Nguyên Anh

Hội viên
  • Số nội dung

    388
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

  • Days Won

    2

Everything posted by Nguyên Anh

  1. Xin được trả lời anh LaBatVi như sau: Phong Thủy là 1 môn ứng dụng học thuyết cổ Âm Dương Ngũ Hành cũng như bao môn khác (Tử vi, Đông Y, Bói Dịch, Lạc Việt Độn Toán, v...v...) của phương Đông, mà cụ thể là hiện nay đang được mặc nhiên xem là của Trung Quốc sáng tạo ra. Thầy Thiên Sứ cũng như bao học giả khác đã có những bài viết minh chứng rằng đây là 1 học thuyết xuất phát từ Việt Nam (lưu giữ và phát huy từ thời nước Văn Lang). Những nước ứng dụng Phong Thủy nhiều nhất là Trung Quốc, Việt Nam, Đài Loan, Hàn Quốc, etc... nên đương nhiên anh cảm nhận rằng các thầy phong thủy, tử vi giỏi đều ở những vùng bắc bán cầu này :). Anh có thể tìm và đọc các tác phẩm như: Tìm về cội nguồn Kinh Dịch, Kinh Dịch có nguồn gốc từ Việt Nam, etc... và ngay trong diễn đàn này, mục Trao Đổi Học Thuật >> Lý Học Đông Phương / Cổ Văn Hóa Sử Thầy Thiên Sứ cũng đã chứng minh rằng, Phong Thủy là 1 môn ứng dụng nhất quán, bao gồm: Bát Trạch (tương tác giữa từ trường của địa cầu với con người trong ngôi nhà), Huyền Không (Tương tác của sự vận động vũ trụ với căn nhà), Loan Đầu -Hình lý khí (Tương tác giữa môi trường cảnh quan xung quanh với ngôi nhà), Dương trạch tam yếu (Phong Thủy Lạc Việt gọi là cấu trúc hình thể, là tương tác giữa cấu trúc, bố cục của căn nhà ảnh hưởng lên người sống trong đó). Anh có thể tìm đọc thêm. Như vậy anh nhận thấy rằng đây là 4 yếu tố đều cần khi quán xét 1 ngôi nhà từ lúc xây dựng đến lúc ở, đủ 4 yếu tố này mới gọi là Phong Thủy. Do đó khái niệm "Phong Thủy Lạc Việt" mà anh nghe ở diễn đàn này hay ở đâu đó chính là để phân biệt với Phong Thủy Tàu (chia 4 yếu tố trên ra thành 4 môn phái, và có nhiều phần mâu thuẫn), đồng thời sư phụ Thiên Sứ hiệu chỉnh lại 1 số yêu tố dựa trên Nguyên lý căn để "Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ", chứ không thay đổi và phủ nhận hoàn toàn phong thủy Tàu (phong thủy hiện tại lưu truyền qua sách Tàu ra khắp thế giới) Do đó chỉ với 1 yếu tố như anh hỏi "Trong trường hợp nếu ở tại các nước nam bán cầu (úc, nam phi ...) thì những quy luật của phong thủy còn đúng nữa không ? nếu sai thì như thế nào ? " thì chỉ mới là thuộc phạm vi của "Bát Trạch", nếu 1 căn nhà ở chính giữa điểm cực Nam hay cực Bắc thì tạm coi như yếu tố này không ứng dụng được, nhưng 3 yếu tố kia vẫn ứng dụng tốt (Huyền Không, Loan Đầu, Cấu trúc hình thể), do đó vẫn ứng dụng được Phong Thủy. Còn