Tiểu Âm Dương
Thành viên diễn đàn-
Số nội dung
26 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
Content Type
Hồ sơ
Forums
Calendar
Everything posted by Tiểu Âm Dương
-
Giải mã hiện tượng thấy 'hồn lìa khỏi xác' VnExpress - Thứ Sáu, 9/4 Các nhà khoa học vừa có câu trả lời mới cho hiện tượng cận tử - những người lên cơn đau tim cảm thấy hồn mình "lìa khỏi xác'. Theo họ, khí CO có thể là tác nhân gây ra ảo giác này. Nhóm nghiên cứu từ Đại học Maribor (Slovenia) đã kiểm tra 52 bệnh nhân bị đau tim, và phát hiện thấy 11 người từng trải qua cảm giác cận tử nói trên có hàm lượng khí thải CO trong máu cao hơn hẳn. Tuy nhiên, hàm lượng CO cao là do cơn đau tim gây ra hay có từ trước đó thì vẫn chưa rõ ràng. Hình ảnh mà những người này thường thấy có nhiều dạng, như một đường hầm ánh sáng, một thực thể bí ẩn, hoặc thấy mình đang bay trên trần nhà và nhìn xuống dưới... Các chuyên gia hy vọng lý giải này sẽ xóa bỏ được tranh cãi lâu nay về việc tại sao có quá nhiều người bị bệnh tim từng trải qua cảm giác "xuất hồn" như vậy (khoảng 1/10 đến 1/4 số bệnh nhân đau tim từng trải nghiệm những cảm giác này). Các nghiên cứu trước kia đã chỉ ra rằng việc hít phải khí CO có thể gây ra những ảo giác tương tự như những gì người ta nhìn thấy khi rơi vào trạng thái cận tử. "Có thể đây là một phần của câu hỏi khó này, mặc dầu cần phải làm thêm nhiều việc nữa", tác giả báo cáo Zalika Klemenc-Ketis cho biết trên BBC. Chuyên gia về tim mạch Pim van Lommel, người đã nghiên cứu kỹ cảm giác cận tử, cho rằng phát hiện này là "thú vị". Tuy nhiên, theo ông "họ chưa tìm thấy nguyên nhân của hiện tượng. Tôi nghĩ đây vẫn là một trong những bí ẩn lớn nhất của nhân loại. Công cụ mà giới khoa học hiện có đơn giản là không đủ để giải thích vấn đề này". T. An Nguồn: http://vn.news.yahoo.com/vne/20100408/ten-...oi-7143884.html
-
t Xin nhờ các thầy tư vấn, tôi tên là Huỳnh Văn A, Nam , sinh ngày 13/5/1968 DL lúc 1h09’. Link lá số: http://www.lyhocdongphuong.org.vn/apps/LaS...reen&size=2 Thông tin thêm: - Tôi là con trưởng trong gia đình, bên dưới tôi còn 3 em trai và 1 em gái - Tóc tôi xoăn. Người to ngang, thấp, mập. - Năm 1992, tôi lấy bằng tốt nghiệp đại học - Tháng 1/2000 DL tối lấy vợ, - Hiện có 02 con. Tháng 11/ 2000 DL có con trai đầu lòng. Năm 2002, có con gái. - Tôi đã từng bị đi tù. Tôi thấy đời mình quá nhiều lận đận. Hiện tôi đang thất nghiệp. Tôi không biết mình nên làm nghề gì, trong lãnh vực nào cho thích hợp; nghĩa là tôi đang mất phương hướng. Tôi hy vọng qua Tử Vi, tôi sẽ tìm được hướng đi cho mình. Mong quý cao nhân giúp đỡ cho. Trân trọng. Tiểu Âm Dương.
-
Kính anh vudinhson 1962, Tiểu Âm Dương sẽ gởi email đến anh. Thân ái, :P TAD
-
Đến hôm nay thì tôi đã bình tĩnh hơn bữa trước. Trạng thái tốt này là nhờ có nhiều Quý Vị giúp cho tôi tại mục Tư vấn Tử vi; có khi là cả một hướng vận động sống như anh vudinhson 1962, có khi chỉ đơn giản là một động thái đóng khung lời nhờ giúp như anh Như Thông. Tất cả những chia sẻ đó rất đáng quý, đối với Tiểu Âm Dương – đến nỗi, đến nay tôi quyết định sẽ học hành bài bản hơn MÔN KHOA HỌC này. Dưới đây là lá số của Tiểu Âm Dương: http://www.lyhocdongphuong.org.vn/apps/LaS...reen&size=2 Cao nhân haithienha cho em hỏi: 1/ Trong tháng 3 al tới, em đi làm mồ mả ông bà, có thuận lợi không ? Cũng trong tháng 3 al này, em dự định ra kinh doanh – cụ thể là ngành khách sạn (hotel), có trở ngại gì không ? 2/ Sang năm 2011, công việc làm ăn có đỡ hơn năm nay (2010) không ? 3// Có phải đại vận tốt của em là nằm từ 45 – 54 tuổi. Còn đại vận từ 55 – 64 tuổi thì sẽ đi xuống, đúng không ? Mong được giúp cho. Tiểu Âm Dương
-
Kính anh Hải Thiên Hà, Tiểu Âm Dương không ngờ là được anh mau mắn giúp đỡ, rất cảm động. Em khá bối rối về lá số của mình, không phải vì kết quả thể hiện tốt hay xấu, mà về giờ sinh của em. Để tránh đi quá chệch hướng, em sẽ hỏi kỹ lại chỗ bà mẹ em. Một lần nữa Tiểu Âm Dương chân thành cảm ơn anh Hải Thiên Hà đã bỏ thời gian giúp cho. Rất trân trọng, TAD
-
Việc này cần phải nhờ đến các thành viên ngoài Hà Nội mới được. Phần tôi (đang ở trong Sài gòn) sau khi biên soạn xong bài "Ai đã viết trên vách đá đầu nguồn sông A Vương", Tiểu Âm Dương đang bước vào phần thứ hai: thử dịch đoạn văn trên vách đá. Nếu có kết quả, thì tôi sẽ post lên đây để mọi người đọc chơi nhe. :P
-
Chào bác Hải Thiên Hà, Nghe theo lời bác, đây là lá số em đã lùi lại một canh giờ: http://www.lyhocdongphuong.org.vn/apps/LaS...reen&size=2 bác Hải Thiên Hà xem lại giùm cho.
-
Cản ơn sự chiếu cố của bác Hải Thiên Hà rất nhiều, em xin xác nhận lại như sau: - Em dạng người thấp (1,62 m), to ngang - hơi mập. Da thuộc loại trắng hồng - nay hơi ngâm vì hay đi lang thang ngoài đường. - Mắt trái kém hơn mắt phải. - Môi bình thường, không dầy. Da mặt không có vết nám hay tàn nhang. - Trong mình ít có nốt ruồi, không có nốt ruồi lạ. - Có hay nhức đầu vì áp huyết cao. - Chân mày không đậm. Không có râu quai nón. - Năm vừa rồi là thất nghiệp cho tới... bây giờ :) . Trong năm vừa rồi, gia đạo quả là không an; tiền tài hao hụt khá nhiều. --------------- Ngoài ra - vì để bác Hải Thiên Hà dễ làm việc, em xin xác nhận thêm: - Là con trưởng trong gia đình, bên dưới còn 3 em trai và 1 em gái - Tóc em xoăn. - Năm 1992, lấy bằng tốt nghiệp đại học chính quy. - Tháng 1/2000 DL, lấy vợ. - Hiện có 02 con. Tháng 11/ 2000 DL có con trai đầu lòng. Tháng 6.2002 DL, có con gái. - Cha mất năm 1993, còn mẹ. - Năm 39 tuổi – tháng 8/2006, bị đi tù. Được thả ra, hồi tháng 2. 2009. - Năm 32 tuổi AL, thành lập công ty đầu tiên. Năm 33 tuổi AL, thành lập công ty thứ hai. Trên là vài dòng tự sự, mong bác Hải Thiên Hà giúp cho em. Trân trọng. TAD
-
Việc này, anh nên liên hệ chỗ: www.phahe.vn hoặc www.vietnamgiapha.com Theo tôi, nhóm dịch Gia phả Hán Nôm của www.vietnamgiapha.com thì có chất lượng tốt hơn. Thân ái.
-
Ai đã viết trên vách đá đầu nguồn sông A Vương ? (3) III. Chủ nhân dòng chữ đầu nguồn sông A Vương ? Ngay tại thời điểm này, có thể bị cho là vội vã khi phát biểu ngay rằng: chủ nhân dòng chữ trên vách đá đầu nguồn sông A Vương là của cư dân Việt tộc. Nhưng quan sát hệ thống mô-típ hoa văn trang trí trên trang phục, nhà làng, cột lễ, nhà mồ... người ta sẽ thường thấy hàng loạt mô-tip bắt nguồn từ nghệ thuật trang trí Đông Sơn. Những tia mặt trời trên trống đồng Đông Sơn là hình ảnh được đồng bào ưa thích và dùng nó như một hình mẫu để trang trí trên các vật dụng như gùi, cái khiên, các công trình tín ngưỡng như cột lễ, cây nêu, nhà mồ, các công trình kiến trúc như nhà làng... Vậy với vai trò là văn hóa mẹ, văn hóa Đông Sơn là mạch nguồn làm nên văn hóa truyền thống các dân tộc vùng Trường Sơn. Tuy nhiên, bằng chứng trên vẫn có thể xem đó như kết quả của quá trình giao thoa giữa các nền văn hóa. Còn chịu khó đọc, ta sẽ thấy sử chép, năm 42 quân đội Hai Bà Trưng chiếm giữ 65 thành trì trong các quận Nhật Nam, Cửu Chân và Giao Chỉ. Đất Quảng Nam xưa thuộc huyện Tượng Lâm, quận Nhật Nam. Chi tiết chứng minh hùng hồn tinh thần đoàn kết giữa các bộ tộc Việt là đạo binh của hai Bà Trưng dùng voi xung trận - loại khí tài chiến tranh hoàn toàn xa lạ với người Hán. Dựa trên cơ sở địa danh “Tượng Lâm”, thì không có gì quá đáng nếu cho rằng: từ năm 42, cư dân Việt tộc Quảng Nam đã đưa voi ra đất Bắc tham chiến (?); vì luyện quân tượng không phải nghề phổ biến của nhóm dân cư đồng bằng sông Hồng. Về đất Tượng Lâm, các sử liệu Trung Hoa xác quyết đó là phần đất ở vùng cực nam quận Nhật Nam xưa kia, trực thuộc quyền quản trị hành chánh của Giao Châu thời Bắc thuộc, ngày nay là các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định (có tài liệu ghi đến cửa Đại Lãnh, Phú Yên). Một số học giả người Chăm xác nhận lãnh thổ Tượng Lâm bao gồm : Indrapura (Bình Trị Thiên), Amavarati (Quảng Nam ) và Vijaya (Nghĩa Bình), sau này gọi chung là Bắc Chiêm Thành. Trong đời sống hằng ngày của người Cơ tu, quan niệm về “vạn vật hữu linh”, những tập tục kiêng cữ vẫn còn in đậm trong nếp nghĩ, được áp dụng khá khắt khe trong sinh hoạt và sản xuất. Họ có những lễ tục liên quan đến tô tem. Ngoài ra, người Cơ tu còn có các lễ tục thờ thần bản mệnh, ma thuật chữa bệnh, ma thuật làm hại, lễ hội. Lễ đâm trâu có nguồn gốc từ tục hiến sinh cầu mùa xa xưa (2). Tôi (người biên soạn - Tiểu Âm Dương) có nhiều băn khoăn khi nhớ đến một đoạn đề cập trong sử TQ: ". . .Thời vua Trang Vương nhà Chu: "... ở đất phía nam đất "Kinh Diệc" (Kinh Việt) có vị Tù Trưởng Bách Việt dùng ảo thuật thu phục rất nhiều Bộ Lạc quy tụ về cùng rồi tự xưng là Hùng Vương...". Những hoạt động huyền thuật xa xưa của Việt tộc không nằm ngoài thế giới quan vạn vật hữu linh. Dù được gọi bằng nhiều tên như Kha tu, Ka tu, K’ tu,... (là sự phiên âm và cách viết chệch của tộc danh Cơ tu) hoặc Cao, Hạ, Phương, Ca tang nhưng Cơ tu là tên gọi chính được đồng bào thừa nhận, với nghĩa là: người sống ở đầu ngọn nước. Vậy ai là chủ nhân của dòng chữ viết trên là đầu nguồn sông A Vương ? Ở đây có một sự trùng hợp “ngẫu nhiên” - họ là những người sống ở đầu ngọn nước, tổ tiên dân tộc Cơ tu ngày nay – một bộ phận cư dân Việt tộc chăng ? ------------ (1) Theo số liệu thống kê năm 1999, cả nước có khoảng 58.000 người dân tộc Cơ Tu. Cư trú tập trung tại huyện Đông Giang và Tây Giang thuộc tỉnh Quảng Nam; tây nam huyện A Lưới và tây huyện Phú Lộc thuộc tỉnh Thưa Thiên – Huế. Tại Lào, theo Ethnologue thì năm 1998 dân tộc Cơ tu có 14.700 người, cư trú chủ yếu tại thượng nguồn sông Xê Kông, trong các tỉnh Xekong, Saravan và Champasak. http://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C6%B0%E1%BB%9Di_C%C6%A1_Tu - Quá trình nghiên cứu tiếng Cơtu ở Quảng Nam (Nguyễn Thị Xuân Bốn, tạp chí Khoa học & Sáng tạo, số 07(08) – 2001). http://www.tuhai.com.vn/forums/index.php?action=printpage;topic=1259.0 (2) Dân tộc Cơ tu, chưa tìm ra tên tác giả. http://www3.thuathienhue.gov.vn/GeographyBook/Default.aspx?sel=3&id=748 ----------------------- Nguồn tham khảo: - Quá trình nghiên cứu tiếng Cơtu ở Quảng Nam (Nguyễn Thị Xuân Bốn, tạp chí Khoa học & Sáng tạo, số 07(08) – 2001) - Tìm hiểu cộng đồng người Chăm tại Việt Nam (Nguyễn Văn Huy) http://www.uvyd.com/forums/index.php?showtopic=999&st=25 - Xã hội Sa Huỳnh http://vi.wikipedia.org/wiki/V%C4%83n_h%C3%B3a_Sa_Hu%E1%BB%B3nh - Huyền thoại về ngôi nhà mồ Ctu http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=140124#ixzz0kLyMOoMt - Bảo tồn văn hóa dân tộc CơTu http://www.vae.org.vn/News_print.asp?id=4005 Hết
-
Ai đã viết trên vách đá đầu nguồn sông A Vương ? (1) I. Chữ viết của người Chiêm thành Lịch sử xa xưa của đất Quảng Nam gắn liền với vương quốc Chiêm Thành cũ. Người Chăm vùng Quảng Nam xưa thuộc thị tộc Dừa (chữ Phạn là Narikela vam'sa), thị tộc Dừa có mặt từ thế kỷ đầu trước công nguyên bị nhà Hán đô hộ. Một cách gần chính xác, vùng đất Quảng Nam thuộc tiểu vương quốc Amaravati trong tập hợp vương quốc Chiêm Thành cũ (Campapura), ngoài ra còn khoảng 4 tiểu vương quốc tự trị khác. Những tài liệu có dấu vết thời gian rõ ràng (sử liệu cổ Trung Hoa và các bia ký) ghi nhận vương quốc cổ Chiêm Thành chính thức xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ II, năm 192 khi quốc gia Lâm Ấp ra đời. Đầu thế kỷ thứ III, đến đời con cháu Khu Liên - người sáng lập vương quốc Lâm Ấp, người Chiêm thành có cử nhiều phái bộ sang Giao Chỉ triều cống, các văn thư đều viết bằng chữ Hồ (tức chữ Phạn cổ). Điều này chứng tỏ người Ấn Độ (tu sĩ và thương nhân) đã vào Lâm Ấp truyền giáo và giao thương trước thế kỷ thứ II và đã phổ biến chữ viết. Những địa danh và tên các vương triều từ thế kỷ thứ III trở đi đều mang tên Ấn Độ, kể cả tên nước (Campapura là tên một địa danh tại miền bắc Ấn Độ). Chữ Phạn trở thành chữ quốc ngữ của vương quốc Champa cổ từ thế kỷ II. Những bia ký tìm được vào giai đoạn này đều được khắc bằng chữ Phạn cổ (chữ sanskrit). Lâu dần chữ Phạn cổ có nhiều thay đổi. Người Chăm pha trộn và biến cải chữ Phạn cổ thành tiếng "Chăm mới", nhất là từ sau thế kỷ XV khi vương quốc miền Bắc bị tan rã, dân chúng Nam Chiêm Thành chỉ sử dụng chữ "Chăm mới" và còn áp dụng cho đến ngày nay. Chữ "Chăm mới" có nhiều trùng hợp với các loại chữ viết của các dân tộc hải đảo Đông Nam Á, nhất là với ngôn ngữ Malaysia và Indonesia . Từ thế kỷ thứ XI đến thế kỷ XV, đạo Hồi được đông đảo người theo và trở thành tôn giáo thứ hai của vương quốc Chiêm Thành, sau đạo Bà La Môn. Chữ Ả Rập được du nhập vào vương quốc Chiêm Thành cùng với đạo Hồi, nhưng không lấn át được chữ Phạn. Vị vua theo đạo Hồi được biết đến nhiều nhất là Po Alah (Po Ovlah, Po Âu Loah hay Po Allah), trị vì 36 năm (1000-1036) tại Sri Bini (Qui Nhơn). Po Alah học đạo ở La Mecque 37 năm rồi mới về nước trị vì. Dưới triều vua Po Alah, đạo Bà La Môn và đạo Hồi phát triển rất mạnh, nhiều đền thờ Siva và nhà thờ Hồi giáo được xây dựng tại Amavarati (Mỹ Sơn-Quảng Nam). Với truyền thống phát triển chữ viết như trên, liệu tác giả dòng chữ viết trên vách đá đầu nguồn sông A Vương thuộc đất Quảng Nam có phải là người Chăm không ? Ai đã viết trên vách đá đầu nguồn sông A Vương ? (2) II. Người Cơ tu Hiện nay xét về mặt thực địa, nơi có dòng chữ viết trên thuộc huyện Tây Giang. Huyện Tây Giang trước năm 2003 thuộc huyện Hiên, nằm phía tây bắc tỉnh Quảng Nam . Tính đến năm 2001, người Cơ tu chiếm toàn bộ dân số huyện Hiên (1). Huyện Hiên được xem là vùng đất phát tích của dân tộc Cơ tu. Với mật độ quần cư đậm đặc như vậy, cư dân bản địa của huyện Hiên chính là người Cơ tu chớ không phải người Chăm. Ta có thể hình dung tình hình vùng Trung bộ như sau: hồi đầu công nguyên, nhóm Chăm Nam Đảo từ biển tràn vào; trước đó đã có các nhóm Việt tộc bản địa cư trú. Nhóm sau cùng, hùng mạnh hơn, đã thu phục hay đồng hóa những nhóm có trước, để chỉ còn yếu tố Nam Đảo độc tôn, và thiết đặt quyền cai trị lâu dài. Một số cư dân bản địa thuộc hệ Mon-Khmer, không chấp nhận/không chịu nổi sự cai trị của nhóm di dân mới tới, đã di tản lên vùng rừng núi sinh sống. Nhóm cư dân Việt tộc bản địa này chính là những nhóm dân tộc thiểu số ngày nay, trong số đó có người Cơ tu. Nói cách khác, vương quốc Chiêm thành xưa là một cộng đồng nhiều chủng tộc và đa văn hóa. Về mặt ngôn ngữ học, tiếng Cơ tu (cùng tiếng Bru-Vân Kiều và tiếng Tà Ôi) thuộc nhóm Katu, nhánh Mon-Khmer. Khác với cộng đồng người Chăm với ngôn ngữ thuộc nhóm Malay-Polynesia, hệ ngôn ngữ Nam Đảo. Nhóm tiếng Việt-Mường cũng thuộc nhánh Mon-Khmer, có lẽ vì vậy người ta thấy một số từ Cơ tu giống tiếng Việt. Chẳng hạn, từ nước, tiếng Cơ tu là “đac”; từ khuất lấp tiếng Cơ tu là “lơơp”; để học bài tiếng Cơ tu là “dưr hoc bhơar”. Trong cộng đồng người Cơ Tu xác định những người có cùng một ông tổ chung, cùng dấu hiệu nhận nhau và liên quan đến một huyền thoại hay một tập tục kiêng kỵ nhất định, mối quan hệ này gọi là “tô”, giống như họ của người Việt.
-
Bạn nên nhờ bên Tử Vi có các tiền bối xem giúp cho, tôi hiểu việc giải giấc mơ này có liên quan đến lá số của bạn có "Âm sát". Việc này sẽ ứng vào hạn tuổi của bạn - khi thấy những hiện tương phi vật lý.
-
Gởi bạn Nguyễn Huỳnh Thái, Tính đến bữa nay là 41 ngày – kể từ bài post cuối cùng của bạn tại topic này (23/02/2010), tôi không thấy bạn trả lời nữa. Tiểu Âm Dương cảm thấy lo âu trong lòng mình, bởi trong bài post cuối cùng – tôi không thấy dấu hiệu chứng tỏ bạn sẽ dừng lại cách tập luyện của mình. Tôi gởi lên vài ý kiến như sau, hy vọng bạn sẽ đọc được. 1/ Căn cứ các hiện tượng bạn đã miêu tả, chứng tỏ bạn đang ở trong giai đoạn đầu tình huống: tẩu hỏa nhập ma ! 2/ Người bạn Nguyễn Huỳnh Thái có tố chất để đi theo con đường tu luyện liên quan đến hỏa xà, nhưng bạn không đủ căn cơ để tự luyện. Nói đơn giản là: chuyện người ta có đủ sức khỏe “như” một lực sỹ với chuyện người đó trở thành một vận động viên cử tạ là 2 chuyện khác nhau rất xa. 3/ Các ý kiến của anh/chú HaiThienHa, anh Thiên Đồng, anh Phương Thiên Hữu là rất quan trọng, bạn phải đặc biệt lưu tâm. 4/ Bây giờ tôi không bàn với bạn về lý do “do sự trói buộc vô hình hoặc là duyên nghiệp gì đó” – lúc nào bạn rảnh – thì ta sẽ nói về chuyện đó. Nhưng chắc chắn, đó không phải là lý do chính đáng để cho rằng: “không biết cách nào ngưng lại được”. Mà nên hiểu rằng: tự-bản-thân-bạn-không-biết-cách-nào-ngưng-lại-được. Bạn nên tìm đến ngôi chùa gần nhà bạn nhất để trình bày vấn nạn của mình, các nhà sư sẽ chỉ cho bạn cách giải quyết cụ thể. 5/ Kết luận: bạn nên ngưng hẳn việc tự tập luyện hỏa xà – cho đến khi bạn gặp trực tiếp một CHÂN SƯ (không hẳn là DANH SƯ) ----------------- Có lẽ anh Andy Nguyen từng học Yoga thuộc trường phái Sahaja Yoga. Cách kéo hỏa xà (cụ thể là kéo luồng năng lượng từ chỗ xương cụt đi lên dọc theo cột xương sống) mà anh Andy Nguyen nói thuộc phương pháp mở Kundalini Yoga; có chỗ thì chép là Kundallini Awakening Yoga. Trường phái Sahaja Yoga của Shri Mataji Nirmala Devi có đề cập đến tập hỏa xà (luồng năng lượng). Cũng cần phải phân biệt rõ là Sahaja Yoga gần với Ấn độ giáo (đạo Hindu), bởi trường phái Sahaja Yoga có đề cập đến thờ thần Ganesha (thần Voi). Theo Sahaja Yoga, thần Ganesha vốn quản lý và tương ứng luân xa số 1. Theo quan điểm của trường phái Sahaja Yoga, bạn Nguyễn Huỳnh Thái bị tẩu hỏa nhập ma vì đã mở Hỏa xà trước khi mở luân xa số 1. Trong Mật tông cũng có đề cập đến luyện hỏa xà, chẳng hạn Pháp tu Phowa (Mật chuyển Di Thần Thức). Pháp tu Phowa thuộc trong hơn 8 vạn pháp môn của nhà Phật. Người được tập luyện hỏa xà, trước tiên PHẢI thụ lễ Quán đảnh. Tôi nhận thấy, bạn Nguyễn Huỳnh Thái chưa hề đề cập đến việc thụ lễ này. Rất tiếc ! Vài lời rất chân tình đến bạn Nguyễn Huỳnh Thái, mong bạn có thể đọc được cùng tôi. Tiểu Âm Dương.
-
Hôm nọ bằng đường dẫn khác, tôi lạc vào cái topic có hai vị cao thủ trao đổi về học thuật. Tôi thấy, mọi điều họ nói ra không hẳn đều đúng – cái này tôi biết chắc, vì tôi có được học hành bài bản về các vấn đề đó. Song hoàn toàn không khách sáo, tôi thừa nhận họ là cao thủ - vì cái cách họ tranh luận: bốc khói, tóe lửa, đôi khi (một cách không cố ý) lẫn lộn một tý sương mù… nhưng hoàn toàn mang tính cầu thị, tương kính – đúng tác phong là những học giả chuyên nghiệp. Rồi tôi lại nghĩ, không nhất thiết bước vào dải học thuật thì mới trao đổi được học thuật. Và tất nhiên, thành ngữ “Ba ông thợ may bằng một Gia Cát Lượng (tam cá xú bì tượng, thắng quá nhất cá Gia Cát Lượng)” sẽ đúng, trong điều kiện: mọi người biết/chịu làm việc tập thể với nhau. Đây là thế giới ảo nhưng cũng rất thực, bởi giọng văn sẽ thể hiện được chất người. Hơn nữa, ghé topic này không chỉ toàn là những “ông thợ may” – (như Tiểu Âm Dương chẳng hạn); chí ít, Tiểu Âm Dương biết có những vị từng viết báo giấy lấy tiền nhuận bút, hàng ngày tiếp xúc khá nhiều người nên có điều kiện tự kiểm tra kiến văn của mình. Vậy tại topic này, tôi mong Quý vị hãy thể hiện quan điểm của mình. Chắc vì là người đứng ra mở lời cầu giúp đỡ - nên tôi cũng là người được hưởng… nhiều nhất. Để tỏ lòng biết ơn chân thành của mình, tôi sẽ cung cấp những dữ kiện đối chiếu một cách khách quan và trung thực nhất – về cuộc đời mình – đến Quý vị nào yêu cầu. Tiểu Âm Dương chẳng muốn việc ghé qua topic này của các thành viên Diễn đàn Lý học Đông phương trở nên chuyến đi rông vô bổ, ra đi tay không. Từ góc độ của mình, ta có thể chứng nghiệm được điều gì đó chăng… Tiểu Âm Dương mong vậy. Mến gởi anh Quốc Tuấn, anh đoán đúng: vợ tôi là người có của; tướng nhìn lịch sự - đủ để người ta kính trọng; rất tháo vát trong công việc; nhanh nhẹn về suy nghĩ. Có điều là răng không thưa hoặc thiếu. Nhưng, vợ chồng tôi đúng đều là người phương xa gặp nhau mà nên duyên vợ chồng. Thân ái. Tiểu Âm Dương
-
Tôi cho rằng một trong những cơ sở quan trọng để xác định cội nguồn Lý học Đông phương thuộc nền văn hiến Việt chính là lịch sử: Chẳng hạn năm 1396, Hồ Quý Ly bắt được tướng Chiêm Bố Đông, cho mang tên mới là Kim Trung Liệt cho giữ thành Đa Bang trọng yếu. Chữ “kim” thời này đã hiểu là phương tây của bát quái, tên Kim Trung Liệt bao hàm ý nghĩa tôn trọng và giữ nguồn gốc (1). Tôi nhắc đến việc này, nhằm xác định từ thời nhà Hồ (thế kỷ XIV) nước ta đã ứng dụng Lý học vào chính trị. Xa hơn, các tiền nhân chúng ta còn đứng ra dạy Lý học cho giới quý tộc Hoa Hạ nữa. Năm 1407, Hồ Quý Ly cùng gia quyến, các bộ tướng... bị quân Minh bắt và đưa về Kim Lăng. Theo tài liệu của ông Đỗ Đình Truật, Hồ Hán Thương (con trai thứ của Hồ Quý Ly) được nhà Minh vời ra dạy Kinh Dịch cho hoàng gia (2). Còn con trai lớn ông Hồ Quý Ly là Hồ Nguyên Trừng được mời tham gia huấn luyện sử dụng và đúc súng thần công. Với tên là Lê Trừng, ông Hồ Nguyên Trừng (1374-1446) làm đến Thượng thư Bộ Công nhà Minh. Mộ ông Trừng chôn ở thành phố Bắc Kinh, Trung Quốc (3). Chức vụ tất có phản ánh công trạng. Ở đây, tôi mạn phép lạm bàn chút xíu: người đứng đầu một Bộ lo về xây dựng sao mà không rành về phong thủy được nhỉ ? Việc này tôi chưa tìm được tài liệu chứng minh, nếu có dịp tôi sẽ bàn thêm. Một trong số 17.000 tù binh người Việt bị giải về Kim Lăng dạo đó có Nguyễn An – nhà kiến trúc đại tài, có công thiết kế, chỉ huy xây dựng cổ thành Bắc Kinh. Ngoài ra ông còn đóng góp trong các công trình trị thủy sông Hoàng Hà. Những trận lụt lớn vào các năm 1444, 1445, vua Minh đều đặc phái Nguyễn An đến những nơi xung yếu nhất chỉ huy việc hàn khẩu (4). Với các thành quả làm việc to lớn như vậy, theo tôi, chắc chắn ông Nguyễn An cũng là một Phong thủy gia người Việt hàng đầu của thế kỷ XV. Thiển nghĩ, con đường xác minh lịch sử cội nguồn Lý học Đông phương thuộc về nền văn hiến Việt với lịch sử nhiều ngàn năm không nhất thiết chỉ có một con đường. Tại sao chúng ta không thử vận dụng đến những phương cách có vẻ “phi học thuật”, chẳng hạn như nhờ vào các nhà ngoại cảm. Dựa trên các kết quả ngoại cảm, chúng ta sẽ kiểm nghiệm lại bằng thực chứng. Ví dụ như trong Báo cáo bổ sung của nhóm trực tiếp khảo sát và lập phiếu về khả năng đặc biệt của cô Phương - Hàm Rồng, Thanh Hóa, từ 14 - 25/01/2000, có một đoạn như sau: “Tại phiếu 15A, vong cụ Hồ Quý Ly về gặp cháu 18 đời là ông Hồ Sỹ Phúc, ở số 11 đường Nguyễn Tuân, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Từ 10 năm trước, vong cụ Hồ Quý Ly chỉ chỗ cho ông Phúc vào một cái hang (qua giấc mơ), nay cụ hỏi lại và ông Phúc xác nhận đúng. Cái hang đó chỉ ông Phúc là trèo vào được, thanh niên khỏe mạnh đi cùng không ai vào được, toàn trượt ngã. Trong hang (vong cụ Hồ Quý Ly có vẽ hình) có 1 con trăn, con trăn đó chỉ kêu 2 tiếng "chít, chít" rồi bò vào một góc nằm cuộn tròn. Hai chữ tượng hình (mật mã) do ông Phúc chụp được ở hang trùng với 2 chữ mà vong cụ Hồ Quý Ly (qua cô Phương) đã ghi trước đó cho ông Lê Văn Tạn ở Thọ Xuân - Thanh Hóa, vong cụ Hồ Quý Ly báo tin: ông Tạn cũng là cháu đời thứ 18 của cụ, là ngành dưới (tức là em ông Phúc ở Hà Nội), sở dĩ có chuyển đổi sang họ Lê vì xưa kia con cháu cụ sợ bị hình phạt tru di tam tộc. Ông Phúc ở Hà Nội và ông Tạn ở Thanh Hóa trước khi đến cô Phương không hề quen biết nhau, nay qua vong cụ Hồ Quý Ly, hai ông nhận ra cùng họ và trở thành anh em thân thiết” (5) ---------------- (1) Đọc từ “Bài Sử Khác Cho Việt Nam – Chương 8” của Tạ Chí Đại Trường. Tại http://damau.org/archives/3937 (2) Đọc: http://tuoitre.vn/Van-hoa-Giai-tri/59488/D...-Ho-Quy-Ly.html (3)http://www.vinhanonline.com/index.php?opti...&Itemid=201 Và: http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BA%A3o_...n_Tr%E1%BB%ABng (4) http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_An Và: http://vietsciences.free.fr/vietnam/vanhoa...ts/nguyenan.htm (5) http://www.nhantrachoc.net.vn/forum/archiv...php?t-2397.html
-
(II) Người cùng Trời & Đất II.1. Trước giờ hành quyết Ngày 17 tháng 5 năm 1916, nhằm ngày 16 tháng 4 năm Bính Thìn, ông cùng nhiều đồng chí của mình bị Pháp xử chém tại pháp trường An Hòa, phía Tây kinh thành Huế. Ông hưởng dương 51 tuổi. Trước giờ ra pháp trường bị hành hình, người anh hùng đó còn gởi lại cho đời bài thơ tuyệt mệnh: Trung lập kiền khôn bất ý thiên Việt Nam văn vật cổ lai truyền Quân dân cộng chủ tinh thần hội Thần tử tôn châu nhật nguyệt huyền Bách Việt sơn hà vô Bạch Sỹ Nhất trang trung nghĩa hữu thanh thiên Anh hùng đề cục hưu thành bại Công luận thiên thu phó sử biên (Đứng giữa càn khôn thế chẳng dời Việt Nam văn vật tự bao đời Vua dân chung dạ tinh sao hội Tôi tớ bền lòng nhật nguyệt soi Đất Việt dẫu không còn Bạch Sỹ Khí trung kia vẫn ngập bầu trời Anh hùng sá kể cơn thành bại Sử sách ngàn thu chép rạch ròi) (1) (Bản dịch của Nguyễn Văn Bính) Có thể thường ngày có những lời chưa chính xác, có những ý chưa thông suốt; nhưng trước khi bước sang bờ kia dương thế không thể không dốc cả ruột gan ra để bày tỏ tâm huyết. Tôi tin là vậy. Tam tài đồng thể thế đã định, tâm đạo và ý đời quyện vào mà không trộn lẫn trong hành trang ái quốc. Thiển nghĩ, đây là tấm gương tiêu biểu về một kẻ sỹ Việt đã thân chứng Lý học Việt. ------------------------- (1) Trong bài thơ này tôi có đối chiếu căn cứ vào hai bản: theo Lê Ngọc Trác (LNT) và theo vietsciences.org. Tôi có chỉnh lý một số chữ. Phần chữ âm Hán – Việt: - Bản LNT chép: “Nhất xan trung nghĩa hữu thanh thiên”, tôi chọn bản vietsciences.org. - Bản LNT chép: “Anh hùng để cục hưu thành bại, Công luận thiên thu khó sử biên”, tôi chọn bản vietsciences.org. - Bản vietsciences.org chép: “Công luận thiền thu phó sử biên”, theo tôi phải là: “Công luận thiên thu phó sử biên”. Phần dịch chữ quốc ngữ, còn có một bản khác của Hành Sơn: Giữa trời đứng sững không thiên, Nghìn năm nước Việt còn truyền sử xanh. Chu vương nhân chính đại hành Quân dân hợp sức lũy thành đắp xâỵ Người thù non nước còn đây, Trời xanh với tấm lòng nầy tương tri. Anh hùng thành bại sá gì, Nghìn thu lịch sử còn ghi lại đời
-
Kính anh vudinhson 1962, Vừa rồi tôi có in ra một bản tử vi Lạc Việt của mình nhờ vào phần mềm của anh Thiên Sứ và TT Nghiên cứu Lý học Đông phương. Qua lời giảng của anh vudinhson, tôi hiểu được về hạn. Như vậy là tiểu hạn Canh Dần năm nay của Tiểu Âm Dương là nằm ở cung Mệnh. Tiểu hạn 1 năm này thuộc đại hạn 10 năm (35 – 44 tuổi) đóng tại cung Điền Trạch (bởi suy ra từ cung này có ghi số tuổi: 35, cung Quan Lộc kế đó có ghi số tuổi: 45). Với phần luận của anh vudinhson về cung Phúc đức, tôi đã hiểu phần nào cái lý vận động của tiên đề " Đức năng thắng số ". Các cung trong lá số phản ánh nhiều lĩnh vực sinh hoạt của một số phận tương ứng với các bảng mã được thu xếp sẵn - phần tĩnh của mỗi lá số. Còn cung Phúc đức biểu hiện thành quả có được từ quá trình ứng xử của con người với nhau trong quá khứ (phúc đức của tiền kiếp) và khuynh hướng bản thân đang sống tạo nên ở hiện tại (phúc đức thực tại) – Đây là phần động của mỗi lá số. Tử vi phản ánh được cuộc đời mỗi chủ thể sinh hoạt trong nhân gian vì bao gồm cả hai phần có sẵn và đang tạo nên, tĩnh và động với nguyên tắc: vì là nền tảng nên cung Phúc đức tương tác (gia tăng hay chiết giảm mức độ tốt xấu) đến 11 cung còn lại qua mỗi tiểu hạn và đại hạn. Tiểu Âm Dương rất mừng trước việc anh vudinhson nhận truyền đạt kiến thức tử vi cho. Quả là anh có cái TÂM của một nhà mô phạm. Anh em mình sẽ trao đổi nhiều hơn. Chúc anh cùng quý quyến an khang. Trân trọng. Tiểu Âm Dương
-
Tôi đã đọc lại cái link bạn AngelEye cho, xin có vài ý như sau: - Vẫn chưa hiểu mấy về ý tưởng của bạn, mặc dù có đọc qua Tam quốc chí và Tôn Tử binh pháp. Tôi sẽ đọc lại cái link này nhiều lần nữa, sẽ có ý kiến sau. - Có cảm giác người mà bạn gọi là “chủ nhân kế hoạch netsunshadow” – ông ta tự thừa nhận là đang tu theo một hệ phái Mật Tông nào đó. - Bạn AngelEye xem lại giúp câu “Giang hồ tử sĩ đào tiềm xuất du” hay là “Giang hồ sĩ tử đào tiềm xuất du” ?
-
Tôi không biết xưng hô với Quý vị là thế nào cho phải, căn cứ theo Avatar thì tôi gọi là Chị nhe – nếu không phải cho tôi xin lỗi. Thưa chị VIETHA, Tôi không hiểu lắm chữ “hạn” chị VIETHA dùng theo nghĩa như thế nào: giai đoạn/biến cố/vận xấu (?). Tiểu Âm Dương tạm hiểu ở đây là biến cố vậy, xin trình bày cùng chị như sau: Trong giai đoạn 03 năm đó, cái nhìn cuộc sống (nhân sinh quan) của tôi khác bây giờ. Nay bình tâm xem xét lại, trong 03 năm đó, tôi thấy như sau: - Mặc dù làm việc rất chăm chỉ, vì công ty TNHH đó do tôi làm giám đốc, song tôi lại không quan tâm lắm đến thu nhập cá nhân. (Công ty đó tôi thành lập từ năm tôi 33 tuổi, trước đó tôi đã thành lập một công ty khác năm 32 tuổi). - Về thu nhập tiền bạc cá nhân trong 03 năm đó thì không có được bao nhiêu – chỉ đủ chi xài cho bản thân với khá ít nhu cầu (khoản chi bạo tay nhất của tôi là mua sách; cùng cà phê và thuốc lá, đôi khi cũng nhậu nhẹt) + phụ giúp gia đình chút đỉnh. - Vào năm 38 tuổi, tôi bị đứng tên 02 căn nhà ở q. PN, sở dĩ gọi là “bị” vì tôi không thích mua căn nào cả. - Về tâm trạng trong 03 năm đó rất phức tạp: rất buồn bực chuyện gia đình + có nhiều thành công trong lãnh vực ưa thích nhưng không chia xẻ với người thân được. - Nếu hiểu chữ “hạn” theo nghĩa vận xấu thì cái xấu nhất xảy ra với tôi vào năm 39 tuổi – tháng 8/2006, tôi bị đi tù. Trên là vài dòng ghi lại các biến cố trong cuộc đời tôi nhằm thưa lại cùng chị VIETHA. Tiểu Âm Dương cảm ơn chị VIETHA đã quan tâm đến lời cầu tương trợ này. Mong chị VIETHA vui lòng có ý kiến giúp cho. Trân trọng. Tiểu Âm Dương
-
Cảm ơn bạn AngelEye đã chỉ cho tôi cái link: http://www.lyhocdongphuong.org.vn/diendan/...0349&st=240 Như vậy là thiên tai sẽ một trong những nguyên nhân gây ra những biến động lớn trên thế giới. Tôi cảm nhận được điều này, theo kiểu như: một hòn đảo nhỏ tên là New Moore (theo Ấn Độ) hay Nam Talpatti (theo Bangladesh) là tâm điểm của cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa Ấn Độ và Bangladesh đã biến mất do nước biển dâng lên và xói mòn. Đọc: http://www.thanhnien.com.vn/News/Pages/201...0326002047.aspx Bạn AngelEye có nhận xét gì khi tôi cho rằng “đấu tranh sẽ diễn ra trên bình diện lớn về về ngoại giao”, kiểu như: khác ngày xưa, ngày nay có khi người ta không cần tốn một mũi tên hòn đạn mà vẫn chiếm được đất; hay khối EU, NATO khó còn nguyên vẹn nếu khủng hoảng toàn cầu diễn ra lần thứ II. Nếu được, thì bạn AngelEye có thể giải thích về “kế hoạch netsunshadow” được không, tôi hoàn toàn không hiểu về cái này.
-
Kính gởi anh vudinhson1962, Tiểu Âm Dương chân thành cảm ơn về thái độ mau mắn chiếu cố, cùng những lời khuyên tử tế của anh vudinhson1962 trước lời cầu giúp này. Như vậy là tôi đã yên tâm hơn trong cách sống của mình, cần ráng tu tâm dưỡng tánh hơn nữa thì mới mong tai qua nạn khỏi. Lúc viết những dòng này, tôi đang nghĩ cái câu: Ai mua tui, tui bán tui cho… Rồi tôi nhớ đại khái, ai đó có viết: “Hãy cố vui lên mà sống (…) lâu rồi đời mình cũng qua”. Có lẽ, anh xem cung Phu thê của tôi là đúng. Sở dĩ tôi dùng chữ “có lẽ” vì thực lòng tôi không muốn như thế và nó cũng chưa xảy ra. Nhưng “có lẽ” vì nó là sự kiện rất có thể sẽ xảy ra: vì một cơn bão lớn luôn bắt đầu từ những cơn gió nhỏ. Tôi đang sống với nhiều cơn gió nhỏ. Hạn đến cung này là ở thì “tương lai gần”, phải không anh vudinhson1962 ? Anh cũng đúng luôn trong nhân định về bạn bè của tôi. Đa phần họ đến với tôi hình như để kết bè, chớ không làm bạn. Đến nay, tính sơ sơ ít ra đời tôi cũng hết 2 lần thất điên bát đảo vì mấy cái bè đó. Tôi không nghĩ là họ/mình quá xấu, nhưng cũng chẳng hiểu vì sao họ luôn thích “dựa” vào tôi, mặc dù tôi chưa bao giờ tỏ ra “mạnh” hơn họ. Còn trong chuyện làm ăn thì tôi luôn đàng hoàng, có trách nhiệm và biết giữ chữ tín. Từ rày về sau, tôi sẽ chú ý hơn đến việc kinh doanh, buôn bán cái gì đó… Sau khi đọc kỹ các khuyến cáo của anh vudinhson, Tiểu Âm Dương càng yên tâm hơn về cái hậu vận của mình. Bời tôi đã phát tâm/quyết tâm đến năm 60 tuổi sẽ mở một tiệm cơm từ thiện mà. Tiểu Âm Dương đang “can đảm chấp nhận và đối đầu với thực tại để đón nhận một tương lai tốt đẹp” hơn. Như vậy tôi học tử vi cũng được, đúng không anh vudinhson1962. Dự định này hoàn toàn không liên quan gì đến vấn đề cơm gạo cả. Tôi hy vọng với những kiến thức tử vi, tôi sẽ có cơ hội chứng nghiệm hơn về hướng đi, về những trải nghiệm, những suy tư trong cuộc đời mình. Giỏi hơn nữa thì có thể vô tư giúp được ai đó, giống như… bản thân mình hôm nay. Một lần nữa, tôi chân thành cảm ơn anh vudinhson1962. Trân trọng.
-
Cảm ơn bạn ntpt rất nhiều. Tôi xin phép làm lại: http://www.lyhocdongphuong.org.vn/apps/LaS...reen&size=2
-
Thiển nghĩ, trong năm nay và trong vòng 04 năm tới: tôi cho rằng, thế giới có những biến động lớn --> những thay đổi lớn, không theo nghĩa: xuất hiện những trận chiến quận sự lớn. Theo tôi, cuộc đấu tranh sẽ diễn ra trên bình diện lớn về kinh tế, về ngoại giao... và chiến tranh quân sự chỉ là một giọt nước tràn ly - được đưa ra để khẳng định thành quả mà chủ thể phát động cuộc chiến đã giành được.
-
Tôi xin bổ sung thêm vài chi tiết để Quý Thầy tiện giải đoán: - Cha tôi mất năm 1993. Tôi còn mẹ. - Con gái tôi sinh tháng 6/2002 DL. - Tôi đi tù về tháng 2/2009 DL. Dẫu biết rằng, đức năng thắng số. Nhưng tôi đã cố gắng nhiều, rất nhiều song vẫn chưa tìm được lối ra cho chính mình. Bây giờ mình nên làm sao đây (???). Ngoài ra, nếu không thấy quá đáng thì Quý Thầy cho tôi hỏi thêm: số tôi học Tử Vi có được hay không (?)
-
Tôi biết có địa chỉ ở: 30 đường TA 09, khu phố 3, phường Thới An, Quận 12. Đây là chỗ của chị Nguyễn Ngọc Hoài, một người áp vong nổi tiếng phía Bắc. Tôi đã đến đó, đã gặp chị Hoài, được ghi phiếu đăng ký và hẹn chừng nào chị ấy vào lại Sài gòn thì sẽ gọi cho tôi. Tôi rất hy vọng vào việc này.