Lãn Miên

Tổ Chức

2 bài viết trong chủ đề này

Tổ chức

Do giải thích của “số đông” nên người ta mặc nhiên coi từ “tổ chức” là một “từ Hán- Việt”. Thực ra đây là một từ Việt hoàn toàn, đã được nâng nghĩa thành khái niệm trừu tượng, từ một khái niệm cụ thể là động tác rất cụ thể của người thợ dệt thủ công, đó là từ ghép “nối dệt”, cũng giống như vô vàn các từ trừu tượng khác trong tiếng Việt mà xưa nay vẫn được coi là “từ Hán - Việt”.

Nhìn vào cái NÔI khái niệm tạo ra ngôn từ Việt, ta thấy rõ khái niệm “sự tập hợp” bắt đầu từ một cái rất cụ thể là cái Ổ. Cái nôi khái niệm “sự tập hợp” là Ổ=Ở=Ư =Áo=Ôm=Ươm=Ương=Yếm=U=Vu=Về=Vô=Tổ=Tệp=Xếp=Xấp=Tấp=Tập=Tóm=Gom=Gập=Go

=Gút=Nút=Nối=Mối=Gối=Gồm=Gươm=Cườm=Kiêm=Ken=Kèm=Kiếm.Trong đó Go=Gút=Nút=Nối=Mối đều là những từ chỉ sự tập hợp các sợi tơ bằng các cách nối, bện khác nhau, như vải “chéo go” là do một kiểu dệt thành thứ vải sợi to bền; Tệp là tập hợp của nhiều tờ giấy xếp lại với nhau; Cườm là tập hợp các hạt trang sức có dùi lỗ xâu lại thành chuỗi; Vô chai là tập hợp chất lỏng vào trong chai qua cái họng chai. Công nghệ rèn kiếm thời Việt Vương Câu Tiễn là nung đỏ một Gom hợp kim (không phải đơn thuần chỉ có một nguyên tố sắt Fe), dùng búa đập kéo dài ra rồi Gập lại nung tiếp, nung, gập, đập rất nhiều lần thành ra Gươm, nên nó rất dẻo, không gãy, mài bén mà chém không mẻ. Động tác dệt vải dùng chữ Tổ 組 nghĩa là Nối sợi. Sự tập hợp trong cùng một huyết thống thì dùng chữ Tổ 祖 (nghĩa đen theo biểu ý của chữ là cái Áo衤To且, cũng có từ lướt To Ổ=Tổ. Nhiều người cùng huyết thống ở cùng một nhà thì Tổ ấy thành một Hộ. Nhiều Hộ cùng huyết thống thì Tổ ấy thành một Họ. Nơi tập trung quần cư nhiều Hộ thì là Đông Hộ=Đô, hình thành nên đô thị. Đông họ cùng quần cư bên dòng nước để canh tác nông nghiệp thì gọi là họ chung, Họ Chung=Hùng, hoặc gọi là Họ Hùng (Hán thư viết là Hữu Hùng thị). Nơi có chung họ tức rất đông người quần cư thì ChungHọ=Chõ=Chỗ=Chợ=Chạ=Chỉ=Thị=Thôn=Chốn=Trộn=Trấn. Giao Chỉ là một địa chỉ, nằm ở giữa, tức ở Ô của chữ NÔI. Ô=Ổ=Ao=Âu, cái Âu cũng như cái Ao, cũng như cái Nồi (từ NÔI mà ra) là để đựng Nước. Âu Lạc là cái Âu đựng Lắm Nác, tức nơi chứa tất cả các Nước Bách Việt, nghĩa là nó là cái gốc của Bách Việt, có câu thơ cổ “Muôn thuở vững Âu Vàng”, bản thân chữ Âu Lạc đã nói lên là vùng lúa nước, bởi Ao Ló=Ao Lúa=Âu Lạc. Ươm=Ương cũng là Ổ tức phải làm một cái Hố ở đất để đặt hạt giống xuống cho nó mọc mầm. Trung Ương là một từ hoàn toàn Việt, nó là từ đã nâng ý, do một từ rất cụ thể, chỉ một vị trí cụ thể với một cái vật cụ thể, đó là từ Trong Yếm, Trong Yếm tức là Ổ Giữa là chỗ bộ ngực của con người, nơi có trái tim. Từ Trong Yếm đến Trung Ương là từ cụ thể đến trừu tượng hóa khái niệm mà thôi.

Chữ Tổ là động tác Nối của người thợ dệt. Còn một động tác nữa là dệt. Dệt=Dập=Dày=Dầy=Dật=Dực=Chức, (Dày là theo chiều mặt, từ đối Dày/Dãn; Dầy là theo chiều sâu tức độ hậu, từ đối Dầy/Dẹt). Khi dệt thủ công, người thợ đưa sợi ngang rồi thì dập một cái, cứ vậy dần dần cho vuông vải ken đầy lên, Dật=Dực chữ nho đều có nghĩa là Đầy, đầy là một “sự tập hợp”. Khi dệt thủ công nếu người thợ chủ ý ken thưa sợi thì gọi là dệt Mạn (tản mạn) thì sản phẩm thành Màn (để làm Mùng), nếu dệt Mau thì sản phẩm thành Màu=Giàu=Dày=Dải (Vải, “Vải vấn tròn Quay”= “Váy”), đã Dệt thì nó ra sản phẩm là Dải, chứ không phải là người ta nói “ngọng”, Vải phát âm Nam Bộ là “vzải”, (ca dao “Thân em như dải lụa Đào, phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”. Đào nghĩa là dân Hồng Bàng, màu Đào là màu Đỏ của dân Mặt Trời, hình mặt trời trên trống đồng, thành ngữ: “Giọt máu Đào hơn ao nước lã” nói lên dân nước Văn Lang rất quí con người và cố kết cộng đồng). Câu hát “Đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm, rượu hồng Đào chưa nhấm đã say” của Phan Huỳnh Điểu). Phường Dệt, chữ nho viết là Phảng 紡 Chức 織. Dệt có nghĩa là làm đầy vuông vải bằng cách tập hợp có thứ tự các sợi dọc ngang. Cho nên Chức 織 cũng chỉ có nghĩa là đầy, từ này được nâng ý và viết bằng một chữ Chức 職 khác để nói chức vụ, Chức 職 ấy cũng chỉ có nghĩa là đầy: đầy quyền lực, đầy trách nhiệm, đầy lương bổng và đầy nghĩa vụ. Chữ Chức nghĩa là đầy ấy cũng là chữ Túc trong từ ghép Sung Túc, cũng là chữ Tức (trong tiếng Khơ Me nghĩa là Nước), nó được nâng nghĩa lên thành chữ Đức, để nói ý đầy đủ hoàn thiện về tinh thần. Nối và Dệt, tức Tổ 組 và Chức 織, sau ghép lại nâng nghĩa lên là “sự tập hợp có mục đích”, là Tổ Chức 組 織, nó được gọi là “từ Hán-Việt” nhưng ông Tổ của nó là từ Việt. Mọi từ ghép mang nghĩa trừu tượng, mà người ta thường gọi là “từ Hán-Việt” đều là có gốc Việt do những từ chỉ vật cụ thể, động tác cụ thể, được nâng nghĩa lên. Nếu là những từ do được ghép về sau thì cách ghép mang ngữ pháp Hán, là do người Hán đã soạn lại. VÍ dụ từ Cự Đầu 巨 頭 trong Hán ngữ là một sự đảo cách ghép của từ Đầu Cự của Việt, Đầu Cự=Đầu Cồ=Đầu To, vì Đầu Cự có gốc là từ Gạo Cội của người Việt: Hãy phân tích từ chữ Ổ (chữ ở giữa của NÔI). Ổ=Áo=Ốc (Áo, Ốc đều là cái nhà ở). Cái tập hợp mà chui ra trước tiên của cơ thể (dù là của Người,của Động vật hay của Cây) là cái Đầu, tiếng Việt cổ gọi là Trước Ốc, là một từ ghép, vì nó ra Trước tiên và nó là cái Ốc, là nhà ở của tập hợp các bộ phận bên trong nó.(Trước/Sau là từ đối nói về thời gian, còn Tiền/Hậu là từ đối nói về vị trí; “trước sau bất nhất” khác nghĩa với “tiền hậu bất nhất”, nói “đến trước” chứ không ai nói là “đến tiền”, nói “mặt tiền nhà” chứ không nói “mặt trước nhà”; còn những người “từ Hán-Việt” thì cho là Trước/Sau đồng nghĩa với Tiền/Hậu và Tiền/Hậu là “từ Hán-Việt). Trước Ốc=Trốc, tập hợp bên trong Trốc là Óc (vì bị bóc mất cái tơi ngoài là “tr” và cả cái mũ đội của chữ “ô”, nên mới nhìn thấy được là Óc), tập hợp bên ngoài Trốc là Tóc (“Tơi ngoài Trốc”= “Tóc”). Cái đầu tiên của Cây là Gốc. Gốc là do từ cái Ruột của hạt cây, là cái đầu tiên trước khi cây nảy mầm là mọc ra cái Rễ. Ruột=Rễ=Rộc=Gốc=Gộc=Cộc=Cùi=Cội=Căn 根. Rễ cây vươn dài và to dần ngầm dưới đất giống như những dòng nước xoi trên bãi bùn bồi để chảy ra biển, dòng xoi nhỏ gọi là con Rộc, dòng xoi lớn gọi là con Rạch (Lạch). Ở cây thì Rễ (cái Căn 根) chắt tinh đất để nuôi cái Ngọn (cái Bổn本), rễ ngầm dưới đất vươn ra rộng đến đâu thì ngọn trên trời tỏa rộng ra đến đấy. Ngọn=Ngộn=Bổn ( “đầy có ngọn” cũng nói là “đầy ngồn ngộn”). Cội Ngọn hay Căn Bổn là từ ghép nói lên tập hợp hoàn chỉnh của một cái cây, nâng ý lên thành từ Căn Bổn 根 本 nghĩa là hoàn chỉnh. (“Vấn đề đã được giải quyết một cách căn bổn” tức là vấn đề đã được giải quyết xong trọn vẹn từ gốc đến ngọn, giải quyết hoàn chỉnh rồi, từ A đến Z rồi). Từ ghép “Tư Bổn”, gọi là từ Việt-Hán cũng được, nghĩa là Vốn đầu Tư. Ngọn cây chắt tinh trời để nuôi gốc. Ngọn=Ngộn=Bổn=Vốn, ngọn là cái vốn của cây, vì không có ngọn thì cây không tiếp thụ oxy được, gốc sẽ thúi. Người xưa viết “Dĩ nhân vi Bổn 以 人 为 本” là “Dựa người là Vốn” tức coi con người là cái Vốn, vốn ấy là sức lực, tài sản đang có, trí tuệ tự do tư duy của người đó. Ngày nay thì có khẩu hiệu là “Lấy dân làm Gốc”,chứ không phải là “Dĩ nhân vi Bổn以 人 为 本”, tức dân không được coi là cái Vốn, mà chỉ được coi là cái Gốc tức cái đòn kê, chỉ việc căm cụi bòn đất nuôi ngọn. Ruột của hạt lúa gọi là Gạo, tức cái Đầu tiên để nẩy mầm ra cây lúa (hạt lúa lép không có Gạo thì không nảy mầm được). Bởi vậy Gạo=Đạo=Đầu, là cái đầu tiên làm mầm cây lúa. Gạo của hạt lúa là cái di thực nên cây lúa, nên câu “Có thực mới vực được đạo” là bắt nguồn từ đây. Ở quả dừa thì Gáo dừa là cái Áo tức cái nhà ở của Gạo dừa bên trong nó, Gạo dừa tức Cơm dừa hay Cùi dừa. Cùi=Cồi=Cội=Cồ=Cự=Cộc=Gốc=Gạo=Đạo=Đầu, đều là cái đầu tiên làm nên mầm cây. Cội và Gạo đồng nghĩa nhau nên từ đôi Gạo Cội là nhấn mạnh ý Đầu, là dẫn đầu, là tiên phong, như “tài tử gạo cội trong làng biểu diến”, “tay đua gạo cội trong làng thể thao”. Hán ngữ mượn từ Gạo Cội=Đầu Cồ của Việt và soạn lại, theo ngữ pháp Hán ngược với ngữ pháp Việt, thành từ Cự Đầu 巨 頭.

Đầu sóng, đầu nghĩa là tiên, sóng nghĩa là lãng. Chữ “đầu” có trước, chữ “tiên” có sau, do vậy có từ đôi “đầu tiên” để nhấn mạnh ý đi đầu, (đi đầu=đưa đầu=đương đầu)

Tức Nước nghĩa là quá đầy nước (giọt nước tràn ly). Tức Nước là một từ đôi do ghép hai từ đồng nghĩa nhau mà thành, để nhấn mạnh ý là nước đã quá đầy. “Tức” cũng có nghĩa là “nước” (“tức” là tiếng Khơ Me và tiếng Việt cổ. Té=Túc=Tức=Đức=Đắc=Đác=Nác=Nước=Nam=Nặm=Nậm=Đậm=Đen=Phèn=Phẩm=Thâm=Thủy. Đậm, Đen, Phèn, Phẩm, Thâm , nói chung là màu “đen” theo Ngũ Hành của Nước, cho nên mới nói hành Thủy có màu Đen, Đen=Hoẻn=Hắc. Lễ hội Té Nước hay Tế Nước là lễ hội của dân Nam), chữ “tức” có trước, chữ “nước” có sau, do vậy có từ đôi “tức nước”. Chữ “tức” từ xưa đã được nâng nghĩa thành chữ “túc” và chữ “đức”, đều cùng có nghĩa là “đầy” (Thấy Đầy=Thầy; thành ngữ: “Thương nhau như đọi nước đầy”; Phật dạy: “Tri túc, tâm thường lạc”- hiểu đầy đủ thì lòng luôn vui ). Đầy cũng có nghĩa là Đầu. Cái đầu của nước chính là cái mặt nước (mực nước, mực nước=mực thước, như cái “li vô” để đo cân bằng). Khuôn phép như là cái ly, ( khuôn phép quốc tế cũng như là cái ly), nếu đầy quá khuôn phép thì nước sẽ tràn ly nghĩa là “mất mặt” Nước, bản thân người thêm giọt vào cho nó tràn cũng mất mặt, bản thân nước (cũng có nghĩa nữa là dân) cũng mất mặt. Bởi vậy cả hai phải giữ sao cho mực nước đầy, vì đầy là sung túc, là hạnh phúc, mà không được đầy quá để tràn vì làm “tức Nước”. Thương nhau như đọi nước đầy. Tối đèn, tắt lửa đêm ngày có nhau.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ruột của hạt lúa gọi là Gạo, tức cái Đầu tiên để nẩy mầm ra cây lúa (hạt lúa lép không có Gạo thì không nảy mầm được). Bởi vậy Gạo=Đạo=Đầu, là cái đầu tiên làm mầm cây lúa. Gạo của hạt lúa là cái di thực nên cây lúa, nên câu “Có thực mới vực được đạo” là bắt nguồn từ đây. Ở quả dừa thì Gáo dừa là cái Áo tức cái nhà ở của Gạo dừa bên trong nó, Gạo dừa tức Cơm dừa hay Cùi dừa. Cùi=Cồi=Cội=Cồ=Cự=Cộc=Gốc=Gạo=Đạo=Đầu, đều là cái đầu tiên làm nên mầm cây. Cội và Gạo đồng nghĩa nhau nên từ đôi Gạo Cội là nhấn mạnh ý Đầu, là dẫn đầu, là tiên phong, như “tài tử gạo cội trong làng biểu diến”, “tay đua gạo cội trong làng thể thao”. Hán ngữ mượn từ Gạo Cội=Đầu Cồ của Việt và soạn lại, theo ngữ pháp Hán ngược với ngữ pháp Việt, thành từ Cự Đầu 巨 頭.

Đầu sóng, đầu nghĩa là tiên, sóng nghĩa là lãng. Chữ “đầu” có trước, chữ “tiên” có sau, do vậy có từ đôi “đầu tiên” để nhấn mạnh ý đi đầu, (đi đầu=đưa đầu=đương đầu)

Tức Nước nghĩa là quá đầy nước (giọt nước tràn ly). Tức Nước là một từ đôi do ghép hai từ đồng nghĩa nhau mà thành, để nhấn mạnh ý là nước đã quá đầy. “Tức” cũng có nghĩa là “nước” (“tức” là tiếng Khơ Me và tiếng Việt cổ. Té=Túc=Tức=Đức=Đắc=Đác=Nác=Nước=Nam=Nặm=Nậm=Đậm=Đen=Phèn=Phẩm=Thâm=Thủy.

Phải chăng đây mới là nguồn gốc thực của tên gọi Đạo Đức Kinh (Lão Tử). Chứ cách giải thích truyền thống chữ "Đạo" với nghĩa gốc là con đường tôi thấy khiên cưỡng thế nào ấy, không rõ được bản chất vấn đề.

Cám ơn anh Lãn Miên!

Share this post


Link to post
Share on other sites