VinhL
Hội Viên Ưu Tú-
Số nội dung
473 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
-
Days Won
1
Content Type
Hồ sơ
Forums
Calendar
Everything posted by VinhL
-
Chào bạn LinhNhi, Theo tài liệu của VinhL có thì, Thiên Phúc Trận phía Bắc, Địa Tải Trận phía Nam, Phong Dương Trận phía Tây, Vân Thùy Trận phiá Đông, Long Phi Trận Đông Nam, Hổ Dực Trận Tây Bắc, Điểu Tường Trận Đông Bắc, Xà Bàn Trận Tây Nam. Phong Hậu (Thái Bạch Âm Kinh) Bát Trận gọi là Ác Kỳ Đồ, Thiên Trận Càn Tây Bắc, Địa Trận Khôn Tây Nam, Điểu Tường Trận Ly Nam, Vân Trận Khảm Bắc, Phong Trận Tốn Đông Nam, Phi Long Trận Chấn Đông, Xà Bàn Trận Cấn Đông Bắc. Càn Khôn Tốn Khảm là Cửa đóng, Chấn Đoài Ly Cấn cửa mở. HiHiHi, Thực sự chưa nghe đến trận Thái Tổ Tam Tài đó nhe? Thể thì nhờ bạn LinhNhi chia sẻ và dẫn giải nguyên lý trong trận Thái Tổ Tam Tài.
-
Chào bạn LinhNhi,Phong Vân Xà Điểu vậy phải trồng cây loại gì? Nằm ở các hướng nào? Còn Thiên Địa Long Hổ nằm ở đâu phải dùng cái gì tượng trưng? Bát Trận của Phong Hậu thì khác Bát Trận của Khổng Minh, xin hỏi Bát Trận của Phong Hậu dùng Bát Quái Tiên Thiên hay Hậu Thiên, khác Bát Trận của Khổng Minh như thế nào, dùng Bát Quái gì? HiHiHi Bí Chưa Nè:-)
-
Kính chào chú Dienbatn, Thú thật VinhL củng có nghiên cứu qua Thái Ất và Kỳ Môn, nhưng có nhiều vấn đề vẫn còn chưa thông suốt, nhất là về phương diện thực hành. Nếu như chú có lòng chỉ điểm, VinhL xin thành thật tạ ơn và mong mõi cái duyên được chỉ điểm từng ngày, từng giờ. Thật sự mà nói thì VinhL chưa hề biết qua Hồng Bàng Dịch, nếu chú rảnh rang và điều kiện sức khỏe cho phép, mong chú giảng thêm về Hồng Bàng Dịch cho mấy hậu học “mê tín” như VinhL được có cơ duyên học hỏi. Thưa chú chỉ có nhừng người mê mới học và thấu hiểu được các bí thuật Tam Thức. Thế gian lui tới một chử mê, Có người mê gái, mê danh vọng, Mê vàng mê bạc, nhà cao sang, Ta mê lý học đông phương thuật, Thông đạt âm dương, thấu họa phúc, Thiên Địa đô lai nhất chưởng trung.
-
Kính Thầy, VinhL rất cám ơn Thầy đã chỉ dần. Quả thật lúc trước đã đọc qua quyển “Hà Đồ trong văn minh Lạc Việt” nhưng vì chưa nghiên cứu đến Ngũ Vận Lục Khí nên chưa hiểu. Nay đà hiểu rất rõ ràng sự phù hợp của Lạc Thư Hoa Giáp và Ngũ Vận Lục Khí. Thưa Thầy VinhL vẫn còn một nghi vấn trong đầu, đó là tại sao Giáp Tí, Ất Sửu lại nạp Kim, Bính Tí Đinh Sữu nạp Hỏa, vv... Theo Ngũ Vận Lục Khí: Năm Giáp Tí, vận Thổ (Thái Cung), khí Tư Thiên Thiếu Âm Quân Hỏa, khí Tại Tuyền Dương Minh Táo Kim, Lạc Thư Hoa Giáp thì nạp Kim Năm Ất Sửu, vận Kim (Thiếu Thương), khí Tư Thiên Thái Âm Thấp Thổ, khí Tại Tuyền Thái Dương Hàn Thủy, mà Ất Sửu củng nạp Kim Năm Bính Tí, vận Thủy (Thái Vũ), khí Tư Thiên củng là Thiếu Âm Quân Hỏa, khí Tại Tuyền củng là Dương Minh Táo Kim, nhưng Lạc Thư Hoa Giáp nạp Hỏa Năm Đinh Sữu, vận Mộc (Thiếu Giác), khí Tư Thiên Thái Âm Thấp Thổ, khí Tại Tuyền Thái Dương Hàn Thủy, nhưng củng nạp Hỏa. Năm Giáp Tý và Bính Tí, lục khí đều giống nhau, chỉ khác là Giáp Tí Thổ vận, Bính Tí Thủy vận Năm Ất Sữu và Đinh Sữu, lục khí đều giống nhau, chỉ khác là Ất Sữu Kim vận, Đinh Sữu Mộc vận Nếu căn cứ theo vận để nạp hành, nhưng tại sao Giáp Tí Thổ vận, Ất Sữu Kim vận sao đều nạp Kim, nếu nói căn cứ vào lục khí để nạp hành thì Giáp Tí và Bính Tí đều có lục khí giống nhau, nhưng Giáp Tí nạp Kim, Bính Tí nạp Hỏa. Theo như trên thì Lạc Thư Hoa Giáp (hay Nạp Âm Hoa Giáp) không thể nào căn cứ vào Vận và Khí. Cái nghi vấn quan trọng là tại sao Lạc Thư Hoa Giáp hay Nạp Âm Hoa Giáp đều khỡi nạp hành Kim? Kính mong Thầy chỉ điểm để được hiểu rỏ. Thành Thật Cám Ơn
-
Kính Thầy và chào chú Dienbatn, Theo như VinhL được biết thì Thái Ất và Kỳ Môn là 2 môn khác nhau, tuy có thể xuất từ một nguồn. Thái Ất có 72 cục dương và 72 cục âm. Lấy Ngũ Tý làm 1 Nguyên có 72 năm, 1 Kỷ 360 năm có 5 Nguyên. Kỳ Môn có 9 cục dương và 9 cục âm. Lấy Lục Giáp làm 1 Nguyên. Tam Nguyên Thượng Trung Hạ là 180 năm. Kỳ Môn trong Thái Ất thì gọi là 9 Sao Phép Tôn, phương pháp tính toán có chút khác hơn Kỳ Môn Độn Giáp. Thái Ât theo như “Thái Ất Thần Kinh” thì là một sao, không phải là Thiên Can Ất, 3 năm, tháng, ngày, hoặc giờ thì dời 1 cung tùy theo tứ Kể Năm Tháng Ngày Giờ, 24 số đi hết một vòng 8 cung. Nhìn qua hình chụp của Chú thì VinhL thấy vòng dưới ngoài là Tiên Thiên Bát Quái, vòng trên trong là Hậu Thiên Bát Quái Văn Vương, lấy số 1 của Tiên Thiên và Hậu Thiên làm mốc, Tiên Thiên đi nghịch mà Hậu Thiên đi thuận. Tiên Thiên Vòng Ngoài: |:: Cấn, ::: Khôn, ::| Chấn :|: Khảm, ____, |:| Ly ||: Tốn, ||| Càn, :|| Đoài Hậu Thiên Vòng Trong: ||: Tốn, |:| Ly, ::: Khôn ::| Chấn, ___, :|| Đoài |:: Cấn, :|: Khãm, ||| Càn Hợp Tiên Thiên và Hậu Thiên lại: |:: ||: Sơn Phong Cổ, ::: |:| Địa Hỏa Minh Di, ::| ::: Lôi Địa Dự :|: ::| Thủy Lôi Truân, _______________ , |:| :|| Hỏa Trạch Khuê ||: |:: Phong Sơn Tiệm, ||| :|: Thiên Thủy Tụng, :|| ||| Trạch Thiên Quải Nhìn vào hình thì không thấy Bát Môn, Tám Tướng hoặc các phù Lục Đinh, Lục Giáp, như vậy chắc không phải là theo Kỳ Môn Độn Giáp. Không biết chú có thể bật mí một chú về cách an hai vòng Tiên Thiên và Hậu Thiên để hậu học như VinhL có thể tự nghiên cứu mà khám phá cái lý lẻ bên trong. Chân Thành Cám Ơn Kính.
-
Chào Bác Hà Uyên, Thành thật cám ơn Bác đã cung cấp nhiều thông tin về Lịch Pháp cổ. Sách về Lịch Pháp cổ thì VinhL không có nên về vấn đề này thì mù tịt. Với kiến thức uyên bác về Lịch Pháp, không biết Bác có ý kiền gì về phương pháp Siêu Thần Tiếp Khí của Kỳ Môn trong việc tính nhuận? Thưa Bác hai con số 57 và 117 này đúng là có liên quan đến con số 10153917 của Thái Ất. 10153917 / 60 dư 57, 10153917 / 360 dư 117. Con số 10153917 này có thể dùng để tính ra Can Chi của tứ trụ năm tháng ngày giờ bằng dương lịch không cần phải dùng đến âm lịch. Sẳn đây Bác đề cập đến cái Hợp của Thiên Can, VinhL có một nghi vấn mong Bác có thể giải thíc cho. Thiên Can có 10, chia 2 thì được 5 cặp, 1 với 6, 2 với 7, 3 với 8, 4 với 9, 5 với 10. Mỗi cặp đều có ngũ hành tương khắc nhưng không gọi là Xung, mà tại sao lại gọi là Hợp? Địa Chi có 12, chia 2 thì được 6 cặp, 1 với 7, 2 với 8, 3 với 9, 4 với 10, 5 với 11, 6 với 12 tức Tý Ngọ, Sửu Mùi, vv... ngũ hành của mỗi cặp củng đều là tuơng khắc nhưng lại không được gọi là Hợp, mà tại sao lại gọi là Xung? Thành Thật Cám Ơn Bác. Kính
-
Chào Bác Hà Uyên, Khi nghiên cứu Hoàng Cực Kinh Thế, thì có hai số mà được lập đi lập lại đó chính là số 12 và 30. Toàn bộ Nguyên Hội Vận Thế Niên Nguyệt Nhật Thì Phân Miễu (Giờ Phút Giây) điều dùng 12 và 30 xen kẻ lẫn nhau. Nguyên = 12 Hội 1 Hội = 30 Vận 1 Vận = 12 Thế 1 Thế = 30 Niên 1 Niên = 12 Nguyệt 1 Nguyệt = 30 Nhật 1 Nhật = 12 Giờ 1 Giờ = 30 Phút 1 Phút = 12 Giây. Phút và Giây đây không phải là đơn vị Phút và Giây chúng ta đang dùng hiện tại mà là đơn vị thời gian do ông Thiệu Ung phân chia theo phương pháp 12, và 30 xen kẻ. Trong Hoàng Cực Kinh Thế có đề cặp đến Niên (Tuế) Nguyên, Nguyệt Hội, Nhật (Tinh) Vận, Thìn (Thời) Thế. Từ đó ta thấy Nguyên Hội Vận Thế Niên, Niên Nguyệt Nhật Thời Phân, tương quan với nhau vì tính ra thì đều là 12x30x12x30 = 129600. Khi coi Nhật là Nguyên, thì Bác phải chia Giờ ra thành Vận, Thế rồi đến Giây tức là Nhật, Thời, Vận, Thế, Giây, thì đơn vị Phút đã không còn tuân theo luật 12, 30 của Hoàng Cực Kinh Thế nữa. Theo VinhL nghĩ, đễ khỏi vướng phải “tháng nhuận”, cho nên ông Thiệu Ung đã dùng Nguyệt theo Tiết Khí, tức một tháng là 2 tiết khí, tháng Tý bắt đầu ở tiết Đông Chí. Một năm lúc nào củng có 24 tiết khí, vì tiết khí căn cứ vào vòng hoàng đạo 360 độ (Sun Longtitude), mồi tiết khí là 15 độ. Luật nhuận được dùng khi tính tháng theo chu kỳ mặt trăng. Mùng 1 âm lịch thì lúc nào củng phải đúng vào ngày trăng mới (New Moon), nên có năm lại có tới 13 lần trăng mới nên phải đặt nhuận. Cũng vì vậy khi ông Thiệu Ung đề cặp đến Tuế (Niên), 1 Niên = 12 Nguyệt x 30 Nhật = 360 Ngày, ở đây có thể hiểu là 360 độ của vòng hoàng đạo. 1 độ là 1 ngày. Như vậy muốn chính xác 100% thì chúng ta phải dùng đến công thức của Thiên Văn Học để tính ra các đơn vị Nguyệt, Nhật, Thời, vv... VinhL có đọc qua phần Thiên Môn Địa Hộ của Bác, theo như vậy, trong Kỳ Môn Quý Nhân Đăng Thiên Môn tức là khi sao Bắc Đẩu (Khôi hay Âm Quý tức Tứ Mộ Khu Toàn Cơ Quyền, củng là Tham Cự Lộc Văn, Việt hay Dương Qúy tức Tam Quang Tiêu Dao Du củng là Liêm Vũ Phá ) ở vào khu vực Khuê Bích. Nhân đây nhắc đến Kỳ Môn, không biết Bác có ý kiến gì về sự khác biệt giữa các môn Bát Trạch, Huyền Không Phi Tinh, Phép Tôn trong Thái Ất, và Kỳ Môn Độn Giáp. Ngoại trừ Bát Trạch, thì 3 môn kia đều bày bố Bắc Đẩu Thất Tinh theo phương pháp khác nhau. Huyền Không thì cho sao phi vào cung trung, Kỳ Môn thì theo tiết khí và Lục Nghi mà bày bố, Thái Ất Phép Tôn không chú trọng đến tiết khí. Trong 3 môn thì chỉ có Kỳ Môn Độn Giáp là coi trọng việc Siêu Thần Tiếp Khí để lập Cục. Theo như sách của ông Thẩm Trúc Nhưng, thì nhờ mượn đọc được tác phẩm “Âm Dương Nhị Trạch Lục Nghiệm” của Trương Trọng Sơn thêm vào nhiều năm nghiên cứu mà biết được phương pháp sao nhập trung cung. So sánh giữa 2 phương pháp bày bố cửu tinh, thì VinhL thấy sao nhập trung cung thiếu sự hợp lý với các hiện tượng thiên văn. Phương pháp của Kỳ Môn thì có vẽ hợp lý hơn. Có khi nào ông Thẩm Trúc Nhưng thấy sao vào cung giữa mà cứ nghỉ đó là phương pháp, mà thật ra cửu tinh phải bày bố theo Kỳ Môn Độn Giáp lấy Cục của tiết khí mà khởi Lục Giáp theo đường lường thiên xích (Tiên Thiên Bát Quái Nạp Số Thái Huyền) mà an bày 9 sao. Không biết nếu dùng cách an sao của Kỳ Môn áp dụng vào Huyền Không có thích hợp hơn không?. Theo VinhL biết trong quyển La Kinh Thấu Giải có nói đến phương pháp ứng dụng Kỳ Môn và trùng quái để tìm 24 ngôi châu bảo thấu địa long. Vài lời lạm bàn nếu có sai sót mong Bác chỉ điểm. Kính
