nuocvietmenyeu

Vạn Pháp Quy Tông.

61 bài viết trong chủ đề này

chú Hà Uyên đi đâu mất rồi, xin chú giải thích dùm cháu với. Cháu cảm ơn chú trước nhé.

Share this post


Link to post
Share on other sites

chú Hà Uyên đi đâu mất rồi, xin chú giải thích dùm cháu với. Cháu cảm ơn chú trước nhé.

Theo như anh nói,phép độn là độn thổ, hay độn quẻ. Độn quẻ thì nhiều, còn độn thổ thì làm gì có hả anh. Hì :o

Share this post


Link to post
Share on other sites

nuocviet xin đưa lên nhân vật này cho mọi người cùng hiểu rõ hơn ông đã dùng phép gì!

Ngày xưa, vào thời vua Minh Mạng, ở Nghệ An có một người tên là Cố Bu, tài trí khác thường, lại rất giỏi phép độn, bơi lặn tài tình có thể ở dưới nước rất lâu. Bất bình với chế độ đè nén của vua quan, Cố Bu bèn chiếm vùng núi Truông, một địa thế hiểm trở, làm căn cứ xưng hùng. Quan quân không phá vào chốn này được. Cố Bu thường đi lấy của nhà giàu để giúp nhà nghèo, còn lại thì dùng để nuôi bộ hạ. Ai nghèo khó nhờ đến, Cố Bu sẵn sàng giúp đỡ, ai muốn theo thì được đối xử tử tế. Nhờ thế mà Cố Bu được cảm tình của dân.

Một ngày cuối năm, Cố Bu về làng Long Phang viếng mộ cha mẹ, viên lý trưởng hay tin vội vàng đi báo huyện. Huyện báo lên tỉnh, tỉnh phái hai ngàn quân cùng mười voi, lưới sắt bao vây bắt Cố Bu.

Biết chắc Cố Bu còn ở tại làng, vòng vây của quan quân thắt chặt lại, quyết bắt cho kỳ được. Lệnh xuống cho quân tuần lùng xét khắp mọi nhà, hễ gặp Cố Bu thì chém. Ai cũng lo ngại cho Cố Bu chết phen này, nhưng Cố Bu vẫn thản nhiên ngồi cười, nói: " Không hề gì, ta thoát khỏi như chơi ". Rồi Cố Bu lấy chiếu bó thành một bó giả làm xác chết, bảo hai người khiêng. Cố Bu cầm cuốc, tên đầy tớ vác thuổng, vừa đi vừa khóc, ra tới ranh làng nhằm phía nghĩa địa. Quan quân thấy vậy tưởng đám chôn người thật, mà không biết mặt Cố Bu ra sao nên để cho đi. Cố Bu ra khỏi vòng vây, kêu lớn: "Cố Bu là ta đây này, đố bắt được ta". Quan quân ùa đuổi theo, Cố Bu nhảy xuống sông lặn mất. Lưới bổ vây cả quãng sông, voi lội xuống nước tìm. Cố Bu gỡ lọt khỏi lưới, trồi lên đầu mặt sông thách quan quân: " Đố bay bắt ta được ". Rồi dông tuốt lên rừng.

Một lần khác, Cố Bu xuống làng ăn cưới, lý trưởng báo lên quan. Quan tính Cố Bu có tài độn giỏi nên tìm một thày độn đem theo để giúp sức bắt Cố Bu. Quân vây cả bốn phía nhà có tiệc cưới, Cố Bu mới làm phép độn, múc một bát nước đầy, lấy chiếc đũa gác ngang qua miệng bát, làm phép độn bước qua rồi lên gác trốn. Quân ào vô nhà kiếm không thấy, quan mới bảo thày độn xem thử Cố Bu trốn đi đâu. Thày độn tính một lúc rồi nói: "Cố Bu đã trốn qua cầu sang sông rồi". Quan quân nghe theo bỏ ra về, Cố Bu nằm trên gác thoát chết, nhờ đã gạt được thày độn lấy bát nước làm sông, đũa làm cầu bắc ngang nên thày độn không bắt được.

