Vo Truoc
Hội Viên Ưu Tú-
Số nội dung
787 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
-
Days Won
13
Content Type
Hồ sơ
Forums
Calendar
Everything posted by Vo Truoc
-
Chống tham nhũng chẳng khó gì! Vấn đề là đại đa số những người cầm cân nảy mực bậc dưới và bậc trung không muốn chống vì đó là nguồn sống chủ yếu của họ? Những người cầm cân nẩy mực bậc cao phải thỏa thiệp thì mới có người làm việc và mang lại lợi ích cho mình!!! Những lý tưởng, đạo đức cao đẹp thì họ đã quên lâu rồi! Người muốn chống thì không có đủ lực lượng, cơ chế. Cái cơ chế sản xuất này tất yếu sinh ra tình trạng tham nhũng, cũng như cây nào ta quả ấy thôi! Muốn chống tham nhũng phải có những thay đổi về chất, chứ cải cách sửa chữa vớ vẩn không ăn thua!
-
Dạy sử, đặc biệt là sử VN đang quá bất cập là rõ rồi, nhưng vấn đề là, cải cách lại trong điều kiện trình độ và nhận thức của đội ngũ "cầm cân nảy mực" hiện nay rất "Ở trần đóng khố" còn nguy hiểm hơn!!! Cái cũ lạc hậu nhưng cái mới chưa định hình mà vội vã thay đổi còn tệ hại hơn gấp nhiều lần. Không khéo họ lại dạy cho con cái chúng ta và công bố với thế giới rằng thời Hùng Vương không chỉ "ở trần đóng khố" mà còn "săn bắt, hái lượm", "sống trong hang đá" hay "làm tổ trên cây".... Các cuộc khới nghĩa kháng chiến anh hùng lại thành những cuộc phản loạn cát cứ... nghịch với quá trình tiến bộ ... VN chỉ là đứa con ngỗ ngịch nhân loạn mà tách khỏi nước mẹ TQ ... thì sao? Rồi đám "cộng đồng trong nước và thế giới" hoan hô nhiệt liệt nữa không chừng!!!Thời chưa tới mà hành động thì tất thất bại!!!
-
Khổ quá! Chẳng nhẽ cứ phải để anh Thiên Sứ nói huỵch toẹt ra rằng, không xứng! mất thì giờ! anh ấy không thèm trả lời ư!!! Phải tự hiểu chứ lỵ!
-
Em không khẳng định thông tin trên nhất định là chính xác, mà chỉ muốn đưa ra một thông tin mà thôi. Những kết luận của mỗi người về lịch sử được đưa ra dựa trên những dữ liệu lịch sử được xử lý qua hệ thống phương pháp luận và quan điểm của người đó. Vấn đề là ở chỗ, sự tin cậy của những dữ liệu lịch sử mà chúng ta có được, kể cả về sự kiện cũng như tinh thần của nó, có nhiều bằng chứng cho thấy, thiếu chắc chắn vì nhiều lý do, chủ yếu là lý do chính trị, phi khoa học. Vì thế, khi xử dụng những thông tin lịch sử cần phải phối hợp, đối chiếu, phân tích rất cẩn trọng và kỹ càng trên tinh thần khách quan và khoa học. Cá nhân em thấy có đầy rẫy những dữ lệu lịch sử thiếu tin cậy, thậm chí sai lạc hoàn toàn do những tính toán mờ ám trong cổ sử ta cũng như Tàu. Nếu không cẩn trọng, xử dụng luôn các thông tin đó, chúng ta sẽ đi đến những kết luận sai lầm, đáng tiếc. Cái khó khi nghiên cứu cổ sử là thiếu thông tin, nhưng nhận biết được những thông tin sai lệch đã được "gia công, chế biến" do những âm mưu đen tối còn khó hơn gấp nhiều lần. Muốn làm được điều đó, trước tiên phải nhận thức được tình thế đó, đối mới cách tư duy. Sau đó phải tích lũy rất nhiều những dữ liệu lịch sử khác để đối chiếu, phân tích. Đồng thời phải phối hợp nhiều kiến thức khoa học khác để tìm thấy sự thực ở đâu trong các dữ liệu đó, .... Nói chung là rất mệt!!!
-
Có thông tin sau về Triệu Đà. Không biết đúng sai như thế nào, các bạn tham khảo: TRIỆU ĐÀ (258-137 Tr.CN) có tên thực là Nguyễn Cẩn. Ông có dòng dõi là vua Hùng của Lạc Việt – con của Hùng Dực Công, Cháu của Hùng My Vương (Hùng vương thứ 18). Mẹ mất sớm, dì ghẻ lại gian ác, ông phải sống với ông bà ngoại bị mù loà và được Chử Đồng Tử truyền cho nghề đánh cá để nuôi ông bà ngoại. Một người Bắc tên là Nhâm Hiệu – làm bộ tướng trong nhà Hùng Dực Công - thấy Nguyễn Cẩn tướng mạo khôi ngô, biết có thể lập được nghiệp lớn, bèn cho vàng bạc để gửi Chử Đồng Tử nuôi ông bà ngoại và khuyên Nguyễn Cẩn sang Bắc quốc lập nghiệp, sau này trở về đánh lại Thục Phán An Dương Vương, cứu lại giang sơn Lạc Việt của các Vua Hùng (http://www.hoangsa.net/forum/showthread.php?t=16613&page=2). Những thông tin về Triệu Đà, hay nhiều vấn đề khác nữa, lấy từ sử Tàu có nhiều cái rất tùy tiện, không đáng tin cậy ngay, chỉ nên để tham khảo. Khi xử dụng cần đối chiếu, xem xét nhiều phía.
-
Nếu xây xong, chắc lại trưng bày những "bằng chứng" lịch sử nước ta "mấy ngàn năm" từ "nhà nước sơ khai" của "15 bộ lạc" chuyên "cởi trần đóng khố" được đám tội phạm, du thủ du thực người Hán do Tần Thủy Hoàng và Hán Vũ Đế bắt đi đày, giáo hóa, nên mới được như ngày nay chứ gì !!! Trong cái giai đoạn còn tư duy kiểu "ở trần đóng khố" này thì tốt nhất đừng "giở giói" ra làm gì. Hãy cải tạo cái đầu trước rồi làm gì thì làm !!!
-
Tôi thì không khoái chữ "NHẪN", mà khoái chữ "HỶ XẢ" hơn! Người thực hành chữ "Nhẫn" vẫn đầy "ứng suất" trong mình. Chỉ "Hỷ xả" mới thực là thanh thản.
-
Tôi thật ngạc nhiên về lối tư duy “ chất phác” này của các nhà khoa học nếu đúng là họ tư duy như thế về khối lượng!Theo thuyết ADNH, toàn bộ Vũ trụ này chỉ là một khối trường khí âm dương. Mọi hạt vật chất chỉ là những cấu trúc khác nhau của trường khí âm dương trong không thời gian. Trường khí âm dương thì có Khí âm và Khí dương (Khí). Khí dương có thuộc tính “tịnh” nên cản trở chuyển động, và do đó nó tạo thành khối lượng của vật chất. Như vậy, khối lượng của vật chất là thuộc tínhcủa chính vật chất đó, thể hiện lượng Khí dương chứa trong hạt. Hoàn toàn chẳng phải nó tương tác với cái hạt gì đó thì mới tạo thành khối lượng. Khí âm có thuộc tính “động”, do đó nó là nguyên nhân vận động của mọi dạng vật chất. Vật chất vận động nhanh hay chậm do tương quan của Khí âm Khí dương trong hạt quyết định. Đồng thời, trường khí âm dương của hạt vật chất chịu tương tác của trường khí âm dương lân cận. Do đó, vận động của hạt vật chất trong không gian còn cịu sự tương tác của môi trường. Cứ cái kiểu tư duy “chất phác” một cách “đáng yêu” và “khoa học” như vậy, chắc sau này họ còn “sáng tạo” (“bịa”) và “phát hiện” ra các hạt khác tinh vi hơn như hạt“ đố kỵ”, “vị tha”, “vui vẻ”, “buồn bực”, … tác động lên con người và ra sức chế tạo các máy móc nhằm phát hiện chúng!
-
Để minh chứng mình không nói “long phong” về sự sáng tạo một cách khiên cưỡng dựa trên một nền tảng sai lầm, mà tôi gọi là “bịa”ra một cách khoa học, của một số công trình khoa học, tôi đơn cử một ví dụ. Ai cũng biết, Louis de Broglie, một nhà khoa họcPháp nhận giải Nobel vật lý năm 1929 bởi công thức lưỡng tính sóng hạt. λ = h/p Công thức này thực chất dựa trên dựa trên công việc của Max Planck và Albert Einstein về ánh sáng, được tổng quát hóa trong vật chất nói chung, rằng không chỉ hạt ánh sáng mà rằng bất kỳ di chuyển của hạt hoặc của vật thểt đều có một sóng liên quan vớ bước sóng λ được tínhtheo công thức trên với h là hằng số Plank và p là động lượng. Như vậy Louis de Broglie đã dựa trên các công trình của Max Planck và Albert Einstein về ánh sáng một cách hình thức, không biết được bản chất thật của nó nên đề xuất (“bịa”) công thức thật gọn gàng, đẹp mắt. Mà ngay cả Max Planck và Albert Einstein cũng chẳng nắm được bản chất thật công trình của mình nên cũng vỗ tay. Các thực nghiệm đều chứng tỏ tính đúng đắn của công thức trên, do đó, tất cả đồng loạt ca ngợi Louis de Broglielà thiên tài, có một dự cảm khoa học tuyệt vời và trao giải Nobel vật lý năm1929. Nhưng nếu hiểu bản chất của vấn đề, chứ không chỉ dựa vào tính hợp lý hình thức thì công thức đúng của nó như thế này: λ = h(1+1/γ)/(ζp) Rõ ràng khác khá nhiều so với công thức của Louisde Broglie. Các nhà thực nghiệm cũng không phát hiện được sai lầm vì họ chỉ có thể kiểm chứng công thức khi γ khá lớn, thậm chí người ta cũng không có ý niệm phải thực nghiệm kiểm tra với γ nhỏ hơn thì sẽ thấy sự bất cập của công thức trên. Còn thông số ζ thì cho đến nay, giới khoa học cũng chưa có ý niệm thì nói sao được về kiểm chừng. Họ chỉ hành động như một cái máy. Sau này chắc giới khoa học cười xòa thông cảm cho thời còn bị “hạn chế về mặt nhận thức”. Còn một số công trình khác cũng được “bịa”ra một cách tương tự, có nghĩa là sáng tạo một cách khiên cưỡng dựa trên một nền tảng sai lầm. Thân ái! Vô Trước
-
Đúng ra khi đưa những nhận xét bất thường với nhận thức chung, tôi nên viết rõ thêm những khai triển và lý giải. Nhưng không có thời gian, nên viết hơi muộn, lại bị phản ứng kiểu thành kiến, thiếu xây dựng nên mất hứng thôi, chẳng muốn viết nữa. Thật ra cũng không muốn mất thì giờ vô bổ với VL làm gì vì thấy điều đó thật vô ích. Nhưng để tránh hiểu nhầm với một số bạn có thiện chí, tôi xin viết mấy dòng. Thực chất, tôi rất quan tâm đến những kết quả thực nghiệm của các nhà khoa học, coi đó là những bằng chứng khách quan, cơ sở của các nghiên cứu, nhưng tôi có nhiều điểm không đồng ý với cách xử lý kết quả của họ. Cái tôi nghi ngờ là cái lý thuyết để lý giải của các nhà khoa học chứ không phải là những kết quả thực nghiệm. Không phải như bị VL chụp mũ: “Như Vo Truoc không tin vào thực nghiệm của các nhà Khoa Học nên cho rằng …”. Rồi triển khai: “Với những người như Vo Truoc thì bất kỳ một bằng chứng khoa học nào được tìm ra thì đều không tin và câu cửa miệng của họ là: "họ bịa (nghĩa là KHÔNG CÓ... , BỊP BỢM...) ra một cách "khoa học" mà thôi". Theo những người như Vo Truoc thì nền văn minh ngày nay có được là do những cái đầu "Viện Sĩ" của họ làm lên chắc?...” Những người hay chụp mũ thường là nông cạn, hẹp hòi. … tốt nhất là tránh xa họ ra. Khi tôi đã viết về một chủ đề nào đó trên diễn đàn, bao giờ cũng đã nghiên cứu kỹ và cái viết ra chỉ là một phần rất nhỏ. Theo những nghiên cứu của tôi, nền khoa học đã đạt được nhiều thành quả to lớn trong nhận thức thế giới tư nhiên. Nhưng nền tảng lý thuyết của những thành công ấy lại có rất nhiều (chứ không phải một vài) sai lầm cơ bản, do nhận thức chủ quan, đơn giản . Tuy nhiên, sai số do những sai lầm ấy gây ra vẫn còn đủ nhỏ trong những miền ứng dụng cụ thể nên những thành tựu mà khoa học đạt được vẫn lớn lao, khiến cho người ta cứ tưởng rằng chúng hoàn toàn đúng đắn trong mọi miền xác định. Những sai số ấy cũng tương tự như sai số của cơ học Niuton so với thuyết tương đối vậy. Nhưng khi khoa học càng phát triển, miền ứng dụng của những lý thuyết đó mở rộng ngày càng không giới hạn thì “niềm tin” sai lầm ấy sẽ dần dần gây ra những khó khăn ngày càng lớn. Khi những mâu thuẫn chưa đủ lớn và rõ ràng, người ta có thể nghĩ ra rất nhiều cách lý giải để “cứu vãn”, mà tôi gọi là “bịa ra” để ám chỉ tính khiên cưỡng dựa trên sai lầm. Nhưng cứ mỗi khi họ tưởng “giải quyết” được mâu thuẫn này lại xuất hiện mâu thuẫn khác lớn hơn, khó giải quyết hơn gấp bội. Cứ như vậy, sẽ đến lúc mà không thể giải quyết mâu thuẫn thì cái “lâu đài” khoa học cũ sẽ phải sụp đổ và một “lâu đài” mới sẽ lại mọc ra. Có điều, chắc còn lâu lắm! Nhưng điều đó là chắc chắn và lịch sử khoa học đã có nhiều lần như thế. Để nhân loại đỡ tốn công, phí sức, tinh thần cũng như vật chất, có một lý thuyết có thể hiệu chỉnh thành công những sai lầm đang âm thầm tồn tại của khoa học, ngõ hầu đưa khoa học vào thời kỳ phát triển mới mạnh mẽ hơn, nhân văn hơn. Đó chính là học thuyết âm dương ngũ hành – học thuyết bao trùm Vũ trụ của nền văn hiến Lạc Việt mà anh Thiên Sứ hay nói là “một thời huyền vĩ phía nam sông Dương tử”. Học thuyết ADNH hiệu chỉnh các luận điểm cơ bản của khoa học như thế nào thì có lẽ tôi cần viết ở bài khác, nơi khác dài hơi hơn. Nhưng tôi xin liệt kê một số nền tảng của khoa học hiện tại mà tôi “hiệu chỉnh” là: - Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng. - Hai tiên đề của Einstein. - Các biến đổi Lorent - Nguyên lý không gian đồng tính và đẳng hướng - Bản chất tính sóng, hạt của vật chất - Vụ nổ Big Bang. … Các bạn thấy đấy, nếu tôi đúng thì khoa học còn cái gì? Chắc chỉ còn lại … các kết quả thực nghiệm!!! Do đó, tôi cũng không mong mình đúng lắm, nhân loại đỡ tốn bao công sức. Xưa kia, khi không lý giải được các “mâu thuẫn” gặp phải, người ta “bịa ra” các vị thần. Khi chấp nhận có các vị thần, người ta cho rằng phải có một vị thủ lĩnh. Vì thế Ngọc Hoàng thượng đế ra đời. Vị Thủ lĩnh phải thực hiện vai trò cai quản, điều phối, kết quả cả một Thiên đình được dựng lên. Rồi căn cứ vào vị trí, vai trò các thần, chân dung họ được vẽ ra rất cụ thể và khá … logic, từ quần áo, râu tóc, phép thuật, … Khi Đạo Phật xuất hiện, để dung hòa, giải quyết mâu thuẫn, họ lại tiếp tục dựng lên thế giới Tây Phương cực lạc cũng đầy đủ ban bệ một cách rất … logic…. làm hàng xóm với Thiên đình, có thể thỉnh thoảng giúp đỡ và tham vấn lẫn nhau. Cứ như vậy, cả một thế giới song song được xây dựng và hầu hết … cộng đồng đều công nhận. Khoa học ngày nay cũng có nhiều nét tương đồng! Thân ái! Vô Trước
-
Theo tôi, câu: "Vật chất biến đổi thành năng lượng. năng. Năng lượng biến đổi thành vật chất" là câu nói hình tượng cho "vui tai" thôi, dùng để chỉ sự tương quan trong công thức E = mc2 mà thôi, chứ chúng không thể "biến" thành nhau được! Năng lượng là một đại lượng dùng để đo thuộc tính có thể biến đổi của vật chất thì không thể biến thành vật chất và ngược lại được, mà chỉ có ý nghĩa tương ứng. Cũng như một cái xe ô tô có giá 1 tỷ đồng. Thì khi bán được 1 tỷ đồng không có nghĩa cái xe đó "biến" thành một tỷ đồng bạn đang cầm trên tay. Khi dùng tiền mua được cái xe đó cũng không có nghĩa 1 tỷ đồng đó "biến" thành cái xe để bạn ngồi sau tay lái. Rõ ràng phải thông qua một cơ chế mua bán phức tạp để qui ước tương ứng như thế thôi. Năng lượng và vật chất cũng tương tự như vậy. Khi ta có 1 năng lượng từ một hạt vật chất, ta phải thông qua một cơ chế tương tác, gây nên một sự biến đổi. Sự biến đổi đó có thể là một thay đổi về khối lượng m. Sự biến đổi đó được định lượng là một năng lượng nào đó, ví dụ A. Như vậy, không hẳn có nghĩa m biến thành A mà chỉ có nghĩa là sự thay đổi khối lượng m tạo ra một thay đổi A tương ứng trong quá trình tương tác. Chiều ngược lại cũng tương tự. Còn cái hạt của chúa mà các nhà khoa học đang tìm bằng cách bắn phá vật chất với năng lượng cao ấy thì còn lâu mới tới hạt cơ bản cuối cùng. Họ mà có cái máy mạnh hơn nhiều lần thì còn cho ra những sản phẩm còn "cơ bản" hơn nữa. Giả sử khi tới cái cơ bản "cuối cùng" thì cũng là lúc hạt cơ bản đó, hoặc cả Vũ trụ này "biến mất" tức là trở về Thái cực. Chu kỳ mới lại bắt đầu!!! Những cái hạt này, rồi năng lượng tối, ấm, ảo, .... chỉ là những sản phẩm nối tiếp nhau của cái sai lầm đầu tiên là ... Định luật bảo toàn năng lượng mà thôi! Khi không cịu từ bỏ định luật này trong nghiên cứu những miền ngoài giới hạn của nó, các nhà khoa học gặp phải một lô những mâu thuẫn. Để thoát khỏi những mâu tuẫn đó, họ sáng tạo ra đủ thứ như vật chất tối, hạt của chúa, .... y như ngày xưa người ta sáng tạo ra thần Dớt, Chúa Trời, ... vậy. Chỉ có điều, họ bịa ra một cách "khoa học" mà thôi. Thế là trở thành Thiên tài và nhận giải Noben!
-
Tôi hiểu chứ. Thì tôi cũng trả lời cái ý muốn tìm của RIN86 mà! Cái "khởi nguồn của sự phát triển lành mạnh, thuận theo tự nhiên" đó chính là trạng thái quân bình âm dương.
-
Tôi cho rằng, cái gì cũng vậy, thái quá thì bất cập. Trạng thái lý tưởng nhất là quân bình âm dương.Ở đây, đàn ông, đàn bà, trẻ em, con chó, ... đều là những lực lượng xã hội tương tác với nhau theo những qui luật âm dương. Xã hội đạt được trạng thái tốt nhất là quân bình âm dương khi những lực lượng đó phát huy được cao nhất một cách tự nhiên thuộc tính âm dương của chúng làm cho cuộc sống tinh thần và vật chất trở nên dễ chịu nhất có thể được. Ngược đãi hay quá tôn sùng phụ nữ, trẻ em, con chó hay đàn ông ... đều không tốt. Mỗi lực lượng đều nên được đặt đúng vị trí của chúng và tiêu chuẩn của cái đúng ấy chính là mức độ văn minh, phát triển, nhân đạo, ... của xã hội. Tuy nhiên, do điều kiện lịch sử, mỗi xã hội đều có trạng thái âm dương hiện tại khác nhau, do đó, tương quan âm dương trong trạng thái quân bình cũng không giống nhau và quá trình chuyển biến cũng khác nhau. Vì thế chẳng thể áp dụng một cách máy móc những biện pháp của xã hội này vào xã hội khác mà không nghiên cứu kỹ lưỡng, khôn ngoan, tùy vào hoàn cảnh thực tế nếu không muốn phản tác dụng. Vài lời bàn góp.
-
Phải chăng đây mới là nguồn gốc thực của tên gọi Đạo Đức Kinh (Lão Tử). Chứ cách giải thích truyền thống chữ "Đạo" với nghĩa gốc là con đường tôi thấy khiên cưỡng thế nào ấy, không rõ được bản chất vấn đề. Cám ơn anh Lãn Miên!
-
Đến nay, tôi vẫn rất ấn tượng với bài phân tích chuyện tình Trương Chi Mỵ Nương trong tác phẩm "Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại" của anh Thiên Sứ. Theo tôi, đó là bài phân tích hay nhất về câu truyện này cho tới nay mà tôi được đọc! Cám ơn anh Thiên sứ. Anh Thiên sứ, trong bài đó, đánh giá truyện tình Trương Chi Mỵ Nương là đỉnh kim tự tháp văn học nhân loại về tình yêu đôi lứa. Giáo sư Trần Văn Giàu cũng nói truyện Thánh Gióng là truyện anh hùng thần thoại hay nhất trên thế giới mà ông từng được đọc dù ông rất uyên bác về mảng này trong văn học thần thoại thế giới. Truyện Thạch Sanh theo tôi cũng là một tác phẩm hàng đầu trong nền văn học loài người tự cổ chí kim. Không lẽ những nghệ sỹ có được trí tuệ, sự tinh tế, tao nhã, nội tâm sâu sắc ... đến như thế, làm cho đám "comple, cà vạt" còn phải ngước nhìn mà "ở trần đóng khố" và "ăn hang ở hốc" hay sao ?! Đánh giá "về mức độ văn minh" của những nghệ sỹ sáng tạo nên những tác phẩm bất hủ như thế mà cái đám "cộng đồng" ấy thông thấy ngượng mồm ư! Chẳng cần đầu óc cao siêu cũng thấy Việt tộc 5000 văn hiến là có cơ sở, thậm chí còn xa hơn!
-
Thật tuyệt vời !!! Đây là tin tốt lành nhất mà tôi được biết trong năm 2011! Nhưng tất cả cũng chỉ mới bắt đầu ! Các anh Thiên Sứ, Nhatnguyen52, Văn Nhân, Lãn Miên ... hãy chuẩn bị kỹ lưỡng cho "những trận đánh lớn" sắp tới !
-
ACE thân mến! Theo tôi, đây là diễn đàn học thuật Lý học Phương Đông. Do đó, chúng ta bàn các vấn đề chủ yếu dưới giác độ lý học Phương Đông có đối chiếu, so sánh với các trường phái học thuật khác chứ nếu bàn bạc các vấn đề bằng mọi trường phái học thuật mà ta biết thì chủ đề sẽ vô cùng mung lung không rút ra được nhiều lợi ích, thậm chí còn mất hòa khí vì sở học mỗi người khác nhau nhiều về mức độ và trường phái. Mặt khác, để chủ đề hấp dẫn, hàm lượng tri thức cô đọng, mỗi vần đề chúng ta nên nghiên cứu kỹ lưỡng trước rồi hãy viết ra cho mạch lạc. Không nên coi diễn đàn như một "bản nháp" khi tư duy, vì thế chưa nghiên cứu kỹ, viết một đoạn rồi bỏ lửng vấn đề làm mất hứng người đọc, do mạch tư duy mỗi người khác nhau nhiều. Thân!
-
Tôi chịu bạn rồi!!!Thân mến!
-
Người có tài khác ngưởi thường ở chỗ, họ biết nhìn qua những cái hợp lý để thấy cái không hợp lý. Từ cái không hợp lý đó chỉ ra cái hợp lý. Để làm được điều đó, đầu tiên họ dùng cái "mẫn cảm" cá nhân để thấy những cái còn bị che lấp. Sau đó họ dùng tri thức để làm sáng tỏ nó.
-
Cái gì có sinh ắt có diệt. Linh hồn có sinh ra tất có diệt vong.Mọi tương tác trong Vũ trụ đều là tương tác âm dương. Tương tác âm dương là sự hỗ trợ của trường khí âm dương cho một xu thế nào đó từ trạng thái mầm mống có khả năng trở thành hiện thực. Tương tác âm dương có 2 loại âm và dương: Trực tiếp thuộc dương và cảm ứng thuộc âm. Sự giao tiếp của con người (một cấu trúc của trường khí âm dương) với linh hồn (một cấu trúc trường khí âm dương thứ cấp) cũng chỉ là tương tác âm dương và cũng chỉ có hai loại tương tác đó. Người bình thường không giao tiếp được với linh hồn do những "tư ý" nhiễu loạn, gây nên "ồn ã" không còn nhận ra những tương tác của linh hồn khác tới mình. Người có khả năng thiền định tốt làm cho tâm mình tĩnh lặng, những "nhiễu loạn" do "tư ý" rất nhỏ, có thể thấy được trác động của các linh hồn và do đó có thể giao tiếp được với linh hồn tùy vào công phu thiền định. Những người có khả năng ngoại cảm là do cấu trúc "Thần khí" (trường khí âm dương thứ cấp) của họ có tính đặc biệt nào đó tránh được những nhiễu loạn do "tư ý" cũng có khả năng giao tiếp với linh hồn với mức độ tùy thuộc vào cái cấu trúc đặc biệt ấy. Thân mến.
-
Cái gì đến sẽ đến thôi!Khi những điều kiện chín muồi, tự khắc lao động sẽ kết tinh thành kết quả tương ứng. Hiện nay, trong hầu hết mọi phương diện, điều kiện, thời cơ chưa tới, mà theo tôi còn khá lâu. Vì thế không nên sốt ruột. Chúng ta hãy cứ tự cố gắng bền bỉ nghiên cứu, chuẩn bị nhiều tài liệu, bằng chứng, kiến giải, ... Càng cố gắng, bền bỉ, khôn ngoan, hiệu quả bao nhiêu thì cái ngày ấy càng đến nhanh hơn. Chắc chắn sẽ có ngày ấy!
-
Theo tôi, nếu bạn ở bên này sông, muốn qua bờ bên kia (Đáo bỉ ngạn) thì có nhiều cách: Hoặc là bơi qua, hoặc là đi trên một cây cầu, hoặc đu dây, khinh công, hoặc đi máy bay, thậm chí nhảy qua nếu sông không quá rộng, ... Chứng quả cũng vậy. Đức Phật đã chứng quả, sách ví như "Đáo bỉ ngạn" (Qua bờ bên kia), bằng tu tập công phu và thiền định. Nhưng không phải chỉ có duy nhất một phương pháp này mà đó chỉ là phương pháp Đức Phật đã chỉ dạy chúng sinh, chứ Đức Phật không bao giờ ngụ ý rằng đó là phương pháp duy nhất đúng. Sau này Lục tổ Huệ năng còn có phương pháp "Đốn ngộ" "Trực chỉ chân tâm, kiến tính thành Phật" cơ mà! Do đó, người tu tập chân chính không câu nệ phương thức, cái gì tiện lợi, hiệu quả trong môi trường của mình mà có lợi nhất cho tu tập thì dùng. Nếu không có sáng kiến gì mới thì cứ theo cách của Đức Phật đã chỉ dạy thôi! Không nên định kiến chê bai phương thức khác mà gây trở ngại cho chính mình và người. Nhưng cũng đừng bạ gì cũng theo thành ra "đẽo cày giữa đường". Cái này cũng tùy vào nhân duyên của mỗi người. Lần trước tôi có viết:"Cỏ cây hoa lá không cầu chứng Đạo vì đã đạt Đạo" là diễn đạt không chính xác, mà tôi muốn nói rằng: "Cỏ cây hoa lá không cầu chứng Đạo vì chưa rời xa Đạo nhiều ". Chỉ có con người chúng ta phát triển nhất, hay nói cách khác là cái Khí âm đã lớn mạnh nhiều, lấn át Khí dương (Qui luật tương quan âm/dương luôn tăng) nên nảy sinh tư ý thành bản ngã (vô minh) nên ngày càng xa Đạo chuốc lấy khổ não. Cũng vì thế mới lại nảy sinh mong muốn thoát khổ, chứng Đạo. Thiền định là một phương pháp cổ nhân phát minh để dần dần tiêu diệt tư ý (Vô minh) tiến tới chứng Đạo cho mỗi cá nhân mà thôi. Bản chất của thiền chính là diệt trừ tư ý làm nảy sinh trí huệ giúp con người chứng Đạo. Giả sử rằng có những phương pháp khác có thể tiêu diệt tư ý, làm nảy sinh trí huệ thì cũng tốt cho tu tập đâu kém gì thiền định. Tuy nhiên, tìm ra phương pháp ấy quá khó.
-
Đại Vũ là tổ nhà Hạ. Cống hiến lớn nhất của ông cho dân tộc ông là trị thủy và không có nhân vật nào khác trong sử cổ sử TQ có công trị thủy so sánh được với ông. Truyền thuyết Việt tộc cũng cho thấy, Sơn tinh là người có cống hiến lớn lao nhất cho Việt tộc là trị thủy trong toàn bộ cổ sử Việt. Hiện “có quan điểm cho rằng nó (Việt tộc) là hậu đại của Hạ Vũ v.v” (Vương Chấn Ninh – Trung Quốc). Nếu quan điểm này đúng thì hầu như chắc chắn rằng, Sơn tinh và Hạ Vũ chỉ là một người được chép bởi hai dòng sử khác nhau. Nếu quan điểm này sai, thì chưa chắc đã phải. So sánh nhiều tình tiết khác liên quan thì khả năng quan điểm này đúng rất cao.
-
Xưa nay người ta chiết tự chữ Hán (Nho) chứ chưa từng nghe chiết tự chữ Việt hay tiếng Việt. Nay mới thấy rải rác những ví dụ và chiết tự chữ Việt thật là rất minh triết, sâu sắc. Có lẽ đây là một chủ đề rất mới, một hướng nghiên cứu thú vị. Nếu có thể, anh Lãn Miên mở một Topic về chiết tự chữ Việt thì hay quá.Cám ơn anh!
-
NA và Dare à! Các bạn đã trao đổi với nhau tới từng ấy dòng rồi mà không thể thống nhất với nhau thì tốt nhất là Stop đi, mất thời gian làm gì? Qua từng ấy dòng mọi người tạm hiểu các bạn rồi. Trên diễn đàn, trao đổi học hỏi nhau, thông cảm nhau mà thêm được gì vào kiến thức cũa mình thì tốt. Nếu không thì chẳng nên tốn công tốn thời gian vô bổ với nhau làm gì. Dầu sao thì Trái đất vẫn quay kia mà!