nếu chưa phải ở chính giữa 2 điểm cực này, mới chỉ là phần bán cầu nam hoặc bắc thì vẫn ứng dụng Bát Trạch và 3 yếu tố còn lại bình thường. Cả 4 yếu tố này khi quán xét 1 ngôi nhà đều có tiêu chí riêng, nếu ngôi nhà đáp ứng được đúng những tiêu chí này thì không phụ thuộc người chủ nhà này sống ở Bắc hay Nam bán cầu mà số phận sẽ khá hay bi đát hơn. Theo yếu tố Bát Trạch thì quy mỗi một tuổi (của gia chủ) vào 1 loại là Đông Tứ Cung (gồm 4 hướng tốt: Bắc, Nam, Đông, Tây Nam - Phong Thủy Lạc Việt hiệu chỉnh lại phương cũ theo sách Tàu là Đông Nam) hoặc Tây Tứ Cung (gồm 4 hướng tốt: Tây Bắc, Tây, Đông Bắc, Đông Nam - Phong Thủy Lạc Việt hiểu chỉnh lại phương cũ theo sách Tàu là Tây Nam). Do đó hiện tượng anh thấy là "người ở Việt nam thì hay chọn nhà hướng Nam, Đông Nam để tránh gió lạnh từ phương bắc (gió mùa đông bắc) . Hướng Nam của Việt Nam là hướng xích đạo. Ngược lại nhà ở Úc người ta thường thích hướng Bắc, Đông Bắc để hứng gió ấm từ xích đạo và từ biển." cũng mới chỉ là 1 yếu tố mang tính cục bộ chứ không phải toàn bộ như vậy vì mỗi tuổi đều có 4 hướng tốt để xài (hướng Nam sẽ dùng được cho người Đông tứ cung, hướng Đông Nam sẽ dùng được cho người Tây từ cung làm hướng tốt), còn ở Úc thì chắc họ không ứng dụng Phong Thủy, họ thích xây vậy để phù hợp với thời tiết và khí hậu thì tốt thôi. Chỉ đến khi chắc chắn rằng họ ứng dụng 2 hướng Bắc và Đông Bắc đó theo đúng tiêu chí của Phong Thủy thì ta mới xem xét tiết. Để có thể hiểu kỹ hơn, nếu muốn anh cũng có thể tham gia vào khóa học Phong Thủy Lạc Việt mà diễn đàn Lyhocdongphuong thường xuyên mở lớp nhằm mong cung cấp được 1 cái nhìn đúng về bộ môn Phong Thủy này, nó khoa học như bao bộ môn khác của học thuật cổ Đông Phương. Các thông báo chiêu sinh luôn được cập nhật ở mục này: http://www.lyhocdongphuong.org.vn/diendan/danh-muc/46-hoat-dong-cua-trung-tam/ Thân, NA
  2. Nguyên Anh xin phép đóng góp 200.000 vào quỹ, không đóng góp cho trường hợp nào cụ thể. NA đã chuyển khoản ngày 03-02-2011. Chúc mừng năm mới thầy Thiên Sứ, cô Wildlavender cùng các anh chị em quản trị diễn đàn. Chúc cho mọi người luôn mạnh khỏe và nhiều niềm vui. Xin chúc cho tất cả những mảnh đời thiếu may mắn có được thêm những niềm tin và hy vọng mới... Thân, Nguyên Anh
  3. Xấu hay làm tốt Dốt hay nói chữ Kim Cương = Rubi = Batbothienlong = Nguyên Lê Dừng topic đi là vừa, nhiêu đó bài đọc mọi người cám ơn cũng đủ rồi Thân, NA
  4. Nguyên Anh xin phép đóng góp 200.000 vào quỹ, không đóng góp cho trường hợp nào cụ thể. NA đã chuyển khoản ngày 05-01-2011
  5. Chúc mừng sinh nhật Thiên Luân, thêm năm mới nhiều thành công, may mắn, hạnh phúc và vạn sự đều như ý !!!
  6. Thưa cô Wild, con đã nhận được La Kinh tại trung tâm do huynh Thiên Đồng và Thiên Luân trao. Xin cám ơn bác Lái Đò ví cái La Kinh quá đẹp http://www.lyhocdongphuong.org.vn/forum/public/style_emoticons/default/smile.gif và ý nghĩa. Cám ơn cô Wild và các sư huynh đã tạo điều kiện để ACE có được La Kinh Lạc Việt này. Thân, NA
  7. Nguyên Anh xin phép đóng góp 400.000 vào quỹ, không đóng góp cho trường hợp nào cụ thể. NA đã chuyển khoản ngày 01-12-2010
  8. <h1 id="title" class="title">101 kiểu cười .... của động vật</h1> 19/11/2010 08:07:54 - Không chỉ con người mới có khướu hài hước, các nhà khoa học tin rằng một số loài động vật như khỉ, chó, chuột, ... có khả năng cười trước khi con người có ngôn ngữ riêng. Dưới đây là những khoảnh khắc một số động vật nở nụ "cười duyên": Con hải mã này nở nụ cười rất duyên mỗi khi được chụp ảnh. Điệu cười sảng khoái của một con lợn ỉ ở Việt Nam. Con cừu này dường như muốn khoe hàm răng trắng đều của mình. Nụ cười của loài ếch xanh. Loài gấu nâu cũng biết pha trò Khi gấu lợn cười tủm Khoảnh khắc cười típ mắt của một con cú tuyết. Giây phút hạnh phúc của mẹ con gấu bắc cực. Nụ cười bí hiểm của một con cá sấu. Khuôn mặt trông rất hài hước của loài hải cẩu voi. Dường như cá heo đang kể chuyện ‘tiếu lâm’ Kiểu cười chỉ có ở loài tinh tinh Cá vẹt cũng thích khoe nụ cười trước ống kính máy ảnh. Lừa cũng cười góp vui. Nụ cười hoang dã của mẹ con đười ươi. Lê Hương (Theo Daily Mail)
  9. Chữ ký của Vi Tiểu Bảo hay lắm: "Tâm phải rỗng để an nhiên tự tại." Bạn đã lỡ dùng lý trí nhiều quá. Tâm rỗng đi thì 4 cái kia tự nhiên sẽ được. Chúc bạn thành công, Thân
  10. Nguyên Anh đã chuyển tiền vào tài khoản cô Wild hôm nay ngày 21-10. Nhờ cô kiểm tra giúp.
  11. 10 ngày đại lễ đã xong. Người người vui hội trời trong nắng hồng Xin chúc mừng sư phụ Thiên Sứ ! Chúc thầy mạnh khỏe, tráng kiện để tiếp tục bước tiếp theo. Đã hơn 7 trong số 10 ngày đại lễ thời tiết vô cùng thuận lợi. Cảm xúc đêm nay thật giống như đêm 30 vậy, giao thừa đang điểm. Lý Học Đông Phương - Việt Sử 5000 năm sắp được tôn vinh rồi !!!
  12. 20 năm đầu làm kiếp con người ư ? Sao nó không phải là 20 năm cuối đời nhỉ ? "Các cổ thư đã vạch ra một đời sống ở cõi trần như sau: 25 năm đầu để học hỏi, 25 năm sau để lo cho gia đình đây là giai đoạn tiến sâu vào trần thế, 25 năm sau nữa phải từ bỏ việc đời để lo cho tâm linh, đó là thời điểm quan trọng để đi ngược lên, hướng về tâm linh và 25 năm chót phải từ bỏ tất cả, chỉ tham thiền, quán tưởng ở nơi rừng sâu, núi thẳm (Hành trình về phương Đông - Dr Baird T.Spalding)" Cám ơn cô Wild, bài viết hay lắm ạ.
  13. Miền Trung Hỏi Hà Nội Có Mưa Không? 07/10/2010 10:40:19 - Làm sao để tránh thiệt hại cho dân khi bão lũ bất ngờ? Bài toán ấy lâu rồi vẫn chưa có lời giải?!... Khuya lắm rồi, ngoài trời mưa vẫn không ngừng rơi.... miền Trung ơi, sống chung với bão lũ lâu rồi cũng thành quen, không thấy khổ nữa, nhưng sao vẫn thấy thương quê mình! TIN LIÊN QUAN Quảng Bình: Dân vào hang đá tránh lụt, đẻ trên nóc nhà Vô vọng tìm chồng nơi… biển khơi “Ngày ngàn năm” Cận cảnh rốn lũ Quảng Bình nhìn từ trực thăng Chiều qua, trước phòng dựng phim, Sỹ Hùng- Phó phòng Thời sự (Đài PTTH Quảng Bình) quần ống xắn, ống xả, mặt tái nhợt, vừa nhai lương khô, vừa run. Hùng vừa ở vùng rốn lũ trở về, ăn lương khô cho đỡ đói để vào dựng tin cho kịp giờ lên sóng. Thấy mình, Hùng cười như mếu: "Nước lũ lên nhanh lắm, may mà về kịp". Chiều tối, Duy Toàn gọi về: "Em đi theo trực thăng cứu hộ, không biết vùng nào, trắng xóa cả. Bà con mình ở vùng bị nước lũ cô lập có vớt được mỳ tôm mà ăn không chị hè?". Sáng nay ra chợ, cá rẻ như cho. Lũ vào, dân trở tay không kịp, cá nuôi ở các ao hồ trôi hết. Buông lưới ra đường phố ngập nước cũng kéo được cá. Chị bán cá kể: Em họ chị ở Cự Nẫm (huyện Bố Trạch), sinh đúng ngày lụt lớn. Không có gì để ăn nên cũng không có sữa cho con bú. Người anh trai thương em và cháu, dầm mình cả ngày trong nước bạc, chiều tối mới xin được một tô cơm nguội. Về tới nơi thì em và cháu đã đói lả. May mà còn kịp... Giá miền Trung đừng bão lụt triền miên thì dân mình ở một số vùng quê đâu đến nỗi không tự mình thoát khỏi đói nghèo... Về tới nhà, em họ mình gọi điện, giọng nó ngập ngừng, rầu rĩ: "Chị có tiền... cho em mượn... 1 triệu đồng em gửi vào trường cho cháu. Em định cân con heo, lấy tiền gửi cho cháu đóng học phí tháng này nhưng heo, gà nhà em trôi hết cả rồi". Trưa xem ti vi, đồng nghiệp mình quay cảnh một chị nông dân ở Quảng Tiên (Quảng Trạch) vừa vốc từng nắm thóc giống bị ẩm mốc vì ngâm lâu ngày trong nước lũ vừa buồn rầu nói: Mùa tới không biết lấy gì để gieo. Chiều, nhận được tin nhắn của bạn: "Xin được chia buồn với em, với đồng bào quê em đang phải sống cùng cực trong lũ lụt". Tự dưng nước mắt mình trào ra. Không thương quê làm sao được, lũ lụt cứ triền miên, dân chưa kịp no đủ đã lại mất nhà, mất của, mất cả người thân. Sau 3 ngày lũ lụt, Quảng Bình có 28 người chết, 17 người bị thương, hàng trăm gia đình bị mất nhà cửa, trâu bò, tài sản...Tài sản có thể làm lại được nhưng nỗi đau mất người thân thì nhức nhối tâm can. Cách trận lũ lớn này mấy hôm, làm phim về phong trào thi đua yêu nước ở Quảng Bình, bọn mình đi đến mọi ngóc ngách. Vui mừng vì thấy đời sống của đồng bào mình đã khấm khá lên. Những gương mặt người dân từ miền xuôi đến miền ngược đều rạng ngời vì được cả mùa lúa, mùa biển, mùa nuôi trồng thủy sản. Mình viết những lời bình "có cánh": "Quảng Bình đã đi lên bằng chính nội lực của mình...". Nhưng, chưa kịp mừng thì bão tới. Bão lụt như đã định cư ở miền Trung, lâu lâu chỉ dạo chơi đâu đó rồi lại quay về. Vẫn biết miền Trung là "khúc ruột"... Miền Trung đau thì cả nước đau. Cũng như ngày xưa miền Trung vì miền Nam ruột thịt mà "thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người", "xe chưa qua, nhà không tiếc, đường chưa thông không tiếc máu, tiếc xương". Dân tộc mình là thế, nhân dân mình là thế "Rằng qua lận đận mới hiểu tận lòng nhau"! Nhưng sao mỗi lần nhận hàng cứu trợ người dân quê mình lại thấy chạnh lòng (mình đã từng phỏng vấn nhiều người, họ nói như thế). Chợt nghĩ: Giá miền Trung đừng bão lụt triền miên thì dân mình ở một số vùng quê đâu đến nỗi không tự mình thoát khỏi đói nghèo mà vươn lên cho bằng chị bằng em. Sau lũ lụt là bao nhọc nhằn vất vả để ổn định cuộc sống, là bao nhiêu nỗi lo cánh cánh bên lòng: sách vở cho con đến trường, giống má cho vụ mùa tới, thuốc men để phòng dịch bệnh... Lại nhớ những ca từ trong ca khúc "Về miền Trung" của nhạc sĩ An Thuyên: "Đường về miền Trung giông bão lắt lay, ngọn đèn xóm vắng vẫn thức thâu đêm, mẹ ngồi khâu áo mai con đến trường, mẹ ngồi câu hát bụi bay giọt thương....". Có lẽ chỉ có những ai sinh ra, lớn lên ở miền Trung mới thấm đẫm trong nỗi nhớ những hình ảnh ấy. Hôm qua, đứa bạn ở Hà Nội gọi vào: "Bão lụt nhà có sao không"? Mình trả lời xong hỏi lại: "Hà Nội có mưa không?". Nó cười: "Hà Nội đúng nghĩa mùa thu, nắng vàng, lá vàng, gió heo may...". Người Hà Nội mong mùa thu về để ngắm nắng vàng, bâng khuâng cùng gió heo may. Miền Trung quê mình, mùa thu về thì lo bão lũ. Nhưng cũng mừng, rứa (thế) là Hà Nội không sao. Hà Nội vẫn tổ chức được đại lễ. Phải rứa chứ, nghìn năm có một mà! Thầy mình, một nhà sử học có tiếng ở miền Trung kể: Lần đầu tiên nhìn thấy di tích Hoàng thành Thăng Long, thầy và các giáo sư bàng hoàng xúc động. Nhiều người đã khóc. Ông cha đã để lại cho chúng ta và con cháu chúng ta một di sản văn hóa huy hoàng được cả thế giới ngưỡng mộ. Hà Nội ơi, mưa sẽ thuận, gió sẽ hòa để Hà Nội tổ chức thành công đại lễ như một sự tôn vinh những giá trị văn hóa tinh thần cả dân tộc. Miền Trung bão lũ quen rồi, giờ sống chung với nó. Mà nếu có giống như ai đó nói đùa: Miền Trung gánh bão cho Hà Nội đẹp trời mừng đại lễ thì người miền Trung sẽ không chần chừ, vì Hà Nội là "trái tim của cả nước", là niềm tự hào của cả dân tộc. Quảng Bình cũng đã kịp gửi những người con ưu tú nhất, đó là những người anh hùng, mẹ Việt Nam anh hùng ra Thủ đô dự Đại lễ. Nếu có nhắn gửi gì thì là thủ đô hãy vì cả nước, làm cho thế giới biết văn hóa Việt, tâm hồn Việt không chỉ là trầm tích. Và đừng lãng phí vì miền Trung còn bão lũ, dân mình nhiều nơi còn thiếu đói. Làm sao để tránh thiệt hại cho dân khi bão lũ bất ngờ? Bài toán ấy lâu rồi vẫn chưa có lời giải?!...Khuya lắm rồi, ngoài trời mưa vẫn không ngừng rơi.... miền Trung ơi, sống chung với bão lũ lâu rồi cũng thành quen, không thấy khổ nữa, nhưng sao vẫn thấy thương quê mình! Trần Hồng Hiếu
  14. Nguyên Anh đã chuyển tiền học phí tháng thứ 3 lớp PTNC vào tài khoản cô Hà Hồng Nga ngày 7-10 (750.000 đồng). Nhờ BQT kiểm tra giúp
  15. Nguyên Anh của ít lòng nhiều, xin được đóng góp 200.000 cho đồng bào miền Trung. NA đã chuyển tiền ngày 6-10 Kính mong cô Wildlavender kiểm tra giúp
  16. Cái này giống như hồi xưa tới quốc khánh, lễ hội nhà nước và các tỉnh cho bắn pháo hoa hàng tỉ đồng. Rồi thì bao nhiêu người la ó lên là lãng phí, đất nước ta còn nghèo, để tiền đấy mà giúp dân nghèo thì tốt biết bao :D Làm như cứ đem tiền đấy đi giúp dân nghèo thì dân hết nghèo vậy, nước mới mạnh vậy. Người ta cố gắng rèn luyện 1 cơ thể khỏe mạnh, chứ không phải suốt ngày lo chữa các vết thương. Mọi việc đều có duyên của nó, tùy duyên mà làm.
  17. À, nhìn từ trên trời xuống như mấy hình chụp thì nước Mỹ đẹp thật http://www.lyhocdongphuong.org.vn/forum/public/style_emoticons/default/smile.gif. Thiên nhiên lúc nào cũng đẹp mê hồn Thân, NA
  18. Sư phụ Thiên Sứ cứ yên tâm đi, mấy cái báo này thì đăng tin cho gọi là có đăng thôi, mình cũng đăng lại cho gọi là thông tin cập nhật, cho nó công bằng. Chứ mấy ông này thì nói chuyện đâu cần lý, cũng chả cần nhớ dẫn chứng đầy đủ, toàn là tin manh mún chắp nhặt rồi thành kết luận, rất ẩu. Chúc sư phụ cứ mạnh giỏi, tinh thần thép, anh chị em (mà kể cả toàn dân) ai mà chả mong muốn, ước nguyện cả 10 ngày đại lễ nắng đẹp, trời se lạnh, ngoại trừ chỉ mấy ông này muốn hơn thua, đăng tin có mưa mà đọc thấy giọng văn rất hí hửng... Đúng là nhảm http://www.lyhocdongphuong.org.vn/forum/public/style_emoticons/default/smile.gif
  19. Nguyên Anh xin phép đóng góp 200.000 vào quỹ, không đóng góp cho trường hợp nào cụ thể. NA đã chuyển khoản ngày 01-10-2010
  20. Nó chưa chịu thiệt đâu, nó còn phải tìm cách tuồn ra chứ, 100 tỉ chứ đâu phải chơi, dễ gì. Cái đám bát nháo đó. Có âm mưu hay không cũng ai biết được.
  21. Nguyên Anh cũng xin góp 1 câu chuyện vui, chả là hàng ngày đi làm đều đi qua 1 cây cầu, tên nó là Cầu Chợ Cầu, và cái chợ ngay dưới chân cầu nó tên là Chợ Cầu. (Đường Quang Trung, Quận 12 - TP.HCM) Vậy cái gì có trước ? nhìn thì thấy vui vậy nhưng đâu có khó để trả lời: - Giả sử cái cầu có trước, thì nó dựa vào đâu để gọi nó là Cầu "Chợ Cầu" ? - Như vậy giả sử là cái chợ có trước, vậy thì nó dựa vào đâu để gọi là Chợ "Cầu" ? - Vậy ta thấy, hoàn toàn có khả năng khi cái cầu đang xây (có trước, chưa đặt tên), thì cái chợ mọc ra, và nó ăn theo luôn cái cầu nên gọi là Chợ Cầu. Tiếp theo đó khi cái Cầu xây xong, thấy cái chợ đó rồi thì thôi đặt tên luôn là cầu Chợ Cầu cho nhanh. Khả năng này hoàn toàn hợp lý. Vì nếu lật lại, giả sử cái chợ có trước, thì ta sẽ không thể nào tìm được 1 cách biện luận hợp lý nào để biện minh được tại sao cái chợ lại được đặt tên là chợ "Cầu" cả. Ngoại chăng họ thích đặt vậy. Nhưng đó là chuyện khác, còn đây đang nói về mối quan hệ giữa cái cầu và cái chợ có liên quan với nhau. Vậy là cơ bản chỉ là đặt ra 1 giả thuyết, và dùng giả thuyết đó để biện minh, lý giả, thậm chí quay lại phản biện, xác minh giả thuyết, cho tới khi nào không đúng nữa thì sẽ tìm hướng khác. Chứ anh nào cũng nói lý khoe tài khoe trí thì có mà hết ngày. Có những cái không cần phải thực nghiệm như bài báo trên vẫn biết được cái nào có trước cái nào có sau. Việc này học sinh phổ thông cũng suy ra được.
  22. Sư phụ đẹp trai hén ! Quá xá ngầu, hí hí... Mà đẹp thì hay bị ghét, bị chúng chửi http://www.lyhocdongphuong.org.vn/forum/public/style_emoticons/default/grin.gif
  23. Những bí ẩn phía sau tờ 1 USD Cập nhật lúc :2:02 PM, 12/09/2010 Dù là tờ tiền giấy có mệnh giá thấp nhất của Mỹ nhưng phía sau tờ 1 USD ẩn chứa rất nhiều điều thú vị. Giống như những tờ bạc khác, tờ 1 USD được làm từ một hỗn hợp vải lanh và cotton. Đây là lý do tại sao chúng không bị rách khi dính nước giống như những tờ giấy ở một số nước khác. Nếu nhìn kỹ, chúng ta sẽ thấy những sợi tơ màu đỏ và màu xanh nước biển được đan khắp tờ bạc nhằm ngăn chặn các nỗ lực làm giả. Tuy nhiên, bí ẩn của tờ tiền “nhỏ bé” này là ở hai chữ cái đầu và cuối dãy số series. Chữ cái đầu tiên phải trùng với chữ cái lớn được in đậm phía bên trái mặt tiền, thể hiện nơi nó được phát hành. Chữ A = Boston, B = New York City, C = Philadelphia, D = Cleveland, E = Richmond, Va., F = Atlanta, G = Chicago, H = St. Louis, I = Minneapolis, J = Kansas City, K = Dallas. Giả sử tờ 1 USD có dãy số F73541079N có nghĩa là tờ tiền này được phát hành ở ngân hàng dự trữ liên bang tại bang Atlanta (chữ F), chữ N ở cuối là số lần được in – tương ứng số thứ tự trong bảng chữ cái là 14, với mỗi lần in là 32 tờ có cùng dãy số. Ở phía sau tờ bạc này còn ẩn chứa nhiều bí mật ở hai vòng tròn. Cả hai vòng tròn này đều là quốc ấn của Mỹ. Ở vòng tròn bên trái là một kim tự tháp. Nếu để ý chúng ta sẽ thấy nó phát sáng trên đỉnh và cạnh phía Tây bị khuất bóng tối. Ý nghĩa của biểu tượng này là nước Mỹ muốn triển nền văn minh phương Tây (khi đó Mỹ mới giành độc lập). Kim tự tháp bị cắt đầu nghĩa là công trình của chưa kết thúc, Washington sẽ tiếp tục hoàn thiện. Cụ thể hơn, bên trong đỉnh chóp nhỏ là một con mắt tỏa sáng tứ phương. Đó là biểu tượng cho thần linh vào thời cổ đại, tượng trưng cho trí thông minh. Phía trên kim tự tháp là dòng chữ la tinh: ANNUIT COEPTIS, có nghĩa: Thượng đế chúc phúc cho công việc của chúng ta. Phía dưới in dòng chữ NOVUS ORDO SECLORUM - một trật tự mới bắt đầu. Ngay dưới chân kim tự tháp là con số La Mã MDCCLXXVI. M là 1.000, D là 500, CC là 200, L là 50, XX là 20, VI là 6. Đặt các số này lại với nhau và chúng ta có năm 1776, là thời điểm nước Mỹ ra đời. Ở bên đối diện, vòng tròn bên phải có nhiều chi tiết giống với ấn tín của nước Mỹ - con đại bàng đầu trọc, biểu tượng của chiến thắng. Thứ nhất, nó không sợ bão tố vì đủ sức mạnh và trí thông minh để vượt qua bão tố. Thứ 2, nó không đội vương miện vì nước Mỹ lúc đó vừa đập tan quyền lực của Vua nước Anh George III. Vì vậy, cái lá chắn trước ngực con đại bàng không có dây đeo. Điều đó có nghĩa là quốc gia này từ đây hoàn toàn tự lập. Phía trên lá chắn có một loạt vạch trắng song song: Chúng tôi liên kết với nhau thành một quốc gia. Trước mỏ đại bàng có dòng chữ vắt ngang: E PLURIBUS UNUM, nghĩa là: một quốc gia quy tụ nhiều chủng tộc. Trên đầu đại bàng là 13 ngôi sao 5 cánh tượng trưng cho 13 tiểu bang mới ra đời. Những ngôi sao 5 cánh được sắp xếp theo hình dạng của một ngôi sao 6 cánh. Ngôi sao 6 cánh là biểu tượng của những kẻ thờ quỷ Satan. Đó cũng chính là hình có 6 điểm, 6 góc, 6 mặt phẳng (66), dấu hiệu của những kẻ chống Chúa. Ngoài ra, con đại bàng đang quắp một cành ôliu và một bó tên. Nó quay mặt về cành ôliu nhưng mắt vẫn liếc về phía còn lại với ý nghĩa: Đất nước này yêu chuộng hòa bình nhưng không ngần ngại dùng vũ lực để bảo vệ hòa bình. Bích Diệp (tổng hợp)
  24. Nghĩ cũng buồn cười thật, sao lắm người cứ bấu víu vào nghĩa đen, từng từ từng chữ để bắt bẻ thế nhỉ, rồi từ đó chê bai miệt thị. Miễn là tới lúc đó không mưa thì thôi, tốt rồi phải không nè. Là tiên tri hay siêu năng lực ngăn mưa, nói sao đây để cho 1 số đông hiểu, thôi chi bằng cứ nửa đùa nửa thật vậy lại mà hay, làm cái đám đông đầu đất đó xào xáo lên cho nhộn. Thử hỏi có bao nhiêu người hiểu được thế nào là hiệu ứng con bướm, thế nào là tác động 1 lực nhỏ vào sự khởi nguồn để ngăn chặn (nắn) luồng phát triển theo 1 hướng khác, hay là vừa mở miệng ra giải thích vài từ đã bị chửi là khùng rồi. Bởi vậy, cứ thật mà như đùa, tưởng đùa mà lại thật như vậy hóa ra lại hay :D. Biết đâu đây chính là sự khởi nguồn cho việc "Khôi phục và tôn vinh Việt Sử 5000 năm" phát triển lên 1 bước tiếp theo ?! Chúc sư phụ Thiên Sứ mạnh giỏi.