Thiên Sứ

Tính thấy trong minh triết Phật giáo và bí ẩn vũ trụ trong lý học đông phương

51 bài viết trong chủ đề này

Dạ, anmay này mà "biết" được Phật tánh thì đã rất là ... gì và này nọ rồi, có đâu ở đây hóng hớt chiẹn thế sự nữa ... hihihihi ... cho nên anmay ngàn vạn lần cũng hong dám "tự cho" mình bạy bạ như dzị ...

Thực ra từ đầu tới cuối anmay chỉ có trích kinh Lăng nghiêm của Phật ra rồi bôi đen bôi đỏ phóng to phóng bé 1 số chữ mà thôi, anmay thủy chung ngoài cái câu nịnh đầm đức Phật ra thì chưa từng nói thêm cái gì cả ... vẫn còn chờ bác viết xong ... chỉ là kê cục gạch để dành đó tại thấy khúc đó đức Phật viết wá hay thôi (lại vuốt đuôi đức Phật cái nữa) ... mong bác Thiên Sứ cảm phiền.

Anmay nếu tự thấy mình đủ khả năng thì hãy mở hẳn một topic để diễn giải cái hiểu của mình trên tinh thân học thuật và phạm vi nội qui của diễn đàn. Đặt cục gạch thì cũng được thôi. Tôi chỉ e rằng hãy xem lại cái cộng nghiệp ấy như thế nào đi đã.

Vậy hãy chờ tôi viết xong chủ đề về tính thấy đã chứ nhỉ.Nếu ănmay thích thì lấy nguyên câu: Biết Phật tánh vẫn là bệnh, phải thấy Phật tánh mới hết bệnh" ra làm một chủ đề mới đi. Tôi xin mời anmay và cả Thích Nhất Hạnh vào để tham luận.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anmay nếu tự thấy mình đủ khả năng thì hãy mở hẳn một topic để diễn giải cái hiểu của mình trên tinh thân học thuật và phạm vi nội qui của diễn đàn. Đặt cục gạch thì cũng được thôi. Tôi chỉ e rằng hãy xem lại cái cộng nghiệp ấy như thế nào đi đã.

Vậy hãy chờ tôi viết xong chủ đề về tính thấy đã chứ nhỉ.Nếu ănmay thích thì lấy nguyên câu: Biết Phật tánh vẫn là bệnh, phải thấy Phật tánh mới hết bệnh" ra làm một chủ đề mới đi. Tôi xin mời anmay và cả Thích Nhất Hạnh vào để tham luận.

Dạ, cháu tuy còn trầm luân trong bể khổ, nhưng nhờ Đức Phật soi đường, cùng còn biết mình đang bơi lội ở trỏng, bây giờ có lập 1 topic ra để tranh luận với bác, thì cũng chỉ là đem cái TRI KIẾN / KIẾN BỆNH của tên anmay này ra đấu với cái TRI KIẾN / KIẾN BỆNH của bác Thiên Sứ, rồi lại (hopefully) quy tụ 1 số kẻ bàn quan nhảy dzô đem cái TRI KIẾN / KIẾN BỆNH của họ ra (chủ yếu là để) bênh bác ... phỏng có gì ạ? ...

Nhưng có điều nếu bác nói TRI KIẾN của bác là CHÂN LÝ còn TRI KIẾN của cháu là ... cái gì đó khác CHÂN LÝ, thì đức Phật 4000 năm trước đã nói là ... hong phải vậy rùi ...

Mà thôi, bác cứ tiếp tục đi ạ ...

Cháu xin hết.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dạ, cháu tuy còn trầm luân trong bể khổ, nhưng nhờ Đức Phật soi đường, cùng còn biết mình đang bơi lội ở trỏng, bây giờ có lập 1 topic ra để tranh luận với bác, thì cũng chỉ là đem cái TRI KIẾN / KIẾN BỆNH của tên anmay này ra đấu với cái TRI KIẾN / KIẾN BỆNH của bác Thiên Sứ, rồi lại (hopefully) quy tụ 1 số kẻ bàn quan nhảy dzô đem cái TRI KIẾN / KIẾN BỆNH của họ ra (chủ yếu là để) bênh bác ... phỏng có gì ạ? ...

Nhưng có điều nếu bác nói TRI KIẾN của bác là CHÂN LÝ còn TRI KIẾN của cháu là ... cái gì đó khác CHÂN LÝ, thì đức Phật 4000 năm trước đã nói là ... hong phải vậy rùi ...

Mà thôi, bác cứ tiếp tục đi ạ ...

Cháu xin hết.

Tôi cũng đang rảnh sau khi post bài. Lập luận của anmay giồng như một số người trước đây cho rằng tôi độc tài, xóa bài bịt miệng không cho họ phát biểu chân lý phản biện tôi, mà họ cho là đúng. Thí dụ như tubinhgiagia. Nhưng rất tiếc cho cái tri kiến hẹp hòi của họ là: Tôi chứng minh cho chân lý không phải để chí cho nó đúng trong diễn đàn này. Nếu anmay cảm thấy mình bị sức ep thí hãy sang một diễn đàn khác - thí dụ như tuvilyso.net chẳng hạn - tôi cũng có nick ở bên đó đấy - và dẫn đường link sang đó tôi xin hân hạnh mời anmay và cả ông Thích Nhất Hạnh cùng tranh luận - có thể ông ta làm trọng tài. Được chưa?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cháu không biết bác có thể mời ông Thích Nhất Hạnh ra làm trọng tài được hay không, nhưng cháu thì đến cái địa chỉ email của ổng cũng không có.

Vả lại nếu mời ông Thích Nhất Hanh ra làm trọng tài cho CHÂN LÝ/Phật Tánh thì cháu lại không biết ông ấy tuy là người đọc rộng hiểu nhiều, nhưng ổng đã "thấy" được Phật Tánh chưa, nếu chưa thấy được, thì Phật bảo là "vẫn còn bệnh), còn nếu ổng đã thấy được (nghĩa là đã hoắt nhiên giác ngộ rồi) ... thì người trần mắt thịt (chưa giác ngộ) như cháu và bác làm sao nhận biết được?

PS: cháu không bao giờ cho cái mình nói là chân lý, vì cháu vẫn còn chấp nê chẳng ngộ kia mà, nhưng dựa theo những gì Phật nói trong kinh lăng nghiêm, thì cái bác nói cũng vẫn chưa phải / không phải là chân lý như thị.

Bác vuivui có nói về cái gọi là chính danh, tức là cần phải có định nghĩa nghĩa về các khái niệm mình sử dụng .

Cháu xin hỏi theo bác, thế nào là "chân lý"?

Thực ra cháu cũng e rằng từ trước đến giờ đang là ông nói gà bà noí vịt cho nên mạo muội muốn hỏi để tránh những tranh luận không cần thiết.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cháu không biết bác có thể mời ông Thích Nhất Hạnh ra làm trọng tài được hay không, nhưng cháu thì đến cái địa chỉ email của ổng cũng không có.

Vả lại nếu mời ông Thích Nhất Hanh ra làm trọng tài cho CHÂN LÝ/Phật Tánh thì cháu lại không biết ông ấy tuy là người đọc rộng hiểu nhiều, nhưng ổng đã "thấy" được Phật Tánh chưa, nếu chưa thấy được, thì Phật bảo là "vẫn còn bệnh), còn nếu ổng đã thấy được (nghĩa là đã hoắt nhiên giác ngộ rồi) ... thì người trần mắt thịt (chưa giác ngộ) như cháu và bác làm sao nhận biết được?

Vậy thì huề nhỉ? Ai nấy cứ việc giữ ý kiến của mình. Tất nhiên sẽ có một người đúng hoặc cả hai đều sai. Nhưng như vậy thì đừng cho là tranh luận ở đây ko được vì Thiên Sứ có nhiều người ủng hộ nữa nha.

Tôi sẽ để những bài sì bam này vài ngày thể hiện tính ...dân chủ. Xong đó sẽ xóa.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bác vuivui có nói về cái gọi là chính danh, tức là cần phải có định nghĩa nghĩa về các khái niệm mình sử dụng .

Cháu xin hỏi theo bác, thế nào là "chân lý"?

Thực ra cháu cũng e rằng từ trước đến giờ đang là ông nói gà bà noí vịt cho nên mạo muội muốn hỏi để tránh những tranh luận không cần thiết.

PS: cháu vốn không nghĩ rằng không thể tranh luận ở đây, cháu chỉ nói là "đem cái TRI KIẾN / KIẾN BỆNH của tên anmay này ra đấu với cái TRI KIẾN / KIẾN BỆNH của bác Thiên Sứ, rồi lại (hopefully) quy tụ 1 số kẻ bàn quan nhảy dzô đem cái TRI KIẾN / KIẾN BỆNH của họ ra (chủ yếu là để) bênh bác ... phỏng có ích gì ạ? ..." thôi, cho nên mời bác ít nhất cũng trả lời cho cháu bác định nghĩa thế nào là 'chân lý' ... để cho cháu rộng được rộng đường dư luận.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bác vuivui có nói về cái gọi là chính danh, tức là cần phải có định nghĩa nghĩa về các khái niệm mình sử dụng .

Cháu xin hỏi theo bác, thế nào là "chân lý"?

Thực ra cháu cũng e rằng từ trước đến giờ đang là ông nói gà bà noí vịt cho nên mạo muội muốn hỏi để tránh những tranh luận không cần thiết.

PS: cháu vốn không nghĩ rằng không thể tranh luận ở đây, cháu chỉ nói là "đem cái TRI KIẾN / KIẾN BỆNH của tên anmay này ra đấu với cái TRI KIẾN / KIẾN BỆNH của bác Thiên Sứ, rồi lại (hopefully) quy tụ 1 số kẻ bàn quan nhảy dzô đem cái TRI KIẾN / KIẾN BỆNH của họ ra (chủ yếu là để) bênh bác ... phỏng có ích gì ạ? ..." thôi, cho nên mời bác ít nhất cũng trả lời cho cháu bác định nghĩa thế nào là 'chân lý' ... để cho cháu rộng được rộng đường dư luận.

Ok. Vậy anmay nên mở một topic riêng với đề tài: Thế nào là Chân lý và nếu ý kiến của mình làm chủ đề tranh luận học thuật. Còn nếu không nêu ý kiến của mình thì là một câu hỏi, nên đưa vào mục tư vấn. Khi rảnh tôi sẽ tham gia. Còn bây giờ tự nhiên lại định nghĩa chân lý ở đây - thì không hợp nội qui.

Tôi nhắc lại là nếu anmay sợ ở đây qui tụ một số kẻ nhảy zdo thì cứ việc sang web tuvilyso thể hiện - đây là trang web mà tôi có nick - còn trang khác thì tôi ko tham gia . Tôi sẽ tham gia mà. Nhắc lại làm gì.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính gửi các Bác, các Chú, các anh cùng toàn thể mọi người!

Theo quan điểm của random, toàn thể mọi người hãy để Sư phụ Thiên sứ hoàn thành tiểu luận rồi hẵng phản biện để tránh làm mất sự tập trung của người viết.

Trân trọng!

Share this post


Link to post
Share on other sites

MỤC III: NÊU TÁNH THẤY RA NGOÀI NGHĨA PHẢI VÀ CHẲNG PHẢI

ĐOẠN I - NGHI CÁI THẤY HIỆN Ở TRƯỚC MẮT

Ông Anan bạch Phật rằng: “ Bạch Đức Thế Tôn, nếu tánh thấy nầy nhất định là tánh nhiệm mầu của con, thì diệu tánh đó phải hiện ở trước mặt con, cái thấy đó hẳn thật là con, vậy thân tâm con hiện nay là vật gì ?

Nhưng hiện nay thân tâm con thật có phân biệt, còn cái thấy kia không phân biệt được thân con. Nếu thật là tâm con, khiến cho con hiện nay có thấy, vậy tánh thấy ấy thật là con, còn thân nầy không phải con, thì khác nào trước kia Đức Như Lai gạn hỏi “ Vật hay thấy được con”. Cúi mong Đấng Đại Từ chỉ bày cho chỗ chưa ngộ”.

Ông Anan cho rằng: Tính thấy ở bên ngoài thân tâm (Vì nhìn thấy vật thể bên ngoài thân tâm: Trời, trăng, mây, nước…). Sự sai lầm trong nhận thức này khiến ông thắc mắc: Cái thấy trong tâm ông và cái thấy - mà ông cho rằng ở bên ngoài – cái nào là thật tính?

Khái niệm thân tâm mà ngài Anan dùng ở đây có thể hiểu là tâm ở trong thân; đối đãi với Tính thấy mà ngài cho ở ngoài thân. Ngài Anan đã nhầm lẫn giữa phương tiện nhận biết và những điều kiện nhận biết có thuộc tính vật chất, trong đó gồm cả sự tương tác vận động của tư duy, khả năng nhận thức…được cấu tạo và vận động tương tác trong thân thể con người và sinh vật với tính thấy. Bởi vậy, ông cho rằng: Tính thấy – tính nhận biết ở bên ngoài thì phải nhận biết thân tâm của ông. Thực ra tính thấy hằng có thường tồn, bao trùm tất cả; không ở trong không ở ngoài. Nhưng trong cơ thể sinh vật nó hiển thị qua phương tiện nhận biết có trong cấu trúc cơ thể. Riêng ở con người thì phương tiện nhận biết còn do tự tạo. Đoạn sau Đức Phật nói rất rõ về điều này.

ĐOẠN II

CHỈ RA “KHÔNG CÓ CÁI GÌ TỨC LÀ CÁI THẤY”(*)

* Chú thích:Tựa trên cho đoạn II là sự sao chép nguyên văn trong cuốn:”Kinh Thủ Lăng Nghiêm trực chỉ” do Hoà thượng Thích Thiện Hào dịch từ bộ ”Lăng Nghiêm Trực chỉ “ của ngài Hàm Thị sớ giải. Tựa trên – và tất cả các tựa trong các đoạn trích dẫn – là do ngài Hàm Thị đặt hoặc do dịch giả thêm vào, không phải chính kinh văn của Đức Thích Ca. Tôi cho rằng lời dịch hoặc lời tựa trong nguyên văn này sai với ý chỉ của Đức Phật. Cái thấy không phải là “không có cái gì”. Vì cái không là sự đối đãi với cái có. Cái có là do nhân duyên giả hợp, nhân duyên hết, cái có cũng không còn và tất nhiên không có cái có thì cái không cũng không còn. Cái không – không phải là tính thấy và cũng chẳng phải cái thấy. Điều này Đức Thích Ca đã minh giảng ở trên. Nhưng vì sự trích dẫn nên tôn trong nguyên văn. Những đoạn minh giảng của Đức Thích Ca trích dẫn sau đây không hề có nội dung:”Không có cái gì tức là cái thấy”. Những tựa trong đoạn trích dẫn sau này, nếu có sự hiệu chỉnh, tôi sẽ để trong ngoặc đơn; chữ thường nghiêng và kèm tên người viết bên cạnh. Thí dụ: Tựa trên cần đổi là (Tính thấy không phải vật –Người viết)

TIẾT 1 - Nêu tướng để gạn hỏi cái thấy.

Phật bảo A Nan : “ Nay ông nói cái thấy ở trước mặt ông, nghĩa ấy không đúng! Nếu thật ở trước mặt ông và ông thật thấy, thì tánh thấy nầy đã có chỗ nơi đều chỉ ra được. Vậy nay tôi cùng ông ngồi trong rừng Kỳ Đà xem khắp rừng suối , nhà cửa, phía trên đến mặt trời mặt trăng, phía trước là sông Hằng, nay ông ở trước tòa sư tử của tôi, hãy đưa tay chỉ rõ các thứ tướng ấy : chỗ mát là rừng cây, chỗ sáng là mặt trời, chỗ ngăn lại là vách, chỗ thông suốt là hư không, như thế cho đến cỏ cây mảy mún lớn nhỏ tuy có sai khác, nhưng đã có hình tướng đều có thể chỉ ra được. Nếu nhất định cái thấy kia hiện trườc mắt ông, ông nên lấy tay chỉ rõ cho chính xác cái nào là cái thấy? A Nan, ông nên biết, nếu như hư không là cái thấy, đã thành cái thấy rồi, cái gì là hư không? Nếu vật là cái thấy, đã là cái thấy thì cái gì là vật? Ông nên chín chắn phân tích trong muôn vật lựa ra tánh thấy sẵn có sáng suốt thanh tịnh nhiệm mầu để chỉ rõ cho tôi, cùng các vật kia một cách rõ ràng không lầm lẫn”.

TIẾT 2 - Đáp không phải cái thấy.

(Đáp: Vật không phải cái thấy/ Người viết)

A Nan thưa : “Nay con ở trong giảng đường này, nhìn xa thấy sông Hằng, trên thấy mặt trời mặt trăng, đưa tay chỉ ra, dẫu dùng mắt nhìn xem chỗ chỉ ra được đều là vật không phải là cái thấy.

Bạch Thế Tôn, đúng như lời Phật vừa dạy, chẳng những hàng Thanh Văn sơ học hữu lậu chúng con, cho đến Bồ Tát cũng không thể đối trước hiện tượng của muôn vật vạch ra được cái thấy, rời tất cả vật riêng có Tự tánh”.

Phật nói : “Đúng thế ! Đúng thế !”.

Qua đoạn trên cho thấy Đức Phật chỉ ra rằng: Cái thấy không phải vật (Tất cả dạng tồn tại của vật chất từ siêu hạt đến thiên hà khổng lồ; mà nhân loại đã tìm ra hoặc sẽ tìm ra trong tương lai, cùng với những thuộc tính của nó, không phải tính thấy). Tính thấy là một thực tại, Riêng có tự tính.

ĐOẠN III - CHỈ RA KHÔNG CÓ CÁI GÌ NGOÀI CÁI THẤY

(Vạn vật trong tính thấy/ Người viết)

TIẾT 1- Nói cái không phải để đối lại gạn hỏi cái gì chẳng phải cái thấy.

Phật lại bảo A Nan : “Như ông đã nói, không có cái thấy rời tất cả vật riêng có Tự Tánh, thì trong tất cả vật ông đã chỉ ra được, chỉ là vật chứ không phải là cái thấy. Nay tôi lại hỏi ông, ông cùng Như Lai ngồi trong Kỳ Đà lại xem vườn rừng, cho đến mặt trời mặt trăng, các thứ hình tương sai khác, nhất định không có cái thấy mà ông có thể chỉ ra được. Ông hãy phát minh trong các vật này cái gì chẳng phải là cái thấy ?”.

TIẾT 2 - Đáp không cái gì chẳng phải cái thấy.

A Nan thưa : “Con thật xem khắp trong rừng Kỳ Đà này chẳng biết trong ấy cái gì chẳng phải là cái thấy. Vì sao ? Nếu cây chẳng phải cái thấy thì làm sao thấy được cây? Nếu cây là cái thấy thì sao gọi là cây? Như thế cho đến nếu hư không chẳng phải là cái thấy thì làm sao thấy được hư không? Nếu hư không là cái thấy thì sao gọi là hư không? Con lại suy nghĩ, trong muôn vật đây chín chắn phát minh không có cái gì chẳng phải là cái thấy”.

Phật nói: “Đúng thế! Đúng thế!”.

Đoạn trước, ngài Anan chấp cái thấy – tính thấy ở ngoài thân thể ngài, Đức Phật đã phản bác. Nay Đức Phật lại hỏi có cái gì không có cái thấy trong muôn vật ở trước mặt. Ngài Anan ngộ ra rằng:Cái thấy – Tính thấy có trong muôn vật , kể cả hư không. Bởi vì Tính thấy phải bao trùm vạn vật, có trong vạn vật, nhỏ như vi trần, lớn như thiên hà thì các phương tiện mới thấy được. Nếu cái thấy không bao trùm tất cả thì mọi sự tương tác có thuộc tính vật chất đều vô nghĩa. Đây cũng là điều đã được nhắc tới trong Kinh Dịch:

”Dịch lớn thay! Rộng thay! Ở xa thì đến tận cùng vũ trụ. Ở gần thì tĩnh mà chính. Trong khoảng trời đất thì bao trùm tất cả”.

ĐOẠN IV - NGÀI VĂN THÙ THỈNH PHẬT PHÁT MINH HAI NGHĨA.

TIẾT 1 - Đại chúng lo sợ.

Khi ấy trong đại chúng những vị chưa chứng quả vô học nghe Phật nói lời này đều mờ mịt chẳng biết nghĩa ấy trước sau thế nào, nên đều lo sợ mất chỗ bình thường.

 

Sở dĩ mọi người sợ hãi chính vì chưa chứng quả vô học. Nói theo ngôn ngữ hiện đại tức là không có tinh thần khoa học thực sự. Chưa thực sự ngộ ra rằng những điều ta biết rất nhỏ bé trong biển trí mênh mông. Cho nên gặp một cái khác thường với tư duy cố hữu thì hoang mang sợ hãi. Điều này giống như người phát minh ra trái đất tròn thì bị phản đối.

Bởi vì trái đất vuông đã trở thành tư duy cố hữu và nó cân đối với tri thức hạn hẹp, nhưng phổ biến thời bấy giờ. Nay có người bảo trái Đất tròn thì người ở phía dưới rơi đi mất thì sao? Nhưng thực tại trái đất tròn – trong điều kiện kiến thức thời trái đất vuông – có cái hợp lý với chính nó. Đó là lực hút của trái đất và lực hấp dẫn của các thiên thể, mà người thời đó không nhận ra được. Cái không nhận ra được những tính chất hợp lý liên quan mà chỉ thấy hiện tượng khác biệt với tư duy cố hữu mà “lo sợ mất chỗ bình thường” chính là “quả vô học”. Cũng như bây giờ Thiên Sứ tôi xác định Hậu Thiên Lạc Việt đổi chỗ Tốn Khôn phối Hà Đồ – không ít người lo sợ mất cái bình thường vậy.

Đức Như Lai đã dạy:

Những điều ta nói chỉ như nắm lá trên bàn tay của ta. Nhưng tri kiến như lá cây trong rừng.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

TIẾT 2 - Phật nói lời thật để an ủi.

Đức Như Lai biết đại chúng lo sợ, nên sinh lòng thương xót, liền an ủi ông A Nan và cả đại chúng rằng:

- Các Thiện nam tử ! Đấng Vô Thượng Pháp Vương nói lời chơn thật, như tánh Chơn Như mà nói, đều chẳng hư dối, chẳng phải như bọn Mạt Già Lê dùng bốn thứ luận nghị “kiểu loạn bất tử”. Ông nên chín chắn suy nghĩ, chớ phụ lòng thương mến của tôi !”.

Trong tiểu luận này, người viết cùng quí vị đi tìm bản tâm bên trong con người, nhưng qua những dẫn dụ của Đức Phật, đến lúc này chúng ta lại thấy tính thấy có trong muôn vật từ ngoại cảnh bên ngoài con người. Vậy bản tính chân như mà con người cần hạnh ngộ ấy ở đâu. Đây là nguyên nhân làm mọi người hoang mang.

TIẾT 3 - Ngài Văn Thù thỉnh Phật phát minh.

Khi ấy, Ngài Văn Thù Sư Lợi Pháp Vương Tử thương xót bốn chúng, ở trong đại chúng từ chỗ ngồi đứng dậy đảnh lễ dưới chơn Phật chấp tay cung kính bạch Phật rằng :

- Bạch Đức Thế Tôn! Đại chúng đây không nhận được chỗ Đức Như Lai phát minh hai nghĩa “phải và chẳng phải”, (thị phi thị) nơi hai thứ “cái thấy” và “sắc không”.

Bạch Thế Tôn! Các hiện tượng sắc không v.v… nơi tiền cảnh, nếu là cái thấy thì đáng lẽ có chổ chỉ ra được; nếu chẳng phải là cái thấy thì đáng lẽ không thể thấy. Mà nay chẳng biết nghĩa này về đâu nên mới có lo sợ, chứ chẳng phải vì trước đây căn lành mỏng ít. Cúi mong Đức Như Lai mở lòng đại từ chỉ rõ các vật hiện tượng này và cái thấy nguyên là vật gì mà trong ấy không có cái “phải” và “chẳng phải”.

ĐOẠN V - CHÍNH CHỈ CÁI THẤY KHÔNG CÓ CÁI “PHẢI” VÀ “CHẲNG PHẢI”.

TIẾT 1 - Hội chung kiến và tương nguyên là Bồ Đề.

Phật bảo Ngài Văn Thù Sư Lợi và cả đại chúng:

- Mười phương Như Lai và Đại Bồ Tát khi tự trụ trong chánh điện kia, cái thấy và cảnh bị thấy cùng với các tướng tưởng đều như hoa đốm giữa hư không vốn không thật có. Cái thấy và cảnh bị thấy này (duyên), nguyên là thể giác ngộ nhiệm mầu thanh tịnh sáng suốt. Cớ sao trong ấy lại có cái nghĩa “phải” và “chẳng phải”.

TIẾT 2 - Phật dạy ngài Văn Thù để tiêu biểu không hai tướng.

Đức Phật hỏi:

- Này Văn Thù nay tôi hỏi ông! Như ông là Văn Thù, lại có Văn Thù phải là Văn Thù hay không phải Văn Thù ?”.

- Đúng như thế, bạch Thế Tôn ! Con nay thật là Văn Thù, không có phải là Văn Thù. Vì sao? Vì nếu có phải là Văn Thù thì có hai Văn Thù. Song con hiện nay chẳng phải là không Văn Thù, trong ấy thật không có hai tướng “phải” hay “chẳng phải”.

Qua đoạn trên; Ngài Văn Thù Sư Lợi đã chỉ ra tính biểu kiến/ qui ước của thế nhân quán xét tiền trần là thực tại đang hiện hữu trong nhận thức của thế nhân:

Ngài Văn Thù không phải là Văn Thù thì còn ai vào đây? Cũng như tôi thì đúng

Share this post


Link to post
Share on other sites

MỤC IV : BÁC THUYẾT NHƠN DUYÊN, TỰ NHIÊN ĐỂ HIỂN BÀY NHẬN THẤY THẬT TƯỚNG CỦA TÁNH THẤY
ĐOẠN I
NGHI TÁNH GIÁC ĐỒNG VỚI TỰ NHIÊN NHƯ THẦN NGÃ


Ông A Nan bạch Phật rằng:
- Bạch Đức Thế Tôn! Thật như Đấng Pháp Vương đã nói, tánh Giác duyên khắp mười phương cõi nước vắng lặng thường trụ, tánh Giác ấy chẳng sanh chẳng diệt.
(Điều ấy) so với thuyết của Phạm Chí Ta Tỳ Ca La ngày xưa nói về Minh Đế, hay các thuyết ngoại đạo như Đầu hôi v.v… nói có chơn ngã đầy khắp cả mười phương, có gì sai khác ?
Ở núi Lăng Già, Thế Tôn cũng từng vì ngài Đai Huệ v.v… giảng rộng nghĩa nầy: “Bọn ngoại đạo kia thường nói tự nhiên, còn tôi (Phật) nói nhân duyên chẳng phải cảnh giới của ngoại đạo kia”.
Nay con xét kỹ tánh giác này tự nhiên, chẳng sanh, chẳng diệt, xa lìa tất cả hư vong, điên đảo, in tuồng chẳng phải nhân duyên mà cùng với thuyết tự nhiên của ngoại đạo kia. Xin Thế Tôn chỉ dạy thế nào để chúng con khỏi rơi vào các tà kiến, được Tâm Tánh Chơn Thật Giác Ngộ trong sạch nhiệm mầu sáng suốt”.


Ông Anan so sánh lời dạy của Đức Phật với giáo lý của các giáo phái khác có hiện tượng giống nhau. Ngài đưa hiện tương được coi là giống nhau này thỉnh cầu Đức Phật chí cho thấy chỗ khác nhau.

ĐOẠN II - CHỈ RA CHẲNG PHẢI TỰ NHIÊN
Phật bảo A Nan:
- Nay tôi dùng phương tiện chỉ dạy như thế, chơn thật bảo ông mà ông còn chưa ngộ, là cho là tự nhiên. A Nan, nếu nhất định là tự nhiên, thì ông phải tự xét rõ cái thể tự nhiên.
Này Anan! Ông hãy xét trong tánh thấy sáng suốt nhiệm mầu nầy, lấy cái gì làm tự thể, hay lấy tối làm tự thể? Lấy hư không làm tự thể, hay lấy ngăn bít làm tự thể? Anan! Nếu lấy sáng làm tự thể thì đáng lẽ (khi tối đến) chẳng thấy tối. Nếu lại lấy hư không làm tự thể, thì đáng lẽ chẳng thấy ngăn bít. Như thế cho đến lấy các tướng tối v.v… làm tự thể, thì khi sáng Tánh thấy phải diệt mất, làm sao thấy sáng?”.


Trong thế giới tương đối này luôn có sự phân biệt: Sáng - Tối, Có – Không …do đó, nếu coi tính thấy là tự nhiên như các hiện tượng tồn tại sinh thành trụ diệt của vạn hữu thì là một sai lầm. Tính Thấy có trong thế giới tự nhiên của vạn hữu và không phải tự nhiên của vạn hữu.
Khi Thái Cực (Tính Thấy/Tính nhận biết - Mẹ tròn - Bánh Dầy: Cái có trước). Đó là một thực tại viên mãn, thuần khiết. Thái Cực/ Tính Thấy vốn Không phải không/ Không phải có; Không Động/ Không tịnh:
“Trong đó không thể tự chỉ ra cái phải hay không phải” .Tức là không có phân biệt.
Khi cái động Âm ra đời (Con vuông - bánh Chưng). Khi Đông/Tịnh: Âm Dương phân biệt tương tác / đốí đãi thành vũ trụ như hiện nay. Sự vận động, tương tác của vật chất – tương tác Âm Dương - tạo nên thế giới tự nhiên. Bởi vậy, tất cả những cái gì chúng ta đã thấy hoặc sẽ thấy đều chỉ nằm trong thế giới tự nhiên đối đãi /tương đối này và thuộc Âm. Cho nên, nếu chúng ta lấy bất cứ một thực thể nào trong tự nhiên làm tự thể (Cái thấy/Tính thấy) sẽ là sự phủ định cái đối đãi với nó - Dương - Thái Cực - Tính thấy. Chỉ có tính Thấy/ Thái cực - thể khới nguyên của vũ trụ chính là bản thể nguyên thuỷ và chính là Tính thấy mà Đức Phật nói tới.

ĐOẠN III - NGHI NHƠN DUYÊN.
Ông A Nan thưa
- Tánh thấy nhiệm mầu này chắc chẳng phải là tự nhiên. Nay con xét thấy là nhân duyên sinh, nhưng tâm vẫn còn chưa rõ. Xin hỏi Đức Như Lai nghĩa ấy thế nào cho hợp với tánh nhân duyên?

Ông Anan thừa nhận tính Thấy phi tự nhiên. Nhưng cho rằng sự tương tác khởi nguyên của vũ trụ là do nhân duyên sinh.

ĐOẠN IV
CHỈ RA TÁNH THẤY KHÔNG PHẢI NHÂN DUYÊN VÀ KẾT LUẬN TÁNH THẤY RỜI DANH TƯỚNG.

Phật bảo:
- Ông nói nhân duyên tôi lại hỏi ông: Nay ông nhơn thấy, Tánh thấy hiện tiền. Vậy cái thấy này nhơn nơi sáng mà có thấy, hay nhơn nơi tối mà có thấy, nhơn nơi hư không mà có thấy, hay nhơn nơi bít lấp mà có thấy? Này Anan, nếu nhơn nơi sáng mà có, thì đáng lẽ chẳng thấy được tối. Như nhơn nơi tối mà có, đáng lẽ chẳng thấy được sáng. Như thế cho đến nhơn nơi hư không, nhơn nơi ngăn bít cũng đồng như sáng và tối.
Lại nữa Anan! Cái thấy này lại duyên nơi sáng mà có thấy, hay duyên nơi tối mà có thấy? Duyên nơi hư không mà có thấy, hay duyên nơi bít lấp mà có thấy? Anan! nếu duyên nơi hư không mà có, đáng lẽ chẳng thấy chỗ bít lấp. Nếu duyên chỗ bít lấp mà có, đáng lẽ chẳng thấy hư không. Như thế, cho đến duyên nơi sáng, duyên nơi tối cũng đồng như hư không và bít lấp. Phải biết tánh thấy nhiệm mầu sáng suốt này chẳng phải nhơn, chẳng phải duyên, cũng chẳng phải tự nhiên, chẳng phải chẳng tự nhiên, không có cái chẳng phải (phi) và chẳng chẳng phải (bất phi, không có cái phải (thị) và không phải (phi thị), rời tất cả tướng, tức tất cả pháp (sự vật). Nay ông làm sao ở trong ấy lầm đem các danh tướng hý luận thế gian mà dùng tâm phân biệt được? Như lấy tay chụp bắt hư không chỉ thêm tự nhọc, hư không làm sao để cho ông nắm bắt!”.

Đức Phật nhắc lại tính thấy là sự khởi nguyên, là thường hằng. Không sinh không diệt. Không phải do nhân duyên mà có như cấu trúc vật chất.
“Trong đó không thể tự chỉ ra cái phải hay không phải” .
Bởi vậy, không thể nói đến tính nhân duyên trong đó . Điều này giống như Lão Tử bàn về Đạo:
“Đạo khả đạo phi thường Đạo. Danh khả danh phi thường danh”.
Nên Đức Phật nói:
Nay ông làm sao ở trong ấy lầm đem các danh tướng hý luận thế gian mà dùng tâm phân biệt được?

ĐOẠN V - LẠI NGHI NHƠN DUYÊN
Ông A Nan bạch Phật rằng : “Bạch Đức Thế Tôn, Tánh Giác nhiệm mầu này nhất định chẳng phải nhơn, chẳng phải duyên. Tại sao Đức Thế Tôn thường chỉ dạy các thầy Kỳ Kheo: Tánh thấy có đủ bốn thứ nhơn duyên, nghĩa là nhơn hư không, nhơn ánh sáng, nhơn tâm, nhơn mắt. Nghĩa ấy thế nào?

ĐOẠN VI - PHẬT LẠI BÁC NHÂN DUYÊN TỰ NHIÊN ĐỂ NÊU RA TÁNH THẤY RỜI CẢ BỐN TƯỚNG.
Phật bảo: “A Nan! Tôi nói các tướng nhơn duyên trong thế gian, chứ chẳng phải nghĩa đệ nhất.
A Nan! Nay tôi lại hỏi ông, các người trong thế gian nói “Tôi hay thấy”, thế nào gọi là thấy? Thế nào là chẳng thấy?”.
A Nan thưa : “Bạch Đức Thế Tôn! Người trong thế gian nhơn có ánh sáng mặt trời, mặt trăng và đèn mà thấy các tướng; gọi là thấy. Nếu lại không có ba thứ ánh sáng này thì không thể thấy”.
“Này A Nan! Nếu khi không có ánh sáng gọi là không thấy, thì đáng lẽ không thấy tối. Nếu thấy tối thì chỉ là không có ánh sáng, sao gọi là không thấy? A Nan, nếu khi tối vì không thấy sáng mà gọi là không thấy, vậy nay trong lúc sáng không thấy tướng tối, lại cũng phải gọi là không thấy. Như thế thì hai tướng sáng tối đều gọi là không thấy. Nếu hai tướng sáng tối tự lấn át nhau, thì tánh thấy của ông ở trong ấy không phải tạm không. Như thế, ắt biết cả hai đều gọi là thấy, tại sao nói là không thấy?
- Thế nên! Anan! Nay ông phảI biết: Khi thấy cái sáng (thì) cái thấy không phải là sáng; khi thấy tối (thì)cái thấy không phải là tối, khi thấy hư không cái thấy không phải hư không, khi thấy bít lấp cái thấy không phải bít lấp.


ĐOAN III - CHỈ THẲNG THẤY ĐƯỢC THẬT TƯỚNG CỦA TÍNH THẤY
Bốn nghĩa đó thành tựu; ông lại nên biết khi nhận thấy tánh thấy thì tánh thấy chẳng phải là cái thấy. Tánh thấy còn rời cái thấy và cái thấy còn không đến nơi cái thấy đươc -
Đoạn kinh văn trên lời dịch hơi trúc trắc thành khó hiểu. Có thể diễn đạt nội dung trên theo một lẽ khác như sau: Bốn nghĩa đó (Hư không; ánh sáng; tâm; mắt) kết hợp thì đó là điều kiện và phương tiện nhận biết. Nhưng Tính Thấy không phải sự nhận biết (Cái Thấy mà người viết coi là tương đương khái niệm của thuật ngữ "trực quan sinh động"). Từ sự nhận biết đến chứng ngộ được Tính Thấy còn là một khoảng cách lớn lao – Người viết.
- Làm sao ông còn nói nhân duyên tự nhiên và tướng hoà hợp. Các ông là hàng Thanh Văn hẹp hòi không biết, chẳng thể nào thông đạt được tướng thanh tịnh. Nay tôi dạy bảo, ông phải khéo suy nghĩ, không nên trễ nải trên đường giác ngộ nhiệm màu.

Đoạn kinh văn này Đức Phât giảng rõ hơn những yếu tố tương thích tác hợp (Nhân Duyên) để dẫn tới sự nhân thức (Cái Thấy) và TÍNH THẤY.
Nhân duyên để có sự nhận biết gồm: Phương tiện nhận biết - các giác quan và điều kiện nhận biết tương thích với phương tiện nhận biết và đối tượng nhận biết, mà Đức Phật biểu tượng bằng bốn tướng phổ biến trong cuộc sống của gần 3000 năm trước là: Hư không -để có sự phân biệt, ánh sáng - điều kiện nhận biết, tâm - khả năng tư duy và nhận thức, mắt (giác quan) - phương tiện nhận biết (Thời hiện đại phương tiện nhận biết còn là các sản phẩm kỹ thuật hiện đại phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học). Tất cả những yếu tó này có thuộc tính vật chất và là đối tượng của tính nhận biết (Tính Thấy). Bởi vậy, Đức Phật khẳng định không phải tính thấy.
Tính Thấy: Là một thực tại có tự tính từ vô thuỷ đến vô chung, không không gian không thời gian; không phải CÓ; không phải KHÔNG; là sự tính tuyệt đối|O|. Tính thấy bao trùm vũ trụ - xa thì đến vô cùng, gần thì ngay trong con người, có trong muôn vật từ hạt vật chất nhỏ nhất đến các thiên hà khổng lồ. Tất cả mọi sự vận động tương tác trong vũ trụ có thể tính đều là đối tượng của Tính Thấy và không phải Tính Thấy.

Trong cổ học Đông phương; cụ thể là trong Kinh Dịch cũng nói đến hiện tượng khởi nguyên của vũ trụ là Thái Cực. Hoặc trong Đạo Đức Kinh nói đến sự khởi nguyên của vũ trụ là Đạo. Tất cả chỉ là những danh từ khác nhau chỉ một thực tại mà Đức Thích Ca đã minh giảng: Đó chính là Tính Thấy. Tinh thấy chính là Thái Cực , là bản tính Chân như và là Tâm trong mỗi con người và trong muôn vật.
Mọi chúng sinh đều có Phật tính - chính là tính Thấy có trong muôn vật.
Chính sự tương tác giữa động Âm - thuộc tính vật chất với cái tịnh Dương khởi nguyên vô lượng, vô biên tạo ra sự nhận biết:
Xa thì đến vô cùng, gần thì tĩnh mà chính.
Vi diệu thay một hình tượng tuyệt vời của trí tuệ Lạc Việt trong “truyện cây Nêu”:
Cây Nêu là một biểu tượng độc đáo của nền văn hiến Lạc Việt (Tất cả các nền văn hoá cận Lạc Việt về không/ thời gian lịch sử đều không có Cây Nêu). Hình tượng cây nêu phủ áo cà sa của Đức Phật che bóng khắp thế gian - Hình ảnh của lòng nhân ái và trí tuệ, Hình ảnh của sự vươn lên (cây tre) để đạt tới sự viên mãn, tuyết đối (Vòng tròn biểu tượng Thái Cực phía trên cây tre). Nhưng chính hình ảnh chiếc áo cà sa của Đức Phật phủ trên cây Nêu là một hình tương vi diệu của tiền nhân Lạc Việt, nhắn nhủ cho hậu thế biết rằng: Hãy tìm thể tính của Thái Cực và sự vi diệu huyền vĩ của vũ trụ trong Phật pháp.
Một lý thuyết thống nhất vũ trụ sẽ không thể hoàn chỉnh nếu nó không thể phân biệt được con người và muôn sinh vật với một bộ nhớ điện tử.

Còn tiếp

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kết luận

Như vậy, qua những lời khai ngộ của Đức Phật từ những đoạn kinh văn trong "Thần Chú Phật đỉnh thủ lăng nghiêm", người viết đã xác định với quí vị rằng:

Tính thấy trong mỗi còn người chính là cái "tâm" đích thực mà chính con người đang tìm cách hướng đến. Tính thấy - Thức tinh nguyên minh thanh tịnh từ vô thủy - Theo cách nói của Đức Phật - có trong muôn vật từ hạt vật chất nhỏ nhất cho đến Thiên hà khổng lồ, trong muôn sinh vật trên thế gian. Đó cũng chính là dạng tồn tại khởi nguyên của vũ trụ mà thuyết Âm Dương Ngũ hành nói đến - chính là Thái cực.

Thái cực - chân lý tuyệt đối theo thuyết Âm Dương Ngũ hành - chính là sự vô lượng, vô biên, không không gian, không thời gian, không lượng số. Với cái vô cùng thì tất cả vật chất trong vũ trụ hữu hạn này rất nhỏ bé. "Mười phương cõi nước chỉ trên đầu một mảy lông" .

Thái cực - sự khởi nguyên vô lượng, vô biên này vẫn đang tương tác với muôn vật trong vũ trụ và là tính thấy trong muôn loài, khi mà mọi sự tồn tại mang thuộc tính vật chất - kể cả tư duy - đều là những nhân duyên giả hợp. "Tất cả chúng sinh đều có Phật tính" - Phật pháp đã nói như vậy. "Vạn vật đồng nhất thể" - lý học Đông phương đã xác định như vậy. Đây chính là cơ sở của lòng nhân ái bao trùm muôn loài - nguyên nhân của Đại từ, Đại bi của Phật Pháp vi sự cảm thông với muôn loài trong tính thấy. Là cơ sở của chữ Nhân trong Ngũ Đức của Lý học Đông phương . Đó là cơ sở trí huệ mà nền văn minh cổ địa đã nhận thức được, chứ không phải một thứ tín ngưỡng làm hàng trang cho con người đi vào kiếp sau. Từ đó có thể xác định rằng: Lòng nhân ái càng cao, tính vị tha càng lớn thì con người càng gần với thể tính và trí huệ càng phát triển. Đó cũng là lý do mà những câu chuyện cổ tích trong dân gian Việt và của cả thế giới - cái thiện luôn thắng cái ác - vì đó là chân lý cuối cùng. Là sự minh triết của một lý thuyết thống nhất vũ trụ.

Phật pháp chỉ con người trở về với bản tính chân như diêu minh thoát khỏi luân hồi, chính là trở về với trạng thái tuyết đối của vũ trụ, không còn chịu sự tương tác bởi những qui luật vật chất. Đây chính là cơ sở lý thuyết của Phật pháp, của phương pháp luyện tâp cổ địa Yoga và thiền định. Đạt được điều này chính là giải thoát, là tự do cuối cùng của con người. Đó là khi nhận thức được và trở về với cội nguồn nguyên thủy của vũ trụ - Thái cực - Trong thuyết Âm dương Ngũ hành. Đó chính là vòng tròn phía trên cây Nêu trong những ngày lễ Tết của Việt tộc.

Một giáo sư Việt nào đó đã phát biểu rằng: Một lý thuyết thống nhất vũ trụ phải có khả năng giải thích cả những vấn đề tâm linh.

Hoàn toàn chính xác! Thiên Sứ tôi xác nhận ngay điều này mà không cần phải tư duy. Không những Thuyết Âm Dương Ngũ hành lý giải những bế tắc của khoa học hiện đại - giây O trước Bicbang, mà còn chứng tỏ được sự nhất quán với giáo Lý Phật về thể tính của Thái Cực và tính thấy. Chưa hết, nó còn tìm thấy những dấu ấn được mặc khải trong Thiên Chúa giáo.

Thái Cực chính là hình ảnh của đức Chúa Cha, của Thượng Đế. Chỉ có khác là Thái Cực là một khái niệm phi ý thức, còn Thượng Đế và Đức Chúa Cha là một hình ảnh có ý thức trong khởi nguyên vũ trụ.

Đức Jesu nói: "Cha ta sinh ra ta và ta ở trong Cha Ta". Đây là hình tượng của Thái Cực sinh Lưỡng Nghi. Lời chúc lành của Cha xứ với con chiên và ngược lại trong các buổi lễ là: "Chúa ở cùng anh chị em - và ở cùng cha" . Đó là biểu tượng của tính thấy - sự khởi nguyên vũ trụ có trong muôn loài. Phải chăng - tôn giáo cổ xưa này - có nguồn gốc từ kinh Cựu Ước, trước khi Chúa giáng sinh - đã ghi dấu ấn của một lý thuyết thống nhất vũ trụ tồn tại trước khi nền văn minh toàn cầu bị hủy diệt. Giả thiết là 10. 000 năm BC.

Về những vấn đề quen gọi là tâm linh như ngoại cảm, cảm ứng dự báo tiên tri như bà Vanga ...vv...Đó là những hiện tượng mà tri thức khoa học hiện đại chưa kiểm chứng được. Không thiếu gì những nhà khoa học phủ nhận hiện tượng này, coi đó là sự mê tín dị đoan. Chính vì họ đã không thể giải thích được những hiện tượng đó. Sinh thời Viện sĩ Vũ Tuyên Hoàng - Chủ tịch Liên hiệp các hội khoa học, kỹ thuật Việt Nam - có nói với tôi:

Chúng tôi đã tốn kém ngót 700. 000. 000 Đ cho Trung Tâm nghiên cứu tiềm năng con người để tìm hiểu vấn đề này. Nhưng họ chỉ làm được mỗi việc là tổng kết hiện tượng và không có một công trình nào đủ để lý giải hiện tượng đó.

Tôi trả lời: Em rất tiếc không nằm trong Liên hiệp Hội của thày. Nếu không em sẽ xin lý giải việc này. Trung Tâm của em cũng không có chức năng này.

Và điều này cũng không phải mục đích làm việc của người viết.

Hậu quả hiện nay - khi có một số nhà khoa học lên tiếng thì gần như đến nay chúng ta không hề thấy thông tin đại chúng nhắc tới v/d này.

Nhưng người viết có thể giới thiệu với quí vị rằng: Sự giải thích điều này nằm ngay trong tiểu luận mà quí vị đang quan tâm - "Đức Phật khai ngộ về tính thấy". Khi tính thấy chính là bản thể của sự nhận biết và mọi cấu trúc vật chất chỉ là phương tiện nhận biết, thì với những cấu trúc vật chất có sự biến đổi ở mức tế vi thì sẽ tạo ra những khả năng nhận biết vượt trội so với cấu trúc vật chất phổ biến cùng loài. Đây cũng là một trong những nguyên nhân của sự tiến hóa.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vấn đề cũng không chỉ ở những hiện tượng tâm linh. Một trong những phát kiến mới nhất của khoa học được giới thiệu sau đây:
Trong cuốn: "Những con đường của ánh sáng" trang 208 tập I của Trịnh Xuân Thuận, viết:


Các tính toán chứng tỏ rằng, có thể giải thích tất cả những gì Vũ trụ chứa ngày nay về vật chất và năng lượng chỉ cần nó xuất phát từ một không gian vô cùng bé, cỡ 1 phần triệu tỷ tỷ (10-24) cm, được choán bởi một trường ìnllattonn tương ứng với một khối lượng chỉ vài gam, tức là chưa nặng bằng một cái kẹo

Người viết thừa nhận điều này và cũng không cần phải tư duy sâu.
Hoàn toàn chính xác! Trong sự khởi nguy6en của vũ trụ - Thái Cực theo thuyết Âm Dương Ngũ hành - nhân danh nền văn hiến Việt thì chỉ cần một sự xuất hiện vô cùng nhỏ - như ông Trịnh Xuân Thuận nói - hoặc nhỏ hơn với 10 - 1000 thì cũng là sự tương tác với trạng thái khởi nguyên vô lượng vô biên của nó để tạo ra vũ trụ hiện nay.
Nhưng ông Trịnh Xuân Thuân mới chỉ phản ánh được một nửa vấn đề . Chính vì chỉ có một nửa v/d, nên đó là lý do mà anh Votruoc nghi ngờ qui luật bảo toàn năng lượng bị sai. Nhưng Thiên Sứ tôi xác định rằng: Định luật bảo toàn năng lượng không sai. Nếu tri thức khoa học hiện đại thừa nhận một trạng thái khởi nguyên của vũ trụ - Thái Cực - vô lượng vô biên và đang hiện hữu. Chứ không phải là một cục gạch mà các nhà khoa học gọi là vật chất cô đặc trước Bicbang.

Kính thưa quí vị quan tâm.
Nhà tiên tri Vanga đã phát biểu:
Một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại...
Đây là vế thứ nhất của lời tiên tri. Điều này người viết đã chứng minh với quí vị quan tâm là: Đó chính là thuyết Âm Dương Ngũ hành - Lý thuyết thống nhất vũ trụ nhân danh nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử. Người viết nhân danh cá nhân xác định rằng: Vế thứ nhất của lời tiên tri này hoàn toàn chính xác.

Vế thứ hai của lời tiên tri là:
Nhưng không phải bây giờ.....
Người viết nhân danh cá nhân xác định rằng: Điều này có thể xảy ra, vì con người hiện đại chưa cần đến lý thuyết thống nhất, mặc dù họ đã đặt vấn đề cho nó. Một phát minh khoa học dù là ứng dụng hay lý thuyết, nó phải đồng bộ với điều kiện xã hội và nền tảng tri thức phổ biến liên quan với nó. Một giai thoại lịch sử nói rằng: Khi ông Nguyễn Trường Tộ sang Pháp về nói bên đó đèn treo ngược và người ta đi xe có hai bánh. Các quan đã cười ồ lên và cho rằng ông Tộ bị dở hơi. Một hiện tượng nữa là những người nông dân ở Châu Âu vào thế kỷ XV không quan tâm đến trái Đất tròn. Nó vuông cũng không sao. Và có thể nói, nếu ngay bây giờ bạn không tin trái Đất tròn thì bạn vẫn có thể là một người giàu có.
Tất nhiên, điều này cũng minh xác răng: Thuyết Âm Dương Ngũ hành - Lý thuyết thống nhất vũ trụ - không thể do Chu Văn Vương trực ngộ tâm linh phát minh ra cái Bát quái Hậu thiên ở vào cái thời mà có lẽ cũng "Ở trần đóng khố" và là "liên mình nhiều hơn 15 bộ lạc được". Híc!

Vế thứ ba của lời tiên tri này là:
Chỉ khi dân tộc Xyri bị tiêu diệt.
Vế thứ ba này có xảy ra hay không tùy thuộc vào trí thông minh của những người có quyền quyết định vận mệnh từ những siêu cường.
Người viết xin lấy câu sấm của Trạng trình kết thúc tiểu luận này:
Nhược đài sư tử thượng.
Thiên hạ thái bình phong.

Xin cảm ơn sự quan tâm của quí vị.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Góp ý cùng anh TS

Khi xác định : Tính thấy, tính nghe...tính biết trong Kinh Lăng nghiêm là Thái cực của học thuyết Âm dương ngũ hành thi ta không thể dùng cụm từ " Thể tính của Thái cực " trong các đoạn văn khác được như:

* Hãy tìm thể tính của Thái cực và....

*....còn chứng tỏ được sự nhất quán với giáo lý Phật về thể tính của Thái cực và tính thấy...

Vì như thế là Thái cực còn có thể tính riêng của nó nữa...

Xin cảm ơn anh vì tiểu luận có ích cho cộng đồng...

TN

Share this post


Link to post
Share on other sites

Góp ý cùng anh TS

Khi xác định : Tính thấy, tính nghe...tính biết trong Kinh Lăng nghiêm là Thái cực của học thuyết Âm dương ngũ hành thi ta không thể dùng cụm từ " Thể tính của Thái cực " trong các đoạn văn khác được như:

* Hãy tìm thể tính của Thái cực và....

*....còn chứng tỏ được sự nhất quán với giáo lý Phật về thể tính của Thái cực và tính thấy...

Vì như thế là Thái cực còn có thể tính riêng của nó nữa...

Xin cảm ơn anh vì tiểu luận có ích cho cộng đồng...

TN

Cảm ơn anh Thiên Nhơn có lời nhận xét. Tôi sẽ suy nghiệm lại.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Con người đã xuất hiện 276.000 năm trước

Nguồn: Thanh Niên Online

10/12/2008 22:35

p10b160453473.jpg

Những nghiên cứu mới đây về những công cụ lao động bằng đá được tìm thấy tại Ethiopia cho thấy con người đã xuất hiện sớm hơn nhiều so với chúng ta nghĩ. Những công cụ lao động này được phát hiện vào những năm 1970 tại di chỉ khảo cổ Gademotta, thuộc thung lũng Rift, Ethiopia. Nhưng phải đến cuối năm 2008, nhờ sử dụng kỹ thuật xác định thời gian Argon-Argon (so sánh sự khác biệt về đồng vị phóng xạ của nguyên tố Argon), các nhà nghiên cứu xác định được các công cụ lao động làm từ nham thạch được chôn trong hầm mộ có niên đại ít nhất khoảng 276.000 năm.

Gademotta từng là nơi thu hút con người đến cư trú với hồ nước sạch Ziway, nơi đây cũng có nhiều loại nham thạch đen như Obsidian, một trong những chất liệu thô để tạo ra công cụ lao động bằng đá.

Tạ Xuân Quan (Theo nationalgeographic.com)

Nhời bàn của Thiên Sứ:

Nếu chúng ta giở lại những sách giáo khoa, các công trính nghiên cứu nghiêm túc liên quan đến khảo cổ, cổ sinh học ...vv...với lịch sử tiến hóa của con người. thì các công trình nghiên cứu nghiêm túc này - cho đến tận lúc này khi tôi đang gõ - người ta vẫn nói rằng:

Con người tiến hóa từ người nguyên thủy đền hiện đại từ khoảng 20. 000 năm trước và sự tiến hóa ấy đã tạo ra nền văn minh hiện đại của chúng ta bây giờ. Nhưng với phát hiện này thì cho thấy rằng: Nếu 20. 000 năm đủ để từ một bầy người nguyên thủy tiến đến một nền văn minh thì với 13 lần hơn như thế - 270. 000 năm - đủ để 13 lần những nền văn minh hiện đại đã xuất hiện trên trái Đất.

Nếu con số này xuống còn hơn 6 lần thì cũng hơn 6 lần những nền văn minh cực hiện đại hơn chúng ta đã xuất hiện. Nếu 3 lần thì cũng hơn 3 lần văn minh siêu hiện đại hơn chúng ta xuất hiện.

Thiên Sứ tôi chỉ mới nói có 1 nền văn minh hiện đại và vượt trội hơn nền văn minh của chúng ta đã tạo ra lý thuyết thống nhất - Chính là thuyết Âm Dương Ngũ hành.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi xin bổ xung rằng: Với 270. 000 năm chia cho ba thì một nền văn minh đạt đến đỉnh cao hơn hiện nay - tính từ người nguyên thủy sẽ là 90. 000 năm - so với 20. 000 năm tiến hóa của con người trên cơ sở nhận thức khoa học phổ biến ngày nay ở khắp các sách giáo khoa trên thế giới.

Hay nói cách khác:

Nếu lấy mốc xuất hiện bầy người nguyên thủy tiến hóa đến nền văn minh hiện nay là 20.000 năm theo quan niệm khoa học phổ biến hiện nay,thì thời gian mà nền văn minh này tồn tại và phát triển tiếp theo còn gấp 3, 5 lần. Cụ thể là còn phát triển tiếp theo 75. 000 năm nữa.

Với mốc đó - nếu tính từ bầy người nguyên thủy thì có ít nhất ba nền văn minh cực hiện đại - mà bom nguyên tử, tên lửa vượt đại dương ...vv... và cả những phát minh của 100 năm sau ngày nay, cũng chỉ là - thậm chí - nó thuộc về những di sản khảo cổ về thời hoang sơ của con người.

Nói rõ như thế để thấy được giá trị của một lý thuyết thống nhất - khi mà nền văn minh hiện đại còn 75. 000 năm để phát triển - theo cách tính thuần túy mang tính biểu tượng này.

Nhưng nó còn logic gấp 20. 000 lần việc chia 2262 năm cho 18 vị vua trong cái mà "hầu hết những nhà khoa học trong nưốc " và "cộng đồng khoa học thế giới" làm toán để lấy bằng chứng phủ nhận lịch sử truyền thống văn hóa Việt..

Share this post


Link to post
Share on other sites

SỰ THỐNG NHẤT CỦA TƯ DUY KHOA HỌC VÀ KHẢ NĂNG TIÊN TRI
SW Hawking đã phát biểu:
 

Nếu quả thực có một lý thuyết thống nhất vũ trụ thì chính nó sẽ quyết định chúng ta tìm ra nó hay không?

 

Luận điểm của ông hoàn toàn chính xác và nó đã được coi như một luận cứ rất căn bản trong tiểu luận "Định mệnh có thật hay không?". Bởi vì, khi tồn tại một lý thuyết thống nhất tức là mọi sự vận động trong vũ trụ hoàn toàn theo một qui luật xác định. Điều này phù hợp với tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học. Và nó phải có một quy luật chủ yếu bao trùm. Chúng ta tạm đặt tên quy luật luật này theo bức tranh dân gian Hàng Trống nổi tiếng của nền văn hiến Việt "Pháp Đại uy nỗ". Và có thể khẳng định rằng:
Hai biểu tượng ký hiệu hóa của quy luật vũ trụ này chính là hai đồ hình Tiên Thiên Bát quái và Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ.
Tất nhiên, khi có tính quy luật thì phải có khả năng tiên tri. Bà Vanga - nhà tiên tri cảm ứng lỗi lạc hiện đại đã xác định khi bà còn sống rằng:

 

Một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại. Nhưng chỉ khi dân tộc Xyri bị tiêu diệt.

 

Lời tiên tri của bà Vanga có hai vế cần quán xét:

1 - Vế thứ nhất của lời tiên tri:
 

Một lý thuyết cổ xưa sẽ quay lại với nhân loại.

 

Lời tiên tri này xác định rằng: Nhân loại hiện đại và kiêu hãnh về những tri thức đạt được, sẽ phải thừa nhận một tri thức vượt trội từ thời xa xưa như là một giá trị tri thức trong tương lai của mình. Nếu chúng ta xem xét lại tất cả những giá trị tri thức cổ xưa theo quan niệm hiện đại trong lịch sử phát triển nền văn minh của nhân loại từ thời nguyên thủy đến nay - thì có thể nói - tất cả những lý thuyết cổ xưa được coi là hoàn chỉnh hoặc chỉ có cái khung hoàn chỉnh trong mọi lĩnh vực, như tôn giáo, triết học và khoa học, đều không chứng tỏ là một lý thuyết có khả năng được thừa nhận là một lý thuyết sẽ bao trùm tri thức con người trong tương lai - kể cả Đạo Đức Kinh - vốn chỉ có một cái khung hoàn chỉnh. Bởi vì: Tất cả những giá trị đó, đều đã tồn tại từ lâu trong lịch sử văn minh hiện đại và do đó, nó đã xác định rằng: Nội dung của nó không thể là tri thức bao trùm trong tương lai tri thức của nhân loại.
Vậy nếu có một lý thuyết cổ xưa có khả năng quay trở lại với nhân loại thì đó là lý thuyết nào?

Lý thuyết đó phải thỏa mãn những điều kiện sau đây:

1 - Là một lý thuyết mà nhân loại chưa hề biết đến tính hoàn chỉnh của nó vì thất truyền, những đã tồn tại trên thực tế trong quá khứ và đang để lại nhưng di sản có thể phục hồi thỏa mãn nội dung lời tiên tri: "Một lý thuyết cổ xưa".
1 -1: Nếu lý thuyết đã được biết đến trong lịch sử - thì tự nó - hoặc sẽ được thừa nhận từ lâu, hoặc bị phủ nhận và không còn cần phải quay lại. Đó là lý do để đặt điều kiện là: Lý thuyết chưa được biết đến vì thất truyền và để lại nhưng di sản có khả năng phục hồi chính lý thuyết đó.
1 - 2: Nó phải thuộc về một nền văn minh cổ và để lại những di sản mà con người có khả năng phục hồi lại nó. Bởi vì, nếu nó không có những di sản - mảnh vụn còn lại - để con người có khả năng phục hồi lại nó thì bản thân nó không thể phục hồi, mà sẽ là một phát minh mới.


2 - Lý thuyết đó khi được phục hồi phải phù hợp với tiêu chí của tri thức khoa học hiện đại và có khả năng giải thích hầu hết những vấn đề liên quan đến tri thức nhân loại trong mọi lĩnh vực tôn giáo, tín ngưỡng, triết học, khoa học và có khả năng tiên tri.
Thỏa mãn những điều kiện trên chính là lý thuyết thống nhất vũ trụ và cũng chính là thuyết Âm Dương Ngũ hành và bát quái là ký hiệu toán học siêu công thức của lý thuyết này.
Nền văn minh Hán đã chứng tỏ rằng: Họ không phải chủ nhân của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Bởi vì tri thức nền tảng của văn minh Hán không hề chứng tỏ rằng nó là cơ sở để phát triển lý thuyết này. Bởi vậy, cho đến ngày hôm nay - khi Thiên Sứ tôi gõ những hàng chữ này - thuyết Âm Dương Ngũ hành vẫn là một lý thuyết rất mơ hồ trong tri thức của nhân loại và với chính người Hán. Lý thuyết này chỉ được phục hồi nhân danh nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử. Đây là điều kiện tiên quyết mà Thiên Sứ tôi nhân danh cá nhân xác định điều này. Đó cũng là điều kiện bổ xung cho lời tiên tri của bà Vanga - sẽ nói rõ hơn - trong vế thứ 2 của lời tiên tri này.


2 - Vế thứ hai của lời tiên tri:
 

Nhưng chỉ khi dân tộc Xyri bị tiêu diệt.

 


SW Hawking viết:
 

Nếu quả thực có một lý thuyết thống nhất vũ trụ thì chính nó sẽ quyết định chúng ta tìm ra nó hay không?

 

Như vậy, bà Vanga với lời tiên tri của mình - qua nội dung được phân tích - đã xác định một lý thuyết thống nhất vũ trụ đã tồn tại trong quá khứ và sẽ là một lý thuyết được nhân loại thừa nhận trong tương lai với điều kiện của nó. Hay nói cách khác: Lời tiên tri của bà Vanga là sự trả lời sự hoài nghi của nhà khoa học hàng đầu SW. Hawking.
Tính quyết định tìm ra một lý thuyết thống nhất hay không, mang trong nó nội hàm điều kiện để xuất hiện lý thuyết này. Theo bà Vanga thì điều kiện này chính là: "Chỉ khi dân tộc Xyri bị tiêu diệt".
Thiên Sứ tôi khẳng định rằng: Nhà nước và dân tộc là hai khái niệm khác nhau. Nhà nước Xyri hiện nay, không phải là dân tộc Xyri nói trong lời tiên tri. Tạm thời tôi không phân tích tính hợp lý, hay không hợp lý của lời tiên tri này. Nhưng tôi xin bổ xung một điều kiện tiên quyết nhân danh cá nhân là:

Một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại. Chỉ khi nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm một thời huy hoảng ở bờ nam sông Dương tử được tôn vinh và mọi giá trị của nền văn hiến Việt phải được bảo tồn.
Và chỉ có điều kiện này mới có thể hóa giải điều kiện của bà Vanga - hoặc nó là điều kiện tiếp theo điều kiện của bà Vanga - nếu điều kiện mà bà Vanga được coi là đúng.
Thiên Sứ tôi đang nói chuyện về tương lai, mà tương lai luôn luôn là sự hoài nghi của con người. Đức Jesu nói: "Phúc cho những ai không biết mà tin". Tôi chỉ muốn lấy câu nói của Đức Jesu như là một hình tượng để diễn đạt một sự hoài nghi về tương lai, nhưng sẽ là điều không khó hiểu, nếu với người có một khả năng tư duy logic về cái tất yếu sẽ xảy ra.
Nếu như, chúng ta cho rằng: Lời tiên tri của bà Vangga sai và sự hoài nghi của ngài Hawking vẫn nguyên giá trị thì sẽ không hề có một lý thuyết cổ xưa nào quay lại với nhân loại - và nhân loại có thể tìm ra một lý thuyết thống nhất theo cách riêng của nó, hoặc là không. Nhưng điều này phi logic - bởi vì một vế thứ ba đã xuất hiện và là cầu nối giữa SW Hawking với nhà tiên tri Vanga. Đó chính là sự xác định nội dung Thuyết Âm Dương Ngũ hành là một lý thuyết nhất quán, hoàn chỉnh và chính là lý thuyết thống nhất vũ trụ với nguyên lý căn để là "Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ" - nhân danh nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử.
Ba điều kiện này - Tính nội dung nhân danh nền văn hiến Việt của thuyết Âm Dương ngũ hành, lời tiên tri về một lý thuyết cổ xưa và vấn đề sự tồn tại của lý thuyết thống nhất trong tri thức hiện đại - đã chứng tỏ một sự liên quan hữu cơ hợp lý, khẳng định cho chủ đề của bài viết này:

Sự thống nhất của tư duy khoa học và khả năng tiên tri.
Nếu như các bạn khó tính mà cho rằng: Biết đâu chính Thiên Sứ cũng sai luôn và kéo theo bà Vanga cũng sai. Lạy Chúa và Đức Ala toàn năng. Vậy phải chứng minh Thiên Sứ sai qua các tiểu luận đã trình làng.
Thiên Sứ tôi xin được kết luận cho bài viết này bằng một lời tiên tri:

Sự thừa nhận nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm văn hiến ở tầm mức quốc tế, là điều kiện duy nhất hóa giải vế sau lời tiên tri của bà Vanga - Nếu lời tiên tri này là một kết luận đúng cho tương lai..

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính cụ Thiên Sứ

Kết luận
Như vậy, qua những lời khai ngộ của Đức Phật từ những đoạn kinh văn trong "Thần Chú Phật đỉnh thủ lăng nghiêm", người viết đã xác định với quí vị rằng:
Tính thấy trong mỗi còn người chính là cái "tâm" đích thực mà chính con người đang tìm cách hướng đến. Tính thấy - Thức tinh nguyên minh thanh tịnh từ vô thủy - Theo cách nói của Đức Phật - có trong muôn vật từ hạt vật chất nhỏ nhất cho đến Thiên hà khổng lồ, trong muôn sinh vật trên thế gian. Đó cũng chính là dạng tồn tại khởi nguyên của vũ trụ mà thuyết Âm Dương Ngũ hành nói đến - chính là Thái cực.
Thái cực - chân lý tuyệt đối theo thuyết Âm Dương Ngũ hành - chính là sự vô lượng, vô biên, không không gian, không thời gian, không lượng số. Với cái vô cùng thì tất cả vật chất trong vũ trụ hữu hạn này rất nhỏ bé. "Mười phương cõi nước chỉ trên đầu một mảy lông" .
Thái cực - sự khởi nguyên vô lượng, vô biên này vẫn đang tương tác với muôn vật trong vũ trụ và là tính thấy trong muôn loài, khi mà mọi sự tồn tại mang thuộc tính vật chất - kể cả tư duy - đều là những nhân duyên giả hợp. "Tất cả chúng sinh đều có Phật tính" - Phật pháp đã nói như vậy. "Vạn vật đồng nhất thể" - lý học Đông phương đã xác định như vậy. Đây chính là cơ sở của lòng nhân ái bao trùm muôn loài - nguyên nhân của Đại từ, Đại bi của Phật Pháp vi sự cảm thông với muôn loài trong tính thấy. Là cơ sở của chữ Nhân trong Ngũ Đức của Lý học Đông phương . Đó là cơ sở trí huệ mà nền văn minh cổ địa đã nhận thức được, chứ không phải một thứ tín ngưỡng làm hàng trang cho con người đi vào kiếp sau. Từ đó có thể xác định rằng: Lòng nhân ái càng cao, tính vị tha càng lớn thì con người càng gần với thể tính và trí huệ càng phát triển. Đó cũng là lý do mà những câu chuyện cổ tích trong dân gian Việt và của cả thế giới - cái thiện luôn thắng cái ác - vì đó là chân lý cuối cùng. Là sự minh triết của một lý thuyết thống nhất vũ trụ.
Phật pháp chỉ con người trở về với bản tính chân như diêu minh thoát khỏi luân hồi, chính là trở về với trạng thái tuyết đối của vũ trụ, không còn chịu sự tương tác bởi những qui luật vật chất. Đây chính là cơ sở lý thuyết của Phật pháp, của phương pháp luyện tâp cổ địa Yoga và thiền định. Đạt được điều này chính là giải thoát, là tự do cuối cùng của con người. Đó là khi nhận thức được và trở về với cội nguồn nguyên thủy của vũ trụ - Thái cực - Trong thuyết Âm dương Ngũ hành. Đó chính là vòng tròn phía trên cây Nêu trong những ngày lễ Tết của Việt tộc.
Một giáo sư Việt nào đó đã phát biểu rằng: Một lý thuyết thống nhất vũ trụ phải có khả năng giải thích cả những vấn đề tâm linh.
Hoàn toàn chính xác! Thiên Sứ tôi xác nhận ngay điều này mà không cần phải tư duy. Không những Thuyết Âm Dương Ngũ hành lý giải những bế tắc của khoa học hiện đại - giây O trước Bicbang, mà còn chứng tỏ được sự nhất quán với giáo Lý Phật về thể tính của Thái Cực và tính thấy. Chưa hết, nó còn tìm thấy những dấu ấn được mặc khải trong Thiên Chúa giáo.
Thái Cực chính là hình ảnh của đức Chúa Cha, của Thượng Đế. Chỉ có khác là Thái Cực là một khái niệm phi ý thức, còn Thượng Đế và Đức Chúa Cha là một hình ảnh có ý thức trong khởi nguyên vũ trụ.
Đức Jesu nói: "Cha ta sinh ra ta và ta ở trong Cha Ta". Đây là hình tượng của Thái Cực sinh Lưỡng Nghi. Lời chúc lành của Cha xứ với con chiên và ngược lại trong các buổi lễ là: "Chúa ở cùng anh chị em - và ở cùng cha" . Đó là biểu tượng của tính thấy - sự khởi nguyên vũ trụ có trong muôn loài. Phải chăng - tôn giáo cổ xưa này - có nguồn gốc từ kinh Cựu Ước, trước khi Chúa giáng sinh - đã ghi dấu ấn của một lý thuyết thống nhất vũ trụ tồn tại trước khi nền văn minh toàn cầu bị hủy diệt. Giả thiết là 10. 000 năm BC.

Về những vấn đề quen gọi là tâm linh như ngoại cảm, cảm ứng dự báo tiên tri như bà Vanga ...vv...Đó là những hiện tượng mà tri thức khoa học hiện đại chưa kiểm chứng được. Không thiếu gì những nhà khoa học phủ nhận hiện tượng này, coi đó là sự mê tín dị đoan. Chính vì họ đã không thể giải thích được những hiện tượng đó. Sinh thời Viện sĩ Vũ Tuyên Hoàng - Chủ tịch Liên hiệp các hội khoa học, kỹ thuật Việt Nam - có nói với tôi:
Chúng tôi đã tốn kém ngót 700. 000. 000 Đ cho Trung Tâm nghiên cứu tiềm năng con người để tìm hiểu vấn đề này. Nhưng họ chỉ làm được mỗi việc là tổng kết hiện tượng và không có một công trình nào đủ để lý giải hiện tượng đó.
Tôi trả lời: Em rất tiếc không nằm trong Liên hiệp Hội của thày. Nếu không em sẽ xin lý giải việc này. Trung Tâm của em cũng không có chức năng này.
Và điều này cũng không phải mục đích làm việc của người viết.
Hậu quả hiện nay - khi có một số nhà khoa học lên tiếng thì gần như đến nay chúng ta không hề thấy thông tin đại chúng nhắc tới v/d này.
Nhưng người viết có thể giới thiệu với quí vị rằng: Sự giải thích điều này nằm ngay trong tiểu luận mà quí vị đang quan tâm - "Đức Phật khai ngộ về tính thấy". Khi tính thấy chính là bản thể của sự nhận biết và mọi cấu trúc vật chất chỉ là phương tiện nhận biết, thì với những cấu trúc vật chất có sự biến đổi ở mức tế vi thì sẽ tạo ra những khả năng nhận biết vượt trội so với cấu trúc vật chất phổ biến cùng loài. Đây cũng là một trong những nguyên nhân của sự tiến hóa.