-
Chào Bác Hà Uyên, Thấy Bác phấn chấn, VinhL củng phấn chấn theo. VinhL rất vui mừng có người để chia sẻ và bàn luận những khám phá trong khi nghiên cứu Dịch. Thấy Bác nói đến học thuật cao (Tam Minh), có phải là Tam Thức theo như các sách Hán đề cập không? Như Thái Ất, Kỳ Môn và Lục Nhâm. Thú thật VinhL củng có nghiên cứu sơ qua 3 môn này. Nếu Bác thích thú bàn thảo về 3 môn này thì VinhL củng rất vui mừng hồi ứng. Trong các bài viết của Bác về sự thông khí, không thấy đề cập về Lục Khí (Ngũ Vận Lục Khí). Theo sự suy luận của VinhL, nguồn gốc của các hào thế ứng trong kinh Dịch củng chính là dựa vào Lục Khí. Tại sao hào sơ lại ứng tam, hào nhị ứng ngũ, vv..... mà không phải là sơ ứng lục hay ứng các hào khác. Khi nạp chi cho các hào, quẻ Càn nạp Tý Dần Thìn, Ngọ Thân Tuất, Tý đối Ngo, Dần đối Thân, Thìn đối Tuất. Theo Khách Khí của thuyết Ngũ Vận Lục Khí, các năm Tý Ngọ thì khí Dương Minh tại tuyền ứng với khí Thiếu Âm tại thiên. Năm Dần Thân, thì khí Quyết Âm tại tuyền ứng với Thiếu Dương tại Thiên., vv.... Lục Khí, Tam Âm ứng với Tam Dương, Sơ với Tam ứng nhau, Nhị với Tứ ứng nhau, và Tam với Lục ứng nhau. Trong các sách về Dịch và Lý Số, không hiểu tại sao không có sách nào bàn đến Ngũ Vận Lục Khí, trong khi đó nó là lý thuyết vô cùng quan trọng trong môn Y học Đông Phương. Có phải bí mật của sự tương quan của Ngũ Vận Lục Khí trong Dịch và các môn lý số đã bị thất truyền??? Chỉ có môn Thái Ất là có đề cập và sự ứng dụng tới thuyết này. Có gì thiếu sót, sai lầm mong Bác chỉ điểm. Kính
-
Chào Bác Hà Uyên, Nghiên cứu lại các bài viết về 12 biến của Bác, và vấn đề tại sao Kinh Phòng khi quy nạp quẻ theo Ngũ Hành, không cho biến đến hào 6, thì VinhL suy luận là chổ quan trọng không phải là 2 quẻ động hào 6 mà là sự thiếu sót của phương pháp biến hào tiệm tiến. Nếu lấy 8 quẻ bát thuần theo phương pháp biến hào tiệm tiến thì sẻ không bao giờ biến ra được 8 quẻ Du Hồn và 8 quẻ Quy Hồn, cho nên khi biến đến hào năm thì phải quay lại biến hào 4 và kế đến là biến 3 hào dưới. Theo phương pháp biến hào tiệm tiến 6 biến sau củng chính là 6 biến đầu của quẻ đối hào, cho nên có sự lập lại. Vì vậy theo phương pháp biến hào tiệm tiến thì 8 quẻ Bát Thuần chỉ biến ra được 48 quẻ thiếu đi 16 quẻ Du Hồn và Quy Hồn. Nếu tám quẻ thuần biến quẻ theo thứ tự quẻ đơn của Tiên Thiên Bát Quái thì sẻ biến ra đủ 64 quẻ, có lẻ vì vậy mà ông Thiệu Khang Tiết dùng phương pháp biến quẻ Tiên Thiên làm gốc, và kết hợp với cách biến hào tiệm tiến. 12 Hội thì dùng quẻ biến theo Tiên Thiên, Vận Thế thì biến theo tiệm tiến. Về năm tháng ngày theo Nguyên Hội Vận Thế của 1916 thì theo Bác là Tháng 7 Ngày 12 Giờ Mão. Theo VinhL tính thì Hội Ngọ, Vận 12, Thế 5, Phân 16, tức là Tháng 7 Ngày 12, giờ Thìn, 16 Phút, như vậy có sai biệt 1 giờ, mong Bác giải thích cách tính của Bác để VinhL biết được chổ sai. Thành thật cám ơn. Vài lời suy luận nếu có gì sai Bác cứ thẳng thắng chỉ điểm. Kính
-
Thưa Bác Hà Uyên, VinhL đọc thấy Sư Phụ Thiên Sứ gọi Bác là Anh, thế thì VinhL phải thành thật xin lỗi là đã xưng hô với Bác là Bạn. Theo các bài viết của Bác thì Bác đã đọc qua Hoàng Cực Kinh Thế rồi, như thế thì chắc củng biết là sau quẻ Hoả Sơn Lư thì đến quẻ Lôi Sơn Tiểu Quá theo như vòng tròn 64 quái của ông Thiệu Khang Tiết. Theo Hoàng Cực Kinh Thế thì bắt đầu là quẻ Phục, đến quẻ Bác, thì trở Phục, vì một vòng tròn thì đâu có kết thúc. Nếu Bác lập một bảng trùng quái theo Ngoại quái Nội quái, sự vận hành của các quái trong bảng này sẻ hình thành một vòng Thái Cực Càn Đoài Ly Chấn nghịch hành Tốn Khảm Cấn Khôn thuận hành. Theo cách lấy quẻ trong Hoàng Cực Kinh Thế: (Để phân biệt Phút Giây theo Hoàng Cực Kinh Thế, VinhL xin gọi Phút là Phân, và Giây là Miễu theo Hán Việt) 1 Nguyên = 12 Hội = 129600 năm 1 Hội = 30 Vận = 10800 năm 1 Vận = 12 Thế = 360 năm 1 Thế = 30 Phân = 30 năm 1 Năm = 12 Tháng = 129600 Phân 1 Tháng = 30 Ngày = 10800 Phân 1 Ngày = 12 Giờ = 360 Phân 1 Giờ = 30 Phân 1 Giờ = 12 Miễu Theo quyển “Nguyên Lý Chọn Ngày Theo Lịch Can Chi” của Tiến Sỉ Hoàng Tuấn thì Hội Ngọ bắt đầu vào năm 2198 Trước Công Nguyên. Năm 1916 có 2198 + 1916 = 4114 4114 / 360 = 11 dư 136 năm tức hiện đã ở Vận thứ 12 của Hội Ngọ 136 / 30 = 4 dư 16 năm tức hiện ở vào Thế 5 của Vận 12, Hội Ngọ 1916 đang ở Hội Ngọ, Vận 12, Thế 5, năm thứ 16 Theo Hoàng Cực Kinh Thế thì 64 quẻ trùng không dùng 4 quẻ tứ Chính Càn Khôn Khãm Ly, còn lại 60 quẻ chia cho 12 Hội, mỗi Hội được 5 quẻ. Hội Tý có 5 quẻ Địa Lôi Phục, Sơn Lôi Di, Thủy Lôi Truân, Phong Lôi Ích, Chấn Vi Lôi, vvv... Hội Ngọ có 5 quẻ Thiên Phong Cấu, Trạch Phong Đại Quá, Hỏa Phong Đỉnh, Lôi Phong Hằng, Tốn Vi Phong. Mồi Hội có 5 quẻ, mỗi quẻ có 6 hào, 5x6 = 30 Vận. 1916 ở vào Vận thứ 12 Hội Ngọ tức quẻ Trạch Phong Đại Quá Động Hào Lục biến thành quẻ Cấu. 1 Vận có 12 Thế, mồi quẻ có 6 hào, tứ 2 Thế biến 1 hào. Thế 5 biến hào tam của quẻ Cấu tức là quẻ Thiên Thủy Tụng. 1 Thế có 30 năm, 2 Thế tức 60 năm, quẻ Thiên Thủy Tụng có 6 hào vậy 10 năm động một hào. Năm thư 16 động hào 2 của quẻ Thiên Thủy Tụng tức được quẻ Thiên Địa Bỉ. Tóm Lại 1916 có Vận 12 Hội Ngọ: Quẻ Trạch Phong Đại Quá biến Cấu Thế 5: Cấu biến Thiên Thủy Tụng Năm thứ 16: Tụng biến Bỉ Thưa Bác Hạ Uyên đó là diễn quái theo sự hiểu biết của VinhL khi nghiên cứu Hoàng Cực Kinh Thế. VinhL thì củng ít khi sử dụng kiến thức của mình để chiêm đoán thế sự, về mặt này rất là kém, phải nhờ Bác chỉ dạy thêm. Nếu Bác muốn nghiên cứu sâu vào sự ứng dụng của Hoàng Cực Kinh Thế kết hợp với Tử Vi, thì Bác phải nghiên cứu đến Thiết Bản Thần Số rồi. Hiện nay VinhL củng đang tìm tòi sưu tầm sách về môn này đây. Theo truyền thuyết, ông Thiệu Khang Tiết biết con gái mình sẻ không tài ba như mình nên lập ra Thiết Bản Thần Số để đường cùng thì có thể dùng nó để sinh sống. Vì vậy mà củng có thuyết là bí mật của Thiết Bản Thần Số chỉ truyền cho phái nử (Không biết truyền thuyết này có đúng không). Hiện nay trên thị trường mỗi môn phái mồi cách tính, không biết đâu là giả đâu là thật. Ngoài Thiết Bản Thần Số lại còn Hà Lạc Lý Số củng do ông Thiệu Khang Tiết kết hợp Bát Tự Hà Lạc với phương pháp của Thiết Bản Thần Số mà lấy các câu quyết đoán. Nếu có chỗ nào sơ sót xin Bác cứ thẳng thắng mà chỉ giáo nhé. Kính
-
Chào Bạn BatBoThienLong, Bạn có nghỉ rằng nhiều Việt Kiều còn dùng được tiếng Việt để mà diễn tả, để mà viết bài thì củng là giỏi lắm rồi không. Thử bỏ bạn vào nước Mông Cổ vài chục năm không viết chử Việt coi bạn còn phân biệt được dấu ngã hay dấu hỏi không? Thật ra nhiều khi viết bài VinhL củng không còn nhớ là phải dùng hỏi hay ngã, cứ đánh đại một cái cho xong. Không lẻ phải đi lôi cuốn tự điển tiếng Việt để mà coi phải bỏ dấu hỏi hay ngã, vậy thì cái ý nghỉ bị đứt đoạn thế thì còn gì hứng để mà viết tiếp nửa? Còn một vấn đề nửa mà bạn không biết, dấu hỏi dể đánh hơn dấu ngã trên Keyboard, vì dấu ngã phải dùng ngón út trái để đánh trong khi đó dấu hỏi thì dùng út phải để đánh. Vì vậy nhiều khi biết nên để dấu ngã nhưng đánh đại dấu hỏi cho lẹ vì thuận tay phải:-)) Thân
-
Chào bạn VanTrungHac, Bạn căn cứ vào năm tháng ngày giờ để lấy quẻ thì là theo phương pháp Mai Hoa, dùng phương pháp Việt Dịch Chánh Tông của VN Dịch Lý Hội thì lấy tượng mà suy thì đã có nghiệm. Trạch Lôi Tùy Thuận dã, di động, cùng theo Hổ Phong Sơn Tiệm Tiến dã, tuần tự, từ từ Thiên Lôi Vô Vọng Thiên Tai dã, tai vạ hứng chịu. Kết hợp các tượng lại: bỏ đi theo người đến cùng sẻ bị nạn.
-
Chào bạn Hà Uyên, Thật ra Càn 9 Khôn 1 là số Thái Huyền, đã có trước thời Tống, vì những số này đã được sử dụng trong Thái Ất. Đã từ lâu hể ai nghiên cứu Dịch thì củng biết đến truyền thuyết số Lạc Thư trên lưng thần quy xuất hiện ở sông Lạc. Có thật vậy không? Theo VinhL thì Số Lạc Thư là cái dụng của Hà Đồ và củng xuất phát từ Hà Đồ. Cái truyền thuyết thần quy chỉ đánh lạc hướng những người học Dịch thôi. Đã nhiều năm nghiên cứu và suy ngẫm mới khám phá ra được sự liên quan giữa Hà Đồ và Lạc Thư chính là số Thái Huyền. Vì vậy cổ nhân có nói Hà Đồ là Thể mà Lạc Thư là Dụng. Cái Dụng chính là từ cái thể mà ra vậy. Còn về quẻ Mai Hoa lấy từ Năm Tháng Ngày Giờ có sự thiếu sót rất lớn, mất đi tới phân nửa bộ, chỉ sử dụng được 192 quẻ một hào động. Nếu bạn không tin thì bạn thử cho biết Năm Tháng Ngày Giờ nào mới lấy được quẻ Thiên Phong Cấu động hào 4 theo Mai Hoa. Thân
-
Chào Artemisia, Thành thật mà nói thì lời dịch lủng củng, không nên dịch theo từ mà nên dịch theo ý, lời văn sẻ trôi trãi hơn. Đó là ý kiến của VinhL, nếu có gì không phải xin bỏ qua. Thân
-
Chào bạn Hà Uyên, Đọc qua các bài viết của bạn thì biết bạn đã nghiên cứu qua “Hoàng Cực Kinh Thế”, “Hà Lạc Lý Số”, và có thể cả “Thiệu Tử Thần Số” và “Thiết Bản Thần Số”. Chắc bạn củng đã có sử dụng qua Mai Hoa Dịch Số, Vậy có thể cho biết là dùng Năm Tháng Ngày Giờ để lấy quẻ Mai Hoa sử dụng được bao nhiêu quẻ một hào động không? Còn thêm một câu hỏi VinhL hy vọng bạn có thể giải thích là tại sao Càn 9 mà Khôn 1? Thành Thật Cám Ơn
-
VinhL xin chúc Thầy, và các Huynh Tỷ Giáng Sinh Thật Vui Vẻ.
-
Chào bạn CDMT, Vì dạo này rất bận rộn nên đến nay mới có thể kiểm lại thí dụ trong bài. Xin thành thật cám ơn bạn đã chỉ ra chổ sai trong ví dụ. Đúng là giờ Mão. Nay VinhL xin đính chính lại thí dụ sai đó như sau: Thí dụ: Ngày Đinh, tiết Tiểu Hàn Sửu Tướng, muốn tìm giờ Quý Đăng Thiên Môn cho ban đêm. Ngày Đinh Quý Đêm cư cung Dậu, từ Dậu đếm thuận tới Hợi được 2 cung, vậy từ Sửu đếm thuận thêm 2 cung là giờ Mão, giờ Mão được dùng cho cả ngày lẫn đêm, cho nên ngày Đinh, tiết Tiểu Hàn, giờ Mão là giờ Quý Nhân Đêm Đăng Thiên Môn. Thành Thật Cám Ơn Thân Mến
-
Nhân ngày Ghi Ơn các Nhà Giáo, VinhL xin chúc Thầy Càn Khôn Nhị Hợp tạo Phúc Đức Tham Lang nhập Thủy ban kiết tường Cự Môn đắc Hỏa trạch hoan hỉ Long Hổ triều phục đắc Danh Sư Lạc Việt Văn Hiến đăng miếu vị Vạn thế lưu danh, Thiên Sứ Tinh
-
Chào bạn Vothuong, Hình như bài bạn trích phía trên là của bạn Pheonix đăng, chứ không phải của VinhL. Theo VinhL biết thì hình như trong thư viện bên vietlyso và tuvilyso đều có bộ Thái Ất Thần Kinh bạn có thể download. Thân Mến
-
Chào các bạn, Xin cho hỏi tại sau Bát Trạch Phong Thủy phải dùng Hậu Thiên Bát Quái? Theo VinhL điều tra thì Tiên Thiên Bát Quái nạp số Lạc Thư có thể giải thích hợp lý các biến quái như Thiên Y, Diên Niên, Họa Hại, vv... Dùng Hậu Thiên Bát Quái để giải thích vấn đề Đông Tứ Trạch và Tây Tứ Trạch thì không thấy hợp lý, trong khi dùng Tiên Thiên Bát Quái thì thấy rất hợp lý. Đông Tứ Trạch là 2 trục Khảm Ly, Chấn Tốn, còn Tây Tứ Trạch thuộc về 2 trục Kiền Khôn, Cấn Đoài. Nếu nạp số Lạc Thư phối với hành của Hà Đồ vào Tiên Thiên Bát Quái sẻ có thể giải thích tại sao khi các quái biến lại hóa ra Họa Hại, Ngủ Quỷ, Lục Sát, Tuyệt Mệnh, vv... Khi kết hợp số Lạc Thư vào Tiên Thiên Bát Quái ta có Kiền 9 Đoài 4 Ly 3 Chấn 8 Tốn 2 Khảm 7 Cấn 6 / 10 (Thổ đi theo Thủy) Khôn 1 / 5 (Thổ đi theo Thủy) Họa Hại : Các Số Sinh Khắc Số Thành hoặc Số Thành Khắc Số Sinh, Âm Dương (Chẳn Lẻ) của số khác nhau. Ngủ Quỷ : Các Số Sinh Khắc Số Sinh, Số Thành Khắc Số Thành, Âm Dương (Chẳn Lẻ) của số khác nhau. Lục Sát : Các Số Sinh Khắc Số Sinh, Số Thành Khắc Số Thành, Âm Dương (Chẳn Lẻ) của số giống nhau. Tuyệt Mệnh : Các Số Sinh Khắc Số Thành, hoặc ngược lại, Âm Dương (Chẳn Lẻ) của số giống nhau. Thí dụ : Kiền biến Tốn, Kiền là 9 Số Thành Dương Kim, Tốn 2 là Số Sinh Âm Hỏa, Hỏa 2 Khắc Kim 9 là Sinh Khắc Thành, Số Âm Khắc Số Dương là Họa Hại Thí dụ : Cấn biến Tốn, Cấn 6 Âm Thủy Số Thành biến Tốn 2 Âm Hỏa Số Sinh, Số Thành Thủy khắc số Sinh Hỏa, cùng là Âm số cho nên là Tuyệt Mệnh. Thân Mến
-
Thưa Thầy, Sau đây là bài Quý Đăng Thiên Môn được sửa lại, dùng từ Ngày và Đêm thay cho hai từ Âm Dương. Phương pháp này xuất xứ từ môn Lục Nhâm Đại Độn, là một trong Tam Thức (Thái Ất, Kỳ Môn Độn Giáp, Lục Nhâm Đại Độn). Nếu các bạn đã có nghiên cứu các sách Hán và Việt về môn Trạch Cát thì củng biết rằng hầu hết các sách đều không dần giải rõ ràng phương pháp tìm giờ này. Thường thì họ chỉ liệt kê các giờ trong bảng, hoặc giải thích nguyên lý. Trong quyển “Hiệp Kỷ Biện Phương Thư” thì chỉ giải thích sơ qua nguyên lý, nhưng không chỉ dẫn rõ ràng phương pháp tìm giờ như thế nào. VinhL có nghiên cứu sơ qua các môn Tam Thức, nay đúc kết lại và dẫn giải phương pháp tìm giờ Quý Đăng Thiên Môn để các bạn nào thích có thể nghiên cứu mà sử dụng (Đây củng là một giờ linh trong Kỳ Môn Độn Giáp) Trong Lục Nhâm 12 Thiên Tướng theo thứ tự là Quý Nhân, Đằng Xà, Chu Tước, Lục Hợp, Câu Trần, Thanh Long, Thiên Không, Bạch Hổ, Thái Thường, Huyền Vũ, Thái Âm và Thiên Hậu. Cát Tướng Quý Nhân Kỷ Sửu Thổ Lục Hợp Ất Mão Mộc Thanh Long Giáp Dần Mộc Thái Thường Kỷ Mùi Thổ Thái Âm Tân Dậu Kim Thiên Hậu Nhâm Tý Thủy Hung Tướng Đằng Xà Đinh Tỵ Hỏa Chu Tước Bính Ngọ Hỏa Câu Trần Mậu Thìn Thổ Thiên Không Mậu Tuất Thổ Bạch Hổ Canh Thân Kim Huyền Vũ Quý Hợi Thủy Quý Nhân được chia làm 2 nhóm, Trú (ngày) Dạ (đêm), hay còn gọi là Đán (Sáng Sớm) Mộ (Chiều Tối), tức Quý Nhân Ngày (Quý Ngày) và Quý Nhân Đêm (Quý Đêm). Quý Ngày thuộc Dương, và Quý Đêm thuộc Âm. Quý Ngày cư ở các giờ ban ngày, và Quý Đêm cư ở các giờ ban đêm. Giờ ban ngày là từ Mão đến Thân, giờ ban đêm là từ Dậu tới Dần. Đặc biệt cho trường hợp giờ Mão và Dậu, vì là trục phân ngày đêm, nên 2 giờ này theo sách “Hiệp Kỷ Biện Phương Thư” được dùng cho cả ngày và đêm. Ngoài vấn đề ngày và đêm, Quý Nhân còn căn cứ vào Nhật Can, và Nguyệt Tướng. Theo bộ sách “Cổ Kim Đồ Thư Tập Thành” thì Quý Nhân Khởi Lệ Canh Mậu Kiến Ngưu Dương, Giáp Quý Mùi Sửu Tường, Ất Quý Thân Tý Thị, Kỷ Quý Thử Hầu Hương Bính Quý Dậu Ngọ Chước, Đinh Quý Trư Kê Phương Quí Quý Tầm Tỵ Mão, Nhâm Quý Thố Xà Tàng Lục Tân Phùng Hổ Mã, Đán Mộ Định Âm Dương. Chú Thích: Các An Quý Nhân Canh Mậu thấy Sửu Mùi, Giáp Quý Mùi Sửu rõ Ất Quý Thân Tý đấy, Kỷ Quý Tý Thân hương Bính Quý Dậu Ngọ vào, Đinh Quý Hợi Dậu phương Quí Quý tìm Tỵ Mão, Nhâm Quý Mão Tỵ nương Sáu Tân gặp Dần Ngọ, Sớm Chiều định Âm Dương Theo như vậy thì ta có Canh Mậu, Sửu Mùi Giáp, Mùi Sửu Ất, Thân Tý Kỷ, Tý Thân Bính, Dậu Hợi Đinh, Hợi Dậu Quí, Tỵ Mão Nhâm, Mão Tỵ Tân, Dần Ngọ (Mồi câu có hai chử Địa Chi, chử đầu là thuộc Quý Nhân Ngày, chử sau là thuộc Quý Nhân Đêm) Nhật Can chử đỏ là thuộc Quý Ngày, Nhật Can chử xanh là thuộc Quý Đêm. Quý Đêm và Quý Ngày đối xứng với nhau qua trục Thìn Tuất, cho nên các bạn chỉ cần nhớ vòng Quý Ngày thì có thể suy ra vòng Quý Đêm Quý Nhân Ngày thì theo bản trên ta có Ngày Giáp tại Mùi, ngày Ất tại Thân, ngày Bính tại Dậu, ngày Đinh tại Hợi (Quý Nhân không vào Thìn Tuất, Thiên La, Địa Võng), ngày Mậu, Canh tại Sửu, ngày Kỷ tại Tý, ngày Tân tại Dần, ngày Nhâm tại Mão, và ngày Quý tại Tỵ. Quý Nhân Đêm thì theo bản trên ta có Ngày Giáp tại Sửu, ngày Ất tại Tý, ngày Bính tại Hợi, ngày Đinh tại Dậu (Quý Nhân không bào Thìn Tuất), ngày Mậu Canh tại Mùi, ngày Kỷ tại Thân, ngày Tân tại Ngọ, ngày Nhâm tại Tỵ, và ngày Quý tại Mão. Nguyệt Kiến và Nguyệt Tướng Tháng 1 Kiến Dần, Tiết Lập Xuân, Khí Vũ Thủy Tháng 2 Kiến Mão, Tiết Kinh Chập, Khí Xuân Phân Tháng 3 Kiến Thìn, Tiết Thanh Minh, Khí Cốc Vũ Tháng 4 Kiến Tỵ, Tiết Lập Hạ, Khí Tiểu Mãn Tháng 5 Kiến Ngọ, Tiết Mang Chủng, Khí Hạ Chí Tháng 6 Kiến Mùi, Tiết Tiểu Thử, Khí Đại Thử Tháng 7 Kiến Thân, Tiết Lập Thu, Khí Xử Thử Tháng 8 Kiến Dậu, Tiết Bạch Lộ, Khí Thu Phân Tháng 9 Kiến Tuất, Tiết Hàn Lộ, Khí Sương Giáng Tháng 10 Kiến Hợi, Tiết Lập Đông, Khí Tiểu Tuyết Tháng 11 Kiến Tý, Tiết Đại Tuyết, Khí Đông Chí Tháng 12 Kiến Sửu, Tiết Tiểu Hàn, Khí Đại Hàn Khí Vũ Thủy, Tiết Kinh Chập, Hợi Tướng (Đăng Minh) Khí Xuân Phân, Tiết Thanh Minh, Tuất Tướng (Hà Khôi) Khí Cốc Vũ, Tiết Lập Hạ, Dậu Tướng (Tòng Khôi) Khí Tiểu Mãn, Tiết Mang Chủng, Thân Tướng (Truyền Tòng) Khí Hạ Chí, Tiết Tiểu Thử, Mùi Tướng (Tiểu Cát) Khí Đại Thử, Tiết Lập Thu, Ngọ Tướng (Thắng Quang) Khí Xử Thử, Tiết Bạch Lộ, Tỵ Tướng (Thái Ất) Khí Thu Phân, Tiết Hàn Lộ, Thìn Tướng (Thiên Cương) Khí Sương Giáng, Tiết Lập Đông, Mão Tướng (Thái Xung) Khí Tiểu Tuyết, Tiết Đại Tuyết, Dần Tướng (Công Tào) Khí Đông Chí, Tiết Tiểu Hàn, Sửu Tướng (Đại Cát) Khí Đại Hàn, Tiết Lập Xuân, Tý Tướng (Thần Hậu) Cung Càn Hợi thường được gọi là Thiên Môn trong Lý Học Đông Phương, nên Quý Nhân Đăng Thiên Môn tức là đem Quý Nhân lên cung Hợi của 12 cung Địa Chi theo phương pháp Lục Nhâm Đại Độn. Trước hết ta xem Can của ngày là gì, sau đó muốn tìm Quý Nhân Ngày hay Quý Nhân Đêm. Dùng Can ngày xem coi Quý Ngày hay Quý Đêm ở cung nào. Từ cung Quý Nhân đếm tới cung Hợi coi cách mấy cung, đếm thuận (hay đếm nghịch củng được). Sau đó bắt đầu từ cung Nguyệt Tướng cũng đếm thuận (hay nghịch) mấy cung. Dừng tại cung nào thì coi cung đó nằm trong giờ ban ngày hay ban đêm. Nếu tìm Quý Nhân Ngày Đăng Thiên Môn mà giờ rơi vào ban đêm thì kể như ngày đó không có Quý Nhân Ngày Đăng Thiên Môn vậy. Nếu tìm Quý Nhân Đêm Đăng Thiên Môn mà giờ rơi vào ban ngày thì kể như hôm đó không có giờ Quý Nhân Đêm Đăng Thiên Mông vậy. Giờ ban ngày (Dương Quý) là Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, (Dậu) Giờ ban đêm (Âm Quý) là Dậu, Tuất, Hợi, Tý, Sửu, Dần, (Mão) Thí dụ: Ngày Giáp, khí Vũ Thủy, muốn tìm giờ Quý Đăng Thiên Môn ban ngày Ngày Giáp Qúy Ngày tại Mùi, Khí Vũ Thủy Hợi Tướng. Từ Mùi đếm thuận đến Hợi (Thiên Môn) là 4 cung, vậy từ Hợi (Nguyệt Tướng) đi thuận 4 cung là giờ Mão. Vậy ngày Giáp, giờ Mão là giờ Quý Nhân Đăng Thiên Môn. Thí dụ: Ngày Ất, củng khí Vũ Thủy, muốn tìm giờ Qúy Đăng Thiên Môn ban ngày Ngày Ất Quý Ngày cư Thân, từ Thân đếm tới Hợi được 3 cung. Vậy từ Hợi (khí Vũ Thủy Hợi Tướng), đếm thêm 3 cung là cung Dần, nhưng giờ Dần là thuộc về giờ ban đêm nên Ngày Ất không có giờ Quý Đăng Thiên Môn cho ban ngày vậy. Thí dụ: Ngày Mậu, củng khí Vũ Thủy, muốn tìm giờ Quý Đăng Thiên Môn ban ngày (Dương Quý) Ngày Mậu Quý Ngày ở cung Sửu, từ Sửu đếm nghịch tới Hợi được 2 cung. Khí Vũ Thủy Hợi Tướng, vậy từ Hợi đếm nghịch thêm 2 cung là Dậu. Giờ Dậu, theo lẻ là giờ ban đêm không dùng, nhưng theo quyển “Hiệp Kỷ Biện Phương Thư” thì Mão Dậu là trục phân định ngày đêm, nên cả hai giờ Mão và Dậu đều được dùng cho cả ngày lẫn đêm. Cho nên giờ Dậu vẫn là giờ Quý Đăng Thiên Môn ban ngày, vì giờ Dậu có thể coi là ngày lẫn đêm. Tương tự với giờ Dậu thì giờ Mão củng vậỵ Thí dụ: Ngày Đinh, tiết Tiểu Hàn Sửu Tướng, muốn tìm giờ Quý Đăng Thiên Môn cho ban đêm. Ngày Đinh Quý Đêm cư cung Dậu, từ Dậu đếm thuận tới Hợi được 2 cung, vậy từ Sửu đếm thuận thêm 2 cung là giờ Dần, Dần thuộc giờ ban đêm, nên hợp lý. Vậy ngày Đinh, tiết Tiểu Hàn, giờ Dần là giờ Quý Nhân Đêm Đăng Thiên Môn. Phụ Chú: Phương pháp an Quý Ngày Quý Đêm trong nhiều sách thì không đồng nhất. Trong quyển Bí Tàng Đại Lục Nhâm thì Quý Ngày Can Giáp ở Sửu, Quý Đêm ở Mùi, Ngày Đêm bị đão nghịch so sánh với sách “Hiệp Kỷ Biện Phương Thư”, “Lục Nhâm Dị Tri”, và “Kỳ Môn Độn Giáp Bí Kíp Toàn Thư”. Căn cứ vào sự giống nhau về phương pháp của ba sách đã nói, VinhL thấy phương pháp trong Hiệp Kỷ Biện Phương Thư có phần chính xác, chỉ ngoại trừ giờ Mão và Dậu được dùng cho cả ngày lẫn đêm, tức Quý Ngày hay Quý Đêm. Trong Tử Vi, 2 sao Thiên Khôi, Thiên Việt hình như chính là Thiên Ất Quý Nhân. Thiên Việt là Quý Ngày, Thiên Khôi là Quý Đêm, nhưng phương pháp an hai sao này trong Tử Vi có phần khác biệt. Phần Phụ: An 12 Thiên Tướng Như nếu chỉ muốn an vòng Thiên Tướng vào 12 cung điạ chi, thì chỉ cần lấy cung Nguyệt Tướng đếm thuận đến giờ xem, được bao nhiên cung thì lấy cung Quý nhân củng đếm thuận bao nhiêu cung thì an Quý Nhân. Sau đó coi Quý Nhân an tại cung nào, thuộc cung Thuận hay Nghịch để biết phải an 11 Thiên Tướng còn lại theo chiều thuận hay chiều nghịch (kim đồng hồ) như sau: Quý Thuận: Hợi, Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn Quý Nghịch: Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất Tức là khi Quý Nhân an vào các cung Hợi, Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, thì vòng 12 Thiên Tướng được an thuận theo chiều kim đồng hồ. Khi Quý Nhân an vào các cung Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, thì vòng 12 Thiên Tướng được an nghịch chiều kim đồng hồ. Kính Mến
-
Chào bạn Huygenn, Rất cám ơn đã cung cấp nhiều tài liệu quí báu. Theo truyền thuyết, nghe nói bộ “Cổ Kim Đồ Thư Tập Thành” là bộ sách riêng của hoàng đế Khang Hy, không có phát hành ra ngoài, nhưng hiện nay đã được phát hành, hình như gía mắc kinh khủngL:-((( Theo VinhL bộ “Cổ Kim Đồ Thư Tập Thành” có thể tin tưởng được vì vào thời đó, có ai mà dám viết bậy, viết bạ cho vua học đâu, bị biết được là chu di cả tộc, cho nên VinhL sẻ lấy bài an quý nhân đó làm tài liệu chính để giải quyết vấn đề an Quý Nhân. Trước hết xin xem xét lại bài an quý nhân trong bộ “Cổ Kim Đồ Thư Tập Thành” 貴神起例 庚戊見牛羊甲貴未丑詳乙貴,申子是己貴,鼠猴鄉 丙貴,酉亥酌丁貴,豬雞方癸貴,尋巳卯壬貴,兔蛇藏 六辛,逢虎馬旦暮定陰陽。 Theo như cách đánh dấu bài như trên thì rất dễ lầm lẩn. Toàn bài có 50 chử, nếu ta chi mỗi câu làm 10 chử thì chúng ta sẻ thấy quy luật an quý nhân trong bài. 貴神起例 庚戊見牛羊, 甲貴未丑詳 乙貴,申子是己貴,鼠猴鄉 丙貴,酉亥酌丁貴,豬雞方 癸貴,尋巳卯壬貴,兔蛇藏 六辛,逢虎馬旦暮定陰陽。 Bây giờ thì chúng ta thấy rõ ràng quy luật an quý nhân trong bài. Nay xin dịch như sau Quý Nhân Khởi Lệ Canh Mậu Kiến Ngưu Dương, Giáp Quý Mùi Sửu Tường, Ất Quý Thân Tý Thị, Kỷ Quý Thử Hầu Hương Bính Quý Dậu Ngọ Chước, Đinh Quý Trư Kê Phương Quí Quý Tầm Tỵ Mão, Nhâm Quý Thố Xà Tàng Lục Tân Phùng Hổ Mã, Đán Mộ Định Âm Dương. Chú Thích Các An Quý Nhân Canh Mậu thấy Sửu Mùi, Giáp Quý Mùi Sửu rõ Ất Quý Thân Tý đấy, Kỷ Quý Tý Thân hương Bính Quý Dậu Ngọ vào, Đinh Quý Hợi Dậu phương Quí Quý tìm Tỵ Mão, Nhâm Quý Mão Tỵ nương Sáu Tân gặp Dần Ngọ, Sớm Chiều định Âm Dương Hai chử Đán và Mộ tức sớm và chiều là phân định âm dương. Đán cũng là Trú (ngày), Mộ cũng là Dạ (Đêm), theo như vậy thì Trú Quý là Dương từ giờ Mão đến Thân, Dạ Quý là Âm từ giờ Dậu đến Dần. Tóm lại bài trên ta có Canh Mậu, Sửu Mùi Giáp, Mùi Sửu Ất, Thân Tý Kỷ, Tý Thân Bính, Dậu Hợi Đinh, Hợi Dậu Quí, Tỵ Mão Nhâm, Mão Tỵ Tân, Dần Ngọ Thế thì ta có mỗi Can có 2 chử. Chử trước thì phải thuộc về Đán, Trú, hay là Sáng, chử sau thuộc về Mộ, Dạ, hay Chiều (hoàng hôn). Vậy vòng Quý Sáng (hay Đán hoặc Trú Quý thuộc Dương) thì khởi tại Mùi mà thuận hành, Quý Chiều (hay Mộ hoặc Dạ Quý thuộc Âm) thì khởi tại Sửu mà nghịch hành. Như vậy hoàn toàn hợp lý. Nay xin quay lại vấn đề 3 cách an quý nhân khác nhau để có thể tìm hiểu xem sự không hợp lý ở đâu. Cách 1: Sách "đại lục nhâm tâm kính" viết: giáp mậu canh du đại tiểu cát, ất kỷ thần truyền trú dạ phân, bính đinh tảo hợi mộ cư dậu, lục tân thường ngọ phúc lai dần, nhâm quý lập xử vu tỵ mão, bất giáng thiên cương tác quý nhân. giải: giáp mậu canh nhật đán trị Đại Cát < Sửu>, mộ trị Tiểu Cát < Mùi> ; ất kỷ nhật đán trị Thần Hậu < Tý>, mộ trị Truyền Tống < Thân> ; bính đinh nhật đán trị Đăng Minh < Hợi >, mộ trị Tòng Khôi < Dậu> ; lục tân nhật đán trị Thắng Quang < Ngọ>, mộ trị Công Tào < Dần> ; nhâm quý nhật đán trị Thái Ất < Tỵ>, mộ trị Thái Xung < Mão>. Đán là buổi sớm mai chỉ ban ngày. Mộ là buổi chiều tối chỉ ban đêm. Theo như các này thì ta có: Giáp Mậu Canh, Sửu Mùi Ất Kỷ, Tý Thân Bính Đinh, Hợi Dậu Tân, Ngọ Dần Nhâm Quý, Tỵ Mão Theo như bài này thì chúng ta thấy 2 nhóm Can được gom lại thành một, mà quy luật không được phân định rõ ràng rất dể tạo ra nhiều cách giải thích. Theo lời giải thích trên thì ta có như sau Giáp Mậu Canh, Sáng Sửu, Chiều Mùi Ất Kỷ, Sáng Tý, Chiều Thân Bính Đinh, Sáng Hợi, Chiều Dậu Tân, Sáng Ngọ, Chiều Dần Nhâm Quí, Sáng Tỵ, Chiều Mão So sánh với bài trong “Cổ Kim Đồ Thư Tập Thành” thì tất cả các Can đầu; Giáp, Ất, Bính, Tân, và Nhâm đều bị sai. Nếu theo cách này thì vòng Quý Sáng bắt đầu tại cung Sửu, theo thứ tự ta có Giáp Sửu, Ất Tý, Bính Hợi, Đinh Hợi, Mậu Sửu, Kỷ Tý, Canh Sửu, Tân Ngọ, Nhâm Tỵ, Quí Tỵ. Vòng Quý Chiều ta có Giáp Mùi, Ất Thân, Bính Dậu, Đinh Dậu, Mậu Mùi, Kỷ Thân, Canh Mùi, Tân Dần, Nhâm Mão, Quí Mão. Ta thấy rõ ràng trong các vòng Quý Sáng hay Quý Chiều không còn quy luật vận hành theo 12 cung địa chỉ nửa mà cứ nhảy tới lui tại cung Sửu Tý Hợi (hay Mùi Thân Dậu cho Quý Chiều) xong nhảy sang Ngọ Tỵ (hay Dần Mão cho Quý Chiều). Hoàn toàn mất đi quy luật và trật tự của một đệ nhất quý thần trong thuật trạch cát. Theo VinhL cách này hoàn toàn sai và không thể dùng được. Cách 2: Sách "đại lục nhâm thám nguyên" viết: Luận Đán Quý ca viết: giáp dương mậu canh ngưu, ất hầu kỷ thử cầu, bính kê đinh trư vị, nhâm thố quý xà du, lục tân phùng hổ thượng, dương quý nhật trung trù. Luận Mộ quý: giáp ngưu mậu canh dương, ất thử kỷ hầu hương, bính trư đinh kê vị, nhâm xà quý thố tàng, lục tân phùng ngọ mã, âm quý dạ thời đương. Theo các này thì ta có Quý Sáng Giáp, Mùi Mậu Canh, Sửu Ất Thân Kỷ Tý Bính Dậu Đinh Hợi Nhâm Mão Quý Tỵ Tân Dần Qúy Tối Giáp Sửu Mậu Canh Mùi Ất Tý Kỷ Thân Bính Hợi Đinh Dậu Nhâm Tỵ Quí Mão Tân Ngọ Phương pháp này củng chính là với phương trong “Cổ Kim Đồ Thư Tập Thành” Cách 3: Sách "lục nhâm thị tư" viết: giáp mậu kiêm ngưu dương, ất kỷ thử hầu hương, bính đinh trư kê vị, nhâm quý thố xà tàng, canh tân phùng hổ mã, vĩnh định quý nhân phương. Giải: Nhật dụng thượng nhất tự, Dạ dụng hạ nhất tự. Như Giáp Mậu nhật Nhật chiêm ứng dụng ngưu tự, tiện tòng thiên bàn Sửu thượng khởi Quý nhân, thị vi Dương quý. Giáp Mậu nhật Dạ chiêm, ứng dụng dương tự, tiện tòng thiên bàn Mùi thượng khởi Quý nhân, thị vi âm Quý…… Nghĩa: Ngày thì dùng chữ đầu, Đêm dùng chữ sau. Như ngày Giáp Mậu ban ngày dùng chữ "NGƯU", ứng với Thiên Bàn Sửu khởi Quý Nhân , là Dương Quý. Ngày Giáp Mậu ban đêm dùng chữ "DƯƠNG", ứng với Thiên Bàn Mùi khởi Quý Nhân, là Âm Quý,... Theo như trên ta có Giáp Mậu, Sửu Mùi Ất Kỷ, Tý Thân Bính Đinh, Hợi Dậu Nhâm Quí, Mão Tỵ Canh Tân, Dần Ngọ Vậy vòng Quý Sáng được an như sau: Giáp Sửu, Ất Tý, Bính Hợi, Đinh Dậu, Mậu Sửu, Kỷ Tý, Canh Dần, Tân Dần, Nhâm Mão, Quí Mão. Vòng Quý Chiều: Giáp Mùi, Ất Thân, Bính Dậu, Đinh Dậu, Mậu Mùi, Kỷ Thân, Canh Ngọ, Tân Ngọ, Nhâm Tỵ, Quí Tỵ Nhận xét theo hai vòng Quý Sáng và Quý Chiều, thì phương pháp này củng không có quy luật của sự vận hành qua 12 cung của địa bàn. Vòng Quý Sáng thì khởi Sửu nghịch hành đến Dậu, quay lại Sửu, nghịch một cung rồi thuận hành tại cung Dần, an hai hành, sau đó đến Mão, lại an hai hành. Quy luật không được nhất quán và hợp lý. Theo VinhL nhật xét cách này củng không thể tin theo được (có thể do các thuật sỉ giang hồ vì không biết rỏ Lục Nhâm và Kỳ Môn nên bày vẻ thêm vào các chổ họ không hiểu). Tóm lại Cách 1: có cách sách viết giống nhau như: đại lục nhâm tâm kính, lục nhâm cảnh hữu thần định kinh , lục nhâm đại toàn, đại lục nhâm chỉ nam. Cách 2: có cách sách viết giống nhau như: đại lục nhâm thám nguyên, lục nhâm loại tụ, lục nhâm trích yếu, nhâm học toả ký, lục nhâm bí tịch. Cách 3: có cách sách viết giống nhau như: lục nhâm thị tư, lục nhâm đại chiếm, đại lục nhâm kim khẩu quyết. Trong 3 cách trên chỉ có cách 2 là hợp lý, vòng Quý Sáng, và Quý Chiều đều cho thấy sự vận hành qua 12 cung có quy luật thích hợp và hợp lý. Thân Mến
-
Thưa Thầy, Nguyên do không phải Thầy đoán sai mà là giờ sinh ông Obama quá đặc biệt. Ông ta sinh vào giờ Không Vong. Tất cả các môn bốc phệ đều kiêng cử giờ Không Vong vì bói sẻ không linh nghiệm. VinhL nghỉ người sinh vào giờ này củng vậy, bói về người này củng khó mà linh nghiệm. Xin Thầy đừng buồn, cái quan trọng là học hỏi được tại sao. Kính Mến
-
Thưa Thầy, Thật ra trong các sách Kỳ Môn, và Lục Nhâm Đại Độn, Quý Nhân được chia làm Trú (Ngày) và Dạ (Đêm), nhưng trong bài VinhL dùng từ Âm và Dương cho dễ hiểu vì vậy có thể đêm đến sự hiểu lầm về vụ trục Mão Dậu được sử dụng để phân Âm Dương. Theo VinhL được biết thì sự phân chia Mão Dậu là căn cứ vào ánh sáng mặt trời. Giờ Mão từ 5:00-7:00AM trời bắt đầu sáng, giờ Dậu từ 5:00-7:00PM chiều trời bắt tối. Cũng vì vậy mà trong “Hiệp Kỷ Biện Phương Thư” dùng Mão và Dậu cho cả ngày và đêm (tức tính cho cả Trú Quí và Dạ Quí) vì giờ Mão thì nữa tối nữa sáng, giờ Dậu thì nữa sáng nữa tối. Nhưng việc sử dụng Mão Dậu cho cả Trú Dạ Quí thì không thấy đề cập trong các quyển sách Kỳ Môn hay Lục Nhâm Đại Độn. Còn trục Thìn Tuất thì được sử dụng khi an vòng Thiên Tướng vào 12 cung (trong Phần Phụ). Khi bày Nguyệt Tướng trên giờ (trong Lục Nhâm Đại Độn), nếu Quý Nhân rơi vào các cung Dương tức các cung, Hợi, Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, thì vòng 12 Thiên Tướng an theo chiều thuận, nếu Quý Nhân rơi vào các cung Âm tức các cung, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất thì vòng 12 Thiên Tướng an theo chiều nghịch. Thưa Thầy, nếu Thầy đồng ý VinhL sẻ sửa lại và dùng Trú Quý và Dạ Quý thay cho Dương Quý và Âm Quý. Hiện nay trong bài có 4 thí dụ, nếu Thầy muốn thì VinhL sẻ làm thêm vài thí dụ nữa. Kính Mến.
-
Thưa Thầy, VinhL xin cám ơn Thầy. Bài viết này chỉ mong giúp ích cho ai muốn tuyển trọn các giờ tốt, vì vậy nếu được Thầy đăng trên trang chủ của website lyhocdongphuong.org.vn thì thật tốt. Mong Thầy tùy tiện sử dụng. Kính Mến