Hue Nguyen

Thiền Là Gì?

8 bài viết trong chủ đề này

Xin giới thiệu đến các bạn phương pháp Thiền Vô Vi mà tôi thấy rất bổ ích để chúng ta thực hiện đời đạo song tu sao cho thanh nhẹ cho tâm lẫn xác. Bài viết dưới đây sẽ giúp ích cho các bạn rất nhiều.

I. Thiền là Gì ?

Thiền không phải là ngồi nhắm mắt nhưng đầu óc lại rối loạn. Nhiều nguời đã dùng cách này để cầu thần thông, luyện hỏa hầu, mong điều khiễn các luân xa, hay muốn xuất hồn, hay cầu giải thoát,... Nếu theo những con đường này, trước sau gì cũng bị rối loạn thần kinh và đưa đến những điều tệ hại nhất. Chúng ta nghe rất nhiều người nói đến thiền, ở đâu cũng nghe, và ai cũng nói được. Hôm nay, tôi sẽ đóng góp về đề tài này theo sự thực hành mà tôi đã bước đi trong một thời gian.

Sở dĩ có trang này là vì khi hoàn tất trang blog về 2012 , tôi thấy không biết làm sao để giúp được đọc giả một lối thoát . Và tôi cũng như được nhiều email hỏi về phương pháp gì tôi đã nhắc trong loạt bài về 2012. Tôi đã học trường dòng Công giáo và yêu mến Jesus. Trong một đêm nọ đã lâu rồi, sau một giấc chiêm bao dài, nữa đêm tôi ngồi dậy và cầu nguyện Thượng Đế soi dẫn một con đường vì trong lòng mình cứ thôi thúc phải làm một điều gì đó. Tự nhiên lúc đó trong ý tôi nói phải xếp bằng hai chân và tập trung ngay chỗ cao nhất ở đỉnh đầu để hít hơi thở ra vô chỗ đó . Lúc đó, dù còn nhỏ, tôi không tin và bỏ ngang. Một tuần sau, người bạn ghé nhà và đưa 1 tài liệu về thiền, khi tôi mở ra xem thì trong đó dạy y như lúc tôi đã làm trong đêm đó. Từ đó, tôi thực hành nó và đã giúp tôi thay đổi cả cuộc dời.

Thiền không phải là ngồi lỳ và nhắm mắt lim dim mơ tưởng 1 cái gì đó hoặc là không nghĩ gì hết. Cái gọi là thiền đang lan tràn thế giới từ xưa đến giờ, ngày nay nó đã mất đi cái mật pháp sau mấy ngàn năm lưu truyền. Cái thiền ngày nay là cái vỏ rỗng, rất là uỗng công cho người thực hành. Thiền ngày nay mà người Tây phương và tại Á đông đang thực hành tương đương với một giấc ngủ. Nó có thể giúp hành giả giảm căng thẳng ở mức độ nào đó thôi. Nó không thể đưa chúng ta đi xa hơn.

Cuộc sống có hai chiều: một chiều hướng ra ngoài chạy theo ngoại cảnh, một chiều quay vào nội tâm khai thác tâm linh. Ngoại cảnh là vật chất tạm bợ, hưởng cái nhà, cái xe, ăn uống theo mùi vị, dục lạc tiêu hao. Nhưng cuộc sống đó sẽ không kéo dài, một thoáng qua rồi cũng sẽ mất hết. Cho nên mục tiêu đúng nhất của Thiền là quay về nội thức, tìm hiểu chính mình, đi tìm cái bất diệt vĩnh cửu. Nếu áp dụng đúng đường lối của một pháp thiền, nó rất bổ ích cho cuộc sống hiện tại và cho tương lai của hành giả.

Tôi đã thực hành phép thiền của Pháp Lý Vô Vi này một thời gian. Tôi dùng nó và thấy con người mình thay đổi nhiều lắm. Từ mọi tánh xấu cho đến sự bịnh họan biến mất mà không hay. Càng hành thì tâm linh càng phát triển và hiểu sự kỳ diệu của điển quang cho nên ao ước đem nó ra chia sẻ cho mọi người. Những gì tôi biết và kinh nghiệm gì tôi gặt hái được, tôi sẽ đem ra hết không dấu diếm để hỗ trợ cho bất cứ ai có ý chí quật khởi mưu cầu một lối thoát cho chính mình.

-=Starboy=-

Phan minh Tiến

Các bạn muốn hướng dẫn thực hành, xin liên lạc:.......

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đề nghị bạn đổi tên tiêu đề chứ không nên để tên tiêu đề nhưvậy. Tôi không thấy câu trả lời thiền là gì ở chỗ nào trong topic này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hay đấy!

Nhưng tôi tạm thời xóa link dẫn đến blog của bạn và địa chỉ email. Sau khi bạn lý giải được thiền là gì, thì bạn sẽ đưa địa chỉ email và link blog của bạn cũng chưa muộn nhỉ. Thông cảm nhé.

Welcome!

Thân mến

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xin chào Hue Nguyen.

-''Vô vi'' đã thật sự hiểu ''vô vi'' là gì? có biết ai là người đưa ra khái niệm ''vô vi'' đầu tiên không?.

  Quote

Tôi đã học trường dòng Công giáo và yêu mến Jesus.

-Xin hãy cho biết là đã thật sự ''yêu mến'', trước khi trả lời xin hãy thiền và quán tĩnh về câu hỏi này, '' đã thật sự hiểu và yêu mến Jesus, và tại sao rời xa?''.
  Quote

Tôi đã thực hành phép thiền của Pháp Lý Vô Vi này một thời gian. Tôi dùng nó và thấy con người mình thay đổi nhiều lắm. Từ mọi tánh xấu cho đến sự bịnh họan biến mất mà không hay. Càng hành thì tâm linh càng phát triển và hiểu sự kỳ diệu của điển quang cho nên ao ước đem nó ra chia sẻ cho mọi người. Những gì tôi biết và kinh nghiệm gì tôi gặt hái được, tôi sẽ đem ra hết không dấu diếm để hỗ trợ cho bất cứ ai có ý chí quật khởi mưu cầu một lối thoát cho chính mình.

-Giúp đỡ người khác theo pháp lý của mình thật tốt, vậy xin hỏi giữa cái giúp được 1 người với giúp được 10 người, giữa 10 người với 100 người, giữa 100 người với 1000 người, và v,v,,,,,,,thì chọn cái nào, thụ tạo đã tự giải thoát dưới con mắt thụ tạo, vậy dưới mắt của Đấng tạo dựng thì đã giải thoát chưa?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nếu hỏi thiền là gì thì tôi hỏi

"Khỏe là sao?"

Xin trả lời.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thập mục ngưu đồ

Posted Image 10 bức tranh chăn trâu

Chúng tôi xin giới thiệu về “Mười bức tranh chăn trâu” hay “Thập mục ngưu đồ” để chúng ta cùng nhau tư duy, quán chiếu. Bộ tranh được phát hiện sớm nhất tương truyền là của Thiền sư Quách Am (Kakuan hay Kuoan Shihyuan (1100 – 1200), cũng thường được gọi là Khuếch Am Sư Viễn) người Trung Quốc, sinh vào thời nhà Tống thế kỷ XII.

Thiền sư dựa vào các bản luận cũ của tiền nhân rồi họa 10 bức tranh chăn trâu, mượn hình ảnh tượng trưng của trâu trong Lão giáo, rồi viết bài tụng và lời bình bằng văn xuôi. Bộ tranh của ngài thuần chất Thiền, sâu sắc hơn các bộ tranh của các bậc tiền bối và từ đấy trở thành nguồn cảm hứng sâu xa cho các thế hệ sau này phỏng theo đó mà vẽ ra thêm nhiều bức họa khác nữa. Từ đó càng có thêm nhiều bộ tranh mới hoặc màu, hoặc đen trắng, bắt đầu xuất hiện ở các chốn già lam, thiền viện. Những bộ tranh này cũng phản ảnh được nhiều khuynh hướng khác nhau trong sự tu tập, không thống nhất một cách khô khan, mà lại uyển chuyển sáng tạo, tùy duyên truyền pháp. Nhưng vậy là không chỉ có một bộ, mà có nhiều bộ “Thập mục ngưu đồ” khác nhau, tất cả đều đượm nhuần tinh thần Phật giáo Bắc Tông. Tuy có nhiều bộ tranh nhưng về hình thức thì bộ nào cũng như bộ nào, mỗi bộ điều có 10 bức, mỗi bức có một bài tụng bằng thơ tứ tuyệt và mỗi bài chú giải bằng văn xuôi cho cả tranh và bài kệ. Còn về tinh thần thì tranh tuy có nhiều, nhưng có thể xếp thành hai loại: Đại thừa và Thiền Tông. Loại tranh theo khuynh hướng Đại thừa vẽ lại quá trình tu chứng, từ việc tự thắng bản năng mình, đến tự tri và cuối cùng là đạt đến tự tại. Loại tranh theo khuynh hướng Thiền tông khắc họa tiến trình thực nghiệm tâm linh với ba giai đoạn: sai tâm bắt tâm, tâm vô tâm và tâm bình thường. Trong mỗi loại, tranh vẽ khác hết, nhưng bài tụng và bài chú riêng cho mỗi loại không thay đổi. Hình ảnh người mục đồng tượng trưng cho giới thể, cho thiền định, cho chính trí, nói chung là cho chánh pháp của đức Phật. Con trâu tượng trưng cho cái tâm của chúng sinh, cái tâm ấy là cái tâm vọng tưởng, tâm phân biệt, chất chứa đầy phiền não, mê lầm và dục vọng. Chúng sinh lấy giáo pháp chân chính của đức Phật để chữa trị các sự mê lầm và dục vọng này thì cũng tương tự như người mục đồng trị con trâu hoang dã đầy tật chứng vậy! Dưới dây là bộ tranh “Thập mục ngưu đồ”, 10 bức tranh chăn trâu của Thiền sư Quách Am và của Giáo sư Thiền học Daisetz Teitaro Suzuki. Trâu chuyển dần từ đen (trâu đen tức là tâm còn buông thả) sang trắng (tâm được thuần phục dần).

Tranh 1: Tìm trâu <a href="http://1.bp.blogspot.com/-7yn2D6y92HM/Tym9lyqR5xI/AAAAAAAAASc/k1Ng6WpFaDM/s1600/Tr%C3%A2u+1.jpg" style="clear: left; float: left; margin-bottom: 1em; margin-right: 1em;">Posted Image Thật ra con trâu chẳng bao giờ thất lạc. Nó vẫn sờ sờ ra đó, đâu phải kiếm tìm? Chẳng qua chỉ vì ta rời xa thực tướng của mình nên ta không thể thấy nó. Trong sự mê muội của sắc tướng mà ta mất dấu vết của nó. Ở xa căn nhà, ta thấy nhiều ngõ đan nhau, nhưng đâu là con đường chính. Lòng tham và sợ hãi, tốt và xấu ràng buộc lấy ta.

Posted Image Tranh 2: Thấy dấu Hiểu dược lời dạy, ta thấy dấu chân của trâu. Rồi ta biết rằng, như nhiều dụng cụ được chế tạo từ kim loại, muôn vàn sắc tướng điều do ngã tạo ra. Làm sao ta thấy được thực và ảo nếu ta không phân biệt? Khi chưa vào được cửa, hẳn nhiên ta phải tìm cho ra con đường.

Tranh 3: Được trâu Posted Image Nó sống trong rừng đã lâu, nhưng ta bắt được nó hôm nay! Sự đắm say cảnh sắc đã làm nó lạc đường. Vì ham muốn cỏ ngon hơn, nó lang thang phiêu bạt. Tâm của nó còn bướng bỉnh và không chịu thuần phục. Nếu muốn nó nghe lời, ta phải dùng roi.

Tranh 4: Chăn trâu Posted Image Trâu bị kiềm chế bấy giờ có lẽ đã đau đớn vì bị dây vàm kéo lỗ mũi, lại sợ lãnh thêm những đòn roi, nên bắt đầu dần dà chịu phép, chịu khuất phục. Trâu bị giơ roi dắt đi, nhưng đầu đã sạch trắng ra. Tuy là trâu hết chạy tới chạy lui hung hăng hùng hổ, nhưng trẻ chăn trâu vẫn phải nắm chặt sợi dây vàm xỏ mũi mà kéo nó đi, chưa dám buông thả, tay chưa dám bỏ cây roi. Chú dắt trâu đi nhẹ nhàng, không còn phải dùng sức lực lôi kéo hay roi vọt đánh đập nữa.

Tranh 5: Thuần phục Posted Image Đến đây là được chút nhàn rỗi vì đã tu được nửa chặng đường rồi, ít còn phải dụng công nhiều nữa. Người luyện tâm lúc này đã hoàn toàn điều phục được tâm ý mình và sống trong tỉnh thức. Tâm ý đã thanh tịnh, người tu thật an lạc, thấy được sự màu nhiệm của cuộc sống. Thấy ra tu là hướng nội, là chuyển chính nội tâm mình trở nên thanh tịnh tốt đẹp, không phải là chuyển cảnh vật bên ngoài theo ý mình.

Tranh 6: Cưỡi trâu về nhà Posted Image Cưỡi trâu ta thong thả quay về nhà. Tiến sáo (tiêu) của ta réo rắt lúc chiều tà. Ngón tay láy nhịp, ta hòa điệu không ngừng. Ai nghe nhạc khúc du dương này xin tấu cùng ta. Cuộc tranh đấu đã qua, được hay thua điều không khác. Ta hát bài ca của tiều phu và thổi điệu đồng giao. Cưỡi trâu, ta ngắm mây trôi bồng bềnh. Ta đi tới, dù ai đó có gọi giật lại.

Tranh 7: Quên trâu còn người Posted Image Pháp bất nhị. Chỉ tạm mượn chuyện trâu, cũng như sự tương quan giữa thỏ và bẫy, giữa cá và lưới, giữa vàng và cặn, hay trăng vừa ló khỏi mây. Một tia sáng xuyên suốt vô thỉ vô chung. Ta điều phục tâm nhưng thật ra chẳng có chi để điều phục. Bởi tánh giác là của ta, theo ta suốt dọc đường sinh tử. Giờ ta có thể ung dung tự tại với tánh giác của ta, bỏ mặc roi thừng là thứ tạm bợ.

Tranh 8: Dứt cả hai Posted Image Vòng tròn tượng trưng cho “Viên Giác”. Trâu và người chăn, tâm và cảnh dứt hết là hiển hiện ánh chân như lung linh trong màu cỏ nội hoa ngàn. Nhiễu sự đã qua, tâm không còn chướng ngại. Ta không mong cầu cõi giác ngộ. Ta cũng không trú vào nơi không giác ngộ. Vì ta không vướng mắc vào cả hai, mắt không hề nhìn thấy ta. Nếu hàng vạn chim cùng hoa trên đường ta đi, sự tán thán đó cũng chỉ là hư vô.

Tranh 9: Trở về nguồn cội Posted Image Ngay từ ban đầu, chân lý đã sáng tỏ. Qua thiền định, ta quán đến sắc tướng hợp tan. Cội nguồn là tâm thể chân thật, nó vốn sẵn như vậy, không cần phí công để tìm, không cần phí sức để trở lại. Thấy nghe mà không biết tốt xấu, hay dở, cũng giống như mù, như điếc nên nói mù câm. Trong am là chỉ cho tâm thể thênh thang trùm khắc không có một vật gì ngoài nó. Chừng đó mới thấy tự tại, thấy nước mênh mông, thấy hoa tự nở hồng, nở tía mà không bận tâm, không vướng mắc. Đó là phản bổn hoàn nguyên, gọi là vào cảnh giới Phật.

Tranh 10: Thòng tay vào chợ Posted Image Thiền sư mặc áo phô bày ngực, chân không giày dép đi vào chợ, làm những việc rất tầm thường như người đời. Miệng cười hỉ hả, không cần gìn giữ giới hạnh mẫu mực của người tu, không thuyết giảng giáo lý cao sâu mầu nhiệm. Chỉ làm con người rất bình thường để dạy cho những người bán cá, bán thịt ở ngoài chợ, ở quán rượu, là những nơi mà con người ở đó ít biết đến đạo đức, khiến cho họ có chút đạo đức biết lối tu hành.

Đó là trọng trách giáo hóa của người tu đã đến chỗ viên mãn. Chỗ này là chỗ thiết yếu, hành giả cần phải hiểu rõ, người tu sau khi vào cảnh giới Phật tức là đã triệt ngộ, rồi mới vào cảnh giới ma để lăn xả vào đời, làm lợi ích cho đời.

Thiền sư Quách Am Giáo sư Thiền học Daisetz Teitaro Suzuki

Chúng ta cùng thảo luận trên cơ sở học thuật Thiền và kinh nghiệm của người chứng đặc và đang trên đường rèn luyện.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Tọa độ Thiền (52 độ, 51 phút)

Edited by Thiên_Địa_Nhân

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay