Minh Xuân

Hành lang trao đổi các bài viết của Nhatnguyen52

136 bài viết trong chủ đề này

Chào bác Minh Xuân

- Theo di truyền học hiện đại người Trung Quốc chủ yếu có nguồn gốc người Nam Á (công trình của bác sĩ Chu).

- Phân tích về văn hóa, yếu tố Bách Việt (Nam Á) trong văn hóa Trung Quốc chiếm hơn 70% (GS Kim Định)

- Những thành tựu văn minh cổ đại của Trung Quốc bây giờ xác định là của Việt. Điển hình là chuyện nguồn gốc Kinh Dịch.

- Thời cổ đất đai Bách Việt ít nhất chiếm 1/2 diện tích Trung Hoa (Văn Lang Động Đình Hồ, Nam Việt Triệu Đà và Lĩnh Nam của Hai Bà Trưng).

Những điều này bé không phản đối.

Nếu như vậy sử Tàu không có sử Việt thì mới là lạ.

Chắc chắn trong sử tầu có sử việt nhưng không thể có chuyện sử Việt lại là sử chính thống của sử tàu.

Vì thế mà có những học thuyết của anh Thiên Sứ, cho rằng Trung Quốc đã chiếm đất và chiếm văn hóa 5000 năm của Bách Việt Nam Dương Tử. Sử thuyết của anh nhatnguyen52 cũng vậy, thêm vào là ngoài đất đai, văn hóa, tộc Hán đã sang tên cả lịch sử của người Việt.

Còn Càn Long đã cạo sửa cái gì nếu không phải là nguồn gốc Bách Việt của văn hóa Trung Hoa? Như anh nhatnguyen đã viết: "Khiết đan, Liêu, Hán một dòng". Mãn Thanh và Hán tộc cùng nguồn gốc Mongnoloid phương Bắc, có gì mà phải cạo sửa? Sau khi cạo sửa có thấy gì thay đổi đối với sử Hán đâu? Trong khi đó sử Bách Việt (người Hoa ở Nam Trung Hoa) thì biến mất hoàn toàn sau đợt cạo sửa này.

Đoạn này bé không phản đối người chiến thắng thì tận thu tất cả, biến tất cả thành của mình là một lẽ đương nhiên. Người chiến thắng hủy diệt văn hóa của dân tộc bị chiếm đồng hóa văn hóa đó vào văn hóa của mình là một điều không phải bàn cãi.

Kính bác

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bác Vô Trước

Ví dụ như bé có bộ đồ tắm biển cảm biến của thế kỷ 22 mà ban ngày mặc thì dãn rộng thoải mái còn ban đêm mặc thì thịt quấn rất chặt lấy người mà bị ăn trộm. Nếu biết kẻ ăn trộm ấy thì bé sẽ nghiên cứu xem họ sử dụng có đúng công năng không ,nếu sử dụng đúng thì bé đòi thẳng cổ, nếu sử dụng sai như đồ ăn trộm chỉ mặc đêm thôi thì bé cứ để nguyên và còn ý tứ hướng dẫn là quấn vào cổ ngủ thì tốt hơn.

Bé rất thích đọc dã sử và các tài liệu về thời huy hoàng xa xưa của dân tộc nên dù là nữ nhi cũng không suy nghĩ theo lối " Đàn bà đái không cao hơn ngọn cỏ" chỉ biết có bản thân mình bác không mưu trước ạ

" suy bậy nghép bừa Vô = không,trước = mưu trước"

Tôi không nghĩ bạn xử sự với

vật gia bảo thiêng liêng đã bị thất lạc và di ngôn cho hậu thế phải tìm lại

Bé chẳng có vật gia bảo quái gì cả chỉ có mỗi thứ mà cổ nhân đánh giá " chữ trinh đáng giá ngàn vàng" nhưng của bé thì bao nhiêu bé cũng không định giá vì bé không bán bao giờ. Hi hi....mà bác không mưu trước hay xem phim tầu nhỉ đoạn này bác nhặt ở đâu mà giống trong đoạn mấy gã khủng bố tống tiền khủng bố qua điện thoại quá nhỉ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa bạn Bé Thơ và các bạn ,

Tôi xin cô đọng hết mức ý tưởng của mình để tránh lầm lẫn khi đọc Sử thuyết họ Hùng .

Sử việt nam và Trung quốc ngày nay vì đứng trên 2 quan điểm khác nhau nên có những Giai đoạn lịch sử khác nhau bên cạnh giai đoạn Trùng nhau hay nói khác đi chỉ là một .

- Trung quốc ngày nay là 1 hợp chủng quốc do nhiều dân tộc hợp thành trong đó con cháu người Bách Việt vùng Hoa nam có vai trò trung tâm bên cạnh các tộc người khác là Hán, Hung, mông ,mãn .v.v.

- Sử Việt là lịch sử thuần của dòng Bách Việt mà chi duy nhất còn lại là Lạc Việt tiền nhân của người Việt nam ngày nay .

Những giai đoạn trùng nhau là thời kỳ người Bách Việt làm chủ thiên hạ vì lúc này Sử Trung quốc và sử Việt cùng là sử của người Bách Việt .

Giai đoạn khác nhau là thời ngoại nhân làm chủ , con dân Bách Việt là nô lệ :

- Sử trung quốc với quan điểm ‘hợp chủng quốc’ vẫn coi đó là 1 triều đại chính thống .

- Sử Việt trên quan điểm thuần nòi giống Việt coi đó là thời lệ thuộc ngoại bang thường gọi là thời bắc thuộc .

Chính vì có những thời 2 dòng sử trùng nhau đã nêu trong Sử thuyết họ HÙNG khiến bạn Bé Thơ cho là ...lấy sử Tàu làm sử ta ....

xin bạn đọc kỹ Sử thuyết họ HÙNG và Văn minh họ HÙNG ngay trong diễn đàn này để biết rõ hơn về từng thời kỳ và đặc biệt là không gian sống của dòng Việt trong thời kỳ lịch sử ấy , lãnh thổ của người Việt đã có thời vô cùng to lớn chứ không phải chỉ bó hẹp trong diện tích lãnh thổ hiện nay .

Còn bạn có thể hỏi tại sao lại chỉ trùng nhau về đại thể còn chi tiết thì không giống chút nào ....

Như tôi đã nhiều lần trình bày ...ở Trung quốc sau ‘Tứ khố toàn thư’ thì chẳng còn gì hoàn toàn thật , trong tất cả sách vở những gì không có lợi cho sự cai trị của nhà Mãn thanh đều đã bị cạo sửa..., sách sử cũng không ngoại lệ nên trong sử Trung quốc ngày nay thật giả lẫn lộn...chúng hoà trộn vào nhau để tạo thành 1 pho sử mang dấu ấn ...‘Càn long chế phẩm’.trong đó nét chính là ....sự độc tôn của Hán tộc ; toàn bộ lịch sử và văn minh người Trung quốc xuất phát từ bờ Hoàng hà..., Hoa nam chỉ là vùng được Hán tộc khai hoá sau này .

Còn ở Việt nam thì sau thời cai trị của giặc Minh sử liệu chúng ta chẳng còn gì , với mục tiêu rõ rệt là : xoá bằng sạch mọi dấu tích về nguồn gốc người Việt , Minh Thành tổ đã ra lệnh cướp sạch ,đốt sạch , đập sạch ,phá sạch ...., phải nói thật lòng : Lịch sử Việt ngày nay là lịch sử khôi phục từ ký ức mà ký ức dân gian qua khoảng thời gian trên chục năm thống khổ cùng cực lúc nào dao cũng kề cổ thì làm sao còn có thể nhớ lại đầy đủ chính xác mọi chi tiết cả 5000 năm lịch sử dân tộc ., tệ hại hơn sau này nguồn sử liệu duy nhất có thể tham khảo , đối chiếu lại là ....‘tứ khố toàn thư’ ... nên đã khó càng thêm khó.

Với lý do như trên mà 2 dòng sử Việt nam và Trung hoa dù cùng viết về 1 giai đoạn lịch sử của người Bách Việt vẫn có các chi tiết khác nhau như chúng ta đang thấy ; cũng chính vì điều này để có được lịch sử dòng giống Việt chân xác- rõ ràng -chi tiết thì cầm chắc còn phải tốn rất nhiều công sức và thời gian ..., thực .... thiên nan vạn nan !

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bác Nhatnguyen va bac Thien Su kính mến

Thực ra chúng ta, trong đó bác Nhatnguyen và bác Thiensu giỏi hơn tôi nhiều, đều là người ham mê chứng minh cho cho sự văn minh của dân tộc Việt chúng ta 5000 năm về trước. Xin lỗi tôi không biết các bác bao nhiêu tuổi xưng hô làm sao cho tiện???, nay tôi mới xấp xỉ 40. Tôi chưa từng viết một thuyết nào cả, xin trao đổi với bác Thiên Sứ như vậy và cũng không đủ trình độ để viết, chỉ dám xin đóng góp các ý kiến với các bác để thuyết của bác Nhatnguyen sao cho ngày càng phù hợp hơn thôi. Nếu không phải người yêu sử, yêu dân tộc thì chắc không bao giờ dám tham gia vào đây.

Sử thuyết họ Hùng nếu chỉ nghiên cứu về 18 đời Vua Hùng thì tôi cũng không dám có giọng bông đùa như vậy, xin lỗi bác NHATNGUYEN nhé, nhưng tiếp theo giống như bạn BETHO, bác viết tiếp về các đời sau thì có vấn đề, giống như Bách việt ngọc phả truyền thư, các vua tàu vua ta đều họ Nguyễn cả, bởi vậy tôi mới có ý kiến, nếu không thì chỉ đọc của bác và tâm đắc thôi. Rất và rất xin lỗi bác. Tôi trân trọng những đóng góp của Bác Nhatnguyen và ngày càng trân trọng, Sử thuyết của Bác đã phần nào sáng tỏ được lịch sử dân tộc Việt trước công nguyên.

Tôi đã đọc bài này, cũng trong websidde tôi vô cùng tâm đắc trước nhận xét của 1 vị người Nhật với Tôn Dật Tiên, xin trích:

-

ÁNH SÁNG MỚI TRÊN MỘT QUÁ KHỨ LÃNG QUÊN

Nguyên tác "New Light on a Forgotten Past" của Tíến Sĩ WILHELM G SOLHEIM II Giáo Sư Nhân Chủng Học Đại Học Hawaii National Geographic, Vol. 139, No. 3 Tháng 3 năm 1971 Người dịch: HOÀNG-HOA-NHÂN-KIỆT Lời người dịch: Khi chúng tôi còn lớp nhì, lớp nhất bậc tiểu học, thầy chúng tôi là một người cách mạng, người đã từng lưu lạc qua Trung-Hoa, đã kể cho chúng tôi một câu chuyện rất lý thú. Từ ngày đó cho đến nay đã gần 50 năm, không lúc nào chúng tôi quên được. Câu chuyện như sau: Khi cách mạng dân quốc của Trung-Hoa chưa thành công, lãnh tụ Tôn-Dật-Tiên qua cầu viện nước Nhật, tại đây Tôn-Dật-Tiên có gặp ngài Khuyển-Dưỡng-Nghị (một chính khách Nhật cũng là một nhà mạnh thường quân của cách mạng Việt-Nam), trong câu chuyện hàn huyên, khi đề cập tới Việt-Nam, Tôn-Dật-Tiên đã bĩu môi chê dân tộc Việt-Nam, họ Tôn nói với ngài Khuyển-Dưỡng-Nghị như sau:

"Dân An-Nam là một dân tộc nô lệ, trước họ nô lệ chúng tôi, nay họ nô lệ người Pháp, họ là một dân tộc có đầu óc nô lệ làm sao giúp họ độc lập được"

Ngài Khuyển-Dưỡng-Nghị đã cắt lời Tôn-Dật-Tiên như sau:

"Tôi xin được phép ngắt lời ngài ở đây, ngài đã

có những nhận xét không đúng về dân tộc đó(dân tộc Việt-Nam: lời người dịch), bây giờ họ thua người Pháp vì họ không có khí giới tối tân chống lại người Pháp, mai sau khi họ có khí giới tối tân họ sẽ đánh bại người Pháp (lời tiên đoán này đúng với chiến thắng Điện-Biên-Phủ sau này). Ngài nên nhớ rằng dân tộc Lạc Việt này là một chi duy nhất còn lại của Bách Việt đã chống lại sự đồng hóa của người Trung-Hoa giữ nền độc lập của tổ tiên họ trong khi các chi Việt khác như Mân Việt đã bị đồng hóa cả ngàn năm"

Khi nghe tới đây, Tôn-Dật-Tiên đỏ bừng mặt xin lỗi ngài Khuyển-Dưỡng-Nghị và xin cáo lui. Tôn-Dật-Tiên xấu hổ vì Tôn-Dật-Tiên là người Quảng Đông (Mân Việt).

Do vậy đọc sử thuyết của bác NHATNGUYEN giai đoạn gần và sau công nguyên ta càng thấy buồn hơn, nếu quả đúng như vậy thì quá đáng buồn. Nước ta với bao nhiêu nhân vật xuất chúng như vậy: Trương Tử Phòng, Trần Bình, Hàn Tín, Khổng Minh, Quan Vũ... mà lại thất bại hoàn toàn, lại bị tầu hóa,... thì không thể chấp nhận được.

Tôi đã thăm bảo tàng lịch sử Việt Nam, tìm hiểu về văn hóa Đông Sơn, nếu một dân tộc không phát triển thì không thể có một công nghệ đúc đồng tình xảo như vậy được, do vậy rất mong bác và bác Thiên Sứ cố gắng làm sáng tỏ về lịch sử nước ta về thời này đi, đừng quá tham vọng đi vào các năm của thời Ngô, Đinh, Tiền Lê... Sử thuyết sẽ rất giá trị và có thể quảng bá cho nhiều người cùng biết.

Những vấn đề cần làm sáng tỏ như:

- 18 đời vua Hùng.

- Theo Sử thuyết là thời Đông Chu Liệt Quốc cũng là của người Việt: Vậy các vua Hàn, Triệu, Ngụy, Sở, Tần.... có tương thích với đời vua Hùng nào không.

- An Dương Vương, Lý Ông Trọng, Thánh Tản viên, Mỵ Châu, Trọng thủy, Triệu Đà... là những nhân vật lịch sử nào????

- Nếu có nước Lỗ là người Việt, thì Khổng Tử có vai trò thế nào trong văn minh của Bách Việt???

- 18 binh pháp Tôn Tử, sau cháu là Tôn Tẫn làm quan nước Ngô có phải của văn minh bách Việt không....???

Còn quá nhiều câu hỏi thời tiền sử chắc không thể giải quyết ngày một ngày hai.

Ta không nên quá tham vọng viết lại cả bộ sử Việt.

Vài lời thô thiển, có gì không phải xin các bác đại xá.

Chúc các bác khỏe

Share this post


Link to post
Share on other sites

Những vấn đề cần làm sáng tỏ như:

- 18 đời vua Hùng.

- Theo Sử thuyết là thời Đông Chu Liệt Quốc cũng là của người Việt: Vậy các vua Hàn, Triệu, Ngụy, Sở, Tần.... có tương thích với đời vua Hùng nào không.

- An Dương Vương, Lý Ông Trọng, Thánh Tản viên, Mỵ Châu, Trọng thủy, Triệu Đà... là những nhân vật lịch sử nào????

- Nếu có nước Lỗ là người Việt, thì Khổng Tử có vai trò thế nào trong văn minh của Bách Việt???

- 18 binh pháp Tôn Tử, sau cháu là Tôn Tẫn làm quan nước Ngô có phải của văn minh bách Việt không....???

Còn quá nhiều câu hỏi thời tiền sử chắc không thể giải quyết ngày một ngày hai.

Ta không nên quá tham vọng viết lại cả bộ sử Việt.

Vài lời thô thiển, có gì không phải xin các bác đại xá.

Chúc các bác khỏe

Anh Ninh Song lại chưa đọc hết Sử thuyết nên mới có những câu hỏi trên. Trong Sử thuyết phần 1 (http://www.lyhocdongphuong.org.vn/diendan/index.php?showtopic=2) ://http://www.lyhocdongphuong.org.vn/d...p?showtopic=2) và phần 2 (http://www.lyhocdongphuong.org.vn/diendan/...p?showtopic=283) đã nói đến thời tiền sử và thời Đông, Tây Chu. Phần sử này có thể dễ được chấp nhận hơn vì thời gian cách xa, khó có bằng chứng cụ thể để phủ nhận, mọi thứ như đều dựa vào truyền thuyết cả.

Còn các đời về sau đúng là dễ gây ngạc nhiên và khó chấp nhận, nhưng đó cũng là các đời bị cạo sửa, nhiễu loạn nhiều nhất. Nếu không có thuyết cho các đời này thì không thể hiểu tại sao các đời trước đó sử đang là của Bách Việt lại thành ra của Trung Quốc. Hơn nữa Sử thuyết dừng lại ở đời Lý, đời mà theo chính sử là nước ta hoàn toàn thoát khỏi Bắc thuộc. Vậy sử Việt dưới thời Bắc thuộc cũng khó có thể tin là không có gì không bị mập mờ, đánh lận. Khảo cổ từ trước đời Lý cũng chẳng cho một bằng chứng rõ ràng nào về lịch sử như hiện nay vẫn ghi trong chính sử cả. Tôi thấy chính phần này mới là phần dễ có thể làm sáng tỏ vì thời gian chưa lâu, có thể còn có chứng tích vật thể nào đó "biết nói".

Cổ sử Việt là vấn đề phức tạp, ngày một ngày hai và một vài người thì không thể giải quyết được. Vì thế mọi thứ ở đây đặt theo giả thuyết (Sử thuyết). Nếu chúng ta suy nghĩ thấy thuyết đó có tính hợp lý, có thể đặt niềm tin vào được thì nhiệm vụ làm sáng tỏ cổ sử Việt không phải của riêng ai.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bác Minh Xuân

Những điều này bé không phản đối.

Chắc chắn trong sử tầu có sử việt nhưng không thể có chuyện sử Việt lại là sử chính thống của sử tàu.

Đoạn này bé không phản đối người chiến thắng thì tận thu tất cả, biến tất cả thành của mình là một lẽ đương nhiên. Người chiến thắng hủy diệt văn hóa của dân tộc bị chiếm đồng hóa văn hóa đó vào văn hóa của mình là một điều không phải bàn cãi.

Kính bác

Nếu dân tộc, văn hoá, lãnh thổ Bách Việt đều chiếm phần lớn trong thời cổ sử Trung Hoa thì sao bạn Bé thơ cho rằng chính sử Việt không thể đã từng là chính sử Tàu trong thời gian này? Nếu nói Càn Long đã tận thu, hủy diệt nguồn gốc Bách Việt của Trung Hoa khi người Mãn chiếm đóng Trung Hoa thì chẳng khác gì đã công nhận Trung Hoa từng có sử của dân Bách Việt. Bạn Bé thơ như vậy đã công nhận hết điều trên nhưng vẫn cho rằng sử Tàu không thể là sử Việt dù là thời cổ, như vậy chỉ là định kiến do giáo dục và truyền thông tạo ra, chứ không phải suy nghĩ một cách khoa học và cầu thị.
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bác Minh Xuân

Những điều này bé không phản đối.

Chắc chắn trong sử tầu có sử việt nhưng không thể có chuyện sử Việt lại là sử chính thống của sử tàu.

Đoạn này bé không phản đối người chiến thắng thì tận thu tất cả, biến tất cả thành của mình là một lẽ đương nhiên. Người chiến thắng hủy diệt văn hóa của dân tộc bị chiếm đồng hóa văn hóa đó vào văn hóa của mình là một điều không phải bàn cãi.

Kính bác

Bạn Bé thơ thân mến!

Không biết Bé thơ nhìn nhận các sự kiện lịch sử như thế nào, nhưng đây là suy nghĩ của tôi về lịch sử các triều đại Trung Quốc và tinh thần độc lập của người Việt:

+ Quan niệm dân gian phổ biến là: được làm vua, thua làm giặc. Nhưng có ai để ý trong bài đồng dao phổ biến dạy con trẻ: "Kéo cưa lừa xẻ" kết thúc thế nào không:

Kéo cưa lừa xẻ

Ông thợ nào khỏe

Thì ăn cơm vua

Ông thợ nào thua

Thì về bú tí

Điều này trùng với câu ca dao:

Thù này ắt hẳn còn lâu

Trồng tre làm gậy, gặp đâu đánh què

Thua chưa phải là hết. Thua keo này ta bày keo khác. Hôm nay chưa làm được, ngày mai sẽ làm được. Câu chuyện giữa Việt Vương Câu Tiến và Ngô Vương Phù Sai chỉ là câu chuyện oan oan tương báo giữa hai triều đại của 2 nước. Nhưng câu chuyện mất nước, mất sử chỉ có ở người Việt, hoặc chỉ người Việt mới tìm cách nhắn nhủ hậu thế về ý thức cội nguồn, di chúc lại ý chí tìm ra lịch sử hào hùng thực sự của nòi giống. Chỉ có qua truyền miệng, qua những câu đồng dao tưởng như vô hại, những câu chuyện tưởng như hão huyền mới có thể ẩn đi khát vọng độc lập dưới 1000 năm Bắc thuộc (theo chính sử) và 1000 năm phụ thuộc, để rồi phục quốc.

Cái khát vọng âm thầm nhưng to lớn, mạnh mẽ ấy đã khiến cho Việt Nam được nhắc đến trên bản đồ thế giới với tư cách là "kẻ ngáng đường đáng sợ" (em mới nghĩ ra, không ai gọi như vậy :lol:):

- Lần đầu, khi vó ngựa Mông Cổ giày xéo khắp Á, Âu mà phải dừng bước trước Việt Nam, không phải 1 lần mà là 3 lần. Lần thua thứ 3 trở thành phát súng báo hiệu cho sự sụp đổ của đại đế chê Mông Cổ;

- Lần thứ 2, khi cả thế giới đang đấu tranh cân bằng lực lượng giữa các thế lực cũ - mới, Đông - Tây và sau đó 1 trật tự thế giới tạm thời của những kẻ chiến thắng trong chiến tranh thế giới thứ 2 được xác lập, Việt Nam, 1 lần nữa chiến thắng chủ nghĩa thực dân Pháp, khởi đầu cho sự sụp đổ của hệ thống thuộc địa kiểu cũ;

- Lần thứ 3, khi chủ nghĩa can thiệp của Hoa Kỳ định biến Việt Nam thành con dao dí vào lưng Trung Quốc, hạn chế ảnh hưởng của Liên Xô và Trung Quốc xuống phía Nam, 1 lần nữa, Việt Nam lại phá vỡ âm mưu đó, đem lại sự độc lập cho nước nhà.

Xét một cách công bằng, Việt Nam là ông vua sân nhà, chiếm tới 2/10 danh nhân quân sự mọi thời đại của cả thế giới, 1 trong số đó vẫn còn sống. Không hiểu trong thế giới hiện đại, Trung Quốc lại đang tạo được 1 làn sóng mới thống trị thế giới bằng hàng hóa giá rẻ, liệu Việt Nam có lần thứ 4 trở thành kẻ ngáng đường đáng sợ cho âm mưu này không?

+ Lịch sử Trung Quốc không ít lần cạo sửa và thừa nhận những kẻ đô hộ trở thành 1 phần của mình. Ít nhất từ nhà Tần, là 1 nước man di hơn, đã chinh phục 6 nước còn lại, thống nhất Trung Nguyên thành 1 quốc gia duy nhất. Nhà Tần, không phải nhà Chu thiên tử, đã trở thành chủ nhân của lịch sử. Lần thứ 2, lịch sử Trung Quốc chấp nhận ngoại nhân như 1 triều đại là thời kỳ quân Mông Cổ chiếm được Trung Quốc, đặt ách đô hộ và được biết đến cái tên nhà Nguyên. Lần thứ 3 chính là triều đại cuối cùng của Trung Quốc, nhà Thanh. Tân quan tân chính sách, với 3 lần đó, chắc chắn kẻ thống trị mới lên ngôi phải chỉnh sửa lại để hợp pháp hóa địa vị thống trị của mình.

+ Ai đã từng đọc Mật mã Da Vinci và có hiểu biết về lịch sử Thiên Chúa giáo rồi đọc Sử thuyết của bác Nhatnguyen52 thì mới thấm thía nỗi niềm đổi trắng thay đen, bị soán đoạn mất quá khứ, tổ tiên. Đương nhiên cho dù thế nào tổ tiên ta vẫn là của ta, nhưng thấy tổ tiên không được gọi, nhìn anh em gọi giặc bằng cha, bị coi là đứa con rơi lêu lổng được nhặt về thì càng đau xót, càng ước mong làm sáng tỏ được phần nào lịch sử.

@ bác Ninh Song:

Em chưa đọc nhiều, nhưng em thấy nếu những gì bác nêu lên thì ông Khuyển-Dưỡng-Nghị đó thật vĩ đại, em rất khâm phục ông ta. Ông nhìn ra cái mà cả thế giới lúc đó chưa ai nhìn ra, khiến cho kẻ được phân nửa Đông Á tôn sùng phải tỉnh ngộ. Điều này đã được thực tế lịch sử chứng minh.

Em vừa kết thúc lần đọc thứ 2 Sử thuyết và đã ghi ra 1 số điểm chưa rõ. Tuy nhiên, do điều kiện tham khảo có hạn, em cần thêm thông tin trước khi đưa ra các luận điểm của mình. Ở đây, em xin bắt đầu từ phần kết thúc của Sử thuyết, đó là triều đại nhà Lý:

Lý Công Uẩn (theo chính sử) ghi là quê ở Dương Nội, Bắc Ninh, nhưng không rõ về xuất xứ, cha mẹ, chỉ biết được thiền sư Vạn Hạnh nuôi dưỡng, dạy dỗ từ nhỏ. Nếu loại bỏ các yếu tố thần bí, theo chính sử, Lý Công Uẩn sinh năm 974 sau CN, đã vào Hoa Lư, làm quan đến chức Điện tiền chỉ huy sứ, tả thị vệ. Lên ngôi năm 1009, năm 1010 rời đô về Thăng Long. Trong Sử thuyết cho là sự kiện dời đô là khoảng năm 930-935 sau CN.

Tuy nhiên, trong Sử thuyết có nói đến chi tiết Lý Thường Kiệt tiến đánh sang nhà Tống, chiếm được 3 châu: Khâm, Ung, Liêm năm 1075, nghị hòa năm 1078 được cho là dưới triều Lý Thái Tông . Như vậy, chỉ 2 đời vua mà kéo dài tới hơn 140 năm thì có hơi khiên cưỡng?

Có thể, do thời gian đọc và hiểu Sử thuyết cũng như chính sử chưa nhiều nên có thể điều này em chưa nắm bắt được. Mong các bác tận tình chỉ giáo để em rõ hơn.

Trân trọng!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa anh em ,

Mọi tiến bộ đều bẳt đầu từ dấu ?

khi có dấu ? rồi anh em ta cùng nhau suy nghĩ cùng nhau luận bàn , việc này đâu phải của riêng ai , mong rằng từ đốm sáng le lói ban đầu dần dần sẽ bùng lên thành ngọn đuốc đủ sức soi tỏ cả qúa khứ ngàn năm ...

nqn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thân chào các bạn,

Bài ...Phân hóa hậu Đường ...trong sử thuyết họ Hùng đã được viết lại trên cơ sở những tư liệu lịch sử mới nhận được , vậy mời các bạn bớt chút thì giờ đọc lại và cho ý kiến .

xin cảm ơn .

nqn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Ninh Song và quí vị quan tâm thân mến.

Tôi có một quan điểm cội nguồn Việt sử của riêng tôi - một minh tôi và nhân danh cá nhân tôi khi nói tới quan điểm lịch sử này:

Lịch sử dân tộc Việt trải gần 5000 văn hiến và một thời huy hoàng ở miến nam sông Dương Tử.

Những luận điểm của tôi nhằm chứng minh cho quan niệm truyền thống và chính sử đã ghi nhận. Với tôi tất cả những luận điểm nhằm chứng minh cho một thời huy hoàng của Việt sử thì tôi đều cảm phục vì tấm lòng nhiệt tình với cội nguồn văn hiến Việt, cho dù có thể nó đúng, hoặc sai - Trong đó kể cả những luận điểm và những hành động có thể gọi là "Nhiệt tình cộng với ngu dốt thành phá hoại" (Nhưng không ai nhận mình là ngu cả, mà chỉ thấy cái nhiệt tình trong tim - trong đó có cả tôi đấy). Và tôi không phê phán, phản biện họ ít nhất trong lúc này. Nhưng điều đó, không có nghĩa tôi ủng hộ luận điểm và kết luận của họ, nhân danh chân lý và khoa học.

Những bài viết của anh Nhatnguyen có nhiều bài phân tích về những hiện tượng cục bộ rất sắc nét và rất đáng trân trọng. Nhưng về quan điểm và kết luận tổng quát của anh về Việt sử thì có nhiều v/d cần bàn , mà tôi không có thời gian.

Bởi vậy, nếu anh Ninh Song chưa tán thành luận điểm của anh Nhatnguyen thì không nên gắn cả tên tôi vào các bài viết thuộc những topic của anh Nhatnguyen. Luận điểm và phương pháp chứng minh của chúng tôi hoàn toàn khác nhau về kết luận diễn tiến cội nguồn Việt sử.

Anh Nính Song nếu chưa vừa ý với những luận điểm của tôi thì có thể vào những topic của tôi để chỉ ra những mâu thuẫn và bất hợp lý trong chuỗi hệ thuống luận cứ của nó và phân tích phản biện. Anh cũng đã thể hiện điều này, nhưng không nên gán ghép tên tôi vào chung với anh Nhatnguyen trong một topic mà anh Nhat nguyen thể hiện quan điểm của mình. Điều này sẽ dẫn đến cảm tưởng nếu anh Nhatnguyen sai thì Thiên Sứ cũng sai.

Tôi chưa từng viết một thuyết nào cả, xin trao đổi với bác Thiên Sứ như vậy và cũng không đủ trình độ để viết, chỉ dám xin đóng góp các ý kiến với các bác để thuyết của bác Nhatnguyen sao cho ngày càng phù hợp hơn thôi. Nếu không phải người yêu sử, yêu dân tộc thì chắc không bao giờ dám tham gia vào đây.

Anh Ninh Song hãy thông cảm. Tôi va chạm quá nhiều với các dạng phản ứng từ đơn giản đến phức tạp với luận điểm cua 3tôi về Việt sử. Nên tôi rất nhạy cảm. Trong topic của nha Nhatnguyen thì đối tượng chỉ nên là anh Nhatnguyen. Không nên có cả tôi vào đấy! Luận điểm của tôi và Nhatnguyen khác nhau. Còn về v/d tuổi tác , tôi nghĩ không quan trọng. Chỉ cần sự tôn trong nhau là điều căn bản trong hành xử. Tôi sang Hoa Kỳ, cháu gọi tôi bằng bác , hai muơi mấy tuổi đầu, không biết tiếng Việt nó cũng chỉ gọi tôi là "You" - dịch ra tiếng Việt không biết nên dịch thế nào.

Tiêu chí khoa học phát biểu rằng:

Một lý thuyết khoa học bị coi là sai, nếu như người ta phát hiện ra tính bất hợp lý chỉ trong một mắt xích thuộc về chuỗi hệ thống những luận cú của nó mà nó không tự biện minh được.

Tôi đã chỉ ra không chỉ "một" mà hàng trăm điểm sai lầm của cái "hầu hết" và "cộng đồng" có quan điểm phủ nhận giá trị văn hóa sử truyền thống Việt. Còn tôi, tôi đang chờ ai đó chỉ ra một điểm sai trong chuỗi luận cứ của tôi, mà tôi không biện minh được.

Trong tiêu chí khoa học trên thì vế cuối cùng là "không biện minh được" - rất khác với "không được phép biện minh". Bởi vậy, nếu chỉ phản biện phía sau thì chính là "tước quyền biện minh" theo tinh thần khoa học.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thân chào các bạn,

Bài ...Phân hóa hậu Đường ...trong sử thuyết họ Hùng đã được viết lại trên cơ sở những tư liệu lịch sử mới nhận được , vậy mời các bạn bớt chút thì giờ đọc lại và cho ý kiến .

xin cảm ơn .

nqn

Anh Nhatnguyen đã bổ sung phần sử thuyết về thời gian ra đời của nước Đại Việt:

http://www.lyhocdongphuong.org.vn/diendan/...post&p=4225

Thời kỳ này quả thật phức tạp, nếu không có cách nhìn rộng và biện chứng về không gian và thời gian trong lịch sử thì khó có thể làm minh bạch được.

Như vậy danh xưng "Việt Nam" bắt đầu từ thời kỳ này, cùng với tên gọi "Việt Đông" và "Việt Tây" (chỉ Lưỡng Quảng).

Bài này cũng giải đáp thắc mắc của bạn Thích Đủ Thứ về nguồn gốc của Lý Công Uẩn và khoảng thời gian 2 triều vua dài 140 năm từ lúc lập quốc đến lúc Lý Thường Kiệt tấn công Ung Châu vì nước Đại Việt do Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn) lập nên ở Bắc Việt bắt đầu từ năm 968, chậm hơn 30-40 năm so với thời điểm Lưu Cung đánh Khúc Thừa Mỹ (923?).

Anh Nhatnguyen đã bổ sung cho giai đoạn này thì cũng cần chỉnh những chỗ ghi về giai đoạn này trong những bài khác (bài về nhà Đường có câu: "Lý Công Uẩn 2 là triều do anh em Lưu Cung, Lưu Ẩn lập ra ở Giao Châu xưa, xưng là Đại Việt." và phần TÓM TẮT LỊCH SỬ QUỐC GIA HỌ HÙNG) để cho thống nhất.

Share this post


Link to post
Share on other sites