Hà Uyên

PHƯƠNG PHÁP BẤM HUYỆT TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG

30 bài viết trong chủ đề này

PHƯƠNG PHÁP TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG

Lương y Nguyễn Tham Tán

QUYỂN 1 - CÁC PHƯƠNG THỨC



Căn cứ vào tình hình cụ thể và đặc điểm của hệ cột sống, liên quan đến snh lý và bệnh lý của cơ thể. Thực hiện mục tiêu của phương pháp tác động cột sống đã đề ra về nghiên cứu và phát triển phương pháp: “Xác định và giải toả trọng điểm khu trú để nâng cao hiệu quả chữa bệnh”.

Để xác điịnh và giải toả trọng điểm khu trú, để chuẩn và trị bệnh chính xác, phương pháp Tác động cột sống không áp dụng công thức hoá, đối với tất cả mọi người bệnh, mà chỉ áp dụng phương thức hoá để chuẩn và trị bệnh cho từng người bệnh cụ thể.

Các phương thức về chuẩn và trị bệnh được hệ thống và biên soạn làm hai phần:

- Phần 1: Các phương thức chuẩn bệnh.

- Phần 2: Các phương thức trị bệnh.



PHẦN 1

CÁC PHƯƠNG THỨC CHUẨN BỆNH



Nội dung của phương pháp tác động cột sống về chuẩn bệnh là thăm khám và xác định các bệnh tật có liên quan đến các đốt sống có trọng điểm khu trú.

Cơ sở để xác định trọng điểm khu trú, là sự biến đổi hai mặt đối lập của bốn đặc trưng khu trú ở trên hệ cột sống và ngoại vi. Để xác định mọi liên quan về mọi liên quan của hệ cột sống biến đổi tương ứng với bệnh tật bằng các phương thức sau:

1- Phương thức điều nhiệt.

2- Phương thức co cơ tương ứng

3- Phương thức đối động

4- Phương thức động hình

5- Phương thức chuyển tư thế.




1- PHƯƠNG THỨC ĐIỀU NHIỆT:

Phương thức điều nhiệt nhằm mục đích giới thiệu và chứng minh về mối liên quan mật thiết của thân nhiệt với các đốt sống bị biến đổi ở trên cơ thể người bệnh. Gồm có:

- Nhiệt độ da là cơ sở để xác định về sinh lý và bệnh lý của cơ thể

- Phương thức điều nhiệt là cơ sở để xác định cơ sở bệnh

- Phương thức điều nhiệt là cơ sở để tham dò tiên lượng bệnh

- Phương thức điều nhiệt là cơ sở để theo dõi sự biến triển của bệnh

- An toàn trung.

Phương pháp áp dụng:



1- Xác định về sinh lý và bệnh lý về thủ thuật Áp:

Trình tự thao tác

a- Tư thế người bệnh: tự do

b- Vị trí thao tác: Ngoài da

c- Xác định kết quả:

- Nếu có vùng nhiệt độ da biến đổi là cơ thể bệnh lý

- Nấu không có vùng nhiệt độ da biến đổi là cơ thể sinh lý.



2- Xác định trọng điểm khu trú bệnh bằng thủ thuật Áp và Miết:

Trình tự thao tác

a- Tư thế người bệnh: ngồi hoặc nằm

b- Vị trí thao tác:

- Bằng thủ thuật Áp nhấc ở vùng nhiệt độ địa phương

- Bằng thủ thuật Áp dê ở vùng nhiệt độ tương ứng nội tạng

- Bằng thủ thuật Miết thao tác ở đốt sống biến đổi

c- Các định kết quả

- Trong khi thao tác ở trên đốt sống, nếu thấy vùng nhiệt độ thay đổi, thì được xác định là vùng trọng điểm khu trú bệnh.

- Nếu khi thao tác, vùng nhiệt độ không thay đổi, thì không phải là vùng trọng điểm có bệnh khu trú.



3- Thăm dò tiên lượng bệnh bằng thủ thuật Áp Miết

Trình tự thao tác

a- Tư thế người bệnh: ngồi ngay, mặc áo sơmi ngược cài khuy sau

b- Vị trí thao tác:

- Bằng thủ thuật Áp, thao tác tại vùng có nhiệt độ biến đổi

- Bằng thủ thuật Miết, thao tác tại vị trí có đốt sống bị biến đổi

c- Xác định kết quả:

- Khi thao tác tại vị trí đốt sống bị biến đổi, nếu thấy vùng nhiệt độ thay đổi, thì dù sao vẫn giúp ích cho người bệnh, mặc dù là bệnh hiểm nghèo. Cũng không nên từ chối bệnh nhân.

- Nếu thấy nhiệt độ không có dấu hiệu thay đổi, thì tuyệt đối không được nhận điều trị



4- Theo dõi sự tiến triển của bệnh bằng thủ thuật Áp

Trình tự thao tác

a- Tư thế người bệnh: ngồi ngay, mặc áo sơmi ngược cài khuy sau

b- Vị trí thao tác: ở vùng nhiệt độ biến đổi

c- Xác định kết quả: Căn cứ vào sự thay đổi về nhiệt độ, để đánh giá về quá trình điều trị và tức thời thích ứng kịp thời về hướng điều trị



5- An toàn bằng thủ thuật Áp: Trong khi thao tác hoặc trong quá trình điều trị, đối với bệnh nhân, cần phải bảo đảm nhiệt độ sinh lý (Thời trị), bằng thay đổi theo chiều thuận, thì không bao giờ xẩy ra tai biến.



(Còn tiếp)


Share this post


Link to post
Share on other sites

2- PHƯƠNG THỨC CO CƠ TƯƠNG ỨNG

Phương thức co cơ tương ứng nhằm mục đích, xác định về hiện tượng cột sống biến đổi, liên quan đến chức năng vận động bị hạn chế. Được biểu hiện lên bằng hiện tượng co cơ ở trên cơ thể người bệnh, để làm cơ sở khi xác định vùng trọng điểm bệnh khu trú. Đồng thời, mô tả và chứng minh về hệ cột sống bị biến đổi có liên quan đến hệ thống gân cơ bị rối loạn - điển hình là hiện tương co cơ, biểu hiện lên ở trên cơ thể người bị bệnh, được xác định bằng tư thế vận động tối đa của hạn chế.

Để thực hiện mục đích trên, chúng ta có một trường hợp điển hình về: chức năng vận đông của chi trên bị hạn chế về dấu hiệu giơ cánh tay.

Phương pháp ứng dụng

Trình tự thao tác

a- Tư thế người bệnh: để hở lưng, hướng ra nơi có đủ ánh sáng, để quan sát bằng mắt, khi có sóng cơ xuất hiện, người bệnh đứng họăc ngồi tuỳ ý.

b- Vận động: hướng dẫn B/n giơ cánh tay lên đến mức tối đa của hạn chế, giơ lên giơ xuống liên tục

c- Quan sát: trong lúc B/n giơ cánh tay lên và buông xuống, ta quan sát bằng mắt, nhìn ở phía lưng sau, sẽ nhận thấy sóng cơ nổi cồn lên, và bám tận ở trên đốt sống bị biến đổi tương ứng

d- Thăm dò hiện tượng: bằng thủ thuật Miết, thao tác trên đốt sống bị biến đổi, sẽ cho ta thấy:

- Nhiệt độ khu trú nơi bị bệnh thay đổi

- Dấu hiệu hạn chế được cải thiện.

- Sóng cơ cồn giảm hoặc hết.

e- Xác định vị trí trọng điểm: đốt sống khi ta xác điịnh được ở trên, được coi là vị trí để xác định trọng điểm, bằng các thủ thuật và các nguyên tắc chuẩn bệnh, của phương pháp tác động cột sống.

Trên đây là phương thức để xác định về bệnh tật ở trên người bệnh cụ thể. Cho nên, về đốt sống biến đổi trên cơ thể người bệnh mỗi người một khác, do vậy không thể trở thành công thức hoá. Các đốt sống biến đổi liên quan tới tất cả các chức năng vận động bị hạn chế như: cổ, thân mình, chi trên và chi dưới, ...

3- PHƯƠNG THỨC ĐỘNG HÌNH

Phương thức động hình nhằm mục đích, xác định về hiện tượng cột sống biến đổi, liên quan đến các "cảm giác đau" ở trên cơ thể người bệnh, để làm cơ sở cho xác định trọng điểm bệnh khu trú. Đồng thời chứng minh về hệ cột sống, bị biến đổi liên quan đến các cảm giác của cơ thể. Điển hình là cảm giác đau, được biểu hiện trên cơ thể B/n, được xác định bằng thủ thuật "bật" tại điểm đau khu trú.

Để thực hiện mục đích này, một trường hợp điển hình về: cảm giác đau gân Asin trong bệnh đau giây thần kinh hông to.

Phương pháp ứng dụng

Trình tự thao tác

a- Chuẩn bị: b/n nằm sấp để hở toàn bộ cột sống, từ cổ cho tới xương cụt, b/n nằm sấp buông trùng gân cơ, nơi có đủ ánh sáng, khi có sóng cảm giác và sáng cơ động hình xuất hiện.

b- Thao tác: thầy thuốc áp dụng thủ thuật "bật" bằng ngón tay cái, bật trượt ở trên gân Asin, và tạo một cảm giác đau đột ngột cho người bệnh

c- Quan sát: trong khi thao tác tạo cảm giác đau đột ngột tại ổ bệnh, B/n sẽ giật mình gây co và giật. Lúc này, ta quan sát bằng mắt ở trên cột sống và cơ lưng, ta sẽ nhận thấy sóng cơ gợn lên ở cơ lưng và bám tận cùng, ở trên đốt sống bị biến đổi tương ứng. Chính đốt sống này, là đốt sống có trọng điểm khu trú, liên quan đến cảm giác đau của ổ bệnh. Khả năng di chuyển của da bị giảm đi, tăng tính co cứng, ấn đau tại chỗ.

d- Thăm dò hiện tượng: áp dụng thủ thuật "Miết", thăn dò trên đốt sống bị biến đổi sẽ cho ta thấy:

- Nhiệt độ tại khu vực ổ bệnh thay đổi

- Cảm giác đau của ổ bệnh được cải thiện, sóng cơ gợn lên ở cơ lưng hết.

e- Vị trí xác định trọng điểm: đốt sống trên đây được coi là vị trí để xác định trọng điểm bằng các thủ thuật, các nguyên tắc chuẩn bệnh của phương pháp tác động cột sống.

Trên đây là phương thức để xác định về bệnh tật ở trên người bệnh cụ thể. Cho nên, về đốt sống biến đổi trên cơ thể của mỗi người bệnh mỗi khác, không trùng hợp thành công thức hoá.

(Còn tiếp)

Share this post


Link to post
Share on other sites

4- PHƯƠNG THỨC ĐỐI ĐỘNG

Phương thức đối động trong phương pháp chuẩn bệnh, nhằm mục đích xác định về mối liên quan của trọng điểm khu trú bệnh với ngoại vi, để làm cơ sở cho quy nạp chuẩn đoán bệnh, đưa ra phương hướng điều trị. Phương thức đối động chứng minh về hệ gân cơ bị sơ co khu trú tại đốt sống biến đổi, không chỉ khu chú ở phạm vi đốt sống, mà còn lan toả rộng rãi đến toàn cơ thể. (Tham khảo thêm sách: Y học bằng tay - của Gs Fỉii Dvorák và Bs Vac Dvorák do Bs Lê Vinh dịch - Nhà Xuất bản Y học)

Đặc trưng của hiện tượng này là: các sợi gân xơ co khu trú ở trên trọng điểm và lan toả ra ngoại vi cùng các đốt sống liên quan. Cơ sở để xác định mối liên quan này là máy động của hai vị trí liên quan song song biểu hiện lên - Xác định bằng thủ thuật Miết khi thao tác song chỉnh

Vị trí khu trú:

- Trọng điểm thuộc loại lệch, hay lồi lệch, thì vị trí liên quan biểu hiện lên ở các bên cùng tiết đoạn, với trọng điểm khu trú ở cơ lưng và hệ cột sống.

- Trọng điểm thuộc loại lồi, thì chỉ liên quan đến đốt sống vùng, trong phạm vi hoạt đông sinh lý, không lan toả ra ngoại vi.

Phương pháp ứng dụng

a- Chuẩn bị: người bệnh để hở lưng

b- Tư thê: nằm sấp trùng gân cơ.

c- Vị trí xác định: là trọng điểm hay là ngoại vi hoặc là đốt sống liên quan.

d- Thủ thuật thao tác: thủ thuật Miết, hoặc thủ thuật song chỉnh

e- Kết quả: khi thao tác ở điểm A thì điểm B có máy động. Khi thao tác ở tại điểm B thì điểm A cũng có máy động. Như thế được coi là đối động.

Điểm đối động trên còn được phối hợp với trọng điểm khu trú để quy nạp và chuẩn đoán bệnh. Áp dụng phương pháp song chỉnh để giải toả ổ bệnh gồm có các mối liên quan: của trọng điểm khu trú với toàn bộ kết cấu hệ đốt sống (A), cùng là trọng điểm khu trú với lớp cơ ngoại vi.

A- Mối liên quan của trọng điểm khu trú với đốt sống

- Trọng điểm thuộc loại lồi, thì điểm đối động liên quan khu trú ở giữa đốt sống

- Trọng điểm thuộc loại lệch, lồi lệch, thì điểm đối động liên quan khu trú ở cạnh đốt sống khác bên với trọng điểm khu trú.

- Chi tiết như sau:

1- Trọng điểm khu trú ở vùng đầu và C1 - C2. Điểm đối động ở vùng cùng và vùng xương cùng cụt.

2- Trọng điểm khu trú ở C3 - Điểm đối động khu trú ở L5

3- Trọng điểm khu trú ở C4 - Điểm đối động khu trú ở L4

4- Trọng điểm khu trú ở C5 - Điểm đối động khu trú ở L3

5- Trọng điểm khu trú ở C6 - Điểm đối động khu trú ở L2

6- Trọng điểm khu trú ở C7 - Điểm đối động ở L1

7- Trọng điểm khu trú ở D1 - Điểm đối động khu trú ở D12

8- Trọng điểm khu trú ở D2 - Điểm đối động khu trú ở D11

9- Trọng điểm khu trú ở D3 - Điểm đối động khu trú ở D10

10- Trọng điểm khu trú ở D4 - Điểm đối động khu trú ở D9

11- Trọng điểm khu trú ở D5 - Điểm đối động khu trú ở D8

12- Trọng điểm khu trú ở D6 - Điểm đối động khu trú ở D7

B- Mối liên quan của trọng điểm với ngoại vi

Trọng điểm thuộc loại lồi thì không liên quan tới ngoại vi. Chúng ta chỉ quan tâm tới loại lệch. Trọng điểm của loại lệch, thì bao giờ cũng biểu hiện ở khác bên, ví như trọng điểm ở bên phải thì mối liên quan ở bên trái, và ngược lại. Tuỳ theo từng trường hợp cụ thể, mà điểm đối động liên quan này, có thể khu trú như: ngang, chếch lên trên, chếch xuống dưới, chéo xuống dưới.

(Còn tiếp)

Share this post


Link to post
Share on other sites

5- PHƯƠNG THỨC CHUYỂN TƯ THẾ

Chuyển tư thế là một phương thức áp dụng hình thức chuyển động thân thể, ví như cúi, ngửa, nghiêng trái, nghiêng phải; nhằm mục đích xác định về sự vận động của hệ cột sống bị hạn chế, đồng thời xác định được sự biến đổi của lớp cơ đệm; để làm cơ sở cho phân loại trọng điểm khu trú bệnh để quy nạp, chuẩn đoán, đề ra hướng điểu trị.

Căn cứ vào tình hình cụ thể, hệ cột sống chia làm hai vùng: 1- Vùng cổ, 2- Vùng thân mình.

Để áp dụng các nguyên tắc, các phương thức, và các thủ thuật chuẩn bệnh để thao tác, xác định, trình tự được mô tả như sau:

1- Xác định về vùng cổ bị biến đổi: có những biểu hiện lên các dấu hiệu sau:

- Về các đốt sống cổ bị hạn chế vận động (từ C1 ==> C7)

- Lớp cơ đệm trên đốt sống cổ bị xơ co.

- Lớp xơ cổ lan toả bị xơ co.

Phương pháp ứng dụng

a- Chuẩn bị: tự do

b- Tư thế người bệnh: ngồi ngay, tay buông thõng.

c- Thao tác:

1- Hướng người bệnh cúi gập đầu

- Xác định đốt sống biến đổi hướng ra trước, bằng thủ thuật Vuốt - Vê.

- Xác định lớp cơ đệm biểu hiện lên bị xơ co, bằng thủ thuật Vuốt - Vê

- Xác định lớp cơ xơ co lan toả co, bằng thủ thuật Vuốt - Vê:

+ Trên: từ khe bờ chẩm vùng đầu

+ Dưới: từ C7 lan sang hai cơ vai trước

+ Ngang: từ bờ ngoài cơ ức đòn chũm trở vào phía bờ trong cơ thang

Tất cả các lớp cơ thuộc vùng trên, dưới và ngang, đều áp dụng bằng thủ thuật Vuốt _ Vê.

2- Hướng người bệng ngửa cổ ra trước:

- Xác định đốt sống cổ biến đổi hướng sau bằng thủ thuật vuốt vê

- Xác định lớp cơ đệm bị xơ, co, cộm, dày, bằng thủ thuật Vuốt - Vê

- Xác định lớp cơ lan toả bị co, cộm, dày, khu trú ở vùng cổ, băng thủ thuật vuốt vê:

+ Trên: từ khe bờ xương chẩm vùng đầu đến góc chũm

+ Dưới: từ C7 ngang sang hai cơ vai trước

+ Ngang: tư bờ ngoài cơ ức đòn chũm (từ góc chũm xuống đến đòn, cho đến bờ trong cơ thang)

Tất cả các vùng cơ lan toả trên đây, đều áp dụng bằng thủ thuật Vuốt - Vê.

3- Xác định người bệnh ngồi nghiêng (phải hoặc trái)

- Xác định đốt sống biến đổi hướng phải hoặc trái bằng thủ thuật vuốt - vê

- Xác định cơ đệm bị xơ, co, cộm, dày ở bên phải hay bên trái (phía khác bên sẽ bị nhược mềm) bằng thủ thuật vuốt - vê

Vị trí để xác định về hiện tượng mất đối xứng giữa bên phải và bên trái của lớp cơ cổ - ở phần trên, phần giữa, và phần dưới, về danh giới của từng phần được hướng dẫn trên thực tế.

2- Xác định về vùng thân mình biến đổi:

Vùng thân mình từ hai vai đến vùng hông háng khi bị biến đổi, thường biểu hiện lên các dấu hiệu, bằng các hiện tượng không bình thường. Bằng phương thức chuyển tư thế, ta có thể quan sát bằng mắt thường, hoặc bằng các thủ thuật chuẩn bệnh để xác định. Các vùng để xác định về sự bình thường và mất bình thường bằng phương thức chuyển tư thế gồm:

- Hệ cột sống: xác định về dấu hiệu vận động

- Lớp cơ đệm: xác định về tình trạng lớp co cơ

- Lớp cơ lan toả: xác định về hiện tượng xơ co mất cân đối, mất cân bằng (trên, dưới, phải, trái)

Phương pháp ứng dụng: trình tự thao tác: thủ thuật vuốt - ấn - vê.

a- Chuẩn bị: người bệnh cởi áo để hở lưng

b- Tư thế người bệnh: tuỳ thuộc vào yêu cầu cần xác định mà có thể ngồi hoặc đứng

- Tháo tác: theo hướng cúi - ngửa - nghiêng

1- Hướng người bệnh ngồi cúi khom lưng:

- Xác định các đốt sống từ D1 đến vùng cụt, có hình thái hướng ra trước (lõm, đơn hoặc liên) và sự chuyển động của đốt sống bị hạn chế

- Xác định lớp cơ đệm ở đầu đốt sống biến đổi

- Xác định lớp cơ lan toả bị co cộm, xơ sợi, hoặc teo nhược, tương ứng với đốt sống biến đổi, khu trú ở hai bên cơ lưng, từ hai vai cho đến hết vùng hông.

2- Hướng người bệnh ngồi ngửa người

- Xác định cột sống từ D1 đến cùng cụt có hình thái hướng ra sau (lồi, đơn hoặc liên)

- Xác định lớp cơ đệm ở trên đầu gai sống bị biến đổi để xác định về hình thái lớp cơ đệm bệnh lý

- Xác định lớp cơ lan toả bị co cộm, xơ sợi hoặc teo nhược tương ứng với đốt sống biến đổi, khu trú từ hai bờ vai, hai bên cơ lưng, xuống đến tần cùng vùng mông.

3- Hướng người bệnh ngồi nghiêng người (phải hoặc trái)

- Xác định cột sống từ D1 đến vùng cụt có hình thái hướng sang phải, hoặc sang trái (lệch phải hay lệch trái) (đơn hay liên), và sự chuyển động của đốt sống đó bị hạn chế

- Xác định lớp cơ đệm ở trên đầu gai sống bị biến đổi (lệch phải hay trái) để xác định về hình thái lớp cơ đệm bệnh lý.

- Xác định lớp cơ lan toả bị co cộm, xơ sợi hoặc teo nhược, biểu hiện lên từ cơ vai trở xuống đến vùng mông cùng cụt, tương ứng với đốt sống biến đổi phải hay trái, bằng thủ thuật vuốt - ấn - vê.

Share this post


Link to post
Share on other sites

PHẦN 2

CÁC PHƯƠNG THỨC TRỊ BỆNH


Nội dung của phương pháp tác động cột sống về trị bệnh, là giải toả trọng điểm khu trú ở trên các đốt sống biến đổi. Cơ sở để đánh giá kết quả giải toả trọng điểm, đó là sự lập lại cân bằng của hai mặt đối lập, của bốn đặc trưng khu trú, ở trên hệ cột sống và ngoại vi. Bao gồm các phương thức sau:

1- Phương thức nén
2- Phương thức tạo sóng
3- Phương thức đơn chỉnh
4- Phương thức song chỉnh
5- Phương thức vi chỉnh
------------------------------

1- Phương thức nén

Mục đích của phương pháp nén, là tạo cho các đốt sống bệnh lý bị dính cứng chuyển động được. Phương thức này không thể tự dựa vào khả năng tự điểu chỉnh của cơ thể B/n. Mà phải dựa vào trình độ và khả năng của Thầy thuốc, tuỳ thuộc vào trọng điểm khu trú ở các vùng trên cột sống, mà người Thầy thuốc áp dụng các phương thức thích hợp như: nén, kéo, nâng, nén vít, nén tĩnh,...

2- Phương thức sóng

Mục đích của phương thức sóng, là tạo cho trọng điểm có một cảm giác đau thích hợp bằng thủ thuật, để giải toả các hình thái trọng điểm khu trú bệnh lý. Căn cứ vào hình thái của lớp cơ có bệnh lý khu trú ở trên hệ cột sống từng vùng khác nhau, mà áp dung các thủ thuật điều trị thích hợp như: rung, xoay, đẩy, bật, ...

3- Phương thức đơn chỉnh

Mục đích của phương thức đơn chỉnh nhằm giải toả trọng điểm khu trú, ở một phần nhỏ ở trên đầu gai sống. Tuỳ thuộc vào hình thái và vị trí khu trú của trọng điểm, mà áp dụng các thủ thuật thích hợp bằng phần mềm của một đầu ngón tay người Thầy thuốc.

4- Phương thức song chỉnh

Mục đích của phương thức song chỉnh, là người Thầy thuốc dùng hai đầu ngón tay của hai tay, thao tác tại hai vị trí khác nhau cùng một lúc, một tay ở vị trí trọng điểm khu trú bệnh, tay còn lại ở một vị trí liên quan, thường là ở vị trí đối động với ổ bệnh, để đồng thời giải toả trọng điểm ổ bệnh và vị trí liên quan.

5- Phương thức vi chỉnh

Vi chỉnh là phương thức tạo sóng, người Thầy thuốc dùng một phần nhỏ ở đầu ngón tay, thao tác đặt tại các vị trí nhỏ ở trên đầu gai đốt sống và khe đốt sống, để giải toả trọng điểm khu trú ổ bệnh. Phương thức vi chỉnh nhằm bổ xung cho mỗi một lần bấm huyệt, để tránh bỏ xót trọng điểm khu trú ổ bệnh, nâng cao hiệu quả chữa bệnh và độ bền được kéo dài hay khỏi hẳn.

Mục đích của phương thức vi chỉnh, là nhằm bảo đảm sự kín khít của hệ thống cột sống. Muốn đạt được điều này, cần phải xác định cho được trọng điểm khu trú bệnh lý, sau đó tiến tới phải giải toả được trọng điểm khu trú, ở các bờ của khe đốt sống bị so le, điển hình là ở lớp cơ co bờ cao đốt sống bị so le. Khi tạo được tần số sóng rung thích hợp, thì cơ thể của B/n sẽ tự điều chỉnh, khe đốt sống bệnh lý dần sẽ cân bằng và kín khít. Phương thức vi chỉnh được áp dụng trên người bệnh sau phương thức sóng đơn chỉnh và phương thức sóng song chỉnh.

Vị trí thao tác khi vi chỉnh ở phạm vi cột sống, ở đầu gai sau đốt sống. Không áp dụng ra ngoài phạm vi cột sống như phương thức song chỉnh.

Thủ thuật vi chỉnh: người Thầy thuốc dùng các đầu ngón tay, hoặc cạnh đầu ngón tay, phần sát móng của các ngón, để thao tác trên một diện hẹp.

- Dùng hai ngón cái đặt ngang ở hai cạnh khe đốt sống bên phải và bên trái, thao tác theo hướng dọc lên xuống, ở loại hình thái mà đốt sống của B/n bị cao thấp so le, hay của liên đốt trên dưới.

- Khi trọng điểm khu trú bệnh lý có nhiệt độ tại khu ổ bệnh chênh lệch mà Thầy thuốc cảm nhận thấy rõ rệt, đó là loại hình thái lệch ngang của khe liên đốt trên và dưới, thì người Thầy thuốc dùng hai ngón cái đặt ngang cạnh khe đốt sống bên phải và bên trái, thao tác theo hướng dọc lên xuống, sau đó thao tác theo hướng ngang cùng chiều từ bên lớp cơ lệch cao hướng sang bên lớp cơ co teo nhược.

- Dùng một ngón cái, hoặc một ngón trỏ, hoặc hai ngón giữa bên tay phải để giải toả trọng điểm ổ bệnh, có hình thái so le lệch, ở khe liên đốt bên phải. Tương tự như vậy khi trọng điểm khu trú bệnh lý ở phía bên trái đốt sống người bệnh.



Share this post


Link to post
Share on other sites

QUYỂN 2

LỚP CƠ NGOÀI BỆNH LÝ VỚI CÁC ĐẶC TRƯNG CHỨC NĂNG NỘI TẠNG

MỐI LIÊN QUAN

1- Định nghĩa: Lớp cơ đệm bệnh lý là lớp da sát với lớp cơ ngoài ở trên đầu gai đốt sống, có hình thái khô se và xơ sợi. Phương pháp tác động cột sống gọi là "thể ngoài". Nó có thể khu trú trên tất cả các loại đốt sống bị biến đổi như: lồi, lồi lệch, lệch, lệch lõm và lõm.

2- Nội dung: Từ thực tế trên cơ thể người, kết hợp với các thành tựu sinh học, đưa ra các hệ thống sau:

a- Lớp cơ ngoài của các khớp đốt sống liên quan với các chứa năng nội tạng.
b- Nhiệt độ trên bề mặt da biến đổi liên quan tới chức năng rối loạn.
c- Mối liên quan giữa nhiệt độ bề mặt da biến đổi với lớp cơ ngoài các đốt sống biến đổi, phản ánh đến chức năng của nội tạng bị rối loạn.

Chúng ta lần lượt thống kê sau đây:

1)- Trọng điểm khu trú ở lớp cơ ngoài trên các đốt sống với các chức năng rối loạn.
2)- Những biến đổi của những vùng da, có nhiệt độ chêng lệch tăng với những khu vực khác, đồng nghĩa với sự biến đổi của lớp cơ ngoài các đốt sống, liên quan đến chức năng nội tạng bị biến đổi.
3)- Những biến đổi lớp cơ ngoài của đốt sống và nhiệt độ bề mặt da liên quan với chức năng nội tạng rối loạn.
4)- Chức năng rối loạn nội tạng liên quan tới sự biến đổi ở lớp cơ ngoài đốt sống, được phản ánh cùng với nhiệt độ bề mặt lớp da biến đổi.
5)- Biên soạn tài liệu này nhằm mục đích để quy nạp, chuẩn đoán, với những phương hướng điều trị. Đồng thời cũng là cơ sở để kết hợp với các nền Y học Đông Tây.

TRỌNG ĐIỂM KHU TRÚ LỚP NGOÀI


CÁC ĐỐT SỐNG LIÊN QUAN ĐẾN CHỨC NĂNG NỘI TẠNG

- C4, C5, C6, C7: Liên quan đến màng bao tim.

- D1, D2, D3,: Liên quan đến tim trái thần kinh, dẫn tới tâm nhĩ và phổi.

- D4, D5: Liên quan đến phổi.

- D6, D7: Liên quan đến dạ dày, gan, mật, tuỵ, lá lách.

- D8, D9: Liên quan đến dạ dày, gan, mật, ruột non, ruột già.

- D10: Liên quan đến ruột non, ruột già, thận, buồng trứng, thân tử cung, tiền liệt tuyến, tiền liệt cung.

- D11: Liên quan đến ruột non, ruột già, ống dẫn trứng, ngọc hành, tiền liệt cung, tiền liệt tuyến.

- L1: Liên quan đến ruột thừa, đại tràng, xích ma, thận, niệu quản, thân tử cung.

- L2: Liên quan đến đại tràng, xích ma, niệu quản, thân tử cung, cổ tử cung, tuyến Bectolin

- L3: Liên quan đến tuyến Bectolin (khi chưa các định rõ bệnh lý, tuyệt đối không day bấm L3 phải)

- S2: Liên quan đến trực tràng, bàng quang, niệu đạo, cổ tử cung, tiền liệt cung, tiền liệt tuyến.

- S3: Liên quan đến trực tràng, bàng quang, niệu đạo, tiền liệt tuyến, đám rối cùng cụt.

- S4: Liên quan đến trực tràng, bàng quang, niệu đạo, đám rối cùng cụt.




Share this post


Link to post
Share on other sites

BIẾN ĐỔI VÙNG DA NHIỆT

LIÊN QUAN ĐẾN CHỨC NĂNG NỘI TẠNG RỐI LOẠN


1- Nhiệt độ vùng cổ trái, vai trái, ngực trái biến đổi, khi so sánh với nhiệt độ phía phải: lớp cơ đệm các đốt sống C4, C5, C6, C7 biến đổi ở lớp ngoài. Liên quan đến chức năng màng bao tim, thần kinh tim (tâm bào).

2- Nhiệt độ vùng ngực trái, lưng trên phía trái biến đổi: lớp cơ đệm các đốt sống D1, D2, D3 biến đổi ở lớp cơ ngoài. Liên quan đến chức năng phổi, tâm thất trái, thần kinh dẫn tới tâm nhĩ.

3- Nhiệt độ vùng cổ, vai phải biến đổi: lớp cơ đệm đốt sống D4, D5 biến đổi ở lớp cơ ngoài. Liên quan đến chức năng của phổi.

4- Nhiệt độ vùng thượng vị biến đổi: lớp cơ đệm đốt sống D6, D7, D8, D9 biến đổi ở lớp ngoài. Liên quan đến chức năng tiêu hoá, dạ dày.

5- Nhiệt độ vùng hạ sườn phải biến đổi: lớp cơ đệm đốt sống D6, D7, D8, D9 biến đổi, liên quan đến chức năng gan.

6- Nhiệt độ vùng vai phải biến đổi: lớp cơ đệm đốt sống D6, D7, D8, D9 biến đổi, liên quan đến mật.

7- Nhiệt độ vùng giữa thắt lưng từ D7 đến D11 biến đổi, lớp cơ đệm D6, D7 biến đổi, liên quan đến chức năng của tụy, lá lách.

8- Nhiệt độ vùng rốn biến đổi, đốt sống từ D8 đến D12 biến đổi, liên quan đến chức năng ruột non.

9- Nhiệt độ vùng chân biến đổi, lớp cơ đệm đốt sống D8 đến D12 biến đổi, liên quan đến chức năng ruột già.

10- Nhiệt độ thắt lưng trái biến đổi, lớp cơ đệm D10 biến đổi, liên quan đến chức năng thận, sinh dục.

11- Nhiệt độ thắt lưng phải biến đổi, lớp cơ đệm L1, L2 biến đổi, liên quan đến chức năng thận, tiết niệu, báo bệnh lý tại D1, D2.

12- Nhiệt độ vùng khe mông biến đổi:

- Lớp cơ đệm D10 biến đổi: liên quan đến buồng trứng, tử cung, tiền liệt cung, tiền liệt tuyến

- Lớp cơ đệm D11 biến đổi: liên quan đến ống dẫn tinh trung, ống dẫn trứng.

- Lớp cơ đệm D12 biến đổi: ống dẫn chứng, ngọc hành, tiền liệt tuyến.

- Lớp cơ đệm L1 biến đổi: liên quan đến thân tử cung

- Lớp cơ đệm L2 biến đổi: liên quan đến thân tử cung, cổ tử cung, tuyến Bectolin

- Lớp cơ đệm L3 biến đổi: liên quan đến tuyến Bectolin

- Lớp cơ đệm S2, S3 biến đổi: liên quan đến tuyến tiền liệt, đám rối cùng cụt.

13- Nhiệt độ vùng bụng dưới biến đổi:

- Lớp cơ đệm D11 biến đổi: liên quan đến niệu quản

- Lớp cơ đệm S2, S3, S4 biến đổi: liên quan đến bàng quang, niệu đạo.

14- Nhiệt độ vùng chẩm, khe mông biến đổi: lớp cơ đệm S2, S3, S4 biến đổi, liên quan đến trực tràng.


Share this post


Link to post
Share on other sites

Hà Uyên có hình ảnh minh họa, sơ đồ phục vụ cho phương pháp trị bệnh này, cung cấp thêm được không ạ! Cảm ơn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hà Uyên cảm ơn Congly, sẽ sớm chuyển lên diễn đàn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi là người gần gũi với bác Hà UYên, Hiện tại, bác Hà Uyên đang lâm trọng bệnh cần tĩnh dưỡng một thời gian. Bác đã nhờ tôi chuyển tư liệu chữa bệnh Tác động cột sống lên diễn đàn.

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhiệt độ báo bệnh liên quan tới các đốt sống sinh lý thường và sinh lý bệnh

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bác Hà Uyên có nhờ tôi chuyển cho diễn dàn mình tài liệu này. Chúc các bác mạnh khỏe...

Kiến thức ngày càng được nâng cao của người Thầy thuốc chuyên ngành về Tác động cột sống là một điều cần thiết, để ngày một nâng cao hiệu quả thăm khám và điều trị chữa bệnh.

Năm 1975, Viện sức khoẻ quốc gia Mỹ quyết định mời tổ chức NINCDS (National Institute of Neurological and Communicative Disorders and Stoke) báo cáo về đề tài: “Những nghiên cứu về thực trạng của phương pháp điều trị bằng tay đối với thần kinh tuỷ sống”, đã khẳng định một bước tiến bộ rõ rệt về phương pháp chữa bệnh bằng tay. Đặc biệt là báo cáo của AKIOSATO (1975) về: “Phản xạ thần kinh giao cảm thuộc thân mình”, báo cáo của E.PERL (1975) về dấu hiệu đau do: “những yếu tố tuỷ sống và thần kinh ngoại biên”, báo cáo của WHITE và PANFABI (1978) về: “Cơ sinh học của cột sống, đã chứng minh thêm cho tầm quan trọng của phương pháp chữa bệnh bằng tay.

Năm 1982, một hội nghị khoa học được tổ chức tại Michigan với đề tài: “Những kinh nghiệm ban đầu để tiến tới công nhận phương pháp Y học bằng tay”, từ những chuyên gia về Cơ sinh học, những chuyên gia về Sinh lý học thần kinh, những chuyên viên về lâm sàng, đã xây dựng khái niệm và mang đến cho chúng ta những hiểu biết về quá trình sinh lý học thần kinh đối với phương pháp Y học bằng tay.

Khớp - Thần kinh học là một bộ phận của chuyên ngành Thần kinh, được trình bầy đầy đủ về: Hình thái học, Sinh lý học, Bệnh học, và Lâm sàng học trong sự dẫn truyền của Thần kinh, đối với toàn bộ khớp thuộc khung xương của cơ thể. Chúng ta tập chung ở đây, là sự dẫn truyền của Thần kinh đối với khớp - mấu lồi đốt sống.

Đối với khớp - thần kinh học, là sự mô tả cấu trúc, và mấu dẫn truyền đối với bốn loại cơ quan cảm thụ, về sự phân chia từng phần của chúng, về tính đặc thù của chúng, về sự tác động của chúng, đối với bao hoạt dịch của khớp, và về tác động của chúng đối với phản xạ kiểm tra các cơ vân trong tình trạng tĩnh, cũng như trong tình trạng động, ở trạng thái bình thường hay bệnh lý.

Năm 1982, Gs – Ts – Bs B.D. WYKE, Giám đốc Trung tâm Thần kinh, thành viên hội ngoại khoa Hoàng gia – Anh đã nói: “Vào khoảng 15 năm trước đây, khớp - thần kinh học chưa có giá trị khoa học cụ thể, bởi vì cho tới gần đây nó mới được nghiên cứu một cách đầy đủ trên thực nghiệm cũng như trong thực tế lâm sàng. Bởi vậy, cơ sở thực tiễn ngày nay đã hoàn toàn thay đổi: khớp - thần kinh học đã trở thành một trong những nền tảng quan trọng của chuyên ngành chấn thương, ngoại khoa chấn thương, cũng như trong lĩnh vực lâm sàng của chuyên ngành Thần kinh.

Tính chất đặc thù của khớp - thần kinh học đã khẳng định vị trí quan trọng của mình trong lĩnh vực lâm sàng đối với vấn đề phản xạ thuộc các “khớp”, và có ảnh hưởng rất lớn đến công việc chuẩn đoán bệnh. Do vậy, khớp - thần kinh học có một giá trị đặc biệt với phương pháp điều trị vật lý về mặt thực hành, cũng như đối với chuyên ngành Y học bằng tay”.

Năm 1991 tháng 5, Gs – Bs MANOHAR.M. PANFABI, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu cơ sinh học trường Đại học Y Yale, bang New Haven . USA nói: “Những gì chúng ta biết ngày nay, về quan hệ giải phẫu giữa khối cơ cột sống và cột sống, đều chính là kết quả từ những nghiên cứu thực nghiệm của cơ sinh học. Đối với Tôi, y học bằng tay phần chuẩn đoán bệnh là nguồn chỉ dẫn quan trọng trên lĩnh vực giải phẫu lâm sàng. Trong đa số các sách giáo khoa về giải phẫu, đều thiếu sự chỉ dẫn rõ ràng về phương diện giải phẫu, mỗi khi có dấu hiệu thay đổi về lâm sàng. Kể cả khi các nhà Lâm sàng không chấp nhận ý nghĩa của cơ sinh học, thì cơ sinh học vẫn đóng vai trò quan trọng trong xây dựng lý thuyết, kết hợp giữa cơ sinh học và y học bằng tay.”

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi rất cảm ơn bác Hà Uyên và bác telescolidis đã chia sẻ tài liệu này. Tôi rất muốn tìm hiểu về phương pháp này nhưng chưa có điều kiện.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lâu quá không thấy bác Hà Uyên vào dd. Không biết bác đã khỏe chưa?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính cụ Thiên Sứ

Lâu quá không thấy bác Hà Uyên vào dd. Không biết bác đã khỏe chưa?

Liêm trinh nghĩ với những người giầu lòng nhân ái như cụ Lạc tướng Hà Uyên thì mọi bệnh tật sẽ qua như cơn gió thổi. Chắc cụ đang bận hoàn thiện các đầu sách lý học Việt Nam để xuất bản đấy mà.

Kính cụ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khám cột sống

Mục tiêu:

1. Xác định các mốc giải phẫu của cột sống.

2. Khám được cột sống trên 3 phương diện:

3. Khám hình thể cột sống.

4. Khám thần kinh

5. Đọc phim X quang cột sống.

6. Chẩn đoán được một số bệnh lý thường gặp của cột sống.

1.Nhắc lại giải phẫu:

Cột sống gồm 32 đốt sống nối ghép nhau tạo nên trục của thân mình.

Các thành phần chính của đốt sống gồm có:

− Thân đốt sống.

− Bảng sống.

− Các mấu gai, mấu khớp.

− Chân cung ( cuống)

− Đĩa sống (đĩa đệm)

− Để giữ vững cột sống có hệ thống các dây chằng:

− Dây dọc trước.

− Dây dọc sau

− Dây chằng vàng.

− Dây chằng liên gai.

Cột sống chứa tuỷ sống ( thần kinh trung ương) trong ống sống và cho ra các rễ thần kinh (thần kinh ngoại biên) qua lỗ liên sống để chi phối các hoạt động của cơ thể ( cảm giác, vận động, phản xạ…) ở các đốt sống thấp tuỷ sống không nằm cùng một bặc với đốt sống cùng tên.

Cột sống được chia làm 4 đoạn:

− Cổ ( cervical: C)

− Ngực, lưng ( Thoracic: T; Dorsal: D)

− Thắt lưng ( Lumbar: L)

− Cùng ( Sacrum: S) và xương cụt ( Coccy: Co)

Các vận động cột sống gồm có:

− Cúi (gập trước)

− Ngửa

− Xoay

− Gập bên (nghiêng).

Chấn thương làm gẫy cột sống thường thường gặp nhiều ở cổ và ngực – thắt lưng.

2. Khám lâm sàng và Xquang cột sống:

Việc khám cột sống cần thực hiện theo nguyên tắc:

Theo trình tự nhất đinh: nhìn, sờ, gõ, vận động cột sống.

− Khám hình thể cột sống.

− Khám thần kinh

− Khám X quang cột sống.

2.1 Khám hình thể cột sống:

Nhìn thẳng:

− Xác định trục cột sống: là đường thẳng nối các gai sau từ C1 – giữa nếp lằn mông.

− Đánh giá sự cân bằng của khung chậu: nối 2 gai chậu trước trên, 2 gai chậu sau trên, bình thường là 2 đường thẳng.

− Đánh giá sự cân bằng của 2 vai. Khi vẹo cột sống mất bù, vai sẽ lệch nhau.

Nhìn nghiêng: khảo sát đường cong của cột sống, phát hiện gù cột sống.

Sờ:

− Xác định các vị trí các đốt sống.

− Phát hiện các biến dạng, u , gồ gai sống.

− Có thể thấy khối cơ cạnh sống co cứng.

Gõ: gõ dọc các gai sống tìm điểm đau.

2.2 Khám vận động:

− Động tác cúi.

− Động tác ưỡn ngực

− Động tác nghiêng.

− Động tác xoay.

Sờ nắn: Ấn dọc theo các gai sống hoặc dùng búa gõ phản xạ lên các gai sống: bình thường không đau.

Dồn gõ: Đấm từ đầu xuống tạo lực truyền theo trục dọc cột sống hoặc cho bệnh nhân đứng nhón gót rồi nện mạnh gót xuống sàn nhà. Bình thường không đau.

Vận động:

Có 3 cặp vận động:

− Cúi – ngửa

− Xoay (trái) – xoay (phải)

− Gập bên (trái) – gập bên (phải)

Các chỉ số bình thường:

Cột sống cổ:

− Cúi cổ: cằm chạm ức ( khoảng 45o)

− ngửa cổ: mắt nhìn thẳng trần nhà ( khoảng 45o)

− Gập bên ( nghiêng): tai – vai ( khoảng 45 – 60o)

− Xoay (trái) – xoay (phải): 45o

Cột sống lưng – thắt lưng:

− Cúi : đầu ngón tay chạm đất hoặc cách đất vài cm ( khoảng 90o). Hình dạng cột sống đều hài hoà ( trong viêm dính cột sống, cột sống thẳng đơ). Hai nửa lống ngực cong đều, ngang bằng ( trong vẹo cột sống cấu trúc hai nửa này không cân xứng)

− Gập bên ( nghiêng trái và phải): hai tay giữ mào chậu cho khung chậu đứng thẳng, cho bệnh nhân nghiêng trái và nghiêng phải. Bình thường mỗi bên khoảng 30 – 45o

− Xoay: giữ khung chậu như trên và cho bệnh nhân xoay người sang trái và sang phải. Bình thường mỗi bên khoảng 30 – 45o

2.3 Khám cột sống ở tư thế nằm:

Nằm sấp:

− Đặt bệnh nhân nằm sấp ngay ngắn trên giường phẳng, mặt úp xuống.

− Kiểm tra các mốc xương và các tiêu chuẩn khám trong tư thế đứng.

− Xác định lại trục cột sống (một số bệnh lý ở chi dưới làm lệch vẹo cột sống khi bệnh nhân đứng nhưng sẽ hết khi bệnh nhân nằm).

− Tìm các điểm đau trên gai sống.

− Sờ nắn các cơ cạnh cột sống, vuốt dọc các cơ này, bình thường cơ mềm mại, không đau, da không nổi đỏ ( khi có rối loạn dinh dưỡng, các cơ này co cứng, da nổi đỏ theo ngón tay khi vuốt)

− Ấn khớp cùng chậu hai bên và tìm các điểm đau dọc đường đi của dây thần kinh toạ (thần kinh hông to). Bình thường không đau.

Nằm ngửa:

− Đặt bệnh nhân nằm ngửa ngay ngắn trên giường phẳng. Bình thường cột sống giảm độ cong sinh lý. Không thể đút lọt bàn tay dưới thắt lưng bệnh nhân ( khi cột sống bị ưỡn quá mức sẽ đút lọt bàn tay dưới thắt lưng)

− Chú ý: Bệnh nhân bị chấn thương cột sống chỉ khám ở một tư thế nằm. Người khám phải dùng tay luồn dưới lưng bệnh nhân để tìm điểm đau, gù…

Các nghiệm pháp.

Đo chỉ số Schober:

− Bệnh nhân đứng thẳng, đánh dấu khoảng giữa gai sống L4, L5, đo lên trên một đoạn 10 cm, đánh dấu.

− Cho bệnh nhân cúi hết mức và đo lại khoảng cách trên. Bình thường có độ chênh lệch là 4 – 5 cm (trong viêm dính cột sống độ chênh lệch này < 2 cm)

Nghiệm pháp Lasegue ( straight leg raising test)

− Bệnh nhân nằm ngửa trên giường phẳng, hai chân duỗi thẳng, cổ chân trung tính.

− Người khám một tay cầm cổ chân bệnh nhân giơ cao dần chi dưới ( gấp háng thụ động, tay kia đặt trước gối giữ ở tư thế duỗi thẳng. Nâng cao dần chi dưới đến khi háng gấp 90o, chân còn lại vẫn duỗi thẳng. Bình thường không đau.

− Dấu hiệu dương tính khi háng gấp dưới 60o thì bệnh nhân cảm thấy đau buốt từ hông, mông và mặt sau đùi. Dấu hiệu này gặp trong một số bệnh lý viêm nhiễm thần kinh toạ, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, viêm các mỏm khớp cột sống, viêm khớp cùng chậu và gân các cơ sau đùi.

2.4 Khám thần kinh:

Khám vận động:

Nhớ các mốc chi phối vận động:

− Gấp háng: tuỷ và rễ ở L1 và L2

− Gấp gối: L5 – S1

− Duỗi gối: L3 – L4

Đánh giá cơ lực theo bảng:

Điểm Mức độ

0 Không co cơ

1 Co cơ không phát sinh động tác

2 Co cơ thắng trọng lượng chi

3 Co cơ không thắng được sức cản

4 Co cơ

5 Vận động bình thường.

Khám cảm giác:

Dùng vật nhọn để khám cảm giác đau, viên đá để khám cảm giác nóng lạnh.

Các mốc cảm giác cần nhớ:

− Ngang vú: T4

− Ngang rốn: T 10

− Mào chậu: T 12

− Giữa đùi: L2

− Mặt ngoài cẳng chân: L5

− Mặt ngoài bàn chân: S1

Phân loại tổn thương thần kinh theo Frankel ( 1969)

Loại Chức năng

A Mất hoàn toàn cảm giác và vận động dưới mức thương tổn.

B Còn cảm giác, mất vận động

C Còn cảm giác, cơ lực chi đạt đến 2/5

D Còn cảm giác, cơ lực chi đạt 3/5 ; 4/5

E Vận động và cảm giác bình thường.

Khám phản xạ:

− Phản xạ hành hang.

− Phản xạ cơ thắt.

− Phản xạ gân xương.

− Các hội chứng tuỷ: tuỳ vào vị trí tuỷ bị tổn thương mà biểu hiện lâm sàng khác nhau.

− Hội chứng tuỷ trung tâm: liệt đồng đều 2 bên.

− Hội chứng tuỷ trước: tổn thương sừng trước tuỷ sống, bệnh nhân bị liệt vận động nhưng vẫn còn cảm giác.

− Hội chứng tuỷ sau: có vận động nhưng mất cảm giác.

− Hội chứng đuôi ngựa: rối loạn cơ tròn và cảm giác.

2.5 Khám XQ:

Chụp XQ quy ước: đánh giá trên phim thẳng và nghiêng, xác định: khảo sát đường cong sinh lý cột sống, cột sống, vị trí tổn thương đốt sống, chiều cao thân đốt, trục dọc của cột sống, vị trí tổn thương đốt sống, chiều cao thân đốt, trục dọc của cột sống, trật đốt sống, vỡ các thành phần của đốt sống, vẹo cột sống.

Chụp tuỷ cản quang: đánh giá chèn ép tuỷ và rễ thần kinh.

Chụp cắt lớp vi tính: đánh giá chính xác tổn thương xương.

Chụp cộng hưởng từ hạt nhân: đánh giá chính xác tổn thương tuỷ và phần mềm.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay