Thiên Sứ

BÀi ViẾt CỦa GiÁo SƯ TrỊnh Sinh TrÊn BÁo Lao ĐỘng

53 bài viết trong chủ đề này

Crescent à,

Van Lang do điều kiện công việc và địa lý nên không gửi thư tay được mà chỉ gửi bằng email thôi. Mình để tên tuổi, địa chỉ rõ ràng và chịu trách nhiệm trước những thông tin gửi đi. Nội dung thì viết tay thế nào thì email như vậy. Hi vọng là sẽ nhận được phản hồi.

VanLang,

Crescent cũng suy nghĩ như vậy , chỉ cần gởi email cũng tốt rồi.

Ý của Crescent viết bài trên là mong Trung tâm lên kế hoạch và lập nhóm hỗ trợ với Vanlang đấy, nhưng có lẽ chú TS có cách nghĩ khác nên không thấy nói gì.

Nếu không phiền, cho Crescent hỏi Vanlang định gởi đi những đâu không?

Theo Crescent, mình nên gửi thông tin này đến các trang web có liên quan đến lịch sử. Điểm này Crescent nghĩ khác chú TS, trong nội dung Hội thảo chú có ghi: Bangron và quảng cáo thông tin ...sau khi có quyết định tổ chức hội thảo. Crescent thì nghĩ ngược lại: vì mong muốn của chúng ta là họ đừng lờ đi thì phải gởi nội dung này đi nhiều nơi trước, tập trung sự chú ý của số đông có liên quan, thời đại bây giờ là thế. Điều này sẽ thúc đẩy những cơ quan chức năng đi đến quyết định nhanh hơn. Nếu họ quan liêu muốn lờ đi cũng khó.

Ngoài cơ quan sử học gì đó VanLang đang nhắm đến, nếu Vanlang cần hỗ trợ thì Crescent xin chú TS để Crescent gởi nội dung này đến những trang web có liên quan, thậm chí là các trang báo điện tử...v..v....

Tóm lại, Crescent chỉ góp ý như thế này: nếu thực sự tâm nguyện đem kiến thức này đến với mọi người, hãy làm cho nó 1 lần "ồn ào" tí, chứ gửi đi rồi thụ động chờ câu trả lời thì khả năng Dự thảo diễn ra sẽ thấp hơn. Hãy làm thêm những động tác để thúc đẩy họ.

Hy vọng chú TS va Vanlang quan tâm đến ý kiến này.

Còn ngược lại Crescent cũng sẽ ko xí xọn chen vào thêm làm gì đâu.

Chúc Vanlang mọi sự suôn sẻ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

VanLang,

Crescent cũng suy nghĩ như vậy , chỉ cần gởi email cũng tốt rồi.

Ý của Crescent viết bài trên là mong Trung tâm lên kế hoạch và lập nhóm hỗ trợ với Vanlang đấy, nhưng có lẽ chú TS có cách nghĩ khác nên không thấy nói gì.

Nếu không phiền, cho Crescent hỏi Vanlang định gởi đi những đâu không?

Theo Crescent, mình nên gửi thông tin này đến các trang web có liên quan đến lịch sử. Điểm này Crescent nghĩ khác chú TS, trong nội dung Hội thảo chú có ghi: Bangron và quảng cáo thông tin ...sau khi có quyết định tổ chức hội thảo. Crescent thì nghĩ ngược lại: vì mong muốn của chúng ta là họ đừng lờ đi thì phải gởi nội dung này đi nhiều nơi trước, tập trung sự chú ý của số đông có liên quan, thời đại bây giờ là thế. Điều này sẽ thúc đẩy những cơ quan chức năng đi đến quyết định nhanh hơn. Nếu họ quan liêu muốn lờ đi cũng khó.

Ngoài cơ quan sử học gì đó VanLang đang nhắm đến, nếu Vanlang cần hỗ trợ thì Crescent xin chú TS để Crescent gởi nội dung này đến những trang web có liên quan, thậm chí là các trang báo điện tử...v..v....

Tóm lại, Crescent chỉ góp ý như thế này: nếu thực sự tâm nguyện đem kiến thức này đến với mọi người, hãy làm cho nó 1 lần "ồn ào" tí, chứ gửi đi rồi thụ động chờ câu trả lời thì khả năng Dự thảo diễn ra sẽ thấp hơn. Hãy làm thêm những động tác để thúc đẩy họ.

Hy vọng chú TS va Vanlang quan tâm đến ý kiến này.

Còn ngược lại Crescent cũng sẽ ko xí xọn chen vào thêm làm gì đâu.

Chúc Vanlang mọi sự suôn sẻ.

Chú nghĩ chúng ta chỉ cần làm đến đây. Không cần phải gửi bất cứ trang web nào. Văn Lang gửi đi đâu, chú không quan tâm và chú nghĩ Văn Lang cũng không cần công bố gửi đi đâu và thậm chí - trong trường hợp này - không cần thông báo cho chú là đã gửi hay chưa.Bởi vì, khi Văn Lang công khai đề nghị chú làm một văn bản tổ chức hội thảo - tức là đã gián tiếp yêu cầu chú công khai chứng tỏ khả năng bảo vệ luận điểm của mình và xác định chân lý thuộc về Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến.

Chú đã công khai viết một văn bản đề nghị hội thảo tức là chú xác định tính trách nhiệm về quan điểm của chú và khả năng bảo vệ luận điểm Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến. Như vậy, mục đích của chú đã hoàn thành.

Vấn đề còn lại là tính trách nhiệm của xã hội Việt - trong đó trách nhiệm chính thuộc về những cơ quan chức năng có quan tâm hay không - dù Văn Lang có gửi hay không gửi. Do đây là diễn đàn công khai. Không thể nói chẳng có ai xem được topic này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chú nghĩ chúng ta chỉ cần làm đến đây. Không cần phải gửi bất cứ trang web nào. Văn Lang gửi đi đâu, chú không quan tâm và chú nghĩ Văn Lang cũng không cần công bố gửi đi đâu và thậm chí - trong trường hợp này - không cần thông báo cho chú là đã gửi hay chưa.Bởi vì, khi Văn Lang công khai đề nghị chú làm một văn bản tổ chức hội thảo - tức là đã gián tiếp yêu cầu chú công khai chứng tỏ khả năng bảo vệ luận điểm của mình và xác định chân lý thuộc về Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến.

Chú đã công khai viết một văn bản đề nghị hội thảo tức là chú xác định tính trách nhiệm về quan điểm của chú và khả năng bảo vệ luận điểm Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến. Như vậy, mục đích của chú đã hoàn thành.

Vấn đề còn lại là tính trách nhiệm của xã hội Việt - trong đó trách nhiệm chính thuộc về những cơ quan chức năng có quan tâm hay không - dù Văn Lang có gửi hay không gửi. Do đây là diễn đàn công khai. Không thể nói chẳng có ai xem được topic này.

Con hiểu ý chú rồi. Nghĩa là chuyện gì đến sẽ đến. Sự thật vẫn là sự thật.

Crescent chỉ muốn hỗ trợ Van Lang và mong chú TS được hoàn thành tâm huyết nghiên cứu của mình càng sớm càng tốt mà thôi.

Vậy thì con không xen vào chuyện này nữa ;)

Vanlang có cần hỗ trợ gì thì cứ liên hệ với Crescent nhé.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Con hiểu ý chú rồi. Nghĩa là chuyện gì đến sẽ đến. Sự thật vẫn là sự thật.

Crescent chỉ muốn hỗ trợ Van Lang và mong chú TS được hoàn thành tâm huyết nghiên cứu của mình càng sớm càng tốt mà thôi.

Vậy thì con không xen vào chuyện này nữa ;)

Vanlang có cần hỗ trợ gì thì cứ liên hệ với Crescent nhé.

Hoàn toàn đúng như Crescent nghĩ. Và chú còn nghĩ xa hơn là: Việc tìm về cội nguồn dân tộc Việt là trách nhiệm của tất cả người Việt Nam vì lòng tự trọng của cả dân tộc. Nhân danh khoa học - có thể chú đúng và hầu hết những nhà khoa học trong nước sai, hoặc ngược lại. Nhưng phải xác định rõ điều này. Chú cũng khẳng định công khai rằng: Nếu chú thất bại thì không nói làm gì. Nhưng nếu chú thành công thì chú cũng từ chối mọi danh lợi và chỉ sống bằng chính khả năng của mình.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Van Lang cám ơn chú TS và các anh chị em đã giúp đỡ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Về thời điểm lập quốc Việt Nam

Thứ năm, 13/08/2009 00:51

(BNS) Quan niệm truyền thống cho rằng lúc xuất hiện nhà nước đầu tiên (thời điểm lập quốc) ở Việt Nam cách đây chừng bốn ngàn năm. Song những nghiên cứu quan trọng, các phát hiện mới của ngành khảo cổ, lịch sử và khoa học văn hóa gần đây đã xem xét lại khoảng cách đó, đưa ra kết luận khác hẳn nhưng đầy sức thuyết phục và phù hợp với thực tế khách quan...

Thời điểm bắt đầu lịch sử văn minh của mỗi quốc gia là lúc xuất hiện nhà nước đầu tiên. Với lịch sử Việt Nam, đó là thời các vua Hùng. Tuy nhiên, dân tộc ta bước vào thời kỳ dựng nước chưa được bao lâu thì mất nước. Hơn một ngàn năm Bắc thuộc (từ năm 179 trước Công nguyên (TCN) đến năm 938), dưới sức mạnh đô hộ và đồng hóa, lịch sử văn hiến của người Việt đã gần như bị xóa mọi dấu vết, không được ghi chép để truyền lại. Cái duy nhất mà kẻ thù không thể xóa được là ký ức của nhân dân ta về lịch sử tổ tiên, ông cha mình. Bởi vậy, suốt một thời gian dài, thời kỳ lập quốc của dân tộc Việt Nam chỉ được phản ánh trong huyền thoại, cổ tích, truyền thuyết dân gian.

Từ khi giành được độc lập quốc gia, ý thức tự tôn và nhu cầu nhận thức về nguồn gốc dân tộc đã kích thích, thúc đẩy các nhà sử học nước ta đi sâu tìm hiểu lịch sử thời đại Hùng Vương. Đến thời Trần (1226 - 1400), những huyền thoại, sự tích, truyền thuyết - vốn chỉ lưu truyền trong dân gian - lần đầu được sưu tầm, tập hợp, biên khảo và ghi chép lại trong các tài liệu thành văn, mà đáng chú ý nhất là bộ sách Việt điện u linh (của Lý Tế Xuyên) và Lĩnh Nam chích quái (của Trần Thế Pháp). Sang thế kỷ 15, nhà sử học Ngô Sỹ Liên đã - một cách chính thức và có hệ thống - đưa những tư liệu dân gian ấy vào bộ chính sử quy mô lớn do ông và các sử thần triều Lê biên soạn. Trong bộ Đại Việt sử ký toàn thư này, Ngô Sỹ Liên dành riêng một kỷ, đặt tên là Kỷ Hồng Bàng, để trình bày những truyền thuyết mà ông thu thập được với diễn biến theo thứ tự thời gian: Kinh Dương Vương - Lạc Long Quân - 18 đời Hùng Vương. Ngô Sỹ Liên cũng là người đầu tiên nêu ra những niên đại tuyệt đối cho thời kỳ lập quốc đó. Theo ông thì Kinh Dương Vương - ông nội của vua Hùng thứ nhất - lên ngôi vào đời Phục Hy bên Trung Quốc (cụ thể là năm 2879 TCN); còn vua Hùng cuối cùng (thứ 18) chấm dứt sự trị vì của mình vào năm Chu Noãn Vương thứ 57 (tức năm 258 TCN).

Thế nhưng, cũng không ít người nghi ngờ một cách hoàn toàn có lý rằng vua chúa không thể có tuổi thọ của thần thánh, vậy mà trong suốt 2621 năm (2879 - 258 = 2621), chỉ có 20 đời vua (Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân và 18 vua Hùng) nối tiếp nhau, trung bình mỗi vua trị vì... 131 năm! Hơn nữa, những điều Ngô Sỹ Liên đưa vào chính sử đều là huyền thoại và truyền thuyết. Huyền thoại, cổ tích, truyền thuyết mang tính lịch sử, nhưng không phải là thực tế lịch sử. Do đó không chỉ dựa vào truyền thuyết nói chung để ấn định niên đại tuyệt đối cho các sự kiện lịch sử. Ngô Sỹ Liên trình bày về Kỷ Hồng Bàng với nhiều sự việc, nhiều mốc thời gian khá rõ ràng, nhưng lại không đưa ra những chứng cớ xác đáng để chứng minh. Ngay bản thân ông, sau khi nêu xong những vấn đề trên cũng đành viết: “Hãy tạm thuật lại chuyện cũ để truyền lại sự nghi ngờ thôi”!

Về mặt lý luận, nhà nước thường chỉ ra đời khi cơ sở kinh tế đã phát triển, tạo tiền đề cho những chuyển biến xã hội tới mức có sự phân hóa về địa vị và quyền lực. Thực tế cho thấy, hầu hết các nhà nước đầu tiên trên thế giới đều xuất hiện vào giai đoạn phát triển nhất của thời đại đồ đồng hoặc đầu thời đại đồ sắt. Ngày nay, qua các phát hiện khảo cổ, khoa học lịch sử Việt Nam đã thiết lập được tương đối hoàn chỉnh sơ đồ diễn biến văn hóa vật chất của dân tộc ta, từ sơ kỳ thời đại đồ đồng đến sơ kỳ thời đại đồ sắt, với các giai đoạn phát triển cơ bản theo thứ tự: Văn hóa Phùng Nguyên - Văn hóa Đồng Đậu - Văn hóa Gò Mun - Văn hóa Đông Sơn.

Theo kết quả xác định niên đại bằng phương pháp carbon phóng xạ (C14), Văn hóa Phùng Nguyên - thuộc sơ kỳ thời đại đồ đồng - tồn tại cách đây chừng bốn ngàn năm. Như vậy, nếu theo quan niệm phổ biến lâu nay, thì thời điểm nhà nước đầu tiên xuất hiện trên đất nước ta (thời điểm lập quốc) tương ứng với niên đại của Văn hóa Phùng Nguyên. Thế nhưng, trong tất cả các hiện vật khảo cổ khai quật được thuộc nền văn hóa này, ngoài ít mẩu xỉ đồng, chưa hề tìm thấy bất kỳ công cụ bằng đồng nào. Công cụ bằng đá vẫn còn phổ biến và chiếm ưu thế tuyệt đối. Các nhà sử học đều thống nhất kết luận rằng xã hội thời Văn hóa Phùng Nguyên chưa vượt khỏi hình thái công xã nguyên thủy và do đó không thể khẳng định trước đây bốn ngàn năm dân tộc ta đã bước vào thời đại văn minh, đã có nhà nước!

Tiếp sau Văn hóa Phùng Nguyên là các giai đoạn phát triển Văn hóa Đồng Đậu và Gò Mun. Dù số lượng, chất lượng của công cụ bằng đồng có xu hướng ngày càng tăng, nhưng cũng chưa thấy chứng cớ rõ rệt nào về sự phân hóa xã hội - động lực cần thiết cho sự xuất hiện của nhà nước.

Sang thời đại Văn hóa Đông Sơn, con người đã thành thạo kỹ thuật đúc đồng và bắt đầu biết chế tạo công cụ từ quặng sắt. Họ đã có thể làm ra những đồ dùng tinh xảo, đòi hỏi trình độ mỹ thuật và kỹ thuật cao (như trống đồng, thạp đồng, ấm đồng...). Nền kinh tế khá phát triển. Nhiều tài liệu, hiện vật khảo cổ cho thấy sự phân hóa giai cấp cũng đã rõ rệt. Ví dụ, trong di chỉ mộ táng Việt Khê (Hải Phòng) - được xác định có niên đại tuyệt đối là 2474 ± 100 năm (tính đến năm 2009), thuộc thời Văn hóa Đông Sơn - các nhà khảo cổ phát hiện bốn ngôi mộ chôn quan tài hình thuyền. Ba ngôi trong số đó hoàn toàn không có hiện vật chôn kèm; còn ngôi thứ tư lại chôn theo 107 hiện vật trong đó có 73 hiện vật bằng đồng (có cả những đồ dùng sang trọng như khay, ấm, thạp, thố, bình, âu...). Sự khác biệt giữa các ngôi mộ thể hiện sự phân biệt sâu sắc về địa vị, vai trò, tài sản... của chủ nhân chúng khi còn sống.

Các nhà sử học ngày càng thống nhất, chung quan điểm khi cho rằng nhà nước đầu tiên trên đất nước ta chỉ có thể xuất hiện vào thời Văn hóa Đông Sơn - giai đoạn phát triển đỉnh cao của thời đại đồ đồng và giai đoạn đầu của thời kỳ đồ sắt. Quan điểm này được cộng đồng quốc tế thừa nhận. Nhiều công trình lịch sử, xã hội học của các tác giả nước ngoài, đã dùng từ “văn minh” (civilization) thay vì “văn hóa” (culture) khi bàn về Văn hóa Đông Sơn của Việt Nam. Do vậy chỉ có thể dùng niên đại của Văn hóa Đông Sơn làm giới hạn đầu cho thời kỳ lập quốc của dân tộc ta, cách đây chừng 25 - 27 thế kỷ. Nó cũng phù hợp với ghi chép của Việt sử lược - bộ sử khuyết danh nhưng có độ chính xác cao, được biên soạn sớm nhất ở nước ta - theo đó “... Đến thời Trang Vương nhà Chu (696 - 681 TCN), ở bộ Gia Ninh có người lạ, dùng ảo thuật áp phục được các bộ lạc, tự xưng là Hùng Vương, đóng đô tại Phong Châu, phong tục thuần phác, chính sự dùng nối kết nút, truyền được 18 đời, đều gọi là Hùng Vương”.

SƠN HÀ (theo báo CA TPHCM)

http://www.baomoi.com/Home/VanHoa/www.cong...Nam/3067334.epi

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thành thật với anh Trần Phương:

Tôi không hiểu sao báo chỉ đăng một chiều quan điểm của đám "hầu hết" và "Cộng đồng", còn tiếng nói phản biện khoa học thì không? Bởi vậy, tôi cũng nản quá! Nhưng tôi muốn khẳng định với mọi người rằng:

Nước Việt có lịch sử trải gần 5000 năm văn hiến.

Lập luận của đám hầu hết và cộng đồng hoàn toàn ấu trĩ và phản khoa học.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Trần Phương thân mến.

Tôi vào theo đường link của anh thì thấy nguyên văn bài viết của tác giả Sơn Hà - Bài viết này có nội dung gần giống như bài viết của tác giả Nguyễn Anh Hùng đã đăng trên tạp chí Kiến Thức Ngày Nay từ lâu , mà tôi trích đăng trong cuốn "Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại". Phía dưới bài viết trên báo CA T/p HCM tôi thấy có phần ý kiến phản hồi.

Tôi đã phản hồi nguyên văn như sau:

Ý kiến bạn đọc

Họ & tên Nguyễn Vũ Tuấn Anh

Email (Đã ghi d/c email)

Tiêu đề Phản biện quan điểm gọi là khoa học phủ nhận truyền thống văn hóa sử Việt

Nội dung:

Thật tình tôi không hề nhận thấy cái gọi là tính khoa học và thuyết phục của quan điểm lịch sử phủ nhận truyền thống văn hóa sử Việt trải gần 5000 năm văn hiến - trước đây gọi là hơn 4000 năm - qua rất nhiều cái gọi là công trình nghiên cứu của "các nhà sử học ngày càng thống nhất chung".

Nếu cho phép phản biện - để xác minh tính khoa học thật sự. Vì đã gọi là khoa học thì không thể có ý kiến đăng tải một chiều.

Để bảo đám tính khách quan khoa học - Đề nghị báo CA T/P HCM cho một chuyên mục về đề tài này. Tôi sẽ chứng minh những luận cứ của "Các nhà sử học ngày càng thống nhất" hoàn toàn sai lầm .

Xin cảm ơn.

Nguyễn Vũ Tuấn Anh

Nhưng họ yêu cầu tôi nhập mã xác nhận mới được gửi bài.

Thật tình do dở vi tính, tôi không thể làm thế nào có được hai cái vạch xám trên mã nên đành chịu.

Ma xac nhan khong dung! Ban vui long nhap lai

Nhờ anh chị em nào giỏi vi tính gửi giúp theo nội dung trên. Tôi sẽ gửi địa chỉ email cho anh chị em nào gửi được.

Xin cảm ơn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa sư phụ,

TL thử gửi và thành công rồi, sư phụ pm cho đệ tử email để gửi thử xem có được ko, vì có lúc nó báo ko đúng mã xác nhận, nhưng lại có lúc đc :unsure:

Thiên Luân

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa sư phụ,

TL thử gửi và thành công rồi, sư phụ pm cho đệ tử email để gửi thử xem có được ko, vì có lúc nó báo ko đúng mã xác nhận, nhưng lại có lúc đc :unsure:

Thiên Luân

Cảm ơn Thiên Luân. Tôi đã gửi địa chỉ email của tôi cho Thiên Luân qua hộp thư diễn đàn.

Cảm ơn Thiên Luân giúp đỡ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Báo cáo sư phụ là đệ tử đã gửi thành công. Việc còn lại là đợi xem báo CA có phản hồi gì không :unsure:

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhờ Thien Luân gửi tiếp bài phân tích dưới đây của tôi cho báo Công An.

Xin cảm ơn.

Trường hợp bài quá dài, không thể gửi một lần thì Thien Luan chiu khó gửi nhiều lần.

-----------------------------

Kính gửi tòa soạn báo Công An Thành Phố Hồ Chí Minh.

Lần đầu tiên - ngoài báo Thanh Niên - tôi thấy quí báo đăng tải một giả thiết mới nhân danh khoa học về thời điểm lập quốc của dân tộc Việt, có mục phản hồi của ý kiến bạn đọc. Bởi vậy tôi cũng hy vọng rằng: Những ý kiến phản hồi của tôi sẽ được quan tâm và đăng tải như một sự phản biện khách quan khoa học. Tôi đã có đề nghị này qua phần ý kiến bạn đọc. Cá nhân tôi sẽ chứng minh với quý độc giả của quý báo rằng: Giả thiết mới về thời điểm lập quốc của dân tộc Việt là hoàn toàn sai lầm và không hể có cơ sở khoa học. Và để chứng tỏ điều này, tôi xin phân tích những sai lầm trong những luận cứ thể hiện trong giả thiết mới về thời điểm lập quốc của dân tộc Việt, ngay trong bài báo mà tác giả Sơn Hà đăng tải. Tôi sẽ phản biện nguyên văn bài này thuận tự từ cái tựa và từ đầu đến cuối, không cắt trích trong bài viết phản biện của tôi.

Nhận xét cách đặt tựa của bài viết:

Có thể nói rằng: Ngay từ cách đặt tựa của tác giả Sơn Hà đã cho chúng ta thấy một sự khó hiểu, khi tác giả viết: "Về thời điểm lập quốc của Việt Nam". Chúng ta đều biết rằng: Việt Nam là danh từ chỉ quốc hiệu. Nhưng khái niệm lập quốc thì chủ thể lập quốc lại là dân tộc hoặc cộng đồng dân tộc, tạo dựng nên một quốc gia của dân tộc hoặc cộng đồng dân tộc đó. Quốc hiệu của một dân tộc thì có thể thay đổi tùy theo điều kiện lịch sử. Nhưng quốc gia mà dân tộc đó tạo dựng thì vẫn là một tồn tại khách quan của lịch sử dân tộc đó. Bởi vậy, có thể nói rằng: Ngay từ cái tựa, tác giả Sơn Hà đã chứng tỏ một kiến thức lịch sử thiếu sâu sắc, hoặc một sự cẩu thả trong thể hiện khi đặt là: "Về thời điểm lập quốc Việt Nam", mà đúng ra thì phải viết đầy đủ là: "Về thời điểm lập quốc của dân tộc Việt Nam". Với cách viết như vậy của tác giả Sơn Hà khiến người ta tưởng rằng tác giả chỉ muốn nói đến thời điểm mà quốc hiệu Việt Nam được định danh với tư cách là quốc hiệu bởi chính thể lãnh đạo. Trong khi thực tế nội dung của bài viết lại nói về tận....thời Hùng Vương.

