sapa
Hội viên-
Số nội dung
253 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
Content Type
Hồ sơ
Forums
Calendar
Everything posted by sapa
-
Chào anh, Thiên Sứ "ôn ào" ? Có lẽ ý anh muốn nói là "ồn ào" hơn là "ôn hòa" phải không? Có phải là Sapa đã dùng từ ngữ làm anh khó chịu vì rằng "ồn ào" có nghĩa là nhiều tiếng động, âm thanh làm cho khó nghe, khó chịu đó à? Sapa biết anh có thể sẽ khó chịu khi Sapa chỉ ra những khiếm khuyết về mặt lý luận thiếu nhất quán trong việc hoán vị Tốn-Khôn của Hậu Thiên Bát Quái Lạc Việt do anh đề xướng nhưng mong rằng anh xem đó là thiện ý mà xét lại vậy thôi. Nguyên lý căn để của anh đưa ra: Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ 1. Hậu Thiên Lạc Việt - hoán vị Tốn-Khôn từ Hậu Thiên Bát Quái Văn Vương để phải kết hợp 2 quái bất dịch mới tạo nên đối xứng ... trong khi Hậu Thiên Bát Quái Âu Lạc lại không cần thiết kết hợp 2 quái bất dịch mới tạo nên đối xứng ... mà vẫn có sự đối xứng trong khi anh không có được cho mỗi một quái từ Hậu Thiên Lạc Việt. PHỐI 2. Hà Đồ - Anh chỉ ra truyền thuyết "Phục Hy: Long Mã phụ Hà Đồ" là mơ hồ mà ngay cả những nhà lý học, nho gia Trung Hoa còn bất đồng ý kiến với nhiều huyền thoại (lẽ tất nhiên - huyền thoại, truyền thuyết mà) cũng như anh đã đề cao truyền thuyết "Âu Cơ: Đẻ Bọc 100 Trứng" mặc dù không có cơ sở bằng chứng khoa học và còn trích dẫn những tài liệu về Ngũ Tinh thuộc Thiên văn học trên bầu trời tinh tượng liên quan đến Hà Đồ, Lạc Thư do tác giả không rõ nguồn gốc và anh thì cũng chưa kiểm chứng bằng khoa học để làm bằng... rồi cho đó Hà đồ là qui luật vận động và tương tác được lựa chọn của Ngũ tinh trong Thái Dương hệ lên địa cầu Đương nhiên, anh viết sách có chủ đích nên đã đan xen những lý luận, khoa học có khoảng 1,2 nhưng lại có đến 8,9 phần khác là từ sự giải mã truyền thuyết CHỦ QUAN .. là chuyện mà anh cũng xác định là không bao giờ xem đó là cở sở cho bằng chứng khoa học nên không có cũng không quan hệ gì. Thế nhưng, trên thực tế nếu xé bỏ loại trừ những giải mã truyền thuyết CHỦ QUAN đó của anh thì anh chẳng còn gì trong sự suy luận của anh ngoài sự không nhất quán và tài liệu trích dẫn không rõ nguồn gốc, kiểm chứng khoa học làm bằng. Trong khi đó, thì anh phản biện lại Sapa rằng bản thân Sapa thì không nêu được bản chất của Hà đồ là gì mà anh không THẤY rằng: Hà Đồ được xem là truyền thuyết và nếu như ai đó nhìn ra được Lý Lẽ Liên Quan thì là nó có Lý Do Tồn Tại ... và đã đến tận ngày nay. Ngay cả anh, Sapa và những ai đã từng nghiên cứu về Âm Dương, Ngũ Hành (ADNH) cùng các môn thuật số Đông phương đều nhận ra Lý Lẽ Liên Quan của Hà Đồ đối với ADNH đó thì việc gì anh phải cố tung trái khói về Sapa như vậy chứ nhỉ!? Ngay cả việc các nhà Lý Học Đông Phương tự cổ chí kim đã không ít người phản ảnh Hà Đồ qua Ngũ Hành, Ngũ Tinh, Thiên Tượng để so sánh trong học thuyết hay chủ thuyết của họ. Đã có quá nhiều người và thêm anh nữa cũng không mới lạ gì - nhưng anh làm ơn kiểm chứng tính khả tín và xác thực của tài liệu anh trích dẫn cũng như sự suy diễn CHỦ QUAN của anh cũng nên có nền tảng lô-gích khả dĩ với sức thuyết phục cao chứ như không thì ... anh cũng biết hậu quả của nó rồi. Vì để chỉ ra sự đối xứng hợp lý, phù hợp với lập luận liên quan đến Kinh Dịch không nằm trong sự liên quan đến giải mã truyền thuyết v.v... nên Sapa đưa lên BÁT QUÁI HẬU THIÊN ÂU LẠC để mà so sánh với BÁT QUÁI HẬU THIÊN NGUYÊN THỦY - chứ như để so sánh với cấu trúc tiền đề Tiên Thiên Bát Quái thì BÁT QUÁI HẬU THIÊN NGUYÊN THỦY của anh cũng đã được Sapa chỉ ra rồi. Có nghĩa là BÁT QUÁI HẬU THIÊN NGUYÊN THỦY chỉ có thể < đối xứng > khi kết hợp [Cấn-Chấn] lại với nhau cùng với tổ hợp [Đoài-Tốn] vị chi toàn là sự liên hệ "bất-dịch-chi lý" - chứ không như tiền đề của Tiên Thiên Bát Quái đối xứng gồm đủ cả "bất-dịch-cùng-điên-đảo-dịch-chi lý." Ngoài ra, nếu phải đi vào sự phản biện về những giải mã truyền thuyết CHỦ QUAN của anh về các vấn đề liên quan đến Hậu Thiên Bát Quái Lạc Việt phối Hà Đồ thì Sapa lại càng chi ra thêm nhiều khiếm khuyết nữa vậy thôi. Đó là Sapa nghĩ như vậy vì Sapa cũng ngồi thiền nhưng Sapa chưa hề phủ nhận cổ thư chữ Hán sai như anh đọc thấy biết về nhiều truyền thuyết như Phục Hy, Văn Vương, Long Mã, Rùa Thần, Hà Đồ, Lạc Thư là cái mơ hồ nhiều ý kiến đồng thuận nghịch đối khác nhau v.v... Những tác phẩm bói toán hay đồ hình đầu tiên có thể xuất phát từ thiền định trong sự tĩnh lặng quán sát thì cái gì cũng rõ ràng, cũng đơn giản. Họ phác họa ra đồ hình từ sự đúc kết tư duy trên và khi trình bày lại cho người mà không có trình độ tâm linh tương thông này hiểu thì sai số đã bắt đầu sinh khởi. Thế nên, Sapa nghĩ sau đó là hiện tượng tam sao thất bổn rồi huyền bí hóa thành những truyền thuyết và chí đến cách áp dụng một cách máy móc thành ra lắm môn nhiều phái và sai số là thế giai do nhiều trình độ tâm linh cùng kiến thức khác nhau chế tác. Nay anh Thiên Sứ có tham vọng phục hồi lại nguyên lý đích thực của nó và thực tại nào đã làm nên nhận thức để tạo ra nguyên lý đó đã là khó mà còn nhân danh văn minh Lạc Việt trong sự suy luận CHỦ QUAN của anh nữa thì ... thì cũng là có thêm một môn phái khác cùng sự sai số của nó nữa vậy thôi. Do đó, như anh đã viết: Vậy thì, nếu một lý thuyết có tham vọng diễn đạt tính qui luật của mọi hiện tượng trong vũ trụ và có khả năng tiên tri thì nó phải xuất phát từ một nguyên lý thể hiện tính cân đối làm nền tảng để quán xét mọi hiện tượng mà anh đã đoán không ĐÚNG nhiều lần và tiêu biểu nhất về cái chết của Sadam Hussen hoặc sự đắc cử của Tổng Thống Obama thì hệ thống lý thuyết của anh có nên phải xét lại rồi chăng? bài viết 33 Hay là anh bảo, đoán trúng sai là chuyện thường của thầy bói - thì như vậy sẽ xác định rõ ràng những gì Sapa đã nhận định và viết ở trên. Tùy ý anh ... Sapa
-
Chào anh, Thiên Sứ Có lẽ anh nhớ lộn ông nội Dương Hùng nào rồi vì Sapa đã có ghi rõ ràng là: Dương Hùng đời Tây Hán với quyển Thái Huyền Kinh thuộc nhóm Lý Học Nho Gia trường phái Tượng Số học. Lại nói rõ hơn: DƯƠNG HÙNG (53 TCN -18) , tự Tử Vân là nhà triết học gia , văn học gia , ngữ ngôn học gia vào cuối thời Tây Hán, người Thành Đô, Thục Quận (nay là Thành Đô, Tứ Xuyên). Hy vọng trí nhớ của anh còn minh mẩn để chúng ta cùng thảo luận cho ra vấn đề về những khiếm khuyết trong lý luận của Hậu Thiên Bát Quái Lạc Việt, Hà Đồ v.v... chứ như không - anh nhớ chỗ này nhầm chỗ kia lại gây tranh cải không cần thiết nhé! Còn ai đó nói về cái câu đại ý như trên thì phải rõ mẫu đối thoại giữa những ai và nói về đề tài với câu hỏi là gì v.v...?? Chứ như không, hiểu chưa tới và biết chưa tận ý của người nói để rồi bình phẩm cạn cợt thì Sapa ráng cẩn thận lắm. Sapa
-
Chào anh, Thiên Sứ Sapa đang làm đó giờ đây mà ... Kiến thức Sapa dùng để phản biện anh không phải là sự tích lũy của hơn 2000 năm kiến thức của cả thế giới này cho rằng: Kinh Dịch của người Hoa Hạ mà là sự suy diễn của anh quá chủ quan nên đã dẫn đến lý luận không nhất quán làm tiền đề cho Sapa giúp anh thấy lại những khuyết điểm đó thôi. Âu cũng là cách cùng nhau học hỏi, cùng nhau tiến bộ anh nhỉ! Do đó, chính cái cuốn sách "Tìm về cội nguồn Kinh Dịch" của anh nó đã tự thân chứa nhiều khiếm khuyết nên tự nó sẽ bị sụp đổ là lẽ tất nhiên. Ngoài cái chương II. dưới tiêu đề: Sự tương quan cấu hình hậu Thiên bát quái & thứ tự 64 quẻ thuộc hệ thống Hậu Thiên trong Phần III. Văn Minh Văn Lang & Bí Ẩn của Bát Quái là có phần lý luận lô-gích nhưng tiếc thay lại thiếu mất đi sự nhất quán thành ra quyển sách đó chỉ in tuồng giải mã CHỦ QUAN các truyền thuyết mà anh còn không xem đó là có cơ sở khoa học kia mà. Tóm lại, như Sapa đã chi ra trước đây về sự hoán vị Tốn-Khôn trong Hậu Thiên Bát Quái Nguyên Thủy chưa phải là hoàn toàn đối xứng theo tiền đề Tiên Thiên Bát Quái như Bát Quái Âu Lạc của tiến sĩ Trần Quang Bình; nhưng anh chấp nhất vào cái lô-gích CHỦ QUAN do không có được sự đối xứng của mỗi một quái mà phải có sự kết hợp hai quái bất dịch của anh nên anh cho là Bát Quái Âu Lạc thiếu cân xứng cơ. Thứ đến, anh đừng có vin vào sự giải mã các truyền thuyết CHỦ QUAN rồi bảo rằng Hậu thiên bát quái Lạc Việt cho thấy khả năng giải thích một cách hợp lý với tất cả mọi hiện tượng và vấn đề liên quan đến nó như đã chứng minh trong các sách và bài viết: Tìm về cội nguồn Kinh Dịch...vv Chổ khác mà anh nói đến thì anh đã lý luận không nhất quán về sự đối xứng trong cái chương II. dưới tiêu đề: Sự tương quan cấu hình hậu Thiên bát quái & thứ tự 64 quẻ thuộc hệ thống Hậu Thiên trong Phần III. Văn Minh Văn Lang & Bí Ẩn của Bát Quái. Anh xem lại Bài viết 61 - phần III. Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ Không có chi! Không có Thiên Sứ nào chỉ đường những linh hồn xuống Địa ngục, hoặc lên cõi trời Đao lợi nào đâu anh Thiên Sứ ạ. Anh có khi không đọc Bài viết 74 ư!? Ngoài lề, nói về Thiệu Khang Tiết thuộc phái Lý Học của Nho gia thì phải nói đến Tượng Số học bắt đầu Dương Hùng đời Tây Hán với quyển Thái Huyền Kinh. Ảnh hưởng của Dương Hùng không nhỏ đối với Thiệu Ung nên thành quả của Thiệu Ung với quyển Hoàng Cực Kinh Thế không phải là vô cớ ... Dương Hùng thì ảnh hưởng Lão giáo nên Sapa nghĩ rằng nguồn gốc Hà Đồ Lạc Thư có thể xuất xứ từ Đạo gia mà các chân nhân ngày xưa ấy trong cơn thiền định sâu lắng đã THẤY rồi phác họa lại không chừng. Sapa
-
Chào anh, Thiên Sứ Lẽ tất nhiên, vì rằng Sapa sẽ dùng đến nó để chỉ ra sự khiếm khuyết trong lập luận của anh về Ngũ Hành tương sinh tương khắc, hợp phá v.v... về Thập Thiên Can phối Hà Đồ trong những phần phản biện tới đây. Sapa
-
Chào anh, Thiên Sứ Sapa ở Mỹ và hôm thứ sáu vừa rồi có công việc nên về sớm sau khi viết bài trên ... và những ngày cuối tuần nghĩ ngơi nên cũng ít lên mạng trò chuyện. Anh cũng thông cảm dùm cho. Chuyện truyền thuyết này đâu có phải mới lạ gì mà anh kéo Sapa vào việc thừa nhận hay là không. Chẳng phải, anh đã chẳng coi chuyện truyền thuyết hay giải mã truyền thuyết là có cơ sở khoa học gì thì chuyện có thừa nhận hay không - không quan trọng. Nhưng nếu như anh muốn phản chứng chuyện này để đặt cơ sở về Ngũ Tinh theo Thiên Văn Học rồi lần lân sang Thiên Văn cổ Lạc Việt thì cũng chẳng xong vì là: * Nghiên cứu Ngũ Tinh, Tứ Dư - Thất Chính v.v.. thì người Trung Hoa đã đúc kết vô số tài liệu qua sự quan sát, chiêm nghiệm và dự đoán của họ có đến mấy ngàn năm qua. Trong khi đó, người Việt đã có ghi tải, nghiên cứu được bao điều về Thiên Văn Học thì anh chắc không CHỦ QUAN cho là, cho rằng cho thấy xuất xứ Lạc Việt của nó chứ nhỉ!? Do đó, trong phần phản biện với anh ở trên về các đề tài liên quan như Thái Ất, Tử Vi, Độn Giáp, Tử Bình, Dịch Học vẫn đang "còn tiếp" đó chứ và Sapa cũng sẽ chi ra thêm những là suy diễn CHỦ QUAN của anh và mong rằng chúng ta cùng tìm hiểu học hỏi thấu đáo hơn. Mong rằng "Giờ vinh danh nền văn hiến Việt đã điểm" đến trước khi anh ra đi ... vì rằng mới hồi đêm Sapa đã có một giấc mơ về anh có liên quan đến câu sau đây: Thường thì hằng đêm, Sapa có thiền quán và có khi ngũ luôn trong sự thiền quán nên những giấc mơ nếu có trong trường hợp đó thì Sapa sẽ nhớ rất rõ. Giấc mơ về anh tối qua là trên báo chí có đăng tin anh bị vỡ mạch máu đột ngột đến tử vong. Lúc đó, Sapa đang đọc báo về tin ấy thì cũng bùi ngùi mà than rằng sao anh ra đi một cách đột ngột trong khi chúng ta chưa xong hồi tranh biện mặc dù trong mơ hay đời thực Sapa vẫn có sự cảm nhận rằng lý luận của anh về "Hậu Thiên Bát Quái phối Hà Đồ" sẽ không thể nào nhờ vào nó để mà vinh danh nền văn hiến Lạc Việt cho được. Cho nên, mong rằng anh nên để ý đến sức khỏe hoặc đi khám tổng quát và tránh những món ăn thức uống có thể gây hại đến anh. Nhất là, anh còn nhiều điều gì chưa nói hoặc chứng minh thì anh hãy mau làm đi. Khi anh bảo rằng: "những luận cứ của tôi chứng minh điều này lại căn cứ quan trọng bằng những giá trị văn hóa phi vật thể, cụ thể là Lý học Đông Phương" thì tất nhiên Kinh Dịch và thuyết Âm Dương Ngũ hành có xuất xứ từ Lý học Đông Phương chứ không phải của riêng Trung Quốc, Việt Nam, Đại Hàn hay Nhật Bản gì cả. Anh có thể nói rằng QUY LUẬT VŨ TRỤ vẫn tiếp tục vì rằng chẳng ai phản đối anh bao giờ. Anh phải rõ cái tham vọng của anh nó mới là cái không thể hiện thực và tiếp tục. Sapa nằm trong số hàng tỷ người nào thì anh không chắc biết đâu nhưng anh Thiên Sứ chắc sẽ biết rằng Sapa là người chỉ ra được sự không-nhất-quán và cho đó là điểm khiếm khuyết thứ (n) trong hệ thống mắc xích của anh. Như đã có nói ở trên: Vì anh hỏi điều này điều nọ nên Sapa đối đáp, chứ thật ra anh cứ việc phản biện bất cứ lúc nào anh muốn làm điều đó về những điểm Sapa đã chỉ ra là không-nhất-quán và cho đó là điểm khiếm khuyết thứ (n) trong hệ thống mắc xích của anh. Anh có thể bắt đầu bảo vệ những khiếm khuyết đã đề cập qua lúc nào cũng được. Sapa
-
Chào anh, Thiên Sứ Câu hỏi trên có liên quan đến câu hỏi: Thiệu Khang Tiết căn cứ vào đâu để có đồ hình Hà Đồ? thì lần theo văn bản lịch sử đến Khổng An Quốc, đến Khổng Tử, đến Tứ Thư Ngũ Kinh mà trong Thượng Thư quyển thứ 6 chương 24: "Cố Mệnh" đã ghi tải. Ngoài ra tối cổ thì có truyền thuyết Phục Hy được "long mã phụ Hà Đồ - thiết nghĩ anh cũng biết rồi mà. Còn nói về luận điểm của anh (ngũ tinh trong Thái Dương hệ) là do lấy ý phát khởi từ “Chu Dịch – vũ trụ quan” (Nxb Giáo Dục -1995. Trang 44 - 51) của Giáo sư Lê Văn Quán đó à!? Ông ta có ghi chú là lấy từ ý phát khởi của người Trung Hoa, Nhật Bản hay là Việt Nam không vậy? Chứ từ xưa đến giờ, nghiên cứu thiên văn học cổ đại và ghi chú lại trong sách sử văn hóa Việt về Ngũ Tinh liên quan với Hà Đồ là không. Nếu có, xin anh chỉ ra chứ đâu đợi đến lúc anh viết sách và trích dẫn tài liệu tắc trách từ Giáo sư Lê văn Quán vậy, phải không? Vẽ thành Hà đồ là căn cứ vào 5 sao lặn, mọc, lấy 55 số diễn hình tượng 5 sao. Năm sao xưa gọi là “ngũ vị”, là 5 hành tinh trên trời: Mộc gọi là “Tuế tinh”, Hỏa là “Huỳnh hoặc”, thổ là “Chấn tinh”, kim là “Thái bạch”, thủy là “Thần tinh”. Năm sao vận hành, phân chia bởi nhị thập bát tú (28 ngôi sao), do quỹ đạo của nó không xa đường Mặt Trời, cho nên người xưa dùng để ghi ngày. Năm sao vận hành, thời tiết đều biến đổi, nói chung theo tuần tự Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy, kế tiếp nhau xuất hiện ở bầu trời Bắc cực. Mỗi sao đều vận hành 72 ngày, năm sao vận hành tròn vòng trời 360 độ. Đường quỹ đạo của ba sao: Mộc, Hỏa, Thổ lớn cho nên ở ngoài, vừa khéo hợp với số 216 thẻ Kiền. Đường quỹ đạo của hai sao Kim, Thủy nhỏ cho nên ở trong, vừa khéo hợp với số 144 thẻ Khôn. Vì 5 sao định giờ lặn, mọc có quy luật như dưới đây, cho nên cấu tạo thành hình Hà đồ như đã giới thiệu ở trên. * Hằng ngày sao Thuỷ: Giờ thứ 1 (giờ Tý) và giờ thứ 6 (giờ Tỵ) xuất hiện ở phương Bắc. - Hàng tháng ngày 1, 6; 11, 16; 21, 26; Mặt Trời, Mặt Trăng gặp sao Thủy ở phương Bắc. - Hằng năm: Tháng 11, tháng 6 lúc hoàng hôn thấy ở phương Bắc. Cho nên nói “Trời 1 sinh Thủy, đất 6 mà thành nước”. * Hàng ngày sao Hỏa: Giờ thứ 2 (giờ Sửu) và giờ thứ 7 (giờ Ngọ) xuất hiện ở phương Nam. - Hàng tháng ngày 2, 7 (tức là mồng 2, mồng 7, 12, 17, …) Mặt Trời, Mặt Trăng gặp sao Hỏa ở phương Nam. - Hàng năm tháng 2, tháng 7, lúc hoàng hôn thấy ở phương Nam. Cho nên nói: “Địa nhị sinh Hỏa, thiên thất thành chi” (đất hai sinh Hỏa, trời bảy thành lửa). * Hằng ngày sao Mộc: Giờ thứ ba (giờ Dần) và giờ thứ 8 (giờ Mùi) xuất hiện ở phương Đông. - Hàng tháng ngày 3, ngày 8 (mồng ba, mồng 8, mười ba, mười tám…) Mặt Trời, Mặt Trăng gặp sao Mộc ở phương Đông. - Hàng năm tháng 3, tháng 8, lúc hoàng hôn thấy ở phương Đông. Cho nên nói “Trời ba sinh mộc, đất tám thành gỗ”. * Hằng ngày sao Kim: Giờ thứ 4 (giờ Mão) và giờ thứ 9 (giờ thân) xuất hiện ở phương Tây, - Hằng tháng ngày 4, 9 (mồng 4, mồng 9…) Mặt Trời, Mặt Trăng gặp sao Kim ở phương Tây. - Hằng năm tháng 4, tháng 9, lúc hoàng hôn thấy ở phương Tây. Cho nên nói “Đất 4 sinh Kim, trời 9 hoá thành vàng”. * Hằng ngày sao Thổ: Giờ thứ 5 (giờ Thìn) và giờ thứ 10 (giờ Dậu) xuất hiện ở giữa. - Hằng tháng, ngày 5, 10 (mồng 5, mồng 10…) Mặt Trời, Mặt Trăng gặp sao Thổ ở giữa. - Hằng năm tháng 5, tháng 10 lúc hoàng hôn thấy ở giữa trời. Cho nên nói: “Trời 5 sinh thổ, đất 10 hoá thành đất”. Anh đã có viết: "Tư liệu này không thấy giáo sư tác giả cho biết đã trích dẫn hoặc sưu tầm từ đâu và anh cũng đã có kiểm chứng ĐÚNG như vậy chưa? Nhưng anh vẫn lấy đó làm kết luận cho thấy xuất xứ Lạc Việt của nó. Khi phản biện luận điểm của anh là Sapa trích dẫn đến phần kết luận của anh rồi; có nghĩa là đi thẳng đến vấn đề cần phản biện và cũng đã đọc qua những lý do anh đi đến sự kết luận đó. Đương nhiên, trước khi anh đi đến kết luận anh đã trích dẫn rất nhiều tài liệu, ý tưởng chủ quan của các tác giả, và rồi anh cho là, cho rằng: Đoạn trích dẫn trên cho chúng ta thấy một cơ sở về thiên văn học đối với nguồn gốc của Hà đồ Lạc thư. Tư liệu này không thấy giáo sư tác giả cho biết đã trích dẫn hoặc sưu tầm từ đâu. Nhưng trên cơ sở những tài liệu tham khảo ở cuối sách, người viết cho rằng: Nguồn tư liệu này có thể có xuất xứ từ Nhật Bản. Có nghĩa là anh không rõ và cũng không có đối chứng lại với tác giả hoặc tìm hiểu cặn kẽ (có phải có xuất xứ từ Nhật Bản hay không) trước khi kết luận như cho là, cho rằng CHỦ QUAN đến vậy. Độc giả thấy sao thì tùy cái nhìn của họ trong khi Sapa lại thấy có "sự gán ghép chủ quan thiếu sự thuyết phục mà thôi". Nếu như những trích dẫn luận điểm của anh mà Sapa còn thiếu xót chỗ nào thì xin anh cứ việc trình bày trong phần phản biện. Cám ơn anh. Sapa
-
Chào anh, Thiên Sứ Sapa lại tiếp tục ... Vì để, lý giải những câu như anh đề ra: a.) Giáp hợp Kỷ phá Ất xung Canh. b.) Mậu hợp Quý phá Giáp khắc Kỷ. sẽ gặp nhiều sự bất nhất trong lý luận trên. Ở: Diễn đàn Lý học Đông phương > TRAO ĐỔI HỌC THUẬT > DỊCH HỌC Hư Thực Của Thuyết Nạp Giáp, Tìm về nguyên lý của thuyết nạp giáp, đúng sai thế nào Trang 2, Bài viết #24 Sapa đã có hỏi anh về vấn đề này: Đào Hoa thân mến. Trong mối tương quan của Thiên Can liên quan đến Ngũ Hành sinh khắc, có hai đang: 1 - Theo Tiên Thiên: Trên cơ sở này thì Bính Hỏa khắc Canh Kim.....vv....Tức là vẫn theo lý tương sinh, tương khắc bình thường. 2 - Theo Hậu Thiên: Căn cứ trên sự tương hợp độ số trên Hà Đồ (Theo "Hà Đồ trong văn minh Lạc Việt") thì Bính Hỏa hợp Tân Âm Kim. Nhưng lý tương khắc của Tiên Thiên vẫn là mạnh nhất khi cân nhắc tính toán sự khắc hợp của Ngũ Hành trong Thiên Can. Tức là khi ứng dụng thì căn cứ vào - tạm gọi là "hệ Qui chiếu" - Nếu là xem xét chuyện đất trời thì theo Tiên thiên, Sự khắc hợp của con người thì theo Hậu Thiên. Vài lời chia sẻ. Như DaoHoa đã có nói rằng: Tổ tiên Lạc Việt đâu có ghi "ngũ hành tương sinh" hay "ngũ hành tương khắc" thì anh Thiên Sứ có thể giải thích thêm rằng: dựa trên cơ sở nào mà tra ngũ hành cho Thập Can rồi anh cho đó là Theo Tiên Thiên? Nhân có đề tài này, nên đã tìm đến tài liệu liên quan đến "Hà Đồ trong văn minh Lạc Việt" của anh và cũng đồng tình với bạn DaoHoa ở 2 câu hỏi này: (1) Bính phá Canh - Anh cho Bính là Mộc và Canh là Hỏa thì làm sao Mộc lại tương khắc với Hỏa (2) Tân phá Ất - Anh cho Tân là Mộc và Ất là Hỏa thì làm sao Mộc lại tương khắc với Hỏa chứ không tìm hiểu về chuyện Bính hợp Tân; anh có thể giải thích rõ ràng hơn không? Anh đã có trả lời nhưng vẫn chỉ là câu lập lại chứ không rõ ràng gì hơn như sau: Vẫn là: theo Tiên Thiên rằng Bính phá Canh - Hỏa khắc Kim - nhưng anh vẫn né tránh trả lời cho câu hỏi: dựa trên cơ sở nào mà tra ngũ hành cho Thập Can rồi anh cho đó là Theo Tiên Thiên? Nếu chỉ ở Hà Đồ mới có 5 cặp-số tượng trưng cho Ngũ Hành và Thập Thiên Can thì Hà Đồ vốn dĩ phải là: Tiên Thiên rồi ... chứ đâu ra cái gọi là Hậu Thiên mà anh lại Căn cứ trên sự tương hợp độ số trên Hà Đồ (Theo "Hà Đồ trong văn minh Lạc Việt") thì Bính Hỏa hợp Tân Âm Kim? Vả lại, cặp số [1,6] trên Hà Đồ là hành THỦY mà anh phối 1=Giáp, 6=Kỷ thì lý tiên quyết xác định Ngũ Hành cho Thiên can Giáp và Kỷ phải cùng là hành THỦY; chứ làm gì có cái chuyện TỰ DƯNG Giáp mang hành Mộc, Kỷ mang hành Thổ để anh tự gán ghép lấy như vậy chứ nhỉ!? Kế đến - Hậu Thiên Lạc Việt thật ra là anh nói đến đồ hình Bát Quái hoán vị Tốn-Khôn để so sánh với Tiên Thiên Bát Quái Phục Hy thôi chứ có liên quan gì đến Giáp hợp Kỷ phá Ất xung Canh đâu ... vì rằng, ngay từ đầu Thập Thiên Can đã được anh phối với các độ số ở Hà Đồ rồi thì trước-sau gì cũng chỉ có một tấm đồ hình đó để minh họa Ngũ Hành chứ có đồ hình nào khác để nói đến Tiên với Hậu hà! Chỉ là, khi thì anh Trên cơ sở này thì Bính Hỏa khắc Canh Kim.....vv....Tức là vẫn theo lý tương sinh, tương khắc bình thường. cho là theo Tiên Thiên; lúc thì bảo Căn cứ trên sự tương hợp độ số trên Hà Đồ (Theo "Hà Đồ trong văn minh Lạc Việt") thì Bính Hỏa hợp Tân Âm Kim - lúc này lúc khác bất nhất thế. Sapa chỉ ra đây để anh thấy cái không-nhất-quán và cho đó là điểm khiếm khuyết thứ (4) hai trong hệ thống mắc xích của anh. (Trong khi, chẳng cần Hà Đồ hay Ngũ Hành thì với thuần lý kỷ hà học - Sapa vẫn minh họa được hợp-phá(xung) của Thập Thiên Can theo một mô-hình nhất quán lô-gích mà như gia Ngũ Hành vào thì càng rõ nét sinh-khắc-hợp-phá v.v...) Trong tiêu đề thứ 2: Chính sự thay đổi này và tiếp theo đó là: Hậu thiên bát quái Lạc Việt kết hợp với Hà đồ là nguyên lý căn bản của thuyết Âm Dương Ngũ hành, trong việc tiếp tục giải thích tất cả mọi trường hợp liên quan một cách hợp lý, hoàn chỉnh và nhất quán, giải thích tính quy luật, tính khách quan và khả năng tiên tri của siêu lý thuyết Âm Dương Ngũ hành, một lý thuyết thống nhất vũ trụ. Đó là những trường hợp thể hiện ở phương pháp ứng dụng trong Thái Ất, Tử Vi, Độn giáp, Tử Bình, … anh đòi chứng minh Hậu thiên bát quái Lạc Việt kết hợp với Hà đồ là nguyên lý căn bản của thuyết Âm Dương Ngũ hành thì Ngũ Hành của Thập Thiên Can đã là không thống nhất, nhất quán và rồi thể hiện ở phương pháp ứng dụng trong Thái Ất, Tử Vi, Độn giáp, Tử Bình như thế nào: Thái Ất (còn tiếp) Sapa
-
Chào anh, Thiên Sứ Mấy hôm nay lại bận bịu với công việc, nên Sapa chưa có viết tiếp ... Nếu như anh thấy rằng Sapa đã trích không đủ thì khi nào anh chỉ ra chỗ sai của Sapa thì trích thêm để rõ ý ... chứ như những gì Sapa trích thì đủ để phản biện rồi về những điểm mà Sapa đã trình bày. Sapa sẽ tiếp tục sau. Sapa
-
Chào anh, Thiên Sứ Đương nhiên, đồ hình trên do Thiệu Khang Tiết công bố vào đời nhà Tống và có lẽ anh không cho đó là đúng nên định chỉ ra chỗ sai chăng!? Giả hoặc anh đem truyền thuyết 100 trứng "Con Rồng Cháu Tiên" để giám chứng rằng rồi Hà Đồ cũng là tấm hình y như trên? Nếu đem sự giải mã truyền thuyết CHỦ QUAN ra mà tranh luận thì chẳng phải anh bảo là không cần căn cứ vào những truyền thuyết đó ư!? Nếu anh muốn hỏi Sapa về quan điểm cội nguồn của Hà Đồ thì ngoài tấm đồ hình in ra vào thời nhà Tống đó và truyền thuyết 100 trứng của Việt Nam - thì Sapa nghĩ rằng chúng ta không có đủ điều kiện để bảo vệ quan điểm của nhau. Như chủ quan mà bày tỏ quan điểm thì 100 trứng có phần tương ưng đối với truyền thuyết của người Việt. Thế nhưng độ số của Hà Đồ là 55 và độ số của Lạc Thư là 45 không cân bằng thì chẳng hay anh có truy tìm ra lý giải tại sao không? Có truyền thuyết nào trong văn minh Lạc Việt nói lên 2 con số này? Rằng như là không thì chỉ là sự gán ghép chủ quan thiếu sự thuyết phục mà thôi. Sapa
-
Chào anh, Thiên Sứ Vì anh đòi hỏi phải có trích dẫn nên bài phản biện sẽ rất dài và Sapa sẽ bắt đầu chủ đề: Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ khiếm khuyết chổ nào? I. Hà Đồ Nói đến Hà Đồ, ta có cái hình như sau: vốn dĩ không có lồng trong cửu cung như sự chế tác của anh vậy: Hãy tạm thời gát lại Ngũ Hành, chúng ta sẽ bàn luận sau mà cứ nhìn vào các con số trong cửu cung để cùng tìm hiểu sự liên quan của nó. Như ta thấy, từ hình Hà Đồ, các chấm tròn trắng (T) hoặc đen (Đ) tượng trưng cho: các con số 1:T,2:Đ,3:T,4:Đ thì nằm ở vòng trong (và) các con số 6:Đ,7:T,8:Đ,9:T thì nằm ở vòng ngoài thì khi chuyển hoán sang cửu cung nhất thiết cũng nên tuân thủ theo lý-nhất-quán đó phải không anh Thiên Sứ? Anh đã không được nhất quán hợp tình hợp lý ở đây ... do vậy, sau này khi anh thiết lập nên Lạc Việt Độn Toán đã bị khiếm khuyết lệch lạc ở ngay điểm căn bản này rồi. Tại sao? Trên cửu cung có 4 chính-cung, 4 phụ-cung thì khi anh đặt để "1:T và 3:T" thuộc (vòng trong) ở một trong [4 chính-cung] thì lý-nhất-quán phải xếp "2:Đ và 4:Đ" thuộc (vòng trong) vào vị trí trong [4 chính-cung] còn lại mới phải. Thế nhưng, anh lại phá vở nguyên lý ấy bằng cách để "2:Đ và 4:Đ" vào một trong [4 phụ-cung]. Nhìn hình Hà Đồ, rõ là "1:T đối diện với 2:Đ" và "3:T đối diện với 4:Đ" nhưng nhìn ở cửu cung Hà Đồ do anh chế tác thì không tương thích. Đồng lý ấy vòng trong - chính cung, vòng ngoài - phụ cung: Trên cửu cung có 4 chính-cung, 4 phụ-cung thì khi anh đặt để "6:Đ và 8:Đ" thuộc (vòng ngoài) ở một trong [4 phụ-cung] thì lý-nhất-quán phải xếp "7:T và 9:T" thuộc (vòng ngoài) vào vị trí trong [4 phụ-cung] còn lại mới phải. Thế nhưng, anh lại phá vở nguyên lý ấy bằng cách để "7:T và 9:T" vào một trong [4 phụ-cung]. Nhìn hình Hà Đồ, rõ là "6:Đ đối diện với 7:T" và "8:Đ đối diện với 9:T" nhưng nhìn ở cửu cung Hà Đồ do anh chế tác thì lại không tương thích. Từ một sự chuyển hoán đơn giản, anh đã có sự sắp xếp khác do một lý do nào đó, nhưng nó không giữ được sự trung thực của vấn đề nên Sapa cho đó là điểm khiếm khuyết thứ (1) nhất trong hệ thống mắc xích của anh. II. Bát Quái "Bát" là "tám" thì dĩ nhiên chúng ta nói đến có 8 Quái (tất cả) như sau: và mỗi một trong 8 Quái căn bản này có 3 tầng: thượng-trung-hạ mà các nhà thuật số còn cho đó là đại diện của Tam Tài: Thiên-Nhân-Địa. Nói về Bát Quái, thì các sách xưa nay đều ghi nhận rằng có 2 loại: Tiên Thiên và Hậu Thiên. Tiên Thiên Bát Quái thì bảo là do Phục Hy chế tác và Hậu Thiên thì do Văn Vương lập ra như sau: Tiên Thiên Bát Quái Phục Hy Hậu Thiên Bát Quái Văn Vương và Thiên Sứ anh cũng thiết lập lên một Hậu Thiên Lạc Việt bằng cách hoán vị Tốn Khôn từ Hậu Thiên BQ Văn Vương như sau: (tuy có phần xoay chuyển lại 180 độ) Tại sao anh lại đặt tên là "Hậu Thiên", phải chăng anh thừa nhận có cái "Tiên Thiên" đối xứng như của Phục Hy? Nếu như không vì sự đối xứng, thì mặc tình Tiên Thiên Bát Quái Phục Hy hay Hậu Thiên Bát Quái Văn Vương có sắp xếp ra sao tùy ý 2 ông ấy - có phải không anh Thiên Sứ? Thế nhưng, anh cực lực cho rằng Hậu Thiên Bát Quái Văn Vương SAI trên tiền đề liên hệ hợp lý với tất cả mọi hiện tượng và vấn đề liên quan theo tiêu chí khoa học hiện đại. Tất nhiên, một trong những tiền đề đó là đối xứng do sự đối xứng của Tiên Thiên Bát Quái Phục Hy là quá rõ ràng. Trong đồ hình Bát quái Hậu thiên không có sự đối xứng Âm dương qua tâm so với Bát quái Tiên thiên. Bát quái Tiên thiên – tiền đề của Bát quái Hậu thiên – đã chứng tỏ tính cân đối là nguyên lý căn bản của kinh Dịch. Vì vậy, đã có những nhà nghiên cứu hoài nghi tính chân xác trong cấu trúc phương vị của đồ hình Hậu thiên và đã tìm cách sắp xếp lại quái vị. (Thiên Sứ) Thiên Sứ anh cũng là một trong những nhà nghiên cứu hoài nghi đó - cho nên, hoán vị Tốn - Khôn đã giải quyết vấn đề đó cho Kiền-Khôn từ Hậu Thiên Bát Quái Văn Vương nhưng Tốn-Cấn, Chấn-Đoài xuyên tâm bất-đối-xứng đã [size3]ÉP[/size] anh phải kết hợp Đoài-Tốn và Cấn-Chấn thành 2 cặp quái bất Dịch đối xứng - có sự đối xứng về tính ký hiệu và Âm Dương đính danh Hậu Thiên Lạc Việt. Tại sao anh lại không đặt tên là "Hậu Thiên Bát Quái Lạc Việt", mà bỏ mất 2 chữ Bát Quái kia? Rõ là anh có thấy sự không-nhất-quán đã xảy ra khi "Bát Quái" có nghĩa là "Tám:8" chứ không phải "Tứ Quái" + 2 "Trùng Quái" thành ra 6 tổ hợp Đơn/Trùng tùm lum mà sự đối xứng khi thì từng Quái 3 hào và lúc thì Trùng Quái 6 hào đối xứng như trên. Nhìn ra, Hậu Thiên Lạc Việt của anh chí ít không-đồng-bộ với Tiên Thiên Phục Hy rồi vậy, trừ khi anh lại dựa trên đồ hình Tiên Thiên nào khác ngoài Phục Hy. Ở tiền đề Tiên Thiên Bát Quái - thì từng Quái một đối xứng về tính ký hiệu và Âm Dương ... mà ở "Hậu Thiên Lạc Việt" anh chế tác lại "bóp chặt lại" (chứ chưa viết là "bóp méo", rồi anh dỗi mắc công) 2 Quái với nhau mới minh họa được sự đối xứng về tính ký hiệu và Âm Dương cơ! Tuy nhiên, rải rác trong những lập luận của anh thì anh cũng đã có xử dụng cái tên: "Bát Quái Hậu Thiên Nguyên Thủy" để phân biệt với "Hậu Thiên Bát Quái Văn Vương" dựa trên cấu trúc đối xứng "điên-đảo-dịch" hệ thống 64 quẻ của Kinh Dịch. (sẽ đi sâu vào chi tiết ở phần III) Chẳng những thế, anh đã dựa trên cơ sở 2 hình tam giác thuận nghịch ở đồ hình trên để lập nên môn "Lạc Việt Độn Toán" phối hợp với Lục Nhâm và Bát Môn mà phân ra Tam Âm (tam giác đều thuộc Âm) - Tam Dương (tam giác đều thuộc Dương) như sau: Đã là tam giác đều cân đối mà một góc đỉnh trong 3 góc lại mất cân đối với tỷ lệ: 3-6-3 (vạch) và nếu như tính theo toán học thì đã mất cân đối rồi. Thứ đến, Bát Môn thì rõ là có 8 Cửa nên anh phải đặt thêm cái tên "Bát Quái Hậu Thiên Nguyên Thủy" nhưng vẫn để cùng chỉ chung một đồ hình là "Hậu Thiên Lạc Việt" mà thôi. Xét xem, có 2 cửa Đoài-Tốn mà chỉ có 1 hiệu ứng XÍCH KHẨU cũng như 2 cửa Cấn-Chấn lại chỉ có 1 hiệu ứng TIỂU CÁT trong khi 4 cửa còn lại mỗi đều có 1 hiệu ứng cá biệt. Do đó, như anh đã viết: Vậy thì, nếu một lý thuyết có tham vọng diễn đạt tính qui luật của mọi hiện tượng trong vũ trụ và có khả năng tiên tri thì nó phải xuất phát từ một nguyên lý thể hiện tính cân đối làm nền tảng để quán xét mọi hiện tượng. mà anh đã đoán không ĐÚNG nhiều lần và tiêu biểu nhất về cái chết của Sadam Hussen hoặc sự đắc cử của Tổng Thống Obama thì hệ thống lý thuyết của anh có nên phải xét lại rồi chăng? bài viết 33 Sapa chỉ ra đây để anh thấy cái không-nhất-quán và cho đó là điểm khiếm khuyết thứ (2) hai trong hệ thống mắc xích của anh. III. Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ Hậu Thiên mà anh chế tác đây phối với Hà Đồ như thế nào? 1. Hà Đồ - thì chuyển tải không nhất quán (vị trí các độ số lẫn lộn) 2. Hậu Thiên - không minh họa được sự đối xứng tương đồng với tiền đề là Tiên Thiên (gượng ghép 4 quái thành 2 cặp Trùng quái tạo nên 6 cực hơn là 8 Quái đối xứng) Thế nhưng anh vẫn cho là: Như vậy, sự thay đổi vị trí Tốn & Khôn đã chứng tỏ tính hợp lý trong việc giải thích tính kết hợp của Đoài & Tốn trong việc tạo ra thuận tự 64 quẻ / 32 cặp quẻ trên thực tế. Chính sự thay đổi này và tiếp theo đó là: Hậu thiên bát quái Lạc Việt kết hợp với Hà đồ là nguyên lý căn bản của thuyết Âm Dương Ngũ hành, trong việc tiếp tục giải thích tất cả mọi trường hợp liên quan một cách hợp lý, hoàn chỉnh và nhất quán, giải thích tính quy luật, tính khách quan và khả năng tiên tri của siêu lý thuyết Âm Dương Ngũ hành, một lý thuyết thống nhất vũ trụ. Đó là những trường hợp thể hiện ở phương pháp ứng dụng trong Thái Ất, Tử Vi, Độn giáp, Tử Bình, … Hay nói một cách khác: Đó chính là cái chìa khóa để mở cánh cửa bí ẩn của văn minh Đông phương. Vậy thì chúng ta tiếp tục phân tích và quán xét nhé, anh Thiên Sứ. Như vậy, sự thay đổi vị trí Tốn & Khôn đã chứng tỏ tính hợp lý trong việc giải thích tính kết hợp của Đoài & Tốn trong việc tạo ra thuận tự 64 quẻ / 32 cặp quẻ trên thực tế. Trong Kinh Dịch, có 64 quẻ mà trong đó được phân tích ra làm 2 nhóm: 8 quẻ thuộc nhóm "bất-dịch" - có nghĩa là lật lên lật xuống thì hình tượng và ý nghĩa không đổi. 28 quẻ thuộc nhóm "điên-đảo-dịch" - có nghĩa là lật lên lật xuống thì hình tượng và ý nghĩa đều thay đổi. (một số quẻ trong nhóm 28 quẻ điên-đảo-dịch) Trong Bát Quái thì các "đơn-quái" là 8 đơn vị căn bản để tạo nên "trùng-quái" như ta thấy ở trong Kinh Dịch và tự thân 8 "đơn-quái" cũng đã phân thành 2 nhóm: "bất-dịch" và "điên-đảo-dịch". Lẽ tất nhiên, khi kết hợp các "đơn-quái" này lại với nhau thì cũng sẽ có hiện tượng "trùng-quái" bao gồm cái kết cấu của 2 nhóm kia. Do đó, sự sắp xếp của 64 quẻ Kinh Dịch dựa trên nguyên tắc như sau: i.) "đơn-quái-A" (kết hợp với) "đơn-quái-B" (tạo nên) "trùng-quái-AB" ii.) Nếu: "trùng-quái-AB" khi lật lên lật xuống không thay đổi hình tượng và ý nghĩa thì đó là thuộc nhóm "bất-dịch" Nên: "trùng-quái-AB" phải (hoán đổi tính ký hiệu Âm Dương) để trở nên "trùng-quái-!A!B" iii.) Nếu: "trùng-quái-AB" khi lật lên lật xuống thay đổi hình tượng và ý nghĩa thì đó là thuộc nhóm "điên-đảo-dịch" Nên: tự thân "trùng-quái-AB" sẽ trở thành một "trùng-quái-AB-nđ" (đn : nghịch đảo) rồi. Đơn giản thế thôi, vì rằng nếu một "trùng-quái" khi nghịch đảo không mang một ý nghĩa mới, một hình tượng mới thì chỉ còn có cách là làm đối-xứng-Âm-Dương để trở quẻ "trùng-quái" mới. Nhưng đối với anh thì vấn đề trở nên phức tạp để đạt mục đích biện minh cho các cặp Đoài-Tốn, Cấn-Chấn như sau: Trên cơ sở này chúng ta xét đến thứ tự 64 quẻ thuộc hệ thống Hậu thiên Bát quái để so sánh sự tương quan hợp lý với phương vị của Hậu thiên Bát quái nguyên thủy. Trước hết chúng ta xếp 64 quẻ thành 32 cặp, mỗi cặp gồm 2 quẻ lẻ chẵn kế tiếp, bắt đầu từ cặp thứ nhất gồm 2 quẻ là: 1 – Thuần Càn và 2 – thuần Khôn;… cho đến hết 64 quẻ. Chúng ta sẽ được bảng sau. Trên cơ sở đồ hình 32 cặp quẻ đã trình bày ở trên, bạn đọc sẽ nhận thấy ngay rằng: mỗi một cặp là một đồ hình đối xứng nhau. Trong đó có 4 cặp đối xứng Âm - Dương và 28 cặp đối xứng nghịch đảo, được cấu tạo bằng 56 quẻ có vị trí chẵn lẻ liên tiếp. Để có được tính đối xứng đó, cấu tạo của 28 cặp đối xứng nghịch đảo có 3 phương thức tạo cặp đối xứng sau đây: Lẽ tất nhiên, anh sẽ phải có 3 phương thức là để giải quyết các trường hợp kết hợp giữa: a) tổ hợp do 2 quái bất-dịch tạo nên :P tổ hợp do 1 quái điên-đảo-dịch thuộc nhóm Cấn-Chấn và 1 quái điên-đảo-dịch thuộc nhóm Đoài-Tốn tạo ra -----> dưới trường hợp này, nếu có tổ hợp do 2 quái điên-đảo-dịch cùng nhóm Cấn-Chấn là: Cấn-Chấn hoặc Chấn-Cấn thì đã nằm ngoài 28 cặp đối xứng nghịch đảo rồi. -----> dưới trường hợp này, nếu có tổ hợp do 2 quái điên-đảo-dịch cùng nhóm Đoài-Tốn là: Đoài-Tốn hoặc Tốn-Đoài thì đã nằm ngoài 28 cặp đối xứng nghịch đảo rồi. c) tổ hợp do 1 quái bất-dịch thuộc bất cứ nhóm Cấn-Chấn hay Đoài-Tốn và 1 quái điên-đảo-dịch tạo lập thì: -----> dưới trường hợp này, nếu do 1 quái điên-đảo-dịch thuộc nhóm Cấn-Chấn thì quẻ đối xứng nghịch đảo sẽ có Cấn hay Chấn thay đổi lẫn nhau để gìn giữ cùng tính chất; chứ không thể dùng Đoài hay Tốn -----> dưới trường hợp này, nếu do 1 quái điên-đảo-dịch thuộc nhóm Đoài-Tốn thì quẻ đối xứng nghịch đảo sẽ có Đoài hay Tốn thay đổi lẫn nhau để gìn giữ cùng tính chất; chứ không thể dùng Cấn hay Chấn Xét ra: Phương thức thứ 1, 2 và 3 đều có thể giải quyết chung cùng một phương thức là: nghịch-đảo chứ rối rắm chi với bao lý lẽ ở trên, phải không anh Thiên Sứ? Nếu như ai có quan tâm những gì anh viết, họ có thể tìm đọc trong "Tìm về cội nguồn Kinh Dịch" do anh xuất bản - nhưng với nguyên tắc đơn giản mà Sapa trình bày ở trên cho thấy cấu trúc 64 quẻ Dịch không có gì phức tạp lôi thôi như anh trình bày cả. Như đã có nói, đối với anh thì vấn đề trở nên phức tạp để đạt mục đích biện minh cho các cặp Đoài-Tốn, Cấn-Chấn là có sự gần-nhau để khi anh hoán vị Tốn-Khôn trong Hậu Thiên Bát Quái Văn Vương có tính thuyết cao hơn. Đây là điểm MẠNH và VỮNG CHẢI nhất trong lập luận hoán vị Tốn-Khôn của anh mà có lẽ Tubinh_giagia cũng chỉ đề cập đến nhưng vẫn chưa có sự phản biện nào. Thế nhưng, những phương thức (1,2,3) anh đề ra chỉ là để giải quyết 28 cặp đối xứng nghịch đảo thì okay mà 2 trong 4 cặp đối xứng Âm - Dương thì các phương thức kia SAI. Do đó, anh đã đề cập lờ mờ đến phương thức giải quyết như sau: Một cặp điên đảo dịch cùng tính chất sẽ tương ứng một “Quái bất dịch”. Điều này được mô tả như sau: CẤN & CHẤN = ĐOÀI & TỐN = CÀN = KHẢM = LY = KHÔN Khi nói đến cùng tính chất thì anh đã kéo sang Ngũ Hành để miêu tả CẤN & CHẤN mang hành Mộc và miêu tả ĐOÀI & TỐN mang hành Kim - chuyện Ngũ Hành tạm gát lại nói sau, như ngay bây giờ để thông qua mà tiếp tục - thì: CẤN & CHẤN - Một cặp điên đảo dịch cùng tính chất sẽ tương ứng một “Quái bất dịch”. Okay! ĐOÀI & TỐN - Một cặp điên đảo dịch cùng tính chất sẽ tương ứng một “Quái bất dịch”. Okay! Nhưng ĐOÀI & TỐN hoặc CẤN & CHẤN là trùng-quái để so sánh với một đơn-quái như: CÀN, KHẢM, LY, KHÔN thể nào chứ? Giúp anh nhé, cho phép CÀN & CÀN thành trùng-quái cũng như KHẢM & KHẢM, LY & LY và KHÔN & KHÔN để tiện so sánh đi nữa thì cũng chỉ có 6 trùng-quái bất-dịch ---> trong khi trong 64 quẻ Kinh Dịch có tới 8 trùng-quái bất-dịch kia mà ...??? Lập luận của anh bị "khuyết ở điểm này ... và Sapa cho đó là điểm khiếm khuyết thứ (2) hai trong hệ thống mắc xích của anh. Như vậy, khi một cặp điên đảo dịch cùng tính chất kết hợp với nhau, chúng sẽ có tính chất của một “Quái bất dịch” trong việc tạo cặp đối xứng. Hay nói một cách khác: khi kết hợp một cặp Điên đảo dịch sẽ chính là một quái bất dịch trong việc tạo ra đối xứng. Điều này được chứng tỏ trong những cặp đối xứng được tạo trong phương thức 2 và 3, chúng ta có: # 4 cặp đối xứng được tạo ra bởi 2 cặp Điên đảo dịch Cấn Chấn & Đoài Tốn (Phương thức 2). # 4 cặp đối xứng được tạo ra bởi cặp Điên đảo dịch Cấn – Chấn kết hợp với 4 Quái bất dịch (Phương thức 3). # 4 cặp đối xứng được tạo ra bởi cặp Điên đảo dịch Đoài – Tốn kết hợp với 4 Quái bất dịch (Phương thưc 3). (Thiên Sứ) Phải chăng anh đã lý luận bất cập ở trên do một khi có cặp điên đảo dịch cùng tính chất kết hợp với nhau, chúng sẽ có tính chất của một “Quái bất dịch” trong việc tạo cặp đối xứng - thì không thể dùng bất cứ 3 phương thức nào anh đã đề ra được cả; anh có thể xem hình minh họa: Còn nếu như anh viết: Hay nói một cách khác: khi kết hợp một cặp Điên đảo dịch sẽ chính là một quái bất dịch trong việc tạo ra đối xứng thì lại càng không thể nào. Khi kết hợp một cặp Điên đảo dịch mà thiếu cụm từ cùng tính chất trong câu viết đó của anh sẽ không thể nào có được sẽ chính là một quái bất dịch, phải không anh, Thiên Sứ!? Trong cấu trúc phương vị Bát quái Hậu thiên, cặp Cấn Chấn có vị trí cạnh nhau, cùng đặc tính Mộc (Âm - Dương Mộc) khi kết hợp tính chất tương đương một Quái bất dịch. Vì vậy, cặp Đoài – Tốn không thể ở vị trí cách nhau như đồ hình Hậu thiên Bát quái mà cổ thư chữ Hán truyền lại – nhưng lại có thể tạo ra cấu trúc đã trình bày – thể hiện ở 32 cặp đối xứng. Khi anh nghịch-đảo những quẻ "điên-đảo-dịch" như CẤN thành CHẤN, TỐN thành ĐOÀI hoặc ngược lại thì đó là điều tất nhiên chứ không nhân đó mà anh vin vào để nói lên sự cạnh nhau cần thiết. Nếu như đó là sự cần thiết thì trong 64 quẻ Kinh Dịch chỉ xảy ra ở trường hợp CẤN & CHẤN cùng ĐOÀI & TỐN minh họa sự cạnh nhau mà thôi; nhưng đó lại dẫn đến một sự không-nhất-quán khác. Đó là, dựa trên tiền đề cấu trúc của Tiên Thiên Bát Quái đối xứng về tính ký hiệu và Âm Dương cơ thì ta có: * "bất-dịch" - Càn, Khôn, Ly, Khảm < đối xứng > * "điên-đảo-dịch" - Đoài, Cấn, Chấn, Tốn <đối xứng> trong khi BÁT QUÁI HẬU THIÊN NGUYÊN THỦY của anh sau khi hoán vị Tốn-Khôn sẽ là: * "bất-dịch" - Càn, Khôn, Ly, Khảm <đối xứng> + [Cấn-Chấn], [Đoài-Tốn] < đối xứng > Có nghĩa là BÁT QUÁI HẬU THIÊN NGUYÊN THỦY chỉ có thể < đối xứng > khi kết hợp [Cấn-Chấn] lại với nhau cùng với tổ hợp [Đoài-Tốn] vị chi toàn là sự liên hệ "bất-dịch-chi lý" - chứ không như tiền đề của Tiên Thiên Bát Quái đối xứng gồm đủ cả "bất-dịch-cùng-điên-đảo-dịch-chi lý." Vì rằng, nếu như BÁT QUÁI HẬU THIÊN NGUYÊN THỦY được nghiên cứu và xét đến dưới góc cạnh: 4 phương 8 hướng thì: Tốn < đối bất xứng> Cấn Chấn < đối bất xứng> Đoài vậy! Còn xét theo BÁT QUÁI ÂU LẠC của tiến sĩ Trần Quang Bình: thì có sự < đối xứng > tất yếu phù hợp với tiền đề Tiên Thiên Bát Quái (cả 8 quái đối xứng hoàn chỉnh; còn của anh Thiên Sứ chỉ được có 4 và 4 quái kia phải chia làm 2 tổ hợp kết hợp mới đối xứng) và ngay cả theo lý luận của anh về cặp Cấn-Chấn, Tốn-Đoài có vị trí cạnh nhau v.v... cũng có sự tương đồng. Chỉ có điều, khi kết hợp [Cấn-Chấn] và [Tốn-Đoài] lại thì không có sự < đối xứng > về tính ký hiệu và Âm Dương như anh CHỦ QUAN đặt để lý luận của mình vào đó thôi! Thế nên, anh đã kết luận một cách CHỦ QUAN: Do đó, sự tương quan hợp lý trong việc tạo ra 32 cặp đối xứng theo đúng thuận tự 64 quẻ Hậu thiên bát quái được bảo chứng bằng Tự quái truyện. Điều này chỉ có thể thực hiện được với cấu trúc tiền đề căn bản của nó là phương vị BÁT QUÁI HẬU THIÊN NGUYÊN THỦY; tức là Quái Tốn phải nằm ở vị trí Âm Kim trên Hà đồ (*) (đổi chỗ cho quái Khôn), để tạo thành một cặp tương ứng một quái bất dịch cùng tính chất Kim (Âm - Dương Kim). Nguyên văn đoạn trên, chỉ cần đổi BÁT QUÁI HẬU THIÊN NGUYÊN THỦY thành BÁT QUÁI HẬU THIÊN ÂU LẠC thì lại là sự kết luận một cách CHỦ QUAN của tiến sĩ Trần Quang Bình. Chẳng lẻ, có nhiều lập luận CHỦ QUAN như thế lại tranh giành sự ưu việt cái nào hơn cái nào à!? Thế nên phần (*) được anh chú thích sau đó là phải dùng đến sự giải mả CHỦ QUAN về truyền thuyết, đồng dao v.v.. cái mà anh cho là không có cũng chẳng quan hệ gì đến cốt lõi của sự chứng minh việc đổi chỗ Tốn Khôn và phối Hà Đồ nằm ở chỗ khác. Cụ thể như sau: cuối năm 2000, đầu 2001 - Tiến sĩ Vũ Quang Hà - trưởng biên tập của Nxb DHQG đặt v/d với tôi: Việc giải mã các truyền thuyết viết trong cuốn sách "Tìm về cội nguồn Kinh Dịch" để giải quyết luận điểm của anh không có cơ sở khoa học. Tôi trả lời - đại ý: Tôi chứng minh việc đổi chỗ Tốn Khôn và Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ không căn cứ vào giải mã truyền thuyết. Nếu các anh không vừa ý thì tôi bỏ những đoạn giải mã đi. Những đoạn giải mã này tôi đưa vào chỉ để cho nó mang tính hấp dẫn và đỡ căng thẳng trong một cuốn sách nghiên cứu khô khan thôi. Phần minh chứng việc đổi chỗ Tốn Khôn và phối Hà Đồ nằm ở chỗ khác. Bởi vậy, nếu có cắt bỏ các đoạn giải mã cũng chẳng ảnh hưởng gì cả. Vì để chỉ ra sự đối xứng hợp lý, phù hợp với lập luận liên quan đến Kinh Dịch không nằm trong sự liên quan đến giải mã truyền thuyết v.v... nên Sapa đưa lên BÁT QUÁI HẬU THIÊN ÂU LẠC để mà so sánh với BÁT QUÁI HẬU THIÊN NGUYÊN THỦY - nhưng không bảo BÁT QUÁI HẬU THIÊN ÂU LẠC phản ánh đúng đắn với sự liên hệ giữa Tiên Thiên Bát Quái Phục Hy và Hậu Thiên Bát Quái Văn Vương. Theo như Sapa đọc kỷ qua những gì anh đã viết trong nhiều cuốn sách và tiểu luận thì 3 tiêu đề sau đây là cốt lõi trong sự minh chứng hoán vị Tốn-Khôn phối Hà Đồ vậy. Như vậy, sự thay đổi vị trí Tốn & Khôn đã chứng tỏ tính hợp lý trong việc giải thích tính kết hợp của Đoài & Tốn trong việc tạo ra thuận tự 64 quẻ / 32 cặp quẻ trên thực tế. Chính sự thay đổi này và tiếp theo đó là: Hậu thiên bát quái Lạc Việt kết hợp với Hà đồ là nguyên lý căn bản của thuyết Âm Dương Ngũ hành, trong việc tiếp tục giải thích tất cả mọi trường hợp liên quan một cách hợp lý, hoàn chỉnh và nhất quán, giải thích tính quy luật, tính khách quan và khả năng tiên tri của siêu lý thuyết Âm Dương Ngũ hành, một lý thuyết thống nhất vũ trụ. Đó là những trường hợp thể hiện ở phương pháp ứng dụng trong Thái Ất, Tử Vi, Độn giáp, Tử Bình, … Hay nói một cách khác: Đó chính là cái chìa khóa để mở cánh cửa bí ẩn của văn minh Đông phương. Sapa đã phản chứng xong tiêu đề thứ nhất về tính lý liên quan đến hệ thống Kinh Dịch rằng anh có sự khiếm khuyết. Kế đến là tiêu đề thứ 2. Chính sự thay đổi này và tiếp theo đó là: Hậu thiên bát quái Lạc Việt kết hợp với Hà đồ là nguyên lý căn bản của thuyết Âm Dương Ngũ hành, trong việc tiếp tục giải thích tất cả mọi trường hợp liên quan một cách hợp lý, hoàn chỉnh và nhất quán, giải thích tính quy luật, tính khách quan và khả năng tiên tri của siêu lý thuyết Âm Dương Ngũ hành, một lý thuyết thống nhất vũ trụ. Đó là những trường hợp thể hiện ở phương pháp ứng dụng trong Thái Ất, Tử Vi, Độn giáp, Tử Bình, … Ở tiêu đề này Hà Đồ được tiêu biểu cho Ngũ Hành giai do 5 nhóm trắng/đen-chẵn/lẽ trên đồ hình. Chuyện này, không có chi là mới lạ nhưng Sapa sẽ chứng minh lập luận Thập Thiên Can dựa trên Hà Đồ của anh nó bất-nhất; có nghĩa là không có sự nhất quán như sau: Khi anh cho 2 quẻ Cấn-Chấn cùng một cặp số từ Hà Đồ là [3-8] mang hành Mộc cùng tính chất thì khi anh qui định [3] là can Bính thuộc HỎA và [8] là can Tân thuộc KIM thì 2 hành HỎA-KIM này có chỗ nào là tương thích đâu! Cũng như, khi anh cho 2 quẻ Đinh-Nhâm cùng một cặp số từ Hà Đồ là [4-9] mang hành Kim cùng tính chất thì khi anh qui định [4] là can Đinh thuộc HỎA và [9] là can Nhâm thuộc THỦY thì 2 hành HỎA-THỦY này có chỗ nào là tương thích đâu! Nếu như dùng số chẵn/lẽ mà định Âm/Dương cho các Can thì [3-8] thuộc Mộc vốn dĩ tương thích sẵn với [Giáp-Ất] hoặc các Can thì [4-9] thuộc Kim vốn dĩ tương thích sẵn với [Tân-Canh] hoàn chỉnh rồi, cớ chi phải quy định [bính-Tân] cho [3-8] hay [Đinh-Nhâm] cho [4-9] phải không? Ngay cả, việc muốn dùng phương thức quy định của anh để chỉ ra Thiên Can Hợp Hóa: Bính hợp Tân hóa THỦY, Đinh hợp Nhâm hóa MỘC thì: cho ta thấy, [bính hợp Tân] hóa MỘC mới hợp lý vì cả Bính và Tân (tuy Thiên Can ngũ-hành khác biệt) nhưng hội hợp với nhau lại hóa thành hành MỘC là hành cùng tính chất cũng như [Đinh hợp Nhâm] hóa KIM mới hợp lý vì cả Đinh và Nhâm (tuy Thiên Can ngũ-hành khác biệt) nhưng hội hợp với nhau lại hóa thành hành KIM là hành cùng tính chất giữa 2 Can đó với nhau. Vì để, lý giải những câu như anh đề ra: a.) Giáp hợp Kỷ phá Ất xung Canh. b.) Mậu hợp Quý phá Giáp khắc Kỷ. sẽ gặp nhiều sự bất nhất trong lý luận trên. (còn tiếp) Sapa
-
Chào anh, Thiên Sứ Anh xem lại dưới đây những gì Sapa phân tích có phải đúng ý anh chưa? 1. Giáo sư Hoàng Phương dùng công thức của ông để xác định tính hợp lý của HTBQ Văn Vương. 2. Anh thì muốn bảo là cho dù hoán vị Tốn-Khôn vẫn không làm mất đi tính lý cân đối trong công thức ấy - nhưng không vì thế anh chấp nhận lý giải theo công thức đó của giáo sư Hoàng Phương ... Theo anh thì đó vẫn không giải quyết được cái lý chính yếu tại sao phải thay đổi vị trí của Tốn-Khôn vì rằng nó sai lệch ... và nhất là anh vốn dĩ không thể tiếp nhận được cái chuyện hợp lý gì từ Hậu Thiên Bát Quái Văn Vương cả. Nếu đúng như vậy, thì Sapa vẫn với Ý ban đầu là tại sao anh lại đem công thức giáo sư Hoàng Phương ra làm gì để rồi phủ quyết nó như thứ vô nghĩa trong khi anh biết đó là SAI (theo anh) rồi còn đề ra sự hoán vị Tốn-Khôn chi nữa! Vì theo Giáo sư Hoàng Phương thì công thức ông dùng để xác định tính hợp lý của HTBQ Văn Vương là như vậy thì việc anh đề cung hoán vị Tốn-Khôn chỉ là thừa. Có thể, sự hoán vị Tốn-Khôn của anh vẫn nằm trong công thức của sự cân đối Âm Dương ấy để phản ảnh một thực tại khác mà thôi. Do đó, anh không thể tuyên bố: Hậu Thiên Bát Quái Văn Vương là SAI và chỉ duy nhất "Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ" ĐÚNG. ĐÚNG - SAI đó chỉ là dựa trên quan điểm cá nhân; cũng như Sapa sẽ chỉ ra cái khiếm khuyết của "Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ" và tính lý bất hợp lý thiếu nhất quán của nó. Sapa không xem thường bất cứ lập luận nào của anh nên định đi vào từng lập luận một để chỉ ra sự khiếm khuyết - nên mới hỏi anh rằng, có cái lập luận nào mà anh coi là VỮNG nhất để đi thẳng vào đề; chứ hầu như toàn bộ lập luận của anh cũng từ CHỦ QUAN mà ra. Đó là vì sau khi anh đã mới tiết lộ điều đó qua sự đối thoại giữa anh và Tiến sĩ Vũ Quang Hà - trưởng biên tập của Nxb DHQG hồi xửa lận! Thế thì, ngoài những việc giải mã một cách chủ quan những di sản văn hóa Việt không có cơ sở bằng chứng khoa học như anh thừa nhận nên Sapa sẽ đi vào chủ đích: "Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ" nhé. Để khỏi loảng trong cùng một bài viết, Sapa sẽ viết một bài riêng cho chủ đích trên. Blog của anh ở đâu? Sapa
-
Chào anh, Thiên Sứ Có lẽ từ từ rồi anh sẽ thấy, từng luận điểm của anh về phương vị Tốn - Khôn (đầu tiên là quyển: Tìm về cội nguồn Kinh Dịch, rồi những tác phẩm khác của anh có liên quan) sẽ được trình bày theo thứ tự. Do đó, anh có thể đã sớm nhận định một cách vội vả về Sapa và không lường trước được những gì Sapa tuần tự trình bày. Gợi ý lần đầu tiên từ anh là đồ hình của giáo sư Hoàng Phương: Với công thức đó của giáo sư Hoàng Phương, "Tốn - Đoài", đã đảo ngược ý nghĩa "trưởng - thiếu" Nữ nhưng lại duy trì "Cấn - Chấn" là "thiếu - trưởng" Nam mà Bát Quái thuyết đã đề ra bấy lâu nay. Cho nên, có một đoạn Sapa đã viết mà còn thiếu như sau: "Tuy nhiên, giáo sư Hoàng Phương sẽ vẫn vấp phải sự bất xứng, mất cân đối khi so lại với Tiên thiên Bát quái Phục Hy - chưa kể lập luận trưởng-thiếu đã không đồng bộ Và khi đó anh lại cho rằng lý giải của giáo sư Hoàng Phương so với giáo sư Lê Văn Sửu thành toàn về mặt cân đối giữa hai phần Âm Dương của quái vị nhưng vẫn chưa thể giải quyết được vị trí sai lệch của Tốn - Khôn như anh đã đề xuất: hoán vị Tốn - Khôn vẫn đảm bảo tính cân đối theo công thức của giáo sư Hoàng Phương đề ra. Hay là Sapa hiểu lầm ý của anh? Nếu như anh cho rằng công thức của giáo sư Hoàng Phương là sai, thì việc hoán vị Tốn - Khôn dựa trên từ một cái sai đó mà tìm ra cái đúng: (hình bên phải) lại được hay sao? Thực chất, anh vốn đã xem Hậu Thiên Bát quái Văn vương là sai dựa trên kiến giải của anh về các cổ thư Trung Hoa có vấn đề rồi anh nương vào văn hóa Việt, đồng dao Việt, truyền thuyết Việt, xoay chiều Nam Bắc của Bát quái, dựa vào các quái điên đảo Dịch và tính minh triết trong dân gian Việt v.v.. để biện minh cho vị trí 2 quái Tốn - Khôn cần phải hoán vị ... Như vậy, thì Sapa sẽ chỉ ra những lập luận chủ quan của anh về các vấn đề trên - loại trừ chuyện: tranh Ngũ Hổ hàng trống, Chòm sao Thiên Cực bắc liên hệ với phả hệ Hùng Vương, chuyện bà Nữ Oa vá trời....để lập ra Hậu Thiên lạc Việt phối Hà Đồ ra. Giai do: ... vì mãi đến bây giờ Sapa mới hay cái thông tin này từ anh. Có nghĩa là những giải mã chủ quan của anh CÓ hay KHÔNG thì cũng chẳng biện minh được gì về việc hoán vị Tốn - Khôn. Như thế thì Sapa khỏi cần phải chỉ ra những khiếm khuyết ở những tiêu đề đó. Theo như anh nói: Phần minh chứng việc đổi chỗ Tốn Khôn và phối Hà Đồ nằm ở chỗ khác. 1. Điên đảo của các quái trong Dịch 2. Tính minh triết trong dân gian Việt 3. Hà Đồ trong văn minh Việt chăng hay còn ở chổ nào khác? Anh có thể chỉ thẳng vào mắc xích nào anh cho là VỮNG nhất để chúng ta đi thẳng vào vấn đề hay là để Sapa chọn một rồi chỉ ra sự khiếm khuyết thì toàn bộ lý thuyết của anh sẽ bị đổ sụp như anh từng xác định qua? Như vậy, những giải mả chủ quan của anh trong văn hóa và minh triết Việt cũng đồng thể ấy, phải không? Sapa
-
Chào anh, Thiên Sứ Mới đây, topic “Truyền hình và hội thảo” còn hiện diện nhưng nay đã mất tiêu nên Sapa không thể trích lại nguyên văn lời anh nói về việc Hội Thảo đã xong anh cũng THỎA MÃN rồi dù có chuyện trục trặc không được đưa lên TV cũng OK; chẳng những thế, anh tự gieo quẻ là Tử - Lưu Niên về sự việc trên có phải không? Do đó, Sapa chỉ có ý rất giản dị mong rằng "anh không đóng chặt cửa TỰ MÃN để có thể tiếp thu nhiều điều hay lạ;" không phải chỉ riêng đối với Sapa mà là đối với bất kỳ ai vì biển học thì mênh mông … Thứ đến, hai chữ TỰ MÃN chỉ có nghĩa là TỰ lấy làm THỎA MÃN về những gì mình đã đạt được (vd: cuộc Hội Thảo đã hoàn tất) chứ Sapa có dùng từ ngữ trịch thượng gì với anh hử? Anh có thể là TỰ PHỤ đấy nhưng Sapa cũng chưa không mang 2 chữ đó ra mà nói kia mà. Phương pháp Sapa sẽ dùng là chỉ ra sự khiếm khuyết trong phương pháp luận của anh mà thôi chứ không cần đến sự nhân danh với Thượng Đế làm gì. Tự phụ mới ngã đau do tự tôn tự đại, chứ tự mãn thì chỉ là sớm thỏa mãn rồi không cầu tiến nữa nên sự học sẽ bị dậm chân tại chổ đó anh Thiên Sứ. Chuyện độc giả của web lyhocdongphuong có mà "tiếp thu nhiều điều hay lạ" từ Sapa hay không thì tùy duyên của họ, nhưng đối với anh thì Sapa rất hy vọng anh rộng mở tiếp thu. Sapa thiết nghĩ, Tubinh_giagia không phải không chỉ ra được những cái khiếm khuyết trong luận cứ của anh mà chỉ là Tubinh_giagia còn trêu dai ghẹo mãi anh nên chưa chịu lý giải cái tương quan giữa Tiên Thiên Bát Quái Phục Hy với Hậu Thiên Bát Quái Văn Vương đó thôi. Nói về trường hợp giáo sư Hoàng Phương ở trên, Sapa đã có xem qua luận cứ của anh và ông ta thì ít nhiều gì ông ta cũng tìm cách lý giải được tính cân đối giữa hai phần Âm Dương của Hậu Thiên Bát Quái Văn Vương – chứ không như giáo sư Lê Văn Sửu, Bùi Văn Nguyên và học giả Nguyễn Hiến Lê hoặc như các vị học giả sau này bình phẩm rằng Hậu Thiên là luộm thuộm, phi lô-gích v.v… Tuy nhiên, giáo sư Hoàng Nói về anh, Thiên Sứ, thì anh chỉ có việc hoán vị Tốn Khôn để hoàn thành chuổi liên quan: Phần ÂM: Khôn (Mẹ) – Ly (trung Nữ) – Tốn (thiếu Nữ) – Đoài (trưởng Nữ) Để đối với Phần DƯƠNG: Kiền (Cha) – Khảm (trung Nam) – Cấn (thiếu Nam) – Chấn (trưởng Nam) Như vậy, ngay cả anh và giáo sư Hoàng Phương đều đồng thuận rằng: Tốn (thiếu Nữ) – Đoài (trưởng Nữ) Cấn (thiếu Nam) – Chấn (trưởng Nam) trong khi trong các môn thuật số Đông phương thì lại ngược lại. Không hỏi bất kỳ ai có sự hiểu biết và thực hành Phong thủy mà chỉ xin hỏi anh Thiên Sứ, trong Phong thủy Lạc Việt cho dương trạch, âm phần thì anh có phải tuân theo nguyên lý trên hay không? Vì để cho có sự xuyên tâm đối xứng đó, anh đã tô đậm và nhấn mạnh: Thế nhưng, ở tiền đề cấu trúc đồ hình Tiên thiên Bát quái thì lại là: Kiền (Cha) – Đoài (trưởng Nữ) - Ly (trung Nữ) – Chấn (trưởng Nam) Để đối với Khôn (Mẹ) – Cấn (thiếu Nam) – Khảm (trung Nam) – Tốn (thiếu Nữ) vốn dĩ có sự xuyên tâm KHÔNG đối xứng đó sao? Trên thực tế Tiên thiên Bát Quái lại là: Đ O * C À * Ấ I * N 0 * 1 1 * 0 1 * 1 Mà ở Hậu thiên Bát Quái do giáo sư Hoàng Phương lý giải và anh đồng thuận với một chút hoán vị Tốn – Khôn mà thôi lại là như sau: Đ * C O * H À * Ấ I * N 0 * 0 1 * 0 1 * 1 Chúng ta đều thấy sự không nhất quán đã xảy ra trong lập luận của anh vậy, anh Thiên Sứ à! Do đó, mong rằng anh xét lại và có lời phản biện để rõ ý anh hơn chăng? Sapa
-
Chào anh, Thiên Sứ Chúc mừng anh với cuộc hội thảo có phần nào thành công. Có lẽ bây giờ chúng ta có thể tiếp tục thảo luận về đề tài này rồi vậy: Như đã có viết với anh: Lẽ tất nhiên, Hậu Thiên Bát Quái Văn Vương đúng trong từng quái vị của nó - trừ phi có ai đó, ví dụ như anh và một số người khác nữa chỉ trích cái sai-trật của nó để mới có tiêu đề để phản biện, phải không anh, Thiên Sứ? Nếu ngoài những lý do anh cho là sai-trật dựa trên tiểu thuyết dã sử, thần thoại truyền thuyết thì Tubinh_giagia đã phản biện - tuy có phần châm biếm, cợt nhã nhưng nếu như loại ra phần trêu ghẹo đó thì - anh cũng không có lập luận vững chắc gì để bảo vệ sự suy diễn cá nhân của anh cũng như từ Tubinh_giagia cả. Cái mà anh vẫn còn cho rằng: Hậu thiên Văn Vương sai. Và chỉ duy nhất "Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ" đúng. Tôi đúng thì cả thế giới này đã sai. chỉ là vì Tubinh_giagia chưa chịu tiết lộ sự liên quan giữa Tiên Thiên Bát Quái Phục Hy với Hậu Thiên Bát Quái Văn Vương đó thôi. Vì rằng, chuyện suy diễn cá nhân như anh, như Trần Quang Bình, Nguyễn Tiến Dũng và thậm chí như Rubi cũng chỉ là mạnh ai nấy diễn bày lý luận của mình mà theo như anh VuiVui đã viết như sau (ở Tuvilyso.net) : Quả là anh hùng có cái nhìn giống nhau, mong rằng anh Thiên Sứ không bắt bẻ câu này. Do đó, khi anh nói: nhưng thực chất anh chưa có một lời phản biện lại với Tubinh_giagia nữa là thì anh bảo rằng anh "đã trả lời trong topic" đó bao giờ. Và anh có nói tiếp: Xem chừng, chưa có một học giả uyên bác nào nhận xét rằng Tubinh_giagia vô lý hoặc cho rằng ông ta lập luận dở quá - ngoài một mình ,Thiên Sứ, anh! Thôi thì, để Sapa hầu chuyện cùng anh và đưa ra nhận xét về Tubinh_giagia vậy nhé. Thật ra thì: Chân Lý không thuộc về ai cả mà nó chỉ có MỘT mà thôi. Nếu như câu này được viết như sau: Thuyết Âm Dương Ngũ hành thuộc về nền triết lý Đông Phương trải gần 5000 năm lịch sử chính là lý thuyết thống nhất vũ trụ. thì con đường anh đi có phần bằng phẳng hơn; nhưng anh đã chọn đi con đường khó khăn thì cũng là NHÂN DUYÊN của anh vậy. Chúc anh đi đến nơi về đến chốn. Anh đã bỏ qua phần CẢM ỨNG, phần liên hệ tương quan của cái DUYÊN giữa người và người với nhau, chứ chẳng ăn nhập gì với Âm Dương Ngũ Hành gì cả; chưa kể thuyết NGHIỆP QUẢ nhà Phật có phần quan hệ nữa kia. Có những người chưa hề biết Âm Dương Ngũ Hành là gì như bà Vanga cũng có thể tiên đoán vô số lần chính xác những biến cố xảy ra kia mà, phải vậy không anh Thiên Sứ? Dựa trên một, hai truyền thuyết thần thoại và tiểu thuyết dã sử hoang đường đó ư, anh Thiên Sứ? Nếu như anh không có lập luận nào khác - thì tuần sau Sapa sẽ phân tích cùng anh sự bất cập của anh là như thế nào. Không tiếp tục phản biện với anh không hẳn là một sự rút lui hay là đồng tình với anh mà đôi khi đó chỉ là: anh có ý kiến của anh, tôi có ý kiến của tôi - nếu như không hổ trợ nhau được gì thì thôi không thảo luận nữa. Anh nghĩ có thể là vậy chăng? Người xưa có câu: "Lành thì không đến, đến thì không lành" - nói vui vậy thôi chứ mong rằng anh không đóng chặt cửa TỰ MÃN để có thể tiếp thu nhiều điều hay lạ. Nói vậy là để anh đừng lo phí thời gian vì Sapa đến với tinh thần: "Người quân tử tranh luận để cầu tìm chân lý. Kẻ tiểu nhân mới tranh luận để giành hơn thua." Sapa
-
Chào bạn, Kadest Phá chữ ĐIỀN: 田 còn lại chữ VƯƠNG: 王 với 2 nét "cổn" || hai bên, nhưng mà rồi thêm vào đúng 5 nét - có nghĩa là 2 nét "cổn" + 3 nét nữa là đúng 5 nét như sau: 皇(hoàng) hoặc 旺(vượng) Viết chính xác thì phải là chữ Bạch (bộ) chứ chữ Nhật (bộ) thì chỉ có 4 nét thôi. Tuy nhiên, vì có gợi ý về nét cổn hai bên nên chữ (vượng) thích hợp hơn. 5 nét đây là: 2 nét "cổn" || + với 3 nét chữ "tam" 三 ráp lại thành chữ "Nhật" 日 . Do đó, theo Sapa suy xét thì anh ta họ Vượng - Kadest hỏi thử xem nha ... Sapa
-
Chào anh, Thiên Sứ Rất dễ dàng bình phẩm rằng: Hậu Thiên Văn Vương là SAI hay ĐÚNG tùy theo cảm tính hoặc lối suy luận của mỗi một cá nhân. Chỉ có một điều: anh Thiên Sứ xác định rằng Hậu Thiên Văn Vương SAI theo lối suy luận của anh vì anh chưa hề biết cái ĐÚNG của nó. Do đó, lời của anh "người ta không thể tìm ra một cái đúng từ một cái sai là VÔ NGHĨA. Nghĩa là, anh đã chưa thấy cái ĐÚNG, cái liên hệ tương quan giữa Tiên Thiên Bát Quái Phục Hy và Hậu Thiên Bát Quái Văn Vương, phỉa không? Sẽ có dịp thảo luận với Rubi về sự hoán vị Cấn Chấn này và chúng ta sẽ thẩm định: -- Nếu Rubi ĐÚNG thì anh, Thiên Sứ, SAI. Theo như Sapa truy tầm về tubinhgiagia thì đã không ít người cám ơn những bài viết của người này: http://www.vietlyso.com/forums/showthread.php?t=11255 Giải Mã: Hậu Thiên Bát Quái VĂN VƯƠNG http://www.vietlyso.com/forums/showthread.php?t=11315 Thắc mắc về TTBQ http://www.vietlyso.com/forums/showthread.php?t=11922 Đại cương "nguyên lý học thuật Đông phương" và không biết Ha Uyen đã "cám ơn" sau đây: http://www.vietlyso.com/forums/showthread....1315&page=3 có phải là anh Hà Uyên ở diễn đàn LHĐP này không? Còn có anh Quangnx, http://www.vietlyso.com/forums/showthread....1315&page=5 cũng không biết có phải là anh Quangnx ở diễn đàn LHĐP này nữa? Như vậy, cho thấy những gì tubinhgiagia viết hay phản biện anh không phải là không có lập luận vững chắc. Anh cũng thấy, đâu ít người cứ phản biện hay phê bình LẤY CÓ bất cứ đề tài nào mà chẳng có ai có ý kiến bình phẩm gì những gì tubinhgiagia đã phản biện với anh cả !? Anh lại không có một dấu hỏi nào ư? Đương nhiên, Sapa sẽ chờ anh lo cho xong buổi Hội Thảo sắp tới. Chúc anh thành công và gặt hái được nhiều điều bổ ích và tốt đẹp. Sapa
-
Chào anh, Thiên Sứ Có khi nào, anh vì thấy Tiên Thiên Bát Quái có sự đối xứng mà Hậu Thiên Bát Quái lại không được đối xứng rồi cho rằng hễ bất cứ ai đồng tình với Hậu Thiên Văn Vương đều là sai lầm cả!? Do đó, sự hoán vị Tốn-Khôn trở nên cần thiết ... chăng? Anh Thiên Sứ có lý do của anh để lập nên một "Hậu Thiên Lạc Việt", đính danh "Lạc Việt" để nhằm chứng minh về một lịch sử văn hiến Việt trải gần 5000 năm thì không nhất thiết phải CHỈ ĐỊNH rằng Hậu Thiên Văn Vương là SAI mới được. Còn nhiều chứng cứ vật thể, phi vật thể khác dùng để nhân danh khoa học về 5000 năm văn hiến của người Việt mà, phải không thưa anh!? Còn việc anh bài bác Hậu Thiên Văn Vương và Sapa đã có tìm thấy trong trang Lý Học Đông Phương này: http://www.lyhocdongphuong.org.vn/diendan/...t=0&start=0 sự tranh luận hay phản biện vẫn chưa có hồi kết ... Tuy nhiên, Sapa nghĩ rằng anh đã lưu trữ sự phản biện trên để tiện tham khảo là có lý do rất quân tử. Vì rằng: "Người quân tử tranh luận để cầu tìm chân lý. Kẻ tiểu nhân tranh luận để giành hơn thua." Cho nên, nếu như anh có ý kiến gì về Hậu Thiên Văn Vương, về sự Đúng/Sai của nó thì hy vọng rằng Sapa có thể cùng anh trao đổi hầu tìm chân lý trong tinh thần học hỏi của người quân tử. Sapa
-
Chào anh, Vuivui Đây: http://www.vietlyso.com/forums/showthread....3334#post123334 Sapa
-
Chào anh, Kyte Anh cũng nói đó mà: âm tiến tam ,dương thoái ngũ - nghĩa là âm thì tiến và dương thì thoái thì anh xem lại những con số lẽ (dương) vừa tiến vừa thoái sau đây có nhất quán không? Giở quyển sách: Tử Vi Đẩu Số Tân Biên của Vân Đằng - Thái Thứ Lang ở phần An Sao cho Tử Vi tinh Hệ có vẽ mấy cái Địa Bàn và các con số cho các Ngũ Hành Cục (2,3,4,5,6) thì dễ nhìn ra cái pattern như anh vừa nói; các độ số Cục (2,3,4,5,6) đều hiện diện ở cung Dần. Tuy nhiên, cách anh ghi nhận lại là các Số LẼ: 1 Th. -3 Tn. -5 Th. -7 Tn. -9 Th. (Th. - Thoái; Tn. - Tiến) Nếu như anh nhìn ở góc cạnh khác thì sẽ thấy có CHẴN có LẼ, lý Dương Nghịch Âm Thuận và sau đó Tử Vi Tinh Hệ (Dương an Nghịch) với Thiên Phủ Tinh Hệ (Âm an Thuận) nhất quán trong phương pháp vậy. Vậy, thấy như thế nào? __ Các CỤC số chẳng qua là những NHÓM Ngày xếp vô một CỤC; ví dụ: Nhị Cục - thì cứ 2 ngày là một Nhóm hay Cục Tam Cục - thì cứ 3 ngày là một Nhóm hay Cục Tứ Cục - thì cứ 4 ngày là một Nhóm hay Cục Ngũ Cục - thì cứ 5 ngày là một Nhóm hay Cục Lục Cục - thì cứ 6 ngày là một Nhóm hay Cục (*) Nếu như, Nhất Cục thì không mang được ý nghĩa Lập Cục vì cứ như mọi ngày, một mình phân phối an trí cho ai ... Mỗi CỤC có cấp số nhân, lần lượt từ cung Dần đi lên như sau: Nhị Cục - (2) Dần, (4) Mão, (6) Thìn, (8) Tỵ v.v... Tam Cục - (3) Dần, (6) Mão, (9) Thìn, (12) Tỵ v.v... Tứ Cục - (4) Dần, (8) Mão, (12) Thìn, (16) Tỵ v.v... Ngũ Cục - (5) Dần, (10) Mão, (15) Thìn, (20) Tỵ v.v... Lục Cục - (6) Dần, (12) Mão, (18) Thìn, (24) Tỵ v.v... Nghĩa là mỗi CỤC cai quản con SỐ ngày của CỤC đó và có nhiều Đội CỤC như thế Trấn Giữ ở các nơi; ngoài ra còn phân phối những ngày trong Đội CỤC đó theo vị trí thông qua công thức: Dương Nghịch, Âm Thuận. Ví dụ: (sinh ngày 25 thuộc Tứ Cục) [16][20][24][28] [12][][][] [08][][][] [04][][][] Đội I Tứ Cục ở Dần lấy 4 làm Đội trưởng thống lãnh (1,2,3) Đội II Tứ Cục ở Mão lấy 8 làm Đội trưởng thống lãnh (5,6,7) Đội III Tứ Cục ở Thìn lấy 12 làm Đội trưởng thống lãnh (9,10,11) Đội IV Tứ Cục ở Tị lấy 16 làm Đội trưởng thống lãnh (13,14,15) Đội V Tứ Cục ở Ngọ lấy 20 làm Đội trưởng thống lãnh (17,18,19) Đội VI Tứ Cục ở Mùi lấy 24 làm Đội trưởng thống lãnh (21,22,23) Đội VII Tứ Cục ở Thân lấy 28 làm Đội trưởng thống lãnh (25,26,27) Do đó, ngày 25 dưới sự quản hạt của Đội VII Tứ Cục lấy 28 làm chuẩn để tính sự SAI BIỆT => |28-25| = 3 . SAI SỐ là 3 (LẼ) Dương nên phân phối NGHỊCH 3 cung từ cung Thân nơi 28 làm chuẩn - nghĩa là ngày 25 an ở cung Tị Nếu là ngày 26 thì sự SAI BIỆT => |28-25| = 2; SAI SỐ là 2 (CHẴN) Âm nên phân phối THUẬN 2 cung từ cung Thân nơi 28 làm chuẩn - nghĩa là ngày 26 an ở cung Tuất Nếu là ngày 27 thì sự SAI BIỆT => |28-27| = 1; SAI SỐ là 1 (LẼ) Dương nên phân phối NGHỊCH 1 cung từ cung Thân nơi 28 làm chuẩn - nghĩa là ngày 27 an ở cung Mùi Đây là anh lý luận kiểu đồng tình với những gì đã được ghi tải: 3,4,5 là Mộc, Kim, Thổ rồi vì tiến thoái biến dịch của ngũ hành kiểu nào mà anh kết luận gọn lẹ: Thủy lấy 2 - Hỏa lấy 6 ?? Nói đến Âm Thổ hay Dương Thổ thì Mộc cũng có Âm Mộc và Dương Mộc vậy, thì anh Kyte lý giải sao thông cho hành Mộc vậy? Anh Kyte nói về GIÓ kiểu này thì các em nhỏ học trong trường được giảng rằng: GIÓ - là không khí di chuyển từ nơi khí Áp Cao về nơi khí Áp Thấp; mà Khí thì lại là tập hợp của các nguyên tử hoặc phân tử v.v... sẽ khó mà lãnh hội đi mất! Anh nói vậy, thì khi cái bếp trong nhà chưa được MỞ lên - khí gì đang ở đó? Khí lạnh phải chăng? Các phòng đều có khí lạnh như thế ... ?? Bếp MỞ lên, không khí ẤM dần và lan tỏa đi đến các phòng khác nên cả nhà ẤM lên hết ... thì lý ra là khí ẤM di chuyển theo kiểu Nóng trưởng Lạnh tiêu, đến khi củi cháy tàn Nóng tiêu Lạnh trưởng chứ không chỉ Khí theo lửa mà tới ... Khí theo nước mà đi đâu. Thiết nghĩ, Tới/Đi chẳng qua đó là lý Tiêu/Trưởng vậy thôi, chứ gì mà Lửa tới, Nước đi v.v... Vụ Đông-Nam phương hướng này đã có lần hỏi anh ở đây mà vẫn chưa thấy anh giải thích gì thêm cho sáng nghĩa: http://www.lyhocdongphuong.org.vn/diendan/...amp;#entry48623 Anh Kyte có thế tiếp tục được không? Anh lý luận: (tuổi Thân ,Tý ,Thìn thuộc Thủy cục an năm sinh ở Tuất là vỉ Tuất là thổ của phương Kim-Thân Dậu Tuất là phương Kim) Tuổi (Thân-Tý-Thìn) thuộc tam hợp Thủy dùng cung Tuất (Thổ) để khởi năm SINH ở phương Tây (Thân-Dậu-Tuất) :: KIM Kim sinh Thủy ư? Tuất THỔ sinh KIM phương - Ngũ Hành phương sinh tam hợp tuổi thuộc THỦY ??? (tuổi Dần ,Ngọ,Tuất thuộc hỏa cục an năm sinh ở Thìn vì Thìn là Thổ của phương Mộc) Tuổi (Dần-Ngọ-Tuất) thuộc tam hợp Hỏa dùng cung Thìn (Thổ) để khởi năm SINH ở phương Đông (Dần-Mão-Thìn) :: MỘC Mộc sinh Hỏa ư? Thìn THỔ sinh MỘC phương được ư - Ngũ Hành phương sinh tam hợp tuổi thuộc HỎA ??? (Hợi Mão Mùi là mộc cục an năm sinh tại Sửu vì Sửu là thổ của phương Thủy) Tuổi (Hợi-Mão-Mùi) thuộc tam hợp Mộc dùng cung Sửu (Thổ) để khởi năm SINH ở phương Bắc (Hợi-Tí-Sửu) :: THỦY Thủy sinh Mộc ư? Sửu THỔ sinh THỦY phương được ư - Ngũ Hành phương sinh tam hợp tuổi thuộc MỘC ??? (Tỵ Dậu Sửu thuộc kim cục an năm sinh ở Mùi vì Mùi là thổ của Hỏa mà nơi đó Thổ được sinh ra) Tuổi (Tỵ-Dậu-Sửu) thuộc tam hợp Kim dùng cung Mùi (Thổ) để khởi năm SINH ở phương Nam (Tỵ-Ngọ-Mùi) :: HỎA Thổ sinh Kim ư? Mùi THỔ sinh Hỏa phương được ư - Ngũ Hành phương Hỏa sin Mùi THỔ sinh tam hợp tuổi thuộc KIM ??? Duyệt lại lý luận trên, lý anh Kyte muốn nói lý nào cho Nhất Quán? Thẩm tra lại thì thấy như sau: - Các tuổi (tam hợp THỦY) Thân, Tí, Thìn: Tam tai tại các năm : Dần, Mão, Thìn (Đông phương MỘC). - Các tuổi (tam hợp HỎA) Dần, Ngọ, Tuất: Tam tai tại các năm : Thân, Dậu Tuất (Tây phương KIM). - Các tuổi (tam hợp MỘC) Hợi, Mão, Mùi: Tam tai tại những năm : Tỵ, Ngọ, Mùi (Nam phương HỎA). - Các tuổi (tam hợp KIM) Tỵ, Dậu, Sửu : Tam tai tại những năm : Hợi, Tý, Sửu (Bắc phương THỦY). Nếu chi tiết hơn: - Các tuổi (tam hợp THỦY) Thân, Tí, Thìn: SINH ở Thân, Dậu Tuất (Tây phương KIM) : TỬ ở Dần, Mão, Thìn (Đông phương MỘC). - Các tuổi (tam hợp HỎA) Dần, Ngọ, Tuất: SINH ở Dần, Mão, Thìn (Đông phương MỘC) : TỬ ở Thân, Dậu Tuất (Tây phương KIM). - Các tuổi (tam hợp MỘC) Hợi, Mão, Mùi: SINH ở Hợi, Tý, Sửu (Bắc phương THỦY) : TỬ ở Tỵ, Ngọ, Mùi (Nam phương HỎA). - Các tuổi (tam hợp KIM) Tỵ, Dậu, Sửu : SINH ở Tỵ, Ngọ, Mùi (Nam phương HỎA) : TỬ ở Hợi, Tý, Sửu (Bắc phương THỦY). thì có sự liên quan nhất quán gì, anh Kyte có thể đi sâu hơn? Sapa
-
Chào anh, Hà Uyên Điều này chẳng có cơ sở gì cả. Nói tới số THÀNH thì là: (6,7,8,9,10) tương ứng với ngũ hành (Thủy,Hỏa,Mộc,Kim,Thổ) thì ví dụ: Thủy khắc Hỏa: 6 + (2 + 7) = 15 Hỏa khắc Kim: 7 + (4 + 9) = 20 Kim khắc Mộc: 9 + (3 + 8) = 20 Mộc khắc Thổ: 8 + (5 + 10) = 23 Thổ khắc Thủy: 10 + (1 + 6) = 17 cho chúng ta nhận thức được gì, ngoài việc có 2 đáp số 20. Thà rằng, cứ như anh Thiên Sứ đặt để Ngũ hành Cục trong Tử Vi theo Hà Đồ: (1,6) Thủy (2,7) Hỏa (3,8) Mộc (4,9) Kim (5,10) Thổ theo số SINH (1,2,3,4,5) nhưng vì số 1 không dùng nên xài 6 cho Thủy cục đỡ nghĩ suy. Chứ khi thì dùng toàn là số THÀNH 7,9,8 tương ứng với Ngũ Hành theo Lạc Thư để trừ 3 (Mộc) nhưng theo Lạc Thư thì - Mộc (lý ra) có trị số Vượng là 4 của Tốn mà, phải không anh Hà Uyên!? Lạc Thư có SỐ tương ưng với Ngũ Hành như sau: (1) Thủy (2,5,8) Thổ (3,4) Mộc (6,7) Kim (9) Hỏa Thế mà anh lại dùng 3 làm Mộc chỉ vì theo sách vở đã định: Mộc 3 cục hay anh có dụng ý khác? Sapa
-
Chào bạn, Đào Hoa Ha ha he he hi hi cái gì ... Những điều Đào Hoa ghi dưới đây có thời gian mà VẼ ra cũng không thông đâu mà hahaha các anh nhé! Nhị tứ cục giống nhau à? Hỏi vậy thôi chứ biết Đào Hoa gỏ lộn ... Lý ra: - Tứ Cục - Lúc nhật thực vào cung Hợi thì phương hướng cầm tay của bắc đẩu của phi tinh nằm trong cung Dần phải không!? Dù vậy, để vẽ "hướng cầm tay của Bắc đẩu thất tinh hay cửu tinh" sẽ có vấn đề. Chưa kể, để lý luận vào chi tiết phần dưới đây cũng sẽ gặp trở ngại: Còn chuyện dưới đây thì lý lẽ nằm trong tay kẻ mạnh! .. thôi thì đợi Đào Hoa rảnh vẽ Sapa xem rồi góp ý sau vậy. Sapa
-
Chào bạn, Phapvan Phapvan nói vậy, không chừng Phongthuysinh có ý kiến ấy! <_< Chuyện tiến dương - thoái âm hay âm tiêu dương trưởng là chuyện hiểu được không khó ở lý học đông phương nên lục quái (càn khôn cấn chấn đoài tốn) đã được dùng tới để miêu tả sự việc này. Nhưng để chứng minh những gì, Phapvan suy luận thì phải được kiểm chứng cái đã, phải không!? Do mặt Trời đứng yên và trái Đất thì xoay quanh chính nó (ngày/đêm) thì với lý luận trên Càn dưới Khôn là trên đỉnh đầu và dưới chân người quan sát thì trong ngày thì giờ NGỌ mặt Trời lên cao nhất chứ như muốn trên đỉnh đầu là phải mùa Hè (Hạ Chí) đứng bóng giữa Trưa trong năm vì trái Đất còn quay quanh mặt Trời tạo nên (4 mùa). Như vậy, lý luận của Phapvan về Ngày 15 Nguyệt tròn đầy nơi Giáp thì Nhật ở nơi Càn là Nhật ở trên đầu e rằng không chuẩn. Sapa
-
Chào bạn, Phongthuysinh Sapa thì có tiến bộ vượt bực - từ chổ không biết thuyết đó tới chổ hiểu ý nghĩa của thuyết đó; thế nhưng, Phongthuysinh thì ngay cả ĐTNB cũng mập mờ không chắc thì làm sao mà điều nghiên Thực Hư của Thuyết Nạp Giáp vào cái thời mà vị trí chính xác của Nhật Nguyệt chưa có thể tính được chứ, PTS? Hãy nên đặt mình vào thời đó, để mà ngầm hiểu và quan sát làm sao mình NHÌN THẤY được mặt Trăng, đó PTS à! Sapa đã nói vòng vo gì, trong khi Sapa muốn khẳng định lại cái quy ước ĐTNB là như thế nào cho Phongthuysinh hiểu đó mà. PTS nên đọc lại để hiểu và Ngụy Bá Dương có lập thuyết nạp giáp cho lò luyện đơn của ông hay cho cái chi khác cũng không ngoài sự QUAN SÁT mặt Trăng vào từng thời điểm trong một tháng và phương vị NHÌN THẤY của nó thế thôi. Cũng như bây giờ, Phongthuysinh có thể nhìn lên trời vào ban đêm, chạng vạng hay gần sáng để NHÌN THẤY mặt Trăng ở phương vị nào và ngày nào trong tháng nó ở đâu v.v... mà không cần phải tính ra vị trí chính xác bằng Thiên văn học tọa độ. Đơn giản, chỉ là thế - nhưng Phongthuysinh lại muốn rắc rối hóa để làm gì? Để đả phá cái thuyết Nạp Giáp hay là để hơn thua trong tranh luận với Sapa vì Sapa nhìn thấy được những điểm hữu lý trong thuyết ấy mà PTS lại mai mỉa? Mỗi câu nằm trong mạch văn và ngữ cảnh khác nhau, Phongthuysinh lại không rành tiếng Việt hay sao? Câu "Hiện tượng ngày và đêm là do trái Đất quay quanh trục của nó" là FACT. Câu "Còn nói về tương tác ở đây chưa cần phải đề cập đến để định vị ĐTNB kia mà" là dựa trên lý lẽ của Phongthuysinh nói rằng Sapa còn thiếu hai chữ tương tác là vì phải bước ra khỏi cửa mới cảm nhận được hai chử tương tác cái gì khi việc định vị ĐTNB là một điều căn bản. Hai câu có hai ý nghĩa riêng biệt thì mâu thuẫn chuyện gì hở Phongthuysinh? Quy ước ĐTNB chỉ có một! Có gì là lạ đâu! Khi quan sát vào ngày 16 tháng âm lịch thì NHÌN THẤY mặt Trăng ở phương vị đó vào lúc nào và suốt đêm đó đến sáng ra sao VÀ sau đó ngày 18 cũng QUAN SÁT thấy sự tương đồng mà "Tham Đồng Khế" đã miêu tả (không dùng đến dụng cụ kinh thiên văn hay tính toán tọa độ - mà chỉ là mắt thịt thôi.) Chẳng lẽ, Phongthuysinh không làm được rồi tự ti mai mỉa ư? :lol: Phongthuysinh muốn tính "Vị trí đó mấy độ" thì bỏ vô Kinh tuyến, Vĩ tuyến và năm tháng ngày vào công thức đâu thiếu gì trên mạng để biết ... cớ sao ráng đi bắt bẻ cái chuyện cỏn con chi hà! Cái đáng nói là đi vào trọng điểm để hiểu về phương pháp Nạp Giáp của Ngụy Bá Dương có căn bản nền tảng khả dĩ đáng tin cậy hay không - như tiêu đề của thread này - mà Phongthuysinh lại focus lại đi bình phẩm vô tội vạ rằng Sapa vòng vo ư!? Chả có cái mụt nhọt nào ở đây cả, vì thuyết của Ngụy Bá Dương là có cơ sở - chỉ có điều sau khi chính bản thân Sapa QUAN SÁT thì đã ghi chú lại khi nào thì những hiện tượng phương vị của mặt Trăng được NHÌN THẤY mà phù hợp với những gì đã ghi tải trong "Tham Đồng Khế" - vậy thôi! Không có gì phải bái phục đâu nếu như Phongthuysinh phân định được đâu là ĐTNB và bỏ công theo dõi một tháng thì cũng sẽ hiểu mà. <_< Phongthuysinh chỉ cần minh chứng những điều này: -Mùng ba, ánh trăng mới ló ở phía Tây, quẻ Chấn một dương mới sinh, nạp Canh, bắt đầu khởi hoả. -Mùng tám, trăng sáng một nữa vầng, là thượng huyền, trăng ở phương Nam, quẻ Đoái hai dương sinh, nạp đinh, thế lửa tăng to lên. -Ngày 15, trăng sáng đầy vầng, trăng nằm ở phương đông, quẻ Càn làm việc, nạp Giáp, lúc này thế lửa cần lớn nhất. -Ngày 18, ánh trăng từ đây bắt đầu khuyết, hiện ở phương Tây, Quẻ Tốn một âm mới sinh, nạp Tân, giảm bớt thế lửa. -Ngày 23, trăng hạ huyền ở phương Nam, quẻ Cấn làm việc, nạp Bính. -Ngày 30, ánh trăng mất, tối ở phương đông, quẻ Khôn làm việc, nạp Ất, lúc này lửa tắt, quan sát tình hình biến hoá của dược vật trong vạc. là có thật, thì là Ngụy Bá Dương quan sát Nguyệt tượng để Nạp giáp là có cơ sở! Mắc gì phải tính đến 0,1 độ sai biệt làm gì cho tốn thời gian vậy? Đương nhiên, Phongthuysinh sẽ có lý do nhưng để chứng thực những gì ghi trong "Tham Đồng Khế" thì không cần tính chính xác vị trí như PTS đã nêu lên. Phongthuysinh không vững tiếng Việt thì có. Rõ là Sapa đã viết: "Hình này chỉ giống như ta thấy dấu vết mặt Trời, mặt Trăng di chuyển Đông sang Tây ... " mà PTS lại dám mở mắt nói sai sự thật ư!? (chú nói là giống sự lên xuống của mặt trời) Chuyện nhỏ như vậy mà PTS lại không minh bạch thì nói gì đến trượng phu với chẳng phải trượng phu v.v... Nếu như PTS thừa nhận tiếng Việt của PTS không rành thì Sapa miễn thứ. Đúng là Phonghthuysinh kém kiến thức về Thiên văn rồi! Ngay cả cái việc common sense cũng không có nốt. Này nhé, thôi thì để cho tất cả ĐỨNG YÊN, (sun, earth, moon) rồi Phongthuysinh tính ra xem có được cái đồ biểu có lên có xuống của mặt Trăng kia không nghen ??? Chuyện nhỏ như là phân định ĐTNB ra sao, nhìn thấy Trăng trên trời thế nào mà Phongthuysinh còn lùng bùng tướng sĩ vậy thì tính ra vị trí của Nhật Nguyệt trong vòng ba tháng thì quá dể chỉ cần đọc vài đoạn thất chính tứ dư của bác Hà Uyên thôi; :D có quá lời không hè, PTS!? Ngày xưa, thời Ngụy Bá Dương "ngưỡng lên nhìn trời, cuối xuống nhìn đất" có cần chính xác vị trí chi mô mà cũng lập nên thuyết để bi chừ Phongthuysinh tính tới tính lui cũng chưa đi đâu xa hơn 6 Quái, 6 Can thì nói gì hở. PTS không biết thì nói là không biết chứ Sapa đâu có ép bắt Phongthuysinh làm quá sức PTS đâu à :P ! Muốn né, muốn tránh thì ok thôi! Sapa còn nhiều điều muốn trao đổi với VinhL, LinhNhi, ĐaoHoa, Phapvan nữa mà ... Sapa
-
Chào bạn, Phongthuysinh Ngâm thì phải nghiền phải ngẫm nên qua lại vầy là để Phongthuysinh có dịp tư duy thêm chút nữa thì mới thông suốt đó mà ... See! Phongthuysinh đã thấy sự thiếu sót rồi đó. Vậy là Phongthuysinh mất căn bản quá đi thôi. Này nhé, bước ra cửa lớn trước nhà Phongthuysinh thẳng đằng trước mặt là ĐTNB? Ban ngày và ban đêm sẽ vì thế mà phương vị đứng trước cửa lớn nhà PTS thay đổi ư? Hiện tượng ngày và đêm là do trái Đất quay quanh trục của nó thì ngài Ngụy Bá Dương quan sát từ nơi chốn ông ta ở có vì vậy mà ĐTNB bên kia trái đất với bên này trái đất bị hoán vị hay không? Cái gì mà là tầm nhìn của một cá nhân ở một khu vực nhỏ nào là phải không bước ra khỏi cửa thì không thấy trời cao đất rộng chứ hở Phongthuysinh. Còn nói về tương tác ở đây chưa cần phải đề cập đến để định vị ĐTNB kia mà. Nói đúng hơn là Quy Ước hơn là gọi đó là Chân Lý ĐTNB; vì ĐTNB là quy ước bởi từ trường và hướng nhìn thấy mặt Trời mọc, mặt Trời lặn thế thôi. Nếu như không đồng thuận thì Phongthuysinh cứ việc phản bác nhé nhưng đừng vì thế mà than là khổ thân. Sau khi tham khảo "Tham Đồng Khế" về ngày 16 hay 18 thì trước đó Sapa đã quan sát cả 2 ngày luôn rồi nên mới bảo là dù cho Nhị Địa Sinh có ghi lộn cũng chẳng sao giai do thời gian quan sát phải là gần sáng sẽ ăn khớp với những gì đã ghi tải trong cổ thư; vậy thôi. Phongthuysinh cũng đừng bảo rằng không biết đâu là hướng Tây đâu là hướng Đông nghen vì sẽ LẠC LỐI đi mất. Sapa có thể khẳng định sự quan sát của Ngụy Bá Vương là đúng dựa trên QUY ƯỚC về ĐTNB về phương vị nhìn thấy Trăng bằng mắt thông qua những ngày tháng trong âm lịch. Chứng thực được vị trí chính xác của nguyệt cầu hay không, không thay đổi những gì ghi chú trong "Tham Đồng Khế" mà Ngụy Bá Dương đã quan sát, nhìn thấy và ghi lại. Chắc chắn, Ngụy Bá Dương không phải chỉ quan sát theo dõi trăng tròn, trăng khuyết chỉ có một tháng mà là nhiều tháng để rồi đi đến kết luận rằng: Cứ hễ đến ngày 3,8,15,18,23,30 mỗi tháng âm lịch đều có hiện tượng biểu trưng với 6 Quái trong Bát Quái (Tham Đồng Khế) thế kia. Phongthuysinh bắt kịp cái ý trên chứ!? Phongthuysinh cứ trình bày về Azimuth và longtitude đi rồi tự thân kiểm chứng xem coi có phải PTS hiểu đúng không đã. Không chừng PTS có cơ lầm lẫn đó; không nói chơi đâu. Phongthuysinh vẫn chưa thật hiểu hết những gì Sapa đã viết trong đoạn văn đó rồi! Dấu vết mặt Trăng trong tấm hình đó có lên có xuống có phải nhìn thấy từ góc cạnh khác (khi cả 2 ĐỊA cầu và NGUYỆT cầu cùng quay) không hả Phongthuysinh? Chắc không phải Phongthuysinh bây giờ mới biết chứ hở? Phongthuysinh đã cảm nhận không đúng rồi, vì PTS có làm dấu (đỏ và xanh) cũng chỉ là VỊ TRÍ của Nguyệt tinh cầu vào những thời điểm khác nhau trong ngày. Như vậy, biểu đồ đó là cho Mặt trăng chứ có phải là cho mặt Trời đâu à ... Có lẽ, PTS can't read between the lines khi Sapa viết: Hình này chỉ giống như ta thấy dấu vết mặt Trời, mặt Trăng di chuyển Đông sang Tây ... là nói chung chung; cũng như hình này là nói về Sun Azimuth/Longtitude instead of Moon Azimuth/Longtitude: Chắc Phongthuysinh hiểu rõ ý Sapa muốn viết rồi phải không? Thực ra, những gì Sapa viết ở trên chỉ có giá trị đối Phongthuysinh khi nào PTS hiểu được vậy thôi. Thì chừng nào có thể thì chúng ta tiếp tục vậy. Sapa
-
Chào bạn, Phapvan Cả tuần qua, cả nhà có người ốm người bị cúm Heo (swine flu) nên khá mỏi mệt mà chưa kịp hồi âm cho bạn. Nay mình cũng khỏe khỏe rồi, chúng ta tiếp tục nhé. Khoa học thực nghiệm cho thấy Mặt Trời thì là nằm ở chính giữa Thái Dương Hệ và trái Đất thì quay xung quanh Mặt Trời và quay quanh chính trục của nó. Nhật mọc phương Giáp thì sáng nào lại không vậy cũng như chiều nào Nhật lại không lặn ở phương Canh vì trái Đất quay quanh trục của nó mà - phải không bạn Phapvan? Tiêu trưởng của âm dương là do sự vận hành của trái Đất biểu hiện qua sự sáng tối, tứ mùa tám tiết thì vị trí định vị dấu * trên trái Đất đó quay từ điểm A (nhìn từ ngoài không gian phía trên cực Bắc) là Bình Minh đến Hoàng Hôn là điểm B tiêu biểu cho phương Đông hoặc Tây nhưng thực chất vị trí dấu * kia không Đông không Tây. Thế nhưng, đường Nguyệt Đạo thì khác, rõ là có mặt Trăng quay xung quanh trái Đất nên các vị trí trong tấm hình dưới đây là vị trí thời gian của Nguyệt Tinh Cầu vào từng thời điểm thượng/hạ tuần, bán nguyệt, rằm, không trăng v.v… Do đó, vị trí của Nguyệt tinh cầu đối với Mặt trời có khi thay đổi nhưng Mặt trời thì không và khi Phapvan ghi là: Ngày 15 Nguyệt tròn đầy nơi Giáp thì Nhật ở nơi Càn thì Nhật ở nơi Càn là ở nơi nào, vị trí nào? Việc chia bầu trời làm 8 phần thứ tự theo Bát Can là lấy ý từ Phapvan rồi Sapa gợi thêm ý 8 giai đoạn từ trăng tròn trăng khuyết đến không trăng v.v… thể theo tiêu đề của phép Nguyệt Thể Nạp Giáp này vậy thôi. Thực tế quan sát và ngay cả ngài Ngụy Bá Dương cũng chỉ có thể thấy và dùng 6 Quái biểu trưng bởi 6 Can và những Quái/Can còn lại là phải SUY LUẬN mới thấu hết. Mà nè, Phapvan lý luận trên Càn dưới Khôn là trên đỉnh đầu và dưới chân người quan sát thì Ngày 15 Nguyệt tròn đầy nơi Giáp thì Nhật ở nơi Càn là Nhật ở trên đầu đấy chăng? Rất mong Sapa sẽ đề cung tài liệu Đây, tài liệu Nguyệt tượng tháng 7 âm lịch vừa qua thông qua trang web này: http://www.solunarforecast.com/solunarmoon.aspx Phapvan sẽ thấy: Nguyệt khuyết nơi Tân là phương nào, Nguyệt khuyết nơi Bính phương nao và Nguyệt lặn nơi Nhâm là chỗ mô??? Phapvan cứ việc chỉ ra rồi chúng ta sẽ thảo luận tiếp! Sapa