Hà Mạnh Hùng

Hội viên
  • Số nội dung

    514
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

Everything posted by Hà Mạnh Hùng

  1. MỒNG 3 THÁNG 3 ÂM LỊCH - HUYỀN TÍCH MẪU THƯỢNG NGÀN Hàng năm cứ đến “Mùa Trôi nước” nhằm ngày mồng 3 tháng 3 âm lịch, dân gian thường làm bánh trôi bánh chay để cúng mẫu Thượng Ngàn, bà chúa nghề trồng dâu nuôi tằm được dân gian tôn sùng là Nam phương Thánh mẫu của Việt tộc. Người Việt cổ với niềm tin thuở ban sơ vào cha trời mẹ đất, “Người” đã ban phát những giọt nước mưa xuống nhân gian để rồi mẹ đất ấp ủ hạt giống nảy mầm cho mùa vụ gặt hái nhiều, đời sống ấm no sung túc. Trong niềm tin của dân gian thì bà Trời, bà đất và cả bà nước nữa là những thần nữ trong đời sống tâm linh Việt. Đền thờ “Tam Phủ” mọc lên khắp nơi trong cả nước để thờ kính các thần nữ Việt gồm : . Mẫu Thượng thiên là “bà mẹ trên trời” được dân gian sùng bái gọi là Cửu Thiên Huyền nữ, người đã xuống trần gian hoá thân là một bà lão để dạy cho Lộ Bàn, Lộ Bộc chặt cây làm nhà để ở, làm thuyền để di chuyển trên sông nước biển cả. . Mẫu Thượng Ngàn là “Bà mẹ trên rừng” mà theo huyền tích Việt chính là Nam phương Thánh mẫu, vợ của Nam phương Thánh chúa Kinh Dươnng Vương. . Mẫu Thoải là “Bà mẹ nước” nguyên ngữ là mẫu thuỷ, theo huyền tích chính là mẹ Aâu Cơ người đã theo bố Lạc về miền sông nước gọi là “Thuỷ phủ”. Dân gian tôn kính mẹ Aâu nên đã đọc trại âm là mẫu Thoải. Sự tích Nam phương Thánh mẫu và nguyên uỷ của lễ hội bánh Trôi bánh Chay theo “Bách Việt Tộc phả Cổ lục”(7) thì Mẫu Thượng Ngàn là một cô gái xinh đẹp thuộc chi tộc Lộc Y tên là Hồng Đăng Ngàn, con gái cưng của Động Đình Quân chúa vùng hồ Động Đình lưu vực sông Dương Tử thuộc lãnh thổ Văn Lang của Việt tộc. Hồng Đăng Ngàn thường mặc áo màu xanh lục nên mọi người thường gọi là nàng áo xanh. Màu xanh lục là màu xanh biếc pha màu vàng như đá Vân Mẫu còn gọi là Vân Anh nghĩa là ráng mây. Thuở ấy ở núi Tử Di trên thượng nguồn sông Dương Tử có giặc Mạc Ma nổi lên bức hiếp bá tánh. Đế Minh sai Lộc Tục đem quân đi đánh dẹp, khi vừa đi qua hồ Động Đình thuộc quyền cai quản của Động Đình Quân. Lộc Tục ghé thăm chúa vùng để vấn kế dẹp giặc. Chúa hồ Động Đình ân cần đón tiếp và sai con gái hướng dẫn Lộc Tục đi xem thắng cảnh quanh vùng. Trước vẻ đẹp hồn nhiên và sự thông minh lanh lợi của nàng áo xanh, Lộc Tục đem lòng thương nhớ và hứa hẹn cùng nàng sau khi dẹp giặc sẽ cùng nàng nên duyên chồng vợ. Hồng Đăng Ngàn e thẹn cúi đầu không trả lời nhưng trong lòng cũng đã xiêi xiêu trước một Lộc Tục thông minh đĩnh ngộ tài trí hơn người. Lộc Tục kéo quân tiến đánh vào sào huyệt của giặc Mạc Ma, tướng giặc đầu hàng. Để thu phục nhân tâm tránh sự xung đột chết chóc cho người dân quanh vùng. Lộc Tục phủ dụ tướng giặc không được bức hiếp nhân dân rồi giao cho tướng giặc tiếp tục cai quản như xưa. Chúa động Vương Đạo Nhân kế tục dòng họ cai quản vùng đỉnh núi đã mấy trăm năm, nghe uy danh của Lộc Tục vội xuống núi cầu kiến giữa đường gặp Lộc Tục cũng đang trên đường viếng thăm phủ dụ họ Vương. Vương Đạo Nhân vội vàng xuống ngựa kính vái và ca tụng uy đức của Lộc Tục. Lộc Tục khiêm tốn đáp rằng:“Không dám, không dám. Ta vốn là một tiểu tướng vâng mệnh vua cha đi dẹp giặc bảo vệ dân chúng trong khu vực của ngài, chứ đâu dám nhận là chúa công ..”