Thiên Sứ

Tính thấy trong minh triết Phật giáo và bí ẩn vũ trụ trong lý học đông phương

51 bài viết trong chủ đề này

Kính thưa Thầy!

Từ ngày còn hồi còn ngồi ghế trường ĐH học trò đã được học Triết học Mác - Lênin ( Triết học hiện đại), con người hiện đại coi triết học là khoa học của mọi khoa học ( là mẹ của các khoa học khác). Có thể nói Triết học Mác - Lênin là một học thuyết về sự hiểu biết thế giới tự nhiên hoàn chỉnh nhất của loài người cho tới thời điểm này. Triết học Mác có 2 cặp phạm trù lớn đó là: Phạm trù vật chất và phạm trù ý thức Mác cho rằng vật chất quyết định ý thức và nêu nên phép Duy vật biện chứng áp dụng cho hầu hết vào các nghiên cứu của khoa học hiện đại. Nếu như ý thức của con người cũng là một dạng tồn tại của vật chất thì Triết học Mác với cách đặt vấn đề như trên quả thật chưa thể hoàn chỉnh để được coi là khoa học của các khoa học khác.

Vài suy nghĩ khi đọc bài của Thầy, nếu không phù hợp xin Thầy cứ xóa bỏ.

Kính.

 

Hôm nay xem lại topic này thấy câu hỏi của Thanhdc, mà tôi chưa trả lời. Hôm nay thật may mắn, Thanhdc là học sinh Địa Lý Lạc Việt đến tận bây giờ. Tôi trả lời Thanhdc như sau:

Trong cuốn" Biện chứng pháp" Nxb Sự Thật, tôi không nhớ rõ in năm nào, nhưng tôi xem năm khoảng 17 tuổi . Cuốn sách do các nhà nghiên cứu chủ nghĩa Mác của đảng Cộng sản Pháp viết. Trong đó cũng có người đặt câu hỏi: "Triết học có phải môn khoa học đứng trên mọi khoa học không?". Trả lời: "Không! Triết học là một môn khoa học như mọi môn khoa học khác". Câu hỏi nữa là: "Triết học Mác Lê Nin có phải là chân lý tuyệt đối đúng không?". Trả lời: "Nó là thành tựu cuối cùng chứ không phải kết luận cuối cùng".

Do đó, vấn đề Thanhdc đặt ra:

Triết học Mác có 2 cặp phạm trù lớn đó là: Phạm trù vật chất và phạm trù ý thức. Mác cho rằng vật chất quyết định ý thức và nêu nên phép Duy vật biện chứng áp dụng cho hầu hết vào các nghiên cứu của khoa học hiện đại. Nếu như ý thức của con người cũng là một dạng tồn tại của vật chất thì Triết học Mác với cách đặt vấn đề như trên quả thật chưa thể hoàn chỉnh

 

So với định nghĩa của tôi về vật chất cũng không hề mâu thuẫn. Bởi vì - như các nhà nghiên cứu Maxit của đàng Cộng sản Pháp xác định: "Là thành tựu cuối cùng, nhưng chưa phải kết luận cuối cùng". Sự phát triển của khoa học thì con người luôn phải bổ sung kiến thức . Việc tôi xác định rằng: Mọi trạng thái chứa đựng năng lượng đều là vật chất. Ý thức có tương tác với vật chất - tức là có chứa năng lượng - thì nó phải là một dạng tồn tại của vật chất.  Việc phân loại phạm trù vật chất thành hai dạng không mâu thuẫn với định nghĩa về vật chất của tôi. Cũng như ớt ngọt Đà Lạt với ớt sừng trâu là hai loại ớt, nhưng gọi chung là ớt vậy.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites