Posted 2 Tháng 10, 2009 Địa Phong Thăng Quái từ : Thăng nguyên hanh, dụng kiến đại nhân, vật tuất, nam chinh cát. Tại sao Quái Từ lại khẳng định : Nam chinh, Cát ? Chinh hay Chính. Ở đây lại là Chinh, Chinh chiến tức động đao binh. Theo quái từ còn có tượng quái Ly ẩn. Ly có tượng ngòai Cứng trong Mềm – Ly Trung Hư. Xưa thì là nón sắt, giáp sắt, nay tượng nòng súng, xe tăng, máy bay tượng binh khí nói chung. “Nam Chinh” cũng có nghĩa áo giáp, nón sắt cùng binh khí ra trận. “Cát” : ra đi sẽ chiến thắng (Nhân Khí dụng Binh Khí). Kính mong mọi người cùng bình giải. Xin cám ơn Dương khí sinh ra ở phương Bắc, lớn ở phương Đông, thịnh ở phương Nam. Âm đầu ở phương Nam, giữa ở phương Tây, chót ở phương Bắc. Dương thường lấy tả, lấy sự sinh dục, trưởng dưỡng làm việc, mà loài của nó được gọi theo Dịch là "cứng", là "sáng", là "công", là "nghĩa". Âm thường ở hữu, lấy sự tàn hại, thảm sát làm việc, loài của nó là "mềm", là "tối", là "tư", là "lợi". Âm càng phát triển lên cao thì càng mỏng bạc. Sự tuân hoàn liên tục của quy luật Tự nhiên này, là do Âm không có "đầu", mà luôn phải theo Dương, và Dương không có "đuôi" (kết thúc), nên cần Âm tiếp nối. Lời quẻ nói: "Nam chinh", là dụng ý chỉ về "đầu" của Âm vậy.Địa là Khôn, là quẻ thuần âm ở Ngoại quái. Mọi vật có đằng trước thì có đằng sau, trước càng lớn thì sau càng rộng. Cái gì có đầu thì có cuối. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 2 Tháng 10, 2009 Dương khí sinh ra ở phương Bắc, lớn ở phương Đông, thịnh ở phương Nam. Âm đầu ở phương Nam, giữa ở phương Tây, chót ở phương Bắc. Dương thường lấy tả, lấy sự sinh dục, trưởng dưỡng làm việc, mà loài của nó được gọi theo Dịch là "cứng", là "sáng", là "công", là "nghĩa". Âm thường ở hữu, lấy sự tàn hại, thảm sát làm việc, loài của nó là "mềm", là "tối", là "tư", là "lợi". Âm càng phát triển lên cao thì càng mỏng bạc. Sự tuân hoàn liên tục của quy luật Tự nhiên này, là do Âm không có "đầu", mà luôn phải theo Dương, và Dương không có "đuôi" (kết thúc), nên cần Âm tiếp nối. Lời quẻ nói: "Nam chinh", là dụng ý chỉ về "đầu" của Âm vậy.Địa là Khôn, là quẻ thuần âm ở Ngoại quái. Mọi vật có đằng trước thì có đằng sau, trước càng lớn thì sau càng rộng. Cái gì có đầu thì có cuối. "Mỗi ngày, cây (mộc) không hút được "chất sống" từ dưới đất lên thì cây sẽ héo." "Âm lấy Dương làm gốc. Quẻ Địa Phong Thăng lấy quẻ Thiên Lôi Vô vọng làm gốc." "Ông Thiên Lôi Vô Vọng ra oai sấm sét. Thể là Dương, Dụng là Âm. Thời là Âm, ẩn là Dương. Quy luật tuần hoàn tự nhiên có chừng mực, con người hành xử theo Tiết độ của âm dương thì Dương sinh Âm dưỡng. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 4 Tháng 10, 2009 Dịch học họ Hùng viết (Địa Phong thăng) 23. Cặp Quẻ Lỏng – Khỏng (Khoảng) Đồng nghĩa với cặp quẻ vô vọng - đại súc của Dịch học Tàu, lỏng là trống không ; khỏng là chữ viết trệch đi của chữ khoảng hay quảng nghĩa là nơi rộng rãi có sức chứa lớn. Dịch học Tàu gọi là: vô vọng - đại súc, ý nghĩa là trong lòng mình có lỏng hay trống không tức không trông mong gì lợi lộc cho riêng mình, thì lòng nhân ái rộng mở yêu thương tha nhân rất mực, như thế là đại súc. Lỏng – khỏng là tột cùng đức ái, may ra chỉ thánh nhân mới có được. Ta so sánh với cặp quẻ: Lý – Tiểu súc Vô vọng – đại súc Dùng lý để phân định đúng sai, phải trái với người chỉ là sức chứa nhỏ vì còn cần tợi liều lượng , phải không mong điều gì cho mình tức không còn phân biệt của ta hay của người thì lúc ấy phải – trái, hợp lý hay không hợp lý trở nên vô nghĩa khi ấy lòng nhân ái trở nên vô bờ tức: Đại Súc. Đại Súc còn nghĩa nữa là chứa điều to lớn, Dịch học cho những việc về vật chất tiền nong, cuộc sống v.v… là việc nhỏ, còn đạo đức là cái lớn, đại súc là tích chứa đạo đức. A- Quẻ Lỏng: địa/ phong Quẻ địa phong vô vọng hay lỏng có tượng : Đất là nơi ta ở mà có gió thổi ở dưới như thế chỉ có ở đỉnh núi hay hang động nơi núi cao. Tới đây ta hiểu ra, tại sao các đạo sĩ đắc đạo của Lão giáo đều tu tiên trên đỉnh núi, ngày nay ở Trung Hoa và Việt Nam còn nhiều ngọn núi được coi là linh thiêng gắn liền với tên tuổi của những đạo sĩ đắc đạo trở thành thần tiên. Lòng mình trống không, không gợn một chút lợi danh thực thanh cao vô cùng, người không còn mong mỏi trông đợi gì cho mình thì tấm lòng trở nên quảng đại… quảng đại chính là đại súc. Địa thượng cũng tượng là cái hang trống chỉ có gió luồn bên trong đấy là hình tượng của sự trống rỗng. a) Lời quẻ: Lỏng, nguyên hanh lợi trinh, tàng phủ chính, hữu sảnh, bất lợi hữu du vãng. Không mong mỏi gì là đã hàm chứa 4 nguyên đức của thiên đạo, nếu lòng không thực sự như thế chỉ có tai họa, không thể thăng tiến được. Không mong mỏi gì cho mình là vô cùng cao thượng, đạt được như thế ắt đã ngộ thiên đạo nên lòng chứa được cả 4 nguyên đức, nguyên hạnh lợi trinh, điều cốt yếu là phải thực như thế, còn nếu là giả trá để kiếm danh vị hay sự tôn vinh của người đời thì tai ương tất đến vì cái kim giấu lâu ngày trong bọc thế nào cũng có lúc lòi ra, lúc ấy chẳng dám nhìn ai nữa còn nói gì đến sự thăng tiến. :rolleyes: Lời tượng: Vật dữ vô vọng, tiên vương dĩ mậu đối thời, dục vạn vật. Bậc minh quân không mỏi gì cho riêng mình, mà chỉ lo cho muôn dân, tùy tình thế thời buổi mà chăm lo cho dân. Thí dụ: mùa hè mà phát chăn bông thì đâu ơn ích gì. Hoặc lúc dân đang đói mà giảng đạo đức, lễ nghĩa thì sao có hiệu quả. Vào mùa cấy mà vua làm lễ cày tịch điền cầu mưa thuận gió hòa là mậu đối thời dục vạn vật. Dân đã khá giả sung túc thì dạy dân lễ nghĩa cho phong hóa xã hội ngày một tốt đẹp hơn lên, đấy là mậu đối thời dục vạn vật. c) Lời Hào c.1) Hào Sơ Vô vọng vãng cát Lòng không mong mỏi gì riêng tư mà tiến hành công việc thì thực là tốt, ở đây chữ vô vọng đồng nghĩa với chí công vô tư. c.2) Hào Nhị Bất canh hoạch bất tri dư, tắc lợi hữu du vãng Không trồng trọt sao có thu hoạch không khai hoang thì làm sao có ruộng, phải tiến hành thì mới mong kết quả chứ (điều lợi). Hào từ này chỉ rõ nghĩa chữ vô vọng, vô vọng không có nghĩa là không trông chờ… nếu có gieo thì phải mong gặt hái chứ, có lao nhọc thì phải trông chờ thành quả chứ. Vô vọng nghĩa ở Dịch học là không mưu lợi riêng cho mình mà lo cho toàn thể nghĩa là cán bộ khi lo việc nước thì đừng có trông mong chấm mút, đừng có rút một công trình, còn đối với mọi người khi làm thì dĩ nhiên phải trông đợi kết quả sao lại vô vọng được. c.3) Hào Tam Vô vọng chi tai, hoặc hệ chi ngưu, hành nhân chi đắc, ấp nhân chi tai. Họa không mong mà đến, như có người cột trâu cạnh đường bị người đi đường dắt mất, người trong ấp lại bị nghi ngờ, đúng là tai bay vạ gió. Tai vạ thì có ai mong đâu nhưng vẫn xảy ra, sở dĩ vậy là tại người không cẩn trọng, không lường trước sự việc để mất của, còn gây xào xáo rối loạn trong chòm xóm thật đáng trách. c.4) HàoTứ Khả trinh vô cữu Liệu có bền không ? Không lỗi. Hào tứ chỉ sự thái quá, không lâu dài được đâu chỉ đắc trung mới trường cửu, không lỗi vì ngoài ý muốn chủ quan. Còn nghĩa nữa, tiểu nhân giả vô vọng hay giả chí công vô tư để leo lên cao, khi có địa vị rồi, có thể “ăn” được rồi liệu nó còn giữ bộ mặt giả nhân giả nghĩa được bao lâu? Nên hào tứ nói nếu giữ được vô vọng lâu dài thì mới không lỗi vì lâu dài như thế chứng tỏ lòng “vô vọng” thật sự. c.5) Hào ngũ Vô vọng chi tật, vật dược hữu hỷ. Tật bất cần đời, không cần thuốc thang gì cũng tự khỏi vì một khi bụng đói thì chân tất phải bò, c.6) Hào thượng Vô vọng hành, hữu sảnh, vô du lợi. Đi mà không cần đến tức hành động không có mục đích, có tai họa, không ích lợi gì. Làm cho có làm không mong gì thành công, hao phí tài lực của xã hội đó là tai họa. Còn ích lợi gì nữa? . Không nói sợ người ta bảo mình câm nên nói bừa nói đại Nói không suy nghĩ chẳng cần người hiểu miễn người ta đừng tưởng mình câm là được, người trí như thế tính như thế thì sớm muộn gì cũng có tai họa, người đời thường gọi là vạ miệng. B/ Quẻ khoảng = trạch/ địa (quảng) Khoảng ở đây là khoảng rộng, chứa được số đông, biến âm của chữ quảng trong quảng đại là to lớn rộng rãi tức đại súc Đại súc có thể hiểu theo 2 nghĩa: Đại súc là sức chứa lớn lao. Đại súc là chứa điều to lớn. Cả 2 nghĩa đều đã bàn ở phần trước rồi Hồ ở trên đất, vững chãi chắc chắn trên nền móng to lớn của đất nên sức chứa cũng to lớn lắm. a) Lời quẻ Đại súc, lợi trinh, bất gia thực, lợi thiệp đại xuyên Có tấm lòng quảng đại, bền vững lâu dài thì vô cùng tốt, bất gia thực ý là: không ăn cơm nhà vì đã là người của công chúng. Tấm lòng quảng đại hết sức cần cho công cuộc phát triển. Đại súc là mình vì mọi người, bất gia thực là mọi người vì mình. :lol: Lời tượng: Đại súc, quân tử dĩ đa thức, tiền ngôn vãng hành dĩ súc kỳ đức Chứa sự to lớn, bậc trưởng nhân bằng nhiều cách, học hỏi lời xưa tích cũ của tiền nhân, lấy đấy làm tấm gương noi theo để rèn luyện nuôi dưỡng đạo đức tốt lành nơi mình. c) Lời Hào c.1) Hào Sơ Hữu lệ – lợi dĩ Có điều phải lo, dừng lại tốt hơn. Hào sơ ở vị trí thấp nhất, ở quẻ này chỉ công đức nơi mình còn mỏng lắm. Chưa thể tiến lên vị trí cao hơn, phải dừng lại để lo bồi dưỡng đức độ. Tạo nền tảng cho vững đã. c.2) Hào nhị: Dư thoát phúc (bức) Xe văng mất bánh Phát triển xã hội phải dựa trên tiến bộ khoa học kỹ thuật, tức sự phát triển đòi hỏi phải có cơ sở vật chất tương ứng. Không thể tiến lên nếu xe không có bánh là vậy. Nghĩa thứ 2 là: địa vị xã hội phải dựa trên nền tảng tài và đức. Không đủ tài đức mà bon chen địa vị thì khác gì xe không bánh làm sao mà tiến được. c.3) Hào Tam Lương mã trục, lợi gian trinh, nhật nhàn dư vệ, hữu du vãng. Cơ sở vật chất kỹ thuật và chế độ xã hội như 2 con ngựa đuổi nhau, con này tiến đi, con kia đuổi theo vượt qua, con này lại đuổi theo cứ như thế mà tiến tới, công cuộc tiến hóa rất gian nan khúc khuỷu phải bền lòng mới thắng lợi. Phải nắm vững quy luật tiến hóa để điều khiển công cuộc phát triển mới có thể thành công hay tiến triển tốt đẹp (hữu du vãng) c.4) Hào tứ Đồng ngưu chi cốc, nguyên cát . phải cột buộc con nghé ngay khi chưa mọc sừng, rất tốt. Ý hào là: dạy con từ thuở còn thơ, trẻ con tâm hồn trong trắng tính khí chưa ngả theo hướng nào nếu biết uốn nắn chỉ bảo ngay từ lúc đó nó sẽ hướng thiện ngay bước đầu và cứ con đường đó mà đi mãi về sau. Còn gì tốt hơn nữa. c.5) Hào Ngũ Phần chỉ chi nha, cát. Thiến con heo có nanh đi , tốt. Heo có nanh là heo rừng, sở dĩ nó hung hăng là nó động dục, thiến nó thì đâu còn hung hăng nữa nên cái nanh của nó cũng đâu còn nguy hiểm gì. Ý hào nói là ngăn ngừa từ gốc xóa đi các nguyên nhân đẩy đưa người ta đến chỗ phạm tội. Thí dụ muốn xóa nạn trộm cắp vặt ra thì ngoài việc trừng trị, nhà nước phải lo công ăn việc làm cho dân ai cũng no đủ thì làm gì còn .việc..“bần cùng sinh đạo tặc” . c.6) Hào Thượng Hà thiên chi cù hanh Ôi, thiên đạo thênh thang, hanh thông hết mực. Đại súc với nghĩa tích chứa đạo đức, hào lục là tột cùng, đức đã tích chứa đến hết mực thì trở thành tiên thành thánh đâu còn là người phàm nữa, vì vậy hào này nói đường trời thênh thang không còn gì cản trở nữa bậc thần tiên chu du khắp nơi, hào này nói đến việc tu tiên đắc đạo cưỡi hạc chu du. Thêm một tham khảo khi bình giải quẻ Dịch trong khuôn khổ Bát Tự Hà Lạc. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 5 Tháng 10, 2009 Dịch học họ Hùng viết (Địa Phong thăng) 23. Cặp Quẻ Lỏng – Khỏng (Khoảng) Đồng nghĩa với cặp quẻ vô vọng - đại súc của Dịch học Tàu, lỏng là trống không ; khỏng là chữ viết trệch đi của chữ khoảng hay quảng nghĩa là nơi rộng rãi có sức chứa lớn. Dịch học Tàu gọi là: vô vọng - đại súc, ý nghĩa là trong lòng mình có lỏng hay trống không tức không trông mong gì lợi lộc cho riêng mình, thì lòng nhân ái rộng mở yêu thương tha nhân rất mực, như thế là đại súc. Lỏng – khỏng là tột cùng đức ái, may ra chỉ thánh nhân mới có được. Ta so sánh với cặp quẻ: Lý – Tiểu súc Vô vọng – đại súc Dùng lý để phân định đúng sai, phải trái với người chỉ là sức chứa nhỏ vì còn cần tợi liều lượng , phải không mong điều gì cho mình tức không còn phân biệt của ta hay của người thì lúc ấy phải – trái, hợp lý hay không hợp lý trở nên vô nghĩa khi ấy lòng nhân ái trở nên vô bờ tức: Đại Súc. Đại Súc còn nghĩa nữa là chứa điều to lớn, Dịch học cho những việc về vật chất tiền nong, cuộc sống v.v… là việc nhỏ, còn đạo đức là cái lớn, đại súc là tích chứa đạo đức. A- Quẻ Lỏng: địa/ phong Quẻ địa phong vô vọng hay lỏng có tượng : Đất là nơi ta ở mà có gió thổi ở dưới như thế chỉ có ở đỉnh núi hay hang động nơi núi cao. Tới đây ta hiểu ra, tại sao các đạo sĩ đắc đạo của Lão giáo đều tu tiên trên đỉnh núi, ngày nay ở Trung Hoa và Việt Nam còn nhiều ngọn núi được coi là linh thiêng gắn liền với tên tuổi của những đạo sĩ đắc đạo trở thành thần tiên. Lòng mình trống không, không gợn một chút lợi danh thực thanh cao vô cùng, người không còn mong mỏi trông đợi gì cho mình thì tấm lòng trở nên quảng đại… quảng đại chính là đại súc. Địa thượng cũng tượng là cái hang trống chỉ có gió luồn bên trong đấy là hình tượng của sự trống rỗng. a) Lời quẻ: Lỏng, nguyên hanh lợi trinh, tàng phủ chính, hữu sảnh, bất lợi hữu du vãng. Không mong mỏi gì là đã hàm chứa 4 nguyên đức của thiên đạo, nếu lòng không thực sự như thế chỉ có tai họa, không thể thăng tiến được. Không mong mỏi gì cho mình là vô cùng cao thượng, đạt được như thế ắt đã ngộ thiên đạo nên lòng chứa được cả 4 nguyên đức, nguyên hạnh lợi trinh, điều cốt yếu là phải thực như thế, còn nếu là giả trá để kiếm danh vị hay sự tôn vinh của người đời thì tai ương tất đến vì cái kim giấu lâu ngày trong bọc thế nào cũng có lúc lòi ra, lúc ấy chẳng dám nhìn ai nữa còn nói gì đến sự thăng tiến. :rolleyes: Lời tượng: Vật dữ vô vọng, tiên vương dĩ mậu đối thời, dục vạn vật. Bậc minh quân không mỏi gì cho riêng mình, mà chỉ lo cho muôn dân, tùy tình thế thời buổi mà chăm lo cho dân. Thí dụ: mùa hè mà phát chăn bông thì đâu ơn ích gì. Hoặc lúc dân đang đói mà giảng đạo đức, lễ nghĩa thì sao có hiệu quả. Vào mùa cấy mà vua làm lễ cày tịch điền cầu mưa thuận gió hòa là mậu đối thời dục vạn vật. Dân đã khá giả sung túc thì dạy dân lễ nghĩa cho phong hóa xã hội ngày một tốt đẹp hơn lên, đấy là mậu đối thời dục vạn vật. c) Lời Hào c.1) Hào Sơ Vô vọng vãng cát Lòng không mong mỏi gì riêng tư mà tiến hành công việc thì thực là tốt, ở đây chữ vô vọng đồng nghĩa với chí công vô tư. c.2) Hào Nhị Bất canh hoạch bất tri dư, tắc lợi hữu du vãng Không trồng trọt sao có thu hoạch không khai hoang thì làm sao có ruộng, phải tiến hành thì mới mong kết quả chứ (điều lợi). Hào từ này chỉ rõ nghĩa chữ vô vọng, vô vọng không có nghĩa là không trông chờ… nếu có gieo thì phải mong gặt hái chứ, có lao nhọc thì phải trông chờ thành quả chứ. Vô vọng nghĩa ở Dịch học là không mưu lợi riêng cho mình mà lo cho toàn thể nghĩa là cán bộ khi lo việc nước thì đừng có trông mong chấm mút, đừng có rút một công trình, còn đối với mọi người khi làm thì dĩ nhiên phải trông đợi kết quả sao lại vô vọng được. c.3) Hào Tam Vô vọng chi tai, hoặc hệ chi ngưu, hành nhân chi đắc, ấp nhân chi tai. Họa không mong mà đến, như có người cột trâu cạnh đường bị người đi đường dắt mất, người trong ấp lại bị nghi ngờ, đúng là tai bay vạ gió. Tai vạ thì có ai mong đâu nhưng vẫn xảy ra, sở dĩ vậy là tại người không cẩn trọng, không lường trước sự việc để mất của, còn gây xào xáo rối loạn trong chòm xóm thật đáng trách. c.4) HàoTứ Khả trinh vô cữu Liệu có bền không ? Không lỗi. Hào tứ chỉ sự thái quá, không lâu dài được đâu chỉ đắc trung mới trường cửu, không lỗi vì ngoài ý muốn chủ quan. Còn nghĩa nữa, tiểu nhân giả vô vọng hay giả chí công vô tư để leo lên cao, khi có địa vị rồi, có thể “ăn” được rồi liệu nó còn giữ bộ mặt giả nhân giả nghĩa được bao lâu? Nên hào tứ nói nếu giữ được vô vọng lâu dài thì mới không lỗi vì lâu dài như thế chứng tỏ lòng “vô vọng” thật sự. c.5) Hào ngũ Vô vọng chi tật, vật dược hữu hỷ. Tật bất cần đời, không cần thuốc thang gì cũng tự khỏi vì một khi bụng đói thì chân tất phải bò, c.6) Hào thượng Vô vọng hành, hữu sảnh, vô du lợi. Đi mà không cần đến tức hành động không có mục đích, có tai họa, không ích lợi gì. Làm cho có làm không mong gì thành công, hao phí tài lực của xã hội đó là tai họa. Còn ích lợi gì nữa? . Không nói sợ người ta bảo mình câm nên nói bừa nói đại Nói không suy nghĩ chẳng cần người hiểu miễn người ta đừng tưởng mình câm là được, người trí như thế tính như thế thì sớm muộn gì cũng có tai họa, người đời thường gọi là vạ miệng. B/ Quẻ khoảng = trạch/ địa (quảng) Khoảng ở đây là khoảng rộng, chứa được số đông, biến âm của chữ quảng trong quảng đại là to lớn rộng rãi tức đại súc Đại súc có thể hiểu theo 2 nghĩa: Đại súc là sức chứa lớn lao. Đại súc là chứa điều to lớn. Cả 2 nghĩa đều đã bàn ở phần trước rồi Hồ ở trên đất, vững chãi chắc chắn trên nền móng to lớn của đất nên sức chứa cũng to lớn lắm. a) Lời quẻ Đại súc, lợi trinh, bất gia thực, lợi thiệp đại xuyên Có tấm lòng quảng đại, bền vững lâu dài thì vô cùng tốt, bất gia thực ý là: không ăn cơm nhà vì đã là người của công chúng. Tấm lòng quảng đại hết sức cần cho công cuộc phát triển. Đại súc là mình vì mọi người, bất gia thực là mọi người vì mình. :lol: Lời tượng: Đại súc, quân tử dĩ đa thức, tiền ngôn vãng hành dĩ súc kỳ đức Chứa sự to lớn, bậc trưởng nhân bằng nhiều cách, học hỏi lời xưa tích cũ của tiền nhân, lấy đấy làm tấm gương noi theo để rèn luyện nuôi dưỡng đạo đức tốt lành nơi mình. c) Lời Hào c.1) Hào Sơ Hữu lệ – lợi dĩ Có điều phải lo, dừng lại tốt hơn. Hào sơ ở vị trí thấp nhất, ở quẻ này chỉ công đức nơi mình còn mỏng lắm. Chưa thể tiến lên vị trí cao hơn, phải dừng lại để lo bồi dưỡng đức độ. Tạo nền tảng cho vững đã. c.2) Hào nhị: Dư thoát phúc (bức) Xe văng mất bánh Phát triển xã hội phải dựa trên tiến bộ khoa học kỹ thuật, tức sự phát triển đòi hỏi phải có cơ sở vật chất tương ứng. Không thể tiến lên nếu xe không có bánh là vậy. Nghĩa thứ 2 là: địa vị xã hội phải dựa trên nền tảng tài và đức. Không đủ tài đức mà bon chen địa vị thì khác gì xe không bánh làm sao mà tiến được. c.3) Hào Tam Lương mã trục, lợi gian trinh, nhật nhàn dư vệ, hữu du vãng. Cơ sở vật chất kỹ thuật và chế độ xã hội như 2 con ngựa đuổi nhau, con này tiến đi, con kia đuổi theo vượt qua, con này lại đuổi theo cứ như thế mà tiến tới, công cuộc tiến hóa rất gian nan khúc khuỷu phải bền lòng mới thắng lợi. Phải nắm vững quy luật tiến hóa để điều khiển công cuộc phát triển mới có thể thành công hay tiến triển tốt đẹp (hữu du vãng) c.4) Hào tứ Đồng ngưu chi cốc, nguyên cát . phải cột buộc con nghé ngay khi chưa mọc sừng, rất tốt. Ý hào là: dạy con từ thuở còn thơ, trẻ con tâm hồn trong trắng tính khí chưa ngả theo hướng nào nếu biết uốn nắn chỉ bảo ngay từ lúc đó nó sẽ hướng thiện ngay bước đầu và cứ con đường đó mà đi mãi về sau. Còn gì tốt hơn nữa. c.5) Hào Ngũ Phần chỉ chi nha, cát. Thiến con heo có nanh đi , tốt. Heo có nanh là heo rừng, sở dĩ nó hung hăng là nó động dục, thiến nó thì đâu còn hung hăng nữa nên cái nanh của nó cũng đâu còn nguy hiểm gì. Ý hào nói là ngăn ngừa từ gốc xóa đi các nguyên nhân đẩy đưa người ta đến chỗ phạm tội. Thí dụ muốn xóa nạn trộm cắp vặt ra thì ngoài việc trừng trị, nhà nước phải lo công ăn việc làm cho dân ai cũng no đủ thì làm gì còn .việc..“bần cùng sinh đạo tặc” . c.6) Hào Thượng Hà thiên chi cù hanh Ôi, thiên đạo thênh thang, hanh thông hết mực. Đại súc với nghĩa tích chứa đạo đức, hào lục là tột cùng, đức đã tích chứa đến hết mực thì trở thành tiên thành thánh đâu còn là người phàm nữa, vì vậy hào này nói đường trời thênh thang không còn gì cản trở nữa bậc thần tiên chu du khắp nơi, hào này nói đến việc tu tiên đắc đạo cưỡi hạc chu du. Thêm một tham khảo khi bình giải quẻ Dịch trong khuôn khổ Bát Tự Hà Lạc. Bác Hà Uyên bình giải theo Tượng và Lý Quẻ tận cùng của Lý - cùng Lý thì Đạt Đạo. Đại súc với nghĩa tích chứa đạo đức, hào lục là tột cùng, đức đã tích chứa đến hết mực thì trở thành tiên thành thánh đâu còn là người phàm nữa, vì vậy hào này nói đường trời thênh thang không còn gì cản trở nữa bậc thần tiên chu du khắp nơi, hào này nói đến việc tu tiên đắc đạo cưỡi hạc chu du. Bây giờ các Đại Gia (Đại Súc) còn du lịch quanh Trái Đất bằng Phi Thuyền nhưng chắc chắn không bằng "bậc thần tiên chu du khắp nơi". Share this post Link to post Share on other sites
Posted 8 Tháng 10, 2009 Từ năm 1951 - 1956, hào 4 quẻ Địa Phong ThăngNăm 1953 - 1954, Chiến thắng Điện Biên Phủ. Từ năm 1951 - 1956, hào 4 quẻ Địa Phong ThăngNăm 1953 - 1954, Chiến thắng Điện Biên Phủ. "Thiên độ" được tính như sau:- Thái dương hành độ: vào ngày mồng 1 tháng Giêng, từ cung Tý, ở tú Hư, 1 độ khởi hành. Được gọi là Đế cát tinh.- Thái âm hành độ: ngày mông 1 tháng Giêng, từ cung Tý, ở tú Nữ, 7 độ khởi hành. Hóa thành chưởng Văn tinh, Lộc thần.- Thổ tinh hành độ: ngày mồng 1 tháng Giêng, từ cung Thìn, ở tú Giác, 3 độ khởi hành. Năm nay, hóa thành Thiên lân, Lộc nguyên, Thiên tự.- Mộc tinh hành độ: ngày 1 tháng Giêng, từ cung Dậu ở tú Lâu, 9 độ khởi hành. Hoá thành Thiên quý, Chước tinh, Mã nguyên, sinh quan.- Hoả tinh hành độ: ngày 1 tháng Giêng, từ cung Tuất tú Thất, 11 độ khởi hành. Hóa thành Âm quý hỷ thần- Kim tinh hành độ: ngày 1 tháng Giêng, từ cung Tuất tú Bích, 2 độ khởi hành. Hóa thành Thiên âm- Thủy tinh hành độ: ngày 1 tháng Giêng, từ cung Hợi tú Nguy, 3 độ khởi hành. Hóa thành Thiên quyền, dương quý, khoa danh Khôi tinh.- Bột tinh hành độ (dư khí của mặt Trăng): ngày 1 tháng Giêng, từ cung Tị tú Tinh, 5 độ khởi hành. Hóa thành Thiên phúc, Ấn tinh.- La tinh hành độ (La hầu: dư khí của Hoả tinh): ngày 1 tháng Giêng, từ cung Ngọ tú Liễu, 2 độ khởi hành.- Kế tinh hành độ (Kế đô: dư khí của Thổ tinh) : ngày 1 tháng Giêng, từ cung Tý tú Nữ, từ độ đầu tiên khởi hành.- Khí tinh hành độ (dư khí của Mộc tinh ở phương Đông): ngày 1 tháng Giêng, từ cung Sửu tú Cơ, 4 độ khởi hành. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 8 Tháng 10, 2009 Nhị Thập Bát Tú phân cung 1. Cung Tí : Nữ - Hư – Nguy 2. Cung Sửu : Đẩu – Ngưu 3. Cung Dần : Vĩ – Cơ 4. Cung Mão : Đê - Phòng – Tâm 5. Cung Thìn : Giác – Cang 6. Cung Tị : Dực - Chẩn. 7. Cung Ngọ : Liễu - Tinh - Trương 8. Cung Mùi : Tĩnh - Quỉ 9. Cung Thân : Chủy - Sâm 10. Cung Dậu : Vị - Mão - Tất 11. Cung Tuất : Khuê – Lâu 12. Cung Hợi : Thất – Bích Nghi vấn : Chòm Chu Tước có vài sao tráo thành Huyền Vũ và chòm sao Huyền Vũ có vài sao tráo thành chòm sao Chu Tước. Hoặc chỉ có sao Đẩu – Ngưu thuộc phận dã Ngô – Việt nhưng Bản vị lại cư ở Sửu. Vì sao Đẩu chỉ xuất hiện vào tháng Hạ Thu ở phương Nam. 1. Bẩy sao phương Bắc Huyền Vũ : Đẩu Ngưu Nữ Hư Nguy Thất Bích. 2. Bẩy sao phương Nam Chu Tước : Tỉnh Quỉ Liễu Tinh Trương Dực Chẩn. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 8 Tháng 10, 2009 - Thanh long ở phương Đông: Giác, Cang, Đê, Phòng, Tâm, Vĩ, Cơ. Theo thứ tự phối ứng: Mộc, Kim, Thổ, Nhật, Nguyệt, Hoả, Thuỷ. - Huyền vũ ở phương Bắc: Đẩu, Ngưu, Nữ, Hư, Nguy, Thất, Bích. Theo thứ tự phối ứng: Mộc, Kim, Thổ, Nhật, Nguyệt, Hoả, Thuỷ. - Bạch Hổ ở phương Tây: Khuê, Lâu, Vị, Mão, Tất, Chủy, Sâm. Theo thứ tự phối ứng: Mộc Kim Thổ, Nhật, Nguyệt, Hỏa, Thuỷ. - Chu Tước ở phương Nam: Tỉnh, Quỷ, Liễu, Tinh, Trương, Dực, Chẩn. Theo thứ tự phối ứng: Mộc, Kim, Thổ, Nhật, Nguyệt, Hỏa, Thủy. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 10 Tháng 10, 2009 Từ năm 1951 - 1956, hào 4 quẻ Địa Phong Thăng Năm 1953 - 1954, Chiến thắng Điện Biên Phủ. Ngày mùng 7 tháng 5 năm 1954 chiến tháng Điện Biên Phủ (nhằm ngày 5 tháng 4 năm Giáp Ngọ). Năm 1954 có một trận lũ lớn, Thủy Vượng. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 11 Tháng 10, 2009 Năm 1953 (Quí Tị), sao Chẩn Thủy, bản vị cư Tị. Sách viết : chủ tải nhậm, có quân xuất nhập. Năm 1954 (Giáp Ngọ), sao Tinh Nhật, bản vị cư Ngọ. Sách viết : Sao Tinh chủ việc binh. Thái Bạch phạm (nếu có) thì: nước to. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 13 Tháng 10, 2009 Chúng ta trở về khuôn khổ của môn Bát Tự Hà Lạc nhé. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 10, 2009 Chúng ta trở về khuôn khổ của môn Bát Tự Hà Lạc nhé. Bác Hà Uyên kính mến, có lẽ Phapvan xin không tham gia luận quẻ, tuy là thuần túy Lý của quẻ chỉ về học thuật, nhưng Bàn về Việc mình không hiểu biết nhiều cũng không nên. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 10, 2009 Nhìn mọi người bàn luận về chủ đề này thì cũng đủ biết chuẩnbị “lạc đường” rồi, cũng chẳng thể tìm được một tia sáng hy vọng nào cho maisau. Tôi cũng chẳng muốn mãi một mình đi một con đường nên sẽ chỉ cho các vị mộtlối, còn có dám đi hay không thì còn tuỳ ở mỗi người. Con đường này có tên là “Chứngminh Kinh Dịch là của người Trung Quốc”, phía cuối đường sẽ có chiếc chìa khoámở ra một phần nào những bí mật của Kinh Dịch, đại khái là liên quan tới chủ đề“bao la vạn tượng”. Dù nghiên cứu bất cứ lãnh vực gì của Kinh Dịch (Bát Tự, MaiHoa) thì cũng đều phải qua con đường này cả, không có ngoại lệ. Con đường này tôiqua rồi, tôi sẽ chờ mọi người ở con đường thứ 2. Mong rằng sẽ có cơ hội gặp 1ai đó. ……………………………………………………. Tặng mọi người một chút hy vọng: Bát Thuần Khôn-Hào 4: Thắt túi, không lỗi, không khen.-Cẩnthận thì không có gì hại. Kiến giải: “Thắt túi” ám chỉ tới việc che đậy, giấu kín. “khỗnglỗi” thì không có gì sai, hại, “không khen” vì không có gì nên làm, đáng làm. Hàonày dạy nên làm việc một cách kín đáo, không nên phô trương, tuy không quangminh chính đại nhưng lại được cái vô hại. Truyện rằng:” Mùa thu, tháng 7, ngày 27, vua chạy ra huyệnMinh Nghĩa ở Sơn Tây. Khi ấy, Mạc Đăng Dung uy quyền ngày một lớn, lòng người đềuhướng theo. Đăng Dung đem con gái nuôi vào hầu vua, tiếng là chầu hầu, thực ralà để dò xét, coi giữ. Lại cho con trưởng là Đăng Doanh làm Dục Mỹ hầu, trôngcoi điện Kim Quang. Đăng Dung đi bộ thì lọng phượng giát vàng, đi thuỷ thì thuyềnrồng dây kéo, ra vào cung cấm, không kiêng sợ gì. Lại giết bọn thị vệ Nguyễn Cấu,Đô lực sĩ Minh Sơn bá Nguyễn Thọ và Đàm Cử. Vua mưu ngầm với bọn Phạm Hiến, Phạm Thứ, sai người đem mậtchiếu vào Tây Kinh bảo Trịnh Tuy nghênh viện. Vào canh hai đêm 27, bọn Hiến, Thứvào hầu yến, rồi đón vua ra ngoài, hoàng thái hậu và em vua là Xuân không đượcbiết. Vua ra đến xã Mộng Sơn, huyện Minh Nghĩa, Sơn Tây. Ngày hôm sau, ĐăngDung biết chuyện đem quân đi đón chặn những nơi quan yếu.” Bình Luận: Mạc Đăng Dung quá phô trương thanh thế, không kiêngnể bề trên nên đã bị Vua nghi ngờ. Còn Vua cùng các cận thần hành sự bí mật nênđã thoát được ra ngoài một cách an toàn. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 10, 2009 Nhìn mọi người bàn luận về chủ đề này thì cũng đủ biết chuẩnbị “lạc đường” rồi, cũng chẳng thể tìm được một tia sáng hy vọng nào cho maisau. Tôi cũng chẳng muốn mãi một mình đi một con đường nên sẽ chỉ cho các vị mộtlối, còn có dám đi hay không thì còn tuỳ ở mỗi người. Con đường này có tên là “Chứngminh Kinh Dịch là của người Trung Quốc”, phía cuối đường sẽ có chiếc chìa khoámở ra một phần nào những bí mật của Kinh Dịch, đại khái là liên quan tới chủ đề“bao la vạn tượng”. Dù nghiên cứu bất cứ lãnh vực gì của Kinh Dịch (Bát Tự, MaiHoa) thì cũng đều phải qua con đường này cả, không có ngoại lệ. Con đường này tôiqua rồi, tôi sẽ chờ mọi người ở con đường thứ 2. Mong rằng sẽ có cơ hội gặp 1ai đó. ……………………………………………………. Tặng mọi người một chút hy vọng: Bát Thuần Khôn-Hào 4: Thắt túi, không lỗi, không khen.-Cẩnthận thì không có gì hại. Kiến giải: “Thắt túi” ám chỉ tới việc che đậy, giấu kín. “khỗnglỗi” thì không có gì sai, hại, “không khen” vì không có gì nên làm, đáng làm. Hàonày dạy nên làm việc một cách kín đáo, không nên phô trương, tuy không quangminh chính đại nhưng lại được cái vô hại. Truyện rằng:” Mùa thu, tháng 7, ngày 27, vua chạy ra huyệnMinh Nghĩa ở Sơn Tây. Khi ấy, Mạc Đăng Dung uy quyền ngày một lớn, lòng người đềuhướng theo. Đăng Dung đem con gái nuôi vào hầu vua, tiếng là chầu hầu, thực ralà để dò xét, coi giữ. Lại cho con trưởng là Đăng Doanh làm Dục Mỹ hầu, trôngcoi điện Kim Quang. Đăng Dung đi bộ thì lọng phượng giát vàng, đi thuỷ thì thuyềnrồng dây kéo, ra vào cung cấm, không kiêng sợ gì. Lại giết bọn thị vệ Nguyễn Cấu,Đô lực sĩ Minh Sơn bá Nguyễn Thọ và Đàm Cử. Vua mưu ngầm với bọn Phạm Hiến, Phạm Thứ, sai người đem mậtchiếu vào Tây Kinh bảo Trịnh Tuy nghênh viện. Vào canh hai đêm 27, bọn Hiến, Thứvào hầu yến, rồi đón vua ra ngoài, hoàng thái hậu và em vua là Xuân không đượcbiết. Vua ra đến xã Mộng Sơn, huyện Minh Nghĩa, Sơn Tây. Ngày hôm sau, ĐăngDung biết chuyện đem quân đi đón chặn những nơi quan yếu.” Bình Luận: Mạc Đăng Dung quá phô trương thanh thế, không kiêngnể bề trên nên đã bị Vua nghi ngờ. Còn Vua cùng các cận thần hành sự bí mật nênđã thoát được ra ngoài một cách an toàn. Việc chứng minh Kinh Dịch của người Trung Quốc thì tôi nghĩ không cần thiết. Vì đấy là quan niệm của hàng ngàn năm nay và ngày nay, cả cái thế giới này vẫn đang nghĩ như vậy. Nhưng chính người Trung Quốc từ hàng ngàn năm nay và cả thế giới quan niệm Kinh Dịch là của người Trung Quốc, vẫn chưa mở được cái gọi là bức màn huyền bí của nó. Chính người Trung Quốc đã phải lên tiếng phủ nhận ngay cả Đông Y là của họ, cho phong thủy là bịp bợm và Kinh Dịch là mê tín dĩ đoan....Ngay cả Thiệu Vị Hoa cũng thừa nhận không hiều gì về Lục thập Hoa Giáp..... Liên hiệp quốc đã bốn lần tổ chức hội thảo về Kinh Dịch ngay tại "Bê Canh", cũng chịu, chẳng hiểu gì về Kinh Dịch và thuyết Âm Dương Ngũ hành. Cả cái thế giới này cùng với chính nền văn minh Hán đã bất lực khi khám phá những bí ẩn của văn minh Đông phương. Nhưng tiếc thay! Một số người Việt lại tỏ ra hiểu những cái của Hán hơn cả Hán?! Bói được vài quẻ đúng thì cứ tưởng đã nắm được cả bí ẩn của vũ trụ. Bày đặt chê bai. Nhưng khi được hỏi lại thì lặn không thấy xủi tăm. Làm bộ bí ẩn để cho người đời tưởng mình cao siêu; ăn nói lấp lửng để tỏ ra mình sâu sắc. Giống như những người nghèo nàn thấy vài lượng vàng là to, thì người trí thiển xem được vài cuốn sách cứ tưởng chân lý, đến lúc chết vẫn chưa ngộ ra. Thật tội nghiệp. Thiên Sứ tôi xác định rằng: Thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là lý thuyết thống nhất vũ trụ. Bát quái chỉ là ký hiệu siêu công thức của lý thuyết này. Lý thuyết thống nhất vũ trụ này thuộc về nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử, một thời huyền vĩ ở bờ nam sông Dương Tử. Chỉ có nền văn hiến Việt với những di sản còn lại mới có thể phục hồi được những giá trị đích thực của nó. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 15 Tháng 10, 2009 Bác Hà Uyên kính mến, có lẽ Phapvan xin không tham gia luận quẻ, tuy là thuần túy Lý của quẻ chỉ về học thuật, nhưng Bàn về Việc mình không hiểu biết nhiều cũng không nên. Phapvan thân mến. Cảm ơn Phapvan rất nhiều, mặc dù đây chỉ là một Diễn đàn. Cái có Hình thù thì thật, mà cái làm cho cái có Hình thù, thì chưa từng thấy. Cái có mầu sắc thì bộc lộ, mà cái làm cho cái có mầu sắc, thì chưa từng hiện. Rất nhiều anh chị em không đăng ký danh tại Diễn đàn này, nhưng mỗi một ngày, họ vẫn đang dành thời gian một vài phút cho chúng ta, để hiểu thêm về Dịch học. Có thể, chính vì vậy, mà anh chị em thấy cuộc sống thật sự đáng yêu hơn, thật sự có ý nghĩa hơn chăng ? Một ngày nào đó, hay như hiện tại, chỉ mỗi một việc là "ăn", và "chờ" , thì sự sống thật sự là ảm đạm. Vì Hà Uyên nghĩ, không có động từ "ăn nghe", mà chỉ thấy nói: ăn nói, ăn làm, ăn hỏi, ăn nằm, ăn quỵt, ăn vạ, ... , nhưng không hề thấy nói ăn nghe Cũng mong rằng, Diễn đàn Lý học Đông phương, khẳng định được tiếng nói của mình, mà hướng tới sự bền vững chung. Hà Uyên rất tin như vậy. Anh Thiên Sứ đã và đang làm được, để cho chính chúng ta, có được tiếng nói chung với nhau. Về điều này, Hà Uyên phải cảm ơn anh Thiên Sứ rất nhiều. Hà Uyên. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 15 Tháng 10, 2009 Kính bác Hà Uyên. Chân thành cảm ơn bác công khai lên tiếng ủng hộ cho tôi. Tôi đang chờ đợi kết quả của lời tiên tri: Năm 2009 - giờ vinh danh nền văn hiến Việt đã điểm. Hy vọng sẽ được chia sẻ niềm vui với bác và anh chị em đã ủng hộ và động viên tôi trong những phút gian nan của công việc này. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 15 Tháng 10, 2009 Giả sử Kinh Dịch là của dân ta thì sao các cụ đi trước nhàta không chứng minh, hay bác Thiên Sứ nghĩ rằng họ không biết gì. “Chấp gì những kẻ sinh sau Thánh nhân có mắt mù đâubao giờ” Nói rằng không cần thiết phải chứng minh, đơn giản là vì khôngbiết chứng minh, chẳng lẽ tôi chỉ mọi người chứng minh ra rồi chỉ để biết nguồngốc của Kinh Dịch thôi sao. Tôi nói thẳng thế này, ông nào làm ra Kinh Dịch thìtôi không biết, những biết chắc rằng Kinh Dịch là của dân Tàu. Đó là một gợi ýnhỏ dành cho những bộ óc có khả năng “phát sáng”. Việc dùng lý thuyết để chứngminh không phải sở trường của tôi mà nó cũng khá dài dòng, mà dùng thực tế thìmọi người sẽ cho rằng may mắn bói trúng được vài quẻ rồi huyênh hoang. Sau khichứng minh ra nguồn gốc của Dịch, cái bao la vạn tượng sẽ được mở ra, dùng thựcnghiệm để định ước trong quẻ cũng được nhưng không phải kiểu của khoa học, nênsẽ tiếp tục đi giải 384 hào để biết một cách chính xác vị trí của các Tượngtrong quẻ. Khi đó dùng vào Mai Hoa Dịch Số sẽ bỏ bớt được nhiều chướng ngại, dùngvào Bát Tự thì sẽ rõ mình nên hay không nên làm gì vào năm này, tháng này, ngàynày, giờ này. Ngoài ra còn hữu ích với các môn khác có liên quan tới Dịch. Theo Thông Thiên Học thì họ nói Dịch có nguồn gốc từ Vạn PhápKỳ Môn (ví như Vạn Pháp Quy Tông), ai cười ai tin thì tôi không biết nhưng khi đọcgiáo lý của họ thì thấy trùng hợp một cách bất ngờ. Tiếc là họ không nói gì vềngười tạo ra. Người dùng Dịch và không dùng Dịch khi nói về Dịch thì chắcmọi người cũng tự biết nên tin vào điều gì. “Ở nơi mà ngu dốt được coi là mẫu mực thì ở đó trí tuệ bịcoi là mất trí”. >>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>> Thuỷ Lôi Truân- Hào 3: Quanh co, lợi về ở chính bền, lợi vềdựng tước hầu. Chưa thể đi ngay cho qua cảnh truân được, nên phải quanh co.Đương buổi đầu hồi truân, nếu không quanh co mà bội tiến lên, thì phạm vào nạn,cho nên phải ở một cách chính đính mà giữ cho bền chí. Kẻ xem như thế thì thợi về sự dựng lên để làm tước hầu. Biết tự xử một cách thấp kém, cho nên mới được lòng dân. Truyện rằng: Hồi ấy đặt định lệ chon các quan. Cho các quanthần đi sứ tạ ơn. Bấy giờ, hoàng hậu nhà Minh thấy sứ nước ta tới, sai quan thunhận hòm rương vào nội điện để tìm thấy hương lạ. Quách Hữu Nghiêm vốn có mua đượcmột chiếc ao long cổn là thứ hàng cấm giấu ở trong hòm, sợ người Minh bắt đượcsẽ bị quở trách, liền làm bảng văn răn bộ thuộc và thu lấy hương lạ dâng lên.Vua minh cho là người tài, cho dự yến ở trên điện và ban áo màu hồng thẫm. Bình luận: gặp thời truân mà Hưu Nghiêm có thể quanh co xoaychuyển như vậy quả là tài cao. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 15 Tháng 10, 2009 Anh Dichnhan ah. Anh bảo Dịch của Tàu thì anh cũng chỉ là nói theo hàng ngàn năm nay và như bao nhiêu người đã nói. Chẳng cần phải đến những người tự cho là biết những bí ẩn của Dịch hơn cả Tàu như anh. Ngay con mẹ bán ve chai gần nhà tôi cũng nói giống như anh. Bà ấy cũng phản đối tôi như anh đấy. Anh viết: Tôi nói thẳng thế này, ông nào làm ra Kinh Dịch thì tôi không biết, những biết chắc rằng Kinh Dịch là của dân Tàu.Thế thì anh còn dở hơn con mẹ bán ve chai gần nhà tôi. Bà ấy còn nói vanh vách là: "Hà Đồ từ con Long Mã hiện ra trên sông Hoàng hà, Vua Phục Hy làm ra Hà Đồ rối vạch ra Tiên thiên Bát Quái"....Rồi cũng "Vô cực sinh Thái cực", nghe còn oách hơn anh. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 15 Tháng 10, 2009 Tôi thừa hiểu ý bác Thiên Sứ muốn gì chứ, đành chờ vào thế hệ“hậu sinh khả uý” vậy. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 15 Tháng 10, 2009 Tôi thừa hiểu ý bác Thiên Sứ muốn gì chứ, đành chờ vào thế hệ“hậu sinh khả uý” vậy.Tôi muốn gì thì tất cả dân mạng quan tâm đến Lý số đều biết:Việt sử 5000 năm văn hiến và Kinh Dịch với thuyết Âm Dương Ngũ hành là của Việt Nam. Tôi đúng thì thế giới này sai, trong đó có anh. Hùa theo cả thế giới này để chê tôi thì không cần phải can đảm và thông minh lắm. Nhưng ủng hộ tôi công khai thì chỉ có vài người. Tuy nhiên, lúc này tôi chưa cần đông người vỗ tay, mà chỉ cần người hiểu tôi đang nói gì. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 17 Tháng 10, 2009 Kính bác Hà Uyên. Chân thành cảm ơn bác công khai lên tiếng ủng hộ cho tôi. Tôi đang chờ đợi kết quả của lời tiên tri: Năm 2009 - giờ vinh danh nền văn hiến Việt đã điểm. Hy vọng sẽ được chia sẻ niềm vui với bác và anh chị em đã ủng hộ và động viên tôi trong những phút gian nan của công việc này. Chú Sư Thiến hí hí chút xíu bí mật trong câu "Năm 2009 - giờ vinh danh nền văn hiến Việt đã điểm. " được không ạ ? :( Nó sẽ là một phát hiện khảo cổ hay là một cái gì khác ? :( Share this post Link to post Share on other sites
Posted 26 Tháng 10, 2009 + Hào 4 quẻ Ích 2008 - 2013: "Lục Tứ, trung hàng cáo công tòng, lợi dụng vi y thiên quốc - Dịch: "Hào Sáu Bốn, giữ điều trung, thận trọng sự hành, cung kính thăm hỏi bậc vương công, tất sẽ được lời nghe, kế theo, lợi về sự dựa vào Bậc quân thượng trong việc dời đô, ích dân". ------------ Biển Đông là yết hầu của nước ta. Không có nó, Việt Nam không những không phát triển mà không thể tồn tại. Vì thế rất cần bản lĩnh của người lãnh đạo và sự đồng thuận của toàn dân tộc. Muốn đồng thuận thì lãnh đạo phải biết nghe ý dân, nhất là các vị lão thành cách mạng và trí thức..'' TS-Sử học Nguyễn Nhã. Share this post Link to post Share on other sites