Thiên Sứ

BÀi ViẾt CỦa GiÁo SƯ TrỊnh Sinh TrÊn BÁo Lao ĐỘng

53 bài viết trong chủ đề này

Bác Thích Đủ Thứ (mà hông được thứ nào heheh... :) )

Crescent cũng mong có ngày được làm tình nguyện viên, chạy loăn quăn phụ 1 phần nhỏ xíu cho dự án này và chắc chắn dự án mà được triển khai thì chẳng thiếu tình nguyện viên.

Tuy vậy, cũng giống như bác....thích...mà....hông được hì...hì....

Bác Thích Đủ Thứ ngày đêm cùng mọi người cầu nguyện cho dự án triển khai đi....chứ dụ này bác Thiên Sứ bảo phải đợi Duyên thôi, chỉ 1 bên mong muốn chẳng đi đến đâu hic....

Chào "bác" :D

Đợi duyên thì biết bao giờ Duyên mới đến! Nếu thực sự muốn làm, chuẩn bị 1 bản tóm tắt nội dung, dịch ra vài thứ tiếng, gửi đi các nơi để thăm dò dư luận, có vậy mới biết được duyên đã đến hay chưa.

Tất nhiên hữu duyên thì tốt, nhưng hữu duyên mà không hành động thì duyên cũng chưa chắc đã mang lại kết quả tốt đẹp nào! Không may có khi mang lại mấy chữ trong Thất khổ đời người: Sầu ly biệt, oán hợp tan, hận cầu bất đắc!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào các cao nhân,

Đọc hết những trang này quả mỏi cả mắt, nhưng nói chung cũng thu được nhiều bổ ích! Nhân đây tôi cũng xin nói lên một vài suy nghĩ.

1. Những phương pháp xác định tuổi của các hiện vật khảo cổ lúc nào cũng có những sai số nhất định, đôi khi rất lớn, mà đối với lịch sử sai số vài trăm năm coi như toi, vì nó làm thây đổi cách nhìn nhận vào những quá trình lịch sử. Vì vậy khi đọc những con số do phương pháp này đưa ra chúng ta cần thận trọng.

2. Việc chứng minh một sự kiện lịch sử nào đó nếu chỉ dựa trên những suy luận cũng sẽ dễ lâm vào sai lầm, vì trên lý thuyết khi ta muốn chứng minh một điều gì thì ta cần dựa trên những luận điểm tạm gọi là tiên đề có trước đó. Như vậy dựa trên những cái ta không biết có hay kô để chứng minh một cái khác ta cũng không biết có hay không thì quả khó chính xác. Nói về việc này tôi có thể nhắc đến một trường hợp của Viện sĩ Viện Hàn Lâm LB Nga A.T.Fomenko. Ông là một nhà toán học nổi tiếng, không những với những công trình toán học mà với những công trình về lịch sử. Ông bác bỏ hoàn toàn lịch sử nhân loại, lịch sử của Nga và dùng phương pháp toán học để xây dựng lại một NỀN LỊCH SỬ MỚI CỦA NHÂN LOẠI. Hiển nhiên là ông bị phản đối kịch liệt từ những nhà sử học và cả những nhà toán học nổi tiếng, nhưng điều đó cũng không cản trở được sự ra đời của hàng trăm công trình của ông về việc nghiên cứu này. Tại khoa Toán của trường ĐHTH Lomonosov Moscow ông có cả một đội ngũ khá mạnh nghiên cứu theo hướng này.

Dù sao từ trước giờ ở VN ta những ý kiến phản biện đều rất khó chấp nhận. Nhưng bây giờ chúng ta cần có những phản biện nghiêm túc về nhiều vấn đề khác nhau, trong đó có lịch sử. Có như vậy thì mới có thể tiến gần hơn tới những chân lý! Tuy nhiên, lịch sử vẫn là lịch sử, nó tồn tại một cách tự nhiên và thay các bạn để ý xem, đời sau không bao giờ có thể nhận được những thông tin thật của nó, vì người viết sử viết sao cho hay với mình, còn về phía khác thì dễ bị lãng quên, lâu dần sẽ biến hoàn toàn trong trí thức nhân loại. ...

Thân!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hôm nay xem lại chủ đề này, thấy đề nghị của Văn Lang từ 2009, về một Hội thảo để tìm về cội nguồn dân tộc quả là xa vời.

Share this post


Link to post
Share on other sites