dinhmenh

Thành viên diễn đàn
  • Số nội dung

    38
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

Danh tiếng Cộng đồng

19 Good

About dinhmenh

  • Rank
    Mới gia nhập
  • Birthday
  1. Những bài thuốc trị chứng gầy còm Trong khi nhiều người mắc chứng béo phì, thì một số người khác lại mắc chứng gầy còm và hậu quả cũng rất nghiêm trọng. Theo y học cổ truyền, chứng gầy có nhiều thể và do các nguyên nhân khác nhau: Thứ nhất là do dương hư, gồm: dương hư khí suy - thường người mệt mỏi, lười vận động, ê ẩm, dễ bị ngoại hàn tác động làm tổn thương kinh phế. Dùng bài thuốc gồm: nhân sâm 6g, hoàng kỳ 12g, nhục quế 5g, bạch truật 9g, cam thảo 6g, trần bì 6g, đương quy 12g, ngũ vị tử 6g; do tỳ dương hư - thường là hậu quả của tỳ khí hư, hoặc ăn uống sống lạnh, làm tổn thương tỳ dương. Biểu hiện thường là, ăn ít, người lạnh, mệt mỏi, đau bụng, sôi bụng, tiêu lỏng, sắc mặt bệch hoặc vàng sạm. Bài thuốc dùng gồm: nhân sâm 6g, can khương 6g, bạch truật 6g, cam thảo 6g; do thận dương hư - thường do người vốn dương hư, bệnh lâu không khỏi hoặc lao tổn quá độ, hoặc già yếu thận dương không đủ. Triệu chứng sợ lạnh, chân tay lạnh, tiêu phân sống, lưng đau mỏi ê ẩm, tiểu nhiều, sắc mặt bệch. Bài thuốc dùng gồm: thục địa 8g, sơn dược 4g, sơn thù 4g, trạch tả 3g, phục linh 3g, đơn bì 3g, quế chi 3g, phụ tử 1g. Thứ hai là do âm hư, gồm có: thận âm hư - thường do tinh bị tổn thương, hoặc mất máu, mất tân dịch, hoặc nóng quá làm âm bị tổn thương, hoặc do uống thuốc nhiệt quá mức, hoặc các tạng phủ khác có âm hư gây nên. Biểu hiện thắt lưng đau, gối mỏi yếu, ù tai, chóng mặt, họng khô, di tinh, mất ngủ, ra mồ hôi trộm. Bài thuốc gồm, thục địa 8g, sơn thù 4g, sơn dược 4g, trạch tả 4g, phục linh 3g, đơn bì 3g; can âm hư - thường do thận âm hư, thận thủy không dưỡng được can mộc. Biểu hiện đau đầu, chóng mặt, tai ù, mắt khô, sợ ánh sáng, dễ cáu gắt, hay bị chuột rút. Bài thuốc dùng gồm: đương quy 12g, bạch thược 12g, xuyên khung 12g, thục địa 12g, toan táo nhân 4g, mộc qua 8g, cam thảo 6g, mạch môn 6g; vị âm hư - thường là giai đoạn sau của bệnh nhiệt, do nhiệt làm tổn thương tân dịch. Triệu chứng: không muốn ăn hoặc biết đói song không ăn, sốt nhẹ, táo bón. Bài thuốc có: sa sâm 12g, mạch môn 10g, đường phèn 4g, sinh địa 12g, ngọc trúc 6g; âm âm hư - thường do nguồn sinh hóa của huyết thiếu, hoặc mất máu, hay tâm hỏa cang thịnh hoặc thần bị tiêu hao quá độ. Triệu chứng: mất ngủ, hay giật mình, hay quên, ra mồ hôi trộm. Bài thuốc dùng có, bá tử nhân 12g, kỷ tử 12g, mạch môn 12g, đương quy 12g, xương bồ 8g, phục thần 10g, huyền sâm 12g, thục địa 16g, cam thảo 6g; do phế âm hư - thường là vì bệnh lâu phế âm suy, hoặc nhiệt tà làm tổn thương phế, hoặc mất nhiều mồ hôi, tân dịch thiếu không dưỡng được phế. Triệu chứng: ho khan, họng khô, tiếng khàn, người gầy. Dùng bài thuốc gồm, sa sâm 8g, mạch đông 12g, ngọc trúc 8g, sinh cam thảo 4g, tang diệp 6g, sinh biển đậu 6g, thiên hoa phấn 6g. Sắc uống ngày 1 thang. Thứ ba là khí hư, phế khí hư - triệu chứng: lười nói, tiếng nói nhỏ, hay đứt quãng, tự ra mồ hôi, dễ cảm, lúc nóng lúc lạnh, người mệt mỏi. Bài thuốc dùng gồm: nhân sâm 8g, hoàng kỳ 16g, thục địa 12g, ngũ vị tử 8g, tử uyển 6g, tang bạch bì 16g; tâm khí hư - thường do có tuổi, khí hư. Bài thuốc gồm, nhân sâm 10g, mạch môn 15g, ngũ vị tử 6g; tỳ khí hư - thường do cơ thể vốn suy yếu, lao lực, ăn uống không điều độ làm tổn thương tỳ khí, dẫn đến tỳ khí hư. Biểu hiện: ăn ít, ăn xong thấy trướng bụng, mệt mỏi. Bài thuốc có: nhân sâm 12g, bạch truật 12g, bạch linh 12g, cam thảo 8g, trần bì 9g, bán hạ 12g, sa nhân 6g, mộc hương 6g. Thứ tư là do huyết hư, gồm có: tâm huyết hư - triệu chứng: hồi hộp, mất ngủ, hay giật mình, chóng mặt, sắc mặt không đẹp. Bài thuốc gồm, đương quy 16g, xuyên khung 12g, bạch thược 12g, thục địa 12g; can huyết hư: Triệu chứng, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, đau cạnh sườn, dễ giật mình, nữ thì kinh không đều, hoặc không có kinh. Bài thuốc gồm, đương quy 10g, thục địa 12g, xuyên khung 8g, bạch thược 12g. Theo Thanh Niên
  2. Di sản phi vật thể của nhân loại đang bị “phá cách”! Trần Văn Hoàng Nguồn: baodulich.com.vn Tiếng chiêng tội nghiệp lạc lõng trong sự hỗn loạn Cồng chiêng Tây Nguyên, di sản phi vật thể của nhân loại được UNESCO công nhận ngày 25.11.2005, hiện đang bị “phá cách” từng ngày dưới chân núi Langbiang huyền thoại, do chính những người “con buôn làng” lạm dụng quá mức để phục vụ khách du lịch. Tình trạng trên đã được báo động từ lâu, song chưa thấy ngành văn hóa tỉnh Lâm Đồng có động tĩnh gì. Cuối tuần đi xem cồng chiêng 18giờ30 một ngày thứ 7, chúng tôi có mặt tại nhà ông K`răm Jăn Tẹ ở khu phố Bon Đưng (thị trấn Langbiang). Đón tiếp chúng tôi, ông hồ hởi: “Tối nay ở đây có một đoàn hơn 400 khách đến từ miền Tây, họ đều là công chức nhà nước, các anh ở lại tham gia luôn cho vui”. Đúng 19giờ, 6 chiếc xe biển số 53S… lần lượt dừng ngay trước cửa nhà K`răm Jăn Tẹ. Đón đoàn du khách từ miền sông nước miệt vườn là 3 chàng trai trong trang phục “phá cách” nửa truyền thống, nửa hiện đại, đứng bên trái cặm cụi “đấm” chiêng; 3 cô gái đứng bên phải, tay cầm đuốc, nở những nụ cười rất tươi chào đón khách. Một cách chào đón mà được các hướng dân viên (HDV) du lịch đánh giá là “chu đáo, bài bản và chuyên nghiệp” nhất ở vùng núi Langbiang nói riêng và toàn TP.Đà Lạt hiện nay. Trong diện tích chừng 200m2, những dãy ghế được kê sát nhau cho khoảng 400 khách ngồi. Trong bầu không khí đang nhốn nháo bởi tiếng hò hét, la ó… bỗng dưng từ đâu có tiếng hú vang trời, những câu thần chú bí ẩn kêu gọi thần linh vang lên. Mọi người ngơ ngác nhìn quanh không hiểu chuyện gì đang diễn ra. Một người tự xưng là già làng bước ra, cầm theo những cây đuốc, trao cho trưởng đoàn và cùng nhau hát bài Nối vòng tay lớn trong tiếng đàn Organ. Bài hát chưa dứt, “già làng” giới thiệu về nguồn gốc hình thành và đặc điểm của Đà Lạt, dân tộc Lạch, huyền thoại núi Langbiang, những phong tục tập quán của đồng bào miền núi nói chung,… Tiếng chiêng trầm hùng, thổn thức; giọng ca thánh thót của những sơn nữ trong những điệu hát da diết ước mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt đẹp… được “gò” lại trong một không gian hỗn tạp, chật chội, nhố nhăng...Những du khách không hiểu thế nào là giao lưu văn hóa cồng chiêng, thì cứ cười và cười. Những du khách ngoại quốc cứ tròn xoe mắt, họ không hiểu chuyện gì đang diễn ra trước mắt. Với thời gian chừng 2 tiếng đồng hồ, có nhiều tiết mục được trình làng: trò chơi vận động mạnh “giành ghế có thưởng”, khiêu vũ, nhảy disco,… thậm chí có cả những chàng “đực rựa” trong vai sơn nữ được cử ra giữa đám đông giúp vui cho mọi người. Nhiều du khách xem đó là niềm vui, thi nhau chụp hình, đuổi bắt,… 30 triệu đồng một buổi giao lưu cồng chiêng Hiện nay, toàn thành phố Đà Lạt có khoàng 20 đội phục vụ giao lưu văn hóa cồng chiêng, chủ yếu tập trung ở thị trấn Langbiang. Với chiều dài chưa đầy 2km, Langbiang đã có tới 13 đội cồng chiêng hoạt động phục vụ du lịch. Mỗi đội có khoảng 16 người, 8 nam và 8 nữ với đủ mọi lứa tuổi. Mỗi buổi giao lưu “văn hóa” thường kéo dài khoảng 2 giờ và như được “lập trình” sẵn: giới thiệu lịch sử nguồn gốc hình thành, văn hóa, phong tục, tập quán, quan niệm của mỗi dân tộc,… Sự thương mại hóa cồng chiêng được thể hiện rõ rệt, đã tạo ra một sức hút mãnh liệt: có những đoàn khách bỏ ra hơn 30 triệu đồng chỉ để “mua” 2 tiếng đồng hồ chơi trò chơi vận động, ca hát, xem đánh cồng chiêng, nhảy múa quanh đống lửa, uống rượu cần, ăn thịt nướng,… Ông K`răm Jăm Tẹh cho biết: “Vào mùa cao điểm, chúng tôi đón được khoảng 300 người mỗi đêm. Có tháng, chỉ riêng rượu cần đã tiêu thụ hết gần 1.000 ché”. Với mức phí thu 50.000 đồng/ người/ đêm, thì những đêm giao lưu cồng chiêng tổ chức tương tự như gia đình ông K`ra Jăm Tẹh thu về một khoản tiền khổng lồ. Đúng là cái giá xứng đáng của di sản phi vật thể thế giới. Vì thế mà hiện nay cả thị trấn Langbiang, nhà nào cũng có nghệ nhân phục vụ ở những đội cồng chiêng, có nhà tới 2 - 3 người. Nhiều người ngày ngày lên rẫy, tối về lại “hóa thân” thành những nghệ sỹ nhảy múa, ca hát và đánh chiêng. Chúng tôi không phủ nhận hiệu quả kinh tế mà hoạt động giao lưu cồng chiêng này mang lại cho người dân vùng thị trấn Langbiang, nhưng chỉ xin lưu ý một điều: Phải mất hàng ngàn năm mới hình thành nên một nét đẹp văn hóa miền núi rừng – cồng chiêng Tây Nguyên; những nhà nghiên cứu cũng đã bỏ ra biết bao nhiêu thời gian, công sức sưu tầm, nghiên cứu, thuyết trình để UNESCO công nhận Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là 1 trong 43 di sản của 46 quốc gia. Vì thế, đừng vì lợi ích kinh tế trước mắt mà biến Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên thành một món hàng mua bán! Đây thực sự đang là một vấn đề hết sức nhức nhối đối với những người tâm huyết với Tây Nguyên. Những điều đang diễn ra dưới chân núi Langbiang huyền thoại chẳng lẽ lảnh đạo ngành Văn hóa tỉnh Lâm Đồng không biết?
  3. Quả vải và vị thuốc lệ chi Vải là một quả ngon trong mùa hè. Về thành phần hóa học, cùi vải chứa protid, glucid, acid hữu cơ, caroten, các muối khoáng Ca, Fe, P, các vitamin B1, B2, C; đặc biệt, hàm lượng đường cao chủ yếu là glucose, saccharose. Hạt vải có 1-1,5% tanin, saponosid.Ngoài việc dùng ăn tươi, quả vải còn có tác dụng chữa bệnh từ lâu đời với tên thuốc trong y học cổ truyền là lệ chi. Các sách thuốc cổ có ghi: “Thường xuyên ăn vải sẽ bổ não, ích trí, khai vị, lợi tỳ, làm mạnh khỏe, rất tốt cho người mới ốm dậy, suy nhược, gầy yếu; dưỡng da làm đẹp nhan sắc chữa được nhiều bệnh. Cùi vải phơi khô là thuốc bổ nguyên khí, rất có lợi cho sức khỏe của người cao tuổi và phụ nữ”. Cùi quả vải (lệ chi nhục) được dùng phổ biến dưới dạng nước giải khát với cách chế như sau: Chọn những quả vải chín đỏ, 1kg, bóc vỏ và hạt (để riêng), chú ý không làm nát cùi. Lấy 3 lít nước đã hòa tan 0,5kg đường kính và 5g acid citric, đun sôi trong khoảng 5-10 phút. Khi nước còn ấm, cho cùi vải vào rồi đựng trong lọ kín, đun cách thủy khoảng 20 phút để diệt khuẩn. Để nguội, nút kín. Khi dùng, lấy nước và cùi vải ra cốc, pha thêm nước đun sôi để nguội cho đủ ngọt để uống. Đây là loại đồ uống ngon, mát, rẻ tiền trong mùa hè với tác dụng thanh nhiệt, chỉ khát, bổ dưỡng, tiêu độc. Cùi vải phơi khô 10 quả, phối hợp với đại táo 5 quả, thái nhỏ, sắc với 200ml nước còn 50ml, uống trong ngày là thuốc dưỡng huyết, bổ tỳ, chống tiêu chảy. Để chữa nấc, lấy cùi vải khô 7 quả, gừng tươi 6g, nấu với đường đỏ mà dùng. Người ta cho rằng Dương Quý Phi đời nhà Đường (Trung Quốc) nhờ ăn quả vải thường xuyên mà đã trở thành một tuyệt thế mỹ nhân thời đó. Nhưng cũng có người cho rằng ăn nhiều vải sẽ phát nhiệt, rối loạn chuyển hóa đường trong cơ thể, gây chảy máu cam, sinh mụn nhọt, nhất là đối với trẻ nhỏ. Hạt vải (lệ chi hạch) thu hoạch khi ăn cùi, đem bổ đôi, đồ qua hơi nước, rồi phơi khô để tránh bị sâu mọt. Thường dùng loại hạt to, mẩy, màu đen sáng bóng. Dược liệu có vị hơi đắng, ngọt, chát, tính ôn, có tác dụng ôn trung, lý khí, tán kết, chỉ thống chữa tinh hoàn sưng đau, đau bụng kinh, dạ dày lạnh đau, thoát vị bẹn. Liều dùng hằng ngày 3-6g dưới dạng thuốc sắc. Thường dùng phối hợp với các loại thuốc khác trong những trường hợp sau: Chữa đau bụng khi hành kinh hoặc sau khi đẻ: Hạt vải đốt tồn tính (không để cháy thành than) 20g, hương phụ sao 40g, tán nhỏ, trộn đều, mỗi lần uống 8g với nước muối nhạt hoặc nước cơm, ngày 2-3 lần. Chữa tinh hoàn sưng đau: Hạt vải, vỏ quýt xanh (thanh bì), quả hồi, ba thứ lượng bằng nhau, sao qua, tán nhỏ, rây bột mịn, uống mỗi lần 8g với rượu. Chữa đau nhức răng: Hạt vải gọt vỏ ngoài, lấy nhân, sấy khô, tán bột, rây mịn. Khi dùng, chấm thuốc vào chỗ răng đau làm nhiều lần trong ngày. Chữa đau dạ dày, viêm ruột: Hạt vải 3g, mộc hương 2g, nghiền thành bột, uống với nước nguội, chia uống 3 lần/ngày. Chữa sôi bụng, đau quặn, tiêu chảy: Hạt vải (gọt vỏ, lấy nhân) 100g hoắc hương 100g, vỏ rụt 100g, trần bì 80g, hương phụ 70g, sa nhân 50g, vỏ vối 20g. Tất cả thái nhỏ, sao khô, tán rây thành bột mịn. Ngày uống hai lần, mỗi lần 12g hãm với nước sôi, rồi chắt lấy nước trong uống. Chú ý: Người bị chứng hàn thấp, khí trệ không được dùng. DS. Đỗ Huy Bích Báo SK&ĐS
  4. Điều trị huyết áp thấp bằng bài thuốc đơn giản Bác sĩ Thúy An Theo sức khỏe và đời sống Theo Tổ chức Y tế thế giới, huyết áp thấp là biểu hiện của sự rối loạn chức năng vỏ não của trung khu thần kinh vận mạch. Bệnh nhân được coi là huyết áp thấp khi trị số huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa) dưới 90mmHg (milimét thuỷ ngân) và huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu) dưới 60mmHg. Có hai loại: huyết áp thấp tiên phát (do thể trạng) và huyết áp thấp thứ phát (do các bệnh lý khác). Những người huyết áp thấp thường có biểu hiện: mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, giảm tập trung trí lực, khi thay đổi tư thế có thể choáng váng, thoáng ngất hoặc ngất. Theo Đông y, huyết áp thấp thuộc chứng huyễn vựng (huyễn là hoa mắt, vựng là chóng mặt). Nguyên nhân phổ biến của bệnh này là do khí huyết hư làm cho não thiếu sự nuôi dưỡng gây nên chứng hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, váng đầu, sắc mặt nhợt nhạt, tay chân yếu run, mạch vô lực... Để điều trị huyết áp thấp phải đưa huyết áp về trị số bình thường sau đó duy trì để tránh tái phát. Dưới đây là một số bài thuốc dành cho người bị huyết áp thấp:Bài 1: Hạt sen 30g, táo đỏ 10g, gừng tươi 6 lát. Tất cả sắc với nước uống ngày 2 lần. Hạt sen. Bài 2: Ngũ vị tử 25g, nhục quế 15g, quế chi 15g, cam thảo 15g. Sắc nước uống ngày 2 - 3 lần, uống một đợt từ 3-7 ngày. Khi huyết áp tăng lên bình thường thì uống tiếp một đợt từ 3-6 ngày nữa.Bài 3: Thục địa 12g, trích cam thảo 6g, bạch truật 12g, đương quy 12g, xuyên khung 8g, phục linh 12g, đẳng sâm 12g, hoàng kỳ 16g, bạch thược 12g. Sắc uống ngày 1 thang. Bài 4: Nhân sâm tán bột 25 g, tử hà sa (tán bột) 50 g. Trộn với mật ong, mỗi lần uống từ 3 đến 5 g, ngày uống 2 lần vào buổi sáng và trưa. Bài 5: Đảng sâm 15g, mạch môn 9g, ngũ vị tử 5g, hoàng kỳ 15g, nhục quế 2-4g, trích cam thảo 9g, phù tiểu mạch 30g, táo 5 quả. Sắc uống mỗi ngày một thang, chia làm 2 lần. Bài 6: Trứng gà tươi 1 quả, gừng tươi 1 nhánh. Rửa sạch gừng thái lát, cho vào nồi, cho thêm 1 cốc nước lã, đun nhỏ lửa đến khi cạn còn 1/3 cốc thì đập trứng gà vào khuấy đều, đun tiếp 2 phút. Sau đó bắc ra ăn nóng, ngày 1 lần, ăn liền trong 5 ngày.
  5. Hoàng thành Thăng Long: Khẳng định giá trị, nhưng còn tranh cãi Theo Khánh Linh Cả ngày 24/11/2008, Hội thảo quốc tế "Nhận diện giá trị khu di tích Hoàng Thành Thăng Long sau 5 năm nghiên cứu so sánh (2004 - 2008)" tập trung phân tích đánh giá kết quả 5 năm nghiên cứu khu di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu. Những nghiên cứu sâu, công phu về vật liệu kiến trúc, các di vật tiền cổ, đồ gốm ngự dụng, đồ sành... đều góp phần đề cao giá trị của khu di tích trung tâm Cấm thành Thăng Long, và hội thảo không phải dừng lại để thảo luận, tranh luận. Dấu vết nền cung điện thời Lý ở Hố A20 - Di tích Hoàng Thành Thăng Long Ngược lại, việc nhận diện các mặt bằng kiến trúc tại khu khai quật lại là điểm nóng của hội thảo cả về thời gian lẫn những ý kiến đa chiều, va chạm. PGS Tống Trung Tín thừa nhận, "nhận biết dấu tích của các di tích dưới lòng đất Thăng Long rất khó khăn bởi tầng văn hóa dày, các di tích dày đặc đan xen, chồng xếp và cắt phá nhau rất phức tạp", phải dựa trên nhiều yếu tố khác nhau còn lại trong tầng văn hóa: dấu tích mặt bằng kiến trúc nhà, dấu tích giếng nước, dấu tích móng đường đi (hay tường bao) và dấu tích cảnh quan khu vực. Theo đó, tính đến thời điểm này, các nhà khảo cổ học đã tìm ra 4 mặt bằng kiến trúc thời Đại La (thế kỷ 7-9), 3 kiến trúc thời Trần, 1 kiến trúc thời Lê (thế kỷ 15 - 18), và áp đảo về số lượng là 50 mặt bằng kiến trúc thời Lý (thế kỷ 11-12). Tại hố A20, hố lớn nhất trong toàn bộ diện tích 19.000 m2 đã được khai quật cũng dày đặc dấu vết kiến trúc thời Lý. Năm 2007 cũng đã phát hiện kiến trúc Bát giác đầu tiên tại khu C, xác định niên đại thuộc thời Lý, được phán đoán có nhiều khả năng là công trình kiến trúc kiểu điện Thiên Khánh, điện Trường Xuân có ghi trong chính sử. Quy hoạch kiến trúc thời Lý mang tính thống nhất cao, thời Trần tiếp thu xuất sắc những thành tựu của thời Lý nhưng đến thời Lê thì có sự thay đổi hoàn toàn: xây dựng chồng lên kiến trúc Lý Trần, mở mang mạnh về phía Tây... Đây là những kết quả có được sau 5 năm nghiên cứu của các nhà khoa học. Các chuyên gia Nhật Bản, TS Kazuto Inoue (Viện nghiên cứu Di sản văn hóa Nara), GS Ueno Kunikazo (Trường ĐH nữ Nara) đã rất gắn bó, tâm huyết với việc nghiên cứu khu di tích HTTL. TS Kazuto Inoue với 30 năm kinh nghiệm nghiên cứu khai quật khảo cổ học ở các thành cổ Nhật Bản đã dành rất nhiều thời gian (hai năm 2006, 2007) để cùng các chuyên gia Việt Nam tìm ra trục tọa độ phù hợp với phương hướng các kiến trúc đang được nghiên cứu, theo đó lưới tạo độ sẽ lệch khoảng 5 độ về phía Đông so với trục chính gốc. Với những kiến trúc hình lục giác tìm thấy trong quá trình nghiên cứu, TS Inoue phỏng đoán đó sẽ là những tháp nhiều tầng nhỏ (mặt bằng hình lục giác), còn các chuyên gia Việt Nam lại khẳng định đó là những kiến trúc lầu - các. Về thước đo chuẩn của từng thời kỳ, cơ sở quan trọng để tìm hiểu tổng thể mặt bằng di tích, đã được TS Inoue tính toán kỹ lưỡng dựa trên vị trí của các đá tảng chân cột, so sánh với những tư liệu thước đo của thời Tống. Bước đầu tìm ra thước đo được sử dụng trong xây dựng thời Lý là 29.9 cm. Đánh giá cao vai trò của thước đo chuẩn, nhưng nhiều chuyên gia trong nước tỏ ra chưa tin tưởng con số 29.9 cm, bởi thước đo chuẩn cũng liên tục thay đổi qua cách thời kỳ. Theo TS Phan Thanh Hải (Trung tâm bảo tồn Di tích Cố đô Huế), thời Nguyễn dùng hai thước đo khác nhau, để thiết kế công trình thì dùng quan mục xích (42.4 cm), còn đường đi và cổng vào, cũng như thiết kế lăng mộ, lại theo thước 38.5cm. TS Nguyễn Hồng Kiên (Viện Khảo cổ học) lại cho rằng không nên cứng nhắc khi nghiên cứu phế tích, cũng như việc quy nạp chỉ từ một vài con số khoảng cách cột trụ là hơi vội vã, bởi nhóm của TS Kiên đã nghiên cứu hàng nghìn viên gạch nhưng vẫn chưa tìm ra được một bội số chung để có đơn vị đo chuẩn thời Lý. Nhận định của GS Ueno về những kiến trúc tường ngăn còn tạo ra những tranh luận sôi nổi hơn. PGS - TS Nisimura Masanari (trường ĐH Kansai, Nhật Bản) nhận định: "Trong việc nghiên cứu dấu tích kiến trúc KTTL, móng trụ sỏi, đường gạch là tường bao, hay nền đường sẽ dẫn tới những khác biệt lớn về nhận thức kiến trúc", và ông chất vất người đồng hương "tại sao lại xác định hiện tượng đường gạch là nền của tường bao?". PGS Tống Trung Tín còn đưa ra ví dụ cụ thể về đường gạch kiên cố ở khu Đoan Môn với cách nói rất "cảm thán": "Nếu đây là tường thì điện Thiên An, trung tâm của HTTL Lý, Trần sẽ phải có vị trí khác. Nhận thức của chúng tôi thì đây là đường đi, do vị trí cũng như cách viền hoa chanh ở hai bên, lại có lát gạch vuông. Nhưng dấu tích GS Ueno nói về khu A rất hay, chúng tôi sẽ phải suy nghĩ. Nếu kiểm tra được từ Đoan Môn vào điện Kính Thiên, sẽ làm sáng tỏ hơn nhiều"... GS Ueno đưa ra giả thiết rằng nền điện Kính Thiên (chính là điện Thiên An thời Trần) có thể giữ nguyên, nhưng trục thay đổi, dẫn đến việc xác định vị trí đường đi hay tường bao có thể thay đổi. Theo tinh thần của hội thảo, sắp tới sẽ có cuộc khai quật trong khuôn viên Thành cổ Hà Nội để có thể đưa ra những nhận định chính xác hơn. Có thể thấy giữa các chuyên gia Nhật Bản và các nhà khoa học thuộc Viện Khảo cổ học Việt Nam đang có những khác biệt trong nhận diện mặt bằng kiến trúc, "những khác biệt hết sức bình thường trong khoa học" theo nhận định của nhiều GS đầu ngành có mặt tại hội thảo. Cũng như, cả PGS Tống Trung Tín và TS Ionue đều khẳng định đây chỉ là chặng đường đầu tiên trong nghiên cứu lâu dài với một di tích hết sức quý giá ở tầm nhân loại. Ngày mai (25/11), hội thảo sẽ tiếp tục với hai chủ đề: Nghiên cứu so sánh giữa HTTL với hệ thống các kinh đô trong khu vực châu Á, và Quy hoạch bảo tồn - phát huy giá trị khu di tích HTTL.
  6. XẠ CAN (Rhizoma Belamcandar Chinensis) Hồng Sơn (Theo Y học cổ truyền Việt Nam) Xạ can Xạ can còn gọi là cây Rẽ quạt, Biển trúc là thân rễ phơi hay sấy khô của cây Rẽ quạt (Belamcanda sinensis (L) DC) thuộc họ Lay ơn (Iridaceae), có mọc khắp nơi ở nước ta. Tính vị qui kinh: Vị đắng, tính hàn. Qui kinh Phế. Theo các sách cổ: Sách Bản kinh: vị đắng tính bình. Sách Trấn nam bản thảo: tính hơi hàn, đắng cay, có độc ít. Sách Lôi công bào chế dược tính giải: nhập Phế, Can, Tỳ. Sách Bản thảo kinh thư: nhập thủ thiếu dương, thiếu âm, quyết âm. Thành phần chủ yếu: Trong Xạ can có Glucozit: Belacandin (C24H24O12), tectoridin (C22H22O11), Iridin (C24H28O4), Magiferin và Shekanin (Xạ can tố). Tác dụng dược lý: A.Theo Y học cổ truyền: Xạ can có tác dụng: thanh nhiệt giải độc, khu đờm lợi yết, trị các chứng hầu họng sưng đau, đàm thịnh ho suyễn. Các sách cổ ghi: Sách Bổn kinh: " Chủ khái huyết thượng khí, hầu tý yết thống khó thở. Tán kết khí, phúc trung tà nghịch, ẩm thực đại nhiệt". Sách Danh y biệt lục: " trị huyết cũ ( huyết ứ) tại tâm tỳ, ho, mồm hôi, tán nhiệt khí trong ngực". Sách Dược tính bản thảo: " trị hầu tý thủy tương bất nhập thông nữ nhân nguyệt bế, trị chủ khí ( mệt mỏi), tiêu ứ huyết". Sách Nhật hoa tử bản thảo: "tiêu đàm, phá trưng kết, hung cách mãn, phúc trướng, khí suyễn khai vị hạ thực, tiêu thủng độc, trấn can minh mục". Sách Bản thảo cương mục: " giáng thực hỏa, lợi đại trường, trị ngược mẫu".B.Theo kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại: Thuốc có tác dụng chống nấm ngoài da và chống virut đường hô hấp. Ứng dụng lâm sàng: 1.Trị viêm đường hô hấp trên cổ sưng đau: có thể dùng độc vị hoặc phối hợp thêm các vị thuốc nhuận phế hóa đàm lợi yết như: Hoàng cầm, Cát cánh, Cam thảo, Khoản đông hoa. Xạ can 6 - 16g, sắc uống, ngoài dùng Xạ can tươi giã nát đắp ở cổ trị viêm họng cấp. Xạ can, Hoàng cầm, Cát cánh mỗi thứ 12g, Cam thảo 8g, sắc nước uống.2.Trị viêm phế quản thể hen hoặc hen phế quản: thuốc có tác dụng hóa đàm bình suyễn. Xạ can Ma hoàng thang (Kim quỷ yếu lược): Xạ can, Ma hoàng mỗi thứ 8g, Khoản đông hoa 12g, Tử uyển 12g, Khương bán hạn 8g, Tế tân 4g, Ngũ vị tử 6g, Gừng tươi 3 lát, Đại táo 3 quả sắc nước uống. Trị hen thể hàn tốt. 3.Trị Chyluria (chứng đái đục): Mỗi ngày dùng Xạ can 15g, sắc nước uống gia đường vừa đủ chia 3 lần uống hoặc làm thành viên uống 10 ngày là 1 liệu trình. Trường hợp bệnh đã lâu gia Xuyên khung 9g, Xích thược 12g, nước tiểu có máu gia Sinh địa, Tiên hạc thảo mỗi thứ 15g. Tác giả đã trị 104 ca, tỷ lệ khỏi 90,4% (Tạp chí Trung y 1981,5:364). Một tác giả khác, Tống kiến Hoa dùng Xạ can mỗi ngày 12, 15, 20, 25g, sắc nước chia 3 lần uống. Trị 87 ca, kết quả khỏi 85,1% (Tạp chí Trung y 1986,11:66). Liều thường dùng: 6 - 10g. Ghi chú:Theo tài liệu của Giáo sư Đỗ tất Lợi: " Xạ can được coi là vị thuốc chữa sốt, đại tiểu tiện không thông, sưng vú, tắt tia sữa, chữa kinh nguyệt đau, thuốc lọc máu. Có nơi dùng chữa rắn cắn: nhai nuốt lấy nước, bã đắp lên nơi rắn cắn".
  7. Ma ám nhà triệu phú Ông Rashid (32 tuổi) là một triệu phú với tổng tài sản khoảng 25 triệu đô la. Khi mua biệt thự Clifton 52 phòng tại Nottinghamshire vào tháng 11 năm 2006 với giá 3,6 triệu đô la, ông đã nghĩ nó là nơi hoàn toàn xứng đáng cho cuộc sống của một triệu phú như mình. Nhưng chỉ sau 8 tháng cư ngụ tại đây, ông và gia đình đã phải rời bỏ cả tòa nhà. Ông cho biết, hàng loạt hiện tượng ma quỷ xảy ra trong ngôi biệt thự chính là nguyên nhân. “Những con ma không muốn cho chúng tôi ở đây." - ông nói. Nhà triệu phú Rashid (32 tuổi) Hiện tượng ma quái đầu tiên xảy ra chỉ vài giờ sau khi cả gia đình gồm ông, cô vợ Nabila 25 tuổi và 4 đứa con của họ dọn đến biệt thự. "Có tiếng gõ vào tuờng, và tất cả chúng tôi nghe thấy giọng một người đàn ông: "Xin chào, có ai ở đó không?" Và hai phút sau, vẫn giọng nói đó lặp lời. Tôi liền xem xét một vòng, nhưng cửa sổ và cửa chính đều đang khóa." Sau sự kiện khó hiểu này, không có gì bất thuờng xảy ra cho đến ngày một cô hầu gái nhìn thấy một cái bóng màu xám ngồi trên giường của cô ta. Mọi chuyện trở nên càng lúc càng đáng sợ khi con ma bắt đầu biến thành các con ông Rashid. "Một lần vợ tôi xuống nhà pha sữa cho con nhỏ lúc 5 giờ sáng và thấy đứa con gái lớn đang xem tivi. Cô ấy nhận ra có điều gì đó kì lạ, nên đã lên gác để kiểm tra và thấy con bé đang nằm ngủ. Cho đến khi chúng tôi thấy những dấu máu xuất hiện trên tã của đứa con nhỏ, vợ tôi nói cô ấy không thể chịu đựng thêm nữa." Biệt thự Clifton Ngôi biệt thự này được xây dựng từ thời người Noóc Măng, có 17 phòng ngủ, 10 phòng khách, 10 phòng tắm, 1 phòng tập thể dục và 1 phòng chiếu phim. Vua Charles I đã từng ở đây vào năm 1632. Theo như lời đồn, có một phụ nữ mặc đồ trắng đã nhảy từ một cửa sổ xuống đất chết, và người ta còn nói những đường hầm ngầm dưới tòa nhà là chỗ ở của... quỷ Sa tăng. Ðến tháng 8 năm ngoái, gia đình ông Rashid đã dọn khỏi tòa nhà, nhưng không ai chịu mua lại nó cả. Với hy vọng đuổi con ma ra khỏi ngôi biệt thự, nhà triệu phú đã cầu cứu Hội Nghiên Cứu Hiện Tượng Siêu Linh Ashfield, trụ sở gần Sutton-in-Ashfield. Ông Lee Roberts, người đứng đầu hội và là một sĩ quan cảnh sát đã nói: "Biệt thự Clifton là nơi duy nhất khiến tôi thấy sợ. Nó mang đến một cảm giác ma quái." Ông cho biết, 2 thành viên của hội đã ngất xỉu sau khi nhìn thấy bóng ma của một đứa bé trai. Ông Rashid đã định biến nơi đây thành địa điểm tổ chức đám cưới, nhưng không được cấp giấy phép. Ông phủ nhận tin đồn mình bịa ra câu chuyện ma để cứu cánh cho việc làm ăn thất bại. Hiện thời ông và gia đình sống tại vùng Wollaton thuộc Nottingham. Ông cho hay, mình chưa bao giờ tin vào ma quỷ cho đến ngày chuyển đến biệt thự Clifton. Darren Brookes - nhân viên bảo vệ an ninh của biệt thự suốt 5 năm nay - cho biết, một số nhân viên của ông thẳng thừng từ chối làm việc tại đây vì sợ. Ông tiết lộ: "Tôi thường xếp ca cho một số người hoàn toàn không biết gì về ngôi nhà này, và chỉ sau một đêm đi trực, họ bỏ việc ngay lập tức." Hik, lại thêm một biệt thự ma ám nữa vào danh sách những ngôi nhà ma của nước Anh! (Theo Kênh 14)
  8. Bài thuốc cổ truyền điều trị chứng viêm, loét dạ dày tá tràng Các vị thuốc: 1. Nghệ vàng, còn gọi là khương hoàng, uất kim. 2. Sắn dây còn gọi là cát căn, cam cát căn. 3. Quả chuối hột, chuối chát, xanh, non. Ba vị bằng nhau, rửa sạch, thái mỏng phơi khô, sao dòn, tán bột mịn trộn đều, cất nơi khô ráo. (Nếu không trồng củ sắn dây thì dùng bột sắn dây thay thế, nghiền mịn trộn đều với các vị trên). 4. Mật ong tốt 1-2 lít. Cách dùng và liều lượng: 1. Trước 3 bữa ăn, lấy 1 cái cốc sạch cho vào 150 ml nước sôi để nguôi. Cho 3 muỗng cà phê (15g) bột thuốc và 1 thìa cà phê mật ong (10 cc) khuấy cho thuốc tan đều. 2. Sau khi ăn xong thì uống cốc thuốc này, trước khi uống nước. Uống 1 ngày 3 lần sau 3 bữa ăn. Sáng - trưa - tối. Hiệu quả điều trị: 1. Chứng viêm dạ dày (viêm hang vị, niêm mạc, cuống dạ dày và hành tá tràng): Uống liên tục từ 30-45 ngày có hiệu quả. 2. Chứng loét dạ dày hành tá tràng: Phải uống liên tục từ 90 ngày đến 120 ngày có hiệu quả lành vết thương. Có khá nhiều người đã dùng đều đạt kết quả. Cần lưu ý: Trước khi dùng thuốc phải nội soi, chụp X.quang để biết rõ chứng trạng và sau khi dùng thuốc nên nội soi hoặc chụp X.quang lại để thấy hiệu quả. Phải chuẩn bị đủ thuốc để uống liên tục, đừng uống gián đoạn, hiệu quả sẽ giảm. Tìm hiểu tính năng tác dụng các vị thuốc, theo tài liệu cổ: 1. Nghệ vàng: Vị cay, đắng, tính ôn vào 2 kinh can và tỳ. Có tác dụng: Phá ác huyết, huyết tích, kim sang và sinh cơ, chỉ huyết. Thường dùng trong bệnh đau dạ dày, vàng da, phụ nữ sinh xong đau bụng. Đàn bà có thai không nên dùng. 2. Sắn dây (bột sắn dây) vị ngọt, cay, tính bình vào 2 kinh tỳ và vị. Có tác dụng giải cơ, thoái nhiệt, sinh tân, chỉ khát. 3. Mật ong: Bách hoa tinh. Vị ngọt tính bình, vào 5 kinh: Tâm, phế, tỳ, vị và đại tràng. Có tác dụng: Thanh nhiệt, bổ trung, nhuận táo, hoạt trường giải độc, hết đau. Chữa bệnh loét dạ dày và ruột, an thần chữa nhức đầu, ho khan, viêm họng. 4. Chuối hột chưa có tài liệu nghiên cứu cụ thể nhưng trong dân gian thường dùng quả chuối hột làm vị phụ tá rất cần thiết trong điều trị chứng viêm loét dạ dày, tá tràng và dùng cho một số bệnh chứng khác như phong thấp v.v… Lưu ý: - Trong ăn uống kiêng mỡ động vật, các chất kích thích: Rượu bia, thuốc lá, cay, nóng, ăn các thức ăn mềm. Nếu xét thấy không kiêng được thì đừng dùng thuốc này vì kém hiệu quả có khi phản tác dụng. - Dùng củ sắn dây thái phơi khô, xay bột tốt hơn dùng bột sắn dây. Lương y Trần Văn Thà www.nongnghiep.vn
  9. Chế tạo kim cương từ tro cốt người chết Kim cương gắn liền với khái niệm vĩnh cửu. Vì thế mà Algordanza, một công ty nhỏ ở Thụy Sỹ, nhận chế tạo đồ trang sức kim cương từ tro cốt để người sống có thể tưởng nhớ thân nhân đã mất ở mọi nơi. Với giá không quá 5.000 euro (7.488 USD), những đồ trang sức không chỉ đơn thuần là vật tưởng nhớ người quá cố. Veit Brimer, chủ tịch của Algordanza, khẳng định kim cương nhân tạo do công ty ông chế tạo có chất lượng chẳng kém kim cương tự nhiên. Veit Brimer từng là chuyên gia công nghệ thông tin. Ông tìm thấy cơ hội kinh doanh kim cương nhân tạo sau khi gặp một nhà hóa học Nga, người đã giải thích về cách chế tạo kim cương từ carbon trong phòng thí nghiệm. Một thời gian sau Veit bỏ nghề và thành lập Algordanza. Thị trường đầu tiên mà ông hướng đến là Nhật Bản, nơi mà việc hỏa táng người chết khá phổ biến vì thiếu đất. Hiện nay 40% sản phẩm của công ty được bán ở xứ sở hoa anh đào. Một viên kim cương không màu làm từ tro cốt người chết. Ảnh: diamondgifts.com. Về bản chất vật lý, tro cốt và kim cương là hai dạng thù hình của carbon ©. Kim cương được tạo thành từ những khoáng vật có chứa C dưới nhiệt độ và áp suất rất cao. Vì thế, người ta có thể chế tạo kim cương bằng cách đưa carbon tự nhiên vào môi trường có áp suất và nhiệt độ cực cao. Tùy thuộc vào công nghệ chế biến, chất lượng của kim cương nhân tạo có thể kém, tương đương hoặc hơn kim cương tự nhiên. Công nghệ chế tạo kim cương nhân tạo được tập đoàn General Electric phát minh vào thập niên 50 của thế kỷ trước. Do đó, Algordanza chỉ là một trong số nhiều công ty ứng dụng công nghệ của General Electric để sản xuất kim cương nhân tạo. Phoenix Diamonds, một công ty có trụ sở tại Anh, cũng sản xuất kim cương từ tóc. Do tóc có nhiều carbon hơn tro cốt nên người ta có thể chế tạo kim cương từ tóc của người sống. LifeGem, một công ty của Mỹ, sản xuất kim cương từ lông của những con thú nuôi bị chết. Giờ đây kim cương nhân tạo đã trở nên phổ biến đến nỗi Viện Đá quý Mỹ phải phân loại chúng theo chất lượng để người mua có thể đánh giá chúng. Theo nhiều chuyên gia, đa số kim cương nhân tạo rẻ hơn so với kim cương tự nhiên. Việt Linh (theo Reuters)
  10. Cây Thổ phục linh làm thuốc Theo Sức Khoẻ & Đời Sống Cây Thổ phục linh Thổ phục linh còn có tên là cây Khúc khắc, Vũ dư lương, Thổ tỳ giải, Sơn kỳ lương, thường mọc hoang ở rừng núi. Rễ củ được thu hái làm thuốc. Theo Đông y, Thổ phục linh vị ngọt, nhạt, tính bình, có tác dụng tiêu độc, trừ phong thấp, mạnh gân xương, tán uất kết, thanh nhiệt, lợi thấp... Nó thường được dùng để chữa tê thấp, đau mỏi, lở ngứa, tiêu hóa kém, viêm thận, viêm bàng quang, lở ngứa, giang mai, viêm da mủ, giải độc thủy ngân và bạc, eczema (chàm) và một số bệnh ung thư. Liều dùng 25 - 40 g. Một số đơn thuốc có Thổ phục linh: - Để điều trị đau thần kinh tọa: lấy Thổ phục linh 30g, Dây đau xương, Cỏ xước, Tang ký sinh mỗi thứ 20g, Cốt toái bổ 10g; sắc uống ngày một thang. - Phong thấp, gân xương đau nhức, tê buốt: Thổ phục linh 20g, Dây đau xương 20g, Thiên niên kiện, Đương quy đều 8g, Bạch chỉ 6g, Cốt toái bổ 10g. Sắc uống ngày một thang. - Giang mai: Thổ phục linh 10g, Hà thủ ô 16g, Vỏ núc nác 16g, Gai bồ kết đốt tồn tính 8g, Ké đầu ngựa 12g. Sắc uống ngày một thang. - Viêm bàng quang: Thổ phục linh 30g, Mã đề 20g, Râu ngô. Sắc uống ngày một thang. - Viêm phần phụ ở phụ nữ, nổi hạch 2 bên âm hộ, nóng rét, đau nhức: Thổ phục linh, Rễ quýt rừng, Rễ bươm bướm mỗi vị 20g. Sắc uống ngày một thang. - Ung thư bàng quang: Thổ phục linh 30g, Trà thụ căn 20g, Tề thái 20g. Sắc lấy nước pha với nước đường để uống. Hoặc Thổ phục linh tươi 60g, Bẹ móc (Tông lư) 30g. Sắc uống ngày một thang. - Ung thư đường tiêu hóa: Thổ phục linh 30g, Nấm hương 10g, Bạch truật 20g. Sắc uống ngày một thang. - Ung thư hạch: Thổ phục linh 100g, tán bột mịn để sắc nước uống hoặc thêm gạo nấu cháo ăn hằng ngày. - Ngộ độc thủy ngân: Thổ phục linh 30g, Cam thảo bắc 10g, Đậu xanh (Lục đậu) 20g. Sắc uống ngày một thang. - Viêm da mủ: Thổ phục linh 30g, Bồ công anh, Kim ngân hoa, Bèo cái mỗi thứ 20g, Cam thảo nam 10g, Vỏ núc nác 15g. Sắc uống ngày một thang.
  11. KHIÊN NGƯU TỬ (Semen Pharbitidis) Theo Y học cổ truyền Việt Nam Khiên ngưu tử còn gọi là Hắc bạch sửu, Nhị sửu, Bìm bìm biếc, Lạt bát hoa tử, là hạt phơi khô của cây Khiên ngưu hay Bìm bìm biếc. Tên thực vật có nhiều loại: Phabitis nil (L) choisy, Phabitis purpurea (L) Volgt hoặc Ipomoea hederacea Jacq ( Phabitis hederacea choisy). Hạt trên mặt màu đen gọi là Hắc sửu, màu vàng gọi là Bạch sửu, tác dụng như nhau. Theo sách của Đỗ tất Lợi có tên Khiên ngưu và Khiên là dắt, Ngưu là trâu, người xưa có người dùng vị thuốc này khỏi bệnh, dắt trâu đến tạ ơn người mách thuốc. Khiên ngưu thuộc họ Bìm bìm ( Convolvulceae) dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Danh y biệt lục. Cây Bìm bìm biếc mọc hoang nhiều ở nước ta. Nhiều nước khác cũng có như Trung quốc, Aán độ, Indonesia, Thái lan, Nhật bản. Vào các tháng 7 - 10 hái quả chín về đập lấy hạt phơi khô làm thuốc. Tính vị qui kinh: Khiên ngưu tử vị đắng cay, tính hàn có độc, qui kinh Phế, Thận, Đại tràng. Theo các sách thuốc cổ: Sách Danh y biệt lục: đắng hàn, có độc. Sách Bản thảo cương mục: vào phần khí thông tam tiêu, đến Mệnh môn thận phải. Sách Bản thảo thông huyền: nhập Phế, Đại, Tiểu trường kinh. Thành phần chủ yếu: Pharbitin ( có Pharbitic acid vài purolic acid), là chất glucosid có khoảng 2%, nilic acid, gallic acid, lysergol, chanoclavine, penniclavine, Isopenniclavine, elymoclavine. Tác dụng dược lý: A.Theo Y học cổ truyền: Khiên ngưu tử có tác dụng: tả hạ lợi tiểu, tả phế khí trục đàm ẩm, tiêu tích thông tiện, trục trùng. Chủ trị các chứng: phù thũng, bụng báng, ho suyễn do đàm thấp đầy ở phế, thực tích tiêu bón, sán lãi đũa. Trích đoạn Y văn cổ: Sách Danh y biệt lục: " hạ khí, tiêu cước mãn thủy thũng, trừ phong độc, lợi tiểu tiện". Sách Bản thảo cương mục: " Khiên ngưu trị thủy khí tại phế, sũyen mãn thũng trướng, hạ tiểu uất át, yêu bối trướng thũng, đại tràng phong bí khí bí, thuốc có tác dụng đặc hiệu, nhưng mà người bệnh tại phần huyết, tỳ vị hư nhược gây nên bí mãn thì dùng thuốc không kết quả ngay mà dùng lâu thì tổn thương nguyên khí." B.Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại: Chất pharbitin vào ruột gặp mật và dịch ruột thủy phân thành Khiên ngưu tử tố kích thích ruột làm tăng nhu động gây tẩy xổ. Nước hoặc cồn chiết xuất Khiên ngưu đều có tác dụng gây tiêu chảy ở chuột nhắt, nhưng nước sắc thì không có tác dụng đó. Khiên ngưu tử làm tăng độ lọc inulin của thận. Khiên ngưu tử in vitro có tác dụng ức chế giun đũa. Độc tính của thuốc: đối với chuột, liều LD50 là 37,5kg. Ở người triệu chứng nôn buồn nôn do kích thích trực tiếp lên đường tiêu hóa, liều cao có thể ảnh hưởng đến thận dẫn đến huyết niệu cũng như triệu chứng thần kinh. Ứng dụng lâm sàng: 1.Trị chứng phù thũng, bụng đầy, đại tiểu tiện ít: Khiên ngưu tử tán bột, mỗi lần uống 3 - 4g với nước sôi ấm. Khiên ngưu tử 120g, Hồi hương 30g, tán bột mịn, mỗi lần 6 - 8g, uống lúc bụng đói với nước sôi ấm, ngày 1 lần, liên tục trong 2 - 3 ngày. Trị xơ gan bụng nước hoặc viêm thận mạn bụng nước. Khiên ngưu tử 36g ( tán bột mịn), Đại táo 60g ( Nấu chín bỏ hột giã nhuyễn), Sinh khương 500g ( bỏ vỏ giã nát lấy nước). Cho Khiên ngưu tử vào nước gừng trộn đều với Táo, bỏ lên bếp chưng 30 phút, trộn đều chưng lên 30 phút nữa là được. Chia làm 8 phần, mỗi ngày uống vào sáng, chiều, tối lúc bụng đói liền trong 4,5 ngày uống hết, kiêng muối 3 tháng. Trị viêm thận phù. Bột kép Khiên ngưu: Bột Khiên ngưu 150g, tartric acid 270g, gừng khô tán bột 30g trộn đều, ngày uống 3 - 3,5g bột. 2.Trị giun đũa, giun kim: Ngưu lang hoàn: Khiên ngưu tử, Binh lang, Đại hoàng lượng bằng nhau tán bột mịn. Uống sớm và tối lúc bụng đói 2 - 3 g với nước sôi ấm. Khiên ngưu tử, Lôi hoàng đều 10g, Sinh Địa hoàng 3g, tán bột mịn chia 2 lần uống ( uống 1 lần trước lúc ngủ), với nước sôi ấm. Trị giun kim. 3.Trị tâm thần phân liệt: Đại hoàng, Hùng hoàng đều 12g, Hắc bạch sửu 24g, Kẹo Mạch nha 16g. Các vị tán bột viên thành viên 2g. Ngày uống 4 viên, 1 đợt 15 ngày liền nghỉ 7 ngày, rồi uống tiếp ( Y học thực hành 1968,154:27-29). 4.Trị động kinh: Khoa Thần kinh Bệnh viện Thủ đô Bắc kinh thuộc Viện Khoa học Y học Trung quốc dùng chiết xuất của Khiên ngưu tử làm thành viên hoặc hoàn. Trị 115 ca trong 3 tháng, tỷ lệ có kết quả 56,7%, hiệu quả trị bệnh của viên và hoàn là như nhau, đối với tất cả các thể bệnh đều có hiệu quả ( Tạp chí Nội khoa Trung hoa 1977,6:323). Liều lượng thường dùng và chú ý: Liều thường dùng: thuốc thang 3 - 10g, đập nát cho vào nước sắc. Thuốc hoàn tán mỗi lần dùng 1,5 - 3g. Chú ý: Khiên ngưu dùng liều cao, ngoài việc kích thích trực tiếp niêm mạc dạ dày ruột gây nôn, đau bụng tiêu chảy, tiêu ra máu mũi, thuốc còn kích thích thận gây huyết niệu, nặng hơn có thể tổn thương thần kinh gây trở ngại ngôn ngữ, hôn mê. Thuốc tươi tác dụng mạnh, sao lên, có tác dụng hòa hoãn hơn và ít tác dụng phụ. Thuốc có tác dụng tả phế phí trục đàm ẩm, lúc dùng trị hen suyễn nên phối hợp với Đại hoàng, Binh lang làm bột uống. Thuốc dùng xổ các loại lãi đũa, lãi kim, sán nên phối hợp với Binh lang tác dụng tốt hơn.
  12. Cây Hoa Đào - Vị Thuốc Theo SK & ĐS Nếu lấy 1 phần hoa đào cho vào lọ ngâm với 10 phần mật o­ng, mỗi ngày uống 1 thìa thì có thể làm bổ ngũ tạng và đẹp dung nhan. Người bí đại tiện, miệng khát, kinh nguyệt không thông, hằng ngày ăn 1-2 quả đào tươi chỉ ít lâu sau là khỏi. Theo Đông y, hoa đào tính bình, vị đắng, có tác dụng thông tiểu tiện, hoạt huyết và nhuận tràng. Hoa đào tươi hoặc khô đều được dùng làm thuốc; nhưng hoa tươi (đặc biệt là loại mới chớm nở, sắp nở) tốt hơn khô. Hoa khô thường chỉ dùng trong phạm vi một năm, nếu để lâu dễ mất tác dụng. Theo "Bản thảo cương mục" của danh y Lý Thời Trân (Trung Quốc), hoa đào giúp thông đại tiện rất nhanh, có tác dụng tiêu tích trệ, phù thũng. Sau đây là một số bài thuốc từ cây đào: - Hoa đào, hạt vông vang, hoạt thạch, hạt cau già liều lượng bằng nhau, phơi khô, tán nhỏ, rây bột. Mỗi lần uống 5-6 g với nước sắc hành trắng vào lúc đói, có thể chữa hậu sản, đại tiện không thông. - Hoa đào nấu với gạo tẻ, mật o­ng và đường thành cháo để ăn, có tác dụng hoạt huyết, chữa đại tiểu tiện bí kết. - Hoa đào thu hái về, chích lấy máu mào gà thượng tuần tháng 7 (7/7), trộn đều, bôi lên mặt, 2-3 ngày sau thuốc tróc đi thì nhan sắc tươi sáng như hoa ("Nam dược thần hiệu" của Tuệ Tĩnh). - Hoa đào và hoa mai lượng bằng nhau, pha lấy nước để rửa mặt, có tác dụng tẩy bỏ dần các vết thâm và nốt xám đen trên mặt, làm đẹp da mặt (sách cổ Trung Quốc). - Nụ đào gần nở phơi khô trong bóng râm 250 g, bạch chỉ 30 g, ngâm với 1 lít rượu trắng trong 1 tháng, mỗi buổi tối uống chừng 30 ml. Đồng thời cho một ít rượu hoa đào ra lòng bàn tay để chà xát lên mặt. Khoảng 1 tháng, những nốt lấm tấm sạm đen trên da mặt sẽ dần biến mất, da mặt trở nên tươi đẹp (theo "Thiên kim dực phương"). - Quả đào gọt vỏ, đem hấp cách thủy với đường phèn để ăn, có tác dụng chữa mệt mỏi, ho hen. - Nhân hạt đào 30 g giã nhỏ, cho vào 1 lít nước và 100 g gạo nếp, nấu thành cháo ăn để chữa ho hen, khó thở. - Nhân hạt đào 7 cái rang vàng, nhai nuốt sẽ chữa được chứng hay ngủ mê, bóng đè... - Lá đào nấu nước tắm chữa được ghẻ lở, ngứa hậu môn, âm đạo. - Rễ đào sắc uống chữa hoàng đản, máu cam, bế kinh, trĩ.
  13. Đồng ý với ý kiến của Thiên Huy là thực tế chắc chắn không thể thay đổi. Nhưng đây là vấn đề về lòng tin và tệ nạn, và cả kinh nghiệm về thực tế, người ta nói tai nghe không bằng mắt thấy mà. Quan trọng là thấy rồi thì sẽ như thế nào thôi. Nhân định không thể thắng thiên mà.
  14. Tướng pháp phụ nữ - Phần 3 Cốt tướng Trong phép xem tướng, tâm tướng quan trọng nhất, rồi tới thần khí, tiếp theo là hình tướng. Nói thẳng ra trong hình tướng chỉ có 3 thứ phải xem: cốt tướng, nhục tướng và tướng khí huyết. Phần này bàn về cốt tướng. Cốt tướng là tướng xương, tức trên người cứ chỗ nào có xương thì liệt cả vào cốt tướng mà xem. Cốt tướng cần đạt các tiêu chuẩn sau thì mới coi là đẹp: - Thẳng thắn: Các loại xương cổ, vai, cánh tay, chóng chân, cột sống...phải thẳng thớm, ngang bằng, không được cong, vênh, lệch. Ngay cả xương trán cũng phải thẳng ( trán hói nếu có thông minh cũng dễ hỏng đường gia thất). Xương ngón tay cũng thẳng mới tốt, ngón tay cong là sức khoẻ kém và vất vả, nhiều khi còn thể hiện xấu tính. - Đều đặn: Xương đều đặn thể hiện ở sự cân đối, những phần xương lộ hẳn ra như gò má, đầu gối, mắt cá chân... thì nên có hình tròn trặn, vuông vắn, không nên nhọn và lệch . - Được thịt tương trợ: Câu này có lẽ hơi khó hiểu .Nó gồm có hai ý, thứ nhất là xương nên được thịt bao bọc chẳng nên lộ ra ngoài, thứ hai là xương và thịt phải cân nhau. Nên gầy quá béo quá theo tướng mà nói thường là không tốt. Lộ xương có nhiều ý, phổ biến nhất là vất vả, dù quan hay dân thì đều nhọc nhằn sương gió, gian khổ. Các tướng khác mà kém thì là người dưới trong xã hội, hoặc chết non. Cách lộ xương chỉ có tướng Hoả toàn cục thì đỡ nhất, tiếp theo là tướng Kim. Nhưng ngay cả với hai cách này, ý nghĩa xấu của lộ xương vẫn còn, chỉ có chế giảm đi và được bù lại bởi những cách khác. - Chắc chắn thanh tú: Xương ở trong thịt thì sao biết thanh tú chắc chắn? Câu trả lời là coi móng tay, móng chân, tóc và răng, trong đó răng là quan trọng nhất. Nên to dài khít, chắc, trắng trong. Xương thanh tú thì sang trọng, tài lộc, nếu cộng thêm các tướng tốt khác thì tuổi thọ và sức khoẻ rất khá, tình duyên cũng may mắn luôn. Tướng pháp phụ nữ - Phần 4 Tướng phụ nữ sát chồng Sát chồng có nghĩa không thuận lợi đường hôn nhân, không phải "chết chồng". Mức không thuận lợi này có thể đa dạng: li hôn, cãi vã, bất hoà, hay một trong hai kém về sức khoẻ và tuổi thọ. - Ánh mắt ác hay ánh mắt như khóc, tối và ướt. - Lông mày thô, như đàn ông. - Mũi gầy, mủi nhỏ xíu. - Mũi thấp tẹt. - Xương má xương mặt quá to và lộ. - Đôi bàn tay gân guốc như nam giới. - Giọng nói the thé, cao vút. - Hai đôi bàn tay lệch lạc thấy rõ. - Gò má cao và nhọn, hay mũi thấp mà gò má cao. - Hàm răng khấp khểnh, môi mỏng. Trích Nhân tướng học
  15. Tướng pháp phụ nữ - Phần 2 Phụ nữ mà đôi mắt lồi kèm môi cong là kẻ rất đáng sợ, biết che giấu lòng dạ của mình, mà thường lại là lòng dạ không tốt. Đôi cánh tay quá mảnh nhỏ so với thân người, cộng thêm cách xa thân người, không phải mẫu tề gia nội trợ, mà cũng không phúc hậu. Người khi khép tay khép chân không có kẽ hở cũng là tướng quý. Khi nói miệng cứ uốn éo, là tướng cách phá cái giọng hay. Nếu phối hợp thêm hở lợi thâm nữa, hãy cẩn thận kẻo bị họ lừa. Tuy vậy đàn bà thâm môi chưa hẳn có nghĩa đa tình và xấu tính, tuy không tốt bằng môi hồng. Luận về con cái trên tướng cách phụ nữ. Người phụ nữ muốn có con quý phải có uy. Uy toát ra từ cốt cách là chủ yếu, nhưng cũng có một số nét tướng dễ nhận thấy: Đặc biệt nhất là xem môi miệng. Điểm này các sách tướng đã nói nhiều, tôi cũng chưa có thêm nhiều kinh nghiệm, nhưng phụ nữ con hay thì môi không lệch, răng không khấp khểnh. Tướng mắt hiền hòa mà có uy. Nếu được người dày càng thêm hay. Tiếp đến xét bàn chân bàn tay.Ngón tay út nếu đẹp, dài hơn chỗ đốt thứ 3 ngón áp út là con quý, ngón thẳng và béo phần chân nhiều con. Bàn chân dày dặn có nốt ruồi đen hoặc đỏ đẹp, dù tướng mặt mũi xấu thế nào cũng vẫn có phận sinh con tốt. * Tay người phụ nữ tươi nhuận thẳng số dễ nhờ con. Người mẹ mang lại phúc cho con cái phải là người đôn hậu, dù rằng phúc nhà chồng có thế nào đi nữa. Đôn hậu ở đây xét cả đến ngôn ngữ ăn nói đến hành vi cư xử. Về sinh con trai,rất khó nói căn cứ vào cái gì nhưng có lẽ là cái uy thế của người đó, dù người đó có tướng dâm hay không. Người dày và người mặt tươi cũng dễ sinh con trai hơn. Quan điểm của một số sách tướng coi hai cánh mũi nói lên vòng 1 của người phụ nữ là hoàn toàn sai lầm. Nói rằng ngực nhỏ khó có con cũng sai nốt. Lại nói, hông lớn dễ sinh, hông nhỏ khó sinh, càng sai. Xem về con, theo PC tốt nhất nên xem tâm tướng. Người phụ nữ ác độc, gian manh không thể sinh con quý con hiền, nếu có may sinh được cũng sẽ sớm khắc, nếu không khắc thì phải sống xa và không được hưởng lộc vì đứa con đó. ------ Nhân tiện xin nói qua về tướng trẻ con. Bọn trẻ chưa định hình xương và các nét cho nên quan sát chúng chủ yếu dựa vào thần khí. Dù là trai hay gái, thần khí cũng nên khoan hòa, ánh mắt ánh lên vẻ vui tươi.Không nhăn mày.NHững đứa trẻ hay chau mày thì sau này khó có tâm thiện, mà vì khó tính nên khó hạnh phúc. Trẻ nam có vẻ con trai, trẻ nữ đủ vẻ nữ tính, thì cuộc đời êm ả hơn những trẻ khác. Hoàn toàn không nên dạy trẻ con những thói quen xấu như bĩu môi hay lườm nguýt, làm mất vẻ phúc hậu của các cháu. Thế mà hình như các bà mẹ không mấy khi để tâm. Cái tai lúc sinh đã khá định hình.Trẻ tai đẹp được hưởng phúc ấm tốt, đời thanh nhàn. Trẻ mà đôi tai xấu không có thùy châu là không hợp ở gần quê hương, nên cho sống xa cha mẹ sinh quán mới dễ thành công. --------- Nói về đôi tay và bàn chân Đôi tay thiếu thịt thì khó mà giàu có, tay còn quan trọng hơn một cái mũi dày hay môt cái tai béo ú. Tay đầy mồ hôi vừa yếu, vừa đa tình, lại vừa là một sự "tinh hoa phát tiết ra ngoài" Bàn tay tròn ngắn ở phụ nữ, mà ngón tay đều đặn thì khéo léo đấy nhưng không làm được việc lớn. Muốn làm việc lớn tay phải dài, lòng bàn tay rộng. Ngón cái tử tế. Bàn chân, các cụ bảo có cuc xương dưới ngón chân cái to, chân quặp lại thì giàu thấy cũng đúng. Chân mỏng dênh dang là một biểu hiện bôn ba nghèo hèn, nhất là về cuối đời. Trích Nhân Tướng Học