Vo Truoc

Hội Viên Ưu Tú
  • Số nội dung

    787
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

  • Days Won

    13

Everything posted by Vo Truoc

  1. Anh chị em trên diễn đàn thân mến! Trong học thuyết ADNH, các Thiên can được nạp Ngũ hành như sau: Giáp, Ất thuộc Mộc Bính, Đinh thuộc Hỏa Mậu, Kỷ thuộc Thổ Canh, Tân thuộc Kim Nhâm, Quí thuộc Thủy Theo thuyết ADNH, vạn sự khởi từ yếu tố dương nhất (Bát quái khởi từ Càn, Địa chi khởi từ Tý), đáng lẽ là Nhâm - dương Thủy, tại sao lại từ Giáp - dương Mộc. Mong anh chị em lý giải dùm. Cám ơn!
  2. Xin chào Batin! Cứ tưởng topic này đã kết thúc, lại có bạn bàn thêm. Trước hết, tôi rất thống nhất với Batin ở điểm, Đạo Phật không là tôn giáo, cũng chẳng là học thuyết hay triết học theo nghĩa được xã hội hiện nay công nhận. Có điều vẫn phải đề cập đến trong trao đổi nên danh xưng có nhiều chỗ bất cập. Có lẽ chính xác hơn thì gọi Đạo Phật là ... Đạo Phật! Điều này thì tôi đã quan niệm từ rất lâu, do đó, không có chuyện tôi bàn tới Đạo Phật với quan niệm đó là một học thuyết. Nhận thức về hạn chế của Đạo Phật trong diệt khổ thì chẳng phải tôi là người đầu tiên, từ hàng ngàn năm nay đã có người nói đến. Phương pháp mà tôi đề cập cũng chẳng phải tôi là người thứ nhất phát minh ra . Các cụ nhà ta nói rất lâu rồi qua nhiều ca dao, tục ngữ. Nhưng vì cái uy danh quá lớn, cái Từ bi quá lớn của Đạo Phật nên những cái đó còn bị che lấp, chưa có hiệu quả cao. Chỉ vì tôi học cái tinh thần vô trước của chính Đạo Phật nên mới mạnh dạn tổng kết thành lý thuyết cho dễ phổ biến. Batin xem lại, chưa bao giờ tôi nói Đạo Phật không hiệu quả, tôi chỉ nói kém hiệu quả hay hạn chế về mặt hiệu quả. Hai cái này khác nhau rất xa. Tôi rất tán đồng với Batin ở đoạn này: Tuy nhiên, tôi đã khái quát hóa những phương pháp tản mạn đó thành lý thuyết để có thể thực hành một cách hiệu quả, tự giác hơn. Đây chỉ là suy luận logic của cá nhân tôi và nó còn rất xa vời do học thuyết ADNH đã bị thất truyền. Việc phục hồi hoàn toàn nó còn quá ư xa xôi. Tuy nhiên, logic là như vậy.Thân mến!
  3. Anh Vuivui thân mến! Hoàn toàn thống nhất với anh về phương pháp trao đổi. Qua đó, tôi cảm nhận được và đánh giá cao tính xây dựng và kinh nghiệm, hiểu biết của anh. Như anh viết: Tôi quan niệm rằng, tiếp cái Có ấy là tất cả. nhưng không hẳn là cái gì. Điều ấy cũng bao hàm ý cái Có ấy có tính vật chất theo cách hiểu thông thường hay của khoa học hoặc theo bất cứ cách quan niệm nào khác. Nhưng đồng thời cũng bao hàm mọi cái khác, có thể không phải là vật chất, hay mọi thứ kể cả những cái mà cho đến nay ta cũng không có tý khái niệm nào về chúng (nhưng chúng vẫn tồn tại). Tóm lại là mọi cái có thể tồn tại. Vì thế, tôi không nói cụ thể cái Có ấy có tính vật chất để tránh hiểu nhầm rằng chỉ có vật chất hay hầu hết là vật chất.. Vậy tại sao tất cả mọi thứ đều có ấy lại có thể cùng có trong Đạo, (y như một nồi lẩu thập cẩm vĩ đại) mà Đạo lại đồng nhất, không phân biệt. Đó là vì chúng chỉ có, hay chỉ tồn tại dưới dạnh mầm mống chưa phát lộ mà thôi. Khi nào Âm, Dương xuất hiện thì tùy theo Âm, Dương đó chúng mới hiển lộ thành thực tế như thế nào hay vẫn chỉ dưới dạng mầm mống. Đó cũng chỉ là một cách diễn đạt trong nhiều cách. Hoặc tôi có thể diễn đạt là Đạo là cái hột giống vĩ đại có thể nảy mầm và phát triển thành bất cứ cái gì tùy vào tình trạng âm dương, mà âm dương cũng từ Đạo mà ra. Do Đạo bao trùm như vậy nên mô tả nó có vô vàn cách diễn đạt. Để phục vụ cho mục tiêu của mình, tôi chọn lấy 4 đặc tính như đã mô tả ở bài trước (thực chất chỉ có 3 thôi, đặc tính thứ 2 là hệ quả của thứ nhất). Những hệ quả tiếp theo, muốn khảo sát ta phải đưa ra được những định nghĩa cụ thể cho từng vấn đề mới có thể có kết luận khả dĩ chặt chẽ được (ví dụ như năng lượng, vật chất, khởi nguyên, vũ trụ, …) Tóm lại, chúng ta đã thống nhất Đạo là Có, nó tồn tại, thường hằng, bản thể của vạn vật, vạn sự (Vạn tượng). Một vài mô tả hạn chế của ngôn ngữ cho ta một định hướng. Chúng ta nên tiếp tục khảo sát vấn đề và khái niệm Đạo sẽ ngày càng sáng tỏ hơn trong quá trình khảo sát đó. Chẳng nên mất nhiều thời gian vào vấn đề này. Bây giờ ta trao đổi tiếp về những quan điểm trong bài. Tôi không nói cứng nhắc rằng Lão Tử nói về Đạo chỉ khai thác phần nhân sinh quan, không nói về vũ trụ quan. Rõ ràng trong cách viết tôi dùng những từ mang tính tương đối: Cả Lão Tử, Trang Tử, Phật Tổ … đều bàn về Vũ trụ quan, nhưng mục tiêu nhắm tới là nhân sinh quan chứ không phải Vũ trụ quan, chính, phụ khác nhau. Do đó, cách diễn đạt, khai thác, nhấm mạnh chỗ này, sơ lược chỗ kia rõ ràng không giống nhau. Nhưng nhân sinh quan cũng lấy Vũ trụ quan làm cơ sở nên các vị đương nhiên phải bàn tới Vũ trụ quan. Sở dĩ tôi bàn về Đạo cũng do nhận thức Vũ trụ quan qua cách diễn đạt của các vị. Do đó, cách nhìn của tôi không phiến diện trong trường hợp này mà là có phân biệt một cách thực tế. Vuivui viết: Tôi cho rằng, nếu đã coi Đạo vô thủy vô chung, chưa cần dùng đặc tính nó là bản thể của vạn vật thì cũng đủ thấy nó phải là cái có trước, trước tất cả những cái có khởi nguyên. Huống chi nó lại là bản thể của vạn vật. Vấn đề ở đây là định nhĩa về cái dùng để so sánh với Đạo, ví dụ như Vũ trụ. Cái Vũ trụ mà Đạo sinh ra là cái Vũ trụ được định nghĩa như là vật chất chúng ta vẫn thấy, có vận động tương tác âm dương, có các hành tinh, thiên hà, các hạt cơ bản, … thì Đạo là cái khởi nguyên của Vũ trụ. Còn nếu coi Vũ trụ như mọi thứ tồn tại thì bản thể của nó là Đạo rồi, đâu có khởi nguyên nào nữa. Về “Bất khả Tư nghị” thì tôi đồng ý với Vuivui là do bản chất vượt ra ngoài nhị nguyên của Đạo mà ra. Nhưng tôi cho rằng không phải như Vuivui viết: Nói như thế có nghĩa là ngôn ngữ vẫn có thể diễn tả đúng được Đạo (tải Đạo), chỉ có điều không tải hết được thôi. Tôi thì cho rằng, ngôn ngữ không thể diễn tả đúng được Đạo, cái nó tải chỉ cái gần đúng với Đạo mà thôi. Kinh nghiệm bản thân tôi cho thấy, khi nói về Đạo, càng nói càng thấy có cái gì đấy chưa thật là như thế, chưa đúng như ý mình muốn nói, nói ít sai ít, nói nhiều sai nhiều, càng nói, càng sai … Thật là bất lực! Tôi lưu ý rằng, nghiên cứu sự vật cần quán xét đồng thời cả 3 mặt Thể, Tướng, Dụng chứ không chỉ một mặt Thể là Đạo. Sở dĩ tôi không bàn sâu về Đạo trong phần viết về Đạo mà dùng câu “bất khả tư nghị” để dừng ở đấy là vì đó là khái niệm sơ cấp ban đầu của bài viết, chưa đủ những dữ liệu thứ cấp để minh họa, hơn nữa dễ lan man đi ra ngoài chủ đề tiếp theo. Tôi dự kiến khi đã khảo sát tương đối sâu về học thuyết ADNH, đặc biệt khi bàn đến vật chất, vật lý sẽ quay lại vấn đề này, như vậy dễ dàng hơn. Đây mới chỉ là đề cương, có nghĩa là bộ xương, như tên gọi tôi đã xác định ngay từ đầu chuyên mục. Muốn thêm thắt thịt da cho hoàn chỉnh còn cần rất nhiều tâm sức. Từ từ tôi sẽ hoàn thiện dần. Kế hoạch của tôi là khoảng 10 năm. Có lẽ vì thế nhiều cái chưa rốt ráo nên anh Vuivui không thỏa mãn chăng. Thân mến
  4. Bac Trannhanhthu nhập nhằng rồi. Chuyên mục này của bác. Bác lập ra và mời thì tôi mới tham gia. Tôi vẫn đang có ý đợi nghe ý kiến của bác, còn ý kiến của tôi thì tôi đã phát biểu rồi. Thế mà thôi rồi sao.Không sao, mất hứng thì không nên miễn cưỡng!
  5. Trannhanhthu tân mến! Vì bạn đưa ra chủ đề với 3 câu hỏi thảo luận thì tôi thảo luận 3 câu hỏi của bạn vậy thôi, chứ có đao to búa lớn gì đâu. Còn cái vụ viết tắt ADNH thì tôi đã xin lỗi rồi mà, nó cũng vặt vãnh thôi, có gì quan trọng đâu. Còn nếu bạn hỏi tiên đề để tôi nghiên cứu ADNH là gì thì trong chuyên mục, tôi đã trình bày cả. Đó chính là những luận điểm về khái niệm "Đạo" đấy. Xuất phát cơ bản không chứng minh là từ đấy, tức là tiên đề. Những cái khác đều suy ra từ đấy. Tôi nghiên cứuu ADNH không chỉ phần Triết học của nó mà tôi muốn nghiên cứu bất cứ cái gì liên quan đến nó, nhưng thời gian và sức người có hạn, nên cứ thuận theo tự nhiên, thuận theo tình thế và hoàn cảnh thôi. Đúng sai thế nào thì tôi cũng đã đưa ra quan điểm của mình để trao đổi trong chuyên mục này. Có thể tư duy của tôi không đồng pha với của bạn nên thấy mệt mỏi. Bạn là người lập chủ đề cũng nên đưa ra lập luận của mình chứ. Mấy hôm nay tôi đang có ý chờ nghe những phân tích của bạn theo chủ đề này để học hỏi. Thân mến!
  6. Anh Vuivui thân mến! Khi post bài trả lời anh ở trên tôi vội nên không kịp xem lại những gì mình đã viết trong tiểu luận mà chỉ lý giải cách diễn đạt bản chất các khái niệm. Thực ra, trong tiểu luận tôi không ký ký hiệu dương hình tròn và âm hình vuông mà ký hiệu Đạo hình tròn và Vạn tượng mới là hình vuông. Cách ký hiệu ấy mới đúng như tôi mong muốn diễn đạt. Còn bản chất thì như tôi phân tích ở trên. Ở đây, dương được ký hiệu nét liền còn âm được ký hiệu nét đứt (xem hình vẽ) http://img513.imageshack.us/img513/8608/h1is6.jpg Cách ký hiệu khí dương hình tròn và khí âm hình vuông là cách ký hiệu của người xưa, không phài cách ký hiệu của bài viết. Thậm chí, bài viết chưa đề cập đến khái niệm khí ở phần này. Khái niệm dòng khí, trường khí tôi đề cập sau nhưng hoàn toàn khác với cách mọi người vẫn hiểu. Thân mến!