Tất nhiên, với kiến thức thiếu sâu sắc và sự cẩu thả trong thể hiện đó thì giả thiết gọi là khoa học của tác giả Sơn Hà về thời điểm lập quốc của dân tộc Việt và các tộc anh em cũng khiến người đọc không khỏi hoài nghi về tính khoa học thực sự của nó.

Còn tiếp.

Thiên Luân lưu ý: Phần trích dẫn này không gửi kèm bài viết.

Về thời điểm lập quốc Việt Nam

Thứ năm, 13/08/2009 00:51

(BNS) Quan niệm truyền thống cho rằng lúc xuất hiện nhà nước đầu tiên (thời điểm lập quốc) ở Việt Nam cách đây chừng bốn ngàn năm. Song những nghiên cứu quan trọng, các phát hiện mới của ngành khảo cổ, lịch sử và khoa học văn hóa gần đây đã xem xét lại khoảng cách đó, đưa ra kết luận khác hẳn nhưng đầy sức thuyết phục và phù hợp với thực tế khách quan...

Thời điểm bắt đầu lịch sử văn minh của mỗi quốc gia là lúc xuất hiện nhà nước đầu tiên. Với lịch sử Việt Nam, đó là thời các vua Hùng. Tuy nhiên, dân tộc ta bước vào thời kỳ dựng nước chưa được bao lâu thì mất nước. Hơn một ngàn năm Bắc thuộc (từ năm 179 trước Công nguyên (TCN) đến năm 938), dưới sức mạnh đô hộ và đồng hóa, lịch sử văn hiến của người Việt đã gần như bị xóa mọi dấu vết, không được ghi chép để truyền lại. Cái duy nhất mà kẻ thù không thể xóa được là ký ức của nhân dân ta về lịch sử tổ tiên, ông cha mình. Bởi vậy, suốt một thời gian dài, thời kỳ lập quốc của dân tộc Việt Nam chỉ được phản ánh trong huyền thoại, cổ tích, truyền thuyết dân gian.

Từ khi giành được độc lập quốc gia, ý thức tự tôn và nhu cầu nhận thức về nguồn gốc dân tộc đã kích thích, thúc đẩy các nhà sử học nước ta đi sâu tìm hiểu lịch sử thời đại Hùng Vương. Đến thời Trần (1226 - 1400), những huyền thoại, sự tích, truyền thuyết - vốn chỉ lưu truyền trong dân gian - lần đầu được sưu tầm, tập hợp, biên khảo và ghi chép lại trong các tài liệu thành văn, mà đáng chú ý nhất là bộ sách Việt điện u linh (của Lý Tế Xuyên) và Lĩnh Nam chích quái (của Trần Thế Pháp). Sang thế kỷ 15, nhà sử học Ngô Sỹ Liên đã - một cách chính thức và có hệ thống - đưa những tư liệu dân gian ấy vào bộ chính sử quy mô lớn do ông và các sử thần triều Lê biên soạn. Trong bộ Đại Việt sử ký toàn thư này, Ngô Sỹ Liên dành riêng một kỷ, đặt tên là Kỷ Hồng Bàng, để trình bày những truyền thuyết mà ông thu thập được với diễn biến theo thứ tự thời gian: Kinh Dương Vương - Lạc Long Quân - 18 đời Hùng Vương. Ngô Sỹ Liên cũng là người đầu tiên nêu ra những niên đại tuyệt đối cho thời kỳ lập quốc đó. Theo ông thì Kinh Dương Vương - ông nội của vua Hùng thứ nhất - lên ngôi vào đời Phục Hy bên Trung Quốc (cụ thể là năm 2879 TCN); còn vua Hùng cuối cùng (thứ 18) chấm dứt sự trị vì của mình vào năm Chu Noãn Vương thứ 57 (tức năm 258 TCN).

Thế nhưng, cũng không ít người nghi ngờ một cách hoàn toàn có lý rằng vua chúa không thể có tuổi thọ của thần thánh, vậy mà trong suốt 2621 năm (2879 - 258 = 2621), chỉ có 20 đời vua (Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân và 18 vua Hùng) nối tiếp nhau, trung bình mỗi vua trị vì... 131 năm! Hơn nữa, những điều Ngô Sỹ Liên đưa vào chính sử đều là huyền thoại và truyền thuyết. Huyền thoại, cổ tích, truyền thuyết mang tính lịch sử, nhưng không phải là thực tế lịch sử. Do đó không chỉ dựa vào truyền thuyết nói chung để ấn định niên đại tuyệt đối cho các sự kiện lịch sử. Ngô Sỹ Liên trình bày về Kỷ Hồng Bàng với nhiều sự việc, nhiều mốc thời gian khá rõ ràng, nhưng lại không đưa ra những chứng cớ xác đáng để chứng minh. Ngay bản thân ông, sau khi nêu xong những vấn đề trên cũng đành viết: “Hãy tạm thuật lại chuyện cũ để truyền lại sự nghi ngờ thôi”!

Về mặt lý luận, nhà nước thường chỉ ra đời khi cơ sở kinh tế đã phát triển, tạo tiền đề cho những chuyển biến xã hội tới mức có sự phân hóa về địa vị và quyền lực. Thực tế cho thấy, hầu hết các nhà nước đầu tiên trên thế giới đều xuất hiện vào giai đoạn phát triển nhất của thời đại đồ đồng hoặc đầu thời đại đồ sắt. Ngày nay, qua các phát hiện khảo cổ, khoa học lịch sử Việt Nam đã thiết lập được tương đối hoàn chỉnh sơ đồ diễn biến văn hóa vật chất của dân tộc ta, từ sơ kỳ thời đại đồ đồng đến sơ kỳ thời đại đồ sắt, với các giai đoạn phát triển cơ bản theo thứ tự: Văn hóa Phùng Nguyên - Văn hóa Đồng Đậu - Văn hóa Gò Mun - Văn hóa Đông Sơn.

Theo kết quả xác định niên đại bằng phương pháp carbon phóng xạ (C14), Văn hóa Phùng Nguyên - thuộc sơ kỳ thời đại đồ đồng - tồn tại cách đây chừng bốn ngàn năm. Như vậy, nếu theo quan niệm phổ biến lâu nay, thì thời điểm nhà nước đầu tiên xuất hiện trên đất nước ta (thời điểm lập quốc) tương ứng với niên đại của Văn hóa Phùng Nguyên. Thế nhưng, trong tất cả các hiện vật khảo cổ khai quật được thuộc nền văn hóa này, ngoài ít mẩu xỉ đồng, chưa hề tìm thấy bất kỳ công cụ bằng đồng nào. Công cụ bằng đá vẫn còn phổ biến và chiếm ưu thế tuyệt đối. Các nhà sử học đều thống nhất kết luận rằng xã hội thời Văn hóa Phùng Nguyên chưa vượt khỏi hình thái công xã nguyên thủy và do đó không thể khẳng định trước đây bốn ngàn năm dân tộc ta đã bước vào thời đại văn minh, đã có nhà nước!

Tiếp sau Văn hóa Phùng Nguyên là các giai đoạn phát triển Văn hóa Đồng Đậu và Gò Mun. Dù số lượng, chất lượng của công cụ bằng đồng có xu hướng ngày càng tăng, nhưng cũng chưa thấy chứng cớ rõ rệt nào về sự phân hóa xã hội - động lực cần thiết cho sự xuất hiện của nhà nước.

Sang thời đại Văn hóa Đông Sơn, con người đã thành thạo kỹ thuật đúc đồng và bắt đầu biết chế tạo công cụ từ quặng sắt. Họ đã có thể làm ra những đồ dùng tinh xảo, đòi hỏi trình độ mỹ thuật và kỹ thuật cao (như trống đồng, thạp đồng, ấm đồng...). Nền kinh tế khá phát triển. Nhiều tài liệu, hiện vật khảo cổ cho thấy sự phân hóa giai cấp cũng đã rõ rệt. Ví dụ, trong di chỉ mộ táng Việt Khê (Hải Phòng) - được xác định có niên đại tuyệt đối là 2474 ± 100 năm (tính đến năm 2009), thuộc thời Văn hóa Đông Sơn - các nhà khảo cổ phát hiện bốn ngôi mộ chôn quan tài hình thuyền. Ba ngôi trong số đó hoàn toàn không có hiện vật chôn kèm; còn ngôi thứ tư lại chôn theo 107 hiện vật trong đó có 73 hiện vật bằng đồng (có cả những đồ dùng sang trọng như khay, ấm, thạp, thố, bình, âu...). Sự khác biệt giữa các ngôi mộ thể hiện sự phân biệt sâu sắc về địa vị, vai trò, tài sản... của chủ nhân chúng khi còn sống.

Các nhà sử học ngày càng thống nhất, chung quan điểm khi cho rằng nhà nước đầu tiên trên đất nước ta chỉ có thể xuất hiện vào thời Văn hóa Đông Sơn - giai đoạn phát triển đỉnh cao của thời đại đồ đồng và giai đoạn đầu của thời kỳ đồ sắt. Quan điểm này được cộng đồng quốc tế thừa nhận. Nhiều công trình lịch sử, xã hội học của các tác giả nước ngoài, đã dùng từ “văn minh” (civilization) thay vì “văn hóa” (culture) khi bàn về Văn hóa Đông Sơn của Việt Nam. Do vậy chỉ có thể dùng niên đại của Văn hóa Đông Sơn làm giới hạn đầu cho thời kỳ lập quốc của dân tộc ta, cách đây chừng 25 - 27 thế kỷ. Nó cũng phù hợp với ghi chép của Việt sử lược - bộ sử khuyết danh nhưng có độ chính xác cao, được biên soạn sớm nhất ở nước ta - theo đó “... Đến thời Trang Vương nhà Chu (696 - 681 TCN), ở bộ Gia Ninh có người lạ, dùng ảo thuật áp phục được các bộ lạc, tự xưng là Hùng Vương, đóng đô tại Phong Châu, phong tục thuần phác, chính sự dùng nối kết nút, truyền được 18 đời, đều gọi là Hùng Vương”.

SƠN HÀ (theo báo CA TPHCM)

Thiên Luân thân mến.

Thiên Luân hãy chờ tôi phân tích xong toàn bộ bài viết trên diễn đàn sau đó nhờ Thiên Luân gửi. Vì nguyên tắc xuất bản là chỉ đăng tải những ý kiến trọn vẹn. Đồng thời chúng ta cũng chờ ý kiến phản hồi của ban Biên Tập báo Công An xem sao.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bây giờ xin quí độc giả xem tiếp đoạn giới thiệu bài viết và nhận xét thấy gì:

Thứ năm, 13/08/2009 00:51

(BNS) Quan niệm truyền thống cho rằng lúc xuất hiện nhà nước đầu tiên (thời điểm lập quốc) ở Việt Nam cách đây chừng bốn ngàn năm. Song những nghiên cứu quan trọng, các phát hiện mới của ngành khảo cổ, lịch sử và khoa học văn hóa gần đây đã xem xét lại khoảng cách đó, đưa ra kết luận khác hẳn nhưng đầy sức thuyết phục và phù hợp với thực tế khách quan...

Qua đoạn giới thiệu này, chúng ta lại thấy một sự chủ quan và áp đặt của bài viết và mang tính quảng cáo thương mại, với câu tôi xin trích lại sau đây:

đưa ra kết luận khác hẳn nhưng đầy sức thuyết phục và phù hợp với thực tế khách quan...

.

Với một giả thiết khoa học, hoặc chí ít là nhân danh khoa học thì tự nó sẽ mang tính thuyết phục bởi chân lý mà nó chuyển tải và để người đọc tự nhận thức, chứ không phải sự khẳng định một chiều cho một giả thiết khoa học. Chưa kịp xem chữ đầu tiên của bài viết, người đọc - cụ thể là tôi - đã phải ngậm ngùi cho sự quảng cáo áp đặt này.

Khi nói đến khái niệm khoa học thì con người hiện đại nghĩ ngay đến những công trình nghiên cứu, những ý tưởng đi tìm chân lý khách quan và phản ánh chân lý khách quan qua những giả thiết khoa học và luận cứ chứng minh. Căn cứ vào những luận cứ đó và tiêu chí khoa học cho những giả thiết khoa học, những người quan tâm còn phải đặt vấn đề phản biện để làm sáng tỏ chân lý. Nhưng ở đây - ngay sau cái tựa của bài viết rất mơ hồ và không phản ánh nội dung mà tôi đã chứng minh - thì là sự khẳng định một chiều cho cái giả thiết gọi là khoa học của bài viết, trước khi độc giả được xem nó được minh chứng như thế nào?!. Sự khẳng định này và lại được đăng tải từ một tờ báo đại diện cho tiếng nói của cơ quan thực thi pháp luật của thành phố là Công An thành phố Hồ chí Minh; khiến cho nó có vẻ mang pháp lý cho giả thiết gọi là khoa học của tác giả Sơn Hà và những người đồng quan điểm. Bởi vậy, mặc dù dưới bài viết có mục "Ý kiến bạn đọc", nhưng thực ra cho đến lúc này, tôi cũng còn hoài nghi không biết cái "ý kiến bạn đọc" của tôi có được đang tải như tinh thần của nó thể hiện khi tòa soan cho mở mục này. Tôi chỉ còn hy vọng vào cái danh nghĩa khoa học của bài viết để có một tiếng nói phản biện nhân danh cá nhân trước "Các nhà sử học ngày càng thống nhất, chung quan điểm". Còn nếu như nó được khẳng định và là điều kiện đã được áp đặt bởi số đông với lý do phi khoa học thì tôi sẽ rút lui ý kiến.

---------------------

Thiên Luân thân mến.

Khi Thiên Luân gửi bài giúp tôi thì đề nghị chỉ làm đúng thủ tục do mục "Ý kiến bạn đọc" của tòa saon báo CA T/p HCM, với nội dung bài viết, chứ không nên giới thiệu gì về tôi. Tôi sẽ phản biện quan điểm phủ nhận giá trị văn hóa sử truyền thống của tất cả những cái "Hầu hết những nhà khoa học trong nước" và "cộng đông khoa học thế giới ủng hộ" , nhân danh cá nhân phản ánh chân lý cấn làm sáng tỏ. Các chức danh như: "Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Lý học Đông phương" thật sự chẳng là cái gì trong điều kiện này. Nó chỉ là một thứ mỹ từ cho cuộc sống thêm màu sắc mà thôi.

Xin cảm ơn sự quan tâm của Thiên Luân.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đoạn tiếp theo và cũng là phần mở đầu, tác giả viết:

Thời điểm bắt đầu lịch sử văn minh của mỗi quốc gia là lúc xuất hiện nhà nước đầu tiên. Với lịch sử Việt Nam, đó là thời các vua Hùng. Tuy nhiên, dân tộc ta bước vào thời kỳ dựng nước chưa được bao lâu thì mất nước. Hơn một ngàn năm Bắc thuộc (từ năm 179 trước Công nguyên (TCN) đến năm 938), dưới sức mạnh đô hộ và đồng hóa, lịch sử văn hiến của người Việt đã gần như bị xóa mọi dấu vết, không được ghi chép để truyền lại. Cái duy nhất mà kẻ thù không thể xóa được là ký ức của nhân dân ta về lịch sử tổ tiên, ông cha mình. Bởi vậy, suốt một thời gian dài, thời kỳ lập quốc của dân tộc Việt Nam chỉ được phản ánh trong huyền thoại, cổ tích, truyền thuyết dân gian.

Ngay từ đoạn mở đầu của bài viết, người đọc thấy được một sự xác quyết của tác giả là:

Thời điểm bắt đầu lịch sử văn minh của mỗi quốc gia là lúc xuất hiện nhà nước đầu tiên. Với lịch sử Việt Nam, đó là thời các vua Hùng.

Hơn một ngàn năm Bắc thuộc (từ năm 179 trước Công nguyên (TCN) đến năm 938), dưới sức mạnh đô hộ và đồng hóa, lịch sử văn hiến của người Việt đã gần như bị xóa mọi dấu vết, không được ghi chép để truyền lại.

Và:

Cái duy nhất mà kẻ thù không thể xóa được là ký ức của nhân dân ta về lịch sử tổ tiên, ông cha mình. Bởi vậy, suốt một thời gian dài, thời kỳ lập quốc của dân tộc Việt Nam chỉ được phản ánh trong huyền thoại, cổ tích, truyền thuyết dân gian.

Có thể nói rằng: Đây là sự thật khách quan không thể phủ nhận. Một ngàn năm không phải là con số được nói trong một giây. Khi một dân tộc đã mất nước và bị đô hộ thì tất nhiên họ không thể công khai duy trì lịch sử dân tộc bằng một văn bản lưu truyền chính thống trong một quốc gia mà họ chỉ là thành phần nô lệ hoặc phụ thuộc. Đây cũng là nhận thức chung của cả dân tộc Việt Nam trong bao thăng trầm của lịch sử giống nòi.

Từ sự xác quyết này như là một tiền đề cho bài viết, chúng ta xem tiếp tác giả đã có ý kiến gì cho thời điểm lập quốc của dân tộc Việt. Đoạn sau tác giả viết:

Từ khi giành được độc lập quốc gia, ý thức tự tôn và nhu cầu nhận thức về nguồn gốc dân tộc đã kích thích, thúc đẩy các nhà sử học nước ta đi sâu tìm hiểu lịch sử thời đại Hùng Vương. Đến thời Trần (1226 - 1400), những huyền thoại, sự tích, truyền thuyết - vốn chỉ lưu truyền trong dân gian - lần đầu được sưu tầm, tập hợp, biên khảo và ghi chép lại trong các tài liệu thành văn, mà đáng chú ý nhất là bộ sách Việt điện u linh (của Lý Tế Xuyên) và Lĩnh Nam chích quái (của Trần Thế Pháp). Sang thế kỷ 15, nhà sử học Ngô Sỹ Liên đã - một cách chính thức và có hệ thống - đưa những tư liệu dân gian ấy vào bộ chính sử quy mô lớn do ông và các sử thần triều Lê biên soạn. Trong bộ Đại Việt sử ký toàn thư này, Ngô Sỹ Liên dành riêng một kỷ, đặt tên là Kỷ Hồng Bàng, để trình bày những truyền thuyết mà ông thu thập được với diễn biến theo thứ tự thời gian: Kinh Dương Vương - Lạc Long Quân - 18 đời Hùng Vương. Ngô Sỹ Liên cũng là người đầu tiên nêu ra những niên đại tuyệt đối cho thời kỳ lập quốc đó. Theo ông thì Kinh Dương Vương - ông nội của vua Hùng thứ nhất - lên ngôi vào đời Phục Hy bên Trung Quốc (cụ thể là năm 2879 TCN); còn vua Hùng cuối cùng (thứ 18) chấm dứt sự trị vì của mình vào năm Chu Noãn Vương thứ 57 (tức năm 258 TCN).

Đến đây, những tư duy chủ quan và phi khoa học của tác giả đã xuất hiện. Mặc dù ở đoạn này tác giả chỉ thể hiện và điểm danh một số sự kiện lịch sử diễn biến liên quan. Tính chủ quan này thể hiện ở những đoạn sau đây:

-

ý thức tự tôn và nhu cầu nhận thức về nguồn gốc dân tộc

Một dân tộc đã có quốc gia của họ thì việc cần thiết phải có những bản văn ghi lại lịch sử của dân tộc đó là điều tất yếu, chứ không thể nói là "ý thức tự tôn" được. Vậy thì theo tác giả - những dân tộc không có ý thức tự tôn thì sẽ không có lịch sử chăng? Hoặc như tác giả viết: "nhu cầu nhân thức về nguồn gốc dân tộc". Đây không phải là nhu cầu, mà là điều tất yếu mặc nhiên được thừa nhận như một thực tại khách quan về cội nguồn Việt sử và lưu giữ trong truyền thống của dân tộc Việt khi trải qua hơn 1000 đen tối của Việt sử dưới thời Bắc thuộc - Khi mà dòng chính sử công khai của một dân tộc mất nước bị hủy diệt, mà chính tác giả đã công khai thừa nhận:

Hơn một ngàn năm Bắc thuộc (từ năm 179 trước Công nguyên (TCN) đến năm 938), dưới sức mạnh đô hộ và đồng hóa, lịch sử văn hiến của người Việt đã gần như bị xóa mọi dấu vết, không được ghi chép để truyền lại.

Chính vì sự "xóa mọi dấu vết, không được ghi chép để truyền lại" , nên dân tộc Việt trong thời gian bị đô hộ phải lưu truyền dưới hình thức truyền thuyết lịch sử - trải hơn 1000 năm - Đó là thực tế khách quan và là điều mặc nhiên được thừa nhận trong hoàn cảnh lịch sử bị đô hộ. Và nó có trước khi dân tộc Việt hưng quốc vào thế kỷ thứ X.

Chứ không phải với cách viết chủ quan của tác giả, dễ khiến người đọc hiểu lầm rằng: Do "nhu cầu" "ý thức tự tôn dân tộc" sau khi hưng quốc vào thế kỷ thứ X, mà xuất hiện những truyền thuyết về lịch sử thời Hùng Vương dựng nước của dân tộc Việt.

Chưa hết, sự chủ quan và thiếu tư duy hợp lý còn thể hiện khi tác giả cho rằng:

Ngô Sỹ Liên cũng là người đầu tiên nêu ra những niên đại tuyệt đối cho thời kỳ lập quốc đó.

Chúng ta đều biết rằng Ngô Sĩ Liên là sử học thời Hậu Lê, mà trước đó Việt sử thời Trần đã được viết với nhà sử học nổi tiếng Lê Văn Hưu. Nhưng chính cuộc xâm lăng tàn bạo của nhà Minh đã hủy diệt văn hóa Việt và cuốn sử thời Trần đã thất truyền. Tôi nghĩ không cần kiến thức lịch sử chuyên sâu cấp giáo sư tiến sĩ, mà chỉ cần phổ thông như vậy, cũng đủ để hoài nghi cách viết của tác giả khi xác quyết rằng:

Ngô Sỹ Liên cũng là người đầu tiên nêu ra những niên đại tuyệt đối cho thời kỳ lập quốc đó.

Vởi cách xác quyết đầy chủ quan và không suy xét đến bản văn lịch sử thời Trần, tồn tại trên thực tế và bị hủy diệt, đã có trước thời Ngô Sĩ Liên, khiến người đọc có cảm tưởng ông Ngô Sĩ Liên tự ý đưa ra niên đại về cội nguồn Việt sử. Trên thực tế khách quan thì bộ sử của Ngô Sĩ Liên là bộ chính sử từ thời Lê còn lại xưa nhất của dân tộc Việt, Nhưng những bản văn còn lại liên quan cũng xác định Việt sử đã bắt đầu phục hồi từ thời Trần thì không thể xác quyết Ngô Sĩ Liên là người đầu tiên được.

Như vậy, mặc dù mới chỉ là đoạn mở đầu có tính đặt vấn đề và dẫn chứng tư liệu, người đọc - cụ thể là tôi - đã thấy tác giả Sơn Hà hoàn toàn chủ quan khi đặt vấn đề và định hướng cho cái giả thuyết gọi là khoa học của ông ta về thời Hùng Vương, cội nguồn dân tộc Việt; mà ông quảng cáo rằng:

Các nhà sử học ngày càng thống nhất, chung quan điểm khi cho rằng nhà nước đầu tiên trên đất nước ta chỉ có thể xuất hiện vào thời Văn hóa Đông Sơn - giai đoạn phát triển đỉnh cao của thời đại đồ đồng và giai đoạn đầu của thời kỳ đồ sắt. Quan điểm này được cộng đồng quốc tế thừa nhận.

Tất nhiên, với cái nhìn chủ quan và thiếu tư duy hợp lý đó của tác giả Sơn Hà, nên có thể nói rằng: Những luận cứ minh chứng cho cái giả thiết khoa học phủ nhận truyền thống văn hóa sử Việt của cá nhân ông ta và của "Các nhà sử học ngày càng thống nhất, chung quan điểm khi cho rằng nhà nước đầu tiên trên đất nước ta chỉ có thể xuất hiện vào thời Văn hóa Đông Sơn" với cái mà ông ta gọi là: "Quan điểm này được cộng đồng quốc tế thừa nhận" đều phi khoa học vì thiếu tính hợp lý tối thiểu do sự chủ quan của nó.

Điều này sẽ được minh chứng ngay sau đây trong chính bài viết của ông ta.

Còn tiếp

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tính chủ quan, thiếu hợp lý của tác giả Sơn Hà ngay từ khi đặt vấn đề và cách nhìn nhận đã thể hiện rất rõ trong những luận cứ minh chứng cho giả thiết gọi là khoa học của ông và của "Các nhà sử học ngày càng thống nhất, chung quan điểm" ngay sau đoạn tiếp theo đây. Tác giả Sơn Hà viết;

Thế nhưng, cũng không ít người nghi ngờ một cách hoàn toàn có lý rằng vua chúa không thể có tuổi thọ của thần thánh, vậy mà trong suốt 2621 năm (2879 - 258 = 2621), chỉ có 20 đời vua (Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân và 18 vua Hùng) nối tiếp nhau, trung bình mỗi vua trị vì... 131 năm! Hơn nữa, những điều Ngô Sỹ Liên đưa vào chính sử đều là huyền thoại và truyền thuyết. Huyền thoại, cổ tích, truyền thuyết mang tính lịch sử, nhưng không phải là thực tế lịch sử. Do đó không chỉ dựa vào truyền thuyết nói chung để ấn định niên đại tuyệt đối cho các sự kiện lịch sử. Ngô Sỹ Liên trình bày về Kỷ Hồng Bàng với nhiều sự việc, nhiều mốc thời gian khá rõ ràng, nhưng lại không đưa ra những chứng cớ xác đáng để chứng minh. Ngay bản thân ông, sau khi nêu xong những vấn đề trên cũng đành viết: “Hãy tạm thuật lại chuyện cũ để truyền lại sự nghi ngờ thôi”!

Chỉ ngay trong đoạn ngắn này, người đọc - cụ thể là tôi - đã nhận thấy tính mâu thuẫn trong nội dung và bất hợp lý của cái giả thiết gọi là khoa học trong luận điểm của tác giả với "Các nhà sử học ngày càng thống nhất, chung quan điểm". Đoạn dưới trong phần trích dẫn trên, ông ta cho rằng: "Huyền thoại, cổ tích, truyền thuyết mang tính lịch sử, nhưng không phải là thực tế lịch sử". Nhưng chính ông ta lại coi như một thực tế khi coi 18 đời vua Hùng với quan niệm mỗi đời là một vị vua, rồi cộng với hai đời là Kinh Dương Vương với Lạc Long Quân là 20, như là một con số thực, rồi lấy một con số thực là thời gian tồn tại của thời Hùng vương ghi trong chính sử 2621 năm chia cho 20, để ra một con số mà ông cho rằng bất hợp lý là: Mỗi vị vua thọ đến 131 năm. Điều bất hợp lý của con số 131 năm tuổi thọ con người, mà tác giả Sơn Hà đưa ra nằm ngay trong chính cách tư duy bất hợp lý của ông ta, khi ông ta lấy con số truyền thuyết về 18 đời Hùng Vương, mà chính ông viết "Huyền thoại, cổ tích, truyền thuyết mang tính lịch sử, nhưng không phải là thực tế lịch sử" - để làm số chia của một con số thực được xác quyết bởi Ngô Sĩ Liên.

Hay nói rõ hơn là:

Ông Sơn Hà đã lấy một con số thực được xác quyết về niên đại của thời Hùng Vương bởi Ngô Sĩ Liên là 2879 BC - 258 BC để chia cho một con số ảo thuộc về truyền thuyết mà chính ông ta thừa nhận "không phải thực tế lịch sử". Đây là một sai lầm tối thiểu trong toán học khi thực hiện bài toán trên những đại lượng không đồng đẳng. Nó giống như lấy số gà trừ đi số vịt vậy. Đương nhiên, bài toán được đặt ra từ một tiền đề sai thì con số quả là vô lý vậy. Nhưng cái vô lý này nằm trong chính từ sự chủ quan và một tư duy không hợp lý của tác giả Sơn Hà, ngay từ những đoạn đầu đầu bài viết. Ông Sơn Hà muốn có bài toán chia hợp lý để có một kết luận vô lý cho tuổi thọ sinh học của một con người tới 131 năm thì trước hết ông phải chứng minh huyền thoại về thời Hùng Vương chỉ có đúng 18 vị vua cộng với hai vị là Kinh Dương Vương và Lạc Long Quân đã.

Tác giả Sơn Hà phủ định truyền thống văn hóa sử của dân tộc Việt khi ông ta viết:

Hơn nữa, những điều Ngô Sỹ Liên đưa vào chính sử đều là huyền thoại và truyền thuyết. Huyền thoại, cổ tích, truyền thuyết mang tính lịch sử, nhưng không phải là thực tế lịch sử.

Đoạn xác định này của ông mâu thuận với tiên đề mà chính ông thừa nhận:

Hơn một ngàn năm Bắc thuộc (từ năm 179 trước Công nguyên (TCN) đến năm 938), dưới sức mạnh đô hộ và đồng hóa, lịch sử văn hiến của người Việt đã gần như bị xóa mọi dấu vết, không được ghi chép để truyền lại.

Cái duy nhất mà kẻ thù không thể xóa được là ký ức của nhân dân ta về lịch sử tổ tiên, ông cha mình. Bởi vậy, suốt một thời gian dài, thời kỳ lập quốc của dân tộc Việt Nam chỉ được phản ánh trong huyền thoại, cổ tích, truyền thuyết dân gian.

Như vậy, tác giả Sơn Hà đã tự mâu thuẫn khi thừa nhận vị trí của truyền thuyết và huyền thoại về thời lập quốc của dân tộc Việt như là một thực tại khách quan nhằm bảo tồn Việt sử trong hơn 1000 năm Bắc thuộc. Nhưng cũng trong ngay bài viết này thì ông lại phủ nhận việc đưa những thực tại khách quan này vào chính sử của Ngô Sĩ Liên. Chẳng bao giờ tính bất hợp lý và tự mâu thuẫn được coi là "cơ sở khoa học" cả. Nhưng nó lại được phổ biến một chiều và gần như không có phản biện. Việc tác giả Sơn Hà đòi hỏi Ngô Sĩ Liên phải đưa ra "chứng cứ xác đáng" khi viết sử khi ông ta viết:

Ngô Sỹ Liên trình bày về Kỷ Hồng Bàng với nhiều sự việc, nhiều mốc thời gian khá rõ ràng, nhưng lại không đưa ra những chứng cớ xác đáng để chứng minh.

Qua đoạn này thì lại là một tư duy chủ quan nữa khi ông Sơn Hà đưa ra đòi hỏi này. Nhà viết sử Ngô Sĩ Liên không phải là nhà nghiên cứu lịch sử hiện đại và có trách nhiệm với chức năng thẩm định lại lịch sử. Ông Ngô Sĩ Liên chỉ có trách nhiệm biên soan lại lịch sử dân tộc Việt trên cơ sở những dữ liệu khách quan mà ông ta có. Bởi vậy, đòi hỏi Ngô Sĩ Liên phải có "chứng cớ xác đáng để chứng minh" thì có thể nói đó là điều rất vô lý cho một tư liệu lịch sử. Cái chứng cứ xác đáng đó là do ông Sơn Hà và "Các nhà sử học ngày càng thống nhất, chung quan điểm" với "cộng đồng quốc tế" thẩm định và chứng minh những tồn nghi. Tất nhiên việc minh chứng của ông Sơn Hà và "các nhà sử học" với "cộng đồng quốc tế" đúng hay sai thì còn nhiều vấn đề phải bàn, vì những người quan tâm như tôi chẳng hạn. Khi mà cho đến lúc này, bài viết của tác giả Sơn Hà đầy những mâu thuẫn và sự áp đặt chủ quan của ông ta mà tôi đã chứng minh.

Việc tác giả Sơn Hà cho rằng chính Ngô Sĩ Liên cũng phải hoài nghi nhưng điều mình viết khi ông ta dẫn chứng:

Ngay bản thân ông, sau khi nêu xong những vấn đề trên cũng đành viết: “Hãy tạm thuật lại chuyện cũ để truyền lại sự nghi ngờ thôi”!

Đây lại là một vấn đề áp đặt rất chủ quan nữa. Chúng ta đều biết răng: Ông Ngô Sĩ Liên ra đời sau khi Việt sử bị xóa sổ trải hơn 1500 năm, chỉ còn lại truyền thuyết và huyền thoại, nên ông ta hoài nghi thì cũng như ông Sơn Hà với "các nhà sử học ngày càng thống nhất chung quan điểm" ra đời sau đó hơn 500 năm tiếp theo mà thôi. Điều này chỉ là cơ sở để hoài nghi và tìm cách minh chứng, chứ không phải là căn cứ thuyết phục có tính khoa học để phủ định truyền thống lịch sử văn hóa Việt.

Nhưng rất tiếc, tác giả Sơn Hà và "các nhà sử học ngày càng thống nhất chung quan điểm"lại coi cơ sở hoài nghi này như là một định hướng xác định sự phủ định lịch sử văn hóa Việt truyền thống một cách chủ quan.

Bởi vậy, những luận cứ minh chứng cho quan điểm của ông Sơn Hà và "các nhà sử học ngày càng thống nhất chung quan điểm" với "cộng đồng quốc tế" chẳng thấy có cơ sở nào gọi là khoa học cả.

Đọan phân tích tiếp theo đây cho thấy sự nhẫm lẫn giữa tính hoài nghi thành tính xác định định hướng nghiên cứu chủ quan đã dẫn đến sự phi khoa học như thế nào.

Còn tiếp

.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trong đoạn tiếp theo này tác giả Sơn Hà và "các nhà sử học ngày càng thống nhất chung quan điểm" đã trình bày luận cứ minh chứng cho quan điểm của mình. Độc giả coi lại toàn bộ đoạn tiếp theo sau đây của bài viết:

Về mặt lý luận, nhà nước thường chỉ ra đời khi cơ sở kinh tế đã phát triển, tạo tiền đề cho những chuyển biến xã hội tới mức có sự phân hóa về địa vị và quyền lực. Thực tế cho thấy, hầu hết các nhà nước đầu tiên trên thế giới đều xuất hiện vào giai đoạn phát triển nhất của thời đại đồ đồng hoặc đầu thời đại đồ sắt. Ngày nay, qua các phát hiện khảo cổ, khoa học lịch sử Việt Nam đã thiết lập được tương đối hoàn chỉnh sơ đồ diễn biến văn hóa vật chất của dân tộc ta, từ sơ kỳ thời đại đồ đồng đến sơ kỳ thời đại đồ sắt, với các giai đoạn phát triển cơ bản theo thứ tự: Văn hóa Phùng Nguyên - Văn hóa Đồng Đậu - Văn hóa Gò Mun - Văn hóa Đông Sơn.

Theo kết quả xác định niên đại bằng phương pháp carbon phóng xạ (C14), Văn hóa Phùng Nguyên - thuộc sơ kỳ thời đại đồ đồng - tồn tại cách đây chừng bốn ngàn năm. Như vậy, nếu theo quan niệm phổ biến lâu nay, thì thời điểm nhà nước đầu tiên xuất hiện trên đất nước ta (thời điểm lập quốc) tương ứng với niên đại của Văn hóa Phùng Nguyên. Thế nhưng, trong tất cả các hiện vật khảo cổ khai quật được thuộc nền văn hóa này, ngoài ít mẩu xỉ đồng, chưa hề tìm thấy bất kỳ công cụ bằng đồng nào. Công cụ bằng đá vẫn còn phổ biến và chiếm ưu thế tuyệt đối. Các nhà sử học đều thống nhất kết luận rằng xã hội thời Văn hóa Phùng Nguyên chưa vượt khỏi hình thái công xã nguyên thủy và do đó không thể khẳng định trước đây bốn ngàn năm dân tộc ta đã bước vào thời đại văn minh, đã có nhà nước!

Tiếp sau Văn hóa Phùng Nguyên là các giai đoạn phát triển Văn hóa Đồng Đậu và Gò Mun. Dù số lượng, chất lượng của công cụ bằng đồng có xu hướng ngày càng tăng, nhưng cũng chưa thấy chứng cớ rõ rệt nào về sự phân hóa xã hội - động lực cần thiết cho sự xuất hiện của nhà nước.

Sang thời đại Văn hóa Đông Sơn, con người đã thành thạo kỹ thuật đúc đồng và bắt đầu biết chế tạo công cụ từ quặng sắt. Họ đã có thể làm ra những đồ dùng tinh xảo, đòi hỏi trình độ mỹ thuật và kỹ thuật cao (như trống đồng, thạp đồng, ấm đồng...). Nền kinh tế khá phát triển. Nhiều tài liệu, hiện vật khảo cổ cho thấy sự phân hóa giai cấp cũng đã rõ rệt. Ví dụ, trong di chỉ mộ táng Việt Khê (Hải Phòng) - được xác định có niên đại tuyệt đối là 2474 ± 100 năm (tính đến năm 2009), thuộc thời Văn hóa Đông Sơn - các nhà khảo cổ phát hiện bốn ngôi mộ chôn quan tài hình thuyền. Ba ngôi trong số đó hoàn toàn không có hiện vật chôn kèm; còn ngôi thứ tư lại chôn theo 107 hiện vật trong đó có 73 hiện vật bằng đồng (có cả những đồ dùng sang trọng như khay, ấm, thạp, thố, bình, âu...). Sự khác biệt giữa các ngôi mộ thể hiện sự phân biệt sâu sắc về địa vị, vai trò, tài sản... của chủ nhân chúng khi còn sống.

Đoan này, tác giả Sơn Hà đưa là luận cứ minh chứng của mình gồm hai phần. Phần cơ sở lý luận có tính xác quyết của điều kiện thành lập một nhà nước trong lịch sử phát triển nhân loại nói chung. Và phần minh chứng trên cơ sở lý luận đó.

Về phần lý luận, tác giả Sơn Hà viết:

Về mặt lý luận, nhà nước thường chỉ ra đời khi cơ sở kinh tế đã phát triển, tạo tiền đề cho những chuyển biến xã hội tới mức có sự phân hóa về địa vị và quyền lực. Thực tế cho thấy, hầu hết các nhà nước đầu tiên trên thế giới đều xuất hiện vào giai đoạn phát triển nhất của thời đại đồ đồng hoặc đầu thời đại đồ sắt.

Tôi đồng ý khi chưa có minh chứng nào thuyết phục hơn cơ sở lý luận mà tác giả Sơn Hà đưa ra về điều kiện thành lập một nhà nước trong xã hội loài người của cơ sở lý luận này. Nhưng vấn đề lại là: Từ cơ sở lý luận có tính tiên đề cho sự thành lập một nhà nước nói chung trong lịch sử xã hội loài người và dẫn đến việc thành lập cụ thể nhà nước Văn Lang - thuộc Thời Hùng Vương - cội nguồn lịch sử của dân tộc Việt như thế nào lại là một khoảng cách lớn. Cho nên, vấn đề được đặt ra là: Tác giả Sơn Hà và "các nhà sử học ngày càng thống nhất chung quan điểm" với "Cộng đồng quốc tế" đã chứng minh như thế nào. Việc này tác giả Sơn Hà và "các nhà sử học ngày càng thống nhất chung quan điểm" đã thể hiện ở ngay phần sau của đoạn trích dẫn trên. Xin xem lại đoạn này:

Ngày nay, qua các phát hiện khảo cổ, khoa học lịch sử Việt Nam đã thiết lập được tương đối hoàn chỉnh sơ đồ diễn biến văn hóa vật chất của dân tộc ta, từ sơ kỳ thời đại đồ đồng đến sơ kỳ thời đại đồ sắt, với các giai đoạn phát triển cơ bản theo thứ tự: Văn hóa Phùng Nguyên - Văn hóa Đồng Đậu - Văn hóa Gò Mun - Văn hóa Đông Sơn.

Theo kết quả xác định niên đại bằng phương pháp carbon phóng xạ (C14), Văn hóa Phùng Nguyên - thuộc sơ kỳ thời đại đồ đồng - tồn tại cách đây chừng bốn ngàn năm. Như vậy, nếu theo quan niệm phổ biến lâu nay, thì thời điểm nhà nước đầu tiên xuất hiện trên đất nước ta (thời điểm lập quốc) tương ứng với niên đại của Văn hóa Phùng Nguyên. Thế nhưng, trong tất cả các hiện vật khảo cổ khai quật được thuộc nền văn hóa này, ngoài ít mẩu xỉ đồng, chưa hề tìm thấy bất kỳ công cụ bằng đồng nào. Công cụ bằng đá vẫn còn phổ biến và chiếm ưu thế tuyệt đối. Các nhà sử học đều thống nhất kết luận rằng xã hội thời Văn hóa Phùng Nguyên chưa vượt khỏi hình thái công xã nguyên thủy và do đó không thể khẳng định trước đây bốn ngàn năm dân tộc ta đã bước vào thời đại văn minh, đã có nhà nước!

Tiếp sau Văn hóa Phùng Nguyên là các giai đoạn phát triển Văn hóa Đồng Đậu và Gò Mun. Dù số lượng, chất lượng của công cụ bằng đồng có xu hướng ngày càng tăng, nhưng cũng chưa thấy chứng cớ rõ rệt nào về sự phân hóa xã hội - động lực cần thiết cho sự xuất hiện của nhà nước.

Sang thời đại Văn hóa Đông Sơn, con người đã thành thạo kỹ thuật đúc đồng và bắt đầu biết chế tạo công cụ từ quặng sắt. Họ đã có thể làm ra những đồ dùng tinh xảo, đòi hỏi trình độ mỹ thuật và kỹ thuật cao (như trống đồng, thạp đồng, ấm đồng...). Nền kinh tế khá phát triển. Nhiều tài liệu, hiện vật khảo cổ cho thấy sự phân hóa giai cấp cũng đã rõ rệt. Ví dụ, trong di chỉ mộ táng Việt Khê (Hải Phòng) - được xác định có niên đại tuyệt đối là 2474 ± 100 năm (tính đến năm 2009), thuộc thời Văn hóa Đông Sơn - các nhà khảo cổ phát hiện bốn ngôi mộ chôn quan tài hình thuyền. Ba ngôi trong số đó hoàn toàn không có hiện vật chôn kèm; còn ngôi thứ tư lại chôn theo 107 hiện vật trong đó có 73 hiện vật bằng đồng (có cả những đồ dùng sang trọng như khay, ấm, thạp, thố, bình, âu...). Sự khác biệt giữa các ngôi mộ thể hiện sự phân biệt sâu sắc về địa vị, vai trò, tài sản... của chủ nhân chúng khi còn sống.

Như vậy, qua toàn bộ đoạn này, độc giả cũng thấy rằng: lập luận gọi là khoa học của họ chỉ chủ yếu dựa trên chứng cứ di vật khảo cổ tìm thấy ở trong phạm vi nước Việt Nam hiện đại. Qua những di vật này chính tác giả cũng xác định:

Theo kết quả xác định niên đại bằng phương pháp carbon phóng xạ (C14), Văn hóa Phùng Nguyên - thuộc sơ kỳ thời đại đồ đồng - tồn tại cách đây chừng bốn ngàn năm. Như vậy, nếu theo quan niệm phổ biến lâu nay, thì thời điểm nhà nước đầu tiên xuất hiện trên đất nước ta (thời điểm lập quốc) tương ứng với niên đại của Văn hóa Phùng Nguyên.

Như vậy, di vật Phùng Nguyên hoàn toàn phủ hợp với tiêu chí lý luận mà chính tác giả đưa ra và chính ông ta cũng thừa nhận sự tương đương về niên đại với thời điểm lập quốc. Nhưng chính xuất phát từ cách đặt vần đề chú quan và định hướng sai lầm đã khiến tác giả tự phủ định chính nhưng lập luận của mình ngay sau đó:

Thế nhưng, trong tất cả các hiện vật khảo cổ khai quật được thuộc nền văn hóa này, ngoài ít mẩu xỉ đồng, chưa hề tìm thấy bất kỳ công cụ bằng đồng nào. Công cụ bằng đá vẫn còn phổ biến và chiếm ưu thế tuyệt đối.

Sự tự phủ định này cho thấy rằng: Tác giả Sơn Hà và "các nhà sử học ngày càng thống nhất quan điểm" để minh chứng cho quan điểm phủ định lịch sử văn hóa truyền thống Việt chỉ dựa trên những di vật khảo cổ tìm thấy được. Nhưng ngay cả những cái gọi là chứng cứ này - cơ sở biện minh cho luận điểm của họ thì họ cũng tự phủ định nếu nó mâu thuẫn với luận điểm đó. Đây gọi là những luận cứ khoa học sao?

Việc coi những di vật khảo cổ tìm thấy được trong phạm vi nước Việt Nam hiện đại chưa phải là bằng chứng thuyết phục để phủ định truyền thống văn hóa sử Việt. Bởi vì, sự tồn tại của lịch sử không thể duy nhất được minh chứng qua di vật khảo cổ. Chưa nói đến khi chỉ căn cứ vào di vật khảo cổ thì vấn đề khiến khuyết lớn nhất của nó chính là những di vật không tìm thấy. Chưa nói đến phạm vi khảo cổ chỉ giới hạn trong vùng lãnh thổ cư trú hiện đại của người Việt - còn dân tộc Việt thì tồn tại hàng ngàn năm trước BC được chính sử ghi nhận lại không chỉ có ở Bắc Việt Nam.

Nhưng tác giả Sơn Hà và "các nhà sử học ngày càng thống nhất chung quan điểm" đã vội vã kết luận không hề có cơ sở khoa học, chứ tôi không nói là thiếu tính thuyết phục rằng:

Các nhà sử học ngày càng thống nhất, chung quan điểm khi cho rằng nhà nước đầu tiên trên đất nước ta chỉ có thể xuất hiện vào thời Văn hóa Đông Sơn - giai đoạn phát triển đỉnh cao của thời đại đồ đồng và giai đoạn đầu của thời kỳ đồ sắt. Quan điểm này được cộng đồng quốc tế thừa nhận. Nhiều công trình lịch sử, xã hội học của các tác giả nước ngoài, đã dùng từ “văn minh” (civilization) thay vì “văn hóa” (culture) khi bàn về Văn hóa Đông Sơn của Việt Nam. Do vậy chỉ có thể dùng niên đại của Văn hóa Đông Sơn làm giới hạn đầu cho thời kỳ lập quốc của dân tộc ta, cách đây chừng 25 - 27 thế kỷ. Nó cũng phù hợp với ghi chép của Việt sử lược - bộ sử khuyết danh nhưng có độ chính xác cao, được biên soạn sớm nhất ở nước ta - theo đó “... Đến thời Trang Vương nhà Chu (696 - 681 TCN), ở bộ Gia Ninh có người lạ, dùng ảo thuật áp phục được các bộ lạc, tự xưng là Hùng Vương, đóng đô tại Phong Châu, phong tục thuần phác, chính sự dùng nối kết nút, truyền được 18 đời, đều gọi là Hùng Vương”.

SƠN HÀ

Tác giả Sơn Hà viện dẫn quan điểm của các nhà khoa học nước ngoài về cách dùng từ "văn minh" thay từ "văn hóa" không phải là luận cứ minh chứng khoa học. Việc trích dẫn một cách riêng rẽ và chủ quan đoạn viết trong cuốn "Việt Sử Lược" lại hoàn toàn mang tính áp đạt không căn cứ. Khi chính cuốn sách này còn những vấn đề tồn nghi và mâu thuẫn với chính ngay nội dung của nó là:

Việt Sử Lược viết:

"Việt Vương Câu Tiễn sai sứ sang dụ Hùng Vương liên minh chống lại Trung nguyên, nhưng Hùng Vương cự tuyệt".

Hiện tượng này nên hiểu như thế nào? Và còn nhiều chứng cứ khác cần làm sáng tỏ một cách khách quan khoa học.

Ngay trong bài viết của tác giả Sơn Hà, tôi đã chứng minh tính tự mâu thuẫn ngay trong luận cứ của tác giả Sơn Hà và "các nhà sử học ngày càng thống nhất chung quan điểm". Tôi đã chứng minh sai lầm của họ khi đặt vấn đề một cách hoàn toàn chủ quan. Tôi đã chứng minh phương pháp nghiên cứu của họ là phiến diện , chủ quan, áp đặt và phi khoa học.

Chân lý không lệ thuộc vào số đông.

Tôi viết bài này nhân danh cá nhân tôi.

Kết luận của tôi là:

Không hề có cơ sở khoa học nào biện minh cho quan điểm phủ nhận lịch sử văn hiến Việt trải gần 5000 văn hiến.

Xin cảm ơn ban biên tập báo Công An T/p HCM đã cho đăng bài .

Cảm ơn sự quan tâm của bạn đọc.

Nguyễn Vũ Tuấn Anh.

------------------

Thiên Luân thân mến.

Tôi đã viết xong. Nhờ Thiên Luân chuyển giúp đến báo Công An T/P HCM qua mục "Ý kiến bạn đọc".

Xin cảm ơn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa sư phụ,

Đệ tử đã gửi xong, chỉ làm công việc gửi hộ cho sư phụ và không đả động gì đến thông tin cá nhân của sư phụ.

Nếu cần thiết, đệ tử sẽ giúp sư phụ tìm hiểu thêm với người viết Sơn Hà, để xác định xem anh/chị ta là nhà báo viết bài theo cung cấp của 1 "sử gia" nào đó hoặc là bài của 1 "nhà nghiên cứu" viết.

Thiên Luân

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảm ơn Thiên Luân quan tâm.

Nhưng thực sự tôi cảm thấy không cần biết Sơn Hà là ai trong số "hầu hết những nhà sử học trong nước ngày càng thống nhất quan điểm""cộng đồng khoa học thế giới". Tôi chỉ quan tâm đến luận điểm của họ có đúng hay sai mà thôi.

Bài viết của Sơn Hà này có nhiều đoạn trùng lặp với tác giả Nguyễn Anh Hùng viết trên KTNN từ cách đây hơn 10 năm trước. Tác giả N. Anh Hùng này có văn phong giống vị trường khoa Sử một trường Đại Học lớn ở Hanoi và giống ới một nhà nghiên cứu văn hóa sử được chính phủ Pháp thưởng Bắc Đẩu bội tinh. Quan điểm này được Lê Thành Khôi - Việt Kiều Pháp - cũng được chính phủ Pháp thưởng huân chương - ủng hộ.

Tôi vừa hoàn chỉnh bài viết xong thì biết Thiên Luân đã gửi bài. Như vậy, Thiên Luân đã gửi bài chưa chỉnh sửa.

Nhờ Thiên Luân gửi ngay cho báo CA T/p đường link vào ngay bài viết này để họ tham khảo.

Cảm ơn Thiên Luân.

Còn đây là lời nhân xét dành cho nước Pháp và tất cả các quốc gia trên thế giới thể hiện thái độ phủ nhận văn hóa sử truyền thống Việt:

Họ sẽ không bao giờ có sự phát triển thực sự về các ngành khoa học vì tính thiếu logic trong tư duy. Xã hội của họ sẽ rối loạn bới những mâu thuẫn bùng phát từ bên trong do cách tư duy không hợp lý , nên không thể có một chuẩn mực đúng trong quan hệ xã hội của họ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Oài, đệ tử nhanh nhảu quá rồi :unsure:

Sư phụ chỉnh sửa xong thì đệ tử sẽ cung cấp link cho báo CA.

Thiên Luân

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phát hiện di tích thời Hùng Vương tại Tuyên Quang

Thứ hai, 17/08/2009, 02:24 (GMT+7)

Nguồn: Sài Gòn Giải Phóng

Ông Quan Văn Dũng, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Tuyên Quang cho biết: Qua điều tra, khảo sát khảo cổ học tại một số xã phía Nam huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang), Đoàn khảo cổ học của Bảo tàng Tuyên Quang và Viện Khảo cổ học Việt Nam đã phát hiện di tích - nơi ở của người dân thuộc thời đại kim khí (thời Hùng Vương) ở xã Thiện Kế (huyện Sơn Dương). Đây là lần đầu tiên các nhà khảo cổ học phát hiện di tích thời Hùng Vương tại Tuyên Quang.

Hiện vật thu được tại khu di tích xã Thiện Kế gồm 187 mảnh đồ gốm, trong đó có 12 mảnh miệng (8 miệng loe, 4 miệng thẳng), 2 mảnh đáy bằng, 1 mảnh chân giò gốm, 172 mảnh thân... với nhiều hoa văn khác nhau được khắc trên các mảnh gốm.

Cũng tại xã Thiện Kế, Đoàn khảo cổ còn phát hiện được di tích cự thạch ở thôn Phố Giò (xã Thiện Kế). Di tích cự thạch là một tấm đá phiến magma biến chất (gọi là tấm trần), có hình khối giống một con thuyền, hai bề mặt khá phẳng, chiều dài 2,4m, rộng từ 0,9 - 1m, dày từ 0,3m - 0,35m. Bề mặt và ở các rìa cạnh của tấm đá đã bị lớp phong hóa bao phủ rất dày. Cũng theo ông Dũng, di tích cự thạch Thiện Kế có thể liên quan đến tục thờ Thần đá của các cư dân tiền sử nơi đây.

Căn cứ vào các hiện vật phát hiện được, bước đầu các nhà khảo cổ học cho rằng, Thiện Kế là một làng cổ - nơi cư trú của người thời Hùng Vương thuộc giai đoạn Gò Mun, có niên đại cách đây khoảng 2.500 - 3.000 năm.

TTXVN

Nhời bàn của Thiên Sứ

Những thứ tìm thấy gọi là "Di vật khảo cổ" này - cho rằng sự kiểm tra Carbon C14 là hoàn toàn chính xác - thì cũng chỉ có thể kết luận là có niên đại tương đương với Thời Hùng Vương của Việt sử. Còn bào rằng thì nà mà ló chính là di vật thời Hùng vương thì thật buồn cười quá.

Không thể vì có niên đại tương đương thì bảo nó là của thời Hủng Vương được. Muốn nói vậy thì phải chứng minh. Chẳng có một luận thuyết chứng minh mà cứ gán đại, rồi la toáng lên là "pha học" .Híc!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính thưa quí vị quan tâm.

Tôi đã rất nhiều lần trình bày trên các diễn đàn rằng: Di vật khảo cổ, cũng như các tài liệu tham khảo khác liên quan đến lịch sử và cả phương tiện nghiên cứu, như thẩm định carbon phóng xạ, phân tử di truyền...vv...Đều chỉ là phương tiện nghiên cứu để biên minh cho một giả thuyết khoa học về lịch sử. Bản thân di vật khảo cổ không phải là bằng chứng duy nhất chứng minh cho lịch sử mà chỉ là một hiện tượng tồn tại khách quan - một phương tiện - minh chứng hoặc bác bỏ một giả thiết, hay những luận cứ về lịch sử.

Bởi vì, di vật khảo cổ tự thân nó không nói lên điều gì. Nói cụ thể hơn là: Những di vật khảo cổ được người ta gán cho Thời Hùng Vương, hay nguồn gốc dân tộc Việt; như: những hộp sọ người tiền sử, di vật đồ đá, đồ đồng, sắt ...vv...không hề có dấu ấn xác định của triều đại Hùng Vương - Nhưng nó là hiện tượng khách quan, biện minh, hoặc bác bỏ một giả thuyết, hoặc luận cứ lịch sử.

Bản thân di vật khảo cổ không phải là phương tiện duy nhất chứng minh cho lịch sử.

Khiếm khuyết của việc sử dụng phương tiện này là những di sản không tìm thấy, hoặc không thể tìm thấy.

Từ đó chúng ta thấy rằng:

Bản chất của một quan điểm lịch sử phải xuất phát từ một hệ thống luận cứ hợp lý và khoa học trên cơ sở tiêu chí cho một giả thiết khoa học.

Hay nói cách khác:

Một quan điểm lịch sử được gọi là khoa học hay không - là căn cứ vào tiêu chí khoa học cho một giả thiết khoa học, chứ không phải căn cứ vào phương tiện sử dụng. Cái áo blu trắng, kính hiển vi điện tử và máy vi tính cao cấp không làm nên một giả thuyết khoa học.

Từ đó cho thấy rằng: Nhưng di vật khảo cổ có niên đại tương đương thời Hùng Vương không thể xác minh tính tự thân của nó là sản phẩm của lịch sử văn hóa xã hội phổ biến của Thời Hùng Vương, nếu như không có luận cứ minh chứng điều đó. Thí dụ như: Không thể lấy hình ảnh của con trâu đang cày trên đồng ruộng hiện nay để xác định rằng: Xã hội Việt Nam ở thế kỷ 21 đang ở tình trạng từ thế kỷ II BC.

Đó chính là nguyên do để tôi khẳng định rằng: Tất cả những di vật khảo cổ tìm thấy có niên đại tương đương Thời Hùng Vương phải được chứng minh bằng những luận cứ xác đáng, có hệ thống để xác định nó ở vị trí nào trong một thời đại có niên đại tương đương và không gian lịch sử của nó. Nhưng họ không hề có một luận cứ nào cho điều này.

Sai lầm của "hầu hết các nhà sử học trong nước" và của "cộng đồng khoa học lịch sử thế giới" (Thực ra chỉ thấy có vài người), chính là họ đã tuyệt đối hóa sự tương đương niên đại - (ngay cả việc này cũng phải được xác minh tính đúng tuyệt đối của phương pháp xác minh niên đại) - và gán cho nó thuộc về thời đại Hùng Vương, mà không hề đếm xỉa gì đến không gian lịch sử và những mối quan hệ lịch sử, văn hóa xã hội khác liên quan.

Đây chính là một trong những cơ sở để tôi xác quyết và khẳng định rằng:

Quan điểm phủ nhận giá trị văn hiến lịch sử truyền thống của dân tộc Việt trải gần 5000 năm văn hiến hoàn toàn không có cơ sở khoa học.

Cho dù quan điểm đó được "Hầu hết các nhà nghiên cứu lịch sử trong nước ủng hộ" và được "cộng đồng khoa học thế giới thừa nhận" so với một cá nhân tôi.

Chân lý không lệ thuộc vào số đông.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tiếc cho nền nghiên cứu lịch sử nước nhà ngày càng có những "con sâu" chung quan điểm. Hèn chi mà bọn cháu ngày xưa học sử xong trong đầu chẳng nhớ chữ nào. Mặc dù cháu rất yêu sử :o

Share this post


Link to post
Share on other sites

Văn Lang thân mến.

Văn Lang có đặt vấn đề cần tổ chức một cuộc hội thảo để làm rõ vấn đề và Văn Lang có khả năng chuyển một nội dung phương án hội thảo cho các cơ quan chức năng. Tôi có hứa sẽ viết một văn bản nghiêm túc về phương án hội thảo để Văn Lang gửi đi và tôi sẽ làm việc nghiêm túc về việc này với cơ quan chức năng nào đó quan tâm. Tôi nghĩ rằng họ sẽ quan tâm vì đây là vấn đề cội nguồn dân tộc xét theo cái nhìn khoa học - nếu nó thật sự khoa học và cần thiết để làm sáng tỏ cội nguồn dân tộc khi có những ý kiến trái chiều về v/d này. Đây là một phương án hội thảo công khai chứng tỏ tính trách nhiệm của tôi với những luận điểm mà tôi đã chứng minh: Việt Sử trải gần 5000 năm văn hiến một thời huy hoàng ở miến nam sông Dương Tử. Tất nhiên tôi không phải là nhà chuyên môn về các văn bản Pháp Lý nên có thể văn bản này còn thiếu sót cần bổ sung. Mọi việc đề nghị đều công khai trên diễn đàn này và lúc đó tôi sẽ mở một to píc chuyên đề.

Nếu không được quan tâm thì đây là cố gắng cuối cùng của tôi. Còn nếu được quan tâm thì tôi sẽ làm trọn trách nhiệm của mình.

PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC HỘI THẢO

TÌM VỀ CỘI NGUỒN VIỆT SỬ

Mục đích:

Tìm về cội nguồn Việt sử là thời Hùng Vương.

Chủ trì:

Cơ quan chức năng và có thẩm quyền.

Hình thức hội thảo:

1 - Trình bày những nghiên cứu của Nguyễn Vũ Tuấn Anh minh chứng cội nguồn Việt Sử từ thời Hùng Vương đến này trải 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sống Dương tử.

- người trình bày duy nhất về luận điểm này là Nguyễn Vũ Tuấn Anh.

2 - Trình bày của các nhà khoa học trong nước minh chứng quan điểm cho rằng cội nguồn Việt sử thời Hùng Vương không thể tồn tại gần 5000 năm như chính sử viết và truyền thống văn hóa sử dân tộc Việt ghi nhận.

- Người trình bày gồm các nhà khoa học tiêu biểu trong và ngoài nước đại diện cho luận điểm minh chứng cội nguồn Việt sử thời Hùng Vương không thể tồn tại gần 5000 năm như chính sử viết và truyền thống văn hóa sử dân tộc Việt ghi nhận. Sô lượng của các vị tham gia theo quan điểm này hạn chế đến đâu do ban tổ chức quyết định.

3 - Trên cơ sở bài tham luận của hai quan điểm khác nhau đã trình bày sẽ tiếp tục phản biện, minh chứng bảo vệ quan điểm trên cơ sở khách quan khoa học.

- Tiêu chí xác định:

Căn cứ theo tiêu chí khoa học được cộng đồng khoa học thế giới nhất trí công nhận:

* Một giả thuyết hay một phương pháp khoa học được coi là đúng, nếu giải thích một cách hợp lý hầu hết những hiện tượng và vấn đề liên quan đến nó một cách nhất quán, hoàn chỉnh, có tính quy luật, tính khách quan và khả năng tiên tri.

* Một giả thiết hay một phương pháp luận khoa học bị coi là sai khi một mắt xích trong chuỗi luận cứ của nó bị chứng minh là sai mà không thể biện minh được.

Nội dung:

Trình bày tất cả những vấn đề liên quan đến cội nguồn cổ sử của dân tộc Việt - Thời Hùng Vương - từ thư tịch, khảo cổ, di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. ....Trong đó có lý học Đông phương - nhưng không phải là chủ yếu - bảo vệ và minh chứng luận điểm

Thành phần tham dự:

Các bộ, ban ngành Trung ương của Đảng và chính phủ tại Hà nội và địa phương liên quan hay quan tâm. Các nhà nghiên cứu hàng đầu liên quan trong các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, lịch sử, văn hóa, tôn giáo, thiên văn, vật lý lý thuyết và các nhà nghiên cứu Lý học Đông phương. Nếu có điều kiện mời các tùy viên văn hóa và khoa học từ đại sứ các nước quan tâm và cơ quan văn hóa Liên Hiệp Quốc với các nhà khoa học nước ngoài quan tâm và được coi là tán thành luận điểm của hai phía.

Đề nghị mỗi bên được mời một số khách tiêu biểu và có trợ lý của mỗi bên.

Thời gian hội thảo:

Thời gian đề nghị:

Tạo điều kiện về thời gian để tất cả các tham luận của các nhà khoa học có quan điểm không thừa nhận Việt sử 5000 năm văn hiến đều được tranh biện với từng người. Và từng người có ý kiến tranh biện với Nguyễn Vũ Tuấn Anh.

Thời gian cụ thể:

Do ban tổ chức quyết định

Địa điểm hội thảo:

Tại Thủ Đô Hà Nội.

Kinh phí:

Nguồn kinh phí:

Do các cơ quan ban ngành tài trợ và vận động quyên góp.

Dự trù kinh phí: It nhất hai tỷ đồng.

Các bên tham gia không tham gia đóng góp cũng như hưởng lợi từ kinh phí này với bất cứ hình thức nào. Ngoài trừ tự nguyện đóng góp.

Thông tin:

- Phát sóng truyền hình những nội dung chủ yếu với thời lượng cần thiết, hoặc trực tiếp truyền hình sau hoặc trong khi hội thảo.

- Thông tin báo chí về kết quả hội thảo sau hội thảo.

- Quảng cáo băng rôn khẩu hiệu tại khu vục được tổ chức hội thảo.

- Giới thiệu Hội thảo trên truyền hình và báo chí trước hội thảo.

- Thơ mời.

-

Tập hợp các bài tham luận, bài viết thể hiện quan điểm và luận điểm phản biện, minh chứng trong kỷ yếu, phát hành rộng rãi.

Thời gian chuẩn bị:

Bốn đến năm tháng từ khi có quyết định, hoặc giấy phép tổ chức.

An ninh:

Đề nghị bảo vệ an ninh cho hội thảo từ cơ quan an ninh.

Người lập phương án hội thảo.

Nguyễn Vũ Tuấn Anh

A75/ 6f/ 14 Đường Bạch Đằng . P2 Quận Tân Bình T/p HCM.

***

Chào các bác!

Em gia nhập Diễn đàn chưa lâu, cũng không có điều kiện thường xuyên lên Diễn đàn nên mới từng bước tìm hiểu các phần của Diễn đàn thôi. Hiện tại, em đang quan tâm đến phần "Cổ văn hóa sử" với mảng nội dung chủ yếu về lịch sử nước Việt.

Em rất ủng hộ ý tưởng tổ chức một Hội thảo như các bác đã nêu, song em xin có mấy ý kiến như sau:

1. Trước hết, tổ chức 1 cuộc hội thảo như ý tưởng của bác Thiên Sứ đề xuất là rất hay, sẽ gây được tiếng vang lớn và sẽ là phát súng lệnh cho các nhà viết sách giáo khoa bắt đầu viết lại những chương về lịch sử Việt Nam. Tuy nhiên, theo ý tưởng của em, để thực sự có tác dụng thì Hội thảo nói trên nên có sự chuẩn bị chu đáo về dư luận, lực lượng và kinh phí, nếu không sẽ đi vào 1 trong các hương: (a) Không thực hiện được; (:lol: Thực hiện được nhưng kết quả không như mong muốn.

Để chuẩn bị về Dư luận, chúng ta có thể tổ chức các cuộc hội thảo trên mạng, hình thức này hoàn toàn có thể thực hiện chỉ với 1 lực lượng tình nguyện viên rất nhỏ, khoảng 5-10 người, lượng kinh phí không quá lớn, có thể đóng góp được.

Việc tổ chức hội thảo trên mạng này thực hiện dần từng bước, bước 1 có thể làm như bạn Cresent (Trăng khuyết hay Bánh sừng bò :lol:), e-mail đến các nhà khoa học, các trường đại học danh tiếng nghiên cứu về lịch sử và văn hóa, các tổ chức nghiên cứu lịch sử, văn hóa, các tổ chức quốc tế, đặc biệt là UNESCO... trong đó đặc biệt lưu ý đến các nhà khoa học đã và đang nghiên cứu về lịch sử và văn hóa Việt Nam. Ý kiến phản hồi của họ sẽ là cơ sở để ta thảo 1 giấy mời chính thức tổ chức Hội thảo.

Về thời gian tổ chức, em đề nghị là do có rào cản về ngôn ngữ cũng như nhiều vấn đề tế nhị khác, có thể thời gian chuẩn bị dư luận là khoảng 1 năm, nghĩa là đến cuối 2010 mới tổ chức hội thảo chính thức. Nếu không có sự chuẩn bị chu đáo, rất có thể ta sẽ phải trả 1 giá rất đắt từ những lý do rất đơn giản.

2. Về ngôn ngữ: Lẽ dĩ nhiên Hội thảo này phải lấy Tiếng Việt làm cơ bản, nhưng cần có đội ngũ tình nguyện viên thông dịch và biên, phiên dịch sang các thứ tiếng tối thiểu: Anh, Latin, Pháp ... Đặc biệt, Kỷ yếu của Hội thảo sẽ được dịch sang các thứ tiếng khác nhau để công bố rộng rãi, tránh tình trạng các kết quả nghiên cứu khoa học trong nước rất ít khi được giới khoa học quốc tế biết đến.

3. Về lực lượng: sau khi tổ chức dư luận bằng lấy ý kiến trên mạng, sẽ tổ chức tuyển tình nguyện viên cho các công việc. Việc này thực ra không khó, vì nội trên Diễn đàn đã khá nhiều thành viên có tâm huyết. Ngoài ra, việc tổ chức cũng cần lực lượng tình nguyện viên rất lớn nhưng lực lượng này không quá khó kiếm, đặc biệt từ các sinh viên đang học và nghiên cứu lịch sử cũng nhưng những người quan tâm đến sử Việt.

4. Về kinh phí: Đây là khoản đau đầu nhất đối với bất kỳ nhà tổ chức nào. Theo em, kinh phí để tổ chức Hội thảo này được quyết định bởi khâu chuẩn bị dư luận. Nếu công tác chuẩn bị tốt, em tin có thể kêu gọi tài trợ phần lớn kinh phí. Ngoài ra, kinh phí có thể kêu gọi các nguồn đóng góp phi lợi nhuận và độc lập với nhóm bảo vệ và nhóm phản biện.

Về cá nhân em, do điều kiện hạn chế của mình, em xin tình nguyện tham gia vào các khâu lập kế hoạch chi tiết, điều phối tiến độ thực hiện. Ngoài ra, có thể trong những điều kiện có thể, em sẽ hỗ trợ hết mình.

Trên đây là thiển ý của em. Có gì không phải mong các bác bỏ quá!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bác Thích Đủ Thứ (mà hông được thứ nào heheh... :lol: )

Crescent cũng mong có ngày được làm tình nguyện viên, chạy loăn quăn phụ 1 phần nhỏ xíu cho dự án này và chắc chắn dự án mà được triển khai thì chẳng thiếu tình nguyện viên.

Tuy vậy, cũng giống như bác....thích...mà....hông được hì...hì....

Bác Thích Đủ Thứ ngày đêm cùng mọi người cầu nguyện cho dự án triển khai đi....chứ dụ này bác Thiên Sứ bảo phải đợi Duyên thôi, chỉ 1 bên mong muốn chẳng đi đến đâu hic....

Chào "bác" :lol:

Share this post


Link to post
Share on other sites