Từ đó về sau, Cố Bu cứ vùng vẫy một cõi, không ai bắt được, đến già chết mới thôi ngang dọc.

Về phép độn này không biết thực hư ra sao mọi người nhỉ!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nếu bạn quan tâm, đọc trong bài Thần chú mưòng của mình có bài đuổi muỗi đấy. hay lấm, thử rồi

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trí tuệ cả một đời để lại

Một buổi chiều mùa Thu, tôi đến thăm anh Lê Văn Sửu, anh đang châm cứu cho bệnh nhân. Anh dừng mọi công việc chữa bệnh rồi pha trà mời tôi. Thực tình, anh là người rất cẩn thận tính, hầu như ít pha trà mời ai, anh pha trà làm tôi áy náy khó sử.

Chỉ còn tôi với anh, anh lấy sách do anh biên soạn, mới được suất bản để tặng tôi, đó là cuốn: Học thuyết âm dương ngũ hành, xuất bản năm 1998. Và anh muốn tặng lại tôi một công thức luyện tập. Anh tâm sự, suốt một thời gian dài khi hai người biết nhau, anh đã kiên trì luyện tập nhìn điểm đen bằng con mắt thứ ba.

Đây là công thức do anh Lê Văn Sửu để lại:

Mỗi ngày, vào giờ Đinh, gõ huyệt Đại lăng 100 lần, ngày Dương thì gõ tay phải trước, ngày Âm thì gõ tay trái trước, dùng ngón tay giữa của bàn tay còn lại để gõ cho tay nào được gõ trước. Khi gõ xong cả hai tay, co thắt cơ hậu môn 36 - 49 lần, rồi súc miệng bằng nước bọt, sau đó nuốt dẫn tới Đan điền, 3 lần súc miệng như vậy. (Ví như ngày Giáp Kỷ thì gõ huyệt Đại lăng vào giờ Đinh Mão)

Hà Uyên đã kiên trì nghe theo sự truyền dẫn này, thấy cũng nhiều điều kỳ lạ, biểu hiện rõ nét nhất mà mình cảm nhận thấy được là: không còn xuất hiện cơn đau thắt ngực, vì thỉnh thoảng Hà Uyên hay có cơn đau nhói tim.

Ở đâu đó trong trời đất này, Hà Uyên xin cảm ơn anh Lê Văn Sửu.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xác định vị trí huyệt Đại lăng

THỦ QUYẾT ÂM TÂM BÀO

TỔNG CỘNG 9 HUYỆT



Posted Image



























Sách "Linh khu Thiên kim mạch" nói: Tim chủ trì các mạch màng tim thủ Quyết âm. Bắt đầu từ ngực, ta dây màng tim, xuống cơ hoành, qua tam tiêu, một nhánh ra sườn đến dưới nách 3 tấc, rồi lên nách, lại vòng xuống cánh tay, vòng qua giữa Thái âm và Thiếu âm, đi vào khửyu tay, mem theo giữa hai đường gân cánh tay, vào bàn tay, ra đầu mút ngón tay giữa. Một nhánh tách ra từ lòng bàn tay, vòng ra mút ngón tay thứ và ngón tay út.

Huyệt Đại lăng: Đại là cao to, lăng là gò đống. Huyệt Đại lăng nằm ở vị trí cạnh chỗ gò nổi cao nhất của gốc bàn tay. Được ví như gò đồi, nơi chôn cất vua chúa ngày xưa cũng gọi là "lăng", có nghĩa là yên giấc ngàn thu. Vì huyệt Đại lăng có chức năng ru ngủ (thôi miên). Huyệt nằm giữa nếp gấp ngang cổ tay và bàn tay, sờ thấy giữa hai xương.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xin cảm ơn Bác Hà Uyên. Chúc Bác mau chóng hồi phục sức khỏe.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hà Uyên xin cảm ơn Hoàngtrieuhai

Trân trọng

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhiều điện thoại gọi đến hỏi quá, cả tiếng Anh, Pháp, nhiều ngôn ngữ qúa, ...trưa nay không được nghỉ.