  7. Anh Vuivui thân mến! Rất vui mừng và cám ơn Vuivui vì những câu hỏi đặt ra, đặc biệt là cách tiếp cận chính danh trước. Có thống nhất cách hiểu những khái niệm sơ cấp có tính tiên đề thì mới hy vọng bàn những vấn đề thứ cấp một cách hiệu quả được. Bạn là người đầu tiên đặt vấn đề phản biện một cách nghiêm túc, xây dựng với chuyên mục này, tạo cho tôi cơ hội có thể trình bày được rõ hơn các luận điểm của mình. Một lần nữa cám ơn bạn! Đầu tiên bạn đặt vấn đề về khái niệm Đạo mà tôi trình bày. Thực ra bàn đến khái niệm này thật là khó diễn đạt. Chính Lão Tử cũng nói: “Tri giả bất ngôn, ngôn giả bất tri” mà. Nhưng nếu không diễn đạt (ngôn) thì không có cách trình bày quan điểm của mình mà tôi không đủ bản lĩnh “bất ngôn chi giáo”, do đó, tôi cũng “gượng” mà diễn đạt, có lẽ chỉ gần đúng thao quan niệm của tôi mà thôi. Khi diễn đạt khái niệm Đạo, mỗi người căn cứ vào mục tiêu của mình mà bàn đến những khía cạnh phục vụ cho mục tiêu ấy. Lão Tử diễn đạt về Đạo để bàn về nhân sinh quan là chính, cón tôi nhằm tới thế giới quan, vũ trụ quan là chính, do đó, tôi chỉ bàn đến những khía cạnh phục vụ cho những khai triển tiếp theo về Vũ trụ quan mà thôi. Vì vậy, có sự khác biệt cơ bản trong cách diễn đạt khái niệm Đạo của tôi và Lão Tử. Tất nhiên, tuy khác nhưng không được mâu thuẫn. Để khai triển những luận điểm tiếp theo, tôi chỉ bàn đến những đặc tính sau của Đạo: 1- Vô thủy vô chung: nghĩa là vốn có, không có khởi nhuyên, không có kết thúc. Như vậy, Đạo phải là cái có trước, trước tất cả những cái có khởi nguyên. Cái này phù hợp với qua điểm nhà Phật nhưng có lẽ không được các nhà khoa học đồng ý vì họ coi Bigbang là khởi nguyên của Vũ trụ. Trời đất - nhị nguyên là cái có sau, nên nói, Đạo có trước trời đất. 2- Bất khả tư nghị vì Đạo là nguồn gốc của mọi tồn tại, có trước các khái niệm nhị nguyên. Ngôn ngữ xuất hiện do nhu cầu trao đổi những khái niệm nhị nguyên, do đó, có sau nhị nguyên, nên không thể diển đạt đầy đủ được một tồn tại có trước cả nguồn gốc của nó (nhị nguyên) là Đạo. Tôi khai thác đặc điểm này là muốn nói với các bạn, diễn đạt về Đạo của tôi chỉ gần đúng, các bạn cần cảm nhiều hơn diễn đạt của tôi. 3- Không phân biệt để đưa đến tính “chí tịnh” và “thông biến” của Đạo. “Thông biến” ở đây được hiểu là không bị cản trở. Mọi sự liên quan, phụ thuộc, ảnh hưởng đến nhau ngay lập tức ở mọi qui mô (tôi không nói tới cách niểu khác về “thông biến”. Cái này tôi sẽ vận dụng sau khi bàn đến vật lý và vật chất). 4- Hàm chứa và bao trùm tất cả. Luận điểm này được khai thác nhiều ở những khai triển tiếp theo. Những đặc điểm khác tôi không bàn đến vì không phục vụ cho những vấn đề tiếp theo chứ không phải là không có. Trên đây là tôi lý giải rõ hơn cách tôi trình bày về Đạo. Với cách trình bày này, theo quan điềm bài viết, Đạo vẫn có, hay vẫn là một tồn tại thực tế. Nhưng tôi hoàn toàn không quan niệm Đạo là Vật chất hay một dạng nào đó của vất chất theo cách hiểu vật chất thông thường cũng như của toàn bộ nền khoa học ngày nay. Rõ ràng trong khái niệm này tôi không đưa ra một câu nào có hàm ý vật chất của Đạo. Do đó, khi Vuivui viết: Thì tôi cho rằng cách hiểu của tôi về Đạo hoàn toàn khác với cách hiểu của Vuivui. Với tôi, Đạo tồn tại nhưng không là vật chất. Vật chất chỉ là một trong vô số cách biểu lộ của Đạo trong quá trình tương tác âm dương mà thôi. Để Vuivui rõ hơn về cách quan niệm của tôi về Đạo, về vật chất, bạn có thể tham khảo trao đổi của tôi về vấn đề này với anh Thiên Sứ trong chuyên mục: Phải chăng linh hồn và thế giới tâm linh cũng là vật chất Trong bài viết, tôi không đề cập khái niệm Đức vì Đức không có vai trò nào trong các khai triển tiếp theo của tôi, vì tôi bàn vể Vũ trụ quan chứ không bàn vể nhân sinh quan như Lão Tử (ý này tôi đã đề cập ở phần trên). Khi tôi dùng chữ “gượng” thì nên hiểu là không hoàn toàn chính xác, chỉ diễn đạt gần đúng, gợi cho người đọc tiệm cận đến thực chất mà thôi. Tôi xin “gượng” diễn đạt lại thực chất dương trong bài viết là như thế này: Khi âm động xuất hiện thì, phần còn lại của Đạo gọi là dương để phân biệt với âm và với cái Đạo lúc ban đầu, trước đó. Lúc đó dương cũng không còn là Đạo nữa, nó đã thay đổi do sự xuất hiện của âm. Đồng thời, ngay cả Đạo cũng biến mất hay nói chính xác hơn là Đạo bị ẩn đi, bị che lấp đi. Chỉ khi nào cả âm và dương không còn tồn tại nữa thì Đạo lại hiển lộ (tôi biết, cái này chắc sẽ là tiền đề cho nhiều chất vấn khác). Cả 4 đặc điểm của Đạo mà tôi đưa ra ở trên không cỏn nguyên vẹn cho dương nữa: Rõ ràng nó có nguồn gốc từ Đạo nên không vô thủy vô chung, không còn bất khả tư nghị. Nó tuy tịnh nhưng không còn chí tịnh. Nó không còn trùm chứa và bao hàm tất cả. Nhưng nó xuất phát từ Đạo và có nhiều đặc điểm gần với Đạo hơn cả nên “gượng” (lại “gượng”!) mà biểu diễn nó giống như biểu diễn cho Đạo là hình tròn mà thôi. Cái hình tròn Đạo và hình tròn dương không giống nhau. Hình tròn Đạo có thể đứng một mình còn hình tròn dương phải luôn đi kèm với hình vuông âm. Thực ra, cái biểu tượng thì không thành vấn đề lắm, Tôi có thể biểu tượng nó bằng bất cứ hình gì theo kiểu của tôi. Để thuận tiện tôi dùng lại của cổ nhân các hình tròn và vuông. Cái cốt yếu là hiểu rõ bản chất để không lẫn lộn dương với Đạo là được. Cách diễn giải như trên, rõ ràng không hề có mâu thuẫn gì với cách hiểu của bạn về lưỡng nghi với những đặc điểm: - Đi thành cặp. - Đạo có trước lưỡng nghi, là nguồn gốc của vạn tượng (có trước trời đất). Có thể cách diễn đạt của tôi trong bài viết chưa trọn vẹn, (vì đây là cái rất khó diễn đạt bằng ngôn từ, người xưa luôn né tránh khi phải diễn đạt những khái niệm sơ cấp này) tôi sẽ cố gắng hơn. Tôi cũng nói bài viết của tôi đang quá nghiên cứu, những bài phản biện cho tôi nhiều bổ ích để hoàn thiện dần, để không còn những hiểu lầm. Vuivui viết: Tôi đang chờ logic đúng của Vuivui bản chất của cái này. Rất cám ơn Vuivui!
  8. Cám ơn anh Thiên Sứ nhắc nhở. Chỉ cần nghe cách đặt vấn đề em cũng biết Vuivui không phải nhân vật tầm thường và rất hân hạnh được trao đổi cùng anh ấy. Thực sự em rất cám ơn những người chỉ cho em thấy cái sai trong học thuật của mình. Nhưng, cũng như anh, em cần phải thấy sự thuyết phục và xây dựng. Chúc anh Thiên Sứ du lịch vui vẻ và thành công!
  9. Thân chào anh Vuivui! Hóa ra anh là thành viên cũ của các diễn đàn lý học. Tôi cũng mới tham gia diễn đàn thôi. Tôi không phải Caytrevn bên Tuvilyso và cũng chưa bao giờ được đọc các bài viết của tác giả này vì không có thời gian. Có lẽ qua thông tin này của bạn tôi sẽ tìm đọc sau vậy. Trên lời đầu bài viết, tô đã nói là trước 2006 tôi không quan tâm nhiều đến học thuyết ADNh. Sau khi đọc một số tác phẩm của anh Thiên Sứ, cảm hứng mới nổi lên và bắt tay vào nghiên cứu. Sau khi hoàn thành bài viết như các bạn thấy, tôi đến nhờ anh Thiên Sứ cho ý kiến và anh giới thiệu tôi pót bài ở đây. Khi đã đưa lên đây thì đương nhiên tôi mong muốn học tập từ những ý kiến của tất cả các bạn khi có tính xây dựng, học thuật và tôn trọng lẫn nhau. Như tôi đã viết, chắc bạn cũng nhận ra là tôi nghiên cứu ADNH chưa lâu, nên bài viết chắc chắn có còn nhiều điều chưa thấu đáo. Tôi cũng vẫn đang tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện dần, mở rộng lên. Mục tiêu của tôi là làm sao phục hồi được học thuyết kỳ vĩ này của tổ tiên cho xứng đáng với vị trí của nó. Rõ ràng mục tiêu này vượt quá sức tôi nhiều lần, và tôi nghĩ vượt quá sức tư duy của bất cứ ai. Do đó, những bài viết của tôi chỉ là những đóng góp nhỏ nhoi bước đầu. Như vậy, tôi mong các bạn không chỉ phản biện mà chung tay góp sức cùng nhau đóng góp trí tuệ phục hồi học thuyết này. Thắng hay thua trong phản biện các bạn và tôi cũng chẳng được hay mất gì. Cái được ở đây là học thuyết ADNH của tổ tiên náy càng được phục hồi. Tuy nhiên, thỉnh thoảng trên diễn đàn nào cũng có những tay phá đám. Khi xét không có lợi ích gì cho ai thì tôi xin từ chối trao đổi. Bất đắc dĩ tôi cũng phải dùng hạ sách này 1 lần chắc bạn cũng đã thấy. Tôi mong các ý kiến của bạn. Thân mến!
  10. Kakalota! xin miễn cho được trao đổi với bạn về bất cứ vấn đề gì.
  11. Dichnhan0 viết: Những chĩnh sửa sách xưa của anh Thiên Sứ đã được anh ấy ứng dụng rất nhiều trong thực tế và làm nên uy tín của anh ấy trong giới nghiên cứu lý học phương đông, anh Dichnhan ạ.Thân mến!
  12. Dichnhan7 thân mến! Bạn nói rất đúng!Mỗi người phải vui vẻ chấp nhận cái hoàn cảnh, sở trường, sở đoản của mình thôi. Cái gì cũng có lý do của nó. Cứ thuận theo tự nhiên, theo hoàn cảnh của mình mà hành động. Ưu nhược cũng chẳng nên để ý, cố gắng cải thiện làm gì. Chỉ nên xem mình đã làm hết những cái có thể làm chưa mà thôi. Tôi nghiên cứu nhưng trong tất cả các bài viết tôi chưa bao giờ dám nói là Thật Biết về Dịch. Cá nhân tôi cũng chưa hề thấy ai có thể được coi là thật biết Dịch. Mỗi người đều có ưu nhược riêng. Chẳng phải Dịch có gì ghê gớm, chỉ vì bị thất truyền đó thôi. Phục hồi lại nó để sau này có người, thậm chí nhiều người được coi là thật biết về Dịch cần rất nhiều thế hệ. Những nỗ lực của tôi là nhắm vào cái ngày xa xôi đó. Chứ đời này tôi chỉ coi mình như ếch ngồi đáy giếng thôi. Thậm chí không được bằng miệng giếng nữa, chỉ mới nhìn bầu trời qua lỗ của cái ống nhỏ thôi, Nhưng dù sao có lẽ cũng có tý ánh sáng! Tôi mơ ước một ngày nào đó người ta nghiên cứu học thuyết ADNH như nghiên cứu khoa học bây giờ, nghĩa là phổ biến, có phương pháp, có kế hoạch, có tổ chức, có qui mô, có ... có ... Một đám cháy rừng nhiều khi chỉ bắt đầu bằng một tàn thuốc lá. Anh Trannhanhthu thân mến! Tôi có phản biện ai đâu! Tôi chỉ thấy sao thì nói như vậy thôi mà. Không biết thì hỏi, hỏi chưa thỏa mãn thì tự mình nghiên cứu. Nghiên cứu được (theo chủ quan của mình) thì viết ra chia sẻ với mọi người. Nghiên cứu không ra thì gác lại. Cứ vô tâm mà tiến hành thôi. Tôi cho rằng, trong nghiên cứu kỵ nhất là háo danh, tư lợi. Vừa xấu mà sẽ chẳng ra cái kết quả gì ra hồn (Cái này có cơ sở trong học thuyết ADNH đó nghe!). Hiệu quả nhất trong nghiên cứu là khi thật vô vi. Thân mến!
  13. Dichnhan07 thân mến! Dichnhan07 viết: Tôi lại vô duyên mất rồi! Tôi cứ nghĩ trên diễn đàn này ai cũng biết anh Thiên Sứ và các tác phẩm của anh bàn về học thuyết ADNH và cổ sử Việt. Hóa ra không hẳn vậy. Tôi xin giới thiệu với bạn bộ sách của anh Thiên Sứ - Nguyễn Vũ Tuấn Anh về những vấn đề này: Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại; Những bí mật về Thập lục hoa giáp; Tìm về cội nguồn kinh dịch; Tính minh triết trong tranh dân gian Việt nam; Định mệnh có thật hay không. Thật là bộ sách quí! Trong các tác phẩm này anh Thiên Sứ phát hiện, chỉnh lý , theo tôi, khá thuyết phục nhiều sai lệch trong cổ thư về những vấn đề rất cơ bản của học thuyết ADNH. Có thể liên hệ với anh Thiên Sứ để có những tác phẩm này. Từ cảm hứng từ những cuốn sách đó, tôi bắt đầu quan tâm nghiên cứu học thuyết này. Cái tôi muốn là làm sao phục hồi được học thuyết kỳ vĩ này của Tổ tiên như vốn có và cũng là đóng góp cho tri thức nói chung. Đó là câu trả lời của tôi cho câu hỏi của bạn: Tôi biết công việc này vượt quá sức của bất cứ ai. Nhưng nếu chúng ta cứ kiên trì, hết người này tới người khác, thế hệ này đến thế hệ khác, nghiêm túc nghiiên cứu thì chắc chắn sẽ thành công. Tôi chỉ cố gắng đóng góp một chút sức lực mà thôi.Tôi nghiên cứu vấn đề này vì nhận thấy nhu cầu chứ không phải theo cái thời đại nào cả bạn ạ. Khi nghiên cứu tôi thấy ánh sáng màu gì thì tôi chấp nhận màu ấy chứ không có ý muốn ánh sáng phải màu gì. Đó là khách quan khoa học. Chủ đề được mở ra và anh Trannhanhthu mời mọi người vào thảo luận. Và tôi hưởng ứng bàn tới cả 3 câu hỏi nêu ra, hoàn toàn sát với chủ đề. Nhưng nếu mọi người không hài lòng thì thôi vậy. Đúng như anh Trannhanhthu viết: Nếu có gì không phài xin bỏ quá!
  14. Dichnhan07 thân mến! Dichnhan07 viết: Đấy cũng là một hướng đi hay, nhưng cũng không phải dễ dàng gì. Bạn sở trường về cái này tôi xin ngưỡng mộ. Tôi cho rằng học thuyết ADNH không có gì gọi là huyền bí cả. Chỉ có hạn chế về hiểu biết của ta mà thôi, vì sự thất truyền do những yếu tố lịch sử. Tuy nhiên, đó là quan điểm của tôi, bạn cứ giữ quan điểm của mình. Cuộc sống vốn phong phú, không gì là không thể. Đạo hàm chứa và bao trùm tất cả mà! Tôi thấy anh Thiên Sứ đã chỉ ra và chỉnh sửa một cách khá thuyết phục nhiều sai lệch cơ bản trong sách vở của người xưa. Nếu điều đó đúng thì chẳng có gì bảo đảm rằng không còn có những sai lệch khác còn nghiêm trọng không kém. Vì vậy, khi dùng sách của người xưa ần thận trọng. Nếu đượcc như thế thì còn gì bằng! Tuy nhiên, nếu ta không tìm phương pháp đột phá mới, sử dụng lại cái cách hàng ngàn năm nay các cụ vẫn dùng thì tôi tin rằng học thuyết ADNH lại vẫn giẫm chân tại chỗ, có khi còn bị thoái hóa đi như cả ngàn năm nay vậy. Trong khi đó, khoa học phương Tây cứ tiến như vũ bão. Minh triết Phương đông từ vị trí tiên phong, ngày nay ngày càng lép vế có lẽ một phần cũng do nguyên nhân này. Chẳng ai có thể xây dựng lý tuyết bằng con đường ấy cả mà bao giờ cũng xây dựng trên cở sở thực tế, kiểm nghiệm, chỉnh sửa, xây dựng, kiểm nghiệm, chỉnh sửa, ... liên tục không ngừng qua nhiều thời gian, nhiều thế hệ tiệm cận đến hoàn thiện.Anh Tranhanhthu thân mến! Thành thật xin lỗi bạn vì không chú thích viết tắt ADNH. Cũng vì đây là diễn đàn lý học phương đông nên cứ nghĩ mọi người đã quá quen thuộc cách viết này (vì trong nhiều bài tôi thấy có sử dụng mà không thấy ai thắc mắc). Tôi cũng tin tưởng sự đúng đắn của học thuyết ADNH, dịch lý cũng như anh vậy. Anh tin tưởng và ứng dụng ngay, lại thấy phù hợp với thực tế. Còn tôi đi theo hướng khác, tôi muốn tìm hểu cho rõ hơn cái gì đàng sau những ứng dụng đó. Tôi lại còn tin rằng, có rất nhiều sai lệch trong sách xưa truyền lại, không tìm hiểu kỹ tôi không muốn áp dụng. Âu đây cũng là điều bình thường, những phương hướng khác nhau trong học thuật thôi. Đã là học thuật thì trao đổi được với nhau thì quá tốt. Mỗi người trình bày được cái mình biết và học lại được nhiều điều bổ ích từ người khác. Kết quả là cà hai bên cùng tiến bộ hay ít nhất cũng chằng gây thiệt hại gì về kiến thức. Do đó, tôi rất hứng thú được nghe anh thảo luận. DonQuichotteVn thân mến! DonQuichotteVn viết: Bạn nhạy cảm quá! Có gì mà phải giận. Tôi có làm gì sai đâu mà bác minhhien giận. Nói chung không nên để ý nhiều những chuyện như vậy. Mình cứ nên chân tình. Ai hiểu thì tốt. Không hiểu mình thì bớt giao thiệp đi. Có ảnh hưởng gì đâu!Phụ nữ cũng quảng đại lắm chứ. Tôi để ý, trong cuộc sống, tôi bị nam giới giận nhiều hơi phụ nữ. Qua ảnh, thấy bác Minhhien cũng là nam giới và cũng cỡ tuổi tôi, hay hơn tý xíu. Tên thật tôi là Vô Trước. Bạn gọi tôi là anh thì đúng rồi! Thân mến!
  15. Thật bất ngờ quá! ADNH là Âm Dương Ngũ Hành. Không biết bạn đùa hay hỏi thật! Nếu vậy thì khó thảo luận với nhau thật. Rất tiếc, nhưng biết làm sao được. Bài viết của tôi khá dài. Tất cả những thảo luận của tôi trên diễn đàn này đều lấy đó làm cơ sở. Đến cả cái này mình cũng không thống nhất thì chắc khó thảo luận lắm. Cơ sở của Dịch lý là học thuyết Âm dương ngũ hành (ADNH), theo tôi đã thất truyền từ rất lâu rồi, Dịch lý và nhiều môn dự đoán cổ khác chỉ là những ứng dụng cụ thể của học thuyết này còn lưu truyền tới ngày nay với những logic thiếu cái gốc nền tảng vững chắc nên mỗi người hiểu mỗi kiểu mà rất khó biết ai đúng ai sai. Ngay những đồ hình cơ bản nhất có tính nền tảng như Lạc thư, Hà đồ, Tiên thiên, Hậu thiên bát quái, Lục thập hoa giáp ... đến nay cũng còn nhiều tranh cãi ngược hẳn nhau nữa là những cái khác. Đơn giản nhất như tính âm dương của các số chẵn lẻ mà ngay trên diễn đàn này anh chị em thảo luận bao nhiêu bài mà hình như cũng chưa thống nhất....Tóm lại, khi thảo luận với nhau vấn đề gì đó chúnhh ta cần thống nhất một số cơ sở qui chiếu thì mới có kết quả được. Nếu không thì chắc mỗi người lại giữ quan điểm của mình thôi, và như vậy thật thiếu hiệu quả. Tuy nhiên, tôi biết rằng, thống nhất với nhau được hệ qui chiếu về Dịch lý, về học thuyết Âm dương ngũ hành ADNG không phải đơn giản do bị thất truyền hàng ngàn năm. Mỗi người đành vui lòng thỏa mãn với những gì mình rút ra được trong thảo luận tùy vào căn cơ của mình vậy. Khi bạn đã đưa ra vấn đề thảo luận, tôi chắc bạn đã có chủ ý và hệ thống quan điểm của mình. Tôi xin trân trọng lắng nghe. Thân mến.
  16. Tôi xin hưởng ứng thảo luận chủ đề của bác trananhanhthu. Điều này thì chắc ai cũng công nhận rồi. Nhưng theo tôi, sở dĩ chúng ta thấy một vấn đề gì đó phức tạp chủ yếu vì chúng ta mới chỉ nắm vấn đề đó một cách chưa đầy đủ, chỉ là một số hình thức bề ngoài, hiểu biết về nó còn ít, chưa rõ bản chất, chưa rõ phương pháp luận chứ, thực ra, chân lý vốn rất giản dị. Vì thế, hiện nay chúng ta thấy Dịch học thật quá phức tạp là do học thuyết cơ sở của nó là học thuyết ADNH đã bị thất truyền hàng ngàn năm, một thời gian thật khủng khiếp đối với sự phát triển của tri thức! Cái còn lại chỉ là những mảnh vụn ứng dụng không gốc, biến dạng và sai lệch theo năm tháng mà chẳng có cách nào hữu hiệu để kiểm chứng. Vì thế, chúng ta phải nghiên cứu, khảo sát, nghiền ngẫm cả đống kinh nghiệm tích lũy qua hàng ngàn năm của cổ nhân và của cả chính chúng ta hiện nay mà không có phương pháp luận thực sự đúng đắn. Như vậy, tất nhiên ta phải thấy Dịch học thật bất định, rối rắm, phức tạp. Đúng như bạn nói: Thậm chí, nhiều người kết luận Dịch học là phi khoa học, thiếu cơ sở, mê tín dị đoan và sổ toẹt là xong. Đỡ mệt đầu! Chính vì vậy, chẳng lượng sức mình, tôi cố gắng xây dựng “Cơ sở học thuyết ADNH” và trình bày kết quả bước đầu trong chuyên mục cùng tên trên diễn đàn này với mục tiêu có được cơ sở lý luận cho nghiên cứu Dịch học nói riêng và các môn học ADNH nói chung. Hy vọng rằng, những nghiên cứu còn thô sơ đó sẽ được những người bạn nghiêm túc đồng chí hướng bổ xung và dần dần hoàn thiện. Tham gia thảo luận chủ đề này, tôi xin dùng những quan điểm trong chuyên mục “Cơ sở học thuyết ADNH” – Vô Trước làm cơ sở. *Câu hỏi 1: Vạn vật,vạn việc trong trời đất làm sao lại chỉ giải trong 8 nhân 8 là 64 quẻ vậy ? Theo “Cơ sở học thuyết ADNH” – Vô Trước, một sự vật bất kỳ có thể biểu diễn bằng các mô hình Tam tài, Ngũ hành, Bát quái và Địa chi (khái niệm và ý nghĩa của chúng đã được trình bày rõ ràng trong tiểu luận). Bát quái là ký hiệu cho những lực lượng âm, dương trong sự vật có bản chất mà các quái đó đại diện (Bản chất các lực lượng đó và quá trình hình thành của chúng cũng được đề cập trong chuyên mục) Trong sự vật, ngoài 8 quái đại diện cho những lực lượng âm, dương còn hai lực lượng rất quan trọng là Thổ âm và Thổ dương. Như vậy, trong sự vật có tới 10 lực lượng với bản chất ADNH khác nhau: 8 lực lượng âm dương và 2 lực lượng thuộc Thổ trung tính. Những lực lượng này tương tác với nhau hình thành các quan hệ trong sự vật. Một quan hệ có 2 đối tượng chính là chủ và khách, dương và âm. Do đó, giữa 2 lực lượng ta có thể phân biệt 2 trường hợp quan hệ khi chúng đổi vai trò chủ, khách cho nhau. Và vì thế, trong sự vật phải có phải có 10 x 10 = 100 quan hệ giữa các lực lượng ADNH với nhau. Trong 100 quan hệ này, 8 lực lượng âm, dương, ký hiệu bởi 8 quái, hình thành 64 quan hệ âm dương. 8 lực lượng âm dương đó kết hợp với 2 lực lượng Thổ âm và Thổ dương hình thành 36 quan hệ có sự tham gia của Thổ âm hoặc Thổ dương. Người ta biểu diễn các quan hệ giữa các lực lượng âm, dương bằng ký hiệu quẻ dịch gồm một lực lượng ở nội quái (chủ) và một lực lượng ở ngoại quái (khách). Như vậy, 64 quẻ dịch chính là ký hiệu 64 quan hệ giữa 8 lực lượng âm, dương trong sự vật có bản chất được biểu diễn bằng các quái. Để mô tả đầy đủ các quan hệ ADNH trong sự vật cần thêm vào 36 quan hệ khác có sự tham gia của Thổ âm, Thổ dương là: Thổ dương/Càn; Thổ dương/Khảm; Thổ dương/Chấn; Thổ dương/Cấn; Thổ dương/Khôn; Thổ dương/Ly; Thổ dương/Tốn; Thổ dương/Đoài Thổ âm/Càn; Thổ âm /Khảm; Thổ âm /Chấn; Thổ âm /Cấn; Thổ âm /Khôn; Thổ âm /Ly; Thổ âm /Tốn; Thổ âm /Đoài Càn/Thổ dương; Khảm/Thổ dương; Chấn/Thổ dương; Cấn/Thổ dương; Khôn/Thổ dương; Khôn/Thổ dương; Ly/Thổ dương; Tốn/Thổ dương; Đoài/Thổ dương. Càn/Thổ âm; Khảm/Thổ âm; Chấn/Thổ âm; Cấn/Thổ âm; Khôn/Thổ âm; Khôn/Thổ âm; Ly/Thổ âm; Tốn/Thổ âm; Đoài/Thổ âm Thổ dương/Thổ dương; Thổ âm/Thổ âm; Thổ dương/Thổ âm; Thổ âm/Thổ dương. Vậy, nếu nói quẻ dịch là ký hiệu mô tả quan hệ giữa các lực lượng ADNH trong sự vật thì tại sao chỉ dùng 64 quẻ tức 64 quan hệ trong khi có tới 100 quan hệ? Liệu có phải bị sai sót, thiếu mất 36 quan hệ hay không? Không phải vậy! Trong phần Trường khí của chuyên mục “Cơ sở học thuyết ADNH” – Vô Trước, có đề cập đến các nguyên lý Nam Khôn - Nữ Cấn, Nam Càn – Nữ Đoài, Nam Càn – Nữ Khôn khi xét ảnh hưởng của trường khí cảm ứng từ bên ngoài lên sự vật. Tức là, trường khí của một sự vật cảm ứng lên sự vật khác, khi vận động tới Thổ thì tác động cảm ứng tương đương như Càn, Khôn, Cấn, Đoài tùy từng trường hợp đã được mô tả. Như vậy, trường khí cảm ứng chỉ vận động qua 8 quái (không vào trung cung), do đó có chỉ có 8 x 8 = 64 quan hệ giửa trường khí cảm ứng lên sự vật và các lực lượng chịu ảnh hưởng trong sự vật đó. 64 quẻ dịch khi xử dụng trong các môn dự đoán học chính là ký hiệu mô tả ảnh hưởng của các thành phần trường khí bên ngoài (ngoại quái) lên các lực lượng âm dương trong sự vật (ngoại quái). Trường khí cảm ứng này không vào trung cung mà chỉ vận động qua các lực lượng âm dương (nội quái) của sự vật. Vì thế, khi phân tích ảnh hưởng của một sự vật này lên sự vật khác chì cần xét 64 quan hệ biểu diễn bằng 64 quẻ dịch là đủ, không cần xét tới 100 quan hệ trong sự vật. *Câu hỏi 2 : Lịch pháp bên Ta, lịch pháp bên Tàu, lịch pháp bên Tây, vậy nên theo lịch pháp nào đây ? Vì chúng ta đang xử dụng các môn dự đoán học có lý thuyết cơ sở là học thuyết ADNH nên cần xử dụng lịch pháp nào phù hợp với học thuyết ADNH nhất. Lịch pháp bên Tây không dựa trên cơ sở học thuyết ADNH tất nhiên không nên dùng trong các môn ứng dụng của học thuyết này. Các phương pháp làm lịch bên Ta và bên Tàu, theo tôi, cái nào phù hợp nhất với học thuyết ADNH thì nên dùng. Vấn đề ở chỗ khó khăn trong việc xác định lịch pháp nào phù hợp nhất với học thuyết ADNH khi học thuyết này đã bị thất truyền và còn nhiều tranh cãi trong phương pháp làm lịch chưa ngã ngũ. Có lẽ trong trường hợp này, nếu không thể khẳng định được lịch pháp Ta hay Tàu phù hợp hơn với học thuyết ADNH thì ta nên căn cứ vào kinh nghiệm thực tế lâu năm của những người chuyên thực hành lĩnh vực này. *Câu hỏi 3 : Nếu gieo quẻ Dịch cho 2 anh em sinh đôi,2 người giống nhau như 2 giọt nước,vậy kết quả có giống nhau chăng ? Về vấn đề này tôi xin post nguyên văn bài viết của tôi trong chuyên mục định mệnh có thật hay không của diễn đàn bàn về tính chính xác của các phương pháp dự đoán cổ theo học thuyết ADNH: Như vậy, gieo quẻ dịch cho hai anh em sinh đôi giống nhau như hai giọt nước này sẽ chưa chắc giống nhau. Có thể khi luận quẻ có lẽ kết quả về cơ bản cùng một xu thế. Như vậy, tôi đã bàn đến cả 3 câu hỏi của bác Trannhanhthu theo quan điểm của chuyên mục “Cơ sở học thuyết ADNH” – Vô Trước. Mong các ACE cho ý kiến.
  17. Vâng, bác Lão Nông nói đúng. Nếu bác đã thuộc lòng thì còn gì bằng! Tôi chỉ muốn đưa cách này cho mấy em quen Tây học, chưa thông thạo lắm quẻ dịch cho đỡ lúng túng thôi.
  18. Rất cám ơn anh Mộc Công! Bài viết giúp ích cho tôi nhiều. Tuy nhiên, theo tôi có lẽ đó chỉ là những hiện tượng, sự việc trong lịch sử được ghi chép lại, chưa chắc đã là bản chất của lịch pháp. Tôi luôn nghĩ rằng, lịch ADNH lấy vận động của trường khí ADNH làm cơ sở chứ chưa chắc là do các quan trắc mặt trời hay mặt trăng. Nhiều người cho rằng học thuyết ADNH ra đời dựa trên quan sát thiên văn. Còn tôi lại cho rằng, quan sát thiên văn phù hợp với học thuyết ADNH chú học thuyết này dựa trên cơ sở tổng quát hơn nhiều.... Có như vậy nó mới có thể đóng vai trò của một lý thuyết thống nhất. Tất cả chỉ mới là giả thuyết. Còn rất nhiều việc phải làm!
  19. Không biết công trình phục hồi chữ Việt cổ hiện nay tiến triển tới đâu rồi nhỉ? ACE nào biết xin chia sẻ thông tin. Không biết thày Xuyền có đọc được hết các cuốn sách đó không? Những thông tin mới nào rọi vào quá khứ dân tộc được phát hiện từ đây và được khai thác ra sao? Có lẽ cần một cuộc nghiên cứu qui mô, bài bản, được tổ chức tốt cấp nhà nước.Tôi thật sốt ruột, mong ngóng những thông tin về vấn đề này mà không thấy tiếp tục. Cầu trời cho không phải đầu voi đuôi chuột. Như vậy, sỹ Nhiếp cùng với Mã Viện, Trương Phụ là ba tay đầu sỏ, quán quân trong sự nghiệp đồng hóa, tiêu diệt văn hóa Việt của người Hán. Ấy vậy mà gần đây người ta (những đứa con của dòng giống Lạc Hồng) còn linh đình tổ chức lễ rước Sĩ vương, tấn phong "Nam giao học tổ", nhận giặc làm cha. Thật đau lòng!!!
  20. Cám ơn Vinh trả lời! Những cơ sở này tôi cũng có tham khảo trong Tăng san bốc dịch. Nhưng đó là những cơ sở mang tính hình thức. Thực ra tôi muốn biết cở sở lý luận, tại sao lại làm như thế, nó có ý nghĩa gì. Cái này chắc không có trong cổ thư quá! Cám ơn bạn nhiều!
  21. Vinh thân mến! Vinh viết: Theo tôi, về mặt phương pháp luận, nếu ta đặt vấn đề tìm hiểu những ảnh hưởng ADNH mà quan tâm chủ yếu đến những ảnh hưởng kiểu vật lý, hóa học ... như lưu thông máu, cấu trúc tế bào, ion, ... thì rất khó có tư duy vì chúng thuộc hai phương pháp luận khác nhau. Nhựng biểu hiện mang tính vật lý, hóa học, ... đó chỉ là những biểu hiện ra bên ngoài của tương tác ADNH thôi, khả dĩ ghi nhận chứ khó mà tìm được logic vấn đề từ những ghi nhận đó. Ví dụ như trong châm cứu, người ta có thể ghi nhận tác dụng của nó thông qua các thay đổi hóa lý chứ không thể lý giải bằng phương pháp luận của y học hiện đại được. Bạn có nghe chữa một số bệnh bằng cách "khoán" không. Ông thày sau khi làm một số thủ tục chỉ vẽ quanh chỗ đau một vòng tròn mà lại khỏi bệnh. Tôi cũng biết một cách chữa bện thần kinh tọa bằng cách đeo một vòng tròn bện bằng cành dâu lấy vào lúc 5h sáng quanh cổ khá hiệu quả.... Những phương pháp đó nếu chỉ căn cứ vào các tác động lý, hóa thì khó mà tìm ra cơ chế. Người ta hay nói đó là mê tín mà không chịu thừa nhận đó là một thực tế. Vì vậy, theo tôi các phương pháp đó nhằm tạo ra một thay đổi trường khí ADNH có lợi thông qua một biện pháp nào đó. Nhưng thay đổi như thế nào, dùng biện pháp gì, mức độ ra sao, ... thì rất khó biết do cơ sở lý luận của nó là học thuyết ADNH đã bị thất truyền, chỉ còn sót lại một số ứng dụng cụ thể. Vì thiếu hiểu viết về lý thuyết cơ sở do thất truyền nên khi ứng dụng cần hết sức thận trọng. Cũng như bạn có một số thuốc kháng sinh mà không có nhãn thuốc, khi trị bệnh (mà lại chưa biết rõ là bệnh gì) thì cũng có thể khỏi bệnh nhưng rủi ro cũng rất lớn. Không phải số thuốc đó là mê tín mà là ta còn thiếu hiểu biết về nó mà thôi. Theo tôi, vòng chuỗi mà bạn nói là có thực, nó tạo ra một thay đổi trường khí ADNH kích thích những mầm mống có lợi trong hoặc có hại cho cơ thể bạn phát triển trở thành hiện thực làm cho bạn khỏe lên hay yếu đi. Vể nguyên tắc có thể ứng dụng nguyên lý này cho rất nhiều lĩnh vực, từ phong thủy cho tới tử vi,... Nhưng ứng dụng thế nào thì còn rất lâu sau, khi học thuyết ADNH được phục hồi lại hoàn toàn ta mới biết được.
  22. Anh chị em trên diễn đàn cho hỏi, thế nào là quẻ phản phục, phục ngâm và ý nghĩa của nó? Xin cám ơn!
  23. Cám ơn Vinh nhiều!
  24. Ngày xưa, khi tên đại tá thực dân Hăngri Rivie (kẻ hạ thành Hà Nội khiến Hoàng Diệu tuẫn tiết theo thành) bị nghĩa quân phục kích gết chết ở cầu Giấy (Hà Nội), mấy thằng cha quan triều đình bắt dân đến viếng, đọc văn tế. Bài văn tế được dân viết như sau: " Nhớ ông xưa Tóc ông quăn Râu ông đỏ Mũi ông lõ Đít ông cưỡi lừa Mồm ông huýt chó Ai ngờ chúng chém cổ ông đi Đầu ông nó mang đi Thây ông nó để đó Chúng tôi vâng mệnh triều đình Tế ông Chuối một buồng Trứng một ổ Ông ăn cho no Ông nằm cho yên Khốn nạn thân ông Đéo mẹ cha nó!" Không biết trong cái lễ rước vị tổ sư văn hóa Đại việt này, bài văn thế nào nhỉ?
  25. Những bài học "quí giá" được trích dẫn trong bài của ngài Khổng tử, tôi thấy cũng hết sức bình thường, chẳng có gì đặc biệt. Một người kiến thức tầm trung cũng hiểu rõ những điều ấy. Làm sao so sánh được với Lão tử được.