. Thấy rõ đức độ của Lộc Tục, Vương Đạo Nhân lại càng cung kính hơn:“ Hôm nay tôi xin kính vái chúa công. Hai mươi năm sau như có gặp lại Ngài, lại xin kính vái lần nữa. Lòng trời đã định, thần người đều phải cung kính nghe theo !”. Sau khi đánh dẹp xong giặc giã mà không tốn một mũi tên, một giọt máu đổ, Lộc Tục làm biểu dâng lên vua cha. Đế Minh thân hành đến hồ Động Đình làm lễ mừng chiến thắng và phủ dụ dân chúng, đồng thời tổ chức hôn lễ cho Lộc Tục và Hồng Đăng Ngàn. Nhân dịp này, Đế Minh chính thức phong cho Lộc Tục làm vua phương Nam gồm 2 châu Kinh và châu Dương kiêm nhiệm cả vùng phía Bắc Phong Đô. Lộc Tục lên ngôi lấy hiệu là Kinh Dương Vương. Hai mươi năm sau, Đế Minh băng hà, dân chúng 15 bộ và 72 chúa động nhất loạt suy tôn Kinh Dương Vương lên làm Nam phương Thánh Chúa, kế nghiệp Đế Minh đứng đầu 3 vua hậu duệ của Đế Viêm Thần Nông (Xích Đế) nên gọi là Xích Tam Vương.(8) Huyền tích Việt kể rằng Kinh Dương Vương lập đàn tế cáo trời đất trên núi Thiên Đài. Mấy ngàn năm sau, Bác sĩ Trần Đại Sĩ Giám đốc Viện Pháp Trung nhân chuyến công tác ở tỉnh Hồ Nam đã đến thăm núi Thiên Đài. Đền Thiên Đài nằm trên ngọn núi Thiên Đài cao180 mét bên bờ sông Tương gần hồ Động Đình. Trong đền còn đôi câu đối khắc trên đá: “ Thiên Đài đại đại phân Nam Bắc, Lĩnh địa niên niên dữ Việt Thường”. Xin tạm dịch : Đền Trời mãi mãi phân Nam Bắc, Đất Lĩnh ngàn năm đất Việt Thường ..!” Theo Lĩnh Nam Trích quái thì Kinh Dương Vương lấy Long Nữ con gái vua hồ Động Đình, sinh ra Sùng Lãm sau thay vua cha lên ngôi lấy hiệu là Lạc Long Quân. Như vậy Hồng Đăng Ngàn chính là Long Nữ. Lạc Long Quân lấy Aâu Cơ, con gái của Đế Lai dòng Thần Nông phương Bắc sinh ra trăm trứng nở thành trăm con trai, mở đầu cho một trăm chi tộc của Việt tộc mà cổ sử Trung Quốc gọi là Bách Việt. Thời kỳ này, Việt tộc đã từ cao nguyên giữa 2 rặng núi Hi Mã Lạp Sơn và Côn Luân, tiến dọc theo triền sông Hoàng Hà và Dương Tử xuống Ba Thục rồi tới hạ lưu sông Dương Tử định cư quanh vùng hồ Động Đình xuống tận duyên hải phía Nam Trung Hoa. Đất Ba Thục được xem một nôi sinh tụ của nhiều chi tộc Việt trong đó có họ Tàm Tùng là dòng họ chuyên trồng dâu nuôi tằm, dệt tơ lụa. Tàm Tùng nguyên ngữ là bụi cây có con Tằm nên được cư dân bản địa chọn làm họ Tàm Tùng ở nước Thục. Nước Thục thời Xuân Thu Chiến Quốc một thời có nền văn minh khá cao và đã có chữ viết từ lâu. Tổ tiên dân Thục họ Khai Minh, đặt kinh đô ở cảng Thành Đô, Trùng Khánh tỉnh Tứ Xuyên. Thuở xa xưa gọi là Thuỷ Phủ, nơi mà Bố Lạc dẫn 50 con xuống vùng sông nước này định cư khai hoang lập ấp. Thời kỳ này vùng đất Tứ Xuyên đất mới bồi, Quảng Tây, Quảng Đông còn là vùng biển nước mênh mông nên sách sử xưa gọi chung vùng này là Nam Hải. Theo huyền tích Việt thì chính Long Nữ vợ Kinh Dương Vương đã mang nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt the, dệt lụa dạy cho dân Bách Việt và từ đó người Việt cổ đã biết dùng quần áo để che thân thay cho vỏ cây như hồi quốc sơ. Nhân dân Bách Việt biết ơn Nam phương Thánh mẫu nên khi bà qua đời được suy tôn là Bà chúa Tằm, bà chúa vùng Lĩnh Nam. Nam phương Thánh mẫu mất ngày mồng 3 tháng 3 nên ngay từ hồi đó cư dân Bách Việt đã chọn ngày mồng 3 tháng 3 là ngày Quốc lễ.(9) Dân gian làm bánh Trôi bánh Chay dâng lên Thánh mẫu với tất cả lòng thành kính. Bánh Trôi làm bằng bột nếp nhào nặn với nước bọc nhân đường phèn bên trong. Sau khi nặn xong, bánh được thả vào nồi nước sôi. Bánh chìm xuống rồi nổi lên, năm lần bảy lượt đến chừng nào nổi hẳn lên mặt nước thì được vớt ra bày vào đĩa. Bánh Chay cũng làm bằng bột nếp nhào nặn với nước nhưng nhân bằng đậu xanh bỏ vỏ, giã nhuyễn rồi cho vào nồi nấu chín. Bánh Chay làm xong cũng thả vào nồi nước sôi như bánh Trôi, đợi khi nào bánh nổi lên thì vớt ra cho vào bát nước đường đợi khi thật nguội ăn mới ngon. Người Việt cổ sống về nghề nông nên sau mỗi mùa vụ đều lấy phẩm vật mới mà đất trời ban phát dâng lên cúng tạ ân. Đến “mùa Trôi nước”, dân gian Việt làm bánh Trôi, bánh Chay dâng cúng Trời đất, Nam phương Thánh mẫu, Tổ tiên ông bà để bày tỏ lòng biết ơn của mình. Từ ý niệm nhân bản đơn sơ chân chất đó theo thời gian đã hun đúc thành truyền thống dâng lễ tạ ân của người Việt cổ. Ngay tự thuở xa xưa, sau ngày Nam phương Thánh mẫu qua đời, bà đã hiển linh phù trợ cho con cháu nên dân gian sùng kính gọi là “Mẫu Thượng Ngàn” như để nhắc nhở hướng vọng về vùng đất Tổ xa xưa ở rừng núi Tam Giang Bắc quê hương của Thánh mẫu. Trong lễ hội Trôi nước ngày mồng 3 tháng 3, ngày giỗ Nam phương Thánh mẫu cũng như ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba, ngày hội đền Hát Môn thờ hai Bà Trưng ngày mồng 5 tháng 3 dân làng nào cũng làm một mâm bánh Trôi gồm 100 bánh làm lễ vật dâng cúng. Sau khi hạ lễ, ông Trưởng lão trước gọi là Già làng về sau gọi là Tiên Chỉ đem 50 bánh đặt trên bè sen thả trôi sông và 50 bánh đem đặt lên núi để nhắc nhở đến sự tích “Bọc điều trăm họ thai chung”, năm mươi con theo cha xuống vùng sông nước, năm mươi con theo mẹ Aâu lên vùng rừng núi chia nhau mà trị theo lời dặn dò của Bố Lạc. Sau khi hạ lễ, banh Trôi bánh Chay thật nguội ăn mới ngon lành đồng thời cũng hàm ý nhắc lại nỗi cực nhọc vất vả của nghề nuôi tằm luôn luôn phải đứng mà ăn cơm nguội nhất là khi tằm ăn rỗi nên dân gian ta có câu “Làm ruộng ăn cơm nằm, chăn tằm ăn cơm đứng” là như thế. Trước đây Hán tộc thống trị dân ta gần một ngàn năm, giới nho sĩ lệ thuộc văn hoá Hán nên cái gì cũng nói là của Hán tộc. Ngày mồng 3 tháng 3 là ngày giỗ Nam phương Thánh mẫu, bà chúa Tằm thì lại bảo là Tết Hàn thực của Tàu. Trong khi đó triều đại Hán do Lưu Bang xuất thân ở vùng sông Hán là đất Bách Việt xưa nên Lưu Bang chịu ảnh hưởng của văn hoá Việt. Lưu Bang cũng tự xưng là Hán man, khi lên ngôi cũng làm lễ tế Li Vưu và chọn Rồng làm vật tổ. Vào dịp lễ hội Trôi nước mồng 3 tháng 3, hoàng hậu và các công chúa đều ra bờ sông làm lễ và hái lá dâu về cho tằm ăn để kén thêm phần tươi tốt như người việt cổ ở Hoa Nam. Thực ra nguồn gốc tết Hàn thực của Tàu như sau: “Nguyên vào thời Xuân Thu năm 654 TDL, tại nước Tấn một chư hầu của triều Chu có loạn. Vua Văn Công nước Tấn lúc đó là công tử Trùng Nhĩ cùng các bầy tôi trong đó có Giới Tử Thôi phải rời nước Tấn đi lánh nạn, long đong lận đận từ nước này sang nước khác. Hết nước Địch tới nước Vệ, đến Tề rồi lại sang Sở vô cùng khổ sở nhục nhã suốt 19 năm trời. Đến một ngày kia, lương thực cạn kiệt cả đoàn tuỳ tùng đói khát. Trùng Nhĩ ngất lịm vì đói. Giới Tử Thôi cầm dao tự cắt thịt đùi mình nướng lên cho chúa công ăn. Aên xong sức khoẻ hồi phục, biết Giới Tử Thôi đã hi sinh tất cả cho mình lòng bèn cảm kích không thôi. Sau 19 năm gian khổ, Trùng Nhĩ khôi phục được đất nước, lên ngôi vua lấy hiệu là Tấn văn Công.Tấn văn Công phong thưởng cho các công thần nhưng vô ý quên mất Giới Tử Thôi. Giới Tử Thôi lòng không hề buồn bực, về nhà đưa mẹ vào núi Miên Sơn ở ẩn.Tấn văn Công hay biết chuyện này vội cho người đi tìm kiếm kêu gọi Giới Tử Thôi về kinh để nhà vua phong thưởng nhưng Giới Tử Thôi ngán ngẩm sự đời quyết chí không ra. Tấn văn Công bèn cho người đốt rừng cố ý buộc Giới Tử Thôi phải chạy ra nhưng mẹ con Giới Tử Thôi quyết chịu chết cháy chứ không ra. Tấn văn Công vô cùng hối hận về việc làm của mình nên cho lập miếu thờ. Hàng năm cứ vào ngày mồng 3 tháng 3 ngày Giới Tử Thôi chết cháy, nhà vua cấm tất cả mọi người không được đốt lửa nên nhà nào cũng phải nấu ăn từ hôm trước để ngay sau ăn vì vậy gọi là tết Hàn thực”. Câu truyện “Quân từ Tàu” hết sức vớ vẩn thế mà gọi là tết Hàn thực trong khi sự tích Mẫu Thượng Ngàn của Việt tộc tràn đầy tính nhân văn cao đẹp đã có trước mấy ngàn năm. Thực ra ngưòi dân Hoa Nam gốc Việt cổ vẫn tưởng nhớ thờ kính Mẫu Thượng Ngàn nhưng bọn nho sĩ Tàu bày đặt ra cái tết Hàn thực hết sức vô nghĩa để người dân Hoa Nam quên dần đi nguồn cội Việt qua huyền tích Mẫu Thượng Ngàn. Lễ tết “Bánh Trôi bánh Chay” của Việt tộc vừa thể hiện ý nghĩa nhân văn cao đẹp, uống nước nhớ nguồn, nhớ về Nam Phương Thánh Mẫu, người khai mở giống dòng và cũng là bà chúa Tằm, bà Tổ của nghề trồng dâu nuôi tằm se tơ dệt lụa của Việt tộc thuở xa xưa. ( Trích trong HUYỀN TÍCH VIỆT sẽ xuất bản vào tháng 4/2008 của PHẠM TRẦN ANH) Nguồn: www.anviettoancau.net Hà Hùng giới thiệu
  2. Duyên không còn mặn cũng mong mọi người nể tình bằng hữu với Hà Hùng mà dừng chủ đề này ở đây. Xin chân thành cảm ơn.
  3. Về kỹ thuật diễn đàn thì em an tâm đi, không có lỗi gì đâu.
  4. Cùng tuổi có gì mà không hợp. Qua Noel cưới là được rồi. Nhà trai thích cưới 2 lần thì cứ chiều các bậc phụ huynh cho êm chuyện, sau này đỡ bị kêu ca.
  5. Chú ý chồng sinh hoặc hợp với vợ vì nếu cố chọn mẹ sinh con, con sinh bố rất dễ thành vợ khắc chồng (rất xấu)
  6. Ngày ở trên lấy theo giờ hiện tại của máy tính người dùngNgày ở dưới nếu không chọn sẽ lấy tự động theo giờ máy chủ Hai số này có thể không khớp nhau
  7. Cầu thang hẹp, nhà ống, đặt WC + hầm cầu dưới cầu thang sẽ phạm cái khác, PC cân nhắc.
  8. Tiếng địa phương (văn nói) ở một số nơi khu vực bắc trung bộ không phân biệt thanh hỏi và thanh ngã, không riêng gì Thanh hóa. Vào Hà tĩnh vẫn thường xuyên gặp biển ghi địa danh "Hà tỉnh". Tại một số huyện của Nghệ an, thanh điệu cũng không phân biệt rõ ràng thanh "huyền" và "sắc". - Mi đi chợ nhớ mua ca. - Ca có đuôi hay ca có cuống? Tại sao vậy? Tiếng Việt cổ chỉ có 2 thanh. Theo thời gian tiếng Việt phát triển và có tới 6 thanh như hiện nay. Sự phát triển này xảy ra chủ yếu ở các khu vực thành thị đông dân, nơi có nhu cầu trao đổi nhiều vấn đề phức tạp, cần phân biệt rõ nghĩa các từ đồng âm. Còn việc quy định chính tả phân ra sờ nặng (s) xờ nhẹ (x), trờ nặng (tr) hay chờ nhẹ (ch), cờ © hay ka (k) hay quy (qu) mới có gần đây. Quý vị không tin cứ xuống các vùng quê sẽ thấy ngay, các cụ già coi các âm đó là đồng âm. Và còn nhiều nhiều ví dụ nữa. Từ điển chính tả hiện nay là kết quả của các nhà "khoa học" thực hiện "chuẩn hóa" tiếng Việt trên cơ sở bộ ký tự và ký xướng âm Latin. Khi các vị giáo sĩ nước ngoài tìm cách dùng ký tự Latin để ghi lại âm tiếng Việt, họ đã rất may mắn có được một cơ sở nền tảng vững chắc là hệ thống ngữ âm chữ Việt cổ, chỉ việc khoác cái vỏ Latin lên bằng cách dùng các ký tự Latin thay thế. Alexandre de Rhodes học tiếng Việt từ một cậu bé "Chỉ trong vòng 3 tuần lễ, chú bé đã dạy tôi học biết tất cả các cung giọng khác nhau của tiếng Việt và cách thức phát âm của từng chữ." Ông đã học được những điều sơ đẳng nhưng quan trọng nhất về cách ghép vần tiếng Việt. Từ điển Việt-Bồ-La của ông được hình thành dựa trên việc thay thế các con chữ Việt cổ bằng các ký tự Latin, còn nhiều dấu ấn rõ nét của chữ Việt cổ, đặc biệt là có sự nhầm lẫn giữa ký tự chữ Việt cổ và chữ Latin có cùng cách viết nhưng khác nghĩa. Và từ điển chính tả tiếng Việt chính thức hiện nay mới được "chuẩn hóa" cũng chưa lâu. Không tin các bạn nhìn ngay vào các bài viết của Bác Hồ trong thời gian trước cách mạng sẽ thấy ngay. Các bạn Việt kiều không có điều kiện sử dụng tiếng Việt hàng ngày, trong giao tiếp nếu có thì cũng là tiếng Việt của sự đa dạng từ nhiều nguồn khác nhau, làm sao có thể đòi hỏi bám sát tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo nước CHXHCN Việt nam. Tôi không phủ nhận tính hợp lý của cách ghép âm và một số quy định chính tả hiện hữu. Tuy nhiên ý tôi ở đây là dù có viết sai chính tả, không phân biệt dấu "hỏi' dấu "ngã" thì cũng không có nghĩa là làm mất đi bản thể Việt. Điều quan trọng là tâm hồn Việt và tinh thần dân tộc trong mỗi chúng ta.
  9. Văn hóa Hòa bình có niên đại 8 nghìn năm, còn lưu lại dấu tích chữ Việt cổ
  10. Phần tiếp theo xin xem tại đây
  11. Thiên Huy thân mến,tháng 2 âm lịch năm Kỷ Sửu vửa qua có 30 ngày Ngày 2 tháng 9 năm 1976 mà âm lịch là ngày 9 nạp âm là Đinh Tỵ Lịch dịch lý học lấy thời điểm bắt đầu giờ Tí làm bắt đầu của ngày mới. Lịch bloc hiện bán lấy thời điểm 0h chuyển ngày, vì vậy có một số điểm khác biệt.
  12. Ngày để lấy quẻ là ngày 7, không phải ngày 8, cái này đã nói nhiều rồi
  13. Cảm ơn bạn đã thông báo.Đã sửa lại lỗi chương trình nạp âm.
  14. Mình đã gửi tin nhắn cho VIETHA
  15. Tiêu đề của bảng Cột 1 Cột 2 Cột 1 dòng 2 Cột 2 dòng 2 [table="Tiêu đề của bảng"][tr][td=30%]Cột 1[/td][td=70%]Cột 2[/td][/tr][tr][td=30%]Cột 1 dòng 2[/td][td=70%]Cột 2 dòng 2[/td][/tr][/table]
  16. Bảng vẫn chạy tốt mà, Artemisia vẫn dùng mà ???
  17. http://www.lyhocdongphuong.org.vn/apps/TuViLacViet.html Sau khi lập được lá số, chuột phải vào chữ bản in, chọn copy link location và dán vào bài là được
  18. Anh PM cho em địa chỉ email của anh, em sẽ gửi cho anh toàn bộ source code.
  19. Xin lỗi mọi người bản lập lá số hôm trước bị lỗi cho trường hợp của Lê Việt Dũng, mới cập nhật bản sửa lỗi.
  20. Phần lịch phía trên là lịch theo pháp lệnh nhà nước, phần lịch phía dưới là lịch lý học ứng dụng. Điểm khác nhau cơ bản là lịch pháp lệnh lấy thời điểm chuyển ngày là 0h còn lịch lý học lấy thời điểm chuyển ngày là khởi Tí, tức là khoảng 23h, dẫn đến một số tháng khi điểm sóc rơi vào khoảng giữa 23h đến 0h sẽ dẫn đến sai lệch giữa lịch pháp lệnh và lịch lý học ứng dụng. Bộ phận kỹ thuật của trung tâm nên ghi rõ sự phân biệt này để tránh hiểu lầm.
  21. Khóa 1 mình cũng vào muộn 1 tháng. Mình nghĩ nếu lebaotrung2386 thực sự nhiệt tình muốn học thì nên đến gặp chú Thiên Sứ, chú có nhận vào lớp không cũng còn tùy duyên.
  22. Nhân ngày nhà giáo Việt nam 20/11/2008, Hà Hùng chúc sư phụ Thiên Sứ dồi dào sức khỏe, tinh thần minh mẫn, gia đình an khang.
  23. Bạn thử xóa hết cookies của trình duyệt và đăng nhập lại xem có bị lỗi nữa không nhé. Cách xóa cookies như sau:- Nếu dùng Firefox: ấn tổ hợp phím Ctrl+Shift+Delete, đánh dấu vào Cookies và ấn nút Clear Private Data Now - Nếu dùng IE7: Menu Tools >> Delete Browsing History >> Delete Cookies.
  24. Nếu viết bài ngắn/nhanh thì rất hiếm bị, còn nếu viết bài dài thì bạn nên copy lại trước khi gửi.