-
Số nội dung
388 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
-
Days Won
2
Content Type
Hồ sơ
Forums
Calendar
Everything posted by Nguyên Anh
-
Khó hiểu thật !
-
Hình như cụ rùa sắp khỏi bệnh thì phải.
-
Đây cũng là 1 cách suy luận. Nhưng nếu ai đang bay trên trời thì lại thấy trời vuông, đất tròn. Quan trọng là, quy luật vũ trụ có tùy thuộc 1 hệ quy chiếu cụ thể nhất định nào hay không ? Vậy tạm thời cứ coi như đây là câu nói thể hiện nhân sinh quan mà thôi, không liên quan đến quy luật nào sất :) Vài lời góp vui ! NA
-
Anh biết tại sao không ? Tại vì bình thường khi chưa có gì xảy ra, thì người ta cho những lời tiên tri, dự đoán của những người này là "nói lảm nhảm" đấy ! Diễn đàn này cũng đã có biết bao lời dự báo. Nhưng chả ai đếm xỉa đâu. Mà khi biết, họ cũng lại cho là "nói lảm nhảm" hihi Thân, NA
-
Thưa sư phụ và chú Vô Trước, Con thấy, Không thời gian chỉ là cái cảm nhận, cái quan niệm của đối tượng nhận biết (con người) đối với sự vận động và tương tác của vật chất. Từ vô thủy đến vô chung (tạm gọi vậy), dù có gì thay đổi theo cảm nhận của con người, thì cơ bản là các hạt, các nguyên tử vẫn đều đang quay, các điện tử vẫn quay quanh hạt nhân 1 cách đều đặn theo những quy luật vật lý. Mà vạn vật thì đều được cấu tạo từ những loại hạt cơ bản này (tạm gọi là hạt cơ bản). Do đó bản thân chúng không tự ý thức được sự quay của chúng, trong khi sự quay của chúng đang tạo ra vô hình vạn trạng các tương tác và hình dáng khác nhau trong cái vũ trụ này (vạn vật) để mà tự đó vạn vật nhìn lại mà rồi có cảm nhận về không gian, thời gian. 2 khái niệm này chỉ là ảo tưởng. Như Newston nói "Khi vật chất biến mất thì không gian biến mất nhưng thòi gian vẫn con", nhưng Einstein đã nói: "khi vật chất biến mất thì không thời gian cũng biến mất" (Trích "Cái vô hạn trong lòng bàn tay - Trịnh Xuân Thuận") Sư phụ và chú Vô Trước cho ý kiến. Chúc chú Vô Trước nhiều thuận lợi và sớm xuất bản được công trình của chú ! NA
-
Cám ơn bạn, đúng là như bạn nói, chỉ có điều mình nghĩ Linh hồn cũng là vật chất, mà tinh thần cũng là vật chất. Vì chúng đều có tương tác cả. Tạm thời đồng ý, diễn giải này cũng tự nói lên Linh hồn là vật chất Thế nào là tinh thần ? Tại sao Linh hồn lại phải là tinh thần ? Mà thể xác cũng phải theo như thế ? Theo mình, "Cái nhận thức" luôn luôn "có" trong 1 cá thể khi cá thể đó tồn tại dưới dạng thể xác (vật lý) hay linh hồn (không nhìn thấy, nhưng vẫn có các tương tác tùy từng cõi giới như bạn diễn giải bên trên). Cái đó chính là cái cốt lõi thu được qua từng kiếp tu tập. Mình gọi cái đó là tinh thần.Thân, NA
-
Anh hoangnt thử đưa ra vài giải đáp, ý kiến về những câu hỏi trên của anh trước đi. Để mọi người cùng học hỏi. Thân, NA
-
Cám ơn chú Vô Trước, NA sẽ tìm hiểu thêm về vấn đề chú nói. Nhưng cái khó trước mắt là phải định nghĩa được trước Khí là gì, sau đó sẽ là Thần Khí, và các khái niệm Trường Khí Âm Dương. "Dân tộc có một trình độ văn hóa cao, càng văn minh thì họ lại càng chú trọng đến ngôn ngữ văn tự." (Trích Nguồn gốc tiếng Việt Thân NA
-
Đồng ý, Sư phụ. Tít mù nó lại vòng quanh. Cố gắng đi sâu vào để hiểu tại sao có những danh từ như vậy, giống như "Văn Hóa", chưa định nghĩa rõ ràng hàm nghĩa của nó, nhưng vẫn dùng từ xưa đến nay. Chắc chắn những từ này phải được tạo ra với 1 trình độ nhận thức cao cấp, đủ để hiểu đúng bản chất vấn đề và gọi đúng tên nó. Trách nhiệm của những nhà ngôn ngữ học, viện ngôn ngữ quốc gia thật nặng nề, nhưng cũng thật đáng quý. Họ cần phải chính danh lại hết kho từ ngữ Việt Nam để mà làm cơ sơ phát triển giáo dục, phát huy văn hóa dân tộc. Thân, NA
-
Vâng, sư phụ nói đúng ạ, chính danh của từ Tâm Linh hiện nay là như vậy. Do đó ta cần mô tả bằng 1 khái niệm khác để tránh nhầm lẫn. Con tìm trên mạng thì cũng thấy lung tung, chả có định nghĩa nào rõ ràng cả: - http://vn.answers.yahoo.com/question/index?qid=20090602182052AAquUhO : Tâm linh là tâm trạng của linh hồn - http://www.hoalinhthoai.com/?option=ban_tin&view=ban_tin_chitiet&cd_id=20&post_id=1680&lang=vn : Tâm linh chỉ cho cái gì cao cả nhất, sâu sắc nhất trong tâm người. - Còn theo Việt Nam Tự Điển của Mặc Lâm (1968) thì Tâm Linh "là cái trí linh-minh trong tâm" (Tâm là thần-trí linh-minh của người ta để mà cảm giác, suy nghĩ, hiểu biết. Linh = Thiêng). Có thể hiểu là sự nhạy cảm, cái khắc cảm ứng của Tâm, tuy rất nhanh nhưng lại rất chính xác và đáng tin. Do đó bản thân định nghĩa này đã nói lên các hiện tượng tâm linh đã là rất đáng tin, và là 1 sự hiểu biết về thực tại (Trí), đáng tin, chính xác (Linh-minh) chứ không phải là ảo tưởng. Có thể hiểu vậy được không sư phụ ? Nếu có thể dùng 1 danh từ khác để tránh hiểu sai như cách hiểu hiện tại của đa số, thì con nghĩ chắc cũng khó tìm, vì bản thân từ Tâm Linh là đã chính xác ngay từ tên của nó như trên, đó mới là chính danh của nó, chứ không như cách hiểu hiện tại. Gọi là Siêu Hình, Vô Hình, Hiện tượng huyền bí,... cũng được nhưng không thể hiện gần sát nghĩa như Tâm Linh. Nó cũng y như khó xác định được cái điểm không phải Thái Cực được sinh ra khi nào và như thế nào để hình thành thế Lưỡng Nghi vậy, tuy vậy nhưng vẫn đáng tin. Khái niệm này tới đây vẫn dùng mà chả ai biết định nghĩa gốc, nhưng nghe/phát âm lại thấy phù hợp nhất, đáng tin, có lẽ nào nó được tạo ra bởi những trí tuệ uyên thâm khi đã nắm bắt được hết bản chất của những hiện tượng trên ?!. Con suy đoán vu vơ, sư phụ cho biết ý kiến thêm. Nguyên Anh
-
Thưa sư phụ, con có ý kiến như sau Khái niệm Tâm Linh chỉ là 1 danh từ, nên vẫn có thể chấp nhận được, để chỉ những gì mà tạm gọi là huyền bí mà khoa học chưa giải thích được. Nhưng định nghĩa phạm trù của nó như thế nào, bao gồm những vấn đề gì thì rất cần các nhà khoa học tích cực nhìn nhận và phân tích trên tiêu chí khoa học. Cho đến khi nào các vấn đề thuộc phạm trù này dần dần được giải thích sáng tỏ bằng tiêu chí khoa học, thì phạm trù của khái niệm Tâm Linh này sẽ dần dần được thu hẹp, và tự nhiên khi không còn vấn đề nào chưa giải thích được, thì khái niệm Tâm Linh này sẽ tự biến mất và hòa nhập thành khoa học, được công nhận là 1 thực tại hiển nhiên có quy luật. Đây sẽ là 1 con đường có thể mà khoa học hiện tại sẽ dùng để tìm hiểu bản chất các vấn đề tâm linh. Do đó ta vẫn có thể tạm thời chấp nhận khái niệm Tâm Linh để phân loại với Khoa Học là những thực tại đã chứng nghiệm được, nhưng không hiểu sai ý nghĩa của nó như là những vấn đề ảo tưởng, không thực, do trí tưởng tượng của con người, mà nên hiểu là những tập hợp thực tại đang dần được chứng minh bằng tiêu chí khoa học. Bản thân việc chuyển các vấn đề thuộc phạm trù Tâm Linh sang Khoa Học trong quá trình giải thích được bằng tiêu chí khoa học như trên đã đủ chứng minh mọi vấn đề hiện tại thuộc phạm trù Tâm Linh đã là khoa học rồi. Vấn đề chỉ là cần thay đổi 1 cái nhìn, 1 định nghĩa. Con hiểu sai mong sư phụ cho ý kiến. Nguyên Anh
-
Học giả Trung Quốc cũng chưa dám nhận Kinh Dịch của mình 21/03/2011 07:04:18 - Chính các học giả Trung Quốc hiện giờ cũng chưa dám khẳng định "Kinh dịch" là của đất nước họ. Sau khi đọc bài "Kinh dịch là của người Việt" đăng trên Bee.net.vn, dịch giả Nguyễn Trung Thuần, nguyên là nghiên cứu viên ở Hội đồng biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam (nay là Viện Từ điển học và Bách khoa thư thuộc Viện KHXH) đã gửi cho tòa soạn bản dịch mới nhất của bà liên quan đến vấn đề này. Đây là một bài đã được in trên "Thế giới những điều chưa biết" (phần lịch sử, khảo cổ), Nhà xuất bản Giang Tô, Trung Quốc, năm 2008. Đọc bài này ta sẽ thấy chính các học giả Trung Quốc hiện giờ cũng chưa dám khẳng định "Kinh dịch" là của đất nước họ. Xin giới thiệu để bạn đọc tham khảo. Trong cổ thư Trung Quốc có nói “Bào Hy họa quái, Thần Nông tác giá, Hoàng Đế dư phục”. Có nghĩa là: Họ Phục Hy (tức Bào Hy) đã sáng tạo ra Bát quái, họ Thần Nông dạy mọi người trồng trọt, Hoàng Đế phát minh ra dư phục (tức thuyền xe và quần áo – ND). Còn có thuyết nói họ Phục Hy dạy cho mọi người cách nấu nướng thức ăn. Trồng trọt, thuyền xe, quần áo..., tất cả những cái đó đều liên quan đến cuộc sống thường ngày của con người, cho nên xưa nay người ta luôn tỏ ra hết sức sùng kính những người như họ Phục Hy... trong truyền thuyết. Vậy thì, Bát quái là cái gì, nó có công dụng gì, vì sao cổ nhân lại xếp nó vào hàng đầu của các loại phát minh sáng tạo? Bát quái Bát quái vốn có 8 loại đồ hình, được cấu thành từ 2 phù hiệu cơ bản âm dương gọi là hào dương và hào âm. Hai phù hiệu này dùng các hình thức khác nhau chồng liền 3 tầng, để cấu thành 8 loại đồ hình ☰ (Càn), ☷ (Khôn), ☳ (Chấn), ☴ (Tốn), ☵ (Khảm), ☲ (Li), ☶ (Cấn), ☱ (Đoài), gọi là Bát quái.Chúng đại diện cho 8 loại hiện tượng của tự nhiên là trời, đất, sấm, gió, nước, lửa, núi, đầm. Bát quái lại chồng tiếp lên thành từng cặp một, có thể tạo thành 64 quẻ. Quái tượng của 64 quẻ có các thuyết từ khác nhau, gọi là lời quẻ. Lời quẻ cộng thêm những lời văn có liên quan khác chính là nội dung cơ bản nhất của “Chu dịch” (hoặc gọi là “Kinh dịch”) trong “Tứ thư ngũ kinh”. Bát quái được cấu thành từ các hào dương và hào âm cơ bản nhất, có thể đại diện cho trời và đất. Nếu suy diễn thêm nữa, thì lại có thể đại diện cho trong ngoài, nam nữ, cha mẹ, vua và hoàng hậu, cương nhu, lưng bụng, phủ tạng, cơ quan sinh dục của nam và nữ, cùng rất nhiều sự vật đối ứng với nhau khác không chỉ có liên quan đến các hiện tượng tự nhiên, mà còn liên quan đến cả các hiện tượng xã hội nữa. Kiến thức trong đó xem qua có vẻ đơn giản, nhưng kì thực lại hết sức sâu sắc. Trước một bộ “Kinh dịch” lấy lời quẻ làm nội dung cơ bản, có những người giải thích từ phương diện này, có những người phân tích thêm từ phương diện kia, có những người lại phát triển thêm từ một phương diện khác, để viết nên nhiều tác phẩm các dạng, viết thành mười mấy vạn lời, mấy chục vạn lời, thậm chí tới hàng triệu lời muôn màu nghìn sắc, thậm chí còn quái dị, khiến cho độc giả không hiểu nổi, có những chỗ còn đọc không ra, chẳng khác nào một cuốn sách trời. Qua đây, người ta liền nảy sinh nghi vấn rằng chẳng lẽ một thứ phức tạp như vậy mà lại do một nhân vật trong truyền thuyết là Phục Hy sáng tạo ra? Có người cho rằng, hình thức ban đầu là 8 loại đồ hình của Bát quái, rất có thể là các đồ hình văn tự thời thượng cổ, nó được diễn biến từ cách ghi chép kết thừng của người xưa. Vì thế Bát quái còn được gọi là Bát sách, “sách” nghĩa là “thừng sách” (dây thừng), tạo thành văn tự thì có thể ghi lại những sự vật đã gặp phải. Như ☰ (Càn) biểu thị trời, trời là che phủ khắp bên trên liền một dải, cho nên là 3 hào dương hoàn chỉnh; ☷ (Khôn) biểu thị đất, đất bị các con sông chia cắt thành từng mảnh, cho nên là 3 hào âm đứt đoạn; ☵ (Khảm) biểu thị nước, tượng trưng cho sông chảy dưới lòng đất từ những khoảng đứt đoạn, chữ “thủy (水)” trong văn tự tượng hình cổ đại đã được diễn tiến từ đó. Văn tự đồ họa là hình thức ở thời kì xa xưa nhất của văn tự Trung Quốc.. vì thế mà sáng tạo ra Bát quái chính là đã sáng tạo ra văn tự sớm nhất của Trung Quốc, mới đầu nó chỉ có 8 loại đồ hình, nhưng lại rất quan trọng, cho nên đã được xếp vào hàng đầu của các loại sáng chế phát minh thời thượng cổ. Có những người không đồng ý với giải thuyết trên, họ cho rằng Bát quái có khả năng là do người triều Thương dùng giáp cốt để chiêm bốc, đã suy diễn từ các đường vân nứt do bị cháy trên mai rùa mà thành, đó là sáng tạo vào đời nhà Thương, chứ không phải là do Phục Hy sáng tạo ra vào thời thượng cổ theo truyền thuyết. Trong lòng bàn tay có bát quái thập nhị cung, còn gọi là chưởng bát quái Còn “Kinh dịch” thì rất có thể là tác phẩm của thời nhà Chu, rất