Minh Xuân

Hành lang trao đổi các bài viết của Nhatnguyen52

136 bài viết trong chủ đề này

II - 4000 năm sau Đại Hồng Thủy.

Tất cả những bộ phận sống sót của nhân loại đều làm lại từ đầu với những ký ức và kiến thức của một nền văn minh Atlantic ngày bị mai một vì nó không còn thích ứng vơi cuộc sống thực tế. Một cộng đồng còn sống sót của nền văn minh này đã xuống định cư ban đầu ở Thượng nguồn sống Hoàng Hà. Lưu vực sông Lạc Thủy - Tây Bắc Trung Quốc ngày này. Họ đã tồn tại và phát triển ở đây. Đây chính là nguồn gốc của danh xưng Lạc Việt. Hàng ngàn năm sau đó, họ dần dần phát triển địa bàn lan tỏa khắp vùng Bắc Dương Tử - Nam Hoàng Hà. Một bộ phận ưu tú của tộc Lạc Việt tách ra và di cư xuống Nam Dương Tử. Họ tồn tại và phát triển chủ yếu ở vùng Động Đình Hồ kéo dài ra biển và ven biển Đông.

=>

The people of Crete claim that the Lost City of Atlantis is Crete

http://www.lady-crete.com/friendsocrete/atlantis.html

Theo tài liệu này, thì người Greece cho rằng thành phố Atlantic trước đây chính là đất nước của họ, rồi Hoa Kỳ thì nghĩ rằng thành phố này năm giữa Mỹ và Châu Âu. trong 1 cuốn sách tôi đang đọc hiện nay cũng có 1 truyền thuyết nói rằng Merlin Phù thủy nước anh chính là hậu duệ của người Atlantic. Bác Thiên Sứ cũng bảo rằng ngườilạc việt cũng là con cháu của dân tộc này. Vậy thì rõ ràng là dân tộc Atlantic là 1 dân tộc đa văn hóa như Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ hoặc là Multiculturals Au stralia, nghĩa là Tây, Tàu gì cũng có đủ. Một số nghiên cứu khác đã được đăng trên vnexpress cho rằng nữ hoàng Cleopatra là người ... da đen, và theo 1 số tài liệu theo nguồn này cũng nói rằng người Ai Cập có liên hệ đến "the lost world" này .

Anmay tôi tạm kết luận là ... 500 năm ngàn dâu hóa biển xanh, cho nên chuyện của 50000 năm trước biết đâu được người trên trái đất này đều cùng 1 gốc mà ra cả, tuy nhiên đi qua Tây thì thành mắt xanh mũi lõ, qua Châu Phi thì da đen tóc xoăn và tới châu Á thì da vàng như người Việt mình đây .

1 điều không thể phủ nhận rằng các nền văn minh cổ xưa cho thấy có nhiều công trình kỹ vĩ mà khoa học hiện đại hiện vẫn còn vò đầu bứt tai, kỳ nhân dị sĩ thì đông tây kim cổ đời nào cũng có, tây thì có Socrate, Plato, đông thì có Khổng tử, lão tử, Ấn thì có Đức Phật Thích Ca vv...vvv Phải chăng các nên văn minh đều có cùng 1 cái nôi lớn ? Vậy thì biết đâu không những chỉ có người Việt mình, mà những dân tộc khác trên thế giới đều có dự phần vào cái nguồn gốc 10,000 năm văn hiến rực rỡ đó?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi mới về có việc bận phải đi ngay. Tôi hy vọng lát nữa sẽ chứng minh với anh anmay là cái nhìn của anh sai và ông Nguyễn Gia Kiểng là người không có chủ kiến về học thuật.

Tôi minh chứng cho một nền văn minh toàn cầu không căn cứ vào nhà triết học Plato

Share this post


Link to post
Share on other sites

III - Lược sử Văn Lang.

Địa giới Văn Lang:

Đất nước Văn Lang hùng vĩ có địa giới Bắc giáp Động Đình Hồ, Nam giáp Hồ Tôn, Tấy giáp Ba Thục và Đông giáp Đông Hải. Sự nhất quán về văn hóa qua những di sản vật thể và phi vật thể còn lại minh chứng điều này.

Tổ chức hành chính.

..................

=> Đoạn này của bác thiên Sứ cho anmay thấy rằng mặc dù đất nước Văn Lang rất hùng vĩ và thịnh vượng cộng với sự kế thừa của một nền văn minh rất rực rỡ, nhưng rốt cục đến một thời điểm nào đó vẫn mất cho Ba Thục, và sau đó là nhà Tần.

Ở đây anmay có 2 giả thuyết:

1) trong sự tiến hóa hàng ngàn năm của loài người, thì sự phát triển của mỗi dân tộc là bình đằng, dân tộc du mục Mông Cổ cũng có thể đánh bại nhà Hán, thì cái sự kế thừa của một nền văn minh rực rỡ 5-10,000 trước (nếu có) vẫn không giúp Lạc Việt trường tồn được. Nhưng cái chính là ... cái đất nước Văn Lang đó đã đánh mất mình như thế nào?

2) Các dân tộc trên các nơi khác nhau của trái đất trong đó có tổ tiên của dân tộc Trung Hoa và Lạc Việt đều học được điều gì đó hay ho từ nền văn minh vĩ đại, và vì thế, trong cuộc đấu tranh phát triển đó, dân tộc nào mạnh hơn đã chiến thắng.

Vậy thì, cái gọi là lý thuyết thống nhất vũ trụ đó, có thật là cái chân lý cuối cùng hay không, vĩ đại đến nhường nào ? Tại sao có rồi mà lại để cho văn minh Atlantic bị diệt, rồi sau đó haâu duệ của văn minh atlantic (aka nước Văn Lang) cũng không thể dùng nó mà thắng được phương Bắc ? Hay nói 1 cách khác, trong nhà có ngọc không biết giữ thì cũng để mất vào tay hàng xóm? Và đương nhiên khi chúng ta nhìn lại lịch sử phát triển của loài người, thì chân lý thường thuộc về kẻ chiến thắng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Toàn bộ vùng lãnh thổ Bắc Việt Nam ngày nay chính là nơi rút lui cuối cùng của giòng giống Lạc Việt. Tại nơi đây, tổ tiên đã khôi phục lại một số địa danh non nước cũ - một thời ở Nam Dương Tử - trong cổ sử và các sự tích lịch sử văn hóa liên quan. Khi đất nước Việt bị xâm lược lần thứ hai - 43 AC - với sự tàn khốc của đội quân Mã Viện, người Việt đã di tản đi khắp nơi: Nhiều nhất là Nhật Bản, Đài Loan, một bộ phận nhỏ xuống Nam Triều Tiên, Thái Lan, Philipppin và In do. Điều này giải thích dấu ấn của văn hiến Việt để lại ở nới này.

=>

anmay thấy điểm này có vẻ miễn cưỡng quá, Nhật bản, đài loan, nam triều tiên, thái lan, philippin và Indo khác với ta còn hơn là ta khác với Trung Quốc nữa, nhưng anmay cũng biết thân phận mình là học thức kém cỏi trong khi cái lãnh vực ngôn ngữ học và dân tính học này nó vừa khó nhá vừa chán như cơm nếp nát cho nên không dám nhúng đũa vào :)

Hàng ngàn năm trôi qua. Nhưng tư duy thuộc dạng: Trực quan sinh động và thấp kém về tính trừu tượng đã ngộ nhận rằng: Dân tộc Việt chỉ ở Bắc Việt Nam và "Thời hùng vương chỉ là "liên minh Bộ lạc" với những người dân "Ở trần đóng khố". Đây là một nhận thức phản khoa học và hoàn toàn phi lý.

Một đế chế thống nhất tất yếu phải thống nhất về ngôn ngữ và chữ viết. Chữ viết chính thống của đế chế Hán, tất yếu phải là tiếng Hán và chữ Hán. Đó là lý do mà Sĩ Nhiếp phải mở trường Thông Ngôn cho đám trung gian Việt của thế lực cai trị Tàu với dân Việt.

=>

Một Trung Quốc đồ sộ hiện nay chính là kết quả sự thôn tính của hàng trăm dân tộc nhỏ khác, và hiện nay tại Trung Quốc vẫn còn giữ được khoảng 100 thổ ngữ khác nhau. Điều này chứng tỏ một nền văn hóa đồ sộ và hấp dẫn như Trung Hoa cũng không thể đồng hóa hoàn toàn các dân tộc bị nó khống chế.

Nước Việt ta bị tàu xâm lược 1 khoảng thời gian cũng đâu phải là ngắn, nhưng thứ nhất đã không bị đồng hóa, thứ 2 là vẫn có ngôn ngữ của riêng mình, nếu như những "người anh em" của ta bị Tàu xâm lược cũng cùng 1 nôi sinh ra, thì tại sao lại có chuyện 1 bên thì dễ nắm đầu 1 bên thì khó trị như vậy ?

Nếu văn hiến Lạc Việt đủ mạnh để có thể lưu dấu lại trên các đất nước xa lắc xa lơ như là Nhật bản, đài loàn, phi lippin, triều tiên vv ... vvv thì tại sao nó lại không để lại được dấu ấn rõ nét nào tại chính cái nơi mà nó sinh ra?

Tiếng Trung Quốc (汉语/漢語, 华语/華語, hay 中文; Hán-Việt: Hán ngữ, Hoa ngữ, hay Trung văn; bính âm: Hànyǔ, Huáyǔ, hay Zhōngwén) là một ngôn ngữ có ngữ điệu thuộc hệ ngôn ngữ Hán-Tạng. Mặc dù thường được coi là ngôn ngữ duy nhất với lý do văn hoá, trên thực tế mức độ đa dạng giữa các vùng khác nhau có thể sánh với sự đa dạng của các ngôn ngữ Rôman. Tuy vậy, tất cả mọi người nói các thứ tiếng Trung Quốc khác nhau đều dùng chung một dạng văn viết thống nhất có từ đầu thế kỷ 20bạch thoại (nghĩa là thứ tiếng bình dân dựa trên tiếng Quan Thoại) dùng gần như cùng một bộ chữ Trung Quốc.

PS:

<h1 id="firstHeading" class="firstHeading">Nhóm ngôn ngữ Rôman</h1> <h3 id="siteSub">Bách khoa toàn thư mở Wikipedia</h3> Bước tới: menu, tìm kiếm Nhóm ngôn ngữ Rôman là một phân nhóm của nhóm ngôn ngữ gốc Ý (thuộc hệ Ấn-Âu). Nhóm này là hậu thân của tiếng Latinh bình dân được dùng bởi các dân bản địa sau khi Đế quốc La Mã xụp đổ. Nhóm Rôman được chia ra làm 3 nhánh: Nhánh phía Đông, Nhánh phía NamNhánh Ý-Tây.

Share this post


Link to post
Share on other sites

xin phép tiếp vần sử ca :

Khiết đan Liêu Hán một dòng

Chiếm dân cướp nước xóa đi giống nòi

Để nay ai đó sụt sùi

Qùy ôm đống mối ngỡ là mộ cha...

Kính anh nhật nguyệt, thực ra người Kinh mình cũng đã thôn tính kha khá đất và dân của các dân tộc anh em thiểu số mới có được dải đất cong cong hình chữ S ngày nay đấy anh ạ. Hay là anh gọi việc mở mang đất nước qua các triều đại phong kiến là "khai hoang, lập đất" ? thực ra dân tộc nào thôn chiếm láng giềng cũng đâu có nhận mình đi "cướp" nước khác đâu .

Tôi rất trân trọng việc 'các vua Hùng đã có công dựng nước', cũng như việc các triều vua sau đã có công "mở mang" bờ cõi đất nước để ngày hôm nay người Việt vẫn còn có đất cắm dùi ... nhưng hỡi ôi ... sự chọn lọc của thiên nhiên cũng thật là tàn nhẫn, nó chỉ có chỗ cho những loài khoẻ mạnh nhất mà thôi ...

Ở đây tôi trích dẫn 1 bài phản biện của tác giả Phạm Thị Hồng Sương về công cuộc mở mang bờ cõi của Việt Nam với cái nhìn ưu ái cho người Kinh / Việt chúng ta, nhưng nên nhớ, TÁC GIẢ CŨNG ĐANG ĐỨNG Ở VỊ THẾ CỦA NGƯỜI CHIẾN THẮNG MÀ NÓI CHUYỆN. Nếu tôi là người Chăm và có lòng ái quốc sâu sắc, có lẽ tôi cũng sẽ phải tự hỏi có thật lịch sự đã diễn ra như thế không, nghĩa là vì vua tôi yếu hèn nên mới bị Vua Đại Việt anh minh chiếm đất chiếm thành và cho phép dân tôi sống trong hoà bình (nếu không đòi lập lại nước thì đương nhiên là sẽ được sống trong hoà bình) như cô Phạm Thị Hồng Sương đã viết ?

Dân Trung Quốc cũng đâu có cho việc xâm lấn nước Việt là 1 tội ác, họ nghĩ họ đang làm ơn cho chúng ta đó chớ?

http://www.thongluan.org/vn/modules.php?na...le&sid=3499

a-Miền Trung và cổ sử Việt Nam - Chiêm Thành

Lịch sử của Chăm Pa và đế quốc Khmer đều phát triển rực rỡ trong thế kỷ 10 đến thế kỷ 12, rồi đều dần suy yếu và tan rã vào thế kỷ thứ 15. Chăm Pa và Khmer đánh nhau nhiều lần. Từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ thứ 10, người Chăm xuất khẩu sản vật rừng theo con đường giao thương của Trung Quốc qua các nước như Indonesia nhưng còn hoạt động cướp biển, cướp phá các nước láng giềng ven biển. Vào năm 918, vua Chăm Pa cho đúc tượng nữ thần Bhagavati bằng vàng dựng tại Tháp Bà, năm 944 và 945, quân đội Khmer từ Angkor đã huỷ đền Po Nagar và cướp tượng vàng nữ thần.

1- Lần chiếm đất thứ nhất: Năm 979, vua Chăm Pa tấn công Hoa Lư. Tuy nhiên, toàn bộ quân viễn chinh đã tự tan rã sau một cơn bão biển. Năm 982, vua Lê Hoàn của Đại Việt đã cử ba sứ thần sang Chăm Pa, các sứ thần này bị giam giữ, vua Lê Hoàn đã quyết định đánh Chăm Pa. Quân Đại Việt đã chiếm thủ đô và giết vua Chăm Pa. Chăm Pa bỏ thủ đô Indara này lùi xuống phía Nam.

2- Lần chiếm đất thứ hai: Năm 1044, 60 năm sau, một trận đại chiến diễn ra giữa Đại Việt và Vua Chăm Pa chết. Lý Thái Tông của Đại Việt trực tiếp chỉ huy cuộc triệt hạ kinh đô Chăm.

Năm 1068, vua Chăm tấn công Đại Việt để trả thù trận thua năm 1044. Một lần nữa người Chăm thất bại và Đại Việt lại chiếm và đốt phá kinh đô mới Vijaya. Kinh đô Vijaya bị đốt phá một lần nữa vào năm 1069 do công của Lý Thường Kiệt. Vua Chăm Pa bị bắt làm tù binh phải cắt đất chuộc tự do. Đại Việt thu nạp thêm ba châu tức dãy đất chạy dài từ Hoành Sơn đến đèo Lao Bảo ở phía bắc của Huế ngày nay

Việt Nam và Chăm Pa sau đó có hơn 250 năm hoà bình. Khó có thể kết luận trong tâm thức Việt Nam có chủ nghĩa xâm lược cho được khi tồn tại hoà bình bên nhau một thời gian lâu dài như thế.

3- Lần thứ ba là thu nạp của hồi môn là hai Châu Ô Lý: Hơn hai trăm năm mươi sau, vào năm 1307, vua Chăm là Chế Mân, đã dựng đền thờ ở Panduranga tức Phan Rang, nhượng hai châu Ô, Lý ở phía bắc cho Đại Việt làm của hồi môn để cưới Công Chúa Huyển Trân. Không lâu sau, nhà vua băng, Đại Việt cử người cướp công chúa trở về để tránh bị hoả táng theo tục lệ của người Chăm. Có thể đây là lý do người Chăm không hài lòng công chúa và đánh để giành lại miền đất hồi môn.

Trong ba mươi năm, 1360-1390, nhân cơ hội Đại Việt nhà Trần suy yếu quân Chiêm Thành ra vào lãnh thổ Đại Việt như chốn không người vào tận thành Thăng Long. Chế Bồng Nga đã lấy lại những vùng đất hiến chuộc tự do và hiến tặng hồi môn từ hơn 300 năm trước đó là Bố Chánh, Địa Lý và Ma Linh châu Ô, châu Rí. Chiêm Thành tự biến thành là mối đe dọa tồn vong của Đại Việt. Dân cư Đại Việt lập nghiệp dọc các vùng bờ biển khổ sở trước nạn binh đao. Chiêm Thành đã 3 lần tiến đánh vào kinh đô nước Việt là Thăng Long lúc đang tiến vào Thăng Long lần thứ tư, thì Chế Bồng Nga bị tử trận.

Khi quân Minh sang xâm lược Đại Việt, Vua Chăm nhân cơ hội tấn công và lấy lại được đất cũ. Đại Việt-Chiêm Thành đánh nhau nhiều lần cuối cùng Chăm Pa thua lại phải cắt nhượng đất thêm. Năm 1627 đến 1651 là giai đoạn chúa Chăm xưng vương và lấy con gái của chúa Nguyễn Phúc Nguyên là Ngọc Hoa, quan hệ Việt-Chăm diễn ra tốt đẹp nhưng không lâu lại xảy ra chiến tranh. Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế, cho phép chúa Chăm (tức Trấn Vương Thuận Thành) được quyền có quân đội và chế độ thuế má riêng thành một tiểu quốc. Thời Minh Mạng vua Chăm lại nổi dậy, vua Minh Mạng đổi Thuận Thành thành phủ Ninh Thuận và đặt quan lại Việt Nam cai trị trực tiếp. Lịch sử vương quốc Chiên Thành sáp nhập hoàn toàn vào Đại Việt sau 10 triều đại và 100 vị vua Chăm.

Đại Việt và Chăm Pa rơi vào vòng xoáy tranh dành phần đất bị mất do phải hiến tặng. Cuối cùng Chiêm thành suy tàn vì chỉ dựa vào chiến tranh và phụng thờ tôn giáo. Quan hệ Việt Chăm nhiều trắc trở song thời chúa Nguyễn không gây ra áp bức cướp đoạt hay tàn ác với người Chăm nên những mâu thuẩn sau sáp nhập không quá gay gắt. dân chúng qua chán ngán chiến tranh. Người Việt và Chăm được sống trong thanh bình cho đến thời Pháp thuộc. Việt có và Chăm có mâu thuẩn đánh nhau qua lại song không thể nào coi Việt có là mang tâm thức xâm lược bành trướng giống Trung Quốc.Chiêm Thành suy tàn không do bị người Việt cai trị mà do chiến tranh triền miên với Trung Quốc nhất là Khmer Angkor Chiêm Thành gây chiến cướp phá nhau...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Công tâm mà nói, người Việt cũng không phải là 1 nước có tham vọng quá lớn như Trung Quốc, cũng không tàn ác như Trung Quốc (vì điều này mà tôi cảm thấy hãnh diện là người Việt, dù sao cũng có NHÂN BẢn hơn là người anh em Trung Hoa :) ) hay là có lẽ vì luôn sống trong họa xâm lăng mà người Việt chưa rảnh tay thôn tính các dân tộc nhỏ hơn?

Tôi nhớ mang máng có 1 nhà nghiên cứu sử học nào đó đã n'oi giá đỗ kiểu là nếu vua Quang Trung còn sống thì nước Việt ta đâu chỉ có như ngày nay ? (Ý là ông vua thiện chiến này sẽ còn đánh đông dẹp bắc lấy về cho ta thêm vài mảnh đất nho nhỏ nữa).

Người dân Chăm Pa cũng hiền hoà cho nên công việc "sát nhập" có vẻ diễn ra êm ái hơn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bạn Anmay thân .

Xin có đôi hàng trao đổi cùng bạn .

Trước hết tôi đồng tình với nhận xét của bạn , không phải chỉ là thời xa xưa mà hiện nay luật “mạnh được yếu thua” vẫn đang chi phối thế giới này ....và nó còn tiếp tục không biết đến bao giờ ...

Nhưng tôi có sự nhìn nhận hoàn toàn khác với bạn về 2 trường hợp ‘mạnh được yếu thua’ mà bạn đã đánh đồng trong bài viết :

1 - Việc xâm chiếm và đồng hóa của người Hán đối với người Bách Việt .

Hán tộc và Việt tộc là 2 cộng đồng người khác nguồn gốc , khác huyết thống và văn hóa , ở đây kẻ mạnh đã chiếm hết gia tài đất đai của người yếu và quan trọng hơn hết là đã dùng võ lực khuất phục biến những con người tự do thành nô lệ và rồi với thời gian đã tẩy não xoá đi ký ức về dòng giống tổ tiên ghi trong não bộ những kẻ bị trị khốn khổ (chỉ trừ chi Lạc Việt)...đến nỗi thậm chí quay ngược ...tưởng giặc là cha...

Đấy chính là ý của những câu thơ bạn trích dẫn .

2 - Việc các vương triều Việt đánh bại các vương triều Chăm pa .

Sự kiện Nhà Tần đánh bại Lục quốc thống nhất trung hoa nếu nhìn dưới góc độ những người trung thành với vua chúa qúy tộc những nước bị đánh bại thì là nỗi nhục mất nước , xót xa uất hận tột cùng đau đớn đến nỗi phát cuồng không thể sống nổi như trường hợp Khuất Nguyên với nước Sở .

Nhưng nếu nhìn dưới góc độ quyền lợi của dân tộc Trung hoa nói chung thì việc phá vỡ sự cát cứ , thống nhất tạo thành một quốc gia hùng mạnh lại là 1 điều vô cùng tốt .

Trường hợp Việt và Chămpa cũng thế ; chỉ có các vương triều Việt đánh bại các vương triều Chămpa chứ không hề có việc dân tộc Việt đánh bại dân tộc Chămpa , vì Việt và Chăm cả 2 đều là con cháu vua Hùng .

Trong Sử thuyết họ HÙNG tôi đã nêu ra : Người Chiêm thành là con cháu trực hệ của Hùng Hy vương –Viêm lang hay Viên lang ; Hy là biến âm của số hai (2)chỉ hướng nóng bức tức xích đạo theo Hà thư cũng vì vậy mà người Chăm còn có tên là người Hời ; hai→ Hời .

‘Viên lang’ là từ đồng nghĩa của ‘Hoàn vương’ 1 tên gọi khác của quốc gia Chăm.

Hùng Hy vương – Viên lang truyền thuyết lịch sử Việt gọi là đế NGHI con cả của đế Minh , anh của Lộc tục hay Lạc tộc .

Không thể nào nói người họ HÙNG xâm lăng ....chiếm đất của người họ HÙNG , người họ HÙNG ....đồng hoá người họ HÙNG , tôi đồng hóa chính tôi là câu nói vô nghĩa , có chăng chỉ là xóa bỏ sự cát cứ của mấy ông vua xưng hùng xưng bá còn con cháu dòng HÙNG vẫn mãi mãi là một .

Người Canh hay Kinh do bị che mắt bởi qúa nhiều điều sai lạc nên thường có sự nhìn nhận sai lầm về các sắc tộc dòng Việt , Canh hay Kinh chỉ là 1 thành phần của người Việt , dấu ấn của các sắc tộc khác đọng lại trong ngôn ngữ và văn hóa Việt cũng rất sâu đậm , có bao giờ ta đặt câu hỏi tại sao gịọng nói Bắc lại khác giọng Trung và nam ?

Những biểu hiện văn hóa bề ngoài khác biệt chỉ là hậu qủa của giai đọan u ám nhất trong lịch sử dân họ HÙNG khoảng những năm 200 đến năm 400 , từ bắc trung Việt hiện nay đổ lên phía bắc nằm dưới móng ngựa Hán tộc , từ nam trung Việt đổ về hướng xích đạo bị chi phối bởi nước Phù Nam dưới sự cai trị của mấy ông vua người Thiên trúc ,anh em mỗi người một ngả sau mấy trăm năm bị ngoại nhân cai trị và những toan tính lừa gạt ...đã không còn nhận ra nhau nữa .

Tôi không chống chế khoả lấp đâu xin bạn anmay và các bạn bình tâm suy xét .

Lịch sử Việt và những dân tộc Đông nam á khác còn rất nhiều điều phải bàn ., cuốn sử đầu tiên của nước ta dĩ nhiên có tầm ảnh hưởng rất lớn trên toàn bộ nền lịch sử Việt nam laị được ‘làm’ ra ở bên Tàu thời Nguyên –Mông , tác gỉa khuyết danh ....?

Xin đừng phán xét vội , vì tất cả tùy thuộc vào góc nhìn căn cứ trên lịch sử ...mà lịch sử nước ta còn đang trong giai đọan cạo những lớp sơn phủ bên ngoài ....

Nqn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trường hợp Việt và Chămpa cũng thế ; chỉ có các vương triều Việt đánh bại các vương triều Chămpa chứ không hề có việc dân tộc Việt đánh bại dân tộc Chămpa , vì Việt và Chăm cả 2 đều là con cháu vua Hùng .

Anh Nhatnguyen52 thân mến,

Về ý ở trên tôi cũng có suy nghĩ như anh. Hiện tôi vẫn tiếp tục tìm kiếm và sưu tầm các tài liệu và hình ảnh mà mình chụp liên quan đến sự tương đồng trong chuỗi phát triển các giá trị văn hóa Việt tộc, để tiếp tục các phần tham luận của mình đối với loạt bài "Sử thuyết họ Hùng". Nhân đây cũng xin bàn thêm về ý này của anh :

Những biểu hiện văn hóa bề ngoài khác biệt chỉ là hậu qủa của giai đọan u ám nhất trong lịch sử dân họ HÙNG khoảng những năm 200 đến năm 400 , từ bắc trung Việt hiện nay đổ lên phía bắc nằm dưới móng ngựa Hán tộc , từ nam trung Việt đổ về hướng xích đạo bị chi phối bởi nước Phù Nam dưới sự cai trị của mấy ông vua người Thiên trúc ,anh em mỗi người một ngả sau mấy trăm năm bị ngoại nhân cai trị và những toan tính lừa gạt ...đã không còn nhận ra nhau nữa .

Điều dễ hiểu là với sự lập quốc của các dân tộc "từ nam trung Việt đổ về hướng xích đạo" cùng với luồng di cư có sự giao lưu với tinh hoa các nền văn hóa khác, kết hợp với sự khác biệt của khí hậu - thổ nhưỡng của từng vùng đất khác nhau, cùng với sự giao lưu tôn giáo, ... mà những quốc gia này có điều kiện phát triển rực rỡ bản sắc của mình trên cơ sở kết hợp các giá trị vật chất, tín ngưỡng khác nhau. Chẳng hạn, chúng ta có thể thấy dấu ấn văn hóa Ấn Độ trong các đền tháp của người Chăm như thần Siva, hay thần Visnu ở miếu bà chúa xứ trong văn hóa tín ngưỡng nam bộ, ... Những sự kế thừa văn hóa bản địa và giao thoa văn hóa đó đã làm nên một thời văn minh rực rỡ trong suốt thời kỳ hưng quốc của người Chăm hay vương quốc Phù Nam.

Nhưng có điều này cũng muốn trao đổi với anh Nhatnguyen52 là : việc kế thừa và giao lưu tiếp nhận các giá trị văn hóa khác là việc rất bình thường trong chuỗi diễn tiến của nhân loại trong bất cứ thời kỳ nào, miễn là nó đến bằng con đường hòa bình. Trong khi con đường của các đế chế phong kiến Hán Hoa đến với các dân tộc phương nam bằng sự xâm lược và hủy diệt như : nấu chảy trống Đồng, ... thì con đường thâm nhập của văn hóa - tín ngưỡng Ấn Độ đến với nước ta rất nhẹ nhàng và dễ được tiếp nhận trong suốt hơn 1000 năm kể từ đầu công nguyên, sự ảnh hưởng này không chỉ thể hiện ở khắp nước ta (Phật giáo, Bà La Môn giáo, ...) mà còn ảnh hưởng đến khắp các quốc gia khác như Miến Điện, Thái Lan, Lào, ... hay vùng Nam Đảo như Indonesia, ... Tuy nhiên, mặc dù những dấu ấn đó thể hiện nhiều qua các di chỉ văn hóa Óc Eo, nhưng vương quốc Phù Nam vẫn là Phù Nam với sự rực rỡ riêng của nó như vốn đã từng rực rỡ chứ không ai gọi là "Thiên Trúc con" cả , cũng vậy, việc sùng bái thần Siva trong tín ngưỡng của người Chăm vẫn mang màu sắc riêng một thời huy hoàng của vương quốc Chiêm Thành (về việc này thì người ta đã trân trọng gọi một tên là đạo Chăm, hay Chăm giáo, chứ nếu gọi là Bà La Môn thì không đúng lắm vì người Chăm chỉ thờ mỗi tượng thần Siva trong khi đạo Bà La Môn bên Ấn Độ thờ tới 3 vị thần) chứ không ai lại gọi là "Tiểu Ấn Độ". Bởi vậy, mọi việc không hẳn như nhận xét của anh, anh Nhatnguyen52 ạ :

Chúng ta Không thể chấp nhận được sự việc vớ vẩn đã chép trong sử Tàu : khỏang giữa thế kỷ thứ 3 và thứ 4 sau công nguyên dân Phù nam đã ‘thỉnh’ một ông Ấn độ đến làm vua cai trị nước mình và những ông vua người Thiên trúc này trong khoảng 200 năm đã cải cách triệt để biến Phù nam thành nước ‘Thiên trúc... con’ , từ tôn giáo tới văn tự và cả đến cách ăn cái mặc nhất nhất đều y hệt ‘mẫu quốc’, sự thống trị và đồng hoá của người Thiên trúc hết sức nghiệt ngã còn hơn cả các đại hãn phương bắc nhiều lần đến độ sau khi phục quốc khoảng giữa những năm 400 người Phù nam không còn biết gì về dòng giống gốc gác mình

Việc sử Tàu thì không thể đánh giá đúng đắn lịch sử các quốc gia khác được, trong khi đối với sử Ta thì vẫn còn nhiều khoảng trống, việc biến mất bí ẩn của vương quốc Phù Nam hiện đã có nhiều giả thuyết, có thể do chiến tranh hoặc cũng có thể do sự kiện hải xâm. Theo tôi, vương quốc cổ Phù Nam có thể chưa phải là một đế chế mạnh và rộng lớn dù mới chỉ trong nghi vấn chứ chưa sưu tầm được tư liệu cụ thể. Cộng với những diễn biến rất phức tạp của các tình tiết lịch sử về sau, của chiến tranh, hay sự tranh đoạt quyền lực của các triều đại phong kiến như Chân Lạp, Xiêm La, ... khiến cho bóng mây sự thật của Phù Nam ngày càng mờ mịt. Nói gì thì nói, đến ngày nay, dù Chiêm Thành không còn nữa và Phù Nam cũng chỉ là ký ức, nhưng sự hiện diện rực rỡ của nó thì không thể phủ nhận và hiện đã hòa nhập vào sự mải miết của dòng chảy lung linh sử Việt. Việc đánh giá một cách khách quan và chân thật các giá trị vốn có của tổ tiên là những việc làm đáng trân trọng, trong đó có loạt bài "Sử thuyết họ Hùng" của anh Nhatnguyen52.

Trong khuôn khổ bài viết này tôi chưa thể nói hết ý, xin được tiếp tục sửa chữa bổ sung ở bài viết sau.

Đôi lời góp ý và trao đổi. Cám ơn anh Nhatnguyen52 và quý bạn đọc quan tâm !

Share this post


Link to post
Share on other sites

Không thể nào nói người họ HÙNG xâm lăng ....chiếm đất của người họ HÙNG , người họ HÙNG ....đồng hoá người họ HÙNG , tôi đồng hóa chính tôi là câu nói vô nghĩa , có chăng chỉ là xóa bỏ sự cát cứ của mấy ông vua xưng hùng xưng bá còn con cháu dòng HÙNG vẫn mãi mãi là một .

Người Canh hay Kinh do bị che mắt bởi qúa nhiều điều sai lạc nên thường có sự nhìn nhận sai lầm về các sắc tộc dòng Việt , Canh hay Kinh chỉ là 1 thành phần của người Việt , dấu ấn của các sắc tộc khác đọng lại trong ngôn ngữ và văn hóa Việt cũng rất sâu đậm , có bao giờ ta đặt câu hỏi tại sao gịọng nói Bắc lại khác giọng Trung và nam ?

Những biểu hiện văn hóa bề ngoài khác biệt chỉ là hậu qủa của giai đọan u ám nhất trong lịch sử dân họ HÙNG khoảng những năm 200 đến năm 400 , từ bắc trung Việt hiện nay đổ lên phía bắc nằm dưới móng ngựa Hán tộc , từ nam trung Việt đổ về hướng xích đạo bị chi phối bởi nước Phù Nam dưới sự cai trị của mấy ông vua người Thiên trúc ,anh em mỗi người một ngả sau mấy trăm năm bị ngoại nhân cai trị và những toan tính lừa gạt ...đã không còn nhận ra nhau nữa .

Tôi không chống chế khoả lấp đâu xin bạn anmay và các bạn bình tâm suy xét .

Lịch sử Việt và những dân tộc Đông nam á khác còn rất nhiều điều phải bàn ., cuốn sử đầu tiên của nước ta dĩ nhiên có tầm ảnh hưởng rất lớn trên toàn bộ nền lịch sử Việt nam laị được ‘làm’ ra ở bên Tàu thời Nguyên –Mông , tác gỉa khuyết danh ....?

Xin đừng phán xét vội , vì tất cả tùy thuộc vào góc nhìn căn cứ trên lịch sử ...mà lịch sử nước ta còn đang trong giai đọan cạo những lớp sơn phủ bên ngoài ....

Nqn

Gần đây trên diễn đàn đất việt có một cao nhưn tự xưng là bồ tát GS001 đã chứng minh và tuyên bố rất hùng hồn rằng: Chúa Jesus là con Phật.

Khỏi cần nói anh cũng biết là vị bồ tát này đã bị cả tín đồ Kito giáo lẫn Phật tử nhào vô ném đá tới tấp, nhưng quả như tiền nhân đã nói:

Nực cười châu chấu đá xe

Tưởng rằng chấu vỡ ai dè xe nghiêng.

Topic kéo dàng liên tu bất tận năm này qua năm khác mà vẫn không ai thuyết phục được rằng bồ tát GS001 đã sai .

Tất cả các thế lực chống đối đều đã bị vị bồ tát này dùng niềm tin sắt hơn đá của mình lật đổ, và sau đây là tuyên bố cuối cùng của ngài:

Re: CHÚA JESUS là con của PHẬT GS001 cám ơn MOD đã để thread này thành một sticky thread.

Bạn nào muốn GS001 viết một quyển sách với đề tài CHÚA JESUS là CON CỦA PHẬT để trình bày vấn đề một cách chặt chẽ và mạch lạc hơn thì cho GS001 biết ý kiến. Nếu các bạn có title nào hay hơn cho quyển sách thì cũng cho biêt. Xin emai cho GS001 qua địa chỉ GS0001@VERIZON.NET (Để ý có 3 con số zero's chứ không phải chỉ 2 con)

Thân ái.

Trước khi đi vào chứng minh người Việt và người Chăm đều là con cháu vua Hùng, anh cho anmay hỏi bản thân anh nghĩ thế nào về tuyên bố rất hùng hồn của bồ tát GS001 ???

PS: Xin lưu ý là lịch sử thiên chúa giáo chỉ mới có kéo dài 2000 năm thôi mà đã có nhiều chuyện như thể cứt trâu để lâu hóa bùn không làm sao lần ra manh mối thì anh cũng có thể hiểu được rằng lịch sự Bách Việt 4-5000 năm nó còn phức tạp tới đâu .

Kính anh.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anmay viết:

PS: Xin lưu ý là lịch sử thiên chúa giáo chỉ mới có kéo dài 2000 năm thôi mà đã có nhiều chuyện như thể cứt trâu để lâu hóa bùn không làm sao lần ra manh mối thì anh cũng có thể hiểu được rằng lịch sự Bách Việt 4-5000 năm nó còn phức tạp tới đâu .

Kính anh.

Nhưng không lẽ vì nó phức tạp mà không thể tìm về cội nguồn? Tôi nghĩ việc minh chứng Việt sử 5000 năm văn hiến là hoàn toàn không khó khăn và tôi đã chứng minh.

Còn việc con Phật là Chúa Jesu thì đấy là một v/d được đặt ra và cần phải chứng minh, nếu có khả năng. Giữa hai vấn đề khác nhau về bản chất. Tìm và minh chứng cội nguồn dân tộc Việt là nhu cầu tự thân của người Việt quan tâm đến cội nguồn trên cơ sở khoa học. Còn việc Chúa Jesu là con Phật hay em của Thượng Đế, cháu nội thần Apolo ....vv...là chuyện của các nhà nghiên cứu tôn giáo. Chuyện này cũng như Địa Ngục có ma hay không? - Ở thế kỷ XII người ta đã tìm hiểu về điều này.

Bởi vậy, nếu Anmay có khả năng thì hãy đưa chứng lý bác bỏ những chứng lý minh chứng Việt sử 5000 văn hiến. Nếu không đủ khả năng thì hãy suy ngẫm. Còn việc so sánh này không thuyết phục.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Em mới đăng ký thành viên, có gì các bác bỏ qua.

Cảm ơn các bác đã post những thông tin rất bổ ích và quý báu.

Bác Thiên Sứ xem chỗ em tô đỏ về mốc 2879 , có lẽ bác typing nhầm thành 2789 hay sao ấy.

Những sự kiện chính trong lịch sử Văn Lang.

- Dân tộc Việt lập quốc vào năm thứ 8 vận VII Hội Ngọ - Năm Nhâm Tuất - 2789 BC với lãnh thổ đã trình ...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Em mới đăng ký thành viên, có gì các bác bỏ qua.

Cảm ơn các bác đã post những thông tin rất bổ ích và quý báu.

Bác Thiên Sứ xem chỗ em tô đỏ về mốc 2879 , có lẽ bác typing nhầm thành 2789 hay sao ấy.

Cảm ơn Langthang tứ Hải. Tôi sẽ sửa lại. Đúng là 2879 BC.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anmay viết:

Nhưng không lẽ vì nó phức tạp mà không thể tìm về cội nguồn? Tôi nghĩ việc minh chứng Việt sử 5000 năm văn hiến là hoàn toàn không khó khăn và tôi đã chứng minh.

Còn việc con Phật là Chúa Jesu thì đấy là một v/d được đặt ra và cần phải chứng minh, nếu có khả năng. Giữa hai vấn đề khác nhau về bản chất. Tìm và minh chứng cội nguồn dân tộc Việt là nhu cầu tự thân của người Việt quan tâm đến cội nguồn trên cơ sở khoa học. Còn việc Chúa Jesu là con Phật hay em của Thượng Đế, cháu nội thần Apolo ....vv...là chuyện của các nhà nghiên cứu tôn giáo. Chuyện này cũng như Địa Ngục có ma hay không? - Ở thế kỷ XII người ta đã tìm hiểu về điều này.

Bởi vậy, nếu Anmay có khả năng thì hãy đưa chứng lý bác bỏ những chứng lý minh chứng Việt sử 5000 văn hiến. Nếu không đủ khả năng thì hãy suy ngẫm. Còn việc so sánh này không thuyết phục.

Chứng minh của cháu đây:

http://www.theosophy-nw.org/theosnw/books/...ic/archaic1.htm

If the whole human family knew and realized its history, the entire aspect of life would change. A new dignity, a new sense of responsibility, a new courage would transform this unhappy world into a paradise. Each would see in others something deeper and greater than he sees now. The grooves of discord which are cut so deeply into our human minds, would no longer serve as channels for thought. And wars would cease of themselves -- would melt away -- having nothing to feed upon.

Nếu toàn thể gia đình loài người biết và nhận ra lịch sử của nó, toàn thể bộ mặt của cuộc sống sẽ thay đổi . Một niềm tự hào mới, một thứ trách nhiệm, một sự can đảm mới sẽ làm thay đổi thế giới đau khổ này thành thiên đường . Mỗi người chúng ta sẽ nhìn thấy trong người khác một điều gì đó sâu xa và vĩ đại hơn cái mà ta hiện thấy. Những mối bất hoà đã cắt thật sâu trong tâm trí của loài người sẽ không còn là đường dẫn cho suy nghĩ . Và tất cả các cuộc chiến sẽ tự động chấm dứt - biến mất - vì chúng không còn gì để bám víu nữa .

It goes without saying that the ancient wisdom is based on the unity of all life, without which it could not be wisdom. Among its fundamental teachings is that of the universal rhythmic expression of life, shown in alternate periods of activity and rest. When these relate to the great worlds in space, they are poetically described as the Day and Night of Brahma. But this, like every other inherent habit of being, is repeated throughout the scale from universes to atoms, like a pattern growing ever smaller. "As above, so below" is the old Hermetic axiom. Hence "reasoning from analogy" is often the clue which starts the searcher after truth on the right road.

Không còn gì để nghi ngờ nữa, tất cả các nền minh triết cổ xưa đều dựa trên sự hợp nhất của mọi sinh linh, không phải thế thì không thể gọi là minh triết . ... khi nào rảnh cháu dịch tiếp :P

Kết luận: Nền minh triết nào còn gây chia rẽ, hận thù giữa các dân tộc thì không thể gọi là minh triết :) Và theo ý bác, nền văn hiến lạc việt 5000 năm vẫn có đầy rẫy tranh chấp nội bộ dẫn đến diệt vong, thì cái đó chưa gọi là minh triết đâu bác, và họ cũng chưa nắm được quy luật thống nhất vũ trụ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

bạn anmay thân .

bạn có hỏi tôi 1 câu ,xin phép không trả lời....vì đọc những dòng bạn viết ...thực tình tôi không hiểu ý.. .

thân chào

nqn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kết luận: Nền minh triết nào còn gây chia rẽ, hận thù giữa các dân tộc thì không thể gọi là minh triết :P Và theo ý bác, nền văn hiến lạc việt 5000 năm vẫn có đầy rẫy tranh chấp nội bộ dẫn đến diệt vong, thì cái đó chưa gọi là minh triết đâu bác, và họ cũng chưa nắm được quy luật thống nhất vũ trụ.

Xin phép được thổ lộ mấy nhời :

Đọc đoạn này thật sự tôi cũng chưa hiểu hết ý của anmay muốn nói nên điều gì ?

Đặc biệt là đoạn chữ tôi bôi màu đỏ. Văn Hiến Lạc Việt nay gọi là nền văn hóa Việt, có bề dày lịch sử gần 5000 năm vẫn phát triển và kế thừa, chưa diệt vong bạn à !

Còn "sự phát triển" thì bản chất vẫn tồn tại những sự biến đổi: trong động luôn có tĩnh, và trong tĩnh luôn có động cũng là nguyên lý cơ bản của âm-dương ngũ hành, cũng như triết lý của đạo phật trong thực có hư và trong hư có thực vậy.

Có mấy ý nho nhỏ muốn loạn đàm cùng các bác!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn anmay (ăn may hay ăn mày? :P )

Tôi thấy cách thảo luận của bạn giống kiểu mấy ông ngồi ngoài quán nước chè bàn tình hình chính trị thế giới. Đỏ đen cho vào là một. Như anh Thiên Sứ viết, "chẳng có chủ kiến học thuật gì cả".

Không thể so sánh với những cố gắng làm sáng tỏ cổ sử ở đây với những chuyện như Jesu là con của ai. Ở đây bàn lịch sử, thì bạn lại nói đến các triết lý và tôn giáo tín ngưỡng.

Vấn đề lịch sử hàng nghìn năm tất nhiên là khó giải thích và chứng minh. Nhưng không phải vì thế mà không cần làm sáng tỏ và không có thái độ rõ ràng. Ví dụ như chuyện các vua Hùng ở Phong Châu trước đây cho là hoang đường (điều này ghi vào sử Việt với những câu hỏi đầy nghi ngờ). Thế nhưng với niềm tin vào cội nguồn của mình nhà văn hóa Bút Tre, vốn là trưởng ty văn hóa Phú Thọ đã thúc đẩy công tác khảo cổ ở vùng này. Kết quả chỉ trong vòng thời gian ngắn, mặc dù là đang thời chiến, ở Phú Thọ đã phát hiện một loạt những chứng cứ khảo cổ cho các nền văn hóa Sơn Vi, Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun, xác nhận thời kỳ Hùng Vương là có thật trong lịch sử. Câu thơ:

Chú về công tác bảo tàng

Cũng là công việc cách màng giao cho

chính là về chuyện này.

Thời đó chắc cũng không ít người tỏ ra hoài nghi việc làm của Bút Tre. Nhưng nếu không có những người có niềm tin và có trí thức, dám làm, dám lật lại những gì được đại đa số cho là đúng, thì bao giờ chúng ta mới biết chúng ta là ai, từ đâu mà ra hay không?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chứng minh của cháu đây:

http://www.theosophy-nw.org/theosnw/books/...ic/archaic1.htm

If the whole human family knew and realized its history, the entire aspect of life would change. A new dignity, a new sense of responsibility, a new courage would transform this unhappy world into a paradise. Each would see in others something deeper and greater than he sees now. The grooves of discord which are cut so deeply into our human minds, would no longer serve as channels for thought. And wars would cease of themselves -- would melt away -- having nothing to feed upon.

Nếu toàn thể gia đình loài người biết và nhận ra lịch sử của nó, toàn thể bộ mặt của cuộc sống sẽ thay đổi . Một niềm tự hào mới, một thứ trách nhiệm, một sự can đảm mới sẽ làm thay đổi thế giới đau khổ này thành thiên đường . Mỗi người chúng ta sẽ nhìn thấy trong người khác một điều gì đó sâu xa và vĩ đại hơn cái mà ta hiện thấy. Những mối bất hoà đã cắt thật sâu trong tâm trí của loài người sẽ không còn là đường dẫn cho suy nghĩ . Và tất cả các cuộc chiến sẽ tự động chấm dứt - biến mất - vì chúng không còn gì để bám víu nữa .

It goes without saying that the ancient wisdom is based on the unity of all life, without which it could not be wisdom. Among its fundamental teachings is that of the universal rhythmic expression of life, shown in alternate periods of activity and rest. When these relate to the great worlds in space, they are poetically described as the Day and Night of Brahma. But this, like every other inherent habit of being, is repeated throughout the scale from universes to atoms, like a pattern growing ever smaller. "As above, so below" is the old Hermetic axiom. Hence "reasoning from analogy" is often the clue which starts the searcher after truth on the right road.

Không còn gì để nghi ngờ nữa, tất cả các nền minh triết cổ xưa đều dựa trên sự hợp nhất của mọi sinh linh, không phải thế thì không thể gọi là minh triết . ... khi nào rảnh cháu dịch tiếp :P

Kết luận: Nền minh triết nào còn gây chia rẽ, hận thù giữa các dân tộc thì không thể gọi là minh triết :) Và theo ý bác, nền văn hiến lạc việt 5000 năm vẫn có đầy rẫy tranh chấp nội bộ dẫn đến diệt vong, thì cái đó chưa gọi là minh triết đâu bác, và họ cũng chưa nắm được quy luật thống nhất vũ trụ.

Tôi đồng ý rằng: Một lý thuyết thống nhất - tức một sự minh triết cao cấp thì phải mang trong nó một nội dung rất nhân bản - cho tới mọi sinh linh. Nhưng vấn đề là:

Căn cứ vào đâu để Anmay cho rằng nền văn hiến với minh triết Việt - lý thuyết thống nhất - là "đầy rẫy tranh chấp nội bộ dẫn đến diệt vong, thì cái đó chưa gọi là minh triết đâu bác, và họ cũng chưa nắm được quy luật thống nhất vũ trụ".

Nền minh triết ấy lấy chữ Nhân làm gốc và chủ trương Vương đạo, tồn sùng Nghiêu Thuấn:

Đây là bài thơ ở điện Thái Hòa:

Văn hiến thiên niên quốc.

Xa thư vạn lý đồ

Hồng Bàng khai tịch hậu.

Nam phục nhất Đường Ngu.

Về thời Nghiêu Thuấn, tôi đã minh chứng rằng đó chính là hai vị vua thuộc Việt sử. Trong một ốc đảo nhân bản mà chung quanh nó là biển man rợ thì tất nhiên phải có chiến tranh. Chuyện đơn giản như vậy thôi.

Tôi đã chứng minh thuyết Âm Dương Ngũ hành là một lý thuyết thống nhất - nhân danh nền văn hiến Việt - vì Hán không coi Âm Dương Ngũ hành là một học thuyết hoàn chỉnh - thì để cần phải chứng minh lập luận đó sai.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bác Thiên Sứ và các bạn thân mến ,

chỉ với 4 câu thơ vắn gọn :

Văn hiến thiên niên quốc.

Xa thư vạn lý đồ

Hồng Bàng khai tịch hậu.

Nam phục nhất Đường Ngu.

đã khẳng định một quốc gia văn minh lâu đời , cô đọng cả qúa trình dựng nước và mở nước thuở ban sơ.

Văn hiến thiên niên quốc thì chúng ta ai cũng hiểu .

Xa thư vạn lý đồ :

Lịch sử lâu dài được ghi chép đầy đủ ,cương thổ quốc gia rộng lớn đã có địa đồ phân minh ,

điều này thì nhiều người không tán thành vì nước ta chỉ bắt đầu từ thời Trang vương nhà Chu ...khi có ông nào đó dùng 'ảo thuật' áp phục các bộ lạc chung quanh rồi tự xưng là Hùng vương...., nước ta không thể rộng vạn lý vì đất đai chỉ có đồng bằng bắc và bắc trung Việt ...

Hồng bàng khai tịch hậu : thời Hồng bàng lập ngôi chúa hay khai quốc thời Hồng bàng .

Nam phục nhất Đường Ngu ....câu thơ cuối này thì ...khó hiểu qúa ...có vị chữ nghĩa đầy một bụng dịch là : nước Nam ta trở về như thời Nghiêu Thuấn là thời thái bình thịnh trị...nhưng khi bị hỏi thời Hồng bàng có trước hay Nghiêu Thuấn có trước mà dùng từ 'phục ' thế là ú ớ...( Họ Hồng bàng bắt đầu năm 2879 , đế Nghiêu lên ngôi 2356,đế Thuấn 2255 trước công nguyên )

tôi là bậc ...'dốt nho' nhưng cũng xin bàn ...;câu thơ này vô cùng quan trọng , nó chính là chìa khóa mở cửa vào kho tàng lịch sử nước nhà .

Nam phục nhất Đường Ngu mà không gắn kết với việc vua Nghiêu 'mệnh Hy thúc trạch nam giao' thì không tài nào hiểu nổi.

Nam ở đây là đất Nam giao chép trong kinh Thư không phải là nước Nam ta...,từ 'phục ' có nghĩa như từ dùng trong thu phục , khuất phục , thần phục chứ không có nghĩa là trở lại ,quay lại...

hai câu :

Hồng bàng khai tịch hậu

Nam phục nhất Đường Ngu

là sự cô đọng khái quát hóa qúa trình dựng nước và mở rộng đất nước của dân tộc ta

chỉ khổ một nỗi ....không lẽ vua Nghiêu vua Thuấn của Tàu lại đi mở rộng đất nước về hướng Nam (xưa ?) dùm ta....?

không thể hiểu khác đi được vì ý tứ 4 câu thơ rất rõ ràng ,tất cả chỉ trở nên hợp lý khi vua Nghiêu và vua Thuấn chính là 'vua ta' nghĩa là các vị cũng là người họ HÙNG ...

vài lời dốt nát lạm bàn...

nqn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Căn cứ vào đâu để Anmay cho rằng nền văn hiến với minh triết Việt - lý thuyết thống nhất - là "đầy rẫy tranh chấp nội bộ dẫn đến diệt vong, thì cái đó chưa gọi là minh triết đâu bác, và họ cũng chưa nắm được quy luật thống nhất vũ trụ".

Nền minh triết ấy lấy chữ Nhân làm gốc và chủ trương Vương đạo, tồn sùng Nghiêu Thuấn:

Đây là bài thơ ở điện Thái Hòa:

Văn hiến thiên niên quốc.

Xa thư vạn lý đồ

Hồng Bàng khai tịch hậu.

Nam phục nhất Đường Ngu.

Cháu không nói Văn Hiến Lạc việt "đầy rẫy tranh chấp blah blah blah" ... mà cháu nói cái "Văn Hiến Lạc Việt bác đang chứng minh" ... vì trong lập luận của bác, cháu toàn là thấy những lập luận "của ta ... của ta ... trả lại cho ta ..." hoặc là "khoa học sai, giới triết học sai, giới sử học sai" và đương nhiên chỉ có bác là đúng. Theo cháu, khoa học không sai, triết học, sử học cũng không sai, họ chỉ mới thấy được 1 phần nhỏ của Chân Lý . Vậy thì cái gì minh triết hơn, phải cho cháu thấy được nhiều phần của sự thật hơn, đầy đủ hơn, bao dung hơn, rộng lượng hơn.

Ở đây cháu thấy nhiều người rất tức giận với giả thuyết Hán tộc đã xóa xổ 1 phần Bách Việt và nhận vơ những kiến thức của Bách Việt về làm của mình. Cháu thì có giả thuyết khác:

1) Cổ sử các nền văn minh lớn trên thế giới đều có những giấu vết về 1 sự xóa xổ của khoa học tâm linh để nhường chỗ cho khoa học hiện tượng. Cho nên việc Bách Việt bị xóa xổ, nếu có, cháu nghĩ là 1 điều tất yếu, như 1 quá trình phát triển sàng lọc của tự nhiên. Nếu không có Hán tộc, nó cũng sẽ bị chìm vào quên lãng bởi 1 thế lực khác, hoặc bị chính dân tộc nuôi dưỡng nó hủy diệt (aka Bách Việt tự phân rã vì mâu thuẫn nội bộ, dẫn đến suy yếu, dẫn đến bị Hán tộc thâu tóm).

2) Khi các nền văn minh giao thoa với nhau, lại ở 1 thời đại xa xăm những 5000 năm, ai mà biết được cái mà Hán tộc "nhận vơ" nó là của Bách Việt hay là Ấn Độ hay là Ai Cập hay là 1 dân tộc cổ đại nào đó.

Chưa kể Bách Việt là 1 tập hợp của rất nhiều dân tộc khác nhau, bây giờ bác bảo là họ sống hoà hợp, biết đâu họ cũng ngấm ngầm bằng mặt mà không bằng lòng cho nên họ mới tách ra như Liên Xô cũ vậy. Bây giờ mà cháu bảo với người dân tộc anh em là ờ trước đây anh cũng là con dân vua Hùng tôi đấy, thì xin lỗi bác, họ oánh cho cháu nát xác.

2) Việt Nam chiếm đất Chăm Pa và những nước khác là chuyện có thật, cho dù vua quan họ không đùng đùng nổi lên đòi lại đất và nợ máu, nhưng biện luận kiểu đánh vua nhưng không giết dân, và hồi trước cùng 1 gốc thì bây giờ châu về hợp phố cũng có sao đâu, thì xin bác cứ nghĩ lại xem nếu Trung quốc cũng làm tương tự nghĩa là xóa xổ chính phủ VN đương thời rồi khuyến dụ dân ta nên "châu về hợp phố" với họ, thì bác với cháu có tức điên lên mà chết hay không?

Trở lại vấn đề bác hỏi cháu về trí thức và trí huệ, cháu xin trả lời là trí thức còn mang lại sự đau khổ, trí huệ thì không.

Kính bác :P

PS: sau cơn mưa trời lại sáng, nhưng trời lúc nào cũng sáng trưng thì cũng tiêu.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn anmay (ăn may hay ăn mày? :P )

Tôi thấy cách thảo luận của bạn giống kiểu mấy ông ngồi ngoài quán nước chè bàn tình hình chính trị thế giới. Đỏ đen cho vào là một. Như anh Thiên Sứ viết, "chẳng có chủ kiến học thuật gì cả".

Không thể so sánh với những cố gắng làm sáng tỏ cổ sử ở đây với những chuyện như Jesu là con của ai. Ở đây bàn lịch sử, thì bạn lại nói đến các triết lý và tôn giáo tín ngưỡng.

Vấn đề lịch sử hàng nghìn năm tất nhiên là khó giải thích và chứng minh. Nhưng không phải vì thế mà không cần làm sáng tỏ và không có thái độ rõ ràng. Ví dụ như chuyện các vua Hùng ở Phong Châu trước đây cho là hoang đường (điều này ghi vào sử Việt với những câu hỏi đầy nghi ngờ). Thế nhưng với niềm tin vào cội nguồn của mình nhà văn hóa Bút Tre, vốn là trưởng ty văn hóa Phú Thọ đã thúc đẩy công tác khảo cổ ở vùng này. Kết quả chỉ trong vòng thời gian ngắn, mặc dù là đang thời chiến, ở Phú Thọ đã phát hiện một loạt những chứng cứ khảo cổ cho các nền văn hóa Sơn Vi, Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun, xác nhận thời kỳ Hùng Vương là có thật trong lịch sử. Câu thơ:

Chú về công tác bảo tàng

Cũng là công việc cách màng giao cho

chính là về chuyện này.

Thời đó chắc cũng không ít người tỏ ra hoài nghi việc làm của Bút Tre. Nhưng nếu không có những người có niềm tin và có trí thức, dám làm, dám lật lại những gì được đại đa số cho là đúng, thì bao giờ chúng ta mới biết chúng ta là ai, từ đâu mà ra hay không?

À, bạn hiểu nhầm nhọt sang trồng trọt ý tôi rồi, tôi không phủ nhận những nghiên cứu của Bác Thiên Sứ, cũng không đánh lận đỏ đen gì hết ... tôi chỉ đưa ra những điểm thiên lệch trong những nghiên cứu của bác ấy thôi, vì tôi nhớ có 1 cao nhưn nào đó đã từng nói là biết 1 phần của sự thật thì còn độc hại hơn không biết gì về sự thật ấy. Tôi cũng chả nói câu phủ nhận nào về sự tồn tại của các đời vua Hùng cả, tôi chỉ bảo là nếu cái nhìn của Tàu nó ở bên trái thì cái nhìn của Bác Thiên Sứ nó ở bên phải, và đu8ơng nhiên bên phải là của ta thì ta tưởng/hy vọng là nó đúng, nhưng theo cái nhìn TRUNG DUNG của kinh dịch và các nền minh triết khác thì cái gì ở chính giữa nó có nhiều khả năng đúng đắn hơn.

Nếu bạn nghĩ dân ăn mày tôi không đủ kiến thức cũng như chủ kiến học thuật thì khỏi tranh cãi với tôi làm gì, đũa mốc tôi thật không dám chọc mâm son, nhưng nếu bụt mà không chịu ở trên tòa thì đừng trách bị gà nó mổ mắt ... nhé ...

Kính bạn :)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xin phép được thổ lộ mấy nhời :

Đọc đoạn này thật sự tôi cũng chưa hiểu hết ý của anmay muốn nói nên điều gì ?

Đặc biệt là đoạn chữ tôi bôi màu đỏ. Văn Hiến Lạc Việt nay gọi là nền văn hóa Việt, có bề dày lịch sử gần 5000 năm vẫn phát triển và kế thừa, chưa diệt vong bạn à !

Còn "sự phát triển" thì bản chất vẫn tồn tại những sự biến đổi: trong động luôn có tĩnh, và trong tĩnh luôn có động cũng là nguyên lý cơ bản của âm-dương ngũ hành, cũng như triết lý của đạo phật trong thực có hư và trong hư có thực vậy.

Có mấy ý nho nhỏ muốn loạn đàm cùng các bác!

À ... đúng là viết nhầm, ý tôi là "đất nước mà anh nhật nguyệt và bác Thiên Sứ gọi là Văn Lang (tức là nguồn cội của Văn hiến Lạc Việt) đã bị diệt vong blah blah blah" ... nghĩa là nó đã không còn trên bản đồ thế giới nữa vv ... vv

Còn ngoài ra thì đúng như bạn nói, văn hiến lạc việt 4000 hay 5000 ngàn năm đương nhiên vẫn còn tồn tại, không thì cũng không có anmay tôi bi bô ở đây :P

Share this post


Link to post
Share on other sites

À ... đúng là viết nhầm, ý tôi là "đất nước mà anh nhật nguyệt và bác Thiên Sứ gọi là Văn Lang (tức là nguồn cội của Văn hiến Lạc Việt) đã bị diệt vong blah blah blah" ... nghĩa là nó đã không còn trên bản đồ thế giới nữa vv ... vv

Còn ngoài ra thì đúng như bạn nói, văn hiến lạc việt 4000 hay 5000 ngàn năm đương nhiên vẫn còn tồn tại, không thì cũng không có anmay tôi bi bô ở đây :)

Nói như bạn thì cũng thật là không phải, nếu như nước Văn Lang còn hiện hữu trên bản đồ thế giới cho đến ngày nay, thì các bác ấy và các sử gia Việt Tộc đã không phải tốn công hao sức mà tìm lại dấu tích cổ sử đâu bạn ạ. Nhưng lịch sử thì không tồn tại chữ "nếu".

Nói như thế dể thấy rằng:

Nhà Hạ 2205–1767 TCN là triều đại đầu tiên của lịch sử cổ đại TQ nếu còn tồn tại cho đến ngày nay thì bản đồ -còn lưu lại - của TQ chỉ có thể như thế này thôi (khu vực màu vàng):Posted Image :(

Còn ngoài ra thì đúng như bạn nói, văn hiến lạc việt 4000 hay 5000 ngàn năm đương nhiên vẫn còn tồn tại, không thì cũng không có anmay tôi bi bô ở đây :D

"Đương nhiên vẫn còn tồn tại" thì cội nguồn của nó nhất định không phải là hư vô ! :P

Cái "có gì" không thể sinh ra từ cái "không có gì" :) .

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anmay viết:

1 -

Cháu không nói Văn Hiến Lạc việt "đầy rẫy tranh chấp blah blah blah" ... mà cháu nói cái "Văn Hiến Lạc Việt bác đang chứng minh" ... vì trong lập luận của bác, cháu toàn là thấy những lập luận "của ta ... của ta ... trả lại cho ta ..." hoặc là "khoa học sai, giới triết học sai, giới sử học sai" và đương nhiên chỉ có bác là đúng. Theo cháu, khoa học không sai, triết học, sử học cũng không sai, họ chỉ mới thấy được 1 phần nhỏ của Chân Lý . Vậy thì cái gì minh triết hơn, phải cho cháu thấy được nhiều phần của sự thật hơn, đầy đủ hơn, bao dung hơn, rộng lượng hơn.

Tôi thấy Anmay từ để tài này nhảy sang đề tài khác, Đây không phải là phản biện, mà là phản đối quan điểm.

Anmay hãy xem lại đã viết gì:

Kết luận: Nền minh triết nào còn gây chia rẽ, hận thù giữa các dân tộc thì không thể gọi là minh triết :P Và theo ý bác, nền văn hiến lạc việt 5000 năm vẫn có đầy rẫy tranh chấp nội bộ dẫn đến diệt vong, thì cái đó chưa gọi là minh triết đâu bác, và họ cũng chưa nắm được quy luật thống nhất vũ trụ.

Khi tôi chứng minh rằng nên minh triết đó rất nhân bản thì lại quay sang viết những lời lẽ trên.

Cháu không nói Văn Hiến Lạc việt "đầy rẫy tranh chấp blah blah blah" ... mà cháu nói cái "Văn Hiến Lạc Việt bác đang chứng minh" ... vì trong lập luận của bác, cháu toàn là thấy những lập luận "của ta ... của ta ... trả lại cho ta ..." hoặc là "khoa học sai, giới triết học sai, giới sử học sai" và đương nhiên chỉ có bác là đúng. Theo cháu, khoa học không sai, triết học, sử học cũng không sai, họ chỉ mới thấy được 1 phần nhỏ của Chân Lý . Vậy thì cái gì minh triết hơn, phải cho cháu thấy được nhiều phần của sự thật hơn, đầy đủ hơn, bao dung hơn, rộng lượng hơn.

Vậy là thế nào?

2 -

Ở đây cháu thấy nhiều người rất tức giận với giả thuyết Hán tộc đã xóa xổ 1 phần Bách Việt và nhận vơ những kiến thức của Bách Việt về làm của mình.

Cháu thì có giả thuyết khác:

1) Cổ sử các nền văn minh lớn trên thế giới đều có những giấu vết về 1 sự xóa xổ của khoa học tâm linh để nhường chỗ cho khoa học hiện tượng. Cho nên việc Bách Việt bị xóa xổ, nếu có, cháu nghĩ là 1 điều tất yếu, như 1 quá trình phát triển sàng lọc của tự nhiên. Nếu không có Hán tộc, nó cũng sẽ bị chìm vào quên lãng bởi 1 thế lực khác, hoặc bị chính dân tộc nuôi dưỡng nó hủy diệt (aka Bách Việt tự phân rã vì mâu thuẫn nội bộ, dẫn đến suy yếu, dẫn đến bị Hán tộc thâu tóm).

Vấn đề này nêu ra thừa. Vì mục đích là chứng minh Vắn hóa Đông phương thuộc về Việt tộc. đúng hay sai. Vậy thôi.

3 -

2) Khi các nền văn minh giao thoa với nhau, lại ở 1 thời đại xa xăm những 5000 năm, ai mà biết được cái mà Hán tộc "nhận vơ" nó là của Bách Việt hay là Ấn Độ hay là Ai Cập hay là 1 dân tộc cổ đại nào đó.

Chưa kể Bách Việt là 1 tập hợp của rất nhiều dân tộc khác nhau, bây giờ bác bảo là họ sống hoà hợp, biết đâu họ cũng ngấm ngầm bằng mặt mà không bằng lòng cho nên họ mới tách ra như Liên Xô cũ vậy. Bây giờ mà cháu bảo với người dân tộc anh em là ờ trước đây anh cũng là con dân vua Hùng tôi đấy, thì xin lỗi bác, họ oánh cho cháu nát xác.

Giả thuyết thì tùy nhận thức. Nhưng muốn nó được thừa nhận thì phải minh chứng hợp lý. Vấn đề này cũng chằng liên quan gì đến cội nguồn vắn hóa Đông phương cả. Bách Việt thì không bao giờ gồm nhiều dân tộc cả, chí có một tộc Việt thôi. Điều này chính sử ký Tư Mã Thiên ghi. Nhưng quốc gia Văn Lang gồm nhiều dân tộc là đúng.

4 -

2) Việt Nam chiếm đất Chăm Pa và những nước khác là chuyện có thật, cho dù vua quan họ không đùng đùng nổi lên đòi lại đất và nợ máu, nhưng biện luận kiểu đánh vua nhưng không giết dân, và hồi trước cùng 1 gốc thì bây giờ châu về hợp phố cũng có sao đâu, thì xin bác cứ nghĩ lại xem nếu Trung quốc cũng làm tương tự nghĩa là xóa xổ chính phủ VN đương thời rồi khuyến dụ dân ta nên "châu về hợp phố" với họ, thì bác với cháu có tức điên lên mà chết hay không?

Trong luận điểm của tôi không đặt vấn đề này. Không nên nhầm lẫn.

5 -

Trở lại vấn đề bác hỏi cháu về trí thức và trí huệ, cháu xin trả lời là trí thức còn mang lại sự đau khổ, trí huệ thì không.

Kính bác :)

PS: sau cơn mưa trời lại sáng, nhưng trời lúc nào cũng sáng trưng thì cũng tiêu.

Trong tranh luận cần phải chỉ ra cái sai trong luận cứ của họ. Chứ không phải nhe răng cười là luận điểm phản biện.

Phản đối thì tôi nghi mấy bà ve chai còn thể hiện rõ hơn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Đương nhiên vẫn còn tồn tại" thì cội nguồn của nó nhất định không phải là hư vô ! :P

Vô Cực sinh Thái Cực sinh Lưỡng Nghi sinh Bát Quái sinh vạn vật.

Vạn vật khởi thủy đều không có, sau lại có, nó không từ chui ra từ Hư Vô thì từ cái gì ? Ví dụ, ăn mày tôi 100 năm trươ'c không có nhưng mấy chục năm nay thì lại có và 100 năm sau sẽ không có nữa.

Mấy phần kia thì tôi thấy cũng chả phải nhiều lời thêm làm gì vì túm lại bạn chỉ ra chỗ tôi viết sai và tôi đồng ý đoạn đấy tôi nhầm nhọt cho nên đã sửa lại, bạn không cần phải sửa lại cái tôi đã đồng ý là tôi nhầm. :)

PS: @bác Thiên Sứ - khi khác cháu rảnh cháu lại vào ... :)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ở đây cháu thấy nhiều người rất tức giận với giả thuyết Hán tộc đã xóa xổ 1 phần Bách Việt và nhận vơ những kiến thức của Bách Việt về làm của mình. Cháu thì có giả thuyết khác:

1) Cổ sử các nền văn minh lớn trên thế giới đều có những giấu vết về 1 sự xóa xổ của khoa học tâm linh để nhường chỗ cho khoa học hiện tượng. Cho nên việc Bách Việt bị xóa xổ, nếu có, cháu nghĩ là 1 điều tất yếu, như 1 quá trình phát triển sàng lọc của tự nhiên. Nếu không có Hán tộc, nó cũng sẽ bị chìm vào quên lãng bởi 1 thế lực khác, hoặc bị chính dân tộc nuôi dưỡng nó hủy diệt (aka Bách Việt tự phân rã vì mâu thuẫn nội bộ, dẫn đến suy yếu, dẫn đến bị Hán tộc thâu tóm).

2) Khi các nền văn minh giao thoa với nhau, lại ở 1 thời đại xa xăm những 5000 năm, ai mà biết được cái mà Hán tộc "nhận vơ" nó là của Bách Việt hay là Ấn Độ hay là Ai Cập hay là 1 dân tộc cổ đại nào đó.

Chưa kể Bách Việt là 1 tập hợp của rất nhiều dân tộc khác nhau, bây giờ bác bảo là họ sống hoà hợp, biết đâu họ cũng ngấm ngầm bằng mặt mà không bằng lòng cho nên họ mới tách ra như Liên Xô cũ vậy. Bây giờ mà cháu bảo với người dân tộc anh em là ờ trước đây anh cũng là con dân vua Hùng tôi đấy, thì xin lỗi bác, họ oánh cho cháu nát xác.

2) Việt Nam chiếm đất Chăm Pa và những nước khác là chuyện có thật, cho dù vua quan họ không đùng đùng nổi lên đòi lại đất và nợ máu, nhưng biện luận kiểu đánh vua nhưng không giết dân, và hồi trước cùng 1 gốc thì bây giờ châu về hợp phố cũng có sao đâu, thì xin bác cứ nghĩ lại xem nếu Trung quốc cũng làm tương tự nghĩa là xóa xổ chính phủ VN đương thời rồi khuyến dụ dân ta nên "châu về hợp phố" với họ, thì bác với cháu có tức điên lên mà chết hay không?

Trở lại vấn đề bác hỏi cháu về trí thức và trí huệ, cháu xin trả lời là trí thức còn mang lại sự đau khổ, trí huệ thì không.

Kính bác :P

PS: sau cơn mưa trời lại sáng, nhưng trời lúc nào cũng sáng trưng thì cũng tiêu.

Bạn ăn mày thân mến,

Nếu bạn định bàn quan điểm, nhìn phải hay nhìn trái thì chẳng có gì mà bàn. Mỗi người có một quan điểm chính trị riêng. Những người làm lịch sử lại càng có cái đó rõ nét. Nhưng không phải vì thế mà những nghiên cứu của họ chẳng có nghĩa lý gì. Vì thế bạn có thể nêu quan điểm chính trị của bạn và bàn về học thuật. Còn công kích về quan điểm của người khác thì là việc vô nghĩa. Nhất là quan điểm của bạn lại không có chủ kiến về học thuật.

1. Thế nào là khoa học tâm linh nhường chỗ cho khoa học hiện tượng? Hán tộc không hề đại diện hoặc vượt trội Việt tộc về khoa học hiện tượng. Những thành tựu khoa học cổ đại là thuộc về Việt tộc như kỹ thuật trồng trọt (lúa nước), may mặc (tơ tằm), triết học (Kinh Dịch), thương mại (dùng vỏ sò), chữ viết, lịch pháp, đóng thuyền, ... Hán tộc nguồn gốc là dân du mục, chỉ có văn hóa "ngựa" thôi. Và chính nhờ những thành tựu khoa học đó Việt tộc đã làm nên một nước Văn Lang rộng lớn. Việt tộc từ Nam Dương tử đã làm chủ Bắc Dương tử và vượt qua Hoàng hà. Vậy thời mở nước về phương Nam đó là sự tất yếu của Việt tộc hay Hán tộc?

Theo bạn thì một thằng kẻ cướp chặn đường lấy tiền của một giáo sư thì chuyện giáo sư mất tiền là tất yếu vì vị giáo sư này kém hơn thằng kẻ cướp về khoa học hiện tượng sao?

2. Chuyện cách đây 5000 nghìn năm không phải là không thể tìm hiểu được. Quan niệm chuyện cũ không thể biết là thiếu tinh thần khoa học. Con người còn tìm hiểu được những chuỵện từ thời khai sinh lập địa, tại sao mấy ngàn năm lại không tìm hiểu được? Nếu không muốn tìm hiểu quá khứ thì có phải là con người nữa không?

3. Việt và Chăm có cùng nguồn gốc, điều này có thể thấy ở Tây Nguyên, nơi thuộc Chăm trước kia nhưng không bị ảnh hưởng của Thiên Trúc. Tây Nguyên với mái nhà sàn, con trâu, cây nêu (cây cột đâm trâu), cồng chiêng (cùng gốc với trống đồng), đàn đá, ... là hình ảnh của người Việt cổ. Nếu cùng nguồn gốc thì thống nhất lại quốc gia có gì là không hợp lý. Còn xem sự việc Việt chiếm Chăm như thế nào thì thuộc về vấn đề quan điểm từng người, chẳng nên bàn, vì đó không phải vấn đề học thuật.

Share this post


Link to post
Share on other sites