Quả là trí huệ của cụ rộng lớn,đọc tiểu luận này của cụ đầu óc liêm trinh mở mang thêm nhiều. Có một băn khoăn sin hỏi cụ : "Vạn vật đồng nhất thể" nếu hiểu chi tiết như thế nào có lẽ nào một tiếng chim kêu ở đỉnh hymalaya lại có thể bay khắp thế giới để cả hế giới đống nhất trong tiếng chim kêu!!!!!!!!!
Sin cụ chỉ giáo thêm.
Ngày 26/7/2009 ngày lạc thư chuyển cung.
Kính cụ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính cụ Thiên Sứ

Quả là trí huệ của cụ rộng lớn,đọc tiểu luận này của cụ đầu óc liêm trinh mở mang thêm nhiều. Có một băn khoăn sin hỏi cụ : "Vạn vật đồng nhất thể" nếu hiểu chi tiết như thế nào có lẽ nào một tiếng chim kêu ở đỉnh hymalaya lại có thể bay khắp thế giới để cả hế giới đống nhất trong tiếng chim kêu!!!!!!!!!

Sin cụ chỉ giáo thêm.

Ngày 26/7/2009 ngày lạc thư chuyển cung.

Kính cụ

Bác Liêm Trinh thân mến.

Cảm ơn sự quan tâm và lời khen ngợi của bác.

Tôi xin được trình bày theo hiểu biết của tôi như sau.

Giáo sư Trịnh Xuân Thuận có nói:

Để giải thích một hiện tượng dù rất nhỏ, cũng phải viện dẫn đến toàn bộ lịch sử vũ trụ.

Suy rộng ra rằng - về lý thuyết - mọi vật đều có tương tác từ qua khứ đến hiện tại và vị lại. Không thể nói rằng ngôi sao nổ ở cách Thiên Hà chúng ta vài triệu năm ánh sáng không có ảnh hưởng gì đến con chim hót trên đỉnh himalaya. Chúng ta có thể tưởng tượng rằng: Nếu ko có tương tác của ngôi sao đó, có thể con chim hót sớm hơn vài giây và tiếng hót sẽ lảnh lót hơn. Có thể tiếng hót đó làm người thơ săn đã giương súng lên định bắn, nhưng chột chùng tay trước vẻ đẹp thiên nhiên từ tiếng hót này và họ sẽ không bắn nó và tìm con chim khác. Con chim này vì thế mà sống sót và đến 1000 năm sau con cháu của nó không bị liệt vào sách đỏ của loài chim có nguy cơ tuyệt chủng....cứ thế suy nghiệm: Tất cả vũ trụ đang ảnh hướng tới chúng ta và con người đang ảnh hưởng trở lại - nếu con người nhận thức được điều này , hoặc không nhận thấy thì sau khi mãn số, họ vẫn tin rằng họ đúng dù họ đã suy nghĩ thế nào khi còn sống.

Tôi tin rằng: Có rất nhiều người ở thế kỷ XV, cho đến khi già chết vẫn cho rằng Galileo đã sai. 100 năm cuộc đời và cả vũ trụ thật là không dài.

Vài lời tường sở ngộ.

Chúc bác vạn sự an lành.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bác Liêm Trinh thân mến.

Cảm ơn sự quan tâm và lời khen ngợi của bác.

Tôi xin được trình bày theo hiểu biết của tôi như sau.

Giáo sư Trịnh Xuân Thuận có nói:

Để giải thích một hiện tượng dù rất nhỏ, cũng phải viện dẫn đến toàn bộ lịch sử vũ trụ.

Suy rộng ra rằng - về lý thuyết - mọi vật đều có tương tác từ qua khứ đến hiện tại và vị lại. Không thể nói rằng ngôi sao nổ ở cách Thiên Hà chúng ta vài triệu năm ánh sáng không có ảnh hưởng gì đến con chim hót trên đỉnh himalaya. Chúng ta có thể tưởng tượng rằng: Nếu ko có tương tác của ngôi sao đó, có thể con chim hót sớm hơn vài giây và tiếng hót sẽ lảnh lót hơn. Có thể tiếng hót đó làm người thơ săn đã giương súng lên định bắn, nhưng chột chùng tay trước vẻ đẹp thiên nhiên từ tiếng hót này và họ sẽ không bắn nó và tìm con chim khác. Con chim này vì thế mà sống sót và đến 1000 năm sau con cháu của nó không bị liệt vào sách đỏ của loài chim có nguy cơ tuyệt chủng....cứ thế suy nghiệm: Tất cả vũ trụ đang ảnh hướng tới chúng ta và con người đang ảnh hưởng trở lại - nếu con người nhận thức được điều này , hoặc không nhận thấy thì sau khi mãn số, họ vẫn tin rằng họ đúng dù họ đã suy nghĩ thế nào khi còn sống.

Tôi tin rằng: Có rất nhiều người ở thế kỷ XV, cho đến khi già chết vẫn cho rằng Galileo đã sai. 100 năm cuộc đời và cả vũ trụ thật là không dài.

Vài lời tường sở ngộ.

Chúc bác vạn sự an lành.

Hay thật! hóa ra "Một có cá quẫy động tam thiên" là ở lý này. Cảm ơn Bác Thiên Sứ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tích hợp Vật lý & Phật học?

GS.TS. Cao Chi

Nguồn: Chungta.com

09:01' AM - Thứ bảy, 26/04/2008

Liệu có thể tìm một dạng học thuyết mô tả được thống nhất các hiện tượng vật lý và những hiện tượng thuộc phạm vi tâm linh. Đó sẽ là một dạng lý thuyết thống nhất lớn mà con người có thể nghĩ đến. Trong hiện trạng những vấn đề tâm linh vẫn đang ở trong trong phạm trù triết học thì lý thuyết thống nhất đó có thể là một sự tích hợp giữa vật lý và triết học.

Theo Einstein thì Phật học có thể là tiền thân của một sự tích hợp như vậy. Ông nói: "Nếu có một tôn giáo nào thích nghi được với những nhu cầu khoa học tiền tiến thì đó là Phật giáo". (If there is any religion that would cope with modern scientific needs it would be Buddhism).

Trong vòng hơn 2500 năm Phật học đã tích lũy quá trình suy tư của nhiều tu sĩ minh triết để hình thành một học thuyết sâu sắc về thế giới khách quan lẫn thể giới tâm linh. Có thể nói Phật học là một học thuyết về nguyên lý đã bao trùm cả vật lý học (chuyên nghiên cứu thế giới khách quan) và cả tâm linh học (chuyên nghiên cứu những vấn đề thuộc tâm linh - theo Phật học thì tâm linh là một phạm trù song đối với thể xác), vậy thì Phật học có thể nói là một học thuyết có tính thống nhất cao hơn cả vật lý.

Tuy nhiên chúng ta cũng cần phân biệt hai phương thức nghiên cứu giữa Vật lý và Phật học.

A. Phương thức nghiên cứu của Phật học là hướng nội vào tâm linh con người

Theo lịch sử Phật giáo thì Thái tử Tất Đạt Đa sau nhiều năm tu khổ hạnh trong rừng già đã tìm thấy chân lý của kiếp sống của con người, của các quy luật trong vũ trụ. Liệu có một cơ sở khoa học nào cho phương thức hướng nội này chăng?

Phương thức này có thể dựa trên cơ sở của nguyên lý vị nhân. Nguyên lý vị nhân [1] là nguyên lý theo đó ta thấy vũ trụ như thế này bởi vì nếu vũ trụ khác đi thì ta không thể tồn tại được để mà quan sát nó. Nguyên lý vị nhân có thể là sự cộng hưởng, sự hòa âm, sự giao cảm giữa vũ trụ và con người. Nếu như nguyên lý vị nhân (anthropic principle) là đúng thì rất có thể tâm linh con người có một mối liên hệ mật thiết với vũ trụ, như thế biết khai thác tìm tòi trong tâm linh người ta có thể khám phá ra vũ trụ (so sánh với Socrate: biết bản thân con người sẽ biết được cả vũ trụ). Phương thức hướng nội vào tâm linh thực hiện qua thiền (meditation). Thiền có nhiều dạng thức tùy theo môn phái và lộ trình, giúp đạt nhiều mục tiêu: giác ngộ về lẽ sống, tư duy về quy luật của vũ trụ, kỹ thuật khí công, khơi dậy những tiềm năng kỳ lạ của con người,...

Thực tế với phương thức nghiên cứu này Phật học đã đạt những thành quả về cả hai mặt liên quan đến con người và vũ trụ. Riêng về phần con người Phật học đã đi sâu vào những phần sâu thẳm của tâm linh, vượt xa giới hạn của tâm lý học, của học thuyết Freud. Hiện nay khoa thần kinh học (neuroscience) cho rằng các phát hiện sinh học của bộ não có thể tương hợp với nhau nếu được tích hợp với lý thuyết Freud [3], song điều đó cũng chưa thể giải thích được các khía cạnh sâu thẳm của tâm linh, các công năng của thiền.

B. Phật học ngoài tâm linh con người còn phát hiện ra nhiều bản chất quan trọng của vũ trụ của thế giới bên ngoài nhờ sử dụng cộng hưởng của tâm linh với vũ trụ.

1. Vấn đề chân không

Như chúng ta biết trong lý thuyết lượng tử có thể nói vấn đề chân không là vấn đề quan trọng số một. Chân không không phải là một "môi trường", trong đó không có gì cả, trái lại chân không là một loại "ether" đặc biệt chứa những thăng giáng phần lớn của trường lượng tử điện từ. Chân không có thể chứa 3 khả năng đối với vật lý hiện đại :

- Vì chứa những thăng giáng điện từ, cho nên có thể tính được năng lượng chân không theo phương pháp phân tích Fourier ( dao động tử )và thấy rằng chân không có một năng lượng khổng lồ. Một hiện tượng quan trọng xảy ra trong chân không là lực Casimir và công nghệ nanô không thể không tính đến lực Casimir.

- Năng lượng chân không có thể là năng lượng tối gây nên quá trình giãn nở có gia tốc của vũ trụ.

- Cuối cùng là một khả năng quan trọng, có thể đó là nguồn gốc để giải quyết bài toán thống nhất. Nhàvật lý người Nga Andrei Sakharov đã đưa ra một cách nhìn táo bạo vào năm1967: nguồn gốc của hấp dẫn có thể là những thăng giáng của chân không với sự hiện diện của vật chất, như vậy từ chân không ta có hấp dẫn và các tia sáng sẽ bị cong vì hiện tượng khúc xạ của chân không?

Hiện nay nhiều nhà vật lý quan niệm rằng không - thời gian được hình thành từ những thăng giáng lượng tử của chân không ( hình 1). Như vậy từ chân không chúng ta có tất cả. Một điều kỳ diệu là Phật học cũng đi đến một kết luận như thế!

Phật học cũng xem chân không như nguồn gốc của mọi hiện tượng và không phân biệt chân không với hiện tượng qua luận thuyết nổi tiếng "Sắc tức thị Không, Không tức thị Sắc". Trong Bát nhã Tâm kinh, Đức Phật bảo ngài Xá Lợi Phất: "Này Xá Lợi Phất! Thế giới hiện tượng hay Sắc này là Không, và Không quả thực là thế giới hiện tượng. Không không khác với thế giới hiện tượng hay Sắc, thế giới hiện tượng hay Sắc không khác với Không. Cái gì là thế giới hiện tượng thì cái đó là Không, cái gì là Không thì cái đó là thế giới hiện tượng".

2. Vấn đề đa vũ trụ:

Trong Vật lý học người ta nói đến những vũ trụ song song cấu thành đa vũ trụ. Người ta phân các vũ trụ song song thành 4 mức, ứng với 4 góc ở hình vẽ 1.

Posted Image

Hình 1. Hình này có 4 góc

I / Góc trái trên: các vũ trụ song song mức I, cư trú trong cùng một bong bóng (bubble), quy luật vật lý giống nhau, các điều kiện ban đầu có thể khác nhau, sự tồn tại của chúng dựa trên CMB Þ vũ trụ vô cùng, vật chất phân bố đều trong vũ trụ.

II / Góc trái dưới: các vũ trụ song song mức II, cấu thành bởi nhiều bong bóng, có cùng những phương trình cơ bản vật lý song các hằng số vật lý, các hạt cơ bản, số chiều không gian có thể khác, sự tồn tại của chúng dựa trên lý thuyết lạm phát hỗn độn vĩnh cửu.

III / Góc phải dưới: các vũ trụ song song mức III: có các tính chất như ở mức I&II, có nguyên lý unitarity, nguyên lý này đúng ngay cả đối với hấp dẫn lượng tử; theo mối tương quan AdS / CFT có thể hiểu được rõ ràng hơn nghịch lý thông tin trong lỗ đen. Trạng thái sống, chết của con mèo Schrodinger thuộc 2 vũ trụ cổ điển song song.

IV / Góc phải trên: nhiều cấu trúc toán học khác nhau (với những phương trình vật lý khác nhau) sẽ cho những vũ trụ song song khác nhau, sự tồn tại mức IV dựa trên phỏng thuyết thực tại toán học º thực tại vật lý, có thể kiểm nghiệm nhờ một lý thuyết TOE.

Trong Phật học, vũ trụ cũng mang tính đa nguyên. Phật giáo phân thế giới thành 3 loại: Tiểu thiên, Trung thiên & Đại thiên. Đại thiên thế giới gồm khoảng một tỷ thế giới. Cách đây hơn 2500 năm Phật học đã biết ngoài thế giới chúng ta đang sống còn có hằng hà sa số thể giới khác.

Tuy giữa các thế giới song song trong vật lý học và các thế giới Phật học chúng ta chưa thể thiết lập một mối tương hợp đồng cấu hoặc đẳng cấu. Điều đáng nói ở đây là khái niệm đa vũ trụ là quan điểm tạo nên sự thống nhất giữa vật lý học và Phật học trong nhận định về vũ trụ.

Một điểm đáng chú ý nữa là trong vật lý học cũng như trong phật học người ta đều nói đến nhiều dạng hình học của vũ trụ

3. Tính vô thường:

Posted Image

Các thăng giáng của chân không lượng tử (phóng theo tranh

Bọt thời gian của hoạ sĩ Jean-Michenl Joy, L'Ecume du temps,

Saint Etienne, 1990).

Từ những thăng giáng đó đã hình thành vũ trụ

Trong vật lý học người ta quan niệm rằng mọi vật đều luôn biến động. Ví như vũ trụ cũng luôn thay đổi, hiện nay vũ trụ đang giãn nở, xuất phát từ một bigbang.

Lúc vũ trụ được 10-35 giây xảy ra quá trình nở lạm phát (inflation) và kết thúc vào thời điểm 10-32 giây. Đây là một quá trình giãn nở bột phát của vũ trụ: trong một thời đoạn ngắn ngủi, kích thước của vũ trụ đã tăng lên 1050 lần. Quá trình nở lạm phát có thể bắt nguồn với một dạng năng lượng tối.

Sau Bigbang 10-33 giây vũ trụ ở vào trạng thái plasma của quark và gluon (PQG ). Trong trạng thái này quark chuyển động tự do và tương tác với nhau bằng trao đổi gluon. Lúc vũ trụ được 10 - 6 giây thì hình thành các hadron.

Lúc vũ trụ được 100 giây thì các hạt nhân nguyên tử được hình thành.

Lúc vũ trụ được 300. 000 năm tuổi thì bức xạ tách khỏi vật chất và dẫn đến CMB (Cosmic Microwave Background - bức xạ tàn tư của vũ trụ). Sau đó vũ trụ nguội dần và nhiều quá trình chuyển pha đã xảy ra. Vậy vũ trụ luôn biến đổi. Thậm chí các hằng số vật lý có thể thay đổi theo không gian và thời gian. Các phương trình vật lý đều chứa những hằng số như c-vận tốc ánh sáng, h-hằng số Planck, G-hằng số hấp dẫn. Người ta vẫn cho rằng đó là những đại lượng không thay đổi theo không gian và thời gian.

Posted Image

Hai màng chuyển động trong một không gian

nhiều chiều và va chạm nhau

Theo nhiều kịch bản vũ trụ luôn tồn tại. Trước Bigbang vũ trụ có kích thước lớn vô cùng, sau đó co lại và vào thời điểm Bigbang trở thành nhỏ như để chui qua một lỗ kim xong giãn nở trở lại.

Theo kịch bản của Gabriele Veneziano, vũ trụ nguyên thuỷ đã co lại từ những thăng giáng và tạo nên những lỗ đen, trong những lỗ đen này đã xảy ra những bigbang, trong số đó có Bigbang của chúng ta. Như vậy mỗi lỗ đen có thể tạo ra những vũ trụ riêng của đa vũ trụ. Một điều có thể khẳng định: quá trình chuyển tiếp giữa "tiền" và "hậu" bigbang vẫn là một vấn đề còn bỏ ngỏ. Người ta cho rằng có thể có thông tin về thời kỳ tiền bigbang nhờ thu các sóng hấp dẫn phát sinh từ thời kỳ này, dấu tích của chúng sẽ là những thăng giáng trên phông của bức xạ tàn dư.

Phật học có quan điểm vô thường khẳng định sự biến đổi thường trực của vũ trụ như trong vật lý học.

Vô thường có nghĩa là không thường, không mãi mãi ở trong một trạng thái nhất định mà luôn thay đổi hình dạng. Đi từ trạng thái hình thành, cao to, thấp nhỏ, tan rã v.v.. Đạo Phật gọi đây là những giai đoạn thay đổi: thành, trụ, hoại, không. Tất cả sự vật trong vũ trụ, từ nhỏ đến lớn như hạt cát, thân con người, đến lớn như trái đất, mặt trăng, mặt trời, đều nằm trong định luật vô thường.

Mọi vật trên đời này đều phải thay đổi và hoại diệt, không vật gì thường hằng dù chỉ trong phút giây (birth, maturity, transformation and destruction).

Quan điểm vô thường của Phật học trùng hơp một cách chính xác với quan điểm mọi vật đều biến đổi trong vật lý học.

C. Kết luận

Phật học không những có những mối tương đồng với vật lý trong các lĩnh vực vũ trụ học, các hạt cơ bản, mà còn nhiều mối tương đồng khác với sinh học, tâm lý học, phân tâm học (psychoanalysis), tâm lý trị liệu (psychotherapy),... Tư tưởng Phật học có thể là suối nguồn dồi dào cho khoa học nói chung.

Tích hợp các lý thuyết lớn trong vật lý với những tư tưởng Phật giáo hy vọng sẽ dẫn đến một " lý thuyết thống nhất" bao trùm vũ trụ và tâm linh con người.

Tài liệu tham khảo:

[1] Fritjof Capra, The Tao of Physics

[2] S. Hawking, Lược sử thời gian, bản dịch của Cao Chi & Phạm Văn Thiều

[3] Mark Solms, Scientific American, tháng 5 năm 2004

[4] Edward Conze, A short history of Buddhism

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thái cực - sự khởi nguyên vô lượng, vô biên này vẫn đang tương tác với muôn vật trong vũ trụ và là tính thấy trong muôn loài, khi mà mọi sự tồn tại mang thuộc tính vật chất - kể cả tư duy - đều là những nhân duyên giả hợp. "Tất cả chúng sinh đều có Phật tính" - Phật pháp đã nói như vậy. "Vạn vật đồng nhất thể" - lý học Đông phương đã xác định như vậy. Đây chính là cơ sở của lòng nhân ái bao trùm muôn loài - nguyên nhân của Đại từ, Đại bi của Phật Pháp vi sự cảm thông với muôn loài trong tính thấy. Là cơ sở của chữ Nhân trong Ngũ Đức của Lý học Đông phương . Đó là cơ sở trí huệ mà nền văn minh cổ địa đã nhận thức được, chứ không phải một thứ tín ngưỡng làm hàng trang cho con người đi vào kiếp sau. Từ đó có thể xác định rằng: Lòng nhân ái càng cao, tính vị tha càng lớn thì con người càng gần với thể tính và trí huệ càng phát triển. Đó cũng là lý do mà những câu chuyện cổ tích trong dân gian Việt và của cả thế giới - cái thiện luôn thắng cái ác - vì đó là chân lý cuối cùng. Là sự minh triết của một lý thuyết thống nhất vũ trụ.

Như vậy Tính Thấy cũng phải là một trạng thái vật chất, và ở một trạng thái đặc biệt không thể phân chia tức là trạng thái ban đầu của vũ trụ, tồn tại tự thân hay ta xem nó ở dạng Tiên đề.

Ngũ đức là trạng thái của vạn vật, được hình thành sau Thái Cực là thuộc tính của vạn vật nhưng chữ Nhân là thuộc tính "tiệm cận" Tính thấy" hay là thuộc tính ban đầu ngay khi hình thành, điều này giống như một hạt giống mọc lên cây con hay như tính của một đức trẻ nhỏ.

Tính Thấy tiềm ẩn tất cả các thuộc tính trong nó nhưng không thiên lệch về bất cứ điều gì kể cả chữ Nhân.

Thiện luôn thắng ác xét trên quy luật cuối cùng nhưng trong đời sống đang vận động thì ác thường chiếm ưu thế mặc dù quy luật thịnh suy đang thống trị.

Như vậy, càng tiệm cận Tính Thấy chính là càng dễ điều chỉnh số mệnh.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Như vậy Tính Thấy cũng phải là một trạng thái vật chất, và ở một trạng thái đặc biệt không thể phân chia tức là trạng thái ban đầu của vũ trụ, tồn tại tự thân hay ta xem nó ở dạng Tiên đề.

Vậy là seo ???? sao ra được cái kết luận này vậy

- Nếu kiến tinh là vật thìngươi cũng có thể thấy kiến tinh của ta, nếu cùng thấy gọi là thấy kiến tinhta, thì lúc ta chẳng thấy, sao ngươi không thấy chỗ chẳng thấy của ta? Nếu thấyđược chỗ chẳng thấy của ta thì chẳng phải cái tướng chẳng thấy; nếu không thấychỗ chẳng thấy của ta, thì kiến tinh tất nhiên phi vật, sao lại chẳng phải ngươi?

- Nếu kiến tinh là vật, thìvật cũng có tánh thấy, lúc ngươi thấy vật, vật cũng thấy ngươi, thể tánh lẫn lộnthì ngươi và ta với tất cả thế gian chẳng thể an lập. A Nan, nếu lúc ngươi thấylà ngươi chẳng phải ta thấy, thì cái tánh thấy cùng khắp đó không phải ngươi làai? Sao lại tự nghi chơn tánh của ngươi cho là chẳng chơn, mà cầu sự thật nơita?

cái này đức Phật đã nói rõ quá mà.

 

Như vậy, càng tiệm cận Tính Thấy chính là càng dễ điều chỉnh số mệnh.

Suy cho cùng chính là như vậy. Bởi vậy đức Phật mới nói không có định mệnh :)

Copy bài qua bên mạn đàm để dành topic này cho Sư Phụ đi anh hoangnt, cho nó liền mạch

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vậy là seo ???? sao ra được cái kết luận này vậy

- Nếu kiến tinh là vật thìngươi cũng có thể thấy kiến tinh của ta, nếu cùng thấy gọi là thấy kiến tinhta, thì lúc ta chẳng thấy, sao ngươi không thấy chỗ chẳng thấy của ta? Nếu thấyđược chỗ chẳng thấy của ta thì chẳng phải cái tướng chẳng thấy; nếu không thấychỗ chẳng thấy của ta, thì kiến tinh tất nhiên phi vật, sao lại chẳng phải ngươi?

- Nếu kiến tinh là vật, thìvật cũng có tánh thấy, lúc ngươi thấy vật, vật cũng thấy ngươi, thể tánh lẫn lộnthì ngươi và ta với tất cả thế gian chẳng thể an lập. A Nan, nếu lúc ngươi thấylà ngươi chẳng phải ta thấy, thì cái tánh thấy cùng khắp đó không phải ngươi làai? Sao lại tự nghi chơn tánh của ngươi cho là chẳng chơn, mà cầu sự thật nơita?

cái này đức Phật đã nói rõ quá mà.

Suy cho cùng chính là như vậy. Bởi vậy đức Phật mới nói không có định mệnh :)

Copy bài qua bên mạn đàm để dành topic này cho Sư Phụ đi anh hoangnt, cho nó liền mạch

Nguyên Anh giỏi. Hiểu được vấn đề. Đang học lớp nào đấy?

Share this post


Link to post
Share on other sites