Thiên Sứ

Tính thấy trong minh triết Phật giáo và bí ẩn vũ trụ trong lý học đông phương

51 bài viết trong chủ đề này

Tính thấy trong minh triết Phật giáo

bí ẩn vũ trụ trong lý học Đông phương

*

Lời giới thiệu.
Kính thưa quí vị quan tâm.

Trong cuốn sách đã xuất bản bởi Nxb Tôn giáo - 2006 có tựa là "Đức Phật khai ngộ về tính thấy" - thực chất đó là nội dung của tiểu luận: "Định mệnh có thật hay không?" mà tôi hân hạnh trình bày lần đầu tiên vào năm 2005 trên website tuvilyso.com, sau đổi thành tuvilyso.net. Trong tiểu luận này, để minh chứng tính vật chất của ý thức tôi đã sử dung nội dung minh triết của Phật giáo về tính "Thấy", nhằm so sánh, dẫn giải. Do chủ đề của tiểu luận nhằm giải quyết vấn đề "Định mệnh có thật hay không?". Cho nên, giới hạn của việc phân tích sự khai ngộ của Đức Phật về tính thấy chỉ đủ minh chứng cho tính vật chất của ý thức. Nhưng khi biên soan lại tiểu luận này, do định nghĩa lại về vật chất, tôi đã bỏ hẳn đoạn này vì đã minh chứng bằng phương pháp khác cho mục đích xác định ý thức chính là một dạng vận động của vật chất. Nhưng có thể nói rằng: Chính tính minh triết Phật giáo trong bộ kinh nổi tiếng "Thần chú Phật đỉnh thủ lăng nghiêm" lại là nội dung rất quan trọng trong việc xác định bản chất của Thái Cực trong minh triết Đông phương và từ đó đã đi đến việc minh chứng: Thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là lý thuyết thống nhất vũ trụ mà nhân loại hiện nay đang tìm kiếm. Và cũng có thể nói rằng: Tổ tiên người Lạc Việt - tức Bách Việt đã di ấn lại cho đời sau hình ảnh của cây nêu phủ bóng áo cà sa của Đức Phật đã chỉ ra rằng: Những giá trị huyền vĩ của minh triết Đông phương mà người Lạc Việt chính là chủ nhân của nó, sẽ chỉ được phục hồi hoàn chỉnh và được bảo vệ dưới sự minh triết của Phật giáo.
Nếu chỉ xác định được tính vật chất của ý thức thì điều này mới chỉ thấy được một nửa của vũ trụ bí ẩn. Bởi vì, vấn đề được đặt ra sẽ là:

Nếu tất cả vũ trụ này từ khởi nguyên cho đến mọi sự phát triển trong lịch sử và tương lai của nó đều là vật chất thì cái gì là nhận biết sự vận động của chính vật chất?

Sự bùng vỡ của vũ trụ sau giây 0 của thuyết Bicbang xác định rằng: Vũ trụ từ khời nguyên là một hiện tượng vật chất. Đây cũng là điều kiện của thuyết Âm Dương Ngũ hành phục hồi nhân danh nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử. Nhưng thuyết Bicbang sẽ không thể lý giải vì sao con người nhận thức được sự vận động của vật chất ngay trong não bộ của chính con người? Bởi vậy, nó phải viễn dẫn đến Thượng Đế. Điều này thể hiện qua tiểu luận "Thượng Đế và khoa học" do các giáo sư, viện sĩ viện hàn lâm khoa học Pháp thực hiện. Và khi sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật tạo ra được cả những khoa học gia máy (*), thì vấn đề ý thức và khả năng tư duy của con người sẽ phải đặt lại vấn đề cho nó: Sự phân biệt giữa một bộ não máy siêu việt và những con người bình thường. Con người là gì? Nó từ đâu tới? là một câu hỏi đã được đặt ra từ thời cổ sử của nhân loại nhận thức được hiện nay - Từ thế kỷ thứ III BC, khi nhà hiền triết Hy Lạp đứng suy nghiệm hàng giờ trên đường phố Aten - Khi nền khoa học hiện đại phát triển với nhưng con robo ngày càng hiện đại, nó được lặp lại bởi câu chuyện viễn tưởng: "Thân chủ tôi không giết người" (**).
Tiêu chí khoa học phát biểu rằng:
Một lý thuyết khoa học được coi là đúng phải giải thích một cách hợp lý hầu hết vấn đề và hiện tượng liên quan đến nó, một cách nhất quán, hoàn chỉnh, có tính khách quan, tính quy luật và khả năng tiên tri.

Bởi vậy, việc giải quyết được vấn đề này sẽ xác minh một cách chắc chắn rằng: Thuyết Bicbang là một sai lầm khi nó không thể giải thích được tính nhận thức của con người từ đâu khi vũ trụ này khởi nguồn từ vật chất? Hay nói một cách khác: Nó sẽ giải quyết một cách rốt ráo nhất vấn đề: Con người là gì? Nó từ đâu tới? Mà con người chính là một hiện tượng trong vũ trụ cần được lý giải của một lý thuyết nhân danh lý thuyết thống nhất vũ trụ - thuyết Âm Dương Ngũ hành nhân danh nền văn hiến Việt.
Tiểu luận này sẽ trình bày với quí vị quan tâm phần còn lại của bí ẩn vũ trụ - khả năng nhận thức của con người và chính là nửa còn lại của một lý thuyết thống nhất. Thuyết Âm Dương Ngũ hành phục hồi nhân danh nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử.
--------------------
Chú thich:
* Robot - khoa học gia
04/04/2009 21:58
Nguồn: Thanh Niên Online


images1755510_ro-bot-nghien-cuu-khoa-hoc
Adam đang tiến hành thí nghiệm...


Theo hãng Reuters, 2 nhóm nghiên cứu đã chế tạo thành công những cỗ máy có thể tự lý luận, trình bày chính xác các học thuyết và phát hiện tri thức khoa học. Bước đột phá này đánh dấu sự tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vực trí thông minh nhân tạo. Những robot trên có thể đảm nhận công việc nghiên cứu khám phá các hệ thống sinh học phức tạp, chế tạo những loại thuốc mới, dựng lên mô hình về khí hậu trái đất hoặc nghiên cứu những dải thiên hà. Cụ thể, tại Đại học Aberystwyth (Wales), đội ngũ các chuyên gia đã chế tạo một robot gọi là Adam, không những có khả năng tiến hành thí nghiệm sự chuyển hóa men mà còn lý luận chính xác về các kết quả và lên kế hoạch cho cuộc thí nghiệm tiếp theo. Đây là một thí dụ đầu tiên trên thế giới về một bộ máy có khả năng tạo ra phát hiện khoa học một cách độc lập. Robot mới của đại học trên, được đặt tên là Eve, sẽ sở hữu năng lực bộ não mạnh mẽ hơn và sẽ có nhiệm vụ nghiên cứu các loại thuốc mới. Công trình nghiên cứu của Đại học Aberystwyth được trình làng cùng lúc với phát minh của Đại học Cornell (Mỹ), nhóm đã phát triển một chương trình máy tính có khả năng triển khai những quy luật cơ bản về vật chất.

T.M


 

** THÂN CHỦ TÔI KHÔNG GIẾT NGƯỜI

 

Truyện khoa học giả tưởng

Hắn mở mắt ra, một thoáng cảm giác lạ xẹt qua người làm hắn nhớ lại: Đây không phải phòng riêng của hắn ở 27 đường Maxell mà là phòng giam. Một căn phòng hẹp téo, bề ngang chừng 2m5, dài cỡ 4m, đủ kê một cái giường cá nhân và một cái tủ con. Tường bê tông ba phía quét vôi xanh, cửa và mặt phòng giam quay ra hành lang làm bằng song sắt. "Rồi, ta bắt đầu một cuộc đời mới!". Hắn lẩm baẩm, đầu vẫn choáng váng vì rượu và quả đấm của Dream: "Cái thằng chết tiệt!". Mặc dù đã bị từ chối, vẫn năn nỉ đòi khiêu vũ với Mazda - người tình của hắn - khi nàng đã mệt đờ vì nhảy cả tiếng đồng hồ trước đó. Hắn đã cho Dream một bài học về phép lịch sự đối với phụ nữ, khiến cho nó không bao giờ có thể lặp lại hành đông bất nhã đó là lần thứ hai trong đời: một viên dạn vào giữa sọ làm thằng bợm đó chết ngay. Cảnh sát đã tống cổ hắn vào trại giam với cả lít Martell trong bụngナ. "Thế là hếtナ!" Nhưng hắn cũng chẳng còn kịp suy nghĩ gì hơn vì men rượu đã giúp hắn ngủ say đờ trên cái giường nệm mút cũ kỹ ở trong phòng giam nàyナ

Còn bây giờ thì hắn hối hận. Hình ảnh những người thân và những kỷ niệm bắt đầu hiện ra - những buổi vũ hội, những cuộc tắm biển và những đêm mùi mẫn bên người tìnhナ "Ôi! Mazdaナ". Nàng chẳng hơi đâu chờ đợi một kẻ giết người như hắn mà cái giá hữu nghị nhất là hai năm tù.

Bỗng một tiếng nói trầm trầm, đều đều vang lên từ cái haut - parleur đặt ở đầu hành lang làm đứt dòng suy nghĩ của hắn: "Giám thị trực! Đưa ngay phạm nhân VB - 018 - E lên phòng điều tra!". Hắn nhìn xuống ngực - số VB - 018 - E chính là hắn.

Có tiếng giày lộp cộp, một viên cảnh sát đi đến trước cửa phòng giam. Hắn xoay người đúng một góc chín mươi độ và đưa tay hướng về ổ khoá. Bộ điều khiển từ xa lắp trong bàn tay làm chiếc cửa tự động mở. "Một thằng "cớm sắt"!". Giới giang hồ rất sợ loại cớm này: võ nghệ tuyệt hảo, bắn súng như trong phim, bất kể kẻ nào chống lại hoặc cố ý chạy trốn đều nằm ngay đơ vì bị đánh trúng huyệt, hoặc ăn một viên đạn thuốc mê vào bả vai cứ y như là nó đã nằm sẵn ở đấy từ trướcナ

- Đứng dậy! Đi theo tôi.

Hắn đừng dậy và buớc ra. Đằng sau hắn, tay cớm lầm lũi đi theo. Hắn thấy ghê ghê ở trên gáy. "Biết đâu, do một sự trục trặc kỹ thuật nào đó mà tay "cớm" này có hành động bất thường và giết hắn?"ナ Những chuyên viên khoa học ở Bộ Nội vụ bảo đảm rằng: Không bao giờ có sự cố và tất cả những cảnh sát máy đều được theo dõi chặt chẽ bằng computer, chỉ cần một hành động khác thường nằm ngoài chương trrình, lập tức sẽ bị vô hiệu hoá bằng vô tuyến điều khiển từ xaナ "Mẹ kiếp! Cái xã hội loài người ở thiên niên kỷ thứ IV này, đã sống trong một môi trường nhân tạo hoàn toàn và bị lệ thuộc vào những bộ nhớ điện tử. Nếu bị một trục trặc gì đó, mọi thứ sẽ đi đứt, cuộc sống rối loạn và nhân loại sẽ trở lại thời kỳ đồ đá!". Hắn lẩm bẩm cầu xin Thượng đế toàn năng hãy ban phép lành cho những con virus điện tử ở trong các trung tâm siêu điện toán. Thế là xong! Mọi trung tâm điều khiển không còn hoạt động, những tội lỗi của hắn ghi trong bộ nhớ của các máy siêu điện toán sẽ được xoá sạch. Hắn sẽ quẹo phải, đi qua cổng trại giam về nhà và trở thành người lương thiện, còn tay "cớm sắt" lùi lũi đi sau lưng hắn sẽ quẹo sang tráiナ

Nhưng điều đó đã không xảy ra, vì hắn không phải là một nhân vật quan trọng đáng được Thượng đế chú ý, cho nên hắn vẫn phải bước vào phòng điều tra với tay "cớm sắt" đi sau lưng. Trong phòng điều tra không có một người nào. Hắn hiểu ngay: Người ta làm việc với hắn theo chương trình của những thủ tục pháp lý.

- Mời anh ngồi!

Hắn ngồi xuống chiếc ghế trước bàn làm việc như một cái máy, mặc dù haắn là một con người thật sự. Giọng nói đều đều, lạnh lùng tiếp tục vọng ra từ máy siêu điện toán:

- Anh sẽ được tiếp xúc với ngài luật sư Organ để biểu lộ sự đồng ý hay không đồng ý nhờ luật sự can thiệp cho vụ án của anh ! Xin mời ngài Organ Yamaha!

Cánh cửa tự động mở ra. Một người đứng tuổi, dong dỏng cao, khuôn mặt sáng sủa dễ mến, cắp chiếc cặp bước vào trong phòng. Ông nhã nhặn bắt tay hắn và ngồi xuống ghế đối diện:

- Anh là Sonyl - Pho?

- Thưa ông, vâng!

- Tôi là luật sư tiến sĩ Organ Yamaha, được gia đình anh đề nghị bào chữa cho anh trong vụ án Dream, anh có quyền từ chối hoặc chấp nhận sự bào chữa của tôi theo luật định!

Vừa nói ông vừa lấy trong túi áo vét một cái thẻ luật sự đưa cho hắn.

- Tôi đồng ý! Hoàn toàn đồng ý! - Hắn nói một cách vội vã, nét mặt tỏ ra sung sướng - Được một người như ông giúp đỡ, chắc chắn tôi sẽ có một mức án hữu nghị!

- Được rồi! - Luật sư Organ gật đầu tỏ vẻ hài lòng. - Bây giờ anh hãy trả lời một số câu hỏi của tôi: Anh thừa nhận có bắn vào Dream?

- Đúng thế thưa ông! Nhưng lúc đó tôi say rượu, tôi đã uống cạn cả lít Martell, không tin ông có thể hỏi thằng bồi, tôi không cố sát!

- Anh bắn vào nó trong trường hợp nào?

- Nó đánh tôi một cú rất mạnh vào đầu - Hắn chỉ lên trán - Đây ông coi, nó còn sưng chù vù lên đây này!

Luật sư gật đầu, nhìn lên cái trán có một cục lồi tím xanh, tỏ vẻ thông cảm:

- Nhân chứng cho biết hai người có xô xát!

- Đúng vậy thưa ông! Vì nó xúc phạm đến người yêu của tôi, tôi cản trở, nó còn mắng tôi là: Đồ lợn ích kỷ. Thế là tôi choảng nó!

- Dream đánh anh nhiều không?

- Mới chỉ một cú vào đầu nhưng rất mạnh, khiến tôi bật ngửa. Tôi phải bắn hắn vì nếu để một cú thứ hai chắc tôi không sống nổi!

Luật sư Organ nheo nheo mắt nhìn hắn:

- Trường hợp này tôi khuyên anh nên thừa nhận mọi hành động gây án để hoàn tất hồ sơ và được ra toà một cách nhanh chóng. Tôi sẽ giúp anh có thể được trắng án!

- Trắng án? Hắn trố mắt ngạc nhiên.

Luật sư Organ gật đầu với một nụ cười bí hiểm đầy vẻ tự tin:

- Cảm ơn sự cộng tác của anh.

Ông đứng dậy, bắt tay hắn rồi lặng lẽ ra về.

* *

*

Toà đại hình xử vụ giết người được mở tại toà án tiểu bang Atlantic. Thực ra với một án giết người do say rượu và sĩ diện với gái cũng chẳng có gì đáng chú ý, nhưng vì là một vụ đại hình nên số người tham dự cũng khá đông đảo. Trong khi chờ đợi đến giờ xử án, họ bàn tán đủ mọi chuyện trên đời: từ chuyện bế tắc trong việc tìm một giá trị hối đoái tiền tệ, để có thể liên kết về mặt kinh tế với người ngoài hành tinh; cho đến chuyện đã có một loại vải thông minh, có khả năng thay đổi màu sắc và độ dày mỏng theo ý muốn, được tung vào thị trường để phục vụ các quí bà, quí cô ナ Bỗng tiếng chuông reo vang và ánh sáng trong phòng xử án đổi sang màu lá mạ khiến cho mọi người chú ý. Tiếng ồn ào bớt đi hẳn vì những câu chuyện phiếm được ngưng lại. Phiên toà sắp bắt đầu.

Các quan chức của phiên toà trịnh trọng với bộ lễ phục, lục tục bước vào vị trí của mình trong phòng xử án. Sau những nghi thức được tiến hành cho có lệ, phạm nhân được dẫn ra trước vành móng ngựa. Chỉ mới có ba ngày trong tù, khuôn mặt của Sony - Pho trông đã tiều tuỵ hốc hác, hắn bước đi như người mộng du. Các nhân chứng làm lễ tuyên thệ rồi thuật lại những gì họ đã chứng kiến. Tất cả đều chống lại Sonyl. Hắn hồi hộp chờ đợi bản cáo trạng.

Ngài đại diện Công tố viện, một người đàn ông trạc tứ tuần, mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao bọc lấy một dáng người đẫy đà. Với vẻ mặt lạnh lùng nghiêm nghị, ông lấy từ trong chiếc cặp da đen một cái đĩa nhỏ màu bạc, cho vào ngăn xử lý của máy siêu điện toán được gắn vào bàn làm việc. Ông nhấn nút, ra lệnh cho máy hoạt động. Một giọng đều đều lạnh lùng vang ra từ trong máy đọc bản cáo trạng: Tất cả mọi hành động của Sonyl được phân tích một cách rất chi tiết với những điều luật liên quan. Hắn chẳng hiểu chiếc máy nói gì với những danh từ chuyên môn của ngành tư pháp - ở cái thiên niên kỷ này, mọi lĩnh vực đều được chuyên môn hoá rất sâu, mỗi người chỉ có khả năng hiểu biết trong lĩnh vực của mình. Nhưng mặt hắn từ từ chuyển sang màu tái mét, những hình ảnh trước mắt hắn quay tròn và cảm giác có một vật gì đó đè nặng lên tim, khiến cho hắn phải nắm chặt lấy cái vành móng ngựa. Bản cáo trạng với sự tính toán chính xác của máy siêu điện toán vừa đưa ra đề nghị dành cho hắn mức án: bốn mươi năm tù.

Ông chánh án chống tay lên cằm ra vẻ suy nghĩ và tập trung tư tưởng nghe máy siêu điện toán đọc cáo trạng. Sự có mặt của ông ở phiên toà chỉ có ý nghĩa nghi thức, tất cả phần việc dánh cho ông đều do máy siêu điện toán làm việc, quyền hành thật sự của ông ở trong phòng nghị án. Cho nên, ông đã lợi dụng ánh sáng lóe phản chiếu từ mắt kiếng để tranh thủ ngủ. Tối hôm qua, ông đã đi nhảy đầm đến sáng với người bạn tình cũ, hơn mười năm nay mới gặp lại. Ông bồi thẩm biết điều đó, nên khi bản cáo trạng vừa dứt, liền đá nhẹ vào chân chánh án. Chánh án uể oải nhấn nút máy siêu điện toán. Một giọng trầm oai vệ thốt lên:

- Xin mời ngài luật sư Organ Yamaha.

Danh vị luật sư được nhắc đến như một dòng điện kích thích thần kinh khiến cho Sonyl - Pho tỉnh lại. Hắn ngước mặt về phía ông với cái nhìn van lơn, cầu cứu.

Luật sư bước hẳn ra khỏi chỗ ngồi, ông nói với một giọng từ tốn:

- Thưa quí toà! Vì những luận cứ để bào chữa của tôi không thể lập chương trình cho máy điện toán, cho nên căn cứ vào điều 432A, chương 27 của Luật Xử án, tôi xin phép được bào chữa bằng chính khả năng cá nhân!

Tiếng xì xào nổi lên trong phòng xử án. Đề nghị của luật sư làm họ ngạc nhiên. Ở thiên niên kỷ thứ IV này, một con người làm việc không cần đến sự hỗ trợ của máy siêu điện toán là điều không thể hiểu nổi. Ngài đại diện Công tố viện mỉm cười với ý nghĩ hài hước: "Có lẽ ông ta muốn thân chủ của mình hưởng nguyên xi mức án hoặc tù thêm".

- Thưa quí toà! - Luật sư nói tiếp - Tôi xin phép được trình bày đoạn phim tư liệu có liên quan đến đời tư của nạn nhân - Ông Dream - Makeno - trước khi tiến hành bào chữa cho bị can.

- Tôi phản đối! - Ngài đại diện Công tô viện cau mặt - Công bố đời tư của một người không được sự đồng ý của họ là sai luật.

-Thưa quí toà! Đây chỉ là đoạn phim của giai đoạn bệnh án của ông Dream, có liên quan đến những yếu tố luật pháp và là chứng cứ cho những lời bào chữa của tôi.

- Toà án đồng ý - Chánh án phát biểu và che miệng ngáp. Ông chẳng muốn mất thì giờ vì tụi luật sư nói giai như đỉa này.

Luật sư Organ lấy từ trong cặp một cái đĩa nhỏ màu bạc đưa cho thư ký Toà án. Ông này cho vào ngăn xử lý của máy siêu điện toán. Lập tức sáu màn hình 150 inch được bố trí xung quanh phòng xử án, cùng lúc hiện lên những hình ảnh về những biến cố trong đời của Dream - Makeno:

Trên màn hình là cảnh dòng sông Danube chảy quanh co dưới những hàng thuỳ dương thơ mộng. Bên sông có một cái cối xay gió đứng im bất động, như suy tư cho những sự thăng trầm của cuộc đời. Đó là một di tích cổ được phục chế lại để nhắc nhở nền văn minh cổ xưa của loài người. Dream - Makeno đã sinh ra ở đây vào tháng 7 năm 3267.

Hình ảnh thơ mộng biến mất, thay vào đó là một thanh niên nằm quằn quại vì bị một chiếc xe hơi chạy bằng nệm không khí lướt qua đôi chân, khi anh ta té sấp xuống mặt đường. Mạch máu bể nát, xương ống chân nứt như mai rùa. Sự cố được ghi nhận vào tháng 2 năm 3289, lúc này Dream 22 tuổi. Anh ta được đưa vào bệnh viện thay bằng hai chân máy. Anh được xuất viện vào tháng 6 năm 3289 với tình trạng sức khoẻ tốt.

Tháng 10 năm 3296, Dream - Makeno tốt nghiệp đại học Oxford. Nhưng ngay sau lễ tốt nghiệp, trên đường về nhà, do một tai nạn xe hơi, Dream bị phỏng nặng. Màn hình chiếu cảnh một người bị cháy phừng phừng đang cố chui qua cửa kính xe hơi một cách tuyệt vọng. Bệnh nhân được đưa vào bệnh viện. Một ca giải phẫu tuyệt vời tiến hành dưới sự chỉ đạo của giáo sư Niq Vidi đã tách não và tim - hai bộ phận tự nhiên duy nhất còn hoạt động của bệnh nhân - vào một cơ thể nhân tạo giống hệt Dream về ngoại hình. Những hình ảnh sinh động của cuộc giải phẫu, được quay rất chi tiết và nó trở thành một bộ phim tư liệu nổi tiếng của ngành giải phẫu. Bệnh nhân xuất viện ngày 29 tháng 12 năm 3296 với một cơ thể yếu, không được hoạt động mạnh. Ra viện, bệnh nhân tiếp tục theo học chương trình cao học kỹ thuật tại Đai học Oxford. Lúc này Dream 29 tuổi.

Trên màn hình hiện lên cảnh mùa đông dưới chân dãy núi Alpes. Một màu trắng êm ái của tuyết phủ dày mặt đất, trên đó, đoàn người mặc quần áo thể thao, đầu đội mũ bảo hiểm đang chơi trượt tuyết. Họ đang bay từ độ cao 4m xuống và lướt đi trên mặt đất. Nhưng có một người vừa rơi xuống thì lăn đi vài vòng rồi giãy giụa. Đó là những hình ảnh được tái tạo trong phim tư liệu về tai nạn xảy ra cho Dream. Anh bị đứt mạch máu nối từ tim lên não, do chấn động khi rơi từ trên cao. Não tự nhiên của anh không còn khả năng phục hồi chức năng hoạt động. Người ta đưa não của anh vào phòng xử lý, mã hoá toàn bộ ký ức và chuyển sang bộ nhớ của óc điện tử. Bộ nhớ này hoạt động trên cơ sở những ký ức đã có của Dream và là một sự tiếp tục của những ký ức đó. Não nhân tạo được thay thế cho não tự nhiên trong cơ thể Dream. Trái tim được loại bỏ, vì không còn thích hợp cho một cơ thể nhân tạo và được thay bằng hộp năng lượng nguyên tử. Sự kiện xảy ra vào ngày 28 tháng 11 năm 3298. Hội đồng y học quốc tế coi việc thay thế não tự nhiên bằng não nhân tạo là thành tựu cuối cùng của ngành giải phẫu.

Hình ảnh Dream - Makeno tươi cười nhận văn bằng tiến sĩ kỹ thuật vào năm 3301, chứng tỏ cuộc giải phẫu hoàn hảo, não nhân tạo vẫn hoạt động tốtナ

Luật sư Organ ra hiệu tắt máy. Ông phát biểu:

- Thưa quí toà! Những hành động của Sonyl, tôi không có gì để bào chữa. Nhưng điểm quan trọng ở đây là: Dream thật sự đã chết vì tai nạn ngày 28 tháng 11 năm 3298 dưới chân dãy núi Alpes. Sự thay thế não, bộ phận tự nhiên cuối cùng trong cơ thể Dream bằng óc điện tử, chỉ là sự tái tạo hình ảnh của một con người thật sự đã chết bằng một người máy. Trong bộ luật về Người Máy đã định danh: "Người máy là sản phẩm do con người tạo ra bằng công cụ lao động, được mô phỏng theo hình thức và nội dung giống con người. Thưa quí toà! Trong Dream có cái gì không phải là sản phẩm của con người? Không có gì cả!.

Ông hăng hái nói tiếp:

- Điều 47B thuộc chương II của bộ luật này đã qui định: "Con người được quyền huỷ diệt hoặc vô hiệu hoá người máy, khi người máy có hành vi chống lại con người". Dream đã tấn công Sonyl bằng sức mạnh cơ khí của anh ta và dấu vết còn để lại ngay trên khuôn mặt, mà tất cả những ai tham dự trong phiên toà này đều nhìn thấy. Thưa quí toà! Căn cứ vào những điều luật về quyền con người đối với người máy, thân chủ tôi hoàn toàn vô tội.

Phát hiện độc đáo của Organ khiến mọi người sửng sốt. Có những tiếng vỗ tay nổi lên hoan hô ông. Những người tham dự quan toà xì xào làm cường độ âm thanh vượt quá giới hạn cho phép, máy điện toán tự động rung chuông và yêu cầu im lặng.

Ngài đại diện Công tố viện đứng dậy bước ra khỏi chỗ ngồi và nói với một giọng điềm tĩnh:

- Ngài luật sư đã viện dẫn phần định danh về người máy một cách thiếu sót, vì còn một đoạn văn bản sau đây cho phần này: "Người máy hoạt động được, bởi sự điều khiển trực tiếp hay gián tiếp của con người thông qua chương trình đã được ghi trong bộ nhớ điện tử"! Thưa quí toà! Dream không hề bị điều khiển bởi bất cứ một con người nào trên hành tinh này, ngoại trừ sự diễn biến tư duy của anh ta. Hơn nữa về mặt luật pháp, Dream chưa hề có sự công nhận đã chết của một hội đồng giám định y khoa. Việc thay thế những bộ phận tự nhiên bằng bộ phận nhân tạo đã được thực hiện từ lâu trong lịch sử loài người, để đảm bảo sự sống tiếp tục của một con người là việc làm nhân đạo. Đối với Dream, khi não - bộ phận tự nhiên cuối cùng - được thay thế, anh ta đã sống với tất cả sự hiểu biết của bản thân anh ta. Môi trường gia đình và xã hội vẫn chấp nhận Dream như một con người thật sự. - Ngài đại diện Công tố viện nói mỗi lúc càng hăng hái; ông vung tay chặt xuống không khí với vẻ mặt phẫn nộ - Việc giết Dream phải được coi như một hành động giết người. Thưa quí toà! Ngay ở đây, quí vị có thể chứng kiến sự đau khổ tận cùng của một người mẹ mất con - Giọng ông trầm xuống với một nét mặt tỏ ra thương cảm, ông đưa tay chỉ hàng ghế dành cho thân nhân của Dream. Ở đấy có hai người đàn bà đang ôm mặt khóc nức nở, đó là mẹ và em gái Dream. - Phải chăng đây là tình cảm dành cho người máy? Nạn nhân chỉ thật sự được coi là đã chết bởi bàn tay của kẻ đang đứng ở kia, sau vành móng ngựa.

Luật sư Organ vội vã bước tới trước mặt mẹ và em gái của Dream. Ông nghiêng mình, nói với một vẻ mặt thông cảm:

- Tôi xin trân trọng bày tỏ sự chia buồn cùng bà và cô, vì đã mất đi hình ảnh sinh động của một người con trong gia đình.

Nói xong, ông cúi chào rồi quay lại phía quan toà:

- Thưa quí toà! Không ai có thể không xúc động trước những đau khổ của đồng loại, nếu tỏ ra là người có lương tâm. Tình cảm đối với Dream - người máy trong gia đình và cả trong xã hội - chỉ là một sự liên hệ tiếp tục với ký ức về một con người đã sống. Dream - người máy bị phá huỷ đã làm mất đi hình ảnh sống động liên hệ với kỷ niệm, tạo nên một cảm giác đau khổ vì mất mát thật sự. Nhưng không phải vì thế mà Dream - người máy phải được coi như là một con người. Đó là ý tưởng không nhân bản. Thưa quí toà! - Luật sư Organ nói một cách hăng hái - Chúng ta cũng không thể vì những thiếu sót có tính hành chính ở một bệnh viện mà đi đến kết luận về sự tồn tại của con người về mặt pháp lý. Ở Dream, người máy rõ ràng không có những giá trị sinh học của con người. Điều dễ nhận thấy ở đây là: anh ta không có tuổi sinh học như con người và bất tử cho đến ngày tận thế! - Nói đến đây ông ngừng lời nhìn phía những người dự phiên toà - Đối với con người đích thực - Ông nói tiếp - Tuy chưa có một sự định danh rõ ràng cho nó, nhưng ý niệm về con người vẫn hình thành bởi mối tương quan với đồng loại. Dream - người máy không phải là đối tượng nghiên cứu của mọi khoa học nhân văn. Nếu coi hành động của Sonyl là hành động của một kẻ giết người thì đó cũng là lúc người ta đã giết chết những ý niệm đích thực về con người.

Luật sư Organ dang rộng hai tay với vẻ mặt thất vọng và tiếc nuối:

- Ôi! Nhân loại sẽ đi về đâu, nếu người ta thừa nhận Dream - người máy, là một con người?

- Tôi phản đối - Ngài đại diện Công tố viện hầm hầm tức giận - Ông luật sư đã đưa ra những lời lẽ có tính ám chỉ đả kích cá nhân, chứ không phải tranh biện trên cơ sở luật pháp để làm sáng tỏ công lý.

- Tôi đang tranh luận với ngài đại diện Công tố viện tại toà án để làm sáng tỏ vụ án, chứ không phải hân hạnh tiếp kiến cá nhân ngài George - Malem.

- Rất tiếc, nếu nạn nhân không bị bắn chết bởi thân chủ của ông, chắc chắn anh ấy sẽ chứng minh với ông: anh ấy là con người thật sự.

- Điều may mắn cho ông là linh hồn con người chết không hiện về để báo cho ông biết: Anh ta đã thật sự chết trong cuộc trượt tuyết dười chân núi Alpes.

Tiếng chuông reo cảnh cáo những biểu hiện lệch hướng trong tranh luận. Máy siêu điện toán đã nhận được những tín hiệu âm thanh dồn dập.

Ngài đại diện Công tố viện quay về phía ông chánh án - với nét mặt bực bội - giành quyền phát biểu:

- Thưa quí toà! Con người không phải chỉ thay đổi những bộ phận tự nhiên trong cơ thể bằng những bộ phận nhân tạo, mà nó đã thay đổi luôn môi trường thiên nhiên đã sinh ra nó bằng một môi trường nhân tạo. Và đó là biểu hiện của sự tiến hoá của nền văn minh nhân loại. Phải chăng sống trong một môi trường nhân tạo, con người đã huỷ diệt mình? Sự tồn tại của Dream sau giải phẫu và thay thế bằng óc điện tử, chính là một thành tựu khoa học vĩ đại - cũng giống như con người đã tạo ra một môi trường của mình - ở đấy không phải sự sống kết thúc mà là tiếp tục phát triển dưới dạng khác. Nền văn minh của nhân loại sẽ đi về đâu, nếu không goi hành động của bị cáo là một hành động giết người - Vừa nói ông vừa ngẩng cao đầu nhìn mênh mang lên trần.

Luật sư Organ đưa tay lên xoa xoa cằm, đầu hơi cúi nhìn xuống đất, phải chăng ông đã tìm thấy ở nơi cát bụi - cõi cội nguồn và sự kết thúc của con người - một ý niệm đích thực về con người? Lúc này trông ông có dáng trầm ngâm của một triết gia. Bất ngờ, ông quay người về phía toà án, giơ tay như muốn nói ナ

Bỗng một tiếng nói trầm trầm hoà vào tiếng chuông reo vang: "Toà tạm nghỉ để nghị án."

Tiếng ồn ào lập tức nổi lên, những người tham dự phiên toà tiếp tục cuộc tranh luận của luật sư và vị đại diện Công tố. Trong phía ý kiến ủng hộ Công tố viện có mẹ của Dream. Bà cảm nhận đứa con bà chỉ thật sự chết bởi viên đạn oan nghiệt của Sonyl. Bà sụt sùi khóc vì người ta nhắc tới con bà.

- Thưa bà! Mong bà hãy bớt phiền não, người ta có thể làm sống lại con bà bằng cách chế tạo lại một bộ óc điện tử khác với những dữ kiện ký ức của Dream còn lưu trữ trong máy siêu điện toán. Anh ấy sẽ trở về với tất cả tình cảm nồng hậu như xưa đối với bà! Một ông béo phị, hói trán, ngồi bên cạnh mẹ Dream - mà người ta nhận ra là ông chủ tiệm gà rán Hamberger ở đường Don Juan - đã an ủi bà. Cô Simili, em gái của Dream, lắc đầu buồn bã:

- Nhưng lúc đó anh tôi sẽ thật sự là một người máy. Đâu còn như anh Dream trước đây là sự sống tiếp nối của anh ấy! Nói xong, cô ôm mặt khóc nức nở. Ông chủ tiệm gà rán lắc cái đầu hói tỏ vẻ bất lực.

Trong số những người ủng hộ luật sư Organ, những người có tín ngưỡng đã đưa ra lập luận dựa trên giáo lý: "Thượng đế đã sinh ra con người, nhưng trong cơ thể của Dream không có cái gì thuộc về Thượng đế. Dream phải là người máy". Một số người mộ đạo vội làm dấu thánh khi nghe nhắc đến danh vị Thượng đế. Có người lầm rầm: "Cầu xin Thượng đế toàn năng hãy tha tội. Thế gian này có cái gì nằm ngoài quyền năng của Ngài. Dream đã tồn tại trong hình ảnh của một con người, đó chính là ý muốn của Đấng Tối cao. Coi Dream như là một người máy chính là họ xúc phạm đến quyền năng của Ngài!".

Cuộc tranh luận chắc chắn sẽ còn kéo dài, nếu không có tiếng chuông báo hiệu cuộc xử án tiếp tục. Mọi người đứng dậy hồi hộp nghe quan toà đọc bản án:

- Sau khi căn cứ vào các điều khoản luật pháp, căn cứ vào cáo trang của Công tố viện và những chứng cứ với sự thú nhận của bị can. Toà đã buộc tội bị can Sonyl - Pho, sinh năm 3267, ngụ tại số 27, đường Maxell thuộc tiểu bang Atlantic, bị pháp luật trừng phạt một năm tù giam vì tội danh: say rượu, sử dụng vũ khí phá rối trật tự nơi công cộng.

Những người tham dự phiên toà cùng "ồ" lên ngạc nhiên. Chính Sonyl cũng buột miệng thốt lên câu nói cuối cùng trước toà:

- Vậy còn tội giết Dream thì sao?

* *

*

Luật sư Organ rít thêm một hơi thuốc dài rồi dụi thuốc vào cái gạt tàn. Ông cầm tờ tin "Thế giới hôm nay" rồi ngả người trên ghế xích đu. Tờ báo được giở ra, ngay đầu trang hai, một hàng tít lớn chạy suốt tám cột báo với những chữ: "SỰ TIẾN BỘ CỦA KHOA HỌC KỸ THUẬT: CON NGƯỜI ĐÃ BIẾN MẤT HAY TIẾP TỤC PHÁT TRIỂN?" Bài báo tường thuật lại phiên toà ngày hôm qua - mà chính ông là một thành viên quan trọng - như một hiện tượng xã hội để bình luận về vấn đề con người. Thay cho lời kết luận, tác giả bài báo đưa ra câu trả lời phỏng vấn của ông chánh án khi được hỏi: "Phải chăng ngài đã bất lực khi xử vụ án này?". "Vụ án này đã đụng phải vấn đề mà nhân loại tìm kiếm: Con người là gì? Hay nói một cách chính xác hơn: Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã đặt lại vấn đề này. Tôi không thể lấy sự phán quyết của toà án để đặt ra một chuẩn mực xã hội!".

"Còn lâu mới có một chuẩn mực xã hội cho nó!" Luật sư Organ lẩm bẩm. Bỗng có tiếng động nhẹ, bà Organ đến bên cạnh ông, nét mặt tỏ ra bực bội một cách dễ mến:

- Thần kinh của ông đã bị suy nhược vì làm việc căng thẳng quá độ rồi đấy. Tôi thấy ông cần phải bồi dưỡng và nghỉ ngơi cho khoẻ!

Nói xong, bà đặt lên bàn bên cạnh ông một ly sữa hột gà và hai cục pin điện tử.

Luật sư Organ hững hờ lấy ly sữa nhấp một ngụm rồi đặt xuống bàn. Sau đó, ông đưa tay lấy hai cục pin rồi từ tốn vén mớ tóc loà xoà sau gáy - ông ấn hai cục pin vào một cái khe nhỏ ở đó. Ông làm việc ấy như một thói quen, hai mắt vẫn không rời khỏi tờ báo.


Bến Tre 1992
Thiên Sứ

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

SỰ KIỆN VÀ VẤN ĐỀ.

Kính thưa quí vị quan tâm.
Người viết đã hân hạnh trình bày tiểu luận "Định mệnh có thật hay không?", ngay trong chuyên mục Lý học Đông phương và kết luận cuối cùng của tiểu luận này xác định rằng: Thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là lý thuyết thống nhất vũ trụ. Nhưng tiêu chí của một lý thuyết thống nhất khoa học xác định rằng:
Một lý thuyết thống nhất phải giải thích từ những hạt vật chất nhỏ nhất đến các thiên hà khổng lồ và mọi vấn đề liên quan đến con người.
Tất nhiên lý thuyết đó phải giải thích cả lịch sử hình thành vũ trụ từ dạng khởi nguyên cho đến mọi sự phát triển tiếp theo của nó và phải tuân thủ theo tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học.
Thuyết bicbang với khái niệm về sự bùng vỡ của vật chất cô đặc đã xác định: Khởi nguyên của vũ trụ là vật chất, cho dù nó được giải thích như thế nào. Đây cũng là sự xác định của thuyết Âm Dương Ngũ hành nhân danh nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử khi đặt vấn đề về sự khởi nguyên của vũ trụ.
Nhưng sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã đặt lại vấn đề về con người - một câu hỏi từ hàng ngàn năm trước trong lịch sử hiện đại mà nhân loại hiện nay nhận biết được: Con người là gì? Nó từ đâu tới?
Một lý thuyết thống nhất sẽ phải giải thích được điều này vì tiêu chí của nó.
Tiểu luận "Định mệnh có thật hay không?" đã xác định sự vận động của ý thức cũng là sự vận động của vật chất và chịu sự tương tác có tính quy luật của vật chất. Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã cho thấy khả năng tư duy cao cấp của các bộ não điện tử và đã minh chứng cho ý thức là một dạng tồn tại và vận động có qui luật của vật chất trong tiểu luận trên. Chính vì tính quy luật này đã làm nên khả năng tiên tri cho số phận con người qua các môn dự báo cổ Đông Tây và đặc biệt qua khoa dự báo Đông phương cho mọi vấn đề liên quan đến con người. Từ vận mệnh xã hôi, chiến tranh và hòa bình, sự phát triển của kinh tế ..vv...cho đến cả tình yêu, hôn nhân và công việc cụ thể rất chi tiết cho hành vi của một con người.
Nhưng phải chăng con người chỉ là robo của tạo hóa, chỉ "đồng như cây đất" như lời ngài Anna bạch với Đức Phật? Làm thế nào để phân biệt một luận chứng khoa học của một khoa học gia máy với một tiến sĩ, hoặc giáo sư thật sự?
Một lý thuyết thống nhất vũ trụ phải giải quyết được những vấn đề liên quan đến con người một cách nhân bản. Dịch viết:
Thời dòng họ Bào Hy cai quản thiên hạ, ngẩng lên xem thiên văn, cúi xuống xét địa lý. Xa thì đến cái vô cùng, gần thì xét ngay bản thể con người......

Như vậy, ngay trong Dịch kinh - một bộ phận của thuyết Ậm Dương Ngũ hành mà bát quái chỉ là siêu công thức vũ trụ của học thuyết này - đã xác định sự tổng hợp của một tri thức bao trùm vũ trụ và con người.
Bởi vậy, quí vị có thể coi như tiểu luận này là phần tiếp theo cho tiểu luận "Định mệnh có thật hay không?" mà nội dung của nó chính là sự diễn giải tiếp vế sau của Dịch kinh: "Gần thì xét ngay bản thể con người".
Mối quan hệ giữa con người và vũ trụ chính là tính nhân bản của một lý thuyết thống nhất, được con người nhận thức vũ trụ và chính bản thân minh làm nên nó. Đây chính là sự xác định chữ "Nhân" đứng đầu trong ngũ đức - sự phân loại liên quan đến ngũ hành - trong minh triết Đông phương cổ. Những giá trị nhân bản của thuyết thống nhất vũ trụ - thuyết Âm Dương ngũ hành nhân danh nền văn hiến Việt - không chỉ trong mối quan hệ với con người mà còn trải khắp mọi sinh vật trên thế gian. Đây cũng chính là điều phân biệt giữa một con người, mọi sinh vật cuả tạo hóa với một trí tuệ máy siêu đẳng.
Tính nhân bản trong nhận thức của con người hoàn toàn có cơ sở khoa học của nó, chứ không phải thuần túy chỉ là một thứ tín ngưỡng mà con người dùng làm hành trang đi vào kiếp sau. Nhưng để xác định được điều này cần có một nhận thức về chính giá trị của con người thật sự với những tri thức cần có.
Thật kỳ diệu thay! Đức Thích Ca đã diễn giải điều này từ hơn 2500 năm trước, bằng ngôn ngữ cổ xưa của nhân loại.
Cảm ơn sự quan tâm của quí vị.
Còn tiếp

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

MINH TRIẾT ĐÔNG PHƯƠNG VÀ TƯƠNG LAI KHOA HỌC HIỆN ĐẠI

Sự phát triển của khoa học hiện đại đang ở giai đoạn bế tắc. Ở tầm cỡ vũ trụ nó đã đụng trần thời gian - các nhà khoa học không thể giả thích được thời gian trước 10 luỹ thừa – 43 giây sau Bicbang. Về các hạt cơ bản tạo nên vật chất thì hình như vật chất đã biến mất. Nhưng kỳ lạ thay, những nhà khoa học hàng đầu thế giới lại tìm thấy ở nền minh triết Đông phương như là một cứu cánh hoặc chí ít cũng có thể là một cứu cánh. Chúng ta hãy xem lời phát biểu sau đây của Fritjof Capra – nhà vật lý lý thuyết được giải Nobel – trong tác phẩm “Đạo của vật lý” nổI tiếng của ông:

 

Đặc trưng của nền vật lý hiện đại của thế kỷ 20 là sự tìm kiếm nguồn gốc khởi thuỷ của vật chất, cố tìm ra những hạt cơ bản cuối cùng tạo nên nguyên tử. Thế nhưng khi cánh cửa cuối cùng mở ra để thấy bộ mặt thật của vật chất, nhà vật lý phát hiện vật chất hình như không phải do những hạt cứng chắc tạo thành nữa, mà nó chỉ là dạng xuất hiện của một thực tại khác. Vì thế mà vật chất mang những tính chất hầu như đối nghịch nhau, nó vừa liên tục vừa phi liên tục, vừa hiện hữu vừa phi hiện hữu, dạng xuất hiện của nó tuỳ theo cách quan sát của con người. Những tính chất lạ lùng đó đưa ngành vật lý vào thẳng cửa ngõ của triết học. Nền vật lý hiện đại vừa thống nhất và lý giải nhiều khái niệm cơ bản của triết học; vừa đề ra những câu hỏi lớn của loài người mà các nhà Đạo học xưa đã tổng kết.
Và kỳ lạ thay! Những phát hiện hiện nay của nền vật lý hiện đại không khác bao nhiêu với những kết luận của các thánh nhân xưa.


Như vậy, với đoạn trích dẫn trên, chúng ta cũng thấy được: Chính sự minh triết Đông phương sẽ là cứu cánh hoặc chí ít cũng có thể là cứu cánh của khoa học hiện đại. Bởi vì, khoa học hiện đại với tư duy thực sự cầu thị, nó luôn đòi hỏi nhìn thấy, chứng nghiệm thấy. Nó đã thấy và có thể sẽ thấy tất cả những cái hiện hữu vận động và tương tác của vật chất - kể cả sự vận động của tư duy của chính con người - thì nó sẽ không thể thấy chính cái thấy – cái nhận biết – tất cả những cái đó. Bởi vậy, đây là vấn đề mà con người sẽ không thể nhận biết bằng mọi phương tiện sinh học bản thân, hoặc chế tạo ra, mà nó cần một sự suy nghiệm để biết.
Hay nói cách khác, khoa học lý thuyết sẽ phải là sự tiếp tục của khoa học thực nghiệm trong tương lai của con người. Đó chính là lý do mà ông Fritjof Capra nhận thấy sự vượt trội của minh triết Đông phương so với những gì mà nền khoa học hiện đại đạt được.

ĐỨC PHẬT KHAI NGỘ VỀ TÍNH THẤY

Kính thưa quí vị quan tâm.
Điều bí ẩn lớn nhất của vũ trụ trong nhận thức của con người chính là vấn đề: Nếu tất cả thế giới này đều là vật chất - kể cả tư duy - thì cái gì nhận thức được điều đó.
Mọi chuyện sẽ bế tắc, nếu chúng ta không may mắn được biết và tìm đến những lời khải ngộ của Đức Phật mà chúng ta sẽ suy nghiệm sau đây.
Những đoạn dưới đây được trích dẫn trong “Kinh Thủ lăng nghiêm trực chỉ” do thiền sư Hàm Thị dẫn giải và dịch giả là hoà thượng Thích Phước Hào. Có thể nói rằng: Từ hơn 2. 500 năm trước , Đức Thích Ca mầu Ni đã bằng sự suy nghiệm của chính mình chỉ thẳng đến chân lý tân cùng của vũ trụ. Một tính thấy chí Tịnh trong cái động của vật chất - từ những hạt vật chất nhỏ nhất mà nhân loại đã tìm ra và có thể tìm ra ...cho đến những Thiên hà khổng lồ và sự nhận thức của tất cả những điều đó.
Những bài viết tiếp theo đây sẽ diễn giải trình bày những điều này với quý vị quan tâm.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

ĐỨC PHẬT KHAI NGỘ VỀ TÍNH THẤY

Kính thưa quí vị quan tâm.

Có thể nói rằng: Toàn bộ tạng kinh "Thần chú Phật đỉnh thủ lăng nghiêm", chính là tạng kinh cao cấp nhất chỉ thẳng đến sự tự do cuối cùng của con người - ngay cả khi con người đã có một sự tự do hoàn hảo theo quan niệm của thế nhân - Đó chính là sự giải thoát.

Để minh chứng điều này và liên hệ với thuyết Âm Dương Ngũ hành - lý thuyết thống nhất vũ trụ - người viết xin được trình bày những nhận thức của mình qua những đoạn trích dẫn trong tạng kinh "Thần chú Phật đỉnh thủ lăng nghiêm" lần lượt trình bày để liên hệ với vấn đề được đặt ra.

ĐOẠN III – CHỈ HAI MÓN CĂN BẢN CHIA RIÊNG MÊ NGỘ

Đức Phật bảo Anan:

”Tất cả chúng sinh từ vô thuỷ đến nay; các thứ điên đảo giống nghiệp tự nhiên nhóm lại như chùm ác xoa. Các ngườI tu hành không thành được đạo Vô Thượng Bồ Đề; mà chỉ thành Thanh văn; Duyên giác; ngoại đạo; chư thiên;Ma vương và quyến thuộc của ma; đều chẳng biết hai món căn bản; tu tập sai lầm. Cũng như nấu cát mà muốn thành cơm thì dù trải qua nhiều kiếp trọn không thể được.

Thế nào là hai thứ căn bản? Anan! Một là căn bản sinh tử từ vô thuỷ. Chính hiện nay ông và chúng sanh đang dùng tâm phan duyên làm tự tánh. Hai là Bồ Đề Niết Bàn nguyên thể thanh tịnh từ vô thuỷ. tức là cái thức tinh nguyên minh của ông hay sinh các duyên mà bị duyên bỏ rơi. Do chúng sinh bỏ rơi tính bản minh này; nên trọn ngày trong động dụng mà chẳng tự biết; uổng trôi vào trong các cõi.

Qua đoạn trích dẫn trên, chúng ta thấy Đức Phật đã nói tới khái niệm “Căn bản sinh tử từ vô thuỷ”, chính là nói tới trạng thái ban đầu của vũ trụ mà khoa học hiện đại diễn đạt dưới khái niệm "giây 0" là thời gian ban đầu của vũ trụ. Đây là hiện tượng mà khoa học hiện đại miêu tả trạng thái vật chất cô đặc chưa bùng vỡ. Khái niệm sinh tử mà Đức Phật nói tới chính là tương đống với khái niệm Âm Dương trong Lý học Đông phương. Vậy với khái niệm "căn bản sinh tử" cũng tức là căn bản của "Âm Dương" chính là "Thái Cực".

Khái niệm mà Đức Phật khai ngộ: “Bồ Đề Niết Bàn nguyên thể thanh tịnh từ vô thuỷ” thì đây chính là sự xác định rằng:

Thể bản nguyên vũ trụ - Bồ đề niết bàn nguyên thể thanh tịnh - tức Thái Cực - vẫn tiếp tục hiện hữu trong vũ trụ, trong mọi sinh linh, cũng như trong mọi trạng thái tồn tại của vật chất và tiếp tục tương tác, chi phối với vật chất từ vi mô tới vĩ mô, trong đó có sự nhận thức của con người. Đó chính là "Tính thấy" trong mỗi sinh vật, trong đó có con người.

Nhưng con người đã không nhận thức được chính mình, không nhận thức được "Tính thấy" "là cái thức tinh nguyên minh" có trong mỗi con người. Mà chỉ biết tới các duyên sinh ra và chấp vào đó, quên mất bản chất của sự thấy trong mỗi con người. Đây chính là vấn đề đặt ra trong tiểu luận này:

Nếu tất cả vũ trụ này từ khởi nguyên cho đến mọi sự phát triển trong lịch sử và tương lai của nó đều là vật chất thì cái gì là nhận biết sự vận động của chính vật chất?

Vấn đề mà Đức Phật đặt ra với cách nhìn từ Lý học Đông phương đã trình bày, xin được bàn rõ hơn ở phần sau.

 

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

ĐỨC PHẬT KHAI NGỘ VỀ TÍNH THẤY
Tiếp theo

Có một lần, tôi đến thăm một ngôi chùa. Mỏi chân, vô tình ngồi trên một tảng đá. Một chủ tiểu ra đề nghị tôi kiếm chỗ khác ngồi. Ngoảnh nhìn lại tảng đá có khắc một chữ "tâm" là thủ bút của vị Hòa thượng trụ trì. Bây giờ ra các cửa hàng bán tranh hoặc thư pháp, chúng ta thấy đâu đâu cũng có bán chữ "tâm". Nhiều nhà bây giờ cũng trưng chữ "tâm" mạ vàng trên nền nhung đỏ hoàng tráng ở phòng khách. Tốt thôi. Chí ít thì nó cũng nhắc nhở cho con người một ý nghĩ hướng thiện vì mục đích của chữ "tâm" khi nghĩ đến một thực thể trong sáng có trong mỗi con người. Nhưng khái niệm bản thể của chữ 'tâm' là gì? Nó có phân biệt xanh đỏ, tốt xấu, to nhỏ...vv....Nhưng có lẽ chúng ta cần hiểu rõ giá trị của chữ "tâm" trong lời khai ngộ của Đức Phật sẽ tiếp tục dưới đây.



ĐOẠN IV – NƯƠNG CÁI THẤY ĐỂ GẠN CÁI TÂM
“A Nan, nay ông muốn biết con đường tu thiền định để mong ra khỏi sanh tử, tôi lại hỏi ông…”.
Liền khi ấy đức Như Lai đưa cánh tay sắc vàng co năm ngón lại hỏi ông A Nan:
“Nay ông có thấy chăng?”.
A Nan thưa:
“Thấy”.
Phật hỏi:
“Ông thấy cái gì?”
A Nan thưa:
“Con thấy Như Lai đưa cánh tay, co năm ngón lại thành nắm tay sáng chói chiếu vào tâm mắt của con”.
Phật hỏi:
“Ông lấy cái gì để thấy?”
A Nan thưa:
“Con và cả đại chúng đều dùng mắt để thấy”.
Phật bảo Anan:
“Nay ông trả lời tôi hỏi. Như Lai co năm ngón tay lại thành nắm tay sáng chói chiếu vào tâm mắt ông; mắt ông có thể thấy. Vậy ông lấy cái gì làm tâm để biết được nắm tay sáng chói của tôi?”.
Anan thưa:
“Hôm nay Đức Như Lai gạn hỏi tâm ở chỗ nào? Con dùng tâm suy xét tột cùng để tìm kiếm; tức là cái suy nghĩ đó – con cho là tâm của con”.



Đoạn trên chúng ta lưu ý rằng các dịch giả đã dùng từ "cái thấy" để phân biệt với "tính thấy". Cái thấy trong khái niệm này là trực quan sinh động, là sự nhận thức trực tiếp từ giác quan. Giác quan là phương tiện nhận biết, nên Đức Phật hỏi cái gì nhận biết từ phương tiện đó? Ngài Anan cho rằng suy nghĩ (Tư duy – ý thức) mà ngài cho rằng chính là cái Tâm của ngài. Đức Phật bác bỏ điều này. Điều này được chứng tỏ ngay sau đoạn trích dẫn dưới đây:
 

ĐOẠN V – CHỈ CÁI HAY SUY NGHĨ CÓ THẬT THỂ
Tiết 1 – Bác cái hay suy nghĩ
Phật bảo:
“Sai rồi; Anan! Cái này chẳng phải tâm của ông!”.
Anan giật mình, rời chỗ ngồi đứng dậy chắp tay bạch Đức Phật:
“Cái này chẳng phải tâm con. Vậy nên gọi nó là cái gì?”
Phật bảo Anan:
“Cái này là những tưởng tượng hư vọng của tiền trần, làm mê lầm chân tính của ông. Do ông từ vô thuỷ đến nay, nhận giăc làm con, bỏ mất tính chân nguyên thường nên phải chịu luân chuyển”.



Qua đoạn này, chúng ta thấy rằng Đức Phật đã bác bỏ quan niệm cho rằng: Tư duy, nhận thức là tâm của con người. Những cái mà chúng ta nhận thức được với Đức Phật chỉ là "những tưởng tượng hư vọng của tiền trần, làm mê lầm chân tính". Tựa của đoạn trích dẫn này xác định: "Cái hay suy nghĩ có thật thể" - chính là một cách diễn đạt khác về tính vật chất của tư duy. Diễn đạt theo Phật pháp thì chúng đều do nhân duyên giả tạm không phải thật tính, không phải là tính nhận biết. Tức là chúng chịu sự tương tác mang thuộc tính của vật chất. Sự tương tác này có tính quy luật,có khả năng nhận thức được và sự tiên tri trên cơ sở nhận thức đó. Đây chính là cơ sở lập trình của những robot khoa học, là yếu tố Định Mệnh của thế nhân. Nhưng vấn đề là: Nếu ngay cả ý thức và những hiện tuọng liên quan đều có thuộc tính vật chất thì cái gì sẽ nhận biết những thuộc tính vật chất đó. Đây cũng là vấn đề đặt ra trong tiểu luận. Và kỳ diệu thay, đây cũng là điều mà Đức Thế Tôn chỉ dạy từ hàng ngàn năm trước. Bây giờ Chúng ta xem tiếp những đoạn trích dẫn sau đây trong kinh Lăng Nghiêm:

 

Tiết 2 - Cầu xin chỉ dạy
Ông Anan bạch Phật:
“Bạch Đức Thế Tôn! Con là em yêu của Phật. Vì tâm mến Phật nên con xuất gia. Tâm con chẳng riêng gì cúng dường Đức Như Lai cho đến trải khắp hằng hà sa số cõi nước phung thờ chư Phật và Thiện tri thức; phát tâm đại dũng mãnh làm tất cả các pháp sự khó làm con đều dùng tâm này. Dẫu cho con có huỷ báng chánh pháp bỏ mất căn lành cũng từ tâm này. Nếu Phật phát minh nó chẳng phải tâm, hoá ra con không có tâm, đồng như cây đất. Vì ngoài cái hiểu biết này ra con không còn gì nữa. Tại sao Đức Như Lai bảo cái ấy chẳng phải là tâm? Con thật kinh sợ và trong đai chúng đây đều nghi ngờ. Cúi mong Đức Từ Bi mở lòng chỉ dạy cho kẻ chưa ngộ!”


Qua đoạn trích dẫn trên, chúng ta nhận thấy ngài Anan cũng cho rằng - Nếu tư duy và sự suy nghĩ của con người đều mang thuộc tính vật chất thì phải chăng con người "đồng như cây, đất" - nói theo ngôn ngữ hiện đại thì phải chăng con người chỉ là một thứ robot của tạo hóa - khi mà chính con người đã tạo ra những robot ngày càng tinh xảo giống con người. Lời tiên tri 2009 - lyhocdongphuong.org.vn - Thiên Sứ - viết:

 

Khoa học kỹ thuật:
1) Quân sự: Những loại vũ khí kỹ thuật cao sẽ tiếp tục xuất hiện, như trong truyện khoa học viễn tưởng. Điều này sẽ khiến cho các loại vũ khí đại loại như tên lửa đạn đạo mang đầu đan hạt nhân , không còn là phương tiện răn đe.
2) Cũng như năm 2008 - Những phát minh khoa học kỹ thuật ngày càng có xu hướng đi vào chế tạo những phương tiện tinh vi. Sẽ có nhiều phát minh rất độc đáo trong năm 2009. Sẽ xuất hiện những robot máy ngày càng gần giống con người - và điều này sẽ là tiền đề cho con người đặt lại câu hỏi đầy minh triết cho chính mình: Con người là gì? Nó từ đâu tới?


Những cái tư duy bên trong mỗi con người mà con người tưởng chừng đó là sự suy nghĩ độc lập của mình thì lại chỉ là những qui luật vận động vi mô của vật chất và có thể lập trình. Đó chính là yếu tố mà thế nhân quen gọi là "định mệnh" khi những qui luật tương tác của vật chất chi phối cả tư duy con người.

Còn tiếp

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

ĐỨC PHẬT KHAI NGỘ VỀ TÍNH THẤY
Tiếp theo



Tiết 3 – Chính chỉ toàn tánh
Bấy giờ Đức Thế tôn muốn chỉ dạy ông Anan và đại chúng, khiến cho tâm vào “vô sanh pháp nhẫn”, nên ở trên toà Sư tử xoa đầu ông Anan mà bảo rằng:”Như Lai thường nói: các pháp sanh ra chỉ từ tâm hiện.
Tất cả nhân quả thế giới vi trần nơi tâm mà thành thể.
Này Anan, như tất cả sự vật có ra trên thế giới, trong ấy từ ngọn cỏ, lá cây, sợi giây và cái gút…..tìm cội nguồn của nó đều có thể tính, dầu cho đến hư không cũng có tên gọi và tướng mạo. Huống chi tâm thanh tịnh sáng suốt nhiệm mầu này là tâm tính của tất cả mà không có thể tánh hay sao?
Nếu ông chấp nhặt cái phân biệt hiểu biết quyết cho là tâm, thì tâm này khi rời tất cả các trần sắc, hương,
vị, xúc riêng có toàn tánh. Như nay ông nương nơi nghe pháp của tôi, đây ắt nhân nơi tiếng mà có phân biệt. Dầu cho dứt hết tất cả thấy nghe hiểu biết, giữ cái thầm thầm lặng lẽ bên trong vẫn còn là việc phân biệt bóng dáng của pháp trần.
Chẳng phải tôi bảo ông chấp là chẳng phải tâm, nhưng ông đối với tâm này phải chín chắn và xét cho kỹ. Nếu rời tiền trần mà có tính phân biêt, tức thật là tâm ông. Nếu tánh phân biêt rời tiền trần không có thật thể thì đó là việc phân biệt bóng dáng của tiền trần. Trần thì chẳng phải thường trụ, nếu khi nó biến diêt thì tâm này đồng với lông rùa sừng thỏ, ắt pháp thân của ông cũng đồng với đoạn diệt. Vậy ông lấy gì để tu chứng Vô sanh pháp nhẫn?”


 

Đoạn trích dẫn trên là một trong những đoạn nổi tiếng của Phật pháp với quan niệm cho rằng “Vạn pháp duy tâm biến hiện” qua câu: “Tất cả nhân quả thế giới vi trần nơi tâm mà thành thể”. Nhưng khái niệm “tâm” trong Phật pháp lại là một thực tại có thuộc tính vật chất, chứ không phải là một sự tồn tại phi vật chất như nhiều người lầm tưởng và gán Phật pháp vào lĩnh vực duy tâm. Điều này sẽ được minh chứng ngay bây giờ. Đức Phật nói – qua đoạn trích dẫn trên - "Huống chi tâm thanh tịnh sáng suốt nhiệm mầu này là tâm tính của tất cả mà không có thể tánh hay sao?". Như vậy, chứng tỏ Đức Phật đã xác định “Tâm” là một thực tại có thể tánh – tức là nó thuộc về dạng tồn tại của vật chất.
Đức Phật cũng xác định rằng – nói theo ngôn ngữ hiện đại - nhận thức trực quan không phải là “tâm”, mà đó chỉ là sự tương tác vi mô của vật chất. Bởi vậy, khi những tương tác không còn thì cái tâm – mà lầm tưởng từ nhận thức trực quan đó – cũng biến mất. Điều này được xác định qua lời Đức Phật trong đoạn trên: “Nếu ông chấp nhặt cái phân biệt hiểu biết quyết cho là tâm, thì tâm này khi rời tất cả các trần
sắc, hương, vị, xúc riêng có toàn tánh”.

Ngay cả ý thức, trí nhớ, tiềm thức cũng không được coi là tâm. Đức Phật nói: “Dầu cho dứt hết tất cả thấy nghe hiểu biết, giữ cái thầm thầm lặng lẽ bên trong vẫn còn là việc phân biệt bóng dáng của pháp trần”. Mà muôn vật trên thế gian và vũ trụ này không nằm ngoài qui luật thành, trụ, hoại, diệt thì cái nhận thức trực quan và cả tiềm thức cũng không nằm ngoài qui luật này. Đức Phật xác định: “Trần thì chẳng phải thường trụ, nếu khi nó biến diêt thì tâm này đồng với lông rùa sừng thỏ, ắt pháp thân của ông cũng đồng với đoạn diệt. Vậy ông lấy gì để tu chứng Vô sanh pháp nhẫn?”.

Vậy, đâu là cái tâm thật có trong mỗi con người và cả trong muôn vật trong vũ trụ này?

Còn tiếp

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính thưa Thầy!

Từ ngày còn hồi còn ngồi ghế trường ĐH học trò đã được học Triết học Mác - Lênin ( Triết học hiện đại), con người hiện đại coi triết học là khoa học của mọi khoa học ( là mẹ của các khoa học khác). Có thể nói Triết học Mác - Lênin là một học thuyết về sự hiểu biết thế giới tự nhiên hoàn chỉnh nhất của loài người cho tới thời điểm này. Triết học Mác có 2 cặp phạm trù lớn đó là: Phạm trù vật chất và phạm trù ý thức Mác cho rằng vật chất quyết định ý thức và nêu nên phép Duy vật biện chứng áp dụng cho hầu hết vào các nghiên cứu của khoa học hiện đại. Nếu như ý thức của con người cũng là một dạng tồn tại của vật chất thì Triết học Mác với cách đặt vấn đề như trên quả thật chưa thể hoàn chỉnh để được coi là khoa học của các khoa học khác.

Vài suy nghĩ khi đọc bài của Thầy, nếu không phù hợp xin Thầy cứ xóa bỏ.

Kính.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính cụ Thiên Sứ

Vậy, đâu là cái tâm thật có trong mỗi con người và cả trong muôn vật trong vũ trụ này?

Mong cụ viết nhanh để mọi người thấy theo cụ Tâm là gì. Theo liêm trinh kinh phật được chép lại và lại là ngôn ngữ cổ, trong kinh nhiều khi lại dùng cách nói ngụ ngôn nên khó hiểu. Vì là chép lại nên ý kinh bao giờ cũng có hai phần: Hồn kinh của đức phật xác kinh của người viết và ngược lại.

Ví dụ đoạn này.

“Cái này là những tưởng tượng hư vọng của tiền trần, làm mê lầm chân tính của ông. Do ông từ vô thuỷ đến nay, nhận giăc làm con, bỏ mất tính chân nguyên thường nên phải chịu luân chuyển”.

Nếu câu trích dẫn trên hiểu theo nghiã đen thì theo liêm trinh nghĩ Đức Phật đã đạt đến giác ngộ cực cao nên chỉ có Chúng sinh và duyên, nghiệp, quả,luân hồi chứ tuyệt đối không còn từ "giăc làm con".

Câu này nếu được dịch sát nghĩa đen của bản kinh gốc thì phải là câu nói của thần linh núi sông và điều đó cũng phù hợp với các cõi giới của Đức Phật. Và thần linh núi sông được đạo phật thừa nhận là một tồn tại khách quan nên cạnh một ngôi chùa có thể có một cái đền thờ thần linh núi sông.

Liêm trinh nghĩ mục đích đầu tiên của Đạo Phật là tu để giải thoát bản thân và mọi chúng sinh đều có thể tu để tiến hóa nên Đạo Phật hòa nhập mọi Tâm linh nên kinh kệ cũng rất đa dạng.Bộ kinh cụ trích dẫn trên theo cụ là một bộ kinh nổi tiếng thì theo liêm trinh có thể đúng vì người chép kinh có thể là hiện thân luân hồi của thần linh núi sông tu theo đạo Phật.

Kính cụ.

:lol: :P :P

Share this post


Link to post
Share on other sites

ĐỨC PHẬT KHAI NGỘ VỀ TÍNH THẤY
Tiếp theo



ĐOẠN VI – HIỂN BÀY TÍNH THẤY CHẲNG PHẢI MẮT
Tiết 1 –Trách nghe nhiều

Bấy giờ ông Anan và đại chúng im lăng; ngơ ngác.
Phật bảo ông Anan:

“Tất cả các người tu hành trên thế gian; hiện tiền tuy được “Cửu thứ đệ định”; mà chẳng được lậu tận thành A la hán; đều do chấp vọng tưởng sinh tử này lầm cho là chân thật. Thế nên; nay ông tuy học rộng nghe nhiều mà chẳng thành thánh quả.

Tiết 2 – Bày chướng cầu chỉ dạy
“..Bạch Đức Thế Tôn! Nay chúng con bị hai thứ chướng trói buộc; do chẳng biết tâm tánh vắng lặng thường hằng. Cúi xin Đức Như Lai thương xót kẻ nghèo khổ này phát tâm khởi nhiệm màu sáng suốt để mở bày con mắt đạo của chúng con”.


Tiết 3 – Phóng quang tiêu biểu nói pháp
Khi ấy từ chữ vạn trên ngực cửa Đức Như Lai phóng ra hào quang báu. Hào quang ấy rực rỡ có trăm ngàn màu sắc sáng khắp một lúc cả 10 phương thế giới của Phật như số vi trần; rót khắp trên đỉnh của các Đức Như Lai ở các cõi nước trong 10 phương và xoay về soi đến ông Anan và cả đại chúng.
Phật bảo ông Anan rằng:
“Nay tôi vì ông mà dựng đạo pháp tràng lớn, cũng khiến cho tất cả chúng sinh 10 phương được tâm tính nhiệm màu; sâu kín trong sạch sáng suốt và con mắt đạo thanh tịnh.”

Tiết 4 – Chính chỉ cái thấy là Tâm
a) - Lấy nắm tay lệ cho cái thấy
"Anan! Trước ông đã trả lời tôi là thấy được nắm tay sáng chói, vậy nắm tay này nhân đâu mà có? Ông đem gì thấy?”
Ông Anan thưa:

“Do toàn thân Phật như Diêm Phù đề sáng chói ngời dường núi báu; từ thanh tịnh sanh ra sáng chói. Con thật dùng mắt xem thấy năm ngón tay của Phật co lại đưa cho người xem, nên có tướng nắm tay”.
Phật bảo Anan:

“Hôm nay Như lai thật bảo ông: Những người có trí thiết yếu phải dùng thí dụ mà được khai ngộ. Anan! Thí dụ như nắm tay của tôi, nếu không có bàn tay tôi thì chẳng thành nắm tay. Nếu không có con mắt của ông thì không thành cái thấy của ông. Lấy con mắt của ông so với nắm tay của tôi; nghĩa ấy có đồng không?"
Anan thưa: “Bạch Thế Tôn! Đúng như vậy. Nếu không có con mắt của con thì cái thấy của con không thành. Lấy con mắt của con đem so sánh với nắm tay của Đức Như lai nghĩa ấy đồng nhau”.

 

Qua đoạn trích dẫn trên, chúng ta cũng nhận thấy Đức Phật dùng bàn tay và nắm tay để hiển thị mối nhân duyên giữa bàn tay và nắm tay làm thí dụ về mọi sự tồn tại của vật chất đều do nhân duyên mà có - có bàn tay mới có nắm tay. Ngài Anan cho rằng nắm tay là đối tượng nhận biết và con mắt là phương tiện nhận biết đều có thuộc tính vật chất - qua câu: “Lấy con mắt của con đem so sánh với nắm tay của Đức Như lai nghĩa ấy đồng nhau”. Ngài Anan chưa nhận biết được giữa đối tượng nhận biết là bàn tay và phương tiện nhận biết là con mắt thì đâu là "tính thấy". Phương tiện nhận biết vốn không phải "tính thấy" - không phải "tâm".
Bởi vậy, Đức Phật phản bác.

 

- Chỉ cái thấy tối không phải không có thấy
Phật bảo Anan:
“Ông nói đồng nhau nghĩa đó không đúng. Vì sao? Như người không bàn tay, nắm tay hẳn là không. Còn người không con mắt hoàn toàn không phải họ không có cái thấy.Bởi tại sao?
Ông thử ra đường hỏi những người mù mắt: Anh có thấy gì chăng? Các người mù kia ắt sẽ đáp với ông: Nay đối trước mắt tôi chỉ thấy tối đen, lại không thấy gì khác. Dùng nghĩa ấy để quán xét thì tiền trần tự tối chứ cái thấy đâu có thiếu kém”.



Qua đoạn trích dẫn này Đức Phật dùng thí dụ là “con mắt” để phân biệt phương tiện nhận biết có thuộc tính vật chất do nhân duyên tạo thành – và tính nhận biết - tính thấy - tâm.

c) Dùng đèn so với con mắt để hiển bày cái thấy
* Nghi thấy tối chẳng phải là thấy
Ông Anan thưa: “Những người mù trước mắt họ chỉ thấy tối đen đâu gọi là thấy?” .



Đoạn này cho thấy ngài Anan chấp vào việc không nhìn thấy vật thể thì “thấy tối” không phải là thấy.
 

*Dụ tối sáng không khác, chỉ cái thấy là tâm
Phật bảo Anan:
“Những người mù chỉ thấy tối đen, cùng với những người mắt sáng ở trong phòng tối, hai cái tối đó khác nhau hay không khác?”
- Bạch Đức Thế Tôn, đúng vậy! Người sáng ở trong chỗ tối cùng vớI người mù thấy tối, hai cái tối đó không khác.
- Anan! Nếu người mù bỗng nhiên được sáng mắt, đối với tiền trần thấy các sắc tướng gọi là mắt thấy. Người sáng ở trong nhà tối, bỗng có đèn sáng cũng đối với tiền trần thấy các sắc tướng, lý ưng phải chăng gọi là đèn thấy? Nếu đèn thấy thì đèn chính là cái thấy tự chẳng gọi là đèn. Lại nữa, nếu đèn thấy thì chẳng can hệ gì đến việc của ông. Thế nên phải biết đèn hay hiển sắc, còn cái thấy là mắt chẳng phải đèn. Mắt hay hiển sắc còn cái thấy là tâm chẳng phải mắt.
Ông Anan và đại chúng tuy được nghe lời ấy mà miệng vẫn lặng thinh, tâm chưa khai ngộ, còn mong Đức Như Lai dùng lời lành chỉ dạy thêm, nên chắp tay lắng lòng trông chờ Phật xót thương dạy bảo.


 

Qua đoạn trích dẫn trên, cho thấy Đức Phật đã chỉ ra rằng: Có sự phân biệt giữa điều kiện nhận biết và phương tiện nhận biết với tính nhận biết. Điều kiện nhận biết mà Ngài thí dụ ở trên gồm: phương tiện nhận biết (con mắt, ngọn đèn…) và đối tượng nhận biết: Nắm tay của Ngài…. Phương tiện nhận biết và đối tượng nhận biết có thể thay đổi (Cảnh giới tiền trần trụ diệt). Nhưng tính nhận biết không thay đổi khi có đầy đủ điều kiện nhận biết. Bởi vậy, nếu chúng ta đặt v/d:
"Vật thể đi với tốc độ ánh sáng; con người có thấy không?” .
Câu hỏi này có nội dung giống như:
Với cuộc sống con người cách đây 100 năm, nếu có người hỏi:
“Ở khoảng cách 100 cây số, con người có nhìn thấy nhau được không?”.
Vào thời điểm không - thời gian cách đây 100 năm, câu trả lời sẽ là;”Không!”. Vì thiếu phương tiện nhận biết. Nhưng ở thời điểm không - thời gian hiện tại, câu trả lời sẽ là “Có!”. Vì con người có đầy đủ phương tiện nhận biết. Do đó, khi đặt v/d về một vật thể đi với tốc độ lớn hơn tốc độ ánh sáng (Đối tượng nhận biết) thì ở những trường hợp không có phương tiện nhận biết cấu trả lời sẽ là “Không thể thấy!”. Như vậy v/d: Có hay không nhận biết được (Thấy được) chỉ phụ thuộc vào phương tiện nhận biết. Còn vấn đề mà Đức Thích Ca chỉ dạy trong Kinh Lăng Nghiêm là “Tính Nhận biết”. Tức là Đức Phật chỉ ra bản chất thật của thể tính. Hay nói cách khác: Đức Phật khai ngộ về tính nhận biết khi ý thức có thuộc tính vật chất . Những đoạn trích dẫn tiếp theo đây chứng tỏ điều này.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính thưa Thầy!

Từ ngày còn hồi còn ngồi ghế trường ĐH học trò đã được học Triết học Mác - Lênin ( Triết học hiện đại), con người hiện đại coi triết học là khoa học của mọi khoa học ( là mẹ của các khoa học khác). Có thể nói Triết học Mác - Lênin là một học thuyết về sự hiểu biết thế giới tự nhiên hoàn chỉnh nhất của loài người cho tới thời điểm này. Triết học Mác có 2 cặp phạm trù lớn đó là: Phạm trù vật chất và phạm trù ý thức Mác cho rằng vật chất quyết định ý thức và nêu nên phép Duy vật biện chứng áp dụng cho hầu hết vào các nghiên cứu của khoa học hiện đại. Nếu như ý thức của con người cũng là một dạng tồn tại của vật chất thì Triết học Mác với cách đặt vấn đề như trên quả thật chưa thể hoàn chỉnh để được coi là khoa học của các khoa học khác.

Vài suy nghĩ khi đọc bài của Thầy, nếu không phù hợp xin Thầy cứ xóa bỏ.

Kính.

Thanhdc thân mến.

Thanhdc viết:

1 -

Con người hiện đại coi triết học là khoa học của mọi khoa học ( là mẹ của các khoa học khác).

Điều này chỉ có thể khi khoa học lý thuyết thay thế khoa học thực nghiệm. Còn với khả năng hiện nay, triết học cũng chỉ là một bộ môn khoa học như các bộ môn khoa học khác, nó cũng cần sự tìm tòi, sáng tạo và phát triển. Nếu triết học là khoa học của mọi khoa học thì nó chính là lý thuyết thống nhất.

2 -

Có thể nói Triết học Mác - Lênin là một học thuyết về sự hiểu biết thế giới tự nhiên hoàn chỉnh nhất của loài người cho tới thời điểm này.

Trong cuốn "Biện chứng pháp" - Nxb Sự Thật - khoảng những năm 60 - viết:

"Triết học Mác Lê Nin là những thành tựu cuối cùng, chứ không phải kết luận cuối cùng".

Lê Nin viết:

"Để xây dựng thành công chủ nghĩa cộng sản phải có kho tàng tri thức của cả nhân loại".

Trên cơ sở này thì mọi tri thức của con người nói chung đều cần tìm tòi, bổ sung và phát triển. Ngay cả khi một lý thuyết thống nhất được con người thừa nhận.

3 - 1

Triết học Mác có 2 cặp phạm trù lớn đó là: Phạm trù vật chất và phạm trù ý thức Mác cho rằng vật chất quyết định ý thức và nêu lên phép Duy vật biện chứng áp dụng cho hầu hết vào các nghiên cứu của khoa học hiện đại.

Tính quyết định căn bản của triết học Mác là quan niệm duy vật trong việc giải thích mọi hiện tượng, chứ không phải ở những khái niệm cụ thể.

3 - 2

Nếu như ý thức của con người cũng là một dạng tồn tại của vật chất thì Triết học Mác với cách đặt vấn đề như trên quả thật chưa thể hoàn chỉnh để được coi là khoa học của các khoa học khác.

Trong lịch sử hình thành triết học Mác Lê Nin đã hiệu chỉnh lại định nghĩa về vật chất. Định nghĩa của Mác trước đây và của Lê Nin sau này. Điều này chứng tỏ rằng: Khái niệm cụ thể trong một lý thuyết triết học phải thay đổi phù hợp với sự nhận thức của tri thức nhân loại, mặc dù nó có thể kế thừa trên nền tảng cũ.

Quan niệm "triết học là khoa học của mọi khoa học" là một sai lầm. Điều này đã bị chính các nhà lý luận Mácxit - Leninnit bác bỏ từ hồi tôi còn nhỏ.

Thanhdc có thể tự tìm hiểu những vấn đề tôi nêu lên liên quan đến triết học Mac.

Share this post


Link to post
Share on other sites

ĐỨC PHẬT KHAI NGỘ VỀ TÍNH THẤY.

Tiếp theo

Kính thưa quí vị quan tâm.

Như vậy, trong đoạn IV đến tiết 3 của tạng kinh Thủ Lang nghiêm, có tựa là: "HIỂN BÀY TÍNH THẤY CHẲNG PHẢI MẮT", Đức Thích Ca đã xác định đối tượng nhận biết và phương tiện nhận biết - kể cả trí não của con người - đều không phải là "tính Thấy" không phải "tâm". Bặt đầu từ đoạn kinh sau đây, Đức Phật minh giảng những thuộc tính của tính thấy từ đó chỉ ra bản chất của "tính thấy".

Tiết 3 - Lấy cái động tĩnh để hiển bày cái thấy

A- Tay xoè nắm để gạn cái thấy thường còn

Khi ấy Đức Như Lai ở trong đại chúng; co năm ngón tay lại và xoè nắm bàn tay. Ngài hỏi ông Anan:

- Ông thấy cái gì?

Ông Anan thưa:

- Con thấy bàn tay trăm báu của Đức Như Lai xoè nắm!

Phật bào ông Anan:

- Ông thấy cái tay tôi xoè nắm là do cái tay xoè nắm hay do cái thấy của ông xoè nắm?”.

Ông Anan bạch Phật:

- Tay báu của Đức Thế Tôn có xoè nắm. Chẳng phải tính thấy của con có xoè nắm!

Phật hỏi:

- Cái nào động cái nào tịnh?”

Ông Anan thưa:

- Tay của Phật không dừng; tánh thấy của con còn không tịnh thì đâu có gì động!

Phật nói:

- Đúng như vậy!

Qua đoạn trích dẫn ở trên cho thấy Đức Phật dùng nắm tay xỏe nắm - tượng cho sự vận động của vật chất của đối tượng nhận biết. Ngài dùng thí dụ này để xác định một trong những thuộc tính của tính thấy là “không động”.

Phóng quang để gạn hỏi cái thấy không động

Bấy giờ trong lòng bàn tay của Đức Như Lai phóng một luồng hào quang báu soi đến vai bên phải ông Anan, làm ông Anan quay đầu ngó sang bên phải. Phật lại phóng hào quang qua vai bên trái ông Anan. Ông Anan lại xoay đầu ngó sang bên trái. Phật bảo ông Anan:

- Đầu ông hôm nay nhân gì lại dao động?

Anan thưa:

- Con thấy Như Lai phóng hào quang báu đến hai vai; con nhìn qua hai vai để xem. Nên đầu con tự dao động.

Phật hỏi:

- Ông nhìn hào quang của Phật; nên đầu quay qua phải và trái. Vậy đầu ông động hay cái thấy của ông động?

Ông Anan thưa:

- Bạch Thế Tôn! Đầu con tụ động, mà tính thấy của con không có dừng, huống chi có động!

Phật nói:

- Đúng như vậy!

Qua đoạn trích dẫn trên, cho thấy: Đối tượng nhận biết là luồng sáng và phương tiện nhận biết là cái đầu và các bộ phận liên quan đều động. Nhưng tinh thấy là liên tục không động. Với câu”... tính thấy của con không có dừng, huống chi có động!” diễn tả hai trong nhiều thuộc tính của “tính thấy”:

* Tính liên tục không ngừng nghỉ, không chia cắt, luôn luôn thấy. Cho nên nói “Tính thấy không dừng”.

* So với cái động (Động là thuộc tính của vật chất) thì Tính thấy, tính nhận biết không động so với cái động.

Trong bối cảnh tri thức 2500 năm trước, chưa có khái niệm tốc độ vũ trụ, chúng ta có thể xác định rằng - trong hoàn cảnh tri thức hiện nay thì: Với bất cứ tốc độ vũ trụ nào mà khoa học có thể tìm thấy hoặc sẽ thấy trong tương lai - tính thấy vẫn không động và không dừng. Điều này được Đức Phật xác định trong phần dưới đây:

C) Chính chỉ tính thấy không có động tĩnh co mở

Khi ấy Đức Như Lai bảo khắp đại chúng: “Nếu lại có chúng sanh cho cái dao động đó gọi là trần, cái chẳng dừng đó gọi là khách. Các ông xem đầu ông Anan tự dao động, mà tánh thấy không có dao động. Lại các ông xem tay tôi co mở mà tính thấy không có co mở. Tại sao các ông lại lấy cái động làm thân, cái động làm cảnh. Từ thuỷ chí chung, niệm niệm sanh diệt sót mất chân tánh. Nhận vật làm mình luân hồi trong đấy, tự nhận sự lưu chuyển”.

Động là một thuộc tính của vật chất. Bởi vậy sự vận động của tư duy mang thuộc tính vật chất. Tất yếu nó phảI chịu sự tương tác của các vật thể dù lớn như các Thiên hà hoặc nhỏ hơn cả siêu hạt Quak; dù xa đến tận cùng vũ trụ hoặc dù gần đến ngay trong ta. Sự vận đông này mang tính quy luật, dẫn đến khả năng tiên tri khi con người nhận thức được quy luật đó. Nhưng con người không phải robot của tạo hóa - mà theo cách diễn tả của ngài Anan “Đồng như cây đất” - Từ chính vấn đề đặt ra trong tiểu luận này: "Cái gì nhận biết tất cả sự vận động của vật chất?" Đức Thế Tôn đã chỉ ra tính nhận biết - tất cả sự vận động và tồn tại của vật chất. Ngài đã nhắc nhở: Tính thấy không phải là cái “KHÔNG” đối đãi vớI cái”CÓ”. Vì với quan niệm đối đãi "Có" và "Không" như vậy thì khi “cái có” tự hoại, khi “cái không” sẽ không còn. Tính thấy thường hằng, nên không phải không. Tính thấy không phảI “TĨNH” so với “ĐỘNG”, mà "tính thấy" chỉ "không dừng”. Không động mà cũng không dừng thì chính là cái tuyệt đối. Nói theo ngôn ngữ toán học đây chính là vận tốc = |O|. Tính thấy có từ khi vô thuỷ và có trong những sinh thể đầu tiên tồn tại cho đến nay. Vậy nó phải có từ khởi nguyên vũ trụ, từ vô thuỷ đến vô chung. Không không gian, không thời gian, không lượng số.

Dịch viết:

” Ở xa thì nói tới cái vô biên của vũ trụ, ở gần thì tĩnh mà chính, ở giữa thì bao trùm tất cả”.

Trong tang kinh "Thần chú Phật Đỉnh Thủ Lăng Nghiêm", Đức Phật đã chỉ thẳng chân tính để thoát khỏi luân hồi. Đây chính là tạng kinh mà thế nhân thường ghi nhận trong bộ nhớ câu: “Trực chỉ chân tâm, kiến tánh thành Phật” .

Luân hồi nếu nói theo ngôn ngữ hiện đại gần đồng nghỉa với khái niệm “quy luật” - “Luân”: sự tiếp nối, vận đông; “hồi”: quay trở lại. Cũng như Chu Dịch, chu: Vòng tròn; dịch: sự vận động theo vòng tròn. Đây là khái niệm mang tính tất yếu, tính quy luật. Những lời chỉ dạy của Đức Thích Ca về một thực tại có khả năng nhận biết (Tính thấy – tính nhận biết) tất cả mọi sự luân hồi, nhân quả - mà có thể diễn dịch bằng ngôn ngữ khoa học hiện đại là tính quy luật. Nhưng "tính thấy" phải chăng chỉ là một ”thực tại khác” mà nhà vật lý Fritjof Capra nói đến. Có thể hiểu như thế cũng được, nhưng không rốt ráo. Bởi vì một thực tại khác là gì - khi cho đến nay ý niệm về sự tồn tại của vật chất vẫn chưa vượt quá khái niệm về sự tồn tại của những siêu hạt?

Thật may mắn thay! Những lờI chỉ dạy của Đức Phật trong kinh Lăng Nghiêm đã tiếp tục chỉ rõ điều này.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

KINH THỦ LĂNG NGHIÊM TRỰC CHỈ - QUYỂN II

Đoạn VIII- Tiết 2): Cầu chỉ cái sanh diệt và chẳng sanh diệt

Khi ấy vua Ba Tư Nặc đứng dậy bạch Phật: “Xưa khi con chưa được đức Phật chỉ dạy; nghe bọn Ca Chiên Diên và Tỳ La Chi Tử đều nói thân này sau khi chết sẽ đoạn diệt gọi là Niết Bàn. Con nay tuy gặp Phật nhưng vẫn còn hồ nghi, làm thế nào để chứng biết tánh không sanh diệt nơi tâm này. Nay những hàng hữu lậu trong đại chúng đây; đều mong mỏi được nghe điều ấy!”

Tiết 3): Gạn hỏi sự biến đổi trong nhục thân

Phật bảo:

- Đại Vương!Thân ông hiện đang sống đó! Nay tôi hỏi lại ông:

Thân thể ông là như kim cương không hoại hay bị biến hoại?

–“Bạch Thế Tôn! Thân con hiện nay đây rốt cuộc cũng thay đổi hoại diệt.

Phật bảo:

– Đại Vuơng! Thân ông chưa từng hoại diệt; sao biết hoại diệt?

- Bạch Thế Tôn! Cái thân vô thường biến hoại này của con tuy chưa từng diệt. Nhưng con xem hiện tiền; mỗi niệm dời đổi mãi mãi không dừng. Nên con biết thân này quyết phải theo đó mà diệt mất”.

Phật nói:

- Đúng vậy!”

Tiết 6): Chính chỉ tính thấy không sinh không diệt

Phật bảo:

- Đại Vương! Ông thấy sự biến hoá thay đổi không dừng; nên ngộ biết thân ông hoại diệt. Ông có biết trong thân ông có cái gì chẳng hoại diệt chăng?”.

Vua Ba Tư Nặc chắp tay bạch Phật:

- “Thật con chẳng biết”.

Phật bảo:

- Nay tôi chỉ cho ông tính chẳng sinh diệt. Đại vương! Khi ông được bao nhiêu tuổi thì thấy nước sông Hằng?

Vua thưa:

- Con được ba tuổi, mẹ con dẫn đến lễ ra mắt thần Kỳ Bà Thiên. Đi ngang qua dòng sông ấy; đó là lần đầu tiên con thấy dòng sông này.

Phật bảo:

- Đại vương! Như ông đã nói – khi 20 tuổi đã già hơn 3 tuổi; cho đến 60 tuổi năm tháng ngày giờ niệm niệm dời đổi. Vậy so với khi ông ba tuổi đến 13 tuổi ông thấy nước sông Hằng thế nào?

Vua thưa:

- Khi con 3 tuổi rõ ràng không khác. Đến nay con 60 tuổI cái thấy vẫn không khác.

Phật bảo:

- Nay ông tự cảm thương tóc bạc mặt nhăn; tướng mạo thay đổi. Vậy cái thấy của ông hiện nay xem thấy sông Hằng; so với khi xưa còn trẻ xem thấy sông Hằng, cái thấy đó có già trẻ không?

Vua thưa:

- Bạch Thế Tôn! Không vậy!

Phật bảo:

- Đại vương! Mặt ông tuy nhăn mà tính thấy chưa từng bị nhăn. Cái bị nhăn thì biến đổi; còn cái chẳng bị nhăn thì không biến đối. Cái biến đổi phải chịu hoại diêt; cái chẳng biến đổi kia vốn không sinh diệt; làm sao trong ấy lại chịu nhận cái sinh tử của ông?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Qua phần trích dẫn trên, chúng ta thấy rằng: Bằng dẫn dụ cụ thể về sự thường hằng của tính thấy trong mỗi con người so với sự thành trụ hoại diệt của thân xác tha nhân, Đức Phật đã chỉ ra rằng:

Tính thấy luôn thường hằng và không thay đổi không chỉ trong một kiếp người mà còn từ "vô thủy của sinh từ" - không sinh diệt. Bởi vì; nếu tính thấy sinh diệt thì cái gì nhận biết tính sinh diệt của nó. Nếu có một thực tại khác nhận biết - thấy - được cái sinh diệt của tính thấy thì cái tính thấy sinh diệt đó không còn là cái thấy nữa. KHÔNG SINH – KHÔNG DIỆT, như vậy nó phải tồn tại từ vô thuỷ đến vô chung. Hay nói theo cách khác – theo ngôn ngữ khoa học hiện đại – Nó phải có trước Bic bang và chính là giây |O| của vũ trụ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tiết 9): Chính chỉ cái điên đảo hiện tại

* Ông Anan từ trong chỗ ngồi lễ Phật chắp tay quỳ dài bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Nếu cái thấy nghe này hẳn là không sanh diệt. Tại sao Đức Thế Tôn gọi bọn chúng con sót mất chân tánh; làm việc điên đảo. Cúi mong Đức Thế Tôn rủ lòng từ bi rửa sạch trần cấu cho chúng con.

Liền khi ấy Đức Như Lai buông xuôi cánh tay sắc vàng; năm ngón chỉ xuống đất bảo Anan rằng:

- Nay ông thấy cánh tay của tôi xuôi hay ngược?

- Ông Anan thưa:

- Chúng sanh trong thế gian cho đây là ngược. Riêng con chẳng biết cái nào là xuôi cái nào là ngược!

Phật bảo ông Anan:

- Nếu người thế gian cho đây là ngược, vậy họ cho thế nào là xuôi?

Ông Anan thưa:

- Đức Như Lai dựng cánh tay lên, ngón tay chỉ lên hư không là xuôi.

Phật liền dựng cánh tay lên bảo ông Anan:

- Cái điên đảo là như thế. Chỉ là đầu đuôi thay đổi lẫn nhau; mà các người trong thế gian đều xem thấy thế ấy. Nên nhận biết thân ông với pháp thân thanh tịnh của các Đức Như Lai so sánh để biết: Thân Như Lai gọi là Chánh Biến tri; thân của các ông gọi là tính điên đảo. Ông nên xét kỹ thân ông và thân Phật cái điên đảo ấy ở chỗ nào?

* Khi ấy ông Anan và đại chúng sửng sốt nhìn Phật không nháy mắt, chẳng biết nơi thân tâm này điên đảo ở chỗ nào? Phật khởi lòng từ bi thương xót Anan và cả đại chúng. Ngài phát ra tiếng hải triều bảo khắp hội chúng:

- Này các thiện nam tử! Tôi thường nói: Sắc tâm, các duyên và các tâm sở sử đều do tâm hiện. Thân ông; tâm ông đều là vật ở trong chân tâm diệu minh hiện ra. Tại sao các ông lại bỏ sót mất tâm tính vốn nhiệm màu sáng suốt ấy mà nhận cái mê trong cái ngộ? Mờ tối thành có hư không. Trong cái hư không mờ tối ấy;kết cái mờ tối làm sắc; sắc xen tạp với vọng tưởng; lấy cái tướng của vọng tưởng làm thân. Nhóm các duyên dao động bên trong; dong duổi theo cảnh vật bên ngoài; rồi lấy cái tướng mờ mịt lăng xăng đó làm tâm tánh thì quyết định lầm cho tâm ở trong thân. Chẳng biết sắc thân cho đến núi sông; hư không và thế giới bên ngoài đều là vật ở trong chân tâm diệu minh. Tỷ như bỏ đi cả trăm ngàn biển lớn trong lặng, chỉ nhận một bọt nổi cho là nước biển cả. Các ông thực là một nhóm người trong mê; như cánh tay tôi rủ xuống không khác. Như Lai nói là đáng thương xót!

Đoạn trích dẫn trên có hai phần được phân bằng dấu hoa thị.

Phần thứ nhất ngài Anan phản biện cho rằng: Nếu tính thấy đã thường hằng thì con người không thể gọi là bỏ mất chân tính.

Đức Phật dùng cách tay để dẫn dụ về tính qui ước của thế nhân và con người chấp vào đấy. Chấp vào hiện tượng mà không nhận thấy bản chất của hiện tượng. Bản chất của hiện tượng chính là vấn đề được đặt ra trong tiểu luận này:

 

Nếu tất cả vũ trụ này từ khởi nguyên cho đến mọi sự phát triển trong lịch sử và tương lai của nó đều là vật chất thì cái gì là nhận biết sự vận động của chính vật chất?

 

Đời người ngắn ngủi so với tuổi thọ của những vật thể hoặc sinh vật khác. Bởi vậy, tính chấp của thế nhân vào sự vật, sự việc sẽ cản trở một sự suy nghiệm đạt tới chân lý tuyệt đối vốn thường hằng. Cái vô thường thì coi là tuyệt đối. Cái tuyệt đối thì không nhận ra, nên Đức Phật dạy là tính điên đảo:

“Cái điên đảo là như thế. Chỉ là đầu đuôi thay đổi lẫn nhau; mà các người trong thế gian đều xem thấy thế ấy”.

Hay nói rõ hơn, tha nhân thường coi những nhận thức trực quan sinh động là chân lý mà bỏ mất cái bản tính của sự việc.

Ở phần hai, Đức Phật chỉ ra rằng: Ngay cả những cái mà thế nhân thường nhận là tâm (Tư duy, ý thức .v.v..) đều là vật ở trong chân tâm diệu minh. Tức là:

Sự nhận biết: Sắc tâm. Sự tương tác giữa nhận thức tức là suy nghĩ tư duy: Các duyên. Khả năng tư duy: các tâm sở sử đều có thuộc tính vật chất và không phải chân tính – không phải tính nhận biết. Bởi vì đã là vật thì có sinh diệt, phân biệt và không phải bản tính nhận biết tất cả những sự vận động có thuộc tính vật chất đó.

Hay diễn đạt một cách giản dị hơn: Khi chúng ta tự biết chúng ta đang nghĩ gì, đang cảm giác gì...vv... thì cái mà chúng ta đang nghĩ, đang cảm giác..vv...chỉ là đối tượng nhận biết, không phải tính nhận biết, tính thấy, không phải "tâm". Những suy tư, cảm giác ...vv....của chúng ta đều có sinh, thành, trụ, diệt -tức có thuộc tính vật chất và không thường hằng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

ĐOẠN X: GIẢN TRẠCH TÂM DUYÊN ĐỂ CHỈ TÍNH THẤY KHÔNG CHỖ TRẢ VỀ.

Tiết 1): Trước bày chỗ ngộ chẳng dám tự nhận

Ông Anan bạch Phật:

- Tuy con nghe lời Phật dạy ngô được (biết được) tâm thanh tịnh sáng suốt viên mãn thường trụ sẵn có. Song con ngộ được (Nghe được) pháp âm của Phật cũng dùng tâm phan duyên mà thoả mãn chỗ ước mong mà chưa dám nhận là bản tâm vốn sẵn có. Cúi mong Đức Phật tuyên lời chỉ dạy”.

Đoạn này ngài Anan hỏi rõ thêm vấn đề: Những phương tiện nhận biết (Gồm cả não bộ) nhận thức được lời dạy của Đức Phật. Ngài hiểu được rằng trong ngài và cả mọi người đều có tính nhận biết. Nhưng ngài chưa biết được giữa điều kiện nhận biết (“Song con nghe được pháp âm của Phật cũng dùng tâm phan duyên mà thoả mãn..”) và bản tính chân như - tính thấy - khác nhau ở chỗ nào? (“…chưa dám nhận là bản tâm vốn sẵn có”).

Tiết 2):Trách nhận ngón tay dùng để giản trạch tâm phân biệt đều có chỗ trả về.

Đoạn này Đức Phật chỉ ra sự khác nhau giữa cái nhận biết được từ điều kiện nhận biết - thí dụ giống như bây giờ người ta nạp thông tin vào bộ nhớ của nhà khoa học máy - và bản tính chân như, tính thấy.

 

Phật bảo ông Anan:

- Các ông còn dùng tâm phan duyên để nghe pháp, thì pháp này cũng là vọng (sở duyên) chẳng phải pháp tính.

Như người dùng ngón tay để chỉ mặt trăng cho người khác. Người kia phải nhân ngón tay mà nhìn lên mặt trăng.

Nếu lại xem ngón tay chính là mặt trăng thì người này đâu những chỉ quên mặt trăng mà cũng quên luôn cả ngón tay. Vì sao? Bởi lẽ cho ngón tay chỉ là mặt trăng sáng thì đâu những chỉ quên ngón tay mà cũng chẳng biết tối sáng. Vì sao? Vì lấy thể ngón tay chỉ cho là tính sáng của mặt trăng thì cũng không rõ được tối sáng.

Đoạn kinh văn trên là một trong những đoạn nổi tiếng của Phật pháp. Ngón tay thì không phải mặt trăng; điều đó đã rõ ràng. Ở đây Đức Phật ví ngón tay là sự nhận thức được Pháp lý, là sự tiếp thu tri kiến chứ tự nó không phải là Tính nhận biết – chân tính. Do đó, nếu nhầm lẫn giữa sự tiếp thu tri thức và tính nhận biết (Bản chất của hiện tượng) thì luôn luôn sẽ là sự sai lầm. Sai lầm nay có thể dẫn đến: Hoặc là phủ nhận chính tri kiến tiếp thu được do không hiểu bản chất của hiện tuơng; hoặc là dẫn đến niềm tin không từ trí huệ mà đời thường gọi là mê tín dị đoan. Những phương pháp bói toán của chúng ta hiện nay – một thời bị coi là mê tín dị đoan – chính vì chưa ai giải mã được nguyên nhân nào để có những phương pháp bói toán này (Bản chất của hiện tượng). Do đó; những người có chút kiến thức khoa học (Họ cũng chỉ nhìn thấy ngón tay chỉ vào khoa học) để phủ nhận các phương pháp bói toán. Trường hợp này có thể lấy làm ví dụ cho ngón tay chỉ và mặt trăng. Những người phủ nhận phương pháp bói toán thường nhân danh khoa học. Họ cho rằng bói toán là mê tín dị đoạn, là không có cơ sở khoa học.

Nhưng chúng ta thử nghĩ lại: Có một lý thuyết khoa học nào lại không có khả năng dự báo? Hay nói một cách khác: Một lý thuyết khoa học phải có khả năng tiên tri. Sự tồn tại của các phương pháp tiên tri hàng thiên niên kỷ ở Đông phương – có phương pháp luận hẳn hoi - cho thấy một lý thuyết khoa học đứng đằng sau nó mà con người chưa phát hiện được. Điều này chứng tỏ đã có một lý thuyết khoa học bị thất truyền. Đây mới là bản chất của hiện tượng của các phương pháp bói toán Đông Phuơng. Sự nhận thức khoa học chỉ là thực nghiệm và căn cứ vào những lời dự báo sai hoặc đúng thì cũng chỉ là nhận thức ngón tay (tính thực nghiệm và chứng nghiệm của khoa học), chứ không phải một tinh thần khoa học thật sự. Cũng không thể lấy tính thực nghiệm dự đoán sai của người ứng dụng phương pháp để phủ nhận (Người dự đoán sai và phương pháp sai là hai v/d khác nhau. Bói toán có phương pháp và quy tắc với mê tín dị đoan cũng là hai v/d rất khác nhau). Chính vì chỉ nhận thấy ngón tay khoa học chứ không phải bản chất của khoa học, nên khi có những hiện tượng bất thường: Nhỏ thì như quả trứng đứng trên cái đũa khi tìm mộ huyệt ; hoặc lớn thì như sự tiên tri thần khốc quỷ sầu của bà Vanga… Những người này sẽ hoang mang và dẫn đến trạng thái: Hoặc Không còn tin vào khoa học; hoặc phủ nhận tất cả những gì ngoài tri kiến của họ. Bởi vậy - trong trường hợp này - Đức Phật nói :

 

“Bởi lẽ cho ngón tay chỉ là mặt trăng sáng thì đâu những chỉ quên ngón tay mà cũng chẳng biết tối sáng”.

 

Như vậy, tiếp thu tri thức chỉ là sự tương tác có điều kiện của thể tính và không phải tính nhận biết. Tiếp thu tri thức - từ đơn giản đến phức tạp - cũng chỉ như nạp thông tin vào bộ nhớ của máy điện toán - dù cho đó là bộ nhớ của khoa học gia máy siêu đẳng.

Những điều minh giảng của Đức Thích Ca - rất quan trọng trong việc chỉ ra một bí ẩn của vũ trụ mà thuyết Âm Dương Ngũ hành do tính thất truyền khi nền văn minh Việt sụp đổ ở miến nam Dương tử cũng dù có phục hồi lại và được thừa nhận là lý thuyết thống nhất cũng sẽ chưa hoàn hảo.

Không phải ngẫu nhiên mà Anhxtanh cho rằng: Phật giáo chính là tôn giáo của tương lai.

Một hình tượng nghệ thuật tuyệt vời nhất và minh triết nhất trong văn hiến Việt liên quan đến đoạn minh giảng này của Đức Thích Ca Mâu Ni, chính là bức tranh Lý Ngư vọng nguyệt. Một bức tranh đưa sự suy tưởng của con người đến cõi vô cùng trong nhận thức chân lý cuối cùng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phật bảo Anan:” Ông cũng lại như vậy! Nếu lấy cái phân biệt tiếng của tôi nói Pháp làm tâm của ông; thì tâm ấy tự phải rời cái phân biệt tiếng nói Pháp vẫn có tính phân biệt”.

Đoạn trên Đức Phật chứng tỏ bản tính (tính thây) có khả năng phân biệt: Nhận thấy sáng, tức là biết tối. Nhận thấy hay, tức là biết dở. Nghe được tiếng nói Pháp thì sẽ có chỗ không nghe. Bởi vậy, nghe được tiếng nói Pháp và tri kiến Pháp không phải bản tính. Nên Đức Phật nói “tâm ấy tự phải rời cái phân biệt tiếng nói Pháp vẫn có tính phân biệt”.

Tức là Phật nói một thuộc tính của tính thấy là khả năng phân biệt. Đoạn sau Đức Phật chứng minh điều này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tiết 3 – CHỈ TÍNH THẤY KHÔNG CHỔ TRẢ VỀ
A - Hỏi chỗ không trả về.
Ông Anan thưa :
- Nếu tâm tánh của con đều có chổ trả về, thì tại sao Đức Như Lai dạy tâm diệu minh sẵn có không trả về đâu? Cúi mong Phật thương xót chỉ cho điều ấy.”

Ông Anan hỏi rõ hơn về bản tính chân như – tính thấy - và khả năng nhận thức trong con người.

B - Chỉ tính thấy không phải bóng.
Phật bảo Anan:
- Vả lại, cái tánh thấy vốn sáng suốt của ông thấy tôi, thì cái tánh thấy này tuy chẳng phải là cái diệu tinh minh tâm, nó như mặt trăng thứ hai, không phải bóng mặt trăng.”


Đức Phật so sánh khả năng nhận biết trong một con người và bản tính chân như – tính thấy trong con người qua hình tượng mặt trăng.

C - Nêu tám thứ trần tướng.
Ông hãy nghe cho kỹ, nay tôi sẽ chỉ cho ông chỗ không thể trả về. Anan, cửa đại gIảng đường này, mở rộng về phương Đông, khi mặt trời lên thì chiếu sáng; giữa đêm không trăng mây mù mờ mịt thì tối tăm; chỗ có các cữa thì thấy thông suốt ; khoảng tường ngắn thì thấy bít lấp, chỗ phân biệt được thì thấy cảnh sắc duyên, trong chỗ trống rỗng toàn là hư không, cảnh tượng mịt mù là bụi tối, mưa tạnh trời thanh lại thấy trong.


Đức Phật nói về các đối tượng nhận biết tiêu biểu và các tính chất của đối tượng nhận biết mà khả năng con người nhận biết được.

D - Chỉ tám thứ trả về.
Anan , ông hãy xem các tướng biến hóa này, nay tôi đều trả về bản nhơn của nó. Thế nào là bản nhơn? Anan, các tướng biến hóa này, sáng trả về cho mặt trời. Nguyên nhơn cái sáng thuộc về mặt trời. Vì sao? Vì nếu không mặt trời thì không sáng. Nguyên nhơn cái sáng thuộc về mặt trời. Cái tối trả về cho đêm không trăng; thông suốt trả về cho cửa ; ngăn bít trả về cho tường vách ; sắc duyên trả về cho phân biệt; rỗng trống trả về cho hư không; mù mịt trả về cho bụi; trong sáng trả về cho trời tạnh. Tất cả vật có ra trong thế gian đều không ngoài các thứ này.


Đức Phật cho thấy vật nào có tính chất của vật đó. Những thuộc tính này con người có khả năng nhận biết và cho thấy nếu những thuộc tính này không tồn tại thì khả năng nhận biết trong con người vẫn tồn tại. Thí dụ, không nhìn thấy bụi, nhưng vẫn biết bụi là mờ mịt, sống ở ban ngày nhưng vẫn biết ban đêm là tối. Khả năng nhận biết này - khả năng tư duy trừu tượng - được coi là mặt trăng thứ hai và không phải bản tính chân như - không phải tính thấy.

E - Chính chỉ cái không thể trả về.
Còn tánh thấy sáng suốt của ông thấy tám thứ kia, ông muốn trả nó về đâu? Vì sao? Vì nếu trả về cho sáng, thì khi tối đến cũng không thấy tối. Tuy sáng tối mỗi mỗi đều sai khác, nhưng cái thấy không sai khác, các thứ có thể trả về được, tự nhiên chẳng phải ông. Cái ông không thể trả về được, chẳng phải ông thi là gì ? Ắt biết tâm ông vô nhiệm mầu thanh tịnh sáng suốt mà ông tự mê muội, bỏ mất tánh bản nhiên, đành chịu luân hồi, thường bị trôi nổi chìm, đắm trong sanh tử.Thế nên, Như Lai nói là đáng thương xót vậy!”.

Khả năng nhận biết trong con người – tư duy trừu tượng - mà Đức Phật ví là mặt trăng thứ hai – chính là khả năng tư duy trừu tượng trong mỗi con người cụ thể, là đặc trưng cho khả năng của con người đó – nhưng không phải bản tính chân như (Tính Thấy). Nó giống như cấu trúc khác nhau của các bộ nhớ điện toán.

ĐOẠN XI - LỰA RIÊNG TRẦN CẢNH ĐỂ NÊU RA TÁNH THẤY
Tiết 1 - Vật không phải ta.
Anan thưa:
- Con tuy biết tánh thấy này không thể trả về đâu, nhưng làm sao biết nó là Chơn tánh của con?”.
Phật bảo Anan:
- Nay tôi hỏi ông, hiện nay ông chưa đươc quả Vô Lậu Thanh Tịnh, do nương theo oai thần của Phật mà thấy được cõi Sơ Thiền không bị chướng ngại; ông A Na Luật Đà thì thấy cõi Diêm Phù Đề như xem trái yêm ma la để trong bàn tay; các vị Bồ Tát v.v… thấy cả trăm ngàn cả thế giới. mười phương Như Lai đều thấy cùng tận các cõi nước thanh tịnh như số vi trần không sót chỗ nào; còn chúng sanh xem chẳng quá gang tấc.
Anan, lại tôi với ông cùng xem cung điện của Tứ Thiên Vương, ở khoảng giữa xem những vật dưới nước, trên mặt đất và trong hư không (thuỷ lục không hành) , tuy có nhiều hình tượng tối sáng khác nhau, nhưng đều là cảnh tiền trần phân biệt ngăn ngại. Ông hãy ở nơi đó phân biệt cái gì là mình, cái gì là vật? Nay tôi cho ông lựa trong cái thấy, cái gi là Tâm Thể của ông (ngã thể), cái gì là hình tượng của sự vật? Anan, cùng tột sức thấy của ông từ mặt trời mặt trăng, chính là vật chẳng phải ông; cho đến Thất Kim sơn xem xét cùng khắp, tuy có những thứ hào quang cũng là vật chẳng phải ông, lần lần xem đến mây kéo; chim bay, gió động,bụi dấy, cây cối , núi sông, rau cỏ, người, thú thảy đều là vật chứ chẳng phải ông.


Đức Phật diễn giảng khả năng nhận biết trong từng con người với phương tiện nhận biết khác nhau thì sẽ tạo nên sự nhận biết khác nhau và làm nên bản ngã - mặt trăng thứ hai. Nhưng tất cả khả năng nhận biết ấy, dù với bất cứ phương tiện nhận biết nào cũng không phải tính thấy.


Tiết 2 - Hiển bày tính thấy chẳng phải vật.
- Anan, tánh chất của các vật xa gần tuy có sai khác, nhưng đều là vật do tánh thấy trong sạch của ông xem thấy. Vậy các vật kia tự có sai khác, mà tánh thấy của ông không sai khác. Tánh thấy sáng suốt nhiệm mầu này quả thật là tánh thấy của ông.
Nếu tánh thấy là vật, thì ông cũng có thể thấy được cái thấy của tôi, vậy khi tôi không thấy, sao ông không thấy chỗ không thấy của tôi? Nếu ông không thấy được cái không thấy, thì tự nhiên nó không phải là tướng của cái không thấy kia.Nếu ông không thấy được chỗ không thấy của tôi, thì cái thấy bản nhiên không phải là vật, sao lại không phải là ông?


Trong đoạn này, Đức Phật chỉ rõ vạn vật trong thế gian và cả vũ trụ mà mỗi con người thấy được, hoặc có khả năng thấy được đều có thuộc tính vật chất mà tính thấy phân biệt được. Nhưng đều không phải tính thấy. Bản thể của tính thấy không tự nhận thấy nó. Bởi nó không phải là vật - "Nếu tánh thấy là vật, thì ông cũng có thể thấy được cái thấy của tôi".
Trong đoạn trên, Đức Phật đã chỉ ra rằng:
1) Tất cả mọi trạng thái ý thức – suy nghĩ; tiềm thức… đều có thuộc tính vật chất (vận động tương tác). Tính thấy là cái nhận thức được tất cả những cái đó. Vấn đề còn lại là phương tiện nhận biết (khả năng tư duy hay phương tiện tự tạo hoặc sẵn có như giác quan..vv....) tạo nên khả năng nhận biết cá nhân - Bản ngã.
2)Tính thấy là một thực tại có từ vô thuỷ đến vô chung, không sanh diệt; không không gian, không thời gian (Không ở trong ông Anan và cũng không ở trong Đức Thích Ca …. Tất cả chúng sinh đều có Phật tính. (Đoạn sau Đức Phật chỉ rõ hơn về điều này). Tính thấy là một thực tại vì có khả năng phân biệt:
“.. Như thế cho đến cái phân biệt đều không; chẳng phải sắc, chẳng phải không"
Tính phân biệt Đức Phật nói ở đây là một thuộc tính của tính thấy, chứ không phải là sự phân biệt trong tính thấy. Tính thấy là một thực tại không có phân biệt: Không Âm, không Dương; tự nhiên như nhiên có từ vô thuỷ, chính là cái có trước Âm Dương - Trước Bicbang - Đó chính là Thái Cực trong thuyết Âm Dương Ngũ hành vậy. Trong thuyết Âm Dương Ngũ hành - lý thuyết thống nhất nhân danh nền văn hiến Việt không có phân biệt vật chất và phi vật chất, mà chỉ có khái niệm Âm Dương. Khái niệm "tịnh" - "động". Khái niệm Dương tịnh - Âm động - nhân danh nền văn hiến Việt chính là sự xác định tính thấy trong Phật pháp chí tịnh và phân biệt với khái niệm động là thuộc tính của Âm - tương đương với khái niệm vật chất trong nhận thức phổ biến hiện nay.

Tiết 3 - Chỉ rõ vật và ta không lẫn lộn.
Đức Phật nói: ” Lại như cái thấy là vật thì đương khi ông thấy vật đó, ông đã thấy được vật, thì vật cũng thấy được ông. Thế thì thể tánh xen lộn, ông và tôi cùng các thế gian không thành lập được.
Anan, nếu khi ông thấy thì chính ông chứ chẳng phải tôi, tánh thấy trùm khắp đó chẳng phải ông chứ là ai ?
Tại sao tự nghi Chơn Tánh của ông. Tánh của ông mà ông chẳng tự nhận lấy, lại cầu tôi chỉ dùm cho ông ?”.


Đến đấy cho thấy – Đức Phật đã chỉ ra rằng: Tất cả mọi sự tồn tại của - tạm gọi là "vật chất", thực ra trong thuyết Âm Dương ngũ hành không có khái niệm này - nhỏ như hạt quak hoặc nhỏ hơn mà nhân loại có thể tìm ra trong tương lai và mọi thể tính của nó, đều là Âm và là đối tượng của tính thấy và không phải tính thấy. Tính thấy thuộc Dương - ở trạng thái khởi nguyên của vũ trụ - Thái cực chí tịnh - tạm gọi là phi vật chất - nhưng là một thực tại. Nếu tính thấy có thể tính và là một thực thể thì sẽ phải có cái thấy được nó. Bởi vậy; Đức Như Lai nói: “Thể - tính xen lộn, ông và tôi cùng các thế gian không thành lập được”.

Bởi vậy, với quan niệm Âm tịnh - Dương động, chính là điều mà Đức Thích ca nói: "Thể - tính xen lộn" và là tính bất hợp lý của sự suy nghiệm. Sai lầm này có từ thời Tông do Chu Hy đề xướng và nó chứng tỏ rõ nét rằng: Văn hóa Hán không phải cội nguồn của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Khi nó không có nền tảng tri thức xã hội cho sự hình thành học thuyết đó. Sự tiếp thu không hoàn chỉnh đã dẫn đến sai lầm của Chu Hy. Sai lầm này là một trong những nguyên nhân quan trọng đẩy nền lý học Đông phương vào trạng thái huyền bí và không thể phát triển trải hàng ngàn năm. Ngược lại với quan niệm nhân danh nền văn hiến Việt - Dương tịnh Âm động - đã và đang giải thích hầu hết những vấn đề liên quan đến nó và mở ra một khả năng khám phá sự huyền bí Đông phương - và xác dịnh một lý thuyết thống nhất vũ trụ mà nhân loại đang mơ ước.
Vũ trụ đã hình thành và phát triển một cách khách quan, nhưng sự nhận thức của con người phải phù hợp với thực tế khách quan của lịch sử vũ trụ. Tính khách quan của nhận thức càng cao thì khả năng nhận biết mới phát triển đến chân lý cuối cùng. Ngưới ta không thể tìm ra cái đúng từ một cái sai.
Bạn sẽ không thể tự chứng được bản ngã (Nếu bạn tu tập), hoặc không thể có một lý thuyết khoa học nào có thể tồn tai trên tính phi lý, nếu bạn là nhà nghiên cứu khoa học. Nhưng khi chứng tỏ rằng: tính hợp lý là điều kiện nhận biết thì chúng ta đã thừa nhận tính quy luật của tất cả mọi sự kiện, kể cả trong lĩnh vực tiên tri. Khi nền khoa học thực nghiệm phát triển đến giới hạn của nó và buộc con người phải nghĩ lại chính mình - khi mà con người đã tạo ra những robot giống người - thì khoa học lý thuyết sẽ là sự tiếp tục bởi tính minh triết trên cơ sở tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học. Tiếc thay! Có vẻ như nhu cầu hiện tại chưa cần đến một lý thuyết thống nhất. Cũng như vào thế kỷ XV, nhu cầu của con người chưa cần biết trái Đất quay hay không. Bởi vậy, không phải ngẫu nhiên mà nhà tiên tri Vanga xác định rằng: Một lý thuyết cổ xưa sẽ quay lại với nhận loại. Nhưng chưa phải bây giờ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính cụ Thiên Sứ.

Cụ đang đi Mỹ vậy mà không lúc nào quên diễn đàn lý học đông phương, quên hơn 4000 năm văn hiến của dân tộc, đúng là ăn : Lý học, ngủ: Lý học.

Nói theo luân hồi có khi chính cụ hơn 4000 năm trong trận chiến cuối cùng bên bờ Dương Tử mình mặc giáp đồng, một tay cầm gươm đồng, một tay cầm bó đuốc dụi vào tàng thư các cho bốc cháy song chạy ra hộ giá quân vương chiến đấu đến hơi thở cuối cùng.Đến bây giờ trở lại đi đầu diễn đàn một tay cầm bút, một tay sách máy tính,hò hét, tìm tòi để chứng minh hơn 4000 năm văn hiến của dân tộc.

Kính cụ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính cụ Thiên Sứ.

Cụ đang đi Mỹ vậy mà không lúc nào quên diễn đàn lý học đông phương, quên hơn 4000 năm văn hiến của dân tộc, đúng là ăn : Lý học, ngủ: Lý học.

Nói theo luân hồi có khi chính cụ hơn 4000 năm trước trong trận chiến cuối cùng bên bờ Dương Tử mình mặc giáp đồng, một tay cầm gươm đồng, một tay cầm bó đuốc dụi vào tàng thư các cho bốc cháy song chạy ra hộ giá quân vương chiến đấu đến hơi thở cuối cùng. Đến bây giờ trở lại đi đầu diễn đàn một tay cầm bút, một tay sách máy tính,hò hét, tìm tòi để chứng minh hơn 4000 năm văn hiến của dân tộc. :lol: :P

Kính cụ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính cụ Thiên Sứ.

Cụ đang đi Mỹ vậy mà không lúc nào quên diễn đàn lý học đông phương, quên hơn 4000 năm văn hiến của dân tộc, đúng là ăn : Lý học, ngủ: Lý học.

Nói theo luân hồi có khi chính cụ hơn 4000 năm trong trận chiến cuối cùng bên bờ Dương Tử mình mặc giáp đồng, một tay cầm gươm đồng, một tay cầm bó đuốc dụi vào tàng thư các cho bốc cháy song chạy ra hộ giá quân vương chiến đấu đến hơi thở cuối cùng.Đến bây giờ trở lại đi đầu diễn đàn một tay cầm bút, một tay sách máy tính,hò hét, tìm tòi để chứng minh hơn 4000 năm văn hiến của dân tộc.

Kính cụ.

Cảm ơn anh Liêm Trinh.

Đúng là như vậy! Lúc tôi ngất nghểu ở nhà hàng đệ nhất Giang Nam, nhậu lưỡi chim sẻ với rượu Mao đài; hoặc đang uống bia với con lobster ở Hoa Kỳ, hay ăn rau muống chấm nước mắm ở Việt Nam tôi cũng nghĩ đến 5000 năm văn hiến Việt. Không phải vì tinh thần dân tộc cực đoan - như thế nhân ác miệng gán cho tôi - mà vì chân lý.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

- A Nan, tất cả chúng sanh cam chịu luân hồi, là do hai thứ vọng kiến điên đảo phân biệt, ngay đó phát sanh, ngay đó theo nghiệp luân chuyển. Thế nào là hai thứ vọng kiến?

- Một là vọng kiến Biệt Nghiệp của chúng sanh.

- Hai là vọng kiến Đồng Phận của chúng sanh.

- Sao gọi là vọng kiến Biệt Nghiệp?

- A Nan! Như người thế gian con mắt bị nhặm, ban đêm thấy ánh sáng, riêng có bóng tròn ngũ sắc bao phủ. Ý ngươi thế nào? Cái bóng tròn hiện nơi ánh đèn này là màu sắc của ngọn đèn hay là màu sắc của kiến tinh?

- Nếu là màu sắc của ngọn đèn, thì người không nhặm sao chẳng cùng thấy, mà chỉ có người nhặm mới thấy bóng tròn này? Nếu là màu sắc của kiến tinh, kiến tinh đã thành màu sắc, thì người nhặm thấy bóng tròn kia gọi là cái gì?

- Lại nữa A Nan! Nếu lìa ngọn đèn riêng có bóng tròn này, thì khi nhìn qua bình phong, bàn ghế, phải có bóng tròn hiện ra, nếu lìa kiến tinh riêng có bóng tròn thì chẳng phải mắt thấy, vậy sao người nhặm lại thấy bóng tròn?

- Nên biết, màu sắc ở nơi đèn, do mắt bị bệnh mới thấy bóng tròn, bóng tròn và cái thấy đều là bệnh nhặm, kẻ thấy được nhặm thì chẳng phải bệnh; chớ nên nói bóng tròn là đèn, là thấy, hoặc nói chẳng phải ngọn đèn chẳng phải cái thấy.

- Ví như đệ nhị nguyệt chẳng phải bản thể, cũng chẳng phải bóng của đệ nhất nguyệt. Tại sao? Vì do dụi mắt mới thành có đệ nhị nguyệt. Người trí chẳng nên truy cứu cái đệ nhị nguyệt này là hình bóng hay chẳng phải hình bóng, là kiến tinh hay chẳng phải kiến tinh, vì đó là do dụi mắt sanh ra, thế thì cái bóng tròn này cũng vậy, do mắt nhặm mà thành, nay muốn gọi cái nào là màu sắc của ngọn đèn, cái nào là màu sắc của kiến tinh? Huống còn vọng sanh phân biệt, cho là chẳng phải màu sắc của ngọn đèn, chẳng phải màu sắc của kiến tinh ư?

Sao gọi là vọng kiến Đồng Phận?

- A Nan! Ở cõi Ta Bà này, trừ biển cả ra, phần đất bằng gồm có ba ngàn châu, ở giữa là đại châu, Đông Tây bao gồm hai ngàn ba trăm nước, ngoài ra các tiểu châu ở giữa biển hoặc có từ hai trăm đến ba trăm nước, hoặc có từ một, hai cho đến bốn mươi, năm mươi nước. A Nan, ví như trong đó có một tiểu châu, chỉ có hai nước, dân một nước thì đồng cảm ác duyên, khiến cả nước cùng thấy tất cả cảnh giới chẳng lành, như những ác tướng do nhựt nguyệt, tinh tú và khí trời hiện ra v.v... chỉ cả nước này thấy đủ thứ ác tướng như vậy, còn dân nước kia lại chẳng hề thấy nghe những ác tướng đó.

- A Nan, nay ta vì ngươi đem hai việc kể trên so sánh cho rõ: Như chúng sanh kia vọng kiến biệt nghiệp, thấy bóng tròn hiện nơi ánh đèn, dù hình như có cảnh tượng trước mặt, nhưng cái thấy ấy vốn do mắt nhặm mà thành, nhặm tức là kiến bệnh, chẳng phải màu sắc sở tạo, nhưng người thấy được nhặm thì chẳng có kiến bệnh (Biết Phật tánh vẫn là bệnh, phải được thấy Phật tánh mới hết bệnh).

- Như ngươi hôm nay, dùng con mắt thấy núi sông đất đai và chúng sanh, đều là cái kiến bệnh đã thành từ vô thỉ. Tại sao? Vì có năng thấy và sở thấy, nên tựa như cảnh tượng hiện ra trước mắt, giống cái giác minh của ngươi duyên cái sở thấy thành nhặm.

- Bản giác có năng thấy tức là nhặm, "Bổn giác minh tâm" là tự tánh, cái giác ấy vốn chẳng phải bệnh, có năng giác sở giác mới thành bệnh. Nếu bổn giác không ở trong bệnh, đó mới thật là Kiến Kiến (tức là kiến tánh). Đã được kiến tánh thì đâu còn tên gọi là Kiến, Văn, Giác, Tri nữa!

- Cho nên, ngươi hôm nay thấy ta, thấy ngươi và thấy tất cả chúng sanh đều do kiến bệnh, nếu chẳng phải kẻ có kiến bệnh, thì cái kiến ấy chơn thật, thể tánh chẳng bệnh nên chẳng gọi là Kiến.

- A Nan! Vọng kiến Đồng Phận của cả nước, cũng như vọng kiến Biệt Nghiệp của một người. Người mắt nhặm thấy bóng tròn kia là do biệt nghiệp sở sanh; cả nước đồng phận sở dĩ thấy tướng chẳng lành này là do cộng nghiệp tạo nên. Cả hai đều là kiến bệnh đã thành từ vô thỉ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trích lại lần nữa vì thấy Phật nói wá hay luôn:

Người mắt nhặm thấy bóng tròn kia là do biệt nghiệp sở sanh;

cả nước đồng phận sở dĩ thấy tướng chẳng lành này là do cộng nghiệp tạo nên.

Cả hai đều là kiến bệnh đã thành từ vô thỉ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

ĐỨC PHẬT KHAI NGỘ VỀ TÍNH THẤY
Tiếp theo

Fritjof Capra – nhà vật lý lý thuyết được giải Nobel – viết trong tác phẩm “Đạo của vật lý” nổi tiếng của ông:

Vì thế mà vật chất mang những tính chất hầu như đối nghịch nhau, nó vừa liên tục vừa phi liên tục, vừa hiện hữu vừa phi hiện hữu, dạng xuất hiện của nó tuỳ theo cách quan sát của con người. Những tính chất lạ lùng đó đưa ngành vật lý vào thẳng cửa ngõ của triết học.


Vật chất có lớn nhỏ, đứt nối, có liên tục và phi liên tục, có đối đãi phân biệt. Đó là những hiện tượng nằm trong phạm trù Âm Dương. Nhưng Đức Phật xác định rằng: Tính thấy không có lớn nhỏ, không có đứt nối. Đoạn kinh văn sau đây xác định điều này:
 

CHƯƠNG 4.- NGHI CÁI THẤY CÓ LỚN NHỎ ĐỨT NỐI.
Ông Anan bạch Phật rằng: “Bạch Đức Thế Tôn! Nếu tính thấy này nhất định là con chẳng phải vật khác thì khi con cùng Đức Như Lai xem kho tàng Bảo điện thù thắng của Tứ Thiên Vương; ở cùng mặt trời mặt trăng; cái thấy này trùm khắp cõi Ta Bà. Nhưng khi lui về tịnh xá chỉ thấy vườn chùa; khi thanh tâm nơi phòng chái thì chỉ thấy một chái nhà. Bạch Thế tôn! Cái thấy này như thế; thể nó xưa nay giáp một cõi; nay ở trong nhà chỉ thấy nội trong nhà. Vậy cái thấy này rút lớn nhỏ hay bị tường vách ép lại khiến cho đứt
đoạn. Con thật chẳng biết nghĩa này thế nào? Cúi mong Đức Thế Tôn mở rộng lòng từ vì con diễn nói rõ”.


Trong đoạn này, ngài Anan cho rằng tính thấy trong ngài bị tuỳ thuộc vào hoàn cảnh mà thấy. Vì thực tế ngài và cả thế nhân đều thấy như thế, nên hỏi Phật. Ngài Anan đã chấp vào cái ngài nhận thấy là tính thấy.



Tiết 5 - Chỉ tiền trần làm ngăn ngại.
A) Dụ đồ vật và hư không.
Phật bảo Anan:
- Tất cả các thứ trong ngoài lớn nhỏ ở thế gian đều thuộc về tiền trần; chẳng phải tính thấy co dãn.

Tỷ như món đồ vuông; trong ấy thấy hư không vuông. Nay tôi lại hỏi ông: Trong món đồ vuông này; nhìn thấy hư không vuông là nhất định vuông hay không nhất định vuông? Nếu nhất định vuông thì khi ở trong món đồ tròn; hư không đáng lẽ chẳng tròn. Nếu không nhất định; thì khi ở trong món đồ vuông; đáng lẽ hư không chẳng vuông. Ông nói nghĩa tính này thế nào. Nghĩa tính là như thế sao còn hỏi là thế nào?”


Đức Phật lấy hư không làm hình tượng để ví dụ cho tính thấy. Xin lưu ý là: Tính thấy không phải hư không với nghĩa “không có”. Trong ví dụ này Đức Phật xác định hình thế đồ vật tạo ra nhận thức đồ vật, chứ tính thấy không lệ thuộc vào hình thức đó. Như hư không vốn không vuông , không tròn - dù nó ở trong hộp vuông hay tròn.



B) Bỏ đồ vật vuông tròn
Anan! Nếu muốn nhận được tính không vuông tròn của hư không thì chỉ cần trừ bỏ cái vuông tròn của đồ vật; sẽ biết thể của hư không vốn không vuông tròn. Không nên hiểu là phải bỏ cái tướng vuông tròn của hư không.



Đức Phật lấy hư không làm hình tượng thí dụ cho thấy thể tính tiền trần là nguyên nhân ngăn ngại của phương tiện nhận biết - thời xưa thì là các giác quan hoặc kinh nghiêm (Mây đen thì mưa chẳng hạn..) và khả năng tư duy vốn có thuộc tính vật chất như đã tường ỏ trên - chứ tính thấy không có ngăn ngại. Hư không trong trường hợp này chỉ là thí dụ cho tính thấy và không phải tính thấy (Đã tường ở trên: Nếu tính thấy là cái không so với cái có thì khi cái có không còn; cái không cũng không tồn tại. Điều này đã tường ở trên: Tính thấy là một thực tại, riêng có tự tính).



Đức Phật nói: Nếu như ông hỏi:Khi vào nhà cái thấy rút nhỏ lại. Vậy khi ngước xem mặt trời; há ông kéo cái thấy dãn ra ngang với mặt trời? Nếu bị tường vách ngăn ép thì tánh thấy phải đứt đoạn; vậy khi soi một lỗ nhỏ sao không thấy dấu nối? Nghĩa ấy không đúng!
Tất cả chúng sinh từ vô thuỷ đến nay; mê mình là vật, bỏ mất bản tâm (Chân tâm sẵn có: Tính thấy); bị vật xoay chuyển, nên ở trong ấy lại xem có lớn nhỏ. Nếu chuyển được vật tức đồng Như Lai. Thân tâm tròn sáng chẳng rời nơi đạo tràng. “Trên đầu một mảy lông có thể chứa được mười phương cõi nước”.

 

Câu “Trên đầu một mảy lông có thể chứa đựng cả mười phương cõi nước” là một câu nói nổi tiếng của Đức Như Lại. Tính thấy vô lượng, vô biên, không không gian, không thời gian, không lượng số. Đó chính là Thái Cực; chính là Đạo -”Đón không thấy đầu; theo không thấy đuôi; ở trên không sáng ở dưới không tối” (Đạo Đức Kinh), chính là sự khởi nguyên của vũ trụ với giá trị =|0|. So với cái vô cùng (|0|) mọi cái hữu hạn – ”mười phương cõi nước” – đều nhỏ bé. Thái cực là một khái niệm giải thích sự khởi nguyên của vũ trụ theo thuyết Âm Dương Ngũ hành. Đó là giây |O| trước bicbang chính là chiếc bánh Dầy của văn minh Lạc Việt; chính là “Mẹ tròn” trong câu tục ngữ nổi tiếng “Mẹ tròn con vuông”, là “Lưỡng nghi” của người Việt Nam.
Trong đoạn kinh văn này Đức Phật xác định rằng:
Phương tiện nhận biết và đối tượng nhận biết có hình thể có ngăn ngại, đứt nối. Nhưng tính thấy không to nhỏ, đứt nối và không lệ thuộc vào đối tượng và phương tiện. Riêng có tự tính.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anmay viết:

(Biết Phật tánh vẫn là bệnh, phải được thấy Phật tánh mới hết bệnh).

Híc! Tôi đang nói về Phật tánh đấy! Ngài Annan và đại chúng thời Đức Phật tại tiền mà còn chưa hiểu, nay Anmay tự cho rằng hiểu thì giỏi quá thật.

Ca ngợi Đức Phật thì ra chùa thấy tha nhân không những ca ngợi mà còn sì sụp tôn kính. Người hiểu được Phật pháp thật hiếm lắm thay! Nếu thế nhân hiểu cả thì đâu đến nỗi khốn khổ như vậy. Còn nói giống như trong kinh thì ai mà chẳng nói được, nếu bộ nhớ tốt.

Cái mà Anmay hiểu là cái mà Đức Phật đã nói và tôi đã trình bày rồi. Hãy suy ngẫm lại đi.

Nhưng thôi! Đợi tôi viết xong cái đã chứ nhỉ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anmay viết:

Híc! Tôi đang nói về Phật tánh đấy! Ngài Annan và đại chúng thời Đức Phật tại tiền mà còn chưa hiểu, nay Anmay tự cho rằng hiểu thì giỏi quá thật.

Ca ngợi Đức Phật thì ra chùa thấy tha nhân không những ca ngợi mà còn sì sụp tôn kính. Người hiểu được Phật pháp thật hiếm lắm thay! Nếu thế nhân hiểu cả thì đâu đến nỗi khốn khổ như vậy. Còn nói giống như trong kinh thì ai mà chẳng nói được, nếu bộ nhớ tốt.

Cái mà Anmay hiểu là cái mà Đức Phật đã nói và tôi đã trình bày rồi. Hãy suy ngẫm lại đi.

Nhưng thôi! Đợi tôi viết xong cái đã chứ nhỉ?

Dạ, anmay này mà "biết" được Phật tánh thì đã rất là ... gì và này nọ rồi, có đâu ở đây hóng hớt chiẹn thế sự nữa ... hihihihi ... cho nên anmay ngàn vạn lần cũng hong dám "tự cho" mình bạy bạ như dzị ...

Thực ra từ đầu tới cuối anmay chỉ có trích kinh Lăng nghiêm của Phật ra rồi bôi đen bôi đỏ phóng to phóng bé 1 số chữ mà thôi, anmay thủy chung ngoài cái câu nịnh đầm đức Phật ra thì chưa từng nói thêm cái gì cả ... vẫn còn chờ bác viết xong ... chỉ là kê cục gạch để dành đó tại thấy khúc đó đức Phật viết wá hay thôi (lại vuốt đuôi đức Phật cái nữa) ... mong bác Thiên Sứ cảm phiền.

Share this post


Link to post
Share on other sites