Minh Xuân

Hành lang trao đổi các bài viết của Nhatnguyen52

136 bài viết trong chủ đề này

Vô Cực sinh Thái Cực sinh Lưỡng Nghi sinh Bát Quái sinh vạn vật.

Vạn vật khởi thủy đều không có, sau lại có, nó không từ chui ra từ Hư Vô thì từ cái gì ? Ví dụ, ăn mày tôi 100 năm trươ'c không có nhưng mấy chục năm nay thì lại có và 100 năm sau sẽ không có nữa.

- Nhưng vấn đề là: Con người từ khi có tiêng nói và chữ viết, cảm nhận đựoc dòng tộc và sống thành bộ lạc...Dần sau này lập quốc tự cai quản, kế thừa và phát triển nền văn hiến của tổ tiên để lại. Ví dụ như thời nhà nước Văn Lang 2879 TCN (trong Đại Việt sử ký toàn thư cũng có ghi phần: "Kỷ Hồng Bàng Thị") cùng với các khảo cổ được tìm thấy - vốn nó đã là những di sản - dạng vật chất hiện hữu, không còn là hư vô nữa!

Hiện nay còn dấu tích của chữ Khoa Đẩu...- chữ Việt Cổ mới phát hiện ở Phú Thọ...

- Cội nguồn của một nền văn hiến không thể tính từ giới vô cực của vũ trụ (thể hỗn thiên), mà chỉ tính được từ thời kỳ con ngừoi có thể kiểm soát được bằng ý nghĩ - tư duy. Con ngừoi tìm ra nguyên lý của vũ trụ và lập ra bát quái để dịch thuật ứng nghiệm, chứ không có nghĩa là bát quái sinh ra con người !

- P/s : về ví dụ của bạn (đoạn chữ tôi bôi màu đỏ); nói như bạn có nghĩa là bạn đang phủ nhận định luật bảo toàn vật chất. Như thế sẽ bế tắc trong việc giải thích vì sao lại có hiện tượng mà con người vẫn gọi là sự "đầu thai".

Hoặc ngắn hơn chút nữa sau khi con người chết đi nếu trở về hư vô thì không thể tồn tại việc con cháu đi "gọi hồn" người đã khuất và được thuật lại gần như nguyên trạng từ hành động, lời nói lúc còn sống...

Cũng như không thể tồn tại một Phan Thị Bích Hằng.v.v.

Thân.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bác NQN và Thiên Sứ kính mến !

Em đọc bài phân tích của bác nqn về bài thơ trong điện Thái Hòa thấy rất hay!

"Văn hiến thiên niên quốc.

Xa thư vạn lý đồ

Hồng Bàng khai tịch hậu.

Nam phục nhất Đường Ngu."

Đặc biệt là câu cuối Em vừa tra từ điển Hán - Việt, nếu các bác có bản chữ Hán hoặc Nôm về bài thơ này mà post lên đây thì tốt quá !

Em vừa tra thử mấy chữ "phục , Đường, Ngu" trong bộ từ điển Hán Việt của Thiều Chửu :

- Nếu chữ Đường mà có dạng này , thì bộ từ điển của Thiều Chửu có ghi một nghĩa (số 2) là : Họ Đường . Vua Nghiêu   họ là Đào Đường 陶唐氏  (2308 trước Tây lịch).

- Nếu chữ Ngu có dạng này , thì từ điển này có ghi một nghĩa (số 4) là : Nhà Ngu 虞  (trong khoảng 2697-2033 trước Tây lịch). Vua Thuấn   được vua Nghiêu 堯  trao ngôi vua gọi là nhà Ngu.

- Còn chữ "phục" em không biết là bài thơ đó dùng chữ phục nào vì bộ TD này có tận 11 chữ phục lận.

Nhưng em lại liên tưởng đến câu sấm trạng trình (Nguyễn Bỉnh Khiêm) ở 4 câu cuối :

"Tướng thần hệ xuất y chu

Thứ kỵ phục kiến Đường Ngu thi hành

Hiệu xưng thiên hạ thái bình

Đông tây vô sự Nam thành quốc gia"

(có tài liệu ghi là "Đông tây vô sứ nam thành quốc gia" - em cũng không rõ bản gốc khi thế nào)

Vậy thì chữ phục ở trong "Nam phục nhất Đường Ngu" có khác với chữ phục ở trong "Thứ kỵ phục kiến Đường Ngu thi hành" hay không?

Và chữ phồn thể của 2 chữ này thế nào, mong các bác nếu có tư liệu xin thông tin lại cho em nghiên cứu thử .

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Minh Xuan thân mến.

Anh viết:

Bạn Anmay thân mến,

Nếu bạn định bàn quan điểm, nhìn phải hay nhìn trái thì chẳng có gì mà bàn. Mỗi người có một quan điểm chính trị riêng. Những người làm lịch sử lại càng có cái đó rõ nét. Nhưng không phải vì thế mà những nghiên cứu của họ chẳng có nghĩa lý gì. Vì thế bạn có thể nêu quan điểm chính trị của bạn và bàn về học thuật. Còn công kích về quan điểm của người khác thì là việc vô nghĩa. Nhất là quan điểm của bạn lại không có chủ kiến về học thuật.

Theo tôi anh Anmay không nên đưa quan điểm chính trị của mình lên diễn đàn. Vì đây là diễn đàn học thuật phi chính trị. Nơi này tập hợp mọi trình độ, tôn giáo, tín ngưỡng và cả các quan điểm chính trị xã hội khác nhau và cả các thành phần xã hội khác nhau cho một mục đích chung là trao đổi học thuật liên quan đến Lý học Đông phương và cổ văn hóa sử. Bởi vậy, nội quy của diễn đàn là không thể hiện quan điểm chính trị, không xâm phạm luật pháp nước sở tại - vì nối mạng toàn cầu nên có tính quốc tế - không phân biệt chủng tộc.

Về môn lịch sử tuy gần gũi với chính trị vì nó phản ảnh thời đại, nhưng không phải chính trị. Bản chất lịch sử là phản ánh thực tại khách quan.

Anh Anmay có quyền thể hiện quan điểm của mình về cổ sử - vì giới hạn của diễn đàn chỉ nghiên cứu cổ sử - nhưng tính hợp lý và khách quan của lập luận sẽ xác định được tính đúng sai của quan điểm lịch sử của anh ta. Có thể sự phản biện không quyết liệt, nhưng mọi người sẽ tự quán xét và phân biệt tính chân lý.

Nếu một giả thiết và quan điểm lịch sử không phản ánh chân lý, mặc nhiên nó sẽ ảnh hưởng tới quan điểm chính trị của người có quan điểm đó.

Nếu nhân danh khoa học thì chúng ta còn có tranh biện. Còn nếu nhân danh chính trị thì không có tranh biện.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lang thang tứ hải viết:

Và chữ phồn thể của 2 chữ này thế nào, mong các bác nếu có tư liệu xin thông tin lại cho em nghiên cứu thử .

Tôi có ảnh chụp bản gốc của bài thơ này ở điện Thái Hòa. Tôi sẽ đưa lên mạng nay mai.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lang Thang Tử Hải thân mến.

Đây là hình chụp bài thơ nói trên trong Điện Thái Hòa - Hoàng cung Huế.

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Việt và Chăm có cùng nguồn gốc, điều này có thể thấy ở Tây Nguyên, nơi thuộc Chăm trước kia nhưng không bị ảnh hưởng của Thiên Trúc. Tây Nguyên với mái nhà sàn, con trâu, cây nêu (cây cột đâm trâu), cồng chiêng (cùng gốc với trống đồng), đàn đá, ... là hình ảnh của người Việt cổ. Nếu cùng nguồn gốc thì thống nhất lại quốc gia có gì là không hợp lý."

Cám ơn Minh Xuân nhiều ....phát hiện của anh khiến tôi rất đỗi vui mừng .

nqn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảm ơn bác Thiên Sứ đã đưa lên hình ảnh gốc của bài thơ quý báu này.

Em xin trích nghĩa theo bộ từ điển Hán Việt - Thiều Chửu, để chúng ta cùng nhau phân tích, tìm hiểu về các ý nghĩa của câu thơ cuối "Nam phục nhất Đường Ngu" :

Như em đã post nghĩa của hai từ cuối 一 唐 虞 ở bài trên, vậy - theo ý nghĩ của em - ngụ ý bài thơ nói nên một triều đại minh trị huy hoàng là thời Nghiêu Thuấn. (A)

Chữ Nam - phương nam - ngụ ý chỉ nước Nam ta (chữ như trong câu "Nam Quốc Sơn Hà Nam Đế Cư").

Chữ phục   trong bộ Td này có 11 nghĩa gồm :

1-Áo mặc. Như lễ phục 禮服  áo lễ, thường phục 常服  áo thường.

2-Mặc áo, đội. Hán Thư 漢書  : Chu Công phục thiên tử chi miện, nam diện nhi triều quần thần 周公服天子之冕, 南面而朝群臣  (Vương Mãng truyện 王莽傳) Chu Công đội mũ thiên tử, quay mặt về hướng nam hội họp các quan.

3-Áo tang, trảm thôi 斬衰, tư thôi 齊衰, đại công 大功, tiểu công 小功, ti ma 緦麻  gọi là ngũ phục 五服.

4- Phục tòng. Như bội phục 佩服  vui lòng mà theo, không bao giờ quên. Luận ngữ 論語  : Cử trực, thố chư uổng, tắc dân phục 舉直錯諸枉, 則民服  (Vi chính 為政) Đề cử người ngay thẳng, bỏ hết những người cong queo thì dân phục tùng.

5- Làm việc. Như phục quan 服官  làm việc quan, phục điền 服田  làm ruộng, v.v.

6- Đóng xe tứ mã, hai con ở hai bên đòn xe gọi là phục.

7- Uống. Như phục dược 服藥  uống thuốc.

8- Quen. Như bất phục thủy thổ 不服水土  chẳng quen đất nước.

9- Đeo.

10-Nghĩ nhớ.

11-Cái ống tên.

Chữ nhất gồm có các nghĩa sau :

1- Một, là số đứng đầu các số đếm. Phàm vật gì chỉ có một đều gọi là Nhất cả.

2- Cùng. Như sách Trung Dung nói : Cập kì thành công nhất dã 及其成工一也  nên công cùng như nhau vậy.

3- Dùng về lời nói hoặc giả thế chăng. Như vạn nhất 萬一  muôn một, nhất đán 一旦  một mai, v.v.

4- Bao quát hết thẩy. Như nhất thiết 一切  hết thẩy, nhất khái 一概  một mực như thế cả, v.v.

5- Chuyên môn về một mặt. Như nhất vị 一味  một mặt, nhất ý 一意  một ý, v.v.

- 3 chữ "Nhất Đường Ngu" em đã tạm tán nghĩa như câu (A).

- Chữ phục em hiểu nghĩa như ý số 4 và số 10 (ghi nhớ không bao giờ quên, cũng có thể là làm theo ?).

- Trong wiki dịch câu đó là "Nghiêu Thuấn vững sơn Hà" cũng có ý đúng, nhưng còn ẩn ý.

Như vậy thì em có thể đánh giá bài thơ này là một minh chứng thâu tóm Đại Việt cổ sử. Đã chứng minh thời Nghiêu Thuấn (Tương đương thời tam hoàng ngũ đế của huyền sử TQ) là một thời huy hoàng của kỷ Hồng Bàng với nhà nước Văn Lang.

Nhà nước Văn Lang khai sinh ra TQ, vì khởi trung nguyên của TQ là nhà Hạ, do Hạ Vũ - người kế nghiệp cha là Cổn. Cổn do vua Nghiêu sai đi trị thủy nhưng thất bại, Vua Thuấn - kế tục vua Nghiêu- giết Cổn, cho Hạ vũ tiếp tục nối nghiệp cha lập nên nhà Hạ (khỏi tổ của TQ ngày nay).

Em xin mạn phép có mấy ý - ý kiến cá nhân - lạm bàn cùng các bác !

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa các bạn

Tôi xin trình bày thêm những suy nghĩ về 2 từ Đường –Ngu :

Đường Ngu chỉ là ký âm Hán tự 2 từ ‘Thẳng –ngay’ của Việt ngữ , ‘thẳng ngay và cong vòng’ làm thành 1 lưỡng nghi của dịch học , cong chỉ nét cong , hình tròn của bánh Dày hay bánh Giời –trời , thẳng chỉ nét thẳng của hình vuông bánh Chưng điều này tương tự như cặp đối ‘con-thằng’ vậy , con chỉ nữ giới , thằng chỉ nam .

Thẳng→thàng→thường→Đường

Ngay→ngây→ngô→Ngu

Thường –Đường cũng chính là cách đọc khác tên nước Việt Thường trong cổ sử Việt và Hoa ( không Hán )

Ngu biến thành tên nước Ngô trong sử Hoa , Đại Ngu trong sử Việt thời Hồ qúy Ly,

Đường và Ngu chỉ có nghĩa là phương Nam theo dịch học , Đại Ngu đồng nghĩa với Đại Nam ...chứ không phải ngu xi đần độn gì ..., Hồ qúy ly cũng không phải người ‘Tàu’ , ông ta là người Bách Việt thuộc chi khác không phải chi Lạc Việt thế thôi , vì cùng dòng Bách Việt nên tiền nhân người Việt nam mới chấp nhận ông ta lên ngôi vua mà không 1 chút kỳ thị vì Đất nào cũng là đất của vua HÙNG , trong Thiên hạ ai cũng là con dân của vua HÙNG ...( Thiên hạ = lãnh thổ Bách Việt )

Khi xác định ‘Đường Ngu’ có gốc gác là ‘thẳng ngay’ tức cũng đồng thời khẳng định triều Đường và triều Ngu là 2 triều đại của lịch sử Việt hay Bách Việt nói chung không liên quan gì đến Hán tộc . .

Share this post


Link to post
Share on other sites

các bạn thân .

tôi vẫn bảo lưu ý kiến ...

câu :Hồng bàng khai tịch hậu chỉ thời dựng nước của dân ta ,

câu : Nam phục nhất Đường -Ngu nghĩa là thu phục cả cõi trời Nam ( đất Nam giao sau là Lĩnh Nam)là công của triều Đường Nghiêu Ngu Thuấn ....chỉ thời mở nước

Nhưng Nam phục nghĩa là gì không quan trọng mấy nữa vì trong ngữ cảnh của bài thơ thì "phục" nào rồi cũng quy kết về một khẳng định : Đường- Nghiêu là 2 triều đại vua 'ta'....không phải vua 'Tàu'.

nqn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lang Thang Tử Hải thân mến.

Đây là hình chụp bài thơ nói trên trong Điện Thái Hòa - Hoàng cung Huế.

Posted Image

"Văn hiến thiên niên quốc.

Xa thư vạn lý đồ

Hồng Bàng khai tịch hậu.

Nam phục nhất Đường Ngu."

Bài thơ trên hiện nằm ở Điện Thái Hòa - Cố đô Huế.

---------------

NHỮNG GÓC NHÌN ...

Trước đó có một thời kỳ lịch sử rất ngắn ngủi, chỉ tồn tại khoảng non 7 năm, nước ta lúc ấy có tên gọi là "Đại Ngu", ý là cũng ví nước ta sẽ tiếp nối rực rỡ và thịnh trị như dưới thời Nghiêu Thuấn.

Đó là một thời kỳ có những cải cách triệt để nhất chưa từng thấy trong thời phong kiến hưng quốc của nước ta. Hồ Quý Ly đã có những chính sách cải tổ quyết liệt nhằm đưa đất nước đi theo con đường mới, không theo những khuôn mẫu kiểu cũ của Nho giáo Trung Hoa. Tiếc thay những chính sách đó đã đụng chạm đến quyền lợi của những tầng lớp phong kiến quan lại thời đó, kể cả tăng lữ, vốn đã bám như gốc rễ trong suốt hàng ngàn năm không dễ gì thay đổi trong một sớm một chiều. Do vậy, mặc dù thời điểm ấy nước ta có những kỹ thuật kinh tế (kiến trúc sư trưởng của công trình Cố Cung nổi tiếng ở Bắc Kinh hiện nay là người Việt thời nhà Hồ : KTS Nguyễn An) và quân sự rất hùng mạnh, như Hồ Quý Ly từng ao ước "một đội quân hàng trăm vạn" với những ưu thế vượt trội, nhưng đã thất bại trước giặc Minh. Đó là một thất bại đau đớn nhất của lịch sử chống ngoại xâm của nước ta, về quân sự.

Có một mâu thuẫn về sự tương đồng nhưng rất khác biệt so với thời kỳ ấy là thời nhà Nguyễn. "Nam phục nhất Đường Ngu", theo nhiều diễn giải và phân tích, các triều đại nhà Nguyễn về sau nhất là vào thời Tự Đức, đã quá rập khuôn mẫu của phong kiến Nho giáo Trung Hoa. Từ các đền đài, lăng tẩm, đến các chính sách đối ngoại đều không qua khỏi hình bóng của "Thiên Triều". Mặc dù có thể hiểu được sự bế quan tỏa cảng và không chịu canh tân đất nước theo thỉnh nguyện của một số quan lại thời kỳ ấy có những nguyên nhân tế nhị (như sự nhạy cảm về tôn giáo), nhưng hệ quả của những chính sách ấy là sự tụt lùi về mọi mặt của kinh tế quốc phòng. Từ là quốc gia một thời có những đội thủy binh thuộc loại mạnh nhất khu vực (thời Trịnh, Nguyễn, hay Tây Sơn ...) trở thành nước có kỹ thuật yếu về quốc phòng. Những khẩu thần công nhà Nguyễn lúc ấy đã không ngăn được bước tiến của các tàu chiến Pháp, dù các trận chiến từ Đà Nẵng và dọc đèo Hải Vân rất kiên cường, xứng đáng là những bản anh hùng ca chống quân xâm lược.

Cả 2 thời kỳ cách nhau 400 năm có những sự tương đương đến kỳ lạ nhưng lại có những mâu thuẫn thật khó lý giải. Đáng tiếc !

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Việt và Chăm có cùng nguồn gốc, điều này có thể thấy ở Tây Nguyên, nơi thuộc Chăm trước kia nhưng không bị ảnh hưởng của Thiên Trúc. Tây Nguyên với mái nhà sàn, con trâu, cây nêu (cây cột đâm trâu), cồng chiêng (cùng gốc với trống đồng), đàn đá, ... là hình ảnh của người Việt cổ. Nếu cùng nguồn gốc thì thống nhất lại quốc gia có gì là không hợp lý."

Cám ơn Thiên Sứ nhiều ....phát hiện của anh khiến tôi rất đỗi vui mừng .

nqn

Anh Quang Nhật thân mến,

So sánh văn hóa Tây Nguyên và văn hóa Việt cổ là suy nghĩ của tôi sau khi đọc sử thuyết của anh. Xin trình bày rõ so sánh này rõ hơn một chút.

- Nhà rông Tây Nguyên: rất gần với nhà sàn của các dân tộc ở Bắc Việt và rất giống hình ảnh nhà sàn trong trống đồng.

- Cồng chiêng Tây Nguyên: có lẽ đây là một phần của văn hóa trống đồng ngày trước.

- Hình ảnh lễ hội buôn làng nhảy múa quanh đống lửa ở Tây Nguyên gợi nhớ đến hình ảnh trên trống đồng người Việt. Đống lửa tượng trưng cho mặt trời ở giữa. Theo tôi quan sát thì người Tây Nguyên khi nhảy quanh đống lửa cũng đi theo ngược chiều kim đồng hồ, giống như hình hoa văn trên trống đồng.

- Cây cột đâm trâu Tây Nguyên rất giống với cây nêu ngày Tết của người Việt. Đây là một trong những thành tựu của người Việt cổ khi biết cách dùng cột để đo bóng nắng và xác định thời gian (giờ - khắc).

- Con trâu: thật lạ khi con trâu lại là một con vật thân thuộc với người Tây Nguyên cho dù loài vật này là loài vật điển hình của vùng đất thấp chứ không phải cao nguyên. Nếu ở đồng bằng loài trâu đóng vai trò quan trọng trong sức sản xuất thì ở Tây Nguyên trâu nuôi để "chơi" (để làm thịt khi cần thiết). Như vậy có mối liên hệ rõ ràng giữa người Tây Nguyên với những người sống ở đồng bằng trước đây. Con trâu được di thực từ đồng bằng lên cao nguyên.

- Đàn đá: những bộ đàn đá ở Khánh Hòa có lẽ là di vật thời cổ, minh chứng cho một nền âm nhạc đá phát triển thời nhà Hạ (được ghi trong Kinh Thư như anh Quang Nhật đã phân tích).

Theo tôi thì người Tây Nguyên ngày nay chính là một bộ phận của người Việt cổ di rời lên miền núi sinh sống, mang theo những đặc điểm văn hóa cổ của người Việt, do địa hình cách biệt nên những đặc điểm văn hóa này vẫn giữ được cho cho tới ngày nay.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa bác Quang Nhật.!.

Thưa các bạn

Tôi xin trình bày thêm những suy nghĩ về 2 từ Đường –Ngu :

Đường Ngu chỉ là ký âm Hán tự 2 từ ‘Thẳng –ngay’ của Việt ngữ , ‘thẳng ngay và cong vòng’ làm thành 1 lưỡng nghi của dịch học , cong chỉ nét cong , hình tròn của bánh Dày hay bánh Giời –trời , thẳng chỉ nét thẳng của hình vuông bánh Chưng điều này tương tự như cặp đối ‘con-thằng’ vậy , con chỉ nữ giới , thằng chỉ nam .

Thẳng→thàng→thường→Đường

Ngay→ngây→ngô→Ngu

Thường –Đường cũng chính là cách đọc khác tên nước Việt Thường trong cổ sử Việt và Hoa ( không Hán )

Ngu biến thành tên nước Ngô trong sử Hoa , Đại Ngu trong sử Việt thời Hồ qúy Ly,

Đường và Ngu chỉ có nghĩa là phương Nam theo dịch học , Đại Ngu đồng nghĩa với Đại Nam ...chứ không phải ngu xi đần độn gì ..., Hồ qúy ly cũng không phải người ‘Tàu’ , ông ta là người Bách Việt thuộc chi khác không phải chi Lạc Việt thế thôi , vì cùng dòng Bách Việt nên tiền nhân người Việt nam mới chấp nhận ông ta lên ngôi vua mà không 1 chút kỳ thị vì Đất nào cũng là đất của vua HÙNG , trong Thiên hạ ai cũng là con dân của vua HÙNG ...( Thiên hạ = lãnh thổ Bách Việt )

Khi xác định ‘Đường Ngu’ có gốc gác là ‘thẳng ngay’ tức cũng đồng thời khẳng định triều Đường và triều Ngu là 2 triều đại của lịch sử Việt hay Bách Việt nói chung không liên quan gì đến Hán tộc . .

Ý kiến của bác thật xác đáng, em ủng hộ hoàn toàn và xin có mấy thông tin thêm :

Hồ Quý Ly có tổ tiên là Hồ Hưng Dật là người gốc ở Triết Giang - Thuộc Nam hạ lưu sông Dương Tử, phía bắc giáp Thựong Hải, phía nam giáp Phúc Kiến, phía đông giáp với biển Đông Hải - Vùng cực đông của nhà nứoc Văn Lang (phía đông giáp Đông Hải).

(Diện mạo ngừoi Phúc Kiến hiện nay rất giống ngừoi Việt Nam mình - Có lẽ do tương đồng giữa một bộ cấu trúc về nhóm gien?)

Vậy thì có thể khẳng định: người gốc bản địa ở đây thuộc Bách Việt, là một chi của họ Hùng (?) thời nhà nứoc Văn Lang.

Việt sử không liên quan đến Hán tộc - em đồng ý kiến với bác.

các bạn thân .

tôi vẫn bảo lưu ý kiến ...

câu :Hồng bàng khai tịch hậu chỉ thời dựng nước của dân ta ,

câu : Nam phục nhất Đường -Ngu nghĩa là thu phục cả cõi trời Nam ( đất Nam giao sau là Lĩnh Nam)là công của triều Đường Nghiêu Ngu Thuấn ....chỉ thời mở nước

Nhưng Nam phục nghĩa là gì không quan trọng mấy nữa vì trong ngữ cảnh của bài thơ thì "phục" nào rồi cũng quy kết về một khẳng định : Đường- Nghiêu là 2 triều đại vua 'ta'....không phải vua 'Tàu'.

nqn

Em đồng ý hoàn toàn với ý kiến này của bác :P

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính thưa các bác!

Và trong phần giải nghĩa bác NQN có viết câu: "Đại Ngu đồng nghĩa với Đại Nam ...chứ không phải ngu xi đần độn gì ..."

Em cũng khẳng định thêm cùng bác chữ "ngu" với nghĩa là "ngu xi đần đôn" thì phồn thể Hán tự nó thế này :

Chứ không phải chữ ngu trong bài thơ trên có dạng này :

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xin nêu tiếp một số ý kiến về người Chăm và nước Chăm.

Nếu nhìn trên bản đồ mà nói, cái gọi là nước Chăm thực sự không phải chỉ của dân Chăm. Phần Bắc Trung bộ (Bình Trị Thiên) rõ ràng là thuộc Việt. Ở đây chăng có di tích gì là của Chăm cả. Phần Tây Nguyên như đã phân tích ở bài trên là của cộng đồng các dân tộc có nguồn gốc Việt. Người Chăm thực sự chỉ có ở vùng đồng bằng duyên hải Nam Trung Bộ từ đèo Hải Vân đến Phan Thiết. Khu vực này so với diện tích Tây Nguyên thì chỉ nhỏ bằng 1/7-1/8.

Như anh Trần Phương đã nêu, vào thời cổ sử nước biển cao hơn so với bây giờ khoảng 4-5m. Điều này giải thích tại sao Sơn Tinh trị thủy ở tận Ba Vì, nằm xa tít bên trong đất liền. Đã là đại hồng thủy thì phải là hồng thủy biển chứ không phải lụt sông. Sông trị thủy của Sơn Tinh - Hạ Vũ tên Long Môn cho thấy đây là một cửa sông lớn đổ ra biển. Nếu sông Long Môn là sông Đà thì cửa biển thời đó chắc hẳn nằm rất sâu trong đất liền ở vùng đồng bằng Bắc bộ bây giờ. Và cũng vì thế người Việt khai quốc không phải ở đồng bằng sông Hồng mà ở đồng bằng Thanh Nghệ, nơi ít bị ngập lụt hơn.

Tương tự, vào thời đó với dải duyên hải rất hẹp của miền Nam trung bộ, chắc chắn vùng này có rất ít đất đai có thể canh tác như đồng bằng được. Mạn phía đông của Nam Trường Sơn rất dốc, hình thành các cao nguyên phía Tây ở Gia Lai, Đắc Lắc và Lâm Đồng. Nước Yên, con cháu của Viêm lang mà anh Quang Nhật viết có lẽ nằm trọn trên Tây Nguyên chứ không phải ở đồng bằng Nam trung bộ.

Tôi rất băn khoăn với câu hỏi trong cuốn "Địa đàng ở phương đông": Người Chăm từ đâu tới? Theo tác giả thì người Chăm có thể là dân Nam Đảo trên lục địa Sudanland (Indonesia và Philipin) chạy nạn hồng thủy dạt vào ven biển Nam Trung bộ Việt nam. Điều này có lẽ hợp lý hơn là người Chăm là con cháu vua Hùng vì về dân tộc học, về văn hóa người Chăm khác xa người Việt và người Tây Nguyên. Có phải đây là cuộc đổ bộ của người Thiên Trúc theo như cổ sử ghi lại?

Tóm lại, giả thuyết của tôi là: người Chăm có nguồn gốc Nam Đảo, di cư chiếm lĩnh và khai hoang vùng duyên hải Nam Trung Bộ trong đợt hồng thủy cuối cùng (thời Sơn Tinh). Còn dân gốc Việt, con cháu vua Hùng trước đó đã định cư trên vùng Tây Nguyên. Nước Chăm thực ra 70-80% là đất của người Tây Nguyên, tức người Việt.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa các bạn ,

Tôi xin nêu ý kiến về cội nguồn người Chăm :

Theo tôi thì người Chăm là con cháu dòng Hùng 100% vì :

Ngày nay dù qua biết bao biến đổi hưng suy bên cạnh dấu ấn văn hóa ấn độ ta vẫn còn tìm được nơi họ 3 dấu chỉ đặc trưng của dòng giống Hùng :

- Xử dụng trống đồng , đây là dấu chỉ quan trọng nhất vì tính cách thiêng liêng thờ cúng tổ tiên , không phải dòng giống Hùng thì chắc chắn họ không dùng loại khí cụ nghi lễ này.( đã tìm thấy nhiều trống đồng cổ trên vùng đất Chăm )

- Người Chăm tới ngày nay vẫn còn nhuộm răng đen .

- Tục ăn trầu vẫn rất phổ biến , ý nghĩa của việc ăn trầu tôi đã phân tích trong sử thuyết họ HÙNG ...là chỉ dẫn về cội nguồn xác định bởi qủe Ly và chất nước đỏ

‘nước đỏ’ chính là ‘Hồng Bang’ mà truyền thuyết viết sai thành ‘Hồng Bàng’

Câu ca dao :

Ai ơi chớ lấy kẻ LA , cái dưa thì khú cái cà thì thâm ...là chỉ dẫn cho việc có rất nhiều cuộc hôn nhân giữa 2 sắc tộc của cộng đồng Việt ...vì có nhiều cuộc hôn nhân như thế nên có người sợ bị ‘ế’ mới sáng tác câu ca dao trên để ngăn cản một cách nhẹ nhàng...

Hôn nhân là sự hoà hợp tuyệt vời tạo nên diện mạo văn hoá khúc ruột miền trung ngày nay ...mà lắm kẻ ‘xấu miệng’ gọi là sự đồng hóa ...

Kim chỉ nam còn có tên là “LA_CANH” , đầu nước đầu lửa chỉ hướng bắc và nam , người Chăm còn gọi là người LA , Canh là người Kinh theo cách gọi ngày nay là 2 đầu của 1 cây kim , chiều dài đất nước ta và địa bàn cư trú của 2 sắc tộc LA và CANH chính là kim chỉ nam đầu tiên của nhân loại vì vậy Canh và La không thể nào khác ‘giống’ được .

Các nhà ngôn ngữ học đang tranh luận về trung tâm đã phát tán ngôn ngữ Nam đảo , có 2 trường phái chính .

- một bên cho trung tâm ấy là duyên hải nam Trung quốc ngày nay , ngữ hệ Nam đảo phát tán đến miền đông nam á hải đảo qua điểm nút Đài loan .

- phái còn lại cho là duyên hải miền trung Việt nam mới đúng là trung tâm đã lan tỏa hệ ngôn ngữ Nam đảo này .

cuộc tranh luận còn đang tiếp tục nhưng qua nó ta có 1 chỉ dẫn quan trọng là chiều dịch chuyển văn hoá là từ đất liền ra hải đảo , rõ hơn là từ miền đất của người Chăm lan ra các đảo đông nam á chứ không theo chiều ngược lại .

vì những lẽ trên theo thiển ý của tôi người Chăm cũng là con chắu vua Hùng y như người Canh hay Kinh vậy .

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa anh Minh Xuân, anh Nhatnguyen52 và quý vị quan tâm,

Xin có vài dòng nhận định của tôi về người Chăm.

Quan điểm của tôi là : người Chăm không thể là hậu duệ của các cuộc di cư từ Nam Đảo đến và dừng chân "mắc kẹt" ở miền trung VN đầy nắng gió, mưa bão, ... và không tiếp tục di chuyển tiếp được, ít nhất trong khoảng thời gian cách nay hơn 2000 năm, tức trước thời điểm lập quốc của người Chăm.

Có những điều chỉ là cảm nhận chủ quan nên chưa tiện nói ra, đó là cho dù về mặt ngữ hệ của người Chăm có tương đồng với ngữ hệ các dân tộc ở Nam Đảo nhưng nếu là ở các hải đảo di cư đến thì các dân tộc ở các hải đảo không thể chỉ có người Chăm, và văn hóa Chăm thời hưng quốc mang đậm bản sắc sự kế thừa từ một nền văn hiến lâu đời của văn minh lục địa. Còn về ngữ hệ, hướng giải thích hợp lý hơn là có sự giao thoa trong dòng chảy của văn hóa các dân tộc Đông Nam Á, vốn đa dạng về sắc tộc, song điều quan trọng nhất để tôi có thể khẳng định quan điểm của mình là : người Chăm chính là chủ nhân của văn hóa Sa Huỳnh với những dòng sản phẩm gốm sứ, thạp đồng, ... có niên đại cách nay hơn 4000 năm mà một trong những đặc trưng cơ bản của dòng văn hóa này là hình thức mộ chum :

http://www.lyhocdongphuong.org.vn/News/03/...at-Viet/9/1461/

Trong cuốn "Địa đàng phương đông", tác giả Stephen Oppenheimer đã cho rằng chính văn minh Đông Nam Á cổ đại mới là cái nôi của triết lý phương Đông và là tác nhân tạo ra nền văn minh Trung Hoa ngày nay. Theo tác giả, toàn bộ vùng biển đảo và lục địa của khu vực Đông Nam Á vốn trước là một tiểu lục địa đã bị nhấn chìm trong nước biển cách nay khoảng hơn 10000 năm. Theo tôi, điều này sẽ là sự lý giải hợp lý các nghi vấn về ngữ hệ người Chăm và các dân tộc ở Nam Đảo phải chăng có cùng nguồn gốc (!).

Cũng xin đặt lại vấn đề về luồng di cư các tộc Việt cổ của một số nhà nghiên cứu :

1. Tương tự như tác giả sách "Địa đàng phương Đông", nhà nghiên cứu Hà Văn Thùy cho rằng tộc Việt cổ từ hướng Đông Nam Á đã bắc tiến và từng là chủ nhân của văn minh Hoa Hạ, qua các cuộc chiến và hủy diệt về sau, người Việt đã rút dần xuống và quay trở lại chính mảnh đất của mình (Việt Trì).

2. Ngược lại với giả thuyết trên, quan điểm của anh Thiên Sứ cho rằng người Việt, sau thảm họa hủy diệt của một nền văn minh toàn cầu (cũng cách nay khoảng 10000 năm), đã từng đông tiến và lập quốc (nhà nước Văn Lang) với một nền văn minh rực rỡ cũng chính là chủ nhân của triết lý phương đông và tiếp tục nam tiến đến vùng bắc bộ ngày nay.

....................

Dù thế nào đi nữa, có thể do thận trọng, cũng chưa thấy ai đặt vấn đề lý giải sự có mặt và nguồn gốc của người Chăm. Do vậy cũng xin có vài nhận định mà bản thân tôi sưu tầm được :

- Các gia đình người Chăm từ xa xưa vốn theo thị tộc, tức mẫu hệ, nhưng trong gia đình và xã hội nhất là người đúng đầu quốc gia, nam giới luôn đóng vai trò chủ đạo. Điều này lý giải rất rõ rằng : nền tảng triết lý luôn đề cao và coi trọng phụ nữ của các dân tộc phương nam mà chúng ta có thể thấy hầu hết các vùng miền chẳng hạn như Gia Rai, Bana, Ede, ... ở Tây Nguyên hay Thái, Tày, Nùng, ... ở tây Bắc, ...

- Về quan niệm vũ trụ quan, người Chăm rất coi trọng triết lý Âm Dương, trong văn hóa tín ngưỡng hay ở các đền tháp của người Chăm thì vị trí của Âm Dương luôn được đặt ở trung tâm mà sự thể hiện đó được cụ thể hóa qua 2 linh vật tín ngưỡng là Linga và Yoni (2 sinh thực khí nam và nữ). Đây cũng chính là loại hình văn hóa tín ngưỡng phồn thực mà chúng ta có thể thấy trong văn hóa Việt cổ từ xa xưa như : đánh trống Đồng (đánh trống Đồng đúng cách nhất là dùng dùi đồng cao và dộng từ trên xuống chứ không phải đánh bằng dùi trống thông thường), một sự tương đồng nữa đó là cách thức giã gạo của các dân tộc tây nguyên mà sinh thực khí thể hiện chính là cái cối - cái chày, ...

- Tuy văn hóa Chăm là sự tiếp nhận các loại tín ngưỡng khác nhau như Hindu hay đạo Hồi, nhưng qua sự tiếp xúc với những người bạn Chăm, tôi được biết rằng đạo quan trọng nhất của họ chính là thờ gia tiên, những vị thần trong tín ngưỡng của họ đều là những bậc công thần trong việc phát triển văn hóa cộng đồng như vua hay các vị tướng anh hùng, ... những nhân vật có thật trong lịch sử phát triển của người Chăm.

..........

Còn rất nhiều bí ẩn nữa của người Chăm mà tôi chưa thể nói hết trong bài viết này. Chẳng hạn, việc dùng gạch trong xây dựng thay vì dùng đá như các dân tộc cổ thời phong kiến khác cho thấy xã hội người Chăm đã tiến một bậc về văn minh. Dùng gạch chẳng những giải phóng sức lao động cho con người (gạch xây của người Chăm rất nhẹ, nhẹ hơn gạch nung bây giờ nhiều) mà còn cho thấy những kỹ thuật siêu việt khi các công trình bằng gạch ấy có sức chịu nhiệt và bền bỉ đến kỳ lạ. Còn một việc nữa mà tôi đang quan tâm chưa thể chia sẻ tiếp trong bài này : đó là sự liên hệ giữa thời điểm công trình thánh địa Mỹ Sơn với sự tương đồng của các công trình cổ của người Maya : tại sao các công trình tầm cỡ kinh đô này lại được xây tít trong rừng sâu mà xung quanh chẳng có con sông nào (?!), và không phải ngẫu nhiên mà các đền tháp của người Chăm đều chọn ở vùng đất cao nhất, tức đồi núi, bởi các công trình này có liên quan đến một tinh tú nào đó trên bầu trời mà qua hàng ngàn năm sự dịch chuyển không đáng kể (?!) và tại sao người Chăm bây giờ không biết kỹ thuật xây tháp (đến giờ này tôi còn nhớ như in nụ cười chúm chím nhưng đầy bí ẩn của một cô bé PTTH người Chăm khi tôi hỏi câu này : các tháp tư mọc lên đó) (?!)

Đôi lời góp nhặt cùng quý anh chị em.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Có lẽ xin nói rõ hơn vấn đề này trong nghi vấn của tôi :

Sự liên hệ giữa thời điểm công trình thánh địa Mỹ Sơn với sự tương đồng của các công trình cổ của người Maya : tại sao các công trình tầm cỡ kinh đô này lại được xây tít trong rừng sâu mà xung quanh chẳng có con sông nào (?!)

Các công trình đồ sộ và kỳ vĩ của văn minh Maya, những thành phố mang tầm vóc của kinh đô, có một điểm lạ là nó được xây dựng tít trong các khu rừng rậm bạt ngàn ở Châu Mỹ, điều này hơi phản văn minh vì hầu hết các nền văn minh cổ đại trên thế giới đều gắn liền với các dòng sông sông lớn như : văn minh sông Nil, sông Lưỡng Hà, sông Hằng, sông Hoàng Hà, hay Dương Tử, ... trong khi các thành phố của người Maya lại không có một con sông nào bao quanh (!) Điều này cũng thể hiện rõ là người ta đã phát hiện rất nhiều những bể chứa nước nhân tạo (của người Maya) xung quanh các công trình để phục vụ việc sử dụng nước. Chính vì điểm này mà tôi mới thấy có sự liên hệ với công trình thánh địa Mỹ Sơn của người Chăm (công trình này được xây dựng cùng thời với sự hưng quốc của người Maya - khoảng nửa đầu thiên niên kỷ I sau công nguyên), tuy nhiên có một điểm khác là : người Chăm hiện nay ở VN chính là hậu duệ của của văn minh Champa ngày xưa (qua các văn hóa lối sống và tín ngưỡng cộng đồng có thể minh chứng không thể chối cãi việc này) nhưng những thổ dân da đỏ (tạm gọi vậy, thực ra không có chủng người da đỏ, việc này sẽ bàn sau) mà người Châu Âu đã gặp khi phát hiện ra châu Mỹ thế kỷ 15 và vẫn tồn tại đến ngày nay có thể không phải là hậu duệ của văn minh Maya. Đây là một điều mà tôi đã nghi vấn từ lâu nhưng chưa tiện nói ra bởi chẳng tìm được lý lẽ hợp lý nào để giải thích rằng : tại sao người Maya lại từ bỏ văn minh của mình để trở lại cuộc sống bộ lạc lạc hậu ?

Tuy nhiên, cũng phải bình tâm mà suy xét rằng, sau sự thống trị 1000 năm Bắc thuộc, lịch sử gần 1000 năm về sau đầy biến động với các cuộc chiến của các triều đại phong kiến Đại Việt - Chiêm Thành đã làm vùi lấp quá nhiều những tinh hoa vốn có của người Chăm, có thể có rất nhiều giá trị đã bị thất truyền. Bởi vậy, dù gì cho đến ngày nay, những giá trị vật chất và tín ngưỡng của văn hóa Chăm vẫn là một dấu hỏi lớn không dễ gì giải mã : "BÍ ẨN CHĂMPA ?"

Cũng xin có vài lời với anh Anmay, anh viết (với anh Thiên Sứ):

Bây giờ mà cháu bảo với người dân tộc anh em là ờ trước đây anh cũng là con dân vua Hùng tôi đấy, thì xin lỗi bác, họ oánh cho cháu nát xác.

Nếu như không nhìn nhận đúng và trân trọng đối với bản sắc của từng dân tộc, thiếu thận trọng khi phán xét lịch sử, ... thì chắc bị "oánh nát xác" là đúng rồi :D Những cụm từ trong truyền thuyết "Con rồng cháu tiên" như : "bọc trăm trứng", "trăm con xuống biển, trăm con lên rừng", "con Lạc cháu Hồng", "con cháu Hùng Vương dựng nước", ... chẳng qua là ông cha ta đã sử dụng truyền thuyết để sau này chúng ta lý giải do đâu mà - sau các cuộc thôn tính và hủy diệt của các tập đoàn phong kiến phương bắc hiếu chiến - đã có sự thành lập và tồn tại một loạt các quốc gia với những dân tộc và bản sắc khác nhau, nhưng lại có một sự tương đồng trong văn hóa lối sống. Thiết nghĩ, cũng nên thận trọng khi nói tất cả là "con dân vua Hùng tôi", đó là cần thiết và tôn trọng khách quan của lịch sử, nhưng cái gì trong quá khứ đã tạo nên những sự tương đồng này ?

Còn việc này mà anh Anmay đã nêu :

Toàn bộ vùng lãnh thổ Bắc Việt Nam ngày nay chính là nơi rút lui cuối cùng của giòng giống Lạc Việt. Tại nơi đây, tổ tiên đã khôi phục lại một số địa danh non nước cũ - một thời ở Nam Dương Tử - trong cổ sử và các sự tích lịch sử văn hóa liên quan. Khi đất nước Việt bị xâm lược lần thứ hai - 43 AC - với sự tàn khốc của đội quân Mã Viện, người Việt đã di tản đi khắp nơi: Nhiều nhất là Nhật Bản, Đài Loan, một bộ phận nhỏ xuống Nam Triều Tiên, Thái Lan, Philipppin và In do. Điều này giải thích dấu ấn của văn hiến Việt để lại ở nới này. (Thiên Sứ)

anmay thấy điểm này có vẻ miễn cưỡng quá, Nhật bản, đài loan, nam triều tiên, thái lan, philippin và Indo khác với ta còn hơn là ta khác với Trung Quốc nữa

Những nhận xét này thì không lạ gì, những sự việc "khác xa" đó chẳng qua cũng như sự khác nhau giữa người Kinh và các dân tộc khác ở ngay trên đất Việt Nam. Cụ thể là nhiều khi ở TPHCM, người ta gặp những người dân tộc Tây Nguyên xuống để mua bán trao đổi hàng hóa hoặc những đứa trẻ người dân tộc Stieng lang thang trên phố mà cứ tưởng là người ... Campuchia hay Philippins, Indo ...

Vài lời nông cạn xin chia sẻ với quý vị.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bạn Trần Phương và các bạn thân.

"Thiết nghĩ, cũng nên thận trọng khi nói tất cả là "con dân vua Hùng tôi", đó là cần thiết và tôn trọng khách quan của lịch sử, nhưng cái gì trong quá khứ đã tạo nên những sự tương đồng này ? "

chính vì tôn trọng sự khách quan của lịch sử nên mới có 'sử thuyết họ HÙNG'

Điều đáng sợ...là cái hiểu nửa vời ,mong các bạn đọc hết-hiểu rõ ý của người viết ...tránh ngộ nhận đáng tiếc .

xin nhấn mạnh ...Bách Việt ở Hoa nam là chuyện của qúa khứ hơn ngàn năm trước ...nếu ngay lúc này mà còn có thể mở miệng gọi tiếng anh em ...thì bao người chẳng cần hao tốn công sức giấy mực để bới đống tro tàn làm chi....

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa các bạn ,

có người hỏi tôi ...mục tiêu theo đuổi khi viết Sử thuyết họ HÙNG ?

Sử thuyết họ HÙNG nhằm những mục tiêu chính :

-xác định nguồn gốc tổ tiên ông bà của người Việt hiện nay để thờ cúng theo đạo hiếu , gột rửa đi tội 'chửi cha mắng mẹ' mà xưa nay do bị bịt mắt lừa gạt nên đã lỡ phạm ...( như nguyền rủa Hoàng đế vì ...tội đã đánh Viêm đế chiếm nước của tổ tiên Việt ....)

-khôi phục sự Hùng Tráng trong con cháu họ HÙNG đúng như tầm cỡ mà cha ông đã dùng mồ hôi và xương máu tạo dựng nên . tương lai ...không thể có cộng đồng Việt HÙNG TRÁNG nếu không có người Việt Hùng tráng.

-tạo nên cái nhìn mới về các sắc tộc ở Việt nam và Đông nam á để anh em nhìn nhau trong tình máu mủ ruột thịt , liên kết chặt hơn xẻ chia nâng đỡ nhau nhiều hơn .

-Minh định trước nhân loại những thành tựu trí tuệ của tiền nhân người Việt , xác định chủ nhân của nền văn minh hiện đang được biết tới dưới tên gọi văn minh trung hoa để từ đó người Việt kế thừa và phát huy khiến nó ngày một tỏa sáng hơn nữa , quyết tâm chống lại sự tái 'chiếm đoạt' như đã từng xảy ra trong qúa khứ .( hiện người Tàu đã ngang nhiên gọi đông y là Trung y và họ đang muốn đăng ký độc quyền nhãn hiệu ...)

nqn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Những thổ dân da đỏ (tạm gọi vậy, thực ra không có chủng người da đỏ, việc này sẽ bàn sau) mà người Châu Âu đã gặp khi phát hiện ra châu Mỹ thế kỷ 15 và vẫn tồn tại đến ngày nay, có thể không phải là hậu duệ của văn minh Maya.

Đây là một điều mà tôi đã nghi vấn từ lâu nhưng chưa tiện nói ra bởi chẳng tìm được lý lẽ hợp lý nào để giải thích rằng : tại sao người Maya lại từ bỏ văn minh của mình để trở lại cuộc sống bộ lạc lạc hậu ?

Thật là ý tưởng tuyệt vời chứng tỏ một tư duy xuất sắc.

Cảm ơn anh Trần Phương.

Hiện nay, rất nhiều nhà khoa học có chức danh, nhưng với tư duy trực quan đơn giản, chỉ thấy đâu nói đó. Đào được di sản ở đâu thì bảo người dân ở đó chính là chủ nhân của di sản đào được. Bởi vậy thời Hùng Vương thì chỉ ở đồng bằng sông Hồng - Vì người Việt hiện nay ở đồng bằng sông Hồng - Nền văn minh Maya thì của người da đỏ vì người da đỏ sống ở đấy.....

Bởi vậy, nó mới đẻ ra một cái nhận thức quái gở "Thời Hùng Vương là liên minh 15 bộ lạc" với "những người dân ở trần đóng khố". Hậu quả khốn nạn của nó là bài viết của người Trung Quốc hiện nay về biên giới liên quan đến lịch sử mà Công Minh đã đưa lên.

Bởi vì tôi có quá nhiều ý tưởng chi phối tư duy, nên không còn thời gian để ý đến việc khác không trực tiếp tới nguồn gốc cổ sử Việt. Nhưng tôi khẳng định ý tưởng của anh Trần Phương hoàn toàn chính xác.Vấn đề còn lại là diễn đạt ý tưởng đó một cách hợp lý.

Anh có thể cứ viết theo thuận tự ý nghĩ về các luận cứ của mình và những dẫn chứng, minh họa, tôi sẽ cùng anh biên soạn lại.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xin có vài dòng đóng góp : (Theo suy nghĩ của tôi)

Xưa kia (trước thời điểm 2879TCN), có 1 triều đại Thần Nông gồm 6 đời vua (đóng đô ở vùng Tứ Xuyên Thành Đô ngày nay).

Vua thứ tư là Đế Minh chia thiên hạ làm hai, triều đại Thần Nông cai quản vùng phía bắc Ngũ lĩnh, Kinh Dương Vương Lộc Tục làm vua vùng phía nam Ngũ lĩnh.

Vua Kinh Dương tuân lệnh Đế Minh thành lập một "Liên Bang" bao gồm các nước nhỏ vốn đã tồn tại ở vùng Lĩnh Nam từ lâu. Một vài nước ngoài biên không tham gia "Liên Bang", bao gồm Ai Lao, Chiêm Thành, Phù Nam,...Nhưng tất cả đều là Bách Việt. Vua Lạc Long Sùng Lãm mở rộng "Liên Bang" bằng cách sáp nhập tiểu quốc "Động Đình Hồ" của Ông ngoại Ngài.

"Liên Bang" của vua Lạc Long chính thức mang tên Văn Lang. "Lang" là đạo Lang, hay đạo Lương, là tôn giáo chính thống của người Bách Việt. "Văn" là biểu tượng của đạo Lang, cũng như chữ Vạn của đạo Phật, hay cây thánh giá của đạo Thiên Chúa.

Lại nói về triều đại Thần Nông, đời thứ sáu, Đế Lai, xảy ra chiến tranh với Hiên Viên Hoàng Đế, Đế Lai tử trận, triều Thần Nông mất, lãnh thổ của triều Thần Nông (cũng là một liên bang) rơi vào tay Hoàng Đế. Cho đến thời nhà Hạ, kinh đô vẫn là Thành Đô. Nhà Hạ dời đô sang Trùng Khánh, rồi các triều đại về sau dời đô dần dần về phía đông.Liên Bang này dần dần tan rã vào cuối thời nhà Chu, các nước nhỏ tách ra khỏi Liên Bang lại đánh nhau, đó là thời Xuân Thu - Chiến Quốc. Tại Thành Đô lại thành lập một nước Thục. Nước Thục này mất vào tay Tần Thủy Hoàng, khi Tần Thủy Hoàng tái thống nhất Liên bang. Nước Thục này về sau còn thành lập rồi lại mất 2 lần nữa.

Tần Thủy Hoàng muốn thống nhất cả thiên hạ, nên đem quân đánh nước Ba, cũng chính là liên bang Văn Lang.

Vua Hùng của nước Văn Lang lúc này lại chủ quan, coi thường Tần Thủy Hoàng, nên bị Hội đồng Liên Bang (gồm các Lạc Hầu, Lạc Tướng) phế truất, Lạc Tướng Tây Vu là Thục Phán được bầu làm Vua mới của Liên Bang. Liên Bang vẫn mang tên Văn Lang. Vua An Dương Thục Phán "sáng tác" ra một từ mới để gọi Quốc gia của mình. Đó là từ "... ...". Từ "... ..." được ghi âm bằng 2 chữ Nho (dĩ nhiên là sau khi vua An Dương mất, chữ Khoa Đẩu bị cấm). Sau này, người ta tìm thấy 2 chữ Nho này, người ta đọc là "Âu Lạc". Còn trong Tiếng Việt, từ "... ..." lại biến âm thành "Đất Nước".

Xin tạm ngưng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quan điểm của tôi về nghiên cứu cổ sử cho rằng:

Thời cổ sử của nhiều dân tộc - không riêng gì Việt tộc thiệt thòi hơn nhiều vì bị đô hộ cả hàng ngàn năm - hầu hết là khuyết sử và được truyền lại với hình thức truyền thuyết. Nhưng không thể vì thế mà không có một thực tế lịch sử đã tồn tại. Bởi vậy, những người quan tâm có thể đặt ra nhiều giả thuyết. Thâm chí nếu nói quá đáng một chút là có thể đặt giả thuyết nhân danh Thượng Đế. Nhưng một giả thuyết chỉ được coi là đúng nếu nó đáp ứng nhưng tiêu chí khoa học khi nó nhân danh khoa học. Bản văn lịch sử, di vật khảo cổ, di sản văn hóa phi vật thể và các công cụ kỹ thuật khác ...vv....chỉ là phương tiện để minh chứng cho một giả thuyết hay là điều kiện để đặt ra cho một giả thuyết. Chứ tự thân nó không phải là yếu tố duy nhất minh chứng cho lịch sử.

Trên cơ sở tiêu chí khoa học - thì dứt khoát quan điểm phủ nhận truyền thống văn hóa sử Việt trải gần 5000 năm văn hiến là một sai lầm. Tôi đã chứng minh điều này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhân đọc ngoài trang chủ thấy có bài viết về văn hóa Sa Huỳnh. Hôm nay xin được tiếp tục với chủ đề này bằng một bài viết liên quan (tôi có nhấn mạnh một số ý) :

100 năm mới chỉ biết "vẻ ngoài" của văn hoá Sa Huỳnh

Cập nhật: 08/07/2009 - 21:39 - Nguồn: VietNamNet.vn

Ta mới chỉ biết về "bề ngoài" của văn hóa Sa Huỳnh, còn cơ cấu đời sống của cư dân Sa Huỳnh biến chuyển ra sao để đạt tới nhà nước cổ đại Chămpa... vẫn là những khoảng trống lớn.

Posted ImageMộ chum tại di chỉ Tam Mỹ - Quảng Nam.

Sáng 8/7/2009, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam phối hợp với Viện Khảo cổ học và Bảo tàng nhân học khai trương trưng bày chuyên đề: “Sa Huỳnh – 100 năm phát hiện, nghiên cứu”.

Trưng bày tập hợp hơn 100 hiện vật tiêu biểu, được lựa chọn từ nhiều cuộc khai quật khảo cổ học trong những năm gần đây

Những hiện vật đầu tiên của văn hóa Sa Huỳnh được phát hiện tại đầm muối Sa Huỳnh (Đức Phổ, Quảng Ngãi) vào năm 1909. Từ đó đến nay, các nhà khoa học, khảo cổ học trong và ngoài nước đã phát hiện ngót 80 di chỉ văn hóa Sa Huỳnh, hàng chục địa điểm đã được nghiên cứu khai quật trên địa bàn từ Hà Tĩnh tới lưu vực sông Đồng Nai (theo trục Bắc - Nam) và từ Đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) đến Tây Nguyên theo trục Đông - Tây.

Posted ImageMộ chum hình cầu tại di chỉ Bãi Cọi (Nghi Xuân- Hà Tĩnh)

Độc đáo nhất là bộ sưu tập mộ chum đa dạng về kiểu dáng (hình trụ, hình trứng, hình cầu, chum lồng nhau...), kích thước (chum lớn nhất có chiều cao tới 1,8m đường kính 1m). Đặc biệt là chiếc chum mai táng hình trái đào mới được phát hiện vào cuối năm 2008 tại di tích Bãi Cọi (Xuân Viên, Nghi Xuân, Hà Tĩnh). Chính cuộc khai quật di tích này đã làm thay đổi nhận thức trước đây khi lấy đèo Ngang (Quảng Bình) làm ranh giới phân bố giữa văn hóa Sa Huỳnh và văn hóa Đông Sơn.

Hiện vẫn tồn tại 3 giả thuyết: hoặc Bãi Cọi là gạch nối giữa Đông Sơn - Sa Huỳnh, hoặc Bãi Cọi thuộc không gian Sa Huỳnh, hoặc... Bãi Cọi có những yếu tố kiến tạo nền văn hóa riêng (sẽ gọi là văn hóa Bãi Cọi).

Các di vật của văn hóa Sa Huỳnh phần lớn là các đồ tùy táng được chôn theo các ngôi mộ, gồm đồ gốm, công cụ đá, sắt, đồng và đồ trang sức. Khuyên tai hai đầu thú, khuyên tai ba mấu bằng đá và thủy tinh thể hiện óc sáng tạo của cư dân Sa Huỳnh. Về chuỗi hạt trang sức bằng mã não, nhiều ý kiến cho rằng nó có nguồn gốc từ Ấn Độ và nó thể hiện mối quan hệ buôn bán với thế giới bên ngoài của cư dân Sa Huỳnh (?!).

Posted Image

Tuy đã đạt được những nhận thức mới về văn hóa Sa Huỳnh, nhưng như lời ông Phạm Quốc Quân, GĐ Bảo tàng Lịch sử VN thừa nhận, khi chuẩn bị cho trưng bày mới thấy hiện vật còn nhiều thiếu hụt, so với hai nền văn hóa cổ đại Đông Sơn (ở miền Bắc) và Óc Eo (ở miền Nam).

Ta mới chỉ biết về "bề ngoài" của văn hóa Sa Huỳnh, còn cơ cấu đời sống của cư dân Sa Huỳnh biến chuyển ra sao để đạt tới nhà nước cổ đại Chămpa v.v... vẫn là những khoảng trống lớn, cần được tập trung nghiên cứu để làm hiện rõ diện mạo.

Ông Quân cũng khẳng định, sau khi mở rộng nghiên cứu thì sẽ có đề xuất bảo tồn khu di chỉ Bãi Cọi, vốn đang bị phá hủy trầm trọng, lại nằm trong vùng bị khai thác cát rất mạnh mẽ. Các nhà khoa học sẽ đề nghị Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch nên làm việc với các cơ quan ban ngành để nắn con đường, không để chạy thẳng qua khu di chỉ.

Những người tha thiết với văn hóa cổ còn mong muốn sẽ tiến tới thành lập 3 bảo tàng chuyên đề ở 3 miền để tôn vinh 3 nền văn hóa cổ: Đông Sơn, Sa Huỳnh, Óc Eo.

Khánh Linh (theo Vietnamnet)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ta mới chỉ biết về "bề ngoài" của văn hóa Sa Huỳnh, còn cơ cấu đời sống của cư dân Sa Huỳnh biến chuyển ra sao để đạt tới nhà nước cổ đại Chămpa v.v... vẫn là những khoảng trống lớn, cần được tập trung nghiên cứu để làm hiện rõ diện mạo.

Theo tôi thì một trong những sai lầm lớn nhất, nhưng dễ được con người công nhận nhất - vì khả năng tư duy trừu tượng chưa tiến hóa - chính là:

Đào được di vật ở đâu thì nền văn minh sau đó sẽ chỉ là sự tiếp tục phát triển của nền văn minh có di vật đào được. Lập luận trên - phần in đậm - chính là hệ quả của loại tư duy này.

Đây cũng chính là phương pháp nhìn của cái " Hầu hết những nhà khoa học trong nước" và cái gọi là "Cộng đồng khoa học quốc tế" về cội nguồn dân tộc Việt chí là một "Liên minh bộ lạc" với những người dân "ở trần đóng khố" - khi họ tìm thấy những di sản dụng cụ đồ đá của những bầy người nguyên thủy cách đây hàng vạn năm ở di chỉ Núi Đọ, rồi đồ đồng...vv.. thế là họ cho rằng: Dân tộc Việt hiện nay là quá trình tiến hóa hàng van năm của người nguyên thủy đã sinh sống nơi đây. Tương tự như vậy - cái tư duy trừu tượng chưa tiến hóa này lại nhận xét cho rằng:

Cư dân Sa Huỳng - mà di sản là mộ chum tìm thấy chính là tiền thân nguồn côi của nền văn hóa Chăm pa. Họ đã mắc một sai lầm rất lớn ngay trong tiêu chí của việc nghiên cứu lịch sử xã hội là: Một nền văn minh chỉ phát triển khi có giao lưu văn hóa. Chưa nói đến khả năng những sự hiện hữu của văn hóa Champa rất có khả năng là do một dân tộc khác sau này do di dân đem đến Sa huỳnh.

Nếu tôi có tiền, tôi sẽ đặt mua một con robot chuyên nghiên cứu về lịch sử. Việc này sẽ bảo đảm tính khách quan khoa học. Híc.

Cũng may mà bài viết của do anh Trần Phương giới thiệu không ghi tác giả. Nên tôi mạnh dạn phát biểu vô tư, chứ nếu ghi tác giả là ông A, ông B, đụng vào sẽ phạm húy thì chắc tôi cũng im ngay. Tôi vốn có bà con với "Hèn đại nhân" (Nhân vật trong chuyện của Lê Đạt).

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cũng may mà bài viết của do anh Trần Phương giới thiệu không ghi tác giả.

Anh Thiên Sứ ơi, bài viết tôi giới thiệu ở trên chỉ là một bài báo trên Vietnamnet, tôi có chỉ rõ nguồn và tên phóng viên mà :lol:

Những sản vật khảo cổ khai quật được tự nó nói lên điều gì ? Thưa rằng : nó phản ánh một cách khách quan cuộc sống của những cư dân tại vùng đất đó ở những thời điểm lịch sử nhất định, dĩ nhiên là có sự giao lưu văn hóa. Tiêu chí đầu tiên để xác định chủ nhân của chúng, không loại bỏ sự việc các di dân từ nơi khác mang đến, là dựa vào phong tục tập quán của cuộc sống cư dân bản địa trên cơ sở kết hợp với sự giao thoa với các nền văn hóa khác ở từng thời điểm khác nhau trong chuỗi biến thiên của từng thời kỳ lịch sử.

Theo tôi, người Chăm ở VN hiện nay (và cả một số dân tộc khác ở Tây Nguyên) thực sự là chủ nhân của văn hóa Sa Huỳnh. Điều này thể hiện qua văn hóa lối sống của người Chăm từ vật chất đến tín ngưỡng. Người Chăm có hệ thống chữ viết riêng, có đồ gốm với những giá trị tinh hoa từ lâu đời, những thạp gốm ở Bàu Trúc có những nét kiểu cách khá giống với những mộ chum ở trên, nhưng có lẽ theo thời gian, cùng với những tiến bộ xã hội mà hình thức dùng mộ chum để mai táng không còn nữa, ...

Nhưng tôi đồng ý với anh Thiên Sứ rằng : không nên chỉ dựa vào những di chỉ khảo cổ mà sớm đánh giá sự tiến hóa của cả một nền văn minh trong quá khứ chỉ theo những cổ vật đã khai quật được. Trong Topic "Tiếng vọng của một nền văn minh đã mất" tôi có giới thiệu một bài viết khá hay của nhà nghiên cứu khảo cổ học PGS-TS Trịnh Sinh trên báo Lao Động khi nói về văn hóa Đông Sơn, cùng với cư dân Sa Huỳnh, từ lâu đã có sự giao lưu với toàn vùng Đông Nam Á và từng là chủ nhân cả vùng biển Đông rộng lớn. Nhưng chính PGS-TS Trịnh Sinh cũng chưa ra được vòng luẩn quẩn theo lối mòn cũ : đó là nếu chỉ xác định niên đại của các di chỉ khảo cổ thì những di vật của văn hóa Sa Huỳnh (ít nhất cũng hơn 4000 năm, điều này thì bản thân cá nhân tôi xác định - TP.) có niên đại còn lâu hơn cả văn hóa Đông Sơn khi mà cho đến nay các nghiên cứu đều thống nhất niên đại của văn hóa Đông Sơn chỉ khoảng gần 1000 năm trước công nguyên (!) Vì vậy, quan điểm của PGS-TS Trịnh Sinh về thời điểm nhà nước đầu tiên của nước ta "thực chất chỉ là một nhà nước sơ khai" với những người dân "ở trần đóng khố" như anh Thiên Sứ vẫn nhắc đi nhắc lại, và như vậy thì càng không thể lý giải được sự liên tục và phát triển của cư dân Sa Huỳnh cũng như người Chăm trong cổ sử, như ở đoạn này cũng trong báo Lao Động :

Nhà nước Văn Lang của Vua Hùng là nhà nước sơ khai, cùng một dạng như nhà nước Điền Việt hay Mân Việt, Nam Việt trong khối Bách Việt ở Hoa Nam, Trung Quốc. ...........

............

Về mặt phục trang, nếu như sử gia Tư Mã Thiên (sinh năm 145 trước Công nguyên) có miêu tả trong "Sử ký" của mình đoạn về cách ăn mặc của người Việt cổ là: Âu Lạc là nước trần truồng mà cũng xưng vương với đầy hàm ý miệt thị, thì trước thời Âu Lạc, khảo cổ đã cho thấy cư dân Hùng Vương đã biết dệt vải (dấu vết vải gai tìm được trong mộ), tìm được dọi xe sợi.

Họ cũng đã tạo ra được bộ váy đẹp cho người phụ nữ (tượng phụ nữ trên cán dao găm) hoặc đàn ông thì đóng khố.

http://www.laodong.com.vn/Home/Thoi-Hung-V.../132842.laodong

Tôi chỉ đặt một vấn đề đơn giản về nhu cầu tối thiểu của con người : nếu người phụ nữ không có "váy" hoặc đàn ông không có "khố" thì sẽ như thế nào ?

Theo quan điểm của tôi thì người Chăm trong cổ sử chính là một nhánh của Bách Việt ở phương nam. Nhưng với những điều kiện đặc thù về khí hậu thời tiết của từng vùng đất mà có những khác biệt với những cư dân ở các vùng đất khác, như cư dân vùng đồng bằng Bắc Bộ, cùng với những biến thiên của lịch sử về sau và nhất là khi họ lập quốc vào khoảng thế kỷ thứ 2 sau công nguyên, trong khi cư dân Bắc Bộ đang chìm trong sự đô hộ của phong kiến Hán Hoa phương Bắc, thì họ có điều kiện xây dựng và phát triển rực rỡ bản sắc văn hóa của mình trên cơ sở kế thừa và tiếp thu tinh hoa các văn hóa khác.

Xin tạm dừng ở đây.

Share this post


Link to post
Share on other sites