-
Số nội dung
388 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
-
Days Won
2
Nguyên Anh last won the day on Tháng 6 26 2012
Nguyên Anh had the most liked content!
Danh tiếng Cộng đồng
137 ExcellentAbout Nguyên Anh
-
Rank
Hội viên mới
- Birthday
Xem hồ sơ gần đây
771 lượt xem hồ sơ
-
NA thấy 1 điểm tương đồng trong kinh Phật, kinh Phật cũng đã diễn giải rằng, vật chất cũng là ý thức, là niệm, niệm là tinh thần, hiện tượng tinh thần tích lũy liên tục biến thành vật chất. Hiện tượng vật chất chỉ là 1 huyễn tướng do ý niệm liên tục tích lũy sanh khởi. Bồ Tát Di Lặc nói đại ý rằng, trong 1 giây có khoảng ít nhất từ 1.280.000.000.000.000 đến 1.600.000.000.000.000 niệm liên tục sanh diệt, do đó không cách chi ta phát hiện được các hiện tượng (vật chất, kể cả tinh thần, đều là 1) này là giả (ngoại trừ từ Như Lai bậc Bát Địa trở lên đến Phật mới nắm bắt được các tế niệm này). Nó cũng giống như hiệu ứng 24 hình 1 giây trong điện ảnh nhưng nhanh hơn nhiều.
-
Tôi thì chưa bao giờ bị cả. Nhưng có 1 vài lần cảm giác chuẩn bị như sắp bị đè (nghĩa là mơ màng gần không kiểm soát được ý thức của mình) thì tôi niệm Phật. Thế là hết. Chả bị cái quái gì đè nữa cả. Niệm Phật đi, trước lúc đi ngủ. Tới lúc trong mơ mà vẫn niệm được thì chúc mừng bạn. Thân, NA
-
À vâng Sư Phụ, cách gọi tên và hình tượng ngày trong tiếng Nhật cũng tương tự như vậy ạ. Tuầnshûしゅう週Ngày trong tuầnyôbiようび曜日Thứ haigetsuyôbiげつようび月曜日月 = nguyệt, trăngThứ bakayôbiかようび火曜日火 = hỏa, lửaThứ tusuiyôbiすいようび水曜日水 = thủy, nướcThứ nămmokuyôbiもくようび木曜日木 = thảo, câyThứ sáukin'yôbiきんようび金曜日金 = lkim, vàngThứ bảydoyôbiどようび土曜日土 = thổ = đấtChú nhậtnichiyôbiにちようび日曜日日 = nhật = mặt trời
-
Nguyên Anh xin kính chúc sư phụ và các anh chị em một xuân mới bình yên và hạnh phúc !
-
Hấp dẫn quá, chờ Sư Phụ bình tiếp :) Ủa mà sư phụ sao mấy con chuột này chết hết vậy ? Sự sống gì kỳ vậy ?
-
Đám cưới hồi nào lẹ vậy ta. Xin chúc mừng Thiên Anh và bà xã sống với nhau luôn được hạnh phúc. Tình yêu, sự tin tưởng, và thủy chung sẽ giúp 2 vợ chồng vượt qua hết mọi khó khăn. Thân chúc răng long đầu bạc !
-
NA ủng hộ bác Xuyền 500.000, QTV chuyển giùm về trung tâm, NA sẽ ghé lấy. NA sẽ chuyển sớm cho QTV cuối tuần sau do đang bận công tác. Cám ơn nhiều Thân, NA
-
NA muon mua cuon Sach nay, QTV co tk vietbcombank ko ? Cam on
-
Vậy mua zippo đi anh, Mỹ chính gốc, chắc để bữa nào mua cho sư phụ, nhưng Sư Phụ chơi đóm không, đâu có biết quẹt :)
-
Cám ơn thầy rất nhiều, quá nhiều điều để học từ thầy, mỗi lần nghe lại 1 lần thấm. Kính chúc thầy thật nhiều sức khỏe ! Ôi, kiến thức thật là đẹp và đầy mê hoặc. Trí tuệ thật thần thánh !
-
Sao đăng ký mua sách lại nằm trong topic này vậy sư phụ ? khó thấy quá. Sư Phụ cho con đặt 5 cuốn ạ.
-
Con kính chúc sư phụ luôn dồi dào sức khỏe và nhiều niềm vui ạ !
-
Người cuối cùng nắm bí quyết “chiếc bàn ma thuật” 04/09/2012 3:35 Ông là người cuối cùng của làng mộc Văn Hà nức tiếng một thời (xã Tam Thành, H.Phú Ninh, Quảng Nam) nắm giữ bí quyết chế tác những chiếc bàn tự xoay. Chúng tôi gọi đó là “chiếc bàn ma thuật” bởi chỉ cần áp nhẹ bàn tay lên mặt bàn, trong một thời gian ngắn, mặt chiếc bàn tự chuyển động tròn đều với tốc độ tăng dần một cách kỳ bí. Câu chuyện về chiếc bàn này có nhiều “dị bản”, tuy nhiên chỉ ông - người làm ra nó - kể mới thực sự chính xác. Chiếc bàn tự hành Tên khai sinh là Đinh Thạch nhưng người dân địa phương thường gọi ông là Thẩm, một lão thợ mộc giàu kinh nghiệm, thầy của không biết bao thế hệ thợ mộc thành danh. Ông năm nay đã 93 tuổi nhưng tay đục, tay cưa vẫn rắn rỏi. Nói về “chiếc bàn ma thuật”, ông bỗng hào hứng bởi khi lùi về quá khứ, ông được gặp lại mình của thời trai trẻ. Thời mà tự tay mình, ông có thể làm ra những bàn có mặt tự thân nó có thể quay được mà đến nay khoa học vẫn chưa có sự giải thích nào thỏa đáng. Chiếc bàn tự xoay khởi nguyên tại làng mộc Văn Hà. Và chỉ có người Văn Hà mới biết cách làm nên những chiếc bàn đó. Nhưng trải qua nhiều biến cố của lịch sử, đến thời điểm những năm 30 thế kỷ trước, người Văn Hà cũng không còn nhớ cách làm chiếc bàn này. Năm đó ông Thẩm hơn 20 tuổi, đã có 3 năm tuổi nghề. Bàn tay ông khéo léo đến mức chạm trổ hình thù thế nào trên gỗ cũng y như thật. Thế nên ông được cha và các bác cho đi theo dựng nhà gỗ cho người ta tại H.Tiên Phước (Quảng Nam). Như một sự tình cờ thiên định, ông được một ông lão cho xem chiếc bàn này. “Hồi đó, tôi được nhiều người kể về chiếc bàn tự xoay nhưng tìm mãi khắp làng cũng không thấy. Nhiều người bảo những chiếc bàn tại H.Tiên Phước là do thợ mộc làng tôi làm ra nhưng hỏi cách làm thì không ai biết. Mãi đến khi tôi được một cụ ông cho xem, tôi mới hình dung được cách làm như thế nào. Làm được bàn và để bàn tự xoay phải có một bí quyết”, ông Thẩm nói. Mày mò tự làm với tâm niệm, ngôi làng nơi khai sinh chiếc bàn thì ít ra cũng có một cái để “nói chuyện với con cháu”, ông Thẩm ngày đêm nghiên cứu. Rã từng chi tiết để nắm nguyên lý, cuối cùng ông đã làm nên chiếc bàn có mặt tròn y như cái ông đã nhìn thấy. Nhưng bàn vẫn không thể tự xoay, bởi theo ông Thẩm dù chiếc bàn đã được hoàn thiện, nhưng cái cốt lõi là khung giá đỡ không phải là gỗ mít. Ông Thẩm phải tháo ra đóng lại thì chiếc bàn mới có thể tự quay. “Bí quyết rồi một ngày tôi sẽ tiết lộ. Còn vật liệu để làm nên chiếc bàn này tiên quyết phải là lõi gỗ mít. Lõi gỗ phải già, trên 40 năm càng tốt hoặc gỗ mít chưa già lắm nhưng lại cũ, để lâu. Nguyên cả bàn là gỗ mít hoặc lẫn lộn các loại gỗ khác nhau đều được, tuy nhiên để bàn xoay, mặt bàn, gọng đỡ, giá đỡ phải là gỗ mít”, ông Thẩm cho biết. Theo ông Thẩm, “chiếc bàn ma thuật” được người làng Văn Hà làm ra với mục đích để đựng đồ cúng bái. Trong các dịp giỗ tổ tiên hay lễ tết, người làng ông thường dùng chiếc bàn này để đựng lễ vật biểu thị sự trang nghiêm và tôn kính. Để thuận tiện cho việc bài trí các món ăn, người ta thiết kế mặt bàn gắn chân đế thông qua một trục cố định. Khi cúng, người ta có thể dùng tay xoay tròn mặt bàn. Nhưng rồi nhiều lần dùng bàn để cúng bái, người ta đã vô tình phát hiện tính năng tự xoay hết sức đặc biệt.Từ phát hiện tình cờ Hiện tại làng Văn Hà chỉ còn một chiếc bàn tại nhà anh Trần Ngọc Tuấn (39 tuổi). Đã nhiều người đến xem chiếc bàn tự xoay và ngỏ ý mua nhưng anh quyết không bán. Anh Tuấn cho biết: “Chiếc bàn có cấu trúc 3 phần. Trong đó, phần chân đế là gỗ mun có đầu gọt hình trụ tròn để tạo thành khớp nối với mặt bàn. Giữa khớp nối này, người ta còn thiết kế một khung tạo thành khối hình chữ nhật, gồm 8 trụ nhỏ bằng gỗ mun”. Theo ông Thẩm, khi chế tác phải tuân theo nguyên mẫu với kích thước định sẵn. Tổng chiều cao của bàn là 80 cm, trong đó, khung khối hình chữ nhật gắn liền mặt bàn với chân đế cao khoảng 20 cm. Quan trọng nhất là mặt bàn phải rộng 65 cm và nhất thiết đúng với quy định này. Để “khởi động” vòng xoay của bàn, người sử dụng cần phải đi chân trần tiếp xúc trực tiếp với mặt đất. Tùy vào số người đặt tay lên mặt bàn mà thời gian để mặt bàn chuyển động có thể nhanh hay chậm. Vậy nên, hôm chúng tôi đến, vợ anh Tuấn là chị Nguyễn Thị Thôi (35 tuổi) đã nhờ thêm 3 đứa cháu trai đến cùng đặt tay vào mặt bàn để bàn tự quay nhanh hơn. Sắp xếp mọi thứ, ba người cùng úp tay vào mặt bàn. Quả nhiên, sau khoảng ba phút, phía dưới mặt bàn bắt đầu phát tiếng kêu rắc rắc, rồi dần xoay theo chiều kim đồng hồ. Điều khiến những người chứng kiến kinh ngạc là mặc dù chiếc bàn đã rất cũ và giữa khớp nối này khá chắc, có vẻ như đã lâu chưa được xoay nhưng khi úp hờ bàn tay thì mặt bàn lại tự chuyển động. Khi rút bàn tay ra, mặt bàn dừng lại đột ngột. Tiếp tục theo sự hướng dẫn của ông Thẩm, chúng tôi đặt ngửa bàn tay lên mặt bàn. Và cũng chỉ sau ba phút, mặt bàn lại tự xoay, lần này theo chiều ngược kim đồng hồ. Hỏi về nguyên tắc tự xoay của chiếc bàn, ông Thẩm thật bụng: “Tôi cho rằng, chiếc bàn hoạt động theo nguyên tắc cấu khí âm - dương nào đó rất đặc biệt. Tôi có bí quyết để làm chiếc bàn nhưng để giải thích tại sao mặt bàn tự xoay thì tôi chưa làm được”. Ông Thẩm năm nay tuổi cũng đã cao và chỉ còn ông nắm giữ bí quyết làm chiếc bàn này. Tuy nhiên, chị Thôi (vợ anh Tuấn) tâm sự, ông sẽ truyền lại bí mật này cho chồng chị. Hoàng Sơn BẠN ĐỌC PHẢN HỒI Nguyễn Đình SơnCó lần tôi lên Lâm Đồng và cũng gặp 2 chiếc bàn trong một ngôi chùa nào đó không nhớ rõ, nhưng 2 chiếc bàn này quay không phải giống như bài viết, mà là theo sự điều khiển của lý trí con người, tức là lúc đặt sấp bàn tay lên mặt bàn, khi muốn quay theo chiều kim đồng hồ thì ta chỉ cần nghĩ quay phải còn khi muốn quay ngược chiều kim đồng hồ thì ta suy nghĩ là quay trái (không giống đặt sấp tay và ngửa tay như bài viết) là mặt bàn sẽ quay.hotewaBàn này ở Đà Lạt có 2-3 cái thì phải, mình đã thử rồi, bàn còn có thể xoay theo suy nghĩ nữa, nếu áp tay vào bàn và nghĩ "bên trái" thì bàn sẽ xoay trái, nếu nghĩ bên phải thì bàn sẽ "xoay phải". Lúc đầu thì mình không tin cứ tưởng người thử chung xoay nhưng khi một mình làm thử thì thật sự kinh ngạc. Cha ông ta giỏi thật.
-
Gặp "thần nước" với tuyệt kỹ nhìn xuyên lòng đất 20/08/2012 09:03:10 Mặc dù đã 73 tuổi nhưng hễ ai gọi điện, dù cách xa hàng trăm km, ông vẫn vui vẻ xách “bảo bối” lên đường. Người đàn ông kỳ lạ ấy đã dùng chính “dòng điện” chạy trong cơ thể để điều khiển hai que sắt hình chữ L, “bắt” dòng nước nằm sâu trong lòng đất phải lộ diện giúp dân. Hơn 60 năm nhìn xuyên thấu lòng đất và 20 năm lặn lội ngược xuôi lên rừng xuống biển đi bắt mạch nước, ông Trần Huy Hoàng (73 tuổi, ở xóm 12, xã Quỳnh Giang, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) đã được nhiều người vinh danh là “thần nước”. Mục sở thị “bảo bối” của “thần nước” Với biệt tài “bắt mạch” nước trăm phát trăm trúng, ông Trần Huy Hoàng được nhiều người vinh danh là “thần nước”. Và đến nay, ngôi vị đó vẫn chưa có ai “tranh” được. Hơn 60 năm gắn bó với nghề, ông là “vị thần” cứu cánh cho hàng trăm gia đình và hàng ngàn héc-ta cà phê, cao su… Có lẽ vì cái biệt tài đó mà chúng tôi không quá nhiều khó khăn để tìm được nhà ông. Dẫu đó chỉ là ngôi nhà nằm sâu trong con hẻm ngoằn nghèo của huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An). “ Thần nước” 73 tuổi Trần Huy Hoàng đang biểu diễn khả năng đặc biệt của mình.Rót nước mời khách, ông Hoàng hồ hởi chia sẻ, từ đầu mùa nắng đến giờ, ông “chạy sô” suốt ngày. “Thần nước” vừa trở về từ chuyến đi “bắt mạch” dài ngày cho đồng bào các huyện miền Tây Nghệ An. Nghỉ ngơi ở nhà vài hôm cho lại sức rồi ông lại vào với người dân miền Nam. Buổi nói chuyện với chúng tôi bị gián đoạn liên tục vì chuôn điện thoại của ông kêu dồn. Đó chủ yếu là các cuộc gọi cầu khẩn nhờ bắt giùm mạch nước. Ông Hoàng cho biết, từ đầu năm đến giờ không mấy khi có mặt ở nhà. Bởi lịch làm việc của ông kín mít. “Thần nước” cho biết, nhiều lúc, do cường độ làm việc quá dày đặc, trong khi tuổi đã bước sang “xưa nay hiếm” nên ông thấy có phần mệt mỏi. Tuy nhiên, vì biết người dân không có nước uống nên chỉ cần nghe ở đâu có nhu cầu “xin” mạch nước là ông lại tức tốc sắp xếp hành lý, dụng cụ đồ nghề lên đường. Những chuyến đi rong ruổi khắp các miền Nam - Bắc, đồng bằng hay tít các huyện miền núi xa xôi, ông cụ 73 tuổi này vẫn không nề hà. “Thần nước” cười, ông bảo: Chỉ cần nơi đâu đang đói nước là ông sẵn sàng xách “bảo bối” đi. Nhắc đến “bảo bối”, ông “à!” lên một tiếng rồi đi vào phòng lấy ra hai que sắt hình chữ L ra khoe với chúng tôi. Theo quan sát của PV, hai chiếc que sắt nhỏ bằng chiếc đũa được mài nhọn một đầu. Chỉ vào đồ nghề nhỏ gọn của mình, ông bảo: “Cái la bàn của tui đó. Nếu không có nó thì tui không thể tìm ra được nguồn nước”. Thấy khuôn mặt khách có phần tò mò, nghi ngại, ông vui vẻ thể hiện cho chúng tôi xem. “Thần nước” đứng phắt dậy, hai tay cầm hai đầu que sắt, tập trung cao độ vào chúng. Lạ thay hai qua sắt bỗng dưng cử động, lúc đầu chậm rồi mạnh dần. Ông cho biết, người ta cũng cầm que này thử đã nhiều nhưng không ai có khả năng tìm được mạch nước ngoài ông. Mặc dù có người làm cho nó cử động được nhưng không đạt đến độ bắt được mạch nước. “Để lôi được những mạch nước nằm sâu trong lòng đất lên phục vụ cho bà con, tôi phải vận dụng dòng điện trong người để điều khiển hai que sắt này. Chiếc que lắc mạnh về hướng nào là mạch nước ở hướng đó”, ông Hoàng chia sẻ thêm. Hai que di chuyển theo hướng mọc và lặn của mặt trời. Sau một hồi lắc lư, hai que chĩa thẳng về đâu thì đích thị ở đó có mạch nước. Việc “bắt mạch” đòi hỏi phải có sự tập trung cao độ. Ông dồn hết mọi giác quan trong cơ thể để “mở” “con mắt thần” dò mạch nước. Tuy nhiên, vì sao “thần nước” có thể dò trăm phát trăm trúng đến nay không ai giải thích được. Tuy nhiên, sự tập trung cao độ khi làm việc khiến ông mất sức rất nhiều. Thỉnh thoảng thời tiết thay đổi, ông lại thấy nhức buốt ở đầu. Ông Hoàng tiết lộ với PV, từ ngày rong ruổi với cái nghề chẳng giống ai này, ông chưa bao giờ béo. Mặc dù, vợ và các con chăm sóc ông rất chu đáo. Nhiều người nhìn thấy ông cứ cầm hai que sắt đi đi lại lại nghĩ rằng việc bắt mạch nước đơn giản. Nhưng kỳ thực, công việc này tiêu tốn khá nhiều năng lượng. Nếu trong người nếu mệt mỏi, không thoải mái hoặc vội vàng hấp tấp đều không thể “bắt” được nước. Trong Nam ngoài Bắc, ông đều đã đặt chân đến “biểu diễn” tài nghệ của mình. Tuy nhiên, “thần nước” bảo, điều ông vui nhất là làm cho những người tin tưởng tuyệt đối vào khả năng thần kỳ của mình. “Đến những nơi được mọi người tôn trọng, tôi thấy phấn khởi lắm. Phát hiện ra mạch nước sẽ được họ tin tưởng ghi nhận và yêu quý. Người dân hiểu tôi làm thật chứ không nghi ngờ này nọ”, ông Hoàng tâm sự. Được biết, “mắt thần” của ông Hoàng không có phản ứng với các mạch nước đã qua tiếp xúc không khí. Nhưng chỉ cần dưới lòng đất có mạch nước ngầm tự nhiên, ông sẽ “bắt” được chính xác, dù mạch nước ở sâu hàng trăm mét. Ông Hoàng có thể “nhìn” được về độ lớn nhỏ của mạch nước, hướng đi của dòng chảy…Tuy nhiên, ông không thể dò được độ nông sâu của mạch nước. Chính vì thế, việc khoan tìm nguồn nước có lúc gặp khó khăn. Không ít trường hợp người ta đào mãi không thấy nước đã nghi ngờ khả năng của ông. “ "Bảo bối” giúp “Thần nước” Hoàng bắt mạch nước trăm phát trăm trúng.60 năm đi giải con khát cho đời Năm 1950, ông Hoàng bắt đầu phát hiện ra mình có khả năng kỳ diệu này. Khi đó, nước ta đang chiến tranh loạn lạc, dân chúng đói nghèo. Mùa hè năm ấy, trời hạn hán, cậu bé Hoàng mới tròn 11 tuổi đã tự mình đi dò mạch nước để cứu sống mình và bà con xung quanh. Nghe cha dạy, người xưa có kinh nghiệm đi đến đâu thấy có mạch giếng nước thì họ sẽ xây dựng chùa chiền ở đó nên ông cũng tập tành dựa vào đó để suy luận tìm mạch. Năm 14 tuổi, ông theo cụ thân sinh học nghề và bắt đầu công việc giúp dân. Ngày trước, cha ông Hoàng cũng làm nghề bắt mạch. Nhưng ông cụ chỉ dùng xâu tiền trinh chứ không dùng que sắt. Theo ông Hoàng, cách “thăm nước” từ đời cha truyền cũng chính xác nhưng khá mất công và tốn thời gian. Sau đó, ông cải tiến sang dùng kim đồng hồ có chất sắt. “Thần nước” cứ rà đi rà lại trên mặt đất, tuy nhiên, dụng cụ này cũng không khả quan hơn “bí quyết” cha truyền lại là mấy. Sau một thời gian tập tành, đi nhiều, tích lũy được thêm kinh nghiệm, cộng với sự gợi ý của nhiều người, ông đã chế tạo ra “bảo bối” đang dùng. Bắt đầu từ năm 1994, ông sử dụng hai que sắt hình chữ L rong ruổi giúp dân. Đến nay khi tuổi đã cao, chân đã mỏi, ông Hoàng đã nghĩ đến sự nghỉ ngơi. Tuy nhiên, trong lòng vẫn canh cánh nỗi lo thất truyền. Ông Hoàng có tám người con. Họ đều đã chọn cho mình một công việc ổn định và không ai theo nghề của ông. Tâm sự về nghề, ông bảo: “Cuộc đời tôi đã trải qua không biết bao công việc, từ đốt vôi, làm gạch ngói, chăn nuôi bò sữa…nhưng vì tâm huyết với cái nghề “thăm nước” nên cuối cùng không công việc nào thành công cả. Tại tôi thấy, nước cần lắm, nên khi người dân gọi, tôi không làm ngơ được”. Nhiều người nghĩ ông làm nghề này chắc kiếm được nhiều tiền, nhưng ông Hoàng khẳng định, mình làm việc không phải vì tiền. Khi giúp làng trên xóm dưới, ông không bao giờ lấy công. Vì với ông việc “bắt mạch thăm nước” là sứ mệnh mà cuộc đời mình đã được giao phó, nên khi sức đã muốn nghỉ nhưng chỉ một cú điện thoại cầu cứu, bàn chân ông lại cứ thế bước đi. Chưa ai học được “tuyệt chiêu” của “thần nước” Được biết hiện nay, “thần nước” 73 tuổi này vẫn đang mong muốn làm sao có thể truyền được khả năng đặc biệt này cho nhiều người. Mặc dù ông sẵn sàng dạy “nghề” miễn phí cho bất kỳ ai có nhu cầu học nhưng đến nay vẫn chưa có “đệ tử” nào luyện được “chiêu” bắt mạch nước. Ông Hoàng cho biết, thời gian vừa qua cũng có một vài giáo sư ngoài Hà Nội vào để tìm hiểu, thử sức. Tuy nhiên, người nào có khả năng thì cũng chỉ làm cho que sắt hơi nhúc nhích. Duy chỉ có cô con gái út hiện đang làm kế toán cho một doanh nghiệp là có triển vọng hơn cả. Nhưng cô gái này chia sẻ, cô không có ý định nối nghiệp cha. Ông Hoàng cũng tiết lộ thêm, cách đây không lâu, có một thầy địa lý, phong thủy ở Sài Gòn vô nhà ông xin được học nghề. Ở người đàn ông này toát ra một dòng điện có thể điều khiển được hai que sắt hình chữ L ấy. Tuy nhiên, người này chỉ muốn dừng lại ở cấp độ hiểu biết thêm một khả năng chứ không có ý định gắn bó lâu lài. (Theo Người Đưa Tin)
-
Nguyên Anh xin phép đóng góp 300.000 vào quỹ, không đóng góp cho trường hợp nào cụ thể. NA đã chuyển khoản ngày 4-8-2012