Posted 19 Tháng 7, 2009 Thưa... Trái Đất có 2 cực địa từ, không trùng với 2 cực địa lý. Cực Bắc từ có toạ độ 70° Vĩ Bắc Và 96° Kinh Tây, trên lãnh thổ Canada, cách cực Bắc địa lý 800 km. Cực Nam từ có toạ độ 73° Vĩ Nam và 156° Kinh Đông ở vùng Nam cực, cách cực Nam địa lý 1000 km. 2 cực địa từ bắc và nam vẫn cùng hướng với bắc và nam cực của qủa đất , chỉ lệch nhau chút đỉnh. xin bạ̣n Kadest xem lại . Chỗ này tôi xin nhận... tôi sai. Nhưng 3 chữ CHỈ NAM CHÂM.... Xin có 1 điều rằng trong cấu trúc tiếng Tàu, BỔ TÚC TỪ đứng trước DANH TỪ nhưng đứng sau ĐỘNG TỪ. Tiếng Anh, tiếng Pháp cũng có cấu trúc này. Trong CHỈ NAM CHÂM thì NAM bổ túc cho CHỈ, CHỈ NAM bổ túc cho CHÂM. CHÂM là DANH TỪ nên CHỈ NAM đứng trước, còn CHỈ là ĐỘNG TỪ nên NAM đứng sau. Cho nên... Share this post Link to post Share on other sites
Posted 19 Tháng 7, 2009 chào bạn Kadest . Đến Thánh cũng chưa dám nhận mình đúng hết , huống chi người phàm , quan niệm của tôi ...cứ thành thật thẳng thắn ...dù có thể mình sai nhưng biết đâu chính cái sai của mình đã giúp cho người khác đạt đến cái đúng . như vậy công sức mình bỏ ra để tìm được cái 'sai' cũng không hề uổng phí . bạn viết :'còn CHỈ là ĐỘNG TỪ nên NAM đứng sau.' tôi nghĩ phải ngược lại mới đúng ....như tiến về phương nam thì viết là 'nam tiến' chứ đâu có viết là 'tiến nam'' trừng phạt phương bắc thì Hoa ngữ nói là 'bắc phạt', đi đánh phía tây thì nói là 'tây chinh ' chứ đâu có nói ngược lại ? Trong lịch sử Việt Nam ta có Bắc bình vương Nguyễn Huệ chứ đâu có Bình bắc vương ... Tôi có nghe là trong phương ngữ miền nam trung hoa người ta đôi khi vẫn 'nói ngược ', không biết có đúng không ? ....vài hàng trao đổi với bạn , tôi nghĩ sao nói vậy chứ về ngôn ngữ học tôi dốt đặc , chúc sức khoẻ . Share this post Link to post Share on other sites
Posted 23 Tháng 7, 2009 Thưa Ông Nhatnguyen. Tôi xin ghi nhận ý kiến của ông. Về vấn đề này, tôi xin bổ sung một chút thiếu sót ở trên. Rằng : nếu BỔ TÚC TỪ 'không phải' là đối tượng của ĐỘNG TỪ thì nó vẫn đứng trước. Đó là trường hợp 'nam tiến', 'bắc phạt', hay 'tây chinh' ...Tôi xin ví dụ 'bắc phạt' là chinh phạt một nước, hay một tổ chức gì đó ở hướng bắc, đối tượng của động từ phạt ở đây không phải là hướng bắc. Trong 'nam tiến', động từ tiến có nghĩa là tiến công, hay tấn công, cũng là đánh dẹp một nước , chứ không phải chỉ là di chuyển. Còn trong CHỈ NAM CHÂM, người ta muốn nói đến một cây kim chỉ hướng nam, chứ không phải là chỉ ai đó hay cái gì đó ở hướng nam. Cho nên 'nam' ở đây đúng là đối tượng của động từ 'chỉ', và phải đứng sau 'chỉ'. Thực ra tôi không có ý bác bỏ ý kiến của ông Nhatnguyen, rằng kim nam châm là của người Việt, mà tôi chỉ muốn nói rằng: dựa vào cấu trúc ngôn ngữ của CHỈ NAM CHÂM, chúng ta không thể kết luận vấn đề như vậy được. Vài dòng trao đổi... Share this post Link to post Share on other sites
Posted 24 Tháng 7, 2009 thưa bạn Kadest. Tôi nghĩ từ 'chỉ' trong 'chỉ nam châm' không đồng nghĩa với động từ 'chỉ' trong tiếng Việt , bản thân cây kim không thể làm chủ cho hành động 'chỉ' được , nó chỉ có thể hướng về ...mà thôi (chỉ = hướng về là trạng từ )nên chuẩn xác hơn Hán ngữ phải gọi là 'Nam chỉ châm'....mới đúng văn phạm . Thôi tôi đã không biết còn bàn 'tùm lum' làm mất thời giờ của bạn . xử dụng lãng phí không gian mạng của diễn đàn . rất cám ơn Kadest về những gì đã trao đổi , nó thực sự hữu ích cho tôi , mong tiếp tục nhận được ý kiến của bạn . chào thân ái . Share this post Link to post Share on other sites
Posted 24 Tháng 7, 2009 Trước các bậc cao minh Làng xưa xin phép góp một tiếng trống trước cửa nhà sấm bằng cảm nhận sau : Theo suy nghĩ của tôi kim chỉ nam là 1 cụm từ thuần Việt gồm 3 danh từ ghép lại ( kim- needle ; chỉ - pointing ; nam - the South ) để định nghĩa 1 đối tượng : - Chiếc kim la bàn - theo nghiã đen - Chuẩn định hướng cho hành động hay tư duy, theo nghĩa rộng Tôi kém cỏi về tu từ & ngôn ngữ học nhưng cũng xin mạo muội nhận xét rằng nếu bạn dùng tiếng Anh diễn đạt nó là South pointer hay South pointing needle thì cũng không nói tường minh ý nghĩa của nó. Cụm từ Kim chỉ Nam gợi cho tôi ý nghĩ là cây Kim chỉ Nam - cái la bàn chính là phát minh của người Việt cổ. Nhưng sao lại chỉ Nam mà không chỉ bắc ? mà chắc chắn là người cổ quan sát thấy chòm bắc Đẩu và sao bắc cực trước khi phát minh ra la bàn. Theo tôi người Việt cổ nói chỉ Nam ngoài ý nghĩa về định hứơng địa lý nó còn mang ý hướng về nguồn cội của mình ở phía Nam. Có phải chỉ là ngẫu nhiên mà các bản vẽ đồ hình Hà đồ, Lạc thư, bát quái ngày xưa luôn thể hiện NAm ở bên trên ( khi đặt bản vẽ trên bàn thì Nam ở trước mặt ta )? Share this post Link to post Share on other sites
Posted 5 Tháng 9, 2009 Thưa Ông Nhatnguyen. Sau hơn một tháng đọc đi đọc lại sử thuyết của ông (thực ra tôi đã đọc nhiều lần từ đầu năm đến nay), tôi vẫn thấy có nhiều chỗ.... nói một cách công tâm và thẳng thắn, là sai, thưa ông. Và tôi hy vọng là ông có thể tự nhìn ra những cái sai đó. Trên tinh thần nghiên cứu khoa học. Câu chuyện "chỉ nam châm" trên đây chính là một lời nhắn nhủ chân thành gởi đến ông, để chúng ta có thể cùng nhau đi đến những cái đúng. Dĩ nhiên, từ nay đến cuối năm, tôi sẽ từ từ chỉ ra những cái sai đó, để ông có thể tin rằng, tôi thực sự nhìn thấy những cái sai trong sử thuyết của ông. Bây giờ xin phép quay lại câu chuyện "chỉ nam châm". Ông Nhatnguyen đã nói rằng : Tôi nghĩ từ 'chỉ' trong 'chỉ nam châm' không đồng nghĩa với động từ 'chỉ' trong tiếng Việt , bản thân cây kim không thể làm chủ cho hành động 'chỉ' được , nó chỉ có thể hướng về ...mà thôi (chỉ = hướng về là trạng từ )nên chuẩn xác hơn Hán ngữ phải gọi là 'Nam chỉ châm'....mới đúng văn phạm . Dĩ nhiên chúng ta đồng ý với nhau rằng : từ trường trái đất làm cho cây kim chỉ hướng nam, chứ cây kim không tự chỉ nam, đó là chuyện của vật lý học. Còn trong văn phạm ngôn ngữ học, hành đông xảy ra do sự tác động của hành động khác được coi là chủ động. Cây kim nó chỉ hướng nam thì người ta nói là cây kim nó chỉ hướng nam, trong đó "cây kim" là chủ thể của động từ "chỉ". Trong trường hợp người ta nói rằng : Từ trường làm cho cây kim chỉ hướng nam, thì chủ thể của động từ "chỉ" vẫn là "cây kim". Còn "từ trường" là chủ thể của động từ "làm". Xin hết. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 5 Tháng 9, 2009 Nhờ các bác hướng dẫn cách gửi bài có kèm hình ảnh với, cám ơn nhiều. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 5 Tháng 9, 2009 thân chào bạn Kadest. lâu qúa không thấy nay mới gặp lại trong lòng thấy vui vui ..., tôi vẫn nghĩ phải là Nam chỉ châm mới đúng ,chữ 'nam chỉ' ở đây tương tự như chữ 'bắc hộ' vậy , cám ơn bạn đã góp ý , theo tôi chúng ta tạm gác đề tài này để tôi có thời gian tìm hiểu thêm về ngôn ngữ học và cũng vì nó chỉ là 1 trong muôn ngàn vấn đề của sử thuyết họ HÙNG nếu dành cho nó qúa nhiều thời gian thì chúng ta mất đi cơ hội xem xét những vấn đề khác , tôi thực sự cảm kích về sự quan tâm của bạn và sẵn sàng đón nhận những vấn đề bạn sẽ đặt ra ....để anh em cùng nhau luận bàn . bài kế tiếp xin bạn chuyển sang mục ...hành lang trao đổi ... nqn Share this post Link to post Share on other sites
Posted 5 Tháng 9, 2009 Nhờ các bác hướng dẫn cách gửi bài có kèm hình ảnh với, cám ơn nhiều.thân chào , Tôi cũng chỉ mò mẫm thôi....nhưng đã làm qua rồi nên chỉ lại bạn , Trước hết phải đưa hình vào 1 trang chứa hình anh như Flickr.com chẳng hạn , những trang này thường đăng ký dễ dàng và miễn phí . sau đó khi muốn đưa hình ảnh vào chỗ nào của bài viết thì nhấn chuột vào nút ...đưa hình ảnh vào ( nút có điểm vàng cạnh 2 nút có chữ thập xanh nhỏ ở trên )sẽ hiện ra thanh đường dẫn , bạn copy và dán đường dẫn ảnh vào , sau đó OK là xong Bạn nhớ copy đường dẫn chứ không phải hình . thông thường thì bạn nhấp chuột vào chính hình muốn đưa vào bài sau đó nhấn chuột phải ...vào properties ...copy address... bạn nhở xoá dòng http://...trên thanh dẫn coi chừng thưà... thân Share this post Link to post Share on other sites