Hà Uyên

Ngày Sinh Của Đất Nước

71 bài viết trong chủ đề này

Ngày Quốc khánh 2 - 9 - 1945, Hà Uyên chọn giờ Thìn, có Bát tự là: Ất Dậu - Giáp Thân - Giáp Tuất - Mậu Thìn (26/7 âm)

- Môn Bát tự Hà Lạc: Tổng số âm là 32, tổng số dương là 29. Được quẻ Địa Phong Thăng, có Nguyên đường ngồi hào 3.

- Từ năm 1945 - 1950, hào 3 quẻ Thăng

- Từ năm 1951 - 1956, hào 4 quẻ Thăng

- Từ năm 1951 - 1956, hào 5 quẻ Thăng

- Từ năm 1957 - 1962, hào 6 quẻ Thăng

- Từ năm 1963 - 1968, hào 1 quẻ Thăng

- Từ năm 1969 - 1977, hào 2 quẻ Thăng

- Từ năm 1978 - 1986, hào 3 quẻ Thăng

- Từ năm 1987 - 1995, hào 1 quẻ Phong Lôi Ích

- Từ năm 1996 - 2001, hào 2 quẻ Ích

- Từ năm 2002 - 2007, hào 3 quẻ Ích

- Từ năm 2008 - 2013, hào 4 quẻ Ích

+ Hào 4 quẻ Ích 2008 - 2013: "Lục Tứ, trung hàng cáo công tòng, lợi dụng vi y thiên quốc

- Dịch: "Hào Sáu Bốn, giữ điều trung, thận trọng sự hành, cung kính thăm hỏi bậc vương công, tất sẽ được lời nghe, kế theo, lợi về sự dựa vào Bậc quân thượng trong việc dời đô, ích dân".

- Thủ đô Hà nội mở rộng, Thành phố Hồ chí Minh cũng được phê duyệt Quy hoạch tổng thể mở rộng, rất nhiều thành phố mở rông.

Cùng Anh Chị Em trên diễn đàn bình giải

PS: Hà Uyên chưa định được giờ của ngày Quốc khánh nhân dân Trung Quốc ? Có ai biết không ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ngày Quốc khánh 2 - 9 - 1945, Hà Uyên chọn giờ Thìn, có Bát tự là: Ất Dậu - Giáp Thân - Giáp Tuất - Mậu Thìn (26/7 âm)

- Môn Bát tự Hà Lạc: Tổng số âm là 32, tổng số dương là 29. Được quẻ Địa Phong Thăng, có Nguyên đường ngồi hào 3.

- Từ năm 1945 - 1950, hào 3 quẻ Thăng

- Từ năm 1951 - 1956, hào 4 quẻ Thăng

- Từ năm 1951 - 1956, hào 5 quẻ Thăng

- Từ năm 1957 - 1962, hào 6 quẻ Thăng

- Từ năm 1963 - 1968, hào 1 quẻ Thăng

- Từ năm 1969 - 1977, hào 2 quẻ Thăng

- Từ năm 1978 - 1986, hào 3 quẻ Thăng

- Từ năm 1987 - 1995, hào 1 quẻ Phong Lôi Ích

- Từ năm 1996 - 2001, hào 2 quẻ Ích

- Từ năm 2002 - 2007, hào 3 quẻ Ích

- Từ năm 2008 - 2013, hào 4 quẻ Ích

+ Hào 4 quẻ Ích 2008 - 2013: "Lục Tứ, trung hàng cáo công tòng, lợi dụng vi y thiên quốc

- Dịch: "Hào Sáu Bốn, giữ điều trung, thận trọng sự hành, cung kính thăm hỏi bậc vương công, tất sẽ được lời nghe, kế theo, lợi về sự dựa vào Bậc quân thượng trong việc dời đô, ích dân".

- Thủ đô Hà nội mở rộng, Thành phố Hồ chí Minh cũng được phê duyệt Quy hoạch tổng thể mở rộng, rất nhiều thành phố mở rông.

Cùng Anh Chị Em trên diễn đàn bình giải

PS: Hà Uyên chưa định được giờ của ngày Quốc khánh nhân dân Trung Quốc ? Có ai biết không ?

Cháu chào bác Hà Uyên !

Nếu cháu nhớ không nhầm thì quốc khánh 02/09/1945 lúc 15 h bác ạ

Kính bác !

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hà Uyên chào PhongVan.

Điều mà PhongVan đưa ra: là 15h là hoàn toàn chính xác.

Cũng như khi chúng ta chọn Tượng để Bốc dịch, v/đ này Hà Uyên chọn thời điểm được "thống nhất thông qua".

Tại sao Hà Uyên lại nói như vậy ?

Ví như Thủ đô Hà nội mở rộng địa giới hành chính:

- Thời điểm được Quốc hội thống nhất phê duyệt.

- Thời điểm mang tính quyết định của UBNNTP Hà nội.

- Thời điểm công bố quyết định, thì lại chọn ngày 1 tháng Bảy âm lịch (???).

Vậy thì chúng ta nên chọn thời điểm nào để áp dụng vào các môn học thuật, sao cho đạt được thông tin có độ tin cậy cao.

PhongVan cùng Anh Chị Em tham khảo và bình giải thêm.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính bác Hà Uyên,

Bác có thể dùng ngày Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam thống nhất Khóa VI (1976 - 1981) lập quẻ Dịch.

Xin cảm ơn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính bác Hà Uyên,

Bác có thể dùng ngày Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam thống nhất Khóa VI (1976 - 1981) lập quẻ Dịch.

Xin cảm ơn

Hà Uyên chào Phapvan

Việc Phapvan đưa ra ý kiến trên, Hà Uyên cũng đã lập quẻ Dịch, điều này hết sức sâu sắc. Nhưng, thực sự đây là vấn đề "nhạy cảm". Chắc chúng ta cùng đồng cảm về v/đ này.

Cảm ơn Phapvan.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính bác Hà Uyên,

Phapvan xin bàn về hào 4 quẻ Ích - Lục Tứ : "Trung hành, cáp công tòng, lợi dụng vi y, thiên quốc." ( Cụ Ngô Tất Tố Dịch)

Thiên Quốc không có nghĩa Thiên Đô. Trong bối cảnh Lịch sử ngày xưa, nhiều nước dựa vào nhau để cùng tồn tại, nước nhỏ tựa nước lớn, nước lớn cậy nước nhỏ. Trong thời đại ngày nay cũng vậy, bên ngoài nếu ta dựa vào một Nước lớn nào đó mà Nước ấy luôn muốn Ô-xy hóa mình, thì mình phải dời chính sách ngoại giao sang một Nước lớn khác mà nước lớn ấy cũng rất cần mình - đấy là bên ngoài. Còn bên trong, trước phải thuận lòng người, đặc biệt tham vấn các bậc Trưởng lão như hội nghị "Diên Hồng", đối với các Nước nhỏ hơn mình phải che chở họ, bảo vệ họ, không gây ra một sự đe dọa nào cho họ. Như vậy lo gì kế giữ nước dài lâu.

Thể quẻ Ích không phải quẻ dời Đô. Trình Di và Chu Hy có lời bàn không thuận trong bối cảnh Trung Hoa đã thồng nhất - tức là bàn theo thế của Tầu lúc đó.

Hào này lời chiêm tốt cho sự thay đổi chính sách ngoại giao (hào này động Nhân chứ không động Địa - động Địa xấu).

Vài dòng lạm bàn

Xin cảm ơn Bác,

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính bác Hà Uyên,

Phapvan xin bàn về hào 4 quẻ Ích - Lục Tứ : "Trung hành, cáp công tòng, lợi dụng vi y, thiên quốc." ( Cụ Ngô Tất Tố Dịch)

Thiên Quốc không có nghĩa Thiên Đô. Trong bối cảnh Lịch sử ngày xưa, nhiều nước dựa vào nhau để cùng tồn tại, nước nhỏ tựa nước lớn, nước lớn cậy nước nhỏ. Trong thời đại ngày nay cũng vậy, bên ngoài nếu ta dựa vào một Nước lớn nào đó mà Nước ấy luôn muốn Ô-xy hóa mình, thì mình phải dời chính sách ngoại giao sang một Nước lớn khác mà nước lớn ấy cũng rất cần mình - đấy là bên ngoài. Còn bên trong, trước phải thuận lòng người, đặc biệt tham vấn các bậc Trưởng lão như hội nghị "Diên Hồng", đối với các Nước nhỏ hơn mình phải che chở họ, bảo vệ họ, không gây ra một sự đe dọa nào cho họ. Như vậy lo gì kế giữ nước dài lâu.

Thể quẻ Ích không phải quẻ dời Đô. Trình Di và Chu Hy có lời bàn không thuận trong bối cảnh Trung Hoa đã thồng nhất - tức là bàn theo thế của Tầu lúc đó.

Hào này lời chiêm tốt cho sự thay đổi chính sách ngoại giao (hào này động Nhân chứ không động Địa - động Địa xấu).

Vài dòng lạm bàn

Xin cảm ơn Bác,

Hay quá, Phapvan

Cảm nhận của Hà Uyên khi đọc lời bình giải trên, là khi chúng ta đứng ở góc độ Bộ Ngoại giao nhìn nhận v/đ. Thêm một cách nhìn, giả thiết như Phapvan và Hà Uyên đứng từ góc độ của Bộ Quốc phòng, chúng ta lấy: "Trung hành" làm trọng, thì ý nghĩa lời bình giải của toàn bộ hào 4 quẻ Ích sẽ có những bình giải riêng.

Hà Uyên rất vui, cảm ơn bạn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hay quá, Phapvan

Cảm nhận của Hà Uyên khi đọc lời bình giải trên, là khi chúng ta đứng ở góc độ Bộ Ngoại giao nhìn nhận v/đ. Thêm một cách nhìn, giả thiết như Phapvan và Hà Uyên đứng từ góc độ của Bộ Quốc phòng, chúng ta lấy: "Trung hành" làm trọng, thì ý nghĩa lời bình giải của toàn bộ hào 4 quẻ Ích sẽ có những bình giải riêng.

Hà Uyên rất vui, cảm ơn bạn.

Khi chúng ta lấy "Trung hành" làm trọng, thì từ quẻ biến, quẻ hóa, quẻ biến - hóa, cho hào 5 "Cửu ngũ chi Tôn" quyết định: chọn phương án từ Bộ Quốc phòng đề xuất làm trọng, xem xét tới việc mở rộng địa giới hành chính tại thời điểm này là chưa cần thiết. Như vậy, mối quan hệ giữa quẻ chủ sẽ lấy quẻ biến hoá làm trọng, và như vậy, lời bàn của hào 4 quẻ Ích khả năng không tồn tại dài lâu.

Phapvan tham khảo cùng bình giải thêm.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ngày quốc khánh Trung Hoa Dân Quốc(中華民國國慶日), còn gọi là Lễ song thập (雙十節), Song thập quốc khánh(雙十國慶), Song thập khánh điển (雙十慶典) là ngày kỷ niệm xảy ra cuộc Khởi nghĩa Vũ Xương (10 tháng 10, năm 1911), tức ngày 19 tháng 8 âm lịch, năm Tân Hợi (năm Tuyên Thống thứ 3, nhà Thanh). Khởi nghĩa Vũ Xương còn gọi là Cách Mạng Tân Hợi. Sau 2 tháng kể từ ngày khởi nghĩa, phong trào cách mạng đã thành công trên phạm vi cả nước Trung Quốc, làm sụp đổ hoàn toàn chế độ phong kiến nhà Thanh.

Ngày quốc khánh Trung Hoa Dân Quốc là một trong những ngày lễ của Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) và cộng đồng người Hoa hải ngoại. Ở Đài Loan các chính quyền địa phương đều tổ chức lể kỷ niệm, cộng đồng người Hoa hải ngoại thường tổ chức tuần hành nhân ngày lễ này tại các Khu phố Tàu (Chinatown). Hình trang trí song thập thường thấy trong ngày lễ.

http://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C3%A0y_qu%...2n_Qu%E1%BB%91c

Nhằm bảo đảm an ninh tuyệt đối trong thời gian kỷ niệm 60 năm thành lập nước (1/10/1949- 1/10/2009), chính phủ Trung Quốc đang lên kế hoạch triển khai hợp tác an ninh ở 7 khu vực tỉnh thành gồm Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân, Hà Bắc, Sơn Tây, Sơn Đông, Liêu Ninh để tạo vành đai bảo vệ cho thủ đô Bắc Kinh.

http://www.cand.com.vn/vi-VN/quocte/2009/9/119141.cand

Chắc phải tin là ngày 1/10.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khi chúng ta lấy "Trung hành" làm trọng, thì từ quẻ biến, quẻ hóa, quẻ biến - hóa, cho hào 5 "Cửu ngũ chi Tôn" quyết định: chọn phương án từ Bộ Quốc phòng đề xuất làm trọng, xem xét tới việc mở rộng địa giới hành chính tại thời điểm này là chưa cần thiết. Như vậy, mối quan hệ giữa quẻ chủ sẽ lấy quẻ biến hoá làm trọng, và như vậy, lời bàn của hào 4 quẻ Ích khả năng không tồn tại dài lâu.

Phapvan tham khảo cùng bình giải thêm.

Phapvan xin được bình thêm: Vốn là "thảo dân" không biết chính sự, chỉ biết Luận theo Lý của quẻ Dịch mà Bác lập ra. Phương án của BQP thì Phapvan không biết, nhưng thông tin đại chúng thì đường lối Ngoại giao Quốc Phòng đã có biến chuyển giống như hào 4 Bác đã nêu ra.

Về "Trung hành" , giả định là mạch đi của Dân Tộc từ buổi dựng nước tới nay. Mượn Lịch Sử dẫn chứng về đường lối "Trung hành" của các Triều đại đã qua, đường lối này dẫn đến thịnh suy của Dân Tộc qua từng Triều đại. "Trung hành " theo ý hiểu riêng có nghĩa không quá gần và cũng không quá xa. Gần quá thì Thủy Hỏa tương khắc, theo lẽ Tà thì Thủy khắc Hỏa khi Thủy vượng (khi Thủy vượng thủy sinh Mộc là Chính thuận - nếu Thủy khắc Hỏa là Thủy Tà), theo lẽ nghịch thì Hỏa nhờn Thủy khi Hỏa thịnh (cũng là Hỏa tà).

Theo mạch Lịch Sử Việt Nam, cứ khi nào nước Nam (Hỏa) mà gần Thủy quá thì bắt đầu có dấu hiệu suy yếu, ví dụ : cuối Triều trần, cuối Triều Lê, cuối Triều Nguyễn. Cho nên thế quẻ Dịch phải giữ một khoảng cách để Ký Tế. Ký Tế chỉ có lợi nhỏ, không có lợi lớn (với điều kiện giữ được khoảng cách, nếu không sẽ có hại). Do vậy Dịch cho biết tuy "Trung hành" nhưng lại nên "Thiên Quốc".

Thể quẻ Ích mách là nên làm Ích cho người khi ấy Lợi mới đến. Có nghĩa là trong quan hệ Ngoại Giao và Giao thương mình phải chủ động tạo niềm tin với các bạn bè (Ích là Công là số nhiều), nhưng vẫn nên "Thiên Quốc" về hướng Đông (Chấn) và hướng Đông Nam (Tốn).

Trên phương diện thông tin đại chúng, Phapvan cảm nhận thấy đường lối của Nước ta đang thuận theo Lý quẻ Dịch. Riêng về động Thổ (Địa) thì chưa nên thực hiện chính sách lớn về Đất đai ngay. Bởi Quẻ Ích và hào 4 không thể động Địa được, vả lại năm nay Kỷ Sửu là Thổ nhược cần dưỡng Thổ, mà Kỷ lại hợp Giáp (hướng Đông) để bình Thổ. Theo Lý thì động Thổ nên qua năm Thìn.

Vài dòng lạm bàn, xin bác Hà Uyên bình thêm

Xin cảm ơn Bác.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hay quá, đã từ lâu muốn lập 1 quẻ theo xem theo Bát quái về hoạ phúc Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà mà chưa rõ giờ nào thì Cụ Hồ chính thức tuyên bố độc lập ở Quảng trường Ba đình. Tui muốn tính theo mốc đó vì cũng như một con người được khai sinh ra vậy.

Nay thấy bạn Hà Uyên đưa ra là g.thìn, lại thấy bạn PhongVan đưa ra là 15:00, hổng biết giờ nào đúng ha. ???

Tui nhớ là lễ đọc bản tuyên ngôn độc lập vào buổi sáng sớm, có lẽ là giờ thìn như bạn Hà Uyên viết chăng. Nhưng Bạn Hà Uyên lại nói là 15:00 là đúng. Mọi người có thể cho biết cụ thể hơn không ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào cuty1

Việc Hà Uyên chọn giờ Thìn ngày 2/9, là căn cứ vào suy đoán cá nhân, tạm gọi là giờ "thống nhất thông qua", còn bạn PhongVan nói 15h ngày 2/9, là giờ Hồ chí Minh đọc tuyên ngôn tại quảng trường Ba đình.

Lập quẻ Dịch, thì bạn cuty1 có thể lấy 15h cũng được, miễn sao chất lượng thông tin có tính tính xác và mang độ tin cậy cao.

Hà Uyên.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hà Uyên chào anh chị em.

Chúng ta đang đứng trong môi trường môn Bát tự Hà lạc để bình giải quẻ Dịch ngày sinh của đất nước. Có thể chúng ta chọn thời điểm 30/4/1975, hay có thể chọn thời điểm 2/9/1945, hay một thời điểm nào khác, do tuỳ thuộc vào cách lựa chọn thông số Niên-Nguyệt-Nhật-Thời để lập quẻ Dịch của mỗi cá nhân.

Hà Uyên chọn ngày 2/9/1945 giờ Thìn. Tại thời điểm 2008 - 2013, đất nước đang mang hào 4 quẻ Phong Lôi Ích, được diễn giải như sau:

- 1987 - 1995, mang theo hào 1 quẻ Ích.

- 1996 - 2001, mang theo hào 2 quẻ Ích.

- 2002 - 2007, mang theo hào 3 quẻ Ích.

- 2008 - 2013, mang theo hào 4 quẻ Ích.

- 2014 - 2022, mang theo hào 5 quẻ Ích.

- 2023 - 2031, mang theo hào 6 quẻ Ích.

Như vậy, theo quy định của môn Bát tự Hà Lạc, thì đến năm 2032, chúng ta hết số tính vận cho quẻ Hà Lạc, giả thiết như chúng ta lại bắt đầu quay lại, tính vận từ quẻ Tiên thiên: Địa Phong Thăng có Nguyên đường ngồi hào 3 chăng ?. (Ví như một người có tuổi thọ lớn hơn số tính vận của quẻ Hà Lạc)

Hà Uyên đề xuất một giải pháp tính vận tiếp theo như sau:

Phướng án lựa chọn 1:

- Thứ tự số của quẻ Phong Lôi Ích là 29, tiếp đến thứ tự số 30 là quẻ Thuỷ Lôi Truân. Phương án này được tiếp nối từ quẻ Hậu thiên.

Phương án lựa chọn 2:

- Vị trí thứ 40 là quẻ Địa Phong Thăng, vị trí thứ 41 là quẻ Thiên Thủy Tụng. Phương án này được tiếp nối từ quẻ Tiên thiên.

Cùng anh chị em cho ý kiến bình giải lựa chọn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phapvan xin được bình thêm: Vốn là "thảo dân" không biết chính sự, chỉ biết Luận theo Lý của quẻ Dịch mà Bác lập ra. Phương án của BQP thì Phapvan không biết, nhưng thông tin đại chúng thì đường lối Ngoại giao Quốc Phòng đã có biến chuyển giống như hào 4 Bác đã nêu ra.

Về "Trung hành" , giả định là mạch đi của Dân Tộc từ buổi dựng nước tới nay. Mượn Lịch Sử dẫn chứng về đường lối "Trung hành" của các Triều đại đã qua, đường lối này dẫn đến thịnh suy của Dân Tộc qua từng Triều đại. "Trung hành " theo ý hiểu riêng có nghĩa không quá gần và cũng không quá xa. Gần quá thì Thủy Hỏa tương khắc, theo lẽ Tà thì Thủy khắc Hỏa khi Thủy vượng (khi Thủy vượng thủy sinh Mộc là Chính thuận - nếu Thủy khắc Hỏa là Thủy Tà), theo lẽ nghịch thì Hỏa nhờn Thủy khi Hỏa thịnh (cũng là Hỏa tà).

Theo mạch Lịch Sử Việt Nam, cứ khi nào nước Nam (Hỏa) mà gần Thủy quá thì bắt đầu có dấu hiệu suy yếu, ví dụ : cuối Triều trần, cuối Triều Lê, cuối Triều Nguyễn. Cho nên thế quẻ Dịch phải giữ một khoảng cách để Ký Tế. Ký Tế chỉ có lợi nhỏ, không có lợi lớn (với điều kiện giữ được khoảng cách, nếu không sẽ có hại). Do vậy Dịch cho biết tuy "Trung hành" nhưng lại nên "Thiên Quốc".

Thể quẻ Ích mách là nên làm Ích cho người khi ấy Lợi mới đến. Có nghĩa là trong quan hệ Ngoại Giao và Giao thương mình phải chủ động tạo niềm tin với các bạn bè (Ích là Công là số nhiều), nhưng vẫn nên "Thiên Quốc" về hướng Đông (Chấn) và hướng Đông Nam (Tốn).

Trên phương diện thông tin đại chúng, Phapvan cảm nhận thấy đường lối của Nước ta đang thuận theo Lý quẻ Dịch. Riêng về động Thổ (Địa) thì chưa nên thực hiện chính sách lớn về Đất đai ngay. Bởi Quẻ Ích và hào 4 không thể động Địa được, vả lại năm nay Kỷ Sửu là Thổ nhược cần dưỡng Thổ, mà Kỷ lại hợp Giáp (hướng Đông) để bình Thổ. Theo Lý thì động Thổ nên qua năm Thìn.

Vài dòng lạm bàn, xin bác Hà Uyên bình thêm

Xin cảm ơn Bác.

Hà Uyên chào Phapvan

Hà Uyên xin có một đề nghị: Trong chúng ta, có rất nhiều anh chị em yêu thích những kiến thức mà người xưa đã để lại, nhưng cũng không phải tất cả mọi người có đủ thời gian đi tới đích của con đường. Nên chăng, chúng ta bắt đầu từ những khái niệm cơ bản như lý thuyết chọn tượng, suy tới cái Lý trong khi bình giải, ... , có như vậy, thì sự tiếp nhận thông tin được dễ dàng hơn, cho những anh chị em, đang trong quá trình yêu thích của mình về những môn học thuật cổ truyền mà Ông Cha đã để lại.

Ví như quẻ Phong Lôi Ích: gió và sấm cấu tạo nên quái Danh có tên là Ích được căn cứ từ cái gì ? Có phải lấy theo từ dòng họ Cha để làm căn cứ không ? (Càn) hay được căn cứ vào dòng họ của Mẹ ? (Khôn). Cũng như Phapvan đã nói tới hướng Đông là phương hướng của quẻ Chấn - Lôi - Sấm. Hướng Đông Nam là phương hướng của quẻ Tốn - Phong - Gió.

Được như vậy, thì anh chị em tham gia bình giải, từ đây, mỗi người có thể nhận thức một cách hữu Ích về văn hoá dân tộc nước nhà.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hà Uyên chào Phapvan

Hà Uyên xin có một đề nghị: Trong chúng ta, có rất nhiều anh chị em yêu thích những kiến thức mà người xưa đã để lại, nhưng cũng không phải tất cả mọi người có đủ thời gian đi tới đích của con đường. Nên chăng, chúng ta bắt đầu từ những khái niệm cơ bản như lý thuyết chọn tượng, suy tới cái Lý trong khi bình giải, ... , có như vậy, thì sự tiếp nhận thông tin được dễ dàng hơn, cho những anh chị em, đang trong quá trình yêu thích của mình về những môn học thuật cổ truyền mà Ông Cha đã để lại.

Ví như quẻ Phong Lôi Ích: gió và sấm cấu tạo nên quái Danh có tên là Ích được căn cứ từ cái gì ? Có phải lấy theo từ dòng họ Cha để làm căn cứ không ? (Càn) hay được căn cứ vào dòng họ của Mẹ ? (Khôn). Cũng như Phapvan đã nói tới hướng Đông là phương hướng của quẻ Chấn - Lôi - Sấm. Hướng Đông Nam là phương hướng của quẻ Tốn - Phong - Gió.

Được như vậy, thì anh chị em tham gia bình giải, từ đây, mỗi người có thể nhận thức một cách hữu Ích về văn hoá dân tộc nước nhà.

Kính bác Hà Uyên và quí vị

Quẻ Dịch kép (6 vạch) được hợp bởi hai quái đơn. Do vậy trước khi hiểu quẻ kép phải hiểu quái đơn đã - chỗ này thì đa số mọi người sau thời gian ngắn tìm hiểu Kinh Dịch đã hiểu. Hiểu quái đơn chủ yếu là Tượng quẻ vì lời Chiêm ít có.

Quái Danh như Bác nêu được định ra căn cứ vào Tượng quẻ kép. Như vậy muốn hiểu quái Danh phải hiểu được Tượng quẻ 6 vạch. Thế thì quái Danh là lời Chiêm tổng quát của một quẻ. Các Tượng Hào là một phần của Tượng Quẻ. Lời Hào là lời Chiêm của Tượng Hào. Nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số, do đó xấu tốt của một Hào nằm trong xấu tốt của Quẻ. Đây là nguyên lý mà Phapvan làm điểm tựa luận Lý. Từ đó tùy theo cảm hứng luận thêm, miễn đúng Lý.

Trở lại Quẻ ích của Bác lấy được để đoán : 1987 - 1995, mang theo hào 1 quẻ Ích. Năm 1988 biển Đông dậy sóng, và âm ỉ đến nay. Luôn luôn so sánh sự kiện Lịch sử với Lý của quẻ Dịch chúng ta sẽ thấy được mâu thuẫn hay thống nhất. Đa số chúng ta muốn như thế này thì Dịch phải vậy. Đây là vấn đề Thiên định, do vậy dù chệch choạc rồi cũng vận theo Thiên Đạo, Người Ngoài muốn bẻ cong cũng không được. Theo thời gian quẻ ích đến 2031, muốn gì thì vẫn cứ Ích cơ bản Tốt. Chỉ có điều chúng ta biết Dụng đúng lúc, đúng Thời thì hiệu quả của của nó lá cấp số nhân, kém hơn thì cấp số cộng, kém nữa thì tàng tàng cũng không sao đến khi vận Quẻ Ích chuyển giao sang thời quẻ khác.

Còn về lý thuyết chọn tượng, Bác thấy cần thiết thì cứ mở mục mới để mọi người cùng tìm hiểu.

vài dòng lạm bàn

Xin cám ơn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào Phapvan cùng anh chị em.

Chúng ta xem xét lại quẻ chủ Tiên thiên, Đại vận hào 2 quẻ Địa Phong Thăng 1969 - 1977. Đại vận này có hai sự kiện đi vào Lịch sử dân tộc: năm 1969 và năm 1975.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cám ơn bạn Hà Uyên đã cho biết rõ thông tin về giờ để lập quẻ.

Còn vụ Toán Hà lạc nầy thì khi hành vận hết ở Quẻ hậu thiên thì lại chuyển về Q.Tiên thiên chứ. Cũng là thích ứng với qui luật mọi vật vận động đều có chu kỳ nhất định, thích hợp với nguyên tắc âm dương. Và cũng thích ứng với bảng Lục thập hoa giáp về chu kỳ tuần hoàn của thời gian.

Nay bạn lại định cho nó bật ra một đường mới, một quỹ đạo riêng không theo ảnh hưởng của quẻ ban đầu nữa. Tui nghĩ rằng khó có thể linh nghiệm được, vì nó chẳng có ăn nhập gì với cái ban đầu cả.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cám ơn bạn Hà Uyên đã cho biết rõ thông tin về giờ để lập quẻ.

Còn vụ Toán Hà lạc nầy thì khi hành vận hết ở Quẻ hậu thiên thì lại chuyển về Q.Tiên thiên chứ. Cũng là thích ứng với qui luật mọi vật vận động đều có chu kỳ nhất định, thích hợp với nguyên tắc âm dương. Và cũng thích ứng với bảng Lục thập hoa giáp về chu kỳ tuần hoàn của thời gian.

Nay bạn lại định cho nó bật ra một đường mới, một quỹ đạo riêng không theo ảnh hưởng của quẻ ban đầu nữa. Tui nghĩ rằng khó có thể linh nghiệm được, vì nó chẳng có ăn nhập gì với cái ban đầu cả.

Chào Cuti1.

Hà Uyên cảm ơn Cuti1 đã đưa ra ý kiến bình giải về giới hạn tính vận của quẻ Hà Lạc.

Có một giả thuyết: Thuật toán của Hà Lạc tồn tại một cách tính nghịch, có nghĩa là tính ngược lại trước khi có quẻ Địa Phong Thăng, cũng như một con người trước khi được sinh ra.

Khi chúng ta nói: "Bỏ một dùng ba", thì ta hiểu rằng 360/4 = 90, bỏ một dùng ba có nghĩa là dùng 90 x 3 = 270, tương đương với thời điểm âm dương hợp phối, sau chín tháng mười ngày, thì ra đời quẻ Địa Phong Thăng, cũng như một sinh linh được ra đời.

" Và cũng thích ứng với bảng Lục thập hoa giáp về chu kỳ tuần hoàn của thời gian. "

Về v/đ này, tồn tại nhiều quy định cho Lục thạp hoa Giáp, ví như chu kỳ 180, chu kỳ 360, ... ,. Với một giả thuyết, Hà Uyên chọn chu kỳ 504, là số chia hiết cho 9 con số từ 1 => 9, phối hợp với Lục thập hoa Giáp. Trong 64 quẻ, lấy 24 quẻ thay thế đại diện cho 24 Tiết khí, thì thấy được mối quan hệ của 480 quẻ với chu kỳ 504 khi phối ứng với Cửu cung. Hoặc là dùng 8 quẻ Bát thuần, làm quẻ chủ, thì số phối ứng là 512 quẻ cũng vậy.

Lục thập hoa Giáp khi nạp âm, ví như lấy Tuất - Hợi hợp làm một để định nạp âm Ngũ hành, nhưng đối với Hà Lạc thì lại lấy Hợi - Tý thuộc Thủy, và được định số là 1-6.

Thêm một cách nhìn về Hà Lạc.

Cảm ơn Cuti1.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ngày quốc khánh Trung Hoa Dân Quốc(中華民國國慶日), còn gọi là Lễ song thập (雙十節), Song thập quốc khánh(雙十國慶), Song thập khánh điển (雙十慶典) là ngày kỷ niệm xảy ra cuộc Khởi nghĩa Vũ Xương (10 tháng 10, năm 1911), tức ngày 19 tháng 8 âm lịch, năm Tân Hợi (năm Tuyên Thống thứ 3, nhà Thanh). Khởi nghĩa Vũ Xương còn gọi là Cách Mạng Tân Hợi. Sau 2 tháng kể từ ngày khởi nghĩa, phong trào cách mạng đã thành công trên phạm vi cả nước Trung Quốc, làm sụp đổ hoàn toàn chế độ phong kiến nhà Thanh.

Ngày quốc khánh Trung Hoa Dân Quốc là một trong những ngày lễ của Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) và cộng đồng người Hoa hải ngoại. Ở Đài Loan các chính quyền địa phương đều tổ chức lể kỷ niệm, cộng đồng người Hoa hải ngoại thường tổ chức tuần hành nhân ngày lễ này tại các Khu phố Tàu (Chinatown). Hình trang trí song thập thường thấy trong ngày lễ.

http://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C3%A0y_qu%...2n_Qu%E1%BB%91c

Nhằm bảo đảm an ninh tuyệt đối trong thời gian kỷ niệm 60 năm thành lập nước (1/10/1949- 1/10/2009), chính phủ Trung Quốc đang lên kế hoạch triển khai hợp tác an ninh ở 7 khu vực tỉnh thành gồm Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân, Hà Bắc, Sơn Tây, Sơn Đông, Liêu Ninh để tạo vành đai bảo vệ cho thủ đô Bắc Kinh.

http://www.cand.com.vn/vi-VN/quocte/2009/9/119141.cand

Chắc phải tin là ngày 1/10.

Cảm ơn Liễu Ngân Đinh đã cho thông tin, sau một vài ngày vừa qua khi có thông tin, Hà Uyên đang chọn 1/10 với múi giờ Thìn - Tuất, trên nguyên tắc, có 3 -4 phương án, nhưng phương án nào được thống nhất thông qua, và quan trọng hơn cả là được đóng dấu Quốc huy.

Mong Liễu Ngân Đinh cho thêm ý kiến về chọn giờ.

Cảm ơn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào Phapvan cùng anh chị em.

Chúng ta xem xét lại quẻ chủ Tiên thiên, Đại vận hào 2 quẻ Địa Phong Thăng 1969 - 1977. Đại vận này có hai sự kiện đi vào Lịch sử dân tộc: năm 1969 và năm 1975.

ĐỊA PHONG THĂNG: Thăng: Nguyên Hanh, dụng hiện đại nhân, vật tuất, nam chinh cát.

Dịch: Quẻ Thăng tượng trưng cho sự lên cao, hết sức hanh thông, thích hợp về sự xuất hiện bậc đại nhân, không phải lo ngại. Tiến về phía Nam tất được tốt lành.

- Thêm một cách Dịch: Thăng tiến lên cao, rất hanh thông, "Dụng kiến đại nhân, vật tuất", có tin vui. Cầu mong cứu nguy. Chinh chiến về phía Nam thì cát. Hành động theo ý chí.

- Tên quẻ: Địa trung sinh mộc, Thăng. Tên quẻ: Thăng: cây mọc từ dưới đất, tượng trưng cho "lên cao". Cấu tạo: dưới là quái Tốn, trên là quái Khôn, theo Tiên thiên có vị trí thứ 40. Tên quẻ chọn theo họ Mẹ - Khôn, với ý nghĩa chính chủ về sự "thuận tính", chú trọng về sự phải tuân theo "quy luật tự nhiên", thuận thế mà lên cao: "Cây (mọc) thuận theo (luật) trời, thì có được tính".

- Lấy chất hòa tốn nhu thuận để "thượng thăng" mà được hanh thông. Trong quẻ, Hào năm là hào âm mà không phải là hào dương ở ngôi tôn quý, là không có sự "chính" của hào dương, thì khó tránh khỏi lo ngại cho nên cần xuất hiện bậc "đại nhân" thì mới có thể được bền vững lâu dài.

- Nam chinh cát phương Nam là quái Ly, Tốn thuận có thể lên, Ngoại quái là Khôn, tiến lên cao mà tới quái Ly là quẻ Hoả Phong Đỉnh vậy. Hướng về phương Nam mà nghe được lời nói của Thiên hạ, hướng về sự sáng mà "trị", mà tiến lên. Nam tượng trưng cho sự "tiến", Bắc tượng trưng cho sự "thoái".

Share this post


Link to post
Share on other sites

ĐỊA PHONG THĂNG: Thăng: Nguyên Hanh, dụng hiện đại nhân, vật tuất, nam chinh cát.

Dịch: Quẻ Thăng tượng trưng cho sự lên cao, hết sức hanh thông, thích hợp về sự xuất hiện bậc đại nhân, không phải lo ngại. Tiến về phía Nam tất được tốt lành.

- Thêm một cách Dịch: Thăng tiến lên cao, rất hanh thông, "Dụng kiến đại nhân, vật tuất", có tin vui. Cầu mong cứu nguy. Chinh chiến về phía Nam thì cát. Hành động theo ý chí.

- Tên quẻ: Địa trung sinh mộc, Thăng. Tên quẻ: Thăng: cây mọc từ dưới đất, tượng trưng cho "lên cao". Cấu tạo: dưới là quái Tốn, trên là quái Khôn, theo Tiên thiên có vị trí thứ 40. Tên quẻ chọn theo họ Mẹ - Khôn, với ý nghĩa chính chủ về sự "thuận tính", chú trọng về sự phải tuân theo "quy luật tự nhiên", thuận thế mà lên cao: "Cây (mọc) thuận theo (luật) trời, thì có được tính".

- Lấy chất hòa tốn nhu thuận để "thượng thăng" mà được hanh thông. Trong quẻ, Hào năm là hào âm mà không phải là hào dương ở ngôi tôn quý, là không có sự "chính" của hào dương, thì khó tránh khỏi lo ngại cho nên cần xuất hiện bậc "đại nhân" thì mới có thể được bền vững lâu dài.

- Nam chinh cát phương Nam là quái Ly, Tốn thuận có thể lên, Ngoại quái là Khôn, tiến lên cao mà tới quái Ly là quẻ Hoả Phong Đỉnh vậy. Hướng về phương Nam mà nghe được lời nói của Thiên hạ, hướng về sự sáng mà "trị", mà tiến lên. Nam tượng trưng cho sự "tiến", Bắc tượng trưng cho sự "thoái".

Thoán viết: Nhu dĩ thời Thăng, Tốn nhi thuận, cương trung nhi ứng, thị dĩ đại hanh. "Dụng hiện đại nhân, vật tuất", hữu khánh dã. "Nam chinh cát", chí hành dã.

- Dịch: Thoán truyện nói: Đạo "nhu" theo thời mà đi lên, hòa tốn mà lại mềm thuận, dương cứng ở ngôi giữa (hào hai) mà có thể lên ứng hợp với bậc tôn quý, cho nên hết sức tốt lành. "Thích hợp về sự xuất hiện bậc đại nhân, không phải lo ngại", nói lên lúc này tiến lên tất có phúc khánh. "Tiến về phương Nam sáng sủa thì được tốt lành", nói lên tâm chí tiến lên được thông thuận như nguyện.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thoán viết: Nhu dĩ thời Thăng, Tốn nhi thuận, cương trung nhi ứng, thị dĩ đại hanh. "Dụng hiện đại nhân, vật tuất", hữu khánh dã. "Nam chinh cát", chí hành dã.

- Dịch: Thoán truyện nói: Đạo "nhu" theo thời mà đi lên, hòa tốn mà lại mềm thuận, dương cứng ở ngôi giữa (hào hai) mà có thể lên ứng hợp với bậc tôn quý, cho nên hết sức tốt lành. "Thích hợp về sự xuất hiện bậc đại nhân, không phải lo ngại", nói lên lúc này tiến lên tất có phúc khánh. "Tiến về phương Nam sáng sủa thì được tốt lành", nói lên tâm chí tiến lên được thông thuận như nguyện.

ĐẠI VẬN 1969 - 1977, đất nước mang hào 2 quẻ ĐỊA PHONG THĂNG:

Hào 2: "Cửu nhị, phu nãi lợi dụng Thược, vô cữu"

Dịch: Hào Chín Hai, chỉ cần trong lòng giữ thành tín, thì dù làm lễ "tế Thược" đơn sơ, cũng lợi về sự dâng tiến lên thần linh, không đến nỗi bị tội lỗi".

- Thêm một cách dịch: "Tin nhau mà có lòng chí thành thì dùng lễ nhỏ cũng được, không có tội lỗi."

- Nghĩa của câu "phu nãi lợi dụng Thược", giống với nghĩa của hào 2 quẻ Biến: Trạch Địa Tụy (Khi bình giải Bát tự Hà Lạc dùng ý nghĩa hào 5 quẻ Trạch Địa Tụy - là quẻ Biến). Hào Chín Hai ở vào thời "thăng", bẩm sinh có đức cương trung, tiến lên không cầu sủng ái, chí ở nghiệp lớn: trên thuận ứng với hào Sáu Năm, như vậy là có lòng thành tín, được bậc tôn quý tín nhiệm. Cho nên, có tượng tuy tế lễ đơn sơ cũng có thể dâng tiến Thần linh mà được hưởng phúc; Dụng tâm được như vậy mà dẫn dắt tụ hội với nhau cùng "thăng" tất có thể toại nguyện, cho nên "không lỗi". Quẻ Khôn có tượng: chúng đa. Hào Chín Năm quẻ Biến là quẻ Trạch Địa Tụy nói: "Ở vào thời "Tụy" khi dẫn dắt tụ hội cùng nhau mà "tiến lên", người ở ngôi tôn quý còn chưa được sự tin rộng của chúng dân. Là một vị quân trưởng, nên giữ vững chính bền không đổi thay ý chí, thì sự hối hận tất sẽ tiêu tan."

- Tượng viết: Cửu nhị chi phu, hữu hỷ dã

- Dịch: "Tượng hào Chín Hai nói: Đức đẹp thành tín của hào Chín Hai tất sẽ đem lại sự vui mừng phúc khánh"

- Hào Chín Hai quẻ Thăng là quẻ chủ, hào Sáu Hai quẻ Tụy là quẻ biến, đều lấy câu "phu nãi lợi dụng Thược" để nêu rõ sự việc. Thông qua đây, có thể thấy hai hào này, một hào là dương một hào là âm, tuy âm dương khác nhau, nhưng hào thì có thể bằng "nhu trung" để được "tụ" với bậc tôn quý, hào thì có thể "cương trung" để được "thăng" lên ngôi cao. Nhưng đều có chung một điểm xuất phát, là phải có lòng "thành tín", hào dương 2 quẻ Thăng lấy sự "đặc giữa" làm "thành tín", hào âm hai quẻ Tụy lấy sự "rỗng giữa" làm "thành tín". Rỗng đặc khác nhau mà lòng "thành tín" lại là một vậy.

Nền tảng của chữ "tín", được xây dựng bắt đầu từ sự "thi ân", có "ân" thì mới có "uy", có được "uy" thì mới có được "tín" vậy.

Share this post


Link to post
Share on other sites

ĐẠI VẬN 1969 - 1977, đất nước mang hào 2 quẻ ĐỊA PHONG THĂNG:

Hào 2: "Cửu nhị, phu nãi lợi dụng Thược, vô cữu"

Dịch: Hào Chín Hai, chỉ cần trong lòng giữ thành tín, thì dù làm lễ "tế Thược" đơn sơ, cũng lợi về sự dâng tiến lên thần linh, không đến nỗi bị tội lỗi".

- Thêm một cách dịch: "Tin nhau mà có lòng chí thành thì dùng lễ nhỏ cũng được, không có tội lỗi."

- Nghĩa của câu "phu nãi lợi dụng Thược", giống với nghĩa của hào 2 quẻ Biến: Trạch Địa Tụy (Khi bình giải Bát tự Hà Lạc dùng ý nghĩa hào 5 quẻ Trạch Địa Tụy - là quẻ Biến). Hào Chín Hai ở vào thời "thăng", bẩm sinh có đức cương trung, tiến lên không cầu sủng ái, chí ở nghiệp lớn: trên thuận ứng với hào Sáu Năm, như vậy là có lòng thành tín, được bậc tôn quý tín nhiệm. Cho nên, có tượng tuy tế lễ đơn sơ cũng có thể dâng tiến Thần linh mà được hưởng phúc; Dụng tâm được như vậy mà dẫn dắt tụ hội với nhau cùng "thăng" tất có thể toại nguyện, cho nên "không lỗi". Quẻ Khôn có tượng: chúng đa. Hào Chín Năm quẻ Biến là quẻ Trạch Địa Tụy nói: "Ở vào thời "Tụy" khi dẫn dắt tụ hội cùng nhau mà "tiến lên", người ở ngôi tôn quý còn chưa được sự tin rộng của chúng dân. Là một vị quân trưởng, nên giữ vững chính bền không đổi thay ý chí, thì sự hối hận tất sẽ tiêu tan."

- Tượng viết: Cửu nhị chi phu, hữu hỷ dã

- Dịch: "Tượng hào Chín Hai nói: Đức đẹp thành tín của hào Chín Hai tất sẽ đem lại sự vui mừng phúc khánh"

- Hào Chín Hai quẻ Thăng là quẻ chủ, hào Sáu Hai quẻ Tụy là quẻ biến, đều lấy câu "phu nãi lợi dụng Thược" để nêu rõ sự việc. Thông qua đây, có thể thấy hai hào này, một hào là dương một hào là âm, tuy âm dương khác nhau, nhưng hào thì có thể bằng "nhu trung" để được "tụ" với bậc tôn quý, hào thì có thể "cương trung" để được "thăng" lên ngôi cao. Nhưng đều có chung một điểm xuất phát, là phải có lòng "thành tín", hào dương 2 quẻ Thăng lấy sự "đặc giữa" làm "thành tín", hào âm hai quẻ Tụy lấy sự "rỗng giữa" làm "thành tín". Rỗng đặc khác nhau mà lòng "thành tín" lại là một vậy.

Nền tảng của chữ "tín", được xây dựng bắt đầu từ sự "thi ân", có "ân" thì mới có "uy", có được "uy" thì mới có được "tín" vậy.

Tiểu vận trong Đại vận 1969 - 1977, mang hào 2 quẻ ĐỊA PHONG THĂNG.

- Năm 1969, mang hào 2 quẻ Địa Sơn Khiêm, ở vị trí thứ 56.

- Năm 1970, mang hào 5 quẻ Thủy Sơn Kiển, ở vị trí số 54.

- Năm 1971, mang hào 2 quẻ Thủy Phong Tỉnh, ở vị trí số 38

- Năm 1972, mang hào 3 quẻ Tập Khảm, ở vị trí số 46.

- Năm 1973, mang hào 4 quẻ Trạch Thủy Khốn, ở vị trí số 42.

- Năm 1974, mang hào 5 quẻ Lôi Thủy Giải, ở vị trí số 44.

- Năm 1975, mang hào 6 quẻ Hỏa Thủy Vị tế, ở vị trí số 43.

- Năm 1976, mang hào 1 quẻ Hỏa Trạch Khuê, ở vị trí số 11

- Năm 1977, mang hào 2 quẻ Hỏa Lôi Phệ hạp, ở vị trí 27

Share this post


Link to post
Share on other sites

ĐỊA PHONG THĂNG: Thăng: Nguyên Hanh, dụng hiện đại nhân, vật tuất, nam chinh cát.

Dịch: Quẻ Thăng tượng trưng cho sự lên cao, hết sức hanh thông, thích hợp về sự xuất hiện bậc đại nhân, không phải lo ngại. Tiến về phía Nam tất được tốt lành.

- Thêm một cách Dịch: Thăng tiến lên cao, rất hanh thông, "Dụng kiến đại nhân, vật tuất", có tin vui. Cầu mong cứu nguy. Chinh chiến về phía Nam thì cát. Hành động theo ý chí.

- Tên quẻ: Địa trung sinh mộc, Thăng. Tên quẻ: Thăng: cây mọc từ dưới đất, tượng trưng cho "lên cao". Cấu tạo: dưới là quái Tốn, trên là quái Khôn, theo Tiên thiên có vị trí thứ 40. Tên quẻ chọn theo họ Mẹ - Khôn, với ý nghĩa chính chủ về sự "thuận tính", chú trọng về sự phải tuân theo "quy luật tự nhiên", thuận thế mà lên cao: "Cây (mọc) thuận theo (luật) trời, thì có được tính".

- Lấy chất hòa tốn nhu thuận để "thượng thăng" mà được hanh thông. Trong quẻ, Hào năm là hào âm mà không phải là hào dương ở ngôi tôn quý, là không có sự "chính" của hào dương, thì khó tránh khỏi lo ngại cho nên cần xuất hiện bậc "đại nhân" thì mới có thể được bền vững lâu dài.

- Nam chinh cát phương Nam là quái Ly, Tốn thuận có thể lên, Ngoại quái là Khôn, tiến lên cao mà tới quái Ly là quẻ Hoả Phong Đỉnh vậy. Hướng về phương Nam mà nghe được lời nói của Thiên hạ, hướng về sự sáng mà "trị", mà tiến lên. Nam tượng trưng cho sự "tiến", Bắc tượng trưng cho sự "thoái".

Kính bác Hà Uyên cùng quí vị,

Xin được luận về quẻ Thăng ĐẠI VẬN 1969 - 1977, đất nước mang hào 2 quẻ ĐỊA PHONG THĂNG

Tượng quẻ Khôn trên, quẻ Tốn dưới gọi là Địa Phong Thăng

Quái từ: Thăng nguyên hanh, dụng kiến đại nhân, vật tuất, nam chinh cát.

Tượng viết : Địa trung sinh mộc, Thăng, quân tử dĩ thuận đức, tích tiểu dĩ cao đại. (Theo cụ Ngô Tất Tố)

Theo giải thích truyền thống như Trình Di : thì Khôn trên, Tốn dưới, cây ở dưới Đất, tức là trong Đất mọc dậy. Cây mọc trong đất, lớn thì càng cao đó là Tượng lên.

Theo cách giải thích hình tượng này không đúng thực tế vì, Tốn vi Mộc, nếu là tượng Cây đã là cây to lớn mọc vượt lên mặt đất rồi.

Nếu luận Tốn là Cây là Tượng người ta đem đất đắp lên cây. Nếu luận là Phong - Gió - Khí thì là Tượng Khí mạch trong lòng Đất đang Vượng.

(xin lỗi PV bận đột xuất )

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xin tiếp :

PV luận trên là Đất dưới là Gió (khí) đang Vượng , Vượng sẽ Thăng (lên).

Quái từ: Thăng nguyên hanh, dụng kiến đại nhân, vật tuất, nam chinh cát.

Tại sao Quái từ lại kết : Nam Chinh Cát ? Tôi Không thấy sách Dịch nào giải thích chỗ này.

Chúng ta thường nói : vào Nam ra Bắc

Quẻ Khôn là thuận theo

Quẻ Tốn là đi vào

Dịch luôn trọng "Trung hành" . Phương Nam là phương giữa hai phương Tốn và Khôn. Một bên Tốn là đi vào, một bên Khôn là thuận theo đều triều đầu vào giữa là phương Nam. Do đó Quái từ xác định Phương Nam là phương tốt để hành động thành công.

Bác Hà Uyên và quí vị bình thêm

Xin cám ơn

Share this post


Link to post
Share on other sites