wildlavender

Về cái gọi là "...những phát hiện lịch sử chấn động"

27 bài viết trong chủ đề này

Diễn đàn thì mọi người đều có quyền đưa ra quan điểm và lập luận của mình - miễn sao phải hợp lý và với một tinh thần khách quan khoa học theo tinh thần cầu tìm chân lý.

Rất mong anh Trần Phương có ý kiến.

Thiên Sứ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính thưa quý vị,

Lịch sử có những khoảng trống để lại cho ta nhiều nghi vấn. Phải chăng đã có những sự thật lịch sử bị vùi lấp hàng ngàn năm ? Đó là lý do mà Trần Phương tôi muốn chia sẻ trong bài viết hôm nay ...

Trong suốt thời kỳ Bắc thuộc, đã có nhiều cuộc khởi nghĩa giành độc lập của dân tộc liên tục diễn ra, dưới đây là quan điểm của anh Thiên Sứ cho tới trước thời kỳ Hai Bà Trưng :

Cuộc xâm lược của những chính quyền Bắc phương với dân tộc Việt không diễn ra ngay một lúc và ồ ạt. Nó trải hàng trăm năm và nhiều hướng bởi những quốc gia thuộc nhà Chu. Bởi vậy, sự chinh phục cuối cùng của nhà Hán cũng chỉ là sự quản lý về hành chính và tô thuế. Nền văn hóa Việt vẫn tồn tại ở địa phương cho đến cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng làm chấn động toàn bộ lãnh thổ Văn Lang cũ ở Nam Dương tử. Đây chính là lý do mà chính Mã Viện - tổng tư lệnh quân đội Hán phải thân chinh đánh dẹp ( Chứ nếu chỉ là một bộ lạc ngớ ngẩn thì quân Hán chắc không cần huy động tổng lực lương như vậy). Hai Bà Trưng thất bại, cuộc đàn áp chắc chắn khốc liệt và dân Việt đã di tản khắp nơi.

Nhận xét trên rất dễ hiểu và có thể chấp nhận, kẻ đang gõ những dòng này cũng đồng ý như vậy, nhưng những nghi ngờ của tôi về thời kỳ Hai Bà Trưng bắt đầu chỉ từ một dòng sau của GS Lê Mạnh Thát :

... cho đến năm 43 (sau dương lịch), trước khi cuộc chiến tranh vệ quốc của Hai Bà Trưng thất bại, nước ta vẫn là một nước độc lập.

Kính thưa quý bạn đọc quan tâm,

Đầu tiên, ta hãy xem lại tiểu sử Hai Bà Trưng :

Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, hai bà nguyên là họ Lạc, con gái của Lạc tướng huyện Mê Linh, Phong Châu. Mẹ hai bà là bà Man Thiện, theo truyền thuyết và thần tích bà là người làng Nam Nguyễn (Ba Vì, Hà Tây), có tên là Trần Thị Đoan, chồng mất sớm. Bà có công dạy hai chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị giỏi võ, có tinh thần yêu nước, có chí lớn.

Và Thi Sách : Trưng Trắc là vợ của Thi Sách con trai Lạc tướng huyện Chu Diên

"Lạc tướng" nào vậy ? Thời Hùng Vương đã kết thúc từ lâu. Nếu nước ta lúc đó đã hoàn toàn thuộc Hán thì liệu những nhà cai trị có dễ dàng để cho sự quản lý của thời Hùng Vương còn tồn tại và kéo dài tới thời điểm đó không ?

Tiếp theo là những nhận xét của các nhà sử gia về cuộc khởi nghĩa :

Sử gia Lê Văn Hưu viết :

Trưng Trắc, Trưng Nhị là đàn bà, hô một tiếng mà các quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố, cùng 65 thành ở Lĩnh Ngoại đều hưởng ứng, việc dựng nước xưng vương dễ như trở bàn tay, có thể thấy hình thế đất Việt ta đủ dựng được nghiệp bá vương. Tiếc rằng nối sau họ Triệu cho đến trước họ Ngô, trong khoảng hơn nghìn năm, bọn đàn ông chỉ cúi đầu bó tay, làm tôi tớ cho người phương Bắc, há chẳng xấu hổ với hai chị em họ Trưng là đàn bà hay sao? Ôi! Có thể gọi là tự vứt bỏ mình vậy.

Sử gia Ngô Sĩ Liên viết :

Họ Trưng giận thái thú nhà Hán bạo ngược, vung tay hô một tiếng mà quốc thống nước ta cơ hồ được khôi phục, khí khái anh hùng há chỉ lúc sống dựng nước xưng vương, mà sau khi chết còn có thể chống ngăn tai họa. Phàm gặp những việc tai ương hạn lụt, đến cầu đảo không việc gì là không linh ứng. Cả bà Trưng em cũng thế. Vì là đàn bà mà có đức hạnh kẻ sĩ, cái khí hùng dũng trong khoảng trời đất không vì thân chết mà kém đi. Bọn đại trượng phu há chẳng nên nuôi lấy cái khí phách cương trực chính đại ấy ư?

Với một cuộc khởi nghĩa chống lại ách đô hộ có tính chất toàn diện nhưng chỉ "hô một tiếng" mà nhận được sự hưởng ứng sâu rộng đến vậy sao ? Mà cuộc khởi nghĩa này (lật đổ Tô Định) đã diễn ra rất nhanh chóng, nhanh chóng đến mức không thể tin được chỉ là một cuộc khởi nghĩa thông thường. Đến mức sau này, Mã Viện, tổng tư lệnh quân đội Hán phải thân chinh đánh dẹp và phải trả giá rất đắt (quân đi 10 phần, về chỉ còn 4,5 phần). Vậy phải chăng "nghĩa quân" của Hai Bà Trưng không phải chỉ là sự tập hợp quần hùng thông thường mà chính là một quân đội chính qui của một quốc gia và có tổ chức hẳn hoi ?

Cũng xin được nói thêm rằng, với nghĩa đúng là một cuộc khởi nghĩa giành độc lập và nhận được sự ủng hộ sâu rộng của mọi tầng lớp dân chúng, không thể chỉ xảy ra trong một sớm một chiều mà phải được liên tục và bền bỉ suốt nhiều năm tháng, nghĩa quân trưởng thành phải trải qua nhiều trận đánh lớn nhỏ, thậm chí những nhà lãnh đạo nhiều lúc phải nằm gai nếm mật, thập tử nhất sinh, ... Nhưng ta không hề thấy điều này ở các sự ghi nhận nào trong cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Tạo sao ?

Vậy, có thực sự là thời điểm trước đó nhà Hán đã chiếm được nước ta không ?

Nhưng nếu chưa chiếm được nước ta, vậy thời đó nước ta vẫn là một nước độc lập, tất phải có vua, vậy vua là ai ?

Nhưng trước hết, hãy xem lại lý do của cuộc khởi nghĩa :

Thái thú Trung Hoa là Tô Định cai trị tàn bạo, dùng pháp luật trói buộc, lại giết chồng Bà Trưng nên Bà khởi nghĩa. Sau đây là lời của Toàn thư: “ Mùa xuân, tháng Hai [canh tý], vua [Trưng Trắc] khổ vì thái thú Tô Định dùng pháp luật trói buộc, lại thù Định giết chồng mình, mới cùng em gái là Nhị nổi binh đánh hãm trị sở ở châu...”

Dưới đây là trong Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca :

Đường-ca lâu đã vắng lời,

Đến như Tô-Định là người chí hung.

Bà Trưng quê ở châu Phong,

Giận người tham bạo thù chồng chẳng quên.

Và đoạn dưới đây là tôi trích trên tấm bia ở đền thờ Hai Bà Trưng (Bình Thạnh - TPHCM) :

Ngàn thu công đức nhớ Hai Bà

Cân quắc anh hùng đất Việt ta

Nghĩa nặng một lòng em với chị

Thù chung hai mối nước như nhà

.........................................

Chúng ta có thể hiểu được rằng, trước là nghiệp lớn rồi sau đó mới đến thù nhà, đó là lý do đã dẫn đến sự bùng nổ của cuộc khởi nghĩa. Rất đáng trân trọng. Nhưng, tôi không nói đến các sách sử của Tàu có phần xem nhẹ cuộc khởi nghĩa, thậm chí có tài liệu nói rằng Thi Sách còn sống và tên là Thi chứ không phải Thi Sách, tôi vẫn dựa theo sự cảm nhận trân trọng về một thời kỳ hào hùng trong sử ta đối với hai Nữ Vương anh hùng của dân tộc, mối "thù chồng" được nhắc đi nhắc lại và luôn đi đôi với "nợ nước", sao lại như vậy ?

Quý bạn đọc thân mến, "nợ nước thù nhà" không phải chỉ là của riêng cá nhân nào trong bối cảnh đất nước bị ngoại bang dày xéo, đó là nỗi đau chung của những người con đất Việt trong cảnh nước mất nhà tan. Nhưng nếu xét trong trường hợp của Trưng Trắc, sự "thù chồng" sẽ ít nhiều làm ảnh hưởng đến sự nghiệp chính là vận nước, thậm chí đã từng có sử gia nước ngoài nhận xét rằng công cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng chỉ "mang tính địa phương" bởi có yếu tố "thù chồng", như vậy, việc trong dân gian (và sử ta) nhắc nhiều tới việc "thù chồng" sẽ ít nhiều làm giảm nhẹ ý nghĩa thực sự của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

Ta hãy xem tiếp đoạn sau trong Đại Nam Quốc Sử diễn ca :

Chị em nặng một lời nguyền,

Phất cờ nương-tử thay quyền tướng quân.

Vâng, "thay quyền tướng quân", sao lại như vậy ? Phải chăng trước đó đã có những cuộc đấu trí cân não bền bỉ giữa ta và địch, thứ nhất là tránh cho nhân dân một cuộc binh đao, thứ hai là biết được lực ta chưa đủ mạnh. Sự nhân nhượng bền bỉ này của nước ta là chấp nhận làm một nước chư hầu trên danh nghĩa để đổi lấy một nền độc lập thực sự, và trong một chừng mực, nước ta chấp nhận các tướng lĩnh và quân đội nhà Hán ngang nhiên qua lại ở nước ta, như trường hợp Thái thú Tô Định (chức "Thái thú" cũng chỉ là danh nghĩa).

Cũng xin được chia sẻ thêm rằng, sự căm thù của nhân dân và các tướng lĩnh đối với sự ngang ngược và tàn bạo của những kẻ đang có dã tâm cướp nước dù có cao đến đâu, thậm chí có bất bình với chính sách nhân nhượng quá mức của triều đình ta, nhưng cũng phải có kỷ luật và không thể manh động, dĩ nhiên trường hợp đó nước ta phải đang độc lập và có vua, cũng phải ít nhiều thấu hiểu được rằng : chưa đến lúc phải động binh nếu lực của ta chưa mạnh. Điều này lý giải hợp lý là đến khi Hai Bà phất cờ khởi nghĩa, như một lệnh tuyên chiến ban ra, các đơn vị địa phương (đã có sự chuẩn bị và chờ đợi kìm nén tứ trước) đã nhất loạt nổi lên và lan tỏa rộng như chúng ta đã biết.

Như vậy, sự nghi vấn của tôi đặt ra một giả thuyết là : chính quyền nhà Hán trước đó đặt ách cai trị nước ta về danh nghĩa chỉ là sự quản lý về hành chính và tô thuế, về thực sự, nước ta vẫn là một nước độc lập. Nhưng sự cai trị này càng ngày càng ngang ngược và vươn vòi sâu rộng. Chính quyền nước ta thời bấy giờ đã có những sự nhân nhượng tối đa, vua tôi vẫn phải tuân thủ qua lại để cống nạp lễ vật, nhưng "cây muốn lặng song gió chẳng ngừng", cái gì đến cũng phải đến, việc Tô Định dùng mưu bắt và giết hại Thi Sách tướng quân để uy hiếp và làm nhụt chí quân dân ta đặt ra một nghi vấn là : phải chăng Thi Sách tướng quân chính là người đứng đầu nước ta thời bấy giờ ?

Nếu điều giả thuyết trên là đúng, thì việc Trưng Trắc lên ngôi nối nghiệp chồng và "phất cờ nương tử thay quyền tướng quân" chính là sự trả lời của cả một dân tộc. Và cuộc chiến sinh tử đó chính là một cuộc chiến tranh vệ quốc chứ không phải là một cuộc khởi nghĩa thông thường. Và như vậy, dù trước đó vẫn có sự tồn tại khách quan Âu Lạc - An Dương Vương và Nam Việt - Triệu Đà thì sự độc lập của nước ta trước thời kỳ Hai Bà Trưng cũng không thể không có thật, phải chăng khoảng trống đó của lịch sử đã bị vùi lấp bởi hàng ngàn năm Bắc thuộc ?

Một xin rửa sạch nước thù

Hai xin nối lại nghiệp xưa họ Hùng

Ba kẻo oan ức lòng chồng

...................................................

Kính thưa quý vị,

Trên đây là những nghi vấn của Trần Phương tôi về một sự thật lịch sử đã bị vùi lấp hàng ngàn năm, dĩ nhiên còn nhiều thô sơ, xin tạm dừng tại đây, cám ơn quý bạn đọc quan tâm !

Share this post


Link to post
Share on other sites