Guest

Tọa đàm" Bản Chất Khoa Học Của Kinh Dịch Và Thuyết Adnh".

108 bài viết trong chủ đề này

Hôm nay mới thấy cái Topic này. Trước hết, xin chúc mừng anh Thiên Sứ về buổi tọa đàm. Tôi cũng mừng. Mừng vì lẽ thấy được rằng, Lý học đông phương đã có những dấu ấn đầu tiên tới giới khoa học và trí thức trong nước. Chưa luận đúng sai hay tầm vóc. Đó chắc chắn sẽ là những nhân tố quan trọng, có tác dụng khích lệ cho sự phát triển lý học đông phương của VN.

Tôi cũng thấy, thật khó có thể có ý kiến đầy đủ về nội dung của cuộc tọa đàm trong khuôn khổ của những ý kiến phản biện. Ngoại trừ bài phản biện của nghiên cứu gia Phạm Viết Hưng được viết thành Bài, có đầu có đuôi, thì những ý kiến phản biện hay tham luận chỉ thấy rải rác, mang tính tư tưởng, chứ chưa phải là những ý kiến phản biện chính tắc. Chẳng hạn như anh DVD có nói:“Nguyên lý thống nhất ta gọi bây giờ, chỉ là trên cơ sở những lực tương tác cơ bản mà ta đã phát hiện được thôi. Nhưng sau này có thể còn nhiều yếu tố tương tác khác mà ta chưa phát hiện được. Bởi vậy, chúng ta gọi là lý thuyết thống nhất thì chỉ là trên cơ sở những tương tác mà chúng ta đã phát hiện hiện nay. Sau này còn nguyên lý thống nhất mới nữa, do những phát hiện những tương tác mới thì nguyên lý thống nhất mới sẽ phải thống nhất những tương tương tác sau này, mà chúng ta sẽ phát hiện ra”. thì câu nói này không mang nội dung phản biện. Hoặc: Giáo sư Đào Vọng Đức đã nhất trí về nhiều điểm tương đồng giữa tri thức khoa học hiện đại với những luận điểm được phục hồi của học thuyết này.

Đồng thời, ý kiến thứ hai của anh DVD (xin lỗi vì sự viết tắt này) về sự nhất trí có nhiều điểm tương đồng ... thì phải có những nội dung cụ thể về sự tương đồng đó, thì chúng ta mới có thể đánh giá được sự nhất trí đó ở dưới dạng nào, sự tương đồng ở mức độ nào ?. Đã có thể tương thích, tương đương, hay chỉ là đồng dạng trong mức độ phạm trù, hay là ở mức độ cao hơn là đi tới những bài toán cụ thể, ... ?. Một khi chưa nói lên được những điểm như thế, thì sự nhất trí đó còn mang dấu ấn cảm tính.

Về bài viết của anh PVH (xin lỗi vì sự viết tắt này - mặc dù sự viết tắc còn dài hơn viết một cái tên đầy đủ), thì đứng trên phương diện tổng quan mà phản biện. Đương nhiên sẽ có những biện minh tổng quan. Liệu có thể, từ những tổng quan, cho dù với bất cứ lý thuyết nào, khả dĩ phản biện được chăng ?. Trong lịch sử khoa học, tất cả những dạng phản biện mà chỉ dừng ở mức đó, đều chỉ dẫn đến những tràng pháo tay !!!. Hay nói thẳng ra là: Không đủ sâu sắc !.

Chẳng hạn, đưa lý thuyết Hỗn Độn ra, để minh chứng cho sự Bất định, một phủ định của tính Tất định. Có thể Bác được lý thuyết âm dương ngũ hành được chăng ?. Khi mà người viết lẫn người phản biện đều không thấy tính bất định trong lý thuyết âm dương ngũ hành, cũng như cả tính tất định ở trong nó ?. Hay là, sự khẳng định lý thuyết âm dương ngũ hành là lý thuyết thống nhất !?. Lại cần phải nói lại về cái gọi là Thống nhất, như Tây phương vẫn gọi lý thuyết TOE. Vậy thì phải tự hỏi rằng, lý thuyết thống nhất mang nội dung của adnh với lý thuyết mang nội dung vật lý - cho dù là vật lý của tương lai, thống nhất tất thảy các Lực tồn tại trong Vũ Trụ đi nữa !. Có tương thích không ?. Sự tương thích thể hiện ra sao ?. Khi mà rất dễ dàng nhìn ra rằng, nếu có - bởi một sự biểu diễn bằng ngôn ngữ của khoa học hiện đại nào đó như Ta có thể thấy ngày nay, chẳng hạn dưới dạng Toán học ?. Hoặc dưới dạng Văn chương ?. Hay ở dạng Triết học ?. ... là cũng không bao giờ hai cái thứ lý thuyết đó đồng nhất được với nhau, mà chỉ có thể - trong trường hợp lý tưởng là nó chứa đựng trong nhau bởi những phần nào đó. Điều này đã khiến chúng ta phải phân biệt nội dung thống nhất của adnh và TOE được hình dung bởi các nhà vật lý là khác nhau. Cho dù gọi một tên khác. Vì thế, nói lý thuyết adnh là lý thuyết thống nhất, hay xuyên suốt gì gì đó, thế tất không thể mang cái nhìn Vật lý để quan sát Nó. Bởi vậy, gọi Nó là Lý thuyết, sẽ rất hạn chế - tự mình hạn chế mình. Mà phải đứng trên phương diện Triết học mà đánh giá Nó, xem Nó như là một Triết Thuyết. Mà vốn, Triết học là cái Lý tận cùng, thì không cần phải chứng minh, Nó đã là Thống Nhất thế giới rồi, và nhiệm vụ của chúng ta, chỉ là Xây dựng một Triết Thuyết đúng đắn, làm nền tảng cho Mọi Khoa Học mà thôi. Cái gọi là Lý thuyết Thống Nhất, chính có nội dung như vậy !. Vì lý do đó, những nhận định của giới khoa học về một lý thuyết thống nhất là bất khả chính là khả dĩ đúng đắn.

Thân ái.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảm ơn anh Vuivui có lời chia sẻ và những nhận xét ban đầu.

Thực ra - nếu giả thuyết của tôi đúng: Thuyết Âm Dương Ngũ hành là lý thuyết thống nhất - thì - nó phải bao gồm sự giải thích hợp lý trên mọi phương diện: Triết học, tôn giáo, khoa học xã hội - nhân văn - khoa học ly thuyết và ứng dụng....vv....Hay nói cách khác: Bao trùm mọi vấn đề trong vũ trụ. Đây chính là tiêu chí của Lý thuyết thông nhất.

Tuy nhiên sự phục hồi Lý thuyết này không thể trong một ngày. Nhưng người ta có thể xác định một định hướng đúng vì tính logic của các v/d liên quan.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phạm Việt Hưng[/font]' date='Nov 26 2009, 12:05 AM' post='58329']

Liệu có thể “Tây phương hoá”, tức là logic hoá và toán học hoá những lý thuyết có khả năng tiên tri của khoa học Đông phương cổ truyền, như Kinh Dịch hoặc Tử vi, … để bổ sung cho khả năng tiên tri của khoa học Tây phương hay không?

Có hai lý do để tham vọng này khó biến thành hiện thực:

Một, khoa học Đông phương không dựa trên logic suy diễn và chứng minh, mà chủ yếu dựa trên cảm nghiệm trực giác, mặc dù nó có những nguyên lý cơ bản vô cùng cô đọng đã được hình thức hoá. Vì thế, tham vọng logic hoá các khoa học cổ truyền Đông phương là đi ngược lại phương pháp tiếp cận chân lý của chính Đông phương cổ truyền. Phương pháp suy diễn logic và chứng minh của khoa học Tây phương tự bản thân nó đã không đủ để chứng minh mọi chân lý. Định lý bất toàn gợi ý rằng thế giới nhận thức của con người lớn hơn thế giới logic chứng minh rất nhiều. Chỗ hơn hẳn của con người so với tư duy logic máy móc chính là trực giác: Khả năng cảm nhận chân lý một cách trực tiếp không cần suy luận.

Vậy logic hoá và toán học hoá Kinh Dịch e rằng chỉ làm giảm giá trị của Kinh Dịch, thay vì nâng nó lên một tầm cao hơn của nhận thức. Đã có một giáo sư vật lý Việt Nam thực hiện một công trình toán học hoá Kinh Dịch rất công phu, nhưng công trình này không để lại một ấn tượng nào đủ lớn trong cộng đồng khoa học Việt nam cũng như thế giới. Có lẽ vì nó không đủ sức thuyết phục.

Hai, giả sử toán học hoá và logic hoá Kinh Dịch hoặc Tử vi thành công, tôi e rằng hệ thống dữ kiện ban đầu của nó không đủ để khắc phục được “Hiệu ứng con bướm” – hiện tượng bất định và hỗn độn của các hệ thống phức tạp trong Tự nhiên và xã hội.

Chẳng hạn, có trường hợp hai chị em sinh đôi cùng trứng, và tất nhiên là cùng năm cùng tháng cùng ngày cùng giờ và cùng nơi sinh. Vậy mà số phận lại khác nhau một trời một vực. Một người thì liên tục gặp may mắn, một người thì gặp hết rủi ro này đến rủi ro khác. Phải chăng sự khác biệt vô cùng lớn này xuất phát từ một khác biệt vô cùng nhỏ nào đó trong dữ kiện ban đầu (lúc sinh ra đời) của hai chị em này? Nếu nhận định này đúng thì có nghĩa là “hiệu ứng con bướm” và bản chất hỗn độn cũng tác động ngay cả trong khoa học chiêm tinh! Vì thế khoa học chiêm tinh cũng chỉ đúng với những “hệ” đơn giản và ngắn hạn, và sẽ “hỗn độn” với những “hệ” phức tạp và lâu dài! Vậy có cách nào bổ sung cho hệ thống dữ kiện ban đầu của các khoa học Đông phương cổ truyền hay không? Nhưng dù có bổ sung đến mấy đi chăng nữa, như đã nói ở các phần trên, sẽ chẳng bao giờ có một hệ thống dữ kiện ban đầu tuyệt đối chính xác – bản chất bất định của các phép đo dữ kiện ban đầu. Điều đó có nghĩa là “hiệu ứng con bướm” và bản chất hỗn độn là không thể khắc phục được đối với bất kỳ hệ phức tạp nào, dù là Tây phương hay Đông phương!

Nhưng tại sao vẫn có những tiên tri đúng đến mức làm mọi người phải kinh ngạc, như tiên tri của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nostra Damus, hay gần đây hơn là Nicolas Tesla, …?

Có lẽ các nhà tiên tri này chỉ dựa một phần nào vào những mô hình logic tất định (Tây phương hoặc Đông phương) để đưa ra những tiên tri kỳ lạ của họ, mà chủ yếu dựa trên trực giác đặc biệt – một thứ “Don de Dieu” (một ân huệ của Trời). Sự thật có đúng như vậy không? Điều này vẫn là một ẩn số lớn của chiêm tinh học mà khoa học ngày nay chưa thể giải mã, và cũng vượt quá phạm vi thảo luận của bài viết này.

Góp vài suy nghĩ khi đọc bài phản biện của học giả Phạm Việt Hưng

Một. Như vậy nếu chứng minh được lý học Đông phương chính là thế giới nhận thức của con người thì gián tiếp chứng minh được lý học Đông Phương bao trùm lên tri thức phương Tây, và là nền tri thức tương lai của loài người, tức là tiền đề của lý thuyết thống nhất vũ trụ. Nói cách khác loài người có thể ngừng, không cần thiết lật đến trang sách cuối của cuốn sách mang tên " Tri thức logic Tây phương" mà có thể gấp sách lại và bắt đầu đọc và nghiên cứu cuốn sách " Lý học Đông phương".

Logic hoá và toán học hoá toàn bộ nền lý học Đông phương có vẻ là điều không thể. Mọi việc dự đoán, cho ra kết quả đều dựa trên 2 kênh song hành là logic tính toán và trực giác ( LVĐT là ví dụ) Nhưng phần trực giác lại là phần khó chấp nhận nhất, không thể lượng hoá được và là gốc rể của việc xưng thần, xưng thánh của hành giả lý học chân chính cũng như lừa đảo ( vì không có tiêu chí nào để đánh giá ngoài kết quả cuối cùng, mà kết quả lại chịu ảnh hưởng nặng của lý thuyết xác suất thống kê)

Nếu cho rằng "thế giới nhận thức của con người lớn hơn thế giới logic chứng minh rất nhiều" thì giả sử có cách nào đẩy trí óc con người lên tuyệt đỉnh thì con người sẽ luôn chơi cờ thắng bộ óc vi tính Deep Blue mạnh cực đỉnh. Robot dù phát triển đến đâu cũng không bao giờ lấn át được con người.

Hai. 1 + 1 thì bằng 2, đơn giản tiên đoán được, nhưng Pi chia 3, nhân Pi, tích phân, lũy thừa,...v...v..các thứ, đủ phức tạp thì không biết kết quả là bao nhiêu và mỗi lần tính toán lại cho ra một đáp số ( do sai số đầu vào). Nói bình dân, sự việc đơn giản thì tiên tri đúng, đủ phức tạp thì sai ( do bất định) mà sự đời thì không có cái nào tuyệt đối và đơn giản, mọi thứ đều tương đối, dễ thấy nhất là hệ giờ của lý học Đông phương, 1 canh giờ bằng 2 giờ, bằng 120 phút....nếu nói sinh giờ Tý chẳng hạn thì input, dữ liệu đầu vào nằm trong 1 trường sai số khổng lồ 7200 giây. Những ví dụ sai số giống thế này, ở cấp độ phức tạp hơn trong lý học Đông Phương thì nhiều vô kể. Nhưng nền lý học Đông phương hoá giải rất khôn bằng cách dồn chung những yếu tố bất định, mơ hồ này vào 1 gói, 1 kênh và giao cho trực giác hoặc cái gì đó gần giống, đảm nhận, mà sức mạnh trực giác là vô biên. Vẫn chưa đủ lại có thêm 1 yếu tố là "tích đức thì cải số", phải chăng cái bung xung này hoá giải tính bất định trong tri thức phương Tây. Nói cách khác chỉ có thể nhốt 1 cái bất định bằng cái bất định. Hay cái gì tri thức con người chưa hiểu nổi thì cứ liệt nó vô là bất định, bất lượng hoá, phi logic.

Kính.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hành vi của một con người là tổng hòa của nhiều yếu tố tương tác. Nhưng nó có thể tiên tri tương đối - khiêm tốn thế - trong Lý học Đông phương. Từ đó suy ra: Phải có tính quy luật trong đó mới có khả năng tiên tri. Có 64 quẻ Dịch để chi phối tất cả thế giới. Bởi vậy tính phân loại, tính tổng quát, lượng hóa phải rất cao cấp.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hành vi của một con người là tổng hòa của nhiều yếu tố tương tác. Nhưng nó có thể tiên tri tương đối - khiêm tốn thế - trong Lý học Đông phương. Từ đó suy ra: Phải có tính quy luật trong đó mới có khả năng tiên tri. Có 64 quẻ Dịch để chi phối tất cả thế giới. Bởi vậy tính phân loại, tính tổng quát, lượng hóa phải rất cao cấp.

Có lẽ tôi phải nói rõ hơn là: Nếu chỉ có chuyển động của ba vật thể trong không gian có thể tạo ra "nguyên lý bất định", làm đau đầu các nhà toán học hàng đầu của thế giới. Thế thì: Một cuộc đụng xe trên đường là sự tổng hợp của hàng loạt những chuyển động phức tạp hơn nhiều. Vậy mà nếu dở lá Tử Vi của nạn nhân - thì kỳ lạ thay: Đôi khi nó được tiên tri trước cả....hàng chục năm.

Tất nhiên lá Tử Vi là một phương pháp dự đoán, có tính quy luật, tính hệ thống, tính khách quan, nhất quán với phương pháp luận của nó và có thể lưu truyền bằng văn bản, chứ không thể do - Thánh nhân trực ngộ tâm linh - phát minh ra nó, như cách giải thích của những nhà nghiên cứu Lý Học theo kiểu: Con Long Mã hiện lên trên sông Hoàng Hà có cơ sở khoa học; Hoặc vua Văn Vương bị giam ở ngục Dữu Lý, rách việc mần ra Hậu Thiên Bát quái từ Lạc Thư trên lưng con rùa.

Tôi chưa có thời gian để biện minh một lần nữa trước phản biện của học giả Phạm Việt Hưng. Nhưng tôi chắc chắn rằng: Tất cả những giá trị còn lại trong nội dung từ bản văn chữ Hán liên quan đến Lý học Đông phương, sẽ không đủ khả năng biên minh tính khoa học trước phản biện của những nhà khoa học. Ngoài trừ nền Lý học Đông phương trở về với cội nguồn của nó là nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lý học đông phương và Khoa học tây phương có chung hệ thống nền tảng, nhưng cũng có nhiều nét đặc trưng, mang tính bản chất khác nhau. Không nên nhìn lý học phương đông theo cái nhìn khoa học mà khoa học tây phương đang nhìn vào chính nó. Cần phải khẳng định rằng, tính tiên tri, thuộc về tất định, hay nói cách khác là có bản chất của tất định. Trong khi tính tất định theo cái nhìn của tây phương đang bị tính bất định lũng đoạn. Nếu cho rằng, chỉ với bài toán n vật, phức tạp hơn nữa là các bài toán như dự báo khí tượng mà lý thuyết hỗn độn, hay tính bất định chiếm ưu thế, thì đối với con người, và xã hội. Các bài toán của chúng còn phức tạp hơn gấp nhiều lần. Có thể so sánh như là tìm kim trong chậu nước với tìm kim ở đáy biển vậy. Thế nhưng, tính tất định của các vận động nhân sinh vẫn tồn tại - thấy được. Trong khi đó, cứ theo suy lý, từ bài toán n vật mà xét, thì khi sang hệ cực kỳ phức tạp như vận động nhân sinh, rõ ràng nó phải là bất định. Điều này không chỉ mâu thuẫn với thực tế. Nhưng cho dù, cứ cố cãi rằng, chưa có thực tế nào chứng minh nó một cách khoa học cả. Thì về mặt lý luận, cái sự suy diễn đó cũng đã bất cập rồi. Đó là sự áp đặt biện chứng suy lý của tây phương vào đông phương. Một điều sai lầm căn bản. Nhưng xin lưu ý rằng, nói vậy, không có nghĩa là lý học đông phương không có lý luận mà chỉ có chiêm nghiệm ?. Hoàn toàn có lý luân (xin hẹn tiếp sau).

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính các cụ

Liêm trinh ngĩ khả năng tiên tri là dựa vào quy luật - "Quy luật là mối liên hệ bản chất,tất nhiên,phổ biến và lặp lại giữa các mặt,các yếu tố,các thuộc tính bên trong mỗi một sự vật hay giữa các sự vật hiện tượng với nhau". Lý học đông phương chắc chắn khởi điểm là do sự lặp lại một sự việc hiện tượng ở nhiều thế hệ được truyền khẩu, nghi chép làm cho nhà phát minh nảy ra ý định tò mò khám phá và thiết lập ra các quy luật tiên tri (tính ở thời điểm sáng tạo đầu tiên chứ còn quá trình khám phá sáng tạo sau thì còn nhiều vấn đề như nhà nghiên cứu có thể thu được thông tin chỉ dẫn thông qua trí não mình v.v.v.). Một lý thuyết tiên tri sẽ tồn tại khi có mô hình tính toán đúng và nhà phát minh giải quyết được "mối liên hệ bản chất,tất nhiên,phổ biến và lặp lại giữa các mặt,các yếu tố,các thuộc tính bên trong mỗi một sự vật hay giữa các sự vật hiện tượng với nhau" trong học thuật của lý thuyết.

Kính các cụ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đang viết dở, có việc vội phải đi, thành ra để bài viết bị gián đoạn.

Nay xin tiếp tục.

Như đang nói, lý học đông phương có hệ luận hẳn hoi. Nhưng !. Lý do nào mà từ xưa đến nay, lý học đông phương lại đề cao phương thức chiêm nghiệm để xác lập chân lý, mà hạ thấp vai trò của lý luận ?. Nâng cao Ý thức mà hạ thấp lập Lời. Để rồi, như thành một truyền thống, lý học đông phương không thực hành thực nghiệm, mà dùng các phương pháp tâm linh để chứng thực, khiến cho lý học đông phương trở thành Huyền học.

Đây là một vấn đề, có nội dung sâu sắc và rộng lớn. Khó có một tác phẩm nào có thể trả lời đầy đủ, và có thể đưa tới xác quyết. Nhưng sơ lược, chúng ta hoàn toàn có thể hình dung như sau:

Có lẽ bắt đầu từ Lão Tử. Khi ông ta cố gắng Giảng về Đạo, thấy rõ sự bất lực của ngôn ngữ. Chứ trước đó, với Khổng tử, và bao nhiêu bậc hiền triết, có ai là người nói Cái gì còn nói được là không phải tuyệt đối ?. ấy vậy mà, Lão Tử lại muốn đi tới cái tuyệt đối. Cho nên phải lập ra cái Lý giới hạn của ngôn ngữ. Thế nhưng, trong thực tiễn, chúng ta lại thường thấy rằng: Ý tại ngôn ngoại. Đó như là một minh chứng cho sự đúng đắn của Lão tử vậy.

Để rồi, nếu như, cứ một mực nghiêm túc, xác lập chân lý, thì rõ ràng, cái mà ta nói: Giới hạn của ngôn ngữ sẽ ngày càng lùi xa ra, nhường sự phát triển cho ngôn ngữ. Khiến ngôn ngữ ngày càng tinh xảo, để mà đưa Lý học tiến lên. Điều này đã được chứng thực bởi tư duy và khoa học tây phương. Chỉ khi nguyên lý bất định ra đời, Heidenberg mới phải thừa nhận có một hạn chế nào đó của ngôn ngữ. Nhưng các Học giả Tây phương không chịu lùi bước. Họ không dựa vào đó để mà thừa nhận sự bất định dẫn đến sự bất lực của nhận thức. Ngược lại, Đông phương như là "lười biếng" vốn có. Chấp nhận cái khẳng định của Lão Tử như là một Rào cản, một ranh giới không vượt qua được. Từ đó, trong nhận thức cả với âm dương ngũ hành, với kinh dịch, ... câu Ý tại ngôn ngoại luôn được sử dụng, và nhiều khi, nó lại trở thành cái tấm màn che dấu cho cái sự Dốt. Không chỉ là cái Dốt làm hạn chế ngôn ngữ, mà còn là cái Dốt về nhận thức. Thể hiện rất rõ ràng trong các vấn đề giải quyết các vấn nạn. Hoặc bằng cách thừa nhận sự tồn tại của Thánh Nhân - như khi Thánh nhân đã phán, thì miễn bàn cãi. Hoặc là Lờ đi không xét đến, xem như đã bị thất truyền. Hoặc là thừa nhận truyền thuyết, mặc nhiên đúng. Chấp nhận sự huyền bí, sự mê hoặc, ... Mặc dù rằng, trước Lão tử vẫn có những hoạt động tâm linh, thần bí như bói quẻ thi, những bùa chú, ... Song, nâng lên thành hệ thống triết lý huyền bí thì chỉ có sau Lão Tử. Đó không phải là Lỗi của Lão Tử, mà đó là cái "vốn có" của sự lười biếng trong hoạt động tư duy. Chấp nhận lời dạy của Thánh Nhân dường như là một việc "dễ dàng nhất".

Kỳ thực, một khi chúng ta vượt ra khỏi cái sức ỳ vốn có đó, một hệ luận rõ ràng của nền lý học đông phương đã đang hiện diện ở trước mặt. Chúng ta hoàn toàn có thể tiếp kiến nó, để có thể xóa đi những vấn đề cắc cớ, những mâu thuẫn nội tại, do chính những phép chiêm nghiệm đầy huyền hoặc kia sinh ra. Mặc dù những cao nhân đắc Đạo, sự chiêm nghiệm của họ không huyền hoặc. Song sự lưu truyền lại không thể minh thị. Dẫn đến những kẻ chưa đắc đạo, mà đã vội nhận là đắc đạo, đã khiến cho vấn nạn đông phương lý học ngày càng nhiều lên. Cao nhân đắc đạo thì ít, mà giả đắc đạo thì nhiều, thời nào cũng có.

Nay nói lại. Lý thuyết hỗn độn, như ta đã thấy, có bản chất của sự bất định. Nhưng về mặt tổng quan, trong lịch sử phát triển khoa học, đó không phải như là một ngoại lệ hiếm có, hay là một khoa học "nay mới có". Thật vậy, chúng ta hoàn toàn đã thấy qua. Đối với bài toán cơ học, một phương trình chuyển động sẽ xét thấy trạng thái chuyển động của chất điểm. Bài toán n vật, dựa trên các phương trình cơ học. Do Henri Poincaré giải quyết thì thấy tồn tại "sự hỗn độn". Hay là hiệu ứng con bướm. Rồi bài toán dự báo khí hậu, cũng xảy ra hiệu ứng con bướm. sau này, mở rộng hơn nữa, có thể xét đến số omega, siêu omega, và thậm chí cả tới nguyên lý bất định nữa. Thảy đều có chung một bản chất, mà khi ta theo dõi theo mạch sau đây.

Một khối khí trong trạng thái cân bằng là một hệ nhiệt động. Khi ta xét chuyển đông của từng phân tử - mỗi phân tử như là một chất điểm. Do tính tán xạ liên tục - vật lý cổ điển giải thích như vậy. Quỹ đạo của một phân tử đang xét - khả dĩ - sẽ biến đổi liên tục. Kết quả là chúng ta sẽ có một Kết luận - làm cơ sở cho vật lý thống kê. Đó là, chỉ sau một thời gian rất ngắn, phân tử đang xét sẽ quên đi lịch sử của chính nó . Điều này đã ngăn cản việc giải bài toán cơ học n vật trong một hệ nhiệt động. Hiện tượng này, có bản chất Bất định đã được chứng minh bởi Poincare. Nhưng nếu sự việc xảy ra giống như đông phương học, người ta sẽ chỉ dừng lại ở đó và phán xét tính bất định như một chân lý tuyệt đối. và chẳng ai đi nghiên cứu hệ nhiệt động đó nữa. Nhưng khoa học tây phương phát triển. Với tính bất định đó, thì bài toán n vật đã đưa tới sự tiên tri là cái điều bất khả. Song vật lý thống kê, bằng con đường nhiệt động đã tìm ra con đường để khẳng định có tồn tại khả dĩ sự tiên tri. Đó là bằng cách đưa ra những thông số vật lý nhiệt động. Trạng thái của hệ nhiệt động được nghiên cứu, và hàng loạt các định luật về nhiệt động được phát minh như phân bố tốc độ trung bình của Boltzmann, định luật tăng entropi của một hệ nhiệt động cô lập, ... Bằng vào những định luật đó, tính tiên tri vẫn tồn tại, giải quyết được hàng loạt các bài toán, đưa tới sự phát minh ra nền công nghiệp cơ giới, ...

Sang tới hệ sinh học, chúng ta có thể quan sát thấy, ví dụ như con cá. Có một câu chuyện, có một người đi câu cá giải trí, anh ta câu được con cá, bởi đói mồi, tham ăn, nên con cá mắc vào lưỡi câu khá sâu, anh ta gỡ mãi mới gỡ được con cá ra khỏi lưỡi câu, và làm rách miệng của nó (như một sự đánh dấu vô tình). Sau đó anh ta lại thả con cá đó xuống nước, tiếp tục ngồi câu. Lát sau, phao câu động, anh ta giật lên và con cá mắc câu, lại chính là con cá khi nãy anh ta thả nó ra. làm lại động tác thả cả vài lần, anh ta vẫn cứ giật được con cá đó. Chán quá, anh ta bỏ cuộc câu đó. Nhưng điều đó nói lên điều gì ?. Nói lên cái điều là: Chỉ cần 3 giây sau, con cá nó đã quên chính nó, chẳng biết nó là ai !. Quên đi cái lịch sử đau đớn mà nó vừa trải qua. Vì vậy, khi giải bài toán con cá, chúng ta sẽ dễ dàng tiên tri được rằng, con cá sẽ còn mắc câu khi nó vẫn còn chưa được ăn no. Nhưng con người thì khác. Con người thì không quên lịch sử của mình. Nên không thể giải bài toán của con người như giải bài toán con cá. Cũng giống như không thể giải bài toán nhiệt động bằng bài toán cơ học n vật. Nói đến đây, Tôi chợt nhớ câu chuyện mà tôi nói với anh bạn TQ. Rằng: Nhà cầm quyền bọn chúng mày, thời nào cũng giống thời nào, như loài Cá vậy. Hắn nhe răng ra cười, bảo Tôi nói bậy. Tôi chứng minh rằng: thật nhé, Trần Hưng Đạo ba lần thắng quân Nguyên. Lê Lợi thắng quân Minh, Quang trung đánh cho (Tôn sỹ Nghị không kịp mặc giáp) Càn Long nhà chúng mày phải "mặc quần đùi" lên ngựa chạy trốn, ngựa không kịp đóng yên, tướng không kịp mặc giáp, chạy qua biên giới rồi vẫn còn Run, không dám đi vệ sinh. Hắn đỏ mặt tía tai. Tôi phang tiếp, thế mà nhà cầm quyền chúng mày, đời nào cũng vẫn cứ nuôi dã tâm xâm lược nước Nam tao. Đời nào cũng thua, chui cả vào ống đồng mà trốn. Lịch sử còn rành rành ra đấy mà lúc nào cũng quên.

Quay lại vấn đề. Như thế, rõ ràng rằng, để nghiên cứu các đối tượng nhân sinh, xã hội phức tạp, nếu tư duy theo tây phương học, không thể tránh khỏi cái tính bất định. Sẽ dẫn đến hàng loạt mâu thuẫn, bế tắc. Nhưng Đông phương học, nghiên cứu con người, xã hội và thiên nhiên với các hệ phức tạp, không đi theo con đường tây phương đã đi. Mà bằng vào hệ luận khác. Khả dĩ khắc phục đầy đủ tính bất định và Tất định đơn giản của Thế giới. Vì thế, đem lý thuyết hỗn độn, đem lý thuyết số omega, lý thuyết bất định, mà không xem xét chúng trong hệ luận đông phương học là bất hợp lý.

Đơn giản là vậy.

Thân ái.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Như đang nói, lý học đông phương có hệ luận hẳn hoi. Nhưng !. Lý do nào mà từ xưa đến nay, lý học đông phương lại đề cao phương thức chiêm nghiệm để xác lập chân lý, mà hạ thấp vai trò của lý luận ?. Nâng cao Ý thức mà hạ thấp lập Lời. Để rồi, như thành một truyền thống, lý học đông phương không thực hành thực nghiệm, mà dùng các phương pháp tâm linh để chứng thực, khiến cho lý học đông phương trở thành Huyền học.

Quay lại vấn đề. Như thế, rõ ràng rằng, để nghiên cứu các đối tượng nhân sinh, xã hội phức tạp, nếu tư duy theo tây phương học, không thể tránh khỏi cái tính bất định. Sẽ dẫn đến hàng loạt mâu thuẫn, bế tắc. Nhưng Đông phương học, nghiên cứu con người, xã hội và thiên nhiên với các hệ phức tạp, không đi theo con đường tây phương đã đi. Mà bằng vào hệ luận khác. Khả dĩ khắc phục đầy đủ tính bất định và Tất định đơn giản của Thế giới. Vì thế, đem lý thuyết hỗn độn, đem lý thuyết số omega, lý thuyết bất định, mà không xem xét chúng trong hệ luận đông phương học là bất hợp lý.

Xin góp vài ý .

Rõ ràng không nên và không thể quán xét một hệ lý luận này (phương Đông) bằng cách dựa trên cách mà một hệ lý luận khác (phương Tây) nhìn vào chính nó. Việc logic hoá toàn bộ hệ luận phương Đông là bất khả thi. Có thể khi phát triển đến một trình độ nào đó trong tương lai , 2 hệ lý luận này tiệm cận và gặp nhau ở chân lý cuối cùng, hoặc 1 trong 2 đi vào ngỏ cụt, và tự đào thải, nhưng hiện nay chúng khác nhau xa lắc ( 1 đằng bất định và 1 đằng tất định).

Nhìn ở 1 khía cạnh khác, tính kế thừa, phổ biến và phát huy qua nhiều thế hệ.

Bản chất logic, lý luận, diễn giải vấn đề rõ ràng mạch lạc bằng phương trình, hệ số, định lý..v..v..của hệ lý luận phương Tây chiếm ưu thế hơn hẳn so với bản chất " ý tại ngôn ngoại" của phương Đông. Nói cách khác một khi hệ luận phương Tây lập một thuyết thành công thì 1 ông thầy có thể truyền giảng dễ dàng cho 1 lớp 50 học trò và truyền chính xác có thể lưu vết rỏ ràng, còn hệ luận phương Đông do bản chất " nhìn thấy vậy mà không phải vậy " chỉ có thể 1 truyền 1 theo kiểu học trò hỏi gì đó sư phụ lấy đũa gõ lên đầu 3 cái xong quay bước bỏ đi, để học trò lại nát óc suy nghiệm, mà ông học trò này nghiệm kiểu gì thì hạ hồi phân giải. Cứ thế nhân lên qua nhiều thế hệ sẽ thấy lý do lý học đông phương lại đề cao phương thức chiêm nghiệm để xác lập chân lý, mà hạ thấp vai trò của lý luận .

Lạm bàn hầu bác Vui Vui đừng mắng là ngày nay, một trong những cách khả dĩ, nếu muốn vén bức màn huyền hoặc của hệ luận phương Đông thì khu biệt phần nào logic, phần nào " ý tại ngôn ngoại " từ đó áp dụng khi nào đơn giản thì áp "logic" vào khi nào đủ phức tạp thì " ý tại ngôn ngoại ". Ví dụ tính toán để phóng vệ tinh thì đơn giản ( do hệ luận phương tây cho đến nay đã tính được rồi) nên áp phần logic, nhưng khi dự đoán 1 vụ quan hệ dân sự như hôn nhân thì đủ phức tạp, phải áp " ý tại ngôn ngoại" để luận :lol: . Kính bác.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chúng tôi đã nhận được bản viết mới nhất của học giả Phạm Việt Hưng và yêu cầu thay thế vào bài viết cũ. Chúng tôi đã thực hiện điều này.

Bởi vậy kính xin các học giả tham biện xem bài viết mới nhất đã thay thế ở trên. (Bài viết ở trang 5 của topic)

Trân trọng cảm ơn quý vị.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài báo thú vị về Kinh Dịch và khoa học trên Bee.net, mời mọi người tham khảo.

Trân trọng

Thế Trung

------------------------------------------

Từ giải Nobel đến “nổ súng” vào Kinh Dịch

30/11/2009 07:41:09

Hàng năm cứ đến mùa công bố giải Nobel vào đầu tháng 10, dư luận Trung Quốc lại ồn ào tranh cãi những vấn đề hầu như muôn thủa: Vì sao Trung Quốc mãi chưa có giải Nobel? Lỗi tại đâu? Trung Quốc có cần giải Nobel hay không?

Tranh cãi sôi nổi thêm vì tiếp sau năm ngoái, năm nay lại có một người Hoa được tặng giải Nobel Vật lý – ông Cao Côn (Charles Kuen Kao), sinh tại Thượng Hải, từng sống ở HongKong, mang hai quốc tịch Anh và Mỹ.

Như vậy cả thảy đã có 10 người Hoa nhận giải Nobel, nhưng họ đều không mang quốc tịch Trung Quốc (để so sánh: Nhật có 16 người đoạt giải Nobel tuy số dân chỉ bằng 1/10 TQ; Hungary 10 triệu dân có 10 giải Nobel). Rõ ràng người phương Tây vẫn “thống trị” giải Nobel.

Posted Image

Người phương Tây vẫn thống trị giải Nobel. Ảnh IE

Dường như Trung Quốc quá bận tâm tới việc họ có được giải Nobel hay không, thậm chí còn nói giải Nobel là nỗi đau muôn thủa của họ. Trong khi đó người các nước khác, kể cả Việt Nam, lại không như vậy.

Có thể thông cảm với nước lớn phương Bắc rất trọng thể diện này: có nền văn minh lâu đời nhất nhì thế giới, dân chiếm 1/5 nhân loại, 60 năm qua giành được biết bao thành tựu vĩ đại, thế mà mãi vẫn chưa có giải Nobel danh giá – điều này xem ra khó coi quá, e rằng vì thế mà người ta có thể nghĩ gì xấu về Trung Quốc chăng?

Những người châu Âu đầu tiên đến Trung Quốc vào thế kỷ XV phát hiện thấy xứ này rất lạc hậu về khoa học kỹ thuật (KHKT). Từ giữa thế kỷ XIX, sau khi Trung Quốc tiếp xúc quy mô lớn với phương Tây, giới trí thức Trung Quốc cũng bàn cãi nhiều về sự lạc hậu ấy.

Phùng Hữu Lan quy kết đó là do các khiếm khuyết về phương pháp nghiên cứu, tư tưởng triết học, giá trị quan. Vương Tấn đổ lỗi cho sự chuyên chế của chính quyền phong kiến và chuyên chế về học thuật (thí dụ Kinh Dịch và nhiều kinh điển khác được coi là toàn năng, chứa đựng toàn bộ trí thức). Lương Khải Siêu cho là tại chế độ khoa cử dựa vào trình độ giỏi văn bát cổ để chọn người làm quan...

Nhiều học giả nước ngoài cũng quan tâm vấn đề trên. Năm 1953 Einstein nói đại ý Trung Quốc tụt hậu là do nước này không có hai nền tảng của sự phát triển KHKT – hệ thống logic hình thức (formal logical system) và công tác thực nghiệm khoa học nhằm phát hiện quan hệ nhân quả [1]. Bởi vậy Trung Quốc không có khoa học cận đại, chỉ có kỹ thuật, nhưng đó cũng chỉ là kỹ thuật kinh nghiệm chứ không phải là KHKT.

Tiếp đó Joseph Needham (1900-1995) một nhà khoa học Anh rất ngưỡng mộ văn minh Trung Quốc chính thức nêu câu hỏi: tại sao văn minh Trung Quốc từng dẫn đầu thế giới một thời gian dài nhưng từ thế kỷ XVI lại tụt sau văn minh phương Tây? Câu hỏi này khiến người Trung Quốc tranh cãi suốt cho tới nay vẫn chưa tìm được giải đáp nhất trí, vì thế họ gọi là Nan đề Needham (Needham’s Grand Question).

Trung Quốc 60 năm qua đã hết sức cố gắng phát triển KHKT, trước hết là KHKT quân sự và thám hiểm vũ trụ, làm được bom hạt nhân, tên lửa, máy bay chiến đấu hiện đại, tàu ngầm nguyên tử ...và là một trong số ít nước thám hiểm vũ trụ, đưa vệ tinh lên tận Mặt Trăng.

Nhưng họ cũng thừa nhận là về KHKT còn kém các nước phát triển một khoảng cách. Tại sao sự lạc hậu ấy lại kéo dài cho tới nay, tuy Trung Quốc không đến nỗi thiếu tiền (nhất thế giới về dự trữ ngoại tệ, và là chủ nợ lớn nhất của Mỹ)? Chắc hẳn phải có những nguyên nhân nằm ở tầng sâu lịch sử, tức khiếm khuyết của nền văn hoá truyền thống.

Năm 2004 nhà khoa học Dương Chấn Ninh [2] trình bày tại Bắc Kinh bản báo cáo Ảnh hưởng của Kinh Dịch đối với văn hóa Trung Quốc, được truyền thông nước này đăng tải dưới tít Dương Chấn Ninh nổ súng vào Kinh Dịch và đã gây phản ứng lớn trong dư luận Trung Quốc.

Họ Dương tóm tắt nội dung những người đi trước đã bàn thảo thành 5 lý lẽ giải thích vì sao khoa học cận đại không nảy sinh ở Trung Quốc:

1) Văn hóa Trung Quốc có truyền thống nhập thế (can dự vào việc thế gian; là quan điểm của Nho giáo) chứ không xuất thế (không tham gia các hoạt động của thế gian; như quan điểm của đạo Phật); tức chỉ chú trọng thực tế mà coi nhẹ cấu trúc lý luận trừu tượng.

2) Chế độ khoa cử (dùng thi cử để tuyển chọn quan chức).

3) Không coi trọng kỹ thuật.

4) Tư duy truyền thống của Trung Quốc không có phương pháp suy diễn.

5) Văn hoá truyền thống Trung Quốc áp dụng quan niệm triết học thiên nhân hợp nhất.

Theo ông, hai lý lẽ sau cùng có liên quan chặt chẽ với Kinh Dịch.

Suy diễn và quy nạp là hai phương pháp tư duy không thể thiếu trong khoa học cận đại. Quy nạp là sự suy lý từ tiền đề cụ thể chuyển tiếp tới kết luận có tính khái quát. Nó có chức năng khái quát tình hình chung và suy đoán kết quả trong tương lai, kết luận của nó đều vượt quá phạm vi của tiền đề.

Ngược lại, suy diễn (hoặc diễn dịch) là sự suy lý từ tiền đề có tính chung chung chuyển tiếp tới kết luận cụ thể; kết luận của nó không vượt quá phạm vi của tiền đề. Quy nạp là tinh thần xuyên suốt Kinh Dịch; bởi thế văn hóa truyền thống Trung Quốc chỉ có phép quy nạp mà không có phép suy diễn, đồng thời cũng không chú ý logic và trình tự thuyết lý, mà đòi hỏi người đọc tự hiểu ra kết luận cuối cùng.

Quan niệm triết học Thiên nhân hợp nhất bắt nguồn từ Kinh Dịch: mỗi quẻ đều bao hàm đạo trời, đạo đất và đạo người; coi quy luật của trời và quy luật của người là một; trong khi đó khoa học cận đại đòi hỏi phải thừa nhận thế gian người có quy luật và các hiện tượng phức tạp riêng, khác với “Trời” (giới tự nhiên); hai chuyện ấy không thể hợp làm một như quan điểm của Kinh Dịch.

Kinh Dịch là kinh điển được Trung Quốc coi là quốc bảo, là Sách Trời, là nguồn gốc nền văn minh Trung Quốc. Nhiều người Hoa cho rằng toàn bộ các khám phá khoa học hiện có và chưa có đều đã được viết sẵn trong Kinh Dịch, chỉ đợi phát hiện; vì thế dựa vào kinh điển này, Trung Quốc sẽ bá chủ thế giới! Thế mà giờ đây Dương Chấn Ninh cho rằng vì tư tưởng và phương pháp của sách ấy hoàn toàn xa lạ với khoa học, nên khoa học cận đại không ra đời tại Trung Quốc.

Ông phát biểu: Có nhiều người Trung Quốc đi đâu cũng nói bừa, hoặc bảo trong Kinh Dịch có hạt giống của khoa học cận đại, hoặc bảo Kinh Dịch dẫn đường cho khoa học phát triển. Những thói mê tín truyền thống có vô vàn mối liên hệ với Kinh Dịch như phong thủy, bói toán, cảm ứng trời người, vu thuật ... trong khi được dựng lên từ đống tro tàn lại còn khoác cái áo khoa học; có người nói đấy là những “khoa học mới”, “khoa học tiềm ẩn”, nói Kinh Dịch là trước tác khoa học đi trước thời gian, chứa nhiều phát kiến khoa học lớn như cơ học lượng tử, thuyết tương đối, lý thuyết máy tính, mật mã di truyền... Có người muốn dùng Kinh Dịch để chỉ đạo nghiên cứu khoa học, để dự báo khí tượng, để đề xuất “mô hình nguyên tử thái cực”, suy ra “hệ mặt trời có 14 đại hành tinh” ...

Quan điểm của Dương Chấn Ninh cũng giống ý kiến của Einstein và một số nhà khoa học Trung Quốc trước đây, nhưng ông đi sâu quy kết vào ảnh hưởng của Kinh Dịch. Dương Chấn Ninh nhấn mạnh ông không hề công kích triết học truyền thống Trung Quốc; ông nói nội hàm của thiên nhân hợp nhất không chỉ có nội ngoại nhất lý (nội: sự việc của đời người; ngoại: sự việc của thiên nhiên; nhất lý: quy nạp hai cái này làm một thể) mà còn có cái quan trọng hơn, là thiên nhân hòa hài (trời người hài hòa), một yếu tố có ảnh hưởng cực kỳ lớn tới tư duy truyền thống và xã hội Trung Quốc, quan trọng hơn cả việc khoa học cận đại không xuất hiện tại Trung Quốc. Nhất là gần đây Đảng Cộng sản Trung Quốc hết sức đề cao xã hội hài hòa, coi là một yếu tố để nâng cao năng lực cầm quyền của Đảng.

Các nhà Quốc học, Dịch học cho rằng Dương Chấn Ninh đã “nổ súng” vào Kinh Dịch, như vậy ông đã trở thành kẻ “ly kinh phản đạo”. Họ xúm vào phê phán ông, nhưng nhìn chung các phê phán ấy thiếu cơ sở lý luận, chủ yếu chê ông không hiểu Kinh Dịch mà làm ra vẻ hiểu, nói toàn những lời ngoại đạo. Có người moi chuyện ngày xưa ông vào quốc tịch Mỹ, chuyện ông 82 tuổi lấy vợ 28 tuổi để chê ông không yêu nước, không đứng đắn – dù trước đây khi ông về giúp Trung Quốc phát triển KHKT họ hết lời ca ngợi ông là nhà yêu nước, là Einstein của Trung Quốc.

Nhà Dịch học nổi tiếng Lưu Đại Quân nói báo cáo của Dương Chấn Ninh “có rất nhiều sai lầm thường thức” và nêu thí dụ: “Chu Dịch là bộ sách bói toán sớm nhất mà phương pháp bói toán thì dựa vào sự suy diễn, cử nhất phản tam (nêu một suy ra ba), sao có thể nói là không có phương pháp suy diễn? Ngoài ra, Chu Dịch là cuốn sách có giá trị phổ quát toàn thế giới; từ góc độ ấy có thể thấy đây cũng là một sự suy diễn nghĩa rộng.”

Nhưng theo nhà khoa học Phương Châu Tử thì phép suy diễn Dương Chấn Ninh nói là sự suy lý logic, từ một số mệnh đề chung chung đã thành lập mà suy ra các kết luận đặc biệt, thí dụ trong hình học Euclid, từ tiên đề đi tới định lý sau đó đến chứng minh; nó hoàn toàn khác với cách suy diễn của bói toán trong Chu Dịch mà ông Lưu nói. Phương Châu Tử nhận xét: cũng như Einstein, Dương Chấn Ninh coi hệ thống logic hình thức là một trong những suối nguồn của khoa học cận đại và cho rằng Trung Quốc thiếu cái nguồn gốc đó.

Thực tế văn hóa truyền thống Trung Quốc chẳng những thiếu phép suy diễn chặt chẽ hợp logic mà cũng thiếu cả phép quy nạp chặt chẽ hợp logic. Dương Chấn Ninh cho rằng trong Kinh Dịch, cái gọi là phép quy nạp của “thủ tượng bỉ loại (lấy hình so loại)”, “quan vật thủ tượng (xem vật lấy hình)” thực ra là phép loại suy không hợp logic dưới sự chỉ đạo của quan niệm thần bí “thiên nhân hợp nhất”.

Chẳng hạn: “Khô dương sinh hoa, lão phu đắc kỳ nữ thê, vô bất lợi" (cây dương khô héo nhú mầm, ông già lấy cô gái đáng tuổi con làm vợ thì không có gì bất lợi); “Khô dương sinh hoa, lão phụ đắc kỳ sĩ phu, vô cữu vô dự” (cây dương khô héo nhú mầm, bà già lấy chàng trai khỏe mạnh, chẳng có hại cũng chẳng đáng khen).

Giữa các sự việc “khô dương sinh hoa” với “lão phu đắc kỳ nữ thê” hoặc với “lão phụ đắc kỳ sĩ phu”, tức giữa đạo trời với đạo người chỉ có tính tương tự mơ hồ mà không tồn tại mối quan hệ tất nhiên hợp logic; từ đó quy nạp được kết luận “vô bất lợi”, “vô cữu vô dự” lại càng không thể đứng vững. Kiểu “suy diễn” như vậy chẳng qua là sự phản ánh quan niệm xã hội nam tôn nữ ty hoặc có chút lý lẽ về sinh lý, thế nhưng không có liên can gì tới suy lý logic.

Dương Chấn Ninh phản đối cách giới báo chí nói ông “nổ súng” vào Kinh Dịch và thanh minh: 80% nội dung bản báo cáo trên là ca ngợi mặt tích cực, 20% nói về mặt tiêu cực của Kinh Dịch, nhưng thiên hạ lại chỉ nhìn vào 20% ấy. Vì sao Trung Quốc ngày xưa từng đóng góp rất lớn về KHKT, thế mà khoa học cận đại lại không thể nảy mầm ở Trung Quốc?

“Tôi suy nghĩ và nhìn thấy một lý lẽ người khác trước đây ít để ý. Đó là Trung Quốc không có phương pháp suy diễn.” - ông nói. Kể từ Kinh Dịch trở đi, người Trung Quốc đã không còn dùng phương pháp suy diễn nữa; chưa kể phương pháp của Kinh Dịch ngược với phương pháp suy diễn, do đó nó làm cho người Trung Quốc coi quy nạp là phương pháp tư duy duy nhất. Nếu nói tôi có một quan điểm cách mạng nào, thì đó là tôi đã vạch ra vết thương chí mạng ấy.

Cho nên người ta không thích… Phương Tây có thái độ đối với học thuật khác với Trung Quốc: chúng ta quá tôn sư trọng đạo. Tiền nhân nói gì, Khổng Tử, Mạnh Tử nói gì thì không được bình luận mà phải coi là tuyệt đối đúng. Lời thầy giáo cũng thế. Thái độ ấy quá ư thâm căn cố đế.

Mọi người đều biết, phương Tây khuyến khích nghi ngờ mọi lý thuyết hiện có. Sinh viên Mỹ học nhiều học thuyết, kể cả Marx, nhưng nhà trường không dạy học thuyết nào là chân lý duy nhất đúng. Nếu đã là tìm ra chân lý thì còn cần gì sáng tạo nữa? Thiếu tính sáng tạo là căn bệnh phổ biến của phương Đông.

Việc nhà khoa học có uy tín lớn Dương Chấn Ninh phê phán Kinh Dịch đã khiến nhiều người Trung Quốc thấy cần xem xét lại quan điểm đối với các kinh điển nói riêng và với văn hóa truyền thống Trung Quốc nói chung.

Trong cuốn Tái suy ngẫm văn hóa truyền thống Trung Quốc xuất bản nhân dịp kỷ niệm 60 năm nước CHND Trung Hoa, tác giả Tiêu Kiện Sinh nhận xét: tuy đã trải qua mấy chục năm cải cách mở cửa, người Trung Quốc vẫn chưa có được nhận thức tỉnh táo về lịch sử nền văn minh của mình, chưa làm rõ đâu là tiên tiến, văn minh, đâu là lạc hậu, dã man. Đây chính là nguyên nhân sâu xa khiến Trung Quốc lúng túng trên bước đường phát triển KHKT. Tiêu Kiện Sinh tập trung phê phán tình trạng nhất nguyên hoá của nền văn minh Trung Quốc.

Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa truyền thống Trung Quốc, vì thế lẽ tự nhiên chúng ta quan tâm tới việc người Trung Quốc đánh giá, kế thừa và phát huy nền văn hóa truyền thống của họ ra sao; qua đó có thể thấy được do đâu chúng ta cũng lạc hậu mãi về KHKT. Đáng tiếc là vấn đề này dường như chưa được dư luận ta quan tâm đúng mức và hăng hái bàn thảo.

Ghi chú:

[1] Nguyên văn: Sự phát triển của khoa học phương Tây dựa trên cơ sở hai thành tựu vĩ đại là các triết gia Hy Lạp (trong hình học Euclid) phát minh ra hệ thống lô-gic hình thức, và (trong thời kỳ Văn nghệ phục hưng) phát hiện thấy qua việc làm thí nghiệm một cách hệ thống có thể tìm ra mối quan hệ nhân quả. Theo tôi, mọi người chẳng nên ngạc nhiên về việc các thánh hiền TQ không thể đạt được những tiến bộ đó. [The development of Western science has been based on two great achievements, the invention of the formal logical system (in Euclidean geometry) by the Greek philosophers, and the discovery of the possibility of finding out causal relationships by systematic experiment (at the Renaissance). In my opinion one need not be astonished that the Chinese sages did not make these steps].

[2] Dương Chấn Ninh (1922-1946) du học Mỹ. 1948 tiến sĩ ĐH Chicago, ở lại Mỹ nghiên cứu khoa học. 1957 cùng Lý Chính Đạo nhận giải Nobel vật lý. Là nhà khoa học Mỹ gốc Hoa đầu tiên về TQ từ 1971, về nhiều lần giảng dạy và chủ yếu giúp đưa người TQ sang Mỹ học tập. 1994 được Viện Khoa học TQ bầu làm viện sĩ quốc tịch nước ngoài; 1998 được ĐH Thanh Hoa tặng danh hiệu Giáo sư danh dự. Sau khi vợ chết, cuối 2003 về TQ định cư, giảng dạy tại ĐH Thanh Hoa, tặng trường này 10 triệu USD, và lấy vợ 28 tuổi.

  • Nguyễn Hải Hoành (Theo Websit Hội Nhà văn)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính thưa quí vị quan tâm.

Bài viết "Hiệu ứng cánh bướm" của nhà nghiên cứu Phạm Việt Hưng đã cho thấy hai vấn đề chính sau đầy:

* Nguyên lý bất định đã xác định rằng: Vũ trụ hoạt động không có tính quy luật. Do đó không thể có khả năng tồn tại một lý thuyết thống nhất.

* Lý Học Đông phương tiếp cận chân lý bằng một phương pháp khác không như phương pháp của khoa học hiện đại, nên càng là điều không thể.

Tôi xin trình bày sự biện minh của tôi nhằm bảo vệ luận điểm:

THUYẾT ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH

lý thuyết thống nhất vũ trụ mà nhân loại đang tìm kiếm.

Kính thưa quí vị.

Trong lịch sử phát triển của văn minh nhân loại, chúng ta thấy rằng: Sự tiến hóa của văn minh nhân loại là một quá trình chứng nghiệm, tích lũy và đào thải. Có những điều được coi là đúng trước đây thì nó là sai về sau. Có những điều chứng nghiệm và thử thách với thời gian. Nhưng qui luật nhận thức thì không thay đổi. Đó là quá trình nhận thức trực quan, tổng hợp thành tư duy trừu tượng. Nền văn minh càng phát triển thì tính tổng hợp càng cao và tư duy trừu tượng càng phát triển. Hiện tương khoa học lý thuyết ngày càng phát triển và là sự tiếp tục những tri thức đạt được của khoa học chứng nghiệm là một sự thể hiện quy luật này.

Sự ra đời của thuyết Lượng tử, thuyết tương đối và các lý thuyết toán học phát triển ...vv....là sự thể hiện của tư duy trừu tượng, tổng hợp những tri thức khoa học thực nghiệm trước đó của nhân loại. Khi tư duy trừu tượng phát triển cáng cao thì quá trình nghiệm lý sẽ xảy ra bởi tính hợp lý của các luận đề liên quan được công nhận, sẽ thay thế cho những nhận thức trực quan làm bằng chứng cho một kết quả nghiệm lý. Nhưng công trình toán học cao cấp được phát triển dựa trên cơ sở các luận đề, công thức toán học được công nhận chứng tỏ điều này.

Lý học Động phương mà cốt lõi của nó là thuyết Âm Dương Ngũ hành - Lý thuyết thống nhất - tất nhiên nó phải là sự tổng hợp của tư duy trừu tượng cao cấp nhất và cũng không nằm ngoài quy luật này. Đó là lý do mà những hiện tượng còn lại của nền Lý học Đông phương được tiếp tục tìm hiểu khám phá trên cơ sở nghiệm lý lý thuyết. Tuy nhiên, vấn nạn hiện nay của nền Lý học Đông phương là:

Những trí thức của khoa học hiện đại đã tiếp cân với văn minh Đông phương - cụ thể là Kinh Dịch và thuyết Âm Dương Ngũ hành - chủ yếu qua các bản văn chữ Hán. Họ mặc nhiên công nhận đó là sản phẩm của văn minh Hán Trên cơ sở đó họ nhận định về nền văm minh này. Tất nhiên họ sẽ không thể tìm thấy tính hợp lý giữa các vấn đề liên quan trong nội dung chứa đựng đầy mâu thuẫn của nó. Cũng không thể tìm thấy tính hợp lý trong quá trình phát triển lịch sử của nó. Và cuối cùng là cũng không thể hiểu nổi những khái niệm của Lý học Đông phương - mà chủ yếu là thuyết Âm Dương Ngũ hành phản ánh một thực tại nào.

Không phải riêng học giả Phạm Viết Hưng , mà có thể nói rằng sự tập trung tri thức hàng đầu với 4 kỳ đại hội thảo về Kinh Dịch ngay tại Bắc Kinh do cơ quan văn hóa liên Hợp Quốc chủ trì, cũng hoàn toàn bế tắc trong việc tìm hiểu về Kinh Dịch.

Người ta không thể tìm ra một cái đúng từ những cái sai.

Nhưng vấn đề sẽ hoàn toàn sáng tỏ và khác hẳn, nếu người ta đưa thuyết Âm Dương Ngũ hành vào đúng thực tế lịch sử của nó - thuộc về nền văn hiến Việt với lịch sử trải gần 5000 năm - một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử với tính hợp lý, tính nhất quán, tính hoàn chỉnh giữa các vấn đề liên quan trong nội dung của nó - tôi đã chứng minh tóm tắt ở các bài trên.

Thuyết Âm Dương ngũ hành nhân danh nền văn minh Việt hoàn toàn có đầy đủ những yếu tố khoa học theo đúng cái nhìn và tiêu chí của khoa học hiện đại. Nó cũng chính là kết quả tích lũy tri thức từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng như mọi lý thuyết khoa học hiện đại và có đầy đủ những định tính cần thiết của một lý thuyết khoa học. Tôi xin lưu ý là: Thuyết Âm Dương Ngũ hành, lý thuyết căn bản của nền Lý học Đông phương chỉ có đầy đủ những điều kiện này khi nhân danh và trở về với cội nguồn của nó là nền văn minh Việt.

Bởi vậy, nhận xét của học giả Phạm Việt Hưng không đúng trong trường hợp này, khi ông đặt vần đề về Lý học Đông phương trên cơ sở cổ thư chữ Hán.

Vần đề còn lại là: Nếu Nguyên lý bất định đúng thì sẽ không có một lý thuyết thống nhất nói chung, trong đó hệ quả hợp lý tự nhiên của nó sẽ phủ định luận điểm coi Thuyết Âm Dương ngũ hành là lý thuyết thống nhất.

Chúng ta bản tiếp về v/d này.

Còn tiếp

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hiệu ứng cánh bướm có đúng không?

Lâu nay người ta tin rằng các dự báo thời tiết không thể sớm trước hai tuần do có “hiệu ứng cánh bướm”. Cơ học thống kê nay đã bác bỏ “tín điều” đó.

Cái đập cánh của một con bướm không thể làm khởi phát bão tố, trái với ý tưởng rất được phổ biến hiện nay. Những hiệu ứng thống kê đã vào cuộc trong những diễn biến của khí quyển: sự chảy rối được tổ chức lại và sự nhảy cảm đối với các điều kiện ban đầu biến mất. Do đó, người ta có thể hy vọng sẽ dự báo được thời tiết vượt ra ngoài khoảng thời gian hai tuần định mệnh mà Lorenz – tác giả của hiệu ứng cánh bướm đã đưa ra.

Trong khi sự thanh bình tĩnh lặng trên đỉnh Olympia dành cho các vị thần, thì con người từ lâu đã trăntrở phỏng đoán không biết mảnh trời nào sẽ có nguy cơ sập xuống đầu họ. Trong hai thiên niên kỉ, các hệ thống dự báo đã phát triển từ việc giải mã những sách sấm truyền, dựa trên những vật tế thần bằng động vật, thậm chí cả con người, tới những mô hình lý thuyết và tính toán bảng số.

Cơ học thiên thể là trung tâm những hoạt động khoa học của thế kỷ XIX và dự báo khí tượng đã lấy sức bật của nó vào thế kỷ XX. Tuy nhiên, nó đã vấp phải những khó khăn nghiêm trọng liên quan tới việc mô hình hoá các hiện tượng của khí quyển cũng như tới việc xử lý các phương trình rất phức tạp thu được. Đối mặt với những trở ngại đó, tinh thần lạc quan của những năm l950 đã chuyển dần trong những năm 1960 thành tâm trạng bi quan quá đáng, gắn liền với một cái tên thật lãng mạn, đó là “hiệu ứng cánh bướm”.

Quyết định luận Laplace

Trong lịch sử dài lâu của công việc dự báo, dù là dự báo thời tiết hay dự báo về chuyển động của các thiên thể, một thời điểm cực kì quan trọng đó là phát minh của Newton ở thế kỉ XVII về các phương trình chi phối chuyển động của các hành tinh: biết vị trí và vận tốc của một hành tinh ở một thời điểm đã cho, ta có thể xác định được các điểm thuộc qũy đạo của nó ở mọi thời điểm sau. Vì tất cả các hệ cơ học đều tuân theo những phương trình thuộc cùng một loại, nên trạng thái ban đầu của một hệ hoàn toàn quyết định tương lai của nó. Ý tưởng này đã được Laplace truyền bá tới mức nó trở thành một hệ tư tưởng, đó là quyết định luận Laplace, mà theo nó không có cái gì mới có thể xảy ra mà lại không được chứa đựng trong những diều kiện ban đầu. Bài toán dự báo khi đó dường như đã được quyết định, ít nhất cũng là về mặt lí thuyết.

Trong nửa sau của thế kỷ XIX quyết định luận Laplaceđã gặp khó khăn khi các nhà toán học tiến hành tính toán qũy đạo của các thiên thể. Henry Poiacaré, rồi Jacques Hadamard đã phát hiện ra rằng những hệ khá đơn giản, như hệ gồm ba vật hút nhau bằng lực hấp dẫn, cũng đã cho những quỹ đạo rất phức tạp và đối với nhiều hệ, một sự biến thiên, dù là nhỏ nhất, của vị trí và vận tốc ban đần cũng làm nảy sinh những sai khác đáng kể của quỹ đạo. Vì người ta không bao giờ biết được trạng thái ban đầu một cách hoàn toàn chính xác, nên ta không thể xác định được sự tiến hóa của những hệ đó ở ngoài một khoảng thời gian nhất định. Những công trình này là những công trình sơ khai của lý thuyết hỗn độn (chaos), một thuyết được phát triển bắt đầu từ nhũng năm l970 và nghiên cứu sự tiến hóa theosự bất định của trạng thái ban đầu. Bắt đầu từ những năm l980, các nhà thiên văn đã chứng minh được rằng không thể biết được trạng thái của hệ mặt trời ngoài phạm vi 100 triệu năm tới. Bên ngoài đường "chân trời" đó, trong những tính toán sẽ cần phải tính đến dạng cửa các thiên thể, các hiệu ứng thủy triều, và rất nhiều các tham số khác. Phát minh nay là đòn trí mạng đối với quyết định luận Laplace.

Bây giờ ta quay trở lại khí tượng học: trong những năm l950, dự báo thời tiết "hiện đại" - một công việc khoa học đầy tham vọng - đã bắt đầu được hình thành. Nó tập hợp từ vật lý để mô hình hóa khí quyển, đến toán học, các kĩ thuật bằng số và cả tin học. Vào đầu nhũng năm 1960, những máy tính có hiệu năng cao đầu tiên đã mất hiện và cho phép thực hiện được những tính toán mà trước đó không thể làm được. Nhà khí tượng học người Mỹ Edward Lorenzkhi đó mới bắt đầu nghiên cứu một mô hình đơn giản hóa về sự đối lưu của khí quyển, dựa trên các phương trình cổ điển về sự đối lưu của các chất lưu. Mô hình của ông mới chỉ có ba bậc tự do, tức là ba ẩn số và được thâu tóm trong ba phương trình vi phân ba biển số. Khi thử dự báo về sự tiến hoá mô hình của mình trong một khoảng thời gian dài, ông nhận thấy rằng không thể tính được một cách chính xác, vì một nhiễu động ban đầu dù nhỏ nhất của hệ cũng sẽ có tác dụng đáng kể trong thời gian dài và dẫn đến sụ bất định về trạng thái tương lai của nó, một sự bất định tăng theo hàm mũ với thời gian. Ngoài ra, khi biểu diễn trạng thái của hệ bằng một điểm di chuyển trong không gian (gợi là không gian pha), Lorenz còn thấy rằng, theo thời gian, điểm này vẽ nên một đường cong dường như tự cuộn lại xung quanh một vật có cấu trúc phức tạp, có tên là "nhân hút lạ" và ngày nay gọi là nhân hút Lorenz.

Sau đó, Lorenz đã tấn công sang bài toán hoàn lưu của khí quyên ở thang lớn hơn . Nhìn từ xa, khí quyển trông giống như một màng khí mỏng bao quanh trái đất. Trong phép gần đúng đầu tiên, LorenzLorenz tìm thấy sự nhạy theohàm mũ đối với các điều kiện đầu: cứ mỗi khi thời gian tăng một lượng cho trước thì kích cỡ của nhiễu động tăng gấp đôi. Khi đó, ông nghĩ rằng, đối với một số nhỏ bậc tự do, mà tương lai còn khó tiên đoán như vậy, thì tình hình sẽ chỉ càng xấu đi với mô hình gán với khí quyển hình gần với khí quyển thực hơn, tức là sẽ chứa nhiều bậc tư do hơn (như áp suất, các thành phần của vận tốc gió, độ ẩm... và bấy nhiêu ẩn số lại phải được xác định ở một điểm trên trái đất) xem rằng đây là một chất lưu lý tưởng, tức là không có độ nhớt (ở thang kích thước lớn, thực ra độ nhớt phân tử đóng vai trò không đáng kể) và xét bài toán hai chiều. Ông chỉ dùng một số nhỏ bậc tự do (khoảng vài chục) để cho bài toán được đơn giản. Lại một lần nữa hiệu ứng cánh bướm ra khỏi cái kén của nó

Với những công trình đó, Lorez đã tìm lại được những ghi nhận của Poincaré và Hadamard, tức là người ta không phải bao giờ cũng có thể tính được sự tiến hóa của một hệ đơn giản. Đóng góp của ông là đã chứng minh được rằng tính không tiên đoán được không chỉ liên quan với cơ học thiên thể mà cả với các dòng chảy của khí quyền. Một người phản đối, mà hiện không biết là ai, khi đó có nói với Lorenz rằng nếu chuyển động của khí quyển cũng không ổn định như vậy thì chỉ cần cái đập cánh của con mòng biển cũng đủ làm thay đổi căn bản sự tiến hóa của nó. Lorenzcũng đế luôn rằng đúng là như thế và tính ngay ra sự thay đổi đó sẽ diễn ra trong khoảng hai tuần lễ. Từ cuộc tranh luận này, con mòng biển đã biến thành con bướm và hiệu ứng con bướm ra đời từ đó: một sự kiện, như cú đập cánh của con bướm ở một điểm nào đó trên trái đất, hai tuần sau, sẽ làm nó ra một cơn bão tố ở một điểm khác rất xa. Rõ ràng, vì người ta không thể biết trạng thái của tất cả các con bướm tại một thời điểm đã cho, nên sự dự báo trạng thái của khí quyển ngoài phạm vi 15 ngày là không thể làm được.

Cũng khoảng thời gian đó, nhà toán học Nga Vladimir Arnold trong khi phát triển những ý tưởng của người thay của mình là viện sĩ Andrei Kolmogorovđã thiết lập được mối liên hệ giữa thủy động lực học của một chất lưu và các mặt cong âm của Hadamard. Các mặt cong âm này tại mọi điểm của nó đều cho một profin giống như hình chiếc yên ngựa. Ta hãy xét một hòn bi nhỏ trượt không ma sát trên một mặt như vậy. Xuất phát từ một điểm bất kỳ mà người ta đặt nó, hòn bi, khi được buông ra với một vận tốc ban đau nào đó, sẽ vẽ nên một qũy đạo rất xác định. Tập hợp những qũy đạo mà người ta nhận được bằng cách thay đổi vị trí xuất phát và vận tốc ban đầu được gọi là "dòng chảy trắc địa” (nói nôm na là dòng chảy có thời gian ngắn nhất), Hadamard đã chứng minh được rằng chuyển động của hòn bi trên mặt có độ cong âm là không ổn định kiểu hàm mũ: khi hơi dịch một chút vị trí xuất phát hoặc thay đổi chút vận tốc ban đầu thì qũy đạo một sẽ rất nhanh chóng tách ra xa qũy đạo cũ (chẳng hạn, hòn bi có thể trượt về phía bên này hoặc phía bên kia của hình yên ngựa). Trên thực tế, người ta không thể tính được qũy đạo của hòn bi ở ngoài một khoảng thời gian ngắn.

Arnoldđã đưa bài toán về sự không ổn định thủy động lực học về bài toán “đơn giản hơn" là tính độ cong. Ý tưởng của ông là mô tả chuyên động của một chất lưu lý tưởng như chuyển động của một điểm trên một “mặt". Mặt này là rất đặc biệt, vì nó có vô hạn chiều (tuy nhiên trên đó vẫn có thể định nghĩa độ cong và dòng chảy trắc địa). Nói một cách khác, vận tốc gió tại mỗi thời điểm và ở một điểm của khí quyến (còn gọi là trường vận tốc) sẽ được mô tả bởi sự dịch chuyển của một hòn bi trên mặt đó. Arnold thậm chí còn tính được độ cong của mặt đó và chứng minh được rằng chuyển động của các chất lưu lý tưởng là tương tự với các dòng chảy trắc địa của Hadamard.

Tình hình rõ ràng là phức tạp hơn, nhưng những tính toán chỉ ra rằng thường xảy ra hơn cả là quỹ đạo của các hạt chất lưu ban đầu ở cạnh nhau, nhưng với thời gian sẽ tách ra xa nhau theo hàm mũ.

Như vậy, vào cuối những năm l960, người ta đã bổ sung thêm hai kết quả quan trọng cho các ghi nhận của Poinearé và Hadamard ở cuối thế kỉ XIX về tính nhạy cảm của các hệ động lực đối với các điều kiện đầu: đó là sự mô phỏng bằng số của Lorenz về sự hoàn lưu của khí quyển chứa tới vài chục bậc tự do và sau đó là những nghiên cứu lý thuyết của Amold về hệ có vô số bậc tự do và chứng minh được tính không ổn định kiểu hàm mũ của qũy đạo các hạt chất lưu.. Những kết quả này cộng với những khó khăn trong thực tiễn dự báo thời tiết đã làm nảy sinh ý tưởng cho rằng chuyển động của khí quyển là không thể dự báo được do độ nhạy kiểu hàm mũ đối với các điều kiện đầu: hiệu ứng con bướm nổi tiếng đã cất cánh .Hình ảnh hiện ứng con bướm vừa thơ mộng vừa dễ hiểu đã nhanh chóng được lan truyền trong công chúng và trở thành một hình mẫu mới thay thế cho quyết định luận của Laplace. Nó lan truyền cả vào những lĩnh vực khác (như kinh tế, xã hội học...) và mới gợi chúng ta suy nghĩ lại về thế giới thông qua ngôn ngữ "hiện đại" của hỗn độn , của độ phức tạp và tính không tiên đoán được. Tuy nhiên, nếu xem xét một cách kỹ lưỡng hơn, hiệu ứng con bướm sẽ không thể chống chọi nổi sự phân tích được đẩy xa hơn.

Hiệu ứng con bướm đập cánh

Trong suốt mấy thập niên trở lại đây, các nhà khí tượng học đã tập trung nghiên cứu sự lan truyền của sai số ban đầu trong mô hình dự báo thời tiết của họ và họ đã thấy rằng sau một thời gian ngắn cỡ một hoặc hai ngày, sự tăng của các nhiễu động không phải theo hàm mũ như Lorenz đã tiên đoán mà là tỉ lệ thuận với thời gian. Đây là một quan sát không phù hợp với hiệu ứng cánh bướm. Chúng ta hãy thử phân tích xem sự mâu thuẫn này có nguồn gốc từ đâu.

Trong cách làm của mình Lorenz đã phạm một sai lầm. Nói một cách chính xác hơn, ông đã ngoại suy hơi quá trớn và điều này đã dẫn ông tới những kết luận sai lầm. Thực vậy, ông đã không tính đến các hiện tượng mới có nguồn gốc thống kê dễ xuất hiện khi ta chuyển từ một số nhỏ sang một số rất lớn bậc tự do. Đây chính là nền tảng của cơ học thống kê đã được Boltzmaun phát minh vào cuối thế kỷ XIX. Ta hãy lấy một ví dụ quen thuộc: xét bốn hoặc năm phân tử khí nhốt trong một hộp kín. Chúng sẽ tương tác với nhau và tương tác với thành hộp. Để mô tả hành trạng của hệ bé nhỏ này trong thời gian dài, ta sẽ vấp phải chính những khó khăn trong tính toán mà Lorenz đã vấp phải: ta sẽ không dự báo được qũy đạo của các phân tử.

Trái lại, bây giờ ta xét hệ tạo bởi tất cả các phân từ khí có mặt trong phòng. Rõ ràng là, nếu ta muốn mô tả chính xác chuyển động của tất cả các phân tử, thì đây là một nhiệm vụ không thể kham nổi. Trái lại, nếu ta chỉ quan tâm tới các giá trị trung bình (như mật độ, áp suất, nhiệt độ), thì ta thấy rằng những đại lượng có bản chất thống kê có thể tiên đoán được trong thời gian dài. Ví dụ, ta có thể tiên đoán với sai số tối thiểu rằng mật độ khí sẽ đồng đều và không đổi trong toàn phòng. Sở dĩ như vậy là vì, nếu hệ đủ hôn độn, các phân tử có xu hướng chiếm toàn bộ không gian có sẵn. Nói một cách khác, thậm chí nếu ban đầu ta có đặt tất cả các phân tử vào một góc phòng, thì do chuyển động hỗn loạn của mình chúng cũng sẽ không ở đó mãi mãi. Người ta dùng thuật ngữ "các đại lượng quan sát được ở thang vĩ mô" để chỉ các đại lượng trung bình thống kê như áp suất, nhiệt độ, đối lập với các qũy đạo cá thể của các phân tử là cái "quan sát được ở thang vi mô". Tóm tắt lại, bài học của Boltzmann là: với một số lớn bậc tự do, mặc dù hệ có thể là không nên đoán được ở thang vi mô, nhưng các đại lượng quan sát được ở thang vĩ mô là có thể nên đoán được. Trước khi đi xa hơn, ta hãy làm một cuộc dạo chơi trong lĩnh vực chảy rối vì khí quyển là một chất lưu chảy rối.

Chảy rối và cấu trúc kết hợp

Chảy rối chuyển động phức tạp và hỗn độn của một chất lưu – xuất hiện trong hầu hết các dòng chay trừ khi ma sát nhớt chiếm ưu thế. Trong trường hợp đó, dòng chảy có trật tự hơn và người ta nói nó chạy theotầng. Trên thực tế, những dòng chảy mà ta quan sát thấy xung quanh (như các con sóng, các dòng không khí...) đều là những dòng chảy rối, kể cả những dòng khí quyển và đại dương.

Ta sẽ quan tâm tới một lớp đặc biệt các dòng chảy rối hai chiều, tức là xảy ra trên một mặt phẳng hay một mặt nào đó. Đây không phải là một mô hình tưởng tượng, mà là một phép gần đúng có cơ sở đối với một chất lỏng chứa trong một bình quay nhanh hoặc đối với một chất lỏng được giữ trong một lớp có bề dày nhỏ. Chuyển động của khí quyển và đại dương được xem như những dòng chảy hai chiều vì bề dày của chất lưu nhỏ không đáng kể so với bề rộng của chúng.

Chúng ta cũng giả thiết rằng dòng chảy của khí quyển là không nén, điều này đã được kiểm chứng ở thang toàn cầu cả trong khí quyển lẫn trong đại dương. Trong trường hợp đó, động lực học dòng chảy được xác định bởi một đại lượng có tên là "độ xoáy”, xác định tại mỗi điểm của chất lưu. Nó là độ đo vận tốc quay riêng của mỗi điểm thuộc chất lỏng: một điểm được biểu diễn bằng một con quay nhỏ quay quanh mình nó. Như vậy có thể xem chất lưu được tạo bỏi rất nhiều con quay, nhưng tất cả con quay không có vận tốc quay như nhau. Khi chất lưu chảy các con quay cũng dịch chuyển theo. Nhưng trong các dòng chảy mà ta nghiên cứu độ xoáy của một hạt chất lỏng không thay đổi, tức các con quay luôn giữ cùng một vận tốc quay vì ma sát do độ nhớt nhỏ không đáng kể. Khi ở thang nhỏ, chuyển động là hỗn loạn, nhưng ở thang lớn, ta thay các dòng chảy rối hai chiều không nén được tổ chức lại và những cấu trúc cuộn xoáy lớn xuất hiện được gọi là những "cấu trúc kết hợp". Những cấu trúc này được tạo bởi một cuộn xoay duy nhất, hoặc hai cuộn xoáy dính vào nhau và quay ngược chiều nhau, hoặc ba... hoặc nhiều hơn. Chúng trải rộng trên hàng ngàn kilômét trong khí quyển mà ta có thể quan sát thấy mỗi ngày. Một ví dụ ngoạn mục về cấu trúc nói trên là chấm đỏ lớn trên sao Mộc. Đây thực chất là một cuộn xoáy khổng lồ có đường kính cỡ 20.000km, được tạo ra trong lớp chất lưu mỏng ở bề mặt của hành tinh này.

Sự tạo thành một cách hệ thống các cấu trúc kết hợp như vậy là một đặc trưng của các dòng chảy hai chiều. Chúng xuất hiện và duy trì trong lòng một dòng chảy rất hỗn độn, điều này một thời gian dài đã làm đau đầu nhiều nhà quan sát. Tại sao chúng lại không bị sự chảy rối rất mạnh bao quanh làm cho tan rã?

Một cuộn xoáy, trong một con sông chẳng hạn, được đặc trưng cục bộ bởi một độ xoáy cao, tức là nhiều con quay cùng chiều cụm lại một chỗ. Sự mô tả một cuộn xoáy sơ cấp như thế chưa đủ để cho ta hiểu được sự tổ chức của hệ thống các cuộn xoáy kết hợp. Thực vậy, các cuộn xoáy tương tác với nhau rất phức tạp, và đôi khi võ thành nhiều mảnh. Tuy nhiên, sự chảy cuối cùng sẽ được tổ chức thành một số cấu trúc đơn giản và duy trì theo thời gian. Nhờ những mô phỏng bằng số được tiến hành trong khoảng 20 năm trở lại đây, người ta đã có thể tái tạo được sự xuất hiện của các cuộn xoáy ổn định trong lòng một dòng chảy rối.

Năm 1949 nhà vật lí người Mỹ Lars Onsagerđã nhận xét rằng, động năng của một chất lưu được bảo toàn trong dòng chảy rối hai chiều. Khi đó, ông đề xuất rằng các cuộn xoáy ổn định cần phải được mô tả như các trạng thái cân bằng thống kê, bằng cách mỏ rộng cơ học thống kê của Boltzmann cho các chất lưu lý tưởng. Tuy nhiên, trong thời gian dài việc tính toán vấp phải những khó khăn về mặt lý thuyết. Vấn đề chỉ được giải quyết khi người ta đưa vào hai cấp độ mô tả chuyển động. Cấp độ thú nhất, vĩ mô, quan tâm tới chuyển động ở thang lớn, tức là nhìn từ xa và bỏ qua các chi tiết (cấp độ này tương ứng với thang hàng ngàn kilômét đối với khí quyển), cấp độ thứ hai, vi mô, mô tả những cái xảy ra ở thang nhỏ (cỡ vài chực klômét) - thang mà sự hỗn độn chảy rối nảy nở. Theo phương pháp của Boltzmann, ta định nghĩa một entropy - đại lượng đặc trung cho mức độ hỗn độn, ở đây là sự hỗn độn gắn liền với sự chảy rối: entropy thống kê của một trạng thái vĩ mô nhận được bằng cách tính số trạng thái vi mô khả dĩ tạo nên trạng thái vĩ mô đó. Entropy sẽ càng lớn nếu số trạng thái vi mô càng nhiều, do đó hỗn độn càng mạnh. Sau đó, ta sẽ tìm các trạng thái vĩ mô của hệ có xác suất lớn nhất là các trạng thái làm cho entropy cực đại. Những trạng thái này của khí quyển sẽ tương ứng với các cấu trúc cuộn xoáy kết hợp.

Chúng ta bây giờ sẽ mô tả chính xác hơn kịch bản tạo thành các cấu trúc kết hợp. Trong trạng thái ban đầu độ xoáy biến thiên một cách đều đặn từ điểm này đến điểm lân cận của chất lưu: các con quay gần như quay với vận tốc tương tự. Sẽ chảy rối đã tạo ra một chuyển động phức tạp ở thang nhỏ. Theo mức độ mà sự chảy rối phát triển, các con quay với vận tốc quay khác nhau sẽ trộn lẫn vào nhau. Khi đó độ xoáy sẽ dao động một cách hỗn loạn từ điểm này đến điểm khác lận cận: một con quay quay chậm sẽ được xếp kề với một con quay quay rất nhanh. Và ta sẽ không thể dự báo được độ xoáy của các điểm của chất lưu. Tuy nhiên, những dao động không kết hợp này ở thang nhỏ, sẽ kéo theo sự tạo thành những cấu trúc ở thang lớn.

Sự chuyển từ độ xoáy (một biến vi mô) tới trường vận tốc (một biến vĩ mô) của khí quyển, cũng tương tự như sự chuyên từ chuyển động của các phân tử khí sang áp suất: sự dịch chuyển hỗn loạn của các phân tử đã thúc đẩy chúng chiếm đồng đều không gian và áp suất xuất hiện từ những va chạm của các phân tử với thành bình. Người ta tính được giá trị áp suất này bằng cách tính số va chạm trưng bình vào thành bình, và nó có một giá trị rất xác định và đồng đều khắp nơi trong bình. Tương tự, người ta cũng suy ra trường vận tốc của dòng chảy bằng cách tính giá trị trung bình thống kê của các độ xoáy. Tuy nhiên, trường vận tốc được tính như thế sẽ không đồng đều, mà làm xuất hiện các cuộn xoay có tổ chức.

Việc đưa cơ học thống kê vào nghiên cứu các dòng chảy hai chiều chứng tỏ rằng, trường vận tốc (một biến vĩ mô) về lý thuyết là có thể tiên đoán được. Điều này liệu có mâu thuẫn với những tính toán của Arnold không? Hoàn toàn không. Bởi vì những tính toán của ông chứng tỏ rằng các qũy đạo (vi mô) của các hạt là không ổn định theohàm mũ với thời gian, tức là các qũy đạo sẽ phân kỳ bằng cách trộn lẫn những con quay quay chậm với các con quay quay nhanh. Hiện tượng này gây ra những dao động hỗn độn về độ xoáy ở thang nhỏ và rút cục, những dao động hỗn độn này sẽ làm nảy sinh một trường vận tốc tiên đoán được ở thang vi mô.

Những dự báo dài hạn

Chúng ta đã kiểm chứng cách tiếp cận này bằng cách thực hiện những mô phỏng bằng số cho phương trình chất lưu lý tưởng hai chiều và dùng một số lớn bậc tự do. Nói một cách khác là chúng ta làm lại những tính toán của Lorenz, nhưng một số lớn bậc tự do thay vì chỉ có vài chục như trước. Để làm điều đó chúng ta chọn một điều kiện ban đầu, xác định độ xoáy tại mọi điểm, rồi để mặc cho hệ tiến triển. Trạng thái ban đầu cụ thể nào sẽ cho nảy sinh những cấu trúc có tổ chức sau một pha chuyển tiếp diễn ra rất nhanh. Bằng cách thay đổi trạng thái ban đầu, người ta nhận được hai loại trạng thái cuối cùng: hoặc là một cấu trúc kết hơn ba cực, tức là ba cuộn xoay dính với nhau được kích thích bởi chuyển động toàn cực quay đều (xem hình 6d) hoặc là bốn cuộn xoáy tạo thành hai cặp quay ngược chiều nhau, mọi cặp gồm hai cuộn xoáy dính với nhau và truyền theo một đường thẳng với vận tốc không đổi. Những cấu trúc như vậy đã được quan sát thay trong khí quyển và đại dương.

Thế còn hiệu ứng con bướm? Trên những mô phỏng trước, người ta thực hiện một nhiễu động nhỏ đối với các điều kiện ban đầu. Trong trường hợp ba cuộn xoáy, nhiễu động này không có ảnh hưởng gì đến sự tạo thành các cấu trúc: người ta vẫn tìm lại được ba cuộn xoáy đó dính với nhau. Khi tính toán sự tiến hoá theothời gian của năng lượng nhiễu động, người ta thấy rằng nó ổn định rất nhanh và còn rất nhỏ so với năng lượng toàn phần của hệ. Trong trường hợp thứ hai (tức trường hợp 4 cuộn xoáy) nhiễu động cũng không ảnh hưởng gì rõ rệt và người ta cũng vẫn tìm lại được hai cặp cuộn xoáy. Tuy nhiên, khác với trường họp trước, lần nay năng lượng của nhiễu động tăng tuyến tính theo thời gian. Cũng tồn tại một trường hợp thứ ba, trường hợp ngoại lệ, và đây cũng là trường hợp tới hạn, là ranh giới giữa hai trường hợp trước, trong đó hệ còn "lưỡng lự, phân vân" không biết chọn trạng thái cuối cùng nào. Trong trường hợp đó và cũng chỉ trong trường hợp đó, các hệ bị nhiễu động hay không bị nhiễu động mới có hành trạng khác biệt hẳn nhau. Năng lượng nhiễu động ban đầu tiến triển như trong hai trường hợp trước, nhưng rồi nó đột ngột tăng vọt theohàm mũ. Do đó, ta thay rằng sự không ổn định kiểu hàm mũ chỉ xuất hiện trong tình huống ngoại lệ nay, tình huống được gọi là sự chuyển pha, trong đó hệ lưỡng lự giữa hai con đường khả dĩ.

Nếu chúng ta làm lại những tính toán trên, nhưng chỉ giam số bậc tự do (còn các thứ khác vẫn giữ như cũ) thì ta thấy rằng sẽ không có một cấu trúc nào được tạo thành mà chỉ có sự hỗn độn chảy rối xuất hiện và chiếm toàn không gian trong khi đó năng lượng nhiễu động tăng nhanh tới cỡ năng lượng toàn phần của hệ và khi đó ta tìm lại được những quan sát của Lorenz.

Như vậy, những mô phỏng số chứng tỏ rằng hệ sẽ tiến triển rất khác nhau tùy theo ta tính tới một số nhỏ hay số lớn các bậc tự do: mặc dù do sự chảy rối hỗn độn ở thang nhỏ, qũy đạo của các hạt là không thể tiên đoán được, nhưng ta lại có thể tiên đoán được trường vận tốc của chất lưu, túc là không có sự nhạy cảm theo hàm mũ đối với các điều kiện ban đầu như hiện nay người ta vẫn tưởng...

Nhưng có thể phản bác lại rằng khí quyền phức tạp hơn một chất lưu tưởng hai chiều mà chúng ta nghiên cứu ở đây rất nhiều. Chúng ta có thể trả lời sự phản bác đó thế này: một mặt, khi xét cùng một hệ như Lorenz nhưng ta lại đi tới một kết luận ngược hẳn lại, mặt khác, những mô hình phức tạp gắn với dòng chảy thực của khí quyển hơn, cũng có cùng những tính chất như phương trình của chất lưu lỹ tưởng hai chiều (nghĩa là hôn độn ở thang nhỏ, không nên đoán được quỹ đạo của các hạt chất lỏng và sự hình thành các cấu trúc kết hợp). Thêm nữa, những cấu trúc kết hợp này đã được quan sát thấy trong khí quyến và đại dương.

Tóm lại, ta có thể kết luận rằng sự tăng trưởng của năng lượng nhiễu động không phải là hàm mũ mà thường xảy ra nhất chỉ là tuyến tính theothời gian. Điều này cũng phù hợp với những quan sát của các nhà khí tượng học. Do đó, sai số của dự báo không phải tăng gấp đôi mỗi khi thời gian tăng một lượng cho trước như Lorenztiên đoán mà là tàng tuyến tính, tức sai số tăng gấp dôi khi thời gian tăng gấp đôi. Những dự báo thời tiết sớm hai tuần không còn là giới hạn định mệnh nữa. Ta vẫn có thể làm những dự báo dài hạn nếu ta biết tốt hơn trạng thái ban đầu của khí quyển. Vì vậy ta có quyền hi vọng trong thời gian tới sẽ có những tiến bộ quan trọng về độ tin cậy trong những dự báo thời tiết, nhờ những máy tính mạnh hơn, mạng lưới các trạm quan sát dày đặc hơn và các mô hình hoàn chỉnh hơn.

Hiệu ứng con bướm đã trở thành câu cửa miệng, thậm chí cả trong kinh tế và xã hội học, mỗi khi người ta muốn nhấn mạnh sự không thể dự báo những hậu quả của các nhiễu động rất nhỏ. Từ những điều trình bày ở trên ta có thể khẳng định rằng trong những hệ phức tạp có một số lớn bậc tự do và ta cần phải dự báo những đại lượng trung bình thống kê, tức là các đại lượng vi mô, thì sự không ổn định kiểu hàm mũ của hệ vĩ mô hoàn toàn không đồng nghĩa với tính không tiên đoán được.

Theo Tạp chí Scientific American

Phạm Văn Thiều

( Tạp chí Tia sáng)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quangnx thân mến.

Đọc xong bài của anh giới thiệu, tôi thấy hơi buồn cho nền khoa học hiện đại. Họ đang chăm chú nhìn vào những hiện tượng gần gũi và nhận thấy tính phi quy luật. Điều này cũng giống như một cuộc đụng xe, đơn giản nhất của anh cảnh sát là: Ai đi trái luật thì bị phạt. Nhưng các nhà khoa học thì lại đang tính vận tốc của chiếc bánh xe với lực tác động như thế nào khiến chiếc xe quẹo sang trái đâm vào người bên cạnh. Nhiều thứ tác động quá, cuối cùng họ không tìm ra. Như vậy về mặt khoa học, kẻ gây tai nạn là ....vô tội. Còn Lý học Đông phương, đoán trước bão lụt - cụ thể ở miến Trung - ngay trong năm nay trước cả....gần 7 tháng. Những dự đoán như vậy, nhan nhản trên diễn đàn này.

Kết quả dự đoán, chính là một thực tại khách quan, quan sát được. Nếu chúng ta coi như vậy. Do đó, tôi nghĩ các nhà khoa học thật sự cần nghiên cứu thuyết Âm Dương Ngũ hành. Lý thuyết của Wonfram cho rằng: Những quy luật tương tác phức tạp mà chúng ta nhận thấy được hiện này hoàn toàn có thể chỉ bắt đầu từ những quy luật ban đầu rất đơn giản. Đấy chính là cơ sở lý thuyết của thuyết Âm Dương Ngũ hành - tất nhiên là nhân danh nền văn hiến Việt với 5000 năm lịch sử.

Thân mến.

Share this post


Link to post
Share on other sites

kính hai tiến sỹ.

Quangnx thân mến.

Đọc xong bài của anh giới thiệu, tôi thấy hơi buồn cho nền khoa học hiện đại. Họ đang chăm chú nhìn vào những hiện tượng gần gũi và nhận thấy tính phi quy luật. Điều này cũng giống như một cuộc đụng xe, đơn giản nhất của anh cảnh sát là: Ai đi trái luật thì bị phạt. Nhưng các nhà khoa học thì lại đang tính vận tốc của chiếc bánh xe với lực tác động như thế nào khiến chiếc xe quẹo sang trái đâm vào người bên cạnh. Nhiều thứ tác động quá, cuối cùng họ không tìm ra. Như vậy về mặt khoa học, kẻ gây tai nạn là ....vô tội. Còn Lý học Đông phương, đoán trước bão lụt - cụ thể ở miến Trung - ngay trong năm nay trước cả....gần 7 tháng. Những dự đoán như vậy, nhan nhản trên diễn đàn này.

Kết quả dự đoán, chính là một thực tại khách quan, quan sát được. Nếu chúng ta coi như vậy. Do đó, tôi nghĩ các nhà khoa học thật sự cần nghiên cứu thuyết Âm Dương Ngũ hành. Lý thuyết của Wonfram cho rằng: Những quy luật tương tác phức tạp mà chúng ta nhận thấy được hiện này hoàn toàn có thể chỉ bắt đầu từ những quy luật ban đầu rất đơn giản. Đấy chính là cơ sở lý thuyết của thuyết Âm Dương Ngũ hành - tất nhiên là nhân danh nền văn hiến Việt với 5000 năm lịch sử.

Thân mến.

Khoa học hiện đại tuyệt vời ở chỗ các phương trình tính toán rất chính sác nhưng một phương trình tính toán dùng quá nhiều thông số đầu vào chỉ cần một thông số đầu vào lệch một chút thì cái phương trình chính sác ấy sẽ tính sai chính sác ở một điểm khá xa.Lý học đông phương dùng hệ tính gần đúng đơn giản cộng với khả năng cảm nhận (điều quá khó với tất cả mọi người và các công cụ khoa học hiện nay)nên cái gì gần đúng thì gần đúng tương đối gần.

kính hai tiến sỹ

Share this post


Link to post
Share on other sites

kính hai tiến sỹ.

Khoa học hiện đại tuyệt vời ở chỗ các phương trình tính toán rất chính sác nhưng một phương trình tính toán dùng quá nhiều thông số đầu vào chỉ cần một thông số đầu vào lệch một chút thì cái phương trình chính sác ấy sẽ tính sai chính sác ở một điểm khá xa.Lý học đông phương dùng hệ tính gần đúng đơn giản cộng với khả năng cảm nhận (điều quá khó với tất cả mọi người và các công cụ khoa học hiện nay)nên cái gì gần đúng thì gần đúng tương đối gần.

kính hai tiến sỹ

Bác Liêm Trinh thân mến.

Không phải như thế đâu bác Liêm Trinh ah. Không phải "Lý học đông phương dùng hệ tính gần đúng đơn giản cộng với khả năng cảm nhận (điều quá khó với tất cả mọi người và các công cụ khoa học hiện nay)". Lý học Đông phương vượt xa kiến thức hiện đại. Có thể nói rằng: Nếu kiến thức khoa học hiện đại được coi là đang ở thế kỷ XIV thì Lý Học Đông phương đang ở thế kỷ XXIII. Nhưng rất tiếc, nó bị thất truyền vì một nền văn minh lưu giữ nó đã sụp đổ. Nó chỉ còn những phương pháp ứng dụng, như: Tử Vi, Đông y, Phong thủy, bốc Dịch.....vv...... Bởi vậy, người ta không thể hiểu được tại sao nó lại vi diệu như vậy. Lý học Đông phương rất chính xác. Tôi có được xem một bài viết giới thiệu về Hệ nhị phân, xác định rằng: Chỉ có hệ toán nhị phân mới có thể tính chính xác con số đứng đàng sau dấu phẩy của số Pi với bất cứ thứ hạng nào - diễn đàn của chúng ta có nhiều nhà toán học cao cấp sẽ xác nhận điều này - Bát Quái chính là ký hiệu của hệ nhị phân và vũ trụ này là một chuyển động tròn. Những cái mà người ta chưa biết được thì bị coi là huyền bí.

Điều đáng tiếc là người ta chưa dám công nhận Việt sử 5000 năm văn hiến, thậm chí một cuộc tranh luận cởi mở về việc này cũng chưa có. Mọi cái đều chỉ có giới hạn.

Cuối cùng cả cái thế giới khốn khổ này sẽ phải quay trở về với Lý học Đông phương thôi. "Trâu chậm thì uống nước đục".

Sau cuộc hội thảo này, tôi sẽ chứng minh rằng: Tất cả nhưng tri thức khoa học hiện đại nhất phản biện Lý học Đông phương đều sai. Lý thuyết bất định tất nhiên sai.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chúng tôi đã nhận được bản viết mới nhất của học giả Phạm Việt Hưng và yêu cầu thay thế vào bài viết cũ. Chúng tôi đã thực hiện điều này.

Bởi vậy kính xin các học giả tham biện xem bài viết mới nhất đã thay thế ở trên. (Bài viết ở trang 5 của topic)

Trân trọng cảm ơn quý vị.

Xin lỗi cho hỏi: Trang 5 ở đâu mà Tôi tìm không thấy ?.

Thân ái.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bác Liêm Trinh thân mến.

Không phải như thế đâu bác Liêm Trinh ah. Không phải "Lý học đông phương dùng hệ tính gần đúng đơn giản cộng với khả năng cảm nhận (điều quá khó với tất cả mọi người và các công cụ khoa học hiện nay)". Lý học Đông phương vượt xa kiến thức hiện đại. Có thể nói rằng: Nếu kiến thức khoa học hiện đại được coi là đang ở thế kỷ XIV thì Lý Học Đông phương đang ở thế kỷ XXIII. Nhưng rất tiếc, nó bị thất truyền vì một nền văn minh lưu giữ nó đã sụp đổ. Nó chỉ còn những phương pháp ứng dụng, như: Tử Vi, Đông y, Phong thủy, bốc Dịch.....vv...... Bởi vậy, người ta không thể hiểu được tại sao nó lại vi diệu như vậy. Lý học Đông phương rất chính xác. Tôi có được xem một bài viết giới thiệu về Hệ nhị phân, xác định rằng: Chỉ có hệ toán nhị phân mới có thể tính chính xác con số đứng đàng sau dấu phẩy của số Pi với bất cứ thứ hạng nào - diễn đàn của chúng ta có nhiều nhà toán học cao cấp sẽ xác nhận điều này - Bát Quái chính là ký hiệu của hệ nhị phân và vũ trụ này là một chuyển động tròn. Những cái mà người ta chưa biết được thì bị coi là huyền bí.

Điều đáng tiếc là người ta chưa dám công nhận Việt sử 5000 năm văn hiến, thậm chí một cuộc tranh luận cởi mở về việc này cũng chưa có. Mọi cái đều chỉ có giới hạn.

Cuối cùng cả cái thế giới khốn khổ này sẽ phải quay trở về với Lý học Đông phương thôi. "Trâu chậm thì uống nước đục".

Sau cuộc hội thảo này, tôi sẽ chứng minh rằng: Tất cả nhưng tri thức khoa học hiện đại nhất phản biện Lý học Đông phương đều sai. Lý thuyết bất định tất nhiên sai.

Anh Thiên Sứ thân mến.

Nếu anh biết được rằng, cả tính bất định và tính tất định đều hiện diện trong lý của âm dương ngũ hành thì anh sẽ không nói lý thuyết bất định là sai đâu anh !. Bài trên mà anh Quangnx đưa vào của tác giả Phạm văn Thiều không hề chứng minh cái sự không tồn tại sự bất định, mà nó chỉ cung cấp cho thông tin rằng "hiệu ứng con bướm" không phải là dạng hàm mũ theo thời gian, mà nó có dạng tuyến tính. Nguyên lý bất định đã đúng, tính tất định không phải vì thế mà sai và ngược lại. Chỉ có điều, mọi người hiện nay không thể hiểu và không biết bằng cách nào mà cả tính bất định và tính tất định lại cùng tồn tại. Phải không anh ?. Thế mà lý luận âm dương ngũ hành lại chấp nhận được nó, và chỉ ra rất rõ chúng quan hệ với nhau như thế nào, ...

Như trên, anh cũng đã thấy, khi gặp bất định, người ta dùng phương pháp khác để xác định tính tất định. Không nên nghĩ rằng đó chỉ là những biện pháp, không liên quan gì đến cái gọi là thực tại tự nhiên. Ngược, chúng mang bản chất của những thực tại tự nhiên đó, của thế giới khách quan đó.

Thân ái.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Thiên Sứ thân mến.

Nếu anh biết được rằng, cả tính bất định và tính tất định đều hiện diện trong lý của âm dương ngũ hành thì anh sẽ không nói lý thuyết bất định là sai đâu anh !. Bài trên mà anh Quangnx đưa vào của tác giả Phạm văn Thiều không hề chứng minh cái sự không tồn tại sự bất định, mà nó chỉ cung cấp cho thông tin rằng "hiệu ứng con bướm" không phải là dạng hàm mũ theo thời gian, mà nó có dạng tuyến tính. Nguyên lý bất định đã đúng, tính tất định không phải vì thế mà sai và ngược lại. Chỉ có điều, mọi người hiện nay không thể hiểu và không biết bằng cách nào mà cả tính bất định và tính tất định lại cùng tồn tại. Phải không anh ?. Thế mà lý luận âm dương ngũ hành lại chấp nhận được nó, và chỉ ra rất rõ chúng quan hệ với nhau như thế nào, ...

Như trên, anh cũng đã thấy, khi gặp bất định, người ta dùng phương pháp khác để xác định tính tất định. Không nên nghĩ rằng đó chỉ là những biện pháp, không liên quan gì đến cái gọi là thực tại tự nhiên. Ngược, chúng mang bản chất của những thực tại tự nhiên đó, của thế giới khách quan đó.

Thân ái.

Cảm ơn anh Vuivui gợi ý. Tôi sẽ suy ngẫm về điều này. Cón thể tính bất định chỉ là hiện tượng, còn tính tất định là bản chất của sự việc.

Anh Vuivui thân mến.

Art nó viết nhầm. Thực ra chỉ là thay vào bài cũ thôi. Hình như ở trang 3.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính thưa quí vị quan tâm.

Hôm nay, tuy công việc chuẩn bị hội thảo chưa phải đã hoàn tất. Nhưng công việc đã tạm ổn, tôi tranh thủ minh chứng và biện minh cho tính qui luật - hay nguyên lý tất định - trong thuyết Âm Dương Ngũ hành, thông qua bài viết phản biện của học giả Phạm Việt Hưng.

Dưới đây là toàn văn bài viết của ông, để quí vị tiện quán xét và đối chiếu mà không phải chạy sang trang trước làm gián đoạn ý tưởng.

Posted Image

Bất chấp hàng loạt lý thuyết ra đời trong thế kỷ 20 dẫn tới những cuộc cách mạng đảo lộn vũ trụ quan cổ điển, đến nay tư tưởng chủ đạo của khoa học vẫn là chủ nghĩa tất định (determinism) – tư tưởng cho rằng vũ trụ vận hành theo những quy luật xác định và do đó, về nguyên tắc, khoa học phải dự báo được tương lai một cách chính xác. Nhưng thực ra Tự Nhiên phức tạp, hỗn độn (chaotic) và khó dự đoán hơn ta tưởng rất nhiều: Tính ngẫu nhiên và bất định không chỉ tác động trong thế giới lượng tử, mà ngay cả trong những hệ phức tạp (complex systems) của thế giới vĩ mô.

Bản chất bất định và hỗn độn của Tự Nhiên đã được Lý thuyết hỗn độn (Theory of Chaos) mô tả một cách ẩn dụ bởi “Hiệu ứng con bướm” (Butterfly Effect): “Một con bướm vỗ cánh ở Tokyo có thể dẫn tới hậu quả là một cơn bão ở Florida một tháng sau đó(1).

Lý thuyết hỗn độn đang ngày càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, bởi vì người ta khám phá ra rằng có rất nhiều hệ phức tạp trong tự nhiên và xã hội chịu sự tác động của “hiệu ứng con bướm”: Từ cơ học thiên thể cho tới các chương trình computers, vấn đề dự báo thời tiết, vấn đề môi trường toàn cầu, hệ thống mạch điện, hiện tượng bùng nổ dịch bệnh, bùng nổ dân số, khủng hoảng kinh tế, vấn đề hoạch định chính sách, v.v.

Tuy phải đợi tới những năm 1960 thì hiện tượng hỗn độn mới được nghiên cứu thành những lý thuyết hệ thống, nhưng thực ra nó đã được khám phá lần đầu tiên từ cuối thế kỷ 19 bởi nhà toán học lừng danh Henri Poincaré – người được gọi là “Mozart của toán học” và là một trong những nhà toán học vĩ đại nhất của mọi thời đại.

1* Henri Poincaré và “bài toán ba vật thể”:

“Bài toán ba vật thể” (Three body problem) do Isaac Newton nêu lên từ năm 1687 trong tác phẩm Principia (Nguyên lý) nhằm nghiên cứu chuyển động của các thiên thể trong mối quan hệ tương tác hấp dẫn giữa chúng:

Hãy xác định vị trí của 3 vật thể chuyển động trong không gian nếu biết vị trí ban đầu của chúng.

Posted Image

Thoạt nghe, bài toán có vẻ khá đơn giản, nhưng thực ra lại phức tạp và khó đến mức thách thức những bộ óc siêu việt nhất của nhân loại.

Các nhà toán học vĩ đại như Euler, Lagrange, … đã từng lao vào giải, nhưng chỉ tìm được lời giải cho những trường hợp đặc biệt. Đến cuối thế kỷ 19 vẫn chưa có ai tìm được lời giải cho trường hợp tổng quát với n vật thể.

Năm 1887, nhà toán học Gosta Mittag Leffler đã kiến nghị với vua Thụy Điển và Na-uy lúc đó là Oscar II nên mở cuộc thi giải “bài toán ba vật thể” dưới dạng tổng quát để mừng sinh nhật lần thứ 60 của chính nhà vua vào năm 1889. Vua Oscar II chuẩn y và ban bố cuộc thi: Số tiền thưởng không lớn lắm (chỉ bằng khoảng một nửa tiền lương hàng năm của một viện sĩ hàn lâm), nhưng danh dự rất lớn – người thắng cuộc sẽ được coi là người giỏi nhất trong số những người giỏi nhất!

Nhà toán học Pháp Henri Poincaré, lúc ấy 33 tuổi, đang nổi lên như một trong những ngôi sao sáng nhất trên bầu trời toán học, đã mất tới 3 năm trời để giải bài toán, để rồi gửi tới hội đồng giám khảo một lời giải dài dòng và phức tạp đến nỗi hội đồng này không hiểu. Họ đề nghị ông giải thích. Poincaré liền gửi tới hội đồng một bản bình luận tiếp theo dài tới 100 trang để giải thích lời giải của ông. Sau khi hiểu được lời giải, hội đồng giám khảo quyết định trao tặng giải thưởng cho Poincaré. Đó là một sự kiện khoa học gây chấn động dư luận cuối thế kỷ 19.

Nhưng dư luận còn bị chấn động hơn nữa khi lời giải được công bố chính thức trên tạp chí Acta Mathematica (một trong những tạp chí uy tín nhất thời đó), bởi lẽ trong lời giải mới này, Poincaré đã chỉ ra sai lầm của chính ông trong lời giải đã đoạt giải thưởng trước đó:

Đó là một sai lầm về hình học – trong số các trường hợp hình học có thể xẩy ra, ông đã bỏ sót một trường hợp mà ông nghĩ rằng không quan trọng.

Posted Image

May mắn làm sao, và thú vị làm sao, khi nghiên cứu lại lời giải để gửi tới tạp chí, ông đã phát hiện ra trường hợp bị bỏ sót này. Càng nghiên cứu kỹ ông càng nhận thấy trường hợp bị bỏ sót này hoá ra lại quan trọng và thú vị hơn rất nhiều so với ông tưởng, bởi nó dẫn tới một kiểu chuyển động vô cùng phức tạp và kỳ lạ: Một trong các vật thể có xu hướng chuyển động hầu như ngẫu nhiên (không tuân theo một hướng xác định nào cả).

Đó là điều không thể tin được và cũng không thể hiểu được, vì hệ phương trình do ông thiết lập để giải bài toán là một hệ xác định, và do đó kết quả phải xác định, không thể là ngẫu nhiên. Nhưng trước một lời giải tự nó nói lên một sự thật khác thường, Poincaré nhận thấy một điều vô cùng quan trọng mà trước đó chưa ai nhận thấy: Nếu kết quả không phải là ngẫu nhiên thì ít nhất nó cũng không có một cấu trúc rõ ràng!

Poincaré dừng lại bài toán ở chỗ đó, rồi thốt lên: “Tôi không biết phải làm gì với kết quả này” (I don’t know what to do with this).

Lúc Poincaré dừng lại chính là lúc ông đã vô tình khép lại cánh cửa của Chủ nghĩa tất định và mở ra cánh cửa của Lý thuyết hỗn độn, mặc dù phải chờ tới năm 1963 thì Lý thuyết hỗn độn mới chính thức bước lên diễn đàn khoa học, nhờ khám phá ngẫu nhiên của nhà khí tượng học Edward Lorenz

2* Khám phá ngẫu nhiên của Edward Lorenz:

Năm 1961, nhà khí tượng học Edward Lorenz đã thiết lập một hệ phương trình toán học để mô tả một dòng không khí chuyển động, lúc dâng cao, lúc hạ thấp tuỳ theo mức độ bị đốt nóng bởi ánh nắng mặt trời.

Sau đó ông mã hoá hệ phương trình này để tạo ra một chương trình chạy trên computer, nhằm nghiên cứu một mô hình dự báo thời tiết.

Vì chương trình viết cho computer bao gồm những phương trình toán học và những mã lệnh hoàn toàn xác định nên Lorenz nghĩ rằng trong những lần chạy thử chương trình trên máy, nếu “input” (dữ liệu đầu vào của chương trình) hoàn toàn giống nhau thì đương nhiên “output” (kết quả ở đầu ra) cũng phải hoàn toàn giống nhau.

Nhưng một lần, sau khi nạp vào chương trình những dữ liệu ban đầu mà ông nghĩ rằng giống hệt như những lần trước, rồi sau đó cho chương trình chạy thử, ông sững sờ ngạc nhiên khi thấy kết quả ở đầu ra hoàn toàn khác biệt – khác một cách nghiêm trọng so với những lần chạy trước đó.

Kiểm tra lại toàn bộ hoạt động của computer một cách kỹ càng, từ phần cứng tới phần mềm, Lorenz không tìm thấy bất cứ một sai sót nào, ngoài một chi tiết mà trước đó ông tưởng là một sai lệch không đáng kể: Đó là một thay đổi vô cùng nhỏ trong một dữ liệu, số 0,506127 được làm tròn thành 0,506.

Theo quán tính tư duy khoa học trước đó, một sai lệch vô cùng nhỏ ở đầu vào sẽ không có ảnh hưởng gì đáng kể ở đầu ra. Quán tính tư duy này sẽ đúng nếu đối tượng khảo sát chưa đạt tới mức độ đủ phức tạp. Nhưng hệ thống dự báo thời tiết là một hệ thống phức tạp, nên quán tính tư duy nói trên không còn đúng nữa.

Thật vậy, trực giác đã mách bảo Lorenz rằng một sai lệch vô cùng nhỏ trong dữ liệu ở đầu vào của chương trình dự báo thời tiết của ông có thể dẫn tới một sai lệch khổng lồ ở kết quả đầu ra. Ông lập tức tiến hành nhiều thử nghiệm tương tự để đi tới khẳng định kết luận của mình, rồi công bố khám phá trên các tạp chí khoa học. Một loạt các nhà khoa học khác trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác nhau lập tức tiến hành những thử nghiệm tương tự, và cuối cùng đều đi tới chỗ xác nhận quan điểm của Lorenz. Từ đó, Lý thuyết hỗn độn chính thức bước lên diễn đàn khoa học.

Posted Image

Edward Lorenz

Năm 1975, Benoit Mandelbrot cho ra đời cuốn “The Fractal Geometry of Nature” (Hình học fractal của Tự Nhiên), được đánh giá là một lý thuyết kinh điển về hỗn độn.

Tháng 12 năm 1977, Viện hàn lâm khoa học New York (New York Academy of Sciences) lần đầu tiên tổ chức hội nghị về lý thuyết hỗn độn, tập hợp các nhà nghiên cứu lý thuyết hỗn độn xuất sắc nhất trên toàn thế giới, như:

-David Ruelle, nhà toán học-vật lý người Bỉ-Pháp, chuyên về vật lý thống kê và các hệ động lực học,

-Robert May, nguyên chủ tịch Hội hoàng gia Anh, giáo sư Đại học Sydney và Đại học Princeton, chuyên áp dụng lý thuyết hỗn độn để nghiên cứu bệnh dịch và tính đa dạng của các quần thể sinh học phức tạp,

-James York, chủ nhiệm khoa toán thuộc Đại học Marryland ở Mỹ là người đầu tiên gieo thuật ngữ “chaos” (hỗn độn) vào trong thế giới toán học và vật lý,

-Robert Shaw, nhà vật lý Mỹ đã áp dụng Lý thuyết hỗn độn để nghiên cứu các kết quả ở đầu ra của máy quay roulette tại các sòng bạc, ….

Chính trong bối cảnh khám phá ra hàng loạt hiện tượng hỗn độn trong các hệ phức tạp của Tự Nhiên và xã hội, các nhà khoa học mới nhận ra rằng ngay từ hơn 60 năm trước, chính Henri Poincaré đã là người đầu tiên khám phá ra bản chất hỗn độn của các hệ phức tạp khi ông giải “bài toán n vật thể”: Thay vì chứng minh tính ổn định động lực của hệ n vật thể, ông đã khám phá ra tính bất ổn định của các hệ động lực phức tạp. Ngày nay khoa học đã biết rằng tính bất ổn định này xuất phát từ tính bất định trong các phép đo dữ kiện ban đầu.

3* Tính bất định của các phép đo:

Một trong những nguyên lý cơ bản của khoa học thực nghiệm là ở chỗ không có một phép đo nào trong thực tế có thể đạt tới độ chính xác tuyệt đối. Điều đó có nghĩa là các phép đo phải chấp nhận một mức độ bất định nào đó. Dù cho công cụ đo lường có hoàn hảo đến mấy thì mức độ chính xác cũng chỉ đạt tới một giới hạn nhất định. Về lý thuyết, muốn đạt tới độ chính xác tuyệt đối thì công cụ đo lường phải đưa ra những con số có vô hạn chữ số. Điều này là bất khả.

Nhưng người ta cho rằng sử dụng những công cụ đo lường hoàn hảo hơn, có thể giảm thiểu tính bất định xuống tới một mức độ nào đó có thể chấp nhận được, tùy theo mục tiêu của bài toán, mặc dù về nguyên tắc, không bao giờ triệt tiêu được tính bất định đó.

Khi nghiên cứu chuyển động của các vật thể dựa trên các định luật của Newton, tính bất định trong các dữ kiện ban đầu được coi là khá nhỏ, không ảnh hưởng tới kết quả dự đoán xẩy ra trong tương lai hoặc quá khứ.

Quả thật, dựa trên các định luật của Newton, Urbain Le Verrier đã tiên đoán chính xác sự tồn tại của hành tinh Neptune (Hải vương tinh). Những sự kiện tương tự như thế đã làm nức lòng người, củng cố niềm tin vào Chủ nghĩa tất định: Vũ trụ vận hành giống như một “chiếc đồng hồ Newton” (Newtonian clock), và do đó có thể dự báo tương lai một cách chính xác.

Nếu xuất hiện kết quả bất định trong các hệ động lực học, thì chắc chắn nguyên nhân xuất phát từ tính bất định trong các phép đo dữ kiện ban đầu, thay vì các phương trình chuyển động, bởi vì các phương trình này là hoàn toàn xác định. Và từ lâu người ta đã cho rằng nếu giảm thiểu đến mức tối đa tính bất định trong các phép đo thì con người sẽ có thể đưa ra những dự báo chính xác đến mức tối đa.

Nhưng Chủ nghĩa tất định đã lầm: Những hệ động lực phức tạp mang tính bất ổn định ngay từ trong bản chất của chúng.

4* Tính bất ổn định động lực học:

Trong “Bài toán n vật thể”, hệ phương trình chuyển động của các vật thể do Poincaré thiết lập hoàn toàn dựa trên các định luật Newton, và do đó là hoàn toàn xác định. Cụ thể, nếu biết vị trí, tốc độ của các vật thể tại một thời điểm cho trước, hoàn toàn có thể xác định được vị trí và tốc độ của các vật thể tại một thời điểm khác trong tương lai hoặc quá khứ.

Nhưng vì không thể xác định vị trí và tốc độ của các vật thể tại một thời điểm cho trước một cách chính xác tuyệt đối nên luôn luôn tồn tại một mức độ thiếu chính xác nào đó trong các dự báo thiên văn dựa trên các định luật Newton.

Tuy nhiên, trải qua hàng trăm năm kể từ khi các định luật Newton ra đời cho đến trước khi lời giải “Bài toán n vật thể” của Poincaré được công bố chính thức, trong giới vật lý và thiên văn đã tồn tại một “thoả thuận ngầm”: Sự thiếu chính xác tuyệt đối trong các dự báo thiên văn là một vấn đề nhỏ, bởi vì với tiến bộ không ngừng của công nghệ đo lường, sự thiếu chính xác này sẽ được giảm thiếu đến mức tối đa. Nói cách khác, người ta đã ngầm hiểu rằng giảm thiểu tính bất định của dữ kiện ban đầu thì cũng giảm thiểu tính bất định trong kết quả dự đoán. Tiến sĩ Matthew Trump tại Trung Tâm Ilya Prigorine tại Đại học Texas ở Austin gọi đó là quy luật “shrink-shrink” (giảm-giảm). Nhưng Poincaré đã tạo nên một cú shock khi chỉ ra rằng quy luật đó không còn đúng đối với những hệ thiên văn phức tạp!

Xin độc giả đọc kỹ ý kiến của Matthew Trump như sau:

Những hệ thiên văn điển hình không tuân thủ quy luật nói trên là hệ chứa ba hoặc nhiều hơn ba vật thể có quan hệ tương tác lẫn nhau. Poincaré chỉ ra rằng đối với những hệ loại này, một sai lệch vô cùng nhỏ trong dữ kiện ban đầu sẽ lớn dần lên theo thời gian với một tỷ lệ khổng lồ.

Do đó đối với cùng một hệ chuyển động, hai tập hợp dữ kiện ban đầu hầu như không phân biệt có thể dẫn tới hai dự đoán kết quả khác nhau một trời một vực.

Poincaré đã chứng minh một cách toán học rằng hiện tượng “bùng nổ” của những bất định vô cùng nhỏ trong dữ kiện ban đầu thành những bất định khổng lồ trong kết quả dự đoán sẽ vẫn tiếp tục xẩy ra ngay cả khi những bất định ban đầu được thu nhỏ tới kích thước nhỏ nhất có thể tưởng tượng được.

Nghĩa là, đối với những hệ này, dù cho bạn có thể thực hiện những phép đo dữ kiện ban đầu chính xác hơn tới hàng trăm hay hàng triệu lần hoặc hơn thế nữa, thì muộn hơn hay sớm hơn, tính bất định trong kết quả không hề giảm đi, mà vẫn vô cùng lớn.

Những phân tích toán học của Poincaré thực chất đã chứng minh rằng đối với những “hệ phức tạp”, muốn có một dự đoán kết quả chính xác ở bất kỳ cấp độ nào cũng đòi hỏi phải xác định được dữ kiện ban đầu với độ chính xác tuyệt đối.

Nhưng điều đó là BẤT KHẢ (impossible)!

Matthew Trump viết tiếp:

Tính chất cực kỳ nhậy cảm của dữ kiện ban đầu được trình bầy một cách toán học trong những hệ thống được nghiên cứu bởi Poincaré được gọi là tính bất ổn định động lực học (dynamical instability), hoặc đơn giản là “hỗn độn” (chaos).

Đó là lý do vì sao Henri Poincaré được coi là cha đẻ của Lý thuyết hỗn độn, mặc dù mãi đến những năm 1960, lý thuyết này mới thành hình.

Theo Matthew Trump:

Mặc dù công trình của Poincaré được một số nhà vật lý nhìn xa trông rộng đương thời đánh giá là vô cùng quan trọng, nhiều thế kỷ đã trôi qua trước khi những ẩn ý trong các khám phá của ông được toàn thể cộng đồng khoa học hiểu rõ. Một trong các lý do của sự chậm trễ này là vì phần lớn các nhà vật lý thời đó đang lao vào một lĩnh vực mới mẻ của vật lý, đó là Cơ học lượng tử – lĩnh vực vật lý thâm nhập vào vương quốc hạ nguyên tử.

Nhưng hiện nay, chính các nhà vật lý đang quan tâm tới Lý thuyết hỗn độn hơn ai hết.

5* Biểu hiện của hỗn độn trong Tự nhiên:

Hệ thống thời tiết là một hệ phức tạp điển hình, ở đó bộc lộ rất rõ đặc trưng hỗn độn, như độc giả đã thấy phần nào qua câu chuyện về khám phá của Edward Lorenz năm 1961.

Matthew Trump cho biết:

Thuật ngữ “Hiệu ứng con bướm” ra đời chính từ khoa học dự báo thời tiết: Một cái vỗ cánh của một con bướm ở một nơi nào đó trên trái đất có thể dẫn tới một cơn bão ở một nơi nào khác trên thế giới một năm sau đó.

Với hiệu ứng đó, hiện nay người ta buộc phải chấp nhận rằng việc dự báo thời tiết chỉ đạt được mức độ chính xác tương đối và ngắn hạn. Dù cho được trang bị những computer thông minh bậc nhất, khoa học dự báo thời tiết vẫn luôn luôn không tốt gì hơn những phỏng đoán.

Vậy nếu chúng ta thấy những dự báo thời tiết thiếu chính xác hoặc thậm chí sai hoàn toàn với thực tế, có lẽ cũng không nên dễ dàng trách móc các nhà khoa học làm dự báo, mà hãy “đổ tội” cho cái bản chất hỗn độn của những hệ phức tạp trong Tự nhiên.

Posted Image

Robert May (đã nhắc tới ở mục 2*), cho biết:

Trong lĩnh vực nghiên cứu quần thể sinh học còn có những thí dụ phức tạp rắm rối hơn rất nhiều. Chẳng hạn tôi có thể chỉ ra những thí dụ về quần thể ruồi dấm hoặc quần thể bọ chét dưới nước mà tôi nuôi dưỡng chúng trong phòng thí nghiệm. Bạn không thể nào tiên đoán được mức độ tăng trưởng của chúng trong một số tình huống nhất định. Dưới điều kiện nhiệt độ và sinh trưởng nào đó, chúng phát triển đều đặn và hoàn toàn có thể tiên đoán được, giống như động lực học Newton cổ điển vậy. Nhưng dưới điều kiện nhiệt độ và/hoặc môi trường khác, chúng trở nên vô cùng hỗn độn, và mặc dù những phương trình dùng để mô tả sự tăng trưởng của chúng rất đơn giản, mức tăng trưởng của chúng là không thể dự đoán được. Sự sinh trưởng của chúng tăng hay giảm thất thường tuỳ theo từng nơi chốn.

Có thể chỉ ra rất nhiều hệ phức tạp khác nhau mà ở đó tính hỗn độn biểu lộ. Theo Bách khoa toàn thư Wikipedia:

Lý thuyết hỗn độn đã sử dụng để nghiên cứu tính hỗn độn trong các mạch điện, chùm lasers, các hiện tượng dao động, các phản ứng hoá học, động học chất lỏng, các máy móc cơ học và máy cơ-học-từ-tính.

Khoa học cũng đã quan sát những ứng xử hỗn độn trong chuyển động của vệ tinh trong hệ mặt trời, sự “tiến hoá của thời gian” (time evolution) trong từ trường của các thiên thể, sự tăng trưởng số lượng của các quần thể sinh học, “tiềm năng tác động” (action potentials) trong các neurons thần kinh, và các dao động của phân tử.

Hàng ngày chúng ta có thể chứng kiến tính hỗn độn của thời tiết và khí hậu. Và hiện người ta đang tranh luận về tính hỗn độn trong hiện tượng “kiến tạo bề mặt trái đất” (plate tectonics) cũng như trong hệ thống kinh tế.

Tóm lại, Lý thuyết hỗn độn đã được áp dụng trong nhiều lĩnh vực: toán học, sinh học, khoa học computer, kinh tế học, công nghệ học, hệ thống tài chính, triết học, vật lý, chính trị, động học về mức tăng trưởng của các quần thể, tâm lý học và khoa học robots. Một trong những ứng dụng thành công nhất của Lý thuyết hỗn độn là trong sinh thái học, trong đó mô hình của Ricker đã được sử dụng để chỉ rõ các quần thể sinh học tăng trưởng như thế nào. Lý thuyết hỗn độn cũng được áp dụng trong y khoa để nghiên cứu bệnh động kinh, … và vô số ứng dụng khác nữa.

6* Vài vấn đáp trên chủ đề “hiệu ứng con bướm” và hỗn độn:

1/ Có người thắc mắc, xét cho cùng thì Poincaré vẫn chưa giải xong “Bài toán ba vật thể”, vậy tại sao ông vẫn đoạt Giải Oscar II?

Þ Một trong các thành viên hội đồng giám khảo là nhà toán học kiệt xuất Karl Weierstrass đánh giá: “Công trình này chưa thật sự được xem như đưa ra một lời giải đầy đủ của vấn đề đã được đặt ra, nhưng điều vô cùng quan trọng là nó sẽ mở đầu cho một kỷ nguyên mới trong lịch sử của cơ học thiên thể”.

Þ Và dưới ánh sáng khoa học hiện đại, nhà toán học Ian Stewart, giáo sư Đại học Warwick ở Anh, nhận định: “Đúng là ông chưa giải xong bài toán, nhưng ông đã tạo ra một tiến bộ đáng kinh ngạc tiến về phía trước. Ông đã sáng tạo ra một lĩnh vực hoàn toàn mới, một cách tư duy hoàn toàn mới”.

2/ Nếu chuyển động của n vật thể là hỗn độn thì tại sao hệ mặt trời lại ổn định?

Þ Câu trả lời thuộc về các nhà vật lý thiên văn, tuy nhiên chúng ta có thể nêu giả thiết cho rằng hệ mặt trời thoả mãn những điều kiện xác định, làm cho nó trở thành một hệ đơn giản, thay vì một hệ phức tạp như các đối tượng nghiên cứu của Lý thuyết hỗn độn.

3/ Phải chăng giống như Định lý bất toàn, Lý thuyết hỗn độn chứa đựng yếu tố “chống khoa học”, bởi vì khoa học không thể là cái gì khác ngoài những định luật phản ánh tính quy luật của Tự nhiên? Bản thân khái niệm hỗn độn đã là một cái gì đó phản lại tính quy luật, tức là phản lại khoa học?

Þ Có lẽ cần phải nhận thức lại khái niệm khoa học là gì. Khoa học không đơn giản chỉ là những định luật phản ánh tính quy luật của Tự nhiên, mà còn là tập hợp mọi nhận thức phản ánh trung thực bức tranh hiện thực. Định lý bất toàn và Lý thuyết hỗn độn là khoa học, bởi nó phản ánh bức tranh hiện thực chính xác hơn, đầy đủ hơn, trung thực hơn.

4/ Phải chăng toàn bộ vũ trụ là hỗn độn? Phải chăng tính bất định và hỗn độn tồn tại xen kẽ trong Tự nhiên, hoặc cái này bao trùm lên cái kia?

Þ Câu trả lời vẫn bỏ ngỏ. Hiện nay chúng ta chỉ mới biết một phần nào đó của vũ trụ. Không ai có thể đưa ra một phán quyết rằng toàn bộ vũ trụ là tất định hay hỗn độn. Có những hệ đơn giản thể hiện tính tất định, nhưng cũng có rất nhiều hệ phức tạp mang bản chất bất định và hỗn độn. Có người cho rằng tính hỗn độn chỉ là một biểu hiện tương tác vật chất trong một phạm vi hẹp của một trật tự lớn hơn bao trùm, có nghĩa là quy luật tất định vẫn chiếm ưu thế.

Phải nói rằng phần lớn các nhà vật lý hiện nay vẫn là những môn đệ nhiệt thành của Chủ nghĩa tất định, trong đó Albert Einstein có lẽ là môn đệ nhiệt thành nhất, vì ông từng tuyên bố “Tôi muốn biết được ý Chúa”. Đó là lý do để ông quyết tâm xây dựng Lý thuyết trường thống nhất (Theory of Unified Field), và hậu duệ của ông đã tiếp tục sự nghiệp này dưới ngọn cờ Lý thuyết về mọi thứ (TOE – Theory of Everything).

Nhưng những nghiên cứu của Gregory Chaitin trong toán học lại ủng hộ tư tưởng bất định và hỗn độn nhiều hơn là tất định:

Chaitin đã chứng minh rằng có một số vô hạn những sự kiện toán học nhưng phần lớn những sự kiện đó không liên hệ với nhau và không thể trói buộc chúng với nhau bằng những định lý thống nhất. Nếu các nhà toán học tìm thấy bất kỳ liên hệ nào giữa những sự kiện này thì đó chỉ là may mắn tình cờ. Phần lớn toán học đúng mà chẳng có lý do đặc biệt nào cả, toán học đúng bởi những lý do ngẫu nhiên … Chaitin nhận ra rằng số Omega đã nhiễm độc toàn bộ toán học, đặt ra giới hạn căn bản đối với cái chúng ta có thể biết. Hơn thế nữa, Omega mới chỉ là sự khởi đầu, thậm chí còn có nhiều con số phiền toái khác mà Chaitin gọi là những số Siêu-Omega – những con số thách thức mọi tính toán ngay cả khi chúng ta cố gắng mọi cách để hiểu được Omega. Dòng giống Omega – dòng giống những con số không thể tính được – đã để lộ ra rằng toán học không chỉ bị nhậy cắn thủng lỗ chỗ, mà hầu như đã bị thủng bởi những lỗ hổng toang hoác: Tình trạng hỗn độn, phi trật tự hoá ra là bản chất cốt lõi của Vũ Trụ(2).

Ý kiến của Robert May (đã dẫn) có lẽ là công bằng nhất:

Tôi muốn nói rằng chúng ta vẫn đang ở trong tình trạng mà hầu hết những gì được dạy trong trường phổ thông và đại học vẫn tuân theo cách nhìn kiểu Newton – phần lớn những điều chúng ta được dạy là thế giới vẫn tuân theo một trật tự … thế giới ấy có thể dự đoán được, còn ở đâu có chuyện rắm rối phức tạp và không thể dự đoán được, chẳng hạn như tại chiếc bàn quay roulette trong các sòng bạc, thì chẳng qua đó chỉ là một đống lộn xộn. Nhưng tình hình đã hoàn toàn thay đổi. Hiện nay chúng ta đã biết rằng khi quy luật đủ đơn giản thì hiện tượng xẩy ra cũng đơn giản, nhưng mặt khác, chúng ta không thể tạo ra “chiếc đồng hồ đơn giản kiểu Newton”. Với những phương trình mô tả chiếc đồng hồ Newton, quả lắc đồng hồ đôi khi có thể dao động bình thường như bạn dự đoán, nhưng nhiều lúc khác nó lại gây nên tình trạng hoàn toàn hỗn độn và không thể dự đoán được.

5/ Liệu có thể “Tây phương hoá”, tức là logic hoá và toán học hoá những lý thuyết có khả năng tiên tri của khoa học Đông phương cổ truyền, như Kinh Dịch hoặc Tử vi, … để bổ sung cho khả năng tiên tri của khoa học Tây phương hay không?

Þ Có hai lý do để tham vọng này khó biến thành hiện thực:

Một, khoa học Đông phương không dựa trên logic suy diễn và chứng minh, mà chủ yếu dựa trên cảm nghiệm trực giác, mặc dù nó có những nguyên lý cơ bản vô cùng cô đọng đã được hình thức hoá. Vì thế, tham vọng logic hoá các khoa học cổ truyền Đông phương là đi ngược lại phương pháp tiếp cận chân lý của chính Đông phương cổ truyền. Phương pháp suy diễn logic và chứng minh của khoa học Tây phương tự bản thân nó đã không đủ để chứng minh mọi chân lý. Định lý bất toàn gợi ý rằng thế giới nhận thức của con người lớn hơn thế giới logic chứng minh rất nhiều. Chỗ hơn hẳn của con người so với tư duy logic máy móc chính là trực giác: Khả năng cảm nhận chân lý một cách trực tiếp không cần suy luận. Vậy logic hoá và toán học hoá Kinh Dịch e rằng chỉ làm giảm giá trị của Kinh Dịch, thay vì nâng nó lên một tầm cao hơn của nhận thức. Đã có một giáo sư vật lý Việt Nam thực hiện một công trình toán học hoá Kinh Dịch rất công phu(3), nhưng công trình này không để lại một ấn tượng nào đủ lớn trong cộng đồng khoa học Việt nam cũng như thế giới. Có lẽ vì nó không đủ sức thuyết phục.

Hai, giả sử toán học hoá và logic hoá Kinh Dịch hoặc Tử vi thành công, tôi e rằng hệ thống dữ kiện ban đầu của nó không đủ để khắc phục được “Hiệu ứng con bướm” – hiện tượng bất định và hỗn độn của các hệ thống phức tạp trong Tự nhiên và xã hội.

Chẳng hạn, có trường hợp hai chị em sinh đôi cùng trứng, và tất nhiên là cùng năm cùng tháng cùng ngày cùng giờ và cùng nơi sinh. Vậy mà số phận lại khác nhau một trời một vực. Một người thì liên tục gặp may mắn, một người thì gặp hết rủi ro này đến rủi ro khác. Phải chăng sự khác biệt vô cùng lớn này xuất phát từ một khác biệt vô cùng nhỏ nào đó trong dữ kiện ban đầu (lúc sinh ra đời) của hai chị em này? Nếu nhận định này đúng thì có nghĩa là “hiệu ứng con bướm” và bản chất hỗn độn cũng tác động ngay cả trong khoa học chiêm tinh! Vì thế khoa học chiêm tinh cũng chỉ đúng với những “hệ” đơn giản và ngắn hạn, và sẽ “hỗn độn” với những “hệ” phức tạp và lâu dài! Vậy có cách nào bổ sung cho hệ thống dữ kiện ban đầu của các khoa học Đông phương cổ truyền hay không? Nhưng dù có bổ sung đến mấy đi chăng nữa, như đã nói ở các phần trên, sẽ chẳng bao giờ có một hệ thống dữ kiện ban đầu tuyệt đối chính xác – bản chất bất định của các phép đo dữ kiện ban đầu. Điều đó có nghĩa là “hiệu ứng con bướm” và bản chất hỗn độn là không thể khắc phục được đối với bất kỳ hệ phức tạp nào, dù là Tây phương hay Đông phương!

Nhưng tại sao vẫn có những tiên tri đúng đến mức làm mọi người phải kinh ngạc, như tiên tri của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nostra Damus, hay gần đây hơn là Nicolas Tesla, …?

Có lẽ các nhà tiên tri này chỉ dựa một phần nào vào những mô hình logic tất định (Tây phương hoặc Đông phương) để đưa ra những tiên tri kỳ lạ của họ, mà chủ yếu dựa trên trực giác đặc biệt – một thứ “Don de Dieu” (một ân huệ của Trời). Sự thật có đúng như vậy không? Điều này vẫn là một ẩn số lớn của chiêm tinh học mà khoa học ngày nay chưa thể giải mã, và cũng vượt quá phạm vi thảo luận của bài viết này.

7* Kết:

Xét cho cùng thì “Hiệu ứng con bướm” và bản chất hỗn độn của Tự nhiên cũng đã được kinh nghiệm dân gian truyền tụng từ lâu. Đó là câu ngạn ngữ “Sai một ly đi một dặm”!

Sydney ngày 01 tháng 11 năm 2009

PVHg

Chú thích:

(1): Một kiểu diễn đạt “Hiệu ứng con bướm” của Melvyn Bragg trong cuốn “On Giant’s Shoulders” (Đứng trên vai những người khổng lồ), chương nói về Henri Poincaré.

(2): Xem “Tính ngẫu nhiên của toán học” của Phạm Việt Hưng trên Khoa Học & Tổ Quốc tháng 9-2009

(3): Một công trình nghiên cứu rất công phu của cố Giáo sư Nguyễn Hoàng Phương.

Tài liệu tham khảo:

· “On Giant’s Shoulders”, Melvyn Bragg, Sceptre publication, London, 1998

· “What is Chaos?”, Matthew Trump, 14-08-1998 , có thể tìm trên mạng, địa chỉ: http://order.ph.utexas.edu/chaos

· Wikipedia, mục từ “Henri Poincaré” và mục từ “Three body problem”.

Còn tiếp

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính thưa quí vị quan tâm.

Như vậy, qua bài viết trên thì có hai vấn đề chính được đặt ra:

1 - Nguyên lý bất định, hay lý thuyết hỗn độn xác định rằng:

Không hề có tính quy luật trong tất cả mọi hiện tượng. Thậm chỉ chí với ba vật thể chuyển động người ta cũng không thể xác lập một phương trình toán học cho nó. Từ nguyên lý bất định này là tiền đề cho sự phủ định khả năng tồn tại một lý thuyết thống nhất, vốn xác định một qui luật nhất quán từ khởi nguyên của vũ trụ. Hay nói cách khác: Lý thuyết bất định phủ nhận thuyết Âm Dương Ngũ hành không phải lý thuyết thống nhất.

2 - Về vần đề này có lẽ tôi chỉ cần trích dẫn nguyên văn như sau:

khoa học Đông phương không dựa trên logic suy diễn và chứng minh, mà chủ yếu dựa trên cảm nghiệm trực giác, mặc dù nó có những nguyên lý cơ bản vô cùng cô đọng đã được hình thức hoá. Vì thế, tham vọng logic hoá các khoa học cổ truyền Đông phương là đi ngược lại phương pháp tiếp cận chân lý của chính Đông phương cổ truyền. Phương pháp suy diễn logic và chứng minh của khoa học Tây phương tự bản thân nó đã không đủ để chứng minh mọi chân lý. Định lý bất toàn gợi ý rằng thế giới nhận thức của con người lớn hơn thế giới logic chứng minh rất nhiều. Chỗ hơn hẳn của con người so với tư duy logic máy móc chính là trực giác: Khả năng cảm nhận chân lý một cách trực tiếp không cần suy luận. Vậy logic hoá và toán học hoá Kinh Dịch e rằng chỉ làm giảm giá trị của Kinh Dịch, thay vì nâng nó lên một tầm cao hơn của nhận thức. Đã có một giáo sư vật lý Việt Nam thực hiện một công trình toán học hoá Kinh Dịch rất công phu(3), nhưng công trình này không để lại một ấn tượng nào đủ lớn trong cộng đồng khoa học Việt nam cũng như thế giới. Có lẽ vì nó không đủ sức thuyết phục.

Tôi xin lần lượt trình bày sự biện minh của mình với các vấn đề trên như sau:

I - Nguyên lý bất định:

Giả thiết rằng: Nguyên lý bất định chưa hề ra đời trên thế gian này, thì một nhà khoa học tầm cỡ quốc tế cũng khó có thể lý giải được tất cả các yếu tố tương tác cho một hiện tượng. Và hiện tượng bất định là đang xảy ra từ trực quan nhận thức của con người. Hay nói cách khác: Không cần đến bài toán ba vật thể của Poincaré và tất cả các chứng minh sau đó của các nhà khoa học ủng hộ lý thuyết này - thì - mọi hiện tượng vận động trên thực tế đều dẫn tới nhận thức trực quan rằng: Chúng có vẻ như bất định. Hay nói cách khác: Chúng có vẻ như ngẫu nhiên.

Người ta đã không thể nào lập trình cho những hiện tượng ngẫu nhiên đó. "Hiệu ứng cánh bướm" nếu xét theo cách hiểu cho rằng: Một sai số đầu vào - dù rất nhỏ tương tự lực đập cánh của con bướm - làm sai lệch các kết quả đã định trước cho việc dự đoán thời tiết có hay không có một cơn bão.

Thật vậy, trực giác đã mách bảo Lorenz rằng một sai lệch vô cùng nhỏ trong dữ liệu ở đầu vào của chương trình dự báo thời tiết của ông có thể dẫn tới một sai lệch khổng lồ ở kết quả đầu ra. Ông lập tức tiến hành nhiều thử nghiệm tương tự để đi tới khẳng định kết luận của mình, rồi công bố khám phá trên các tạp chí khoa học. Một loạt các nhà khoa học khác trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác nhau lập tức tiến hành những thử nghiệm tương tự, và cuối cùng đều đi tới chỗ xác nhận quan điểm của Lorenz. Từ đó, Lý thuyết hỗn độn chính thức bước lên diễn đàn khoa học.

Cho rằng ông Lorenz đã đúng và tất cả các nhà khoa học khả kính trên thế giới thừa nhận điều này. Nhưng nếu xét theo một cách nhìn tổng quát hơn và tính hợp lý của các v/d liên quan thì chúng ta lại thấy rằng:

Không hề có lý thuyết bất định, vì chính sự tồn tại của lý thuyết bất định đã tự phủ định nó. Tôi chứng minh điều này như sau:

Tính bất định là một thực tế quan sát được bằng trực quan ở tất cả mọi trình độ và giới hạn bằng giới hạn của nhận thức một đời người. Ngay cả khái niệm đơn giản nhất là "quả cà chua". Nhưng nếu đặt vấn đề: Thế nào là quả cà chua đích thực thì tính bất định đã xuất hiện. Người ta sẽ không thể nào minh chứng được rằng: Thế nào là quả cà chua đích thực, mặc dù tất cả mọi con người có nhận thức trên thế gian này đều có khái niệm về "quả cà chua". Đặt vấn đề về khái niệm "quả cà chua" - là một hiện tượng về tính khái niệm rất phổ biến và so sánh nó về tính lý thuyết chính xác, tôi muốn diễn tả một thực tại khoa học đều thừa nhận là: Giữa nhận thức trực quan và tư duy trừu tương là một khoảng cách. Từ đó tôi biện minh rằng: Nhận thức trực quan đã cho thấy sự bất định trong mọi hiện tượng, nhưng khi tổng hợp nhận thức về sự bất định và trở thành một lý thuyết thì chính lý thuyết này lại xác định một qui luật cho nhận thức đó - nếu nó nhân danh là một lý thuyết khoa học thì nó sẽ tự phủ định vì sẽ không thể có quy luật bất định cho chính lý thuyết bất định. Hay nói rõ hơn là bất định chỉ có thể là nhận thức trực quan và không thể là một lý thuyết khoa học. Sự xuất hiện của Lý thuyết bất định và được sự ủng hộ của một số nhà khoa học - nó chỉ phản ánh một thực tại là: Những lý thuyết khoa học hiện đại mà con người nhận thức được ngày nay chưa hoàn chỉnh. Do đó, với tất cả nhưng phương trình mà tri thức khoa học ngày nay ứng dụng để giải thích những hiện tượng tự nhiên có tính dự báo sẽ sai.

Thí dụ như dự báo thời tiết.

Tất cả những cơ quan dự báo thời tiết hàng đầu của thế giới đã dự báo thời tiết trên cơ sở nhưng tri thức đã đạt được liên quan - nhưng không phải nhưng tri thức đó đã phản ảnh tất cả mọi thực tại tương tác liên quan. Hay nói cách khác: Dự liệu đầu vào không hoàn chỉnh. Tất nhiên, kết quả dự báo sẽ là không chính xác, khoảng thời gian dự báo ngắn. Lý thuyết bất định có vẻ đúng trong mọi trường hợp với điều kiện nhận thức của khoa học hiện đại - do kiến thức đầu vào không hoàn chỉnh. Nhưng nếu chúng ta giả thiết rằng: Nhân loại đạt đến một nền văn minh cao cấp hơn - tất cả mọi dự liệu đầu vào cho việc dự báo thời tiết đều được biết rõ đến từng những qui luật tương tác nhỏ nhất thì cái gì sẽ xảy ra? Tất nhiên sự dự báo sẽ chính xác với thời gian dài hơn. Như vậy, trong trường hợp này tôi đã chứng minh rằng: Khi tri thức nhân loại ngày càng phát triển thì khoảng cách của cái gọi là "Lý thuyết bất định" ngày càng thu hẹp lại. Hay nói rõ hơn là: Tính dự báo ngày càng chính xác.

Hay nói rõ hơn: Khi tri thức của nhân loại ngày càng phát triển với những nhận thức qui luật của thiên nhiên, cuộc sống và của chính bản thể con người thì chính sự tổng hợp những tri thức đó sẽ là một kết quả dự báo ngày càng chính xác. Đây chính là hiệu quả cùa các phương pháp dự báo Đông phương - hệ quả của một lý thuyết thống nhất vũ trụ đã thất truyền - mà quí vị có thể nhận thấy ngay trên diễn đàn này.

Đó là lý do mà tôi minh chứng rằng: sự bất định được gọi là lý thuyết chỉ phản ánh một trực quan nhận thức được của những hiện tượng mà con người chưa biết được - hoặc chỉ biết được một cách hạn chế - những qui luật tương tác làm nên hiện tượng đó.

Còn tiếp

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Thiên Sứ thân mến.

Theo như anh trình bày thì cách hiểu của anh về tính hỗn độn và nguyên lý bất định là không đúng đâu.

Thân ái.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Thiên Sứ thân mến.

Theo như anh trình bày thì cách hiểu của anh về tính hỗn độn và nguyên lý bất định là không đúng đâu.

Thân ái.

Anh Vuivui thân mến.

Lý thuyết này mới quá - với tôi - và tôi chưa xem một tài liệu nào về nó, ngoại trừ bài viết này và bài của học giả Phạm Văn Thiều do anh Quangnx giới thiệu. Bởi vậy thực sự mong anh và anh em nào cho mọi người biết rõ hơn về lý thuyết này, hoặc kết luận cuối cùng của nó là gì?

Cảm ơn anh Vuivui và anh em.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Vuivui thân mến.

Lý thuyết này mới quá - với tôi - và tôi chưa xem một tài liệu nào về nó, ngoại trừ bài viết này và bài của học giả Phạm Văn Thiều do anh Quangnx giới thiệu. Bởi vậy thực sự mong anh và anh em nào cho mọi người biết rõ hơn về lý thuyết này, hoặc kết luận cuối cùng của nó là gì?

Cảm ơn anh Vuivui và anh em.

Anh Thiên Sứ thân mến .

Có lẽ phải vài ngày nữa tôi mới viết được. Bây giờ, có bạn nào có chuyên môn mời các bạn viết cho nhanh, Tôi bận quá.

Thân ái .

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Thiên Sứ thân mến.

Tranh thủ có tý thời gian, ngồi gõ với anh vài dòng.

Thực ra, vấn đề này, sách chuyên khảo có nhiều, đồng thời nếu trình bày ở góc độ chuyên môn, thì ở đây không thích hợp. Bởi vậy, có lẽ các nhà chuyên môn mới im lặng chăng?. Thậm chí, ngay cả Tôi, nếu như viết một bài ở dạng chuyên khảo, thì cũng không mấy tương thích. Chi bằng, Tôi viết ra đây trên tinh thần Triết học, và cũng mang tính sơ lược mà thôi. Hy vọng qua đó, anh cũng có thể rõ được bản chất của vấn đề, mà không phải đi sâu vào chuyên môn.

Nói về tính bất định, có thể thấy qua hai thể hiện điển hình, và cũng là mối quan tâm lớn nhất của giới vật lý cũng như triết học. Đó là tính bất định trong vật lý lượng tử và tính bất định như đã thấy qua bài viết của tác giả Phạm việt Hưng ở trên. Đề cập đến tính triết học, có một câu hỏi tự nhiên xuất hiện là:

Tại sao thông qua các nghiên cứu vật lý, trải qua bao nhiêu thập niên, mà tính bất định lại làm cho các nhà khoa học thấy khó hiểu đến như vậy?.

-Nếu chỉ là do trình độ của khoa học, bởi thực nghiệm không thể loại trừ sai số ở mức độ nào đó thì các nhà khoa học rất dễ thống nhất, và tính tất định sẽ muôn năm.

Nhưng không phải thế.

Bài toán n vật, mà trường hợp 3 vật là đơn giản nhất. Trong lời giải của Poincare cho thấy rằng, với sự lệch nhỏ của các thông số đầu vào, theo thời gian, sẽ thu được kết quả ngày càng xa với độ lệch ban đầu. Đó là một thể hiện sự bất ổn định của hệ. Mà một hệ như thế, theo như lý thuyết đã biết thì đó là một hệ ổn định. Song lời giải lại cho kết quả là một hệ không ổn định. Nhưng nếu chúng ta đi theo "quỹ đạo", thì mặc dù có sự không ổn định của hệ, nhưng quỹ đạo của vật vẫn được vẽ lên. Thay vào đó mà bảo là nó không có tính tiên tri thì không đúng. Nhưng quả thực là nó bất khả tiên tri. Lý do là vì, như lý thuyết về hàm các đại lượng ngẫu nhiên đã chỉ ra, mọi phép đo đều có chứa sai số. Rằng chúng ta sẽ chỉ có thể thu được một kết quả chính xác bằng thiết lập giá trị trung bình của các phép đo mà thôi. Nhưng giá trị trung bình về bản chất không phải là giá trị của phép đo, mà đó là giá trị lý thuyết - lý thuyết các đường tiệm cận. Với một hệ ổn định, thì sai số đó sẽ không dẫn tới sai biệt lớn. Nhưng ở hệ bất ổn định thì kết quả sẽ không thể đi tới một giá trị trung bình nào đó trong tương lai - theo thời gian. Có lẽ, chính vì điều này mà Poincare khi giải bài toán này xong, lại không biết xử lý thế nào với các kết quả đó. Bởi vì ở thời đại đó, quan niệm về tính bất định tức là về tính bất khả tiên tri có thể xem là bất thường.

Như thế, chỉ xét riêng bài toán này đã cho thấy tính bất khả tiên tri không mang bản chất nhân tạo, nó có tính khách quan. Nó không cho phép ta suy nghĩ rằng, khoa học kỹ thuật tiến lên thì khả năng triệt tiêu sai số là khả dĩ.

Nguyên lý bất định trong vật lý lượng tử.

Đã là bất định, đương nhiên nó phải là không tất định. Trải gần suốt một thế kỷ, đến nay, vấn đề này vẫn còn được tranh cai, bất phân thắng bại. mà lại là cuộc tranh luận giữa các nhà khoa học hàng đầu của thế giới, thì đủ hiểu, đó là vấn đề thuộc nhận thức từ thực tế khách quan, chứ không phải thuộc về nhân tạo hay khả năng nhân tạo của người con. Những người ủng hộ thuyết tất định đương nhiên có thể dễ dàng cho rằng có khả năng nguyên lý bất định sai. Nhưng với tinh thần khoa học nghiêm túc thì người ta đi tìm sự giải thích của Mâu thuận này, chứ không phải là sự phủ định theo quan niệm. Đó là bởi vì, người ta đã nhận thức rõ rằng, tính bất định là tất yếu khách quan. Sự giải thích ý nghĩa của tính bất định là do sự bất định của các phép đo - lại trở về bản chất của bài toán trên - xem ra khó thuyết phục bởi nó mang dáng dập nhân tạo, bởi vì ở đây nó không phải là tính ngẫu nhiên của phép đo, mà là do bản chất của hệ tương tác với lượng tử Photon xác định nó. Nhưng thực ra, bản chất khách quan của nó là lưỡng tính sóng - hạt của thế giới vi mô, mà sự bất định của phép đo chỉ là hệ quả trực tiếp của nó mà thôi.

Theo đó, về mặt triết học, người ta đã nhận rõ rằng, tính bất định là khách quan, là bản chất của thế giới. Xem như là tính tất định và bất định là song song tồn tại. Nhưng như thế thì thật khó hiểu, và thực tế chứng minh rằng, trong nhiều trường hợp, người ta có thể khắc phục tính bất định bằng những phương pháp định tất. Điều này có vẻ như là sự khẳng định cho sự chiến thắng của tất định tính. Nhưng hiểu như thế sẽ là nhầm lẫn, bởi đó chỉ là sự vận dụng những quy luật khác khả dĩ xác định được đối tượng quan sát mà thôi, chứ nó không thay thế bản chất của đối tượng quan sát.

Thân ái.

Share this post


Link to post
Share on other sites