Guest

Tọa đàm" Bản Chất Khoa Học Của Kinh Dịch Và Thuyết Adnh".

108 bài viết trong chủ đề này

Các Ace Đà Nẵng xin chúc mừng Sư Phụ.

Sư Phụ mau mở những bất ngờ lớn để các đệ tử gửi nhiều lời chúc mừng ạ.

LeDien

Share this post


Link to post
Share on other sites

Các Ace Đà Nẵng xin chúc mừng Sư Phụ.

Sư Phụ mau mở những bất ngờ lớn để các đệ tử gửi nhiều lời chúc mừng ạ.

LeDien

Để tiếp nối thành công của cuộc tọa đàm và cảm ơn lời chúc mừng của anh chị em Đà Nẵng:

Từ nay đến cuối năm sẽ không có một cơn bão nào tấn công Đà Nẵng.

Nhưng anh chị em nhớ rằng: Không phải do Tàu trấn yểm đâu nhá. Tôi đã chứng minh điều này qua cơn bão số 9 vừa qua.

Cảm ơn anh chị em Đà Nẵng có lời chúc mừng.

----------------

TƯ LIỆU THAM KHẢO

Bão dữ giật cấp 13-14 đang tiến vào biển Đông

(Dân trí) - Một cơn bão giật cấp 13-14 đang tiến vào đảo Lu-dông, Philippin. Các đài khí tượng khu vực đều khẳng định, trong khoảng 3 ngày tới cơn bão này sẽ vượt đảo vào biển Đông.

Ông Lê Thanh Hải, Phó giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho biết: Cơn bão mới có tên Lupit (ông Ác) với sức gió giật cấp 13-14 đang tiến thẳng vào đảo Lu-dông. Khi đến đây sức gió của nó sẽ giảm đi chút ít nhưng cũng sẽ gây nhiều tai họa khôn lường.

Các đài khí tượng khu vực của Hồng Kông, Nhật Bản, Hoa Kỳ... vẫn đang tiếp tục theo dõi chặt chẽ về đường đi của cơn bão này. Tuy nhiên, tất cả đều đưa ra nhận định chung: Sau khi quần thảo tại Philippin, bão Lupit sẽ vượt đảo vào đến biển Đông trong trong 3 ngày tới.

“Có 2 khả năng sẽ xảy ra khi cơn bão này vào đến đến biển Đông. Một, nó sẽ yếu đi sau khi vượt đảo. Hai, bão lại được tiếp sức bởi nước biển ấm trên 27 độ C ở biển Đông và sẽ mạnh lên, gây ra những diễn biến khó lường. Đến lãnh hải Việt Nam, nhiều khả năng bão sẽ đi sâu vào các vùng ven biển miền Trung” - ông Hải cho biết.

Được biết, đến khoảng chiều tối nay, Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương sẽ phát đi thông tin chính thức về cơn bão này.

Thanh Trầm

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chúc mừng anh về buổi tọa đàm đã diễn ra tốt đẹp. Nhưng tiếc quá anh Thiên Sứ ạ, với một chủ đề rất hay " Bản Chất Khoa Học Của Kinh Dịch Và Thuyết Âm dương Ngũ hành", lại được dịp trình bày trong một buổi tọa đàm khoa học, thân thiện và nghiêm túc như vậy mà anh không báo cho em biết trước. Em đã hoàn thành được một số bài nghiên cứu khoa học thấu đáo về chủ đề này... em tin là chúng có thể hỗ trợ đác lực cho anh. Hy vọng vào lần khác.

Về tất cả mọi thứ anh trình bày em tin là sẽ thuyết phục được mọi người, nhưng riêng về phần khoa học cơ bản, khoa học lý thuyết của vấn đề em hiểu anh vẫn chỉ dựa vào thiên tư nên sẽ rất uổng phí vì anh sẽ giải thích không hợp chuẩn dẫn đến giảm sức thuyết phục đối với các nhà KH, mặc dù nhiều nhận định của anh vẫn phù hợp. Hy vọng Thế Trung hay các bạn trẻ giúp được anh nhiều về việc này

Thân mến

Share this post


Link to post
Share on other sites

Để tiếp nối thành công của cuộc tọa đàm và cảm ơn lời chúc mừng của anh chị em Đà Nẵng:

Từ nay đến cuối năm sẽ không có một cơn bão nào tấn công Đà Nẵng.

----------------

<_< Cảm ơn SP nhiều nhiều ạ! Chúc Sp ngày càng mạnh khỏe ạ!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chúc mừng anh về buổi tọa đàm đã diễn ra tốt đẹp. Nhưng tiếc quá anh Thiên Sứ ạ, với một chủ đề rất hay " Bản Chất Khoa Học Của Kinh Dịch Và Thuyết Âm dương Ngũ hành", lại được dịp trình bày trong một buổi tọa đàm khoa học, thân thiện và nghiêm túc như vậy mà anh không báo cho em biết trước. Em đã hoàn thành được một số bài nghiên cứu khoa học thấu đáo về chủ đề này... em tin là chúng có thể hỗ trợ đác lực cho anh. Hy vọng vào lần khác.

Về tất cả mọi thứ anh trình bày em tin là sẽ thuyết phục được mọi người, nhưng riêng về phần khoa học cơ bản, khoa học lý thuyết của vấn đề em hiểu anh vẫn chỉ dựa vào thiên tư nên sẽ rất uổng phí vì anh sẽ giải thích không hợp chuẩn dẫn đến giảm sức thuyết phục đối với các nhà KH, mặc dù nhiều nhận định của anh vẫn phù hợp. Hy vọng Thế Trung hay các bạn trẻ giúp được anh nhiều về việc này.

Thân mến

Quangnx thân mến.

Thật là sơ xuất. Một phần do tôi không biết Quangnx ở Hanoi hay Sài Gòn. Nhưng lần này chắc chắn Quangnx nên tham gia:

Hội thào "Tính khoa học trong Phong thủy và kiến trúc hiện đại" do TWH Khoa học Việt Nam - Asian và TT Nghiên cứu Lý học Đông phương tổ chức tại Khách sạn La Thành - Hanoi. Vào ngày 15 - 12 - 2009.

Cuộc hội thảo này nhằm xác định:

- Tính khoa học trong phong thủy và sự liên hệ với kiến trúc hiện đại.

- Xác định tính lý thuyết của môn Phong Thủy.

- Các giới khoa học tự nhiên, kiến truc và và xã hội nhân văn đều mời tham gia.

Giấy mời chính thức sẽ gửi đến tận tay Quangnx - khi Quangnx cho địa chỉ qua PM. Còn không bài này thay cho giấy mời từ Thiên Sứ.

Thân mến.

Share this post


Link to post
Share on other sites

NHỮNG Ý CHÍNH ĐƯỢC DIỄN TẢ TRONG TỌA ĐÀM

Posted Image

Mở đầu buổi tọa đàm. Nhà nghiên cứu Nguyễn Thế Trung miêu tả về một lý thuyết toán học mới nhất có những yếu tố gần gũi với sự khởi nguyên vũ trụ trong thuyết Ậm Dương Ngũ hành. Nội dung chính của lý thuyết toán đó có thể miêu tả qua trích đoạn sau đây trong bài viết của anh trên website lyhocdongphuong:

"Làm sao một thuyết đơn giản như ADNH với chỉ vài nguyên lý cơ bản có thể lý giải được thế giới và mang theo một khả năng tiên tri.

Cách đây khoảng 5 năm, tôi có đọc cuốn sách này và có vẻ như nó là một lời giải thích cho việc ở trên.

Cuốn sách “ New Kind Of Science” (http://en.wikipedia.org/wiki/A_New_Kind_of_Science ) tác giả là Stephen Wolfram ( http://en.wikipedia.org/wiki/Stephen_Wolfram ) , một trong những thiên tài vật lý toán bỏ ra làm máy tính và là tác giả của chương trình mô phỏng Mathematica và máy tìm kiếm Wolfram Alpha – toàn bộ cuốn sách này hiện đã được đưa lên online tại: http://www.wolframscience.com/

Phần bài viết này lấy tư liệu chính từ những chương đầu, đặc biệt ở phần 2.1 : http://www.wolframscience.com/nksonline/section-2.1

Cuốn sách hơn 1000 trang được giới thiệu sơ lược tại Việt Nam trên Tia Sáng (http://www.tiasang.com.vn/Default.aspx?tab...p;CategoryID=12 )

Dẫu nhiều trang như vậy, học thuyết lại khá đơn giản ( đơn giản đến mức có rất nhiều những nhà khoa học phản kháng ngay lập tức ), học thuyết đó là:

“Rất nhiều chương trình cực kỳ đơn giản có thể sinh ra các kết quả hết sức phức tạp” hay ông còn gọi là nguyên lý sự tương đương theo các chương trình tính toán: có nghĩa là: mỗi khi chúng ta nhìn thấy các hành vi tương đối phức tạp – tại bất cứ một hệ thống nào – nó có thể được cho là tương đương với sự phức tạp của một chương trình tính toán tương ứng.."

http://www.lyhocdongphuong.org.vn/diendan/...0&start=180

Posted Image

Trong thuyết trình của mình, Thiên Sứ đã minh chứng tính bất hợp lý của lịch sử thuyết Âm Dương Ngũ hành trong cổ thư chữ Hán. Một lý thuyết phải hình thành với lịch sử của nó. Nó không thể từ trên trời rơi xuống.Tính bất hợp lý trong lịch sử hình thành thuyết Âm Dương Ngũ hành trong cổ thư chữ Hán , khiến người ta không thể đặt cuốn Hoàng Đế nội kinh vào trong bất cứ thời gian nào trong văn minh Hán.Lịch sử văn minh Hán đã không thể chứng tỏ nó là chủ nhân sáng tạo ra thuyết Âm Dương Ngũ hành.

Posted Image

Nhưng đấy vẫn không phải là yếu tố duy nhất. Một yếu tố quan yếu nữa xác minh nền văn minh Hán không phải chủ nhân của thuyết Âm Dương Ngũ hành, chính là sự mâu thuẫn trong cấu trúc nội tại của học thuyết này qua các bản văn chữ Hán. Đó cũng chính là yếu tố quan trọng để từ hàng ngàn năm nay - với những cố gắng tuyệt vời của con người - Lý học Đông phương vẫn sừng sững thách đố trí tuệ của nhân loại một cách huyền bí: Người ta không thể tìm ra một cái đúng từ một cái sai.

Posted Image

Một nền văn minh cận Hán được ghi nhận trong cổ sử cả Hán lẫn Việt, từ hàng ngàn năm trước:

Văn minh Bách Việt ở Nam Dương tử.

Phải chăng chính nền văn minh Bách Việt mới là chủ nhân đích thực của thuyết Âm Dương Ngũ hành và Kinh Dịch?

Posted Image

Nhưng di sản văn hóa phi vật thể còn sót lại trong nền văn hiến truyền thống Việt đã xác nhận điều này. Những giá trị minh triết Việt còn lưu truyền trong dân gian đã giải thích những khái niệm căn để của thuyết Âm Dương Ngũ hành theo một cách khác, không như cổ thư chữ Hán miêu tả. Đó chính là nguyên lý căn để của mọi ứng dụng thuộc lý học Đông phương được phục hồi nhân danh Việt sử 5000 năm văn hiến:

Hậu Thiên Lạc Việt đổi chỗ Tốn Khôn và liên hệ với Hà Đồ.

Người ta có thể có nhiều giả thiết về những vị trí khác nhau cho Hậu Thiên Bát quái. Nhưng giả thiết đúng nhất phải thỏa mãn tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học:

Giải thích một cách hợp lý hầu hết những hiện tượng và vấn đề liên quan đến nó, một cách hoàn chỉnh, nhất quán, có tính quy luật, tính khách quan và khả năng tiên tri.

Posted ImagePosted Image

Điều này chỉ có thể thực hiện được với nguyên lý căn để Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ. Nó đã giải thích một cách hợp lý tất cả những hiện tượng và vấn đề liên quan đến nó theo tiêu chí khoa học cho một giả thiết khoa học được coi là đúng:

- Từ lịch sử cổ xưa nhất của nhân loại, xuyên qua những Kim Tự Tháp, những nền văn minh cổ đại đến lịch sử hiện tại. Về nội dung, nó giải thích một cách hợp lý tất cả mọi vấn đê liên quan đến nó qua những di sản còn lại của thuyết Âm Dương Ngũ hành, như: Tử Vi; phong thủy, Đông y...vv... Không những thế nó còn chỉ thẳng đến một lý thuyết thống nhất vũ trụ mà nhân loại đang mơ ước với khả năng tiên tri.

Posted Image

Không thể có một sự chủ quan nào tạo ra tính hợp lý bao trùm lên mọi lĩnh vực, nếu như đằng sau nó không phải là chân lý cuối cùng.

VIỆT SỬ 5000 NĂM VĂN HIẾN

Share this post


Link to post
Share on other sites

...

-------------

LỜI TIÊN TRI 2009

"Giờ vinh danh nền văn hiến Lạc Việt đã điểm"

TH đọc được câu này mà cảm thấy vui mừng.

Kính chúc chú Thiên Sứ sức khỏe và thành công lớn!

(Thành công trong nghiêu cứu ADNH, chú TS đã làm được từ lâu. Ý TH muốn nói thành công ở việc chú Thiên Sứ đã bước đầu làm mọi người nhìn học thuyết ADNH đúng với tầm của nó).

Trân trọng

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính cụ Thiên Sứ

Vấn đề được bàn ở đây là quan điểm nhân danh khoa học thật sự: Cội nguồn Việt sử.

Đây chính là mục đích cuối cùng của tôi - Với tôi - khả năng tiên tri, lý thuyết thống nhất....Tất cả chỉ là phương tiên minh chứng cho mục đích cuối cùng:

Việt sử 5000 năm văn hiến.

Liêm trinh nghĩ hơn 4000 năm lịch sử là chân lý cuối cùng, con đường chứng minh chắc chắn còn gian nan.

Kính cụ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính cụ Thiên Sứ

Liêm trinh nghĩ hơn 4000 năm lịch sử là chân lý cuối cùng, con đường chứng minh chắc chắn còn gian nan.

Kính cụ

Bác Liêm Trinh thân mến.

Thời gian ngày càng ít cho sự lựa chọn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính cụ Thiên Sứ

Liêm trinh nghĩ hơn 4000 năm lịch sử là chân lý cuối cùng, con đường chứng minh chắc chắn còn gian nan.

Kính cụ

Sáng nay thức dậy, ngẫm lại câu của bác Liêm Trinh thấy cũng buồn. Tôi đi tìm đường link tiasang.com.vn không thấy đâu cả?!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Để tiếp nối thành công của cuộc tọa đàm và cảm ơn lời chúc mừng của anh chị em Đà Nẵng:

Từ nay đến cuối năm sẽ không có một cơn bão nào tấn công Đà Nẵng.

Nhưng anh chị em nhớ rằng: Không phải do Tàu trấn yểm đâu nhá. Tôi đã chứng minh điều này qua cơn bão số 9 vừa qua.

Cảm ơn anh chị em Đà Nẵng có lời chúc mừng.

----------------

TƯ LIỆU THAM KHẢO

Mưa lũ lớn ở Trung Trung Bộ

22/10/2009 0:26

Hôm qua, bão Lupit đã đổi hướng, di chuyển theo hướng tây tây nam và suy yếu thêm,

cường độ bão giảm xuống còn cấp 12, giật cấp 14 - cấp 15. Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn T.Ư thông báo, chiều tối cùng ngày, tâm bão ở vào khoảng 19,6 độ vĩ bắc, 125,9 độ kinh đông, cách đảo Luzon (Philippines) khoảng 350 km về phía đông bắc. Trong 1-2 ngày tới, bão Lupit di chuyển chậm theo hướng tây, sau lệch về bắc - bắc tây bắc, đến gần đảo Luzon sẽ tiếp tục đổi hướng.

Hiện đã xuất hiện khả năng bão Lupit không vào biển Đông mà quay ngược trở lên phía bắc - đông bắc.

Trong khi đó, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, tại các tỉnh Bắc và Trung Trung Bộ đã có mưa lớn, lũ trên các sông ở Quảng Bình và Quảng Trị đang lên, hôm nay có khả năng lên mức báo động II, có nơi trên báo động II, riêng sông Kiến Giang tại Lệ Thủy lên mức báo động III. Cần đề phòng lũ quét và sạt lở đất ở vùng núi, ngập úng ở vùng trũng, đồng bằng các tỉnh từ Quảng Bình đến Thừa Thiên-Huế.

Quang Duẩn

Share this post


Link to post
Share on other sites

TH đọc được câu này mà cảm thấy vui mừng.

Kính chúc chú Thiên Sứ sức khỏe và thành công lớn!

(Thành công trong nghiêu cứu ADNH, chú TS đã làm được từ lâu. Ý TH muốn nói thành công ở việc chú Thiên Sứ đã bước đầu làm mọi người nhìn học thuyết ADNH đúng với tầm của nó).

Trân trọng

Cảm ơn Thiên Huy.

Trên thực tế chú thấy các nhà khoa học chưa nắm bắt được những khái niệm cơ bản về thuyết Âm Dương Ngũ hành. Điều này cũng dễ hiểu vì hàng ngàn năm nay, học thuyết này bị thất truyền. Nên những thực tại nhận thức được tạo nên những khái niệm, thật sự khó hiểu khí người ta chưa biết đó là thực tại gì. Ngay cả những nhà nghiên cứu chuyên nghiệp và tên tuổi như Trình - Chu, Kinh Phòng, Mạnh Hỷ...còn không hiểu , huống chi là tri thức về Lý học lại không chuyên môn của các nhà khoa học hiện đại.

Chú hy vọng Giáo sư Đào Vọng Đức có nghiên cứu về Tứ trụ sẽ trao đổi với chú về kiến thức khoa học hiện đại với Lý học Đông phương vào một dịp nào đấy.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khoa học trước tiên được hiểu là hệ thống tri thức.

Các môn ứng dụng của học thuyết ADNH hiện tại chưa có hệ thống đàng hoàng (TH biết chú đã phần nào định nghĩa các khái niệm cơ bản nhất định cho môn PTLV vì có lần nghe nói chú viết quyển sách về môn này nhưng còn các môn khác thì sao). Vì vậy TH nghĩ chỉ cần chú tạo được hệ thống tri thức và phương pháp luận rõ ràng cho từng môn và viết học thuyết ADNH thành lý thuyết hoàn chỉnh, giới khoa học hiện đại sẽ nhìn nhận nghiêm chỉnh. Điều này TH nghĩ chính là Âm thuận tùng Dương và Âm dưỡng Dương. Chỉ cần Dương ra Dương, tức khắc Âm sẽ làm đúng chức năng của nó. :mellow:

Kính chú,

TH

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khoa học trước tiên được hiểu là hệ thống tri thức.

Các môn ứng dụng của học thuyết ADNH hiện tại chưa có hệ thống đàng hoàng (TH biết chú đã phần nào định nghĩa các khái niệm cơ bản nhất định cho môn PTLV vì có lần nghe nói chú viết quyển sách về môn này nhưng còn các môn khác thì sao). Vì vậy TH nghĩ chỉ cần chú tạo được hệ thống tri thức và phương pháp luận rõ ràng cho từng môn và viết học thuyết ADNH thành lý thuyết hoàn chỉnh, giới khoa học hiện đại sẽ nhìn nhận nghiêm chỉnh. Điều này TH nghĩ chính là Âm thuận tùng Dương và Âm dưỡng Dương. Chỉ cần Dương ra Dương, tức khắc Âm sẽ làm đúng chức năng của nó. :mellow:

Kính chú,

TH

Chính xác là như vậy! Cho nên chú mới phải luôn nói rằng: Thuyết Âm Dương Ngũ hành là một hệ thống nhất quán và hoàn chỉnh. Tính nhất quán và hoàn chỉnh của Phong Thủy Lạc Việt nhân danh tính khoa học cũng vì tiêu chí này. Hội thảo Phong thủy kỳ này tập trung vào tính nhất quán và hợp lý lý thuyết của Phong thủy Lạc Việt.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sorry, the website is currently under construction, but will be ready shortly!

Thưa bác Thiên Sứ, cháu tìm đường link sang tạp chí Tia Sáng thì được thông báo trên, có nghĩa là "xin lỗi, trang wed này hiện thời đang xây dựng, nhưng nó sé sẵng sàng (để truy cập) trong thời gian ngắn thôi!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bão Lupit sẽ không vào biển Đông

Nguồn Thanhnien Online

23/10/2009 0:55

Chiều tối qua 22.10, bão Lupit vẫn mạnh cấp 12, giật cấp 14 - cấp 15 và tâm bão ở vào khoảng 18,8 độ vĩ bắc, 124 độ kinh đông, cách đảo Luzong khoảng 150 km về phía đông bắc. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn T.Ư, trong 1 - 2 ngày tới, bão Lupit di chuyển chậm theo hướng bắc, sau lệch về bắc - đông bắc, hướng về phía Nhật Bản - Hàn Quốc. Trong khi đó, không khí lạnh chỉ còn tiếp tục gây mưa ở các tỉnh bắc Trung Bộ trong đêm 22 và ngày 23.10, sau đó mưa giảm, lũ trên các sông xuống dần.

Quang Duẩn

Anh chị em Đà Năng hãy nhanh chóng triển khai việc tài trợ đồng bào nghèo sau bão số 9.

Thiên Sứ hứa sẽ tặng một lời tiên tri liên quan đến thời tiết do anh chị em nghĩ ra một cách hợp lý và phủ hợp với khoa học.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Oct 30 2009, 10:43 AM

Kính thưa quí vị quan tâm.

Bài viết dưới đây là nội dung email của học giả Phạm Viết Hưng, gửi cho những thành viên của buổi tọa đàm. Được sự đồng ý của tác giả, tôi đưa lên đây để quí vị quan tâm tham khảo và tôi cũng xin trả lời nội dung này công khai ở đây.

Xin cảm ơn sự quan tâm của quí vị.

-o0o-

Hànội ngày 28-10-2009

Kính gửi GS Đào Vọng Đức, GS Phan Đình Diệu,

Kính gửi các nhà nghiên cứu: Ngô Trung Việt, Nguyễn Vũ Tuấn Anh, Nguyễn Thế Trung,

Thưa các anh,

Cuộc toạ đàm tại Tia Sáng về chủ đề Lý học Đông phương của nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh để lại trong tôi một ấn tượng thú vị, vì:

1-Tôi thích những quan điểm mạnh bạo của anh Tuấn Anh. Cho dù trong những quan điểm anh nêu lên, có nhiều điểm còn phải bàn cãi, phải nghiên cứu thêm, và phải chờ sự thẩm định của thời gian. Tuy nhiên, điều đáng quý là anh Tuấn Anh đã thể hiện một tư duy độc lập, không phụ thuộc vào những lối mòn. Đây là điều rất cần thiết của tư duy khoa học.

2-Mặc dù còn nhiều điều tôi chưa hiểu trong những nội dung do anh Tuấn Anh trình bầy, nhưng tôi thấy anh Tuấn Anh có một công trình nghiên cứu công phu, có một hiểu biết sâu sắc về Lý học Đông phương.

3-Tuy nhiên, tôi hiểu rằng anh Tuấn Anh có 2 ý chính:

Một, anh muốn chứng minh cội nguồn Lý học Đông phương, trong đó cốt lõi là Kinh Dịch, là thuộc về nền văn hoá Lạc Việt.

Hai, anh muốn chứng minh rằng Lý thuyết Âm Dương Ngũ Hành có thể là một Lý thuyết thống nhất. Tên gọi này đã nói lên rằng có sự ảnh hưởng văn hoá Tây phương vào trong Lý học Đông phương của anh Tuấn Anh. Bởi tên gọi Lý thuyết thống nhất chính là tên gọi của Vật lý, mà Einstein là người chủ xướng, và hậu duệ ngày nay gọi là Lý thuyết về mọi thứ (Theory of Everything).

4-Nếu tôi không lầm thì ý tưởng của anh Nguyến Thế Trung là dùng công nghệ thông tin để giúp anh Tuấn Anh hoàn thiện Lý học Đông phương, cụ thể là sử dụng các phương pháp mô phỏng theo con đường của Wolfram đã vạch ra, nghĩa là dùng computer để tái hiện lại toàn bộ mọi hiện tượng trong vũ trụ, xuất phát từ một Hệ tiên đề nào đó của Âm-Dương Ngũ Hành. Ý tưởng vừa táo bạo vừa hấp dẫn, nhưng có thể sẽ vô cùng khó khăn, vì nhiều lẽ.

Tôi đã nhận được các files ghi âm và word về cuộc trao đổi giữa GS Đào Vọng Đức với nhà nghiên cứu Tuấn Anh.

Trong toàn bộ cuộc đàm thoại này, tôi đặc biệt chú ý đến 2 ý kiến sau đây:

1* Ý kiến của anh Tuấn Anh: Khái niệm về “lý thuyết thống nhất” là em hiểu từ tinh thần trong các sách của ông SW. Hawking.

2* Ý kiến của GS Đào Vọng Đức: Không có cái gì có thể chứng minh một cách triệt để

Tôi xin mạn phép trao đổi về 2 ý kiến đó:

1* Từ khi Stephen Hawking ra cuốn sách “Lược sử Thời gian” đến nay, khoa học đã có rất nhiều sự kiện mới cho thấy Lý thuyết thống nhất không dễ gì thành công. Bản thân tôi đã có nhiều bài báo về vấn đề này. Vả lại, như GS Đào Vọng Đức nói: “Nguyên lý thống nhất ta gọi bây giờ, chỉ là trên cơ sở những lực tương tác cơ bản mà ta đã phát hiện được thôi. Nhưng sau này có thể còn nhiều yếu tố tương tác khác mà ta chưa phát hiện được. Bởi vậy, chúng ta gọi là lý thuyết thống nhất thì chỉ là trên cơ sở những tương tác mà chúng ta đã phát hiện hiện nay. Sau này còn nguyên lý thống nhất mới nữa, do những phát hiện những tương tác mới thì nguyên lý thống nhất mới sẽ phải thống nhất những tương tương tác sau này, mà chúng ta sẽ phát hiện ra”. Điều đó có nghĩa là chẳng bao giờ có một Lý thuyết thống nhất cuối cùng. Vì thế, tôi cho rằng tham vọng chứng minh lý thuyết Âm Dương Ngũ Hành thành một lý thuyết thống nhất sẽ còn gặp những khó khăn lớn hơn Lý thuyết thống nhất của khoa học Tây phương, bởi lẽ căn bản sau đây:

-Lý học Đông phương dựa trên căn bản là sự chiêm nghiệm và cảm nhận trực giác, trong khi khoa học Tây phương thì cái gì cũng đòi chứng mình thuyết phục ngay cả đối với những người không có sự chiêm nghiệm trực giác đó.

-Nói cách khác, tham vọng chứng minh một lý thuyết Đông học về căn bản đã đi ngược lại với con đường tiếp cận chân lý của chính Đông phương.

-Tôi nghĩ rằng Lý học Đông phương truyền thụ từ người này sang người khác không phải bằng con đường chứng minh và lý luận, mà bằng con đường chiêm nghiệm. Các đệ tử của Lý học Đông phương phải tiếp thu tri thức bằng chiêm nghiệm và cảm thụ trực giác là chủ yếu, thay vì học theo lý luận và chứng minh.

-Cố GS vật lý Nguyễn Hoàng Phương trước đây cũng đã từng có một công trình đồ sộ nghiên cứu rất công phu về Kinh Dịch trên cơ sở Tiên đề hoá và toán học hoá. Tài liệu đó đã được gửi đến nhiều địa chỉ của các nhà khoa học trong nước và nước ngoài, nhưng đến nay vẫn chìm trong im lặng. Riêng cá nhân tôi, tôi đã đọc một số chương mục trong cuốn sách đồ sộ đó của cố GS Nguyễn Hoàng Phương, và tôi đã nói với cố GS rằng: “Theo em thì những chứng minh này không cần thiết, bởi vì anh sẽ chẳng bao giờ có được một công thức toán học chính xác để áp dụng trong mọi trường hợp, kiểu như 3 định luật của Newton. Mà khoa học ngày nay đã cho thấy rằng mọi công thức chỉ đúng trong một phạm vi, một bộ phận nào đó trong vũ trụ mà thôi, sẽ chẳng bao giờ có được một công thức cho tất cả vũ trụ. Vì thế dù là Kinh Dịch hay Lý thuyết thống nhất của vật lý thì cũng chỉ là lý thuyết áp dụng trong một phạm vi giới hạn nào đó mà thôi. Chính Werner Heisenberg cũng đã từng đưa ra một công thức toán học cho Lý thuyết thống nhất nhưng rồi cũng không được giới vật lý thừa nhận”.

Tôi vừa viết xong bài “Hiệu ứng con bướm”, trong đó tôi dành một trang cuối để nói về ý tưởng logic hoá các khoa học Đông phương. Tôi đã gửi tới toà soạn, và sẽ gửi tới các anh bản thảo, nếu không làm mất thì giờ quý báu của các anh.

Kính thư

Phạm Việt Hưng

-o0o-

Thiên Sứ Oct 30 2009, 12:32

Kính thưa quí vị quan tâm.

Bài viết của nhà nghiên cứu và là dịch giả của những cuốn sách khoa học nổi tiếng trong văn hóa Việt Phạm Viết Hưng - đã đặt những vấn đề mang tính phản biện khoa học. Và đây là sự phản biện một cách nghiêm túc trên tinh thân khoa học. Bởi vậy, tôi thực sự tôn trọng tác giả vì tính nghiêm túc trao đổi , phản biện trên tinh thần khoa học thật sự, nên đã xin phép được đưa lên diễn đàn và trả lời công khai những vấn đề mà nhà nghiên cứu Phạm Viết Hưng đặt ra.

Kính thưa quí vị quan tâm.

Những vấn đề cốt lõi của nhà nghiên cứu Phạm Việt Hưng đưa ra là:

1* Ý kiến của anh Tuấn Anh: Khái niệm về “lý thuyết thống nhất” là em hiểu từ tinh thần trong các sách của ông SW. Hawking.

2* Ý kiến của GS Đào Vọng Đức: Không có cái gì có thể chứng minh một cách triệt để

Tôi xin mạn phép trao đổi về 2 ý kiến đó:

1* Từ khi Stephen Hawking ra cuốn sách “Lược sử Thời gian” đến nay, khoa học đã có rất nhiều sự kiện mới cho thấy Lý thuyết thống nhất không dễ gì thành công. Bản thân tôi đã có nhiều bài báo về vấn đề này. Vả lại, như GS Đào Vọng Đức nói: “Nguyên lý thống nhất ta gọi bây giờ, chỉ là trên cơ sở những lực tương tác cơ bản mà ta đã phát hiện được thôi. Nhưng sau này có thể còn nhiều yếu tố tương tác khác mà ta chưa phát hiện được. Bởi vậy, chúng ta gọi là lý thuyết thống nhất thì chỉ là trên cơ sở những tương tác mà chúng ta đã phát hiện hiện nay. Sau này còn nguyên lý thống nhất mới nữa, do những phát hiện những tương tác mới thì nguyên lý thống nhất mới sẽ phải thống nhất những tương tương tác sau này, mà chúng ta sẽ phát hiện ra”. Điều đó có nghĩa là chẳng bao giờ có một Lý thuyết thống nhất cuối cùng. Vì thế, tôi cho rằng tham vọng chứng minh lý thuyết Âm Dương Ngũ Hành thành một lý thuyết thống nhất sẽ còn gặp những khó khăn lớn hơn Lý thuyết thống nhất của khoa học Tây phương, bởi lẽ căn bản sau đây:

-Lý học Đông phương dựa trên căn bản là sự chiêm nghiệm và cảm nhận trực giác, trong khi khoa học Tây phương thì cái gì cũng đòi chứng mình thuyết phục ngay cả đối với những người không có sự chiêm nghiệm trực giác đó.

-Nói cách khác, tham vọng chứng minh một lý thuyết Đông học về căn bản đã đi ngược lại với con đường tiếp cận chân lý của chính Đông phương.

-Tôi nghĩ rằng Lý học Đông phương truyền thụ từ người này sang người khác không phải bằng con đường chứng minh và lý luận, mà bằng con đường chiêm nghiệm. Các đệ tử của Lý học Đông phương phải tiếp thu tri thức bằng chiêm nghiệm và cảm thụ trực giác là chủ yếu, thay vì học theo lý luận và chứng minh.

-Cố GS vật lý Nguyễn Hoàng Phương trước đây cũng đã từng có một công trình đồ sộ nghiên cứu rất công phu về Kinh Dịch trên cơ sở Tiên đề hoá và toán học hoá. Tài liệu đó đã được gửi đến nhiều địa chỉ của các nhà khoa học trong nước và nước ngoài, nhưng đến nay vẫn chìm trong im lặng. Riêng cá nhân tôi, tôi đã đọc một số chương mục trong cuốn sách đồ sộ đó của cố GS Nguyễn Hoàng Phương, và tôi đã nói với cố GS rằng: “Theo em thì những chứng minh này không cần thiết, bởi vì anh sẽ chẳng bao giờ có được một công thức toán học chính xác để áp dụng trong mọi trường hợp, kiểu như 3 định luật của Newton. Mà khoa học ngày nay đã cho thấy rằng mọi công thức chỉ đúng trong một phạm vi, một bộ phận nào đó trong vũ trụ mà thôi, sẽ chẳng bao giờ có được một công thức cho tất cả vũ trụ. Vì thế dù là Kinh Dịch hay Lý thuyết thống nhất của vật lý thì cũng chỉ là lý thuyết áp dụng trong một phạm vi giới hạn nào đó mà thôi. Chính Werner Heisenberg cũng đã từng đưa ra một công thức toán học cho Lý thuyết thống nhất nhưng rồi cũng không được giới vật lý thừa nhận”.

Kính thưa quí vị quan tâm.

Như vậy, nhà nghiên cứu Phạm Việt Hưng có kết luận:

Vì thế, tôi cho rằng tham vọng chứng minh lý thuyết Âm Dương Ngũ Hành thành một lý thuyết thống nhất sẽ còn gặp những khó khăn lớn hơn Lý thuyết thống nhất của khoa học Tây phương,

Hay nói cách khác không thể chứng minh được rằng: Thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là Lý thuyết thống nhất - qua những luận cứ mà tác giả đã trình bày ở trên.

Có thể nói rằng: Tôi rất cảm ơn nhà nghiên cứu Phạm Viết Hưng - khi có những ý kiến phản biện cao cấp mà từ lâu tôi mong đợi. Tôi cho rằng: Đó chính là điều kiện mà giới khoa học cho rằng: "Mọi cuộc tranh luận sẽ làm sáng tỏ chân lý". Chúng tôi đã có dịp gặp gỡ nhau trước khi có cuộc tọa đàm ở tòa soạn báo Tin Sáng trong một nhà hàng Nhật Bản ở Hanoi. Tôi tin rằng: Với những nhà khoa học nghiêm túc và trí tuệ như giáo sư Đào Vọng Đức, Phan Đình Diệu, Phạm Viết Hưng...quan tâm đến Lý học Đông phương, sẽ gây được sự chú ý của giới khoa học quốc tế. Đây chính là mong mỏi của tôi - khi đã một lần thất vọng bởi sự ra đi đột ngột của Giáo sư tiến sĩ Trần Quang Vũ - Trưởng Khoa Vật lý Thiên Văn của Đại học quốc gia Áo - khi ông ngỏ ý muốn tổ chức một cuộc hội thảo quốc tế về những ý tưởng của tôi.

Tôi xin được phép biện minh trước những vấn đề mà anh Phạm Viết Hưng đã đặt ra như sau:

Về vấn đề thứ I:

Tôi hoàn toàn đồng ý rằng: Chính Stephen Hawking cũng chỉ đặt vấn đề về một lý thuyết thống nhất và chưa hề xác nhận một lý thuyết thống nhất đã tồn tại. Nhưng ông đã đưa ra một tiêu chí về lý thuyết thống nhất. Trong đó ông xác nhận:

" Nếu quả thực có một lý thuyết thống nhất tồn tại và con người có thể tím ra nó nếu có đủ khả năng thì chính lý thuyết đó sẽ quyết định con người có thể tìm ra nó hay không?"

Tôi nghĩ rằng: Thế giới đã ca ngợi Stephen Hawking là một thiên tài về vật lý lý thuyết. Còn tôi cảm nhận được thiên tài của ông qua câu này: " Chính lý thuyết đó sẽ quyết định con người có thể tìm ra nó hay không?". Ông chưa xác định có hay không một lý thuyết thống nhất. Nhưng ông đã đặt vấn đề về một trong những định tính cho lý thuyết này. Nếu nói ở mức độ khiêm tốn thì chính lý thuyết này quyết định tương lai của nhân loại, khi nó có khả năng quyết định con người có tìm ra nó hay không. Thật là mơ hồ khi lý thuyết này quyết định con người không thể tìm ra nó. Sự huyền bí vĩnh viễn bao trùm vũ trụ mênh mông đầy bí ẩn.

Còn nếu phát biểu ở một trình độ cao cấp hơn thì cần khẳng định rằng: Lý thuyết thống nhất đã quyết định con người phải tìm ra nó.

Trong tác phẩm của mình, ông Stephen Hawking đã đưa ra một tiêu chí cho một lý thuyết thống nhất, chứ không công bố về một lý thuyết thống nhất với những hệ luận cụ thể của nó và tôi đã nói về tiêu chí này trong tiểu luận "Định mệnh có thật hay không?". Tiêu chí này xác định rằng:

Một lý thuyết thống nhất phải có khả năng giải thích từ sự hình thành vũ trụ cho đến mọi hành vi của con người, giải thích từ những hạt vật chất nhỏ nhất cho đến những thiên hà khổng lồ....".

Tôi đã căn cứ vào những tiêu chí về một lý thuyết thống nhất mà Stephen Hawking đã đưa ra trong "Lược sử thời gian" để đặt vấn đề về Thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là một lý thuyết thống nhất - khi học thuyết này thỏa mãn tiêu chí trên.

Luận điểm của Giáo sư Đào Vọng Đức trong buổi trao đổi tại tòa soạn báo Tia Sáng sau đó, là hoàn toàn chính xác trong thực tế tri thức nhân loại đang tiếp tục khám phá những bí ẩn vũ trụ, khi Giáo sư cho rằng:

“Nguyên lý thống nhất ta gọi bây giờ, chỉ là trên cơ sở những lực tương tác cơ bản mà ta đã phát hiện được thôi. Nhưng sau này có thể còn nhiều yếu tố tương tác khác mà ta chưa phát hiện được. Bởi vậy, chúng ta gọi là lý thuyết thống nhất thì chỉ là trên cơ sở những tương tác mà chúng ta đã phát hiện hiện nay. Sau này còn nguyên lý thống nhất mới nữa, do những phát hiện những tương tác mới thì nguyên lý thống nhất mới sẽ phải thống nhất những tương tương tác sau này, mà chúng ta sẽ phát hiện ra”.

Theo luận điểm của Giáo sư, tôi hiểu rằng: Nếu như ngay bây giờ, các nhà khoa học hiện đại có thống nhất được bốn lực tương tác căn bản của vũ trụ mà nhân loại phát hiện ra hiện nay - Lực tương tác hạt nhân mạnh, lực tương tác hạt nhân yếu, lực tương tác hấp dẫn, lực tương tác điện từ - thì đó chỉ có thể coi là "Lý thuyết thống nhất trên cơ sở trí thức hiện nay", chứ không phải là lý thuyết thống nhất trong tương lai - khi mà khoa học tiếp tục phát triển và con người còn phát hiện ra nhiều cái mới khác và các tương tác phát hiện trong tương lai sẽ là: Buộc tri thức trong tương lai của con người phải tiếp tục hoàn chỉnh lý thuyết thống nhất mới khi nó buộc phải xác định những tương tác mới mà con người có khả năng phát hiện trong tương lai.

Hoàn toàn chính xác với tri thức của một tri thức bậc thày về vật lý lý thuyết.

Nhưng vấn đề mà giáo sư đặt ra trên cở sở tri thức khoa học hiện đại, lại không phải thực trạng của Thuyết Âm dương Ngũ hành. Thuyết Âm dương Ngũ hành không có nền tảng tri thức phát triển trên cơ sở lịch sử văn minh nhân loại hiện đại. Mà nó thuộc về nền văn minh khác - mà tôi minh chứng và đặt tên là: Nền văn minh Atlantic - đã tồn tại trên trái Đất và đã bị hủy diệt. Bởi vậy, nó vẫn có khả năng tổng hợp những trí thức vượt trội so với tri thức của nhân loại hiện đại sẽ phát triển trong tương lai.

Do đó, khi tôi hiệu chỉnh lại những nguyên lý căn để của thuyết Âm Dương Ngũ hành - Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ - nó đã thỏa mãn những tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học về tính hợp lý nội tại trong hệ thống lý thuyết của nó và phản ánh một thực tại làm nên lý thuyết đó với khả năng tiên tri. Vậy vấn đề còn lại là so sánh những giá trị được phát hiện và phục hồi - dù là chưa hoàn hảo - của thuyết Âm Dương Ngũ hành với nhưng lý thuyết mới nhất trong tri thức khoa học hiện đại để tìm sự tương đồng - Giáo sư Đào Vọng Đức đã nhất trí về nhiều điểm tương đồng giữa tri thức khoa học hiện đại với những luận điểm được phục hồi của học thuyết này.

Bởi vậy, cho dù trong tương lai khoa học hiện đại có phát triển đến đâu thì Thuyết Âm Dương Ngũ hành vẫn có giá trị là một lý thuyết thống nhất khi nó luôn vẫn có điểm tương đồng với những tri thức khoa học trong tương lai.

Một thí dụ cho luận điểm này của tôi:

Theo lý thuyết mới nhất của Wolfram về khả năng những quy luật tương tác vô cùng phức tạp vẫn có thể bắt đầu từ những quy luật đơn giản. Lý thuyết này mô tả bằng một mô hình như sau:

Posted Image

Kính thưa quí vị quan tâm.

Quí vị hãy so sánh mô hình này với mô hình Kim Tự Tháp:

Posted Image

Mô hình Kim Tự Tháp chính là một di sản còn lại của văn minh cổ nhân loại có mặt khắp nơi trên vành đai Địa cầu, và là bằng chứng cho sự thống nhất về văn hóa của một nền văn minh toàn cầu đã tồn tại trên trái Đất. Tôi đã viết về Kim Tự Tháp trong tiểu luận "Định mệnh có thật hay không?" trước khi biết đến lý thuyết của Wolfram. Chưa hết, quí vị có thể thấy một biểu tượng rất huyền bí của Kim Tự Tháp - Đó là phần chóp Kim Tự Tháp có cấu trúc vật liệu khác với cấu trúc phía dưới. Đây cũng chính la phần được coi là thiêng liêng nhất của Kim Tự tháp.

Điều này phải chăng nó thể hiện nhưng quy luật tuy đơn giản như lý thuyết của Wolfram, nhưng là quy luật chủ yếu ban đầu hình thành nên vũ trụ này?!

Sự trùng hợp này không thể coi là ngẫu nhiên. Khi mà Hình tượng Kim tự Tháp minh chứng cho lịch sử xuất xứ của một lý thuyết thống nhất ra đời trong nền văn minh đó.

Do đó, lý thuyết Âm Dương Ngũ hành sẽ mãi mãi sẽ là lý thuyết thống nhất, nếu những phát minh trong tương lai của nhân loại tiếp tục chứng tỏ sự tương đồng mới nó. Mà lý thuyết của Wolfram là một thí dụ cập nhật.

Còn tiếp

-o0o-

Thiên Sứ Oct 30 2009, 04:19 PM

Kính thưa quí vị quan tâm.

Nhà nghiên cứu Phạm Việt Hưng cho rằng:

-Lý học Đông phương dựa trên căn bản là sự chiêm nghiệm và cảm nhận trực giác, trong khi khoa học Tây phương thì cái gì cũng đòi chứng mình thuyết phục ngay cả đối với những người không có sự chiêm nghiệm trực giác đó.

Là một người có duyên với lý học Đông Phương từ lá số tử vi đầu tiên nhận thấy trong cuộc đời, năm 19 tuổi, đến nay ngót đã 42 năm. Tôi cho rằng nhận xét của nhà nghiên cứu cũng là nhận xét của rất nhiều nhà khoa học ít quan tâm đến Lý học Đông phương và cũng là quan niệm của những người nghiên cứu, tham khảo lý học Đông phương chỉ nhằm mục đích ứng dụng. Trên thực tế, điều này chỉ phản ánh tính thất truyền của một hệ thống lý thuyết đã tồn tại trong quá khứ rất xa xôi của thời gian. Bởi vậy, ngay cả những người có nghiên cứu về Lý học Đông phương mang tính thuần ứng dụng cũng tưởng như vậy. Họ nói rất nhiều đến"trực ngộ tâm linh", đến sự chiệm nghiêm, đến khả năng trực giác khi dự báo, đến tính huyền bí của Lý Học và tin vào điều này. Hay nói cách khác: cách nhận xét của học giả Phạm Việt Hưng chính là sự nhận xét khá phổ biến của ngay những người đang nghiên cứu về Lý học Đông phương hiện nay. Nhưng thực tế trải hàng thiên niên kỷ tồn tại của các bộ môn ứng dụng - trong điều kiện một nguyên lý lý thuyết đã thất truyền đã bác bỏ điều mà hầu hết mọi người đều tường như vậy. Người ta không thể lưu truyền những kinh nghiệm xuyên không gian và thời gian khi điều kiện cuộc sống thay đổi. Cụ thể, có ai truyền đạt cho bạn kinh nghiệm nấu bếp bằng rơm, khi mà từ nhỏ bạn đã làm quen với bếp ga?

Chính sự tồn tại xuyên qua thời gian tính bằng thiên niên kỳ và qua mọi không gian văn hóa, văn minh nhân loại cho đến nay của các bộ môn ứng dụng thuộc Lý học Đông phương đã bác bỏ điều này. Những bộ môn ứng dụng của Lý học Đông phương - thí dụ như Tử Vi, Phong Thủy, Bốc Dịch hoàn toàn là những phương pháp có tính cấu trúc hệ thống, nguyên tắc và qui định rất chặt chẽ. Và những phương pháp đó có hiệu quả ứng dụng, hoàn toàn lưu truyền bằng văn bản và đầy đủ khả năng truyền đạt bằng văn bản và ngôn ngữ cho các thế hệ tiếp nối , để lưu giữ nền văn minh.

Thí dụ như phương pháp coi Tử Vi. Đây là một bộ môn ứng dụng để tiên tri về số phận của từng con người. Chúng có cả một hệ thống cấu trúc có nguyên tắc và qui định chặt chẽ dựa trên dữ kiện ban đầu là ngày, giờ, tháng, năm sinh của mỗi con người. Sự luận đoán một lá số Tử Vi căn cứ trên qui ước hình thành những bộ sao được lập thành trên lá số.

Tất nhiên, không thể nói rằng: Những hệ thống cấu trúc phương pháp luận đoán và lập thành lá số tử vi chỉ là do kinh nghiệm. Mà phải xác định đó chính là một phương pháp ứng dụng, hệ quả của một lý thuyết đã thất truyền, nên người ta không thể hiểu được trên cơ sở nào để tồn tại những phương pháp ứng dụng đó. Tính kinh nghiệm và chiêm nghiệm chỉ xuất hiện trong người dự đoán khi lá số đã lập thành, và mọi người đều nhầm tưởng rằng tính kinh nghiệm và chiêm nghiệp là cốt lõi của các bộ môn ứng dụng trong Lý Học Đông phương. Thực ra, nó chỉ phản ánh một hệ thống lý thuyết cơ sở đã bị thất truyền và người ta cần có kinh nghiệm và sự nhậy cảm trực giác để có thể đạt hiệu quả cao cho tính ứng dụng rất cụ thể cho từng trường hợp.

Tính trực giác, kinh nghiệm trong dự đoán và phương pháp dự đoán là hai bộ phận khác nhau làm nên hiệu quả dự đoán. Tính trực giác, kinh nghiệm có thể ví với trí thông minh, sự cần cù - phương pháp dự đoán có thể ví với bài học được dạy trong lớp cho tất cả các học sinh.

Trên cơ sở biện minh này thì chúng ta thấy rằng, luận cứ của học giả Phạm Viết Hưng là không chính xác - khi nó là hệ quả của nhận định trên:

-Nói cách khác, tham vọng chứng minh một lý thuyết Đông học về căn bản đã đi ngược lại với con đường tiếp cận chân lý của chính Đông phương.

Thực tế con đường tiếp cận chân lý của Lý Học Đông phương - nếu bắt đầu từ lịch sử văn minh Atlantic - thì chúng cũng hoàn toàn không ngoài qui luật nhận thức từ nhận thức trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và tổng hợp thành lý thuyết - Nhưng nền văn minh này bị hủy diệt lần thứ nhất do thiên tai ("Địa tai" bởi Đại Hồng thủy - giả thiết có cơ sở như vậy); hủy diệt lần thứ hai do "Nhân họa", khi nền văn minh Lạc Việt bị sụp đổ ở miến nam sông Dương Tử (Đã chứng minh qua các sách và tiểu luận). Bởi vậy, tính thất truyền và sai lệch trong cấu trúc hệ thống là không tránh khỏi. Nhưng chỉ những phần còn lại rời rạc, manh mún của Lý Học Đông phương đã tồn tại xuyên mọi không gian văn minh trong lịch sử nhân loại và thời gian tính bằng Thiên niên kỳ - đã đủ thấy sự huyền vĩ của hệ thống trí thức này. Cho đến tận ngày hôm nay, chỉ những khái niệm còn lại được phục hồi sau hàng thiên niên kỷ chìm lấp, cũng cho thấy những nét tương đồng với những tri thức khoa học hiện đại nhất, đã cho thấy sự kỳ diệu của nó.Chính những tương đồng này và sự ra đời của những tiêu chí khoa học cho những lý thuyết khoa học phát triển hiện nay là cơ sở xác định thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là Lý Thuyết thống nhất mà nhân loại đang mơ ước. Nói một cách khác: Thuyết Âm Dương Ngũ hành ở thể bản nguyên của nó vốn tự thân đã là mộtt lý thuyết thống nhất trong thời đại của nó. Học thuyết này phát triển từ lịch sử văn minh tạo nên nó và không thuộc về trí thức hiện đại. Sự so sánh những khái niệm của học thuyết này với tri thức hiện đại chỉ để xác minh tính khoa học của nó mà thôi.

Học giả Phạm Viết Hưng viết;

-Tôi nghĩ rằng Lý học Đông phương truyền thụ từ người này sang người khác không phải bằng con đường chứng minh và lý luận, mà bằng con đường chiêm nghiệm. Các đệ tử của Lý học Đông phương phải tiếp thu tri thức bằng chiêm nghiệm và cảm thụ trực giác là chủ yếu, thay vì học theo lý luận và chứng minh.

Sự biện minh cơ bản tôi đã trình bày ở trên. Nhưng ở đây tôi thấy cần nói rõ thêm rằng: Sự truyền thụ những hệ quả của lý học Đông Phương thì đúng hơn là sự truyền thụ của cả nền Lý học Đông phương - Hay nói cách khác: Đó chỉ là sự truyền thụ những phương pháp ứng dụng của lý học Đông phương - những mảnh vụn còn rời rạc, còn sót lại của nó, chứ không phải là toàn bộ nền lý học Đông phương - vốn đã sai lạc và thất truyền. Bởi vậy tính minh chứng và lý luận là thiếu vắng. Chúng ta có thể thí dụ về một người thợ máy xe hơi, ông ta có thể rất giỏi, nhưng không cần biết đến các nguyên lý cấu trúc vật liệu chế tạo và các thuyết vật lý, kỹ thuật để làm ra cái xe đó.

Kính thưa quí vị.

Chúng ta quán xét luận cứ cuối cùng của học giả Phạm Viết Hưng:

-Cố GS vật lý Nguyễn Hoàng Phương trước đây cũng đã từng có một công trình đồ sộ nghiên cứu rất công phu về Kinh Dịch trên cơ sở Tiên đề hoá và toán học hoá. Tài liệu đó đã được gửi đến nhiều địa chỉ của các nhà khoa học trong nước và nước ngoài, nhưng đến nay vẫn chìm trong im lặng. Riêng cá nhân tôi, tôi đã đọc một số chương mục trong cuốn sách đồ sộ đó của cố GS Nguyễn Hoàng Phương, và tôi đã nói với cố GS rằng: “Theo em thì những chứng minh này không cần thiết, bởi vì anh sẽ chẳng bao giờ có được một công thức toán học chính xác để áp dụng trong mọi trường hợp, kiểu như 3 định luật của Newton. Mà khoa học ngày nay đã cho thấy rằng mọi công thức chỉ đúng trong một phạm vi, một bộ phận nào đó trong vũ trụ mà thôi, sẽ chẳng bao giờ có được một công thức cho tất cả vũ trụ. Vì thế dù là Kinh Dịch hay Lý thuyết thống nhất của vật lý thì cũng chỉ là lý thuyết áp dụng trong một phạm vi giới hạn nào đó mà thôi. Chính Werner Heisenberg cũng đã từng đưa ra một công thức toán học cho Lý thuyết thống nhất nhưng rồi cũng không được giới vật lý thừa nhận”.

Về luận điểm này tôi cho rằng:

Giáo sư Hoàng Phương đã có một trực giác rất nhạy bén khi so sánh Lý Học Đông phương với khoa học hiện đại - khi ông viết cuốn"Tích Hợp đa văn hóa Đông Tây". Tôi vẫn trân trọng ông vì cách đặt vấn đề của ông. Nhưng ông đã không thành công khi minh chứng tính tương đồng giữa Lý học Đông phương từ cổ thư chữ Hán với khoa học hiện đại. Sai lầm lớn nhất của ông, chính là ông vẫn cho rằng những nguyên lý căn để ứng dụng trong Lý học Đông phương từ cổ thư chữ Hán là đúng. Giáo sư Hoàng phương đã dùng toán học để minh chứng Hậu thiên Văn Vương là đúng và tôi đã phân tích sai lầm này của ông, ngay chính bằng phương pháp luận của ông trong cuốn "Tìm về cội nguồn Kinh Dịch" (Xuất bản lần thứ 1 - năm 2001).

Người ta không thể tím ra cái đúng từ một cái sai.

Còn việc Werner Heisenberg không được giới vật lý thừa nhận khi đưa ra công thức toán học cho lý thuyết thống nhất là hoàn toàn không có gì đang ngạc nhiên. Khả năng của trí thức khoa học hiện đại chưa đủ để làm nền tảng hình thành và tổng hợp nên một lý thuyết thống nhất. Nó chỉ tiến rất sát đến lý thuyết thống nhất trong tương lai qua những sự tương đồng của Lý học Đông phương được phục hồi nhân danh nền văn hiến Việt với những trí thức khoa học hiện đại.

Để kết luận cho bài viết có mục đích biện minh trước những ý kiến phản biện của học giả Phạm Viết Hưng, tôi xin được lấy luận điểm của Stephen Hawking nói rằng:

'Nếu quả thực có một lý thuyết thống nhất, thì chính nó sẽ quyết định nhân loại tìm ra nó hay không!"

Vâng! Chính xác là như vậy. Chúng ta hoàn toàn có quyền đặt ra một giả thuyết rằng:

"Nếu quả thực có một lý thuyết thống nhất, mà nó quyết định nhân loại vĩnh viễn không tìm ra nó thì mọi phản biện cho rằng Thuyết Âm Dương Ngũ hành không phải lý thuyết thống nhất đều được coi là đúng".

Nhưng tôi có thể nói thế này:

"Khi Thượng Đế đã được công nhận trong lịch sử nhân loại thì lý thuyết thống nhất sẽ được trí thức khoa học tìm ra nó".

Xin cảm ơn sự quan tâm của quí vị và học giả Phạm Viết Hưng.

Nguyễn Vũ Tuấn Anh

-o0o-

Thiên Sứ Oct 30 2009, 09:35 PM

Kính thưa quí vị quan tâm.

Bài viết biện minh đã hoàn tất.

Cảm ơn sự quan tâm của quí vị.

-o0o-

Oct 31 2009, 06:30 AM

(Trần Phương @ Oct 31 2009, 01:14 PM)

Mấy hôm nay tôi đã xem đi xem lại rất kỹ buổi tọa đàm ấy, tuy những ý kiến phản biện vẫn chỉ dừng lại ở mức độ thân mật và chưa có những đột phá gì quan trọng nhưng đây là một bước đầu thành công và là một sự kiện khoa học rất quan trọng. Nói gì thì nói tôi vẫn muốn sở hữu một DVD anh tặng để giới thiệu với mọi người. :unsure:

Vẫn biết lúc này anh rất bận, lại sắp sửa có hội thảo Phong Thủy ở Hà Nội, nên mong được gặp anh một ngày gần đây, khi anh về Sài Gòn. Lúc đó xin mạn phép mời anh vài chai bia Saigon Export nhé (món tủ của tôi đấy), rất mong anh nhận lời.

-o0o-

Vo Truoc Oct 31 2009, 07:22 AM

Cảm ơn anh Thiên Sứ về bài phản biện thật suất sắc và mẫu mực.

Về phản biện vấn đề thứ 2 và luận điểm của nhà nghiên cứu Phạm Viết Hưng, theo tôi, anh đã phân tích khá rõ ràng và rốt ráo. Tôi chỉ xin có mấy ý kiến nhỏ về vấn đề thứ nhất: Khái niệm về “lý thuyết thống nhất”.

Theo tôi, tiêu chí của lý thuyết thống nhất, nếu nó tồn tại, chỉ có một thôi. Đó là, như Stephen Hawking viết: “ Một lý thuyết thống nhất phải có khả năng giải thích từ sự hình thành vũ trụ cho đến mọi hành vi của con người, giải thích từ những hạt vật chất nhỏ nhất cho đến những thiên hà khổng lồ....".

Nói cách khác, tổng quát hơn, một lý thuyết thống nhất phải có khả năng giải thích tất cả mọi hiện tượng, không có một giới hạn nào trong bất cứ lĩnh vực nào.

Như vậy, việc nó có quyết định rằng, con người có khả năng tìm ra nó hay không, chỉ là một hệ quả được rút ra từ tiêu chí đó. Bởi vì, việc tìm ra lý thuyết thống nhất chỉ là một hiện tượng của thực tại. Trên tư cách là lý thuyết thống nhất được hiểu như trên, nó phải tiên đoán được.

Một lý thuyết bất kỳ là một hệ thống tri kiến của con người, do con người tạo ra. Một lý thuyết không phải là một thực thể như Mặt trời, Trái đất, Thiên hà hay các proton, electron, … mà là một sản phẩm tinh thần của con người. Điều đó có nghĩa là, nếu tồn tại lý thuyết thống nhất thì đương nhiên nó cũng phải do con người sáng tạo ra. Nếu nói, tồn tại lý thuyết thống nhất nhưng con người không thể tìm ra nó, thì đó là một câu vô nghĩa. Bởi vì, khi nói lý thuyết đó tồn tại đồng thời cũng bao hàm nghĩa nó đã do con người tìm ra.

Như vậy, vấn đề ở đây chỉ còn là, liệu có tồn tại lý thuyết thống nhất hay không? mà thôi. Nếu nó không tồn tại thì chẳng nói làm gì. Nhưng nếu nó tồn tại thì con người phải tìm ra. Nói cách khác, vấn đề ở đây là, tri kiến của con người liệu có khả năng biết được tất cả mọi hiện tượng, không một giới hạn nào trong bất cứ lĩnh vực nào hay không?

Nếu, giống như học thuyết ADNH quan niệm, ta coi thực tại hiện hữu tồn tại như một thể thống nhất, liên quan chặt chẽ không thể tách rời. Mọi thành phần của nó đều có chung nguồn gốc, tương tác với nhau ở mọi chi tiết và cấp độ thì đương nhiên, trong bất kỳ một thành phần nào của nó cũng phản ánh tất cả những thành phần còn lại. Vì thế, về nguyên tắc, phải tồn tại một phản ánh của tất cả thực tại hiện hữu trong tri kiến của con người, bởi vì, tri kiến của con người cũng chỉ là một thành phần của thực tại hiện hữu. Điều đó có nghĩa là, con người hoàn toàn có khả năng biết được tất cả mọi hiện tượng, không một giới hạn nào trong bất cứ lĩnh vực gì. Nói cách khác, lý thuyết thống nhất có tồn tại.

Như vậy, lý thuyết thống nhất tồn tại và con người hoàn toàn có thể tìm ra được nó. Vấn đề còn lại là khi nào, con người phát triển tới mức nào thì có được lý thuyết đó?

Rõ ràng khoa học ngày nay còn rất xa vời với cái đích là lý thuyết thống nhất. Nội những mâu thuẫn, bất cập, không tương thích trong bản thân nó cũng chưa được giải quyết rốt ráo thì nói gì đến những lĩnh vực khác của thực tại, cực kỳ khó khăn, phức tạp, rộng lớn mà cho đến nay khoa học cũng chưa có một tý khái niệm nào như tâm linh, ngoại cảm … Những ứng dụng của khoa học tuy to lớn kỳ vĩ, mang lại rất nhiều lợi ích cho nhân loại nhưng cũng luôn luôn bị giới hạn trong những biên giới hẹp. Nó đang hàng ngày vươn tới nhưng cũng vẫn chưa thấy được tia sáng cuối đường hầm nào.

Học thuyết ADNH tuy đã thất truyền những nguyên lý căn đế hàng ngàn năm, chỉ còn sót lại những ứng dụng như những mảnh vỡ manh mún, biến dạng mà vẫn làm kinh ngạc giới Khoa học hiện đại. Hơn nữa, phạm vi ứng dụng của học thuyết này, về nguyên tắc, hầu như không có giới hạn nào dù những lĩnh vực rất khác nhau. Thử hỏi, khi chưa thất truyền thì học thuyết này còn kỳ vĩ đến đâu!

Như vậy, chính đặc điểm không giới hạn miền ứng dụng của học thuyết ADNH, sức sống mãng liệt, hiệu quả đáng kinh ngạc của nó, cho dù, chỉ còn sót lại những mảnh vụn ứng dụng thiếu hẳn những nguyên lý căn đế, mà học thuyết ADNH rất có thể là học thuyết thống nhất mà nhân loại đang tìm kiếm. Vấn đề còn lại là phục hồi lại học thuyết ADNH như vốn có trước khi thất truyền và xem xét xem, nó có giới hạn nào hay không.

Đương nhiên, nếu ta không quan niệm như học thuyết ADNH, về tính thống nhất, liên quan chặt chẽ, không thể tách rời của thực tại hiện hữu thì một thành phần nào đó của thực tại không nhất thiết phản ánh tất cả những thành phần còn lại thì trong tri kiến của con người không chắc có phản ánh mọi hiện tượng tự nhiên và do đó, lý thuyết thống nhất không tồn tại.

Khoa học hiện đại cho rằng, không có cái gì tồn tại có thể chuyển động nhanh hơn vận tốc ánh sáng, thì những hiện tượng ngoài phạm vi đã tới được của ánh sáng từ chúng ta không phản ánh vào tri kiến của con người. Ngoài phạm vi đó không phải là hư không mà còn cả một thế giới hiện tượng khác. Như vậy, không phải toàn bộ thực tại hiện hữu có thể được phản ánh trong tri kiến của con người. Điều đó có nghĩa là lý thuyết thống nhất không thể tồn tại. Như vậy, khoa học đưa đến chỗ phủ nhận sự tồn tại của lý thuyết thống nhất thông qua giới hạn vận tốc của mọi thứ trong vũ trụ không vượt qua vận tốc ánh sáng. Vận tốc ánh sáng đã giới hạn nhận thức của con người. Vì thế, thuật ngữ lý thuyết thống nhất mà khoa học đề cập có lẽ chỉ nên hiểu là thống nhất những cái mà khoa học đã biết mà thôi, tức là giải quyết những vấn đề mâu thuẫn, không tương thích nội tại chứ không thể hiểu như là: một lý thuyết thống nhất phải có khả năng giải thích tất cả mọi hiện tượng không có một giới hạn nào trong bất cứ lĩnh vực nào.

Vì thế, giáo sư Đào Vọng Đức mới nói theo quan điểm của khoa học hiện đại như sau về lý thuyết thống nhất như sau:

“Nguyên lý thống nhất ta gọi bây giờ, chỉ là trên cơ sở những lực tương tác cơ bản mà ta đã phát hiện được thôi. Nhưng sau này có thể còn nhiều yếu tố tương tác khác mà ta chưa phát hiện được. Bởi vậy, chúng ta gọi là lý thuyết thống nhất thì chỉ là trên cơ sở những tương tác mà chúng ta đã phát hiện hiện nay. Sau này còn nguyên lý thống nhất mới nữa, do những phát hiện những tương tác mới thì nguyên lý thống nhất mới sẽ phải thống nhất những tương tương tác sau này, mà chúng ta sẽ phát hiện ra”.

Tuy nhiên, học thuyết ADNH quan niệm khác: thực tại hiện hữu tồn tại như một thể thống nhất, liên quan chặt chẽ không thể tách rời. Quan niệm này dẩn đến sự tồn tại (và con người tất yếu sẽ tìm ra) của lý thuyết thống nhất có khả năng giải thích tất cả mọi hiện tượng không có một giới hạn nào trong bất cứ lĩnh vực nào. Lý thuyết thống nhất đó, rất có khả năng chính là học thuyết ADNH. Đó cũng chỉ là khả năng rất lớn. Chỉ khi nào chúng ta phải phục hồi hoàn toàn học thuyết kỳ vĩ này của Tổ tiên rồi mới có thể khẳng định chắc chắn.

Thân ái!

-o0o-

Rin86 @ Oct 22 2009, 06:33 AM

Sorry, the website is currently under construction, but will be ready shortly!

Thưa bác Thiên Sứ, cháu tìm đường link sang tạp chí Tia Sáng thì được thông báo trên, có nghĩa là "xin lỗi, trang wed này hiện thời đang xây dựng, nhưng nó sé sẵng sàng (để truy cập) trong thời gian ngắn thôi!

-o0o-

Hatgaolang

Kakalotta

@bác Thiên Sứ: Cháu thì chán chả buồn cãi với bác về cái vụ lật đổ Einstein, nhưng cháu khuyên thật lòng, mang cái đoạn về Fractal ra để chứng minh

http://lh5.ggpht.com/_hNuWJI-GAgI/SsIVeJv2...nTA/s512/p4.JPG

Thì là bác sẽ ăn đủ đấy. Cháu khuyên bác rút lại cái này.

Cái này do lỗi DNS thôi mà, đâu có gì ????

-o0o-

hạt gạo làng

Oct 31 2009, 04:31 PM

- Sau khi đọc bài viết trả lời của chú Thiên Sứ, có thể thấy rằng phần Fractal là chú Thiên Sứ so sánh với Kim Tự Tháp cho thấy trong khoa học hiện đại có sự tuơng đồng với nền văn minh cổ xưa với góc độ nhìn thấy được. Chú Thiên Sứ không có ý định nói Fraction là lý thuyết để làm ra Kim Tự Tháp mà chính Fraction chỉ là một phần nhỏ nhoi có khả năng tương đồng với Kim Tự Tháp.

- Theo như những gì GS Đào Vọng Đức trả lời với Lý Thuyết của chú Thiên Sứ cho thấy rằng: (xin được nói theo suy nghĩ bởi khoa học hiện đại chưa thể tìm ra tính khoa học của Lý Học Đông Phương và Lý học Phương Đông đã có thể giải thích một cách logic từng phần của khoa học hiện đại) Lý học Phương Đông có thể giải thích bao trùm lên vạn vật cho thấy tính xuyên suốt của nó mà Khoa học hiện đại chỉ mới phát kiến ra từng phần của lý thuyết tự nhiên của vũ trụ.

- Việc đưa ra Fraction so sánh với Kim Tự Tháp chỉ cho thấy tính tương đồng của sự việc chứ không cho thấy tính bao trùm.

Vài dòng thiển nghĩ của bản thân, không tự cho là đúng

-o0o-
Thiên Sứ

Tôi không chống lại ông Einstein. Ông ta có thể đúng trọng hệ quy chiếu của ông ta. Nhưng Giao Sư Đào Vọng Đức xác nhận tốc độ vũ trụ phát hiện được theo hiểu biết của con người hiện nay lớn hơn tốc độ ánh sáng. Và xác nhận tính hợp lý của tốc độ tuyết đối =/0/ trong điều kiện không không gian, không thời gian. Giáo sư xác nhận tính tương đồng rất cao giữa thuyết Âm Dương Ngũ hành phục hồi nhân danh nền văn hiến Việt và lý thuyết khoa học hiện đại.

Rất tiếc! Tôi không biết cách nào chuyển băng quay phim đưa lên mạng, nên chưa công bố được buổi trao đổi giữa tôi và Giáo sư Đào Vọng Đức. Trong cuộc đối thoại này - Giáo sư chỉ khuyên nên gọi là "Nguyên lý xuyên suốt" và không nên gọi là "Lý thuyết thống nhất". Tôi cũng nhất trí với thầy. Bởi tôi quan niệm rằng: Gọi thế nào cũng được, miễn là khai niệm liên quan không đổi với thuyết ADNH.

Còn việc báo Tia sáng. Nếu họ ủng hộ tôi một cách khách quan vô vụ lợi thì họ không thể chết được. Mặc dù tôi không biết cái gì xảy ra. Nhưng tôi chắc chắn là như vậy.

-o0o-

Mộc Công

Oct 31 2009, 12:51 PM

Phần trên cậu Kakalot nói có phần hơi quá, nhưng phần này thì anh Thiên Sứ nên xem xét kỹ vì tôi thấy rất có lý đấy anh ạ.

-o0o-

Mộc Công

Oct 31 2009, 01:06 PM

Kính gửi anh Thiên Sứ

Tôi chưa được xem phần anh phản biện với GS Đào Vọng Đức cho nên chưa dám nói gì. Còn về phần anh phản biện với anh Phạm Viết Hưng tôi xin có vài ý kiến như sau:

-Anh Hưng đưa ra Chaos Theory để nói : Không thể tiên tri được và nếu có chăng chỉ là tiên tri trong khoảng thời gian rất ngắn. Xin thưa Chaos theory không nói gì về sự tiên tri mà nó chỉ nói về sự dự đoán Output ra sao khi mà Input cho trước. Hơn nữa để thỏa mãn là sẽ xảy ra chaos cần hội tụ đủ 3 điều kiện:

+ Hệ phải rất nhạy với dữ kiện ban đầu cho sẵn

+ Phải topologically mixing (hòa hợp theo nghĩa topo : chỉ là tam dịch vậy)

+ quỹ đạo tuần hoàn của nó phải trù mật

Xét cụ thể ví dụ như Tử Vi : đầu vào là Năm, Tháng, Ngày, Giờ . Đầu ra là Lá số có thể thấy đơn giản thế này: lá số có thể thay đổi hoàn toàn chỉ do khác giờ sinh, nhưng cũng có những lá số chỉ thay đổi chút ít. Hai lá số cùng CAN năm cùng tháng cùng ngày cùng giờ, và chỉ khác nhau ở chi NĂM thì chỉ khác nhau ở vòng Thái Tuế và 1 số phụ tinh. Như vậy liệu ta có thể nói Hệ Tử Vi là rất nhạy với dữ kiện ban đầu hay không? Trong khoa học thì họ dùng hàm mũ Lyapunov để nói về điều này. Cho nên ví dụ anh Hưng đưa ra về 2 chị em sinh đôi để minh họa cho Chaos theory và phản biện anh theo tôi là chưa được chính xác cho lắm. Vấn đề sinh đôi nó là sai số hệ thống của Tử Vi cũng như sai số mà bất cứ môn khoa học nào cũng có.

Vài dòng như vậy thôi, nói thật với anh tôi rất thích câu nói: Khoa học không phải là để bác bỏ Chúa Trời.

Chúc anh sức khỏe mong có ngày gặp được anh

Kính

-o0o-

Thiên Sứ

Oct 31 2009, 01:09 PM

Quí vị quan tâm thân mến.

Trước hết tôi trân trọng cảm ơn báo Tia Sáng và Anh Nguyễn Thế Trung đã tạo điều kiện cho tôi lần đầu tiên có tiếng nói chính thức trước các nhà khoa học hàng đầu của Việt Nam về bản chất thuyết Âm Dương Ngũ hành - Lý thuyết thống nhất vũ trụ - mà những tri thức khoa học tiên tiến nhất đang mơ ước.

Chỉ trong vòng 60 phút và với một sự chuẩn bị không chu đáo vì cuộc sống bận rôn nhiều mặt của tôi. Nên tôi không thể nói được hết ý với các nhà khoa học hàng đầu - tuy không chuyên môn về Lý Học Đông phương - nhưng rất dồi dào về tư duy logic và khả năng tổng hợp những sự kiện để đưa ra một kết luận đúng với sự nắm vững nhưng tiêu chí khoa học của họ. Bởi vậy, bắt đầu từ bài viết này tôi tổng hợp lại những ý chính mà tôi trình bày trong buổi tọa đàm để quí vị quan tâm tham khảo và cũng là sự tổng hợp những điều tôi muốn nói đến các nhà khoa học bậc thầy của Việt Nam để minh định sự nghiêm túc của vấn đề tôi trình bày.

Trong buổi tọa đàm dó, khi trình bày về một lý thuyết đã tồn tại trên thực tế thì nó phải gồm ba bộ phận cấu thành chủ yếu như sau:

I - Lịch sử hình thành học thuyết.

Một học thuyết dù theo bất cứ quan niệm nào và nhân danh bất cứ cái gì, dù đúng, dù sai thì cũng phải có một lịch sử hình thành nên nó. Xuất phát bơi nền tảng tri thức của xã hội mà nó ra đời.

II - Nội dung học thuyết .

Một học thuyết phải có một nội dung hợp lý với chính nó, cho dù chỉ là một sự hợp lý hình thức với những giả qui luật.

III - Sự phản ánh một thực tại khách quan mà học thuyết đó tổng hợp.

Và nó phải giải thích một cách hợp lý tất cả những vấn đề liên quan một cách hợp lý, nhất quán, hoàn chỉnh.

Với một học thuyết khoa học thì còn cần tính quy luật, tính khách quan và khả năng tiên tri.

IV - Lý thuyết thống nhất.

Minh chứng những yếu tố xác định thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là lý thuyết thống nhất.

Kính thưa quí vị quan tâm,

Như vậy mỗi một chủ đề tôi chỉ được trình bày trong không quá 15 phút.

Đó là lý do tôi phải tóm tắt lại những điều tôi đã trình bày ở đây.

Xin cảm ơn sự quan tâm của quí vị.

Còn tiếp

Share this post


Link to post
Share on other sites

- Lịch sử hình thành học thuyết.

Một học thuyết dù theo bất cứ quan niệm nào và nhân danh bất cứ cái gì, dù đúng, dù sai thì cũng phải có một lịch sử hình thành nên nó. Xuất phát bởi nền tảng tri thức của xã hội mà nó ra đời.

Thuyết Âm Dương Ngũ hành và Kinh Dịch được coi là sản phẩm của văn minh Hán. Cổ thư truyền lại từ hơn 2000 năm về những v/d này viết bằng chữ Hán. Người Hán có tác giả hẳn hoi cho từng tác phẩm theo dòng lịch sử mà chúng ta co01 thể thống klê lần lượt theo thuận tự thời gian như sau:

- 4000 năm BC:

Vua Phục Hy thấy con Long Mã hiện lên trên sông Hoàng hà, trên mình có những xoáy bèn nghĩ ra Hà Đồ. Căn cứ trên Hà Đồ làm ra Tiên Thiên bát quái. Nhưng, những điều này chỉ được lịch sử ghi nhận sự kiện va 2không có văn bản nào cho biết rõ ký hiệu Tiên Thiên bát quái và Hà Đồ có cấu trúc như thế nào. Những đồ hình này chỉ thực sự xuất hiện vào đời Tống sau đó 5000 năm.

- 2300 năm BC:

Vua Đại Vũ thấy con rủa thần hiện ra trên sông Lạc Thủy có những chấm trên đầu, chân, mai bèn nghĩ ra Lạc Thư và viết Hồng Phạm cửu trù. Trong Hồng Phạm cửu trù nói tới Ngũ Hành. Hồng phạm cửu trù được nhắc tới trong thiên Vũ Cống của kinh Thư và đồ hình Lạc thư như thế nào cũng không rõ. Nó cũng chỉ được công bố vào đời Tống, tức là hơn 3000 năm sau khi cổ thư nhắc tới sự kiện này.

- 1100 năm BC:

Vua Văn Vương bị giam trong ngục Dữu Lý 7 năm, dựa vào Lạc Thư, đổi sắp lại Tiên Thiên Bát quái thành Hậu Thiên Văn Vương và sau đó cùng con trai là Chu Công Đán viết Soán Từ, Hào từ cho 64 quẻ Chu Dịch. Đồ hình Hậu Thiên Bát quái văn vương, cũng chỉ được công bố vào đời Tống sau đó 2000 năm.

- 500 năm BC:

Khổng Tử lúc về già, viết thập Dực, Hệ từ thương, Hạ truyện và thuyết quái truyện - hoàn thành bộ Chu Dịch truyền đến ngày nay.

Đến đây, bộ Kinh Dịch theo bản văn chữ Hán với nhận xét của các nhà nghiên cứu coi là căn bản hòan thành. Khái niệm "Âm Dương" - "Thái cực sinh Lưỡng nghi" xuất hiện trong được coi là của Khổng Tử viết.

- 300 năm BC:

Xuất hiện phái Âm Dương gia xác định và phân loại vạn vật theo Ngũ hành. Tuy gọi là Âm Dương gia , nhưng trước tác của phải này không thấy nói đến Âm Dương.

Các nhà nghiên cứu Hán hiện đại cho rằng thuyết Âm Duơng và Ngũ hành hòa nhập vào đời Hán.

- 300 năm AC:

Xuất hiện những tác phẩm về Phong Thủy - cụ thể là Quách Phác đời Tấn được coi tác giả của cuốn Táng Thư.

- 500 năm AC:

Xuất hiện tác phẩm Dương trạch Tam yếu được coi là của Triệu Cửu Phong.

- 1000 năm AC:

Xuất hiện các đồ hình - Hà Đồ, Lạc Thư, Hậu thiên, Tiên thiên bát quái - do các đạo gia như Thiệu Khang Tiết, Trần Đoàn Lão Tổ công bố và họ vẫn thừa nhận tác giả những đồ hình này thuộc về Phục Hy, Đại Vũ và Chu Văn Vương như trên. Trần Đoàn Lão tổ còn được coi là tác giả của môn Tử Vi , Thiệu Khang Tiết còn được coi là tác giả của Mai Hoa Dịch số.

Trong suốt hơn 2000 năm, việc nghiên cứu, tìm hiểu Kinh Dịch và thuyết Âm Dương Ngũ hành được các nhà nghiên cứu Hán nho - tiềm hiểu từ đó đến nay - bắt đầu từ: Mao Diên Thọ, Kinh Phòng, Mạnh Hỷ - Đời Hán...vv..mỗi đời đều để lại những triết gia nổi tiếng về thuyết Âm Dương Ngũ hành và Kinh Dịch. Nhiều thành tựu nhất là đời Tống nổi tiếng với Chu Hy với thuyết Vô cực và đến bây giờ các nhà nghiên cứu vẫn nhắc đến như là một chân lý: "Thái cực bản Vô cực dã....".

Kính thưa quí vị quan tâm

Quí vị có thể xem toàn bộ phần minh chứng tính không nhất quán, bất hợp lý của lịch sử kinh Dịch và thuyết Âm Dương Ngũ hành theo cổ thư chữ Hán theo đường link dưới đây:

http://www.lyhocdongphuong.org.vn/News/03/...han-I-7/51/537/

Posted Image

Nhưng trong buổi thuyết trình tôi đã tóm tắt như sau:

Sự nghịch lý về thứ tự thời gian trong thuận tự của thuyếtt Âm Dương Ngũ hành theo cổ thư chữ hán:

- Ngũ hành - là hệ thống phân loại vật chất trong vũ trụ được coi là do vua Đại Vũ phát hiện, xuất hiện trước Âm Dương được coi là do Khổng từ phát hiện, sau đó 1500 năm. Trong khi đó, Âm Dương phải có trước - "Thái cực sinh lưỡng nghi" - ngay từ khởi nguyên của vũ trụ, miêu tà thuộc tính căn bản của vạn vật.

Bàng tóm lược lịch sử kinh dịch và những vấn đề liên quan

Để bạn đọc dễ dàng theo dõi những vấn đề đã trình bày ở Phần I, xin đươc tóm lược trong bảng sau về lịch sử kinh Dịch và những vấn đề liên quan. Qua phần tóm lược này, bạn đọc sẽ nhận thấy giữa thời gian và không gian trong nội dung cổ thư chữ Hán với thực tế, hoặc theo cái nhìn của nhà nghiên cứu thì sự chênh lệch phải tính đến đơn vị bằng thiên niên kỷ.

Chỉ có giai đoạn từ Chu Văn Vương đến Đổng Trọng Thư tương đối ổn định. Nhưng về mặt nội dung, vấn đề được đặt ra trong giai đoạn này thì lại chứa đựng những mâu thuẫn không thể lý giải. Những mâu thuẫn về mặt nội dung trong sự phát triển của kinh Dịch từ Chu Văn Vương đến Trâu Diễn hoặc Đổng Trọng Thư xin được trình bày rõ hơn ở phần II tiếp theo đây.

Posted Image

* Tìm về cội nguồn Kinh Dịch.

Kính thưa quí vị quan tâm.

Riêng cuốn Hoàng đế Nội Kinh tố vấn - được coi là xuất hiện từ thế kỷ thứ II BC đến thế kỷ I AC có nội dung bản văn miêu tả Hoàng Đế đối thoại với Kỳ Bá và Quỉ Du khu từ 5000 năm BC và hoàn toàn dùng phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành - được coi là phương pháp luận căn bản của Đông Y thì không thể đặt vào bất kỳ thời kỳ lịch sử nào trong văn minh Trung Hoa.

Kết luận:

Bất cứ một lý thuyết nào cũng phải được hình thành từ nhận thức trực quan sinh động đến tư duy trừu tương và tổng hợp thành một lý thuyết. Tất nhiên nó phải có một nền tảng tri thức xã hội hình thành nên lý thuyết đó với những khái niệm được phổ biến trong nền văn minh tạo ra nó. Nhưng hàng ngàn năm tiếp theo đã trôi qua, Chính nền văn minh Họa Hạ cũng không lý giải được những khái niệm của một lý thuyết mà được coi là của họ . Khi văn hoá Đông Tây hội nhập, thì ngay cả nền văn minh hiện đại của toàn nhân loại phối hợp với văn minh Hoa hạ - được cả thế giới coi là cội nguồn văn minh Đông Phương - đã bốn lần tổ chức hội thảo về Kinh Dịch với sự bảo trợ của cơ quan văn hóa Liên Hợp Quốc ở Bắc kinh - cũng không thể lý giải nổi những bí ẩn huyền vĩ của Kinh Dịch và thuyết Âm Dương Ngũ hành.

Đó là những lý do mà nền văn minh Hoa Hạ không phải cội nguồn của Kinh Dịch và thuyết Âm Dương Ngũ hành. Lịch sử Kinh Dịch và thuyết Âm Dương Ngũ hành không thuộc về văn minh Hoa Hạ.

Muốn lịch sử thuyết Âm Dương Ngũ hành và Kinh Dịch thuộc về văn minh Hoa Hạ thì phải viết lại toàn bộ xuất xứ theo thuận tự nói trên, mà chính bản văn chữ Hán ghi nhận. Nhưng như vậy thì tức là tự phủ nhận toàn bộ lịch sử hình thành Thuyết âm Dương Ngũ hành và Kinh Dịch từ cổ thư chữ Hán.

Còn tiếp

II - Nội dung học thuyết .

Một học thuyết phải có một nội dung hợp lý với chính nó, cho dù chỉ là một sự hợp lý hình thức với những giả qui luật.

Kính thưa quí vị quan tâm

Tôi đã trình bày với quí vị về tính mâu tuẫn trong lịch sử hình thành Kinh Dịch và thuyết Âm Dương Ngũ hành trong cổ thư chữ Hán. Chỉ cần một điều kiện này, cũng đủ chứng tỏ nền văn minh Họa Hạ không thể là chủ nhân của Kinh Dịch và thuyết Âm Dương Ngũ hành. Khi những thuận tự xuất hiện trong lịch sử thời gian của nó hoàn toàn bất hợp lý theo kiểu:

"Sinh con rồi mới sinh cha.

Sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông".

Nhưng có thể nói rằng:

Đó cũng chỉ là một yếu tố. Yếu tố thứ hai không kém phần quan trong và xác minh một cách rõ nét nhất rằng:

Nền văn minh Hoa Hạ không thể là chủ nhân của thuyết Âm Dương Ngũ hành và Kinh Dịch chính là nội dung của nó.

Mâu thuẫn trong nội dung của thuyết Âm Dương Ngũ hành trong cổ thư chữ Hán thể hiện ở những vấn đề quan yếu sau đây:

1 - Trên thực tế, một học thuyết xuất hiện phải trên cơ sở nền tảng tri thức phổ biến của xã hội đó để có thể tiếp tục những khái niệm của nó. Nhưng trong thuyết Âm Dương Ngũ hành và Kinh Dịch lưu truyền trong cổ thư chữ Hán lại không thỏa mãn điều kiện này.

Ngay bây giờ, chính Thiệu Vĩ Hoa - được coi là truyền nhân đời thứ 20 của Thiệu Khang Tiết - một danh gia đời Tống công bố Mai Hoa Dịch số - cũng không biết căn cứ vào đâu để có bảng Lục Thập Hoa giáp. Ông ta đã thừa nhận điều này trong các tác phẩm của mình. Đồng thời xác định rằng: Đã nhiều thế kỷ, những nhà nghiên cứu Trung Hoa cũng không thể hiểu được vì sao có bảng Lục thập hoa giáp.

Thật là vô lý hết sức, khi mà cả một nền văn minh tự coi là cội nguồn của thuyếtt Âm Dương Ngũ hành mà lại không thể biết được tổ tiên của họ căn cứ vào đâu để có chính những sản phẩm ứng dụng truyền lại. Điều này tự thân nó xác định rằng: Xã hội Trung Hoa cổ không phải là nền tảng tri thức để hình thành nên học thuyết ADNH và Kinh Dịch. Đấy cũng chỉ là một thí dụ. Còn rất nhiều những khái niệm mơ hồ và mâu thuẫn ngay trong nội dung của học thuyết này mà tôi tiếp tục trình bày dưới đây:

2- Mâu thuẫn ngay từ nguyên lý căn để của học thuyết Âm Dương Ngũ hành và Kinh Dịch.

2 - 1: Hà Đồ và Tiên thiên Bát quái.

Đồ hình dưới đây miêu tả cửu cung Hà Đồ phối với Tiên Thiên Bát quái, được cho là của vua Phục Hi phát hiện trên lưng con Long Mã hiện lên trên sông Hoàng Hà và nghĩ ra Tiên Thiên Bát quái phối với Hà Đồ.

Đồ hình liên hệ Hà đồ và Tiên Thiên bát quái I

(IMG:http://i286.photobucket.com/albums/ll114/t...ien1112/52h.jpg)

Quán xét đồ hình này – Theo tính chất quái vị lưu truyền qua cổ thư chữ Hán. Cụ thể là cuốn Mai Hoa Dịch , do Thiệu Khang Tiết công bố vào đời Tống – chúng ta nhận thấy:

* Càn (Trời / Kim) nằm ở độ số 7 Dương Hỏa/ Chính Nam trên Hà đồ. Như vậy Hỏa vị khắc Kim quái.

* Đoài (Kim) thì nằm ở độ số 2 là Âm Hỏa/ Đông Nam trên Hà đồ. Như vậy, trường hợp này: Hỏa vị khắc Kim quái.

* Ly (Hỏa) nằm ở độ số 3 Dương Mộc/ Chính Đông của Hà đồ. Như vậy, trường hợp này: Mộc vị sinh Hỏa quái.

* Chấn (Mộc) nằm ở độ số 8 Âm Mộc/ Đông Bắc của Hà đồ. Như vậy, trường hợp này: Mộc vị hòa Mộc quái.

* Khôn (Thổ) nằm ở độ số 1 Dương Thủy/ Chính Bắc của Hà đồ. Như vậy, Thổ quái khắc Thủy vị.

* Cấn (Thổ/ Núi) nằm ở độ số 6 Âm Thủy/ Tây Bắc của Hà đồ. Trường hợp này: Thổ quái khắc Thủy vị.

* Khảm (Thủy) nằm ở độ số 9 Dương Kim/ Chính Tây của Hà đồ. Trường hợp này Kim vị sinh Thủy quái.

* Tốn (Gió / Mộc) nằm ở độ số 4 Âm Kim/ Tây Nam của Hà đồ. Trường hợp này, Kim vị khắc Mộc quái.

Quán xét hiện tượng trên, chúng ta cũng nhận thấy ngay rằng:

Không hề có sự tương thích nào giữa hành của quái theo cổ thư chữ Hán với hành của phương vị trên Hà đồ.

Có người dẫn sách khác cho rằng vị trí sắp xếp trên Càn - nằm ở phương Nam là không chính xác mà Càn nằm ở vị trí chính Bắc, Khôn nằm ở vị trí chính Nam trên Hà đồ. Tương quan các vị trí của các quái trong Bát quái Tiên thiên không thay đổi.

Chúng tôi đã sắp xếp theo vị trí được đặt ra ở trên và thể hiện dưới đồ hình sau đây.

Đồ hình liên hệ Hà đồ và Tiên Thiên bát quái II

(IMG:http://i286.photobucket.com/albums/ll114/t...n1112/TT-HD.jpg)

Quán xét đồ hình này – Theo tính chất quái vị lưu truyền qua cổ thư chữ Hán. Cụ thể là cuốn Mai Hoa Dịch , do Thiệu Khang Tiết công bố vào đời Tống.

* Càn (Trời / Kim) nằm ở độ số 1 Dương Thủy / Chính Bắc,

* Đoài (Kim) thì nằm ở độ số 6 là Âm Thủy/ Tây Bắc trên Hà đồ.

Như vậy, trường hợp này: Kim quái sinh Thủy vị

* Ly (Hỏa) nằm ở độ số 9 Dương Kim / Chính Tây của Hà đồ.

Như vậy, trường hợp này: Hỏa quái khắc Kim vị.

* Chấn (Mộc) nằm ở độ số 4 Âm Kim / Tây Nam của Hà đồ.

Như vậy, trường hợp này: Kim vị khắc Mộc quái.

* Khôn (Thổ) nằm ở độ số 7 Dương Hỏa / Chính Nam của Hà đồ.

* Cấn (Thổ/ Núi) nằm ở độ số 2 Âm Hỏa / Đông Nam của Hà

đồ.

Trường hợp này: Hỏa vị sinh Thổ quái.

* Khảm (Thủy) nằm ở độ số 3 Dương Mộc / Chính Đông của Hà đồ.

Trường hợp này Thủy quái sinh Mộc vị.

* Tốn (Gió / Mộc) nằm ở độ số 8 Âm Mộc/ Đông Bắc của Hà đồ. Trường hợp này, Mộc quái tương hòa Mộc vị.

Quán xét hiện tượng trên, chúng ta cũng nhận thấy ngay rằng:

Không hề có sự tương thích nào giữa hành của quái theo cổ thư chữ Hán với hành của phương vị trên Hà đồ đã được thay đổi như trên. Trên thực tế, với tương quan của đồ hình Tiên thiên bát quái thì dù bạn đọc có xoay như thế nào cũng không thể nào tìm được sự tương thích giữa quái vị và phương vị trên cơ sở Ngũ hành của Hà đồ và Ngũ hành của bát quái. Đây chính là điều mà học giả Nguyễn Hiến Lê đã phải thốt lên:

Nội dung trích dẫnNhất là so sánh những hình đó với hình Bát quái thì dù giàu trí tưởng tượng tới mấy cũng không thể bảo rằng Bát quái phỏng

theo hai đồ hình đó được”. (Kinh Dịch - Đạo của người quân tử)

Để tiếp tục tìm sự bí ẩn qua câu hỏi này, chúng ta tiếp tục quán xét sự tương thích theo cổ thư chữ Hán là: “Hậu thiên bát quái bản Lạc thư dã” (Đồ hình Hậu thiên bát quái xuất phát từ với Lạc thư Chu Hy). Xin quí vị quan tâm xem hình dưới đây:

Đồ hình Cửu cung Lạc thư

Posted Image

(IMG:http://i286.photobucket.com/albums/ll114/t...en1112/ltcc.jpg)

Hậu Thiên Bát quái Văn Vương

(IMG:http://i286.photobucket.com/albums/ll114/t...ien1112/56h.jpg)

Hậu thiên bát quái Văn Vương liên hệ Lạc thư

(IMG:http://i286.photobucket.com/albums/ll114/t...2/htbq-ltcc.jpg)

Như vậy, với ngay cả Hậu thiên bát quái vốn là một cơ sở của những phương pháp ứng dụng bao trùm trên mọi lĩnh vực cũng không hề có sự tương thích với Lạc thư. Đây chính là nguyên nhân để học giả uyên bác Nguyễn Hiến Lê cho rằng:

Nội dung trích dẫnNhất là so sánh những hình đó với hình Bát quái thì dù giàu trí tưởng tượng tới mấy cũng không thể bảo rằng Bát quái phỏng theo hai đồ hình đó được”. (Kinh Dịch - Đạo của người quân tử)

Chính vì tính bất hợp lý của sự liên hệ giữa Tiên thiên với Hà đồ và Hậu thiên với Lạc thư – được lưu truyền trong cổ thư chữ Hán từ hàng ngàn năm nay – đồng thời với sự xuất hiện muộn màng của những đồ hình này – sau hơn 1000 năm – tính từ thời Hán, nên đã tạo cơ sở cho những luận điểm sai lầm là:

1) Âm Dương trong Kinh Dịch không liên quan gì đến Ngũ hành.

2) Âm Dương Ngũ hành là của người Việt và Bát quái là của người Hán. Hai học thuyết này hoà nhập vào thời Hán.

Những sai lầm của luận điểm này vì những nhà nghiên cứu đã không xuất phát từ một tiêu chí và phương pháp luận khoa học. Họ chỉ nhìn thấy một cách trực quan từ những nội dung trong bản văn chữ Hán và không biết rằng cổ thư chữ Hán không phải là những căn bản hoàn chỉnh về thuyết Âm Dương Ngũ hành.

Chính từ những sai lầm từ nguyên lý căn để ngay trong nội dung của nó, khiến cho dù có sự cố gắng trải hơn 2000 năm, người Hán và cả thế giới này vẫn không thể tìm ra những bí ẩn của nền văn minh Đông Phương.

Người ta không thể tìm ra một cái đúng từ một cái sai.

III - Sự phản ánh một thực tại khách quan mà học thuyết đó tổng hợp.

Và nó phải giải thích một cách hợp lý tất cả những vấn đề liên quan có tính nhất quán, hoàn chỉnh.

Với một học thuyết khoa học thì còn cần tính quy luật, tính khách quan và khả năng tiên tri.

Một học thuyết ra đời phải xuất phát từ một thực tại khách quan trong quá trình tiến hóa và phát triển của nhận thức - Từ trực quạn sinh động - nhận thức thực tại - đến tư duy trừu tượng - khái quát thực tại và sự tổng hợp những nhận thức đó tiến đến hình thành một học thuyết giải thích các hiện tượng nhận thức được. Dù đó là học thuyết gì, nhân danh tôn giáo, tâm linh, sự sai lầm hay đúng đăn, đúng một phần hay toàn bộ thì nó vẫn phải có một hiện thực để phản ánh mà co người nhận thức được. Thí dụ như cách giải thích theo tôn giáo cho các học thuyết tôn giáo: Giải thích từ sự hình thành vũ trụ - do ý muốn của Thượng Đế, cho đến sự vận động của các thiên hà, đến mọi hiện tượng ...đều do ý muốn của Thượng đế. Thuyết tôn giáo này giải thích thực tại khách quan mà con người nhận thức được. Thuyết tôn giáo này có tính hệ thống, tính nhất quán và nó giải thích một cách hợp lý trên cơ sở phương pháp luận của nó. Nhưng nó không mang tính khoa học vì thiếu tính quy luật, tính khách quan và khả năng tiên tri. Chẳng ai đoán được Thương Đế muốn cái gì và ý muốn của Thượng Đế thì không tuân thu theo quy luật nào.

Nhưng, trong các bản văn chữ Hán liên quan đến thuyết Âm Dương Ngũ hành thì chúng ta không thể lý giải được chúng phản ánh một thực tại nào làm nên khả năng tiên tri của Dịch và các bộ môn tiên tri. Nhưng khái niệm rất mù mờ, Quẻ Càn vừa là trời, vừa là cha, vừa là con ốc, vừa là con ba ba....vv....Hoặc oái oăm hơn - Trong Phong Thủy thì Khôn lại tượng cho người đàn ông chứ không phải đàn bà, mẹ...vv...như trong Dịch học. Vậy bản chất của chúng là gì? Hoặc Cấn là núi, Đoài là đầm ..không lẽ trước khi vũ trụ hình thành đã có núi, có đầm? Đây cũng là thắc mắc của các nhà nghiên cứu Dịch ở miền Nam trước 1975.

Hay nói chính xác hơn, người ta không thể hiểu được vì sao lại có mối liên hệ với các thực tại trên với nội dung các quẻ được miêu tả trong các bản văn chữ Hán.

Nhưng các nhà khoa học hàng đầu lại nhận thấy mối tương quan giữa tri thức khoa học hiện đại với những giá trị minh triết Đông phương. Họ đều nhận thấy tính quy luật, tính khách quan và những cấu trúc mang tính hệ thống trong các phương pháp ứng dụng của thuyết Âm Dương Ngũ hành và Kinh Dịch. Còn khả năng tiên tri thì cực kỳ huyền vĩ. Có thể nói rằng: Không có một lý thuyết khoa học hiện đại nhất được vinh danh trong thời đại hiện nay có thể tạo ra những phương pháp tiên tri như vậy.

Tuy nhiên, có thể nói rằng:

Mặc dù trong các bản văn chữ Hán, thiếu hẳn tính hợp lý cho việc giải thích các vấn đề liên quan, thiếu tính nhất quán, tính hoàn chỉnh, nhưng đầy đủ tính quy luật, tính khách quan và khả năng tiên tri, thể hiện trong các phương pháp ứng dụng.

Hay nói cách khác: Đây chính là hệ quả và những yếu tố phù hợp với tiêu chí khoa học cho một học thuyết khoa học.

Cả thế giới đã chú ý đến Kinh Dịch và thuyết Âm Dương Ngũ hành. Cơ quan văn hóa Liên Hiệp Quốc đã bốn lần tổ chức những cuộc hội thảo với qui mô hoàng tráng tại Bắc kinh - Thủ đô của nền văn minh Hoa Hạ - nới được cả thế giới cho rằng là cội nguồn của nền văn minh Đông phương. Nhưng đã thất bại. Kinh Dịch và thuyết Âm Dương Ngũ hành vẫn sừng sững thách đố tri thức nhân loại.

Người ta không thể lần ra manh mối những thực tại nào được phản ánh trong các khái niệm liên quan từ các bản văn chữ Hán liên quan đến Kinh Dịch và thuyết Âm Dương Ngũ hành.

Người ta không thể tìm ra một cái đúng từ một cái sai.

Kết luận:

Như vậy, xét trên ba tiêu chí cho một lý thuyết khoa học là: Tính lịch sử, tính nhất quán và hợp lý trong nội dung, tính phản ánh thực tại khách quan đều không thể thỏa mãn cho việc Thuyết Âm Dương Ngũ hành và Kinh Dịch có cội nguồn từ văn minh Hán. Cho đến ngày nay, khi quí vị đang đọc những dòng này thì toàn bộ những di sản của thuyết Âm Dương Ngũ hành có nguồn gốc từ cổ thư chữ Hán, vẫn dậm chân tại chỗ và không hề phát triển. Ngay tại Trung Quốc, nơi được coi là cội nguồn Lý học Đông phương thì chính các học giả Trung Quốc cũng lên tiếng đòi dep bỏ Đông y, coi Phong thủy chỉ là sự bịp bợm. Sự bế tắc cả hàng ngàn năm trong bản văn chữ Hán liên quan đến Kinh Dịch và thuyếtt Âm Dương Ngũ hành là một minh chứng xác đáng tính mơ hồ và không có đủ khả năng phản ánh một thực tại khách quan trong các bản văn chữ Hán. Nên nó đã bị phủ nhận bởi chính người Trung Quốc và ngay cả những học giả uyên bác, cũng cho rằng: Lý học Đông phương chỉ truyền lại bởi trực giác và kinh nghiệm.

Nhưng mọi vấn đề trở nên khác hẳn, khi nền văn minh Lạc Việt trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huyền vĩ ở bờ nam sông Dương Tử - được minh xác: Chính là cội nguồn của Lý học Đông phương và mọi yếu tố liên quan đến những tiêu chí khoa học hiện đại được sáng tỏ, đồng thời chỉ thẳng đến một lý thuyết thống nhất vũ trụ - Lý thuyết xuyên suốt - mà con người đang mơ ước.

Đây cũng chính là một minh chứng sắc sảo:

Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến và biên giới Văn Lang một thời huyền vĩ ở bờ Nam sông Dương tử:

Bắc giáp Động Đình Hồ, Nam giáp Hồ Tôn Đông giáp Đông Hải và Tây giáp Ba Thục.

Danh xưng vắn hiến của dân tộc Việt chính bởi căn cứ vào một học thuyết xuyên suốt giải thích từ sự hình thành vũ trụ, cho đến mọi vấn đề liên quan đến con người, từ những thiên hà khổng lồ đến các hạt vật chất nhỏ nhất. Đó là những bí ẩn vũ trụ đã được phát hiện từ một nền văn minh vào thời Hoàng Kim của loài người - Văn minh Atlantic, mà dân tộc Việt chính là hậu duệ còn sống sót của nền văn minh này, còn giữ lại trong nền văn hiến 5000 năm những bí ẩn huyền vĩ đó.

Posted Image

Có thể coi như đây là một giả thuyết và được minh chứng sau đây.

Còn tiếp

------------------------------------------------------------------------------

Văn minh Lạc Việt.

I - Cội nguồn lịch sử của thuyết Âm Dương Ngũ hành và Kinh Dịch.

Nền văn minh Hoa Hạ đã được minh chứng không phải là cội nguồn Lý học Đông phương. Vậy thì phải có một nền văn minh, một xã hội là chủ nhân của nền văn minh này. Vì nó không thể từ trên trơì rơi xuống.

Nền văn minh ấy đã được mình chứng rằng: Đó chính là nền văn minh Lạc Việt ở miền nam sông Dương Tử. Những di sản phi vật thể còn lại của nền văn minh này, nhưng tư liệu lịch sử, những bằng chứng khảo cổ đã minh chứng những dấu ấn của thuyết Âm Dương ngũ hành còn lại trong nền văn minh này và xác nhận chú quyền của nó.

Posted ImagePosted ImagePosted ImagePosted Image

Lịch sử thuyết Âm Dương Ngũ hành thuộc về người Lạc Việt ở Nam Dương tử, sẽ chẳng có tác dụng gì, nếu nó vẫn ngớ ngẩn với nguyên si nội dung mà sách Hán chuyển tải đến ngay nay, theo kiểu "Thái Cực tức là Vô cực"...Nó sẽ chỉ là một thứ tranh chấp bản quyền ngớ ngẩn vì quyền lợi và thói hư danh của con người, như các vụ kiện xảy ra trên thế giới.

Nhưng vấn đề không đơn giản như vậy...

II - Nội dung thuyết Âm Dương Ngũ hành nhìn từ văn minh Lạc Việt.

Nền văn minh Lạc Việt xác định khác hẳn về nguyên lý căn để của tất cả các phương pháp ứng dụng trong cổ thư chữ Hán.

Đó là nguyên lý:

"Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt".

Posted Image

Đây chính là chiếc chìa khóa mở ra tất cả những bí ẩn của nền văn minh Đông phương, một thời bí ẩn đến huyền vĩ. Nguyên lý này đã thay thế cho nguyên lý "Hậu Thiên Văn Vương phối Lạc Thư", mà văn bản chữ Hán miêu tả có nguồn gốc từ trên lưng con rủa ở sông Lạc Thủy.

Từ nguyên lý căn để này, giải thích một cách hợp lý tất cả các vấn đề liên quan trong mọi phương pháp ứng dụng và điều quan trong hơn cả là nó đã thống nhất tất cả các phương pháp ứng dụng trong nguyên lý căn để này. Từ đó, nó xác định rằng:

Thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là một học thuyết nhất quán, hoàn chỉnh, có tính hợp lý nội tại, tính quy luật và tính khách quan - ngay từ sự hình thành nên nó - và khả năng tiên tri.

Hay nói cách khác: Nội dung thuyết Âm Dương Ngũ hành phục hồi nhân danh nền văn hiến Lạc Việt với lịch sử trải gần 5000 năm, hoàn toàn phù hợp với tiêu chí khoa học hiện địa cho một lý thuyết khoa học.

Trên cơ sở này chính là điều kiện để thống nhất tất cả những cái gọi là "trường phái " Phong Thủy trong các giai đoạn phát triển khác nhau được coi là xuất phát từ văn minh Hán, trở về với cội nguồn đích thực của nó là một khoa ứng dụng nổi tiếng của nền văn minh Đông phương - Tôi gọi tên là Phong Thủy Lạc Việt để xác định lịch sử của nó và phân biệt với khái niệm phong thủy vốn lưu truyền sai lệch trong các bản văn chữ Hán.

III - Khả năng phản ánh thực tại khách quan:

Trân cơ sở nguyên lý căn để được xác định từ văn minh Lạc Việt - Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ" - Thuyết Âm Dương Ngũ hành đã chứng tỏ rất rõ nét một thực tại khách quan làm nền nền tảng nhận thức tạo ra nó. Đó chính là tri thức thiên văn cổ Đông phương và sự tương tác có tính quy luật của vũ trụ.

III - 1:

Nó minh chứng rằng: Tử Vi chính là các hiệu ứng tương tác có qui luật từ các ngôi sao trên Thái Dương Hệ và trên bầu trời Thái Dương hệ

So sánh tính chất Ngũ hành của Hà đồ với Thiên Bàn 12 cung Tử Vi

(IMG:http://i286.photobucket.com/albums/ll114/t...htbqlv-hdcc.jpg)

(IMG:http://i286.photobucket.com/albums/ll114/t...ien1112/64h.jpg)

III - 2:

So sánh Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt với mô hình qui ước tương quan trái Đất và bầu trời Hoàng Đạo.

(IMG:http://i286.photobucket.com/albums/ll114/t...en1112/164h.jpg)

III - 3:

So sánh vận động quĩ đạo chuyển động đảo biểu kiến khi quan sát các vì sao từ trái Đất

với qui ước biểu kiến trong cách tính đại hạn của Tử Vi.

(IMG:http://i286.photobucket.com/albums/ll114/t...en1112/dbk1.jpg)

(IMG:http://s286.photobucket.com/albums/ll114/t...112/th_dbk2.jpg)

III - 4:

Giải thích mối liên hệ của cửu tinh trên Thái Dương Hệ với Địa cầu

(Được đặt tên theo Ngũ Hành - Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ...)

(IMG:http://i286.photobucket.com/albums/ll114/t...ien1112/284.jpg)

vv......vv.......

IV - Kết luận:

Có thể nói rằng:

Kể từ khi xác định cội nguồn Lý học Đông phương thuộc về nền văn minh Lạc Việt với lịch sử trải gần 5000 năm văn hiến, thuyết Âm Dương Ngũ hành đã chứng tỏ là một học thuyết khoa học nhất quán, hoàn chỉnh có khả năng miêu tả mọi điều trong vũ trụ và cuộc sống quanh ta bằng những khái niệm của nó. Học thuyết này giải thích từ sự hình thành vũ trụ cho đến mọi vần đề liên quan đến con người, từ những hạt vật chất đến các thiên hà khổng lồ có tính quy luật, tính khách quan và khả năng tiên tri.

Đây chính là tiêu chí của một lý thuyết thống nhất khoa học mà nhân loại đang mơ ước.

Tri thức khoa học hiện đại đang tiếp tục tiến về phía trước. Nhưng lý thuyết khoa học mới nhất bây giờ và trong tương lai, có thể đúng và có thể sai. Nhưng tất cả những tri thức khoa học được thừa nhận là phản ánh chân lý khách quan, đều có thể tìm thấy những điểm tương đồng của nó trong thuyết Âm Dương Ngũ hành - nhân danh nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử.

Để kết luận bài viết này trên diễn đàn, tôi xin được nhắc lại câu nói nổi tiếng của SW Hawking:

Nếu quả thực có một lý thuyết thống nhất, thì chính nó quyết định còn người có tìm ra nó hay không?

Xin cảm ơn sự quan tâm của quí vị.(*).

--------------------------

* Chi tiết về những minh chứng này. Xin xem các sách đã xuất bản và các tiểu luận của Thiên Sứ - Nguyễn Vũ Tuấn Anh trên diễn đàn lyhocdongphuong.org.vn và trên trang chủ của diễn đàn

Share this post


Link to post
Share on other sites

BÀI THAM KHẢO

QUAN NIỆM CỦA NGƯỜI TRUNG QUỐC VỀ PHONG THỦY

----------------------

Trung Quốc: Tranh cãi về lớp phong thủy kiến trúc

Những ngày gần đây, 2 máy điện thoại tại văn phòng làm việc của ông Từ Thiệu Sam - Phó Tổng thư ký Trung tâm Văn hóa kiến trúc Trung Quốc - hầu như không lúc nào ngớt réo chuông.

Họ là những người gọi đến đăng ký xin học lớp “Văn hoá phong thủy kiến trúc”.

Văn phòng chiêu sinh lớp “Văn hoá phong thủy kiến trúc” gây tranh cãi

Ông Từ than vãn: Sao họ không truy cập vào website của chúng tôi, từ sáng đến giờ chúng tôi đã phải trả lời tới 500 cú điện. Một số người sợ không ghi danh được đã gửi tiền đến trước. Chúng tôi quyết định mở thêm một địa điểm chiêu sinh nữa ở Bắc Kinh.

Muốn học phải nộp 2 vạn tệ học phí

Sự bận rộn của Từ Thiệu Sam bắt nguồn từ việc Trung tâm VHKT trực thuộc Bộ Xây dựng Trung Quốc gần đây ủy quyền cho Viện Nghiên cứu Dịch học thuộc ĐH Nam Kinh mở lớp về “Văn hóa phong thủy kiến trúc”, ai học xong và đạt yêu cầu sẽ được Trung tâm cấp Giấy hành nghề “Văn hóa phong thủy kiến trúc”.

Ông Từ cho biết khoá học sẽ khai giảng vào ngày 1/10, kéo dài 10 ngày, chia làm 2 bậc: phổ cập và chuyên nghiệp. Chương trình học bao gồm: Dịch học (cơ sở triết học của phong thủy), Kiến trúc phong thủy học, Cổ thiên văn học (cơ sở thiên văn học của phong thủy), Phong thủy kiến trúc và môi trường, Phong thủy kiến trúc và quy hoạch kiến trúc. Thời gian học bậc phổ cập kéo dài một tuần, phải nộp lệ phí thi 5.800 tệ, phí nhận bằng 580 tệ (1 tệ tương đương gần 2.000 VND).

Bậc chuyên nghiệp thì chưa xác định thời gian học, nhưng học phí tổng cộng tới 19.680 tệ (gần 40 triệu VND).

Học viên: Có cả thầy bói dạo

Trong khi đến văn phòng của ông Từ lấy tin, phóng viên phát hiện vấn đề được nhiều người quan tâm nhất là học viên vào học có cần có kiến thức cơ sở về Dịch học không? Ông Từ trả lời: “Có thì tốt, không có cũng không sao. Chúng tôi không từ chối bất cứ ai quan tâm đến lĩnh vực này”. Ông nói, hiện nay học viên ghi danh gồm 3 loại: người làm quy hoạch kiến trúc, người xem phong thủy và những người mong học để biết nghề xem phong thủy.

Khi được hỏi “người xem phong thủy có gồm cả những người đi bói dạo ngoài phố không?” ông Từ đáp: “Đúng là gồm cả một số người đang hành nghề bói dạo. Nhưng nếu họ muốn học để nâng cao trình độ bản thân thì chúng tôi không từ chối. Là cơ quan đào tạo, chúng tôi không thể cự tuyệt học sinh”.

Đại học Nam Kinh: Chúng tôi không dính dáng đến lớp học này!

Tin Đại học Nam Kinh sắp mở lớp “Văn hóa phong thủy kiến trúc” nhanh chóng lan đi đã gây nên tranh cãi sôi nổi. Phần lớn ý kiến đều cho rằng, cái gọi là “đào tạo đại sư phong thủy” chỉ là giương chiêu bài để hốt tiền, còn thực chất là mê tín kiểu phong kiến. Trước những ý kiến phê phán gay gắt kiểu đó, Giáo sư Lý Hữu Thư tỏ ra rất khó chịu.

Ông nói: “Phong thủy kiến trúc không thể coi là hoạt động mê tín. Đó là môn địa lý học cổ đại của Trung Quốc… Ai nói đó là mê tín phong kiến là không hiểu biết gì về phong thủy cả”.

Ông còn nói, phong thủy là một loại thuật số Chu Dịch, một hình thái văn hóa đặc thù của văn hóa truyền thống Trung Quốc. Chúng tôi giảng dạy là nhằm chuyển những nội dung khoa học, hợp lý thành kiến thức ứng dụng. Nếu qua quản lý hành nghề có thể dần dần biến các phong thủy sư hành nghề lén lút thành nghề có bằng cấp.

Phía trường ĐH Nam Kinh thì kiên quyết bác bỏ thông tin nói nhà trường mở lớp “Văn hóa phong thủy kiến trúc”. Lớp học này cũng không liên quan gì đến khoa Triết, Giáo sư Lý Hữu Thư tham gia mở lớp này hoàn toàn với tư cách cá nhân, ông ta đã nghỉ hưu, không còn là giảng viên của khoa nữa.

Trong phong thủy có được bao nhiêu phần khoa học?

Bối Tân Danh - Đại sư phong thủy kiến trúc nổi tiếng thế giới - nói: “Phong thủy kiến trúc có tới mấy loại.Ví dụ nói chúng ta làm nhà phải “Bối sơn bàng thủy” (Tựa núi cạnh sông), đó cũng là phong thủy kiến trúc. Tôi cho rằng chúng ta nên tin vào nó, nhưng nếu quá đi một chút sẽ thành mê tín. Điều này thì tôi phản đối”.

Giáo sư Tiến sỹ Thái Đạt Nông - Chủ nhiệm khoa Văn Bác ĐH Phúc Đán, người nổi tiếng trong nghề - cũng cho rằng không nên phóng đại liều lượng khoa học trong phong thủy kiến trúc. Ông cho rằng trong xã hội hiện đại, việc vận dụng phong thủy đã trở thành hành vi thương mại, điều này có liên quan đến tâm lý cầu may mắn tránh rủi ro của mọi người, ngày càng thông dụng.

Trên thực tế, thuật phong thủy cổ đại đã bị thất truyền từ lâu. Cái gọi là phong thủy hiện nay khác biệt rất xa về mặt nội dung với thuật phong thủy cổ đại”.

T.H (Theo Đại dương)

Việt Báo (Theo Tien Phong)

-------------------------------------------------------

Văn minh Lạc Việt.

I - Cội nguồn lịch sử của thuyết Âm Dương Ngũ hành và Kinh Dịch.

Nền văn minh Hoa Hạ đã được minh chứng không phải là cội nguồn Lý học Đông phương. Vậy thì phải có một nền văn minh, một xã hội là chủ nhân của nền văn minh này. Vì nó không thể từ trên trơì rơi xuống.

Nền văn minh ấy đã được mình chứng rằng: Đó chính là nền văn minh Lạc Việt ở miền nam sông Dương Tử. Những di sản phi vật thể còn lại của nền văn minh này, nhưng tư liệu lịch sử, những bằng chứng khảo cổ đã minh chứng những dấu ấn của thuyết Âm Dương ngũ hành còn lại trong nền văn minh này và xác nhận chú quyền của nó.

Posted ImagePosted ImagePosted ImagePosted Image

Lịch sử thuyết Âm Dương Ngũ hành thuộc về người Lạc Việt ở Nam Dương tử, sẽ chẳng có tác dụng gì, nếu nó vẫn ngớ ngẩn với nguyên si nội dung mà sách Hán chuyển tải đến ngay nay, theo kiểu "Thái Cực tức là Vô cực"...Nó sẽ chỉ là một thứ tranh chấp bản quyền ngớ ngẩn vì quyền lợi và thói hư danh của con người, như các vụ kiện xảy ra trên thế giới.

Nhưng vấn đề không đơn giản như vậy...

II - Nội dung thuyết Âm Dương Ngũ hành nhìn từ văn minh Lạc Việt.

Nền văn minh Lạc Việt xác định khác hẳn về nguyên lý căn để của tất cả các phương pháp ứng dụng trong cổ thư chữ Hán.

Đó là nguyên lý:

"Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt".

Posted Image

Hậu Thiên Lạc Việt - Cửu cung Hà đồ

Posted Image

Đây chính là chiếc chìa khóa mở ra tất cả những bí ẩn của nền văn minh Đông phương, một thời bí ẩn đến huyền vĩ. Nguyên lý này đã thay thế cho nguyên lý "Hậu Thiên Văn Vương phối Lạc Thư", mà văn bản chữ Hán miêu tả có nguồn gốc từ trên lưng con rủa ở sông Lạc Thủy.

Từ nguyên lý căn để này, giải thích một cách hợp lý tất cả các vấn đề liên quan trong mọi phương pháp ứng dụng và điều quan trong hơn cả là nó đã thống nhất tất cả các phương pháp ứng dụng trong nguyên lý căn để này. Từ đó, nó xác định rằng:

Thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là một học thuyết nhất quán, hoàn chỉnh, có tính hợp lý nội tại, tính quy luật và tính khách quan - ngay từ sự hình thành nên nó - và khả năng tiên tri.

Hay nói cách khác: Nội dung thuyết Âm Dương Ngũ hành phục hồi nhân danh nền văn hiến Lạc Việt với lịch sử trải gần 5000 năm, hoàn toàn phù hợp với tiêu chí khoa học hiện địa cho một lý thuyết khoa học.

Trên cơ sở này chính là điều kiện để thống nhất tất cả những cái gọi là "trường phái " Phong Thủy trong các giai đoạn phát triển khác nhau được coi là xuất phát từ văn minh Hán, trở về với cội nguồn đích thực của nó là một khoa ứng dụng nổi tiếng của nền văn minh Đông phương - Tôi gọi tên là Phong Thủy Lạc Việt để xác định lịch sử của nó và phân biệt với khái niệm phong thủy vốn lưu truyền sai lệch trong các bản văn chữ Hán.

III - Khả năng phản ánh thực tại khách quan:

Trân cơ sở nguyên lý căn để được xác định từ văn minh Lạc Việt - Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ" - Thuyết Âm Dương Ngũ hành đã chứng tỏ rất rõ nét một thực tại khách quan làm nền nền tảng nhận thức tạo ra nó. Đó chính là tri thức thiên văn cổ Đông phương và sự tương tác có tính quy luật của vũ trụ.

III - 1:

Nó minh chứng rằng: Tử Vi chính là các hiệu ứng tương tác có qui luật từ các ngôi sao trên Thái Dương Hệ và trên bầu trời Thái Dương hệ

So sánh tính chất Ngũ hành của Hà đồ với Thiên Bàn 12 cung Tử Vi

(IMG:http://i286.photobucket.com/albums/ll114/t...htbqlv-hdcc.jpg)

(IMG:http://i286.photobucket.com/albums/ll114/t...ien1112/64h.jpg)

III - 2:

So sánh Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt với mô hình qui ước tương quan trái Đất và bầu trời Hoàng Đạo.

(IMG:http://i286.photobucket.com/albums/ll114/t...en1112/164h.jpg)

III - 3:

So sánh vận động quĩ đạo chuyển động đảo biểu kiến khi quan sát các vì sao từ trái Đất

với qui ước biểu kiến trong cách tính đại hạn của Tử Vi.

(IMG:http://i286.photobucket.com/albums/ll114/t...en1112/dbk1.jpg)

(IMG:http://s286.photobucket.com/albums/ll114/t...112/th_dbk2.jpg)

III - 4:

Giải thích mối liên hệ của cửu tinh trên Thái Dương Hệ với Địa cầu

(Được đặt tên theo Ngũ Hành - Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ...)

(IMG:http://i286.photobucket.com/albums/ll114/t...ien1112/284.jpg)

vv......vv.......

IV - Kết luận:

Có thể nói rằng:

Kể từ khi xác định cội nguồn Lý học Đông phương thuộc về nền văn minh Lạc Việt với lịch sử trải gần 5000 năm văn hiến, thuyết Âm Dương Ngũ hành đã chứng tỏ là một học thuyết khoa học nhất quán, hoàn chỉnh có khả năng miêu tả mọi điều trong vũ trụ và cuộc sống quanh ta bằng những khái niệm của nó. Học thuyết này giải thích từ sự hình thành vũ trụ cho đến mọi vần đề liên quan đến con người, từ những hạt vật chất đến các thiên hà khổng lồ có tính quy luật, tính khách quan và khả năng tiên tri.

Đây chính là tiêu chí của một lý thuyết thống nhất khoa học mà nhân loại đang mơ ước.

Tri thức khoa học hiện đại đang tiếp tục tiến về phía trước. Nhưng lý thuyết khoa học mới nhất bây giờ và trong tương lai, có thể đúng và có thể sai. Nhưng tất cả những tri thức khoa học được thừa nhận là phản ánh chân lý khách quan, đều có thể tìm thấy những điểm tương đồng của nó trong thuyết Âm Dương Ngũ hành - nhân danh nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử.

Để kết luận bài viết này trên diễn đàn, tôi xin được nhắc lại câu nói nổi tiếng của SW Hawking:

Nếu quả thực có một lý thuyết thống nhất, thì chính nó quyết định còn người có tìm ra nó hay không?

Xin cảm ơn sự quan tâm của quí vị.(*).

--------------------------

* Chi tiết về những minh chứng này. Xin xem các sách đã xuất bản và các tiểu luận của Thiên Sứ - Nguyễn Vũ Tuấn Anh trên diễn đàn lyhocdongphuong.org.vn và trên trang chủ của diễn đàn

-----------------------------------------------------------

(Liêm Trinh @ Nov 3 2009, 11:55 AM) Posted ImageKính cụ tiến sỹ

Có một điểm Liêm trinh rât trân trọng cụ ở chỗ tâm huyết với tổ tông giống nòi. Trong mục này của cụ ngoài một lý thuyết suyên suốt của vũ trụ có thể cụ đang sáng tạo ra, còn một mục nữa rất quan trọng là chứng minh Việt sử hơn 4000 năm. Liêm trinh nghĩ muốn biết người xưa làm như thế nào thì đành học cách của người xưa nằm ngửa trên thảm cỏ mượt mà ngắm bầu trời sao long lanh huyền ảo cụ ạ.

Kính cụ tiến sỹ

Bác Liêm Trinh thân mến.

Người xưa từ những nhận thức trực quan sinh động - trải qua bao thăng trầm và sự tiến hóa mới đạt đến Lý thuyết xuyên suốt - Lý thuyết thống nhất. Chỉ cần nhìn lại 10. 000 năm tiến hóa của nhân loại hiện đại với lịch sử nhận thức được như hiện nay thì chúng ta thấy rằng:

Để có được một cái kiến thức khoa học hiện đại như hiên nay - vẫn còn đang mơ hồ về việc có hay không một lý thuyết thống nhất - thì nhân loại đã trải qua bao thăng trầm, vinh quang và tủi nhục. Như vậy, để có một lý thuyết thống nhất, còn gian nan như thế nào? Nếu chúng ta lặp lại con đường mà cổ nhân đã đi qua để xác định thì không khác gì chúng ta bước lại chặng đường đầy gian nan trải hàng vạn năm tiến hóa.

Chúng ta có con đường tắt đi nhanh hơn nhiều. Về nguyên tắc thì một lý thuyết thống nhất sẽ quan niệm vũ trụ bản chất không có thời gian, không gian và lượng số. Tất yếu không có quá khứ, vị lại và hiện tại. Chúng ta có thể xác định chuyện này qua việc đi tắt. Nó tương tự như chuyện khoa học viễn tưởng về cỗ máy xuyên không gian và thời gian vậy.

Nếu cái thế giới này sẵn sàng bỏ ra hàng trăm tỷ Euro để đi tìm Hạt của Chúa - mà Thiên Sứ tôi đã xác định thất bại - thì nó chỉ cần nhín ra 1 tỷ Euro để phục hồi và hoàn thiện "một lý thuyết từ một nền văn minh cổ xưa sẽ quay lại với nhân loại" (Lời của nhà tiên tri Vanga).

Lý thuyết ấy sẽ quyết định tương lai của nhân loại , khi SW Hawking phát biểu rằng:

Nếu quả thật có một lý thuyết thống nhất thì nó sẽ quyết định con người tìm ra nó hay không?(*)

------------------------------

*Chú thích:

Để phục hồi và hoàn thiện thuyết Âm Dương Ngũ hành:

Điều kiện tiên quyết là xác định Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến. Không thừa nhận điều này thì chính lý thuyết ấy quyết định rằng:

Con người sẽ không bao giờ tìm ra một Lý thuyết thống nhất!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính thưa quí vị quan tâm.

Trên báo Tia Sáng số 21 - ra ngày: 5/ 11 - 2009 đã bắt đầu đăng lại toàn bộ nội dung cuộc trao đổi giữa Giáo sư Đào Vọng Đức với Thiên Sứ tôi.

Chúng tôi sẽ gửi tặng anh chị em có như cầu tham khảo.

Posted Image)

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

BÀI THAM KHẢO

Về một cái nhìn hiện đại với thuyết Âm Dương Ngũ hành.

-----------------------------------------------------

Với cái nhìn như bài dưới đây thì thuyết Âm Dương Ngũ hành chẳng là cái gì đáng quan tâm.

Thiên Sứ

-----------------------------------------------------

Sự hình thành và phát triển học thuyết âm dương ngũ hành trong tư tưởng cổ đại Trung Quốc

Trần Thị Huyền

Tạp chí Triết học

08:45' PM - Thứ hai, 26/06/2006

Nguồn: chungta.com

Học thuyết âm dương ngũ hành không những được nhiều trường phái triết học tìm hiểu lý giải, khai thác mà còn được nhiều ngành khoa học khác quan tầm vận dụng. Có thể nói, ít có học thuyết triết học nào lại thâm nhập vào nhiều lĩnh vực của tri thức và được vận dụng để lý giải nhiều vấn đề của tự nhiên, xã hội như học thuyết này.

Việc sử dụng phạm trù âm dương ngũ hành đánh dấu bước phát triển đầu tiên của tư duy khoa học phương Đông nhằm đưa con người thoát khỏi sự khống chế về tư tưởng của các khái niệm thượng đế, quỷ thần truyền thống. Chính vì thế, sự tìm hiểu học thuyết âm dương ngũ hành là một việc cần thiết để lý giải những đặc trưng của triết học phương Đông.

Lý luận về âm dương được viết thành văn lần đầu tiên xuất hiện trong sách "Quốc ngữ". Tài liệu này mô tả âm dương đại biểu cho hai dạng vật chất tồn tại phổ biến trong vũ trụ, một dạng có dương tính, tích cực, nhiệt liệt, cứng cỏi và một dạng có âm tính, tiêu cực, lạnh nhạt, nhu nhược... Hai thế lực âm và dương tác động lẫn nhau tạo nên tất cả vũ trụ. Sách "Quốc ngữ" nói rằng "khí của trời đất thì không sai thứ tự, nếu mà sai thứ tự thì dân sẽ loạn, dương mà bị đè bên dưới không lên được, âm mà bị bức bách không bốc lên được thì có động đất".

Lão Tử (khoảng thế kỷ V - VI trước CN) cũng đề cập đến khái niệm âm dương. Ông nói: “Trong vạn vật, không có vật nào mà không cõng âm và bồng dương”, ông không những chỉ tìm hiểu quy luật biến hoá âm dương của trời đất mà còn muốn khẳng định trong mỗi sự vật đều chứa đựng thuộc tính mâu thuẫn, đó là âm dương.

Học thuyết âm dương được thể hiện sâu sắc nhất trong "Kinh Dịch". Tương truyền, Phục Hy (2852 trước CN) nhìn thấy bức đồ bình trên lưng con long mã trên sông Hoàng Hà mà hiểu được lẽ biến hóa của vũ trụ, mới đem lẽ đó vạch thành nét. Đầu tiên vạch một nét liền (-) tức "vạch lề" để làm phù hiệu cho khí dương và một nét đứt (--) là vạch chẵn để làm phù hiệu cho khí âm. Hai vạch (-), (--) là hai phù hiệu cổ xưa nhất của người Trung Quốc, nó bao trùm mọi nguyên lý của vũ trụ, không vật gì không được tạo thành bởi âm dương, không vật gì không được chuyển hóa bởi âm dương biến đổi cho nhau. Các học giả từ thời thượng cổ đã nhận thấy những quy luật vận động của tự nhiên bằng trực quan, cảm tính của mình và ký thác những nhận thức vào hai vạch (--) (-) và tạo nên sức sống cho hai vạch đó. Dịch quan niệm vũ trụ, vạn vật luôn vận động và biến hóa không ngừng, do sự giao cảm của âm dương mà ra, đồng thời coi âm dương là hai mặt đối lập với nhau nhưng cùng tồn tại trong một thể thống nhất trong mọi sự vật từ vi mô đến vĩ mô, từ một sự vật cụ thể đến toàn thể vũ trụ.

Theo lý thuyết trong "Kinh Dịch" thì bản nguyên của vũ trụ là thái cực, thái cực là nguyên nhân đầu tiên, là lý của muôn vật: "Dịch có thái cực sinh ra hai nghi, hai nghi sinh ra bốn tượng, bốn tượng sinh ra tám quẻ". Như vậy, tác giả của “Kinh Dịch" đã quan niệm vũ trụ, vạn vật đều có bản thể động. Trong thái cực, thiếu dương vận động đến thái dương thì trong lòng thái dương lại nảy sinh thiếu âm, thiếu âm vận động đến thái âm thì trong lòng thái âm lại nảy sinh thiếu dương. Cứ như thế, âm dương biến hoá liên tục, tạo thành vòng biến hóa không bao giờ ngừng nghỉ. Vì thế, các nhà làm Dịch mới gọi tác phẩm của mình là "Kinh Dịch”. Ở "Kinh Dịch", âm dương được quan nệm là những mặt, những hiện tượng đối lập. Như trong tự nhiên: sáng - tối, trời - đất, đông - tây, trong xã hội: quân tử - tiểu nhân, chồng - vợ, vua - tôi... Qua các hiện tượng tự nhiên, xã hội, các tác giả trong "Kinh Dịch" đã bước đầu phát hiện được những mặt đối lập tồn tại trong các hiện tượng đó và khẳng định vật nào cũng ôm chứa âm dương trong nó: "vật vật hữu nhất thái cực" (vạn vật, vật nào cũng có một thái cực, thái cực là ầm dương). Nhìn chung, toàn bộ “Kinh dịch” đều lấy âm dương làm nền tảng cho học thuyết của mình.

Vấn đề âm dương trong trời đất, trong vạn vật liên quan tới sự sống con người được bàn nhiều nhất trong nội dung trao đổi y học, y thuật giữa Hoàng đế và Kỳ Bá qua tác phẩm "Hoàng đế Nội kinh". Tác phẩm này lấy âm dương để xem xét nguồn gốc của các tật bệnh. "Âm dương, đó là cái đạo của trời đất, kỷ cương của vạn vật, cha mẹ của sự biến hóa, gốc ngọn của sự sinh sát, phủ tạng của thần minh, trị bệnh phải cần ở gốc, cho nên tích luỹ dương làm trời, tích lũy âm làm đất, âm tĩnh đương động, dương sinh âm trưởng, dương sát âm tàng, dương hóa khí, âm tàng hình".

Tác phẩm này còn bàn đến tính phổ biến của khái niệm âm dương. Theo tác phẩm thì trời thuộc dương, đất thuộc âm, mặt trời thuộc dương, mặt trăng thuộc âm. Âm dương là khái niệm phổ biến của trời đất. Mọi sự vật, hiện tượng trong vũ trụ đều có thể lấy âm dương làm đại biểu. Thông qua quy luật biến đổi âm dương trong tự nhiên mà cố thể suy diễn, phân tích luật âm dương trong cơ thể con người.

Từ những quan niệm trên về âm dương, người xưa đã khái quát thành quy luật để khẳng định tính phổ biến của học thuyết này: Trước hết, âm dương là hai mặt đối lập với nhau nhưng lại thống nhất với nhau, cùng tồn tại phổ biến trong các sự vật, hiện tượng của giới tự nhiên. Âm dương đối lập, mâu thuẫn nhau trên nhiều phương diện. Về tính chất: dương thì cứng, nóng, âm thì mềm, lạnh. Về đường đi lối về: dương là thăng (đi lên), âm là giáng (đi xuống), "cái này đi ra thì cái kia đi vào, cái này dịch sang bên trái, thì cái kia dịch sang bên phải".

Âm dương còn đối lập nhau cả ở phương vị nữa. Theo "Nội kinh", khí dương lấy phía Nam làm phương vị, lấy phía Bắc làm nơi tàng thế. Khí âm lấy phía Bắc làm phương vị, lấy phía Nam làm nơi tiềm phục. Nếu suy rộng hơn nữa thì phàm những thuộc tính tương đổi như hoạt động với trầm tĩnh, sáng sủa với đen tối, đông - tây, trong xã hội : quân tử - tiểu nhân, hưng phấn với ức chế, vô hình với hữu hình... chồng - vợ, vua - tôi... Qua các hiện tượng tự không một cái gì không phải là quan hệ đối nhiên, xã hội, các tác giả trong "Kinh Dịch" đã lập của âm dương. Do đó, âm dương tuy là bước đầu phát hiện được những mặt đối lập khái niệm trừu tượng nhưng nó có sẵn cơ sở tồn tại trong các hiện tượng đó và khẳng định vật chất, nó có thể bao quát và phổ cập tất cả vật nào cũng ôm chứa âm dương trong nó: các thuộc tính đối lập của mọi sự vật, âm "vật vật hữu nhất thái cực" (vạn vật, vật nào dương tuỳ đối lập, mâu thuẫn nhau, song cũng có một thái cực, thái cực là âm dương), không tách biệt nhau mà xâm nhập vào nhau, không phải là tuyệt đối mà là tương đối, không phải là đại biểu cố định cho một số sự vật nào đó mà là đại biểu cho sự chuyển biến, đối lập của tất cả các sự vật. Song âm dương không phải là hai mặt tách rời nhau và chỉ có đấu tranh với nhau mà còn thống nhất với nhau, nương tựa vào nhau để tồn tại, "âm là cái dương vẫn tìm, mềm là cái dương vẫn lấn".

Trong vũ trụ, cái gì cũng thế, "cô dương thì bất sinh, cô âm thì bất trường". Nếu chỉ một mình dương hay một mình âm thì không thể sinh thành, biến hóa được. Nếu một mặt mất đi thì mặt kia cũng mất theo, "dương cô thì âm tuyệt", âm dương phải lấy nhau để làm tiền đề tồn tại cho mình. Ngay cả cái gọi là âm dương cũng chỉ có ý nghĩa tương đối, vì trong dương bao giờ cũng có âm, trong âm bao giờ cũng có dương. Khi dương phát triển đến thái dương thì trong lòng nó đã xuất hiện thiếu dương rồi, khi âm phát triển đến thái âm thì trong lòng nó đã xuất hiện thiếu âm rồi. Sở dĩ gọi là âm vì trong nó phần âm lấn phần dương, sở dĩ gọi là dương vì trong nó phần dương lấn phần âm. Âm dương bao giờ cũng nương tựa vào nhau. Sách Lão Tử viết: "phúc là chỗ núp của họa, họa là chỗ dựa của phúc”.

Bên cạnh quy luật âm dương đối lập, thống nhất còn có quy luật tiêu trưởng và thăng bằng của âm dương nhằm nói lên sự vận động không ngừng, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa hai mặt âm dương để duy trì tình trạng thăng bằng tương đối của sự vật. Nếu mặt này phát triển thái quá sẽ làm cho mặt khác suy kém và ngược lại. Từ đó làm cho hai mặt âm dương của sự vật biến động không ngừng. Sự thắng phục, tiêu trưởng của âm dương theo quy luật "vật cùng tắc biến, vật cực tắc phản". Sự vận động của hai mặt âm dương đến mức độ nào đó sẽ chuyển hóa sang nhau gọi là "dương cực sinh âm, âm cực sinh dương". Sự tác động lẫn nhau giữa âm đương luôn nảy sinh hiện tượng bên này kém, bên kia hơn, bên này tiến, bên kia lùi. Đó chính là quá trình vãn động, biến hóa và phát triển của sự vật, đồng thời cũng là quá trình đấu tranh tiêu trưởng của âm dương.

Những quy luật cơ bản của âm dương nói lên sự mâu thuẫn, thống nhất, vận động và phát triển của một dạng vật chất, âm dương tương tác với nhau gây nên mọi sự biến hóa của vũ trụ. Cốt lõi của sự tương tác đó là sự giao cảm âm dương. Điều kiện của sự giao cảm đó là sự vật phải trung và "hòa" với nhau. Âm dương giao hòa cảm ứng là vĩnh viễn, âm dương là hai mặt đối lập trong mọi sự vật, hiện tượng. Vì vậy, quy luật âm dương cũng là quy luật phổ biến của sự vận động và phát triển không ngừng của mọi sự vật khách quan.

Nếu như sự vận động không ngừng của vũ trụ đã hướng con người tới những nhận thức sơ khai trong việc cắt nghĩa quá trình phát sinh của vũ trụ và hình thành thuyết âm dương, thì ý tưởng tìm hiểu bàn thể thế giới, bản thể các hiện tượng trong vũ trụ đã giúp cho họ hình thành thuyết ngũ hành. Thuyết ngũ hành có thể hiểu đó là thuyết biểu thị quy luật vận động của thế giới của vũ trụ, nó cụ thể hóa và bổ sung cho thuyết âm dương thêm hoàn bị.

Sự đề cập đầu tiên về ngũ hành được thấy trong tác phẩm "Kinh thư" ở chương "Hồng phạm" qua lời "Cổ Tử cáo với Vua Vũ nhà Chu". Trong Cửu trù "Hồng Phạm" thì ngũ hành về mặt tự nhiên được hình thành bằng những tên của năm loại vật chất cụ thể (kim, mộc, thủy, hỏa, thổ) và kèm theo tính chất của các loại vật chất đó, năm loại vật chất này không thể thiếu được đối với đời sống con người. Đứng về mặt thiên thời, "Hồng phạm" cho rằng có cái gọi là ngữ "kỷ" (một là năm, hai là tháng, ba là ngày, bốn là các vì sao, năm là lịch số). Về hiện tượng xã hội và hiện tượng tinh thần của con người, "Hồng phạm" đề xuất "ngũ sự" và "ngũ phúc". Ngũ sự như: một là tướng mạo, hai là lời nói, ba là trông, bốn là nghe, năm là suy nghĩ. Ngũ phúc như: một là thọ, hai là phúc, ba là thông minh, bốn là hiếu đức, năm là khảo trung mệnh. Qua đó nhận thấy "Hồng phạm" dùng ngũ hành để liên hệ hiện tượng tự nhiên với hiện tượng xã hội, nhằm thuyết minh thế giới là một chỉnh thể thống nhất, có trật tự. Trong tư tưởng đó có chứa đựng nhân tố duy vật, khẳng định ngũ hành là cơ sở của thế giới, tính chất của sự vật đều thể hiện tính năng của năm loại vật chất: thủy, hỏa, kim, mộc, thổ. "Hồng phạm" đã ảnh hưởng rất lớn đến triết học của thời đại phong bến sau này. Các nhà duy vật và duy tâm từ những lập trường và giác độ khác nhau mà rút ra từ "Hồng phạm" những tư tưởng phù hợp với mình. Chính "Hồng phạm" và "Kinh dịch" đã tạo nên cái nền của vu trụ luận.

Trong thiên "Thập nhi kỉ" sách “Lã Thị Xuân Thu" phần nói về mối quan hệ giữa ngũ hành với giới tự nhiên có rõ nét hơn. "Nguyệt lệnh" dùng thuộc tính vốn có của năm loại vật chất và tác dụng (tương sinh) lẫn nhau giữa chúng để thuyết minh cho sự biến hóa của thời tiết bốn mùa. Sự thuyết minh này tuy có tính chất khiên cưỡng nhưng là một quan điểm duy vật. Còn về mặt xã hội thì "Nguyệt lệnh" cũng giống như "Hồng phạm", ý đồ chính trị đã được nâng lên đến mức thể chế hành động của ông vua theo ngũ hành. Người ta lấy sự chặt chẽ của trật tự ngũ hành và quan hệ sinh khắc của nó để làm mực thước cai trị xã hội.

Trâu Diễn là một lãnh tụ quan trọng của các nhà ngũ hành thời Chiến quốc. Khi đưa thuyết ngũ hành vào lịch sử ông đã dùng trật tự của ngũ hành để gán ghép cho trật tự của các triều đại vua. Ý tưởng của ông đã thành một nếp khẳng định trong ý thức hệ của giai cấp phong kiến, đến nỗi gây ra cuộc tranh luận về việc chọn tên "hành" cho triều đại nhà Hán (một triều đại mà học thuyết âm dương ngũ hành rất thịnh và được đem ứng dựng vào tất cả các công việc hàng ngày, vào mọi mặt của đời sống xã hội). Lý luận của Trâu Diễn được các danh gia đương thời hấp thụ và quán triệt vào các lĩnh vực của hình thái ý thức xã hội.

Học thuyết ngũ hành của Đổng Trọng Thư một nho si uyên bác đời Hán có nhiều điểm khác với tư tưởng của Cơ Tử vả Trâu Diễn. Đi sáu vào hình thái của quy luật ngũ hành, Đổng Trọng Thư cho rằng: trật tự của ngũ hành bất đầu từ mộc qua hỏa, thổ, kim thủy. Khi phân tích quy luật sinh khắc của ngũ hành, ông đã dựa hẳn vào sự diễn biến của khí hậu bốn mùa. Theo ông, sở dĩ có sự vận chuyển bốn mùa là do khí âm, dương biến đổi.

Trong "Kinh Dịch", khi nói về ngũ hành, các nhà toán học và dịch học đã lý giải nó trên hai hình Hà đồ và Lạc thư. Theo "Kinh Dịch” thì trời lấy số 1 mà sinh thành thủ, đất lấy số 6 mà làm cho thành, đất lấy số 2 mà sinh hành hỏa, trời lấy số 7 mà làm cho thành, trời lấy số 3 mà sinh hành mộc, đất lấy số 8 mà làm cho thành, đất lấy số 4 mà sinh hành kim, trời lấy số 9 mà làm cho thành.

Quan điểm ngũ hành và sự ứng dụng của nó đối với đời sống con người được bàn nhiều nhất trong tác phẩm "Hoàng đế Nội kinh". Những lời bản trong bộ sách này đã khẳng định học thuyết ngũ hành có vai trò hết sức quan trọng đối với y học cổ truyền Trung Quốc.

Mối quan hệ giữa các hành trong ngũ hành được thực hiện qua các quy luật của ngũ hành.

Ngũ hành tương sinh: sinh có nghĩa là tương tác, nuôi dưỡng, giúp đỡ. Giữa các hành trong ngũ hành đều có quan hệ nuôi dưỡng lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau cùng phát sinh và phát triển. Đó gọi là ngũ hành tương sinh. Quan hệ tương sinh của ngũ hành là mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ, thổ sinh kim, kim sinh thủy, thủy sinh mộc.

Ngoài quy luật tương sinh còn có quy luật tương khắc. "Khắc" có nghĩa là chế ước, ngăn trở, loại trừ. Thứ tự của ngũ hành tương khắc là: mộc khắc thổ, thổ khắc thủy, thủy khắc hỏa, hoả khắc kim, kim khắc mộc.

Trong ngũ hành tương sinh đồng thời cũng cổ ngũ hành tương khắc, trong tương khắc cũng ngụ có tương sinh. Đó là quy luật chung về sự vận động, biến hóa của giới tự nhiên. Nếu chỉ có tương sinh mà không có tương khắc thì không thể giữ gìn được thăng bằng, có tương khắc mà không có tương sinh thì vạn vạt không thể có sự sinh hóa. Vi vậy, tương sinh, tương khắc là hai điều kiện không thể thiểu được để duy trì thăng bằng tương đối của hết thảy mọi sự vật.

Quy luật tương sinh tương khắc là chỉ vào quan hệ của ngũ hành dưới trạng thái bình thường. Còn nếu giữa ngữ hành với nhau mà sinh ra thiên thịnh hoặc thiên suy, không thể giữ gìn được thăng bằng, cân đối mà xảy ra trạng thái trái thường thì gọi là "tương thừa", "tương vũ".

Hai học thuyết âm dương ngũ hành được hết hợp làm một từ rất sớm. Nhân vật nổi tiếng nhất trong việc kết hợp hai học thuyết trên là Trâu Diễn. Ông đã dùng hệ thống lý luận âm dương ngũ hành "tương khắc, tương sinh" để giải thích mọi vật trong trời đất và giữa nhân gian. Trâu Diễn là người đầu tiên vận dụng thuyết âm dương ngũ hành vào giải thích các hiện tượng xã hội nói chung.

Cuối thời Chiến Quốc, đầu thời Tần Hán có hai xu hướng khác nhau bàn về sự kết hợp giữa thuyết âm dương và thuyết ngũ hành.

Hướng thứ nhất: Đổng Trọng Thư kết hợp âm dương ngũ hành để giải thích các hiện tượng tự nhiên, xã hội, con người. Theo ông, giữa con người và tự nhiên có một mối quan hệ thần bí. Khi giải đáp về khởi nguồn, kết cấu của vũ trụ, ông đã sáng tạo ra một vị thần có nhân cách đứng trên cả vũ trụ, có ý thức và đạo đức đó là trời. Theo ông, trong vũ trụ con người là sự sáng tạo đặc biệt của trò vượt lên vạn vật, tương hợp với trời, trời có bốn mùa, con người có tứ chi. Từ thuyết "thiên nhân hợp nhất", ông đã dẫn dắt ra mệnh đề "thiên nhân cảm ứng", cho rằng thiên tai là do trời cảnh cáo loài người. Ông còn lợi dụng quan điểm định mệnh trong học thuyết âm dương ngũ hành để nói rằng "dương thiên, âm ác". Tuy Đổng Trọng Thư đưa ra phạm trù "khí", "âm dương", "ngũ hành" để giải thích quy luật biến hóa của thế giới, song ông lại cho rằng những thử khí ấy bi ý chí của thượng đế chi phối. Triết học của ông có màu sắc mục đích luận rõ nét. Bên cạnh đó ông còn nói trời không đổi, đạo cũng không đổi để phủ nhận sự phát triển và biến hóa của thế giới khách quan.

Hướng thứ hai: Tác phẩm "Hoàng Đế Nội kinh" đã sử dụng triết học âm dương ngũ hành làm hệ thống lý luận của y học. Tác phẩm này đã dùng học thuyết trên để giải thích mối quan hệ giữa con người với trời đất: coi con người và hoàn cảnh là một khối thống nhất, con người chẳng qua là cơ năng của trời và đất thu nhỏ lại, con người không thể tách rời giới tụ nhiên mà sinh sống được, con người với giới tự nhiên là tương ứng. Tự nhiên có âm dương ngũ hành thì con người có "thủy hỏa" ngũ tạng. Nội kinh viết: "âm dương là quy luật của trời đất tuy không thấy được nhưng chúng ta có thể hiểu được nó thông qua sự biểu hiện của thủy hỏa khí huyết, trong đó hỏa khí thuộc dương, thủy huyết thuộc âm". Tác phẩm này còn dùng các quy luật âm dương ngũ hành để giải thích mối quan hệ giữa các phú tạng trong cơ thể. Tác phẩm đã vãn dụng sự kết hợp giữa học thuyết âm dương với học thuyết ngũ hãnh để giải thích các hiện tượng tự nhiên cũng như các biểu hiện trong cơ thể con người và mối quan hệ giữa con người với tự nhiên. Đây là một quan điểm hoàn chỉnh và là một điển hình của phép biện chứng thô sơ.

Học thuyết âm dương đã nói rõ sự vật, hiện tượng tồn tại trong thế giới khách quan với hai mặt đối lập thống nhất đó là âm dương. Âm dương là quy luật chung của vũ trụ, là kỉ cương của vạn vật, là khởi đầu của sự sinh trưởng, biến hóa. Nhưng nó sẽ gặp khó khăn khi lý giải sự biến hóa, phức tạp của vật chất. Khi đó nó phải dùng thuyết ngũ hành để giải thích. Vì vậy có kết hợp học thuyết âm dương với học thuyết ngũ hành mới có thể giải thích mọi hiện tượng tự nhiên và xã hội một cách hợp lý.

Hai học thuyết này luôn luôn phối hợp với nhau, hỗ trợ cho nhau, không thể tách rời. Muốn nhìn nhận con người một cách chỉnh thể, đòi hỏi phải vận dụng kết hợp cả hai học thuyết âm dương và ngũ hành. Vì học thuyết âm dương mang tính tổng hợp có thể nói lên được tính đối lập thống nhất, tính thiên lệch và cân bằng của các bộ phận trong cơ thể con người, còn học thuyết ngũ hành nói lên mối quan hệ phức tạp, nhiều vẻ giữa các yếu tố, các bộ phận của cơ thể con người và giữa con người với tự nhiên. Có thể khẳng định, trên cơ bản, âm dương ngũ hành là một khâu hoàn chỉnh, giữa âm dương và ngũ hành có mối quan hệ không thể tách rời.

Âm dương ngũ hành là những phạm trù cơ bản trong tư tưởng của người Trung Quốc cổ đại. Đó cũng là những khái niệm trừu tượng đầu tiên của người xưa để giải thích sụ sinh thành, biến hóa của vũ trụ. Đến thời Chiến quốc, học thuyết âm dương ngũ hành đã phát triển đến một trình độ khá cao và trở thành phổ biến trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên. Song học thuyết âm dương ngũ hành cũng như các học thuyết triết học Trung Quốc cổ đại là thế giới quan của người Trung Hoa ở vào một thời kỳ lịch sử đã lùi vào dĩ vãng, lúc đó lực lượng sản xuất và khoa học còn ở trình độ thấp, cho nên không khỏi có những hạn chế do những điều kiện lịch sử đương thời quy định Đặc biệt, sự phát triển của nó chưa gắn với những thành tựu của khoa học tự nhiên cận hiện đại, nó còn mang dấu ấn của tính trực giác và tính kinh nghiệm. Song học thuyết đó đã trang bị cho con người tư tưởng duy vật khá sâu sắc và độc đáo nên đã trở thành lý luận cho một số ngành khoa học cụ thể.

Nguồn: Tạp chí Triết học

Nội dung trích dẫn(Thiên Huy @ Nov 6 2009, 05:31 PM) Posted ImageNGừơi Trung Quốc không giải thích được thuyết ADNH một cách có hệ thống.

Điều đáng nói là họ đi chiến lược vài chục năm bằng cách "nào đó" kích cho cái "đám dông cộng đồng pha học" Việt Nam chụp cái mũ mê tín dị đoan lên học thuyết này để người TQ có thể một mình ẵm trọn học thuyết mà không bị phá. Cái này có thể gọi là "vừa ăn cướp vừa la làng" "đóa" chú! (IMG:http://www.lyhocdongphuong.org.vn/diendan/...ult/biggrin.gif)

Ngoài tính hệ thống, chú Thiên Sứ chỉ cần viết một bài làm lộ rõ tính biện chứng trong học thuyết ADNH => "đám dông cộng đồng pha học" sẽ nhìn lại một cách "pha học" (IMG:http://www.lyhocdongphuong.org.vn/diendan/...ult/biggrin.gif)

Lịch sử thuyết âm Dương Ngũ hành của Tàu thì như kẹo lạc ăn với rau muống. Nội dung thì giống bánh mỳ bate nhai với cà. Tính phản ánh hiện thực thì không.

Chẳng bao giờ nó là của Trung Quốc cả.

Chú cứ tà tà nhưng sẽ viết.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính thưa quí vị quan tâm.

Nhà nghiên cứu Ngô Trung Việt gửi email cho tôi và một số nhà nghiên cứu, có ý kiến về mối liên hệ giữa Lý học Đông phương và khoa học hiện đại. Được sự đồng ý của tác giả. Tôi đưa ý kiến của Ts. Ngô Trung Việt lên đây để quí vị tham khảo và tôi sẽ trả lời trực tiếp ở đây

Xin cảm ơn sự quan tâm của quí vị.

-----------------------

Kính gửi các anh

PhạmViệt Hưng, Nguyễn Vũ Tuấn Anh, Nguyễn Thế Trung

và các anh chị có quan tâm,

Có nhiều vấn đề thực tế xảy ra và mỗi người đều có một quan điểm, một chính kiến, một cách kiến giải riêng. Vì vậy nếu chúng ta không xác định được các góc nhìn, các chiều kích chung thì khó mà đi tới hiểu biết thống nhất. Vì vậy tôi muốn trao đổi một chút về việc xác lập góc nhìn toàn bộ vấn đề, rồi sau đó tuỳ mối quan tâm của mỗi người mà có thể đi chuyên sâu vào các góc độ khác nhau.

Phương Đông và phương Tây có những cách nhìn nhận thế giới và cuộc sống khác nhau, điều đó là đương nhiên và thường tình. Phương Tây chú trọng tới thế giới khách quan và dựa vào logic thuần tuý để mô tả và diễn giải mọi sự trong thế giới khách quan, do đó khoa học và công nghệ đã phát triển và tạo ra tiện nghi cuộc sống tốt hơn nhiều cho con người và xã hội. Phương Đông chú trọng tới thế giới chủ quan, nhất là những điều diễn ra bên trong từng con người, và dựa vào chiêm nghiệm, mô tả cảm nhận con người để hình dung mối tương tác giữa chủ thể và đối thể, do đó nó ít để ý tới thế giới bên ngoài, và thực tế trong hàng nghìn năm vẫn nghèo đói, mặc dầu có những cá nhân xuất chúng vượt ra ngoài thế giới nhị nguyên.

Nhưng cho tới nay, các cách tiếp cận thuần tuý hướng ngoại hay hướng nội đã không cho kết quả tốt đẹp, chúng mới chỉ là các mảnh mẩu của một toàn thể. Vì vậy một sự tổng hợp mới của cả hai thái độ, hai quan niệm, vượt lên trên nhị nguyên của thế giới này là điều cần thiết. Và vấn đề là chúng ta nên có một lí thuyết giải thích thế giới tốt hơn hay chúng ta nên có một nhân sinh quan, thế giới quan tốt hơn để sống cuộc sống thực của mình? Câu hỏi này để dành cho mọi người tự suy nghĩ và hành động. Nhưng dẫu sao, mọi lí thuyết cũng chỉ là lí thuyết, dù hay hay không hay, được thừa nhận hay không thừa nhận, thì cũng không quan trọng bằng việc chúng ta sống và làm thế nào trong muôn vàn mọi sự đang diễn ra.

Tôi thấy có mấy vấn đề muốn trao đổi với các anh về cách nhìn mọi sự mà không bị bó hẹp vào bất kì một định kiến hay một mối quan tâm nào. Trước hết, theo quan niệm phương Đông, ba yếu tố đầu tiên được quan niệm là: thiên, địa, nhân. Nếu xét theo thứ tự thì đương nhiên thiên (trời) có trước rồi đến địa (đất) và cuối cùng là nhân (người). Nhưng mặt khác, đây là ba nền tảng, đây là ba góc độ khác nhau để tạo ra thế giới quan và nhân sinh quan của từng người hay của xã hội. Có nghĩa là chúng ta đặt mọi giải thích của chúng ta bắt đầu từ đâu, thiên hay địa hay nhân, thì chúng ta sẽ có các lí thuyết, các kiến giải khác nhau.

Nếu chúng ta lấy thiên làm cơ sở để xem xét mọi sự, chúng ta sẽ thấy là cái gì đó tự nhiên xảy ra trong thế giới, bên ngoài chúng ta và chi phối mọi sự việc. Từ cách hiểu này đi tới cảm nhận về các loại thần, điều người nguyên thuỷ lí giải cho mọi hiện tượng thiên nhiên. Thần chỉ là một cách mô tả các lực biến chuyển bên ngoài qua việc nhân cách hoá, đưa yếu tố kiểu như con người vào làm phát sinh ra lực biến đổi đó. Từ quan điểm lấy mọi sự bên ngoài xảy ra do một ai đó tạo ra, phát triển thành quan niệm về một Thượng đế toàn năng toàn diện sáng tạo ra thế giới và chi phối mọi hoạt động của thế giới. Và từ đó rất nhiều tôn giáo đã mặc nhiên coi rằng cần tôn thờ một đấng Thượng đế toàn năng toàn diện như vậy.

Khoa học phát triển, trí tuệ con người đã bác bỏ cách nghĩ ấu trĩ về các thần chi phối thế giới khách quan bằng việc phát hiện ra các qui luật vật lí chi phối thế giới vật lí. Khoa học nói không có thần, chỉ có các qui luật khách quan chi phối diễn biến của mọi sự. Khoa học đưa ra các lí thuyết giải thích thế giới trên cơ sở tương tác giữa các lực tự nhiên. Một lần nữa, các lực tự nhiên lại được đề cập tới, nhưng không dưới dạng nhân cách hoá, mà dưới dạng mối quan hệ số lượng, mối quan hệ giữa các yếu tố vật chất, để thực hiện chuyển đổi các dạng thể hiện của năng lượng. Đương nhiên các lực cơ bản này cũng lại là các tiên đề, các cảm nhận, được trừu xuất lên, nhưng sau đó được nhiều thực nghiệm chứng tỏ khớp với thực tế. Và khoa học được xây dựng trên cơ sở các giả thuyết, các quan niệm đó.

Cơ học Newton đã phát triển trong thế kỉ 17-18 với giả định mọi vật đều chuyển động với vận tốc từ 0 tới vô cực, và luôn giữ vận tốc của mình nếu không có gì tác động vào. Giả định này bị xoá bỏ khi người ta coi vận tốc ánh sáng là cực đại, và từ đó lí thuyết tương đối của Eistein phát triển để mô tả nhận biết của con người ở một tầng khác. Đương nhiên cơ học Newton vẫn có tác dụng trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Tuy nhiên vượt ra ngoài điều đó, lên tầm mức các vật thể vũ trụ thì qui luật khác phát huy tác dụng. Điều tương tự cũng đúng khi người ta đi vào thế giới vi mô, và cơ học lượng tử phát triển.

Nhưng có một điều chắc chắn là không có một luật hay một công thức tổng quát cho toàn thể vũ trụ, mặc dầu có công thức, hay qui luật diễn tả cho càng vùng đặc thù nào đó. Toán học cũng đã đề cập tới điều này bằng định lí tính không đầy đủ của Godel: Bất kì lí thuyết hình thức đủ tổng quát nào trong đó mọi chân lí số học có thể được chứng minh thì đều không nhất quán; do đó, bất kì lí thuyết hình thức nhất quán nào, điều có thể chứng minh một số chân lí số học, đều không thể chứng minh được mọi chân lí số học. Suy rộng ra, bất kì một lí thuyết khoa học nào đủ tổng quát thì sẽ phải chứa những phần mâu thuẫn, không nhất quán, hay không thể có công thức tổng quát cho mọi sự. Và bất kì lí thuyết khoa học hoàn chỉnh nào thì bao giờ cũng có những vấn đề mà nó không thể chứng minh hay bác bỏ được.

Một số nhà khoa học vẫn có mong muốn thay vị trí của Thượng đế bằng việc tạo ra một lí thuyết đầy đủ để mô tả thế giới khách quan thông qua hệ thống suy luận logic, điều đi ngược lại định lí Godel. Tuy nhiên trong những phạm vi nhỏ, không toàn bộ, định lí Godel cũng nói rằng có thể xây dựng được các lí thuyết nhất quán trong phạm vi nhỏ đó.

Bây giờ thay vì dựa trên nền tảng thiên, nếu lấy địa làm nền tảng thì đã có những gì đề cập tới? Đây là chỗ phát triển của phong thuỷ. Phong thuỷ quan niệm tất cả mọi sự phát sinh và phát triển đều do đất, đều do các luồng khí trong lòng đất phát xuất lên. Phong thuỷ coi thiên và nhân chỉ là hai yếu tố phụ, sự tăng trưởng và phát triển của mọi sự vật, trong vũ trụ và trong con người, đều do linh khí đất quyết định. Mọi sự hưng vong, thành bại của quốc gia, của con người, theo phong thuỷ xét cho cùng đều do đất quyết định, đúng hơn, đều do từng vùng đất có những hình trạng đặc biệt quyết định. Quan niệm này ăn sâu trong tiềm thức người phương Đông nhưng mới được phương Tây ngỡ ngàng tiếp cận. Ở phương Đông với việc làm nhà mọi người đều tìm thầy phong thuỷ để tìm chỗ tốt và tạo ra hướng tốt cho cuộc sống của mình.

Nhưng thực sự người ta thường chỉ để ý phong thuỷ lúc khởi đầu một sự nghiệp, một công việc nào đó, rồi sau đó người ta quên, không nghĩ tới yếu tố này nữa. Vì vậy địa ít khi được coi như mô hình để diễn tả cho sự tiến hoá và diễn biến của thế giới. Thay vì thế, Kinh Dịch cho người ta một cách thức mô hình hoá và dự báo mọi sự đang xảy ra, vì vậy trong cuộc sống, thay vì dùng phong thuỷ, người phương Đông, nhất là một số người có khả năng cảm nhận thông tin, thường dùng Kinh Dịch để dự đoán những sự kiện có thể xảy ra trong thời gian gần. Và đối với đời người thì Tử Vi là một mô hình khác dựa trên mối quan hệ tương tác giữa các lực trong đời người (mà người ta thường gọi là sao) để đưa ra các dự đoán về quá khứ và tương lai của mỗi người. Nhiều người quan tâm tới các yếu tố này. Nhưng xét cho cùng, Kinh Dịch hay Tử Vi không cho người ta mô hình của những vận động lớn của vũ trụ hay những vận động nhỏ của lượng tử, như các lí thuyết dựa trên thiên đã phát triển, cũng không cho người ta biết bản thân người ta thế nào, như các quan niệm về nhân sẽ nói dưới đây. Thay vì thế, nó cho người ta những thông tin lân cận trong cuộc sống của người ta để biết là chính, vì người ta không có khả năng thay đổi các tiến trình quanh người ta khi người ta chưa hiểu được chính mình.

Chính ở đây nền tảng nhân bắt đầu lộ diện và cho người ta một nhân sinh quan khác, một cách nhìn nhận thế giới khác. Nếu như nền tảng thiên và địa đều lấy thế giới đối thể, thế giới khách quan làm đối tượng tìm hiểu và mô tả để rồi con người có thể biết thêm cái gì đó về thế giới quanh mình, thì nền tảng nhân lấy thế giới chủ thể là chính, và mọi giải thích đều sẽ dựa trên thế giới chủ thể này. Có nghĩa là người ta không xuất phát từ cái xa xôi bên ngoài để giải thích mọi sự bên ngoài, mà người ta xuất phát từ chính cái hiểu về bản thân mình để nhìn thế giới bên ngoài như nó vậy. Quan niệm về nền tảng nhân nói rằng thế giới khách quan vẫn thế, nhưng mỗi người có một cảm nhận và mô tả về nó khác đi, là do người ta đã phóng chiếu hệ thống tư tưởng và quan niệm của người ta lên thực tại khách quan, do đó thế giới bị đổi mầu theo từng người.

Vì vậy để hiểu đúng được thế giới như nó hiện có thì trước hết người ta phải tự hiểu mình, hiểu cơ chế suy nghĩ, lập luận, tâm trí, hiểu tâm tư tình cảm mình để không bị lệ thuộc vào nó. Chỉ khi một tâm trí trống rỗng những định kiến, những ước định, trống rỗng những ham muốn và thôi thúc, thì thực tế khách quan mới hiện lên như nó vậy. Khi người ta còn bị các ham muốn theo đuổi, thúc giục, mọi sự sẽ hiện ra với vẻ khác. Vì vậy mỗi người thực sự là một tiểu vũ trụ khi so sánh với đại vũ trụ là cái toàn thể. Và một qui luật của tâm thức là tiểu vũ trụ phản ánh đại vũ trụ, một hạt cát phản ánh cả thế giới. Khoa học ngày nay, nhất là trong các thực nghiệm lượng tử người ta đã thấy rõ ảnh hưởng của tâm trí người nghiên cứu lên thực tại làm thay đổi thực tại đang được nghiên cứu.

Phật đã từng phát biểu "Ông là chính ý nghĩ của ông." Nghĩa là suy nghĩ của chúng ta tạo ra cuộc sống của chúng ta, nó không có ngay khi chúng ta mới nghĩ, mà điều chúng ta nghĩ phải mất thời gian mới đi tới hiện thực hoá. Nhưng vì khoảng thời gian xa, từ vài tháng tới vài năm cho nên khi thực tế xảy ra người ta quên mất ý nghĩ khởi phát ban đầu của mình. Chả cần phải tới các thực nghiệm lượng tử mới biết ảnh hưởng của suy nghĩ của con người lên thế giới khách quan, bất kì ai chăm chú theo dõi ý nghĩ của mình đều sẽ thấy được tác động của suy nghĩ đó lên thực tế xung quanh mình.

Trong suốt bốn mươi hai năm thuyết pháp của Phật, trước mọi cuộc nói chuyện ở mọi nơi các đệ tử sẽ đi trước ông ấy để công bố, "Đừng hỏi mười một câu hỏi với Phật, bởi vì ông ấy sẽ không trả lời, cho nên đừng phí hoài thời gian của các ông và của ông ấy." Mười một câu hỏi đó bao gồm mọi thứ mà triết học, thượng đế học, siêu hình được làm ra. Nếu người ta không hỏi mười một câu hỏi đó, chẳng cái gì còn lại để hỏi - chẳng cái gì siêu hình, chỉ còn vấn đề thực tại. Người ta có thể hỏi về cơn giận của mình, tham lam của mình, dục của mình. Người ta có thể hỏi về khổ của mình, đau khổ, cách gạt bỏ nó, nhưng người ta không thể hỏi liệu Thượng đế có không. Người ta không thể hỏi cái gì sẽ xảy ra sau cái chết. Người ta không thể hỏi chân lí là gì, cái đẹp là gì, tốt là gì; ông ấy không cho phép điều đó.

Lấy con người làm nền tảng có nghĩa là chúng ta sẽ nhìn nhận thế giới thông qua nhìn nhận chính cơ chế suy nghĩ và phát triển của mình cũng như của thế giới. Sự phát triển của cơ chế suy nghĩ của con người là thế nào mà nó phản ánh sự phát triển của thế giới? Chúng ta có thể nhìn vào quan điểm của Mật tông để thấy sự tương đồng phát triển của tiểu vũ trụ chúng ta và đại vũ trụ thế giới, để bước đầu hình dung cách quan niệm dựa trên nhân là thế nào.

Mật tông, một chi nhánh của Phật giáo, quan niệm rằng cần bắt đầu từ việc dựa vào nhận biết của con người, hiểu cách nghĩ của con người, từ đó hiểu ra toàn thế giới. Mật tông coi vô trí là chỗ bắt đầu cho tất cả và là chỗ kết thúc của tất cả. Từ vô trí sinh ra điều Mật tông gọi là vô thuỷ; từ vô thuỷ sinh ra vô kí ức; từ vô kí ức sinh ra kí ức. Đây là cây Mật tông.

Vô trí, cái không, có nghĩa là mọi cái đều là tiềm năng, không có gì là thực tại. Mọi thứ đều có thể, có lẽ, nhưng không có gì đã xảy ra. Sự tồn tại là giấc ngủ say trong hạt mầm, việc nghỉ ngơi - trạng thái nghỉ ngơi, trạng thái sinh linh chưa biểu hiện.

Trạng thái thứ nhất: vô trí - mọi thứ đều là tiềm năng, cái không là thực tại. Trạng thái thứ hai: vô thuỷ - vẫn cái không đã trở thành thực tại, nhưng mọi thứ mới đang sẵn sàng trở thành thực tại. Theo một đằng nó chính là như trạng thái thứ nhất, nhưng có hơi khác. Trong trạng thái thứ nhất mọi thứ đều tuyệt đối nghỉ; việc nghỉ là tuyệt đối, không cái gì có thể xảy ra trong hàng triệu năm. Trong trạng thái thứ hai vẫn không có gì xảy ra, nhưng mọi thứ đã sẵn sàng để xảy ra vào bất kì lúc nào; tiềm năng là sẵn sàng bùng nổ vào thực tại.

Vô thuỷ có nghĩa là không có gì có nguồn gốc hết, nhưng nó sẵn sàng để sinh ra. Vô thuỷ nghĩa là trạng thái thai nghén. Nó còn chưa xảy ra, cho nên theo cách đó nó tương tự với trạng thái thứ nhất. Nhưng nó đã rất, rất sẵn sàng; theo cách đó nó không giống với trạng thái thứ nhất.

Trạng thái thứ ba được gọi là vô kí ức. Đứa trẻ được sinh ra; kinh nghiệm đã trở thành thực tại. Thế giới đã tới, nhưng vẫn không có tri thức: vô kí ức. Đó là lí do tại sao Mật tông gọi trạng thái này là vô kí ức. Đứa trẻ thấy, nhưng bởi việc thấy, tri thức không được tạo ra. Đứa trẻ sống từ khoảnh khắc này sang khoảnh khắc khác; trượt từ khoảnh khắc này vào khoảnh khắc khác mà không mang khoảnh khắc đầu vào khoảnh khắc sau. Đứa trẻ không có quá khứ nào, mỗi khoảnh khắc nảy sinh tuyệt đối tươi tắn. Đây là trạng thái của vô kí ức, trạng thái thứ ba.

Và rồi trạng thái thứ tư tới: kí ức, trạng thái của tâm trí. Từ vô trí tới tâm trí là bước chuyển vào trong thế giới. Vô trí là niết bàn; tâm trí là luân hồi. Nếu người ta muốn quay trở lại lần nữa tới thuần khiết nguyên thuỷ, tới hồn nhiên nguyên thuỷ, tới thuần khiết chủ chốt của tâm thức, người ta sẽ phải đi ngược lại. Và cũng chính là các bước trên sẽ là các bước đi: kí ức phải tan biến thành vô kí ức.

Chuyển từ ý nghĩ sang vô ý nghĩ, rồi từ vô ý nghĩ sang vô thuỷ, rồi từ vô thuỷ sang vô trí... và giọt nước rơi vào trong đại dương. Vô trí là vĩnh hằng; tâm trí là thời gian.

Tất cả các lí thuyết con người xây dựng ra để mô tả thế giới đều ở trạng thái kí ức và đều xuất phát từ tâm trí. Nhưng tất cả các mô hình đã có đều không đả động được gì tới cái gì bên ngoài kí ức, và đó là chỗ thiếu sót của các quan niệm dựa trên thiên và địa. Các quan niệm dựa trên thiên và địa thực chất chỉ là mô hình hoá và giả lập cho thế giới bên ngoài, không mô tả và không diễn tả được điều diễn ra trong tâm tư, tình cảm từng con người. Nhưng chính những diễn biến trong tâm tư tình cảm của người ta mới là nhân tố chính thúc đẩy người ta bước vào hành động.

Mọi mô hình thế giới, dù hữu thần hay vô thần, có Thượng đế hay có các luật tổng quát, có các lực cơ bản hay có các nguyên lí chi phối, đều là hành động của con người diễn tả một cách quan niệm nào đó. Nó có thể mô tả đúng một miền nào đó, và dựa vào đó người ta có thể phát triển công nghệ để tạo ra những công cụ mới, làm thay đổi quan niệm, cách sống và cách làm việc của nhiều người. Tuy nhiên để thay đổi triệt để một con người, điều đó không do bất kì công cụ nào hay người nào bên ngoài tạo ra, mà chỉ phụ thuộc vào tự do và nhận biết của cá nhân đó, của chủ thể đó.

Nếu con người chỉ hiểu biết công nghệ, chỉ biết mô tả thế giới khách quan mà không biết tự hiểu mình, người đó vẫn còn bị các lực ngầm tiềm ẩn trong bản thân mình chi phối. Con người toàn diện và có hiểu biết phải là người biết hiểu thấu ngọn nguồn các lực ngầm tiềm ẩn đó, điều chúng ta vẫn gọi là nghiệp, thì mới được giải thoát. Lúc đó người đó sẽ làm theo qui luật, sẽ trôi theo dòng chảy cuộc sống, làm mọi sự cần làm mà không có người làm. Đó là mục đích tối thượng của đời người: tự do hoàn toàn khỏi mọi chi phối của các lực ngầm sinh học, tâm lí, xã hội để hoà làm một với cuộc sống đang diễn ra.

Ngô Trung Việt

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính thưa quí vị quan tâm.

Tôi vừa nhận được email của nhà nghiên cứu Phạm Việt Hưng. Anh đề nghị đưa bài phản biện của anh vào diễn đàn để tiếp tục cuộc thảo luận.

Tôi xin đăng toàn văn như sau:

Thân gửi các anh NV Tuấn Anh, Ngô T Việt, NT Trung,

Tôi đã đọc ý kiến của anh Tuấn Anh trên trang mạng LHĐP, với nội dung bảo vệ quan điểm của anh sau khi có phản biện ngắn của tôi.

Tôi nghĩ những tranh luận nghiêm túc như thế, vì đó chính là thái độ khoa học, và biết đâu qua những thảo luận đó "cái khó ló cái khôn"?

Tôi cũng đã đọc ý kiến dài của anh Việt, trong đó có nhiều điểm tôi tán đồng. Giá như anh Việt có thể đặt cho ý kiến của anh một tiêu đề rồi công bố trên báo chí thì cũng hay.

Về phía tôi, tôi xin gửi tới các anh một bài báo của tôi (trong Attachment),

vừa đăng trên tạp chí KH&TQ số tháng 11-2009 và trên mạng Vietsciences (có thể trên vài mạng khác nữa).

Một lần nữa, các anh có thể coi bài báo này là ý kiến phản biện của tôi dưới dạng đầy đủ rõ ràng hơn, so với ý kiến ngắn ngủi và có thể chưa rõ ràng lần trước. Và nếu có thể, xin các anh cho công bố trên mạng Lý học Đông phương.

Cám ơn các anh và chúc sức khoẻ

PVHg

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted Image


Bất chấp hàng loạt lý thuyết ra đời trong thế kỷ 20 dẫn tới những cuộc cách mạng đảo lộn vũ trụ quan cổ điển, đến nay tư tưởng chủ đạo của khoa học vẫn là chủ nghĩa tất định (determinism) – tư tưởng cho rằng vũ trụ vận hành theo những quy luật xác định và do đó, về nguyên tắc, khoa học phải dự báo được tương lai một cách chính xác. Nhưng thực ra Tự Nhiên phức tạp, hỗn độn (chaotic) và khó dự đoán hơn ta tưởng rất nhiều: Tính ngẫu nhiên và bất định không chỉ tác động trong thế giới lượng tử, mà ngay cả trong những hệ phức tạp (complex systems) của thế giới vĩ mô.

Bản chất bất định và hỗn độn của Tự Nhiên đã được Lý thuyết hỗn độn (Theory of Chaos) mô tả một cách ẩn dụ bởi “Hiệu ứng con bướm” (Butterfly Effect): “Một con bướm vỗ cánh ở Tokyo có thể dẫn tới hậu quả là một cơn bão ở Florida một tháng sau đó(1).

Lý thuyết hỗn độn đang ngày càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, bởi vì người ta khám phá ra rằng có rất nhiều hệ phức tạp trong tự nhiên và xã hội chịu sự tác động của “hiệu ứng con bướm”: Từ cơ học thiên thể cho tới các chương trình computers, vấn đề dự báo thời tiết, vấn đề môi trường toàn cầu, hệ thống mạch điện, hiện tượng bùng nổ dịch bệnh, bùng nổ dân số, khủng hoảng kinh tế, vấn đề hoạch định chính sách, v.v.

Tuy phải đợi tới những năm 1960 thì hiện tượng hỗn độn mới được nghiên cứu thành những lý thuyết hệ thống, nhưng thực ra nó đã được khám phá lần đầu tiên từ cuối thế kỷ 19 bởi nhà toán học lừng danh Henri Poincaré – người được gọi là “Mozart của toán học” và là một trong những nhà toán học vĩ đại nhất của mọi thời đại.



1* Henri Poincaré và “bài toán ba vật thể”:



“Bài toán ba vật thể” (Three body problem) do Isaac Newton nêu lên từ năm 1687 trong tác phẩm Principia (Nguyên lý) nhằm nghiên cứu chuyển động của các thiên thể trong mối quan hệ tương tác hấp dẫn giữa chúng:

Hãy xác định vị trí của 3 vật thể chuyển động trong không gian nếu biết vị trí ban đầu của chúng.



Posted Image

Thoạt nghe, bài toán có vẻ khá đơn giản, nhưng thực ra lại phức tạp và khó đến mức thách thức những bộ óc siêu việt nhất của nhân loại.

Các nhà toán học vĩ đại như Euler, Lagrange, … đã từng lao vào giải, nhưng chỉ tìm được lời giải cho những trường hợp đặc biệt. Đến cuối thế kỷ 19 vẫn chưa có ai tìm được lời giải cho trường hợp tổng quát với n vật thể.

Năm 1887, nhà toán học Gosta Mittag Leffler đã kiến nghị với vua Thụy Điển và Na-uy lúc đó là Oscar II nên mở cuộc thi giải “bài toán ba vật thể” dưới dạng tổng quát để mừng sinh nhật lần thứ 60 của chính nhà vua vào năm 1889. Vua Oscar II chuẩn y và ban bố cuộc thi: Số tiền thưởng không lớn lắm (chỉ bằng khoảng một nửa tiền lương hàng năm của một viện sĩ hàn lâm), nhưng danh dự rất lớn – người thắng cuộc sẽ được coi là người giỏi nhất trong số những người giỏi nhất!

Nhà toán học Pháp Henri Poincaré, lúc ấy 33 tuổi, đang nổi lên như một trong những ngôi sao sáng nhất trên bầu trời toán học, đã mất tới 3 năm trời để giải bài toán, để rồi gửi tới hội đồng giám khảo một lời giải dài dòng và phức tạp đến nỗi hội đồng này không hiểu. Họ đề nghị ông giải thích. Poincaré liền gửi tới hội đồng một bản bình luận tiếp theo dài tới 100 trang để giải thích lời giải của ông. Sau khi hiểu được lời giải, hội đồng giám khảo quyết định trao tặng giải thưởng cho Poincaré. Đó là một sự kiện khoa học gây chấn động dư luận cuối thế kỷ 19.

Nhưng dư luận còn bị chấn động hơn nữa khi lời giải được công bố chính thức trên tạp chí Acta Mathematica (một trong những tạp chí uy tín nhất thời đó), bởi lẽ trong lời giải mới này, Poincaré đã chỉ ra sai lầm của chính ông trong lời giải đã đoạt giải thưởng trước đó:

Đó là một sai lầm về hình học – trong số các trường hợp hình học có thể xẩy ra, ông đã bỏ sót một trường hợp mà ông nghĩ rằng không quan trọng.



Posted Image

May mắn làm sao, và thú vị làm sao, khi nghiên cứu lại lời giải để gửi tới tạp chí, ông đã phát hiện ra trường hợp bị bỏ sót này. Càng nghiên cứu kỹ ông càng nhận thấy trường hợp bị bỏ sót này hoá ra lại quan trọng và thú vị hơn rất nhiều so với ông tưởng, bởi nó dẫn tới một kiểu chuyển động vô cùng phức tạp và kỳ lạ: Một trong các vật thể có xu hướng chuyển động hầu như ngẫu nhiên (không tuân theo một hướng xác định nào cả).

Đó là điều không thể tin được và cũng không thể hiểu được, vì hệ phương trình do ông thiết lập để giải bài toán là một hệ xác định, và do đó kết quả phải xác định, không thể là ngẫu nhiên. Nhưng trước một lời giải tự nó nói lên một sự thật khác thường, Poincaré nhận thấy một điều vô cùng quan trọng mà trước đó chưa ai nhận thấy: Nếu kết quả không phải là ngẫu nhiên thì ít nhất nó cũng không có một cấu trúc rõ ràng!

Poincaré dừng lại bài toán ở chỗ đó, rồi thốt lên: “Tôi không biết phải làm gì với kết quả này” (I don’t know what to do with this).

Lúc Poincaré dừng lại chính là lúc ông đã vô tình khép lại cánh cửa của Chủ nghĩa tất định và mở ra cánh cửa của Lý thuyết hỗn độn, mặc dù phải chờ tới năm 1963 thì Lý thuyết hỗn độn mới chính thức bước lên diễn đàn khoa học, nhờ khám phá ngẫu nhiên của nhà khí tượng học Edward Lorenz



2* Khám phá ngẫu nhiên của Edward Lorenz:



Năm 1961, nhà khí tượng học Edward Lorenz đã thiết lập một hệ phương trình toán học để mô tả một dòng không khí chuyển động, lúc dâng cao, lúc hạ thấp tuỳ theo mức độ bị đốt nóng bởi ánh nắng mặt trời.

Sau đó ông mã hoá hệ phương trình này để tạo ra một chương trình chạy trên computer, nhằm nghiên cứu một mô hình dự báo thời tiết.

Vì chương trình viết cho computer bao gồm những phương trình toán học và những mã lệnh hoàn toàn xác định nên Lorenz nghĩ rằng trong những lần chạy thử chương trình trên máy, nếu “input” (dữ liệu đầu vào của chương trình) hoàn toàn giống nhau thì đương nhiên “output” (kết quả ở đầu ra) cũng phải hoàn toàn giống nhau.

Nhưng một lần, sau khi nạp vào chương trình những dữ liệu ban đầu mà ông nghĩ rằng giống hệt như những lần trước, rồi sau đó cho chương trình chạy thử, ông sững sờ ngạc nhiên khi thấy kết quả ở đầu ra hoàn toàn khác biệt – khác một cách nghiêm trọng so với những lần chạy trước đó.

Kiểm tra lại toàn bộ hoạt động của computer một cách kỹ càng, từ phần cứng tới phần mềm, Lorenz không tìm thấy bất cứ một sai sót nào, ngoài một chi tiết mà trước đó ông tưởng là một sai lệch không đáng kể: Đó là một thay đổi vô cùng nhỏ trong một dữ liệu, số 0,506127 được làm tròn thành 0,506.

Theo quán tính tư duy khoa học trước đó, một sai lệch vô cùng nhỏ ở đầu vào sẽ không có ảnh hưởng gì đáng kể ở đầu ra. Quán tính tư duy này sẽ đúng nếu đối tượng khảo sát chưa đạt tới mức độ đủ phức tạp. Nhưng hệ thống dự báo thời tiết là một hệ thống phức tạp, nên quán tính tư duy nói trên không còn đúng nữa.

Thật vậy, trực giác đã mách bảo Lorenz rằng một sai lệch vô cùng nhỏ trong dữ liệu ở đầu vào của chương trình dự báo thời tiết của ông có thể dẫn tới một sai lệch khổng lồ ở kết quả đầu ra. Ông lập tức tiến hành nhiều thử nghiệm tương tự để đi tới khẳng định kết luận của mình, rồi công bố khám phá trên các tạp chí khoa học. Một loạt các nhà khoa học khác trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác nhau lập tức tiến hành những thử nghiệm tương tự, và cuối cùng đều đi tới chỗ xác nhận quan điểm của Lorenz. Từ đó, Lý thuyết hỗn độn chính thức bước lên diễn đàn khoa học.



Posted Image

Edward Lorenz

Năm 1975, Benoit Mandelbrot cho ra đời cuốn “The Fractal Geometry of Nature” (Hình học fractal của Tự Nhiên), được đánh giá là một lý thuyết kinh điển về hỗn độn.

Tháng 12 năm 1977, Viện hàn lâm khoa học New York (New York Academy of Sciences) lần đầu tiên tổ chức hội nghị về lý thuyết hỗn độn, tập hợp các nhà nghiên cứu lý thuyết hỗn độn xuất sắc nhất trên toàn thế giới, như:

-David Ruelle, nhà toán học-vật lý người Bỉ-Pháp, chuyên về vật lý thống kê và các hệ động lực học,

-Robert May, nguyên chủ tịch Hội hoàng gia Anh, giáo sư Đại học Sydney và Đại học Princeton, chuyên áp dụng lý thuyết hỗn độn để nghiên cứu bệnh dịch và tính đa dạng của các quần thể sinh học phức tạp,

-James York, chủ nhiệm khoa toán thuộc Đại học Marryland ở Mỹ là người đầu tiên gieo thuật ngữ “chaos” (hỗn độn) vào trong thế giới toán học và vật lý,

-Robert Shaw, nhà vật lý Mỹ đã áp dụng Lý thuyết hỗn độn để nghiên cứu các kết quả ở đầu ra của máy quay roulette tại các sòng bạc, ….

Chính trong bối cảnh khám phá ra hàng loạt hiện tượng hỗn độn trong các hệ phức tạp của Tự Nhiên và xã hội, các nhà khoa học mới nhận ra rằng ngay từ hơn 60 năm trước, chính Henri Poincaré đã là người đầu tiên khám phá ra bản chất hỗn độn của các hệ phức tạp khi ông giải “bài toán n vật thể”: Thay vì chứng minh tính ổn định động lực của hệ n vật thể, ông đã khám phá ra tính bất ổn định của các hệ động lực phức tạp. Ngày nay khoa học đã biết rằng tính bất ổn định này xuất phát từ tính bất định trong các phép đo dữ kiện ban đầu.



3* Tính bất định của các phép đo:



Một trong những nguyên lý cơ bản của khoa học thực nghiệm là ở chỗ không có một phép đo nào trong thực tế có thể đạt tới độ chính xác tuyệt đối. Điều đó có nghĩa là các phép đo phải chấp nhận một mức độ bất định nào đó. Dù cho công cụ đo lường có hoàn hảo đến mấy thì mức độ chính xác cũng chỉ đạt tới một giới hạn nhất định. Về lý thuyết, muốn đạt tới độ chính xác tuyệt đối thì công cụ đo lường phải đưa ra những con số có vô hạn chữ số. Điều này là bất khả.

Nhưng người ta cho rằng sử dụng những công cụ đo lường hoàn hảo hơn, có thể giảm thiểu tính bất định xuống tới một mức độ nào đó có thể chấp nhận được, tùy theo mục tiêu của bài toán, mặc dù về nguyên tắc, không bao giờ triệt tiêu được tính bất định đó.

Khi nghiên cứu chuyển động của các vật thể dựa trên các định luật của Newton, tính bất định trong các dữ kiện ban đầu được coi là khá nhỏ, không ảnh hưởng tới kết quả dự đoán xẩy ra trong tương lai hoặc quá khứ.

Quả thật, dựa trên các định luật của Newton, Urbain Le Verrier đã tiên đoán chính xác sự tồn tại của hành tinh Neptune (Hải vương tinh). Những sự kiện tương tự như thế đã làm nức lòng người, củng cố niềm tin vào Chủ nghĩa tất định: Vũ trụ vận hành giống như một “chiếc đồng hồ Newton” (Newtonian clock), và do đó có thể dự báo tương lai một cách chính xác.

Nếu xuất hiện kết quả bất định trong các hệ động lực học, thì chắc chắn nguyên nhân xuất phát từ tính bất định trong các phép đo dữ kiện ban đầu, thay vì các phương trình chuyển động, bởi vì các phương trình này là hoàn toàn xác định. Và từ lâu người ta đã cho rằng nếu giảm thiểu đến mức tối đa tính bất định trong các phép đo thì con người sẽ có thể đưa ra những dự báo chính xác đến mức tối đa.

Nhưng Chủ nghĩa tất định đã lầm: Những hệ động lực phức tạp mang tính bất ổn định ngay từ trong bản chất của chúng.



4* Tính bất ổn định động lực học:



Trong “Bài toán n vật thể”, hệ phương trình chuyển động của các vật thể do Poincaré thiết lập hoàn toàn dựa trên các định luật Newton, và do đó là hoàn toàn xác định. Cụ thể, nếu biết vị trí, tốc độ của các vật thể tại một thời điểm cho trước, hoàn toàn có thể xác định được vị trí và tốc độ của các vật thể tại một thời điểm khác trong tương lai hoặc quá khứ.

Nhưng vì không thể xác định vị trí và tốc độ của các vật thể tại một thời điểm cho trước một cách chính xác tuyệt đối nên luôn luôn tồn tại một mức độ thiếu chính xác nào đó trong các dự báo thiên văn dựa trên các định luật Newton.

Tuy nhiên, trải qua hàng trăm năm kể từ khi các định luật Newton ra đời cho đến trước khi lời giải “Bài toán n vật thể” của Poincaré được công bố chính thức, trong giới vật lý và thiên văn đã tồn tại một “thoả thuận ngầm”: Sự thiếu chính xác tuyệt đối trong các dự báo thiên văn là một vấn đề nhỏ, bởi vì với tiến bộ không ngừng của công nghệ đo lường, sự thiếu chính xác này sẽ được giảm thiếu đến mức tối đa. Nói cách khác, người ta đã ngầm hiểu rằng giảm thiểu tính bất định của dữ kiện ban đầu thì cũng giảm thiểu tính bất định trong kết quả dự đoán. Tiến sĩ Matthew Trump tại Trung Tâm Ilya Prigorine tại Đại học Texas ở Austin gọi đó là quy luật “shrink-shrink” (giảm-giảm). Nhưng Poincaré đã tạo nên một cú shock khi chỉ ra rằng quy luật đó không còn đúng đối với những hệ thiên văn phức tạp!

Xin độc giả đọc kỹ ý kiến của Matthew Trump như sau:

Những hệ thiên văn điển hình không tuân thủ quy luật nói trên là hệ chứa ba hoặc nhiều hơn ba vật thể có quan hệ tương tác lẫn nhau. Poincaré chỉ ra rằng đối với những hệ loại này, một sai lệch vô cùng nhỏ trong dữ kiện ban đầu sẽ lớn dần lên theo thời gian với một tỷ lệ khổng lồ.

Do đó đối với cùng một hệ chuyển động, hai tập hợp dữ kiện ban đầu hầu như không phân biệt có thể dẫn tới hai dự đoán kết quả khác nhau một trời một vực.

Poincaré đã chứng minh một cách toán học rằng hiện tượng “bùng nổ” của những bất định vô cùng nhỏ trong dữ kiện ban đầu thành những bất định khổng lồ trong kết quả dự đoán sẽ vẫn tiếp tục xẩy ra ngay cả khi những bất định ban đầu được thu nhỏ tới kích thước nhỏ nhất có thể tưởng tượng được.

Nghĩa là, đối với những hệ này, dù cho bạn có thể thực hiện những phép đo dữ kiện ban đầu chính xác hơn tới hàng trăm hay hàng triệu lần hoặc hơn thế nữa, thì muộn hơn hay sớm hơn, tính bất định trong kết quả không hề giảm đi, mà vẫn vô cùng lớn.

Những phân tích toán học của Poincaré thực chất đã chứng minh rằng đối với những “hệ phức tạp”, muốn có một dự đoán kết quả chính xác ở bất kỳ cấp độ nào cũng đòi hỏi phải xác định được dữ kiện ban đầu với độ chính xác tuyệt đối.

Nhưng điều đó là BẤT KHẢ (impossible)!

Matthew Trump viết tiếp:

Tính chất cực kỳ nhậy cảm của dữ kiện ban đầu được trình bầy một cách toán học trong những hệ thống được nghiên cứu bởi Poincaré được gọi là tính bất ổn định động lực học (dynamical instability), hoặc đơn giản là “hỗn độn” (chaos).

Đó là lý do vì sao Henri Poincaré được coi là cha đẻ của Lý thuyết hỗn độn, mặc dù mãi đến những năm 1960, lý thuyết này mới thành hình.

Theo Matthew Trump:

Mặc dù công trình của Poincaré được một số nhà vật lý nhìn xa trông rộng đương thời đánh giá là vô cùng quan trọng, nhiều thế kỷ đã trôi qua trước khi những ẩn ý trong các khám phá của ông được toàn thể cộng đồng khoa học hiểu rõ. Một trong các lý do của sự chậm trễ này là vì phần lớn các nhà vật lý thời đó đang lao vào một lĩnh vực mới mẻ của vật lý, đó là Cơ học lượng tử – lĩnh vực vật lý thâm nhập vào vương quốc hạ nguyên tử.

Nhưng hiện nay, chính các nhà vật lý đang quan tâm tới Lý thuyết hỗn độn hơn ai hết.



5* Biểu hiện của hỗn độn trong Tự nhiên:



Hệ thống thời tiết là một hệ phức tạp điển hình, ở đó bộc lộ rất rõ đặc trưng hỗn độn, như độc giả đã thấy phần nào qua câu chuyện về khám phá của Edward Lorenz năm 1961.

Matthew Trump cho biết:

Thuật ngữ “Hiệu ứng con bướm” ra đời chính từ khoa học dự báo thời tiết: Một cái vỗ cánh của một con bướm ở một nơi nào đó trên trái đất có thể dẫn tới một cơn bão ở một nơi nào khác trên thế giới một năm sau đó.

Với hiệu ứng đó, hiện nay người ta buộc phải chấp nhận rằng việc dự báo thời tiết chỉ đạt được mức độ chính xác tương đối và ngắn hạn. Dù cho được trang bị những computer thông minh bậc nhất, khoa học dự báo thời tiết vẫn luôn luôn không tốt gì hơn những phỏng đoán.

Vậy nếu chúng ta thấy những dự báo thời tiết thiếu chính xác hoặc thậm chí sai hoàn toàn với thực tế, có lẽ cũng không nên dễ dàng trách móc các nhà khoa học làm dự báo, mà hãy “đổ tội” cho cái bản chất hỗn độn của những hệ phức tạp trong Tự nhiên.



Posted Image

Robert May (đã nhắc tới ở mục 2*), cho biết:

Trong lĩnh vực nghiên cứu quần thể sinh học còn có những thí dụ phức tạp rắm rối hơn rất nhiều. Chẳng hạn tôi có thể chỉ ra những thí dụ về quần thể ruồi dấm hoặc quần thể bọ chét dưới nước mà tôi nuôi dưỡng chúng trong phòng thí nghiệm. Bạn không thể nào tiên đoán được mức độ tăng trưởng của chúng trong một số tình huống nhất định. Dưới điều kiện nhiệt độ và sinh trưởng nào đó, chúng phát triển đều đặn và hoàn toàn có thể tiên đoán được, giống như động lực học Newton cổ điển vậy. Nhưng dưới điều kiện nhiệt độ và/hoặc môi trường khác, chúng trở nên vô cùng hỗn độn, và mặc dù những phương trình dùng để mô tả sự tăng trưởng của chúng rất đơn giản, mức tăng trưởng của chúng là không thể dự đoán được. Sự sinh trưởng của chúng tăng hay giảm thất thường tuỳ theo từng nơi chốn.

Có thể chỉ ra rất nhiều hệ phức tạp khác nhau mà ở đó tính hỗn độn biểu lộ. Theo Bách khoa toàn thư Wikipedia:

Lý thuyết hỗn độn đã sử dụng để nghiên cứu tính hỗn độn trong các mạch điện, chùm lasers, các hiện tượng dao động, các phản ứng hoá học, động học chất lỏng, các máy móc cơ học và máy cơ-học-từ-tính.

Khoa học cũng đã quan sát những ứng xử hỗn độn trong chuyển động của vệ tinh trong hệ mặt trời, sự “tiến hoá của thời gian” (time evolution) trong từ trường của các thiên thể, sự tăng trưởng số lượng của các quần thể sinh học, “tiềm năng tác động” (action potentials) trong các neurons thần kinh, và các dao động của phân tử.

Hàng ngày chúng ta có thể chứng kiến tính hỗn độn của thời tiết và khí hậu. Và hiện người ta đang tranh luận về tính hỗn độn trong hiện tượng “kiến tạo bề mặt trái đất” (plate tectonics) cũng như trong hệ thống kinh tế.

Tóm lại, Lý thuyết hỗn độn đã được áp dụng trong nhiều lĩnh vực: toán học, sinh học, khoa học computer, kinh tế học, công nghệ học, hệ thống tài chính, triết học, vật lý, chính trị, động học về mức tăng trưởng của các quần thể, tâm lý học và khoa học robots. Một trong những ứng dụng thành công nhất của Lý thuyết hỗn độn là trong sinh thái học, trong đó mô hình của Ricker đã được sử dụng để chỉ rõ các quần thể sinh học tăng trưởng như thế nào. Lý thuyết hỗn độn cũng được áp dụng trong y khoa để nghiên cứu bệnh động kinh, … và vô số ứng dụng khác nữa.



6* Vài vấn đáp trên chủ đề “hiệu ứng con bướm” và hỗn độn:



1/ Có người thắc mắc, xét cho cùng thì Poincaré vẫn chưa giải xong “Bài toán ba vật thể”, vậy tại sao ông vẫn đoạt Giải Oscar II?

Þ Một trong các thành viên hội đồng giám khảo là nhà toán học kiệt xuất Karl Weierstrass đánh giá: “Công trình này chưa thật sự được xem như đưa ra một lời giải đầy đủ của vấn đề đã được đặt ra, nhưng điều vô cùng quan trọng là nó sẽ mở đầu cho một kỷ nguyên mới trong lịch sử của cơ học thiên thể”.

Þ Và dưới ánh sáng khoa học hiện đại, nhà toán học Ian Stewart, giáo sư Đại học Warwick ở Anh, nhận định: “Đúng là ông chưa giải xong bài toán, nhưng ông đã tạo ra một tiến bộ đáng kinh ngạc tiến về phía trước. Ông đã sáng tạo ra một lĩnh vực hoàn toàn mới, một cách tư duy hoàn toàn mới”.

2/ Nếu chuyển động của n vật thể là hỗn độn thì tại sao hệ mặt trời lại ổn định?

Þ Câu trả lời thuộc về các nhà vật lý thiên văn, tuy nhiên chúng ta có thể nêu giả thiết cho rằng hệ mặt trời thoả mãn những điều kiện xác định, làm cho nó trở thành một hệ đơn giản, thay vì một hệ phức tạp như các đối tượng nghiên cứu của Lý thuyết hỗn độn.

3/ Phải chăng giống như Định lý bất toàn, Lý thuyết hỗn độn chứa đựng yếu tố “chống khoa học”, bởi vì khoa học không thể là cái gì khác ngoài những định luật phản ánh tính quy luật của Tự nhiên? Bản thân khái niệm hỗn độn đã là một cái gì đó phản lại tính quy luật, tức là phản lại khoa học?

Þ Có lẽ cần phải nhận thức lại khái niệm khoa học là gì. Khoa học không đơn giản chỉ là những định luật phản ánh tính quy luật của Tự nhiên, mà còn là tập hợp mọi nhận thức phản ánh trung thực bức tranh hiện thực. Định lý bất toàn và Lý thuyết hỗn độn là khoa học, bởi nó phản ánh bức tranh hiện thực chính xác hơn, đầy đủ hơn, trung thực hơn.

4/ Phải chăng toàn bộ vũ trụ là hỗn độn? Phải chăng tính bất định và hỗn độn tồn tại xen kẽ trong Tự nhiên, hoặc cái này bao trùm lên cái kia?

Þ Câu trả lời vẫn bỏ ngỏ. Hiện nay chúng ta chỉ mới biết một phần nào đó của vũ trụ. Không ai có thể đưa ra một phán quyết rằng toàn bộ vũ trụ là tất định hay hỗn độn. Có những hệ đơn giản thể hiện tính tất định, nhưng cũng có rất nhiều hệ phức tạp mang bản chất bất định và hỗn độn. Có người cho rằng tính hỗn độn chỉ là một biểu hiện tương tác vật chất trong một phạm vi hẹp của một trật tự lớn hơn bao trùm, có nghĩa là quy luật tất định vẫn chiếm ưu thế.

Phải nói rằng phần lớn các nhà vật lý hiện nay vẫn là những môn đệ nhiệt thành của Chủ nghĩa tất định, trong đó Albert Einstein có lẽ là môn đệ nhiệt thành nhất, vì ông từng tuyên bố “Tôi muốn biết được ý Chúa”. Đó là lý do để ông quyết tâm xây dựng Lý thuyết trường thống nhất (Theory of Unified Field), và hậu duệ của ông đã tiếp tục sự nghiệp này dưới ngọn cờ Lý thuyết về mọi thứ (TOE – Theory of Everything).

Nhưng những nghiên cứu của Gregory Chaitin trong toán học lại ủng hộ tư tưởng bất định và hỗn độn nhiều hơn là tất định:

Chaitin đã chứng minh rằng có một số vô hạn những sự kiện toán học nhưng phần lớn những sự kiện đó không liên hệ với nhau và không thể trói buộc chúng với nhau bằng những định lý thống nhất. Nếu các nhà toán học tìm thấy bất kỳ liên hệ nào giữa những sự kiện này thì đó chỉ là may mắn tình cờ. Phần lớn toán học đúng mà chẳng có lý do đặc biệt nào cả, toán học đúng bởi những lý do ngẫu nhiên … Chaitin nhận ra rằng số Omega đã nhiễm độc toàn bộ toán học, đặt ra giới hạn căn bản đối với cái chúng ta có thể biết. Hơn thế nữa, Omega mới chỉ là sự khởi đầu, thậm chí còn có nhiều con số phiền toái khác mà Chaitin gọi là những số Siêu-Omega – những con số thách thức mọi tính toán ngay cả khi chúng ta cố gắng mọi cách để hiểu được Omega. Dòng giống Omega – dòng giống những con số không thể tính được – đã để lộ ra rằng toán học không chỉ bị nhậy cắn thủng lỗ chỗ, mà hầu như đã bị thủng bởi những lỗ hổng toang hoác: Tình trạng hỗn độn, phi trật tự hoá ra là bản chất cốt lõi của Vũ Trụ(2).

Ý kiến của Robert May (đã dẫn) có lẽ là công bằng nhất:

Tôi muốn nói rằng chúng ta vẫn đang ở trong tình trạng mà hầu hết những gì được dạy trong trường phổ thông và đại học vẫn tuân theo cách nhìn kiểu Newton – phần lớn những điều chúng ta được dạy là thế giới vẫn tuân theo một trật tự … thế giới ấy có thể dự đoán được, còn ở đâu có chuyện rắm rối phức tạp và không thể dự đoán được, chẳng hạn như tại chiếc bàn quay roulette trong các sòng bạc, thì chẳng qua đó chỉ là một đống lộn xộn. Nhưng tình hình đã hoàn toàn thay đổi. Hiện nay chúng ta đã biết rằng khi quy luật đủ đơn giản thì hiện tượng xẩy ra cũng đơn giản, nhưng mặt khác, chúng ta không thể tạo ra “chiếc đồng hồ đơn giản kiểu Newton”. Với những phương trình mô tả chiếc đồng hồ Newton, quả lắc đồng hồ đôi khi có thể dao động bình thường như bạn dự đoán, nhưng nhiều lúc khác nó lại gây nên tình trạng hoàn toàn hỗn độn và không thể dự đoán được.

5/ Liệu có thể “Tây phương hoá”, tức là logic hoá và toán học hoá những lý thuyết có khả năng tiên tri của khoa học Đông phương cổ truyền, như Kinh Dịch hoặc Tử vi, … để bổ sung cho khả năng tiên tri của khoa học Tây phương hay không?

Þ Có hai lý do để tham vọng này khó biến thành hiện thực:

Một, khoa học Đông phương không dựa trên logic suy diễn và chứng minh, mà chủ yếu dựa trên cảm nghiệm trực giác, mặc dù nó có những nguyên lý cơ bản vô cùng cô đọng đã được hình thức hoá. Vì thế, tham vọng logic hoá các khoa học cổ truyền Đông phương là đi ngược lại phương pháp tiếp cận chân lý của chính Đông phương cổ truyền. Phương pháp suy diễn logic và chứng minh của khoa học Tây phương tự bản thân nó đã không đủ để chứng minh mọi chân lý. Định lý bất toàn gợi ý rằng thế giới nhận thức của con người lớn hơn thế giới logic chứng minh rất nhiều. Chỗ hơn hẳn của con người so với tư duy logic máy móc chính là trực giác: Khả năng cảm nhận chân lý một cách trực tiếp không cần suy luận. Vậy logic hoá và toán học hoá Kinh Dịch e rằng chỉ làm giảm giá trị của Kinh Dịch, thay vì nâng nó lên một tầm cao hơn của nhận thức. Đã có một giáo sư vật lý Việt Nam thực hiện một công trình toán học hoá Kinh Dịch rất công phu(3), nhưng công trình này không để lại một ấn tượng nào đủ lớn trong cộng đồng khoa học Việt nam cũng như thế giới. Có lẽ vì nó không đủ sức thuyết phục.

Hai, giả sử toán học hoá và logic hoá Kinh Dịch hoặc Tử vi thành công, tôi e rằng hệ thống dữ kiện ban đầu của nó không đủ để khắc phục được “Hiệu ứng con bướm” – hiện tượng bất định và hỗn độn của các hệ thống phức tạp trong Tự nhiên và xã hội.

Chẳng hạn, có trường hợp hai chị em sinh đôi cùng trứng, và tất nhiên là cùng năm cùng tháng cùng ngày cùng giờ và cùng nơi sinh. Vậy mà số phận lại khác nhau một trời một vực. Một người thì liên tục gặp may mắn, một người thì gặp hết rủi ro này đến rủi ro khác. Phải chăng sự khác biệt vô cùng lớn này xuất phát từ một khác biệt vô cùng nhỏ nào đó trong dữ kiện ban đầu (lúc sinh ra đời) của hai chị em này? Nếu nhận định này đúng thì có nghĩa là “hiệu ứng con bướm” và bản chất hỗn độn cũng tác động ngay cả trong khoa học chiêm tinh! Vì thế khoa học chiêm tinh cũng chỉ đúng với những “hệ” đơn giản và ngắn hạn, và sẽ “hỗn độn” với những “hệ” phức tạp và lâu dài! Vậy có cách nào bổ sung cho hệ thống dữ kiện ban đầu của các khoa học Đông phương cổ truyền hay không? Nhưng dù có bổ sung đến mấy đi chăng nữa, như đã nói ở các phần trên, sẽ chẳng bao giờ có một hệ thống dữ kiện ban đầu tuyệt đối chính xác – bản chất bất định của các phép đo dữ kiện ban đầu. Điều đó có nghĩa là “hiệu ứng con bướm” và bản chất hỗn độn là không thể khắc phục được đối với bất kỳ hệ phức tạp nào, dù là Tây phương hay Đông phương!

Nhưng tại sao vẫn có những tiên tri đúng đến mức làm mọi người phải kinh ngạc, như tiên tri của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nostra Damus, hay gần đây hơn là Nicolas Tesla, …?

Có lẽ các nhà tiên tri này chỉ dựa một phần nào vào những mô hình logic tất định (Tây phương hoặc Đông phương) để đưa ra những tiên tri kỳ lạ của họ, mà chủ yếu dựa trên trực giác đặc biệt – một thứ “Don de Dieu” (một ân huệ của Trời). Sự thật có đúng như vậy không? Điều này vẫn là một ẩn số lớn của chiêm tinh học mà khoa học ngày nay chưa thể giải mã, và cũng vượt quá phạm vi thảo luận của bài viết này.



7* Kết:



Xét cho cùng thì “Hiệu ứng con bướm” và bản chất hỗn độn của Tự nhiên cũng đã được kinh nghiệm dân gian truyền tụng từ lâu. Đó là câu ngạn ngữ “Sai một ly đi một dặm”!



Sydney ngày 01 tháng 11 năm 2009

PVHg



Chú thích:

(1): Một kiểu diễn đạt “Hiệu ứng con bướm” của Melvyn Bragg trong cuốn “On Giant’s Shoulders” (Đứng trên vai những người khổng lồ), chương nói về Henri Poincaré.

(2): Xem “Tính ngẫu nhiên của toán học” của Phạm Việt Hưng trên Khoa Học & Tổ Quốc tháng 9-2009

(3): Một công trình nghiên cứu rất công phu của cố Giáo sư Nguyễn Hoàng Phương.



Tài liệu tham khảo:

· “On Giant’s Shoulders”, Melvyn Bragg, Sceptre publication, London, 1998

· “What is Chaos?”, Matthew Trump, 14-08-1998 , có thể tìm trên mạng, địa chỉ: http://order.ph.utexas.edu/chaos

· Wikipedia, mục từ “Henri Poincaré” và mục từ “Three body problem”.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính thưa quí vị quan tâm.

Chúng tôi đã đăng lại toàn văn tiểu luận của học giả Phạm Việt Hưng và quí vị một lần nữa lại thấy rất rõ rằng: Nguyên Lý bất định trong trí thực khoa học hiện đại đã phủ nhận khả năng tiên tri. Thậm trí một sự tiên tri tối thiểu cũng không có:

Vậy nếu chúng ta thấy những dự báo thời tiết thiếu chính xác hoặc thậm chí sai hoàn toàn với thực tế, có lẽ cũng không nên dễ dàng trách móc các nhà khoa học làm dự báo, mà hãy “đổ tội” cho cái bản chất hỗn độn của những hệ phức tạp trong Tự nhiên.

Vâng! Bài viết của học giả Phạm Viết Hưng cho thấy:

* Một sự tiên tri èo uột của tri thức khoa học hiện đại mà từ các siêu cường hàng đầu như Hoa Kỳ, Nhật Bản cho đến Trung Tâm khí tượng thủy văn Việt Nam - luôn than phiền về phương tiện lạc hậu với tình trạng thiếu nhân lực để dự báo - đều vô nghĩa với "Lý thuyết bất định".

* Lý học Đông phương căn cứ vào cổ thư chữ Hán chỉ là một cảm nhận trực giác trong khả năng tiên tri, một thứ kinh nghiêm không có cơ sở khoa học.

* Trí thức khoa học hiện đại đã không thể có phát hiện gì về tính khoa học của Lý Học Đông phương có nguồn gốc từ các cổ thư chữ Hán. Ngay cả các học giả có uy tín của chính Trung Quốc cũng đã lên tiếng phê phán đòi xóa bỏ Đông Y và coi Phong thủy là sự bịp bợm.

Sự phản biện Lý học Đông phương của học giả Phạm Viết Hưng - nói chung là của tất cả các nhà khoa học trên thế giới hiện nay - chỉ dựa trên những nhận thức phổ biến về nền Lý học Đông phương qua cổ thư chữ Hán. Chứ không phải sự hiệu chỉnh nhân danh nền văn hiến Việt trải 5000 năm lịch sử .

Hiện nay Thiên Sứ tôi chưa có thời gian để biện minh trước tiểu luận này của học giả Phạm Viết Hưng - (nhưng nội dung biện minh cơ bản đã viết trong bài trước với luận cứ tương tự của anh). Bởi vì chỉ còn 15 ngày nữa là đến Hội thảo, tôi là người phải bù đầu với công việc biên tập nội dung.

Những luận điểm của Thiên Sứ tôi có ba phương diên cơ bản để phản biện:

1 - Phản biện của khoa học hiện đại khi xác định Lý thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là lý thuyết thống nhất vũ trụ. Bài viết của học giả Phạm Viết Hưng là một thí dụ.

2 - Phản biện của các nhà nghiên cứu lịch sử khi xác định Việt sử trải gần 5000 văn hiến và là cội nguồn của Lý học Đông phương.

3 - Phản biện của những nhà nghiên cứu Lý học vốn coi cội nguồn Lý hoc Đông phương thuộc về nền văn hóa Hán và những nguyên lý căn bản của nó: Hậu Thiên Văn Vương phối Lạc thư", "Tiên thiên Bát quái phối Hà đồ".....

Trong thời gian trước hội thảo 15/ 12 - 2009, có lẽ tôi chưa có thời gian biện minh.

Do đó, trong thời gian này, các vị vốn thừa nhận Hậu Thiên Văn Vương; Phong thủy Tàu, Tử Vi Trần Đoàn...vvv.....có thể có ý kiến trước nhà nghiên cứu Phạm Viết Hưng với phương pháp luận của các vị.

Sau hội thảo - hoặc lúc rảnh, tôi sẽ chứng minh luận điểm của học guỉa Phạm Viết Hưng là một cách nhìn sai lệch về Lý học Đông phương do tính rời rạc, mâu thuẫn của các bản văn chữ Hán còn lại miêu tả về nó.

Bản chất khoa học thực sự và tính tất định sẽ được minh chứng khi nền Lý Học Đông phương được xác định thuộc về cội nguồn của nó là nền văn hiến Việt trải gần 5000 lịch sử, một thời huy hoàng ở miến nam sông Dương Tử.

Nếu các vị không phản biện được nhà nghiên cứu Phạm Việt Hưng thì tôi sẽ cảm ơn anh vì đã giúp tôi minh chứng rằng: Những giá trị đích thực và chất khoa học của Lý học Đông phương chỉ có thể minh chứng nhân danh nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử.

Share this post


Link to post
Share on other sites