Hà Uyên xin trả lời:

- Trước khi đi ngủ, các bạn xem lịch, tìm phần: Hôm nay là ngày: ... (ví dụ ngày Mậu Tuất)

- Chúng ta chỉ lưu ý đến chữ viết đầu: được gọi là Thiên can, theo ví dụ trên, thì đó là ngày có can Mậu

- Sau đó chúng ta ứng dụng như sau:

- Ngày có ghi chữ Giáp hay chữ Kỷ: chúng ta gõ huyệt Đại lăng từ 5h - 7h (giờ đinh Mão)

- Ngày có ghi chữ Ât hay chữ Canh: chúng ta gõ huyệt Đại lăng từ 21h - 23h (giờ Đinh Hợi, thực ra là giờ Đinh Sửu từ 1h - 3h sáng).

- Ngày có chữ Bính hay chữ Tân: chúng ta gõ huyệt Đại lăng từ 17h - 19h (giờ Đinh Dậu)

- Ngày có chữ Đinh hay chữ Nhâm: chúng ta gõ huyệt Đại lăng từ 13h - 15h (giờ Đinh Mùi).

- Ngày có chữ Mậu hay chữ Quý: chúng ta gõ huyệt Đại lăng từ 9h - 11h (giờ Đinh Tị)

Sau khi các bạn xác định được giờ để gõ huyệt Đại lăng cho ngày hôm sau, thì lưu vào điện thoại di động.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ở đâu đó trong khoảng trời đất này, anh đã linh thiêng, anh "Đồ Sửu" ơi.

Hà Uyên xin thay mặt Anh được công bố công thức luyện tập mà Anh đã để lại, mong rằng có ích cho mọi người.

Anh đã kể cho Hà Uyên nghe về Nghiêm Tân bên TQ cũng luyện tập như vậy, để phát khí công có phải không Anh.

Một lần nữa xin cảm ơn Anh "Đồ Sửu".

Hà Uyên.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính gửi Ban QT diễn đàn:

Hà Uyên đánh máy nhầm, mong BQT sửa giúp lại như sau:

- Ngày có ghi chữ Giáp hay chữ Kỷ: chúng ta gõ huyệt Đại lăng từ 5h - 7h (giờ Đinh Mão), (bài viết đánh máy sai giờ là 7h - 9h)

Xin cảm ơn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bác Thiên Sứ tấm lòng như Bồ tát ( Cháu đọc bài tư vấn tử vi của bác HaiThienHa tư vấn cho một chị có con bị giờ kim sà mới thấy hết tấm lòng của bác)

Bác Hà Uyên , chú VinhL đúng là Học rộng tài cao , Tấm lòng thật là cao cả Mong các bác ra tay giúp đỡ cho mọi người

Cháu vô cùng kính phục.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa chú Hà Uyên, những phương pháp trên có tác dụng gì vậy ạ ? Cháu xem mà chẳng hiểu gì cả, mong chú cho mọi người biết chú nhé.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vô cùng cảm ơn bác Hà Uyên và Bác "Đồ Sửu"

Đối với những người tập khí công, /thiền, quả thật Bác đã cho một công thức vô cùng quí giá. Cháu hiện đã bắt đầu ghi lại giờ và bắt đầu thực tập.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa chú Hà Uyên, những phương pháp trên có tác dụng gì vậy ạ ? Cháu xem mà chẳng hiểu gì cả, mong chú cho mọi người biết chú nhé.

Chào Nuoc.viet.men.yeu

Bạn đã mở chủ đề này, với tiêu chí: Sách học thuật của các vị Tiên hiền

Hà Uyên chưa đọc được hết tất cả, chỉ thấy rằng, xung quanh mình, trước mắt mình cũng có, chẳng phải tìm ở đâu xa. Khái niệm về Tiên hiền theo nuocvietmenyeu thì phải như thế nào ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tràng hạt của Phật giáo luôn đều đều từng hạt chuyển tiếp ở trên tay

Chúng ta nên hiểu như thế nào ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trí tuệ cả một đời để lại

Một buổi chiều mùa Thu, tôi đến thăm anh Lê Văn Sửu, anh đang châm cứu cho bệnh nhân. Anh dừng mọi công việc chữa bệnh rồi pha trà mời tôi. Thực tình, anh là người rất cẩn thận tính, hầu như ít pha trà mời ai, anh pha trà làm tôi áy náy khó sử.

Chỉ còn tôi với anh, anh lấy sách do anh biên soạn, mới được suất bản để tặng tôi, đó là cuốn: Học thuyết âm dương ngũ hành, xuất bản năm 1998. Và anh muốn tặng lại tôi một công thức luyện tập. Anh tâm sự, suốt một thời gian dài khi hai người biết nhau, anh đã kiên trì luyện tập nhìn điểm đen bằng con mắt thứ ba.

Đây là công thức do anh Lê Văn Sửu để lại:

Mỗi ngày, vào giờ Đinh, gõ huyệt Đại lăng 100 lần, ngày Dương thì gõ tay phải trước, ngày Âm thì gõ tay trái trước, dùng ngón tay giữa của bàn tay còn lại để gõ cho tay nào được gõ trước. Khi gõ xong cả hai tay, co thắt cơ hậu môn 36 - 49 lần, rồi súc miệng bằng nước bọt, sau đó nuốt dẫn tới Đan điền, 3 lần súc miệng như vậy. (Ví như ngày Giáp Kỷ thì gõ huyệt Đại lăng vào giờ Đinh Mão)

Hà Uyên đã kiên trì nghe theo sự truyền dẫn này, thấy cũng nhiều điều kỳ lạ, biểu hiện rõ nét nhất mà mình cảm nhận thấy được là: không còn xuất hiện cơn đau thắt ngực, vì thỉnh thoảng Hà Uyên hay có cơn đau nhói tim.

Ở đâu đó trong trời đất này, Hà Uyên xin cảm ơn anh Lê Văn Sửu.

chào bác hà uyên

thi thoảng cháu cũng có cơn đau nhói tim nó kéo dài khoảng 10s thì dứt hẳn ,ko thấy ảnh hưởng đến sức khỏe .cháu thấy phương pháp luyện tập của bác rất thú vị nhưng ko rõ công thức bác đưa ra dùng để trị những loại bệnh nào .công thức này dùng cho người có bệnh hay người bình thường cũng có thể luyện tập hả bác ?

"Tràng hạt của Phật giáo luôn đều đều từng hạt chuyển tiếp ở trên tay"

theo cháu tràng hạt trong phật giáo có lẽ là biểu tượng của chu kỳ thời gian nào đó, trước đây có người nói mỗi người chúng ta đều là 1 tiểu vũ trụ nên cháu nghĩ các viên tràng hạt đều đều của phật giáo là thước đo thời gian

kính bác :rolleyes:

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào tuấn dương

Có thể tuấn dương chuyển vài về Trang Hội viên, vào mục Truyện lạ, mở "Chủ đề mới", Hà Uyên nghĩ trao đổi ở trang Hội viên, mục Truyên lạ thì hợp lý hơn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào Nuoc.viet.men.yeu

Bạn đã mở chủ đề này, với tiêu chí: Sách học thuật của các vị Tiên hiền

Hà Uyên chưa đọc được hết tất cả, chỉ thấy rằng, xung quanh mình, trước mắt mình cũng có, chẳng phải tìm ở đâu xa. Khái niệm về Tiên hiền theo nuocvietmenyeu thì phải như thế nào ?

Xưa đến nay, các Đạo sỹ tu luyện với mục đích Trường sinh bất tử để trở thành Tiên hiền. Khi tìm hiểu về tuổi thọ của các Đạo sỹ, không biết có được mấy ai sống đến Trăm tuổi.

Cuối đời Hán (206 - 220), trên nên tảng tư tưởng của Kinh Dịch và Hoàng Lão, dựa theo phương pháp luận của Long Hổ Kinh, mà Ngụy Bá Dương đã soạn ra Bộ Tham Đồng Khế, được tôn xưng là Vạn Cổ Đơn Kinh chi tổ

Thời Nam Tống, trường phái Tu mệnh có Lưu Bá Đoan thọ 96 tuổi (984 - 1082), Thạch Hạnh Lâm có tuổi thọ 136 tuổi (1022 - 1158), Bạch Ngọc Thiềm có tuổi thọ chỉ có 35 tuổi (1194 - 1229), ...

Thời Bắc Tống có Vương Trùng Dương soạn sách "Kim Đơn Thi", thọ 58 tuổi (1112 - 1170), Khưu Xử Cơ thọ 79 tuổi (1148 - 1227), rồi đến Hách Đại Thông thọ được 72 tuổi (1140 -1212), tiếp đến Vương Xứ Nhất thọ được 75 tuổi (1142 - 1217), rồi đến Lưu Nhất Minh thọ được tới 97 tuổi (1724 - 1821),...

"Trung" tức là Huyền quan nhất khiếu, mà Phật gia gọi là "Bản Lai Diện mục", Đạo gia gọi là "Niệm Đầi bất khởi xứ", Nho gia gọi là "Hỷ nộ chi vị phái", còn đối với cá nhân ông Doãn Chân Nhân thì gọi là "Tính Mệnh chi căn", còn đối với Dịch học thì được gọi là Hoàng trung thông lý.

Theo Muoc.viet.men.yeu thì họ có phải là "tiên hiền" không ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

nuocviet xin chào chú Ha Uyen. Thực thì cháu không biết những vị này là ai, nên không thể nói hiền hay dữ chú ạ. Nhưng theo cháu nghĩ, 1 khi họ tìm đến chân - thiện - mỹ hẳn tâm của họ phải có thiện, mà họ có thiện rồi ắt là tiên hiền. Vì lẽ cháu đang tìm hiểu về những gì trong sách Vạn Pháp Quy Tông, nhất là nghe thấy 1 số người nói sách này là học thuật của các vị tiên xưa, chỉ là muốn biết những gì mình nghe thấy thôi chú ạ. Với cháu quan trọng nhất là phương pháp trừ muỗi, những cách trên chú có hướng dẫn cho cháu có linh nghiệm thật nhưng khó có thể để thực hiện được điều ấy. Vì mấy tháng nay, trong làng thôn cháu liên tục các trẻ nhỏ bị sốt xuất huyết khá nhiều chú ạ, mà nguyên nhân chính là muỗi gây ra cả. Hôm rồi 1 trường hợp có nguy cơ tử vong rất cao, mà gia đình họ thì khó nghèo lắm, nên việc chữa trị có phần gặp khó khăn. Thấy vậy, cháu muốn đi tìm 1 phương pháp vừa đơn giản vừa có thể cứu các trẻ thơ thoát khỏi nguy cơ dẫn đến tử vong này chú ạ. Không những thế, có thể cứu cho cả thế giới này thoát khỏi hiểm họa sốt rét do muỗi gây ra. Phần cháu, thì chẳng có tham vọng gì nếu như có sách quý này ngoài việc trừ muỗi.

