
motminhmotnoibuon
Thành viên diễn đàn-
Số nội dung
20 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
Danh tiếng Cộng đồng
2 NeutralAbout motminhmotnoibuon
-
Rank
Mới gia nhập
- Birthday
-
Dear chú Thiên Sứ, Cháu thấy tòa Vincom Bà Triệu có hai tòa tháp hai bên trên nền cái đế là trung tâm thương mại, trông cũng giống như Grand Plaza Trần Duy Hưng. Ngày trước Vincom tập trung hết ở đây bay giừo họ mới chuyển văn phòng sang Sài Đồng nhưng cháu thầy họ làm ăn có phát triển lên ạ. Chcho cháu hỏi là họ chưa phạm "thiên trảm sát "hay là vị trí miếng đất đấy tốt ạ. Cháu cám ơn chú ạ.
-
Bài học từ cuộc chiến bảo vệ biên giới 1979 THU HÀ THỰC HIỆN | 18/02/2013 08:06 (GMT + 7) TT - Quân và dân VN ngày 17-2-1979 buộc phải cầm súng một lần nữa, chiến đấu kiên cường trước quân Trung Quốc đông hơn nhiều lần, trên một phòng tuyến biên giới dài gần 600km. TS NGUYỄN MẠNH HÀ, viện trưởng Viện Lịch sử Đảng, nguyên đại tá, chính ủy sư đoàn 308 anh hùng, nhiều năm là viện phó Viện Lịch sử quân sự (Bộ Quốc phòng). Những ngày tháng 2 này, ông chia sẻ với Tuổi Trẻ về cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc từ ngày 17-2 đến 5-3-1979. * Thưa ông, cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc xảy ra đến nay đã được 34 năm. Ông nói về sự kiện này như thế nào? - Cuộc chiến tranh biên giới không chỉ bắt đầu từ ngày 17-2-1979, không chỉ bắt đầu sau câu chuyện “nạn kiều” 1978, cũng không chỉ bắt đầu từ những rạn nứt trong quan hệ Việt - Trung sau chiến thắng của cuộc kháng chiến chống Mỹ năm 1975, một chiến thắng mà một số nhà sử học trên thế giới đã cho rằng Trung Quốc không mong muốn. Cũng không phải hoàn toàn như vậy mà nó có gốc rễ sâu xa từ những tính toán trong lợi ích chiến lược của cả Liên Xô và Trung Quốc trên phạm vi toàn cầu chứ không chỉ với một nước nhỏ như VN. Sai sót lớn là chúng ta đã nhận ra quá muộn bản chất của chế độ Pol Pot. Năm 1977, đồng chí Lê Trọng Tấn được Quân ủy Trung ương cử vào biên giới Tây Nam nghiên cứu tình hình xung đột biên giới với Campuchia trở về, khi trở ra Hà Nội đã bức xúc khẳng định: “Đây không còn là xung đột nữa. Đây là một cuộc chiến tranh biên giới thật sự”. Lúc đó, chúng ta mới tìm hiểu đằng sau Pol Pot là ai. Là rất nhiều cố vấn nước ngoài từng giúp chúng ta trong cuộc kháng chiến trước đó. Khi chúng ta tổ chức phản kích, tiến vào giải phóng Phnom Penh ngày 7-1-1979, giúp dân tộc Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng, hồi sinh thì đúng 40 ngày sau, Trung Quốc phát động chiến tranh biên giới, với chiêu bài “dạy cho VN một bài học”. Quân chủ lực VN lúc đó đã tăng cường cho chiến trường Campuchia, Trung Quốc hi vọng VN sẽ gục ngã vì bất ngờ. Quân và dân VN bị buộc phải cầm súng một lần nữa, đã chiến đấu kiên cường trước một đội quân đông hơn nhiều lần, trên một phòng tuyến biên giới dài gần 600km, và đã đánh bật được quân Trung Quốc về bên kia biên giới sau khi làm tổn thất đáng kể sinh lực đối phương. * Liệu việc bình thường hóa quan hệ sau chiến tranh có làm chúng ta chịu những thiệt thòi nhất định như những điều kiện đi kèm thường thấy trong các hiệp định mà nước lớn thường áp đặt cho nước nhỏ? - Cuộc chiến tranh biên giới chính thức kéo dài chỉ 17 ngày, từ 17-2 đến 5-3-1979. Nhưng những cuộc xung đột còn kéo dài đến tận năm 1988. Trong suốt chín năm, một phần đáng kể nhân tài vật lực của chúng ta đã phải dồn cho biên giới phía Bắc, trong khi Mỹ cấm vận, viện trợ của Liên Xô cắt giảm so với trước và Trung Quốc thì từ bạn thành thù. Có thể nói VN đã hao tốn nhiều sức lực vì cuộc chiến biên giới đó. Nếu căng thẳng tiếp tục kéo dài, VN càng ngày càng bất lợi. Chính vì vậy, năm 1988, khi VN chủ động rút quân chủ lực lùi xa biên giới 40km, tình hình biên giới lắng dịu ngay, và đến năm 1991 thì VN và Trung Quốc chính thức bình thường hóa quan hệ sau cuộc gặp giữa lãnh đạo hai nước ở Thành Đô, Trung Quốc. Là một người nghiên cứu lịch sử, nhưng cũng là một người lính, tôi xin nói thẳng là dù bất cứ hoàn cảnh nào thì hòa bình vẫn là quý giá nhất. Chiến tranh biên giới kết thúc thật sự, chúng ta mới có thể tiếp tục sự nghiệp đổi mới, có những chính sách lâu dài và bền vững để phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống nhân dân, để có một vị thế mới trong bản đồ ngoại giao thế giới như hôm nay. Nhưng như vậy không có nghĩa là trang sử về chiến tranh biên giới đã khép lại. Lịch sử bản chất là sòng phẳng, khách quan, cái gì đã xảy ra rồi cũng có lúc sẽ được đặt lại trên bàn cân lịch sử để luận định. Chúng ta nhìn lại chiến tranh biên giới, trước hết là để học bài học cho chính mình: cái gì lẽ ra đã có thể tránh được, cái gì cần nhớ để nhắc lại cho thế hệ sau. Chúng ta cần có những sự vinh danh và tri ân các liệt sĩ đã ngã xuống để bảo vệ Tổ quốc trong cuộc chiến tranh ngắn ngủi mà đằng đẵng đó. Chúng ta cũng cần rút kinh nghiệm xương máu từ thực tế lịch sử của dân tộc mình khi hoạch định đường lối đối ngoại trong một thế giới hiện đại đang thay đổi từng ngày, lợi ích các bên đan xen nhau cực kỳ phức tạp. Cần hiểu rõ bạn - thù và phải đặt quyền lợi của dân tộc lên trước hết và trên hết thì mới có chính sách đúng được.
-
Chú Thiên Sứ cho cháu hỏi một chút là đối với Isarel và chú Gấu Nga có nằm ngoài quy luật này không? Hiện chưa thấy gì bất ổn ở hai nước này ạ.
-
Đề nghị bạn đổi tên tiêu đề chứ không nên để tên tiêu đề nhưvậy. Tôi không thấy câu trả lời thiền là gì ở chỗ nào trong topic này.
-
Trong quá trình tu tập theo Phật “tâm ma” hay “bản ngã” luônxuất hiện cản trở quá trình tu luyện của mỗi người. Ngay cả Ngài Thích Ca MầuNi trong lúc thiền ở gốc Bồ Đề thì ma tâm trong ngài xuất hiện ngăn cản Ngài dướimọi hình mọi dạng. Bản thân tôi chưa biết nhiều vê Pháp Luân Công nhưng thấytuyên truyền của các môn đồ PLC, dườngnhư thầy trò họ đang nhập cửa ma rồi. Phật tại tâm” tâmta có Phật thì Phật chính là ta rồi còn phải đi tìm làm chi nữa chứ. Ta là Phật, Phật cũng là Ta, Phật,Phật, Ta, Ta Ta, Ta, Phật.
-
Mật Tông ra đời sau khi Phật Thích ca nhập diệt khoảng một nghìn năm. Lúc này Đạo Phật đã phân chia và suy vong. Và cũng tại thời điểm này, triết lý Đại Thừa đang hồi sung mãn nhất. Các Đại sư Ấn Độ đã sử dụng và sáng tạo từ Triết lý Đại Thừa một cách vô cùng phong phú. Trong đó triết lý Tánh Không và Bát Nhã được đặt làm nền tảng. Triết lý Sự Sự vô ngại và Lý Sự vô ngại của kinh Hoa Nghiên cũng được vận dụng. Tuy thế Mật Tông lại giữ cho sự phát triển bay bổng của nó một định hướng đúng đắn của Đạo Phật, bằng cách giữ nguyên truyền thống Giới – Định – Huệ, và sự tôn trọng các kinh điển thời Đạo Phật còn nguyên thủy. Mật Tông diễn tả bản thể nguyên thủy của thế giới tức PHẬT TÁNH bằng năm vị Phật Thiền (dhyana-Budhas), thường được gọi là Ngũ Trí Như Lai. Năm vị Phật Thiền tức năm Trí được chuyển hóa từ năm thức của tâm thế gian khi giác ngộ. - Nhãn nhĩ tỉ thiệt thân thức sau khi giác ngộ sẽ biến thành Thành sở tác trí, được biểu tượng bằng Phật Bất Không Thành Tưu (Amoghasiddhi) - Ý thức sau khi giác ngộ sẽ biến thành Diệu Quán Sát trí, được biểu tượng bằng Phật Vô Lượng Quang (Amitabha) - Mạt-na thức khi giác ngộ sẽ biến thành Bình Đẳng Tánh trí, được biểu tượng bằng Phật Bảo Sanh (Ratnasambhava) - Alaya thức khi giác ngộ sẽ biến thành Đại Viên Kính trí, biểu tượng bằng Phật Bất Động (Akshobyha). - Trí Huệ toàn mãn gọi là Pháp Giới Thể Tánh trí, được biểu tượng bằng Phật Đại Nhật (Mahavairocana) Phật giáo có tính minh triết lớn, nhưng xuyên suốt nó phải có một lý thuyết định hướng. Khởiđầu nguyên thuỷ là Ngài Cồ Đàm nhận thấy con người sinh ra lớn lên, già rồi chếtđi. Ai ai cũng vậy kể cả muông thú; ngài như vậy, con ngài rồi cháu của ngài cũngvậy….. tất cả đều không biết minh sinh ra để làm gì? Sao phải tuân theo quy luậtđấy? phải chịu mọi sự đau khổ bất hạnh của cuộc sống nhân gian. Luân hồi của mọingười chính là con họ, cháu chắt của họ. Muốn thoát khỏi luân hồi khổ sở đó conngười phải tự giải thoát cho mình. Trước khi ngồi dưới gốc Bồ Đề nghiền ngẫm đâutranh với bản ngã của mình, ngài Cồ Đàm đi học, đi thụ giáo của rất nhiều giáosỹ, của các vị Bà La Môn những người có học thức lúc đó. Phải chăng ngài đã tiếpnhận được lý thuyết Âm Dương Ngũ Hành trong lúc đi tìm đạo rồi Ngài phát triển nó theo hướng Ngài đi giáo hoámọi người.
-
Đạo Phật khởi nguồn từ chữ “ỨC” tất cả các sinh vật lúc sinhra đề thuần khiết như một giọt nước trong. Khi lớn lên phát triển thì “ỨC” chuyểnthành “TỨC” và “THỨC” rồi sinh ra “NGŨ UẨN”. Tại sao không phải là lục uẩn hay tứ uẩn hay trong lý thuyết âm dương ngũ hành thì là tứ hành hay là lục hành. Liệu có sự liên hệ giữa đạo Phật và lý thuyết âm dương ngũ hành hay không?Ngũ hành là biểu hiện bên ngoài cuả tất cả về mặt vật chất còn ngũ uẩn thể hiệncái nội tâm bên trong của tất cả mọi sự vật. Phải chăng là đã tồn tại một lý thuyết chung cho toàn bộ thế giới từ rẩt lâu và do cơ duyên dân tộc Việt thì lưu giữ được phần xác của ly thuyết này và Ngài Thích Ca Mầu Ni nhân được phần hồn của nó. Cũng như trong tử vi Ấn Độ đổi chỗ Thuỷ Hoả, không giống tử vi Tàu mà giống tử vi Lạc Việt ta. http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/bai-viet/17301-phong-thuy-tu-vi-an-do-va-doi-cho-thuy-hoa/ Vài lời thiển ý mongcác cô chú và anh chị chỉ bảo thêm cho.
-
Đạo Phật khởi nguồn từ chữ “ỨC” tất cả các sinh vật lúc sinhra đề thuần khiết như một giọt nước trong. Khi lớn lên phát triển thì “ỨC” chuyểnthành “TỨC” và “THỨC” rồi sinh ra “NGŨ UẨN”. Tại sao không phải là lục uẩn hay tứ uẩn hay trong lý thuyết âm dương ngũ hành thì là tứ hành hay là lục hành. Liệu có sự liên hệ giữa đạo Phật và lý thuyết âm dương ngũ hành hay không?Ngũ hành là biểu hiện bên ngoài cuả tất cả về mặt vật chất còn ngũ uẩn thể hiệncái nội tâm bên trong của tất cả mọi sự vật. Phải chăng là đã tồn tại một lý thuyếtchung cho toàn bộ thế giới từ rẩt lâu và do cơ duyên dân tộc Việt thì lưu giữ đượcphần xác của ly thuyết này và Ngài Thích Ca Mầu Ni nhân được phần hồn của nó. Vài lời thiển ý mongcác cô chú và anh chị chỉ bảo thêm cho.
-
Rõ là có ai cố tình tạora clip này với một mục đích nào đó và chắc chắn rằng mục đích đó là không tốtvới bất kỳ lý do gì. Đoạn phim vừa rồi là do ai quay rồi gửi chứ không phải cameratự động gì
-
Đúng quá chú à, ông tác giả này giống như ông thầy bói xem voi quá chú ạ. Theo thiển ý của cháu những bậc kỳ tài như Khổng Minh họ đều có thiên mệnh. Sự xuất hiện của họ tuân theo tự nhiên, theo sự tạo hoá và các quy luật của vũ trụ. Nếu không có KhổngMinh ở thời kỳ đó thì Tào Tháo dễ dàng bình định được Trung Nguyên vẫn là thừa tướng của nhà Hán không giải quyết hết vấn đề của nhà Hán thời bấy giờ; vì bộ máy cai trị vẫn là bộ máy đó, vẫn là các con người có tư tưởng cũ, vẫn cách điều hành như vậy. Và hệ quả tất yếu là vẫn xảy loạn giặc khăn vàng tiếp theo và những sự việc khác. Trong khi đó vận khí của nhà Hán đã quá suy, quá mất cân bằng cần phảicó sự cải tổ triệt để thì xã hội Trung Hoa mới phát triển. Có tam quốc thì các nước phải mở rộng thêm lãnh thổ của mình, phải nghiên cứu phát triển vũ khí và các công cụ sản xuất, tập trung vào phát triển kinh tế trong lãnh thổ của mình…….. Cá nhân cháu nghĩ mỗi chúng ta, mỗi loài cây, mỗi loài vật đề có một sư mệnh của thiên nhiên của tạo hóa. Sứ mệnh đó gây mất cân bằng âm dương tạo nên sự vận động phát triển để cân bằng lại hay sư mệnh đó là cân bằng lại âm dương để nó về trạng thái trung dung. Sứ mệnh mỗi người, mỗi loài mỗi khác, những bậc tài trí như Khổng Minh thì sứ mệnh của họ lớn lao lên ảnh hưởng của họ lên xã hội lớn hơn. Nhân tiện bài này cháu trình bày quan điểm của mình về định mệnh như trên, có gì mong các cô chú, anh chị chiếu cố chỉ bảo thêm ạ.
-
Mình đọc thấy anh Quốc Tuấn đối với việc tư vấn rất nhiệt tìnhkhông cưới ngựa xem hoa nhu các bác kia. Nhờ anh xem dùm lá số tử vi hộ mình nhé;đến tận bây giờ sự nghiệp vẫn chưa đến đâu. Không rõ từ giờ trở đi vận mình có đổikhông, công việc thuận lợi chưa? Cám ơn anh Quốc Tuấn trước nhé!
-
Cháu xin lỗi chú Thiến Sứ cháu viết mục nàyvào đây, vi trong phần thảo luận về điềm báo chau không có quyền Reply. Cháuthấy trên báo đăng có hiện tượng này, không biết nó có phải là điềm thông báogì cho Việt Namkhông chú a? Cháu cám on chú trước ạ! Con ruốc đầy biển Ninh Thuận</h1>Thứ Bảy, 06/08/2011 14:54 (NLĐO) – Cả tuần qua, con ruốc (loài thủy sản nước mặn giống như con tôm nhưng rất nhỏ) xuất hiện dày đặc ven bờ biển các xã Phước Dinh, Cà Ná, Phước Diêm, huyện Thuận Nam – Ninh Thuận. Hàng trăm người dân địa phương mang lưới giăng thả cách bờ vài chục mét là bắt được ruốc (ảnh). Trung bình mỗi người kiếm 50-60 kg ruốc/ngày; có người trúng đến 1,5-2 tạ. Anh Trần Văn Chương ở xã Cà Ná cho biết hiện ruốc có giá 15.000 – 25.000 đồng/kg nên thu nhập của bà con làng biển cũng kha khá.
-
Cóvẻ như các cao nhân sau khi nổi danh thì tài di xuống hay sao ây, không thấybác nào chỉ giáo cho cả à.
-
Không có cao nhân nào giúp được tôi à, buồn quá!
-
Bác nào giúp em với, please!