Vo Truoc

Hội Viên Ưu Tú
  • Số nội dung

    787
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

  • Days Won

    13

Everything posted by Vo Truoc

  1. Thật ra tôi đọc câu ấy đã lâu lắm rồi nên có lẽ không chính xác tuyệt đối, nhưng ý tứ không sai. Nay Nhật Tâm hỏi, tôi trích lại nguyên văn như sau:Lão tử Đạo Đức kinh, chương XLI: "Thượng sĩ văn Đạo Cần nhi hành chi Trung sĩ văn Đạo Nhược tồn nhược vong Hạ sĩ văn đạo Đại tiếu chi Bất tiếu, bất túc dĩ vi Đạo" Nguyễn Hiến Lê dịch như sau: Thượng sĩ nghe Đạo Cố gắng theo liền Trung sĩ nghe Đạo Thoạt nhớ thoạt quên Hạ sĩ nghe Đạo Cười lớn bỏ qua Nếu không cười, sao đủ gọi đó là Đạo. Đoạn văn này cũng đơn giản, Vô Tâm chắc hiểu rõ mà. Khái niệm vể Đạo xưa nay người ta bàn rất nhiều nhưng chẳng ai thống nhất được và hậu quả là hàng nghìn năm nay, học thuyết ADNH vẫn không thể nào sáng rõ thêm, hầu như bị thất truyền (trừ một vài người tự cho là hiểu rõ nhưng chẳng thể kiểm chứng. Nói vui như anh Thiên Sứ là: "họ nói như vậy") Cái cách hiểu mà Nhật Tâm nói tôi đã được nghe đàm luận từ rất lâu rồi, cũ rồi và cũng không có cải thiện nào cả. Hơn nữa, với cách hiểu của tôi về Đạo, tôi cho đó là sai lầm cơ bản. Nếu Đạo chỉ đơn giản như vậy thì phương Tây họ đã phát triển học thuyết ADNH tới tận cùng rồi vì khái niệm 2 mặt đối lập là của họ mà. Khi đã sai lầm từ bước đầu tiên, sơ cấp ấy thì chắc chắn tương lai không thể có. Để cố gắng bảo thủ cái công sức đã bỏ ra vô ích, người ta đi đến ngụy biện, khúc thuyết là điều dễ hiểu.Tôi cho rằng, nếu ai đó cứ định nghĩa về Đạo theo lối cũ, không có đột phá thì chắc chắn lại sa vào con đường thất bại cả ngàn năm nay bao con người tài trí vẫn chỉ cố bám quanh cái vỏ của học thuyết ADNH mà thôi. Chế độ phong kiến hay Nho học không phải là nguyên nhân sự bế tắc trong nghiên cứu học thuyết ADNH. Nguyên nhân này có tính lịch sử, liên quan tới lịch sử 5000 năm văn hiến của Việt tộc như anh Thiên Sứ đã tâm huyết bấy nay. Không phải đâu, tôi chẳng chờ ai cả và nói chung tất cả chúng ta đừng chờ ai cả. Hãy tự nghiền ngẫm, tìm hiểu và ngiên cứu. Tôi chỉ lưu ý rằng, như anh Thiên Sứ nói, chìa khóa nằm ở di sản văn hóa Việt. Tôi không dám võ đoán cổ nhân. Nhưng tôi xin lưu ý rằng, cụ Trạng cũng được truyền thụ lại sách xưa. Có nhiều bằng chứng cho thấy điều đó. Nhưng một sự thật hiển nhiên rằng, bao lớp người tài trí đọc và nghiên cứu về cụ cũng không phục hồi được học thuyết ADNH.Tôi vội quá, khi khác trao đổi tiếp. Cám ơn!
  2. Hiểu Thái cực như thế này là sai lầm căn bản ngay từ điểm xuất phát và chắc chắn nó lại dẫn đến ngõ cụt như bao người luẩn quẩn ở đó hàng ngàn măm nay, rồi sẽ lại dẫn đến ngụy biện và khúc thuyết thôi bạn ạ. Muốn phục hồi học thuyết ADNH cần có tư duy đột phá. Một tư duy đột phá không bao giờ được các bộ óc cũ tán thưởng cả:"Bất đại tiếu chi bất túc dĩ vi Đạo" (Lão Tử - Đạo Đức kinh)
  3. Anh Thiên Sứ đổi chỗ Thủy/Hỏa chỉ ở trong bảng Lục thập Hoa giáp thành Lạc thư Hoa giáp; Tốn/Khôn trong Hậu thiên Bát quái Văn vương thành Hậu thiên Bát quái Lạc Việt thôi. Đương nhiên, những chỗ nào là kết quả ứng dụng của Lục thập Hoa giáp và Hậu thiên Bát quái cũng biến đổi theo, chứ không phải tùm lum chỗ nào cũng đổi. Khi đổi anh ấy lý luận đàng hoàng, rất chi tiết, viết thành sách hẳn hoi, mọi người đều có thể tham khảo rất tiện lợi ngay trên chính diễn đàn này. Muốn phản biện anh ấy cần nhắm vào lý luận đó.Một số người không chịu nghiên cứu kỹ lưỡng, đọc ba chớp ba nháng mà đã vội vào phản đối, không có phong cách của người nghiên cứu nghiêm túc. Phản biện một người có trình độ như anh Thiên Sứ mà có thể phản biện một cách hời hợt như thế sao ? Viết mà chưa suy nghĩ kỹ thì bạn đọc sẽ đánh giá mình như thế nào ? Vài lời góp ý chân thành !
  4. Một công việc văn hóa lại được thực hiện rất vô văn hóa, có lẽ bởi những người vô văn hóa!!!
  5. Tôi thật ngạc nhiên khi biết đây là quan điểm của người 'làm khoa học" !Còn tôi, tôi chỉ viết khi đã tự mình nghiên cứu, khảo sát và là thấy đúng đắn ít nhất đối với cá nhân mình. Chỉ cần một tý lợn cợn thôi là tôi đã không viết nữa. Thôi thì có lẽ cũng do cuộc sống vốn đa dạng, phong phú ! Thứ nhất, các cụ không phải "cởi trần đóng khố" mà trình độ văn minh của các cụ, có lẽ, còn lâu những người được coi là thông thái thời đại ngày nay mới bằng được.Thứ hai, chính những kẻ xuyên tạc rằng các cụ "cởi trần đóng khố" mới làm cho "con cháu của cụ đến giờ Âm Dương cũng mỗi người hiểu một đằng" bằng sức mạnh bạo tàn của gươm đao và vó ngựa trong những cuộc hủy diệt, đánh tráo văn hóa. Còn chính các cụ đã để lại cho con cháu những hướng dẫn tinh tế và minh triết có thể tìm được tri thức chân chính của tổ tiên thông qua những di sản văn hóa phi vật thể trải qua hàng ngàn năm. Thật đáng buồn khi một người trẻ tuổi có học mà còn u mê về tổ tiên như vậy. Nhưng cũng có không ít người trẻ tuổi đang dần dần tỉnh ngộ. Thật tốt lành thay !
  6. Cám ơn Qusar về thông tin !Tôi không rành vật lý lý thuyết. Tôi xin hỏi, các khoa học có quan điểm chính thống như thế nào về thí nghiệm này ? Không lẽ một thí nghiệm đơn giản như vậy đủ để bác bỏ TTĐ hay sao ? Thân ái !
  7. Tôi thật bái phục, không phải về kiến thức và ý tưởng của anh, mà do sự "dũng cảm" của anh khi công bố lý thuyết này !!! Hình như anh là người được đào tạo bài bản về vật lý thì phải. Hic !
  8. Tùy anh thôi !!!
  9. Tôi không đủ tài năng để đưa ra khái niệm đó. Khái niệm này được nói đến bằng những cách diễn đạt khác nhau trong Lão tử là Thái cực, trong Phật pháp là Tâm thức từ mấy nghìn năm nay rồi. Chỉ có điều là hầu hết hậu sinh bị lệ thuộc vào cái biết tương đối của mình mà không thấy được mà thôi.
  10. Tôi thấy thật dễ hiểu và cũng chỉ rõ cái ngoài không thời gian đã từng tồn tại là Thái cực (Bởi vì "khi ấy" không thời gian còn chưa xuất hiện).Theo cách hiểu thông thường Vũ trụ là không thời gian và toàn bộ những gì tồn tại trong không thời gian đó. Với Vũ trụ này, tôi đã khẳng định nó có khởi nghuyên và kết thúc. Khởi nguyên của nó là Thái cực và kết thúc của nó cũng là Thái cực. Còn nếu hiểu cái Vũ trụ là cái "Vũ trụ" vừa nói trên và gồm thêm cả Thái cực thì cái Vũ trụ đó mới được hiểu là "vũ trụ không có khởi nguyên và kết thúc, "không có kết quả mà thiếu đi nguyên nhân - một chuỗi vô hạn các nguyên nhân và kết quả dẫn từ đây về quá khứ"." như bạn Daretolead quan niệm. Nói chung, nếu tư duy theo khoa học Phương tây hiện hành thì kêu trời như bạn là chắc chắn. Nhưng với tôi, nó rất giản dị, rõ ràng và dễ hiểu.
  11. Để tránh hiểu nhầm, từ "Vũ trụ" trong bài viết trên của tôi là chỉ đến, theo cách hiểu thông thường, toàn bộ những cái tồn tại trong không thời gian chứ không bao gồm những cái ngoài không thời gian (nếu nó tồn tại !). Tôi cho rằng cái "Vũ trụ" đó có khởi nguyên và kết thúc cũng như không thời gian có khởi nghuyên và kết thúc. Còn Vũ trụ theo cách hiểu là toàn bộ tồn tại, kể cả trong và ngoài không thời gian (Thái cực là cái tồn tại khi không thời gian còn chưa xuất hiện, nên có thể coi Thái cực là cái tồn tại ngoài không thời gian) thì tôi cũng thống nhất là "vũ trụ không có khởi nguyên và kết thúc, "không có kết quả mà thiếu đi nguyên nhân - một chuỗi vô hạn các nguyên nhân và kết quả dẫn từ đây về quá khứ"." như Daretolead vậy.
  12. Xin lỗi, tôi không có ý tranh luận gì với ai ở đây. Tôi chỉ phát biểu tri kiến của mình và tôi biết chắc chắn rằng nhiều người phản đối. Mọi người cứ việc tranh luận, đối với tôi mọi sự đã quá rõ ràng, nằm trong một hệ thống logic nhất quán (tức là một lý thuyết hoàn chỉnh) và không giống cách hiểu của mọi người về các vấn đề đang tranh luận đó. Tôi không cố gắng tìm điểm tương đồng giữa Lý học Đông phương với khoa học hiện đại mà tôi nhìn khoa học hiện đại dưới nhãn quang Lý học Đông phương và tôi nhận thấy rằng, khoa học hiện đại chỉ là một góc nhỏ, trường hợp riêng của Lý học Đông phương mà thôi, và còn nhiều điểm chưa hoàn thiện có thể hiệu chỉnh bằng Lý học Đông phương. Cái "phương pháp khoa học - luôn đi tìm những nguyên do đằng sau các hiệu ứng." sẽ tắc tỵ khi ta truy nghuyên đến những hiện tượng "đầu tiên". Tôi không nói như vậy mà tôi nói rằng, "trước Thái Cực" là khái niệm vô nghĩa, và dĩ nhiên, không ai đi nghiên cứu cái vô nghĩa, không tồn tại cả.Hình như tôi là người đầu tiên đưa khái niệm "đột biến lượng tử" trên diễn đàn này vào lý luận âm dương và bị "nhiệt liệt" phản đối !!! Ở trên diễn đàn, người ta bàn nhiều tới cái khởi nguyên của Vũ trụ mà không thấy ai bàn đến cái kết thúc của Vũ trụ theo Lý học Đông phương ! Lạ nhỉ !!!
  13. Tôi đã nói, không có khái niệm "trước Thái cực". Suy luận sai lầm !
  14. "Trước Thái cực là gì ?" là một câu hỏi vô nghĩa. Bởi vì lúc "lúc đó" chưa có không thời gian. Khi âm dương sinh ra từ Thái cực thì không thời gian mới xuất hiện để thể hiện sự vận động, tương tác âm dương.
  15. Tôi chỉ nêu kết quả nghiên cứu của mình mà không phân tích cụ thể ví dụ, bởi vì, ngay cách hiểu âm dương còn chúng ta còn chưa thống nhất được, thì phân tích xa hơn chỉ đi đến tranh biện không hồi kết, vô ích và mất hòa khí. Các bạn hãy tự chiêm nghiệm lấy, ví dụ đời sống một con người từ lúc sơ sinh tới khi già chết. Sau chiêm nghiệm, các bạn có thể không thống nhất với tôi thì cũng tùy các bạn, tôi không miễn cưỡng.Nếu muốn hiểu logic của tôi thì xin đọc "Cơ sở học thuyết ADNH" - Vô Trước trên diễn đàn này. Đó là bài viết còn sơ lược nhưng tương đối đúng tinh thần của tôi. Thân ái !
  16. Tôi xin nói rõ hơn.Một sự vật hình thành và phát triển và tiêu biến có thể chia làm 3 thời kỳ: + Khi mới hình thành: Âm thăng Dương thăng. Âm Dương đồng biến. Thời kỳ này sự vật phát triển mạnh mẽ. + Trong giai đoạn phát triển: Âm thăng, Dương giáng; Âm giáng, Dương thăng. Tóm lại Âm Dương nghịch biến. Thời kỳ này, sự vật phát triển cân bằng, Âm Dương hài hòa. + Trong giai đoạn tiêu hủy: Âm giáng, Dương giáng. Âm dương đồng biến. Thời kỳ này, sự vật suy đồi và dần tiêu hủy Thân ái !
  17. Tôi thì lại thấy có :- Âm thăng, Dương thăng. Âm giáng, Dương giáng. - Âm Thăng, Dương giáng. Âm giáng, Dương thăng. Mệnh đề trên chỉ phản ánh một trường hợp hay một giai đoạn phát triển của sự vật. Thân ái !
  18. Thỉnh thoảng mới có một chút thời gian, tôi xin phân tích một ý nhỏ về tính chặt chẽ trong chứng minh của bài viết. Mọi đối tượng trong Vũ trụ sở dĩ được xác định là do mối liên hệ của nó đối với các đối tượng khác. Không có cái gì được coi là tồn tại nếu không có những mối liên hệ của nó với phần còn lại của Vũ trụ. Nói cách khác, một đối tượng là tập hợp các mối liên hệ (thông tin) của nó với toàn Vũ trụ. Định lý 10 trong bài viết xác định rằng Có nghĩa là Tâm thức Vũ trụ chứa toàn bộ mọi đối tượng.Mặt khác, Tâm thức Vũ trụ là giao của mọi đối tượng, hay mọi đối tượng chứa Tâm thức Vũ trụ. Theo logic trong chứng minh định lý 4 thì Tâm thức Vũ trụ trùng với mọi đối tượng. Như vậy, logic bài viết đưa đến kết luận: Tâm thức Vũ trụ là ... toàn Vũ trụ !!! Nếu ta theo logic A trùng B, B trùng C thì A trùng C thì lại đi đến kết luận: Mọi đối tượng trong Vũ trụ là như nhau (Vì đều là Tâm thức Vũ trụ cả !!!) Rõ ràng đây không phải kết luận phù hợp với nhận thức phổ biến. Có vài nhận xét như trên, mong ACE chỉ giáo !
  19. Anh Thiên Sứ thân mến !Những ý tưởng của tác giả không có gì mới so với Lý học Đông phương. Có thể nói, những luận điểm trong bài viết là một cách diễn đạt khác của một số luận điểm của Lý học Đông phương mà thôi, còn chính xác hay không thì cần xem xét kỹ hơn. Cái đặc sắc ở đây là toán học hóa những ý tưởng đó. Nhưng đúng hay sai, chính xác hay gần đúng thì cần nghiên cứu thêm. Còn cảm giác cá nhân thì em thấy giống như ngày đi học phổ thông phải giải các bài ngụy biện toán học vậy. Ví dụ như bài chứng minh mọi tam giác đều cân! Nhiều bài cũng rất khó và thú vị.
  20. Anh Thiên Sứ thân mến !Em không phản biện gì, chỉ hỏi cái mà mình chưa rõ thôi. Để đánh giá được, em cần biết định nghĩa chính xác của đối tượng, các phép toán liên quan đến đối tượng được xử dụng trong bài viết (phép giao, phép hợp), một số tính chất cơ bản của các phép toán đó. Khi đó mới có thể xem xét xem logic bài viết có đủ chặt chẽ, đúng đắn hay không. Ví dụ: Ở đây phải thừa nhận giao của mọi đối tượng là một đối tượng. Cần phải biết chính xác đối tượng là gì? Giao của các đối tượng là gì? Sau đó xét xem giao của các đối tượng có phải là một đối tượng hay không? Cái đối tượng đó có khác đối tượng ban đầu không? Khác như thế nào? Một đối tượng có thể chia nhỏ ra nhiều đối tượng được không? Hai đối tượng giống hệt nhau là hai đối tượng, hay la một đối tượng duy nhất ? ....Chỉ khi làm rõ được những vấn đề đó mới có thể thừa nhận tính đúng đắn của định lý trên. Bài viết theo phong cách toán, cần hiểu logic của nó chính xác như toán. Cách chứng minh định lý này đưa đến điều em thắc mắc, muốn làm rõ ở bài trên: Anh Thiên Sứ thân mến !Xin đừng hiểu là em phản bác mà là muốn làm rõ. Chưa hiểu thì hỏi thôi. Thật ra em rất thích tính độc đáo, toán học hóa của bài viết. Thân ái ! (À, hình như anh đi xa. Em ghé chơi mà thấy khóa cửa. Hôm nào về, anh em mình làm vài ly bia nhé !)
  21. Lý thuyết được viết chính xác như toán học ! Thật hay! Tuy nhiên, lý thuyết dựa trên phép toán liên quan tới các đối tượng, không giống liên quan tới tập hợp. Có ACE nào biết cơ sở toán học của các phép toán này xin pót lên để chúng ta cùng tham khảo, đối chiếu thì mới có thể khẳng định được tính đúng đắn của lý thuyết trên. Một số định lý của lý thuyết (định lý 4 và 6) phải dựa vào kết luận khó hình dung hay cần phải chứng minh chặt chẽ trong lý thuyết về các đối tượng đó, như: Giao của ba đối tượng là một đối tượng. Nếu 1 đối tượng mất đi thì giao đó mất đi kéo theo các đối tượng ban đầu cũng mất đi ? (thật khó hình dung ! cần phải chứng minh) Ví dụ: Giao của ba đối tượng A, B và C là D. D sẽ là một đối tượng không ? Nếu C mất đi thì D cũng mất đi ư ? Thế vẫn còn A, B và giao của A, B chứ ? Xin được chỉ giáo !
  22. Phapvan thân mến!Một khẳng định dù có các tính như Phapvan nêu như Tính phổ quát, tính hiển nhiên, tính tất yếu, ... cũng chưa có nghĩa là Tiên đề. Tiên đề là khẳng định cơ bản nhất, hiển nhiên được công nhận đúng, không là hệ quả của bất cứ khẳng địnhi nào khác. Do đó, nếu "Vạn vật cõng âm và bồng dương" là tiên đề thì dù nó có đúng, cơ bản và hiển nhiên ta còn phải khẳng định rằng, nó không là hệ quả của bất cứ một phát biểu nào khác. Thân ái !
  23. Pháp vân thân mến ! Vì Phap vân nêu ý kiến, tôi mới trả lời theo quan điểm của mình chứ tôi hoàn toàn không muốn đi sâu vào vấn đề này ở đây vì chắc chắn ít ai hiểu được ý người viết về vấn đề phức tạp và tinh tế như thế bằng chỉ có mấy dòng. Tôi đã viết: Những người bình luận nông cạn chắc tự cho mình thông minh, vì chủ quan cho rằng người viết chưa nghĩ đến điều họ nghĩ. Họ không hiểu rằng, để viết được mấy dòng người ta phải đọc hàng nhà sách, đốt hết cả đống thuốc lá, uống hết cả thùng cà phê. Do đó, tôi không muốn phí thời gian đối thoại vô bổ với họ.Tôi hiểu anh Thiên Sứ vì đại cục Văn hóa Việt phải hạ mình đối thoại với họ, chứ nếu không, anh chẳng bao giờ để mắt tới họ đâu. Trí tuệ đã nông cạn thô thiển lại còn láo lếu. Tôi thì không có sứ mệnh như anh Thiên Sứ nên tôi có thể nói thẳng. Tôi đồng ý với Pháp Vân câu này và tôi luôn thực hiện điều đó: Thân ái !
  24. Bạn nghĩ thế nào cũng được. Nhưng theo tôi, đó là chân lý. Dựa vào luận điểm này, tôi giải quyết được tất cả những vấn đề mình gặp phải liên quan đến nó khi nghiên cứu học thuyết ADNH.
  25. @ Sapa Tôi vào diễn đàn không phải để tranh luận vô bổ. Do đó, xin miễn cho tôi được trao đổi với bạn. Xin lỗi, nếu làm bạn phật ý !