhà thương thì bị lên cơn “stroke”, đứt mạch máu não. Trong suốt hơn 2 tuần ông nằm bệnh viện mà máu não vẫn không ngưng chảy, khiến cho bác sĩ luôn lo ngại cho tính mạng của ông, cũng như thông báo cho gia đình biết là dù có chữa được ông cũng sẽ bị “bán thân bất toại” (tức tê liệt nửa người) suốt đời. Nhưng qua tuần lễ thứ 3 thì ông gặp được 1 “thần y”, chỉ trong không đầy 2 tuần đã chữa cho ông hết chứng “bán thân bất toại”, có thể đi lại bình thường, sức khỏe phục hồi và trở về nhà. Lúc này, gia đình họ thấy mọi sự đã yên nên lại dọn về nhà cũ. Trạch vận của căn nhà vì thế cũng đổi sang vận 8 như dưới đây: Với trạch vận mới này thì phía trước đắc vượng khí, còn phía sau tuy bị suy khí Thất xích, nhưng nhờ cò cây lớn che chắn, khí Thất xích khó vào nhà. Lại đón được vượng khí từ phía trước thổi tới rồi hồi hạ vào cửa sau nên cửa trước, cửa sau đều đắc vượng khí. Bếp nằm tại khu vực phía BẮC đắc sinh khí của Sơn tinh nên từ sau khi trở lại nhà cũ thì cả tài lộc lẫn sức khỏe đều khá hơn trước. Người cha nhờ có vị “thần y” đó trị liệu (hoàn toàn miễn phí), nên mọi bệnh tật từ từ hết dần, ngay cả 2 trái thận cũng được phục hồi, và sau này không còn phải đi lọc máu hàng tuần nữa. Sức khỏe của bà mẹ cũng khả quan hơn rất nhiều, không còn bị cao máu, tiểu đường... như trước đây. Riêng cậu con trai sau những lần đổi nhà và đặt tên thì chứng bệnh tâm thần cũng không tái phát lại nữa. Tuy rằng trong các năn GIÁP THÂN, ẤT DẬU đều là những năm Kim-Mộc tương khắc, lại thêm đại-tiểu vận trùng phùng (đại vận ẤT DẬU gặp năm ẤT DẬU) nên đúng ra bệnh của cậu ta phải nặng thêm, hoặc nguy hiểm tới tính mạng, nhưng cậu ta vẫn không việc gì, chỉ hơi thấy “khó chịu” trong người 1 chút mà thôi. Một điều đáng nói là tuy gia đình được vị “thần y” kia trị liệu, nhưng cậu ta lại nhất định là mình không có bệnh tật gì cả, nên không để cho vị thầy kia ra tay chữa bệnh bao giờ. Bình Nguyên Quân - Copyright © 2007 phongthuyhuyenkhonghoc.com
  2. ) Từ Tiên thiên tới Hậu thiên Bát quái: Biết rằng vũ trụ lúc ban đầu chỉ là 1 khoảng trống vô hình, đến khi có Trời-Đất xuất hiện rồi mới hình thành mọi hiện tượng như ngày, đêm, sấm chớp, gió mưa mà tạo nên đồi núi, sông, hồ... Cho nên Tiên thiên Bát quái do Phục Hy đặt ra mới xếp quẻ CÀN (Trời) ở phía trên, quẻ KHÔN (Đất) ở phía dưới, ngụ ý lấy Trời-Đất là chủ tể của vũ trụ, rồi bên trên mới phát sinh ra gió (TỐN) và mưa (ĐOÀI), bên dưới xuất hiện sấm (CHẤN) và núi (CẤN). Mặt trời mọc ở phía ĐÔNG nên xếp quẻ LY (Hỏa) ở đó, còn thủy nguồn từ phía TÂY chảy đến, nên là phương vị của quẻ KHẢM. Chính vì vậy nên Tiên thiên Bát quái còn được coi là quy luật vận hành và biến chuyển của vũ trụ, với Trời-Đất đứng giữa theo thứ tự trên, dưới mà phát sinh cũng như điều hành mọi sự. Sau khi Trời-Đất đã hình thành, gió, mưa, sấm chớp, núi non, nước, lửa đều đã có thì lại xảy ra sự tương tác giữa 2 thế lực đối nghịch Thủy-Hỏa mà làm nảy sinh ra sự sống. Tuy rằng từ trong Thủy thì sự sống đã phôi phai hình thành, nhưng phải nhờ sức ấm của Hỏa thì sự sống mới có thể được duy trì, tồn tại và phát triển. Chính vì vậy mà Văn Vương nhà Chu (khoảng hơn 1,000 năm B.C) khi đặt ra Hậu thiên Bát quái mới xếp 2 quẻ KHẢM (Thủy) – Ly (Hỏa) vào thay thế vị trí của CÀN-KHÔN để điều khiển Ngũ hành mà làm nảy sinh cũng như duy trì sự sống trên trái đất theo 1 quy luật tương sinh theo chiều thuận (tức chiều kim đồng hồ) là Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim rồi Kim sinh Thủy là trở lại từ đầu. Tức là từ Thủy mới có thể phát sinh ra vạn vật, rồi nhờ sức Hỏa mà giúp cho vạn vật được tăng trưởng mạnh mẽ. Cho nên mới nói “Thủy là nguồn của vạn vật, Hỏa là cha của vạn vật”. Nếu không có Thủy thì sự sống không thể phát sinh, không có Hỏa thì sự sống không thể hình thành. Và sự tương tác giữa Thủy-Hỏa chính là đầu mối phát sinh và phát triển của vạn vật cũng như sự sống trên trái đất. Sự ra đời của Hậu thiên Bát quái là 1 bước tiến quan trọng và vượt bực của nền văn minh và khoa học Đông phương. Đi cùng với Tiên thiên Bát quái, nó đã tóm gọn tất cả một giai đoạn biến hóa, hình thành của vũ trụ từ vô hình cho đến lúc sự sống được hình thành và hiện hữu trên mặt đất. Nếu nói Tiên thiên là quy luật biến hóa của Trời-Đất thì Hậu thiên chính là quy luật biến hóa của sự sống. Nếu trong vũ trụ lấy Trời (CÀN)-Đất (KHÔN) làm chủ, thì trong sự sống phải lấy Thủy-Hỏa đứng đầu. Đây là 1 yếu tố cực kỳ quan trọng, là nền tảng cho nhiều ngành triết lý và khoa học Đông phương, kể cả Đông y và Phong thủy. 2) Sự cân bằng Thủy-Hỏa: tuy rằng Thủy-Hỏa là nguồn phát sinh và nuôi duỡng vạn vật, nhưng chúng không thể tách rời, hay tự tạo 1 mình, mà luôn luôn phải có sự điều hòa, phối hợp giữa 2 yếu tố này. Nếu chỉ có Thủy mà không có Hỏa thì trái đất sẽ hàn lạnh đến cực độ, nên sự sống dù có phát sinh cũng không thể thành hình. Nếu chỉ có Hỏa mà không có Thủy thì cực khô, nóng, vạn vật sẽ bị thiêu hủy hoặc không thể nảy sinh. Cho nên điều kiện đầu tiên để có sự sống là Thủy-Hỏa phải đối đãi, tương tác với nhau. Nói “đối đãi” tức là chúng phải nằm ở những khu vực đối nghịch và tách rời nhau, nhưng không phải để đối chọi, mà là để tương ứng và quân bình nhau. Chính vì vậy nên trong Hậu thiên Bát quái mới xếp quẻ LY ở NAM, quẻ KHẢM ở BẮC, LY thế chỗ của quẻ CÀN (trong Tiên thiên Bát quái) nên đứng ở trên, KHẢM thay chỗ của KHÔN mà nằm phía dưới. Tuy mới thoạt nhìn thì chỉ thấy đó là thế đối nghịch, nhưng nếu xét kỹ thì KHẢM (1) và LY (9) xuyên qua Thiên tâm mà tạo ra tình huống âm-dương, Phu-Phụ “Hợp thập” với nhau. Tức là phải thông qua hình thức xung đối mới có thể tương tác và quân bình cho nhau mà tạo dựng cũng như duy trì và phát triển sự sống. Cũng vì vậy nên chẳng những Thủy-Hỏa không thể tách rời, mà còn phải tương xứng và quân bình cho nhau nữa, như 1 LY đối với 1 KHẢM trong Hậu thiên Bát quái, tức 1 âm-1 dương, 1 vợ-1 chồng mới có thể tạo dựng và nuôi dưỡng được con cái. Một vấn đề quan trọng khác là giữa Thủy-Hỏa phải có sự quân bằng, chứ không được chênh lệch, có như vậy mới bảo đảm cho sự sống được hài hòa, mọi sinh vật tươi tốt, lớn mạnh không ngừng. Nếu chẳng may có sự chênh lệch thì trong sự sống sẽ xuất hiện nhiều biến động. Nếu Thủy nhiều tất Hỏa sẽ yếu, khiến cho âm khí, hàn lạnh sẽ làm chủ vạn vật, nên sự sống dù có được hình thành cũng khó mà tăng trưởng mạnh mẽ. Nếu Hỏa nhiều thì Thủy sẽ suy kiệt, sự sống dù có nhưng bị nhiệt Hỏa bức bách nên cũng khó lòng mà được yên ổn, lâu dài. Chẳng những thế mà nếu Thủy quá mạnh thì sẽ dập tắt Hỏa, nếu Hỏa quá mạnh thì sẽ làm khô cạn Thủy nên đều là những nguyên nhân đưa tới sự hủy diệt. Cho nên sự cân bằng Thủy-Hỏa là 1 vấn đề quan trọng, là mấu chốt trong quá trình sinh thái của vạn vật, là nguồn gốc bảo vệ và duy trì sức khỏe cũng như hạnh phúc của con người. Chính nhờ những phát kiến và nguyên lý về Thủy-Hỏa của Hậu thiên Bát quái mà Đông y từ nghìn xưa đã biết thận (thuộc Thủy) là nội tạng đầu tiên xuất hiện trong cơ thể con người, hoặc những bệnh về tim (thuộc Hỏa) là căn do bởi thận, cho nên muốn chữa dứt bệnh tim thì phải lo chữa thận. Hoặc căn nguyên những bệnh về gan (Mộc), Phế (Kim), dạ dày (Thổ)... cũng đều từ thận hay tim mà ra... tức là căn do của bệnh tật, nguồn gốc của tử, sinh cũng đều do sự tương tác và cân bằng Thủy-Hỏa mà thôi. 3) Ứng dụng trong Phong thủy: nhưng những nguyên lý về Thủy-Hỏa trong Hậu thiên Bát quái chẳng những được ứng dụng vào Đông Y và những nghành khoa học Đông phương khác, mà còn được ứng dụng triệt để và hữu hiệu trong Phong thủy. Như chúng ta đã biết, đối với nhà cửa thì cổng, cửa ra vào, đường phố, ao hồ chung quanh nhà, buồng tắm trong nhà... đều thuộc Thủy. Còn bếp, cửa sổ, những vật dụng tiêu thụ điện, lửa... đều thuộc Hỏa (sở dĩ cửa sổ thuộc Hỏa là vì chỉ dùng để lấy ánh sáng, chứ không phải là lối ra, vào. Chính vì vậy nên phái Phong thủy Mật tông mới cho rằng nếu cửa sổ để dơ bẩn thì người trong nhà dễ bị bệnh về mắt, mà mắt thuộc Hỏa. Hoặc nhiều phái Phong thủy thường đòi hỏi số lượng cửa sổ và cửa ra vào phải tương ứng, cứ 1 cửa ra vào thì chỉ được có tối đa là 3 cửa sổ, tức là muốn tạo nên sự cân bằng giữa Thủy (cửa ra vào) và Hỏa (cửa sổ) mà thôi. Nếu nhà quá nhiều cửa sổ thì người trong nhà hiếu động hoặc bướng bỉnh, hung hãn (vì Hỏa quá nhiều)...). Biết rằng Thủy là nguồn của sự sống, nên 1 căn nhà tối thiểu cũng phải có 1 cửa ra vào thì mới có người vào ở được. Đó là chưa kể nếu vị trí cửa còn đắc vượng khí của Hướng tinh (tức đắc vượng “Thủy”) thì tài lộc của nhà đó sẽ dồi dào (vì Thủy là nguồn sống của vạn vật, nên đối với con người chính là của cải, lương thực). Nhưng nếu nhà đó chỉ có 1 cửa ra vào, 4 bề bít kín, tối tăm thì dù có của cải nhưng sức khỏe yếu kém, cuộc sống âm u, tẻ lạnh (vì thiếu Hỏa). Chính vì thế nên nhà mới cần mở cửa sổ để lấy ánh sáng chiếu vào. Nhưng ánh sáng chỉ là 1 nguồn Hỏa gián tiếp, nên dù có nhiều cũng chưa chắc đã lấy lại được thế quân bình Thủy-Hỏa, nhất là nếu chung quanh nhà lại có đường đi, ao, hồ, hoặc buồng tắm, bể nước... trong nhà. Cho nên đa số nhà cửa mới phải dùng đến bếp là nguồn dẫn Hỏa trực tiếp để đem lại thế quân bình Thủy-Hỏa ngay trong môi trường sống. Vì trong Hậu thiên bát quái, Hỏa là nguồn tăng trưởng và phát triển của vạn vật, mà bếp thường là nguồn xử dụng Hỏa nhiều nhất trong 1 căn nhà, nên ảnh hưởng đầu tiên của nó là tới vấn đề sức khỏe của mọi người sống trong căn nhà đó. Do đó, nếu biết cách đặt bếp sao cho làm tăng được sức của Hỏa, hoặc tạo được thế quân bình giữa Thủy-Hỏa trong nhà thì sức khỏe của mọi người trong nhà sẽ tốt, còn nếu không kiến tạo được sự cân bằng thì sẽ bị thế “Thủy vượng, Hỏa suy” hay ngược lại, khiến cho sức khỏe của mọi người trong nhà sẽ rất yếu kém. Có những trường hợp nhà có cổng, cửa vừa lớn, vừa đắc sinh, vượng khí, mà chung quanh nhà lại có sông, hồ, biển lớn... cũng đắc sinh, vượng khí, tức là “Thủy cục” của nhà đó cực vượng. Lúc đó, dù bếp có được thiết kế hoàn bị đến đâu đi nữa (như cách xa buồng tắm, bồn rửa chén, bể nước...) cũng vẫn bị vượng Thủy của căn nhà áp chế. Cho nên muốn tái lập lại được thế quân bình Thủy-Hỏa cho căn nhà đó thì bếp cần phải được đặt tại những nơi có khí sinh, vượng của Sơn tinh, có như thế thì vượng Thủy của căn nhà mới được chế ngự, và Hỏa mới không còn bị Thủy lấn áp. Lý do là vì Sơn tinh (bất kể phi tinh là hành gì) 1 khi là sinh, vượng khí đều lấy Thổ (núi) làm đầu (cũng như Hướng tinh nếu là khí sinh, vượng cũng đều lấy Thủy làm trọng). Một khi Thủy khí của căn nhà quá mạnh, Hỏa khí của bếp không địch nổi, nhưng nếu đặt bếp tại nơi có vượng khí của Sơn tinh tức là mượn sức Thổ mà kềm chế Thủy. Lại còn lấy Hỏa (của bếp) sinh Thổ, khiến cho Thổ khí đã vượng lại còn được sinh, có như thế mới đủ sức chế ngự Thủy mà tái lập lại thế quân bình Thủy-Hỏa. Vì vậy nên người xưa mới có câu:”Thủy là nguồn của Hỏa, Hỏa là chủ của Thủy” chính là vì Hỏa tuy bị Thủy khắc, nhưng có thể sinh ra Thổ mà chế ngự Thủy vậy. Những nhà đã có Thủy khí cực mạnh mà vẫn tạo được sự cân bằng Thủy-Hỏa là những nhà đại phúc lộc, tài lộc, nhân đinh đều sẽ cực vượng. Ngược lại, nếu không có sự cân bằng đó thì Thủy sẽ áp chế Hỏa, khiến cho nhà đó tuy giàu có nhưng thường hay bị rơi vào tình trạng cô đơn hay tuyệt tự. Một trường hợp khác là có những nhà khi đặt bếp lại vô tình để nó nằm tại những khu vực có sinh, vượng khí của Hướng tinh. Đây là 1 sai lầm tai hại vì đem bếp (Hỏa) vào đặt tại chỗ có vượng Thủy, khiến cho Thủy-Hỏa tương khắc mà làm hao tổn cả tài-đinh. Chính vì vậy nên trong “Thẩm thị Huyền không học” mới nhắc nhở phải tránh đặt bếp nơi chỗ có vượng khí. Nếu nơi này có thêm bồn rửa chén hoặc bể nước... thì tài sẽ vượng nhưng đinh không vượng. Còn nếu bếp đạt được những điều kiện tiêu chuẩn như xa lánh thủy, hoặc bếp lớn, được xử dụng thường xuyên... thì nhà tuy đông người nhưng tài lộc suy sụp. Cho nên bếp đặt tại khu vực có vượng khí của Hướng tinh thì hoặc là làm cho Thủy-Hỏa xung khắc, hoặc là làm cho Thủy-Hỏa mất quân bằng nên đều là vấn đề tai hại và cần phải tránh. Nói tóm lại, 1 khi đã hiểu được nguyên lý Thủy-Hỏa tương tác và quân bằng với nhau là nền tảng của sự sống thì sẽ thấu hiểu được mọi công dụng của bếp, những phương pháp đặt bếp cho từng trường hợp cần thiết, cũng như nhiều nguyên lý Phong thủy khác. Hơn nữa, ngày nay với lối kiến trúc và tiện nghi hiện đại, với 1 nhà 5, 7 phòng tắm, cùng với sky-light (giếng trời), hồ tắm, lò sưởi điện, hệ thống TV, máy hát, computer... sẽ dễ làm cho nhiều người học Phong thủy phải hoang mang, bối rối. Nhưng nếu quay về với Hậu thiên Bát quái, nắm được những nguyên lý của Thủy-Hỏa vô hình thì mọi thứ sẽ được làm sáng tỏ. Cho nên như GS Nguyễn hữu Lương, tác giả bộ “Kinh Dịch với vũ trụ quan Đông phương” đã viết: Hậu thiên Bát quái là “công trình sáng tác vĩ đại nhất của Văn Vương... Đó là một siêu phẩm tân kỳ của một bộ óc toán lý học bậc sư của thế giới cổ kim”, và “Có Tiên thiên mà không có Hậu thiên thì quan niện vũ trụ chưa được toàn diện” là vậy. Nguon:phongthuyhuyenkhong.com
  3. Tưởng đại Hồng sinh vào cuối thời Minh và sống qua tới đầu thời nhà Thanh, là một nhà Phong thủy nổi tiếng của thời đại đó, đồng thời cũng là người được chân truyền những bí pháp của Huyền Không. Tuy đương thời ông không viết sách để nói về phương pháp chọn hướng của mình, nhưng qua một số trường hợp mà ông chọn hướng cho người khác, được đệ tử của ông là Khương Diêu kể lại trong tác phẩm “Tòng sư tùy bút”, chúng ta cũng có thể đoán là ông chỉ dùng đơn hướng, chứ ít khi dùng kiêm hướng. Ngoài đoạn văn đã được trích dẫn trong bài “PHƯƠNG PHÁP CHỌN HƯỚNG NHÀ (2)”, thì còn một số đoạn văn khác xin được trích ra dưới đây để bạn đọc tham khảo thêm: 1) Thẩm hiếu Tử người Đông Quan, hạ táng người thân, địa sư điểm huyệt sơn THÌN hướng TUẤT kiêm ẤT-TÂN (tức kiêm 3 độ chứ không nhiều). Phu tử cùng tôi đi ngang qua đó, thấy Hiếu Tử ôm quan tài khóc lóc thật là thảm thiết. Thầy quan sát biết là người hiếu hạnh, mới sửa lại lập sơn CÀN hướng TỐN (chú thích của người viết: tức đơn hướng chứ không kiêm độ nào cả. Một điều bạn đọc cần biết là người xưa khi lấy tọa-hướng, tuy không nói rõ bao nhiêu độ, nhưng nếu tọa-hướng đó bị kiêm, dù là chỉ kiêm1 hoặc 2 độ thì họ sẽ luôn nói kiêm thêm tọa-hướng nào vào). Sau khi táng mười năm, Hiếu Tử nhờ buôn bán mà khá lên, tích lũy được hơn mười vạn, sinh được nhiều con trai tướng mạo đều khôi vĩ, thông minh hơn người. Lúc táng là vận 2 Thượng nguyên, mùa xuân năm GIÁP NGỌ. * Chú thích của người viết: mộ chôn vào vận 2, lấy tọa CÀN hướng TỐN thì đắc vượng khí của Hướng tinh tới hướng, vượng khí của Sơn tinh tới tọa, tức là được “ĐÁO SƠN, ĐÁO HƯỚNG” nên vượng phát cả tài lẫn đinh. Nếu chọn tọa THÌN hướng TUẤT kiêm ẤT-TÂN như những địa sư khác chỉ thì mộ sẽ bị vượng khí của Hướng tới tọa, vượng khí của Sơn tới Hướng, tức là bị cách “THƯỢNG SƠN, HẠ THỦY” chủ phá bại cả về nhân đinh lẫn tài lộc. 2) Mùa xuân năm ẤT DẬU (vận 2), Tiên sinh điểm huyệt cho nhà họ Thương, dùng sơn CẤN hướng KHÔN (tức cũng dùng đơn hướng). Chúng tôi bàn luận thì thấy phạm “THƯỢNG SƠN, HẠ THỦY”, vả lại còn phạm “PHẢN-PHỤC NGÂM”. Không hiểu vì sao lại dùng Sơn-Hướng như vậy, bèn hỏi thầy. Thầy mỉn cười nói:”Các con chờ xem ngày sau huyệt này như thế nào”? Chưa tới 2 năm, nhà họ Thương tài, đinh, phú quý đều có đủ cả 3. Năm ấy vào mùa Đông, thầy cũng lại dùng Sơn-Hướng đó điểm huyệt cho nhà họ Vương, sau gia đạo của họ Vương cũng ngày càng hưng thịnh. Tôi hỏi thầy 3 lần, thầy chỉ cười mà không đáp, (nên) không biết đây là phép gì? * Chú thích của người viết: Vận 2 lập tọa CẤN hướng KHÔN thì toàn bàn (9 cung) sẽ đắc TAM BAN QUÁI (sẽ nói trong 1 bài khác) nên tài, đinh, phú quý đều có đủ. Chỉ vì Khương Diêu chưa được Tưởng đại Hồng dạy cho bí quyết này nên mới còn bỡ ngỡ, chỉ nhìn thấy được những cách “THƯỢNG SƠN, HẠ THỦY” và “PHẢN-PHỤC NGÂM mà thôi. Nhìn vào 2 đoạn văn trên, cộng với đoạn văn đã được trích dẫn trong bài “PHƯƠNG PHÁP CHỌN HƯỚNG NHÀ (2)”, chúng ta có thể thấy là Tưởng đại Hồng khi chọn hướng thường là lấy đơn hướng, chứ không lấy kiêm 3 độ như 1 số phái khác hay làm, bất kể những tọa-hướng đó là thuộc về những Sơn thuộc Địa Chi (như những sơn TÝ, SỬU, DẦN, MÃO...) hoặc Tứ Ngung (là CÀN, KHÔN, CẤN, TỐN). Điều này cũng phá bỏ những lý thuyết cho rằng những Sơn thuộc Tứ Ngung (CÀN, KHÔN, CẤN, TỐN) và Thiên Can (GIÁP, ẤT, BÍNH, ĐINH, CANH, TÂN, NHÂM, QUÝ), khí của chúng đều quá mạnh, nên không thể lấy đơn hướng (tức lấy tuyến chính giữa để lập hướng). Nếu lấy thì hung họa sẽ tới, cho nên khi gặp những hướng đó thì đều phải kiêm 2, 3 độ, tức là để tránh những trường khí quá mạnh đưa tới!!! Dưới đây là 1 đoạn văn khác gián tiếp cho thấy sự sai lầm của lý thuyết trên như sau: “Thông gia của tôi (tức Khương Diêu) nhờ địa sư Quảng Diên ngoài 10 năm mới tìm được 1 cuộc đất cực đẹp. Năm GIÁP TÝ, niên hiệu Khang Hy thứ 23, vân 1, sơn NHÂM hướng BÍNH. Sau khi táng 1 năm thì toàn gia bị bệnh dịch chết hết. Con cháu của họ tranh cãi về chuyện này cho tới nay vẫn chưa dứt. Phu tử Đỗ Lăng (tức Tưởng đại Hồng) lên núi quan sát thì cười mà nói:”Cuộc đất này đúng là đẹp, đáng tiếc phạm vào “Phản ngâm, Phục ngân” gặp họa vì táng không đúng thời vậy”. Đọc đoạn văn trên chúng ta thấy đối với Tưởng đại Hồng thì nguyên do dẫn tới tai họa không phải là vì tọa-hướng thuộc Thiên Can (NHÂM-BÍNH) mà lại lấy đơn hướng, mà chỉ vì lập trong vân 1, Sơn-Hướng tinh 1-1 đều đến phía BẮC tức là bị “Phục ngâm”, Sơn tinh số 2 là Sinh khí tới Hướng nên bị “Hạ thủy”, Hướng tinh số 9 tới hướng (phía NAM) là suy khí mà còn bị “Phục ngâm”. Đó mới chính là nguyên do dẫn đến tai họa mà thôi. Còn một số trường phái khác lại cho rằng khí của những Sơn thuộc Địa Chi, nhất là những Sơn của Tứ Chính (tức TÝ, NGỌ, MÃO, DẬU) thì khí trường của nó cực mạnh, cho nên không được lấy đơn hướng, mà phải kiêm 2, 3 độ để tránh lực của nó thì mới không bị tai họa!!! Rất tiếc là trong sách vở không có thí dụ nào của Tưởng đại Hồng (hay những bậc danh sư khác) về những hướng này. Nhưng nếu chúng ta nhìn vào bản đồ trung tâm của Thủ đô Washington của Hoa Kỳ, với hầu hết nhà cửa, dinh thự của chính phủ và tư nhân đều cất theo 4 chính hướng TÝ, NGỌ, MÃO, DẬU mà nói rằng vì thủ đô của nước Mỹ thiết kế phạm phải 4 hướng của Tứ Chính, cho nên những ai làm việc và sinh sống tại đây sẽ nghèo đói và bị nhiều tai họa hơn những thành phố hay thủ đô khác thì thật là không có gì sai lầm hơn vậy. Nguồn:phongthuyhuyenkhong.com
  4. Nhiều người khi mới bắt đầu tìm hiểu hay muốn áp dụng Phong thủy đã gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề xác định và đo hướng nhà. Nhất là trong những khu đô thị mà đường phố không được thiết kế theo các trục Đông - Tây, Nam - Bắc, thì vấn đề tìm và đo hướng nhà lại càng rắc rối hơn. Gần đây, đã có rất nhiều sách Phong thủy nói tới vấn đề này, cũng như đưa ra nhiều phương pháp hầu giúp cho người đọc có thể dựa vào đó mà tìm hướng nhà, tâm nhà. Nhưng càng nói thì càng làm cho người mới học thêm hoang mang, khó hiểu, không biết phải dùng “phương pháp” nào cho đúng? Thật ra, nguyên nhân chính chỉ là do người mới học Phong thủy do chưa có kinh nghiệm, nên mới lung túng khi bắt tay vào vấn đề này mà thôi. Nhưng nếu cứ chịu khó thực tập, quan sát nhiều thì sau 1 thời gian sẽ tự động nắm được vấn đề này và không còn thấy khó khăn gì nữa. Dưới đây là 1 vài phương pháp đơn giản, hy vọng giúp được phần nào cho những người mới học Phong thủy. 1) Tìm hướng nhà: a) Lấy đường phố để định hướng: cách đơn giản nhất là để ý coi chung quanh nhà có đường phố nào không? Nếu có thì mặt nào của căn nhà hướng về nơi đó chính là hướng nhà, cho dù là có cửa ra, vào hay không! Lúc đó mặt có cửa chỉ được coi là “hông nhà” mà thôi. Nhưng cách lấy đường phố để định hướng nhà cũng còn có nhiều trường hợp phức tạp như sau: • Nếu nhà chỉ gần 1 con đường, và mặt đó có sân, hay có lối đi để ra, vào nhà thì mặt đó được xem là hướng nhà, cho dù là có cửa hay không. • Nếu nhà chỉ gần 1 con đường, nhưng mặt đó lại được rào kín, không có lối ra, trong khi mặt khác lại có cửa, sân, và lối ra 1 hẻm nhỏ khác thì lại phải tính mặt có sân, cửa là hướng của căn nhà. • Nếu nhà gần 2 con đường thì thông thường mặt nào gần con đường lớn hơn sẽ là hướng của căn nhà, cho dù là mặt đó có cửa hay không. • Nếu nhà gần 2 con đường lớn như nhau, thì mặt nào có sân hay có lối đi cho mọi người trong nhà, hoặc khách bộ hành có thể qua lại thì được xem là hướng. Nếu trong trường hợp cả 2 mặt đều có thì lúc đó mới chọn mặt có cửa ra vào làm hướng. • Nếu nhà gần 3 con đường... thì phương pháp chọn hướng cũng tương tự, tức là trước nhất xem coi mặt nào gần con đường lớn nhất, sau đó mới tính tới sân, lối đi cho mọi người ra, vào hay khách bộ hành đi ngang qua, rồi mới tính đến cửa ra vào nhà. Cho nên phương pháp chung thật ra chỉ là lấy dương (động) làm hướng, lấy âm (tĩnh) làm tọa mà thôi. :rolleyes: Lấy lối đi để định hướng: đối với những nhà trong 1 chung cư lớn hoặc cao tầng thì hướng nhà thường là mặt tiếp giáp với lối đi của tầng (hay của chung cư) đó. Nhất là trong những chung cư khi mỗi tầng có nhiều căn hộ khác nhau. Tuy nhiên, với những chung cư mà mỗi tầng chỉ có 1 căn hộ thì hướng của căn hộ cũng là hướng của chung cư, chứ không có sự khác biệt. Một chung cư mà mỗi tầng có 2 căn hộ thì còn tùy thuộc vào mỗi tầng có lối đi xuyên suốt hay không mà quyết định hướng của mỗi căn hộ là theo lối đi hay theo hướng chung cư. 2) Đo hướng nhà: Nếu muốn đo hướng nhà thì trước hết phải kiếm một la bàn tương đối lớn, có thể đọc được từng độ một. Đưa la bàn ra phía trước nhà, đứng nhìn thẳng về phía trước . Muốn cho THẬT CHÍNH XÁC thì cần vẽ một đường thẳng song song với bức tường phía trước nhà, cách tường khoảng 2m. Rồi đứng sao cho 2 gót chân chạm lêm đường thẳng đó . Có như vậy hướng nhìn thẳng về phía trước mới chính xác là hướng nhà . Sau đó cầm ngửa mặt la bàn lên trời, và phải cầm cho bằng phẳng, để kim la bàn có thể tự động xoay chuyển cho đến khi nó ngừng hẳn. Lúc đó mũi kim la bàn sẽ nằm ở chính BẮC (tức 0 độ). Rồi giữ nguyên như thế, nhưng đưa la bàn lên gần mắt, mắt nhìn thẳng về phía trước (nhưng xuyên qua mặt la bàn) thì sẽ biết hướng nhà là bao nhiêu độ. Nhớ là khi coi vẫn phải để ý 2 vấn đề là: 1/ Giữ cho la bàn bằng phẳng, để kim vẫn có thể di chuyển linh hoạt. Nếu để nghiêng la bàn thì kim sẽ bị "kẹt" và do đó sẽ chỉ sai hướng. 2/ Mũi kim của la bàn vẫn phải chỉ về chính BẮC (tức 0 độ), chứ không được xê dịch đi đâu cả . Thường thì trên mặt la bàn sẽ có 1 mặt kiếng có thể xoay được, trên đó cũng thường có 1 đường kẻ . Cho nên chỉ việc đưa la bàn lên gần mắt, giữ cho kim không còn xoay chuyển nữa, rồi xoay mặt kiếng cho đường thẳng vẽ trên đó thẳng với phía trước thì tuyến độ ngay chỗ đường thẳng đó chính là hướng nhà. Nguon:phongthuyhuyenkhong.com
  5. Trong vấn đề chọn phương hướng cho nhà cửa hay phần mộ thì có 2 cách thông thường là chọn chính hướng sao cho được cuộc “Vượng Sơn, Vượng Hướng”, hoặc chọn kiêm hướng để dùng Thế Quái hầu đem vượng khí tới tọa-hướng. Ưu điểm của 2 cách này là sẽ giúp cho tài, đinh của 1 căn nhà được vượng phát nhanh chóng, nếu chọn thời điểm xây nhà, lập mộ đúng lúc thì có thể “táng (hay xây) vào tháng DẦN (tức tháng 1 Â.L) thì tháng MÃO (tức tháng 2 Â.L) phát”. Nhưng khuyết điểm của nó là thời gian hưng vượng lại rất ngắn ngủi, đa số chỉ phát trong khoảng 1 vận (tức 20 năm) mà thôi. Nếu muốn tiếp tục phát thì thường là cứ sau 1 vận phải tu sửa lại nhà cửa hay phần mộ, kẻo nếu không thì tai họa sẽ ập tới như trường hợp Liêu kim Tinh (tức Liêu công) thời Tống. Liêu kim Tinh xuất thân hàn vi, phải đi ở cho nhà của 1 đại quan là Trương minh Thúc. Vợ của họ Trương là con gái của Ngô cảnh Loan, 1 danh sư Phong thủy thời đó, thấy Liêu công thông minh, tướng mạo khôi vĩ mà phải chịu cảnh cơ cực, nên mới đem những bí lục của phụ thân truyền cho. Sau khi học xong, vì quá nghèo, Liêu công bèn tìm địa huyệt đắc “Vượng sơn, vượng hướng” mà cải táng mồ mả cho tổ tiên. Từ đó, gia đình ông đinh, tài đều vượng phát, danh tiếng nổi như cồn, được dân chúng vùng đó coi như 1 vị thánh, ngày nào cũng mời ông đi xem Phong thủy. Chuyện này đến tai 1 gia đình thế phiệt, họ liền mời ông về, dùng lễ thượng khách mà hậu đãi, chỉ mong ông tìm cho họ những cuộc đất tốt. Trong 18 năm trời, Liêu công đã tìm được 74 cuộc đất quý. Lúc đó cũng đã gần hết thời hạn vượng phát mồ mả của tổ tiên mình, nên Liêu công mới muốn xin về để tìm đất tu sửa hay cải táng lại. Nhưng nhà kia tham lam, cứ nhất quyết giữ ông ở lại thêm 4 năm nữa mới cho về. Khi ông về đến nơi thì đại họa đã xảy ra, tất cả các con đều đã chết, chỉ còn bà vợ già và 2 đứa cháu nhỏ. Liêu công vì quá đau buồn nên từ đó sinh bệnh rồi chẳng bao lâu cũng tạ thế. Nói như vậy không phải là mọi cuộc “Vượng sơn, vượng hướng” đến khi thất vận đều sẽ bị tai họa thảm khốc như thế, mà điều đó còn tùy thuộc vào địa hình và Phi tinh của từng địa huyệt. Nhưng nó cho thấy khuyết điểm của cuộc “Vượng sơn, vượng hướng” là không được lâu dài, và vì vậy những nhà Phong thủy sau này đã tìm kiếm những cách cục khác có khả năng bảo đảm sự vượng phát của 1 gia đình lâu dài hơn cuộc “Vượng sơn, vượng hướng”. Một trong những cách cuộc đó là tình huống “HỢP THẬP”. Nói “Hợp Thập” là khi trong các vận-sơn-hướng tinh, có 2 trong 3 số đó cộng với nhau (hợp) thành 10 (thập). Có 2 tình thế “Hợp Thập” xảy ra giữa Vận, Sơn và Hướng tinh như sau: 1/ Vận tinh và Sơn tinh cộng lại thành 10: Như trong một cung có các vận-sơn-hướng tinh 9-1-3, thì vận tinh 9 + Sơn tinh 1 = 10, nên đó là tình huống “Hợp Thập” giữa Vận tinh và Sơn tinh. 2/ Vận tinh và Hướng tinh cộng lại thành 10: Như trong một cung có các vận-sơn-hướng tinh 8-6-2. Vì Vận tinh 8 + Hướng tinh 2 = 10, nên là sự “Hợp Thập” giữa Vận tinh và Hướng tinh. Cả 2 trường hợp kể trên đều đòi hỏi tất cả các cung phải có sự “Hợp Thập” thì mới có hiệu lực. Những trường hợp này còn được gọi là “toàn bàn Hợp thập”. Nếu trong trạch bàn chỉ có sự “Hợp Thập” ở 1, 2 cung thì không đáng kể lắm. - Thí dụ 1: Nhà tọa TÝ, hướng NGỌ (tức 180 độ), nhập trạch trong vận 7. Nếu lấy trạch vận thì thấy tại tất cả các cung, Vận tinh và Sơn tinh đều cộng với nhau thành 10. Đây là trường hợp toàn bàn Hợp thập giữa Vận tinh và Sơn tinh. - Thí dụ 2: Nhà tọa NGỌ hướng TÝ (tức 0 độ), nhập trạch trong vận 7. Nếu lấy trạch vận thì thấy tại tất cả các cung, Vận tinh và Hướng tinh đều cộng với nhau thành 10. Đây là trường hợp toàn bàn Hợp thập giữa Vận tinh và Hướng tinh. Có tất cả 12 tình huống toàn bàn Hợp thập giữa Vận tinh với Sơn tinh, cũng như 12 tình huống Hợp thập giữa Vận tinh với Hướng tinh như sau: * Giữa Vận tinh với Sơn tinh: - Vận 1: Tọa TỐN hướng CÀN, tọa TỴ hướng HỢI. - Vận 3: Tọa NGỌ hướng TÝ, tọa ĐINH hướng QUÝ. - Vận 4: Tọa CANH hướng GIÁP. - Vận 6: Tọa GIÁP hướng CANH. - Vận 7: Tọa TÝ hướng NGỌ, tọa QUÝ hướng ĐINH. - Vận 8: Tọa SỬU hướng MÙI, tọa MÙI hướng SỬU. - Vận 9: Tọa CÀN hướng TỐN, tọa HỢI hướng TỴ. * Giữa Vận tinh với Hướng tinh: - Vận 1: Tọa CÀN hướng TỐN, tọa HỢI hướng TỴ. - Vận 2: Tọa SỬU hướng MÙI, tọa MÙI hướng SỬU. - Vận 3: Tọa TÝ hướng NGỌ, tọa QUÝ hướng ĐINH. - Vận 4: Tọa GIÁP hướng CANH. - Vận 6: Tọa CANH hướng GIÁP. - Vận 7: Tọa NGỌ hướng TÝ, tọa ĐINH hướng QUÝ. - Vận 9: Tọa TỐN hướng CÀN, tọa TỴ hướng HỢI. Ngoài hai tình huống Hợp thập giữa Vận-Sơn-Hướng tinh như ở trên thì còn một tình huống Hợp thập đặc biệt khác. Đó là khi trong một trạch bàn, Sơn tinh của một cung cộng với Hướng tinh của cung đối diện thành 10. Trường hợp này cũng đòi hỏi Sơn tinh của tất cả 8 cung (tức chỉ trừ Sơn tinh tại trung cung) đều phải “hợp” với Hướng tinh của cung đối diện thành 10. Đây là trường hợp toàn bàn Hợp thập giữa Sơn và Hướng tinh. - Thí dụ: nhà tọa CẤN hướng KHÔN (tức hướng 225 độ), nhập trạch trong vận 5. Nếu lấy trạch vận thì ta thấy: - Sơn tinh 5 ở phía TÂY NAM + Hướng tinh 5 ở phía ĐÔNG BẮC = 10; - Sơn tinh 1 ở phía TÂY + Hướng tinh 9 ở phía ĐÔNG = 10. - Sơn tinh 9 ở phía TÂY BẮC + Hướng tinh 1 ở phía ĐÔNG NAM = 10. - Sơn tinh 4 ở phía BẮC + Hướng tinh 6 ở phía NAM = 10. - Sơn tinh 2 ở phía ĐÔNG BẮC + Hướng tinh 8 ở phía TÂY NAM = 10. - Sơn tinh 6 ỏ phía ĐÔNG + Hướng tinh 4 ở phía TÂY = 10. - Sơn tinh 7 ở phía ĐÔNG NAM + Hướng tinh 3 ở phía TÂY BẮC = 10. - Sơn tinh 3 ở phía NAM + Hướng tinh 7 ở phía BẮC = 10. Ngoài ra nếu nhìn vào trung cung thì cũng thấy Sơn tinh 8 + Hướng 2 = 10, nên đây là cách toàn bàn Hợp thập giữa Sơn tinh và Hướng tinh. Vì đây là cách cục đặc biệt, nên chỉ có 6 trường hợp, và đều xảy ra trong Vận 5 cho những nhà có tọa-hướng CẤN-KHÔN, KHÔN-CẤN, THÂN-DẦN, DẦN-THÂN, GIÁP-CANH, CANH-GIÁP mà thôi. TÁC DỤNG CỦA HỢP THẬP Hợp thập tức là dùng Thập số (số 10) để thông với Ngũ Hoàng ở trung cung mà tạo thành thế “Thiên tâm Thập đạo” của Lạc thư và Hậu thiên Bát quái. Vì Thập (10) là âm Kỷ, thuộc Địa, còn Ngũ (5) là dương Mậu, thuộc Thiên, nên khi lấy Thập (10) ở tám cung mà phối với Ngũ (5) tại Thiên tâm (chính giữa) thì sẽ tạo thành sự kết hợp giữa Thiên- Địa, Phu – Phụ, Âm - Dương, hay như Thẩm trúc Nhưng nói là “tượng trưng cho sự thần diệu, sự thần diệu dùng số để biểu hiện, một Âm, một Dương là đạo vậy. Hai khí giao cảm mà hóa sinh vạn vật, sinh sinh không ngừng, biến hóa vô tận...công dụng của Hợp thập đều ghi cho sức của Mậu-Kỷ, khí vận mà được điều này thì mọi thứ hanh thông, vận vận tốt đẹp”. Cho nên nơi nào có Hợp thập là có thể làm cho thông khí (còn gọi là Thông quái), toàn bàn đắc Hợp thập tức có thể làm cho thông khí hết 8 cung, khiến cho toàn cục đang suy (vì không đắc vượng khí tới tọa-hướng) lại chuyển thành vượng mà phát phúc, lộc song toàn. Tuy nhiên,không phải tất cả mọi nhà đắc cách Hợp thập đều có thể xử dụng được nó, mà chỉ có những nhà hội đủ những yếu tố cần thiết (sẽ nói trong 1 dịp khác) mới có thể vượng phát được, còn nếu không thì cũng chỉ tầm thường hoặc suy bại mà thôi. Một số người cho rằng những nhà có sự Hợp thập giữa Vận tinh và Sơn tinh thì sẽ vượng về nhân đinh, nếu có Vận tinh với Hướng tinh Hợp thập thì sẽ phát về tài lộc. Điều này có lẽ chỉ là sự suy diễn theo quan điểm “Sơn quản nhân đinh, Thủy quản tài lộc” mà ra. Nhưng họ không để ý rằng 1 khi đã có tình huống Hợp thập (bất kể giữa Vận tinh với Sơn hay Hướng tinh) thì toàn bàn đã thông khí được với trung cung (tức Thiên tâm), 2 khí âm-dương Mậu-Kỷ đã tác hợp nên Sơn vượng thì Hướng cũng vượng và ngược lại. Chính vì vậy mà Thẩm trúc Nhưng mới nói ”khí vận mà được điều này thì mọi thứ hanh thông, vận vận tốt đẹp”, chứ không chỉ thuần 1 vấn đề là vượng đinh hay vượng tài không được. Sau cùng, ngoài những cách Hợp thập của Phi tinh đã nêu trên thì còn có cách Hợp thập theo hình cục của Loan đầu. Theo cách này thì nếu lai long ở phía sau và hướng thủy ở phía trước có thể hợp với tọa-hướng của căn nhà (hay mộ huyệt) để tạo thành 1 đường thẳng, nhà lại nằm tại trung tâm của thế đất để lấy Thiên tâm, tức địa thế 2 bên đã được phân ra đồng đều thì cũng là cách Hợp thập theo địa hình. Tuy nhiên cách này đòi hỏi tọa-hướng của căn nhà cũng phải đắc vượng khí của Sơn-Hướng tinh, tức là trong thực chất cũng chỉ là 1 trường hợp “Vượng sơn, vượng hướng” mà thôi. Nhưng do hình cục đắc “Thiên tâm thập đạo” nên lúc đương vận có thể phát mạnh hơn những cuộc “Vượng sơn, vượng hướng” bình thường, mà đến lúc thất vận cũng không đến nỗi suy tàn nhanh chóng. Nhưng muốn đắc cách Hợp thập theo hình cục thì nhà cũng phải lập tọa-hướng theo đơn hướng, chứ không thể dùng kiêm hướng. Nếu kiêm hướng ắt thế Thiên tâm thập đạo sẽ bị phá bể mà phát sinh ra nhiều hung họa. Cho nên chẳng thà là lập theo nguyên tắc “Vượng sơn, vượng hướng” như bình thường, hoặc dùng phương pháp Thế quái, chứ đừng quá tham lam chọn cách Hợp thập để chuốc lấy nhiều tai họa sau này. Nguồn:phongthuyhuyenkhong.com