khó hiểu, cho nên Khổng Tử thời Xuân Thu đọc “Dịch”, vi biên tam tuyệt, tức ban đầu đến cả Khổng Tử đọc cũng không hiểu, đọc đi đọc lại, khiến cho dây da trâu buộc thẻ tre bị đứt tới 3 lần. Cuối cùng khi đã đọc hiểu rồi, Khổng Tử đã chỉnh sửa thêm, và như thế, “Kinh dịch” liền trở thành kinh điển của Nho gia. Vì thế mà nói Khổng Tử đã có công sáng tạo lại “Kinh dịch”.Cũng có những người cho rằng, Bát quái và “Kinh dịch” đại diện cho quá trình diễn tiến nhận thức của người Trung Quốc cổ đại đối với các hiện tượng tự nhiên, hiện tượng xã hội.. Đầu tiên có các hào dương và hào âm với phù hiệu đơn giản nhất, có thể nhờ vào đó để thuyết minh cho cái căn bản của mọi vấn đề trong trời đất. Sau đó phát triển thành 8 quẻ (Bát quái) có thể đại diện được cho 8 loại hiện tượng của thế giới tự nhiên. Rồi lại phát triển tiếp tám tám sáu mươi tư quẻ, có thể thuyết minh cho nhiều hiện tượng tự nhiên và hiện tượng xã hội hơn. Cuối cùng mới có “Kinh dịch” với các lời quẻ là chính, cấu thành một tác phẩm triết học có thể đại diện cho vũ trụ quan, nhân sinh quan... của người Trung Quốc cổ đại. Mỗi một giai đoạn phát triển đều không thể chỉ là sự sáng tạo phát minh của một người nào đó, mà là một quá trình diễn tiến có sự kế thừa và phát triển trước sau, liên tục không ngừng. Nói họ Phục Hy sáng tạo ra Bát quái kì thực là đã quá đơn giản hóa vấn đề này rồi. Giải thuyết cuối cùng trong số 3 giải thuyết trên tuy khá hợp lí, nhưng nó đã phủ định giải thuyết “Bào Hy họa quái” đã được lưu truyền từ mấy ngàn năm nay ở Trung Quốc, nên lại rất khó lòng được mọi người tiếp nhận. Rút cục Bát quái là do ai sáng tạo? Khi còn chưa tìm ra được lời giải đáp tốt hơn, thì vẫn đành phải dựa theo lời trong sách xưa mà qui công về cho họ Phục Hy theo truyền thuyết thôi. Nguyễn Trung Thuần Dịch
-
hihi, mình lại thấy cái nick "dị nhân" nghe mãi lại thấy thân thương Chả sao cả, cũng là 1 cách người ta nhớ đến mình, mà lại ngầu nữa chứ, nó gắn với 1 thời điểm và sự kiện lịch sử. Còn cụ rùa hả, chuyện dài tập của xã hội, kể cả cái bài báo này cũng là chuyện xã hội. Ý kiến riêng: cứu cụ gấp. Góp thêm vào câu chuyện xã hội. Thân, NA
-
Nhiều người đồng ý, nhưng cách chứng minh thì khác nhau. Nếu cách chứng minh lập luận còn nhiều sơ hở thì vô hình chung lại chính là chỗ để những người bảo vệ cho luận Kinh Dịch là của Trung Quốc phản đối, do đó câu chuyện cứ kéo dài mãi, không ngã ngũ, chỉ là cãi nhau tay bo như ngoài chợ. 1 vấn đề lớn mang tính lịch sử như vậy thì cần phải có hẳn 1 hệ thống chứng minh gồm cả những dẫn chứng thuyết phục trên mọi lĩnh vực liên quan, đồng thời phải có trọng tài, nghĩa là những tiêu chí để phân định đúng sai thì mới nhận ra được cái chân lý. Do đó 1 bài ngắn như vậy chắc không đủ để nói hết lên được câu chuyện của nghìn năm, chưa nói có thêm nhiều thuật ngữ, sản phẩm mới lạ (Trung Thiên Đồ) nên rất cần phải được diễn giải, nếu không sẽ càng tạo thêm sơ hở để bị ăn chửi (phản biện ) Mình cũng có cơ hội đọc qua nhiều sự phản biện cách đây dăm năm, minh chứng của 1 số bác, nhưng mình chỉ công nhận các bài chứng minh của tác giả Nguyễn Vũ Tuấn Anh là mang tính logic và hợp lý cao nhất (tạm thời trong tầm hiểu biết của mình thì vẫn chưa thấy mâu thuẫn), có lẽ đó là lý do mình tìm đọc những tác phẩm của ông để hiểu thêm (Tìm về cội nguồn Kinh Dịch, Hà Đồ trong văn minh Lạc Việt, Bí ẩn 60 hoa giáp, etc.). Cái gì bất hợp lý lâu ngày sẽ lòi ra, còn cái gì hợp lý (có tính chân lý), thì nó cứ tồn tại mãi và sẽ còn mãi tương đồng với các vấn đề liên quan cho dù thời gian có qua bao lâu, với bao nhiêu cái mới được sinh ra. Có sao nói vậy, Thân, NA
-
Mình nghĩ, chắc không nên bàn những vấn đề này ở đây, mặc dù là phân tích dưới khía cạnh 1 bài báo, 1 hiện tượng xã hội, nhưng niềm tin tôn giáo thì thường là 1 vấn đề rất nhạy cảm. Cứ để tự nhiên như vậy đi :), anh em mình bàn chuyện khác. Thân, NA
-
Không phải, tiến trình như thế nó mới sát với lịch sử tiến hóa loài người, mà cả cái thế giới này đang công nhận, là vài chục ngàn năm trước người ta vẫn ở trần đóng khố, ăn lông ở lỗ, tiến hóa tới hiện tại bây giờ mới là con người thông minh nhất, hiện đại nhất Đâu chỉ riêng mấy ông viết lại lịch sử dân tộc Việt mới có suy nghĩ như thế này đâu, thật cũng tội cho họ
-
Nguyên Anh xin phép đóng góp 200.000 vào quỹ, không đóng góp cho trường hợp nào cụ thể. NA đã chuyển khoản ngày 02-03-2011.
-
Ai chà, sao hôm nay mới biết là sinh nhật huynh Thiên Đồng vậy cà ?? Thôi tuy trễ vẫn cứ chúc. Chúc sư huynh 1 câu: Vạn sự đều như ý, xuôi chèo mát mái.
-
Cám ơn chú, cháu có 1 vài ý sau: Chú nói Thái Cực mất đi (Nghĩa là A trở thành A', Thái Cực trở thành Đạo, hay mất hẳn ?), đã mất đi rồi, mà Đạo vẫn là bản thể của Thái Cực, nghĩa là A vẫn còn đó, chỉ biến đổi thành A' thôi, chứ đâu mất hẳn đúng không chú ? THeo quan điểm của cháu, cái Bản Thể (định nghĩa của chú) là cái chính, là cái Thực Tại. do đó nếu đặt tên cho nó tùy vào giai đoạn phát triển là Thái Cực hay Đạo thì sẽ vô tình làm phức tạp nó thêm, vì ta cũng chưa biết chắc nó có gia giảm lớn thêm hay nhỏ bớt đi hay không. Nếu không gia giảm, thì vô tình Thái Cực và Đạo (theo định nghĩa của chú) là bằng nhau, nghĩa là vẫn là Bản Thể, vậy là ta đang tranh luận ở phần ngọn, lúc này Thái Cực và Đạo chỉ đóng vai trò là 2 cách gọi khác nhau của 1 cái vẫn đang tồn tại. Do đó cháu cũng muốn chú giải thích về điểm này, là bản thể có gia giảm từ trạng thái Thái Cực sang trạng thái Đạo không ạ ? Nghĩa là ta sẽ thử định lượng Bản Thể. Ý cháu thì là không thể. Kính chú, NA Vâng, cái gì đơn giản thì cứ để nó đơn giản. Theo quan điểm riêng của mình: thì nếu anh HoangNT vẫn muốn tìm tâm vũ trụ, thì mình cho rằng, nó chính là miền giao chung nhất của vạn vật, chính là cái tính Thấy (cái tính chất mà giúp vạn vật được thấy, được nhận biết), nghe cho nó có vẻ Triết học, trừu tượng Thân, NA
-
Cám ơn chú đã trả lời, Cháu có vài ý sau, chỉ muốn tranh luận để học hỏi, mong chú đừng hiểu lầm: Thái Cực cũng là Tính Thấy mà chú ? Nó là thuộc tính chứ ("Tính thấy")? Nhưng chính vì nó là thuộc tính chung nhật của vạn vật trong cái vũ trụ này, nên nó mới chính là bản thể đấy. Cái chung nhất cũng chính là cái Tâm Vũ Trụ, nếu hiểu 1 cách rộng rãi, không bắt bẻ câu chứ.Cháu cũng đồng ý luôn nó là 1 trạng thái của thực tại. Thân, NA
-
Tất cả đều do giáo dục Sư Phụ ạ. Mọi thứ đều do ngu dốt, thiếu hiểu biết. Bản thân không được giáo dục, định hướng tốt mà cũng chả tự học hỏi, cầu tiến, tự giáo dục bản thân cho tốt, nên mới thế. Bởi thế mới nói, đâu phải vô cớ mỗi khi bị giặc cai trị thì đều thực thi chính sách ngu dân ?! Ngu dân thì sẽ dễ bề sai bảo. Nhưng khổ nỗi, biết đâu cái cơ quan mà chịu trách nhiệm chính giáo dục con dân lại cũng có nhiều vị đang xòe tay ra ra như thế ?! Thân, NA
-
Cháu xin mạn phép trả lời ý mình trước, đúng sai xin được thầy Thiên Sứ và chú chỉ bảo. Theo NA, Thái Cực không phải là vật chất, mà gọi là vật chất cũng được. VÌ thực ra ở trạng thái Thái Cực (theo nghĩa của chú Vô Trước hay thầy Thiên Sứ) thì đều không có có, không có không, không có thời gian hay không gian, nói chung thậm chí không có cả định nghĩa Vật Chất và không có cả bất cứ câu hỏi nào, chỉ đơn giản là Thái Cực. Do đó muốn gọi nó là sao cũng được, mà gọi sao cũng không được. Tuy nhiên nếu hiểu Vật Chất (theo định nghĩa của chú Vô Trước) là các trạng thái, sự vật, sự việc cụ thể tiếp theo sinh ra trong giai đoạn Vũ Trụ (Sau khởi nguyên, Thái Cực) thì rõ ràng Thái Cự không phải là vật chất, mà nó là thuộc tính của Vật Chất, bất cứ vật chất nào. Kính mong được chỉ bảo của chú và thầy Thiên Sứ. NA
-
Chú Vô Trước cho cháu hỏi 1 vài câu ạ: - Vậy cái Bản Thể (Đạo của chú hay Thái Cực của thầy Thiên Sứ) nó nằm ở đâu trong chuỗi vận động này ? Nó hòa nhập vào từng sự vật trong giai đoạn Vũ Trụ, hay nó mất đi ? - Nếu theo chuỗi trên thì Thái Cực không xuất hiện ở khúc giữa (giai đoạn Vũ Trụ), vậy thì nó phân biết với Vũ Trụ, vậy lúc này gọi 2 thằng này là Âm Dương phân biệt, vậy Thái Cực có còn là Thái Cực không ? - Nếu theo mô tả Thái Cực (khái niệm của chú) như chuỗi trên, thì Thái Cực và Đạo khác nhau (cũng là theo khái niệm của chú), vậy Thái Cực là 1 thực tại, còn Đạo là 1 cái trừu tượng phải không ? - Hay ý chú là: Thái Cực vẫn là Thái Cực, không mất đi đâu cả, chỉ đổi tên gọi thành Đạo (trong giai đoạn Vũ Trụ, nghĩa là không phải Thái Cực tinh khiết nữa) cho dễ miêu tả cái chu kỳ này, phải không ạ ? NA,
-
Mình in ra thử giao diện diễn đàn chính và các mục con đều bị mất hết bố cục, chỉ có phần trang chủ www.lyhocdongphuong.org.vn in ra vẫn tốt như thường Có gì bí ẩn ở đây vậy BQT ? Thân, NA
-
Ủa, cái giao diện mới này không thấy nút "Cảm ơn". BQT coi giúp ạ. Thân, NA