Còn về phần đọc phù chú do bạn( không nhớ tên ) đã chỉ ở trên nuocviet sẽ thực hiện và nếu không được mong bạn chỉ thêm cho mình nhé. Thân chào bạn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo Hà Uyên, thì Bộ Y Tê - Cục Y tế dự phòng, những người này, cũng đã có thể được xem là "Tiên hiền", hiệu quả trong thực tiễn sẽ ngày một nâng cao.

Thấy nuocvietmenyeu cần thiết về luyện một môn đổi muỗi, thì có thể tham khảo thêm tài liệu này: Khâm Định Cổ Kim Đồ Thư Tập thành. ( Bách khoa toàn thư cổ kim TQ)

Địa chỉ Web: http://greatman.eastview.com/Chinesebookweb/home/index.asp

http://translate.google.com.vn/translate?h...rev=/search%3Fq

%3D%25E5%258F%2A4%25E4%25BB%258A%25E5%259B%25BE%25E4%25B9%25A6%25E9%259B%2586%25E6%2588%2590%26hl%3Dvi%26sa%3DN%26newwindow%3D1

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Chào bạn NuocVietMenYeu,

Bạn có thể quyên lãm tiền bạc trong làng để mua một cái máy hút muỗi bằng khí propane. Gía khoảng 300-400 Đô Mỹ. Đây là Website:

http://www.northlineexpress.ca/itemdesc.asp?ic=4UV-SV3100C

Posted Image

Máy SkeeterVac SV3100 có hiệu suất 1 Acre (Mẫu). Một đêm có thể hút mấy chục ngàn con muỗi. Bạn chỉ cho chạy 1 tháng thì sẻ giãm thiểu số muỗi trong làng rất nhiều.

Thân

Edited by VinhL

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xin giớ thiệu NVMY bài viết trên BÁo Thanh niên 1 Aug

Những nhà sáng chế không bằng cấp: Máy bắt côn trùng của ông Lía 01/08/2009 22:54 Posted ImageÔng Trần Văn Lía với chiếc máy bắt muỗi tại chuồng bò - ảnh: V.K

Thời gian gần đây, nhiều nông dân từ các địa phương khác đã tìm đến thôn Phú Bình, xã Ninh Phụng, huyện Ninh Hòa (Khánh Hòa), tìm gặp ông Trần Văn Lía để đặt mua hoặc nhờ chỉ dẫn cách chế tạo máy bắt côn trùng. Tôi tìm đến nhà “kỹ sư hai lúa” Trần Văn Lía rất dễ bởi hỏi “ông nông dân chế tạo máy bắt côn trùng” thì nhiều người biết. Ông Lía cho hay: “Năm 2007, tôi mua mấy con bò lai đắt tiền về nuôi. Nhưng muỗi đốt nhiều quá, khiến bò mất ngủ, ốm đau, không lớn được. Tôi đã cố gắng tìm trên thị trường loại máy diệt muỗi, nhưng không có loại nào hiệu quả và phù hợp. Sau nhiều đêm mất ngủ, bỗng tôi nảy ra ý tưởng: tại sao không tự chế tạo một máy bắt muỗi phù hợp?”.

Sau nhiều lần mày mò thí nghiệm, ông Lía đã cho ra lò chiếc máy bắt muỗi có cấu tạo đơn giản: một chiếc quạt bàn, một ống hút và một ống đẩy (đều làm bằng tôn), một túi đựng muỗi bằng lưới mịn. Khi cắm điện, quạt chạy sẽ hút muỗi bay vào lưới qua ống hút và ống đẩy. Để thu hút muỗi vào ban đêm, ông Lía thiết kế một bóng điện màu và dán giấy màu phản quang vào mặt trong ống hút. Khi ông cho máy chạy thử trong chuồng bò nhà mình thì thấy hiệu quả hơn cả mong đợi. Ngay đêm đầu tiên, chiếc máy đã hút được hơn 2 lạng muỗi. “Thấy máy hiệu quả, tôi làm thêm vài chiếc nữa để đặt trong chuồng heo, chuồng gà và ở vườn. Lượng muỗi ngày càng giảm, bò và lợn không còn bị muỗi đốt nên ngủ ngon, chóng lớn, không bệnh tật. Muỗi bắt được trộn với cám làm thức ăn nuôi gà con rất tốt”, ông Lía hồ hởi nói.