  6. Chính Thần Như chúng ta đã biết, trong Lạc Thư thì địa bàn phân bố của 9 số như sau: Vì mỗi số vừa quản thủ 1 vận (từ vận 1 tới vận 9), vừa làm bá chủ 1 khu vực, cho nên 1 khi tới vận của số nào thì số đó được coi như Chính Thần đương vận, và khu vực có số đó cai quản được coi là khu vực của Chính Thần trong vận đó. Lấy thí dụ như vận 1 Thượng nguyên thì số 1 sẽ được coi là Chính Thần đương vận (tức vượng khí), còn khu vực phía BẮC (tức phương KHẢM) sẽ được coi là khu vực của Chính Thần trong vận đó. Tương tự như thế, khi bước sang vận 2 thì số 2 sẽ được coi là Chính Thần của đương vận, và khu vực phía TÂY NAM (phương KHÔN) sẽ là khu vực của Chính Thần trong vận đó... Riêng đối với số 5 vì nằm tại trung cung, không có phương vị nhất định, nên khi tới vận 5 thì 10 năm đầu lấy phía TÂY NAM làm khu vực của Chính Thần, còn 10 năm cuối lấy khu vực phía ĐÔNG BẮC làm khu vực của Chính Thần. Vì Chính Thần là khu vực có vượng khí của sơn mạch, cho nên khu vực này cần có núi cao, hoặc có thực địa vững chắc. Nếu được như thế thì nhà cửa hoặc làng mạc hay thành phố... sẽ được bình yên hay vượng phát trong nguyên, vận đó. Ngược lại, nếu khu vực của Chính Thần mà có ngã ba sông (nơi 2 con sông nhập lại), hay có ao, hồ, sông, biển lớn... thì nhà cửa hay làng mạc, thành phố đó sẽ phát sinh nhiều hung họa trong nguyên vận đó. Do đó, khu vực của Chính thần không được có thủy, nếu có sẽ chủ tai họa. Vì vậy, thủy nằm trong khu vực của Chính thần được gọi là “LINH THỦY” (thủy thất vận chủ tai họa). Thí dụ: vào vận 8 Hạ nguyên thì khu vực của Chính thần sẽ là khu vực phía ĐÔNG BẮC (vì đó là phương vị của số 8). Cho nên nếu khu vực phía ĐÔNG BẮC của 1 căn nhà, 1 ngôi làng hay 1 thành phố... mà có núi từ xa tiến tới, hay có dải đất dài từ phía đó tiến tới thì căn nhà hoặc ngôi làng hay thành phố đó trong vận 8 sẽ được sung túc, làm ăn thịnh vượng, yên ổn. Ngược lại, nếu khu vực đó lại có cửa biển, hoặc nơi tụ hội của 2 dòng sông, hay có sông lớn chảy qua... thì căn nhà hoặc ngôi làng hay thành phố đó sẽ gặp nhiều hung họa trong vận 8. Linh thần Là khu vực đối diện với khu vực của Chính Thần. Lấy thí dụ như trong vận 1 thì khu vực của Chính Thần là ở phía BẮC, cho nên khu vực của Linh thần sẽ là ở phía NAM. Do đó, dựa vào vị trí những khu vực của Chính thần mà ta sẽ có những khu vực của Linh Thần theo từng vận như sau: Riêng với Vận 5 vì trong 10 năm đầu dùng khu vực phía TÂY NAM làm Chính Thần, nên lấy khu vực phía ĐÔNG BẮC làm Linh Thần. Còn trong 10 năm cuối dùng khu vực phía ĐÔNG BẮC làm Chính Thần, nên lấy khu vực phía TÂY NAM làm Linh Thần. Một vấn đề trọng yếu trong việc xác định phương vị của Linh Thần là khu vực này cần có thủy cửa sông, hồ, cửa biển..., nếu được như thế thì những căn nhà hay những làng mạc, đô thị... sẽ trở nên phồn thịnh, sầm uất trong vận đó. Cho nên thủy nằm tại khu vực của Linh Thần lại được gọi là “CHÍNH THỦY” (tức thủy tốt hay vượng thủy). Ngược lại, nếu khu vực này lại có long hành tiến tới, hay dải đất chạy từ đó tới thì sẽ chủ suy bại hoặc có nhiều tai biến. Thí dụ như trong vận 8, phương vị của Linh thần sẽ nằm ở phía TÂY NAM. Do đó, nếu khu vực đó của nhà ở hay làng mạc, đô thị... mà có ao, hồ, sông, hoặc cửa biển... thì rất tốt, chủ vượng phát về mọi mặt. Ngược lại, nếu khu vực đó lại có thế núi hay thế đất tiến tới thì căn nhà hoặc ngôi làng hay đô thị đó sẽ gặp nhiều tai biến, hung họa. Những trường hợp ngoại lệ Vấn đề khảo sát những khu vực của Chính Thần, Linh Thần, cũng như những yếu tố chúng cần có hay không thể có... chủ yếu là dùng để luận đoán vận khí hưng, suy của 1 khu vực, 1 thành phố hay 1 quốc gia... Còn riêng với vận khí của nhà ở thì trước tiên vẫn phải xem xét khu vực của các khí sinh, vượng hay suy, tử là nằm tại phương nào? Sau đó mới phối hợp với các phương vị của Chính Thần, Linh Thần mà tìm ra khu vực nào nên có thủy, khu vực nào nên có núi..., chứ không nhất thiết là khu vực của Chính Thần phải có núi, còn khu vực của Linh Thần phải có thủy. Thí dụ 1: Nhà tọa Mùi hướng Sửu, nhập trạch trong vận 8. Nếu an tinh bàn trạch vận thì sẽ thấy hướng tinh số 8 tới phía ĐÔNG BẮC, còn hướng tinh số 5 tới phía TÂY NAM. Nếu theo những nguyên lý về Chính Thần và Linh Thần ở trên thì phía ĐÔNG BẮC cần có núi, còn phía TÂY NAM cần có thủy. Nhưng vì vượng khí (của Hướng tinh) số 8 đang chiếu tới phía ĐÔNG BẮC, nên khu vực này của căn nhà lại cần có thủy, chứ không được có núi. Nếu có núi ắt tài lộc của gia đình sẽ suy bại, còn nếu có thủy thì vấn đề làm ăn, sinh sống mới được tốt đẹp. Ngược lại, khu vực phía TÂY NAM tuy là khu vực của Linh Thần, nên theo nguyên lý thì cần Thủy. Nhưng vì khu vực này có tử khí (của Hướng tinh) Ngũ Hoàng chiếu tới, cho nên lại không được có thủy. Nếu có thủy tất chủ đại hao tán tiền bạc, kèm thêm bệnh tật hoặc tai họa nghiêm trọng cho người trong nhà. Còn nếu khu vực này có núi thì mọi sự sẽ trở nên tốt đẹp. Thí dụ 2: Nhà tọa Ngọ hướng Tý, nhập trạch trong Vận 8. Nếu an tinh bàn cho trạch vận thì sẽ thấy Hướng tinh số 7 tới khu vực phía ĐÔNG BẮC, còn hướng tinh số 1 sẽ tới khu vực phía TÂY NAM. Vì số 7 là suy khí của Vận 8, nên không thể có thủy tại nơi đó. Khu vực này cũng là khu vực của Chính Thần, cần có núi thì tốt, có thủy chủ phá tài. Cho nên khu vực phía ĐÔNG BẮC của nhà này cần có núi mới tốt, nếu có thủy thì xấu. Ngược lại, Hướng tinh 1 là sinh khí của vận 8 tới phía TÂY NAM, nên nơi này cần có thủy. Khu vực này cũng là khu vực của Linh Thần, nếu gặp thủy sẽ chủ phát về tài lộc. Cho nên khu vực phía TÂY NAM của nhà này nếu có thủy là tốt, có núi là xấu. Cho nên đối với nhà cửa thì điều quan trọng vẫn và phương vị của các phi tinh, rồi sau đó mới phối hợp với nguyên lý của Chính Thần, Linh Thần mà tìm ra những nơi cần có núi, những nơi cần có thủy. Có như thế mới bảo đảm cho mọi sự được hoàn mỹ, tốt đẹp. Chứ không thể áp dụng những nguyên lý về Chính Thần hay Linh Thần 1 cách mày móc, vì như thế sẽ có thể phạm phải nhiều sai làm đáng tiếc mà chuốc lấy nhiều tai họa. Nguồn:phongthuyhuyenkhong.com
  7. Trong việc thiết lập các phương tọa, hướng của 1 căn nhà để có được 1 trạch vận tốt thì ngoài những vấn đề như nhà phải thật sự được “Đáo Sơn, Đáo Hướng” (tức là phi tinh phải hợp với hình thế bên ngoài), tránh được cuộc “Thượng Sơn, Hạ Thủy”, nếu thêm được cuộc “Thu Sơn, Xuất Sát” nữa thì như gấm thêm hoa..., người làm Phong thủy Huyền Không còn cần để ý 2 cách cục xấu khác là Phản Ngâm và Phục Ngâm của Sơn tinh và Hướng tinh. Trường hợp có Phản Ngâm hay Phục Ngâm xảy ra là khi an Vận bàn cho 1 căn nhà, Vận tinh số 5 sẽ tới Hướng hay tọa của căn nhà đó. Nếu đem số 5 đó nhập trung cung xoay nghịch (để thiết lập Sơn bàn hoặc Hướng bàn), thì những số tới 8 cung sẽ đối nghịch với số nguyên thủy của địa bàn (hay cộng với số nguyên thủy của địa bàn thành 10). Trường hợp này được gọi là “PHẢN NGÂM” (Phản: tức là phản đối hoặc xung khắc). Nếu vận tinh số 5 đó nhập trung cung xoay thuận, thì những số tới 8 cung sẽ giống như những số nguyên thủy của địa bàn. Trường hợp này được gọi là “PHỤC NGÂM” (Phục: tức là tăng áp lực lên vì cùng 1 số). Thí dụ 1: Nhà tọa Mùi hướng SỬU, nhập trạch trong vận 8. Nếu lập Vận bàn thì sẽ thấy Vận tinh số 5 tới tọa ở Tây Nam. Bây giờ nếu muốn lập Sơn bàn thì phải lấy số 5 nhập trung cung. Vì nhà này hướng SỬU, nên tọa thuộc sơn MÙI. Mà MÙI thuộc âm trong Tam nguyên Long, cho nên lấy 5 nhập trung cung rồi xoay nghịch thì sẽ thấy 4 đến TÂY BẮC, 3 đến TÂY, 2 đến ĐÔNG BẮC, 1 đến NAM, 9 đến BẮC, 8 đến TÂY NAM, 7 đến ĐÔNG, và 6 đến ĐÔNG NAM. Nếu so sánh phương vị cuả những Sơn tinh này với phương vị nguyên thủy của chúng trong Hâu thiên Bát quái (hay Lạc thư) thì sẽ thấy như sau: •Số 4: vị trí nguyên thủy (tức địa bàn) trong Lạc thư là nằm tại khu vực phía ĐÔNG NAM, nhưng trong trạch vận này lại đổi lên đóng tại khu vực phía TÂY BẮC là khu vực đối nghịch với vị trí nguyên thủy của nó. •Số 3: vị trí nguyên thủy là ở phía ĐÔNG, nhưng lại tới đóng nơi phía TÂY. •Số 2: vị trí nguyên thủy là ở TÂY NAM, nhưng lại tới đóng ở ĐÔNG BẮC. •Số 1: vị trí nguyên thủy là ở BẮC, nhưng lại tới đóng ở phía NAM. •Số 9: vị trí nguyên thủy là ở NAM, nhưng lại tới đóng ở phía BẮC. •Số 8: vị trí nguyên thủy là ở ĐÔNG BẮC, nhưng lại tới đóng tại TÂY NAM. •Số 7: vị trí nguyên thủy là ở TÂY, nhưng lại tới đóng tại phía ĐÔNG. •Số 6: vị trí nguyên thủy là ở TÂY BẮC, nhưng lại tới đóng ở phía ĐÔNG NAM. Như vậy, ta thấy tất cả các số (hay sao) của Sơn tinh đều đóng tại những khu vực đối nghịch với địa bàn nguyên thủy của mình, nên đây là trường hợp “PHẢN NGÂM”. Thí dụ 2: nhà tọa Cấn hướng KHÔN, nhập trạch trong Vận 8. Nếu an Vận bàn thì sẽ thấy vận tinh số 5 tới hướng ở Tây Nam. Vì hướng KHÔN là thuộc dương trong Tam nguyên Long, nên nếu muốn an Hướng bàn thì phải lấy số 5 nhập trung cung xoay thuận thì số 6 tới TÂY BẮC, số 7 tới TÂY, số 8 tới ĐÔNG BẮC, số 9 tới NAM, số 1 tới BẮC, số 2 tới TÂY NAM, số 3 tới ĐÔNG, số 4 tới ĐÔNG NAM. Nếu so sánh phương vị của những Hướng tinh này với phương vị nguyên thủy của chúng trong Lạc thư thì sẽ thấy như sau: •Số 6: vị trí nguyên thủy (tức địa bàn) trong Lạc thư là khu vực phía TÂY BẮC, bây giờ trong trạch vận này lại cũng tới đóng tại khu vực TÂY BẮC •Số 7: vị trí nguyên thủy ở TÂY, bây giờ cũng tới đóng tại phía TÂY. •Số 8: vị trí nguyên thủy ở ĐÔNG BẮC, bây giờ cũng tới đóng tại ĐÔNG BẮC. •Số 9: vị trí nguyên thủy ở NAM, bây giờ cũng tới đóng tại NAM. •Số 1: vị trí nguyên thủy ở BẮC, bây giờ cũng tới đóng tại BẮC. •Số 2: vị trí nguyên thủy ở TÂY NAM, bây giờ cũng tới đóng tại TÂY NAM. •Số 3: vị trí nguyên thủy ở ĐÔNG, bây giờ cũng tới đóng tại ĐÔNG. •Số 4: vị trí nguyên thủy ở ĐÔNG NAM, bây giờ cũng tới đóng tại ĐÔNG NAM. Như vậy, ta thấy tất cả những Hướng tinh đó đều đến đóng ngay tại khu vực địa bàn nguyên thủy của chúng, nên đây là trường hợp “PHỤC NGÂM”. “Phản ngâm, Phục ngâm, tai họa khó đương”, đó là lời của cỗ nhân viết để nói về những trường hợp này. Cho nên trong “Trạch vận Tân án” mới viết:” tai họa do “Phản ngâm, Phục ngâm” gây ra chẳng kém gì “Thượng Sơn, Hạ Thủy”, nếu phạm vào cách đó lập tức người chết, tiền hết”. Cho nên “Phản ngâm, Phục ngâm” là 1 cách cục rất nguy hiểm cho dương trạch và âm trạch, nhưng nó cũng được chia làm 2 loại như sau: -Sơn tinh phạm “Phản ngâm hay Phục ngâm” (viết tắt là “Phản, Phục ngâm”): chủ gây nguy hại cho nhân đinh trong nhà. -Hướng tinh phạm “Phản, Phục ngâm” chủ gây nguy hạI cho tài lộc và công việc. Trong 2 loại Sơn, Hướng tinh phạm “Phản, Phục ngâm” ở trên thì còn phân ra 2 trường hợp như sau: -Tất cả Sơn tinh (hay tất cả Hướng tinh) đều phạm “Phản ngâm” hay “Phục ngâm”. Như trong thí dụ 1 thì tất cả Sơn tinh đều bị “Phản Ngâm”. Trường hợp này được gọi là “Sơn tinh toàn bàn Phản ngâm”. Còn như trong thí dụ 2 thì tất cả Hướng tinh đều bị “Phục ngâm”, nên được gọi là “Hướng tinh toàn bàn Phục ngâm”. -Trong trạch vận chỉ có 1, 2 Sơn tinh hay Hướng tinh là bị Phản ngân hay Phục ngâm. Lấy thí dụ như nhà hướng TỐN 135 độ, nhập trạch trong vận 8. Khi an Vận bàn thì sẽ thấy Vận tinh số 7 tới hướng. Nếu muốn an Hướng bàn thì phải lấy số 7 nhập trung cung xoay nghịch (vì nhà hướng TỐN là trùng với sơn DẬU của số 7, mà DÂU là âm hướng trong Tam nguyên Long) thì 6 đến TÂY BẮC, 5 đến TÂY, 4 đến ĐÔNG BẮC, 3 đến NAM, 2 đến BẮC, 1 đến TÂY NAM, 9 đến ĐÔNG, 8 đến ĐÔNG NAM. Trong tất cả các Hướng tinh đó thì chỉ có số 6 là nằm tại địa bàn nguyên thủy của mình nên bị “Phục ngâm”, còn những Hướng tinh khác thì không phạm vào trường hợp này. Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp “Phản, Phục ngâm” đều gây ra tai họa, mà còn phải phân biệt như sau: -Trường hợp Sơn tinh phạm “Phản, Phục ngâm”: nếu khu vực có sinh, vượng khí của Sơn tinh có núi hay nhà cao thì nhà đó vẫn phát phúc, vượng nhân đinh, đồng thời có nhân tài xuất hiện. Nếu những khu vực này không có núi mà lại có thủy thì người trong nhà sẽ gặp những tai họa khủng khiếp. Ngược lại, nếu những khu vực có khí suy, tử của Sơn tinh mà lại có núi cao thì cũng là điều cực kỳ nguy hại cho những ai sống trong căn nhà đó. Nhưng nếu những khu vực này lại có thủy thì sát khí của Sơn tinh đã được hóa giải nên vô hại. -Trường hợp Hướng tinh phạm “Phản, Phục ngâm”: Nếu khu vực có sinh, vượng khí của Hướng tinh lại có thủy của sông, hồ, ao, biển hoặc cửa ra vào... thì nhà đó vẫn phát tài lộc, công việc làm ăn tiến triển tốt đẹp. Nhưng nếu những khu vực này không có thủy mà lại có núi thì sẽ làm cho nhà đó tán gia bại sản, cơ nghiêp lụn bại. Ngược lại, nếu những khu vực có suy, tử khí của Hướng tinh mà lại có thủy thì cũng chủ đại phá tài lộc, còn nếu có núi thì Hướng tinh nơi đó đã được hóa giải nên vô hại. Cho nên khi đã biết những trường hợp “Phản, Phục ngâm”, cũng như những yếu tố tác động có thể làm cho chúng gây họa hoặc được hóa giải... thì chúng ta có thể tìm cách tránh né, như không cất nhà phạm vào cách cục đó, hoặc có thể lựa chọn địa hình bên ngoài, hay cấu trúc bên trong cho phù hợp để hóa giải hết (hoặc bớt) những điều xấu này. Thí dụ: nhà tọa Cấn hướng Khôn, nhập trạch trong vận 8. Nếu lập Hướng bàn thì sẽ thấy Hướng tinh toàn bàn “Phục ngân” (xem lại thí dụ 2 ở trên). Nếu vì lý do gì đó mà vẫn phải xây và vào ở trong nhà này (tức không thể né tránh được) thì có thể tìm những nơi có vượng khí và sinh khí của Hướng tinh, xem địa hình bên ngoài nhà tại những nơi đó có sông, hồ, ao, biển không? Nếu có thì dù nhà này bị phạm “Phục ngâm” như thế nhưng vẫn vượng về tài lộc và có thể sống được. Ngược lại nếu những khu vực đó không có thủy thì phải thiết lập “thủy nhân tạo”, tức là phải mở cửa sau tại phía ĐÔNG BẮC (nơi có vượng khí số 8), xây hồ bơi tại khu vực phía BẮC (nơi có sinh khí số 1), để buồng tắm hay làm cầu thang tại khu vực phía NAM (nơi có sinh khí số 9)... Còn những nơi khác thì có thể làm phòng ăn, phòng khách, phòng ngủ, hoặc bỏ trống, hoặc chứa đồ... thì tài lộc của căn nhà này vẫn tốt và có thể phát triển lâu dài. Riêng với “Phản, Phục ngâm” thì ngoài những trường hợp do Vận tinh số 5 của Tọa hoặc Hướng nhập trung cung xoay chuyển thuận hay nghịch mà tạo ra thì có 1 số trường hợp khác như sau: -Vân tinh và Hướng tinh trong cùng 1 cung (hay trong tất cả 8 cung) đều cùng 1 số. Đây là trường hợp Hướng tinh Phục ngâm. Thí dụ: nhà tọa TUẤT hướng THÌN kiêm CÀN-TỐN 4 độ, nhập trạch trong vận 2. Nếu an Vận bàn thì lấy số 2 nhập trung cung xoay thuận thì 3 đến TÂY BẮC, 4 đến TÂY, 5 đến ĐÔNG BẮC, 6 đến NAM, 7 đến BẮC, 8 đến TÂY NAM, 9 đến ĐÔNG, và 1 đến ĐÔNG NAM. Tuy Vận tinh số 1 đến hướng, nhưng vì nhà này kiêm nhiều, nên phải dùng số 2 làm Thế quái, nhập trung cung xoay thuận (vì nhà Hướng THÌN thì trùng với sơn NHÂM của số 1, thuộc dương trong Tam nguyên Long) thì 3 đến TÂY BẮC, 4 đến TÂY, 5 đến ĐÔNG BẮC, 6 đến NAM, 7 đến BẮC, 8 đến TÂY NAM, 9 đến ĐÔNG, 1 đến ĐÔNG NAM. Tức là tại mỗi vị trí thì những số của Vận tinh và Hướng tinh đều giống nhau (hay cùng 1 số). -Vận tinh và Sơn tinh trong cùng 1 cung (hay trong tất cả 8 cung) đều giống nhau (hay cùng 1 số). Đây là trường hợp Sơn tinh Phục ngâm. -Sơn tinh và Hướng tinh trong cùng 1 cung (hay trong tất cả 8 cung) đều giống nhau (hay cùng 1 số). Đây là trường hợp cả Sơn-Hướng tinh đều bị Phục ngâm. Nguồn:phongthuyhuyenkhong.com
  8. Như chúng ta đã biết, khí sinh, vượng của Sơn tinh phải đóng tại những nơi cao ráo, còn khí sinh, vượng của Hướng tinh phải đóng tại những nơi thấp, trũng hay gặp thủy. Nhưng nhìn vào trạch vận của 1 căn nhà, ta thấy tại bất cứ khu vực nào cũng đều có 3 sao là Vận-Sơn-Hướng tinh. Trong 3 sao đó thì ngoại trừ Vận tinh có tác dụng rất yếu, không đáng kể, chỉ dùng để phối hợp với Sơn tinh (hoặc Hướng tinh) để làm tăng thêm sự tốt, xấu mà thôi. Nhưng sự tương tác giữa Sơn tinh với Hướng tinh và hoàn cảnh Loan đầu chung quanh là 1 điều quan trọng có liên quan tới mọi vấn đề cát, hung, họa, phúc của 1 căn nhà, và do đó cần phải được đặc biệt quan tâm đến. Khi xét đến sự tương quan giữa Sơn tinh và Hướng tinh tại mỗi khu vực thì ta thấy có 4 trường hợp sau: 1) Sơn tinh là sinh, vượng khí; Hướng tinh là suy, tử khí. 2) Hướng tinh là sinh, vượng khí; Sơn tinh là suy, tử khí. 3) Sơn tinh và Hướng tinh đều là sinh, vượng khí. 4) Sơn tinh và Hướng tinh đều là suy, tử khí. Nếu phối hợp 4 trường hợp trên với địa hình Loan đầu bên ngoài thì chúng ta sẽ thấy như sau: 1) Nếu trong một khu vực có Sơn tinh là sinh, vượng khí, còn Hướng tinh là suy, tử khí, mà khu vực đó lại có núi hay nhà cao, cây cao... tức là khí sinh, vượng của Sơn tinh đã “đắc cách”, vì đóng tại chỗ có cao sơn, thực địa. Trong trường hợp này, khí sinh, vượng của Sơn tinh đã làm chủ khu vực đó, còn Hướng tinh tại đây vừa là khí suy, tử, vừa bị “thất cách” (vì còn gặp núi chứ không gặp nước) nên mất hết hiệu lực. Do đó hoàn toàn bị Sơn tinh nơi này chi phối. Vì Sơn tinh “đắc cách” của những nơi này làm mất hết tác dụng xấu của Hướng tinh tại đây, nên những trường hợp này còn được gọi là “ Sơn chế ngự Thủy”. Đây chính là trường hợp Sơn tinh “hóa sát” (hay “xuất sát”, tức là làm mất hết sát khí) của Hướng tinh, và thường được gọi tắt là “XUẤT SÁT”. Thí dụ: nhà hướng Mùi 210 độ, nhập trạch trong vận 8. Nếu lập trạch vận thì sẽ thấy khu vực phía sau nhà ở hướng Đông Bắc có Sơn tinh 8 (vượng khí), Hướng tinh 2 (tử khí). Nếu phía sau nhà này có núi (ở xa) hay nhà cao ở gần (nhưng tối thiểu phải cao bằng nhà này, còn nếu càng cao lớn hơn thì càng tốt) thì vượng khí của Sơn tinh đã “đắc cách”, có thể hóa giải sát khí của Hướng tinh 2. Còn Hướng tinh 2 vì đã bị mất hết hiệu lực, nên không còn có thể gieo rắc bệnh tật (số 2 là sao Nhị Hắc, chủ bệnh tật, đau ốm), cũng không thể làm hư hao tài lộc được nữa, dù là khu vực đó có “động” (như có cửa hay thường sinh hoạt...) hay không. Cho nên nhà này không những vừa vượng nhân đinh, vừa có thể tăng tiến cả tài lộc nữa (vì không bị hung khí của Hướng tinh làm hao tài). Cũng tương tự, khu vực phía TÂY của nhà này có Sơn tinh 9 (sinh khí) và Hướng tinh 3 (tử khí). Còn khu vực phía TÂY BẮC có Sơn tinh 1 (sinh khí) và Hướng tinh 4 (tử khí). Nếu 2 khu vực này cũng có núi hay nhà cao thì cũng là trường hợp “Xuất sát”, vừa làm vượng đinh, vừa góp phần làm tăng tiến thêm tài lộc. Tuy nhiên, nếu khu vực có Sơn tinh là sinh, vượng khí, còn Hướng tinh là suy, tử khí, nhưng khu vực này không có núi hay nhà cao, mà lại có thủy của sông, hồ, ao, biển... thì đây tức là trường hợp Sơn tinh “Hạ thủy”, còn Hướng tinh là “hung tinh đắc cách”, nên là trường hợp tổn đinh, phá tài. 2) Nếu khu vực có Hướng tinh là sinh, vượng khí, còn Sơn tinh là suy, tử khí, mà khu vực đó lại có Thủy của sông, hồ, ao, biển hay cửa nẻo ra, vào nhà, thì Hướng tinh đã “đắc cách”, nên nắm quyền điều động và chi phối Sơn tinh tại đây. Còn Sơn tinh thì vừa là khí suy, tử, vừa bị “thất cách” (gặp thủy) nên đã mất hết hiệu lực và bị Hướng tinh chế ngự. Đây chính là trường hợp “ Thủy thu sát của Sơn”, hay thường gọi tắt là cách cục “THU SƠN”. Thí dụ: cũng lấy nhà hướng MÙI 210 độ, nhập trạch trong vận 8. Nếu nhìn vào trạch vận thì sẽ thấy ở khu vực phía TÂY NAM (tức phía trước nhà) có Hướng tinh 8 (vượng khí) và Sơn tinh 5 (tử khí). Nếu khu vực phía trước của căn nhà này có sông, hồ, ao, biển, hay đường rộng, cửa ra vào... thì vượng khí của Hướng tinh đã “đắc cách”, nên chẳng những là làm cho tài lộc của nhà này được sung túc, mà còn hóa được sát (tức “Thu sơn”) của Sơn tinh Ngũ Hoàng, khiến cho sao này mất tác dụng mà không còn gây ra cảnh tỗn hại nhân đinh (sao Ngũ Hoàng chủ sự chết chóc hoặc nhân đinh ly tán). Cũng tương tự, ở khu vực phía BẮC của nhà này có Hướng tinh 9 (sinh khí), Sơn tinh 6 (tử khí). Còn khu vực phía NAM có Hướng tinh 1 (sinh khí), Sơn tinh 7 (suy khí). Nếu ở 2 phía này cũng có Thủy hay đường đi, cửa ra vào... thì cũng tạo thành cuộc “Thu sơn”, vừa vượng tài, vừa có thể làm vượng cả đinh nữa. Tuy nhiên, nếu khu vực có Hướng tinh là sinh, vượng khí, còn Sơn tinh là suy, tử khí, mà nơi đó không có Thủy nhưng lại có núi cao hay nhà cao... thì sẽ là cuộc Hướng tinh “Thượng sơn”. Còn Sơn tinh suy, tử mà còn gặp núi cao, là cách cuộc “hung tinh đắc cách”, chủ phá tài và gây ra nhiều tai họa cho người. 3) Nếu trong một khu vực mà Sơn tinh hay Hướng tinh đều là sinh, vượng khí, thì cách tốt nhất cho trường hợp này là khu vực đó cần có cả sông hồ lẫn núi hay nhà cao, với điều kiện là sông hồ ở gần kề, còn núi hay nhà cao ở ngoài xa. Nếu được như thế thì Sơn tinh và Hướng tinh đều đắc cách, nên đinh tài đều vượng. Nếu khu vực này chỉ có núi mà không có sông, hồ thì hình dáng của núi phải đẹp và ở xa thì mới chủ vượng cả tài đinh. Còn nếu chỉ có núi hình dáng tầm thường và lại nằm gần nhà, hay chỉ có nhà cao thôi thì chỉ vượng đinh nhưng thoái tài. Nếu khu vực này có sông nước đẹp, thủy lớn và phản quang thì dù không có núi cũng là cách cuộc vượng cả tài lẩn đinh. Nếu không có thủy mà chỉ có đường đi, sân rộng hay cửa nẻo ra vào thôi thì chỉ là cách cuộc vượng tài nhưng không vượng đinh. 4) Nếu trong một khu vực mà Sơn tinh hay Hướng tinh đều là suy, tử khí, mà nếu khu vực đó có núi hay nhà cao, thì nhà đó sẽ bị những tai họa do những đối tượng của Sơn tinh đó gây ra. Trong trường hợp này Hướng tinh vô hại. Nếu khu vực đó có sông, hồ hay cửa ra vào, thì nhà đó sẽ bị những tai họa, bệnh tật do hướng tinh đó mang tới, cộng với vấn đề hao tài. Trong trường hợp này Sơn tinh vô hại. Nếu khu vực này bằng phẳng, yên tĩnh, thì cả Sơn tinh lẫn Hướng tinh đều được hóa giải và trở nên vô hiệu lực. Thí dụ: Cũng nhà hướng MÙI 210 độ, nhập trạch trong vận 8. Nếu nhìn vào trạch vận thì sẽ thấy 3 phía TÂY, TÂY BẮC và ĐÔNG BẮC có sinh vượng khí của Sơn tinh, suy, tử khí của Hướng tinh, nên 3 phía này cần có núi hay nhà cao để tạo thành cuộc “Xuất sát”. Còn 3 phía BẮC, NAM và TÂY NAM thì có sinh, vượng khí của Hướng tinh, nên 3 phía này cần có sông, hồ, ao, biển, đường đi, cửa ra vào... để tạo thành cuộc “Thu sơn”. Còn khu vực phía ĐÔNG có Sơn tinh 4, Hướng tinh 7 tức đều là khí suy, tử, nên nếu nơi đó có núi cao thì Sơn tinh 4 đắc thế, nên nhà dễ bị đàn bà làm hại (như vì tửu sắc hoặc trai gái...), con gái trưởng trong nhà bướng bỉnh, hư đốn. Còn Hướng tinh 7 thì vô hại. Nhưng giả sử nếu nơi này có sông, hồ, chứ không có núi cao, thì Hướng tinh Thất xích lại đắc thế, nên nhà thường bị bệnh về miệng, cổ, phổi, đại trường, lại hay bị người khác lừa gạt, mất tiền mất bạc, cũng như dễ bị hỏa hoạn. Còn Sơn tinh 4 ở đây vô hại. Nếu khu vực này lại bằng phẳng, yên tĩnh thì cả Hướng tinh lẫn Sơn tinh đều vô hại. Tương tự như thế với khu vực phía ĐÔNG NAM, có Sơn tinh 3, Hướng tinh 6 tức đều là khí suy, tử. Nếu khu vực này có núi cao thì sơn tinh 3 đắc thế, nên con trai trưởng trong nhà hung hăng, vô lễ, ra ngoài thì bị bạn đồng liêu ghen ghét, hãm hại. Còn Hướng tinh 6 ở đây vô hại. Nhưng nếu khu vực này không có núi mà lại có sông, biển, cửa ra vào... thì Hướng tinh 6 lại đắc thế, cho nên dễ bị những bệnh về đầu, tai nạn về binh đao, trộm cướp và trong nhà dễ có người đàn ông góa vợ. Còn Sơn tinh 3 ở đây vô hại. Nếu khu vực này lại bằng phẳng, yên tĩnh thì cả Hướng tinh lẫn Sơn tinh đều vô hại. Như vậy, căn nhà này có 3 phía BẮC, NAM, và TÂY NAM nếu có thủy sẽ thành cuộc “Thu sơn”. Còn 3 phía TÂY, TÂY BẮC và ĐÔNG BẮC nếu có núi sẽ thành cuộc “Xuất sát”. Riêng 2 phía ĐÔNG và ĐÔNG NAM thì nên bằng phẳng, yên tĩnh là tốt nhất. Tóm lại, “Thu sơn, xuất sát” chỉ là phương pháp nhằm phát huy tới mức tối đa những khí sinh, vượng của cả Hướng tinh và Sơn tinh, hỗ trợ, bổ khuyết thêm cho cách cục “Đáo Sơn, Đáo Hướng”, cũng như loại bỏ được cách cục “Thượng Sơn, Hạ Thủy” mà làm cho 1 căn nhà đã tốt lại càng tốt thêm, gồm thâu được cả “PHÚC” (nhân đinh đông đúc, con cháu hiền tài), “LỘC” (giàu sang, phú quý), “THỌ” (sức khỏe tràn trề, sống lâu trăm tuổi) tức là tất cả hạnh phúc trên thế gian rồi vậy. Nguồn:phongthuyhuyenkhong.com
  9. Sau khi đã thiết lập được tinh bàn (hay trạch vận) cho 1 căn nhà thì điều trước tiên là phải xác định được những khu vực nào có sinh –vượng khí, cũng như những khu vực nào có suy - tử khí của căn nhà đó. Điều này cũng rất dễ dàng, vì chỉ cần căn cứ vào thời điểm lúc đang coi Phong thủy cho căn nhà là thuộc vận nào, rồi lấy vận đó làm chuẩn mốc. Kế đó nhìn vào hết 9 cung của trạch bàn. Hễ thấy cung nào có Hướng tinh cùng 1 số với đương Vận (tức vận hiện tại) thì khu vực đó được xem là có VƯỢNG KHÍ. Những cung nào có 2 số tiếp theo sau vượng khí thì được xem là có SINH KHÍ. Những cung nào có số trước số của vượng khí thì bị coi là có SUY KHÍ. Còn những cung nào có những số trước vượng khí từ 2 số trở lên thì đều bị coi là có TỬ KHÍ. Những điều này được áp dụng cho cả Hướng tinh lẫn Sơn tinh, còn Vận tinh thì không mấy quan trọng nên không cần phải xét tới. *Thí dụ 1: Nhà tọa TÝ hướng NGỌ, xây xong và vào ở trong vận 8. Nếu lập trạch vận thì sẽ thấy Hướng tinh 8 tới phía NAM, nên phía NAM được xem là đắc VƯỢNG KHÍ (vì hướng tinh cùng 1 số với đương Vận, tức Vận 8). Còn phía ĐÔNG BẮC có hướng tinh số 9, phía TÂY có hướng tinh số 1, tức là 2 số tiếp theo sau số 8 (vì sau 8 là 9, sau 9 lại trở về 1) nên là 2 khu vực có SINH KHÍ. Còn phía BẮC có hướng tinh số 7, trước số 8 (đương vận) 1 số nên là khu vực có SUY KHÍ. Những phía còn lại có những hướng tinh 6, 5, 4, 3, 2, tức là những số trước số 8 tối thiểu là 2 số nên đều là những khu vực có TỬ KHÍ. Đó là mới chỉ xét về Hướng tinh. Sau đó lần lượt làm như vậy với Sơn tinh để tìm ra những khu vực có Sinh- Vượng khí hay Suy-Tử khí. * Thí dụ 2: Cũng nhà tọa TÝ hướng NGỌ, xây xong và vào ở năm 2000 (tức vận 7). Đến năm 2007 mới coi Phong thủy. Vì nhà còn mới, chưa tu sửa gì nhiều, chủ nhà cũng chưa bao giờ đi xa quá 1 tháng, cho nên khi lập trạch vận thì vẫn phải dùng Vận 7 để lập Vận bàn. Sau đó lấy Tọa, Hướng bàn thì sẽ thấy Hướng tinh 7 tới phía BẮC, Hướng tinh 8 tới phía TÂY NAM. Hướng tinh 9 tới phía ĐÔNG, Hướng tinh 1 tới phía ĐÔNG NAM. Vì nhà này nhập trạch trong vận 7, nên lúc đó phía BẮC có Hướng tinh số 7, nên là 1 khu vực tốt (đắc VƯỢNG KHÍ). Còn phía ĐÔNG NAM có Hướng tinh số 1, lúc đó trong Vận 7 còn là Tử khí nên là 1 khu vực xấu. Nhưng đến năm 2007 mới coi Phong thủy thì đã qua Vận 8, nên lúc đó khu vực phía BẮC có số 7 là bị SUY KHÍ, nên đã biến thành xấu. Còn khu vực phía TÂY NAM có hướng tinh số 8, lúc này đã trở thành VƯỢNG KHÍ, nên là khu vực tốt nhất của căn nhà. Rồi Hướng tinh số 1 đang là TỬ KHÍ của vận 7 trở thành SINH KHÍ của vận 8, nên khu vực phía ĐÔNG NAM cũng đang từ xấu mà biến thành tốt. Cho nên sự biến đổi của Sơn, Hướng tinh: từ Sinh-Vượng thành Suy-Tử, rồi từ Suy-Tử trở thành Sinh-Vượng là điều mà người học Huyền Không cần để ý, và nó cũng là 1 trong những yếu tố giúp cho việc giải đoán Phong thủy thêm phần linh hoạt và uyển chuyển, chính xác hơn. Sau khi đã phân biệt Cửu khí thành SINH-VƯỢNG-SUY-TỬ cho mỗi vận thì mới xét tới mức độ ảnh hưởng của chúng như sau: - SINH KHÍ: có tác dụng tốt, tuy ảnh hưởng lâu dài và trong tương lai, nhưng cũng cần được phát huy. - VƯỢNG KHÍ: có tác dụng tốt đẹp và mau chóng, nhất là trong lúc còn đương vận, cho nên cần được phát huy càng sớm càng tốt. - SUY KHÍ: vì chỉ là khí suy nên tác dụng cũng chưa đến nổi xấu lắm (ngoại trừ các khí 2, 5, 7) cho nên tuy cần phải né tránh nhưng cũng không phải là tuyệt đối. - TỬ KHÍ: là những khí xấu cần phải né tránh, nếu không sẽ có tai họa về nhân sự, sức khỏe hoặc tiền bạc. Kế đó lại còn phải phân biệt những khí SINH-VƯỢNG-SUY-TỬ đó là Sơn tinh hay Hướng tinh. Nếu là Sơn tinh thì sẽ có ảnh hưởng đến nhân sự (số lượng người nhiều, ít, tài giỏi hay không...trong nhà). Nếu là Hướng tinh thì sẽ có ảnh hưởng đến sức khỏe và tài lộc của gia đình đó. Trong “Thiên ngọc kinh Ngoại thiên” của Dương công Chẩm có viết: “Sơn quản nhân đinh, Thủy quản tài lộc”. Chữ “Sơn” ở đây không chỉ có nghĩa là “núi”, mà còn là Sơn tinh của 1 trạch vận. Cũng như chữ “Thủy” không chỉ có ý nghĩa là “sông nước”, mà còn là Hướng tinh (do quan niệm phương tọa cần có núi, phía trước cần có thủy). Cho nên Sơn tinh chủ về nhân đinh, còn Hướng tinh chủ về tài lộc. Vì đã gọi là “Sơn”, nên Sơn tinh nếu muốn phát huy tác dụng (hay đắc cách) thì cần phải có núi cao (hay nhà hoặc cây cao...). Vì đã gọi là “Thủy”, nên Hướng tinh nếu muốn phát huy tác dụng thì cần phải gặp nước (thủy). Nhưng không phải Sơn tinh nào cũng cần phải gặp núi, mà chỉ có những Sơn tinh đang là khí Sinh, Vượng mà thôi. Chẳng hạn như trong vận 1 thì các Sơn tinh 1 (vượng khí), 2, 3 (sinh khí) đóng ở khu vực nào thì cần có núi hay nhà cao ở tại khu vực đó. Có như vậy thì gia đình đó nhân đinh đông đúc, lại chủ xuất hiện người tài giỏi, có danh, có tiếng. Ngược lại, những khu vực có những Sơn tinh là Suy khí hay Tử khí thì lại cần thấp, trống hay bằng phẳng. Nếu tại những khu vực đó mà có núi hay nhà cao... thì sẽ có tai họa về nhân đinh như hiếm người, con cái khó lấy chồng, lấy vợ, hoặc trong nhà xuất hiện cảnh chia ly, góa bụa, cô quả... Đó chỉ là riêng đối với các trường hợp khí SINH, VƯỢNG, SUY, TỬ của Sơn tinh. Còn đối với các trường hợp của Hướng tinh cũng thế. Tuy rằng Hướng tinh cần có Thủy, nhưng chỉ những khu vực nào có Sinh khí hay Vượng khí của Hướng tinh mới cần có Thủy như sông, hồ, ao, biển hoặc buồng tắm, nhà vệ sinh, đường xá, cửa ra vào... Nếu được như thế thì tài lộc dồi dào, của cải sung túc, công việc làm ăn ổn định... Ngược lại, nếu những khu vực có Suy, Tử khí của Hướng tinh mà lại có “THỦY” thì nhà đó tài lộc túng thiếu, dễ bị hao tán tiền của, công ăn việc làm lụn bại... Thí dụ: nhà hướng 30 độ, tức tọa MÙI hướng SỬU, vào ở trong vận 8. Nếu lập Trạch vận thì sẽ thấy các Hướng tinh 8 (Vượng khí), 9, 1 (Sinh khí) ở các khu vực phía ĐÔNG BẮC, TÂY và TÂY BẮC. Cho nên những khu vực này (bên trong hay bên ngoài nhà) cần có thủy của sông hồ, ao biển, buồng tắm, cửa ra vào ... Còn khu vực phía NAM có hướng tinh 7 (Suy khí) nên không nên có thủy, nếu có tất nhà sẽ dễ bị trộm cướp quấy phá. Những khu vực còn lại cũng toàn là Tử khí của Hướng tinh nên đều không nên có thủy hoặc cửa ra vào. Kế đó lại xét tới những trường hợp của các Sơn tinh. Vì các Sơn tinh số 8 (Vượng khí), 9, 1 (Sinh khí) nằm tại các khu vực phía TÂY NAM, BẮC và NAM, nên nếu những khu vực này mà có núi hay nhà cao... thì nhà này sẽ đông con, nhiều cháu, con cái tài giỏi, nên người... Các khu vực còn lại thì chỉ toàn là Suy khí hay Tử khí của Sơn tinh, nên nếu có núi hay nhà cao tất sẽ làm phương hại tới nhân đinh của căn nhà này. Sau khi đã biết và phân biệt được những yếu tố trên rồi mới có thề xét tới trường hợp cơ bản đầu tiên của Phong thủy Huyền Không là Vượng sơn, Vượng hướng. Như chúng ta đã biết, Phong thủy bắt đầu từ Hình tượng, rồi sau này mới phát triển lên tới Lý khí và Vận số. Mà Hình tượng phái (tức Loan đầu phái) thường chủ trương nhà cần có núi bao bọc, che chở nơi phía sau (Huyền Vũ), còn phía trước thì cần phải trống thoáng, có sông, hồ phản chiếu ánh sáng để tích tụ Long khí (Chu Tước), đồng thời có cửa ra vào để hấp thụ Long khí. Còn đối với Phong thủy Huyền không thì khi cất nhà phải chọn hướng như thế nào cho Vượng khí của Hướng tinh tới Hướng (tức phía trước), còn Vượng khí của Sơn tinh tới phía sau. Phối hợp giữa Hình tượng với Lý khí (tức phi tinh) thì nhà này sẽ có Vượng khí của Hướng tinh tới phía trước, đắc Thủy của sông hồ, lại có lối ngõ, cửa nẻo vào nhà nên tài lộc đại vượng. Còn Vượng khí của Sơn tinh tới phía sau gặp núi nên chủ vượng nhân đinh, con cháu đông đúc, nhân tài xuất hiện nên là cách cục “phúc lộc song toàn”. Cho nên Vượng Sơn, Vượng Hướng (còn gọi là ĐÁO SƠN, ĐÁO HƯỚNG, vì vượng khí của Sơn tinh tới tọa, vượng khí của Hướng tinh tới hướng) là cách cục cơ bản của Phong thủy và Huyền Không. Những nhà có cách cục như vậy còn được gọi là những nhà có “Châu bảo tuyến” (hướng nhà quý như châu báu). Điểm quan trọng của những trường hợp này là giữa hình thế bên ngoài (Loan đầu) và phi tinh có sự tương phối thích hợp. Ngược lại, nếu 1 căn nhà phía trước cũng có sông hồ, phía sau cũng có núi cao. Nhưng do việc chọn hướng không thích hợp, hoặc do xây dựng không đúng lúc mà khi lập Trạch vận thì Vượng khí của Sơn tinh lại tới hướng (phía trước), còn vượng khí của Hướng tinh lại tới tọa (phía sau) thì tuy hình thế chung quanh của ngôi nhà là tốt, nhưng do không ứng hợp được với phi tinh nên lại chủ phá tài, tổn đinh, tan cửa nát nhà mà thôi. Đây còn gọi là cách cục “Thượng sơn, Hạ thủy” sẽ nói ở 1 phần khác. Một điểm cần chú ý trong cách cục “vượng Sơn, vượng Hướng" (hay "Đáo Sơn, Đáo Hướng”) này là tuy trên lý thuyết thì các nhà Phong thủy thường coi những nhà có vượng khí của Hướng tinh tới phía trước, còn vượng khí của Sơn tinh tới phía sau nhà là cách cục “vượng Sơn, vượng Hướng”. Nhưng điều quan trọng là ngoại hình bên ngoài của căn nhà (Loan đầu) có phù hợp với vượng khí của Sơn và Hướng tinh hay không? Nếu phù hợp thì mới thật sự là cách cục “vượng Sơn, vượng Hướng”, và nhà mới phát phúc, phát lộc. Còn nếu ngoại hình không phù hợp thì sẽ biến thành cách cục “Thượng Sơn, Hạ Thủy” mà gây ra hung họa đầy dãy. Nhưng thế nào là phù hợp hay không phù hợp? Như chúng ta đã biết, Sơn tinh mà muốn đắc cách thì phải đóng ở những khu vực có núi cao. Còn Hướng tinh mà muốn đắc cách thì phải đóng ở những khu vực có Thủy như sông biển hoặc đường đi hay cửa nẻo ra vào nhà... Cho nên những nhà mà có vượng khí của Hướng tinh tới phía trước thì còn đòi hỏi khu vực phía trước của nhà đó phải trống, thoáng, có thủy hay đường đi, cửa ra vào... Còn vượng khí của Sơn tinh đến phía sau cũng đòi hỏi khu vực phía sau nhà có núi hay nhà cao... Có như thế mới được coi là thật sự đắc cách “Đáo Sơn, Đáo Hướng” mà đinh, tài đều vượng. Ngược lại, nếu như nhà đó có vượng khí của Hướng tinh tới phía trước, nhưng phía trước nhà lại có núi hay nhà cao, hoặc bị gò đất nhô lên, hay bị cây cối rậm rạp, um tùm che chắn... tức là vượng khí của Hướng tinh không gặp “Thủy” mà lại gặp “Sơn”. Còn vượng khí của Sơn tinh tuy tới phía sau, nhưng phía sau nhà lại không có núi hay nhà cao, mà lại có sông, hồ, ao, biển, hoặc cống rãnh..., tức là vượng khí của Sơn tinh không gặp “Sơn” mà lại gặp “Thủy”. Đó đều là những cách cục suy bại về tài lộc và nhân đinh. Cho nên mới nói giữa phi tinh và ngoại hình Loan đầu bên ngoài phải có sự phù hợp là như vậy. Nếu phù hợp thì mới thật sự là “vượng”, và mọi sự mới được tốt đẹp. Còn nếu như trái ngược (tức không phù hợp) thì dù có “vượng” cũng sẽ thành “suy” và phát sinh ra muôn vàn tai họa. Đây là điều mà người học Huyền không cần phải ghi nhớ. Nguon:Phongthuyhuyenkhong.com
  10. Muốn lập tinh bàn (hay trạch vận) cho 1 căn nhà (hay 1 ngôi mộ) thì vấn đề trước tiên là phải biết căn nhà hay ngôi mộ đó được xây dựng trong năm nào, tháng nào? Rồi dựa vào bảng Tam Nguyên Cửu Vận gần đây nhất mà xác định nhà đó thuộc vận nào? Thí dụ như 1 căn nhà được xây xong vào tháng 6 năm 1984. Nếu nhìn vào bảng Tam Nguyên Cửu Vận gần đây thì thấy Vận 7 bắt đầu từ 1984 và kết thúc vào cuối năm 2003, cho nên biết nhà đó thuộc vận 7 Hạ Nguyên. Nhưng vấn đề xác định nhà thuộc vận nào trở nên rắc rối và phức tạp khi 1 căn nhà đã được xây xong khá lâu, sau đó được chủ nhà tu sửa hay xây lại nhiều lần. Hoặc sau khi xây xong thì căn nhà đã được đổi chủ... Đối với những căn nhà trên thì việc xác định căn nhà thuộc vận nào là phụ thuộc vào những yếu tố sau đây: - Nếu sau khi vào ở 1 thời gian rồi chủ nhà hoặc là dỡ mái lợp lại (nếu là nhà trệt), hoặc là tu sửa quá 1/3 diện tích căn nhà, hoặc là đập đi xây mới thì căn nhà sẽ không còn thuộc về vận cũ lúc mới xây nhà hay dọn vào nhà ở nữa, mà sẽ thuộc về vận là lúc gia chủ thực hiện những việc tu sửa trên. - Nếu căn nhà được đổi chủ (vì bán hoặc cho thuê) thì khi lập tinh bàn căn nhà cho chủ mới thì phải dựa vào thời điểm họ dọn vào nhà này ở, chứ không dựa vào thời điểm lúc xây nhà. Nếu 1 căn nhà được đổi chủ nhiều lần, thì khi lập tinh bàn cho người chủ nào thì chỉ dựa vào thời điểm người đó dọn vào căn nhà để ở là thuộc vận nào. Cũng lấy thí dụ căn nhà ở trên, xây xong và dọn vào ở tháng 6 năm 1984 nên căn nhà thuộc vận 7. Nhưng nếu vào năm 2000 người chủ đó bán nhà cho 1 người khác. Khi người này dọn vào ở trong năm đó thì trạch vận căn nhà vẫn thuộc vận 7 (vì vận 7 bắt đầu từ năm 1984 và kết thúc vào cuối năm 2003). Nếu người này ở tới năm 2005 rồi lại bán nhà đi nơi khác, thì khi người chủ mới dọn về nhà này thì trạch vận căn nhà của họ lại thuộc về Vận 8 (vì Vận 8 bắt đầu từ năm 2004 và kết thúc vào cuối năm 2023) Cho nên tùy thời điểm mà gia chủ dọn vào căn nhà là thuộc vận nào mà tính trạch vận cho họ thuộc vận đó. - Đối với những căn nhà vừa tu sửa như trường hợp 1, vừa thay đổi chủ như trường hợp 2 thì trường hợp nào xảy ra gần nhất thì trạch vận của căn nhà sẽ thuộc về Vận đó. Cũng lấy thí dụ căn nhà xây năm 1984 (nhà thuộc vận 7), sau đó bán lại cho 1 người khác vào năm 2000 (nhà vẫn thuộc vận 7). Nhưng đến năm 2004 thì người này tu sửa nhà lại nên nhà lúc đó sẽ thuộc về vận 8. Đến khi người đó bán nhà vào năm 2005 thì căn nhà cũng vẫn thuộc vận 8 đối với chủ mới. - Đối với những căn nhà tuy không đổi chủ hay được tu sửa, nhưng nếu chủ nhà đóng cửa đi vắng 1 thời gian từ hơn 1 tháng trở lên, đến khi họ trở về thì căn nhà sẽ thuộc về Vận vào lúc họ trở về, chứ không còn thuộc về Vận cũ nữa. Cũng lấy thí dụ nhà xây năm 1984, người chủ sau khi mua ở đó được hơn 20 năm. Tới năm 2005 người đó có công chuyện phải đi xa hơn 2 tháng mới về. Như vậy khi người này trở về nhà thì lúc đó căn nhà sẽ chuyển sang thuộc về Vận 8, chứ không còn thuộc về Vận 7 nữa. - Đối với những căn nhà được xây hay dọn vào ở trong những năm cuối của 1 vận thì trạch vận của căn nhà thường là thộc về vận mới, chứ cũng không thuộc về vận cũ nữa. Thí dụ như những căn nhà được xây hay được dọn vào ở năm 2003, tức là năm cuối cùng của Vận 7 thì trạch vận của căn nhà sẽ thuộc về Vận 8, chứ không thuộc về Vận 7 nữa. - Riêng với âm phần (mồ mả), thì trạch vận được tính vào lúc ngôi mộ mới được xây, hoặc lúc sau này con cháu cải táng hay tu sửa mộ bia lại. Chẳng hạn như 1 ngôi mộ được dựng lên vào năm 1987 thì thuộc Vận 7, đến năm 2006 thì con cháu xây mộ, thay bia lại thì lúc đó mộ lại thuộc về Vận 8. Khi đã biết cách xác định nhà (hay mộ) thuộc Vận nào thì mới có thể lập tinh bàn cho căn nhà (hay phần mộ đó). Nhưng trước hết lấy 1 tờ giấy trắng vẽ 1 ô vuông lớn, sau đó chia ô vuông đó ra làm 9 ô nhỏ, với 8 ô chung quanh tiêu biểu cho 8 hướng: BẮC, ĐÔNG BẮC, ĐÔNG, ĐÔNG NAM, NAM, TÂY NAM, TÂY, và TÂY BẮC. Riêng ô giữa được coi là trung cung. Sau đó mới có thể tiến hành việc lập tinh bàn như sau: Lập Vận bàn Muốn lập Vận bàn thì lấy số của Vận mà căn nhà (hay ngôi mộ) đó thuộc về đem nhập trung cung, nhưng an ở trên cao và chính giữa của trung cung, rồi di chuyển THUẬN theo vòng Lượng thiên Xích. Thí dụ nhà xây năm 1984 tức thuộc Vận 7. Như vậy, lấy số 7 nhập trung cung, sau đó theo chiều thuận an số 8 tại phía TÂY BẮC, số 9 tại phía TÂY, số 1 tại phía ĐÔNG BẮC, số 2 tới NAM, số 3 tới BẮC, số 4 tới TÂY NAM, số 5 tới ĐÔNG, số 6 tới ĐÔNG NAM. Tất cả những số đó đều được gọi là “Vận tinh” (tức phi tinh của Vận) của căn nhà này, và đều được an ở trên cao và chính giữa của mỗi cung. Điều nên nhớ khi lập Vận bàn là phi tinh chỉ di chuyển “THUẬN”, tức là từ số nhỏ lên số lớn, chứ không bao giờ đi chuyển “NGHỊCH” từ số lớn xuống số nhỏ hơn. Lập Sơn bàn Theo thuật ngữ Phong thủy, “Sơn” (có nghĩa là núi) dùng để chỉ khu vực phía sau nhà (tức phương “tọa”). Cho nên sau khi đã an Vận bàn thì nhìn xem số nào tới khu vực phía sau của căn nhà. Lấy số đó đem nhập trung cung, nhưng để tại góc dưới mé bên trái. Lúc này cần phải biết tọa của căn nhà thuộc sơn nào, rồi PHỐI HỢP với Tam Nguyên Long của Vận tinh tới phương tọa để quyết định di chuyển theo chiều “THUẬN” hay “NGHỊCH”. Thí dụ như căn nhà có hướng là 0 độ thì phương tọa của căn nhà sẽ là 180 độ (vì tọa bao giờ cũng xung với hướng, tức là cách nhau 180 độ). Như vậy căn nhà này sẽ là tọa NGỌ hướng TÝ. Nếu xây năm 1984 tức thuộc Vận 7, nên lấy số 7 nhập trung cung di chuyển Thuận như đã nói ở trên thì 2 tới NAM tức phương tọa của nhà này. Bây giờ muốn lập Sơn bàn thì phải lấy số 2 nhập trung cung (để ở góc dưới mé bên trái), nhưng muốn biết nó sẽ xoay chuyển “THUẬN” hay “NGHỊCH” thì phải coi xem Tam Nguyên Long của số 2 là gì? Vì số 2 (tứcø hướng TÂY NAM) có 3 sơn là MÙI-KHÔN-THÂN, với MÙI thuộc âm và KHÔN-THÂN thuộc dương trong Tam nguyên Long. Mà tọa của căn nhà là nằm nơi phía NAM. Phía NAM cũng có 3 sơn là BÍNH-NGỌ-ĐINH. Vì trong Vận 7, số 2 tới phía NAM, nên lấy 3 sơn MÙI-KHÔN-THÂN của số 2 áp đặt lên 3 sơn BÍNH-NGỌ-ĐINH của phương này. Nhưng vì chính tọa của căn nhà là nằm tại sơn NGỌ, tức là trùng với sơn KHÔN của số 2. Vì sơn KHÔN là thuộc Dương trong Tam Nguyên Long, cho nên mới lấy số 2 nhập trung cung rồi di chuyển theo chiều “THUẬN”, tức là số 3 tới TÂY BẮC, số 4 tới TÂY, số 5 tới ĐÔNG BẮC, số 6 tới NAM, số 7 tới BẮC, số 8 tới TÂY NAM, số 9 tới ĐÔNG, số 1 tới ĐÔNG NAM. Tất cả những số này đều được gọi là “Sơn tinh” (tức phi tinh của phương tọa) của trạch vận, với sơn tinh số 6 nằm tại phương tọa (tức phía NAM) của căn nhà này. Mọi Sơn tinh đều được an tại góc phía dưới bên trái của mỗi cung, để tiện phân biệt giữa chúng với “Vận tinh” Và “Hướng tinh”. Lập Hướng bàn Sau khi đã lập xong “Sơn bàn” thì bắt đầu tới việc lập Hướng bàn. Việc lập Hướng bàn cũng tương tự như việc lập Sơn bàn, tức là tìm “Vân tinh” tới phía trước nhà là số nào? Lấy số đó đem nhập trung cung, nhưng để nơi góc phía dưới mé bên phải. Sau đó cũng phải xác định hướng của căn nhà là thuộc sơn nào? Rồi PHỐI HỢP với Tam nguyên Long của Vận tinh tới hướng mà quyết định di chuyển “THUẬN” hay “NGHỊCH”. Cho nên nếu vẫn lấy thí dụ là căn nhà tọa NGỌ hướng TÝ, nhập trạch trong Vận 7 như ở trên thì sẽ thấy Vận tinh số 3 tới hướng. Vì số 3 thuộc phía ĐÔNG, gồm 3 sơn GIÁP-MÃO-ẤT, với GIÁP thuộc dương, còn MÃO- ẤT thuộc âm trong Tam Nguyên Long. Còn hướng nhà nằm về phía BẮC, cũng có 3 sơn là NHÂM-TÝ-QUÝ. Đem áp đặt 3 sơn GIÁP-MÃO-ẤT của số 3 lên 3 sơn NHÂM-TÝ-QUÝ của phía BẮC, nhưng vì chính hướng của căn nhà là thuộc sơn TÝ, tức trùng với sơn MÃO của số 3. Vì sơn MÃO thuộc âm trong Tam nguyên Long, cho nên lấy số 3 nhập trung cung rồi di chuyển theo chiều ”NGHỊCH”, tức là 2 tới TÂY BẮC, 1 tới TÂY, 9 tới ĐÔNG BẮC, 8 tới NAM, 7 tới BẮC, 6 tới TÂY NAM, 5 tới ĐÔNG, 4 tới ĐÔNG NAM. Tất cả những số này đều được gọi là “Hướng tinh” (tức phi tinh của Hướng) của trạch vận, với hướng tinh số 7 nằm ở hướng, nên trong Vận 7 thì nhà này được “vượng tinh tới hướng” nên được xem là 1 nhà tốt. Tất cả những Hướng tinh đều được an tại góc phía dưới mé bên phải của mỗi cung. Như vậy, sau khi đã lập “Vận bàn” , “Sơn bàn” và “Hướng bàn” , chúng ta sẽ xác định được vị trí của mọi Vận tinh, Sơn tinh và Hướng tinh. Đây chính là trạch vận của 1 căn nhà hay 1 phần mộ. Như vậy, 1 trạch vận gồm có 3 tinh bàn: Vận bàn, Sơn bàn và Hướng bàn. Kết hợp nó với địa thế chung quanh và cấu trúc bên trong của 1 căn nhà, người học Phong thủy Huyền Không sẽ có thể phán đoán chính xác mọi diễn biến tốt, xấu đã, đang và sẽ xảy ra cho căn nhà đó. Sau cùng, điều mà người học Huyền KHông cần nhớ là khi muốn lập Sơn bàn hay Hướng bàn thì nếu tọa hay hướng nhà mà trùng với “sơn” DƯƠNG của Vận tinh thì di chuyển “THUẬN”, nếu trùng với “sơn” ÂM của vận tinh thì di chuyển “NGHỊCH”. Tức là sự di chuyển “THUẬN” hay “NGHỊCH” của sơn và Hướng tinh là hoàn toàn do “SƠN” của Vận tinh trùng với tọa và hướng nhà là DƯƠNG hay ÂM mà thôi. Ngoài ra, chỉ có việc lập tinh bàn cho Sơn và Hướng bàn mới có trường hợp phi tinh di chuyển theo chiều “NGHỊCH”. Còn tất cả các trường hợp khác thì phi tinh đều đi chuyển theo chiều “THUẬN” tức là từ số nhỏ lên số lớn hơn. Nguon:Phongthuyhuyenkhong.com
  11. 24 Sơn, 8 Hướng trên la bàn Hậu thiên Bát quái của Văn Vương được chia làm 8 hướng đều nhau, với mỗi hướng đi liền với một số của Cửu tinh: hướng BẮC (số 1), ĐÔNG BẮC (số 8), ĐÔNG (số 3), ĐÔNG NAM (số 4), NAM (số 9), TÂY NAM (số 2), TÂY (số 7) , TÂY BẮC (số 6). Riêng số 5 vì nằm ở chính giữa (trung cung) nêm không có phương hướng. Đem áp đặt Hậu thiên Bát quái lên la bàn gồm 360 độ, thì mổi hướng (hay mỗi số) sẽ chiếm 45 độ trên la bàn. Vào thời kỳ phôi phai của học thuật Phong thủy (thời nhà Chu), việc phân chia la bàn thành 8 hướng như vậy đã được kể là quá tinh vi và chính xác. Nhưng sau này, khi bộ môn Phong thủy đã có những bước tiến vượt bậc dưới thời Đường – Tống, khoảng cách 45 độ được xem là quá lớn và sai lệch qúa nhiều. Để cho chính xác hơn, người ta lại chia mổi hướng ra thành 3 sơn đều nhau, mổi sơn chiếm 15 độ. Như vậy trên la bàn lúc này đã xuất hiện 24 sơn. Người ta lại dùng 12 Địa Chi, 8 Thiên Can (đúng ra là 10, nhưng 2 Can Mậu-Kỷ được quy về trung cung cho Ngũ Hoàng nên chỉ còn 8 Can) và 4 quẻ Càn-Khôn- Cấn-Tốn mà đặt tên cho 24 sơn như sau: - Hướng BẮC (số 1): Gồm 3 sơn NHÂM–TÝ-QUÝ - Hướng ĐÔNG BẮC (số 8): 3 sơn SỬU–CẤN–DẦN - Hướng ĐÔNG (số 3): 3 sơn GIÁP–MÃO–ẤT - Hướng ĐÔNG NAM (số 4) 3 sơn THÌN–TỐN–TỴ - Hướng NAM (số 9): 3 sơn BÍNH–NGỌ–ĐINH - Hướng TÂY NAM (số 2): 3 sơn MÙI–KHÔN–THÂN - Hướng TÂY (số 7): 3 sơn CANH–DẬU–TÂN - Hướng TÂY BẮC (số 6): 3 sơn TUẤT–CÀN–HỢI Tất cả 24 sơn trên la bàn đều được xếp theo thứ tự từ trái sang phải theo chiều kim đồng hồ. Chẳng hạn như hướng BẮC có 3 sơn là NHÂM-TÝ-QUÝ, sơn NHÂM chiếm 15 độ phía bên trái, sơn TÝ chiếm 15 độ nơi chính giữa hướng BẮC, còn sơn QUÝ thì chiếm 15 độ phía bên phải. Tất cả các sơn khác cũng đều theo thứ tự như thế. Mỗi sơn được xác định với số độ chính giữa như: sơn NHÂM tại 345 độ; TÝ 360 độ hay 0 độ; QUÝ 15 độ; SỬU 30 độ; CẤN 45 độ; DẦN 60 độ; GIÁP 75 độ; MÃO 90 độ; ẤT 105 độ; THÌN 120 độ; TỐN 135 đô; TỴ 150 độ; BÍNH 165 độ; NGỌ 180 độ; ĐINH 195 độ; MÙI 210 độ; KHÔN 225 độ; THÂN 240 độ; CANH 255 độ; DẬU 270 độ; TÂN 285 độ; TUẤT 300 độ; CÀN 315 độ; HỢI 330 độ; Phần trên là tọa độ chính giữa của 24 sơn. Từ tọa độ đó người ta có thể tìm ra phạm vi của mổi sơn chiếm đóng trên la bàn, bằng cách đi ngược sang bên trái, cũng như sang bên phải của tọa độ trung tâm, mỗi bên là 7 độ 5 (vì phạm vi mổi sơn chỉ có 15 độ). Chẳng hạn như hướng MÙI có tọa độ trung tâm là 210 độ. Nếu đi ngược sang bên trái 7 độ 5 (tức là trừ đi 7 độ 5) thì được 202 độ 5. Sau đó từ tọa độ trung tâm là 210 độ lại đi thuận qua phải 7 độ 5 (tức là cộng thêm 7 độ 5) thì được 217 độ 5. Như vậy phạm vi sơn MÙI sẽ bắt đầu từ 202 độ 5 và chấm dứt tại 217 độ 5 trên la bàn. Chính Hướng và Kiêm Hướng Một vấn đề làm cho người mới học Phong thủy khá bối rối là thế nào là Chính Hướng và kiêm Hướng? Thật ra, điều này cũng không khó khăn gì cả, vì khi đo hướng nhà (hay hướng mộ) mà nếu thấy hướng nhà (hay hướng mộ đó) nằm tại tọa độ trung tâm của 1 sơn (bất kể là sơn nào) thì đều được coi là Chính Hướng. Còn nếu không đúng với tọa độ tâm điểm của 1 sơn thì được coi là Kiêm Hướng. Kiêm hướng lại chia ra là kiêm bên phải hoặc kiêm bên trái, rồi kiêm nhiều hay kiêm ít. Nếu kiêm bên phải hoặc kiêm bên trái thì hướng nhà không được xem là thuần khí nữa, vì đã lấn sang phạm vi của sơn bên cạnh (điều này sẽ nói rõ hơn trong phần Tam nguyên long). Nói kiêm phải hay kiêm trái là lấy tọa độ tâm điểm của mổi sơn làm trung tâm mà tính. Chẳng hạn như sơn MÙI có tọa độ trung tâm là 210 độ. Nếu bây giờ 1 căn nhà có hướng là 215 độ thì nhà đó thuộc hướng MÙI (vì sơn MÙI bắt đầu từ khoảng 202 độ 5 và chấm dứt tại 217 độ 5), nhưng kiêm bên phải 5 độ. Nhưng trong thuật ngữ Phong thủy thì người ta lại không nói kiêm phải hoặc trái, mà lại dùng tên của những hướng được kiêm để gọi nhập chung với hướng của ngôi nhà đó. Như trong trường hợp này là nhà hướng MÙI kiêm phải 5 độ, nhưng vì hướng bên phải của hướng hướng MÙI là hướng KHÔN, nên người ta sẽ nói nhà này “hướng MÙI kiêm KHÔN 5 độ” tức là kiêm sang bên phải 5 độ mà thôi. Riêng với vấn đề kiêm nhiều hay ít thì 1 hướng nếu chỉ lệch sang bên phải hoặc bên trái khoảng 3 độ so với tọa độ tâm điểm của hướng đó thì được coi là kiêm ít, và vẫn còn giữa được thuần khí của hướng. Còn nếu lệch quá 3 độ so với trung tâm của 1 hướng thì được coi là lệch nhiều, nên khí lúc đó không thuần và coi như bị nhận nhiều tạp khí. Những trường hợp này cần được dùng Thế quái (hay số thế, sẽ nói trong 1 dịp khác) để hy vọng đem được vượng khí tới hướng hầu biến hung thành cát mà thôi. Tam nguyên long Sau khi đã biết được 24 sơn (hay hướng) thì còn phải biết chúng thuộc về Nguyên nào, và là dương hay âm, để có thể xoay chuyển phi tinh Thuận hay Nghịch khi lập trạch vận. Nguyên này không phải là “Nguyên” chỉ thời gian như đã nói trong “Tam Nguyên Cửu Vận”, mà là chỉ địa khí của long mạch, hay phương hướng của trái đất mà thôi. Tam nguyên long bao gồm: Địa nguyên long, Thiên nguyên long, và Nhân nguyên long. Mỗi Nguyên bao gồm 8 sơn (hay 8 hướng), trong đó có 4 sơn dương và 4 sơn âm như sau: - THIÊN NGUYÊN LONG: bao gồm 8 sơn : * 4 sơn dương: CÀN, KHÔN, CẤN, TỐN. * 4 sơn âm: TÝ, NGỌ, MÃO, DẬU. - ĐỊA NGUYÊN LONG: bao gồm 8 sơn: * 4 sơn dương: GIÁP, CANH, NHÂM, BÍNH. * 4 sơn âm: THÌN, TUẤT, SỬU, MÙI. - NHÂN NGUYÊN LONG: bao gồm 8 sơn: * 4 sơn dương: DẦN, THÂN, TỴ, HỢI. * 4 sơn âm: ẤT, TÂN, ĐINH, QUÝ. Với sự phân định âm hay dương của mỗi hướng như trên, người ta có thể biết được lúc nào phi tinh sẽ đi thuận hoặc đi nghịch khi xoay chuyển chúng theo vòng LƯỢNG THIÊN XÍCH. (điều này sẽ được nói rõ trong phần lập tinh bàn cho trạch vận ở 1 mục khác). Ngoài ra, nếu nhìn kỹ vào sự phân chia của Tam nguyên Long ta sẽ thấy trong mổi hướng của Bát quái được chia thành 3 sơn, và bao gồm đủ ba Nguyên: Địa, Thiên và Nhân, theo chiều kim đồng hồ. Thí dụ như hướng BẮC được chia thành 3 sơn là NHÂM-TÝ-QUÝ, với NHÂM thuộc Địa nguyên long, TÝ thuộc Thiên nguyên long, và QUÝ thuộc Nhân nguyên long. Các hướng còn lại cũng đều như thế, nghĩa là Thiên nguyên long ở chính giữa, Địa nguyên long nằm bên phía tay trái, còn Nhân nguyên long thì nằm bên phía tay phải. Từ đó người ta mới phân biệt ra Thiên nguyên long là quẻ Phụ mẫu, Địa nguyên long là Nghịch tử (vì nằm bên tay trái của Thiên nguyên long tức là nghịch chiều xoay chuyển của vạn vật), còn Nhân nguyên long là Thuận tử. Trong 3 nguyên Địa-Thiên-Nhân thì Thiên và Nhân là có thể kiêm được với nhau (vì là giữa phụ mẫu và thuận tử). Còn Địa nguyên long là nghịch tử chỉ có thể đứng 1 mình, không thể kiêm phụ mẫu hay thuận tử. Nếu Địa kiêm Thiên tức là âm dương lẫn lộn (hay âm dương sai thố). Nếu Địa kiêm Nhân thì sẽ bị xuất quái. - Ví dụ: Nhà hướng MÙI 205 độ. Vì hướng MÙI bắt đầu từ 202 độ 5, nên nhà hướng 205 độ cũng vẫn nằm trong hướng MÙI, nhưng kiêm sang phía bên trái 5 độ, tức là kiêm hướng ẤT 5 độ. Vì hướng MÙI là thuộc Địa nguyên long (tức Nghịch tử), chỉ có thể lấy chính hướng (210 độ) chứ không thể kiêm, cho nên trường hợp này là bị phạm xuất quái, chủ tai họa, bần tiện. Ngược lại, nếu 1 căn nhà có hướng là 185 độ, tức là hướng NGỌ kiêm ĐINH 5 độ. Vì NGỌ là quẻ Phụ mẫu, kiêm sang bên phải tức là kiêm Thuận tử nên nhà như thế vẫn tốt chứ không xấu. Đây là 1 trong những yếu tố căn bản và quan trọng của Huyền không Học, cần phải biết và phân biệt rõ ràng. Có như vậy mới biết được tuy 2 nhà cùng 1 trạch vận, nhưng nhà thì làm ăn khá, mọi người sang trọng, có khí phách, còn nhà thì bình thường, con người cũng chỉ nhỏ mọn, tầm thường mà thôi. Cho nên sự quý, tiện của 1 căn nhà phần lớn là do có biết chọn đúng hướng hoặc biết kiêm hướng hay không mà ra. Những điều này sẽ đuoc nói rõ hơn trong phần Lập hướng và Kiêm hướng ở 1 bài khác. Nguon:Phongthuyhuyenkhong.com
  12. Tương truyền vua Đại Vũ khi xưa đi trị thủy trên sông Lạc thì gặp rùa thần nổi lên, trên lưng có hình Cửu tinh. Vua Đại Vũ cho sao chép lại và gọi đó là Lạc thư. Khẩu quyết của Lạc thư là: "Đới Cửu, lý Nhất; tả Tam, hữu Thất; Nhị-Tứ vi kiên; Lục- Bát vi túc; Ngũ cư trung vị". Có nghĩa là: Trên đội 9, dưới đạp 1; bên trái 3, bên phải 7; 2 vai là 2 và 4; 2 chân là 6 và 8; còn 5 nằm chính giữa. Dựa vào Lạc thư, sau này vua Văn Vương nhà Chu mới đặt ra Hậu thiên Bát quái và định phương vị cho Cửu tinh như sau: - Số 9 nằm ở trên tức hướng NAM. Vì phương NAM nóng, thuộc quẻ Ly-Hỏa nên số 9 mang hành Hỏa. - Số 1 nằm ở dưới nên thuộc hướng BẮC. Vì phương Bắc hàn lạnh, thuộc quẻ Khảm-Thủy nên số 1 mang hành Thủy. - Số 3 nằm bên trái thuộc phương ĐÔNG. Vì phương ĐÔNG là quẻ CHẤN-Mộc, nên số 3 mang hành Mộc. - Số 7 nằm bên phải thuộc phương TÂY. Vì phương TÂY là quẻ ĐOÀI-Kim, nên số 7 mang hành Kim. - Số 2 là "vai” bên phải, nên nằm tại phía TÂY NAM. Vì phía TÂY NAM thuộc quẻ KHÔN-Thổ, nên số 2 mang hành Thổ. - Số 4 là "vai” bên trái, nện nằm tại phía ĐÔNG NAM. Vì ĐÔNG NAM thuộc quẻ TỐN-Mộc, nên số 4 mang hành Mộc. - Số 6 là "chân” bên phải, nên nằm tại phía TÂY BẮC. Vì TÂY BẮC thuộc quẻ CÀN-Kim, nên số 6 có hành Kim. - Số 8 là "chân” bên trái, nên nằm tại phía ĐÔNG BẮC. Vì phía ĐÔNG BẮC thuộc quẻ CẤN-Thổ, nên số 8 mang hành Thổ. - Số 5 nằm ở chính giữa (tức trung cung). Vì trung cung là nơi phát sinh và cũng là nơi kết thúc của vạn vật, nên trung cung thuộc hành Thổ. Vì thế nên số 5 cũng mang hành Thổ. Do đó, phương vị của Cửu tinh trong Hậu thiên Bát quái như sau: đông nam..............nam...............tây nam ............4................9................2 đông.....3................5................7 tây ............8................1................6 đông bắc.............bắc..............tây bắc Đây chính là những phương vị "nguyên thủy” của Cửu tinh trong Lạc thư (hay Hậu thiên bát quái). Nhưng khi có những thay đổi về không gian và thời gian thì Cửu tinh cũng sẽ thay đổi hoặc di động theo 1 qũy đạo nhất định. Quỹ đạo đó được gọi là vòng Lượng thiên Xích. Cửu tinh và ý nghĩa - Số 1: Nhất bạch hay tham lang: Đệ nhất cát tinh. Nếu đương vượng mà hình thế loan đầu có thủy động thì khoa cử đỗ đạt, sinh con trai thông minh trí tuệ. Nếu suy tử thì hại vợ, không thọ, cuộc đời trôi nổi, mang nhiều bệnh tậ về huyết, thận hư... * về ngũ hành: thuộc thuỷ * Về màu sắc: màu trắng * Về cơ thể : Thận, tai, máu huyết * về người : con trai thứ * về tính chất : thuộc dương - Số 2 : Nhị hắc hay cự môn : Hung tinh. Nếu vượng thì giàu có, điền sản phát mạnh, nhân khẩu hưng vượng lại phát quí về binh nghiệp. Nếu suy tử thì vợ đoạt quyền chồng, tính tình nhỏ nhen, thâm hiểm, keo kiệt, khó sinh đẻ, có beênh về bụng. Trong nhà thường phát sinhbe65nh hoạn liên miên. * về ngũ hành: thuộc thổ * Về màu sắc: màu đen * Về cơ thể : bụng và dạ dày * về người: mẹ hoặc vợ trong gia đình * về tính chất : thuộc âm - Số 3 : Tam bích hay lộc tồn : Hung tinh. Nếu vượng thì tài lộc đầy đủ, chấn hưng gia tộc, cơ nghiệp vững vàng, con cái dòng trưởng rất hưng thịnh. Nếu suy tử thì người nhà dễ bị điên hoặc hen suyễn, chân tàn tật, khắc vợ, kiện tụng thị phi hoặc trở thành trộm cướp. * về ngũ hành: thuộc mộc * Về màu sắc: màu xanh lá cây * Về cơ thể : mật, vai và tay * về người: con trai trưởng * về tính chất : thuộc dương - Số 4 : Tứ lục hoặc văn xương : Cát tinh. Vượng thì văn chương lừng danh, khoa cử đỗ đạt, con gái dung mạo đoan trang lấy được con nhà quyền quí. Nếu suy tử thì phụ nhân dâm loạn, đàn ông đam mê tửu sắc, gia sản phá hoại, phải lang thang phiêu bạt. * về ngũ hành: thuộc mộc * Về màu sắc: màu xanh dương * Về cơ thể : đùi và 2 chân * về người: con gái trưởng * về tính chất : thuộc âm - Số 5 : Ngũ hoàng hoặc Liêm trinh :Đạt sát tinh. Vượng thì tài đinh đại phát. Nếu suy tử thì bất kể được sinh hay bị khắc đều rất xấu ví vậy nó tịnh không nên động. Nếu gặp sao thái tuế tới thì tính hung càng phát mạnh làm tổn đinh, phá tài , nhẹ thì ốm đau, nặng thì mất người * về ngũ hành: thuộc thổ * Về màu sắc: màu vàng * Về cơ thể : không * về người: không - Số 6 : Lục bạch hoặc vũ khúc : Cát tinh. Vượng thí quyền uy , làm võ tướng thì công trạng hiển hách, gia đình giáu có, nhiều nhân đinh. Nếu suy tử thì cô độc hoặc chết trong binh đao, người nhà thường góa bụa, có nhiều quả phụ. * về ngũ hành: thuộc kim * Về màu sắc: màu trắng bạc * Về cơ thể : đầu, mũi, cổ, xương, ruột già * về người: cha hoặc chồng trong gia đình * về tính chất : thuộc dương - Số 7 : Thât xích hoặc phá quân : tặc tinh. Vượng thì phát về võ quyền, đinh tài đều vượng. Nếu suy thì trong nhà xuất hiện trộm cướp hoặc có người chết trận hay bị giam cầm, gia đạo không yên có thể bị hỏa tai mà tổn đinh hoặc xuất hiện người ham mê tửu sắc * về ngũ hành: thuộc kim * Về màu sắc: màu đỏ * Về cơ thể : phổi, miệng, lưỡi * về người: con gái út * về tính chất : thuộc âm - Số 8 : Bát bạch hoặc tả phù: Cát tinh. Vượng thì trung hiếu, phú quí dài lâu, con cháu được hưởng phúc lộc của tổ tiên. Suy tử thì có tổn thương nhỏ hoặc bị bệnh dịch * về ngũ hành: thuộc thổ * Về màu sắc: màu trắng * Về cơ thể : lưng, ngực và lá lách. * về người: con trai út * về tính chất : thuộc dương - Số 9 : Cửu tử hay hữu bật : trung tính. vượng thì văn chương lừng lẫy, con cháu dòng giữa được hưởng phú quí. Suy thì hỏa tai hoặc tai họa chốn quan trường, bị bệnh về máu huyết, thần kinh, mắt hoặc sanh đẻ khó. * về ngũ hành: thuộc hoả * Về màu sắc: màu đỏ tía * Về cơ thể : mắt, tim, ấn đường * về người: con gái giữa * về tính chất : thuộc âm Còn như thế nào là vượng hay suy sẽ phân tích ở phần sau. Lượng thiên xích Là sự di chuyển của cửu tinh trong lạc thư hay hậu thiên bát quái còn gọi là "Cửu tinh đăng quái" 1- Lượng thiên xích thuận: đông nam.............nam.............tây nam ............9..............5..............7 đông.....8...............1..............3...tây ...........4................6..............2 đông bắc...............bắc...............tây bắc (1) Từ trung cung xuống TÂY BẮC. (2) Từ TÂY BẮC lên TÂY. (3) Từ TÂY xuống ĐÔNG BẮC. (4) Từ ĐÔNG BẮC lên NAM. (5) Từ NAM xuống BẮC. (6) Từ BẮC lên TÂY NAM. (7) Từ TÂY NAM sang ĐÔNG. (8) Từ ĐÔNG lên ĐÔNG NAM. (9) Từ ĐÔNG NAM trở về trung cung. 2- Lượng thiên xích nghịch đông nam..................nam...............tây nam ............2....................6................ ...4 đông.....3....................1................. ..8...tây ............7....................5................ ...9 đông bắc...................bắc.................tây bắc (1) Từ trung cung lên ĐÔNG NAM (2) Từ ĐÔNG NAM xuống ĐÔNG (3) Từ ĐÔNG lên TÂY NAM (4) Từ TÂY NAM xuống BẮC (5) Từ BẮC lên NAM. (6) Từ NAM xuống ĐÔNG BẮC. (7) Từ ĐÔNG BẮC sang TÂY. (8) Từ TÂY xuống TÂY BẮC. (9) Từ TÂY BẮC trở về trung cung. Sự di chuyển thuận, nghịch của Cửu tinh là hoàn toàn dựa vào nguyên tắc phân định âm-dương của Tam nguyên long. Nguồn:nhantrachoc.com.vn
  13. J. E. Cirlot Những bí ẩn triết lý và Đạo học của các con số Nguyễn Tiến Văn dịch và giới thiệu Mục từ “Những con số” trong bài này được dịch từ cuốn Từ điển biểu tượng [A Dictionary of Symbols] của Juan Eduardo Cirlot. Đây là cuốn từ điển biểu tượng được ưa chuộng nhất thế giới bởi tính chất ngắn gọn, súc tích và đầy thẩm quyền về sự thông giải tâm linh. Trên thế giới có vài chục cuốn từ điển về biểu tượng nhưng phần lớn nặng về sự kiện và tư liệu, thường làm người đọc rối trí vì dữ kiện hơn là sự sáng suốt và có chiều sâu đạo học như đặc điểm của cuốn này. Nó theo đúng như chủ trương của Lão Tử - người sáng lập Đạo giáo ở phương Đông: “Học nhật ích, đạo nhật tổn”, nghĩa là, người lo học thì mỗi ngày một tích lũy thêm, còn người hành đạo thì ngày một bỏ bớt đi. Từ gần một nửa thế kỉ nay, đây là cuốn từ điển gối đầu giường của những ai chăm lo nuôi dưỡng nguồn mạch tâm linh trong một thế giới ngày càng bị tha hoá bản sắc trước hố ngăn cách giàu - nghèo, trước các vấn đề về toàn cầu hoá, và cả nguy cơ hủy diệt con người và tự nhiên. Người dịch Trong tượng trưng, số không chỉ là biểu hiện của lượng, mà còn là những ý lực; mỗi số có một đặc tính riêng. Những con số thực thụ, như thế, chỉ là lớp vỏ áo khoác ngoài. Mọi con số đều phái sinh từ số 1 (tương đương với điểm không của độ lớn vốn không biểu lộ trong huyền bí học). Con số càng xa với đơn vị (tức số 1) thì càng chuyển nhập vào vật chất, vào tiến trình xoắn ốc, vào “thế gian”. Mười con số đầu trong hệ thống Hi Lạp (hoặc 12 con số đầu trong hệ thống Đông phương) liên quan đến tâm linh: chúng là những thực thể, nguyên mẫu (archetypes) và tượng trưng. Những số còn lại là sản phẩm kết hợp của những con số cơ bản này [1] . Người Hi Lạp thời cổ đại rất quan tâm tới ý nghĩa tượng trưng của những con số. Pythagoras, chẳng hạn, nhận xét rằng: “Vạn vật đều được xếp đặt theo số”. Plato coi số như là yếu tính của hài hoà, và hài hoà là nền tảng của vũ trụ cũng như của con người và xác nhận rằng những vận động của hài hoà “thuộc cùng loại với những xoay vần đều đặn của linh hồn chúng ta” [2] . Triết học về số được phát triển thêm bởi những người Do Thái, những người phái Ngộ đạo (Gnosticism), và những người phái thần bí thuật số Kabbala rồi truyền sang cả khoa luyện đan (alchemy). Cũng những khái niệm đại đồng cơ bản như thế được thấy trong tư tưởng phương Đông – như Lão Tử, chẳng hạn: “Đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật. Vạn vật phụ âm nhi bão dương, trùng khí dĩ vi hoà”. (Đạo sinh 1; 1 sinh 2; 2 sinh 3; 3 sinh vạn vật. Vạn vật cõng âm, ôm dương, điều hoà bằng trùng khí). [Đạo đức kinh, thiên 32] và từ bộ ba 1, 2, 3 thành hợp nhất (tức số 1) – thống nhất mới hay trật tự mới, đó là số 4 (Maria Prophetissa) [3] . Luận lí tượng trưng và lí thuyết về tập nhóm quay trở lại ý tưởng về lượng là nền tảng của phẩm. Nhà ngôn ngữ học Charles S. Peirce gợi ý rằng những luật tắc của tự nhiên và của tinh thần con người đều dựa trên cùng những nguyên lí như nhau, và rằng chúng ta có thể được thứ tự theo cùng những tuyến này [4] . Ngoài những tượng trưng căn bản về nhất nguyên (số 1) và bội số (số nhiều hơn 1), còn có một sự tượng trưng tổng quát khác gắn với số chẵn (hoặc ngẫu số, biểu lộ nguyên lí Âm tiêu cực và thụ động) và số lẻ (hoặc cơ số, biểu lộ nguyên lí Dương tích cực và hoạt động). Thêm nữa, những chuỗi số có một tính năng động tượng trưng mà thiết yếu không thể không chú ý. Ý tưởng rằng 1 sinh 2 và 2 tạo 3 được thiết lập trên tiền đề là mọi thực thể có khuynh hướng vượt qua những giới hạn của nó hoặc tự đối đầu với cái tương phản. Hễ có 2 thành tố thì thành tố thứ 3 xuất hiện như là sự kết hợp của hai thành tố đầu tiên, đến luợt số thứ 3 lại làm nẩy sinh số thứ 4 như là sự móc nối giữa 3 thành tố đầu tiên, rồi cứ thế tiếp tục [5] . Kế tiếp sau nhất nguyên (số 1) và lưỡng nguyên (cặp đôi, tức bộ 2, biểu lộ tranh chấp, hồi thanh, và sự nhân đôi nguyên thủy) là bộ 3 và bộ 4 là những kết nhóm chính; tổng số của bộ 3 và bộ 4 là bộ 7; bộ 3 và bộ 4 nhân với nhau cho tích số là bộ 12. Số 3 là phái sinh trực tiếp hơn của số 7 (vì cả hai đều là số lẻ) và số 4 có tương quan mật thiết hơn với số 12 (cả hai đều là số chẵn). Sự tượng trưng thông thường là như sau: * Bộ 3 đại diện cho trật tự trí tuệ hoặc tâm linh; * Bộ 4 đại diện cho trật tự trần gian; * Bộ 7 đại diện cho trật tự hành tinh [trong hệ mặt trời] và đạo đức; * Bộ 12 đại diện cho trật tự đại đồng vũ trụ. Sau đây là những ý nghĩa tượng trưng thường được chấp nhận một cách phổ biến nhất cho mỗi con số, chúng sẽ dùng làm cơ sở cho một bản tóm lược về lí thuyết tâm lí về những con số của [nhà tâm lí] Ludwig Paneth. Số không (0): Không hiện hữu/hư vô, liên hệ một cách huyền bí với nhất nguyên (số 1) như là sự đối lập và phản ánh của số 1; nó tượng trưng cho cái ẩn tàng, tiềm năng và là “Quả trứng của Orpheus”. Từ quan điểm của con người trong hiện hữu nó tượng trưng cái chết như là trạng thái trong đó những sinh lực được biến cải [6] . Bởi dạng vòng tròn của nó, nó biểu thị sự vĩnh hằng. Số 1: Tượng trưng cho hữu thể [7] và cho sự vén mở cho con người về yếu tính tâm linh. Nó là nguyên lí hoạt động, khi vỡ thành phần mảnh, làm nẩy sinh bội số [8] , và được đồng nhất với Trung tâm huyền học [9] , Điểm Bức xạ và Quyền năng Tối thượng [10] . Nó cũng đại diện cho sự nhất nguyên tâm linh – là nền tảng chung giữa vạn vật [11] . René Guénon phân biệt giữa nhất nguyên và số 1 theo cách của những nhà tư tưởng huyền học Islam: nhất nguyên khác biệt với số 1 ở chỗ nó tuyệt đối và tròn vẹn tự thân, không chấp nhận số 2, cũng như không chấp nhận nhị nguyên. Bởi vậy, nhất nguyên là tượng trưng của thần tính [12] , số 1 cũng đồng đẳng với ánh sáng [13] . Số 2: Đại diện cho hồi thanh, phản ánh, tranh chấp và đối trọng hoặc nghịch vị; hoặc sự tịch lặng nhất thời của của các lực lượng trong thế cân bằng; nó cũng tương ứng với sự trôi chảy của thời gian – cái tuyến đi từ sau ra trước [14] ; nó được biểu lộ trong hình học bằng hai điểm, hai đường hoặc một góc [15] . Nó cũng tượng trưng cho hạt nhân đầu tiên của vật chất, của tự nhiên trong đối lập với tạo hoá, của mặt trăng đối với mặt trời [16] . Trong toàn thể tư tưởng bí truyền (esoteric), số 2 được xem là điểm gở [17] : nó hàm nghĩa cái bóng [18] và sự lưỡng giới tính của vạn vật, hoặc nhị nguyên (đại diện bởi huyền thoại căn bản về cặp Gemini, tức Song nam) trong cái nghĩa của móc khoen nối kết giữa cái bất tử và cái tử vong, hoặc cái bất biến thiên và cái biến thiên [19] . Trong sự tượng trưng huyền học về phong cảnh trong văn hoá cự thạch, số 2 thì liên lạc với hòn núi dạng mandorla [tức dạng hình hạnh nhân hợp bởi phần chung của hai vòng tròn giao nhau], tiêu điểm của sự Nghịch đảo tượng trưng, hình thành cái lò cừ nung nấu sự đời (the crucible of life) và gồm hai cực đối lập của thiện và ác, sống và chết [20] . Vậy nên, số 2 là số liên lạc với Magna Mater tức Mẹ Cả [21] . Số 3: Tượng trưng cho sự tổng hợp tâm linh và là công thức cho sự sáng tạo của mỗi thế giới. Nó đại diện cho giải pháp của cuộc tranh chấp đặt để bởi nhị nguyên [22] . Nó hình thành một vành bán nguyệt gồm: sinh ra, thiên đỉnh, và hạ giáng [23] . Về mặt hình học, số 3 được biểu lộ bằng 3 điểm và hình tam giác [24] . Nó là tổng số hài hoà của sự tác động từ nhất nguyên lên lưỡng nguyên [25] . Nó là con số liên quan với những nguyên lí cơ bản [26] ; và biểu lộ sự đầy đủ, hoặc tăng trưởng của nhất nguyên trong tự thân [27] . Sau hết, nó liên lạc với những khái niệm về cõi trời [28] và Ba Ngôi. Số 4: Tượng trưng cho trái đất, cho không gian địa cầu, cho thân phận con người, cho những giới hạn bên ngoài và tự nhiên của nhận thức “tối thiểu” về toàn thể tính và sau hết, về tổ chức thuần lí. Nó đồng đẳng với hình vuông, hình lập phương và chữ thập, đại diện cho bốn mùa và các phương địa bàn. Một số lớn các hình thức vật chất và tâm linh được mô thức theo bộ 4 [29] . Nó là số liên lạc với sự thành đạt hữu hình [30] và với những Nguyên tố [31] . Trong tư tưởng huyền học, nó đại diện cho Tứ tượng (tetramorphs). Số 5: Tượng trưng cho Con người, sức khoẻ, tình thương yêu và sự tác động của tinh thể lên vật chất. Nó gồm tứ chi của thân thể cộng thêm cái đầu kiểm soát chúng, và cũng thế, 4 ngón tay thêm ngón cái [32] , và 4 phương địa lí với trung tâm [33] . Hôn lễ thiêng liêng (hieros gamos) được biểu thị bằng số 5 bởi nó đại diện cho sự hợp nhất của hai nguyên lí trời (số 3 của tham thiên tức tam thiên) với số của Mẹ Cả (số 2 của lưỡng địa). Về hình học, nó là ngôi sao 5 cánh (pentagram) [34] . Nó tương ứng với sự đối xứng ngũ giác, một đặc tính thông thường của thiên nhiên hữu cơ, với tỉ lệ vàng (như phái Pythagoras ghi nhận) [35] , và với 5 giác quan [36] đại diện cho 5 “mô thức” của vật chất. Số 6: Tượng trưng cho thế lưỡng lự và quân bình, số 6 gồm sự hợp nhất của hai tam giác (của lửa và nước) và do đó, biểu thị linh hồn con người. Người Hi Lạp cổ đại xem nó như một tượng trưng cho người lưỡng tính (hermaphrodite) [37] . Nó tương ứng với 6 hướng của không gian (2 hướng cho mỗi chiều kích) [38] , và với sự ngưng bặt của vận động (bởi sự Sáng tạo [theo Kinh thánh Do Thái giáo và sau là cả Kitô giáo] chiếm 6 ngày). Do đó, nó liên lạc với thử thách và cố gắng [39] . Nó cũng được vạch ra là có liên quan tới sự trinh tiết [40] , và với hai đĩa cân. Số 7: Tượng trưng cho trật tự toàn hảo, một thời kì trọn vẹn hoặc còn gọi là chu kì. Nó gồm sự hợp nhất của bộ 3 và bộ 4 và do đó, được phú cho giá trị ngoại hạng [41] . Nó tương ứng với 7 hướng của không gian (tức là 6 chiều kích sinh tồn cộng thêm trung tâm) [42] , với ngôi sao 7 cánh, với sự hoà giải của hình vuông với hình tam giác bằng cách đặt hình sau lên hình trước (như bầu trời cách trên trái đất) hoặc bằng cách nội tiếp. Nó là con số hình thành chuỗi cơ bản của cung điệu âm nhạc, của các màu sắc, và của các hành tinh [43] , cũng như của các thần linh tương ứng với các hành tinh ấy; và cũng là của 7 mối tội đầu và những đức tính tương phản [44] . Nó cũng tương ứng với thập tự 3 chiều kích [45] và sau hết, nó là biểu tượng của đau khổ [46] . Số 8: Bộ 8, liên hệ tới hai hình vuông hoặc hình bát giác [47] là dạng thức trung gian giữa hình vuông (hoặc trật tự trần gian) và vòng tròn (trật tự vĩnh hằng), và do đó, là một biểu tượng của tái tạo. Nhờ hình dạng của nó, con số 8 liên lạc với hai con rắn quấn nhau trên cây gậy của thầy thuốc (caduceus), biểu thị sự cân phân giữa các lực đối nghịch hoặc sự bình giá của quyền năng tâm linh với quyền năng tự nhiên [48] . Cũng nhờ hình dạng, nó còn tượng trưng cho vận động xoáy ốc vĩnh hằng của các tầng trời (cũng phô bày bằng đường sigma kép gồm hai chữ S – kí hiệu của vô hạn) [49] . Bởi mang những hàm nghĩa về sự tái tạo, số 8 trong thời Trung cổ còn là một huy hiệu của nước rửa tội. Hơn nữa, trong sáng tạo vũ trụ huyền học thời Trung cổ, nó tương ứng với những vì sao cố định của vòm trời, biểu thị những ảnh hưởng của hành tinh đã bị thắng vượt. Số 9: Tam giác của bộ 3 và sự nhân 3 của số 3. Do đó, nó là hình ảnh trọn vẹn của 3 thế giới. Nó là giới hạn chung cuộc của chuỗi số trước khi nó trở lại với nhất nguyên [50] . Đối với người Do-thái cổ đại, nó là biểu tượng của chân lí, đặc trưng bởi sự kiện là khi nhân lên, nó tái tạo tự thân (trong phép cộng huyền học) [9x2=18, mà 1+8=9; 9x3=27, mà 2+7=9, v.v...] [51] . Trong những nghi thức bào chế, nó là con số tượng trưng tót vời vì nó đại diện cho sự tổng hợp tam trùng, nghĩa là, sự bố trí trên mỗi bình diện của thân thể, cõi trí tuệ, và cõi tâm linh [52] . Số 10: Trong các hệ thống thập phân, số 10 tượng trưng cho sự trở về với nhất nguyên. Trong Tam giác điểm 4 hàng Tetractys (mà tam giác gồm các điểm – 4, 3, 2, 1 – có tổng số là 10), số 10 có liên lạc với số 4. Nó cũng tượng trưng cho sự thành đạt tâm linh cũng như cho sự thống nhất trong chức năng như một số chẵn (hoặc lưỡng lự) hoặc như khởi đầu của một chuỗi mới đa bội [53] . Theo một số lí thuyết, số 10 tượng trưng cho tính toàn thể của vũ trụ . cả siêu hình và vật chất – bởi nó nâng vạn vật đến nhất nguyên [54] . Từ tư tưởng Đông phương cổ đại, qua trường phái Pythagoras và cho suốt đến Thánh Jerome, nó được biết như con số của sự hoàn hảo [55] . Số 11: Tượng trưng cho sự chuyển tiếp, quá độ và hiểm nguy, đồng thời cho sự tranh chấp và tuẫn đạo [56] . Theo Schneider, nó mang một tính chất địa ngục do nó vượt quá con số của sự hoàn hảo – là số 10 – vì vậy, nó đại diện cho sự bất khả tiết chế [57] ; nhưng đồng thời, nó cũng tương ứng, giống như số 2, với ngọn núi hình quả trám (mandorla), với tiêu điểm của sự Nghịch đảo tượng trưng và phản đề bởi nó hình thành bằng một thêm một (theo một cung cách có thể so sánh với số 2) [58] . Số 12: Tượng trưng cho trật tự vũ trụ và sự cứu rỗi. Nó tương ứng với những kí hiệu của vòng Hoàng đạo (zodiac) và là nền tảng của mọi nhóm bộ 12. Kết nối với nó là những khái niệm về không gian và thời gian, và bánh xe hoặc vòng tròn. Số 13: Tượng trưng cho sự chết đi và sinh ra, cho sự khởi đầu mới lại. Do đó, nó có những hàm nghĩa bất thuận lợi. Số 14: Đại diện cho sự hỗn hợp và tổ chức [59] và cũng cho công lí và sự điều độ [60] . Số 15: Mang chất hoa tình rõ rệt và được liên kết với ác quỷ. Những số khác: Mỗi số trong các số từ 16 đến 22 có liên hệ với quân bài tương ứng trong cỗ bài Tarot và đôi khi ý nghĩa được phái sinh từ sự hỗn hợp của những biểu tượng của những đơn vị cấu thành nó. Có hai cách theo đó sự hỗn hợp này có thể xảy ra: hoặc là bằng phép cộng huyền học (thí dụ: 374=3+7+4=14=1+4=5); hoặc bằng sự kế tục - trong những trường hợp đó, con số bên phía tay phải biểu lộ kết cục của một tình huống biểu thị bằng con số bên phía tay trái (vậy nên, số 21 biểu lộ sự giảm trừ của một cuộc tranh chấp – số 2 – thành sự giải quyết nó – số 1). Những con số này cũng sở hữu những ý nghĩa nhất định rút ra từ những nguồn gốc truyền thống và xa vời với sự tượng trưng nội tại: chẳng hạn, số 24 là con số thiêng liêng trong trường phái Samkhya (Số luận) của triết học Ấn Độ cổ đại và số 50 rất thông dụng trong thần thoại Hi Lạp – có 50 nàng tiên nữ Danaides, 50 thủy thủ Argonauts, 50 con trai của Priam và của Aegyptus, chẳng hạn – như, chúng ta hẳn gợi ý, một biểu tượng của phẩm chất mạnh mẽ về hoa tình và nhân tính rất tiêu biểu của những huyền thoại Hi-lạp. Sự lặp lại một số cho sẵn nhấn mạnh sức mạnh về lượng của nó nhưng lại khấu trừ phẩm giá tâm linh của nó. Vậy nên số 666, chẳng hạn, là con số của Con Thú [satan] bởi số 6 được xem như thua số 7 [61] . Khi một bội số có thể hàm chứa một số loại ý nghĩa tượng trưng nào đó, tính tượng trưng của con số đó cũng được phong phú và củng cố theo. Ví dụ, số 144 được coi là rất thuận lợi bởi tổng số của các con số là 9 (1+4+4) và bởi nó gồm bội số của 10 và 4 thêm chính bộ 4 tự thân nữa [62] . Dante, trong tập Divina Comedia (Thần khúc) đã thường xuyên nhờ cậy đến sự tượng trưng của các con số [63] . Tác phẩm của Ludwig Paneth về những con số không liên quan nhiều đến thực chất sự tượng trưng, đúng hơn, nó bận tâm đến sự thông giải hợp quy về các con số theo quan điểm của nhà tâm lí học khi chúng xuất hiện trong những ám ảnh và những giấc mơ của con người bình thường. Sau đây là những kết luận của ông: Số 1: Hiếm khi xuất hiện nhưng nơi nào có nó xảy ra thì nó bóng gió gợi đến trạng thái thiên đàng trước khi có thiện và ác – có nghĩa là trước khi có sự nhị nguyên. Số 2: Biểu thị sự đối trọng hoặc kinh nghiệm của con người về sự sinh tồn riêng rẽ, với những vấn đề đi kèm, sự phân tích không thể tránh, phân chia, tan rã bên trong và tranh đấu. Số 3: Đại diện cho sự tổng hợp sinh học, sinh nở, và giải quyết một cuộc tranh chấp. Số 4: Như một loại phân chia kép (2 và 2), không còn biểu thị sự li khai (như số 2) mà là sự sắp xếp trật tự những gì đã chia lìa. Do đó, nó là một tượng trưng của trật tự trong không gian và, bằng cách loại suy, của mọi cấu trúc có trật tự cao độ khác. Như thi sĩ Hi Lạp Simonides nhận xét: “Thật khó làm một người cao cả; hình vuông bốn góc bằng hai bàn tay, hai bàn chân và tâm linh, hình thành một toàn thể hoàn hảo”. Số 5: Là một số thường xảy ra trong cõi tự nhiên linh giác và do đó, sự tăng trưởng vinh quang của nó tương ứng với sự đâm chồi nảy lộc mùa xuân. Nó biểu thị sự tràn trề hữu cơ của đời sống đối lập với sự cứng ngắc của cái chết. Cũng có một cảm thức hoa tình với nó nữa. Số 6: Giống như số 2, là một số hàm hồ theo một cách riêng: nó biểu lộ sự nhị nguyên (2x3 hoặc 3x2). Tuy nhiên, nó giống như số 4 ở chỗ nó có một giá trị quy phạm như thể đối lập với những khuynh hướng giải phóng của số 5 và tính chất huyền bí (hoặc tranh chấp) của số 7. Số 7: Giống như mọi số nguyên tố, là một dữ kiện không thể giảm trừ và là một biểu lộ của sự tranh chấp hoặc của một nhất nguyên phức tạp (số nguyên tố càng cao thì sự phức tạp càng lớn). Đôi khi nó liên lạc với mặt trăng (vì 7x4=28 ngày của tháng trăng). Số 10: Trong dạng chữ số là 10, đôi khi được dùng để biểu lộ hôn nhân. Số 0: Là số nhân thập phân, nâng sức mạnh về lượng của một tượng trưng về số. Một số gồm những số không lặp lại chỉ ra một sự say mê những điều vĩ đại. Những đặc tính tống quát của số: Paneth vạch ra một sự phân biệt giữa con số số học và con số tượng trưng. Con số số học xác định một đối tượng bằng số lượng của nó nhưng không nói gì về bản chất của nó, trong khi đó, con số tượng trưng biểu lộ một nối kết bên trong với đối tượng nó xác định nhờ một mối tương quan huyền bí giữa cái được nêu số và chính tự thân số đó. Trong số học, việc cộng 1+1+1 cho ta số 3, nhưng không phải tam nhất nguyên (triunity); trong tượng trưng, con số 1 thứ nhì và con số 1 thứ ba là khác biệt cách nội tại với con số 1 thứ nhất bởi chúng luôn có công năng bên trong những trật tự bộ 3 vốn thiết định hạn từ thứ nhất như một thành tố hoạt động, thành tố thứ nhì như thụ động và thành tố thứ ba như trung tính hoặc hậu quả. Aristotle nói về “cấu trúc phẩm tính” của những con số như đối lập với tính chất vô định hình của nhất nguyên số học. Còn về những con số cao hơn, Paneth bàn như thế này: “Việc nhân một con số đơn giản chỉ làm tăng sức mạnh của nó như 25 và 15 đều là những tượng trưng của chất hoa tình. Những số gồm hai chữ số biểu lộ một tương quan hỗ tương giữa những chữ số cá biệt (đọc từ trái sang phải). Thí dụ, 23 = 2 (tranh chấp) và 3 (kết cục)”. Những số hợp thành bởi trên hai chữ số có thể phá ra và phân tích theo một số cung cách khác nhau. Chẳng hạn, 338 có thể bằng 300 thêm 2x19, hoặc khác nữa là 3 và 3 và 8. Sự năng động và phong phú về tượng trưng của số 3 là một trường hợp ngoại lệ đặc biệt đến nỗi không thể quá cường điệu. Chức năng hoà giải của thành tố thứ ba trong bộ 3, chúng tôi xin thêm, có thể xuất hiện hoặc dưới ánh sáng thuận lợi, hoặc thù địch. Chẳng hạn, khi trong huyền thoại và truyền kì có 3 anh em hoặc 3 chị em, 3 người cầu hôn, 3 cuộc thử thách, 3 điều ước, v.v... [64] , thành tố thứ nhất và thứ nhì, nói rộng ra, tương ứng với những gì đã sở hữu, và thành tố thứ ba đại diện cho giải pháp ma thuật hoặc phép lạ được ao ước hoặc kiếm tìm. Nhưng thành tố thứ ba này có thể – như chúng tôi đã nói – cũng có thể là tiêu cực. Vậy nên, bên cạnh những truyện truyền kì mà kẻ thứ nhất và thứ nhì thất bại và kẻ thứ ba thành công – đôi khi 6 kẻ đầu thất bại tiếp theo là kẻ thứ 7 thành công – thì cũng có những truyện khác với sự nghịch đảo của tượng trưng sản sinh ra kết quả đối nghịch: hai kẻ đầu được thuận lợi (và kẻ thứ nhì thường khi còn hơn kẻ thứ nhất) nhưng rồi kẻ thứ ba xuất hiện gây ra sự phá hoại hoặc có những tác động tiêu cực. Ví dụ, Ba Vua dâng cho Jesus Hài đồng những tặng phẩm bằng vàng, trầm hương (cả hai là tích cực) và nhựa trám (tiêu cực). Trong hầu hết tất cả những huyền thoại và truyện kể có mô típ 3 chén rượu, 3 cái tủ, hoặc 3 căn buồng thì thành tố thứ ba tương ứng với cái chết bởi sự phân chia bất đối xứng của chu kì đời người, gồm hai phần thăng (ấu thơ – thiếu niên, thanh niên – trưởng thành) và phần thứ ba và cuối cùng là giáng (già – chết). Có một truyện kể Do Thái, tên gọi là “Chân hạnh phúc” biểu lộ chính xác sự tạo nghĩa tượng trưng của “thành tố thứ 3” này. Sau đây là truyện ấy trong bản kể được xem là mẫu mực của Loeffle: 'Một nông dân và người vợ, bất mãn với số phận, ghen tức với những kẻ sống trong cung điện, tưởng tượng rằng sống như thế là một chuỗi lạc thú không bao giờ chấm dứt. Trong khi đang làm việc ngoài đồng, anh chợt gặp 3 cái rương bằng sắt. Trên rương thứ nhất có ghi: “Ai mở ta ra sẽ trở nên giàu có”. Trên rương thứ nhì, anh đọc thấy dòng chữ: “Nếu vàng làm ngươi hạnh phúc hãy mở ta ra”. Trên rương thứ ba là: “Ai mở ta ra sẽ mất tất cả những gì đang có”. Rương thứ nhất được mở ngay lập tức và với số lượng bạc nó chứa, cặp vợ chồng đãi một bữa tiệc thịnh soạn, may sắm áo quần huy hoàng và mua cả nô lệ. Những gì chứa trong rương thứ nhì khiến hai vợ chồng ấy khám phá đời sống xa hoa thanh lịch. Nhưng khi mở chiếc rương thứ ba, một cơn dông khủng khiếp hủy diệt toàn thể những gì họ có”. [65] Sự tượng trưng này có tương quan với chu kì bất đối xứng của năm (Xuân-Hạ-Thu, theo sau là Đông và với toàn thể những tượng trưng về cái cao cả – vì sự cao cả luôn luôn chứa đựng tính hiểm nghèo). Cuối cùng, cũng có hai lối thông giải thị giác về tượng trưng số, phát xuất từ hình dáng của các chữ số nhưng những sự thông giải như thế mang tính chất chuyên môn và không phải luôn luôn có căn cứ. Bản tiếng Việt © 2006 talawas [1]Papus, La Science des nombres [Khoa học về số], Paris, 1934 [2]Matila Ghyka, Philosophie et mystique du nombre [Triết lí & huyền học về số], Paris, 1952. [3]Carl Gustav Jung, Psychology & Alchemy [Tâm lí học và luyện đan thuật], Tổng tập 12, London, 1953 [4]Matila Ghyka, tlđd [5]Carl Gustav Jung, tldd [6]M. Mertens Stienon, L'Occultisme du zodiaque [bí truyền về hoàng đạo], Paris, 1953 & Ély Star, Les Mystères du Verbe [Những huyền nhiệm của Ngôi lời], Paris, 1908 [7]M. Mertens Stienon, L'Occultisme du zodiaque [bí truyền về hoàng đạo], Paris, 1953 [8]Papus, Traité méthodique de Science occulte [Chuyên luận có phương pháp về khoa học huyền bí], Paris, 1891 [9]René Berthelot, La Pensée de l'Asie et l'astrobiologie [Tư tưởng châu Á và khoa sinh học thiên văn], Paris, 1949 [10]Papus, La Science des nombres [Khoa học về số], Paris, 1934 [11]M. Mertens Stienon, tlđd [12]René Guénon, Man and Becoming according to the Vedànta [Con người và thành tựu theo Vedànta], London, 1945 [13]H. P. Blavatsky, The Secret Doctrine [bí pháp], London, 1888. [14]René Berthelot, tlđd [15]Papus, La Science des nombres [Khoa học về số], Paris, 1934 [16]Ély Star, Les Mystères du Verbe [Những huyền nhiệm của Ngôi lời], Paris, 1908 [17]H. P. Blavatsky, The Secret Doctrine [bí pháp], London, 1888. [18]Marc Saunier, La Légende des symboles philosophiques, religieux, et maçonniques [Truyền kì về những biểu tượng triết học, tông giáo, và Tam điểm], xuất bản lần 2, Paris, 1911. [19]Marc Saunier, tlđd [20]Marius Schneider, La danza de espadas y la tarantela [Vũ điệu của gươm & điệu tarantela], Barcelona, 1948. [21]Marius Schneider, tlđd [22]Ély Star, tlđd [23]Papus, Traité méthodique de Science occulte [Chuyên luận có phương pháp về khoa học huyền bí], Paris, 1891. [24]Papus, La Science des nombres [Khoa học về số], Paris, 1934 [25]Ély Star, tlđd [26]Fernando Oritz, El Hurracán [Dông tố], Mexico, 1947. [27]H. P. Blavatsky, tlđd [28]Marius Schneider, tlđd [29]Papus, Traité méthodique de Science occulte [Chuyên luận có phương pháp về khoa học huyền bí], Paris, 1891. [30]Ély Star, tlđd [31]Fernando Oritz, tlđd [32]Papus, Traité méthodique de Science occulte [Chuyên luận có phương pháp về khoa học huyền bí], Paris, 1891. [33]René Berthelot, tlđd [34]Papus, La Science des nombres [Khoa học về số], Paris, 1934 [35]Matila Ghyka, tlđd [36]Ély Star, tlđd [37]Carl G. Jung, bài 'Psychology of the Transference' [Tâm lí về sự chuyển thế] trong cuốn The Practice of Psychotherapy [Thực hành về tâm lí trị liệu], Tổng tập 16, London, 1954. [38]René Berthelot, tlđd [39]Éliphas Lévi, Les Mystères de la Kabbale [Những bí nhiệm của Kabbala], Paris, 1920. [40]Marius Schneider, El origen musical de los animales-simbolos en la mitologia y la escultura antiguas [Nguồn gốc âm nhạc của những thú vật biểu tượng trong thần thoại và văn hoá cổ đại], Barcelona, 1946. [41]Papus, Traité méthodique de Science occulte [Chuyên luận có phương pháp về khoa học huyền bí], Paris, 1891 [42]René Berthelot, tlđd [43]Ély Star, tlđd [44]Fernando Oritz, tlđd [45]M. Loeffler-Delachaux, Le Symbolisme des contes de fées [sự tượng trưng của những truyện thần tiên], Paris, 1949. [46]Marius Schneider, tlđd [47]Papus, La Science des nombres [Khoa học về số], Paris, 1934. [48]Ély Star, tlđd. [49]H. P. Blavatsky, tlđd. [50]Papus, La Science des nombres [Khoa học về số], Paris, 1934 [51]Harold Bayley, The Lost Language of Symbolism [Ngôn ngữ đánh mất của phép biểu tượng], London, 1912. In lại 1951. [52]Marius Schneider, tlđd [53]Papus, La Science des nombres [Khoa học về số], Paris, 1934. [54]H. P. Blavatsky, tlđd. [55]Marius Schneider, tlđd. [56]Éliphas Lévi, tlđd [57]Marius Schneider, tlđd. [58]Marius Schneider, La danza de espadas y la tarantela [Vũ điệu của gươm & điệu tarantela], Barcelona, 1948. [59]Éliphas Lévi, tlđd. [60]Oswald Wirth, Le Tarot des imagiers du Moyen-Age [bộ bài Tarot của những nhà tạo hình thời Trung cổ], Paris, 1927. [61]Éliphas Lévi, tlđd. [62]Éliphas Lévi, tlđd. [63]René Guénon, L' Ésotérisme de Dante [bí truyền của Dante], Paris, 1949. [64]Ludwig Paneth, La Symbolique des nombres dans l'inconscient [Tuợng trưng của những con số trong vô thức], Paris, 1953. [65]M. Loeffler-Delachaux,,tlđd Nguồn: A Dictionary of Symbols [Từ điển biểu tượng] của J. E. Cirlot; mục từ 'Numbers' [Những con số] từ giữa trang 230 đến giữa trang 237. Tác phẩm này xuất bản lần đầu bằng tiếng Tây Ban Nha năm 1962. Bản dịch sang tiếng Anh của Jack Sage in năm 1967. Tái bản có bổ sung năm 1971. Bài này dịch theo bản tiếng Anh in năm 1991 của Nxb Dorset Press, tại New York. Tựa đề do người dịch đặt. (sưu tầm)Nguồn:nhântrachoc.com.vn
  14. Ngũ kỵ là những ngày kỵ được ghi lại theo năm loại, gọi tắt như: Nhứt Xích, nhì Thiên, tam Nương, tứ Sát, ngũ Nguyệt. 1. Xích Tòng Tử giáng hạ Xích Tòng Tử là vị tiên từ đời Thần Nông. Ngày Xích Tòng Tử giáng hạ là những ngày xảy ra biến cố lớn trên thế giới do lửa tạo nên như: động đất, núi lửa phun phún xuất thạch, cháy rừng, nổ máy bay, nổ bom... Ba chục câu thơ dễ nhớ sau đây cho chúng ta biết những ngày đó: Mùng 7, 11 tháng Giêng, Xích Tòng giáng hạ cử kiêng những ngàỵ Mùng 9, 19 tháng Hai, Ai mà phạm phải thiệt tài đâu xạ 15, 16 tháng Ba, Cất nhà ắt bị phá vì thiên taị Tháng Tư, mùng 9, 22, Bán buôn sẽ bị bay đi vốn nằm. Mùng 9, 14 tháng Năm, Tháng Saù cũng vậy nhằm 10, 20. Tháng Bảy, mùng 8, 23, Xuất quân thì chỉ đi ra không ve^`. Tháng Tám cũng ở cận kề, 18, 29, ê chề đớn đaụ Khai trương thì hãy cùng nhau, Lựa mùng 2 tháng Chín cau đừng dùng. 30 tháng Chín lung tung, Mùng 1, 14, trong khung tháng Mườị Cưới gã thì chớ có lười, Mùng 2, tháng Mười Một muốn cười không rạ 21 tháng Mười Một đi xa, Tháng Chạp, mùng 1, cùng là 30. Sáng hôm nói tới tươi cười, Tối hôm ắt bị cắt mười, xẻ năm. Làm thầy nên nhớ nằm lòng, Xích Tòng giáng hạ chất chồng cử kiêng. Muốn cho thoát khỏi ưu phiền, Xích Tòng giáng hạ, cử tiên phong đầụ Ngày xưa sách viết có câu: 'Tin thời nên cử, khỏi sầu về sau'. Ý bài thơ cho biết mỗi tháng kỵ hai ngày như sau: - Tháng Giêng: Mùng 7, 11 - Tháng Hai: Mùng 9, 19 - Tháng Ba: 15, 16 - Tháng Tư: Mùng 9, 22 - Tháng Năm: Mùng 9, 14 - Tháng Saù: Mùng 10, 20 - Tháng Bảy: Mùng 8, 23 - Tháng Tám: 18, 29 - Tháng Chín: Mùng 2, 30 - Tháng Mười: Mùng 1, 14 - Tháng Mười một: Mùng 2, 21 - Tháng Chạp: Mùng 1, 30 2. Thiên tai đại họa Thiên tai là tai họa do trời đưa xuống; đại họa là tai họa lớn. Ngày Thiên tai đại họa là ngày kỵ trong việc xây cất hoặc sửa chữa nhà cửa, cầu cống mà thôị Dưới đây là sáu vần thơ ghi ngày kỵ: Một, năm, chín, Chuột đào hang, Hai, Saù, Mười, Mão ăn lang đêm ngàỵ Ba, Bảy, Mười Một, Ngựa bay, Bốn, Tám, tháng Chạp, Gà đà gáy vang. Thiên tai đại họa đã an, Cất nhà ắt bị lửa Càn đốt thiêụ (Càn: Trời) Có nghĩa là: - Tháng 1, 5, 9, kỵ ngày Tý - Tháng 2, 6, 10, kỵ ngày Mẹo - Tháng 3, 7, 11, kỵ ngày Ngọ - Tháng 4, 8, 12, kỵ ngày Dậu 3. Tam nương Tam là ba, nương là nàng hay cộ Tam nương là ba người đàn bà nổi tiếng Muội Hỹ, Ðắc Kỷ, Bao Tỷ đã phá tan cả ba triều đại nhà Hạ, Thương, Chụ Ngày Tam nương là ngày mà bản thân hay công việc làm liên hệ với mình bị phá, nếu trùng vào ngày kỵ tuổi thì bị nặng hơn. Hay trùng thêm ngày Tứ kỵ kia thì sẽ thành chuyện lớn. nhantrachoc Ngày này thường xảy ra nhiều sự cãi vả vô cớ trong gia đình mà người nữ là nguyên nhân chính tạo nên. Mùng ba, mùng bảy, Hỹ nương, (nương: nàng) Mười ba, mười tám, Kỷ thương đắc thờị (thương: đời Thương) Hăm hai, hăm bảy, Tỷ tương, (tương: tương tợ) Ba trào, Tam 'nương', xuống đường phá chơị (nướng là làm cháy; có thể vì chữ nương không đúng vần nên người ta dùng chữ nướng). Một tháng có sáu ngày Tam nương như mùng 3, 7, 13, 18, 22, 27. 4. Sát chủ Sát là giết ; chủ là làm chu?. Ngày sát chủ là ngày kỵ của người chủ nhà, chủ cơ sở thương mại, trưởng một tổ chức, lãnh đạo quốc giẳ ạ Sát chủ dương: Phạm vi nhỏ, ngày sát chủ dương là những ngày kỵ của người chủ về phương diện: buôn bán, nhận việc, đầu tư tài chánh, mua bán nhà cửẳ Với tám câu lục bát sau đây: Một, Chuột đào lổ đi hoang, Hai, Ba, Bảy, Chín, Trâu toan kéo càỵ Tháng Tư, thì Chó sủa ngày, Bước qua Mười Một, cội ngay Dê nằm. Saù, Mười, Mười Hai, Tám, Năm, Rồng nằm biển bắc, tối tăm ba đàọ Làm thầy phải nhớ cùng nhau, Truyền ngày sát chủ về sau đời đờị Có nghĩa là: - Tháng Giêng kỵ ngày Ty'. - Tháng 2, 3, 7, 9, kỵ ngày Sửụ - Tháng 4, kỵ ngày Tuất. - Tháng 11, kỵ ngày Mùị - Tháng 6, 10, 12, 8, 5 kỵ ngày Thìn. b. Sát chủ âm: Ngày sát chủ âm là ngày kỵ về mai táng. Theo tập quán từ ngàn xưa, khi trong nhà có người qua đời tang chủ thường bối rối, không biết làm đám táng thế nào cho đủ lễ nghi, nên rước thầy cúng về để cố vấn về tang sự, một mặt cho thấy lòng hiếu thảo của mình đối với người quá vãng, mặt khác được lòng của thân quyến và được sự kính trọng của bà con lối xóm. Thầy cúng căn cứ vào bốn câu sau đây để coi ngày nhập quan, động quan, hạ huyệt (hay cải táng về sau): Nhứt Tỵ, Nhị Tý, Tam Dương vị, Tứ Mão, Ngũ Hầu, Lục Khuyển quỵ Thất Ngưu, Bát Trư, Cửu Mã phi, Thập Kê, Thập Nhứt Hổ, Thập Nhị Long. Có nghĩa là: Tháng giêng kỵ ngày Tỵ Tháng 2 kỵ ngày Ty'. Tháng 3 kỵ ngày Mùị Tháng 4 kỵ ngày Mẹọ Tháng 5 kỵ ngày Thân. Tháng 6 kỵ ngày Tuất. Tháng 7 kỵ ngày Sửu Tháng 8 kỵ ngày Hợị Tháng 9 kỵ ngày Ngỗ Tháng 10 kỵ ngày Dậụ Tháng 11 kỵ ngày Dần. Tháng Chạp kỵ ngày Thìn. 5. Nguyệt kỵ: Nguyệt là mặt trăng; kỵ là kiêng cữ Số 14, 23 cộng lại = 5 là số tam thiên, lưỡng địa ở cung trung trong Hà đồ Lạc thự (Ngày xưa Vua thường di hành vào ba ngày này). Vì ở gần trái đất nên sức hút của mặt trăng tạo ra con nước ròng, nước lớn. Với sức hút này, sức khỏe và đời sống của con người cũng chịu nhiều ảnh hưởng từ nô Nguyệt kỵ chỉ cử kiêng cho việc xuất hành đi: làm ăn xa, nhận việc, thăm viếng, du lịch, chợ búẳ ăn nhậụ Nên chỉ có hai câu lục bát sau đây: Mùng năm, mười bốn, hai mươi ba, Ði chơi cũng thiệt, huống là đi buôn. Không phải tháng nào cũng kỵ ba ngày mùng 5, 14, 23. Dưới đây là những tháng kỵ của ba ngày trên, rất dễ nhớ - Tháng 1, 4, 7, 10, kỵ ngày mùng năm. - Tháng 2, 5, 8, 11, kỵ ngày mười bốn. - Tháng 3, 6, 9, 12, kỵ ngày hai mươi bạ Nếu nói khoa Tử vi là môn học cổ của triết học Ðông phương nhằm mục đích nghiên cứu, tìm hiểu, giúp cho kẻ sĩ ngày xưa và trí thức ngày nay biết về tương lai, hậu vận của mình để có cách xử thế với đời thì thuật Phong thủy cũng không ngoài mục đích tương tợ và áp dụng để chỉnh đốn, sửa sang lại nơi ăn chốn ở cho hợp với môi trường sống để con người được ấm no, yên vui và hạnh phúc. Bên cạnh đó, môn Thuật số làm cho sự việc thuận với luật lý của trời đất cũng lợi hại không kém. Xin gửi bài viết về này đến quý độc giả để nghiên cứu thêm, hầu tránh được những điều không may có thể xảy đến. Thiết nghĩ, chắc không đến nổi làm quý vị bận tâm lo lắng. (Nguồn: vobivietnam. com)
  15. Bệnh này nếu nặng có thể gây vô sinh ở nam nếu không điều trị kịp thời.
  16. Chúc Mừng Sinh Nhật chị bunny. Chúc chị những lởi chúc tốt đẹp nhất. :angry: Thân. Lê Bá Trung.
  17. Cám ơn Vovinhivi :angry: , Trung đã thử rồi. Cũng có sáng kiến như Anh Vovinhivi, nhưng vì làm theo yêu cầu của khách hàng cho nên ...Lúc đầu Trung còn định đưa thêm cả hình Hà Đồ Lạc Việt vào :lol: , nhưng vì thấy không hợp cho lắm nên thay vào phong nền đằng sau là Quả Địa Cầu cũng tượng trưng cho 365 ngày, Nếu để 5 quả địa cầu nhỏ tượng trưng cho kim, mộc,hỏa, thủy,thổ thì sẽ chiếm rất nhiều chỗ, bố cục sẽ bị rối không nổi được nhân vật. Cám ơn vovinhivi đã gợi ý :lol: . Chân Thành cám ơn sự đóng góp của huynh vovinhivi. :lol: Thân. Lê Bá Trung.
  18. Kính Gửi Sư Phụ Thiên Sứ. :angry: Gửi sư phụ tấm hình đã hoàn chỉnh có địa chỉ trang web của trung tâm và logo. Đệ tử đã làm theo lời dặn của sư phụ... :lol: :lol: :P Nhìn tấm hình của sư phụ có địa chỉ và logo trong hoành tráng hơn nhiều. :lol: :lol: :lol: Kính Gửi. Lê Bá Trung.
  19. Chân thành cám ơn anh Nhị đã có lời chúc. Kính chúc anh Nhị và gia đình thật nhiều sức khòe. Vạn sư như ý. Kính Gửi. Lê Bá Trung.
  20. Cám ơn Phạm Thái Hòa rất nhiều. Những miêu tả và nhận xét của anh như trên hoàn toàn đúng. Chị em tính tình thật sự nhút nhát và e dè, học cũng rất thông minh. Còn bạn trai của chị em hiện tại bây giờ biết nhau cũng lâu cách đây 1 năm, nhưng tại công việc đi xa bây giờ mới trở về lại việt nam, và bây giờ đã chính thức quen nhau. Trước khi sư phụ chưa tới nhà em, thì 2 anh chị này đang trong thời gian làm bạn và chẳng có quyết định nào đến với nhau, đã nói với nhau rõ ràng là ban. Vậy mà chỉ trong 2 tuần sau khi sư phụ đến nhà và đặt bình hoa mọi chuyện trở nên tốt đẹp hơn. Ngay cả em đây còn cảm thấy mọi chuyện đều lạ và xoay 180 độ như vậy. Anh Phạm Thái Hòa có thể coi dùm cho chị em một quẻ xem khi nào bà chị của em lên xe tăng. Cám ơn anh Phạm Thái Hòa rất nhiều. Kính Gửi. Lê Bá Trung.
  21. Dạ cám ơn sư phụ đệ tử sẽ chỉnh lại ngay ạ. Hình này đệ tử vẫn giữ nguyên phong thái của sư phụ, không chỉnh sửa gì thêm ạ.
  22. Cám ơn sư phụ đã có nhận xét, đệ tử sẽ chỉnh lại và cho thêm địa chỉ trang web và logo của trung tâm. Nếu có chỉnh lỡ tay sư phụ trẻ thêm vài ba tuổi sư phụ tha lỗi cho ạ. Kính Gửi. Lê Bá Trung
  23. Xin sư phụ cho đệ tử ý kiến nếu có chỉnh sửa thêm, nhìn tấm hình ghép này cứ như sư phụ đang tính về khoa học thiên văn cho năm 2009, Cám ơn anh Như Thông đã có lời khen.
  24. Kính Gừi anh Phạm Thái Hòa. Chị của em sinh ngày:23/04/1984 sinh vào lúc 5h30 buổi sáng ạ. Chân thành cám ơn anh Phạm Thái Hòa đã quan tâm. Chúc anh đầu năm nhiều thành công mới và gặt hái được nhiều kết quả. Kính gửi. Lê Bá Trung.
  25. Đệ tử chân thành cám ơn lời chúc tốt đẹp cùa sư phụ Thiên Sứ và tất cả huynh đệ trong diễn đàn :lol: . Kính chúc sư phụ và tất cả sư huynh và các tỉ đầu năm mới tràn đầy sức sống mới, dồi dào sức khòe :angry: Kính gửi. Lê Bá Trung