wildlavender

Về cái gọi là "...những phát hiện lịch sử chấn động"

27 bài viết trong chủ đề này

Về cái gọi là "...những phát hiện lịch sử chấn động"

Về những quan điểm nêu trong loạt bài "Thiền sư Lê Mạnh Thát và những phát hiện lịch sử chấn động" đăng 7 kỳ trên báo Thanh Niên từ ngày 26/2 đến ngày 6/3/2008, chúng tôi đăng tải ý kiến của TS Nguyễn Việt, GĐ Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á (Viết theo đề nghị của TTXVN). Vì khuôn khổ có hạn, xin được lược đăng bài viết gần 5.000 từ này của TS Nguyễn Việt.

1. Có thể thiền sư Lê Mạnh Thát (LMT) đã có những phát hiện có giá trị cao về tư liệu lịch sử

a. Thiền sư LMT có thể là một nhà nghiên cứu Phật giáo uyên bác. Ông đã có điều kiện và đã dành rất nhiều công sức để khai thác từ những tàng thư kinh Phật và sách sử liên quan đến kinh Phật. Quả thực, đây là một loại hình tư liệu có liên quan đến lịch sử văn hóa dân tộc nhưng không dễ khai thác đối với các nhà khoa học ngoại đạo.

Chúng ta đều biết rằng nhà chùa và nhà thờ trong một thời gian dài dưới thời trung cổ luôn là những trung tâm văn hóa, giáo dục kiến thức khoa học. Rất nhiều nơi trên thế giới, các trường đại học đầu tiên ra đời từ các trung tâm tôn giáo như vậy. Trong hệ thống này, từ rất sớm đã có những kho lưu trữ, tàng thư, thư viện và những nhà tri thức uyên bác.

Vì vậy, tôi trân trọng và đánh giá cao một số phát hiện của thiền sư LMT, ví dụ cuốn Lục độ tập kinh, sáu lá thư hồi đầu công nguyên, một số văn cảo, thơ ca do các nhà sư Việt Nam trước tác... Chắc chắn tới đây tôi và nhiều đồng nghiệp khác sẽ mong muốn được tiếp cận tìm hiểu những tư liệu mới này.

b. Có nên chăng vì những phát hiện cá nhân về sử liệu mà xúc phạm các bậc tiền nhân? Không hiểu những hành vi của thiền sư được nhà báo viết trong bài có đúng sự thật không, như việc bức xúc nổi xung trước nhà sử học Ngô Sĩ Liên, chê cười một cách quá dễ dãi đối với nhà bác học Lê Quý Đôn hoặc trở nên thái quá với Triệu Đà, An Dương Vương.

Thật vội vàng và khó tiếp thu quá. Đó là chưa kể, khi đi vào thảo luận học thuật, chưa chắc thiền sư LMT đã hiểu đúng bản ý của sử gia Ngô Sĩ Liên. Những lầm lẫn của nhà bác học Lê Quý Đôn khi dẫn chép lại các sách sử xưa cũng đã được phát hiện không phải là ít, chính vì vậy mới có công tác hiệu đính, bổ sung văn bản.

Những nhầm lẫn như vậy trong khoa học cũng như trong sách sử kể ra thì nhiều lắm. Nhưng ngay cả những nhà hiệu đính văn bản cổ vào hạng bậc thầy như các giáo sư Đào Duy Anh, Hà Văn Tấn, Trần Quốc Vượng... khi phát hiện những sai sót cũng chưa bao giờ dám dùng đến từ “khốn nạn” trên mặt báo để trách cứ, phê phán tiền nhân.

c. Phải thừa nhận rằng bằng trí tuệ thông thái và lòng ham mê tra cứu, thiền sử LMT sẽ còn mang lại nhiều phát hiện mới về sử liệu và văn học có giá trị cho Phật học và Khoa học nhân văn Việt Nam nói chung. Rõ ràng, trong phạm vi Phật học, chắc chắn thiền sư là một chuyên gia rất đáng kính nể. Tuy nhiên, không mấy khó khăn để nhận ra ông không phải là một nhà sử học chuyên nghiệp.

Ông suy diễn chữ “Việt luật” trong tờ tấu của Mã Viện là bộ luật “thành văn” để chứng minh sự tồn tại một bộ máy nhà nước của người Việt đã có những văn bản pháp luật viết bằng chữ Việt cổ (TN 28/2/2008). Theo tôi, “Việt” là một phạm trù tộc danh rất rộng chỉ chung những nhóm tộc người khác Hoa Hạ ở phía Nam sông Giang Thủy (Trường Giang). Bản thân chữ Việt không bao hàm nghĩa quốc gia, nhà nước.

Và khi người Hán (tên gọi người Hoa Hạ dưới thời nhà Hán) chinh phục miền đất phía Nam của người Việt nhận thấy phong tục của người Việt khác phong tục của người Hán khó cho việc cai trị nên mới xuất hiện bản tấu của Mã Viện. “Luật” ở đây nên hiểu là “luật tục” như từ ngữ mà chúng ta hiện dùng cho các quy ước xã hội trong các vùng dân tộc thiểu số nước ta. Nhiều nhà khoa học nước ta cũng như các học giả trên thế giới rất muốn chứng minh tính chất nhà nước của xã hội Hùng Vương, nhưng chưa ai dám dùng “Việt luật” trong bản tấu của Mã Viện để làm bằng chứng như thiền sư cả.

Bởi không ai chứng minh được “Việt luật” trong tấu chương đó là một quyển sách có chữ viết thể hiện cho cuốn luật của một nhà nước. Khi minh chứng nước ta không bị nhà Tây Hán đô hộ sau khi họ chinh phục được nước Nam Việt của Triệu Đà, ông đã sử dụng phương pháp loại trừ “Phiên Ngung” không thể coi như “nơi đô hội” bằng cách chia bình quân số nhân khẩu của quận Nam Hải ra cho 6 huyện để tự áp cho Phiên Ngung - từng là thủ phủ của nước Nam Việt, một con số trung bình (15 ngàn người) để so với các huyện của Giao Chỉ trung bình lên đến 75 ngàn người.

Từ đó suy ra Giao Chỉ không thuộc Tây Hán (TN 3/3/2008). Hình như ông đã không tham khảo các công trình nghiên cứu về Lịch sử nhân khẩu học và Lịch sử địa lý Trung Quốc và cũng cố tình không để ý đến ngụ ý Phiên Ngung thành trấn (“đô hội”) chứ không phải cả một vùng Phiên Ngung huyện.

Nếu biết rằng trong toàn quận Nam Hải lúc đó có 94.253 khẩu nhưng mật độ dân số trung bình chỉ đạt dưới 1 người trên 1km2, thì con số tập trung ở Phiên Ngung thành trấn phải lên tới hàng chục ngàn người cư trú quanh một thành trì tương tự như quy mô thành Lũng Khê (Bắc Ninh) mỗi bề chừng 2km mà khảo cổ học đã khai quật nhiều lần. Người ta cũng đã khai quật được hàng ngàn mộ Hán tập trung tại thành Phiên Ngung này. Trong tương quan dân số đương thời, đó thực sự là một “nơi đô hội”.

Khi gắng tìm về chữ viết của người Việt thời Hùng Vương, thiền sư dẫn ra một ngôi mộ gạch người Pháp đào được ở Bắc Ninh hồi đầu thế kỷ trước có chữ kiểu Hán ghi trên gốm mà người Hán không đọc được. Theo tôi, không phải chữ Hán nào người Hán cũng đọc được - vì thế mới có ngành giáp cốt, minh văn học. Suy luận rằng chữ mà người Hán không đọc được là chữ Việt thì cũng là hơi vội vàng.

Dạng chữ giống chữ Phạn cổ thường được in trên gạch mộ Hán đương thời nhiều khi người Hán không đọc được đã đành, thậm chí những chuyên gia chữ Phạn cũng chỉ đoán mà thôi, bởi người thợ làm gạch không biết chữ đôi khi đã vẽ lên theo kiểu làm dáng. Hiện tại tôi đang giữ một viên gạch như vậy khai quật trong một mộ Hán ở Sông Khoai (Yên Hưng, Quảng Ninh). Đến tận đời nhà Minh, Thanh, khi vẽ chữ lên gốm, nhiều người thợ Trung Hoa ít chữ vẫn chỉ vẽ “tạo dáng” chữ Hán khiến chúng ta chỉ có thể đoán định dựa vào mẫu những chữ đã biết.

Khảo sát những chữ Hán 100% được khắc trên các đồ đồng Đông Sơn vừa qua, trên một số trống đồng, thạp đồng, trong số gần 50 chữ, có vài ba chữ các chuyên gia cũng chưa đọc được, không thể đoán những chữ đó là chữ Việt được. Thứ hai, mộ gạch Hán chỉ xuất hiện ở Việt Nam lác đác vào thế kỷ thứ 1 sau Công nguyên. Những mộ gạch đào được ở Bắc Ninh, Thanh Hóa, Quảng Ninh, Hải Dương đa phần thuộc thế kỷ thứ 2 sau Công nguyên, chịu ảnh hưởng rõ rệt của văn hóa thời Đông Hán.

Chữ trên gạch và gốm tùy táng đều là chữ Hán và có thể đọc được. Chúng tôi đang có trong tay hàng trăm chữ dạng như vậy. Hiện tượng “Việt ca” được Lưu Hướng chép lại trong Thuyết Uyển thời Tây Hán muộn (thế kỷ 1 trước Công nguyên) quả là một tư liệu rất quý, nó đã được rất nhiều người nghiên cứu tiếp sau Quách Mạt Nhược.

Lưu Hướng đã kể lại câu chuyện một viên quan người Hồ Bắc (nước Sở) đi chơi thuyền với một hoàng tử con thứ ba của vua Sở Công Vương (590 - 560 trước Công nguyên) đã ghi lại lời ca của người chèo thuyền tộc người Bangxie vốn là một nhánh của người Việt cổ ở vùng này. Đó là trường hợp hiếm có còn lưu lại ngữ âm Việt cổ được chép lại bằng chữ Hán. Có thể ban đầu nó đã được ghi lại bằng chữ Sở (?) hoặc được truyền khẩu rồi mới được dịch ra chữ Hán vào thời Lưu Hướng.

Tôi tin rằng với tầm học rộng, uyên thâm của mình, thiền sư LMT sẽ có những phát hiện thú vị khi ông đã dày công nghiên cứu Việt ca. Gần đây, Wei Qingwen đã khảo cứu kỹ Việt ca trong công trình: Bàn về ngôn ngữ của người Bách Việt, trong đó ông đã phát hiện sự gần gũi của ngữ âm trong Việt ca với ngữ âm của người Việt vùng Giang Hán và đi đến kết luận đó là bài ca của người Việt vùng Giang Hán, tổ tiên của người Choang và Thái hiện nay.

Bài Việt ca này cũng đã được dịch. Việt ca sẽ giúp ích nhiều cho việc nghiên cứu tộc Việt chung mà Lạc Việt chỉ là một bộ phận ở về phía Đông Nam của khối lớn đó, nhưng nó hoàn toàn không liên quan trực tiếp với nhà nước Hùng Vương, không là một cơ sở quan trọng để minh chứng cho nền văn hiến Hùng Vương: “Bộ Việt luật còn đó. Bài Việt ca còn đó. Truyện trăm trứng còn đó... Thế mà cứ nhắm mắt nói càn nước ta thành ra nước văn hiến từ Sỹ Vương. Thật khốn nạn hết chỗ nói!” (TN 3/3/2008). Không biết thiền sư có được đọc những dòng này trước khi đăng báo hay không?

2. Tư liệu lịch sử và sự thực lịch sử

Đã là nhà sử học thật sự ai cũng biết giữa tư liệu lịch sử và sự thật lịch sử bao giờ cũng có một khoảng cách. Vì vậy, mới cần có “nghiên cứu lịch sử”. Chính thiền sư LMT cũng cảm nhận như vậy khi ông mổ xẻ phê phán sử liệu Ngô Sĩ Liên, thậm chí cả Hậu Hán Thư... Ông cũng đã phát hiện ra các khoảng trống trong tư liệu lịch sử thành văn về hiện tượng Âu Lạc và An Dương Vương đồng thời giả thuyết hiện tượng Phật thoại hóa quan hệ Hùng Thục qua hình tượng các vị thần trong thần thoại Ấn Độ từ tư liệu trong Lục Độ tập kinh xuất hiện vào thế kỷ 2 sau Công nguyên.

Tuy nhiên, theo kể lể của nhà báo, thì thấy ông đã bám rất sát và gần như không dám phê phán nguồn tư liệu của bộ kinh Phật này. Thực tế, mọi cuốn sử cổ đều có một tỷ lệ rất cao là ghi chép lại những sự kiện được lưu truyền lại trong dân gian. Ngay cả Sử ký của Tư Mã Thiên cũng vậy. Sự gần gũi của những ghi chép đó với sự thực là bao nhiêu tùy thuộc vào hiểu biết và phân tích của nhà chép sử lúc đó.

Vì vậy, sách sử ghi chép về những thời xa xưa chỉ phản ánh một lịch sử truyền miệng dưới dạng sử thi, mo, then... chúng chỉ có giá trị tham khảo. Tư liệu khảo cổ học đương đại đối với những thời xa xưa như vậy mang ý nghĩa quyết định hơn nhiều. Chúng ta có thể thừa nhận, Lục độ tập kinh là một văn bản cổ rất có giá trị. Nhưng nó không đại diện và thay thế được lịch sử. Những nhà truyền đạo đương thời đã ghi chép lại những sự tích xảy ra từ vài trăm năm trước, thậm chí cả truyền thuyết hoang đường (truyện trăm trứng có ở nhiều dân tộc Đông Nam Á) dưới dạng huyền thoại.

Chẳng lẽ chỉ dựa vào đó và sự không ghi chép trong một số sách sử như Sử ký, Hậu Hán thư để hô hào : “Dứt khoát loại bỏ truyền thuyết An Dương Vương và nước Nam Việt của Triệu Đà ra khỏi nước ta” (TN 28/2/2008). Chúng ta nghĩ sao về kết quả các cuộc khai quật và các hội thảo khoa học gần đây nhất tại Cổ Loa?

Nghĩ sao về phát hiện trống đồng Đông Sơn ở Cổ Loa và cả đồ đồng, đồ gốm đào được ở Quảng Châu thời Hán đều có khắc tên huyện Tây Vu mà thủ lĩnh là con cháu Thục Phán An Dương Vương? Tại sao lại có đền An Dương Vương ở Cổ Loa (Hà Nội), Sầm Sơn (Thanh Hóa)..., đền Triệu Đà ở Văn Giang (Hưng Yên), Đồng Xâm (Thái Bình)? Việc khẳng định và làm rõ những điều đó cũng không phải là dễ, nhưng sao lại dễ dàng đến như vậy, khi chỉ bằng chừng ấy chứng cớ để “dứt khoát loại bỏ” An Dương Vương và Triệu Đà ra khỏi lịch sử nước ta?

Thực ra, nhiều nhà nghiên cứu khoa học trên thế giới cũng như ở cả Việt Nam lẫn Trung Quốc đều nhận ra rằng vào thời kỳ trước Công nguyên, ý thức dân tộc chủ nghĩa còn rất mờ nhạt. Mọi cuộc tranh chấp diễn ra lúc đó bị chi phối nặng hơn bởi những vấn đề kinh tế. Triệu Đà tuy là người Hoa Hạ, lại là quan nhà Tần, nhưng khi xuống làm huyện úy ở Nam Hải đã hòa nhập với người Việt và chủ trương cùng Nhâm Ngao cát cứ không chịu nhập vào nhà Hán ở phía Bắc.

Đền thờ Triệu Đà ở Đồng Xâm (Thái Bình) ghi nhận quê hương của vợ Nam Việt Vương Triệu Đà là người Việt ở đó. Rất nhiều thương nhân, thợ thủ công họ Lý, họ Hoàng, họ Trần... vốn đã khắc tên mình trên các vật phẩm đương thời (đồ gốm, đồ đồng) mà khảo cổ học đã tìm được phân bố ở cả Nam Hải và Giao Chỉ, Cửu Chân, đã tự biến mình thành người Giao, người Việt (Lý Ông Trọng và sau này Lý Bôn, Trần Lãm...).

Họ đã cùng người Việt tạo dựng một tổ quốc mới, một tổ quốc chung đa tộc như hiện nay chúng ta đang có. Những đụng độ nếu có giữa Thục Phán (Tục Pắn tiếng Tày cổ là “người tài giỏi”) với Pò Khun “Hùng” (tiếng Tày cổ và Việt Mường cổ là “cha lớn”, “thủ lĩnh”) là những đụng độ để đi đến sáp nhập Tây Âu với Lạc Việt trước sức ép của Nam Việt - đó là những vấn đề trong nội bộ những người Việt ở Nam Ngũ Lĩnh.

Mộ của chủ nhân Đông Sơn đào ở Kiệt Thượng (Hải Dương) và Việt Khê (Hải Phòng) có rất nhiều đồ giống trong mộ La Bạc Loan (huyện Quý, Quảng Tây, Trung Quốc) trong phạm vi nước Nam Việt. Trái lại vua Nam Việt (cháu Triệu Đà) và quan huyện Quý ở La Bạc Loan chết vẫn mang theo trống đồng và thạp đồng, bảo vật của người Việt thời Đông Sơn. Những điều này, tuy không chép rõ trong Sử ký của Tư Mã Thiên nhưng không phải là không thể thấy trong Sử ký .

Tôi viết bài này chỉ nhằm bình luận một sự kiện có liên quan đến chút hiểu biết của mình. Tôi tán thành một cách làm nghiêm túc và khoa học hơn: Được nghe chính thiền sư trình bày tư liệu và luận điểm học thuật của mình để rồi cùng trao đổi thẳng thắn, chân thành, mạch lạc về từng vấn đề học thuật. Chúng ta sẽ rất mừng mỗi khi lịch sử dân tộc được làm sáng tỏ và chính xác hơn một cách thực sự khoa học - vì rõ ràng, do nhiều nguyên nhân, chúng ta chưa thể thoả mãn với những nhận thức còn chưa đầy đủ hiện nay về nhiều lĩnh vực trong tiến trình lịch sử dân tộc.

Nguyễn Việt

nguồn dongtac.net

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài viết trên có hai loại chữ : Nghiêng và đứng.

Wildlavender cho xin đường link tới thẳng bài viết này để biết rõ vì sao lại có hai dạng chữ như vậy? Có phải chữ nghiêng là chữ của người khác - như lời phỏng vấn chẳng hạn - còn chữ đứng là chính văn của ông Nguyễn Việt không? Hay tất cả đều là chính văn của ông Nguyễn Việt và phần chữ nghiêng là ông ta muốn nhấn mạnh ý?

Xin cảm ơn.

Thiên Sứ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Wildlavender thân mến.

Tôi thấy tiêu đề của web Đông Tác trong bài viết liên quan tỏ ra rất có văn hóa khi viết:

Quanh bài “Thiền sư Lê Mạnh Thát ...”Làm sáng tỏ những khoảng trống của lịch sử?

Còn ngược lại, bài viết ông Nguyễn Việt thấy hơi mất lịch sự khi đặt tiêu đề là:

Về cái gọi là "...những phát hiện lịch sử chấn đông" và Thành Cổ Loa.

Thế nào là "Cái gọi là"?Tạm thời tôi đang bị ốm bệnh nên dễ bị xúc động, bài viết có thể mang dấu ấn búc xúc không cần thiết.Nhưng tôi nhận xét sơ bộ và cố gắng tỏ ra lịch sự về bài viết của ông Nguyễn Tiến là "Vớ vấn". Tôi sẽ chứng mình điều này sau.

Thiên Sứ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dưới đây là nguyên văn bài viết liên quan trên ĐÔNG TÁC . NET theo đường link của Winldlavender:

Quanh bài “Thiền sư Lê Mạnh Thát ...”Làm sáng tỏ những khoảng trống của lịch sử?

Thứ bảy 22, Tháng Ba 2008

BTV: conotos

Mức độ viếng thăm : 4%

Posted Image

Tiến sĩ Nguyễn Việt

Xem thêm Nguyễn Việt: Về cái gọi là "...những phát hiện lịch sử chấn động"Thành Cổ Loa

Để có thêm tư liệu tham khảo, độc giả có thể xem thêm các nghiên cứu sau đây: Minh văn chữ Hán sớm nhất (Minh văn trên trống đồng Đông Sơn) của tác giả Nguyễn Việt trên Tạp chí Khảo cổ học tháng 5-2007; Địa điểm xóm Rền (Phú Thọ) của tác giả Hán Văn Khẩn trên Tạp chí Khảo cổ học tháng 3-2007 và một số nghiên cứu của Hà Văn Tấn (năm 1987), Diệp Đình Hoa (2005) và Nguyễn Việt (2006).

Làm sáng tỏ những khoảng trống của lịch sử?

Với tư cách một người đang nghiên cứu về thời kỳ tiền sử và tiền sử muộn của Việt Nam và Đông Nam Á, tôi cũng đã quan tâm khảo cứu về những thời kỳ lịch sử nước nhà có liên quan đến một số nhận xét của thiền sư Lê Mạnh Thát từ cách đây trên 45 năm, mà nhà báo Hoàng Hải Vân vừa khơi lại.

Lạc Việt, Tây Âu và nước Nam Việt

“Việt” được ghi trong các văn tự nước ngoài là “Yue” bắt đầu được nhắc đến nhiều trong thư tịch Trung Quốc vào khoảng thời Xuân Thu, khi mà quá trình vận động kết tinh của các xã hội thời kỳ hậu bộ lạc của người Hoa Hạ sống ở vùng trung, hạ lưu sông Hoàng Hà đã tương đối ổn định, một khối Hoa Hạ tương đối chặt chẽ về văn hóa, chữ viết, chính trị đã hình thành với mô hình Nhà Chu (thiên tử) và các tiểu quốc chư hầu thần thuộc. Từ đó các xã hội ngoài thế giới Hoa Hạ được tăng cường ghi chép mô tả trong xu hướng mở rộng bang giao với các nước láng giềng.

Mối bang giao với Việt Nam hiện có bằng chứng chính thức từ khoảng 3500 năm cách ngày nay với việc khai quật được những chiếc “nha chương” – hiện vật bằng đá, biểu tượng quyền uy thời Thương Chu bên Trung Quốc, tại Xóm Rền, Phùng Nguyên (Phú Thọ). Khi đó, cả một khối cư dân lớn, gồm nhiều tộc người khác nhau, sống ở phía Nam khu vực phân bố những người tộc Hoa Hạ được ghi chép chung chung là Yue mà chúng ta hay dịch là Việt. Tôi xin kể ra đây một câu chuyện nhằm để phân biệt quan niệm khác nhau của Yuê và Việt về thuật từ khoa học. Năm 2002, trong một hội thảo ở Malaysia nhan đề “Văn hóa Đông Sơn và Truyền thống Đông Sơn”, đến phiên tôi tham gia chủ tịch đoàn, diễn ra tranh luận giữa Gs Surin Pokajorn của một trường ĐH Thái Lan với Gs Diệp Đình Hoa, đại biểu Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á Việt Nam. Gs Pokajorn không thống nhất quan điểm dùng chữ “Việt” cho chủ nhân văn hóa Đông Sơn của Gs Diệp. Nhưng khi tôi đưa ra thuật từ Yuê thì mọi người lại nhất trí ngay. Trong quan niệm của vị giáo sư người Thái kia, cũng giống nhiều nhà nghiên cứu khác, trong thuật ngữ Yuê bao hàm cả tổ tiên các nhóm tộc Nam Trung Quốc khác nữa, như Dai (Tày, Thái, Choang, Đồng...), Hmông, Dao và các nhóm Việt khác, mà người Việt hiện nay chỉ là một trong số đó. Vì thế, sau này mới có Bách Việt. Bách không phải là con số tròn 100, mà là một quan niệm chỉ số nhiều, tương tự “Vườn Bách Thảo, vườn Bách Thú” vậy. Và vào thời đại trống đồng Đông Sơn, tổ tiên người Thái Lan hiện nay cũng dùng trống. Việt hiện nay trở thành thuật từ ám chỉ những cộng đồng người hiện đại : Thái (chủ yếu ở Thái Lan), Choang (chủ yếu ở Quảng Đông, Quảng Tây - Trung Quốc), Việt (chủ yếu ở Việt Nam)...

Vào cuối thời Xuân Thu, tại khu vực ngoài Hoa Hạ xuất hiện ba tiểu quốc khác Hoa Hạ là Sở, Ngô và Việt, ở trung và hạ lưu sông Trường Giang hiện nay. Sử sách từ đó bắt đầu xuất hiện những loại từ để phân biệt các nhóm Việt khác với những người Yuê đã lập quốc, ví dụ Đông Âu, Mân Việt ở phía Nam nước Việt (Câu Tiễn), vùng Phúc Kiến hiện nay, Âu Việt chỉ những nhóm Yuê ở quanh vùng Ngũ Lĩnh nói chung (thậm chí cả đảo Hải Nam), Lạc Việt chỉ khối Yuê sống ở Nam, Đông Nam Ngũ Lĩnh, bao gồm Lưỡng Quảng, bắc Việt Nam (Ngũ Lĩnh là dải núi cao hiểm trở ngăn giữa vùng Hồ Nam, Tứ Xuyên với vùng Lưỡng Quảng, có ý nghĩa quan trọng làm thành ranh giới tự nhiên của các tộc người và quốc gia cổ đại Nam Trung Quốc). Tùy vào từng tác giả ở từng địa vực khác nhau mà những khái niệm chỉ tên phụ loài tộc Yuê cũng khác nhau. Ví dụ từ Yang Yue (Dương Việt) hàm chỉ một khối Việt chung rất lớn gồm từ hồ Động Đình tới Ngũ Lĩnh.

Sự thâm nhập trực tiếp của người Hoa Hạ vào khu vực Lạc Việt diễn ra rõ rệt nhất vào thời Tần (Thủy Hoàng), cuối thế kỷ III trước Công nguyên. Tuy nhiên cố gắng lớn nhất của Tần Thủy Hoàng chỉ là lập được một tuyến quận huyện Tần từ Trường Sa đến Nam Hải, tức là chinh phục được các nhóm Yuê ở Bắc (một phần Âu Việt) và Nam Ngũ Lĩnh (một phần Lạc Việt) (Hồ Nam, Quế Lâm, Quảng Đông, Quảng Tây), lập thành quận Nam Hải. Các nhóm Yuê ở phía Đông (Đông Âu, Mân Việt) và phía Tây, Tây Nam Ngũ Lĩnh (Tây Âu), chính là chủ nhân của văn hóa lúa nước và trống đồng Văn Sơn (Vân Nam), Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng nước ta, cũng như toàn bộ phần Lạc Việt còn lại ở trung du, đồng bằng miền Bắc Việt Nam vẫn ngoài chế độ quận, huyện của nhà Tần.

Trong quá trình nhà Tần suy yếu, Hán Sở tranh hùng, Nhâm Ngao (là chủ soái của Triệu Đà) cùng Triệu Đà âm mưu cát cứ để lập một quốc gia riêng của người Yuê ở vùng Nam Hải. Khi Lưu Bang, Hạng Vũ diệt Tần thì Ngao, Đà trở thành tướng lưu vong. Họ đã cùng người Yuê ở Nam Hải lập một quốc gia Yuê riêng, chứ không phải lập một nhà nước Hoa Hạ. Sử liệu thời này đều phản ánh nhiều quốc luật Nam Việt không giống luật Tây Hán. Một phần vì nhóm tướng lĩnh Tần người Hoa Hạ chỉ mới đến đây được chừng mười năm, phần khác họ có ý thức đối lập với Tây Hán, triều đại đã tiêu diệt nhà Tần của họ. Khi khảo sát về các đơn vị đo lường (dung lượng, trọng lượng) thống kê trên các đồ đồng đào được trong các mộ táng thời Nam Việt chúng tôi nhận thấy sự khác biệt khá rõ về dung lượng Nam Việt với đơn vị chính thống Tây Hán. Như vậy, nếu đọc Sử ký của Tư Mã Thiên, chúng ta bắt gặp rất nhiều yếu tố phi Hán, chống Hán của nhiều thành phần thủ lĩnh nước Nam Việt chứ không chỉ riêng Triệu Đà. Bản thân Triệu Đà là người Hoa Hạ (chứ không phải người Hán. Thuật từ “người Hán” đại diện cho giống Hoa Hạ chỉ có giá trị sau khi triều đại người Hoa Hạ của Lưu Bang tồn tại kéo dài khoảng 400 năm) – một dạng người Hoa Hạ mất nước, lưu vong sống chung và sống nhờ vào người Yuê. Ông đã cùng bộ máy quân sự và hành chính quận huyện mất nước đó để cùng các thủ lĩnh người Yuê trong vùng lập ra một quốc gia hơi có màu sắc Hoa Hạ (kiểu Tần) cho người Yuê. Về mặt khảo cổ học, tôi có thể chỉ ra một tỷ lệ rất cao những hiện vật phát hiện trong mộ táng Nam Việt giống các hiện vật trong mộ táng Đông Sơn đào được ở Việt Nam. Ngay trong mộ Triệu Hồ và các phu nhân chôn ở Quảng Châu và mộ một viên quan cao cấp của nước Nam Việt ở La Bạc Loan, huyện Quý (Quảng Tây) cũng mang theo trống đồng, thạp đồng bảo vật của người Yuê. Khảo sát kiểu chữ khắc trên gần một trăm hiện vật đồng khai quật thời Nam Việt, chúng tôi nhận ra một hệ thống chữ Hán khắc kiểu Nam Việt song song tồn tại với kiểu khắc chữ Hán truyền thống. Đa phần chữ Hán khắc kiểu Nam Việt xuất hiện trên các loại hình đồ đồng bản địa. Chữ Hán khắc trên trống Cổ Loa và thạp đồng Đông Sơn trong mộ Triệu Hồ và trên thạp lưu ở Bảo tàng Barbier – Muller (Geneve, Thụy Sĩ) đều thuộc kiểu khắc Nam Việt. Các chuyên gia cổ nhân học của Trường Đại học Hạ Môn (Trung Quốc) khi nghiên cứu về chủ nhân các mộ táng vùng nước Nam Việt cũ đã nhận ra ưu thế vượt trội của “gen” người Yuê bản địa. Chính Triệu Đà đã lấy vợ người Việt (quê Đồng Xâm, Thái Bình, nay còn đền thờ bà và Nam Việt Vương họ Triệu đó). Điều này giống tình trạng của những người Minh lưu vong do Trương Ngạn Địch, Trần Thường Xuyên đã sang nước ta cùng chúa Nguyễn xây dựng Tổ quốc mới. Đó là lý do tại sao nhiều sử gia Việt Nam sau này đã coi nhà Triệu là một giai đoạn trong tiến trình lịch sử Việt Nam. Đó cũng là nguyên nhân các nhà khoa học nước ngoài nghiên cứu về nước Nam Việt, văn hóa Nam Việt lại đặc biệt quan tâm đến Việt Nam. Cần nhấn mạnh rằng, với những bằng chứng trên, tôi không muốn diễn đạt rằng Việt Nam là một phần của nước Nam Việt, mà trái lại đủ bằng chứng để xác nhận mối quan hệ gắn bó giữa văn hóa Nam Việt với văn hóa Đông Sơn, một quan hệ văn hóa hòa nhập, không đối kháng.

Âu Lạc, Nam Việt, Thành Cổ Loa và An Dương Vương

Sử Ký là cuốn sử có độ tin cậy vào loại cao nhất đương thời, trong đó, những thông tin về Triệu Đà, nước Nam Việt được ghi chép nhiều nhất. Tuy nhiên, có hai điểm lưu ý: Thứ nhất, Tư Mã Thiên đi nhiều nhưng chưa từng đặt chân đến Nam Hải. Thứ hai, khoảng thời gian từ thời Triệu Đà đến khi ông hoàn thành cuốn sách cũng xa gần bằng khoảng cách giữa chúng ta với Hoàng Hoa Thám. Điều đó có nghĩa rằng “sử sách” dù thế nào cũng chỉ là tư liệu lịch sử. Thiền sư Lê Mạnh Thát cũng như chúng tôi đều đánh giá rất cao cuốn sử này. Tư Mã Thiên đã nhiều lần nhắc gián tiếp đến Tây Âu, Tây Âu Lạc trong mối quan hệ đến Triệu Đà và nước Nam Việt. Tôi cũng đã dựa vào Tư Mã Thiên để xác định Tây Âu (Vu) như đã viết ở phần trước. Đọc bức thư của Triệu Đà gửi vua Hán, giải thích việc xung đột với Tây Âu ta thấy có một sự việc rõ ràng là có xung đột nhằm thâu tóm Tây Âu và Nam Việt. Dưới sức ép của nhà Tây Hán, thì nước Nam Việt, Tây Âu, Đông Âu, Mân Việt đều là những vùng đất mà nhà Tây Hán chưa đặt được ách thống trị trực tiếp. Vì vậy chúng tôi xem xét quan hệ Nam Việt (thủ lĩnh Triệu Đà) và Tây Âu (thủ lĩnh Thục Phán) là quan hệ giữa các tiểu quốc người Yuê với nhau, chứ không phải là đụng độ trực tiếp của nhà nước Hoa Hạ (Hán) với nhà nước sơ khai Yuê.

Trước sức ép của Nam Việt, thủ lĩnh Tây Âu đã sáp nhập với thủ lĩnh Lạc Việt còn lại ở trung du, đồng bằng sông Hồng. Cuộc sáp nhập này chỉ được lưu ảnh trong truyền thuyết. Chứng cứ văn hóa khảo cổ không phát hiện những biến động văn hóa lớn nào tương tự biến động sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng do Mã Viện và nhà Đông Hán mang lại. Tuy nhiên, hiện tượng mộ táng thân cây khoét rỗng với bộ tùy táng Đông Sơn phảng phất nét văn hóa Yuê kiểu Tứ Xuyên, Vân Nam, Nam Việt xuất hiện khá ồ ạt ở đồng bằng thấp sông Hồng trong khoảng thời gian từ thế kỷ IV đến thế kỷ I trước Công nguyên (đồ sơn then, một số đồ đựng đồng...) gợi ý cho sự gia tăng quan hệ nội bộ người Yuê ở sông Hồng với các văn hóa Yuê ở Nam Trung Quốc. Chúng tôi đang có một giả thuyết công tác: Đó là dấu hiệu vật chất của sự liên minh Tây Âu - Lạc Việt (phần còn lại của Lạc Việt chưa bị Hoa Hạ tác động trực tiếp – có thể chính là nước Văn Lang trong thư tịch Việt sau này) để lập ra nhà nước Âu Lạc mà thủ lĩnh Tây Âu nắm quyền thủ lĩnh: An Dương Vương.

Tôi tán thành quan điểm của nhiều nhà nghiên cứu khi xác nhận truyền thuyết Tày cổ vùng Cao Bằng gắn với Thục Phán An Dương Vương và tiểu quốc Tây Âu. Nhiều nhà ngôn ngữ cũng tìm thấy sự tương đồng giữa Tây Âu và Tây Vu. Sử sách cũng chép thủ lĩnh Tây Vu là con cháu Thục Phán An Dương Vương. Mối quan hệ của họ Thục với “Tục Pắn” hay với văn hóa Ba Thục Tứ Xuyên đã có vài tia sáng thông qua sự xuất hiện nhiều vũ khí và đồ đựng đồng kiểu “Dạ Lang” trong bộ đồ Đông Sơn thế kỷ I-III trước Công nguyên. Chữ Tây Vu còn tìm được trên đồ gốm tùy táng ở Quảng Châu thời Tây Hán và trên trống đồng Đông Sơn đào được ở Cổ Loa bên trong chứa nhiều vũ khí hình tim kiểu lưỡi cày (cũng thường thấy ở Vân Nam, Trung Quốc).

Tương tự, khảo cổ học chưa tìm thấy bằng chứng trực tiếp của cuộc đụng độ quân sự Nam Việt - Âu Lạc, nhưng sự gia tăng vũ khí đồng thường dùng (rìu, giáo, dao găm), những cảnh mô tả chiến binh, tù binh, đầu lâu người... từ thế kỷ IV đến thế kỷ I trước Công nguyên trong văn hóa Đông Sơn phản ánh rõ sự gia tăng khả năng đụng độ quân sự đương thời.

Posted ImageViệc phát hiện kho hàng vạn mũi tên đồng ba cạnh (tên chuyên dùng cho nỏ) và nhất là gần đây, khuôn đúc những mũi tên đó cùng lò nấu đồng được phát hiện trong tầng văn hóa thuộc thế kỷ II-III trước Công nguyên ngay trong phạm vi đền thờ An Dương Vương ở thành nội của Cổ Loa mà ít tìm được ở các địa điểm khảo cổ khác, đã làm tăng thêm dữ kiện kết nối truyền thuyết và lịch sử về nước Âu Lạc và An Dương Vương. Mọi việc cũng chưa có thể khẳng định ngay được, nhưng để loại trừ An Dương Vương khỏi lịch sử chỉ bằng những chứng cứ thư tịch mà thiền sư Lê Mạnh Thát đưa ra thì thật vội vàng quá.

Tuy nhiên, khảo cổ học còn những hạn chế của nó, chúng ta thực sự chưa tách bạch được những dấu vết văn hóa của khoảng mấy chục năm từ sau khi nước Âu Lạc thất thủ đến khi Nam Việt mất vào tay nhà Tây Hán. Sự hiện diện của Triệu Đà và nước Nam Việt chỉ đọng lại trong hai ngôi đền thờ ở Văn Giang (Hưng Yên), Đồng Xâm (Thái Bình) và những di vật giống nhau “y hệt” tìm được cả trong mộ Nam Việt ở Lưỡng Quảng lẫn trong mộ Đông Sơn ở đồng bằng sông Hồng. Những bằng chứng khảo cổ học thời Tây Hán thì đã thấy khá nhiều, từ Quảng Nam, Thanh Hóa và rất nhiều ở miền bắc nước ta (gương đồng, đồ đựng rượu và thức ăn, đồ lễ khí, giáo, dao, kiếm đồng, sắt, “can” sắt...). Nhưng ngay tại Cổ Loa, liệu đâu là của những thời thái thú như Nhâm Diên, Tích Quang thì còn là một bài toán khó cho nền khảo cổ học Việt Nam non trẻ. Nhưng trong tình hình hiện nay, con đường tiếp cận khảo cổ học rõ ràng là công cụ để tiến sát đến sự thực lịch sử đáng tin cậy hơn cả. Những tiến bộ trong việc nghiên cứu nhân học hiện đại mở ra triển vọng lần tìm trong các khu mộ táng đương thời những bằng chứng xác nhận chi tiết hơn các vi nhóm loại hình chủng tộc, góp phần giải mã các hiện tượng lịch sử.

Thời Hùng Vương: Vấn đề chữ viết

Dù yêu nước thế nào chăng nữa, chúng ta cũng cần rất dè dặt khi nói về thời Hùng Vương. Không phải chỉ nước ta, ngay cả Trung Quốc, nơi chữ viết và sử sách ra đời rất sớm, thời nhà Hạ vẫn là một thời chưa thể rõ ràng và càng không thể viết dễ dàng mô tả về nó. Đó là những thời mà chỉ có tư liệu khảo cổ học mới có thể dần làm sáng tỏ.

Những phát hiện gần đây nhất về bộ nha chương và bộ đồ gốm lễ nghi ở Xóm Rền (Phú Thọ) đã thu hút được nhiều sự tán đồng của các nhà nghiên cứu, rằng đây có những yếu tố là nơi ở của thủ lĩnh. Bởi vì nha chương thường được sản xuất ở Trung Quốc dưới thời Thương Chu và dùng nó như một lễ vật biểu trưng cho quyền lực “thiên tử” giao cho sứ giả mang đi thần phục đất chư hầu. Người ta đã thấy nó rải rác trên một vùng rất rộng lớn, từ Tây Vực sang Triều Tiên, Nhật Bản xuống tận Việt Nam. Những nha chương đẹp nhất ở Xóm Rền là thuộc loại đó. Niên đại những nha chương này, như đã nói ở phần trên, ở vào khoảng 3500 năm. Bằng chứng này, chỉ giúp chúng ta liên tưởng với sự việc mà sách Việt sử lược (đời Trần) có chép đến sự kiện ra đời nước Văn Lang của các vua Hùng: Đời Chu Trang Vương ở bộ Gia Ninh có người giỏi làm yêu thuật áp phục được các bộ khác, lên làm thủ lĩnh lập nước Văn Lang đóng đô ở Phong Châu...

Khả năng lần tìm cái lõi của truyền thuyết Hùng Vương bắt đầu hé mở từ những vật chứng thật trong lòng đất Xóm Rền đó. Chúng ta đã khai quật hàng trăm di tích cùng thời và sau đó kéo đến tận khi nước Âu Lạc ra đời. Địa điểm của thủ lĩnh nhà nước Văn Lang huyền thoại đầu tiên có thể là Xóm Rền, nhưng sau đó, từ 3500 năm về sau, thủ lĩnh Văn Lang đi đâu, chúng ta cần tìm kiếm tiếp. Phải chăng là Đồng Đậu (Minh Tân, Vĩnh Phúc) rồi sau đó quay về Làng Cả (Việt Trì). Hiện tại, tất cả đều còn là giả thiết khoa học. Nhưng sự tồn tại thật của chất lửa trong văn hóa Phùng Nguyên đã biến thành màn khói trong huyền thoại vua Hùng (không có lửa sao có khói) là điều chúng ta đã chứng thực từ 50 năm nay. Tuy nhiên vội vã để vẽ cho thời đại này một bộ “Việt Luật” và hệ thống chữ viết để ghi luật và thơ ca (“Việt Ca”) như thày LMT thì cũng có thể thông cảm, vì cũng vào những năm thày LMT viết “Lục độ tập kinh và ...” (1972) thì số nhà nghiên cứu viết những điều tương tự cũng nhiều lắm. Chỉ có điều, sự tiến bộ của khoa học đã dần làm mai một những kết luận thiếu căn cứ đó. Các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước vẫn không ngừng tìm kiếm những bằng chứng có hay không về chữ viết thời xa xưa, nhưng không phải với một mệnh đề có sẵn: Thời Hùng Vương đã có “vua” (vương) ắt phải có nhà nước và bộ máy quan lại “lạc hầu, lạc tướng”... vậy phải có chữ viết. Xin nhấn mạnh ở đây rằng, cho đến tận ngày hôm nay, các nhà nghiên cứu vẫn còn vật lộn một cách nghiêm túc và có trách nhiệm với câu hỏi: Cuộc sống được thể hiện qua các làng xóm, mộ táng, vũ khí, đồ trang sức... như chúng ta đang có từ Phùng Nguyên đến đỉnh cao Đông Sơn thực chất là trạng thái cấu trúc xã hội như thế nào. Câu trả lời chắc chắn và dễ chấp nhận nhất, đó là một chế độ xã hội thủ lĩnh tiền nhà nước, mà trong văn đàn khoa học thế giới hiện nay thường dùng từ pre-state chiefdom.

Công trình nghiên cứu mới nhất của chúng tôi dựa trên thu thập các chữ viết giữ lại trên các hiện vật đồng, đá, gốm trong thời Đông Sơn cho phép tạm kết luận, đến khoảng thế kỷ III trước Công nguyên, chữ Hán bắt đầu ảnh hưởng đến Việt Nam thông qua những minh văn sớm nhất hiện biết trên đồ đồng Đông Sơn. Những loại hình văn tự khác hiện chưa có bằng chứng chắc chắn. Chúng tôi hiện giữ một đoạn thừng chập đôi có 4 nút buộc phát hiện trong ngôi mộ Châu Can 2000-M1, nhưng cũng chưa dám kết luận đó là “văn tự kết nút” hay chỉ là những đoạn dây buộc các túm tua trang trí trên quần áo. Mặc dầu vậy, chúng ta đều hết sức nâng niu, trân trọng mọi phát hiện, từ mọi nguồn thông tin để dần làm sáng tỏ các khoảng trống của lịch sử.

TS Nguyễn Việt

Giám đốc Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á

Xem thêm: Thiền sư Lê Mạnh Thát và những phát hiện lịch sử chấn động

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đây là đường link liên quan và là nội dung bài viết mà Wildlavender đã giới thiệu:

Về cái gọi là "...những phát hiện lịch sử chấn động"

Thứ tư 12, Tháng Ba 2008

BTV: dt

Mức độ viếng thăm : 5%

Về những quan điểm nêu trong loạt bài "Thiền sư Lê Mạnh Thát và những phát hiện lịch sử chấn động" đăng 7 kỳ trên báo Thanh Niên từ ngày 26/2 đến ngày 6/3/2008, chúng tôi đăng tải ý kiến của TS Nguyễn Việt, GĐ Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á (Viết theo đề nghị của TTXVN). Vì khuôn khổ có hạn, xin được lược đăng bài viết gần 5.000 từ này của TS Nguyễn Việt.

1. Có thể thiền sư Lê Mạnh Thát (LMT) đã có những phát hiện có giá trị cao về tư liệu lịch sử

a. Thiền sư LMT có thể là một nhà nghiên cứu Phật giáo uyên bác. Ông đã có điều kiện và đã dành rất nhiều công sức để khai thác từ những tàng thư kinh Phật và sách sử liên quan đến kinh Phật. Quả thực, đây là một loại hình tư liệu có liên quan đến lịch sử văn hóa dân tộc nhưng không dễ khai thác đối với các nhà khoa học ngoại đạo.

Chúng ta đều biết rằng nhà chùa và nhà thờ trong một thời gian dài dưới thời trung cổ luôn là những trung tâm văn hóa, giáo dục kiến thức khoa học. Rất nhiều nơi trên thế giới, các trường đại học đầu tiên ra đời từ các trung tâm tôn giáo như vậy. Trong hệ thống này, từ rất sớm đã có những kho lưu trữ, tàng thư, thư viện và những nhà tri thức uyên bác.

Vì vậy, tôi trân trọng và đánh giá cao một số phát hiện của thiền sư LMT, ví dụ cuốn Lục độ tập kinh, sáu lá thư hồi đầu công nguyên, một số văn cảo, thơ ca do các nhà sư Việt Nam trước tác... Chắc chắn tới đây tôi và nhiều đồng nghiệp khác sẽ mong muốn được tiếp cận tìm hiểu những tư liệu mới này.

b. Có nên chăng vì những phát hiện cá nhân về sử liệu mà xúc phạm các bậc tiền nhân? Không hiểu những hành vi của thiền sư được nhà báo viết trong bài có đúng sự thật không, như việc bức xúc nổi xung trước nhà sử học Ngô Sĩ Liên, chê cười một cách quá dễ dãi đối với nhà bác học Lê Quý Đôn hoặc trở nên thái quá với Triệu Đà, An Dương Vương.

Thật vội vàng và khó tiếp thu quá. Đó là chưa kể, khi đi vào thảo luận học thuật, chưa chắc thiền sư LMT đã hiểu đúng bản ý của sử gia Ngô Sĩ Liên. Những lầm lẫn của nhà bác học Lê Quý Đôn khi dẫn chép lại các sách sử xưa cũng đã được phát hiện không phải là ít, chính vì vậy mới có công tác hiệu đính, bổ sung văn bản.

Những nhầm lẫn như vậy trong khoa học cũng như trong sách sử kể ra thì nhiều lắm. Nhưng ngay cả những nhà hiệu đính văn bản cổ vào hạng bậc thầy như các giáo sư Đào Duy Anh, Hà Văn Tấn, Trần Quốc Vượng... khi phát hiện những sai sót cũng chưa bao giờ dám dùng đến từ “khốn nạn” trên mặt báo để trách cứ, phê phán tiền nhân.

c. Phải thừa nhận rằng bằng trí tuệ thông thái và lòng ham mê tra cứu, thiền sử LMT sẽ còn mang lại nhiều phát hiện mới về sử liệu và văn học có giá trị cho Phật học và Khoa học nhân văn Việt Nam nói chung. Rõ ràng, trong phạm vi Phật học, chắc chắn thiền sư là một chuyên gia rất đáng kính nể. Tuy nhiên, không mấy khó khăn để nhận ra ông không phải là một nhà sử học chuyên nghiệp.

Ông suy diễn chữ “Việt luật” trong tờ tấu của Mã Viện là bộ luật “thành văn” để chứng minh sự tồn tại một bộ máy nhà nước của người Việt đã có những văn bản pháp luật viết bằng chữ Việt cổ (TN 28/2/2008). Theo tôi, “Việt” là một phạm trù tộc danh rất rộng chỉ chung những nhóm tộc người khác Hoa Hạ ở phía Nam sông Giang Thủy (Trường Giang). Bản thân chữ Việt không bao hàm nghĩa quốc gia, nhà nước.

Và khi người Hán (tên gọi người Hoa Hạ dưới thời nhà Hán) chinh phục miền đất phía Nam của người Việt nhận thấy phong tục của người Việt khác phong tục của người Hán khó cho việc cai trị nên mới xuất hiện bản tấu của Mã Viện. “Luật” ở đây nên hiểu là “luật tục” như từ ngữ mà chúng ta hiện dùng cho các quy ước xã hội trong các vùng dân tộc thiểu số nước ta. Nhiều nhà khoa học nước ta cũng như các học giả trên thế giới rất muốn chứng minh tính chất nhà nước của xã hội Hùng Vương, nhưng chưa ai dám dùng “Việt luật” trong bản tấu của Mã Viện để làm bằng chứng như thiền sư cả.

Bởi không ai chứng minh được “Việt luật” trong tấu chương đó là một quyển sách có chữ viết thể hiện cho cuốn luật của một nhà nước. Khi minh chứng nước ta không bị nhà Tây Hán đô hộ sau khi họ chinh phục được nước Nam Việt của Triệu Đà, ông đã sử dụng phương pháp loại trừ “Phiên Ngung” không thể coi như “nơi đô hội” bằng cách chia bình quân số nhân khẩu của quận Nam Hải ra cho 6 huyện để tự áp cho Phiên Ngung - từng là thủ phủ của nước Nam Việt, một con số trung bình (15 ngàn người) để so với các huyện của Giao Chỉ trung bình lên đến 75 ngàn người.

Từ đó suy ra Giao Chỉ không thuộc Tây Hán (TN 3/3/2008). Hình như ông đã không tham khảo các công trình nghiên cứu về Lịch sử nhân khẩu học và Lịch sử địa lý Trung Quốc và cũng cố tình không để ý đến ngụ ý Phiên Ngung thành trấn (“đô hội”) chứ không phải cả một vùng Phiên Ngung huyện.

Nếu biết rằng trong toàn quận Nam Hải lúc đó có 94.253 khẩu nhưng mật độ dân số trung bình chỉ đạt dưới 1 người trên 1km2, thì con số tập trung ở Phiên Ngung thành trấn phải lên tới hàng chục ngàn người cư trú quanh một thành trì tương tự như quy mô thành Lũng Khê (Bắc Ninh) mỗi bề chừng 2km mà khảo cổ học đã khai quật nhiều lần. Người ta cũng đã khai quật được hàng ngàn mộ Hán tập trung tại thành Phiên Ngung này. Trong tương quan dân số đương thời, đó thực sự là một “nơi đô hội”.

Khi gắng tìm về chữ viết của người Việt thời Hùng Vương, thiền sư dẫn ra một ngôi mộ gạch người Pháp đào được ở Bắc Ninh hồi đầu thế kỷ trước có chữ kiểu Hán ghi trên gốm mà người Hán không đọc được. Theo tôi, không phải chữ Hán nào người Hán cũng đọc được - vì thế mới có ngành giáp cốt, minh văn học. Suy luận rằng chữ mà người Hán không đọc được là chữ Việt thì cũng là hơi vội vàng.

Dạng chữ giống chữ Phạn cổ thường được in trên gạch mộ Hán đương thời nhiều khi người Hán không đọc được đã đành, thậm chí những chuyên gia chữ Phạn cũng chỉ đoán mà thôi, bởi người thợ làm gạch không biết chữ đôi khi đã vẽ lên theo kiểu làm dáng. Hiện tại tôi đang giữ một viên gạch như vậy khai quật trong một mộ Hán ở Sông Khoai (Yên Hưng, Quảng Ninh). Đến tận đời nhà Minh, Thanh, khi vẽ chữ lên gốm, nhiều người thợ Trung Hoa ít chữ vẫn chỉ vẽ “tạo dáng” chữ Hán khiến chúng ta chỉ có thể đoán định dựa vào mẫu những chữ đã biết.

Khảo sát những chữ Hán 100% được khắc trên các đồ đồng Đông Sơn vừa qua, trên một số trống đồng, thạp đồng, trong số gần 50 chữ, có vài ba chữ các chuyên gia cũng chưa đọc được, không thể đoán những chữ đó là chữ Việt được. Thứ hai, mộ gạch Hán chỉ xuất hiện ở Việt Nam lác đác vào thế kỷ thứ 1 sau Công nguyên. Những mộ gạch đào được ở Bắc Ninh, Thanh Hóa, Quảng Ninh, Hải Dương đa phần thuộc thế kỷ thứ 2 sau Công nguyên, chịu ảnh hưởng rõ rệt của văn hóa thời Đông Hán.

Chữ trên gạch và gốm tùy táng đều là chữ Hán và có thể đọc được. Chúng tôi đang có trong tay hàng trăm chữ dạng như vậy. Hiện tượng “Việt ca” được Lưu Hướng chép lại trong Thuyết Uyển thời Tây Hán muộn (thế kỷ 1 trước Công nguyên) quả là một tư liệu rất quý, nó đã được rất nhiều người nghiên cứu tiếp sau Quách Mạt Nhược.

Lưu Hướng đã kể lại câu chuyện một viên quan người Hồ Bắc (nước Sở) đi chơi thuyền với một hoàng tử con thứ ba của vua Sở Công Vương (590 - 560 trước Công nguyên) đã ghi lại lời ca của người chèo thuyền tộc người Bangxie vốn là một nhánh của người Việt cổ ở vùng này. Đó là trường hợp hiếm có còn lưu lại ngữ âm Việt cổ được chép lại bằng chữ Hán. Có thể ban đầu nó đã được ghi lại bằng chữ Sở (?) hoặc được truyền khẩu rồi mới được dịch ra chữ Hán vào thời Lưu Hướng.

Tôi tin rằng với tầm học rộng, uyên thâm của mình, thiền sư LMT sẽ có những phát hiện thú vị khi ông đã dày công nghiên cứu Việt ca. Gần đây, Wei Qingwen đã khảo cứu kỹ Việt ca trong công trình: Bàn về ngôn ngữ của người Bách Việt, trong đó ông đã phát hiện sự gần gũi của ngữ âm trong Việt ca với ngữ âm của người Việt vùng Giang Hán và đi đến kết luận đó là bài ca của người Việt vùng Giang Hán, tổ tiên của người Choang và Thái hiện nay.

Bài Việt ca này cũng đã được dịch. Việt ca sẽ giúp ích nhiều cho việc nghiên cứu tộc Việt chung mà Lạc Việt chỉ là một bộ phận ở về phía Đông Nam của khối lớn đó, nhưng nó hoàn toàn không liên quan trực tiếp với nhà nước Hùng Vương, không là một cơ sở quan trọng để minh chứng cho nền văn hiến Hùng Vương: “Bộ Việt luật còn đó. Bài Việt ca còn đó. Truyện trăm trứng còn đó... Thế mà cứ nhắm mắt nói càn nước ta thành ra nước văn hiến từ Sỹ Vương. Thật khốn nạn hết chỗ nói!” (TN 3/3/2008). Không biết thiền sư có được đọc những dòng này trước khi đăng báo hay không?

2. Tư liệu lịch sử và sự thực lịch sử

Đã là nhà sử học thật sự ai cũng biết giữa tư liệu lịch sử và sự thật lịch sử bao giờ cũng có một khoảng cách. Vì vậy, mới cần có “nghiên cứu lịch sử”. Chính thiền sư LMT cũng cảm nhận như vậy khi ông mổ xẻ phê phán sử liệu Ngô Sĩ Liên, thậm chí cả Hậu Hán Thư... Ông cũng đã phát hiện ra các khoảng trống trong tư liệu lịch sử thành văn về hiện tượng Âu Lạc và An Dương Vương đồng thời giả thuyết hiện tượng Phật thoại hóa quan hệ Hùng Thục qua hình tượng các vị thần trong thần thoại Ấn Độ từ tư liệu trong Lục Độ tập kinh xuất hiện vào thế kỷ 2 sau Công nguyên.

Tuy nhiên, theo kể lể của nhà báo, thì thấy ông đã bám rất sát và gần như không dám phê phán nguồn tư liệu của bộ kinh Phật này. Thực tế, mọi cuốn sử cổ đều có một tỷ lệ rất cao là ghi chép lại những sự kiện được lưu truyền lại trong dân gian. Ngay cả Sử ký của Tư Mã Thiên cũng vậy. Sự gần gũi của những ghi chép đó với sự thực là bao nhiêu tùy thuộc vào hiểu biết và phân tích của nhà chép sử lúc đó.

Vì vậy, sách sử ghi chép về những thời xa xưa chỉ phản ánh một lịch sử truyền miệng dưới dạng sử thi, mo, then... chúng chỉ có giá trị tham khảo. Tư liệu khảo cổ học đương đại đối với những thời xa xưa như vậy mang ý nghĩa quyết định hơn nhiều. Chúng ta có thể thừa nhận, Lục độ tập kinh là một văn bản cổ rất có giá trị. Nhưng nó không đại diện và thay thế được lịch sử. Những nhà truyền đạo đương thời đã ghi chép lại những sự tích xảy ra từ vài trăm năm trước, thậm chí cả truyền thuyết hoang đường (truyện trăm trứng có ở nhiều dân tộc Đông Nam Á) dưới dạng huyền thoại.

Chẳng lẽ chỉ dựa vào đó và sự không ghi chép trong một số sách sử như Sử ký, Hậu Hán thư để hô hào : “Dứt khoát loại bỏ truyền thuyết An Dương Vương và nước Nam Việt của Triệu Đà ra khỏi nước ta” (TN 28/2/2008). Chúng ta nghĩ sao về kết quả các cuộc khai quật và các hội thảo khoa học gần đây nhất tại Cổ Loa?

Nghĩ sao về phát hiện trống đồng Đông Sơn ở Cổ Loa và cả đồ đồng, đồ gốm đào được ở Quảng Châu thời Hán đều có khắc tên huyện Tây Vu mà thủ lĩnh là con cháu Thục Phán An Dương Vương? Tại sao lại có đền An Dương Vương ở Cổ Loa (Hà Nội), Sầm Sơn (Thanh Hóa)..., đền Triệu Đà ở Văn Giang (Hưng Yên), Đồng Xâm (Thái Bình)? Việc khẳng định và làm rõ những điều đó cũng không phải là dễ, nhưng sao lại dễ dàng đến như vậy, khi chỉ bằng chừng ấy chứng cớ để “dứt khoát loại bỏ” An Dương Vương và Triệu Đà ra khỏi lịch sử nước ta?

Thực ra, nhiều nhà nghiên cứu khoa học trên thế giới cũng như ở cả Việt Nam lẫn Trung Quốc đều nhận ra rằng vào thời kỳ trước Công nguyên, ý thức dân tộc chủ nghĩa còn rất mờ nhạt. Mọi cuộc tranh chấp diễn ra lúc đó bị chi phối nặng hơn bởi những vấn đề kinh tế. Triệu Đà tuy là người Hoa Hạ, lại là quan nhà Tần, nhưng khi xuống làm huyện úy ở Nam Hải đã hòa nhập với người Việt và chủ trương cùng Nhâm Ngao cát cứ không chịu nhập vào nhà Hán ở phía Bắc.

Đền thờ Triệu Đà ở Đồng Xâm (Thái Bình) ghi nhận quê hương của vợ Nam Việt Vương Triệu Đà là người Việt ở đó. Rất nhiều thương nhân, thợ thủ công họ Lý, họ Hoàng, họ Trần... vốn đã khắc tên mình trên các vật phẩm đương thời (đồ gốm, đồ đồng) mà khảo cổ học đã tìm được phân bố ở cả Nam Hải và Giao Chỉ, Cửu Chân, đã tự biến mình thành người Giao, người Việt (Lý Ông Trọng và sau này Lý Bôn, Trần Lãm...).

Họ đã cùng người Việt tạo dựng một tổ quốc mới, một tổ quốc chung đa tộc như hiện nay chúng ta đang có. Những đụng độ nếu có giữa Thục Phán (Tục Pắn tiếng Tày cổ là “người tài giỏi”) với Pò Khun “Hùng” (tiếng Tày cổ và Việt Mường cổ là “cha lớn”, “thủ lĩnh”) là những đụng độ để đi đến sáp nhập Tây Âu với Lạc Việt trước sức ép của Nam Việt - đó là những vấn đề trong nội bộ những người Việt ở Nam Ngũ Lĩnh.

Mộ của chủ nhân Đông Sơn đào ở Kiệt Thượng (Hải Dương) và Việt Khê (Hải Phòng) có rất nhiều đồ giống trong mộ La Bạc Loan (huyện Quý, Quảng Tây, Trung Quốc) trong phạm vi nước Nam Việt. Trái lại vua Nam Việt (cháu Triệu Đà) và quan huyện Quý ở La Bạc Loan chết vẫn mang theo trống đồng và thạp đồng, bảo vật của người Việt thời Đông Sơn. Những điều này, tuy không chép rõ trong Sử ký của Tư Mã Thiên nhưng không phải là không thể thấy trong Sử ký .

Tôi viết bài này chỉ nhằm bình luận một sự kiện có liên quan đến chút hiểu biết của mình. Tôi tán thành một cách làm nghiêm túc và khoa học hơn: Được nghe chính thiền sư trình bày tư liệu và luận điểm học thuật của mình để rồi cùng trao đổi thẳng thắn, chân thành, mạch lạc về từng vấn đề học thuật. Chúng ta sẽ rất mừng mỗi khi lịch sử dân tộc được làm sáng tỏ và chính xác hơn một cách thực sự khoa học - vì rõ ràng, do nhiều nguyên nhân, chúng ta chưa thể thoả mãn với những nhận thức còn chưa đầy đủ hiện nay về nhiều lĩnh vực trong tiến trình lịch sử dân tộc.

Nguyễn Việt

Cùng tác giả: Làm sáng tỏ những khoảng trống của lịch sử ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính chị Wildlavender và anh Thiên Sứ,

Ở đoạn "Lạc Việt, Tây Âu và nước Nam Việt", tác giả viết :

Sự thâm nhập trực tiếp của người Hoa Hạ vào khu vực Lạc Việt diễn ra rõ rệt nhất vào thời Tần (Thủy Hoàng), cuối thế kỷ III trước Công nguyên. Tuy nhiên cố gắng lớn nhất của Tần Thủy Hoàng chỉ là lập được một tuyến quận huyện Tần từ Trường Sa đến Nam Hải, tức là chinh phục được các nhóm Yuê ở Bắc (một phần Âu Việt) và Nam Ngũ Lĩnh (một phần Lạc Việt) (Hồ Nam, Quế Lâm, Quảng Đông, Quảng Tây), lập thành quận Nam Hải.

Trong sự thôn tính đó, chúng ta đều biết Nhâm Ngao và Triệu Đà cùng là tướng lĩnh của nhà Tần, và :

Trong quá trình nhà Tần suy yếu, Hán Sở tranh hùng, Nhâm Ngao (là chủ soái của Triệu Đà) cùng Triệu Đà âm mưu cát cứ để lập một quốc gia riêng của người Yuê ở vùng Nam Hải.

Nhưng không thể có sự so sánh khập khiễng như thế này :

Chính Triệu Đà đã lấy vợ người Việt (quê Đồng Xâm, Thái Bình, nay còn đền thờ bà và Nam Việt Vương họ Triệu đó). Điều này giống tình trạng của những người Minh lưu vong do Trương Ngạn Địch, Trần Thường Xuyên đã sang nước ta cùng chúa Nguyễn xây dựng Tổ quốc mới.

Trong so sánh có thể hình tượng khái quát mặc dù có thể khác về thời điểm và bối cảnh lịch sử, nhưng ít nhất phải có một đơn vị chung. Chỉ có thể so sánh trường hợp trên trong trường hợp giả sử như thế này :

Các tướng Trần Thượng Xuyên và Dương Ngạn Địch vâng lệnh nhà Minh cất quân tấn công và đánh chiếm thành công vùng đồng bằng sông Cửu Long của các chúa Nguyễn, khai phá và đặt quyền kiểm soát vùng này là một tỉnh của nhà Minh. Sau này nhà Mãn Thanh thay thế nhà Minh, như một luật bất thành văn, các vùng đất thuộc chủ quyền của nhà Minh trước đó đều phải thuộc nhà Thanh. Và các tướng trên không phục nhà Thanh nên quyết chống lại và lập lãnh thổ riêng ...

Chỉ có điều giả sử trên thì mới có thể so sánh với trường hợp của Triệu Đà. Còn thực tế lịch sử thì hoàn toàn khác hẳn : các tướng lĩnh trên thuộc nhà Minh cũ vốn không phục nhà Thanh nên mới dẫn đoàn gia quyến cùng tùy tùng sang xin các chúa Nguyễn được tị nạn chính trị ở nước ta và được các chúa Nguyễn bố trí sinh sống ở vùng đất Đồng Nai và Tiền Giang ngày nay.

Như vậy, ở phần nhân vật Triệu Đà, tôi đã từng thể hiện quan điểm của mình là coi công cuộc bành trướng và thâu tóm của các thế lực phong kiến phương bắc đối với nước ta là hành động xâm lược. Không phải là đại diện cho chủ quyền của dân Việt và nền văn hóa Việt.

Về việc phân tích quan điểm của GS Lê Mạnh Thát, tôi đã định trình bày những phân tích của mình trong topic "thời kỳ Bắc thuộc lần thứ nhất" nhưng vì bữa giờ tôi bận quá nên không thể có thời gian lên net được lâu. Nay tôi xin tiếp tục trình bày trong chủ đề này ở các bài viết sau.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Trần Phương viết:

Các tướng Trần Thượng Xuyên và Dương Ngạn Địch vâng lệnh nhà Minh cất quân tấn công và đánh chiếm thành công vùng đồng bằng sông Cửu Long của các chúa Nguyễn, khai phá và đặt quyền kiểm soát vùng này là một tỉnh của nhà Minh. Sau này nhà Mãn Thanh thay thế nhà Minh, như một luật bất thành văn, các vùng đất thuộc chủ quyền của nhà Minh trước đó đều phải thuộc nhà Thanh. Và các tướng trên không phục nhà Thanh nên quyết chống lại và lập lãnh thổ riêng ...

Anh nên cảnh giác với lập luận này. Bởi vì: "Tỵ nạn chính trị" với "xâm chiếm và xác định chủ quyền" là hai vấn đề khác nhau. Nếu nói như anh thì: "đặt quyền kiểm soát vùng này là một tỉnh của nhà Minh. Sau này nhà Mãn Thanh thay thế nhà Minh, như một luật bất thành văn, các vùng đất thuộc chủ quyền của nhà Minh trước đó đều phải thuộc nhà Thanh".

Với lập luận trên của anh thì theo anh bây giờ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa thay thế nhà Mãn Thanh thì vùng đất này sẽ thuộc chủ quyền của ai? Anh hãy cảnh giác với lịch sử và lập luận thận trọng!.

Quan điểm của tôi rất rõ ràng là: Nam Việt Triệu Đà là quốc gia của người Việt. Không chỉ vì một Triệu Đà là người sinh ở vùng đất thuộc nhà Hán quản lý mà Nam Việt không phải quốc gia Việt. Với lập luận: Triệu Đà không phải người Việt thì Nam Việt không phải là quốc gia của người Việt thì tôi đặt vấn đề là : Triều đại Mãn Thanh có thuộc quốc gia chính thống của Trung Quốc không? Nếu người Hoa Kỳ bầu Obama làm tổng thống thì Hoa Kỳ thuộc quốc gia Kenia ở châu phi chăng? Tất nhiên điều đó phi lý.

Thiên Sứ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xin được trả lời toàn bộ bài viết của anh Thiên Sứ đối với lập luận của tôi.

Tôi viết đọan này ở bài viết trước :

Các tướng Trần Thượng Xuyên và Dương Ngạn Địch vâng lệnh nhà Minh cất quân tấn công và đánh chiếm thành công vùng đồng bằng sông Cửu Long của các chúa Nguyễn, khai phá và đặt quyền kiểm soát vùng này là một tỉnh của nhà Minh. Sau này nhà Mãn Thanh thay thế nhà Minh, như một luật bất thành văn, các vùng đất thuộc chủ quyền của nhà Minh trước đó đều phải thuộc nhà Thanh. Và các tướng trên không phục nhà Thanh nên quyết chống lại và lập lãnh thổ riêng ...

Đây là một điều giả sử do chính chủ quan của tôi đặt ra, tôi có nhấn mạnh bằng cách tách riêng và để chữ in nghiêng, ý muốn nói đến một điều không có thật trong lịch sử nhưng chỉ có trong trường hợp giả định như vậy mới có thể so sánh Trần Thượng Xuyên, Trương Ngạn Địch với Triệu Đà bởi vì như anh viết :

"Tỵ nạn chính trị" với "xâm chiếm và xác định chủ quyền" là hai vấn đề khác nhau."

Tôi nghĩ đã có sự hiểu lầm của anh đối với lập luận của tôi. Vì điều ở trên cũng chính là điều mà tôi đang muốn chứng minh : các tướng nhà Minh được xem là tị nạn chính trị nên không thể so sánh với trường hợp của Triệu Đà là xâm chiếm và xác định chủ quyền được.

Anh viết : Nếu nói như anh thì: "đặt quyền kiểm soát vùng này là một tỉnh của nhà Minh. Sau này nhà Mãn Thanh thay thế nhà Minh, như một luật bất thành văn, các vùng đất thuộc chủ quyền của nhà Minh trước đó đều phải thuộc nhà Thanh".

và : Với lập luận trên của anh thì theo anh bây giờ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa thay thế nhà Mãn Thanh thì vùng đất này sẽ thuộc chủ quyền của ai?

Như tôi đã nói ở trên, đó chỉ là điều giả định do chủ quan của tôi đặt ra nên không thể là sự thật, do đó không thể có trường hợp này :rolleyes:

Nhân đây, tôi cũng xin mạn đàm thêm về ý của anh, nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Trung Hoa thay thế nhà Mãn Thanh thì theo một lẽ hiển nhiên, những vùng đất trước đó của Mãn Thanh đều phải thuộc về CHDCND Trung Hoa. Tôi chứng minh điều này như sau : chiếu theo lịch sử, Trung Quốc ngày nay hoàn toàn có cớ chính đáng để lấy lại những vùng đất trước đây của mình (nhà Thanh) như Hongkong, Macau, ... dù trước đó thực dân Anh và Bồ Đào Nha chiếm của nhà Thanh trước đây chứ không phải nhà nước Trung Quốc hiện tại. Các nước phương tây dù có muốn tiếp tục duy trì ảnh hưởng của mình ở những vùng đất đó nhưng không thể chối bỏ chứng cứ lịch sử rõ ràng ấy nên buộc phải trao trả, đó là chưa nói đến sức mạnh của Trung Quốc bây giờ, sự kiện trao trả này chính là một tất yếu của lịch sử.

Trường hợp tương tự là đảo Đài Loan, nhưng vì đây là một vấn đề thuộc phạm trù chính trị quốc tế nhạy cảm nên tôi không dám lạm bàn.

Anh viết : Quan điểm của tôi rất rõ ràng là: Nam Việt Triệu Đà là quốc gia của người Việt. Không chỉ vì một Triệu Đà là người sinh ở vùng đất thuộc nhà Hán quản lý mà Nam Việt không phải quốc gia Việt.

Về quan điểm này (Triệu Đà) thì có lẽ tôi và anh khác nhau, tôi không thể công nhận một nhân vật nối tiếp bước chân kẻ xâm lược để áp đặt sự thống trị ở nước ta là đại diện cho chủ quyền của dân Việt và nền văn hóa Việt, nhưng xin được tiếp tục ở một dịp khác vì tôi xin ngưng các bài viết thể hiện quan điểm của tôi về Triệu Đà kể từ đây bởi có lẽ không phù hợp với chủ đề này.

Anh viết : tôi đặt vấn đề là : Triều đại Mãn Thanh có thuộc quốc gia chính thống của Trung Quốc không? Nếu người Hoa Kỳ bầu Obama làm tổng thống thì Hoa Kỳ thuộc quốc gia Kenia ở châu phi chăng? Tất nhiên điều đó phi lý.

Triều Mãn Thanh thì dĩ nhiên là thuộc về triều đại chính thống của Trung Quốc :rolleyes: , nhưng có lần tôi cũng có nói đến là hơi éo le bởi vì bị người ngoại tộc nắm quyền. Đây lại là một vấn đề chính trị nhạy cảm. Theo tôi, qua các tác phẩm văn học hay phim ảnh, ta cũng có thể thấy được nỗi đau của người Trung Hoa khi một mặt vẫn gọi là "giặc chó Thanh" nhưng một mặt vẫn không thể phủ nhận sự xác định chủ quyền rộng lớn đến thế nào của nhà Thanh, một trong những tác phẩm (phim) mà theo tôi là tiêu biểu cho vấn đề này là "Lộc Đỉnh Ký". Tuy nhiên, vì đây là chuyện xứ người nên cũng không dám bàn sâu.

Cụm từ "phân biệt chủng tộc" không có trong kho từ điển tiếng Việt của tôi, nên anh Thiên Sứ đặt vấn đề về bầu cử tổng thống da màu ở Mỹ để so sánh với trường hợp nhà Mãn Thanh hay Triệu Đà là không mấy thuyết phục, ít nhất với quan điểm của tôi.

Cuối cùng, xin được nhắc lại là, để trở lại với chủ đề chính, tôi xin ngưng các bài viết thể hiện quan điểm của mình về nhân vật Triệu Đà kể từ bài viết này.

Xin cảm ơn anh Thiên Sứ cùng quý bạn đọc !

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Trần Phương thân mến.

Người ta đã nhân danh khoa học để phủ nhận lịch sử văn hóa truyền thống Việt và phổ biến cái quan điểm nhân danh khoa học đó một cách rộng rãi trong "hầu hết những nhà khoa học trong nước và công đồng khoa học thế giới" thì tôi cũng nhân danh khoa học để minh chứng tất cả các vấn đề lịch sử trong nước và thế giới. Tất nhiên có thể - nếu cần thiết - tôi cũng không ngại đụng chạm nhân danh khoa học. Luận điểm khoa học của tôi tuân theo tiêu chí khoa học rõ ràng - còn họ thì không.

VỀ NƯỚC NAM VIỆT

Triều Đà là một phần từ trong đội quân nhân danh nhà nước Tần xâm chiếm một bộ phận quốcc gia Việt Nam, Quốc gia Tần sụp đổ. Về nguyên tắc thì nhà Tần đã không tồn tại. Bởi vậy cá nhân Triệu Đà không thể nhân danh nhà Tần đặt ách đô hộ lên dân thuộc vùng lãnh thổ sau này gọi là Nam Việt được. Nước Nam Việt không còn thuộc nhà Tần và tuyên bố độc lập. Triệu Đà là một cá nhân - ông ta đã tuyên bố độc lập trên vùng đất Nam Việt cũ không nhân danh nhà Tần, tất yếu nhà nước này phải được coi là chính người Việt đã giành độc lập trong cơ hội nhà Tần sụp đổ. Nhà Hán không thể thay thế để bảo đó là thuộc Hán được, chính vì họ đã xác nhận sự độc lập của Triệu Đà là Nam Việt Vương.

Không thể vì chỉ có một mình Triệu Đà lợi dụng sự sụp đổ của nhà Tần tuyên bố độc lập trên vùng đất của người Việt cũ mà coi Nam Việt là một nước ngoại bang phi Việt được. Điều này cũng tương tự như Châu Âu thời Cận đại: Một vị hoàng từ Áo vẫn có thể là vua nước Phổ. Không thể vì thế mà nước Phổ trở thành nước Áo. Vì vậy với nhà Tần đã sụp đổ thì về mặt lịch sử ách đô hộ nhà Tần cũng chấm dứt tại vùng đất bị Tần xâm chiếm. Điều nay tương tự khi đế quốc Nhật đầu hàng đồng minh, tất nhiên tất cả các vùng đất của Nhật Bản xâm lược không còn thuộc chủ quyền của Nhật Bản, mặc dù nó còn bị quân Nhật đồn trú. Nếu một quốc gia nào trong đó, người dân vùng lên giành độc lập khi quân đồng minh chưa vào tiếp quản, thì quốc gia đó đương nhiên độc lập. Tương tự như vậy: Vùng lãnh thổ Nam Việt trước đây thuộc dân Việt cai quản, khí nhà Tần sụp dổ tất yếu vùng Nam Việt không còn sự cai trị của Tần trên mặt pháp lý. Nhà Hán thay nhà Tần nhưng đã không xác định chủ quyền tại vùng đất thuộc Nam Việt khi nó tuyên bố độc lập. Tất yếu nó phải thuộc về chủ cũ là dân Việt trước khi Tần xâm lược dù Triệu Đà là người Hoa Kỳ.

Bởi vậy, đây là lý do rất chính đáng để ông cha ta xác định Nam Việt là quốc gia thuộc Bách Việt sau Tần sụp đổ:

Từ Triệu - Đinh - Lý - Trần xây nền độc lập.

Bình Ngô Đại cáo - Nguyễn Trãi.

Nếu ai, dù trong nước hay ngoài nước , dù cá nhân hay tập thể , thậm chí là cả một quốc gia dù lớn hay nhỏ phủ nhận điều này thì họ cũng phải xem lại lịch sử chính họ cũng sẽ có những điểm tương đồng. Kể cả Hoa Kỳ. Trước đây nó vốn là thuộc đia của Anh. Và bây giờ những người thuộc dòng dõi dân Anh quốc vẫn nhiều lần làm Tổng thống Hoa Kỳ. Tôi chưa nói đến các quốc gia khác có những diễn biến lịch sử hình thành quốc gia của họ phức tạp hơn nhiều. Tất nhiên tôi minh chứng Nam Việt là quốc gia thuộc người Việt cổ không có nghĩa tôi đòi lại vùng đất đó. Nhưng lịch sử phải được tôn trong - tất nhiên trong đó có thực tế lịch sử đang tồn tại .

Thiên Sứ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Các anh chị em trên diễn đàn thân mến!

Theo tôi, để xét xem một triều đại nào đó có phải là chính thống cho một quốc gia, dân tộc hay không không thể chỉ căn cứ vào chủng tính của người đứng đầu, tuy đó là một yếu tố quan trọng. Điều chủ yếu nhất là phải xét xem triều đại ấy có đại diện cho ý chí chung của dân tộc đó hay không, thái độ và kết quả hành xử của nó đối với nền văn hóa của dân tộc ấy như thế nào.

Xét triều đại Mãn Thanh:

Rõ ràng vào giai đoạn đầu mới chiếm đóng Trung Hoa cũ của nhà Minh, triều đại Mãn Thanh bị người Trung Quốc coi là một triều đại ngoại bang xâm lược và vấp phải nhiều chống đối của người dân Trung Quốc trên danh nghĩa chống ách đô hộ của ngoại bang (không chỉ trên cơ sở tranh giành quyền lực của các tập đoàn chính trị trong một nước). Nhưng sau này, nhiều chính sách của triều đình Mãn Thanh cho thấy, về cơ bản, họ ủng hộ, đề cao, phát triển văn hóa cũ của Trung Quốc, và chính bản thân họ cũng theo văn hóa đó và chỉ giữ lại một số nét văn hóa đặc trưng nhất của dân tộc mình như là một nét đa dạng văn hóa trong nền văn hóa Trung Hoa chung. Về chính trị, họ dại diện cho quyền lợi của người dân Trung Hoa, thậm chí, còn tốt hơn nhiều triều đại Trung Hoa trước đó. Chính vì vậy, sự chống đối của người Trung Hoa giảm dần, còn lại không đáng kể. Sau mấy trăm năm chung sống với người Trung quốc, họ đã bị hòa lẫn vào cái cộng đồng vĩ đại đó. Người Trung Quốc không còn coi họ như một dân tộc ngoại bang và họ cũng tự coi mình như một thành phần của người Trung Quốc. Sự hòa quyện văn hóa, nhân chủng đã được hoàn thành. Về sau, khi nước Cộng hòa nhân dân Trung hoa ra đời, sự thống nhất lãnh thổ lại được thực hiện. Chính vì có sự thống nhất về văn hóa, nhân chủng, lãnh thổ đó mà triều đại Mãn Thanh được coi như một triều đại chính thống của Trung Quốc.

Đối với trường hợp ông Obama thì đã quá rõ ràng vì sự có mặt của ông ấy chẳng làm thay đổi gì về sự thống nhất văn hóa, nhân chủng, lãnh thổ của nước Mỹ.

Đối với trường hợp An Dương Vương lật đổ Hùng Vương thì sao?

Bản thân An Dương Vương và nước Âu Việt của ông vốn là một thành phần cũ của nước Văn Lang – Hùng Vương, cùng chung một nền văn hóa Việt tộc một thời huyền vĩ phía nam sông Dương Tử. Tuy nhiên, có thể có những dị biệt do các biến động lịch sử đưa lại, nhưng chắc chắn những dị biệt đó không phải là cơ bản. Huống chi, huyền sử ghi nhận Hùng Vương nhường ngôi cho Thục Phán An Dương Vương sau khi đã yêu cầu Thục Phán thề bảo vệ và phát triển văn hóa Văn Lang. Ngay dù cho không có hội thề đó, không có sự nhường ngôi thì với xuất sứ của mình và dân tộc mình thì An Dương Vương cũng nhất định tôn vinh và phát triển văn hóa Việt. Như vậy, sự hòa quyện văn hóa, chủng tộc và cả lãnh thổ diễn ra một cách đương nhiên vì nó vốn đã là một. Vì lẽ đó, tự ngàn xưa, An Dương Vương vẫn được coi như một triều đại chính thống, một đại diện cho Tổ tiên của dân tộc Việt.

Còn đối với trường hợp Triệu Đà và nước Nam Việt xưa thì sao?

Theo tôi, Triệu Đà dùng quỉ kế và sức mạnh lật đổ những triều đại vốn đại diện cho quyền lợi, ý chí, văn hóa của người Việt. Tự trong thâm tâm, cá nhân ông ta và tập đoàn của ông ta không có tư tưởng tôn vinh, phát triển văn hóa Việt của người Âu Lạc. Sở dĩ ông ta xử dụng một số thành quả văn hóa Việt là do hoàn cảnh, lợi ích của ông ta và tính ưu việt của những nét văn hóa đó đưa lại. Sở dĩ người Âu Lạc, ở một mức độ nào đó vẫn còn được tự trị, an cư lạc nghiệp, sống với văn hóa của mình là do sức sống của nền văn hóa ấy và trong tình thế chính trị phức tạp lúc bấy giờ, ông ta chưa đủ sức thay đổi mà thôi. Sự hòa quyện, thống nhất, phát triển văn hóa thực chất không hề sảy ra. Chưa kể rằng, suốt trong thời kỳ trị vì của ông ta, văn hiến Âu Lạc không tiến thêm bước nào mà có thể còn bị thui chột đi. Chính vì lý do đó mà tự trong tâm khảm, người dân Việt không coi Triệu Đà là một triều đại chính thống của nước ta dù cho nhiều khi, chính quyền hay một số trí thức coi là như vậy, dù cho ông ta có tài giỏi hay có “hùng tâm, tráng trí” bao nhiêu đi nữa.

Cũng với logic này, trải qua hàng ngàn năm Bắc thuộc, vẫn không diễn ra quá trình hòa quyện, thống nhất văn hóa, nhân chủng giữa Âu Lạc với Trung Hoa, do sức sống mãnh liệt, tính ưu việt của văn hóa Tổ tiên đưa lại. Dù với thời gian dài khủng khiếp như vậy, dân Việt ta cũng không khi nào coi các triều đại Hán, Tấn, Tùy, Đường … như là những triều đại chính thống của mình. Chính sự ưu việt, độc đáo không thể trộn lẫn của văn hóa Tổ tiên làm nên sức sống mãnh liệt, động lực mạnh mẽ để dân tộc ta vượt qua bao nhiêu phong ba bão táp lịch sử mà không bị đồng hóa, tồn tại cho đến ngày nay và còn được bổ xung thêm nhiều nét mới. Tuy nhiên, trong quá trình khốc liệt đó, không ít những nét đẹp văn hóa của Tổ tiên cũng bị biến dạng và rơi rụng. Nhiệm vụ của chúng ta là phải nhận chân được bản chất văn hóa dân tộc, bảo vệ, giữ dìn và phát triển nó cho ngày càng bền vững, rực rỡ. Sự sai lầm trong nhận thức, thấy vẻ bề ngoài mà không thấy được cái bản chất bên trong, có khi đưa lại những tổn thất to lớn cho văn hóa dân tộc, ngay cả khi người ta rất thực tâm mong muốn điều tốt đẹp cho dân tộc.

Xin có vài suy nghĩ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Vô Trước viết:

Theo tôi, Triệu Đà dùng quỉ kế và sức mạnh lật đổ những triều đại vốn đại diện cho quyền lợi, ý chí, văn hóa của người Việt. Tự trong thâm tâm, cá nhân ông ta và tập đoàn của ông ta không có tư tưởng tôn vinh, phát triển văn hóa Việt của người Âu Lạc. Sở dĩ ông ta xử dụng một số thành quả văn hóa Việt là do hoàn cảnh, lợi ích của ông ta và tính ưu việt của những nét văn hóa đó đưa lại. Sở dĩ người Âu Lạc, ở một mức độ nào đó vẫn còn được tự trị, an cư lạc nghiệp, sống với văn hóa của mình là do sức sống của nền văn hóa ấy và trong tình thế chính trị phức tạp lúc bấy giờ, ông ta chưa đủ sức thay đổi mà thôi. Sự hòa quyện, thống nhất, phát triển văn hóa thực chất không hề sảy ra. Chưa kể rằng, suốt trong thời kỳ trị vì của ông ta, văn hiến Âu Lạc không tiến thêm bước nào mà có thể còn bị thui chột đi. Chính vì lý do đó mà tự trong tâm khảm, người dân Việt không coi Triệu Đà là một triều đại chính thống của nước ta dù cho nhiều khi, chính quyền hay một số trí thức coi là như vậy, dù cho ông ta có tài giỏi hay có “hùng tâm, tráng trí” bao nhiêu đi nữa.

Anh có thể chứng minh điều này không?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo phàm lệ về việc biên soạn sách Đại việt sử ký toàn thư thì: Những việc chép trong Ngoại kỷ gốc ở dã sử. Kỷ nhà Triệu thuộc Ngoại kỷ. Những truyền thuyết được chép lại thành "Đại việt sử ký ngoại kỷ toàn thư", người đọc sẽ thấy rất mâu thuẫn ví như 18 đời Hùng Vương tồn tại hơn 2000 năm. Về SỰ sẽ thấy không đúng, nhưng về LÝ chắc Tiền Nhân muốn truyền tải nỗi khắc khoải về Cổ Sử Việt để cho con cháu đời sau tiếp tục minh xác Sử Việt cho một vùng lãnh thổ rộng lớn.

Tại thời điểm đó Lãnh thổ cũ của Bách Việt đã có nhiều quốc gia có quốc hiệu và Vua riêng.

Kỷ nhà Triệu, tiêu biểu Triệu Đà xưng Vương lập Quốc nhân lúc Tần Đế chết nhà Tần loạn. Nhà Triệu lập nước Nam Việt trên lãnh thổ cũ của Bách Viêt. Kinh đô vẫn đóng ở Phiên Ngung. Như vậy tinh hoa văn hóa Viêt vẫn tựu trung ở đồng bằng sông Hồng, ở kinh đô cũ của Văn Lang.

Tiền Nhân quan niệm Kỷ Nhà Triệu là triều đại chính thống của nước ta xuất phát từ nguyên nhân nào. Nguyên nhân: đấy là sự thực lịch sử; để so sánh với triều đại Trung Hoa; để mách cho con cháu về vùng đất rộng lớn ấy dân tộc Việt từng là chủ nhân. Có lẽ điều này đã từng là một dấu hỏi lớn cho con cháu quay quắt về Cổ Sử. Chính sự quay quắt đó mà ngày nay cho dến mai sau các thế hệ tiếp tục minh xác bằng được mới thôi. Và liên quan đến những triều đại được viết lại theo truyền thuyết và dã sử sẽ có nhiều phát hiện ngày càng chính xác theo đúng sự thật lịch sử giù bao xa bằng phương pháp và phương tiện khoa học hiện đại.

Vài dòng suy nghĩ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Vô Trước viết:

Theo tôi, Triệu Đà dùng quỉ kế và sức mạnh lật đổ những triều đại vốn đại diện cho quyền lợi, ý chí, văn hóa của người Việt. Tự trong thâm tâm, cá nhân ông ta và tập đoàn của ông ta không có tư tưởng tôn vinh, phát triển văn hóa Việt của người Âu Lạc. Sở dĩ ông ta xử dụng một số thành quả văn hóa Việt là do hoàn cảnh, lợi ích của ông ta và tính ưu việt của những nét văn hóa đó đưa lại. Sở dĩ người Âu Lạc, ở một mức độ nào đó vẫn còn được tự trị, an cư lạc nghiệp, sống với văn hóa của mình là do sức sống của nền văn hóa ấy và trong tình thế chính trị phức tạp lúc bấy giờ, ông ta chưa đủ sức thay đổi mà thôi. Sự hòa quyện, thống nhất, phát triển văn hóa thực chất không hề sảy ra. Chưa kể rằng, suốt trong thời kỳ trị vì của ông ta, văn hiến Âu Lạc không tiến thêm bước nào mà có thể còn bị thui chột đi. Chính vì lý do đó mà tự trong tâm khảm, người dân Việt không coi Triệu Đà là một triều đại chính thống của nước ta dù cho nhiều khi, chính quyền hay một số trí thức coi là như vậy, dù cho ông ta có tài giỏi hay có “hùng tâm, tráng trí” bao nhiêu đi nữa.

Anh có thể chứng minh điều này không?

Thưa anh Thiên Sứ!

Tôi vốn quan tâm tới sử học một cách nghiệp dư nên ít lưu giữ tài liệu, khi cần tới để chứng minh quan điểm của mình trên dễn đàn quả là thiếu thốn. Những kết luận của tôi chủ yếu là những nhận định tổng hợp trong quá trình tích luỹ kiến thức lâu dài nên đột ngột phải chứng minh cụ thể thì lại chưa chuẩn bị sẵn tài liệu. Tuy nhiên, cũng may vấn đề này chứng minh cũng không khó lắm. Nhìn lên giá sách thấy có quyển "Đại cương lịch sử Việt Nam - tập I" của nhà xuất bản giáo dục 5/2001, tôi xin trích dẫn chứng minh cho những luận điểm trên.

Theo tôi, Triệu Đà dùng quỉ kế và sức mạnh lật đổ những triều đại vốn đại diện cho quyền lợi, ý chí, văn hóa của người Việt.

Tôi thiết nghĩ điều này khá rõ ràng qua các tình tiết câu truyện Mị Châu - Trọng Thuỷ. Có thể những tình tiết cụ thể trong truyện này không hoàn toàn chính xác trong thực tế nhưng tinh thần của nó nhất định phản ánh một sự thực lịch sử là: Không xâm lược được nhà nước Âu Lạc, đại diện cho nền văn hoá Việt tộc vốn kế thừa và phát triển nền văn hoá Văn Lang, có sức mạnh vật chất, tinh thần hùng mạnh hơn, Triệu Đà, đại diện một thế lực vốn dị biệt về văn hoá đã phải dùng kế phản gián và thực hiện thành công dã tâm thôn tính Âu Lạc. Ngay cả trong trường hợp sự thực không phải như vậy, thì điều đó cũng đã ăn sâu vào tâm thức của mọi người dân Việt, quyết định phần lớn cho sự đánh giá của người Việt đối với nhà Triệu. Huống chi, rất có thể đều này là chính xác.

Tự trong thâm tâm, cá nhân ông ta và tập đoàn của ông ta không có tư tưởng tôn vinh, phát triển văn hóa Việt của người Âu Lạc.

Luận điểm này được chứng minh rõ ràng qua đoạn trích trang 59 của tài liệu tôi vừa đề cập ở trên:" Trong cuộc xâm lược đại qui mô của nhà Tần vào những năm 218 - 208 tr.CN, Triệu Đà đã từng có ý đồ thực hiện chính sách Hán hoá triệt để người Việt ở những vùng chúng đã chiếm. Y đã từng xin vua Tần Thuỷ Hoàng cho đưa 3 vạn đàn bà con gái xuống để "may vá áo quần" cho quân sĩ xây dựng cơ sở lâu dài. Y còn khuyến khích các tướng sỹ, quan lại, quân lính người Hán lấy vợ người Việt, thúc đẩy quá trình Hán hoá ở đây"

Sở dĩ ông ta xử dụng một số thành quả văn hóa Việt là do hoàn cảnh, lợi ích của ông ta và tính ưu việt của những nét văn hóa đó đưa lại.

Tôi có đọc đâu đó rằng, mộ của Triệu Văn Đế có táng cả trống đồng (đặc trưng vă hoá Việt) và có tới 144 ấn tín của vua các triều trước (Vua Việt). Nếu ông ta sử dụng những thành quả văn hoá Việt đó thì chỉ có thể là do các lý do trên.

Sở dĩ người Âu Lạc, ở một mức độ nào đó vẫn còn được tự trị, an cư lạc nghiệp, sống với văn hóa của mình là do sức sống của nền văn hóa ấy và trong tình thế chính trị phức tạp lúc bấy giờ, ông ta chưa đủ sức thay đổi mà thôi.

Câu trích dưới đây trang 63 của tài lệu kể trên minh chứng cho luận điểm này:" Ở mỗi quận, Triệu Đà đặt một chức điền sứ để cai quản, thu cống phu và một chức tả tướng để chỉ huy quân đội chiếm đóng.

Dưới quận, các liên minh bộ lác cũ vẫn được giữ nguyên. Đứng đầu liên minh bộ lạc vẫn là Lạc tướng. Nhà Triệu thi hành chính sách dung dưỡng "lấy người Di trị người Di" nhằm biến các Lạc tướng quí tộc bản địa(người Việt) thành chỗ dựa cho chính quyền đô hộ, giữ nguyên các tổ chức chính trị cũ của Âu Lạc ở các địa phương để xử dụng nó vào mục đích bóc lột.

"

Lúc bấy giờ, nước Nam Việt của Triệu Đà mới lập mà sự đe doạ của nhà Hán không thể xem thường, cần phải giữ được ổn định chính trị, nên Triệu Đà không thể làm khác.

Sự hòa quyện, thống nhất, phát triển văn hóa thực chất không hề sảy ra. Chưa kể rằng, suốt trong thời kỳ trị vì của ông ta, văn hiến Âu Lạc không tiến thêm bước nào mà có thể còn bị thui chột đi. Chính vì lý do đó mà tự trong tâm khảm, người dân Việt không coi Triệu Đà là một triều đại chính thống của nước ta dù cho nhiều khi, chính quyền hay một số trí thức coi là như vậy, dù cho ông ta có tài giỏi hay có “hùng tâm, tráng trí” bao nhiêu đi nữa.

Câu này chỉ là hệ quả của các luận điểm trên mà thôi.

Thưa anh Thiên Sứ, lẽ ra tôi có thể đưa ra các trích dẫn tài liệu khác mạnh mẽ hơn, nhưng vì các lý do đã trình bày ở trên, mong anh thông cảm. Còn nếu chẳng may anh cho tài liệu tôi đưa ra không đáng tin cậy, đầy thành kiến và nhiều sai sót thì lỗi đó là do nhà xuất bản Giáo dục, tôi sẽ xin sưu tập các tài liệu khác để chứng minh sau vậy.

Nhưng có một điều này tôi muốn tâm sự: Thiên tài có thể sai, chúng ta ai cũng có thể sai, nhưng cái "thần" trong dân thì luôn đúng. Từ lâu, tôi luôn cảm nhận rằng, Triệu Đà không thể chiếm được vị trí nào trong trái tim của dân tộc Việt, chính là cảm cái "thần" ấy chứ không phải trực tiếp từ lý luận.

Kính anh!

Share this post


Link to post
Share on other sites

...người đọc sẽ thấy rất mâu thuẫn ví như 18 đời Hùng Vương tồn tại hơn 2000 năm...

Điểm này đã được giải thích rồi, 18 đời vua thực ra là 18 chi trong dòng họ vua Hùng, mỗi chi gồm nhiều đời vua, tổng cộng có hơn 47 đời vua trị vì hơn 2600 năm (từ 2879.BC đến 258.BC). Xin xem thêm đoạn trích dẫn sau để biết chi tiết các chi và số vì vua cai trị trong từng chi :

Theo Nguyễn Khắc Thuần thì tài liệu mang tên “Hùng Triều Ngọc Phả” cho biết họ Hồng Bàng truyền được 18 đời gồm :

1- Hùng Vương tức Lộc Tục.

2- Hùng Hiền tức Sùng Lãm.

3- HÙng Lân.

4- Hùng Việp.

5- Hùng Hy.

6- Hùng Huy.

7- Hùng Chiêu.

8- Hùng Vĩ.

9- Hùng Định.

10- Hùng Uy .

11- Hùng Trinh.

12- Hùng Võ.

13- Hùng Việt.

14- Hùng Anh.

15- Hùng Triều.

16- Hùng Tạo.

17- Hùng Nghị.

18- Hùng Duệ.

.

Posted Image

Từ trước đến nay “chúng ta” thường nghĩ rằng “đời” vua Hùng là giai đoạn sinh sống của một vị vua thuộc họ Hồng Bàng, cho nên với 18 đời vua mà thời gian kéo dài đến 2622 năm thì có vẻ rất vô lý.

.

Gần đây công trình nghiên cứu của Trần Huy Bá về Hùng Vương và sự tích “Hùng Triều Ngọc Phả” do Nguyễn Như Đỗ sống vào thời nhà Lê ghi rõ ràng như sau:”Thời đại Hùng Vương kéo dài 2622 năm gồm 47 đời vua”. Theo Hùng Vương Ngọc Phả thì chữ Đời Vua dùng trong 18 đời vua Hùng không phải là một đời người mà là “một dòng (chi) gồm nhiều đời”. Riêng dòng Hùng Vương thứ 18, chi cuối cùng của thời đại Hùng Vương đã gồm 3 đời vua trị vì. Hiện nay ở Đình Tây Đằng, huyện Ba Vì, tỉnh Vĩnh Phú, còn bài vị “Tam Vị Quốc Chúa”. thờ 3 vị vua cuối cùng thuộc dòng Hùng Vương thứ 18 này. Chi này chấm dứt vào năm 258TCN.

.

Theo sự tích Ngọc Phả thì mỗi dòng vua được gọi là một “Chi”. Mỗi chi gồm nhiều đời vua và được xếp theo thứ tự bát quái và thập can như sau:

.

Càn, Khảm, Chấn ,Cấn ,Khốn, Ly, Khôn, Đoài và Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỳ, Canh,Tân, Nhâm, Qúy. Cũng theo sự tích Ngọc Phả này thì thời Hùng Vương gồm cả thảy 47 đời vua theo thứ tự như sau:

.

1/ Chi Càn: Kinh Dương Vương.

Đại Việt Sử Ký Toàn Thư của Ngô Sĩ Liên chép như sau:”Kinh Dương Vương là vị vua đầu tiên của nước Đại Việt ta, lên ngôi năm 2879.TCN”. Kinh Dương Vương húy là Lộc Tục, sinh năm Nhâm Ngọ (2919TCN), lên ngôi năm 41 tuổi, trị vì 86 năm từ năm Nhâm Tuất (2879TCN) đến năm Đinh Hợi (2794TCN).

.

2/ Chi Khảm: Lạc Long Quân.

Lạc Long Quân húy Sùng Lãm, tức Hùng Hiền Vương, sinh năm Bính Thìn (2825TCN), lên ngôi năm 33 tuổi. Chi này kéo dài 269 năm, từ năm Mậu Tý (2793TCN) đến năm Bính Thìn (2525TCN). Thời kỳ này được truyện cổ tích về họ Hồng Bàng gọi là huyền sử Rồng Tiên. Tài liệu không ghi rõ là có mấy đời vua của chi này.

.

3/ Chi Cấn: Hùng Quốc Vương.

Hùng Quốc Vương húy Hùng Lân, thế này trị vì từ năm Đinh Tỵ (2524TCN) đến năm Bính Tuất (2253TCN), kéo dài 271 năm. Tài liệu không ghi rõ là có mấy vị vua trong chi này.

.

4/ Chi Chấn: Hùng Hoa Vương.

Hùng Hoa Vương tức Hùng Bửu Lang. Lên ngôi năm Đinh Hợi (2254TCN) chi này trị vì suốt 342 năm, tức là đến năm 1712TCN, tài liệu cũng không ghi rõ gồm mấy vị vua.

.

5/ Chi Tốn: Hùng Huy Vương húy Bảo Lang sinh năm 2030TCN, lên ngôi năm 59 tuổi. Chi này kéo dài 200 năm tới năm 1771TCN. Không ghi rõ có mấy vị vua của chi này.

.

6/ Chi Ly: Hùng Hồn Vương.

Hùng Hồn Vương húy Long Tiên Lang, sinh năm 1740TCN, chi này gồm 2 đời vua kéo dài 81 năm đến năm 1690TCN.

.

7/ Chi Khôn: Hùng Chiêu Vương.

Hùng Chiêu Vương húy Quốc Lang, sinh năm 1502TCN, lên ngôi năm 12 tuổi. Chi này gồm 5 đời vua kéo dài 200 năm từ năm 1690TCN đến năm 1490TCN.

.

8/ Chi Đoài: Hùng Vĩ Vương.

Hùng Vĩ Vương húy Văn Lang, sinh năm 1466TCN, lên ngôi năm 31 tuổi. Chi này gồm 5 đời vua cả thảy là 100 năm, từ năm 1435TCN đến năm 1335TCN.

.

9/ Chi Giáp: Hùng Định Vương.

Hùng Định Vương húy Chân Nhân Lang, sinh năm 1381TCN, lên ngôi năm 45 tuổi. Chi này gồm 3 đời vua kéo dài được 80 năm từ năm 1336TCN đến năm 1256TCN.

.

10/ Chi Ất: Hùng Uy Vương.

Hùng Uy Vương húy Hoàng Long Lang, sinh năm 1294TCN, lên ngôi năm 37 tuổi, chi này gồm 3 đời vua kéo dài được 90 năm, từ năm 1257TCN đến năm 1167TCN.

.

11/ Chi Bính: Hùng Trinh Vương.

Hùng Trinh Vương húy Hưng Đức Lang, sinh năm 1218TCN, lên ngôi năm 51 tuổi. Chi này gồm 4 đời vua kéo dài 107 năm, từ năm 1168TCN dến năm 1061TCN.

.

12/ Chi Đinh: Hùng Vũ Vương.

Hùng Vũ Vương húy Đức Hiền Lang, sinh năm 1114TCN, lên ngôi năm 52 tuổi, chi này có 3 đời vua, kéo dài 96 năm từ năm 1062TCN đến năm 966TCN.

.

13/ Chi Mậu: Hùng Việt Vương.

Hùng Việt Vương húy Tuấn Lang, sinh năm 990TCN, lên ngôi năm 23 tuổi, chi này có 5 đời vua kéo dài 105 năm từ năm 967TCN đến năm 862TCN.

.

14/ Chi Kỷ: Hùng Anh Vương.

Hùng Anh Vương húy Viên Lang, sinh năm 905TCN, lên ngôi năm 42 tuổi, chi này có 4 đời vua kéo dài từ năm 863TCN đến năm 779TCN tức là 89 năm.

.

15/ Chi Canh: Hùng Triệu Vương.

Hùng Triệu Vương húy Chiêu Lang, sinh năm 745TCN, lên ngôi năm 35 tuổi, chi này gồm 3 đời vua kéo dài từ năm 780TCN đến năm 686TCN tức là được 94 năm.

.

16/ Chi Tân: Hùng Tạo Vương.

Hùng Tạo Vương húy Đúc Quân Lang, sinh năm 740TCN lên ngôi năm 53 tuổi, chi này có 3 đời vua kéo dài từ năm 687TCN đến năm 595TCN, tức là được 92 năm.

.

17/ Chi Nhâm: Hùng Nghi Vương.

Hùng Nghi Vương húy Bảo Quang Lang, sinh năm 605TCN, lên ngôi năm 9 tuổi, chi này có 4 đời vua kéo dài từ năm 596TCN đến năm 336TCN tức là được 160 năm.

.

18/ Chi Qúy: Hùng Duệ Vương.

Hùng Duệ Vương húy Huệ Vương, sinh năm 350TCN lên ngôi năm 14 tuổi, chi này có 3 đời vua kéo dài từ năm 337TCN đến năm 258TCN tức là được 79 năm.

.

Posted Image

Tại thời điểm đó Lãnh thổ cũ của Bách Việt đã có nhiều quốc gia có quốc hiệu và Vua riêng.

Lạnh thổ xưa của Bách Việt đúng như những gì ghi chép trong Đại Việt sử ký toàn thư :

Posted Image

Nhiều người nhầm lẫn nước Xích Quỷ của Kinh Dương Vương (Hùng Vương 1, lên ngôi năm 2879.BC) và nước Văn Lang của các đời vua Hùng sau này. Nước Xích Quỷ thực chất là một đế chế cổ xưa, Bách Việt là cư dân của đế chế này, đây là một "hợp chủng quốc" (bách) cổ đại được người Lạc Việt thống nhất, biên giới của đế chế này chính là lãnh thổ của Bách Việt xưa (nam sông Dương Tử đến miền trung Việt Nam).

Posted Image

Sau này, khi đế chế tan rã, các tộc lớn trong đại tộc Bách Việt đã tách ra thành các nước riêng, như Mân Việt, Điền Việt. Lạc Việt ta đóng đô ở Văn Lang tức là Bắc Bộ Việt Nam ngày nay.

Còn lãnh thổ của Nam Việt của Triệu Đà nhỏ hơn biên giới nước Xích Quỷ :

Posted Image

Nghĩa là không bao gồm toàn cõi Bách Việt, mà phần lớn là Lạc Việt và Tây Âu (có cô bác nào giải thích vì sao tộc Tây Âu nằm ở phía đông xứ Lạc Việt lại có tên là Tây Âu không, hi hi, trả lời được thì sẽ hiểu một vấn đề còn lớn hơn nữa đó).

Còn về bằng chứng khoa học thì test DNA của cư dân phương Nam và phương Bắc TQ thấy khác nhau. Phương Nam có di truyền gần gũi với Việt Nam và dân Đông Nam Á, phương Bắc có di truyền gần gũi với Mông Cổ. Xem một vài kết quả từ Genographic project đê dễ hình dung :

Posted Image

M175 ~ 35.000 years ago

Posted Image

Xin xem đoạn đối thoại sau để thấy vẩn đề này không chỉ chúng ta tìm hiểu mà TG cũng nghiên cứu nhiều :

Khi cách mạng dân quốc của Trung-Hoa chưa thành công, lãnh tụ Tôn-Dật-Tiên qua cầu viện nước Nhật, tại đây Tôn-Dật-Tiên có gặp ngài Khuyển-Dưỡng-Nghị (một chính khách Nhật cũng là một nhà mạnh thường quân của cách mạng Việt-Nam), trong câu chuyện hàn huyên, khi đề cập tới Việt-Nam, Tôn-Dật-Tiên đã bĩu môi chê dân tộc Việt-Nam, họ Tôn nói với ngài Khuyển-Dưỡng-Nghị như sau:

Dân An-Nam là một dân tộc nô lệ, trước họ nô lệ chúng tôi, nay họ nô lệ người Pháp, họ là một dân tộc có đầu óc nô lệ làm sao giúp họ độc lập được

Ngài Khuyển-Dưỡng-Nghị đã cắt lời Tôn-Dật-Tiên như sau:

“Tôi xin được phép ngắt lời ngài ở đây, ngài đã có những nhận xét không đúng về dân tộc Việt-Nam, bây giờ họ thua người Pháp vì họ không có khí giới tối tân chống lại người Pháp, mai sau khi họ có khí giới tối tân họ sẽ đánh bại người Pháp (lời tiên đoán này đúng với chiến thắng Điện-Biên-Phủ sau này). Ngài nên nhớ rằng dân tộc Lạc Việt này là một chi duy nhất còn lại của Bách Việt đã chống lại sự đồng hóa của người Trung-Hoa giữ nền độc lập của tổ tiên họ trong khi các chi Việt khác như Mân Việt đã bị đồng hóa cả ngàn năm

Khi nghe tới đây, Tôn-Dật-Tiên đỏ bừng mặt xin lỗi ngài Khuyển-Dưỡng-Nghị và xin cáo lui. Tôn-Dật-Tiên thấy khó xử vì Tôn-Dật-Tiên là người Quảng Đông (Mân Việt).

Người Nhật cũng hiểu rõ vấn đề :rolleyes:

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Vô Trước thân mến.

Anh viết:

Thưa anh Thiên Sứ, lẽ ra tôi có thể đưa ra các trích dẫn tài liệu khác mạnh mẽ hơn, nhưng vì các lý do đã trình bày ở trên, mong anh thông cảm. Còn nếu chẳng may anh cho tài liệu tôi đưa ra không đáng tin cậy, đầy thành kiến và nhiều sai sót thì lỗi đó là do nhà xuất bản Giáo dục, tôi sẽ xin sưu tập các tài liệu khác để chứng minh sau vậy.

Như vậy là anh chưa minh chứng mà anh chỉ nói theo một cuốn sách nào đó của nhà xuất bản Giáo Dục. Vậy thì có một người nào đó nói rằng Nươc Mỹ rất xấu và dẫn sách "MỸ Mà Xấu" thì theo anh đủ bằng chứng không?

Anh viết:

Nhưng có một điều này tôi muốn tâm sự: Thiên tài có thể sai, chúng ta ai cũng có thể sai, nhưng cái "thần" trong dân thì luôn đúng. Từ lâu, tôi luôn cảm nhận rằng, Triệu Đà không thể chiếm được vị trí nào trong trái tim của dân tộc Việt, chính là cảm cái "thần" ấy chứ không phải trực tiếp từ lý luận.

Để chứng minh một vấn đề nhân danh khoa học thì không thể chỉ là "Cảm cái "thần" ấy". Nếu chứng minh khoa học mà chỉ là cảm cái thần thì Thiên Sứ tôi đã ...hy sinh từ lâu.

Tôi đồng ý với anh là ai cũng có thể sai. Thiên Sứ tôi với luận điểm lịch sử văn hiến Việt trải gần 5000 năm có thể sai (Trong đó có vấn đề Nam Việt là quốc gia chính thống của người Việt ) . Nhưng điều cũng có nghĩa là cái quan điểm của "hầu hết những nhà khoa học trong nước được cộng đồng khoa học quốc tế thừa nhận " phủ nhận văn hóa sử truyền thống Việt cũng có thể sai. Vấn đề là chưng minh rằng nó sai.

Thiên Sứ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xin bổ sung thêm 2 bản đồ sau để thấy rõ quá trình phát triển liên lục và nội sinh của văn minh Lạc Việt :

Từ thời đại đồ đá, điển hình là văn hóa Hòa Bình (10.000 BC)

Posted Image

Đến thời đại đồ đồng (3000.BC) và sơ kỳ đồ sắc (Đông Sơn - 1000.BC) :

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Thiên Sứ thân mến!

Như vậy là anh chưa minh chứng mà anh chỉ nói theo một cuốn sách nào đó của nhà xuất bản Giáo Dục. Vậy thì có một người nào đó nói rằng Nươc Mỹ rất xấu và dẫn sách "MỸ Mà Xấu" thì theo anh đủ bằng chứng không?

Tôi nghĩ rằng, chứng minh bất cứ một vấn đề gì đều có thể dùng nhiều tư liệu, trong đó có cả trích dẫn sách vở. Vấn đề là ở chỗ những sách vở đó có đáng tin cậy hay không. Nếu anh thấy phần trích dẫn trong các sách vở đó không chính xác anh có thể đưa ra bằng chứng đáng tin cậy hơn phủ định nó hay chỉ ra những mâu thuẫn nảy sinh. Ở đây, tôi cũng không nói theo cuốn sách đó vì rõ ràng nó không có những kết luận của tôi về vấn đề chính thống của Triệu Đà .

Tôi chỉ tiếc rằng những tư liệu tôi đã tham khảo trước kia tôi đã không có ý thức lưu giữ mà thôi bởi vì tôi vốn không có ý định tham gia những chứng minh này từ trước.

Còn nếu có người nào đó nói rằng Mỹ là xấu, tôi cũng có những kiến thức của tôi để xem xét vấn đề đó, và sẽ đưa ra kết luận thoả đáng ít nhất không mâu thuẫn với những gì mà tôi biết.

Còn cái "Thần" mà tôi nói đến ở đây như tôi đã viết rõ là tâm sự, linh cảm, cảm nhận của tôi chứ hoàn toàn tôi không coi là những chứng minh khoa học. Đối với ai tôi không biết, chứ đối với tôi nó rất có giá trị khi tư duy, phán đoán nhưng tôi chẳng bao giờ ngô nghê đến mức coi nó là chứng minh khoa học.

Mong anh hiểu đúng tôi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Vô Trước thân mến

Anh viết:

Tôi nghĩ rằng, chứng minh bất cứ một vấn đề gì đều có thể dùng nhiều tư liệu, trong đó có cả trích dẫn sách vở. Vấn đề là ở chỗ những sách vở đó có đáng tin cậy hay không. Nếu anh thấy phần trích dẫn trong các sách vở đó không chính xác anh có thể đưa ra bằng chứng đáng tin cậy hơn phủ định nó hay chỉ ra những mâu thuẫn nảy sinh.

Đồng ý với anh là khi chứng minh vấn đề thì có quyền trich dẫn sách. Nhưng vấn đề là anh chỉ nói đến quan điểm được viết trong sách, chứ không phải dẫn sách. Hơn nữa ngay cả việc dẫn sách để minh chứng một vấn đề thì phải dẫn như thế nào để chứng minh, chư không thể chỉ đưa ra quan điểm rồi cho rằng sách của NXB này nọ cũng đã viết. Nếu như vậy thì tôi chưng minh quan điểm của tôi bằng cách dẫn ngay sách của tôi đã xuất bản liệu có được không?

Thiên Sứ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Thiên Sứ thân mến!

Anh viết:

Đồng ý với anh là khi chứng minh vấn đề thì có quyền trich dẫn sách. Nhưng vấn đề là anh chỉ nói đến quan điểm được viết trong sách, chứ không phải dẫn sách. Hơn nữa ngay cả việc dẫn sách để minh chứng một vấn đề thì phải dẫn như thế nào để chứng minh, chư không thể chỉ đưa ra quan điểm rồi cho rằng sách của NXB này nọ cũng đã viết.

Mong anh xem lại. Tất cà những trích dẫn mà tôi viết đều là nguyên văn. Tôi nghĩ, chẳng có cách trích dẫn nào tốt hơn. Còn việc đưa ra quan điểm và cho rằng đã có sách vết như thế thì cũng hết sức bình thường, tôi chẳng thấy có gì không ổn.

Hơn nữa, tôi cũng có ý định chứng minh điều gì mới đâu? Tất cả quá cũ rồi. Bởi vì tôi thấy mọi người tranh luận về vị trí Triệu Đà trong lịch sử nước ta mà chưa có một tiêu chí chung với nhau, khó dẫn đến thống nhất, tôi mới mạnh dạn đưa ra tiêu chí của mình trước, rồi phát biểu quan điểm của mình trên cơ sở tiêu chí đó. Nếu có phản bác thì theo tôi nên phản bác hay bổ sung tiêu chí ấy hay chứng minh rằng Triệu Đà hoàn toàn thoả mãn tiêu chí đó. Còn chất vấn tôi về vấn đề như trên thật không đáng vì nó không quan trọng, mất thời gian và người ta đã viết như thế rất lâu rồi.

Có lẽ mình nên chấm dứt cái này ở đây thì hơn.

Kính anh!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nghĩa là không bao gồm toàn cõi Bách Việt, mà phần lớn là Lạc Việt và Tây Âu (có cô bác nào giải thích vì sao tộc Tây Âu nằm ở phía đông xứ Lạc Việt lại có tên là Tây Âu không, hi hi, trả lời được thì sẽ hiểu một vấn đề còn lớn hơn nữa đó).

Anh Doremon rất hay úp mở, có phải vì theoo truyền thuyết về những người tới từ phương Đông của Tây không? Người Tây Âu di cư đến châu Âu ngày nay và đặt tên nước mới theo nước cũ, kiểu giống người Wales di cư đến Mỹ đặt tên nước mới là New soulth wales?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính thưa quý anh chị bạn đọc,

Thực ra, ngay từ những số báo đầu tiên (Thanh Niên) về những quan điểm của GS Lê Mạnh Thát đã để lại cho Trần Phương tôi rất nhiều suy nghĩ, tôi đã định viết lên hàng loạt những nghi vấn của mình về một thời cổ sử ở nước ta thời kỳ đầu công nguyên mấy lần nhưng chưa biết phải bắt đầu như thế nào, với lại cũng không có nhiều thời gian. Có thể nói rằng, tài liệu cổ sử của nước ta về thời kỳ đó quá ít, nếu không muốn nói là còn quá nhiều lỗ hổng bởi phần lớn các tài liệu sử của nước ta thời đó đều dựa vào sử sách của Tàu. Hôm nay, tôi xin trích vài đoạn của GS Lê Mạnh Thát (báo TN) và một số tài liệu lịch sử liên quan, tôi sẽ từng bước nói rõ hơn về những nghi vấn và quan điểm của tôi ở các bài viết sau.

Đầu tiên, quý vị hãy xem quan điểm này của GS Lê Mạnh Thát :

Nước Nam Việt của Triệu Đà chưa bao giờ bao hàm nước ta trong đó cả. Có nghĩa là, cho đến năm 43 (sau dương lịch), trước khi cuộc chiến tranh vệ quốc của Hai Bà Trưng thất bại, nước ta vẫn là một nước độc lập. Đó là triều đại Hùng Vương, là nhà nước Hùng Vương. Nhà nước đó đã được xây dựng trên một nền văn hiến với điển chương riêng của nó, có luật pháp, có chữ viết, có lịch số, có âm nhạc, có văn học

Về tiểu sử của Hai Bà Trưng, theo wiki :

Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, hai bà nguyên là họ Lạc, con gái của Lạc tướng huyện Mê Linh, Phong Châu. Mẹ hai bà là bà Man Thiện, theo truyền thuyết và thần tích bà là người làng Nam Nguyễn (Ba Vì, Hà Tây), có tên là Trần Thị Đoan, chồng mất sớm. Bà có công dạy hai chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị giỏi võ, có tinh thần yêu nước, có chí lớn.

Và Thi Sách : Trưng Trắc là vợ của Thi Sách con trai Lạc tướng huyện Chu Diên

Dưới đây là công cuộc kháng chiến oanh liệt của Hai Bà :

Tháng 2, năm Canh Tý, vì Tô Định dùng pháp luật trói buộc, lại thù Tô Định giết chồng mình, Trưng Trắc cùng với em gái là Trưng Nhị nổi binh đánh hãm trị sở ở châu. Tô Định chạy về nước. Các quận Nam Hải, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố đều hưởng ứng. Hai bà lấy được 65 thành ở Lĩnh Nam. Trưng Trắc tự lập làm vua, xưng là Trưng Nữ Vương.

Về lý do của cuộc khởi nghĩa : http://e-cadao.com/lichsu/haibatrung.htm

Thái thú Trung Hoa là Tô Định cai trị tàn bạo, dùng pháp luật trói buộc, lại giết chồng Bà Trưng nên Bà khởi nghĩa. Sau đây là lời của Toàn thư: “ Mùa xuân, tháng Hai [canh tý], vua [Trưng Trắc] khổ vì thái thú Tô Định dùng pháp luật trói buộc, lại thù Định giết chồng mình, mới cùng em gái là Nhị nổi binh đánh hãm trị sở ở châu...”

Còn về qui mô của cuộc kháng chiến, đã nhiều sự đánh giá rất trân trọng đối với đối với 2 vị nữ vương anh hùng của dân tộc :

Sử gia Lê Văn Hưu viết :

Trưng Trắc, Trưng Nhị là đàn bà, hô một tiếng mà các quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố, cùng 65 thành ở Lĩnh Ngoại đều hưởng ứng, việc dựng nước xưng vương dễ như trở bàn tay, có thể thấy hình thế đất Việt ta đủ dựng được nghiệp bá vương. Tiếc rằng nối sau họ Triệu cho đến trước họ Ngô, trong khoảng hơn nghìn năm, bọn đàn ông chỉ cúi đầu bó tay, làm tôi tớ cho người phương Bắc, há chẳng xấu hổ với hai chị em họ Trưng là đàn bà hay sao? Ôi! Có thể gọi là tự vứt bỏ mình vậy.

Sử gia Ngô Sĩ Liên viết :

Họ Trưng giận thái thú nhà Hán bạo ngược, vung tay hô một tiếng mà quốc thống nước ta cơ hồ được khôi phục, khí khái anh hùng há chỉ lúc sống dựng nước xưng vương, mà sau khi chết còn có thể chống ngăn tai họa. Phàm gặp những việc tai ương hạn lụt, đến cầu đảo không việc gì là không linh ứng. Cả bà Trưng em cũng thế. Vì là đàn bà mà có đức hạnh kẻ sĩ, cái khí hùng dũng trong khoảng trời đất không vì thân chết mà kém đi. Bọn đại trượng phu há chẳng nên nuôi lấy cái khí phách cương trực chính đại ấy ư?

...........................

Kính thưa quý vị,

Tôi chưa thể trích hết những trang sử nói về thời kỳ của Hai Bà Trưng trong bài này, nhưng tạm thời xin trích dẫn vài tài liệu như trên. Xin được tiếp tục trình bày những nghi vấn của tôi về một thời kỳ oanh liệt và bi hùng của lịch sử nước nhà trong các bài viết sau.

Cám ơn quý anh chị bạn đọc quan tâm !

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Trần Phương thân mến.

Vấn đề nước Nam Việt của Triệu Đà là một thời kỳ như thế nào trong lịch sử thì có thể dùng khảo cổ, tra cứu thư tịch, kiểm chứng di sản văn hóa phi vật thể .....để chứng minh. Nhưng nước Nam Việt có phải là một triều đại chính thống của Bách Việt xưa không thì lại là một phạm trù khác hẳn.

Bởi vậy tôi tin rằng không một giá trị khảo cổ, văn bản thư tịch hay những di sản phi vật thể ...dẫn chứng có thể minh chứng được. Mà nó chính là mối tương quan lịch sử và những khái niệm về nhà nước, dân tộc vv.... để xác định điều này.

Bởi vậy, một tiêu chí để xác định đã được khẳng định là:

Tổ tiên ta xác định Nam Việt là một nhà nước chính thống của bách Việt Nam Dương tử.

Từ Triệu Đinh Lý Trần xây nền độc lập.

Cùng Hán Đường Tống Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương.

Do đó đi ngược lại điều này có thể dùng hình ảnh tương tự là: Chống lại luật pháp.

Thiên Sứ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Thiên Sứ thân mến,

Tôi hiểu ý anh. Tôi hứa sẽ có bài trả lời toàn bộ bài viết của anh về vấn đề nước Nam Việt và nhân vật Triệu Đà theo những phân tích - đánh giá chủ quan của tôi đối với một thời kỳ nhạy cảm của lịch sử dân tộc. Nhưng tôi tin rằng, mọi sự tranh luận thuộc quan điểm cá nhân (khác nhau) của mỗi người về những khoảng trống của lịch sử nước nhà đều xuất phát từ những tình cảm da diết, nỗi quay quắt đối với tổ tiên nguồn cội của những người con đất Việt và tất cả không ngoài mục đích mang tính xây dựng.

Còn để tiếp tục với chủ đề này, như ở bài viết trước tôi đã trình bày, trong suy nghĩ của tôi - rất nghiêm túc - từ lâu đã có những nghi ngờ về một thời kỳ kháng chiến oanh liệt và bi hùng của lịch sử nước nhà : cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Mặc dù tôi cũng không đồng ý với quan điểm của GS Lê Mạnh Thát trong việc phủ nhận nhân vật Thục Phán An Dương Vương, vấn đề này tôi rất ủng hộ bài phản biện của anh Thiên Sứ. Nhưng nếu được, từ nay tôi xin mạn phép nêu ra những mối nghi vấn và thử đặt ra những giả thuyết của chủ quan cá nhân tôi về thời kỳ này.

Xin được tiếp tục ở các bài viết sau.

Cám ơn anh Thiên Sứ và quý bạn đọc quan tâm !

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nếu như câu chuyện Mị Châu Trọng Thủy lại do chính Triệu Đà chủ súy đặt ra thì vấn đề ra sao nhỉ???

Share this post


Link to post
Share on other sites