Vo Truoc
Hội Viên Ưu Tú-
Số nội dung
787 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
-
Days Won
13
Content Type
Hồ sơ
Forums
Calendar
Everything posted by Vo Truoc
-
Anh Thiên Sứ và các ACE trên diễn đàn thân mến! Theo như quan điểm của anh trên diễn đàn, học thuyết ADNH là thuộc dân tộc Việt. Trước thời Hai bà Trưng, lãnh thổ Việt còn bao gồm gần hết nam Dương tử. Sau khi Hai bà thất bại, lãnh thổ bị xâm chiếm và học thuyết ADNH mới bị người Hán chiếm lấy. Trước đây, có thể học thuyết này đã khuyếch tán sang người Hán nhưng không nhiều (đại biểu là Trâu Diễn thì cũng chỉ là tay thuyết khách giang hồ). Có thể nói rằng, trước thời Hai bà Trưng, học thuyết ADNH còn rất mơ hồ, không phổ biến đối với người Hán cả bình dân cũng như quí tộc. Vậy, làm sao giải thích hợp lý việc hầu hết các danh hiệu vua nhà Thương (18 vị cách thời Hai bà Trưng những 1700 năm) đều theo thập Thiên can (14/18 vị): 1. Thành Thang; 2. Ngoại Bính; 3. Trọng Nhân; 4. Thái Giáp; 5. Ốc Đinh; 6. Thái Khang; 7. Tiểu Giáp; 8. Ung Kỷ; 9. Thái Mậu; 10. Trọng Đinh; 11. Ngoại Nhâm; 12. Hà Đản Giáp; 13. Tổ Ất; 14. Tổ Tân; 15. Ốc Giáp; 16. Tổ Đinh; 17. Nam Khang; 18. Dương Giáp. Mong anh chỉ giáo. Cám ơn anh!
-
Em nhớ là ở bài viết nào đó của anh, anh nói anh sẽ chứng minh Phục Hy, Thần Nông, Nghiêu, Thuấn là các vị vua Việt. Có lẽ anh có tư liệu và logic về vấn đề này. Phục Hy, Thần Nông, Nghiêu, Thuấn và Ân Thương cùng có đặc điểm là người Tàu cũng chưa biết rõ lắm, trước thời Chu là thời sử Tàu rõ ràng hơn, khá lâu. Hơn nữa các thời này có một số yếu tố Việt. Vậy anh cho em hỏi, có những lý do nào để lịch sử thời Ân Thương không thể là đánh cắp của Việt sử ? Nếu nói là do ta không có đủ tư liệu chứng minh thì cũng không phải là không thể. Nếu nói do có cuộc chiến tranh với Hùng Vương thì cũng có thể lý giải là các cuộc chiến ly khai hay thay đổi triều chính. Nếu nói về mặt địa lý Ân Thương ở bắc Dương tử không thuộc địa bàn nước Văn Lang, thì cũng không loại trừ khả năng bắc Dương tử cũng có quốc gia Việt tuy có thể không phải là nước Văn Lang. Cũng không loại trừ khả năng ngụy tạo về mặt địa lý. Mong anh chỉ giáo. Cám ơn anh!
-
Cám ơn anh Thiên Sứ! Qua các phân tích của anh và nhiều vấn đề liên quan, em cảm thấy rằng khả năng rất cao là thời kỳ Ân Thương trong sử tàu là đánh cắp sử Việt.
-
Anh Thiên Sứ thân mến! Anh viết: Em rất mong muốn được đọc những phân tích của anh về vấn đề này. Điều này không có nghĩa họ không thừa nhận những giai đoạn lịch sử trước nữa là của họ. Thực tế họ vẫn luôn cho rằng những Hoàng đế, Phục Hy, Hạ, Ân Thương, Nghiêu, Thuấn, Vũ là lịch sử của họ tuy có nhiều điểm chưa rõ ràng thậm chí mâu thuẫn như nhiều người đã chỉ ra.Anh viết: Đó cũng là một cách lý giải thắc mắc em đưa ra. Nhưng em thấy chưa thuyết phục lắm. Viết về đối phương khó có thể chi tiết và rõ ràng như thế.Em cho rằng, nếu như nhiều học giả, trong đó có anh, đã chỉ ra mâu thuẫn trong cổ sử Tàu và cho rằng Phục Hy, Thần Nông, Nghiêu, Thuấn, Hạ, ... là các triều đại phi Hán, của người Việt, thì rõ ràng cổ sử Tàu là một sự đánh cắp sử Việt. Như vậy, điều hoàn toàn có thể sảy ra là Ân, Thương cũng là cổ sử Việt bị đánh cắp khi Tàu cũng không thấy rõ ràng về thời kỳ này và đặc biệt là có những dấu ấn học thuyết ADNH của người Việt qua danh hiệu những vị vua nhà Thương (Thập Thiên can). Còn cuộc chiến giữa Hùng Vương và nhà Thương qua câu truyện Thánh Gióng có thể là phản ánh một cuộc chiến trong nội bộ người Việt. Quốc gia người Việt rộng lớn như vậy rất có thể sảy ra các xung đột, phân ly, hợp nhất các vùng lãnh thổ. Vì vậy, phải chăng nhà Thương cũng là một triều đại Việt trong những trang sử bị đánh cắp? Nhưng có một điều lạ là xưa nay người ta ăn cắp cái gì chứ thực hiếm chuyện ăn cắp cả Tổ tiên. Phải chăng dân Hán khi ấy cũng bị Việt hóa nhiều về văn hóa cũng như chủng tộc nên khi nhận vơ những điều thiêng liêng đó họ cũng cảm thấy bình thường mà còn có thể phục vụ mưu đồ bành trướng quyền lực của họ? Đó có thể là lý giải cho sự trộm cắp hy hữu đó. Lâu ngày nhận vơ, riết rồi cảm thấy như là của mình vậy. Mong anh chỉ giáo! Thân ái!
-
Miêu mập viết: Không bao giờ có cái lý thuyết mà mọi người đều thấy đúng cả. Một lý thuyết tốt là lý thuyết không mâu thuẫn nội tại, phù hợp thực tế khách quan và mang lại lợi ích cho mọi người. Miêu mập thân mến!Tôi chưa bao giờ căn cứ lý thuyết của mình bảo người khác sai cả. Miêu mập xem lại đi. Tôi chỉ cho rằng học thuyết ADNH bị thất truyền và bị hiểu sai lệch, mù mờ, mất căn bản do các lý do trong bài, và mong muốn phục hồi phần nào theo suy nghĩ của mình mà thôi. Tôi cũng chưa bao giờ nói nhân danh nền văn hiến Việt. Tôi chỉ nói học thuyết ADNH là sở hữu của người Việt và tôi cố phục hồi. Hai cách nói đó không giống nhau. Nếu nó đúng thì là của dân tộc Việt. Nếu nó sai thì nó là của riêng tôi. Nhưng chắc chắn nó không giống cách hiểu truyền thống (nếu giống thì tôi chẳng viết làm gì) Thực ra bài viết của tôi mới chỉ là bộ xương sơ khai, còn phải hoàn thiện rất nhiều. Tôi đang tiếp tục. Hi vọng một ngày nào đó sẽ được hân hạnh trình bày với các bạn một cách hoàn thiện hơn. Cá nhân tôi cho rằng, nếu cứ theo cách cũ, dựa vào cách diễn giải tượng, số của người xưa về học thuyết ADNH và cho là đúng thì chúng ta sẽ lại thất bại như tiền nhân mà thôi (hàng ngàn năm nghiên cứu mà hiểu biết ngày càng kém đi). Do đó, cần một cách khác có tính đột phá. Có thể cách của tôi không tốt, nhưng nó khác với cách cũ. Nếu nhiều người cùng tìm tòi, sáng tạo thì tôi tin rằng một lúc nào đó sẽ thành công. Trao đổi học thuật mà không thống nhất cơ sở chung thì vô nghĩa, thậm chí có hại. Đó là lý do tôi dừng trao đổi. Rút kinh nghiệm, sau này trước khi trao đổi tôi phải thống nhất một số cơ sở trước. Thân ái!
-
Vừa rồi tôi có xem một tài lệu về Quốc phòng của Việt nam. Rất yên tâm. Đặc biệt về chiến thuật tác chiến trên biển của ta rất hay, thằng nào giao chiến với ta kiểu ấy chắc chắn no đòn mà thôi. Hải quân đang được trang bị mạnh và hiện đại, phù hợp với chiến thuật đó: Tàu nhỏ, tốc độ cực cao, hỏa lực cực mạnh, hoạt động cực êm. Tài liệu còn nói, nếu muốn, chỉ bằng 2 loạt bắn ta có thể dọn sạch Hoàng Sa. Rada ta tự lắp ráp có thể bắt dính F117 từ ngoài 100km (chưa nước nào làm được). Hỏa lực tên lửa thông minh của ta chỉ trong vòng 2 tiếng triển khai có thể đủ tiêu diệt 500 máy bay địch ngoài 100 km. Dự kiến, năm 2014 cùng lắm là 2015 chúng ta sẽ cho ra mắt hạm đội Biển Đông đảm bảo mạnh hơn hẳn hạm đội Nam Hải của TQ. Vừa rồi ta mua 6 tàu ngầm Kilo của Nga. Có người chê đắt vì không biết rằng, chúng được thiết kế riêng theo yêu cầu của ta, khả năng tàng hình rất cao, hỏa lực rất mạnh, hơn hẳn tàu cùng loại của TQ. TQ cũng biết ta không hề yếu, dù ta không khoa trương. Nếu ta yếu, họ sẽ manh động. Tóm lại, không nước nào dám coi thường khả năng tác chiến của quân đội ta đâu (Có lẽ chỉ có mấy anh người Việt thiếu hiểu biết thôi!) Nếu sảy ra chiến tranh phi hạt nhân thì TQ không là đối thủ. Tuy nhiên, ta không muốn chiến tranh. Nhưng chắc chắn kẻ nào manh động sẽ thất bại thảm hại. Hiện nay, nhiều thế lực muốn làm hại ta kích động ta trong vấn đề biển Đông, mong ta phạm sai lầm manh động để chúng đục nước béo cò hay chí ít cũng làm giảm lòng tin của dân với nhà nước. Chúng ta cần cảnh giác, giải quyết vấn đề một cách căn cơ và khôn ngoan (tuy hơi mất thời gian và có nhiều ấm ức, bực dọc)
-
"Khôn chết. Dại chết. Biết sống" (Trang Tử) Suy ra: Mạnh thua Yếu thua Thuận theo tự nhiên thắng.
-
Tieudao thân mến! Tôi hiểu bạn rất có thiện ý tìm tòi học hỏi và độc lập tư duy. Khi vào diễn đàn này trao đổi về cổ văn hóa sử Việt, nơi có những ý tưởng, quan điểm rất mới, rất khác với cái đã được coi là chính thống thì viện dẫn những số liệu, sự kiện lịch sử được ghi chép, một cách máy móc hoặc chưa đủ sâu thì sẽ rất khó thấy được vấn đề. Rất nhiều những số liệu, sự kiện lịch sử ấy đã bị biến dạng, ngụy tạo, sửa chữa với một mưu đồ đen tối. Nhưng những xuyên tạc ác ý ấy cũng vẫn để lại dấu vết, ít nhất là sự bất hợp lý, mâu thuẫn. Do đó, trước những dẫn liệu lịch sử chính thống, chúng ta phải cảnh giác, xem xét, đối chiếu nhiều nguồn, nhiều khía cạnh mới thấy được phần nào vấn đề nó ghi chép. Vì vậy, những luận cứ, kết luận của bạn nêu ra với anh Thiên Sứ sẽ làm anh ấy hết sức mệt mỏi khi phải giải thích lại từ đầu cho bạn. Bạn nên tham khảo trước những bài viết vể cổ văn hóa sử trên diễn đàn này và những tác phẩm của anh Thiên Sứ bàn đến lịch sử Việt và học thuyết ADNH.
-
Anh Thiên Sứ thân mến! Em chưa thấy vị nào có trình độ một chút hay là thành viên trong cái đám mà anh gọi là "cộng đồng" và "hầu hết" ấy, phản biện. Đó là điều đáng tiếc. Có thể họ không thể làm nổi việc này nên lờ đi là tốt nhất. Nhưng dù sao anh cũng đã tạo nên một chú ý của dư luận chú ý tới sự rực rỡ của văn hóa Việt xưa kia đã bị xuyên tạc. Đó là điều tốt. Qua một số cái gọi là phản biện trên em thấy rằng, những người này đa phần là bình dân, chưa có đủ kiến thức và trình độ phản biện, lại lộp chộp vội vã. Đúng như anh nói, họ phát biểu cảm tính trên cơ sở những kiến thức đã bị méo mó qua thời gian. Như vậy, họ không thể phản biện được thì cũng dễ hiểu thôi. Vấn đề này anh nên thông cảm. Họ cũng là nạn nhân như rất đông đồng bào mình của sự xuyên tạc lịch sử do những mưu đồ đồng hóa, xâm lấn đen tối. Do đó, em mong anh cũng nên chịu khó mất chút thời gian, ôn tồn giải thích cho họ hiểu ngọn ngành, lịch sử, văn hóa Tổ tiên ta đã kỳ vĩ như thế nào và bị xuyên tạc ra sao. Nếu được giác ngộ vấn đề này, em tin rằng họ sẽ rất nhiệt huyết đóng góp cho sự phục hưng văn hóa Việt tùy theo khả năng của mỗi người. Như thế chẳng hơn động chạm tới tự ái của họ, biến bạn thành thù hay sao? Còn một vài cá nhân mê muội cố tình không hiểu hay âm mưu mờ ám thì sẽ bị cuộc phục hưng văn hóa Việt chôn vùi trong nhơ nhuốc mà thôi! Thân ái!
-
Trước kia tôi đọc ở đâu đó, quên mất rồi, có nói rằng, trước thời Khổng Tử, ở Trung Quốc vẫn mặc áo tay chẽn, giống như hình cán dao mà Khảo cổ học phát hiện. Sau đó Khổng Tử mới cải tiến cho tay áo thụng nhằm tạo ra vướng víu, giảm bớt tính hiếu võ đương thời, khuyên người ta kiềm chế, giữ lễ. Nếu đúng như vậy thì cách mặc trước thời Khổng Tử ở Trung Quốc trong giới Quí tộc hoàn toàn trùng khớp với cán dao đồng thời Hùng Vương của ngành khảo cổ.
-
Anh Thiên Sứ không phải là Tiến sỹ. Tất nhiên anh rất giỏi, hơn nhiều tiến sỹ có bằng cấp hẳn hoi trong và ngoài nước. Chủ yếu do anh tự rèn luyện. Anh Thiên Sứ chắc chắn không vì danh xưng bằng cấp này mà tăng thêm phần giá trị. Anh ấy không thích được gọi như thế đâu.Hơn nữa anh Thiên sứ có vị trí khá nhạy cảm, nhiều kẻ muốn chống anh ấy. Không nên để cho chúng tìm được kẽ hở để tấn công anh ấy. Kiến thức, đặc biệt là trong những vấn đề có tính đột phá không nhất thiết dựa vào bằng cấp chính thức. Trong những vấn đề có tính đột phá, nhiều khi bằng cấp, đặc biệt là bằng cấp nửa mùa, còn là trở ngại vì khối lượng kiến thức cũ và thói quen tư duy. Thân ái!
-
Tôi thấy ý kiến này của yevon cũng xác đáng, phải nghiên cứu kỹ hơn mới kết luận được.Cá nhân tôi cũng chẳng ưa gì Na Tra nhưng lại rất tôn kính hình tượng Tháng Gióng. Sở dĩ tôi liên hệ (chứ không phải đánh đồng) 2 hình tượng này là do liên tưởng tới giả thuyết của anh Nhatnguyen52 trong Sử thuyết họ Hùng của anh ấy cho rằng, có thể Thánh Gióng là một tướng của Chu Vũ Vương đánh Trụ (đánh giặc Ân) và Chu Vũ Vương là một vị Hùng vương (Hùng Vương thứ 13 - Hùng Ninh Vương). Cái này đúng là quá sức tưởng tượng của tôi, nhưng được anh Nhatnguyen52 nghiên cứu rất nghiêm túc nên tôi rất tôn trọng. Đúng sai quả thực tôi không xác quyết được. Thấy tương đồng thì nêu lên thôi. Có thể đúng như anh nói, Đông các Đại học sĩ Nguyễn Bính chịu ảnh hưởng của Tàu nên mới soạn bản thần phả như vậy. Nhưng cũng có thể, truyện Na Tra chịu ảnh hưởng của hình tượng Thánh Gióng của thời Hùng Vương chăng. Nhưng dù sao đi nữa thì hình tượng Thánh Gióng trong câu truyện truyền thống như ta vẫn biết, đối với tôi, vẫn là đẹp nhất, hơn cả NaTra lẫn bản thần phả nhiều. Trong chuyên mục đi tìm biên giới Việt cổ thời vua Trưng trên diễn đàn này, giáo sư Trần Đại Sỹ còn sưu tầm được một bộ phổ rất cổ, viết vào thời Đường, về sự tích Nữ vương Phật Nguyệt, một nữ tướng của hai bà Trưng, đọc rất Tàu, cứ như truyện Tôn Ngộ Không vậy. Không lẽ người Tàu dùng văn chương Tàu ca ngợi hai bà Trưng đến vậy? Ở Việt nam ta hoàn toàn không có câu truyện sự tích hai bà như thế. Cho nên tôi chú ý tới giả thuyết của anh Nhatnguyen52 về những ghi nhận cùng một sự kiên theo 2 dòng sử Ta và Tàu có nhiều khác biệt cả về nội dung lẫn văn phong. Thân ái
-
Đúng sai việc này tôi xin chưa bàn đến, nhưng chắc là có những liên hệ nào đó. Như vậy, đây lại là một minh chứng nữa của chính người Trung Quốc đưa ra cho luận điểm của anh Thiên Sứ: Lịch sử 5000 năm văn hiến của dân tộc Việt nam một thời huyền vĩ ở nam sông Dương tử. Ấy là tôi chưa nói đến những giả thuyết hết sức táo bạo của anh Nhâtnguyen trong chuyên mục Nghiên cứu cổ Sử Việt nam của anh trên diễn đàn này. Điều này có nghĩa là, đất Mân, Quảng chính là đất của Ta đã bị xâm chiếm mà thôi. Gần đây, khi TV chiếu phim Hàn Quốc Truyền thuyết Ju Mông tôi được biết lăng của vị vua nổi tiếng này của Hàn quốc vẫn còn và nằm sâu trên đất Trung Quốc tới 200km. Theo mấy ông Tàu này có khi vị vua này lại là người Trung Quốc cũng nên.
-
Đừng vội nghĩ rằng vào thời Hùng Vương nhận thức của Tổ tiên ta chưa cao. Điều đó rất chủ quan. Nếu tư duy ngày ấy còn thô vụng thì đã chẳng thể có học thuyết ADNH mà cho đến tận ngày nay, chỉ với ít ỏi những mảnh vỡ văn minh còn sót lại đã bị biến dạng nhiều vẫn làm kinh ngạc những bộ óc thông minh nhất của con người. Những truyền thuyết như truyện đẻ trăm trứng, bánh trưng, bánh dày... có tính khái quát cao (về học thuyết ADNH) đến mức chẳng có một nghệ sỹ nào ngày nay có thể làm nổi. Truyện Thánh Gióng là câu truyện về người anh hùng thần thoại hay nhất mà con người đến nay có thể nghĩ ra. Tôi còn nhớ bài viết rất tinh tế của anh Thiên Sứ đánh giá truyện tình Trương Chi - Mị Nương là đỉnh Kim tự tháp trong văn học loài người tự cổ chí kim về tình yêu đôi lứa khi anh so sánh với truyện Thằng gù nhà thờ Đức bà của đại văn hào Pháp Vích-to Huy-Go. ... Những sảm phẩm văn hóa đó chỉ có thể xuất phát từ một nền văn minh rất cao, rất tinh tế chứ không thể từ nền văn minh mới đạt mức "cởi trần đóng khố". Còn nói để cho mát mẻ vào mùa nóng bức, không "mắc cỡ" về thân thể thì cởi trần đóng khố còn văn minh hơn nhiều mấy anh Âu Mỹ ở những bãi tắm truồng nhan nhản ngày nay ở nước họ.
-
Một phát đại bác nã vào nhóm người ít ỏi còn trung thành với những gì tốt đẹp của lý tưởng XHCN
-
Bài viết thật hay và tôi càng nhận thấy tầm quan trọng của ý tưởng của anh Thiên Sứ: Chủ nhân học thuyết cội nguồn văn minh phương Đông - học thuyết thống nhất Âm dương Ngũ hành - là dân tộc Việt nam với bề dày 5000 năm văn hiến một thời huyền vĩ phía nam sông Dương tử.
-
ÂU LAC than mến! Cách đặt vấn đề như vậy rất logic và khoa học. Trong trang 2 chuyên mục này tôi đã đưa ra định nghĩa linh hồn, chắc bạn chưa tham khảo. Tôi xin tóm tắt lại cho dễ theo dõi như sau: Theo học thuyết ADNH – Vô Trước, mọi cái tồn tại được sinh ra và phát triển, vận động có nguồn gốc là Thái cực, do kết quả tương tác âm dương. Các hiện tượng vật chất (gồm cả không, thời gian, năng lượng … ) chỉ là một trong vô số các hiện tượng được sinh ra trong quá trình đó, mà con người chúng ta có thể nhận biết được thông qua các giác quan rất hạn chế của mình mà thôi. Còn vô số các hiện tượng khác, song song tồn tại, cũng là kết quả của tương tác âm dương, mà chúng ta không thể nhận biết được hoặc chỉ lơ mơ cảm thấy do giới hạn của mình (vì chúng không hàm chứa năng lượng, và giác quan của con người chỉ có khả năng nhận biết những hiện tượng hàm chứa năng lượng) gọi là phi vật chất. Tất cả các yếu tố đó (vật chất và phi vật chất) cùng tồn tại, liên kết chặt chẽ trong một thể thống nhất, tương tác với nhau thông qua các qui luật tương tác âm dương tạo nên Vũ trụ (trong cái nghĩa rộng nhất của từ này) ngày nay. Vậy, linh hồn cũng chỉ là một hiện tượng sinh ra từ tương tác âm dương mà thôi. “Linh hồn là gì? Linh hồn là tập hợp những yếu tố phi vật chất, hình thành qua các tương tác âm dương, song song tồn tại và kết hợp chặt chẽ, tương tác qua lại với những yếu tố vật chất hình thành cơ thể con người. Khi con người chết đi, các thành phần vật cấu tạo nên cơ thể con người mất liên kết, tan rã và phân tán vào thiên nhiên chứ không mất đi và lại tham gia vào những liên kết khác. Linh hồn cũng vậy, chúng mất liên kết với thể xác. Những yếu tố phi vật chất cấu tạo nên linh hồn cũng mất dần liên kết, tan rã và phân tán vào thiên nhiên phi vật chất (vốn song song tồn tại với thế giới vật chất) chứ không mất đi và lại tham gia vào những lên kết khác. Trong những trường hợp cụ thể và đặc biệt, khi thể xác chết đi, linh hồn không hoặc ít bị phân tán và tạo ra nhiều hiện tượng, hiệu ứng mà ta gọi là thần bí, tâm linh thông qua tương tác âm dương với người còn sống. Linh hồn chỉ là một phần rất nhỏ trong thế giới phi vật chất cũng giống như con người là rất nhỏ trong thế giới vật chất vậy. Cũng như vật chất, linh hồn và nói chung toàn bộ thế giới phi vật chất dù kỳ bí đến đâu cũng phải tuân thủ những qui luật của học thuyết ADNH, học thuyết tổng quát mà nhân loại đã có được mà tự đánh mất đi đến nay vẫn còn đang mày mò tìm kiếm lại. Xưa kia, khi học thuyết ADNH còn chưa bị thất truyền, tổ tiên ta có cả một hệ thống lý thuyết cũng như thực hành để có thể giao tiếp được với linh hồn. Nhưng theo thời gian, cùng với sự thất truyền của học thuyết ADNH, các phương pháp ấy cũng bị mai một, thất truyền theo, còn rơi rớt lại một số lễ nghi, hình thức (cầu đảo, gọi hồn, thần quyền, ...), nhiều khi bị lợi dụng và bị liệt vào mê tín dị đoan cũng tương tự như những mảnh còn sót lại của học thuyết ADNH vậy. Thân mến!
-
Anh Đào Hoa thật dũng cảm, phong độ hơn người.
-
Sự thật vẫn là sự thật, là cái thực tế sảy ra. Còn phân tích và rút ra kết luận gì ở đây, đúng hay sai, phụ thuộc vào nhân sinh quan, thế giới quan, sự hiểu biết của mỗi người. Do đó có "cãi nhau như mổ bò" cũng chẳng ảnh hưởng gì tới sự thật cả. Cái "cãi nhau" đó chỉ phản ánh cái nhân sinh quan, thế giới quan, sự hiểu biết khác nhau của mỗi người hay các nhóm người mà thôi. Cái đó cũng là tất nhiên thôi. Chỉ có điều, người có trách nhiệm nên có nhân sinh quan, thế giới quan và sự hiểu biết sao cho cái kết luận đúng sai rút ra từ thực tế (Sự thật) có lợi cho dân tộc, xã hội, nhân quần. Tất nhiên đó là việc khó. Nhưng cũng không thể có chuyện con cá mập sống trong ao hồ còn con cá chép sống giữa Đại dương được dù là năm hay mười ngàn năm trước. Những người có lý trí tối thiểu cũng hiểu rõ điều đó.
-
Tôi không phải người Hà Tây nên không trải nghiệm được thế nào. Nhưng tôi nghĩ chắc cũng gần giống như khi Việt Nam "được" sát nhập vào Trung Quốc vậy, chỉ có điều ở qui mô nhỏ hơn thôi!
-
Đây là một kết luận thiếu cơ sở xuất phát từ định kiến, hạ thấp học thuyết ADNH. Không có bất cứ luận cứ nào trong bài viết của LVC chứng tỏ là hướng vào phục vụ học thuyết ADNH cả. Mọi lập luận của bài viết là dùng phương pháp bình thường trong suy luận khoa học hiện hành.Cá nhân tôi không thấy thuyết tương đối mâu thuẫn với học thuyết ADNH, nhưng nhỏ hơn . Từ học thuyết ADNH, không khó khăn lắm có thể suy ra những luận điểm của thuyết tương đối . Học thuyết ADNH kỳ vĩ hơn nhiều so với thuyết tương đối. Cái tôi phản đối ở đây là sự thiếu văn hóa trong trao đổi, phản biện. Tôi có thể thông cảm với sự nóng nảy nhất thời, nhưng sự việc diễn ra liên tục, có hệ thống không hề có thay đổi dù nhiều người nhiều lần nhắc nhở với thái độ thiện chí. Điều đó chứng tỏ một bản chất thiếu giáo dục sơ đẳng, không có tư cách bàn về văn hóa (Khoa học về bản chất cũng là một lĩnh vực quan trọng của văn hóa). Không lẽ lớp trẻ du học Mỹ như thế cả hay sao! Nếu vậy thì văn hóa và nền giáo dục Mỹ thế nào?
-
Anh Thiên Sứ thân mến!Đây là đoạn trích trong http://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%BD_thuy%...C4%91%E1%BB%91i : Như vậy, tốc độ ánh sáng trong chân không là hằng số đối với mọi hệ qui chiếu quán tính không phải là tiên đề mà là hệ quả của tiên đề "mọi định luật vật lý là giống nhau trong mọi hệ quy chiếu quán tính". Tốc độ đó là Ngay cả kết luận tốc độ ánh sáng là cao nhất của mọi chuyển động vật chất cũng chỉ là hệ quả được rút ra trong quá trình nghiên cứu lý thuyết mà thôi. Do đó, những ai nghi ngờ tính đúng đắn của thuyết tương đối về mặt lý thuyết thì phải chỉ ra được tính không chặt chẽ của suy luận ra hệ quả này hoặc chứng minh công thức tính vận tốc ánh sáng trên của lý thuyết trường điện từ là chưa thỏa đáng. Công thức tính vận tốc ánh sáng trong chân không của lý thuyết trường điện từ ra đời trước khi có thuyết tương đối rộng. Có nghĩa là nó hoàn toàn không tính đến ảnh hưởng của trường hấp dẫn. Liệu trường hấp dẫn có ảnh hưởng tới nó hay không thì em chưa được đọc tài liệu nào về vấn đề này. Trên thực tế, khi người ta dùng thực nghiệm đã phát được hiện sự không thù hợp của thuyết tương đối. Nhưng để cứu vãn nó người ta đưa ra một giả thuyết mà chưa được kiểm chứng hay xây dựng thành lý thuyết cũng chưa kiểm chứng được. Ví dụ như khái niệm về sự vướng vứu lượng tử, vật chất tối, rồi lạnh, rồi ấm, ... Rõ ràng những lý thuyết đó tránh được sự sụp đổ của thuyết tương đối nhưng chưa hay không kiểm chứng được và người ta đang nỗ lực rất nhiều để thoát ra khỏi tình trạng này bằng cách hoặc cố gắng tìm bằng chứng khoa học, hoặc xây dựng lý thuyết khác... Kết quả như thề nào còn chờ vào tương lai. Anh giỏi dự đoán thử cho một lời tiên tri xem sao ! Thân mến!
-
Tôi thấy một vài chi tiết tương đồng giữa truyện Thánh Gióng và Na Tra Thái tử và liên tưởng đến sử thuyết của bác Nhatnguyen52 cho rằng, có thể Thánh Gióng là một tướng của Chu Vũ Vương Cơ Phát (Hùng Ninh Vương) phạt trụ mà thôi. Này nhé: - Cùng là anh hùng niên thiếu, sức mạnh phi thường. - Cùng có bố làm quan to, mẹ trẻ đẹp. - Cùng có thể phun lửa. Thánh Gíng cưỡi ngựa sắt phun lửa còn Na Tra chân đạp vòng xe lửa. - Thánh Gióng dùng roi sắt, Na Tra dùng giáo sắt - Sự sinh nở hao hao giống nhau (Mẹ cùng đẻ ra bọc thịt có mùi thơm ngào ngạt) - Cùng có thân thể liên quan đến hoa sen. - Cùng liên quan đến Bảo tháp trên tay. - Cùng rất yêu thương mẹ. - Cùng đánh Rồng, Giao long. - Cùng đánh giặc Ân theo lệnh Vua. .... Tuy nhiên, hình tượng Thánh Gióng đẹp hơn Na Tra rất nhiều, câu truyện cũng đẹp và ý nghĩa hơn rất nhiều. Có lẽ đó cũng là thể hiện tài năng nổi trội của người nghệ sỹ Việt cổ khi xưa.
-
Kính Bác Hà Uyên! Theo thiển ý cùa tôi thì nếu chúng ta cứ theo phương pháp nghiên cứu cũ, căn cứ vào hình tướng bề ngoài của hiện tượng cùng những ghi chép không rõ ràng của cổ thư mà tư duy, cảm nhận và suy luận thì chẳng bao giờ chúng ta vén được bức màn đen che phủ bản chất của học thuyết ADNH được. Có chăng chỉ hé lộ được một vài điều thú vị có tính hình thức, cón rất xa mới tới được chân lý. Bằng chứng là hàng ngàn năm qua, biết bao thế hệ tài trí của cả Ta lẫn Tàu đã lao động cật lực mà bản chất thực của học thuyết ADNH càng ngày càng mịt mờ hơn. Chẳng nhẽ trong thời đại phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuất ngày nay chúng ta định tiêu tốn thêm vài ngàn năm nữa như vừa qua hay sao? Ngay cả khi ấy đi chăng nữa liệu chúng ta có chắc chắn thành công hay không, hay lại càng mịt mờ hơn? Rõ ràng câu trả lời đã có qua sự mơ hồ ngày càng tăng về học thuyết ADNH từ hàng ngàn năm nay. Vì vậy, chúng ta phải tìm con đường khác. Với suy nghĩ đó, tôi cũng thử một phương pháp nghiên cứu khác và trình bày một số kết quả nghiên cứu còn sơ lược, chưa hoàn chỉnh của mình trong chuyên mục “Cơ sở học thuyết ADNH” trên diễn đàn. Theo những kết quả đó, có thể trả lời được trong một hệ thống logic và nhất quán những câu hỏi của bài báo trên như sau: - Thời kỳ Tiên thiên là thời kỳ Âm và Dương còn thống nhất, chưa bộc lộ rõ mâu thuẫn trong sự vật, Vũ trụ. - Thời kỳ Hậu thiên là thời kỳ mâu thuẫn âm dương đã bộc lộ rõ trong quá trình phát triển của sự vật, Vũ trụ. - Tiên thiên Bát quái là đồ hình chỉ rõ chiều vận động chủa Khí dương qua các yếu tố của sự vật trong thời kỳ Tiên Thiên - Hậu thiên bát quái là đồ hình chỉ rõ chiều vận động của Khí dương qua các yếu tố của sự vật trong thời kỳ Hậu Thiên. - Đồ hình Huyền không phi tinh là đồ hình mô tả vận động của Khí âm qua các yếu tố của sự vật trong thời kỳ Hậu Thiên. - Hà Đồ là mô hình cấu trúc ADNH của không gian. - Lạc Thư là đồ hình cấu trúc ảnh hưởng ADNH của Mặt trời tới không gian Trái đất. … Tôi đang từng bước hoàn chỉnh các nghiên cứu trên và hy vọng một ngày nào đó được giới thiệu cùng ACE trên diễn đàn. Kính Bác!
-
Tôi thật không còn từ nào để nói vể ĐK nữa! Để minh chứng cho quan điểm của mình, ĐK khuyên chúng ta Google đến link mà anh ta giới thiệu ở trên và được nghe trình bày cùa tác giả Rangnarok về nghịch lý anh em sinh đôi. Các bạn hãy so sánh đoạn trích ở bài viết của Rangnarok trên link đò như sau: Và đoạn trích của tác giả Lê văn Cường, một người đang phủ định Thuyết tương đối, do anh Thiên Sứ đưa lên diễn đàn: Thì rõ ràng Rangnatok và Lê văn Cường chỉ là một người và nội dung cơ bản của bài viết là chỉ ra mâu thuẫn của thuyết tương đối qua nghịch lý anh em sinh đôi. Ấy vậy mà ĐK lấy bài viết này như là luận cứ cho quan điểm của mình về nghịch lý này và giảng cho người khác hiểu về sự đúng đắn của thuyết tương đối và dạy người khác biết nghiên cứu khoa học! Trong khi đó, cũng chính ĐK cũng viết cách đây mấy bài: Thật hết biết! Điều này chỉ có thể lý giải là : ĐK hoàn toàn không có khả năng đọc hiểu và suy nghĩ về những gì mình đọc được. Ấy vậy mà ĐK luôn thấy mình vĩ đại và chê bai người khác dốt, không biết gì! Có lẽ ĐK có vấn đề về mặt thần kinh! Nếu vậy chúng ta cũng nên thông cảm và chân thành chúc anh ta chữa bệnh chóng trở lại bình thường.