Posted 25 Tháng 6, 2009 Kim chỉ nam Tôi là kẻ không biết chút gì về ngôn ngữ học chỉ bằng cảm tính mà viết bài này , nếu có gì không đúng ...mong bạn đọc lượng thứ . Trong bài ‘đôi điều về ngôn ngữ Việt – Hoa’ tôi đã nêu : không có từ Hán Việt mà trong khối từ vựng Việt chỉ có những từ riêng của người Việt nam và những từ dùng chung trong khối Bách Việt mà thôi . Truy nguyên nguồn gốc bằng ngôn ngữ . Kim chỉ nam cho chúng ta nhiều điều bất ngờ lý thú .... Sự đóng góp có tính quyết định của kim chỉ nam vào việc hình thành bộ mặt thế giới ngày nay không ai có thể phủ nhận .... ‘kim chỉ nam’ là cụm từ thuần Việt ngữ , ý nghĩa rất rõ ràng ...cái kim có đầu chỉ hướng nam ( ngày xưa theo Dịch lý ngược với ngày nay ),người Hán coi ‘chỉ nam’ là tên tức danh từ riêng nên khi dịch sang Hán văn đã để nguyên chỉ ký âm thành ‘Chỉ nam châm’...chỉ riêng điều này thôi cũng đủ để xem xét lại vì nếu là phát minh của người Tàu thì tên gọi chuẩn xác dựa trên đặc tính của kim chỉ nam sẽ là ‘tư nam châm’ chứ không gọi là ‘chỉ nam châm’. Kim chỉ nam là phát minh của tiền nhân người Việt như vậy 4 phương trời đương nhiên là từ Việt mà gốc gác được xác định bằng ý nghĩa mang trong các đồ hình Dịch lý. a- Phương Bắc . biến âm của bức –nóng chỉ hướng Xích đạo ( Việt nam và Trung quốc đều ở bắc bán cầu ), xích là màu đỏ biến âm thành ‘sóc’ nghĩa là phương ...bắc ngày nay lộn ngược ...chỉ hướng lạnh lẽo của địa cực ... b- Phương Nam . biến âm của ‘non-yếu’ ngược với lớn mạnh , non cũng là ‘núi’là hình tượng của quẻ Cấn trấn phương Nam trong Bát quái tiên thiên , ngôn ngữ Môn-Khơme là B’nâm , Nam trong Thái ngữ là sông nước cũng là dịch tượng của phương nam .; người Việt gọi là Nác→ nước . Nam cũng là ‘nom’ là hướng nhà vua nhìn về theo lễ chế Trung hoa vì nơi ấy có ‘thần’ và ‘dân’ của vua ., người Tàu dịch thành ‘quan’, như vậy ‘quan’ phải là hướng NAM nhưng trôi dần theo những biến cố lịch sử ngày nay ‘quan’ biến thành phương bắc....,Quan thoại = bắc phương thoại .... c- Phương Tây riêng tư người việt còn gọi là ‘riêng tây’nghĩa là cá nhân hay riêng mỗi con người , tây cũng là số 4 trấn phương tây trong đồ hình Hà thư , Hoa ngữ đọc là Tứ đồng âm với tử là chết vì phương tây là hướng mặt trời lặn , ‘tư’ còn có ngĩa là suy nghĩ vì theo hậu thiên bát quái quẻ Ly tức lý lẽ trấn phương tây . Riêng với văn minh Việt phương tây còn gọi là phương Đoài hay Đoạt , từ kép ‘quyết định’ hay ‘định đoạt’ đều xuất phát từ dịch tượng này của phương tây về sau rút gọn chỉ còn 1 chữ ‘quyết’. d- Phương Đông. Số đông hay đám đông là sự đối phản với riêng – tây , Hà thư đặt phía tây là phương của cá thể .1 tinh thần trong 1 thể xác thành 1 con người ; ở đây dịch học xem xét mối tương tác của các dịch tượng ở tầm vi mô , ngược lại phía đông là cộng đồng người được xem xét ở tầm vĩ mô mang tính trường cửu trong thời gian , sợi chỉ xuyên suốt nối kết con người là tình cảm tượng trưng bởi quẻ Khảm nghịch với quẻ Lý của phương tây, tình cảm là sự thương yêu hay từ ái nên ‘thương’ hay ‘ái-yêu’ trở thành tên gọi khác của phương đông , lịch sử Trung hoa đặt cơ sở trên Dịch lý nên có triều Thương đất ở phía đông , ngược với nhà Chu hay Chiêu ở phía tây. Xét trên khía cạnh khác phương đông mang tính động như ta thường nói ‘Chấn động’ngược lại với phương tây là tịnh hay định ... , Chấn động ngôn ngữ bình dân Việt gọi là ‘rung rinh’. Kim chỉ nam truyền sang phương tây chưa rõ vào thời gian nào đã mang theo cả 4 phương nên rất có thể tên gọi phương hướng trong Anh ngữ ngày nay là ký âm latinh tên gốc 4 phương của ‘Bách Việt ngữ’ . Sóc phương ký âm thành South Nác hay nước thành north Quyết thành west Ái thành east Ngoài ra còn phương đông là Orient ký âm của Rung hay Rinh chỉ phương đông theo dịch học . Ở bắc bán cầu South=Sóc chỉ hướng xích đạo hay nóng bức khớp đúng với viêm thiên trong cửu thiên ; đây là sự chỉ dẫn rõ ràng : phương bắc nay đã ....lộn ngược thành phương nam.( Sóc là phương bắc) North=nước = nam hay nậm nghĩa là sông nước theo Thái ngữ; B’nâm trong ngôn ngữ Môn khơme là núi -non , cả sông và núi trong dịch học là quẻ Khảm và Cấn đều là dịch tượng của phương Nam đối nghịch với Hồ-hải qủe Đoài chỉ phương bắc , chữ Nho âm ‘Sơn’ và ‘Xuyên’ rất gần nhau và là đồng âm của ‘sông’ tiếng Việt đã khẳng định gốc gác dịch lý trong sự kiến tạo những từ này . .., nhưng thực là khó hiểu khi ngày nay north = nước – non lại biến thành phương ....bắc . Sự lộn ngược bắc-nam có hệ qủa vô cùng lớn là thay đổi toàn bộ những thông tin địa lý- lịch sử trung hoa ,vị trí tất cả các nước trong cổ sử đều phải xem xét xác định lại như thế cũng đồng nghĩa với việc phải viết lại lịch sử Trung hoa . Share this post Link to post Share on other sites
Posted 25 Tháng 6, 2009 Từ Việt , văn minh Việt . 1-/ Đất- đá tiến lên đồng . Văn minh Trung hoa có 3 bảo khí bằng đồng , gọi là bảo khí vì chúng là cột trụ của phần tâm linh trong văn hoá Trung hoa . Chung hay chuông đồng . Đỉnh hay vạc đồng và Cổ hay trống đồng . Trong lịch sử văn minh nhân loại nguyên liệu dùng chế tạo vật dụng được coi là nấc thang đánh dấu bước thăng tiến của con người , lịch sử văn minh được phân kỳ thành thời đồ đá, thời đồ đồng , đồ sắt .v.v. Ở nấc thang sau những vật dụng tuy đã thay đổi vật liệu dùng chế tạo ra nó và hình dạng cũng có thể thay đổi đôi chút cho phù hợp với tính chất của vật liệu mới nhưng thường được gọi bằng tên cũ như: a- Chung - chum Chung tức chuông mang hình dạng nguyên thủy của cái chum sành là vật dụng dùng chứa trữ thường dùng đựng nước hay ngũ cốc , nhưng với chum đồng thì công năng đã thay đổi ...nó được treo ngược lên làm khí cụ phát ra âm thanh , tuy vẫn giữ hình dạng cũ nhưng công dụng đã khác hẳn ; những người sáng tạo ra nó căn cứ vào hình dáng vẫn gọi nó với cái tên cũ là cái chum sau âm ‘chum’ biến âm thành ‘chuông’, Hán Việt đọc là ‘chung’ . b –Vạc - vại Vạc chỉ là đồ dùng nấu nướng thông thường trong dân gian nhưng khi dùng như khí cụ hành lễ theo nghi thức tế lễ của thiên tử thì trở thành cái đỉnh , đỉnh là vật dụng nấu đồ cúng tế trời đất của vua vì vậy đỉnh trở thành bảo khí tượng trưng cho quyền lực tối cao của hoàng đế , ai nắm giữ được 9 cái đỉnh đồng người ấy là vua thiên hạ . Từ ‘vạc’ thực ra chỉ là biến âm của ‘vại’ cũng là thứ vật dụng của người Việt bằng đất nung hay sành sứ dùng để chứa trữ . ‘Chum sành vại sành’ tiến lên biến thành ‘chuông đồng vạc đồng’ là bước nhảy hoàn toàn hợp quy luật ... biến đổi ngôn ngữ trong quá trình phát triển ., chum – chuông được Hán văn ký âm thành ‘Chung’, từ vạc thì giữ nguyên âm Việt , .người Hoa thường gọi cái vạc bằng tên khác là đỉnh hay đảnh. c- Cổ – cối Sách cũ Trung hoa cho biết người Lạc Việt xưa ....khi có người chết thì dã cối để báo cho mọi người ...như vậy cái cối đã được dùng như 1 khí cụ âm thanh ., dân tộc học cũng cho biết ....người Việt không đánh trống đồng mà dã trống như dã cối vậy ., ở Việt nam nhiều nơi các cụ già vẫn gọi trống đồng là ‘cối đồng’. Từ ‘cối’ ký âm Hán tự biến thành ‘cổ’, từ cái cối Việt nam khi sang bên tàu đã biến thành cổ là cái trống ... Chung , đỉnh hay vạc và đồng cổ ‘thoát thai’ từ chum đất vạị sành và cối đá đã chỉ ra : chuông đồng , đỉnh đồng và trống đồng đều là phát minh của người Việt... lý do rất đơn giản là tên gọi của nó nguyên thủy là từ Việt hay rõ hơn là từ Nôm . 2-/ Ấn chỉ. Ấn là in , cái ấn là con dấu điều đó có lẽ ai cũng biết ....nhưng ít người để ý : từ ‘ấn’ là động tự Việt ngữ có nghĩa là đè xuống . Khác với quy tắc biến đổi ‘đất đá tiến lên ...đồng’ ở đây hình thành quy tắc khác ...: động từ biến đổi thành danh từ . Trong nền văn hóa Hạ long gần 2000 năm trước công nguyên đã tìm được nhiều con dấu dùng ̣để ‘ấn’ vào đất xét trước khi nung tạo các ‘dấu ấn’tức hoa văn trên đồ đất nung ., khảo cổ học Việt gọi là ‘dấu Hạ long’,về sau kỹ thuật tạo dấu ấn này được cải tiến và phổ biến trong nền văn minh Trung hoa đã nổi tiệ́ng như 1 công cụ hữu hiệu của nền hành chánh quốc gia , từ đời Chu được nâng cấp biến thành điều linh thiêng : con dấu của hoàng đế gọi là ‘Ấn truyền quốc’. Dù dùng tạo ‘dấu ấn’ trên đất sét , trên lụa hay trên giấy thì kỹ thuật vẫn là khắc hoa văn ngược trên con dấu để khi ‘ấn’ xuống sẽ để lại hoa văn thuận chiều như ý muốn .chính kỹ thuật này đã tạo ra công nghệ in sau này , chữ được khắc ngược trên miếng gỗ gọi là mộc bản sau đó phết mực và ‘ấn’ xuống lụa hay giấy tạo thành những bản in ,tên của quy trình được gọi ngắn gọn là ‘ấn’ phản ánh nguyên tắc hoạt động nguyên sơ của nó . ‘Ấn’ nguyên thủy là động từ tiếng Việt đã biến thành 1 danh từ của Hoa ngữ , người Việt biến âm đi gọi là ‘in’để phân biệt rõ ràng quy trình và sản phẩm . chính từ ‘ấn’ đã xác định nơi phát minh ra ngành ‘in-ấn’mà ứng dụng khiến thay đổi bộ mặt thế giới , cái quy trình đơn sơ ‘ấn’̣để tạo thành ‘dấu ấn’ chỉ mất địa vị khi kỹ thuật in laser ra đời ở cuối thế kỷ 20. Kỹ thuật in vẫn được coi là 1 phát minh sáng chói của người Tàu được toàn nhân loại xử dụng và coi đó là cuộc cách mạng trong lãnh vực văn hoá thông tin , hiệu dụng của nó đã kiến tạo nên bộ mặt thế giới ngày nay.... nhưng với khám phá từ ‘ấn’ là từ Việt hoàn toàn thì vấn đề phải xem sét lại ....chính người họ HÙNG mới là nhà phát minh vĩ đại đem lại lợi ích cho toàn thể nhân loại không phải là người Tàu như đã lầm tưởng . Trong cuộc cách mạng văn hoá thông tin còn 1 sự kiện quan trọng không kém ....đó là việc phát minh ra giấy , người Tàu gọi là ‘chỉ’, với những thông tin đang biết thì người phát minh ra cách chế tạo giấy là 1 người Việt tên Thái Luân , quy trình công nghệ là xay giẻ tức vải vụn với vỏ cây tươi làm chất phụ gia kết dính tạo thành giấy , công dụng trong đời sống đặc biệt trong lãnh vực văn hoá truyền thông thì khỏi phải bàn nữa ,nó sâu rộng như thế nào chúng ta ai cũng biết bài viết này xin kiện chứng thông tin : giấy là phát minh của người Việt qua bằng chứng ngôn ngữ , người Việt đã dùng tên vật chất cũ là ‘giẻ’ nguyên vật liệu chính dùng chế biến để đặt tên cho vật chất mới tạo thành từ nó là ‘giấy’ , người Tàu gọi là ‘chỉ’ ; 2 từ này chỉ là sự biến âm theo 2 hướng từ 1 âm gốc là ‘giẻ’. Giẻ → gỉ →chỉ ( âm Hán Việt ) Giẻ→ gié→gió→ giấy ( người Việt biến ‘gió’ thành tên riêng 1 loại giấy gọi là ‘giấy gió’ ) Khi 1 sản phẩm mới ra đời ‘tên gọi’ của nó chắc chắn thuộc về ngôn ngữ của dân tộc đã sáng tạo ra sản phẩm mới đó ., điều này tự nhiên đơn giản nhưng vững chắc không thể bác bỏ ; Như vậy cùng với in-ấn ; giấy cũng là phát minh của người họ HÙNG . Sự đóng góp của tiền nhân người Việt vào tiến trình văn minh nhân loại là vô cùng to lớn , con cháu họ HÙNG ngày nay có quyền tự hào về những thành tựu trí tuệ tuyệt vời của cha ông mình .. 3 /- Xe thuyền . Xe thuyền là phương tiện vận chuyển người hoặc hàng hóa từ nơi này tới nơi khác 1 trên bộ và 1 dưới nước . Xe tiếng Việt từ hán Việt đọc là xa còn bản thân người Hoa ( Quảng Đông )cũng phát âm là xe hay che ; như vậy Việt và Hoa hoàn toàn giống nhau trong cách gọị tên phương tiện vận chuyển trên bộ này , truy nguyên nguồn gốc từ ‘xe’ có thể khẳng định phát minh ra cái xe là của người Việt . Việt ngữ có động từ ‘Xê’ , nghĩa là dời đổi vị trí 1 vật , khi sáng chế ra phương tiện để dời đổi vị trí 1 vật từ nơi này đ̣ến nơi khác ở trên bộ người ta gọi nó là ‘cái xê’ có nghĩa là phương tiện thực hiện sự dời chuyển ,ở đây động từ xê đã biến thành danh từ Xe . xê→xe - xa ; bởi vì xê là từ thuần Việt nên xe cũng là từ Việt ; như đã nói ở phần trên bản thân tên nguyên thủy vật dụng thuộc về ngôn ngữ nào thì dân tộc đó chính là người đã sáng tạo ra nó., tới đây thì đã có thể xác định chắc chắn cái xe là phát minh của người họ HÙNG . Tương tự với xe , từ thuyền cũng có gốc gác Việt , từ ‘Chuyên’ trong tiếng Việt có nghĩa là đem một vật gì đi nơi khác , người Việt thường dùng đi đôi với ‘chở’ thành từ thuần Việt ‘chuyên chở’. Có vì vua thời thái cổ Trung hoa tên có thể đọc là Chuyên Húc đồng thời cũng có thể là Xuyên Húc, từ Chuyên tiếng Việt trên cũng có biến đổi như thế : Chuyên→ thuyên→thuyền , tiếng Quảng đọc là Thoàn . Chuyên→xuyên→xuông→xuồng . Tiếng Việt miền bắc dùng chữ ‘thuyền’ , miền nam dùng chữ ‘xuồng’ cùng chỉ phương tiện di chuyển trên mặt nước , với mẹ là động từ chuyên , bản thân tên gọi vật thể là thuyền hay xuồng đủ xác định nơi sinh chốn đẻ của nó là đất Việt . Trong quá khứ đã có thời đất nước Việt to rộng vô cùng , trí tuệ người họ Hùng đã từng là đỉnh cao của nhân loại , tiền nhân chúng ta đã có sự đóng góp vô cùng lớn lao cho văn minh của loài người , ngày nay với tư cách là truyền nhân chính thức của dòng giống Hùng người Việt có quyền tự hào một cách chính đáng ....nhưng trong niềm phấn khích vô bờ đó quan trọng hơn cả là phải làm sao khôi phục địa vị như của cha ông trước đây trong cộng đồng nhân loại.. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 27 Tháng 6, 2009 .... Trong quá khứ đã có thời đất nước Việt to rộng vô cùng , trí tuệ người họ Hùng đã từng là đỉnh cao của nhân loại , tiền nhân chúng ta đã có sự đóng góp vô cùng lớn lao cho văn minh của loài người , ngày nay với tư cách là truyền nhân chính thức của dòng giống Hùng người Việt có quyền tự hào một cách chính đáng ....nhưng trong niềm phấn khích vô bờ đó quan trọng hơn cả là phải làm sao khôi phục địa vị như của cha ông trước đây trong cộng đồng nhân loại.. Chào bác nhatnguyen52 Quả là bác đã dày công nghiên cứu. Nhưng các luận cứ của bác chủ quan và "cưỡng bức" quá thể. :P . Có thể bác đã có những căn cứ thuyết phục hơn nhưng chưa tiện đưa ra chăng.??? :lol: Thân. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 27 Tháng 6, 2009 Chào bác nhatnguyen52 Quả là bác đã dày công nghiên cứu. Nhưng các luận cứ của bác chủ quan và "cưỡng bức" quá thể. :P . Có thể bác đã có những căn cứ thuyết phục hơn nhưng chưa tiện đưa ra chăng.??? :lol: Thân. Đây là phần kết luận mang tính minh họa chủ đề, không phải chủ đề của bài viết. Phần lãnh thổ Việt rộng lớn các bài khác và các tác giả khác đã chứng minh - thí dụ: "Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại". Trong khoa học được quyền kế thừa thành tựu. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 27 Tháng 6, 2009 Chào bác nhatnguyen52 Quả là bác đã dày công nghiên cứu. Nhưng các luận cứ của bác chủ quan và "cưỡng bức" quá thể. :( . Có thể bác đã có những căn cứ thuyết phục hơn nhưng chưa tiện đưa ra chăng.??? :rolleyes: Thân. bạn thân,nếu bạn biết các nhà khoa học Việt nam đã kết luận : tên gọi 'Từ liêm' của huyện Từ liêm Hà nội là sự biến đổi từ tên gốc 'Trèm' ngày xưa ...thì chắc bạn đã không cho những thông tin trong bài viết là chủ quan và cưỡng bức qúa thể... Share this post Link to post Share on other sites
Posted 28 Tháng 6, 2009 bạn thân, nếu bạn biết các nhà khoa học Việt nam đã kết luận : tên gọi 'Từ liêm' của huyện Từ liêm Hà nội là sự biến đổi từ tên gốc 'Trèm' ngày xưa ...thì chắc bạn đã không cho những thông tin trong bài viết là chủ quan và cưỡng bức qúa thể... Cháo bác nhatnguyen52, Với ví dụ "từ liêm" có gốc từ "trèm", em k dám có ý kiến vì dẫu sao cũng thuộc "vấn đề địa phương", tức là xét trong phạm vi nhỏ hẹp. Còn khi bác muốn chứng minh sự liên hệ giữa Nước và North, giữa chum sành & chung đồng, về kỹ nghệ in ấn & làm giấy vv.. mong bác có những dẫn chứng/ lập luận cụ thể, chi tiết hơn vì nó liên quan đến các nền văn hóa khác nhau, các sự vật quá khác biệt nhau, các sự kiện mang tính dấu ấn với sự phát triển của nhân loại. Nếu bác sử dụng những nghiên cứu của tác giả khác (em hoàn toàn không phản đối), bác có thể trích dẫn để người đọc có cơ hội tìm hiểu, và không có cảm giác bác đang "ép số" (đây là thuật ngữ rất hay của bác dichnhan07 trên diễn đàn này, em xin phép tái sử dụng). Ví dụ về nguồn gốc của từ "quan thoại", em được giải thích theo một cách khác, logic hơn của bác. Quan thoại, tiếng Anh là Mandarin, là tiếng của người Mãn Thanh. Họ mang theo ngôn ngữ này vào Trung Nguyên khi chiếm được vùng này. Vì là người thắng trận, nên người Mãn giữ tất cả các vị trí quan trọng trong xã hội, tức là "làm quan" dưới con mắt của người bản địa. Ngôn ngữ Mãn vì thế được gọi là "quan hoa", tức là ngôn ngữ của giới quan lại. Sau này "quan hoa" mới trở thành ngôn ngữ thống nhất của TQ hiện nay. Em không phải là nhà nghiên cứu chuyên nghiệp (vì thế mới lấy tên là Amatơ). Nhưng em cho rằng mọi sự việc đều không nằm ngoài logic, hay chữ lý. Và em tôn trọng nó. Mong bác có thêm nhiều bài nghiên cứu có chất lượng. Chào bác. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 28 Tháng 6, 2009 Chủ đề của bài viết là : Từ Việt và văn mình Việt. Nếu Amate cảm thấy sai thì phân tích thẳng vào chủ đề. Còn chuyện nọ sang chuyện kia thì xin mở một chủ đề khác. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 28 Tháng 6, 2009 bạn Amato thân. bài viết của tôi do tôi viết không xử dụng nghiên cứu của ai , những gì mới và 'lạ' rất dễ bị phản ứng lúc đầu , mong bạn từ từ suy ngẫm , mỗi người mỗi cách nhìn mỗi suy nghĩ , một sự việc có thể được người này chấp nhận nhưng với người khác thì không... ,đó là chuyện bình thường . về tiếng 'quan thoại' hay bắc phương thoại thì bạn đã có sự lầm lẫn , nó là 1 trong 6 lối phát âm của ngôn ngữ trung hoa còn người Mãn châu có ngôn ngữ riêng của họ không dính dáng gì đến 'quan thoại' cả . thân Share this post Link to post Share on other sites
Posted 28 Tháng 6, 2009 BạnAmatơ muốn hiểu thêm và có dẫn chứng có thể xem toàn bộ các bài viết của anh Nhatnguyen52 về lịch sử và dịch học ở diễn đàn này. Còn chủ đề "nói chơi mà thật" này có lẽ là phần bổ sung suy nghĩ và thảo luận thêm. Minh Xuân bắt đầu thử học tiếng Trung, thấy có một ghi chú về ngôn ngữ như thế này, có lẽ là có liên quan đến lịch sử. Một số địa phương ở Trung Quốc hiện nay ngoài tên chính còn có tên giản lược. Đặc biệt trong đó có: 1. Quảng Đông dùng giản lược là từ Việt (bộ mễ). Từ Việt bộ mễ này anh Nhatnguyen52 đã phân tích kỹ, chỉ rõ đất Lưỡng Quảng của Triệu Đà thuộc Nam Giao Chỉ. 2. Sơn Đông dùng giản lược là Lu (Lỗ) với nghĩa là đần độn. Chữ Lu này gồm chữ Ngư trên chữ Nhật, hay Thủy trên Hỏa. Nước trên Lửa rõ là "ngu ngốc, đần độn". Gọi Sơn Đông là Lu hoàn toàn phù hợp với giải thích của anh Nhatnguyen52 về Hán Quan Vũ và người Liêu-Lu ở bắc Hoàng Hà. 3. Thượng Hải dùng giản lược là Hộ. Chữ Hộ ở bộ Thủy ghép có thể hiểu là cửa sông. Thượng Hải rõ là cửa sông Trường Giang đổ ra biển. Có điều tại sao lại gọi là Thượng Hải khi biển này nằm giữa Trung Quốc? Như vậy có phải trong quá khứ Trung Hoa nằm ở đâu đó ở phía Nam của Thượng Hải bây giờ không? 4. Hồ Nam dùng giản lược là Tương. Đây chắc là cánh đồng Tương nơi họp mặt con cái của Lạc Long và Âu Cơ. Vài ý như vậy mong ai hiểu rõ hơn ngôn ngữ và lịch sử giải thích thêm cho. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 28 Tháng 6, 2009 bạn Amato thân. bài viết của tôi do tôi viết không xử dụng nghiên cứu của ai , những gì mới và 'lạ' rất dễ bị phản ứng lúc đầu , mong bạn từ từ suy ngẫm , mỗi người mỗi cách nhìn mỗi suy nghĩ , một sự việc có thể được người này chấp nhận nhưng với người khác thì không... ,đó là chuyện bình thường . về tiếng 'quan thoại' hay bắc phương thoại thì bạn đã có sự lầm lẫn , nó là 1 trong 6 lối phát âm của ngôn ngữ trung hoa còn người Mãn châu có ngôn ngữ riêng của họ không dính dáng gì đến 'quan thoại' cả . thân Bác nhatnguyen52, Vậy là bác nhìn nhận những gì em trao đổi chỉ là vì "những gì mới và 'lạ' rất dễ bị phản ứng lúc đầu". Còn em lại thấy cơ sở lý luận cho các phát hiện của bác hoàn toàn chưa thuyết phục. Vậy là hai bên không gặp được nhau rồi. Trao đổi này sẽ chẳng đi đến đâu cả.. Về chuyện "quan thoại", em có thể sai. Điều này em cũng đã nói ngay từ đầu là "được giải thích theo một cách logic hơn". Cảm ơn bác đã chỉ điểm. Chào bác. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 28 Tháng 6, 2009 Bác nhatnguyen52, Vậy là bác nhìn nhận những gì em trao đổi chỉ là vì "những gì mới và 'lạ' rất dễ bị phản ứng lúc đầu". Còn em lại thấy cơ sở lý luận cho các phát hiện của bác hoàn toàn chưa thuyết phục. Vậy là hai bên không gặp được nhau rồi. Trao đổi này sẽ chẳng đi đến đâu cả.. Về chuyện "quan thoại", em có thể sai. Điều này em cũng đã nói ngay từ đầu là "được giải thích theo một cách logic hơn". Cảm ơn bác đã chỉ điểm. Chào bác. Bạn Amato thân mến - Xét theo lô gíc thì tiểu số phải theo số đông đúng không? - Được nghe nói rằng dân TQ ở phương Nam lên phương Bắc nói thì dân phương Bắc không hiểu và ngược lại (dĩ nhiên không phải là toàn bộ âm tiết, âm vựng). Người ta nói dân phương Bắc nói tiếng quan thoại. - Chẳng lẽ dân ở phương Nam TQ không có ai làm quan của triều nhà Thanh (nên không được học tiếng nói của triều đại nhà Thanh) - Theo logic của bạn thì toàn bộ dân phương Bắc đều là thuộc dòng họ của nhà Quan triều đại Thanh (nên học ngôn ngữ của các Quan) :lol: Thân mến Share this post Link to post Share on other sites
Posted 28 Tháng 6, 2009 Chủ đề của bài viết là : Từ Việt và văn mình Việt. Nếu Amate cảm thấy sai thì phân tích thẳng vào chủ đề. Còn chuyện nọ sang chuyện kia thì xin mở một chủ đề khác. Kính gửi chú Thiên Sứ, Vì trình độ hiểu biết giới hạn, vì thời gian dành cho nghiên cứu của cháu còn quá ít, nên chắc cháu chưa (và có lẽ sẽ không) đủ sức để phản biện thẳng vào chủ đề. Đây là điểm yếu và cũng là điểm mạnh của cháu... :lol: Nhưng việc đưa ra các quan điểm mới giống như dựng một ngọn cờ, các lý luận để chứng minh quan điểm mới đó sẽ giống như phần chân cột cờ. Chân cột có vững, thì cờ mới có cơ hội để "bay". Còn nếu xây dựng nền móng chưa tốt mà đã giương cờ, tất sẽ đổ..giống tượng đài ở Điện Biên thôi. Ở đây cháu thấy cái chân cột của bác nhatnguyen52 còn hổng nên mới bàn về những cái lỗ hổng đó. Chung quy cũng có liên quan đến ngọn cờ của bác ấy. Vậy không thể coi chuyện nọ xọ chuyện kia được. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 28 Tháng 6, 2009 Kính gửi chú Thiên Sứ, Vì trình độ hiểu biết giới hạn, vì thời gian dành cho nghiên cứu của cháu còn quá ít, nên chắc cháu chưa (và có lẽ sẽ không) đủ sức để phản biện thẳng vào chủ đề. Đây là điểm yếu và cũng là điểm mạnh của cháu... :lol: Nhưng việc đưa ra các quan điểm mới giống như dựng một ngọn cờ, các lý luận để chứng minh quan điểm mới đó sẽ giống như phần chân cột cờ. Chân cột có vững, thì cờ mới có cơ hội để "bay". Còn nếu xây dựng nền móng chưa tốt mà đã giương cờ, tất sẽ đổ..giống tượng đài ở Điện Biên thôi. Ở đây cháu thấy cái chân cột của bác nhatnguyen52 còn hổng nên mới bàn về những cái lỗ hổng đó. Chung quy cũng có liên quan đến ngọn cờ của bác ấy. Vậy không thể coi chuyện nọ xọ chuyện kia được. Tôi thây amato không phải là người phản biện học thuật - có thể chưa hiểu thế nào là học thuật - nên có lời lẽ mang tính bắt bẻ. Lưu ý Amato là đây là một diễn đàn học thuật. Bởi vậy muốn chứng minh người khác sai thì phải có luận cứ. Bây giờ thí dụ anh nhấtnguyen nói không có cơ sở ở đoạn kết luận thì phải đưa bằng chứng chứng minh chứ không phải là bắt người ta phải chứng minh cái không phải chủ đề bài viết. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 28 Tháng 6, 2009 Bạn Amato thân mến - Xét theo lô gíc thì tiểu số phải theo số đông đúng không? - Được nghe nói rằng dân TQ ở phương Nam lên phương Bắc nói thì dân phương Bắc không hiểu và ngược lại (dĩ nhiên không phải là toàn bộ âm tiết, âm vựng). Người ta nói dân phương Bắc nói tiếng quan thoại. - Chẳng lẽ dân ở phương Nam TQ không có ai làm quan của triều nhà Thanh (nên không được học tiếng nói của triều đại nhà Thanh) - Theo logic của bạn thì toàn bộ dân phương Bắc đều là thuộc dòng họ của nhà Quan triều đại Thanh (nên học ngôn ngữ của các Quan) :lol: Thân mến Chào bạn HGL, Mình không phải là nhà ngôn ngữ học nên những gì mình viết về "quan thoại" chỉ là những gì mình "được giải thích" trước khi đọc luận điểm của bác nhatnguyen52 về việc này, tuyệt đối không phải là chân lý. Cái này mình đã nói rồi mà... bạn chắc xúc động quá khi có người chạm vào tháp ngà của bạn nên chưa đọc kỹ. Còn những gì bạn viết về logic ấy, chưa chuẩn đâu bạn. Nhưng mạn đàm về nó ở đây thì chắc chắn là lạc chủ đề rồi. Thân mến Share this post Link to post Share on other sites
Posted 28 Tháng 6, 2009 Tôi thây amato không phải là người phản biện học thuật - có thể chưa hiểu thế nào là học thuật - nên có lời lẽ mang tính bắt bẻ. Lưu ý Amato là đây là một diễn đàn học thuật. Bởi vậy muốn chứng minh người khác sai thì phải có luận cứ. Bây giờ thí dụ anh nhấtnguyen nói không có cơ sở ở đoạn kết luận thì phải đưa bằng chứng chứng minh chứ không phải là bắt người ta phải chứng minh cái không phải chủ đề bài viết. Kính gửi chú Thiên Sứ, Nếu vậy thì cháu sai hoàn toàn rồi. Chỉ vì thấy với khoảng 2 trang A4, mà tác giả đặt & giải quyết xong một loạt vấn đề (trong đó có một số vấn đề mang tầm nhân loại) nên mới mạo muội nhận xét là "ép số", là chưa thuyết phục. Bây giờ mới biết là phải tìm bằng chứng chứng minh cho việc "chưa thuyết phục" của những phát hiện ấy. Ngoài tầm của cháu rồi, và ...... vợ cháu cũng không cho cháu làm thế. Cháu xin rút lại mọi ý kiến và xin lỗi bác nhatnguyen52 vì đã làm mất thời gian của bác. Chúc mọi người nghỉ cuối tuần vui vẻ. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 28 Tháng 6, 2009 Kính gửi chú Thiên Sứ, Nếu vậy thì cháu sai hoàn toàn rồi. Chỉ vì thấy với khoảng 2 trang A4, mà tác giả đặt & giải quyết xong một loạt vấn đề (trong đó có một số vấn đề mang tầm nhân loại) nên mới mạo muội nhận xét là "ép số", là chưa thuyết phục. Bây giờ mới biết là phải tìm bằng chứng chứng minh cho việc "chưa thuyết phục" của những phát hiện ấy. Ngoài tầm của cháu rồi, và ...... vợ cháu cũng không cho cháu làm thế. Cháu xin rút lại mọi ý kiến và xin lỗi bác nhatnguyen52 vì đã làm mất thời gian của bác. Chúc mọi người nghỉ cuối tuần vui vẻ. Bạn Amato đừng vội bực mình mà bỏ về với vợ. Vì về với vợ cũng bực mình không kém :lol: . Đùa bạn một chút, nhưng theo Minh Xuân thì những nhận xét của anh nhatnguyen52 đưa ra quá mới nên dễ bị coi là “cưỡng ép” nếu người đọc không có sự cập nhật thông tin về lịch sử và văn hóa Việt. Minh Xuân thử giúp bạn một số những thông tin để có nền tảng hiểu thêm phần nào những vấn đề đưa ra ở đây. 1. Bách Việt ở Hoa Nam: Cương thổ nước Văn Lang theo chính sử (Đại Việt Sử Ký toàn thư http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237n1ntn4ntn31n343tq83a3q3m3237ntn) gồm “Đông giáp biển Nam Hải, tây đến Ba Thục, bắc đến hồ Động Đình, nam giáp nước Hồ Tôn”, nghĩa là toàn bộ cõi Hoa Nam thuộc về Văn Lang. Tiếp theo đó những dẫn chứng rõ ràng về cương vực của nước Việt này là nước Nam Việt của Triệu Đà và Hai Bà Trưng khởi nghĩa thắng lợi trên toàn cõi Lĩnh Nam. Xem thêm về đền thờ Hai Bà Trưng ở Hồ Nam http://nguyenquangnhat.page.tl/Bi%EAn-c%26...23803%3Bt-2.htm Anh Thiên Sứ cũng đã có rất nhiều bài về nước Văn Lang Động Đình Hồ và văn hóa thời Hùng Vương trong diễn đàn này. Với lãnh thổ như vậy việc toàn bộ những thành tựu khoa học thời cổ thuộc về người Việt không có gì là bất hợp lý. Vùng Nam Dương Tư là vùng văn minh lúa nước sớm nhất thế giới. Đi cùng với phát minh trồng lúa hiển nhiên là một nền văn minh rực rỡ và rất sớm. 2. Phương hướng: Kim chỉ nam được ghi nhận được dùng trong thời Hoàng Đế đánh Si Vưu. Hiện tại có rất nhiều tác giả chứng minh rằng Hoàng Đế chính là một trong những vị vua thời thái cổ của người Việt. Nếu Hoàng Đế là người Việt thì hiển nhiên kim chỉ nam là thành tựu người Việt. Nước (Thủy) được xác định là một phương là chuyện ai có chút hiểu biết về Dịch học đều rõ: nhất thủy, nhì hỏa,… Hỏa là phương nóng thì Thủy đối lập rõ là chỉ phương lạnh. 3. Trống đồng: Những nhận xét của anh nhatnguyen52 chỗ này rất rõ ràng. Chum = Chung, Vại = Vạc. Những thứ này giống nhau cả về hình dáng và ngôn ngữ. Cổ = Cối = Trống đồng. Thần Trống đồng Việt gọi là thần Đồng Cổ, tức là Cổ nghĩa là trống đồng. 4. Giấy và in ấn: Câu chuyện Thái Luân người Việt phát minh ra giấy được công bố trong “Bách Việt Tiên Hiền Chí” là một bằng chứng rõ ràng. Trong diễn đàn này hình như cũng có bài về chuyện này. Có thể xem bài về Thái Luân ở đây: http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmvi...=48349&z=12 Thêm vào đó thời cổ chữ được viết trên lưng rùa, rồi thẻ tre, mà rùa lớn và tre to chỉ có ở vùng phía Nam. Có nghĩa là những thứ này là phát minh của người Việt (Việt ở Nam Dương Tử như trên). Vì thế liên hệ giẻ = giấy = chỉ = gió, cũng như người Việt phát minh ra kỹ thuật in là hoàn toàn hợp lý. 5. Xe, thuyền: Thuyền là vật của người phương Nam, nơi có nhiều sông hồ: "Người Bắc cưỡi ngựa, người Nam đi thuyền". Vì người Việt đã làm chủ toàn bộ Hoa Nam nên việc người Việt sáng tạo ra thuyền bè chẳng có gì là khó hiểu. Vài dòng giải thích như vậy, nếu ai chịu khó tìm hiểu thì sẽ còn thấy nhiều dẫn chứng hơn. Chúc mọi người cuối tuần vui vẻ. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 28 Tháng 6, 2009 Quí vị quan tâm thân mến. Tôi đưa lên đây bài nghiên cứu của ông Nguyễn Quang Nhật để mọi người tiện tham khảo. Nguồn: http://nguyenquangnhat.page.tl/Bi%EAn-c%26...23803%3Bt-2.htm Biên cương nước Việt 2 6. Lĩnh Địa Về Thời Vua Trưng: Trong những năm 1978-1979 khi dẫn phái đoàn y khoa nghiên cứu tại các tỉnh cực nam Trung-quốc như Quảng Đông, Quảng-Tây, Vân-Nam, Quý-Châu, tôi tìm ra khắp các tỉnh này, không ít thì nhiều đều có đạo thờ vua Bà. Nhưng tôi không tìm được tiểu sử vua Bà ra sao. Ngay những cán bộ Trung-quốc ở địa phương, họ luôn đề cao vua Bà, mà họ cũng chỉ biết lờ mờ rằng vua Bà là người nổi lên chống tham quan. Khắp bốn tỉnh, tôi ghi chú được hơn trăm đền, miếu thờ những tướng lĩnh thời vua Bà. Bây giờ tôi lại tìm thấy ở Hồ-Nam nhiều di tích về đạo thờ vua Bà hơn. Tại thư viện bảo tồn di tích cổ, tôi tìm thấy một cuốn phổ rất cổ, soạn vào thế kỷ thứ tám chép sự tích nữ vương Phật-Nguyệt như sau: "Ngày xưa, Ngọc-Hoàng thượng đế ngự trên điện Linh-tiêu, có hai công chúa đứng hầu. Vì sơ ý, hai công chúa đánh vỡ chén ngọc. Ngọc-Hoàng thượng đế nổi giận lôi đình, truyền đầy hai công chúa xuống hạ giới. Hai công chúa đi đầu thai được mấy ngày, thì tiên-lại giữ sổ tiên giới tâu rằng có 162 tiên đầu thai xuống theo hai công chúa.Ngọc-Hoàng thượng đế sợ công chúa làm loạn ở hạ giới, ngài mới truyền Thanh-Y đồng tử đầu thai theo để dẹp loạn. Thanh-Y đồng tử sợ địch không lại hai công chúa, có ý ngần ngừ không dám đi. Ngọc-Hoàng thượng đế truyền Nhị-thập bát tú đầu thai theo. Thanh-Y đồng tử đầu thai, sau là vua Quang-Vũ nhà Hán, Nhị-thập bát tú đầu thai thành hai mươi tám vị văn thần võ tướng thời Đông-Hán. Còn hai công chúa đầu thai xuống quận Giao-Chỉ, vào nhà họ Trưng. Chị là Trưng-Trắc, em là Trưng-Nhị. Lúc Trưng-Trắc sinh ra có hương thơm đầy nhà, lớn lên thông minh quán chúng, có sức khỏe bạt sơn cử đỉnh; được gả cho Đặng-thi-Sách. Thi-Sách làm phản, bị thái thú Tô-Định giết chết. Trưng-Trắc cùng em là Trưng-Nhị phất cờ khởi nghĩa, được 162 anh hùng các nơi nổi lên giúp sức, nên chỉ trong một tháng chiếm hết sáu quận Trung-quốc ở phía nam sông Trường-giang: Cửu-Chân, Nhật-Nam, Giao-Chỉ, Quế-Lâm, Tượng-quận, Nam-Hải. Chư tướng tôn Trưng-Trắc lên làm vua, thường gọi là vua Bà. Vua Quang-Vũ nhà Đông-Hán sai Phục-Ba tướng quân Tân-tức hầu, Long-nhương tướng quân Thận-hầu Lưu-Long đem quân dẹp giặc. Vua Bà sai nữ vương Phật-Nguyệt tổng trấn hồ Động đình. Mã-Viện, Lưu-Long bị bại. Vua Quang-Vũ truyền Nhị-thập bát tú nghênh chiến, cũng bị bại. Nữ vương Phật-Nguyệt phép tắc vô cùng, một tay nhổ núi Nga-mi, một tay nhổ núi Thái-sơn, đánh quân Hán chết xác lấp sông Trường-giang, hồ Động-đình, oán khí bốc lên đến trời. Ngọc-Hoàng thượng đế sai thiên binh, thiên tướng trợ chiến, cũng bị bại. Ngài phải sai thần Du-Liệt sang Tây-phương cầu cứu Phật Như-Lai. Đức Phật sai mười tám vị Kim-Cương, ba nghìn La-Hán trợ chiến cũng bị bại. Cuối cùng ngài truyền Quan-Thế-Âm bồ tát tham chiến. Nữ vương Phật-Nguyệt với Quan-Thế-Âm đấu phép ba ngày ba đêm, bất phân thắng bại. Sau Quan-Thế-Âm thuyết pháp, nữ vương Phật-Nguyệt giác ngộ, bỏ đi tu." Ta nhân ngày lành, viết lại chuyện xưa, xin dâng đôi câu đối: Tích trù Động đình uy trấn Hán, Danh lưu thanh sử lực phù Trưng. (Nghĩa là: Một trận Động-đình uy rung Hán tên còn trong sử sức phò Trưng) Như thế, tôi đã tìm ra được: Đạo thờ vua Bà tại năm tỉnh Nam Trung-quốc là di tích của lòng tôn kính thờ anh hùng dân tộc của tộc Việt trên lãnh thổ cũ của người Việt còn sót lại. Vua Bà, mà người Trung-hoa thờ như một thứ tôn giáo, chính là vua Trưng. Kết luận: Quả có nữ vương Phật-Nguyệt đánh trận Trường-sa hồ Động đình. Mà có trận hồ Động-đình thì lãnh thổ thời Lĩnh-Nam quả tới phía Nam sông Trường-giang. Huyền sử nói rằng: Khi bà Trưng-Nhị cùng các tướng Trần-Năng, Hồ-Đề, Phật-Nguyệt, Lại-thế-Cường đánh Trường-sa vào đầu năm Kỷ-Hợi (39 sau Tây-lịch), thì nữ tướng Trần-thiếu-Lan tử trận, được mai táng ở ghềnh sông Thẩm-giang (8). Thẩm-giang chính là đoạn sông ngắn ở Bắc tiếp nối với hồ Động-đình. Một cuốn phổ khác, chép vào thời Nguyễn nói rằng: Các sứ thần Lý, Trần, Lê khi qua đây đều có sắm lễ đến cúng miếu thờ bà Trần-thiếu-Lan. Cho nên năm 1980, tôi đã đến đây tìm hiểu. Không khó nhọc, tôi tìm ra trong cuốn địa phương chí, do sở du lịch Trường-sa cung cấp, một đoạn chép "Miếu thờ liệt nữ Trần-tiểu-Lan ở đầu sông Tương. Hồi cách mạng văn hóa bị phá hủy. Tượng đồng bị nấu ra. Vệ binh đỏ phá luôn cả bia đá". Tôi tìm tới nơi thì miếu chỉ còn lại cái nền bằng đá ông, mộ vẫn còn. (9) 7.Nghiên Cứu Những Khai Vật: Vào những năm 1964-1965, giáo sư thạc sĩ luật khoa Vũ-văn-Mẫu đang soạn thảo tài liệu về cổ luật Việt Nam. Người giúp giáo sư Mẫu đọc sách cổ là Hoàng-triều tiến sĩ Nguyễn-sỹ-Giác. Cụ Giác tuy thông kinh điển, thư tịch cổ nhưng lại không biết ngoại ngữ, cùng với phương pháp phân tích, tổng hợp Tây-phương. Cụ giới thiệu tôi với giáo sư Mẫu. Tôi với cụ đã giúp giáo sư Mẫu đọc, soán các thư tịch liên quan đến cổ luật. Chính vì vậy tập tài liệu "Cổ-luật Việt-Nam và tư -pháp-sử" có chương mở đầu "Liên hệ giữa nguồn gốc dân tộc và Cổ-luật Việt-Nam"(10). Bấy giờ tôi còn trẻ, lại không có đủ tài liệu khai quật của Trung-quốc, của Bắc Việt-Nam, nên có nhiều chi tiết sai lầm nhỏ. Hôm nay đây, tôi xin lỗi anh linh Hoàng-triều tiến sĩ Nguyễn-sỹ-Giác, anh linh giáo sư Vũ-văn-Mẫu, xin lỗi các vị đồng nghiệp hiện diện, xin lỗi các vị sinh viên về những sai lầm đó. Triều đại Hồng-Bàng của tộc Việt xuất phát từ năm 2879 trước Tây-lịch, tương đương với thời đại đồ đá mài (le néolithique), tức cuối thời đại văn hóa Bắc-sơn (11). Trong những khai quật về thời đại này tại Bắc Việt, Đông Vân-Nam, Quảng Đông, Hồ-Nam, người ta đều tìm được những chiếc rìu thiết diện hình trái xoan, trong khi tại Nhật, Bắc Trường-giang lại chỉ tìm được loại rìu thiết diện hình chữ nhật, chứng tỏ vào thời đó, có một thứ văn hóa tộc Việt giống nhau. Sang thời đại văn hóa Đông-sơn (12) hay đồ đồng (age du bronze): Trong thời gian này đã tìm được trống đồng Đông-sơn bên bờ sông Mã (Thanh-Hóa) Sự thực trống đồng đã tìm thấy ở toàn bộ các tỉnh Nam Trường-giang như Hồ-Nam, Quý-Châu, Vân-Nam, Quảng-Đông, Quảng-Tây; Nam-Đương, Lào (13), Bắc và Trung-Việt. Nhưng ở Nam-Đương, Lào rất ít. Nhiều nhất ở Bắc Việt rồi tới Vân-Nam, Lưỡng-quảng. Phân tích thành phần, gần như giống nhau: Đồng 55%, thiếc 15-16%, chì 17-19%, sắt 4%. Một ít vàng, bạc. Khảo về y phục, mồ mả, cùng xương trong các ngôi mộ, qua các thời đại, cho đến hết thế kỷ thứ 1 sau Tây-lịch, tôi thấy trong các vùng Nam Trường-giang cho đến Trung, Bắc-Việt, cùng Lào, Thái đều giống nhau. Tôi đi đến kết luận: Tộc Việt quả có lĩnh địa Bắc tới hồ Động đình, Tây tới Tứ-xuyên như cổ sử nói. E. Tổng Kết Các bạn đã cùng tôi đi vào những chi tiết từ huyền thoại, huyền sử, cổ sử, cùng triết học, suy luận để tìm về nguồn gốc dân tộc Việt-Nam. Trong chính sử Việt đều ghi rõ ràng về nguồn gốc tộc Việt. Hồi thơ ấu, tôi sống bên cạnh những nhà nho, chỉ đọc sách chữ Hán của người Hoa, người Việt viết. Mà những sách này đều chép rằng tộc Việt gồm có trăm họ khác nhau, mang tên Bách-Việt. Những tên như Âu Việt, Lạc Việt, Đông Việt, Nam Việt, Việt Thường đều thuộc Bách Việt cả. Cái tên trăm họ, hay trăm Việt (Bách Việt) phát xuất từ huyền thoại nói vua Lạc Long sinh ra trăm con. Trăm có nghĩa là toàn thể, tất cả, chứ không hoàn toàn là con số như ta tưởng ngày nay (14).Các vị cổ học học sổ sử, rồi coi lĩnh địa tộc Việt bao gồm phía Nam sông Trường-giang, lấy mốc là hồ Động-đình, với sông Tương, núi Ngũ-lĩnh là đương nhiên. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 29 Tháng 6, 2009 "KIM CHỈ NAM" là chỉ hướng NAM của từ trường Trái đất, tức là gần đúng hướng BẮC địa lý. Ngày xưa hay ngày nay cũng thế cả, 5000 năm chỉ đủ để 2 cực từ trường Trái đất dịch chuyển chút ít thôi. "KIM CHỈ NAM" là "CHỈ NAM CHÂM", Ta hay Tàu cũng vậy, không có "NAM CHỈ CHÂM" Các hướng Địa lý, Dịch lý vốn khác nhau từ xưa đến nay, chứ không phải có ai đó đảo ngược Bắc Nam đâu. Cũng một Trái đất với các phương hướng cố định mà thôi, nhưng nhìn từ trên cao xuống, để vẽ lại hình dạng mặt đất, đó là chuyện Địa lý, còn từ mặt đất nhìn lên trời, xem mây gió, trăng sao,... để dự đoán những chuyện tương lai, để sắp xếp bát quái trên Thiên Đồ,...đó là chuyện Dịch lý. "Không có từ Hán Việt" : đúng, mà chỉ có một hệ thông chữ "tượng hình" (người Việt gọi là chữ Nho) được dùng chung ở Á Đông, mỗi nước đọc mỗi kiểu, Ta đọc kiểu của Ta, Tàu đọc kiểu của Tàu, Cao Ly đọc kiểu Cao Ly, Nhật đọc kiểu Nhật... Còn chuyện biến âm, đồng ý là có biến, nhưng mà cần phải cẩn thận, không phải cứ gần âm thì coi là biến âm được. Ông Nhatnguyen52 đã tự nhận là "kẻ không biết chút gì về ngôn ngữ học", cho nên ông cần phải "cực kỳ thận trọng" trong việc nghiên cứu sự biến âm. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 29 Tháng 6, 2009 bạn Kadest và các bạn thân . bạn Kadest viết : "KIM CHỈ NAM" là chỉ hướng NAM của từ trường Trái đất, tức là gần đúng hướng BẮC địa lý.... điều này sai hoàn toàn , xin bạn xem lại . vì chỉ có 'chỉ nam châm' mà không hề có 'nam chỉ châm' nên dựa vào cấu trúc ngôn ngữ tôi mới khẳng định 'Kim chỉ nam ' là phát minh của tiền nhân người Việt . "Không có từ Hán Việt" : đúng, mà chỉ có một hệ thông chữ "tượng hình" (người Việt gọi là chữ Nho) được dùng chung ở Á Đông, mỗi nước đọc mỗi kiểu, Ta đọc kiểu của Ta, Tàu đọc kiểu của Tàu, Cao Ly đọc kiểu Cao Ly, Nhật đọc kiểu Nhật... Còn chuyện biến âm, đồng ý là có biến, nhưng mà cần phải cẩn thận, không phải cứ gần âm thì coi là biến âm được. Ông Nhatnguyen52 đã tự nhận là "kẻ không biết chút gì về ngôn ngữ học", cho nên ông cần phải "cực kỳ thận trọng" trong việc nghiên cứu sự biến âm. cám ơn bạn đã nhắc nhở , tôi đã vốn cẩn thận ....nay sẽ cẩn thận hơn nữa vì đây là điều tốt . Share this post Link to post Share on other sites
Posted 18 Tháng 7, 2009 "KIM CHỈ NAM" là chỉ hướng NAM của từ trường Trái đất, tức là gần đúng hướng BẮC địa lý.... Câu này tôi xin phép... giữ nguyên... Ông Nhatnguyen52 nói rằng: vì chỉ có 'chỉ nam châm' mà không hề có 'nam chỉ châm' nên dựa vào cấu trúc ngôn ngữ tôi mới khẳng định 'Kim chỉ nam ' là phát minh của tiền nhân người Việt . Tôi thì: Tiếng Tàu có những cái ngược với tiếng Việt, nhưng không phải cái gì cũng ngược đâu ông ơi ! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 18 Tháng 7, 2009 "KIM CHỈ NAM" là chỉ hướng NAM của từ trường Trái đất, tức là gần đúng hướng BẮC địa lý.... Câu này tôi xin phép... giữ nguyên... Ông Nhatnguyen52 nói rằng: vì chỉ có 'chỉ nam châm' mà không hề có 'nam chỉ châm' nên dựa vào cấu trúc ngôn ngữ tôi mới khẳng định 'Kim chỉ nam ' là phát minh của tiền nhân người Việt . Tôi thì: Tiếng Tàu có những cái ngược với tiếng Việt, nhưng không phải cái gì cũng ngược đâu ông ơi ! Bạn Kadest đọc được nửa ý của người ta rồi phát biểu chẳng đâu vào đâu cả.Tôi cũng chẳng hiểu bạn định nói gì khi cho hướng Nam của Trái đất là hướng Bắc địa lý. Chắc bạn cho Trung Quốc và Việt Nam nằm ở Nam Bán cầu chăng? :) Còn cụm từ "Kim chỉ Nam" ở đây cũng không phải chuyện cấu trúc Hán hay Việt, mà là về nghĩa của từ. Từ "chỉ" trong tiếng Việt là động từ, trong tiếng Hán lại là danh từ, nghĩa là "ngón tay", "ngón chân". Như vậy nếu theo tiếng Tàu "chỉ Nam" là "ngón tay Nam", thì chẳng có nghĩa gì cả. Trong khi đó tiếng Việt thì ý rất rõ ràng là cây kim có đầu chỉ phương hướng. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 18 Tháng 7, 2009 Minh Xuân nói đúng rồi đấy! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 19 Tháng 7, 2009 Anh MinhXuân. Bạn Kadest đọc được nửa ý của người ta rồi phát biểu chẳng đâu vào đâu cả. Cái này là anh chứ không phải tôi đâu nhé. Tôi đã nói rằng là : HƯỚNG NAM TỪ TRƯỜNG TRÁI ĐẤT LÀ GẦN ĐÚNG HƯỚNG BẮC ĐỊA LÝ kia mà... CHỈ trong tiếng Tàu là DANH TỪ thì có nghĩa là ngón tay, đúng. Nhưng... CHỈ trong tiếng Tàu là ĐỘNG TỪ thì có nghĩa như CHỈ tiếng Việt... Và rõ ràng CHỈ trong CHỈ NAM CHÂM là ĐỘNG TỪ... Đấy là tôi nói 1 chữ CHỈ với hai nghĩa khác nhau nhé, không phải là 2 chữ CHỈ khác nhau đâu... Không tin thì anh tra lại TỰ ĐIỂN thử xem. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 19 Tháng 7, 2009 Thưa anh Kadest và các bạn . Trái Đất có 2 cực địa từ, không trùng với 2 cực địa lý. Cực Bắc từ có toạ độ 70° Vĩ Bắc Và 96° Kinh Tây, trên lãnh thổ Canada, cách cực Bắc địa lý 800 km. Cực Nam từ có toạ độ 73° Vĩ Nam và 156° Kinh Đông ở vùng Nam cực, cách cực Nam địa lý 1000 km. 2 cực địa từ bắc và nam vẫn cùng hướng với bắc và nam cực của qủa đất , chỉ lệch nhau chút đỉnh. xin bạ̣n Kadest xem lại . Share this post Link to post Share on other sites
Posted 19 Tháng 7, 2009 Anh MinhXuân. Bạn Kadest đọc được nửa ý của người ta rồi phát biểu chẳng đâu vào đâu cả. Cái này là anh chứ không phải tôi đâu nhé. Tôi đã nói rằng là : HƯỚNG NAM TỪ TRƯỜNG TRÁI ĐẤT LÀ GẦN ĐÚNG HƯỚNG BẮC ĐỊA LÝ kia mà... CHỈ trong tiếng Tàu là DANH TỪ thì có nghĩa là ngón tay, đúng. Nhưng... CHỈ trong tiếng Tàu là ĐỘNG TỪ thì có nghĩa như CHỈ tiếng Việt... Và rõ ràng CHỈ trong CHỈ NAM CHÂM là ĐỘNG TỪ... Đấy là tôi nói 1 chữ CHỈ với hai nghĩa khác nhau nhé, không phải là 2 chữ CHỈ khác nhau đâu... Không tin thì anh tra lại TỰ ĐIỂN thử xem. thưa anh Kadest và các bạn . chỉ nam châm 指南針 nếu dùng chữ chỉ ..指 như 1 động từ thì 2 chữ 'chỉ nam' 指南 nghĩa là gì ? tôi chịu không dịch nổi cụm từ hán này . khi coi nó là 1 danh từ thì hiểu là ...phía nam cái ngón tay , ngón chân coi bộ còn thông hơn...nhưng khi thêm chữ 'châm' vào thì lại ...lại không hiểu nổi ...không lẽ dịch là "cái kim ở phía nam cái ngón tay ". Nếu tôi bàn ... có gì sai ...xin các bạn lượng thứ cho ...vì tôi không biết gì về Hán văn . Share this post Link to post Share on other sites