Tiếp đó, ông Lía đặt và hướng dẫn thợ cơ khí chế tạo nhiều máy nữa, rồi phổ biến cho người dân quanh xóm. Do máy có cấu tạo đơn giản, gọn nhẹ, dễ sử dụng, hoạt động hiệu quả và giá chỉ 260.000 đồng/cái nên các hộ dân gần đó đã hưởng ứng nhiệt tình. Tiếng lành đồn xa, nhiều nông dân từ Khánh Hòa, Đắk Lắk, Cà Mau, Bến Tre... tìm đến nhà ông Lía để đặt hàng. Nhiều người ở xa gọi điện thoại nhờ ông Lía hướng dẫn kỹ thuật để tự thiết kế máy bắt muỗi đều được ông hướng dẫn nhiệt tình.

Ông Phạm Hồng Khánh, Phó chủ tịch, kiêm Tổng thư ký Liên hiệp Các hội khoa học - kỹ thuật tỉnh Khánh Hòa, cho biết: “Hội thi Sáng tạo khoa học kỹ thuật tỉnh Khánh Hòa được tổ chức 2 năm một lần. Năm nay có hơn 200 sản phẩm dự thi, trong đó tác giả là nông dân chiếm khoảng 30%. Chúng tôi đã nhận được bản thuyết trình về sản phẩm máy bắt muỗi của ông Trần Văn Lía gửi tham gia hội thi năm nay. Nhìn chung máy có cấu tạo khá đơn giản, dễ phổ biến, dễ sử dụng, giá cả phù hợp với người nông dân. Qua trình bày của ông Lía và thông tin từ người dân thì máy bắt muỗi này có hiệu quả cao. Tuy nhiên cần có sự đánh giá chính xác hơn từ phía Hội đồng chấm giải”.

Năm ngoái có một đoàn nông dân ở tận Cà Mau ra nhà ông Lía chơi và nhờ ông hướng dẫn kỹ thuật chế tạo máy bắt muỗi; đoàn này về phổ biến rộng rãi cho các hộ nông dân xung quanh, được nhiều người ủng hộ và áp dụng rất hiệu quả. Đến nay, ông Lía đã bán được trên 400 máy; trừ tiền mua thiết bị và trả công thợ, lời khoảng 50.000 đồng/máy. Ông Lía tâm sự: “Tại TP Hồ Chí Minh có một số trang trại nuôi bò với số lượng lên đến hàng vài trăm con, nên có vệ sinh chuồng trại đến mấy thì muỗi vẫn sinh sôi phát triển. Từ ngày họ dùng máy bắt muỗi của tôi thì muỗi giảm đi trông thấy, bò ăn no ngủ khỏe. Nếu phổ biến việc sử dụng máy bắt muỗi trong từng hộ gia đình tại các vùng nông thôn, sẽ làm giảm đáng kể lượng muỗi trong tự nhiên, ổn định môi trường sinh thái, chăn nuôi có hiệu quả, góp phần hạn chế bệnh sốt rét và sốt xuất huyết...”. Hiện ông Lía đã gửi bản thuyết trình kỹ thuật, quy trình và hiệu quả hoạt động của máy bắt muỗi dự thi Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Khánh Hòa lần III (2008 - 2009).

Từ thành công trên, ông Lía đã cải tiến máy bắt muỗi thành máy bắt rầy cho lúa, nhằm hạn chế việc sử dụng thuốc trừ sâu. Về cơ bản máy bắt rầy và máy bắt muỗi giống nhau, nhưng máy bắt rầy có ống hút và ống đẩy dài và rộng hơn, có bình sạc điện và công tắc an toàn. Chế tạo xong, ông Lía cho chạy thử tại ruộng lúa bị rầy phá; máy có buộc một cành cây, kéo sát lá lúa để đánh thức rầy. Lượng rầy bị hút vào túi lưới khá nhiều. Tuy nhiên máy quá nặng (17 kg), nên ông đang nghiên cứu giảm khoảng 1/2 trọng lượng để thuận tiện cho nông dân khi phải mang đi xa. Theo ông Lía: “Nếu sản xuất hàng loạt, thay ống tôn bằng ống nhựa, thay bình sạc điện bằng bình sạc điện chuyên dụng, thì máy sẽ gọn nhẹ, giảm giá thành”.

Đã có một công ty ở huyện Ninh Hòa đã ký hợp đồng với ông Trần Văn Lía để sản xuất hàng loạt máy bắt muỗi. Theo ông Lía, máy bắt muỗi này sẽ được cải tiến hình dáng để gọn nhẹ và thẩm mỹ hơn; có thể đặt trong chuồng bò, phòng ngủ... Đây là tin vui đối với ông Lía nói riêng và người nông dân Việt Nam nói chung. Hy vọng sẽ có nhiều doanh nghiệp mạnh dạn hợp tác với những “kỹ sư hai lúa” như ông Trần Văn Lía.

Văn Kỳ

Share this post


Link to post
Share on other sites

nuocviet xin chào chú Ha Uyen. Thực thì cháu không biết những vị này là ai, nên không thể nói hiền hay dữ chú ạ. Nhưng theo cháu nghĩ, 1 khi họ tìm đến chân - thiện - mỹ hẳn tâm của họ phải có thiện, mà họ có thiện rồi ắt là tiên hiền. Vì lẽ cháu đang tìm hiểu về những gì trong sách Vạn Pháp Quy Tông, nhất là nghe thấy 1 số người nói sách này là học thuật của các vị tiên xưa, chỉ là muốn biết những gì mình nghe thấy thôi chú ạ. Với cháu quan trọng nhất là phương pháp trừ muỗi, những cách trên chú có hướng dẫn cho cháu có linh nghiệm thật nhưng khó có thể để thực hiện được điều ấy. Vì mấy tháng nay, trong làng thôn cháu liên tục các trẻ nhỏ bị sốt xuất huyết khá nhiều chú ạ, mà nguyên nhân chính là muỗi gây ra cả. Hôm rồi 1 trường hợp có nguy cơ tử vong rất cao, mà gia đình họ thì khó nghèo lắm, nên việc chữa trị có phần gặp khó khăn. Thấy vậy, cháu muốn đi tìm 1 phương pháp vừa đơn giản vừa có thể cứu các trẻ thơ thoát khỏi nguy cơ dẫn đến tử vong này chú ạ. Không những thế, có thể cứu cho cả thế giới này thoát khỏi hiểm họa sốt rét do muỗi gây ra. Phần cháu, thì chẳng có tham vọng gì nếu như có sách quý này ngoài việc trừ muỗi.

Còn về phần đọc phù chú do bạn( không nhớ tên ) đã chỉ ở trên nuocviet sẽ thực hiện và nếu không được mong bạn chỉ thêm cho mình nhé. Thân chào bạn.

Theo mình thì anh nên dùng cách của anh VinhL. Huy động thôn làng, góp tiền mua một vài cái máy bắt muỗi cho rồi. Đơn giản mà gọn nhẹ. Thế giới hiện đại, hàng năm vẫn có cả chục ngàn người chết vì sốt xuất huyết, nên hi vọng của anh cứu cả thế giới này e là điều không tưởng. Muỗi thì nó sinh sôi nảy nở hàng ngày, nên thiết nghĩ chẳng có bùa chú nào mà xua đuổi hết muỗi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay