Guest

Tọa đàm" Bản Chất Khoa Học Của Kinh Dịch Và Thuyết Adnh".

108 bài viết trong chủ đề này

Đây không phải chủ đề chính của bài viết. Chú đã xác định như vậy trong tất cả mọi hoàn cảnh. Không có ngoại lệ. Mieumập có thể mở một topic khác để bình luận. Thí dụ trong mục Giao Lưu Tâm sự chẳng hạn.Chủ đề chính của bài viết này là:

- Văn minh Hán không phải là chủ nhân của thuyếtt Âm Dương Ngũ hành, mà là văn minh Việt. Những luận cứ minh chứng đúng hay sai.

Đúng là cháu đã đề cập không đúng chủ đề rồi :lol: . Cháu cám ơn Chú đã nhắc nhở ạ :( .

Hôm nay Miêu mập phát hiện ra một câu cần giải thích, ngày mai có người cho rằng ngắt câu không rõ nghĩa, ngày kia thì phát hiện ra câu này cần viết lại....

Cũng may mà nó lá tiếng Việt, nếu dịch sang tiếng Anh thì có những câu chưa sát nghĩa....Đấy không phải là phản biện học thuật.

Dạ đúng, cháu đồng ý đây không phải là phản biện học thuật. Tuy nhiên, vì câu khẳng định này được lặp lại nhiều lần nên đã tạo sự chú ý nơi cháu, cháu đọc, nghiền ngẫm và có nhận định cá nhân như thế. Điều này khác biệt nhiều với việc đi tìm và bắt bẻ các câu chữ, ngắt câu trong bài viết,... Chú Thiên Sứ ơi! Đơn giản vì cháu thấy câu này hay, nên mới quan tâm và có nhiều suy nghĩ đấy chứ! Tuy nhiên, để tránh hiểu lầm đáng tiếc, cháu không trao đổi về điều này trong chủ đề này nữa.

Có lẽ Miêu mập suy diễn quá đà về một câu nói. Rằng: "người ta không thể tìm ra một cái đúng từ một cái sai" . Thật vậy, những ví dụ mà miêu mập đưa ra là một quá trình hành động. Đó là một tập hợp các hành vi, chứ không phải là một dây chuỗi của các bước logic, hay biện chứng khoa học. Một tập hợp các hành vi, cho dù đó là tập hợp các hành vi khoa học, cũng không buộc được tất cả các hành vi đó phải nằm trong một tập hợp các bước logic, thậm chí là suy diễn logic. Mà câu nói này của anh thiên sứ là một mệnh đề logic. Chứ nó không phải là nội dung của một tập hợp các hành vi. Chẳng hạn, anh dựa trên một tiền đề sai, thì không bao giờ có thể rút ra những hệ quả từ tiền đề đó lại là đúng, mà không mâu thuẫn với chính tiên đề đó cả. Điều này không có nghĩa là nhân loại không tìm thấy cái đúng.

Cháu cảm ơn Chú Vuivui đã có đôi lời cùng cháu. Tuy nhiên, về vấn đề logic học, cháu xin không trao đổi nữa vì sợ lạc chủ đề, mặc dù cũng có biết chút ít.

-Nền kinh tế thị trường với những luật vận hành kinh tế tư bản là đúng với bản chất của mọi xã hội. Là nền tảng cho mọi sự phát triển kinh tế, để có thể tạo ra một mô hình xã hội phát triển văn minh có công bằng xã hội.

-Nền tảng của một xã hội văn minh, công bằng là một xã hội Dân Chủ.

Những chân lý này đúng tuyệt đối, nhưng rõ ràng là người ta "nhận ra" từ cái Sai, chứ không phải là "tìm ra, hay thu được" từ một cái Sai.

Cháu chỉ tâm sự vài lời: có chắc rằng đó là "chân lý" và "đúng tuyệt đối" hay không? Quả là trong thời điểm hiện tại, nền kinh tế thị trường là nền kinh tế vận hành phù hợp nhất, tuy nhiên, Chú cũng thấy đấy, từ thời sơ khai của con người đến nay cũng đã trải qua nhiều nền kinh tế khác nhau, và cháu nghĩ trong vài trăm năm nữa, biết đâu một nền kinh tế mới sẽ hình thành, một học thuyết kinh tế mới sẽ xuất hiện? Ai dám khẳng định điều này sẽ là không thể chứ? Riêng về chế độ xã hội thì cháu không dám lạm bàn.

Cần phải hiểu đúng trong cái gọi là biện chứng khoa học. Chứ không phải là biện chứng của thầy cãi, hay biện chứng văn chương.

Như cháu đã nói ở trên, ở đây vì cháu đọc và thích câu nói của Chú Thiên Sứ (không biết gốc câu này phải của Chú ấy không ạ?), nhưng thấy hiểu biết còn mông lung, có thể gây nhầm lẫn, nên mới mạo muội trao đổi, chứ đâu phải là phản biện đâu ạ? :lol:

Trân trọng chào các Chú.

Share this post


Link to post
Share on other sites
"Không thể tìm thấy cái đúng từ một cái sai" là do tôi nghiệm lý và xác định, Nếu có ai nói trước tôi thì tôi là chứng nhân của họ chứ không bắt chước họ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cháu chỉ tâm sự vài lời: có chắc rằng đó là "chân lý" và "đúng tuyệt đối" hay không? Quả là trong thời điểm hiện tại, nền kinh tế thị trường là nền kinh tế vận hành phù hợp nhất, tuy nhiên, Chú cũng thấy đấy, từ thời sơ khai của con người đến nay cũng đã trải qua nhiều nền kinh tế khác nhau, và cháu nghĩ trong vài trăm năm nữa, biết đâu một nền kinh tế mới sẽ hình thành, một học thuyết kinh tế mới sẽ xuất hiện? Ai dám khẳng định điều này sẽ là không thể chứ? Riêng về chế độ xã hội thì cháu không dám lạm bàn.

Phần trên của câu mà Miêu mập trích dẫn bị xóa, nên đọc lại thấy buồn cười lắm . Có lẽ vì vậy mà có sự suy diễn quá đà chăng ?.

Thân ái .

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Thiên Sứ thân mến !.

Mấy hôm nay vào trang này khó qua, như mạng bị nghẽn vậy . Thành ra không trả lời anh được .

Anh viết: Sao tôi tìm mãi chẳng thấy tôi viết câu nào như anh nói cả? - "thực tại khách quan biến hóa, chuyển đổi".

Thực thì anh không viết đúng nguyên văn câu như thế, mà là do anh đã viết: Tồn tại một thực tại khách quan trước lưỡng tính sóng hạt .

Mà Tôi thì nói rằng: Lưỡng tính sóng hạt là thuộc tính của vật chất, chứ không phải là đại biểu vật chất, nên phát biểu tồn tại thực tại khách quan trước nó là không có ý nghĩa . Sau đó anh nói: Lưỡng tính sóng hạt là thực tại khách quan . Nên Tôi cho rằng anh đã xem thực tại khách quan có thể biến hóa . Và vì thế Tôi mới dẫn dắt tới chỗ anh xác nhận thực tại khách quan không biến đổi, vì thực tại khách quan là thực tại khách quan . Vậy thôi .

Thân ái.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Thiên Sứ thân mến !.

Mấy hôm nay vào trang này khó qua, như mạng bị nghẽn vậy . Thành ra không trả lời anh được .

Anh viết: Sao tôi tìm mãi chẳng thấy tôi viết câu nào như anh nói cả? - "thực tại khách quan biến hóa, chuyển đổi".

Thực thì anh không viết đúng nguyên văn câu như thế, mà là do anh đã viết: Tồn tại một thực tại khách quan trước lưỡng tính sóng hạt .

Mà Tôi thì nói rằng: Lưỡng tính sóng hạt là thuộc tính của vật chất, chứ không phải là đại biểu vật chất, nên phát biểu tồn tại thực tại khách quan trước nó là không có ý nghĩa . Sau đó anh nói: Lưỡng tính sóng hạt là thực tại khách quan . Nên Tôi cho rằng anh đã xem thực tại khách quan có thể biến hóa . Và vì thế Tôi mới dẫn dắt tới chỗ anh xác nhận thực tại khách quan không biến đổi, vì thực tại khách quan là thực tại khách quan . Vậy thôi .

Thân ái.

Cảm ơn anh Vuivui.

Như vậy là không có vấn đề gì. Điều tôi muốn diễn đạt chỉ là:

Có một thuộc tính của vật chất tồn tại trước hiện tượng "Lưỡng tính sóng hạt".

Mấy ngày này tôi cũng bận rộn quá. Nhưng tôi đang tìm một cách diễn đạt mới để chứng minh Nguyên lý bất định chỉ là hiện tượng mà con người nhận thức được. Khi xác định tính bất định của vật chất - hay sự vận đông phi quy luật của nó - thì phải có một cái tất định nhận thức được sự bất định đó, so sánh và đối chứng với tính bất định.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính thưa quí vị quan tâm.

Tôi đã chứng minh xong vấn đề: Văn minh Hán không thể là chủ nhân của thuyết Âm Dương Ngũ hành qua ba tiêu chí là:

* Lịch sử hình thành học thuyết.

* Nội dung học thuyết.

* Khả năng phản ánh thực tại khách quan.

Yếu tố dẫn đến sự phản biện bài viết của học giả Phạm Viết Hưng chính là phần nội dung của học thuyết Âm Dương Ngũ hành trong các bản văn chữ Hán và khả năng phản ánh thực tại khách quan của nó. Chính điều này đã khiến hầu hết các học giả hiện đại khi nghiên cứu về Lý học Đông phương đã hiểu nhầm và có cái nhìn giống như học giả Phạm Viết Hưng khi cho rằng:

khoa học Đông phương không dựa trên logic suy diễn và chứng minh, mà chủ yếu dựa trên cảm nghiệm trực giác, mặc dù nó có những nguyên lý cơ bản vô cùng cô đọng đã được hình thức hoá. Vì thế, tham vọng logic hoá các khoa học cổ truyền Đông phương là đi ngược lại phương pháp tiếp cận chân lý của chính Đông phương cổ truyền.

Cái nhìn cảm nghiệm trực giác cho Lý học Đông phương chỉ là sự nhận thức sai khi tiếp xúc với Lý học Đông phương qua bản văn chữ Hán. Chính sự thừa nhận:

mặc dù nó có những nguyên lý cơ bản vô cùng cô đọng đã được hình thức hoá.

đã xác định Lý học Đông phương hoàn toàn là một lý thuyết có những nguyên lý căn bản xuất phát từ nhận thức và tổng hợp từ thực tế khách quan. Nó chỉ bị sai lệch, rời rạc và mâu thuẫn vì tính thất truyền. Những gì còn lại của Lý học Đông phương chủ yếu chỉ là những phương pháp ứng dụng. Nó giống như những học sinh giải bài toàn, áp dụng công thức toán học để giải mà không cần biết nguyên nhân từ đâu và trên cơ sở nào có những phương pháp đó. Đó không phải là hệ thống nguyên lý lý thuyết của phương pháp luận Lý học Đông phương. Khi giải một bài toán, học sinh phổ thông cũng cần có trải nghiệm trực giác. Trực giác nhạy cảm thì giải toán đúng và nhanh, trực giác kém thì giải sai và chậm. Nhưng đó là sự phản ánh khả năng của con người với một phương pháp ứng dụng, chứ không phải bản thân phương pháp ứng dụng ấy chỉ là một cảm nhận trực giác.

Một vấn đề nữa khiến các học giả hiện đại có cái nhìn trên (Đã trích dẫn) chính vì một nguyên lý lý thuyết đã thất truyền và một thực tại mà nguyên lý đó phản ánh vượt ra ngoài khả năng nhận thức của trí thức khoa học hiện đại (Thí dụ như khái niệm "Khí'). Bởi vậy, những người tiếp thu Lý học Đông phương - thuộc văn minh Hán - từ hàng ngàn năm nay, đã giải thích những cái mà họ không hiểu bằng những khái niệm mơ hồ. Rõ nhất là: Hà Đồ từ trên lưng con Long Mã, Lạc thư từ trên lưng con rủa thần và các nguyên tắc qui ước của các phương pháp ứng dụng là do các bậc "Thánh nhân trực ngộ tâm linh" phát hiện ra...

Vấn đề cũng không dừng ở sự sai lệch, mâu thuẫn trong nội dung của Lý học qua bản văn chữ Hán, mà tôi đã trình bày. Mà còn ở một một yếu tố được coi là một tiên đề sai khi quan sát lý học Đông phương.

Sai lầm đó là:

Mặc nhiên công nhận Lý học Đông phương thuộc về văn minh Hán như một yếu tố tiên quyết. Đây là một sai lầm rất căn bản khi nghiên cứu lý học Đông phương mà tôi đã minh chứng: Nó không thuộc về văn minh Hán. Do đó, khi người ta không thể tìm thấy bản chất khoa học của Lý học Đông phương - do những mâu thuẫn và sai lệch có trong bản văn chữ Hán - thì sẽ không còn lối thoát nào khác ngoài việc phủ định và nhận thức nó một cách sai lệch vì tiền đề lịch sử coi là thuộc về văn minh Hán. Thực tế đã chứng minh điều này.

Đó chính là một yếu tố quan trọng khi tôi thường phát biểu rằng: Muốn xác định tính khoa học và khám phá những bí ẩn của Lý học Đông phương thì điều kiện tiên quyết là công nhận Việt sử 5000 năm văn hiến. Điều này hoàn toàn mang tính khách quan, không phải vì tinh thần dân tộc cực đoan. nếu tôi sinh ra ở Ghine và mang quốc tịch Đức thì cũng phát biểu như vậy.

Chỉ có xuất phát từ tiên đề này mới là điều kiện cần để khám phá những bí ẩn của Lý học Đông phương và phục hồi lại được những giá trị đích thực của nó và chứng tỏ được rằng:

Đây chính là lý thuyết thống nhất vũ trụ mà con người đang mơ ước.

Bởi vậy, ngay từ tác phẩm đầu tiên của mình - "Tìm về cội nguồn Kinh Dịch" - tôi giành gần 1/3 cuốn sách minh chứng cho việc lịch sử thuyết Âm Dương ngũ hành và Kinh Dịch không thuộc về văn minh Hán. và trong buổi tọa đàm khoa học tôi cũng minh chứng điều này ngay từ đầu.

Còn tiếp.

.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính thưa quí vị quan tâm.

Như vậy, tôi đã minh chứng rằng: Nền văn hóa Hán không phải chủ nhân của thuyết Âm Dương Ngũ hành và Kinh Dịch. Do đó, nếu chỉ dựa trên những nội dung bản văn chữ Hán của nền văn minh này thì người ta không thể xác định được bản chất của học thuyết này. Đó chính là lý do để các nhà khoa học trên thế giới và học giả Phạm Viết Hưng cho rằng;

5/ Liệu có thể “Tây phương hoá”, tức là logic hoá và toán học hoá những lý thuyết có khả năng tiên tri của khoa học Đông phương cổ truyền, như Kinh Dịch hoặc Tử vi, … để bổ sung cho khả năng tiên tri của khoa học Tây phương hay không?

Þ Có hai lý do để tham vọng này khó biến thành hiện thực:

Một, khoa học Đông phương không dựa trên logic suy diễn và chứng minh, mà chủ yếu dựa trên cảm nghiệm trực giác, mặc dù nó có những nguyên lý cơ bản vô cùng cô đọng đã được hình thức hoá. Vì thế, tham vọng logic hoá các khoa học cổ truyền Đông phương là đi ngược lại phương pháp tiếp cận chân lý của chính Đông phương cổ truyền. Phương pháp suy diễn logic và chứng minh của khoa học Tây phương tự bản thân nó đã không đủ để chứng minh mọi chân lý. Định lý bất toàn gợi ý rằng thế giới nhận thức của con người lớn hơn thế giới logic chứng minh rất nhiều. Chỗ hơn hẳn của con người so với tư duy logic máy móc chính là trực giác: Khả năng cảm nhận chân lý một cách trực tiếp không cần suy luận. Vậy logic hoá và toán học hoá Kinh Dịch e rằng chỉ làm giảm giá trị của Kinh Dịch, thay vì nâng nó lên một tầm cao hơn của nhận thức. Đã có một giáo sư vật lý Việt Nam thực hiện một công trình toán học hoá Kinh Dịch rất công phu(3), nhưng công trình này không để lại một ấn tượng nào đủ lớn trong cộng đồng khoa học Việt nam cũng như thế giới. Có lẽ vì nó không đủ sức thuyết phục.

Hai, giả sử toán học hoá và logic hoá Kinh Dịch hoặc Tử vi thành công, tôi e rằng hệ thống dữ kiện ban đầu của nó không đủ để khắc phục được “Hiệu ứng con bướm” – hiện tượng bất định và hỗn độn của các hệ thống phức tạp trong Tự nhiên và xã hội.

Chẳng hạn, có trường hợp hai chị em sinh đôi cùng trứng, và tất nhiên là cùng năm cùng tháng cùng ngày cùng giờ và cùng nơi sinh. Vậy mà số phận lại khác nhau một trời một vực. Một người thì liên tục gặp may mắn, một người thì gặp hết rủi ro này đến rủi ro khác. Phải chăng sự khác biệt vô cùng lớn này xuất phát từ một khác biệt vô cùng nhỏ nào đó trong dữ kiện ban đầu (lúc sinh ra đời) của hai chị em này? Nếu nhận định này đúng thì có nghĩa là “hiệu ứng con bướm” và bản chất hỗn độn cũng tác động ngay cả trong khoa học chiêm tinh! Vì thế khoa học chiêm tinh cũng chỉ đúng với những “hệ” đơn giản và ngắn hạn, và sẽ “hỗn độn” với những “hệ” phức tạp và lâu dài! Vậy có cách nào bổ sung cho hệ thống dữ kiện ban đầu của các khoa học Đông phương cổ truyền hay không? Nhưng dù có bổ sung đến mấy đi chăng nữa, như đã nói ở các phần trên, sẽ chẳng bao giờ có một hệ thống dữ kiện ban đầu tuyệt đối chính xác – bản chất bất định của các phép đo dữ kiện ban đầu. Điều đó có nghĩa là “hiệu ứng con bướm” và bản chất hỗn độn là không thể khắc phục được đối với bất kỳ hệ phức tạp nào, dù là Tây phương hay Đông phương!

Nhưng tại sao vẫn có những tiên tri đúng đến mức làm mọi người phải kinh ngạc, như tiên tri của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nostra Damus, hay gần đây hơn là Nicolas Tesla, …?

Có lẽ các nhà tiên tri này chỉ dựa một phần nào vào những mô hình logic tất định (Tây phương hoặc Đông phương) để đưa ra những tiên tri kỳ lạ của họ, mà chủ yếu dựa trên trực giác đặc biệt – một thứ “Don de Dieu” (một ân huệ của Trời). Sự thật có đúng như vậy không? Điều này vẫn là một ẩn số lớn của chiêm tinh học mà khoa học ngày nay chưa thể giải mã, và cũng vượt quá phạm vi thảo luận của bài viết này.

Phần tiếp theo đây, chúng tôi sẽ biện minh điều này.

Còn tiếp.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chúc mừng anh về buổi tọa đàm đã diễn ra tốt đẹp. Nhưng tiếc quá anh Thiên Sứ ạ, với một chủ đề rất hay " Bản Chất Khoa Học Của Kinh Dịch Và Thuyết Âm dương Ngũ hành", lại được dịp trình bày trong một buổi tọa đàm khoa học, thân thiện và nghiêm túc như vậy mà anh không báo cho em biết trước. Em đã hoàn thành được một số bài nghiên cứu khoa học thấu đáo về chủ đề này... em tin là chúng có thể hỗ trợ đác lực cho anh. Hy vọng vào lần khác.

Về tất cả mọi thứ anh trình bày em tin là sẽ thuyết phục được mọi người, nhưng riêng về phần khoa học cơ bản, khoa học lý thuyết của vấn đề em hiểu anh vẫn chỉ dựa vào thiên tư nên sẽ rất uổng phí vì anh sẽ giải thích không hợp chuẩn dẫn đến giảm sức thuyết phục đối với các nhà KH, mặc dù nhiều nhận định của anh vẫn phù hợp. Hy vọng Thế Trung hay các bạn trẻ giúp được anh nhiều về việc này

Thân mến

Anh Quangnx thân mến.

Tôi đang hoàn chỉnh và cập nhật lại tiểu luận: "Định mệnh có thật hay không?" - Vì ngày càng có nhiều thông tin và khám phá sau khi tôi viết xong lần chót tiểu luận này cách đây hai năm trên diễn đàn. Anh cho phép tôi lấy bài Lý thuyết Lie Đại số và các chính tinh trong Tử Vi của anh đưa thêm vào tiểu luận nha.

Sách đã có giấy phép xuất bản, nhưng sở dĩ tôi chưa in vì muốn cập nhất thông tin và sắp xếp lại cho dễ hiểu.

Share this post


Link to post
Share on other sites