Tiểu Âm Dương

Lý Học Việt & Lịch Sử &…

2 bài viết trong chủ đề này

Tôi cho rằng một trong những cơ sở quan trọng để xác định cội nguồn Lý học Đông phương thuộc nền văn hiến Việt chính là lịch sử:

Chẳng hạn năm 1396, Hồ Quý Ly bắt được tướng Chiêm Bố Đông, cho mang tên mới là Kim Trung Liệt cho giữ thành Đa Bang trọng yếu. Chữ “kim” thời này đã hiểu là phương tây của bát quái, tên Kim Trung Liệt bao hàm ý nghĩa tôn trọng và giữ nguồn gốc (1).

Tôi nhắc đến việc này, nhằm xác định từ thời nhà Hồ (thế kỷ XIV) nước ta đã ứng dụng Lý học vào chính trị. Xa hơn, các tiền nhân chúng ta còn đứng ra dạy Lý học cho giới quý tộc Hoa Hạ nữa.

Năm 1407, Hồ Quý Ly cùng gia quyến, các bộ tướng... bị quân Minh bắt và đưa về Kim Lăng. Theo tài liệu của ông Đỗ Đình Truật, Hồ Hán Thương (con trai thứ của Hồ Quý Ly) được nhà Minh vời ra dạy Kinh Dịch cho hoàng gia (2).

Còn con trai lớn ông Hồ Quý Ly là Hồ Nguyên Trừng được mời tham gia huấn luyện sử dụng và đúc súng thần công. Với tên là Lê Trừng, ông Hồ Nguyên Trừng (1374-1446) làm đến Thượng thư Bộ Công nhà Minh. Mộ ông Trừng chôn ở thành phố Bắc Kinh, Trung Quốc (3). Chức vụ tất có phản ánh công trạng. Ở đây, tôi mạn phép lạm bàn chút xíu: người đứng đầu một Bộ lo về xây dựng sao mà không rành về phong thủy được nhỉ ? Việc này tôi chưa tìm được tài liệu chứng minh, nếu có dịp tôi sẽ bàn thêm.

Một trong số 17.000 tù binh người Việt bị giải về Kim Lăng dạo đó có Nguyễn An – nhà kiến trúc đại tài, có công thiết kế, chỉ huy xây dựng cổ thành Bắc Kinh. Ngoài ra ông còn đóng góp trong các công trình trị thủy sông Hoàng Hà. Những trận lụt lớn vào các năm 1444, 1445, vua Minh đều đặc phái Nguyễn An đến những nơi xung yếu nhất chỉ huy việc hàn khẩu (4). Với các thành quả làm việc to lớn như vậy, theo tôi, chắc chắn ông Nguyễn An cũng là một Phong thủy gia người Việt hàng đầu của thế kỷ XV.

Thiển nghĩ, con đường xác minh lịch sử cội nguồn Lý học Đông phương thuộc về nền văn hiến Việt với lịch sử nhiều ngàn năm không nhất thiết chỉ có một con đường. Tại sao chúng ta không thử vận dụng đến những phương cách có vẻ “phi học thuật”, chẳng hạn như nhờ vào các nhà ngoại cảm. Dựa trên các kết quả ngoại cảm, chúng ta sẽ kiểm nghiệm lại bằng thực chứng. Ví dụ như trong Báo cáo bổ sung của nhóm trực tiếp khảo sát và lập phiếu về khả năng đặc biệt của cô Phương - Hàm Rồng, Thanh Hóa, từ 14 - 25/01/2000, có một đoạn như sau:

“Tại phiếu 15A, vong cụ Hồ Quý Ly về gặp cháu 18 đời là ông Hồ Sỹ Phúc, ở số 11 đường Nguyễn Tuân, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Từ 10 năm trước, vong cụ Hồ Quý Ly chỉ chỗ cho ông Phúc vào một cái hang (qua giấc mơ), nay cụ hỏi lại và ông Phúc xác nhận đúng. Cái hang đó chỉ ông Phúc là trèo vào được, thanh niên khỏe mạnh đi cùng không ai vào được, toàn trượt ngã.

Trong hang (vong cụ Hồ Quý Ly có vẽ hình) có 1 con trăn, con trăn đó chỉ kêu 2 tiếng "chít, chít" rồi bò vào một góc nằm cuộn tròn.

Hai chữ tượng hình (mật mã) do ông Phúc chụp được ở hang trùng với 2 chữ mà vong cụ Hồ Quý Ly (qua cô Phương) đã ghi trước đó cho ông Lê Văn Tạn ở Thọ Xuân - Thanh Hóa, vong cụ Hồ Quý Ly báo tin: ông Tạn cũng là cháu đời thứ 18 của cụ, là ngành dưới (tức là em ông Phúc ở Hà Nội), sở dĩ có chuyển đổi sang họ Lê vì xưa kia con cháu cụ sợ bị hình phạt tru di tam tộc.

Ông Phúc ở Hà Nội và ông Tạn ở Thanh Hóa trước khi đến cô Phương không hề quen biết nhau, nay qua vong cụ Hồ Quý Ly, hai ông nhận ra cùng họ và trở thành anh em thân thiết” (5)

----------------

(1) Đọc từ “Bài Sử Khác Cho Việt Nam – Chương 8” của Tạ Chí Đại Trường. Tại http://damau.org/archives/3937

(2) Đọc: http://tuoitre.vn/Van-hoa-Giai-tri/59488/D...-Ho-Quy-Ly.html

(3)http://www.vinhanonline.com/index.php?opti...&Itemid=201

Và: http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BA%A3o_...n_Tr%E1%BB%ABng

(4) http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_An

Và: http://vietsciences.free.fr/vietnam/vanhoa...ts/nguyenan.htm

(5) http://www.nhantrachoc.net.vn/forum/archiv...php?t-2397.html

Share this post


Link to post
Share on other sites

(II) Người cùng Trời & Đất

II.1. Trước giờ hành quyết

Ngày 17 tháng 5 năm 1916, nhằm ngày 16 tháng 4 năm Bính Thìn, ông cùng nhiều đồng chí của mình bị Pháp xử chém tại pháp trường An Hòa, phía Tây kinh thành Huế. Ông hưởng dương 51 tuổi. Trước giờ ra pháp trường bị hành hình, người anh hùng đó còn gởi lại cho đời bài thơ tuyệt mệnh:

Trung lập kiền khôn bất ý thiên

Việt Nam văn vật cổ lai truyền

Quân dân cộng chủ tinh thần hội

Thần tử tôn châu nhật nguyệt huyền

Bách Việt sơn hà vô Bạch Sỹ

Nhất trang trung nghĩa hữu thanh thiên

Anh hùng đề cục hưu thành bại

Công luận thiên thu phó sử biên

(Đứng giữa càn khôn thế chẳng dời

Việt Nam văn vật tự bao đời

Vua dân chung dạ tinh sao hội

Tôi tớ bền lòng nhật nguyệt soi

Đất Việt dẫu không còn Bạch Sỹ

Khí trung kia vẫn ngập bầu trời

Anh hùng sá kể cơn thành bại

Sử sách ngàn thu chép rạch ròi) (1)

(Bản dịch của Nguyễn Văn Bính)

Có thể thường ngày có những lời chưa chính xác, có những ý chưa thông suốt; nhưng trước khi bước sang bờ kia dương thế không thể không dốc cả ruột gan ra để bày tỏ tâm huyết. Tôi tin là vậy. Tam tài đồng thể thế đã định, tâm đạo và ý đời quyện vào mà không trộn lẫn trong hành trang ái quốc. Thiển nghĩ, đây là tấm gương tiêu biểu về một kẻ sỹ Việt đã thân chứng Lý học Việt.

-------------------------

(1) Trong bài thơ này tôi có đối chiếu căn cứ vào hai bản: theo Lê Ngọc Trác (LNT) và theo vietsciences.org. Tôi có chỉnh lý một số chữ.

Phần chữ âm Hán – Việt:

- Bản LNT chép: “Nhất xan trung nghĩa hữu thanh thiên”, tôi chọn bản vietsciences.org.

- Bản LNT chép: “Anh hùng để cục hưu thành bại, Công luận thiên thu khó sử biên”, tôi chọn bản vietsciences.org.

- Bản vietsciences.org chép: “Công luận thiền thu phó sử biên”, theo tôi phải là: “Công luận thiên thu phó sử biên”.

Phần dịch chữ quốc ngữ, còn có một bản khác của Hành Sơn:

Giữa trời đứng sững không thiên,

Nghìn năm nước Việt còn truyền sử xanh.

Chu vương nhân chính đại hành

Quân dân hợp sức lũy thành đắp xâỵ

Người thù non nước còn đây,

Trời xanh với tấm lòng nầy tương tri.

Anh hùng thành bại sá gì,

Nghìn thu lịch sử còn ghi lại đời

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay