phoenix

GIẢI MÃ NGÀY MÙNG 5 THÁNG 5

28 bài viết trong chủ đề này

Nhân ngày Tết mùng 5 tháng 5, Phoenix chép lại bài viết về chủ đề này đã được đăng trên Vietlyso.

Chú Thiên Sứ vẫn còn nợ Phoenix một câu giải mã: Vì sao lại có câu "Len lét (nen nét) như rắn mùng năm". :-D

Mời các ACE xem bài giải mã:

"LỊCH SỬ TẾT ĐOAN NGỌ

(5 Tháng 5 Âm Lịch)

Tết Đoan Ngọ tồn tai từ lâu trong văn hoá dân gian Đông Phương và có một ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt văn hoá. Tết Đoan Ngọ còn gọi là tết Hàn thực vì trong ngày này theo tục lệ kiêng ăn món đồ nóng. Ngày này cũng còn gọi là ngày giết sâu bọ. Vì người ta tin rằng: Khi ăn món ăn đầu tiên trong ngày này thì sâu bọ; giun sán trong người sẽ bị chết hết.

Truyền thuyết về lịch sử ngày mùng 5 tháng năm thì lưu truyền rằng:

1)Vào thời Xuân Thu; có ông Giới Tử Thôi theo phò Tấn Văn Công (Công Tử Trùng Nhĩ) bôn ba phục quốc trên 30 năm. Lúc gian khổ; ông cắt thịt đùi dâng vua ăn. Khi vinh quang ông khinh bỉ đám cận thần của vua; ông ko nhận quan tước. Tấn Văn Công thân chinh mời ông ra. Ông cõng mẹ bỏ trốn vào rừng. Nhà vua ra lệnh đốt rừng; hy vọng ông sẽ ra. Nhưng ông cùng bà mẹ trọng nghĩa đã chịu chết cháy trong rừng. Theo truyền thuyết ngày đó là ngày mùng 5 tháng 5. Bởi vậy; nhà vua chọn ngày này làm ngày kỷ niệm Giới Tử Thôi; bèn ra lệnh cấm đốt lửa trong ngày này và dân chúng chỉ ăn đồ nguôi.

2)Khuất Nguyên là một vị trung thần nước Sở; tương truyền; ông còn là một nhà văn hoá nổi tiếng với bài Ly Tao và Sở Từ; thể hiện tâm trạng buồn về đất nước suy vong. Can vua không được; ông tự tử trên dòng sông Mịch La. Dân chúng trọng nghĩa ra sông tưởng nhớ anh linh của ông; cúng rất nhiều sản vật. Ngày đó là ngày mùng 5 tháng 5.

Nhưng trong văn hoá Việt: Ngày mùng 5 tháng năm là ngày giỗ quốc Mẫu Âu Cơ. Trong dân gian đã lưu truyền câu ca dao:

“Tháng Năm ngày tết Đoan Dương

Là ngày giỗ Mẹ Việt Thường Văn Lang”

Như vậy; đây là một ngày tết có nguồn gốc từ văn hoá Việt. Nhưng tại sao ngày mùng 5 tháng 5 lại là ngày giỗ Mẹ và 10 tháng 3 lại là ngày giỗ Quốc Tổ của giống nòi Lạc Việt?

Là những người nghiên cứu lý số Đông Phương chắc chúng ta đều biết đồ hình Hà Đồ. Có lẽ ai cũng biết rằng trung tâm Hà Đồ là ngôi Hoàng Cực biểu tượng của sự thống trị tối cao; tức quyền uy của nhà vua. Trung tâm Hà Đồ có độ số 5 thuộc Dương và 10 thuộc Âm. Phần trung tâm Hà Đồ được các cổ thư chữ Hán miêu tả như sau:

*------*------*------*------*

---------------0

--------0------0------0

---------------0

*------*------*------*------*

Chúng ta cũng biết rằng: Trong nguyên lý Âm Dương thì Dương có trước và Âm có sau. Âm là giá trị hiện hữu và Dương là giá trị trừu tượng. Như vậy; tháng có trước và ngày có sau (Ngày là con của tháng). Ngày giỗ Quốc Tổ Hùng Vương (Giỗ Cha) được chọn là ngày 10 tháng 3 vì:

Tháng 3 là tháng Thìn/Rồng biểu tượng của Vương Quyên chính là tháng thứ 5 kể từ tháng Tý. Đó chính là biểu tượng của 5 vòng tròn trắng ở trung tâm Hà Đồ. Ngày là con của tháng thuộc Âm; nên chọn ngày mùng 10; đó chính là biểu tượng của 10 vòng tròn đen thuộc Âm trên Hà đồ.

Cũng trên nguyên lý Âm là sự hiện hữu; lại là ngày giỗ Mẹ Âu Cơ. Nên ngày mùng 5 tháng 5 chính là biểu tượng của hai dãy mỗi dẫy 5 vòng tròn đen ở trung tâm Hà Đồ. Ngày cực Âm; tháng cực Âm nên thuận theo tự nhiên; dân chúng ăn đồ nguội. Ngay trong Đông Y; ngày cực âm 5/5 cũng được chọn để hái thuốc trị một số bệnh nhất định.

Ngày giỗ Mẹ Âu Cơ mùng 5 tháng 5 được cử hành rất long trọng ở một số nơi trong nước Việt Nam; tuy ko lớn như giỗ Tổ Hùng Vương; nhưng cũng có nhiều người biết đến. Trong bài báo: “Đừng đối đãi với di sản văn hoá như bánh mì” đăng trên báo Tuổi Trẻ trang 16; ngày 22 tháng 6 năm 2004; đưa tin: “Hàn Quốc đề nghị Liên Hiệp Quốc công nhận tết Đoan Ngọ vào ngày 5 tháng 5 là “di sản văn hoá phi vật thể” của Hàn Quốc”.

Bài báo cũng cho biết có nhiều tờ báo Trung Quốc xem đó là việc làm xâm phạm văn hoá; nhiều hoc sinh thành phố Nhạc Dương (Hồ Nam) ký tên bảo vệ tết Đoan Ngọ. Nhiều người Trung Quốc kiến nghị chính quyền đăng ký bản quyền di sản văn hoá…

Bài báo có đoạn viết: "Dẫu mọi việc chẳng có gì để ầm ĩ; nhưng nhân vụ việc này người Trung Quốc mới thấy giá trị của văn hoá dân gian."

Đúng là văn hoá không thể là bánh mì!

Bởi thế; Thiên Sứ tôi tường bài này với hy vọng những người có trách nhiệm với di sản văn hoá của nhân loại hãy thận trọng khi quyết định về cội nguồn của một giá trị văn hoá truyền thống.

Vài lời tường sở ngộ.

Cảm ơn sự quan tâm của quí vị!

THIÊN SỨ"

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phoenix sưu tầm được bài này nhưng cách giải thích về cầu "Len Lét Như Rắn Mùng Năm" chưa thấy thỏa đáng. ACE nào am hiểu xin chỉ giúp.

"Len Lét Như Rắn Mùng Năm

Vì là đoan ngọ nên lễ cúng gia tiên phải cúng vào giờ ngọ

Theo dân gian, ngày năm tháng năm âm lịch là ngày “diệt sâu bọ” hay còn gọi là Tết Đoan Ngọ. Người ta làm bánh trái, đồ xôi, nấu chè, bày hoa quả cúng tế để tẩy trừ “sâu bọ” có hại cho cây cối, mùa màng và đời sống nói chung.

Không rõ là Tết “diệt sâu bọ” ở xứ ta và ngày giỗ Khuất Nguyên ở bên Trung Quốc có gì liên quan nhau không? Riêng ở Việt Nam ta thì theo tục truyền rằng, ngày xưa, người Việt cổ, vào ngày 5 tháng 5 thường đi tìm rắn để giết vì rắn rết dù là loài bò sát nhưng vẫn bị coi là sâu bọ tai ác. Chả thế mà thằn lằn vốn hiền lành cũng bị nỗi “oan Thị Kính” đó sao:

“Đảo chân ai chẳng dám chầy

Thằn lằn len lét ẩn ngày mùng Năm”

(Thiên Nam ngữ lục)

Người ta cũng cho hay là trong ngày mùng năm tất cả các con rắn đều nép mình ở trong hang không dám ngóc đầu lên (len lét) vì sợ bị giết chết. Ngày này, người ta nói rắn rất sợ người và trốn đi biệt tăm hết cả. Nhất là đến giờ Ngọ, thì khó mà nhìn thấy một con rắn hay chú thằn lằn nào?!

Thành ngữ len lét như rắn mùng năm chỉ thái độ và diện mạo của những người hay sợ sệt nói chung. Thường đó là thái độ của những người nhu nhược sợ những người cấp trên hoặc những người nắm sinh mệnh kinh tế hay chính trị của mình một cách trực tiếp.

Trong tiếng Việt có thành ngữ "len lét như chuột ngày đồng" so sánh với thành ngữ trên mang sắc thái ý nghĩa kém hơn.

Vào ngày Tết Đoan Ngọ còn nhiều tục lưu truyền đến nay; sáng sớm cho trẻ ăn hoa quả, rượu nếp, trứng luộc, bôi hồng hoàng vào thóp đầu, vào ngực, vào rốn để giết sâu bọ. Người lớn thì giết sâu bọ bằng cách uống rượu (hoà ít tam thần đơn) hoặc ăn rượu nếp. Trẻ em giết sâu bọ xong khi còn ngồi trên giường, rồi rửa mặt mũi, chân tay xong bắt đầu nhuộm móng tay móng chân, đeo chỉ ngũ sắc.

Em gái đến độ tuổi xâu lỗ tai cũng chọn ngày này mà xâu. Vì là đoan ngọ nên lễ cúng gia tiên phải cúng vào giờ ngọ (buổi trưa). Tục hái thuốc mồng năm cũng bắt đầu từ giờ ngọ, đó là giờ có dương khí tốt nhất trong cả năm, lá cây cỏ thu hái được trong giờ đó có tác dụng chữa bệnh tốt, nhất là các chứng ngoại cảm, các chứng âm hư.

Người ta hái bất kỳ loại lá gì có sẵn trong vườn, trong vùng, miễn sao đủ trăm loại, nhiều ít không kể. Tuy vậy, nhân dân ta quen dùng thảo mộc chữa các chứng bệnh, biết phân biệt loại có độc, chẳng hạn lá ngón, cà độc dược, lá sắn... dẫu người nặng đầu óc mê tín cũng chẳng dám hái. Ngược lại, các cây cỏ chữa bệnh thông thường có tác dụng trừ phong ích khí thì hái nhiều hơn như ích mẫu, ngải cứu, sả, tử tô, kinh giới, lá tre, lá bưởi, cam, chanh, quýt, mít, muỗm, hành, tỏi, gừng, chè, ổi, trầu không, sài đất, sống đời, bồ công anh, sen, vông, lạc tiên, nhọ nồi...

ST "

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chúng ta cũng biết rằng: Trong nguyên lý Âm Dương thì Dương có trước và Âm có sau. Âm là giá trị hiện hữu và Dương là giá trị trừu tượng. Như vậy; tháng có trước và ngày có sau (Ngày là con của tháng).

:blink: :lol: :unsure: :o

Thế tại sao nói trong dương có âm, trong âm có dương???

Âm Dương là 2 mặt đồng thời kia mà, chỉ là xoay vần và vị trí nhận âm dương khác nhau.

:( ;) :P :angry:

Tháng có trước, ngày có sau: ngày là con của tháng, vậy "năm" là ông nội hay ông ngoại của ngày và "giờ" là cháu của tháng???

Hiểu lý âm dương kiểu này là quá mới, chú Thiên Sứ viết bài trên à?

Có lẽ chú nên giải thích lại cho rõ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

:blink: :lol: :unsure: :o

Thế tại sao nói trong dương có âm, trong âm có dương???

Âm Dương là 2 mặt đồng thời kia mà, chỉ là xoay vần và vị trí nhận âm dương khác nhau.

Xét về giá trị không gian khi quan sát một đối tượng hiện hữu theo thuyết Âm Dương Ngũ hành thì Âm Dương là sự tồn tại đồng thời. Tương tự khái niệm : "Tính thông nhất của hai mặt đối lập". Nhưng xét theo chiều thời gian thì Dương trước Âm sau. Bởi vậy dân gian Việt Nam mới có câu : "Mẹ tròn con vuông"

:( ;) :P :angry:

Tháng có trước, ngày có sau: ngày là con của tháng, vậy "năm" là ông nội hay ông ngoại của ngày và "giờ" là cháu của tháng???

Hiểu lý âm dương kiểu này là quá mới, chú Thiên Sứ viết bài trên à?

Có lẽ chú nên giải thích lại cho rõ.

Ngày là con của tháng là một hình tượng dễ hiểu tương tự như "Mẹ tròn con vuông" để khái niệm tháng thuộc Dương so với ngày thuộc Âm so với tháng khi quán xét theo thời gian. Muốn gọi giờ là cháu của tháng cũng được.

Thiên Sứ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trong nguyên lý Âm Dương thì Dương có trước và Âm có sau. Âm là giá trị hiện hữu và Dương là giá trị trừu tượng. Như vậy; tháng có trước và ngày có sau (Ngày là con của tháng).

đọc kỹ câu này thì chúng ta nghĩ cũng hơi lạ lạ.

Nói rằng Âm là giá trị hiện hữu và Dương là giá trị trừu tượng --> kết luận Tháng có trước, ngày có sau (Ngày là con của tháng)

vậy hỏi rằng Tháng được quy chiếu là Dương. Ngày được quy chiếu là Âm.

Suy ra Tháng là giá trị trừu tượng. Ngày là giá trị hiện hữu.

Xét về giá trị không gian khi quan sát một đối tượng hiện hữu theo thuyết Âm Dương Ngũ hành thì Âm Dương là sự tồn tại đồng thời. Tương tự khái niệm : "Tính thông nhất của hai mặt đối lập". Nhưng xét theo chiều thời gian thì Dương trước Âm sau. Bởi vậy dân gian Việt Nam mới có câu : "Mẹ tròn con vuông"

Không hiểu tại sao lập luận là: xét theo chiều thời gian thì Dương trước Âm sau --> lại đưa ra kết luận : Bởi vậy dân gian Việt Nam mới có câu : "Mẹ tròn con vuông".

Kiểu suy luận kiểu này mới thấy thật !

Mẹ được quy chiếu là Dương. Con được quy chiếu là Âm.

Suy ra, Mẹ là giá trị trừu tượng. Con là giá trị hiện hữu.

Đến đây vui lòng ai trả lời giúp với. Bí rồi :lol: :P :unsure:

Share this post


Link to post
Share on other sites

Một bài viết đầy đủ của chú Thiên Sứ về ngày mùng 5 tháng 5

"Ngày mùng 5 tháng 5 trong văn hiến Lạc Việt

________________________________________

Kính thưa quí vị và anh chị em quan tâm .

Ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch hàng năm là một ngày lễ hội truyền thống không chỉ ở Việt Nam mà còn ở một số nước Đông phương khác là Triều Tiên và Trung Quốc . Đã có nhiều bài viết nghiên cứu về ngày 5 – 5 của nhiều tác giả. Thiên Sứ tôi cũng đã có bài viết về để tài này từ 2004 trên tuvilyso.com và trên ktcn.net. Hôm nay, nhân dịp có một người bạn hỏi về nguồn gốc của ngày này, nên tôi xin được trình bày lại ý nghĩa đích thực của ngày 5 – 5 .

Tết Đoan Ngọ tồn tai từ lâu trong văn hoá dân gian Đông Phương và có một ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt văn hoá. Tết Đoan Ngọ còn gọi là tết Đoan Dương, tết Hàn thực vì trong ngày này theo tục lệ kiêng ăn món đồ nóng. Ngày này cũng còn gọi là ngày giết sâu bọ. Vì người ta tin rằng: Khi ăn món ăn đầu tiên trong ngày này thì sâu bọ; giun sán trong người sẽ bị chết hết. Truyền thuyết về lịch sử ngày mùng 5 tháng năm thì lưu truyền rằng:

Vào thời Xuân Thu; có ông Giới Tử Thôi theo phò Tấn Văn Công (Công tử Trùng Nhĩ) bôn ba phục quốc trên 30 năm. Lúc gian khổ; ông cắt thịt đùi dâng vua ăn. Khi việc phục quốc thành công, ông vì khinh bỉ đám cận thần của vua, nên không nhận quan tước, mà bỏ về ở ẩn. Tấn Văn Công thân chinh mời ông ra. Ông cõng mẹ bỏ trốn vào rừng. Nhà vua ra lệnh đốt rừng; hy vọng ông sẽ ra. Nhưng ông cùng bà mẹ trọng nghĩa đã chịu chết cháy trong rừng. Theo truyền thuyết ngày đó là ngày mùng 5 tháng 5. Bởi vậy; nhà vua chọn ngày này làm ngày kỷ niệm Giới Tử Thôi và ra lệnh cấm đốt lửa trong ngày này. Đó là nguyên nhân để ngày này dân chúng chỉ ăn đồ nguôi.

Một truyền thuyết thứ hai nữa là:

Khuất Nguyên là một vị trung thần nước Sở, ông còn là một nhà văn hoá nổi tiếng với bài Ly Tao và Sở Từ, thể hiện tâm trạng buồn về sự suy vong với hoạ mất nước. Can vua không được, ông tự tử trên dòng sông Mịch La. Dân chúng trọng nghĩa ra sông tưởng nhớ anh linh của ông, cúng rất nhiều sản vật. Ngày đó, theo truyền thuyết là ngày mùng 5 tháng 5.

Như vậy, theo hai truyền thuyết trên thì ngày 5 – 5 có nguồn gốc từ văn hoá Trung Hoa.

Nhưng điều đáng lưu ý là – Hàn Quốc cũng coi ngày 5 – 5 là ngày lễ theo truyền thống văn hoá của họ . Trong bài báo “Đừng đối đãi với di sản văn hoá như bánh mì” đăng trên báo Tuổi Trẻ trang 16, ngày 22 tháng 6 năm 2004, đã đưa tin:

Hàn Quốc đề nghị Liên Hiệp Quốc công nhận tết Đoan Ngọ vào ngày 5 tháng 5 là “di sản văn hoá phi vật thể” của Hàn Quốc”.

Bài báo cũng cho biết có nhiều tờ báo Trung Quốc xem đó là việc làm xâm phạm văn hoá, nhiều hoc sinh thành phố Nhạc Dương (Hồ Nam) ký tên bảo vệ tết Đoan Ngọ. Nhiều người Trung Quốc kiến nghị chính quyền đăng ký bản quyền di sản văn hoá… Bài báo có đoạn viết:

"Dẫu mọi việc chẳng có gì để ầm ĩ; nhưng nhân vụ việc này người Trung Quốc mới thấy giá trị của văn hoá dân gian."

Nhưng trong văn hoá Việt thì ngày mùng 5 tháng năm lại là ngày giỗ Quốc Mẫu Âu Cơ. Trong dân gian đã lưu truyền câu ca dao:

“Tháng Năm ngày tết Đoan Dương.

Là ngày giỗ Mẹ Việt Thường Văn Lang”.

Như vậy; đây là một ngày tết có nguồn gốc từ văn hoá Việt. Nhưng tại sao ngày mùng 5 tháng 5 lại là ngày giỗ Quốc Mẫu Âu Cơ? Điều này có liên hệ gì với ngày 10 tháng 3 lại là ngày giỗ Quốc Tổ Hùng Vương của giống nòi Lạc Việt?

Là những người nghiên cứu nguyên lý học thuật cổ Đông Phương chắc chúng ta đều biết đến đồ hình Hà Đồ. Có lẽ ai cũng biết rằng trung tâm Hà Đồ là ngôi Hoàng Cực biểu tượng của sự thống trị tối cao; tức quyền uy của nhà vua. Trung tâm Hà Đồ có độ số 5 thuộc Dương và 10 thuộc Âm. Phần trung tâm Hà Đồ được miêu tả như sau:

ĐỒ HÌNH HÀ ĐỒ

Posted Image

Chúng ta cũng biết rằng: Trong nguyên lý Âm Dương thì Dương có trước và Âm có sau. Dương là giá trị trừu tượng, Âm là giá trị hiện hữu. Như vậy, tháng có trước thuộc Dương và ngày có sau thuộc Âm (Ngày là con của tháng). Ngày giỗ Quốc Tổ Hùng Vương (Giỗ Cha) được chọn là ngày 10 tháng 3 vì:

Tháng 3 là tháng Thìn/ Rồng biểu tượng của Vương quyền chính là tháng thứ 5 kể từ tháng Tý. Đó chính là biểu tượng của 5 vòng tròn trắng ở trung tâm Hà Đồ thuộc Dương (Tháng có trước thuộc Dương). Ngày là con của tháng thuộc Âm, nên chọn ngày mùng 10. Đó đó chính là biểu tượng của 10 vòng tròn đen thuộc Âm trên Hà đồ.

Xin xem hình minh hoạ dưới đây:

TRUNG CUNG HÀ ĐỒ VỚI ĐỘ SỐ DƯƠNG 5 VÀ ÂM 1O

Posted Image

Cũng trên nguyên lý độ số Âm của Hà Đồ là sự hiện hữu, nên chọn là ngày giỗ Quốc Mẫu Âu Cơ. Ngày mùng 5 tháng 5 chính là biểu tượng của hai dãy mỗi dẫy 5 vòng tròn đen ở trung tâm Hà Đồ (Xin xem lại hình trên) . Ngày cực Âm, tháng cực Âm nên thuận theo tự nhiên, dân chúng ăn đồ nguội (Nguội thuộc Âm, nóng thuộc Dương). Chúng ta cũng lưu ý rằng: Ngày mùng 5 / 5 là ngày rất gần tiết Hạ Chí, tức là ngày nóng nhất trong năm theo thực tế thời tiết; hay nói theo thuyết Âm Dương Ngũ hành: Là ngày cực Dương thuộc Hoả khí (Trong Hậu Thiên Lạc Việt, Ly Hoả thay thế vị trí Càn trong Tiên Thiên). Bởi vậy, lấy số ngày và tháng cực Âm về biểu tượng là mùng 5 / 5 (Cân bằng Âm Dương). Vì là ngày cực Âm nên biểu tượng bằng ngày giỗ Quốc Mẫu Âu Cơ. (Cha thuộc Dương / Mẹ thuộc Âm).

Như vậy, nền văn hiến Lạc Việt qua ngày giỗ Quốc Tổ Hùng Vương và Quốc Mẫu Âu Cơ, đã giải thích nguyên uỷ hai ngày này bằng chính nền tảng của nguyên lý học thuật cổ Đông phương, chứ không phải bằng những truyền thuyết mơ hồ nói trên .

Đây là một yếu tố sắc sảo nữa chứng minh rằng: Nguồn gốc của văn minh Đông phương thuộc về nền văn minh Lạc Việt một thời huy hoàng kỳ vĩ từ hàng ngàn năm trước ở miền nam sông Dương Tử. Nền văn minh này đã sụp đổ từ thế kỷ thứ III trước CN, nhưng dấu ấn của nó vẫn còn lưu giữ trong những giá trị văn hóa truyền thống ở nhiều quốc gia liên quan đến nền văn minh này.

Kính thưa quí vị quan tâm.

Những giá trị của thuyết Âm Dương Ngũ hành và sự nhận thức những thực tại của con người làm nên nó, là hệ quả tổng hợp của cả một nền văn minh phát triển tích lũy và kế thừa trong quá trình tiến hóa của nó, trải nhiều ngàn năm. Bởi vậy, khi một nền văn minh tạo ra nó đã sụp đổ thì sẽ kéo theo tất cả những mối quan hệ tri thức và hạ tầng cơ sở vật chất liên quan đến tinh hoa tri thức mà nó tạo ra. Do đó, để hiểu được bản chất những giá trị tinh hoa của nền văn minh này - Thuyết Âm Dương Ngũ hành - không thể là một tư duy dễ dãi, mà phải là sự tổng hợp những gì còn sót lại của nó và biết được một thực tại nào là cơ sở nhận thức đã tạo ra nó. Nền văn minh Lạc Việt với những dấu ấn còn lại trong những giá trị văn hóa truyền thống, có rất nhiều hiện tượng phù hợp với những giá trị nguyên lý của học thuyết này, mà không một nền văn hóa gần gũi nào liên quan có thể có được. Bởi vậy, những giá trị văn hóa phi vật vật thể chính là một bằng chứng rất rõ nét chứng minh cho cội nguồn văn hóa Việt là nền tảng của giá trị văn minh Đông phương cổ.

Cảm ơn sự quan tâm của quí vị!

Thiên Sứ"

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

:unsure: "mẹ tròn con vuông" có ý nghĩa hòa hợp, như "trời tròn đất vuông" vậy, như mandala người ta hay vẽ cũng là ý này, bên trong vuông, bên ngoài tròn, mẹ bao bọc con hay chúc mẹ con sinh nở tốt đẹp là chúc mẹ tròn con vuông, chứ nếu không thì chúc "mẹ dương con âm" thì cũng lạ :lol: :P !

Vậy là chú Thiên Sứ quên 64 quẻ biểu diễn hình tròn và hình vuông rồi a ???

Share this post


Link to post
Share on other sites

:unsure: "mẹ tròn con vuông" có ý nghĩa hòa hợp, như "trời tròn đất vuông" vậy, như mandala người ta hay vẽ cũng là ý này, bên trong vuông, bên ngoài tròn, mẹ bao bọc con hay chúc mẹ con sinh nở tốt đẹp là chúc mẹ tròn con vuông, chứ nếu không thì chúc "mẹ dương con âm" thì cũng lạ :lol: :P !

Vậy là chú Thiên Sứ quên 64 quẻ biểu diễn hình tròn và hình vuông rồi a ???

Ngoài ý nghĩa hòa hợp thì còn ý nghĩa gì nữa không? Còn về hình tròn 64 quẻ cũng có lúc chú quên thật. Lắm lúc muốn lấy làm tư liệu phải nhờ người giúp việc lục tìm giúp.

Thiên Sứ

Share this post


Link to post
Share on other sites

đọc kỹ câu này thì chúng ta nghĩ cũng hơi lạ lạ.

Nói rằng Âm là giá trị hiện hữu và Dương là giá trị trừu tượng --> kết luận Tháng có trước, ngày có sau (Ngày là con của tháng)

vậy hỏi rằng Tháng được quy chiếu là Dương. Ngày được quy chiếu là Âm.

Suy ra Tháng là giá trị trừu tượng. Ngày là giá trị hiện hữu.

Không hiểu tại sao lập luận là: xét theo chiều thời gian thì Dương trước Âm sau --> lại đưa ra kết luận : Bởi vậy dân gian Việt Nam mới có câu : "Mẹ tròn con vuông".

Kiểu suy luận kiểu này mới thấy thật !

Mẹ được quy chiếu là Dương. Con được quy chiếu là Âm.

Suy ra, Mẹ là giá trị trừu tượng. Con là giá trị hiện hữu.

Đến đây vui lòng ai trả lời giúp với. Bí rồi :lol: :P :unsure:

Không biết bạn chưa hiểu hay cố tình không hiểu.

Một ví dụ hay được chú Thiên Sứ dẫn chứng: quẻ Càn (Kiền) có ý nghĩa là trời, là cha, là cái đầu,... Vậy theo bạn trời = cha = đầu = ... ???

Chú Thiên Sứ chỉ ra giữa cái có trước và cái có sau thì cái có trước là Dương, có sau là Âm. Giữa cái trừu tượng và cái hiện hữu thì cái trừu tượng là Dương, cái hiện hữu là Âm. Bạn quy cái có trước = Dương = cái trừu tượng thì thật là...

Share this post


Link to post
Share on other sites

:unsure: "mẹ tròn con vuông" có ý nghĩa hòa hợp, như "trời tròn đất vuông" vậy, như mandala người ta hay vẽ cũng là ý này, bên trong vuông, bên ngoài tròn, mẹ bao bọc con hay chúc mẹ con sinh nở tốt đẹp là chúc mẹ tròn con vuông, chứ nếu không thì chúc "mẹ dương con âm" thì cũng lạ :lol: :P !

Vậy là chú Thiên Sứ quên 64 quẻ biểu diễn hình tròn và hình vuông rồi a ???

"Trời tròn đất vuông" cũng là ý nghĩa trời có trước - đất có sau, trời là dương - đất là âm. Và tất nhiên trong thế cân bằng thì âm dương hòa hợp.

Bạn nói ngoài tròn trong vuông là ý nghĩa bao bọc, đấy là thói quen của bạn. Trong hình học tôi vẫn có thể vẽ hình tròn bên trong hình vuông, và hình vuông vẫn bao bọc hình tròn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhân ngày Tết mùng 5 tháng 5, Phoenix chép lại bài viết về chủ đề này đã được đăng trên Vietlyso.

Chú Thiên Sứ vẫn còn nợ Phoenix một câu giải mã: Vì sao lại có câu "Len lét (nen nét) như rắn mùng năm". :-D

Hôm nay đúng ngày 5/5 mình nhìn thấy chú thằn lằn vẫn vô tư lượn trên bờ tường nhà mình như mọi khi. Thỉnh thoảng vẫn thấy chú ấy, lúc thì trên tường, lúc thì bụi cây,...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xin lạm bàn thêm một chút về ý nghĩa Tết Đoan Ngọ

Đoan có nghĩa là đầu mối, là khởi điểm, là một. Ngọ là tháng 5. Đoan Ngọ là khởi đầu của tháng Ngọ. Tết Đoan Ngọ cũng còn được gọi là Tết Đoan Ngũ, cũng có nghĩa là khởi đầu tháng 5. Có người sẽ bĩu môi mà chê tôi đã không biết lại lắm chuyện, vậy Đoan Ngọ phải là mồng 1 tháng 5 chứ? Xin thưa hồi sau sẽ rõ.

Tết Đoan Ngọ còn có tên là Tết nửa năm. Tất nhiên người ta sẽ vặn ngay, nửa năm phải là mồng 1 tháng 7 chứ?

Tết Đoan Ngọ còn có tên là Tết Đoan Dương, sách Hán nói là ngày này khí Dương cực thịnh nên gọi vậy. Tôi xin hỏi lại tại sao không gọi là Thái Dương mà lại gọi là Đoan Dương ?

Mọi người đều biết rằng 1 năm có khoảng 365,25 ngày, nửa năm là 182,62 ngày. Mỗi tháng có trung bình 29,53 ngày, 6 tháng ứng với 177,18 ngày, nghĩa là còn thiếu khoảng 5 ngày rưỡi nữa mới đủ nửa năm. Mà theo lịch Việt cổ thì tháng đầu tiên bắt đầu bằng tháng Một (ngày nay gọi là tháng 11) hay tháng Tí, cho nên giờ Ngọ ngày mồng 5 tháng 5 (Ngọ) mới là khởi đầu của nửa cuối của năm, thế cho nên tên gọi Đoan Ngọ, Đoan Ngũ, Nửa năm đều có nguồn gốc Việt cả.

Tháng Ngọ là tháng thứ 7, trên Hà đồ nằm ở cung Ly Hỏa, ở thấp nhất của nửa dưới Hà đồ thuộc âm. Xét trên Hà đồ thì giờ Ngọ ngày mồng 5 tháng Ngọ là điểm cực âm. Cực âm thì dương khởi, vậy nên gọi là tết Đoan Dương, một cái tên Việt. Cũng vì lẽ này mà ngày Tết Đoan Dương được lấy làm ngày giỗ Mẫu Tổ Âu Cơ (cực âm)

Về thiên văn học (cái này nhờ bạn nào giỏi thiên văn kiểm chứng), ngày này được cho là ngày mà đuôi của chòm sao Đại Hùng tinh (Gấu lớn, Great Bear) trực chỉ về phương Nam.

Như vậy có thể nói rằng ngày Tết Đoan Ngọ là ngày Tết thuần Việt dưới góc nhìn âm dương ngũ hành và Hà đồ, chẳng có liên quan gì đến Khuất Nguyên hay Lưu-Nguyễn cả.

Hà Mạnh Hùng

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tết mồng Năm tháng Năm

Tết Đoan Ngọ còn được gọi là Tết Đoan Dương, Tết Nửa Năm. Đoan là mở đầu; Ngọ là giữa trưa, là lúc khí dương đang thịnh... Xét về địa bàn thì Ngọ ở vào phương Nam, mà cung Ngọ thuộc dương và tháng 5 cũng là tháng Ngọ, do vậy tháng 5 Âm lịch là tháng khí dương tràn ngập.

Người ta còn gọi Tết Đoan Ngọ là Tết Trùng Ngũ hay Đoan Ngũ (ngày 5/5). Do vậy mà các ngày mồng 1, 2, 3, 4 tháng 5 Âm lịch được gọi Đoan nhất, Đoan nhị, Đoan tam, Đoan tứ.

Ngày 5/5 Âm lịch khí dương tràn ngập, nên rất nóng bức, thời tiết mùa Hạ oi bức, các bệnh dịch hay phát sinh, do vậy các đền miếu thường cúng vào mùa Hè trừ ôn dịch, còn dân gian thì ngày 5/5 đi hái lá thuốc về để dành dùng dần. Họ còn lấy xương bồ thái thành từng lát đem ngâm rượu, để uống trừ ôn dịch trong năm, do vậy dân gian còn gọi tiết Xương bồ hoặc Thiên trung (giờ Ngọ ngày 5/5). Có nhà còn dùng lá ngải phơi khô, tán nhỏ trộn với bột thương truật, xương bồ, quế chi, xuyên khung, bạch chỉ đem rắc mọi nơi trong nhà để trừ dịch, uế tạp. Có người nhân ngày 5/5 Âm lịch chế bài thuốc "Bồ đề hoàn" để dùng trong năm. Bài thuốc này ít công phạt, các chứng cảm mạo phong hàn, sốt rét ngã nước, đau bụng hoặc rối loạn tiêu hóa đều dùng đuợc.

Bà con Hoa kiều ở Việt Nam, hoặc một số bà con ở thành thị có sự giao lưu với người Hoa am hiểu "Cổ học tinh hoa", còn gắn Tết Đoan Ngọ với kỷ niệm Khuất Nguyên cùng với Lưu Thần, Nguyễn Triệu (đều là người Trung Hoa). Những câu chuyện lý thú này lại liên quan đến một số tình tiết trong lệ tục ngày Tết, do vậy cũng cần hiểu lai lịch để suy ngẫm.

Sự tích Khuất Nguyên

Khuất Nguyên làm quan Tả đồ nước Sở, dưới triều vua Hoài Vương đời Thất quốc (307 - 246 trước CN). Ông là người chính trực nên bị bọn nịnh thần sàm tấu. Những ý kiến ông tâu trình đều muốn hưng thịnh cho đất nước Trung Hoa hồi bấy giờ lại bị vua Sở bác bỏ. Có lần Sở Hoài Vương sang Tần, ông can ngăn không được đến nỗi Hoài Vương bị chết ở đất Tần.

Tương Vương kế nghiệp cũng bị bọn gian thần thao túng, bác bỏ những ý trung chính của ông, lại còn bắt ông đi đày. Trước những nhiễu nhương đáng buồn đó, Khuất Nguyên làm bài thơ Hoài Sa rồi buộc đá vào người trầm mình tự tử tại sông Mịch La vào ngày 5/5 Âm lịch.

Tương Vương nghe tin mới hối hận, sức cho dân làm cỗ cúng và đem cỗ sẻ xuống sông để ông hưởng. Đêm đến ông báo mộng cho vua, rằng nếu ném cỗ xuống sông thì phải bọc lá bên ngoài và buộc bằng chỉ ngũ sắc, cá tôm mới không ăn được. Từ lời báo mộng đó, nhà vua ban lệnh cho dân. Do vậy mà hàng năm vào ngày 5/5 có lệ cúng Khuất Nguyên để tưởng nhớ vị đại thần trung chính, lại gói cỗ bằng lá, buộc chỉ ngũ sắc thả xuống sông cho ông hưởng.

Trên sông Mịch La, người nước Sở đã mở hội đua thuyền (ý như muốn vớt xác Khuất Nguyên), làm cỗ cúng ông tỏ lòng thương tiếc. Và chỉ ngũ sắc sau này trở thành thứ "bùa tui bùa túi" treo cho trẻ em trong Tết 5/5...

Chuyện Lưu Thần, Nguyễn Triệu

Đời nhà Hán có hai người là Lưu Thần và Nguyễn Triệu, làm nghề thuốc sinh nhai, lại thân thiết như anh em. Nhân ngày Tết Đoan Dương hai người rủ nhau vào núi hái thuốc và tình cờ gặp hai tiên nữ, nên duyên vợ chồng không tính đến chuyện hái thuốc nữa.

Nửa năm sau, tuy sống cùng vợ tiên với cảnh quan tuyệt đẹp ở tiên giới, nhưng Lưu Thần - Nguyễn Triệu nhớ nhà da diết nên đòi về làng cũ. Hai tiên nữ ngăn cản mãi không được, đành tiễn chân hai người về làng. Nhưng khi về đến làng cũ thì mọi cảnh đều thay đổi. Vì nửa năm ở cõi tiên bằng mấy trăm năm tại cõi trần. Hai người bèn tìm lại cõi tiên nhưng không thấy nữa, nên rủ nhau vào rừng không thấy trở về...

Câu chuyện tình của hai chàng Lưu - Nguyễn đã trở thành thiên tình sử, thành đề tài ngâm vịnh của các thi nhân. Còn dân gian thì lấy việc hái thuốc tiết Đoan Dương gặp may của hai người để tìm một điều may nào đó cho sức khỏe, cho cuộc sống con người trong việc hái thuốc tiết Đoan Dương.

Nghi thức cúng lễ và tập tục ngày Đoan Ngọ

Tết Đoan Ngọ đã trở thành Tết truyền thống. Nhà nhà, làng làng đều sửa lễ cúng ông bà Tổ Tiên, cúng Thần Thánh, cúng các vị Tổ Sư của nghề. Đặc biệt đây là Tết chú ý đến việc bảo vệ sức khỏe, ngăn ngừa sâu bọ (vi trùng) làm giảm sức khỏe của con người. Đó là việc giết sâu bọ, bằng cách ăn rượu nếp làm cho sâu bọ trong người bị say, ăn các trái cây như mận như xoài... là bồi thêm đòn cho sâu bọ chết. Người ta còn mài thần sa, chu sa cho trẻ uống để chống sự phản ứng trong cơ thể.

- Tắm nước lá mùi: Là tập tục mà các làng quê thường có. Người ta đun lá mùi, lá tía tô, kinh giới, lá sả, lá tre vào chung một nồi, rồi mọi người già trẻ thay nhau múc tắm. Mùa nóng lại tắm nước nóng có lá thơm, mồ hôi toát ra, cảm giác khoan khoái dễ chịu, thơm tho làm cho con người phấn chấn và có lẽ cũng trị được cảm mạo, bởi nước lá mùi là vị thuốc nam.

- Hái thuốc mồng Năm: Cây cỏ quanh ta có nhiều thứ trở thành vị thuốc chữa bệnh. Nhưng nếu các loại thảo mộc ấy được hái vào ngày mồng 5 tháng 5 Âm lịch, lại đúng vào giờ Ngọ thì tính dược càng được tăng lên, chữa các bệnh cảm mạo, nhức đầu đau xương... sẽ nhanh khỏi hơn. Do vậy dân gian thường hái ngải cứu, đinh lăng, tía tô, kinh giới... đem phơi khô cất đi, khi nào lâm bệnh thì sắc uống.

- Treo cây ngải cứu trừ tà ma: Người ta còn lấy cây ngải cứu buộc gom thành nắm, treo ở đầu nhà, trước cửa để trừ tà ma. Thực tế thì hương thơm lá ngải sẽ giúp con người dễ chịu, khoan khoái. Lại có thể giảm bớt nhức đầu, đầy bụng nên khi lấy lá mồng Năm, mọi người không thể quên lấy lá ngải cứu. Giết sâu bọ, hái thuốc mồng Năm, tắm nước lá mùi, treo lá ngải trừ tà trong Tết Đoan Ngọ, nhằm làm cho con người, nhất là thế hệ trẻ, khoẻ mạnh để duy trì nòi giống, truyền thống của cha ông.

- Tục đeo "bùa tui bùa túi": Người ta còn phòng xa những bất trắc do ma quỷ, rắn rết làm nguy hại đến tính mạng nên Tết mồng 5 tháng 5 còn có tục đeo "bùa tui bùa túi". Đây là thứ bùa ngũ sắc để đeo vào vòng cổ cho trẻ em. Người ta dùng vải và chỉ ngũ sắc để may, để buộc thành các túm bùa. Một túm hạt mùi, một túm hồng hoàng rồi một số quả như khế, ớt, mãng cầu... được buộc gộp thành bùa treo vào cổ trẻ em. Phải chăng hạt mùi kỵ gió, hồng hoàng kỵ rắn rết, còn các quả để giết sâu bọ, chỉ ngũ sắc là màu sắc của vũ trụ - kim, mộc, thủy, hoả, thổ - thường dùng để trừ ma quái, hy vọng sẽ đảm bảo cho thế hệ trẻ được khoẻ mạnh, tồn tại và phát triển.

- Tục nhuộm móng tay, móng chân: Tết mồng 5 tháng 5 còn có tục nhuộm móng tay móng chân cho trẻ. Họ hái lá về giã nhỏ, lấy lá vông đùm từng nhúm rồi buộc vào móng tay, móng chân. Riêng ngón "thần chỉ" là ngón tay trỏ thì không buộc. Sáng dậy, mở các đầu ngón tay ra sẽ thấy các móng tay móng chân đỏ tươi, đẹp mắt. Ngoài mỹ thuật, tục này còn ẩn dụng ý trừ ma tà lôi kéo làm hại con người.

- Tục khảo cây lấy quả: Phải chăng từ yêu cầu lấy quả giết sâu bọ, nên người ta đã khảo cây lấy quả. Dân gian quan niệm cây cũng có linh hồn nên những cây "chây luời" không chịu ra quả phải bị khảo. Một người trèo lên cây, một người cầm dao đứng dưới gốc. Người đứng dưới gốc hỏi tại sao cây chậm ra quả và dọa sẽ chặt bỏ. Người trên cây van xin được tha sẽ ra quả và hứa ra thật nhiều quả. Thường thì mỗi dịp này các cành rườm rà được phát bớt và mùa tới cây sẽ ra quả. Việc này khó giải thích, nhưng biết đâu qua việc làm cỏ, phát bớt cành lại kích thích sự ra quả cho cây?

Đây còn là dịp Tết có những thứ quả, hạt đầu mùa, mà con cháu không thể quên việc cúng dâng Tổ Tiên. Một quả dưa hấu, một quả mít, một chùm nhãn, đĩa mận, cân đậu, đĩa xôi đầu mùa... đều được đưa lên bàn thờ cẩn tấu Gia Thần, Gia Tiên. Và đây cũng là những sản phẩm để đi lễ gia đình ông bà nhạc tương lai, đi Tết các thầy học, thầy lang, thầy dạy nghề tỏ lòng đền ơn đáp nghĩa. Dân gian còn có lệ nhân ngày 5/5 Âm lịch bày tỏ với nhau tình bằng hữu, xóm giềng mật thiết.

Tết Đoan Ngọ giữa mùa dương thịnh, nóng bức nhưng các tục lệ cũng thật dào dạt tình người. Phải chăng cái tình cảm êm thấm này vừa biểu hiện sự nhu, tính âm, khiến cho Âm - Dương giao hòa, tình người gắn bó đã làm tăng thêm ý nghĩa nhân văn cho ngày Tết cổ truyền của dân tộc.

(Sưu tầm từ http://blog.360.yahoo.com/blog-mRuF7bA5b7Q...?cq=1&p=40)

Share this post


Link to post
Share on other sites

quote=Hà Mạnh Hùng: Bạn nói ngoài tròn trong vuông là ý nghĩa bao bọc, đấy là thói quen của bạn. Trong hình học tôi vẫn có thể vẽ hình tròn bên trong hình vuông, và hình vuông vẫn bao bọc hình tròn. /quote

hihi, học Dịch không có "thói quen" bạn à, bạn không đọc kỹ phần Kinh Dịch rồi đấy.

Còn ai muốn vẽ hình học ra sao thì tùy, dĩ nhiên rồi, nhưng không thể lấy đó làm biện luận cho câu "trời tròn đất vuông" khi đang nói về Dịch.

"Mẹ tròn con vuông" cũng thế, không phải là để giải thích dương trước hay âm trước, trừu tượng hay hiện hữu gì cả, mà tớ đang nói là không có cái nào trước cái nào sau, vạn vật là xoay vần, tất cả mọi thứ, giá trị ... v.v... đều thay đổi theo một chiều, mùa màng, nhịp sinh vật... tất cả, vòng trường sinh là vậy! Khi một sự vật này hiện hữu (có mặt) thì bạn không nhìn thấy mặt kia, nhưng nó vẫn hiện diện.

Thử tự hỏi rằng tại sao cổ nhân nói giờ Tý đã là ngày mới bắt đầu, trong khi lúc đó mới là 11 giờ đêm? Vậy thì dương trước hay âm trước? Đêm là âm hay là dương?

Share this post


Link to post
Share on other sites

quote=huygen: Không hiểu tại sao lập luận là: xét theo chiều thời gian thì Dương trước Âm sau --> lại đưa ra kết luận : Bởi vậy dân gian Việt Nam mới có câu : "Mẹ tròn con vuông"./quote

Cái này thì làm tớ nhớ đến tranh luận nổ "con gà có trước hay trứng gà có trước" ??? :lol:

Share this post


Link to post
Share on other sites

hihi, học Dịch không có "thói quen" bạn à, bạn không đọc kỹ phần Kinh Dịch rồi đấy.

Còn ai muốn vẽ hình học ra sao thì tùy, dĩ nhiên rồi, nhưng không thể lấy đó làm biện luận cho câu "trời tròn đất vuông" khi đang nói về Dịch.

"Mẹ tròn con vuông" cũng thế, không phải là để giải thích dương trước hay âm trước, trừu tượng hay hiện hữu gì cả, mà tớ đang nói là không có cái nào trước cái nào sau, vạn vật là xoay vần, tất cả mọi thứ, giá trị ... v.v... đều thay đổi theo một chiều, mùa màng, nhịp sinh vật... tất cả, vòng trường sinh là vậy! Khi một sự vật này hiện hữu (có mặt) thì bạn không nhìn thấy mặt kia, nhưng nó vẫn hiện diện.

Thử tự hỏi rằng tại sao cổ nhân nói giờ Tý đã là ngày mới bắt đầu, trong khi lúc đó mới là 11 giờ đêm? Vậy thì dương trước hay âm trước? Đêm là âm hay là dương?

Bạn đọc kỹ Kinh Dịch, thuộc Dịch, vậy xin hỏi "mẹ tròn con vuông", "trời tròn đất vuông" là gì? Nếu tôi nói "mẹ con vuông tròn" hay "mẹ vuông con tròn" thì sao? Cơ sở của Dịch là âm-dương, vậy bạn hãy giải thích trên cơ sở âm dương nhé.

Vạn vật xoay vần nhưng vẫn có trật tự của nó.

Ngày là khái niệm mang tính tương đối, chỉ khoảng thời gian tự quay đủ một vòng của trái đất, cho nên ngày mới bắt đầu lúc nào là do quy ước. Có dân tộc người ta tính ngày mới bắt đầu từ khi thấy ánh mặt trời. Có nơi tính ngày mới từ lúc mặt trời lặn. Người phương đông xưa tính ngày khởi từ giờ Tí, chẳng có gì sai cả.

Ngày đêm luân phiên nối tiếp nhau, không thể nói ngày trước hay đêm trước để phân định âm dương. Phân định âm dương đâu phải chỉ dựa vào thời gian. Người ta thường phân định ngày dương đêm âm không phải vì ngày trước đêm sau mà do ngày là khoảng thời gian chịu tác động trực tiếp của mặt trời thuộc dương.

Dùng thuận tự trước sau để phân âm dương chỉ áp dụng với các sự vật được sinh ra và phát triển có tính thuận tự nhưng không mang bản chất thời gian.

Share this post


Link to post
Share on other sites

quote=huygen: Không hiểu tại sao lập luận là: xét theo chiều thời gian thì Dương trước Âm sau --> lại đưa ra kết luận : Bởi vậy dân gian Việt Nam mới có câu : "Mẹ tròn con vuông"./quote

Cái này thì làm tớ nhớ đến tranh luận nổ "con gà có trước hay trứng gà có trước" ??? :lol:

Gà mẹ có trước quả trứng, quả trứng có trước gà con, đâu có gì phải tranh luận.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Hà Mạnh Hùng viết: "ngày 5/5 Âm lịch khí dương tràn ngập, nên rất nóng bức, thời tiết mùa Hạ oi bức,"

Phoenix theo dõi thấy thời tiết ngày 5/5 năm nào cũng nắng nóng. Đặc biệt vào giờ Ngọ, nắng chói chang, không khí rất khô dù ở Miền Nam hay Miền Bắc, Miền Trung của Việt Nam.

Hôm qua Phoenix mới có dịp được xem đồ cúng 5/5 của người dân trong Nam:

- Một cây nhang lớn, quấn 1 tờ "sớ" vàng in chữ đỏ

- Một tập lễ tiền vàng có in hình Thiên hoàng (đoán vậy) kèm một số hình thần tiên và các hình nhân

- Một tập lễ tiền vàng có hình Phật bà Quan âm (!!!) kèm hình ngưạ chạy.

Người bán hàng nói mùng 5/5 phải dùng những thứ này để cúng.

Rõ ràng, những đồ lễ này mang bản sắc của người Hoa, và nội dung chẳng ăn nhập gì với ngày lễ 5/5 vốn được người dân Việt coi như ngày lễ nông nghiệp, khởi sự mùa màng. Những tập tục cúng 5/5 không thấy ở Sài Gòn nữa. Người ta mua đồ về cúng để .... cầu tài :lol:

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Hà Mạnh Hùng viết: "ngày 5/5 Âm lịch khí dương tràn ngập, nên rất nóng bức, thời tiết mùa Hạ oi bức,"

Cái này không phải mình viết, ở cuối bài đã ghi rõ nguồn sưu tầm rồi mà. Có nhiều điểm trong đó mình cũng không thống nhất với tác giả, nhưng sưu tầm thì vẫn cứ để nguyên.

Năm nay ngày 5/5 gần với tiết Mang chủng, nóng và oi

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xin lạm bàn thêm một chút về ý nghĩa Tết Đoan Ngọ

Đoan có nghĩa là đầu mối, là khởi điểm, là một. Ngọ là tháng 5. Đoan Ngọ là khởi đầu của tháng Ngọ. Tết Đoan Ngọ cũng còn được gọi là Tết Đoan Ngũ, cũng có nghĩa là khởi đầu tháng 5. Có người sẽ bĩu môi mà chê tôi đã không biết lại lắm chuyện, vậy Đoan Ngọ phải là mồng 1 tháng 5 chứ? Xin thưa hồi sau sẽ rõ.

Tết Đoan Ngọ còn có tên là Tết nửa năm. Tất nhiên người ta sẽ vặn ngay, nửa năm phải là mồng 1 tháng 7 chứ?

Tết Đoan Ngọ còn có tên là Tết Đoan Dương, sách Hán nói là ngày này khí Dương cực thịnh nên gọi vậy. Tôi xin hỏi lại tại sao không gọi là Thái Dương mà lại gọi là Đoan Dương ?

Mọi người đều biết rằng 1 năm có khoảng 365,25 ngày, nửa năm là 182,62 ngày. Mỗi tháng có trung bình 29,53 ngày, 6 tháng ứng với 177,18 ngày, nghĩa là còn thiếu khoảng 5 ngày rưỡi nữa mới đủ nửa năm. Mà theo lịch Việt cổ thì tháng đầu tiên bắt đầu bằng tháng Một (ngày nay gọi là tháng 11) hay tháng Tí, cho nên giờ Ngọ ngày mồng 5 tháng 5 (Ngọ) mới là khởi đầu của nửa cuối của năm, thế cho nên tên gọi Đoan Ngọ, Đoan Ngũ, Nửa năm đều có nguồn gốc Việt cả.

Tháng Ngọ là tháng thứ 7, trên Hà đồ nằm ở cung Ly Hỏa, ở thấp nhất của nửa dưới Hà đồ thuộc âm. Xét trên Hà đồ thì giờ Ngọ ngày mồng 5 tháng Ngọ là điểm cực âm. Cực âm thì dương khởi, vậy nên gọi là tết Đoan Dương, một cái tên Việt. Cũng vì lẽ này mà ngày Tết Đoan Dương được lấy làm ngày giỗ Mẫu Tổ Âu Cơ (cực âm)

Về thiên văn học (cái này nhờ bạn nào giỏi thiên văn kiểm chứng), ngày này được cho là ngày mà đuôi của chòm sao Đại Hùng tinh (Gấu lớn, Great Bear) trực chỉ về phương Nam.

Như vậy có thể nói rằng ngày Tết Đoan Ngọ là ngày Tết thuần Việt dưới góc nhìn âm dương ngũ hành và Hà đồ, chẳng có liên quan gì đến Khuất Nguyên hay Lưu-Nguyễn cả.

Hà Mạnh Hùng

Sau khi xem lại các dữ liệu thiên văn, lịch và tiết khí, Hà Hùng thấy rằng lịch Việt cổ (kiến Tí) phù hợp với lịch thiên văn hiện đại hơn là lịch kiến Dần lưu lại trong cổ thư chữ Hán.

Lịch kiến Tí tháng đầu năm luôn chứa tiết Đông Chí (ngày 21/22 tháng 12 dương lịch), là một đầu của quỹ đạo trái đất xung quanh mặt trời. Ngày 5/5 cách ngày đầu năm 182 ngày, tức là đúng nửa năm. Lần trước tôi tính trung bình 365,24 chia cho 2 được 182,62 ngày cho nửa năm chỉ là tính tương đối. Nếu xét kỹ vận động của trái đất quanh mặt trời thì thời gian từ tiết Đông Chí đến tiết Hạ Chí ngắn hơn một chút, chừng 181,75 ngày, nghĩa là 181.75-177.18=4.57 ngày, mới đúng vào giờ Ngọ ngày 5/5 (nếu là hơn 5 ngày thì sẽ phải tính vào ngày 6/5, cái này lần trước HH tính nhầm). Như vậy có thể nhận định người Việt cổ đã biết tính rất chính xác hai điểm mốc rất quan trọng trong tính lịch là tiết Đông Chí (Solstice December) và Hạ Chí (Solstice June) và điều chỉnh Âm lịch của mình cho phù hợp với tiết khí. Nếu tôi nhớ không nhầm thì lịch Việt cổ không có tháng nhuận trong năm như cách tính Âm dương lịch hiện nay, tháng nhuận nếu có luôn là tháng Hợi. Cái này nhờ bạn Vân Khôi xác nhận giúp.

@Vân Khôi: mình sẽ tiếp tục tìm hiểu ảnh hưởng của việc thay đổi cách tích lịch đến các phương pháp dự báo lý học đông phương dựa trên cơ sở âm lịch. Rất mong được bạn giúp đỡ.

Hà Mạnh Hùng

Share this post


Link to post
Share on other sites

Có thể cho tôi thắc mắc chút ở đoạn này :

Tết Đoan Ngọ còn gọi là tết Hàn thực vì trong ngày này theo tục lệ kiêng ăn món đồ nóng

Tết Đoan Ngọ còn gọi là tết Nửa Năm (giết sâu bọ) thì đúng rồi, nhưng tết Hàn Thực (kiêng ăn đồ nóng) thì không phải mùng 5/5 mà là mùng 3/3 âm lịch.

Điều này thì tôi được biết trong chuyến về quê nội tôi (Đông Anh - Hà Nội) hồi năm 2005, một số làng vẫn có lệ làm bánh trôi - bánh chay vào mùng 3/3 chứ không phải mùng 5/5.

Liệu có nhầm lẫn gì không ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Có thể tôi bị nhầm lẫn chỗ này.

Thiên Sứ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tết Đoan Ngọ trong tiềm thức người Việt

Posted Image

Ngày "Tết giết sâu bọ", dân gian Việt Nam thường cúng vào sáng sớm. Tuy nhiên, thực chất tiết Đoan Ngọ được tiến hành vào giờ chính Ngọ (giữa trưa) ngày 5/5 âm lịch.

Ở nước ta, Tết Đoan Ngọ hay còn gọi là Tết Đoan Dương rất được coi trọng, xếp vào hàng thứ hai sau Tết Nguyên Đán. Vì vậy các cụ thường nói "Mồng 5 ngày Tết". Học trò tết thầy, còn rể tết bố mẹ vợ... quanh năm cũng chỉ tập trung vào hai lễ Tết đó.

Tết Đoan Dương còn nhiều tục lưu truyền đến nay; sáng sớm cho trẻ ăn hoa quả, rượu nếp, trứng luộc, bôi hồng hoàng vào thóp đầu, vào ngực, vào rốn để giết sâu bọ. Người lớn thì giết sâu bọ bằng cách uống rượu (hoà ít tam thần đơn) hoặc ăn rượu nếp.

Trẻ em giết sâu bọ xong khi còn ngồi trên giường, rồi rửa mặt mũi, chân tay xong bắt đầu nhuộm móng tay móng chân, đeo chỉ ngũ sắc. Em gái đến độ tuổi xâu lỗ tai cũng chọn ngày này mà xâu. Vì là đoan ngọ nên lễ cúng gia tiên phải cúng vào giờ ngọ (buổi trưa).

Tục hái thuốc mồng năm cũng bắt đầu từ giờ ngọ, đó là giờ có dương khí tốt nhất trong cả năm, lá cây cỏ thu hái được trong giờ đó có tác dụng chữa bệnh tốt, nhất là các chứng ngoại cảm, các chứng âm hư.

Người ta hái bất kỳ loại lá gì có sẵn trong vườn, trong vùng, miễn sao đủ trăm loại, nhiều ít không kể. Tuy vậy, nhân dân ta quen dùng thảo mộc chữa các chứng bệnh, biết phân biệt loại có độc, chẳng hạn lá ngón, cà độc dược, lá sắn... dẫu người nặng đầu óc mê tín cũng chẳng dám hái.

Ngược lại, các cây cỏ chữa bệnh thông thường có tác dụng trừ phong ích khí thì hái nhiều hơn như ích mẫu, ngải cứu, sả, tử tô, kinh giới, lá tre, lá bưởi, cam, chanh, quýt, mít, muỗm, hành, tỏi, gừng, chè, ổi, trầu không, sài đất, sống đời, bồ công anh, sen, vông, lạc tiên, nhọ nồi...

Nhiều người cho rằng vào tết Đoan Ngọ, cây cối sẽ tích trữ nhiều dược chất để chống lại dương khí khắc nghiệt. Do đó nhiều lương y tổ chức hái thuốc vào trưa 5/5 để mong có hiệu quả cao hơn.

Chứng tỏ rằng tết Đoan Ngọ là một tết cũng được sự chú ý của người Việt Nam ta xưa, nay. Theo sách "Phong thổ ký" thì Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là giữa trưa. Đoan Ngọ là bắt đầu lúc giữa trưa.

Sở dĩ được gọi như thế vì tháng Năm là tháng có nắng to, khí dương đang thịnh như mặt trời vào lúc giữa trưa. Tết Đoan Ngọ ăn vào ngày mồng 5 tháng Năm âm lịch.

Cũng như các tết khác, tết Đoan Ngọ cũng có cúng lễ (lễ đền, miếu, thần linh, tổ tiên và ông bà).

Ngoài cúng lễ còn có nhiều tục lệ như: tục giết sâu bọ, nhuộm móng chân, móng tay, tục đeo bùa tui, bùa túi, tục tắm nước lá mùi, tục khảo cây lấy quả, tục hái thuốc vào giờ Ngọ, tục treo ngải cứu để trừ tà, tục đi sêu...

Trong tám tục lễ trên, có lẽ tục người ta chú ý nhất là tục lễ sêu- một tục lệ mang đầy tính nhân văn giữa người với người, con cháu với ông bà, cha mẹ, người bệnh với thày thuốc, học trò với thày giáo.

Nguồn VITINFO

Share this post


Link to post
Share on other sites

Người dân Thủ đô nhộn nhịp đón Tết Đoan ngọ


(VOV) - Dù bận rộn thế nào thì vào ngày 5/5 âm lịch, người dân thành phố cũng tranh thủ mua ít hoa quả, cơm rượu nếp đón tết "diệt sâu bọ".

Hôm nay (12/6), tức mùng 5/5 âm lịch, là ngày Tết Đoan ngọ (hay dân gian gọi là ngày tết “diệt sâu bọ”), ngay từ sáng sớm, rất đông người dân đổ về các chợ để mua sắm lễ vật chuẩn bị cho bàn cúng. Là nét văn hóa đi sâu vào lòng người dân Việt từ bao đời nay, nên cứ đến ngày này, mọi người lại rộn ràng mua hoa quả, cơm rượu… mang về thắp hương cúng gia tiên và thần tài thần lộc.

Tại các chợ lẻ, lượng trái cây, hoa cúng nhích giá nhẹ so với ngày thường. Giá một số loại hoa ly, hoa hồng, cúc tăng nhẹ: hoa ly 10.000 đồng/1 cành, hoa hồng 25.000 đồng/10 bông. Một số sạp trái cây giá cũng tăng từ 5.000 -10.000 đồng/ kg so với ngày thường. Cụ thể: mận 50.000 đồng/1 kg, mãng cầu: 35.000 đồng/1 kg, vải 30.000 đồng/ 1 kg, dưa lê 20.000 đồng/kg...

Posted Image



Giá một số loại hoa ly, hoa hồng, cúc tăng nhẹ so với ngày thường

Ngoài ra, cơm rượu nếp cũng là món ăn không thể thiếu trong ngày mùng 5/5 âm lịch. Tại chợ Khượng Đình (Thanh Xuân, Hà Nội), cơm rượu nếp thường 35.000 – 45.000 đồng/kg, cơm rượu nếp cẩm giao động từ 65.000 – 70.000 đồng/kg. Theo lý giải của nhiều người, sớm 5/5 âm lịch, khí trời chuyển giao đặc biệt, nếu dậy sớm, ăn chút trái cây, cơm rượu sẽ giúp thể trạng khỏe mạnh, mọi bệnh tật, muộn phiền trong cơ thể cũng biến mất.



Posted Image

Theo các tiểu thương, sức mua cơm rượu nếp năm nay yếu dù giá mặt hàng này không tăng so với năm ngoái

Tuy vậy, các tiểu thương vẫn than thở sức mua năm nay yếu dù giá cơm rượu nếp không tăng so với năm ngoái. Chị Nguyễn Thị Đào - tiểu thương chị Khương Đình (Thanh Xuân) cho biết: “Như mọi năm, đến thời điểm này người dân mua cơm rượu rất đông, thế nhưng năm nay lượng người mua giảm hẳn. Phần vì mặt hàng này trở nên bão hòa, người bán thì đông hơn, trong khi lượng người mua không thay đổi, nên chúng tôi cũng không dám làm nhiều”.

Mặc dù hôm nay không phải là ngày nghỉ, nên chị Nguyễn Thị Mận (ngõ Khương Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội) tranh thủ dậy sớm, đi chợ, chọn mua đồ thắp hương. Chị chia sẻ: “Đã thành tục lệ truyền thống, nên năm nào cũng vậy, tôi thường mua hoa quả, cơm rượu nếp để thắp hương, tạ ơn tổ tiên, cầu cho mọi người được khỏe mạnh, không bị ốm đau, bệnh tật”.

Posted Image



Cơm rượu nếp là món ăn không thể thiếu trong ngày mùng 5/5 âm lịch

Theo bà Sơn (85 tuổi, ở phố Vương Thừa Vũ, Thanh Xuân, Hà Nội), ngày Tết Đoan ngọ cũng thiêng liêng như lễ mừng năm mới, con cháu dù bận mấy cũng phải thu xếp công việc về quây quần tụ họp, xum vầy. Còn ở các vùng quê, người nông dân cùng nhau hướng tới trời đất, tổ tiên cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.

Chính vì vậy, trong cả làng, cả xã, gia đình nào dù khá giả hay bần hàn cũng đều chuẩn bị một cái Tết Đoan Ngọ thật chu đáo gồm nhiều thứ như: một nồi chè đậu đen, xôi nếp, cơm rượu nếp, một ít hoa quả đầu mùa như: vải, chuối, xoài, ổi…/.



Tết Đoan Ngọ hay Tết Đoan Dương, tết giữa năm, tết giết sâu bọ… diễn ra vào ngày mùng 5/5 (Âm lịch). Đoan là bắt đầu, Ngọ hay Dương đều mang nghĩa là lúc giữa trưa, lúc nhiều dương khí. Ngọ cũng là tháng Năm (Âm lịch), khi mặt trời gần trái đất nhất, dương khí thịnh nhất.

Những ngày đầu tháng 5 đồng thời cũng là những ngày giao mùa, mùa nắng sang mùa mưa, lạnh sang mùa nóng. Trong nông nghiệp xưa, đây là những ngày giao vụ từ vụ Chiêm sang vụ Mùa. Những ngày này, các loài sâu bọ cũng bắt đầu sinh sôi nảy nở mạnh mẽ. Người ta truyền nhau nhiều tập tục văn hóa lễ hội, ăn uống, hái lá thuốc… để tạ ơn tổ tiên; cầu cho mùa màng bội thu, con người được khỏe mạnh, không bị ốm đau, bệnh tật, ma quỷ quấy phá.





CTV Kim Anh/VOV online

Share this post


Link to post
Share on other sites