Minh Xuân

Hành lang trao đổi các bài viết của Nhatnguyen52

136 bài viết trong chủ đề này

Cụ Thiên Sứ.

Cụ chỉ hộ cho Liêm trinh chức năng sửa bài. Nhiều khi gõ mắc lỗi chính tả sau khi đọc lại muốn sửa mà không sửa được. Đấy là chưa kể tiếng Việt cao quý nhiều khi chỉ vì cái lỗi chính tả mà nghĩa khác hẳn.

Kính Cụ.

Anh Liêm Trinh thân mến.

Chức năng sửa bài chỉ dành cho các Quản trị viên, biên tập viên và các trợ lý của diễn đàn. Các thành viên khác chỉ có thời gian 30 phút để sửa bài.

Bởi vậy, những bài quan trọng, anh và các anh chị em tham gia gửi bài lên diễn đàn có thể viết vào Word trước, sau khi chỉnh sửa xong hãy chép và đưa lên diễn đàn.

Anh chị em nào có đề tài dài, đăng ký trước, chúng tôi sẽ xem xét và tạo chức năng sửa bài cho riêng chuyên mục.

Xin trân trọng cảm ơn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi đã viết xong bài trả lời anh Minh Xuân.

Cảm ơn sự quan tâm của anh.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi đã viết xong bài trả lời anh Minh Xuân.

Cảm ơn sự quan tâm của anh.

Rất cảm ơn anh Thiên Sứ đã trình bầy chi tiết cách nhìn của của anh.

Mục đích ban đầu của Minh Xuân tham gia diễn đàn là vì thấy Sử thuyết của anh Nguyễn Quang Nhật là một công trình lớn, có nhiều luận điểm hợp lý, đáng suy nghĩ, mà lại không thấy ai bàn tán gì cả, dù là khen hay chê. Vì thế việc bàn luận có lẽ để các anh những người làm lịch sử bàn với nhau thì đúng hơn. Minh Xuân xin lắng nghe, không dám bàn nhiều vì sợ càng diễn ý của anh Quang Nhật thì càng làm mọi người hiểu sai ý ban đầu.

Ở trên Minh Xuân viết Văn Lang là nước của thiên tử Chu, không phải ý là Văn Lang là một nước chư hầu của Chu, không ghi trong sử. Trái lại, là theo như sử thuyết họ Hùng, Văn Lang chính là nước Chu, trung tâm trong vùng văn hóa trống đồng Bắc Việt, Vân Nam và Quảng Tây. Nhà Chu thì hiển nhiên là có ghi trong sử Tàu. Và việc này không phủ nhận cương vực rộng lớn của Văn Lang Động Đình Hồ.

Về ý của anh Thiên Sứ đưa ra Minh Xuân muốn hỏi rõ thêm. Theo anh thì nước Văn Lang đã sụp đổ 44 năm trước khi Tần thống nhất Trung Hoa. Sau đó trong 44 năm đó Thục Phán An Dươnng Vương thay chân Hùng Vương, rồi nước của An Dương Vương từ một nước lớn Văn Lang Động Đình Hồ bị các nước thời Chiến Quốc xâu xé, thu hẹp lại chỉ còn Âu Lạc ở Bắc Việt ngày nay. Để cho tiếp theo Triệu Đà ở Lưỡng Quảng diệt Âu Lạc. Xem ra như vậy An Dương Vương đánh bại được mấy chục vạn quân của Đồ Thư mà rồi thua liên tiếp hết nước này đến nước khác, cuối cùng mất luôn cả nước.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Thiên sứ , anh Minh Xuân và các bạn thân mến ,

Xin có vài ý tham gia với các bạn ở hành lang trao đổi này .

Trước hết trình với anh Thiên Xứ :

- xin trưng dẫn nguyên văn 1 đoạn trong sử ký Tư mã Thiên , chương Tần thủy hoàng bản kỷ ., bản dịch của Nhữ Thành :

...... Đất đai chạy dài phía đông đến biển và đất Triều Tiên,phía tây đến Lâm Thao,Khương Trung,phía nam đến miền cửa nhà quay mặt quay mặt về hướng bắc(4),phía bắc lấy Hoàng Hà làm biên giới và men theo Âm Sơn đến tận Liêu Đông.Sai dời các nhà hào khí trong thiên hạ đến Hàm Dương tất cả mười hai vạn nhà.Các miếu cũng như điện......

chú thích :

(4).Tức là Nhật Nam(miền Quảng Nam). Ý nói miền phía Nam mặt trời cố nhiên phải mở cửa về phía bắc mới có mặt trời.

Và Tiếp theo xin nêu ý khác :

Về gỉa thuyết cho rằng nước Văn lang chính là thiên tử Chu của Trung hoa trong sử thuyết họ Hùng tôi xin nêu bật mấy ý :

Trong 18 đời Hùng vương có 2 đời :

- Hùng Chiêu vương – quốc tiên lang , dị bản : Lang Liêu lang .

- Hùng ninh vương - Thừa văn lang .

Theo suy nghĩ của tôi thì :

-‘Hùng’ là từ chỉ dòng giống , Chiêu vương và Chu vương chỉ là một vị , âm ‘chiêu’ và ‘chu’ chỉ là âm biến của nhau .

-Quốc tiên lang nghĩa là vị lang hay nguyên thủ đầu tiên của quốc gia , ở đây dĩ nhiên là nước ( triều đại ) Chiêu hay Chu ; ‘Quốc tiên lang’ ở đây là Chu văn vương tổ của nhà CHU.

-Lang Liêu lang chính là vị Lang hay hoàng tử đã làm ra bánh Dày bánh Chưng cũng là người đã sinh ra học thuyết Tròn- Vuông tức dịch học , thông qua sự việc này có thể xác định Lang Liêu và Cơ Xương cha đẻ của Chu dịch chỉ là một vị đã được thể hiện bằng 2 phương cách khác nhau . .

- Tương tự như vậy Hùng là tên dòng giống , Ninh vương là danh hiệu của ông Cơ Phát sau này là Chu Vũ vương , con của Văn vương và là người đã khai sinh ra triều đại Chu , đời Hùng Ninh vương chính là chỉ triều Chu Vũ vương này .

- Ninh vương kế nghiệp cha làm vua nên có tên là ‘Thừa Văn lang’ nghĩa là kế thừa ngôi báu của lang hay thủ lãnh tên Văn .

-Văn vương và Văn lang cùng có nghĩa là thủ lãnh tên Văn và chỉ là một người nhưng được ghi chép bởi 2 dòng sử khác nhau ., tên nước ‘Văn lang’ có nghĩa là quốc gia của vua Văn hay Văn vương .

- Hoa sử viết ông Cơ Xương đánh và sát nhập nước SÙNG vào lãnh thổ của mình làm thành lãnh thổ vùng trung tâm nhà CHU sau này ...tôi cho ‘Sùng’ chính là tên nước ta thời Thương- Ân ...bằng cớ là theo truyền thuyết nước ta có 5 đời thủ lãnh :Sùng Nghiêm , Sùng Tôn , Sùng Hoà , Sùng Quyền và sau cùng là Sùng Lãm .

Dựa vào những thông tin nối kết như trên tôi nhận định nước VĂN LANG chính là Trung - hoa ( chốn văn minh - trung tâm của thiên hạ ) thời nhà CHU .

Đây chỉ là suy nghĩ nhận định của riêng tôi và tôi vẫn rất trân trọng những suy nghĩ nhận định theo hướng khác ....và luôn xem xét vấn đề một cách nghiêm túc mỗi khi nhận được những thông tin mới .

Vài hàng chia sẻ cùng các bạn .

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Hoa là một tên gọi nổi tiếng từ lâu đời, được nhắc đến bởi rất nhiều nền văn minh. Nhưng Rin86 cũng nghĩ Trung Hoa là tên gọi của nước Văn Lang thời cổ, và không phải tên do người Văn Lang tự xưng mà có lẽ do người nước ngoài tiện thì gọi. Xin cám ơn vì đã tìm ra manh mối của vấn đề này :)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đề cập đến vấn đề:

Trung Hoa có phải là Văn Lang không? Và Hùng Vương có phải là nhà Chu mà sử Trung Hoa vẫn nhắc tới với hai vị vua khai sáng là Chu Văn Vương và kết thúc bởi thời Chiến Quốc không?

Tôi đề nghị chúng ta nên suy xét kỹ tránh đi vào phân tích quá chi tiết một khía cạnh ngôn từ, từ đó dẫn đến ngộ nhận dân tộc Hán và Việt là một.

Trong khoa học nói chung - trong đó có khoa Sử học - người ta có quyền đưa ra những giả thuyết để giải thích vấn đề và hiện tượng, và tìm cách minh chứng cho giả thuyết ấy. Tuy nhiên, để làm trọng tài thẩm định tính chân lý của một giả thuyết được coi là khoa học thì đã có tiêu chí khoa học.

Về mặt cục bộ, phân tích hiện tượng có nhiều bài của anh nhatnguyen rất hay. Nhưng về kết luận tổng thể, nếu sự diễn giải của anh Nhatnguyen dẫn đến một ý tưởng đồng nhất giữa sử Việt và Hán là một sai lầm. Sai lầm này sẽ thể hiện ở chỗ:

Nếu coi vài triều đại Hùng Vương - như anh dẫn - chính là nhà Chu mà sử Hán coi là của họ thì sẽ không giải thích được rất nhiều v/d liên quan. Hay nói chính xác là sẽ nảy sinh rất nhiều mâu thuẫn với những hiện tượng và vấn đề lịch sử liên quan. Những mâu thuẫn này chính là sự phản ảnh giả thuyết sai.

Trong lịch sử không chính thống của Trung Hoa - thời khuyết sử cổ đại - có rất nhiều chi tiết sử Việt bị lồng vào khiến người ta ngộ nhận. Tôi lấy thí dụ:

Việc Việt Thường cống cho vua Nghiêu con rùa lớn trên mai khắc Khoa đẩu văn. Vua Nghiêu - theo truyền thuyết được coi là của Hán sử có niên đại trên 2000 năm trước công nguyên. Nhưng, những bản văn lịch sử mà chính người Hán xác nhận thì chỉ có thể có từ thế kỷ thứ VIII BC. Tức là sau vua Nghiêu hơn 1200 năm.

Hoặc về đại thể thì toàn biộ những người gọi là Hán ở Nam Dương Tử hiện nay thực chất là ngườii Việt cổ bị Hán hóa trải hơn 2000 năm nói tiếng Hán. Bởi vậy, rất dễ nhầm lẫn giữa văn hóa Hán Việt.

Vài thí dụ trên cho thấy: Do có vài tình tiết huyền sử nhầm lẫn giữa Việt Văn Lang và Hán, cùng với nhiều hiện tượng văn hóa Việt bị Hán hóa, nên không tránh khỏi dẫn đến một suy tưởng nhầm lẫn. Và điều này sẽ dẫn đấn phá hỏng cả một công trình nghiên cứu công phu, theo tiêu chí khoa học.

Một giả thuyết khoa học bị coi là sai, nếu người ta chỉ ra một cái sai trong chuỗi hệ luận của nó mà tác giả không biện minh được.

Theo tôi anh Nhatnguyen nên xem xét lại luận điểm này. Hoặc chí ít cần diễn giải bằng phương pháp khác, tránh dẫn đến ngộ nhận giữa hai dân tộc Việt Hán chỉ là một.

Bản thân tôi, khi nhận xét một hiện tượng và v/d nào đó, thường liên hệ với tất cả mọi mối liên hệ tương quan, nếu không có một sự giải thích hợp lý thì tôi không bao giờ công bố, hoặc ghi rõ chỉ là một ý tưởng chưa hoàn chỉnh.

Là một người có thời gian tìm hiểu cổ văn hóa sử trên 10 năm, tôi luôn trân trọng những công trình nghiên cứu nghiêm túc của anh và mọi người - cho dù những công trình ấy có vài khác biệt với luận điểm của tôi.

Trân trọng có vài lời góp ý để anh tham khảo.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo tôi thấy về mặt cục bộ Sử thuyết có thể có chỗ chưa chặt chẽ, chưa đủ thuyết phục, nhưng về tổng thể Sử thuyết đã đưa ra được một luận chứng xuyên suốt, thống nhất và hợp lý. Có điều những gì đưa ra quá khác thường, nên không dễ chấp nhận. Chính tôi lúc đầu đọc Sử thuyết không hiểu gì cả, đọc mãi không rõ là đang đọc một tác phẩm văn học hay là một công trình khoa học nghiêm túc. Nhưng càng đọc thì càng thấy hợp lý, không thấy có gì mâu thuẫn.

Việc coi một số đời Hùng là nhà Chu suy nghĩ kỹ thì không gây ra mâu thuẫn gì đối với sử Việt cũng như sử Tàu. Những gì nêu ra chưa thể gọi là “chỉ ra một cái sai trong chuỗi hệ luận” của Sử thuyết vì định đúng sai thời cổ sử không dễ chút nào, dù là ở một điểm.

Ngược lại Sử thuyết là cách hợp lý nhất để giải thích nhiều nghi án lớn:

- Cương thổ rộng lớn của Văn Lang Động Đình Hồ.

- Nguồn gốc Việt của Kinh Dịch.

- Chuyện nước Âu Lạc và Triệu Đà. Như trên, luận điểm của anh Thiên Sứ chưa giải thích nổi tại sao Tần khi thống nhất Trung Hoa biên giới phía Nam đến vùng Bắc Hộ mà sau đó vẫn có nước Âu Lạc đánh nhau với Triệu Đà - Lưỡng Quảng.

- Quan hệ dòng tộc và văn hóa của một số nước trong vùng Bách Việt với nhà Chu (các nước Ngô, Việt, Sở).

- Phân bố trống đồng ở Bắc Việt – Vân Nam – Quảng Tây.

Việc sử Việt chịu ảnh hưởng của sử Tàu thì có thể dễ đổ cho là do 1000 năm đô hộ. Nhưng còn việc sử của Trung Hoa có nhiều tình tiết của sử Việt thì thật khó nghĩ. Như GS Kim Định đã so sánh, trong văn hóa Tàu và thành phần dân tộc Tàu có tới 70-80% là đóng góp của văn hóa và dân Bách Việt. Điều này càng cho thấy sử Việt và sử Hoa là một vào thời cổ sử. Kết luận vậy có thể làm nhiều người Việt và cả người Hoa không đồng tình. Nhưng làm khoa học và lịch sử không thể dựa theo tinh thần dân tộc quốc gia được.

Hơn nữa Sử thuyết của anh Quang Nhật hoàn toàn không coi dân tộc Việt và Hán là một. Nước Việt lập quốc ở đồng bằng Thanh Nghệ, tiến lên khai phá phương Nam (phía Bắc ngày nay). Con đường bắc tiến này hoàn toàn phù hợp với chiều hướng phát sinh và phát triển văn hóa cổ Đông Nam Á theo những tài liệu mới. Người Việt sau khi làm chủ một vùng rộng lớn ở Nam và Bắc sông Dương Tử, bị dân phương Bắc xâm lược và đồng hóa. Cuối cùng chỉ còn nước Việt Nam là độc lập và giữ được bản sắc văn hóa gốc. Như vậy Việt và Hoa-Hán ngày nay đâu có là một.

Xin phép bàn vài dòng với suy nghĩ của một người "ngoại đạo".

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Minh Xuân viết:

Theo tôi thấy về mặt cục bộ Sử thuyết có thể có chỗ chưa chặt chẽ, chưa đủ thuyết phục, nhưng về tổng thể Sử thuyết đã đưa ra được một luận chứng xuyên suốt, thống nhất và hợp lý. Có điều những gì đưa ra quá khác thường, nên không dễ chấp nhận. Chính tôi lúc đầu đọc Sử thuyết không hiểu gì cả, đọc mãi không rõ là đang đọc một tác phẩm văn học hay là một công trình khoa học nghiêm túc. Nhưng càng đọc thì càng thấy hợp lý, không thấy có gì mâu thuẫn.

Việc coi một số đời Hùng là nhà Chu suy nghĩ kỹ thì không gây ra mâu thuẫn gì đối với sử Việt cũng như sử Tàu. Những gì nêu ra chưa thể gọi là “chỉ ra một cái sai trong chuỗi hệ luận” của Sử thuyết vì định đúng sai thời cổ sử không dễ chút nào, dù là ở một điểm.

Ngược lại Sử thuyết là cách hợp lý nhất để giải thích nhiều nghi án lớn:

- Cương thổ rộng lớn của Văn Lang Động Đình Hồ.

- Nguồn gốc Việt của Kinh Dịch.

- Chuyện nước Âu Lạc và Triệu Đà. Như trên, luận điểm của anh Thiên Sứ chưa giải thích nổi tại sao Tần khi thống nhất Trung Hoa biên giới phía Nam đến vùng Bắc Hộ mà sau đó vẫn có nước Âu Lạc đánh nhau với Triệu Đà - Lưỡng Quảng.

- Quan hệ dòng tộc và văn hóa của một số nước trong vùng Bách Việt với nhà Chu (các nước Ngô, Việt, Sở).

- Phân bố trống đồng ở Bắc Việt – Vân Nam – Quảng Tây.

Việc sử Việt chịu ảnh hưởng của sử Tàu thì có thể dễ đổ cho là do 1000 năm đô hộ. Nhưng còn việc sử của Trung Hoa có nhiều tình tiết của sử Việt thì thật khó nghĩ. Như GS Kim Định đã so sánh, trong văn hóa Tàu và thành phần dân tộc Tàu có tới 70-80% là đóng góp của văn hóa và dân Bách Việt. Điều này càng cho thấy sử Việt và sử Hoa là một vào thời cổ sử. Kết luận vậy có thể làm nhiều người Việt và cả người Hoa không đồng tình. Nhưng làm khoa học và lịch sử không thể dựa theo tinh thần dân tộc quốc gia được.

Hơn nữa Sử thuyết của anh Quang Nhật hoàn toàn không coi dân tộc Việt và Hán là một. Nước Việt lập quốc ở đồng bằng Thanh Nghệ, tiến lên khai phá phương Nam (phía Bắc ngày nay). Con đường bắc tiến này hoàn toàn phù hợp với chiều hướng phát sinh và phát triển văn hóa cổ Đông Nam Á theo những tài liệu mới. Người Việt sau khi làm chủ một vùng rộng lớn ở Nam và Bắc sông Dương Tử, bị dân phương Bắc xâm lược và đồng hóa. Cuối cùng chỉ còn nước Việt Nam là độc lập và giữ được bản sắc văn hóa gốc. Như vậy Việt và Hoa-Hán ngày nay đâu có là một.

Xin phép bàn vài dòng với suy nghĩ của một người "ngoại đạo".

Theo tôi đây là một sai lầm do bắt đầu từ cách đặt v/d "Lãnh thổ Văn Lang không thể lớn như cổ sư ghi nhâhn5. Bởi vậy , để minh chứng điều này thì gán nó với nhà Chu bên Tàu. Vậy tôi đặt lại câu hỏi: Vậy nhà Chu bên sử Tàu biến đi đâu? Nếu nhà Chu chính là Việt thì thì dân tộc Hán ngày nay từ đâu mà ra? Đấy chính là sai lầm căn bản chứ không phải cục bộ. Ngược lại với anh - tôi cho rằng: về những minh chứng cục bộ thì anh Nhatnguyen có những lý giải rất xuất xắc. Nhưng khi khái quát tổng thể thì - theo tôi chưa hợp lý .

Tôi lần lượt phân tích từng ý của anh trong bài viết trên.

Anh viết:

1 -

Theo tôi thấy về mặt cục bộ Sử thuyết có thể có chỗ chưa chặt chẽ, chưa đủ thuyết phục, nhưng về tổng thể Sử thuyết đã đưa ra được một luận chứng xuyên suốt, thống nhất và hợp lý. Có điều những gì đưa ra quá khác thường, nên không dễ chấp nhận. Chính tôi lúc đầu đọc Sử thuyết không hiểu gì cả, đọc mãi không rõ là đang đọc một tác phẩm văn học hay là một công trình khoa học nghiêm túc. Nhưng càng đọc thì càng thấy hợp lý, không thấy có gì mâu thuẫn.

V/d này tôi đã giải thích ở phần trên.

2 -

Việc coi một số đời Hùng là nhà Chu suy nghĩ kỹ thì không gây ra mâu thuẫn gì đối với sử Việt cũng như sử Tàu. Những gì nêu ra chưa thể gọi là “chỉ ra một cái sai trong chuỗi hệ luận” của Sử thuyết vì định đúng sai thời cổ sử không dễ chút nào, dù là ở một điểm.

Theo tôi đây là điều hoàn toàn mâu thuẫn. Và là mâu thuẫn rất căn bản. Những vấn đề mâu thuẫn được đặt ra là:

- Thời Hùng Vương được xác định theo sử Việt từ 2678 trước CN. Nhà Chu - theo sử Tàu - từ 1200 trước CN và là triều đại kế tiếp nhà Ân Thương, có lãnh thổ ở bắc Dương Tử. Điều này sử Trung Quốc cũng thừa nhận trên bản đồ vào thế kỷ thứ V BC (Sách: Lịch sử Trung Quốc 5000 năm). Vậy nếu theo luận điểm trên thì thời Hùng Vương bao trùm cả bắc Dương tử và Nam Hoàng Hà chăng?

- Vua Chu chính là Vua Hùng thì sao sử Tàu lại nhất loạt gọi là Chu?

- Tại sao người Hán ở Bắc Dương Tử và Nam Dương Tử lại có phát âm khác nhau có thể phân làm hai khối lớn: Bắc và Nam Dương Tử. Riêng Nam Dương Tử thì các vùng miền lại có phát âm khác?

- ...vv.....Còn rất nhiều mà tôi không kê hết ra đây được.

Anh viết:

3 -

Ngược lại Sử thuyết là cách hợp lý nhất để giải thích nhiều nghi án lớn:

- Cương thổ rộng lớn của Văn Lang Động Đình Hồ.

Đây không phải nghi án. Mà là một thực tế đã đươc xác định qua những di sản văn hóa cùng nội dung là trồng đồng Lạc Việt , mà anh nhận thấy: "Phân bố trống đồng ở Bắc Việt – Vân Nam – Quảng Tây".Trống đồng cũng chỉ là một ví dụ, còn nhiều ví dụ khác như: Tục ăn trầu ở Nam Dương Tử còn đến thế kỷ X AC và tận ngày nay ở Đài Loan...vv...Bởi vậy, không cần thiết phải liên hệ với nhà Chu để minh chứng sử Việt.

- Nguồn gốc Việt của Kinh Dịch.

Việc liên hệ với nhà Chu không làm sáng tỏ được cội nguồn Kinh Dịch. Khi không làm sáng tỏ được nội dung của nó. Nếu như tôi chứng minh nhà Chu không phải chủ nhân Kinh Dịch thành công và được mọi người thừa nhận. Mà theo luận điểm trên thì nhà Chu cũng là Hùng Vương; lúc đó Kinh Dịch cũng không phải của Hùng vương luôn sao?

- Chuyện nước Âu Lạc và Triệu Đà. Như trên, luận điểm của anh Thiên Sứ chưa giải thích nổi tại sao Tần khi thống nhất Trung Hoa biên giới phía Nam đến vùng Bắc Hộ mà sau đó vẫn có nước Âu Lạc đánh nhau với Triệu Đà - Lưỡng Quảng.

Về vấn đề này thì sử Trung Quốc đã đưa một bản đồ giả định - trong đó nước Âu Lạc không phải chỉ ở Bắc Việt Nam mà lên đến Tây Nam Trung Quốc. Tôi nghĩ v/d này đã rõ, nên không nghĩ cách phải chứng minh, chứ không phải không chứng minh được.

- Quan hệ dòng tộc và văn hóa của một số nước trong vùng Bách Việt với nhà Chu (các nước Ngô, Việt, Sở).

Hàng ngàn năm trôi qua khi Việt bị Hán hóa, nên việc này không thể coi là chứng cứ rõ ràng.

- Phân bố trống đồng ở Bắc Việt – Vân Nam – Quảng Tây.

Điều này cho thấy một sự nhất quán về văn hóa ở Nam Dương Tử, chứng tỏ nó phải tồn tại một quốc gia thống nhất và lâu dài ở đây. Người Việt để tránh sự xâm lấn của Hán tộc đã lùi về phía Nam. Và sau khi mất nước hoàn toàn đã di tản đi nhiều nơi. Trống đồng còn tìm thấy ở Indo, Philippin, Nhật Bản...

4 -

Việc sử Việt chịu ảnh hưởng của sử Tàu thì có thể dễ đổ cho là do 1000 năm đô hộ. Nhưng còn việc sử của Trung Hoa có nhiều tình tiết của sử Việt thì thật khó nghĩ. Như GS Kim Định đã so sánh, trong văn hóa Tàu và thành phần dân tộc Tàu có tới 70-80% là đóng góp của văn hóa và dân Bách Việt. Điều này càng cho thấy sử Việt và sử Hoa là một vào thời cổ sử. Kết luận vậy có thể làm nhiều người Việt và cả người Hoa không đồng tình. Nhưng làm khoa học và lịch sử không thể dựa theo tinh thần dân tộc quốc gia được.

Tôi không nghĩ đến sử Việt bị ảnh hưởng sử Tàu. Khi người Việt mất nước thì làm gì còn sử để nói sử Việt ảnh hưởng. Việc sử Trung Hoa có nhiều tình tiết Việt thì chính vì khi Hán hóa nền văn hiến Việt thì chính người Trung Hoa đã ôm vào nó những chi tiết sử Việt. Việc ông Kim Định phát hiện "trong văn hóa Tàu và thành phần dân tộc Tàu có tới 70-80% là đóng góp của văn hóa và dân Bách Việt". chính là bằng chứng cho thấy một nền văn hóa vượt trội của người Việt và nền văn hóa Hán đã tiếp thu sau khi đô hộ được dân tộc Việt bằng sức mạnh. Đây cũng là quan điểm nhất quán của tôi.

Anh viết:

- Nhưng làm khoa học và lịch sử không thể dựa theo tinh thần dân tộc quốc gia được.

Anh Minh Xuân thân mến.

Là người Việt, tôi nghĩ trong sâu thẳm ai cũng có tấm lòng yêu nước. Nhưng tôi luôn nhân danh khoa học và tuân thủ tiêu chí khoa học rất chặt chẽ trong việc minh chứng cho các luận điểm của mình.Tôi cũng chân thành mà nói với anh điều này. Nếu nói về lợi thì tôi chẳng có lợi gì trong việc tận tâm minh chứng nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm. Ngược lại hao tốn rất nhiều tiền bạc. Nếu nói về danh thì tôi chỉ có danh khi tôi được thừa nhận là đúng. Nếu tôi cầu danh thì tôi tìm một con đường khác sáng sủa hơn nhiều với các mối quan hệ và khả năng của tôi.Bản thân tôi còn chưa có hộ khẩu ở T/p HCM nữa đấy.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Các bạn thân mến .

Cám ơn về sự góp ý của anh Thiên Sứ và anh Minh Xuân , rất đáng sợ nếu ai đó thấy mình sai mà im lặng ....để càng ngày sai chồng thêm sai ., anh em chúng ta đang cùng chia sẻ công việc hết sức nặng nề tưởng như là việc đội đá vá trời ....nên sự giúp đỡ chung tay là hết sức cần thiết thậm chí là điều quyết định thành bại ..., ông bà ta đã dạy ....một cây làm chẳng nên non , ba cây chụm lại nên hòn núi cao ....

Quan điểm sử học của tôi về Trung hoa rất rõ ràng :

Trên mảnh đất gọi là Trung quốc ngày nay có 2 thành phần dân cư chính là HOA và HÁN , 2 thành phần này khác nhau hoàn toàn từ nhân chủng đến văn hoá và Lịch sử , mãi đến thời Nguyên vua mông cổ vẫn chia dân Trung Hoa thành người Hán và người Nam , theo suy đoán của tôi thì người Hán là người gọi vua là HÃN thuộc chủng Mongoloist , người Nam thuộc dòng Mongoloist phương nam gọi vua là LANG ký âm hán tự sai thành NAM .

Người Nam chính là phần lớn người Bách Việt xưa còn gọi là người HOA , cùng với người VIỆT là chủ nhân đích thực của nền văn hóa văn minh Trung hoa cổ xưa , Hán tộc chỉ là kẻ xâm lăng và chiếm đoạt .

Mục đích của Sử thuyết họ HÙNG là làm sáng tỏ nguồn gốc lịch sử và nền văn minh Bách Việt trong đó tiền nhân người Việt nam xưa thuộc chi Lạc Việt có vai trò suối nguồn . .

Ngày nay hầu như mọi người đều tưởng dân tộc và văn minh Trung hoa xuất phát từ bờ Hoàng hà như thế đương nhiên công nhận chủ thể lịch sử và văn minh trung hoa là Hán tộc , Sử thuyết họ Hùng đưa ra quan điểm ngược lại , người Hoa và người Việt gọi chung là người họ Hùng mới là chủ thể đích thực của lịch sử và văn minh Trung hoa , nơi xuất phát cuả dân tộc và nền văn minh ấy là miền bắc - trung Việt ngày nay , vùng đất có núi Đọ sông Cả sông Chu và sông Mã . Từ căn cứ xuất phát này dần dà qua từng triều đại người họ HÙNG mở rộng lãnh thổ , hướngBắc (ngày nay) là hướng tiến chính , tới đời ÂN lãnh thổ đã vượt bờ Hoàng hà ở bắc tỉnh Hà nam trung quốc ngày nay nơi có kinh đô đã được khảo cổ học khám phá , đời Tần mở rộng tới vạn lý trường thành .

Dân tộc Hán hiểu như cộng đồng người gọi vua là Hãn thì chỉ mới xuất hiện trên qủa đất vào đầu công nguyên sau cuộc nổi loạn của bọn ‘lục lâm thảo khấu’, Lưu Huyền Canh thủy đế là vua đầu tiên khai sinh ra Hãn quốc ở vùng Hoàng hà nên cội nguồn Hán tộc không liên quan gì đến cổ sử Trung hoa , toàn bộ lịch sử thời thái cổ là sự ghi chép qúa trình khai sinh dân tộc và dựng nước của người họ HÙNG đã bị các sử gia Hán tôc ‘đánh cắp’ ; chính vì vậy nếu đi tìm vết tích những triều vua huyền thoại như Nghiêu -Thuấn ở vùng Hoàng hà thì chỉ mất công toi ...kết qủa chỉ là sự vênh lệch không hiểu nổi....

Khúc rẽ lịch sử xảy ra Từ những năm đầu công nguyên , Hán tộc dưới 2 triều Tiền và Hậu của nước 'Hán' trong vòng một nửa thế kỷ vùng dậy không những chiếm lại hết vùng Hoàng hà mà thừa thắng chiếm luôn gần hết đất của con cháu dòng họ HÙNG phía nam tới tận đất Việt ngày nay đặt phần lớn con cháu dòng họ Hùng dưới móng ngựa của họ hơn 500 năm . . Việc tráo trở lừa gạt lớn nhất trong lịch sử nhân loại đã bắt đầu ngay từ thời này với việc Mã Viện thu trống đồng để đúc ngựa ....và còn được tiếp nối liên tục dưới thời các Khả hãn tiếp sau đặc biệt khốc liệt - triệt để nhất là Mãn thanh dưới thời 3 bố con Khang Hy-Ung Chính – Càn Long ; như vậy bề dày lịch sử của sự tráo đổi cộng lại cũng có trên ngàn năm , sau cơn đại hồng thuỷ văn hóa ‘Tứ khố toàn thư’thì ta không còn nhận ra ta nữa ....

Chínhvì lẽ này mà việc phục nguyên lịch sử và văn minh Trung hoa đích thực ngày nay đã trở nên ...thiên nan vạn nan...

Tôi nghĩ .... Bất cứ việc gì dù khó tới đâu cũng có thể làm được miễn có sự đồng tâm hiệp lực cộng với sự bền bỉ ,chắc chắn một ngày nào đó mọị chuyện sẽ sáng tỏ .

Phương cách tiến hành công việc cụ thể của tôi là dựa vào 1 số dữ kiện đã thu thập ban đầu để xây dựng nên 1 sử thuyết , công đoạn này đã xong , ‘Sử thuyết họ HÙNG’ đã trình làng ;tiếp đến giai đoạn sau là củng cố lập luận bằng các chứng liệu chắc chắn được chấp nhận theo các tiêu chí của khoa học lịch sử , giai đoạn này hy vọng rằng sẽ nhận được ý kiến của đông đảo bạn đọc , với sự phản bác , sửa chữa , bổ sung, củng cố ...cứ như thế lập đi lập lại ....dần dần lịch sử chân xác sẽ hiện ra rõ ràng không thể phủ nhận được nữa tức mục tiêu theo đuổi đã đạt đến .

Rất mong các bạn quan tâm và tham gia vào công trình chung này .

nqn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính gửi các bác tham khảo bài của tác giả TRẦN NGHĨA đăng trên tạp chí Hán Nôm số 2 - 2004.

Để biết tính "dân tộc" của người Hán ntn!

HAI CUỐN SÁCH MỚI XUẤT BẢN Ở TRUNG QUỐC TRONG THỜI GIAN GẦN ĐÂY:

VIỆT NAM THÔNG SỬ VÀ VIỆT NAM VĂN HỌC SỬ

TRẦN NGHĨA

Trong năm 2001, nhằm giúp bạn đọc Trung Quốc hiểu thêm về Việt Nam, đồng thời cũng là để góp phần đẩy mạnh giao lưu văn hóa Trung - Việt, ở Trung Quốc đã xuất bản hai cuốn sách: cuốn Việt Nam thông sử do Quách Chấn Đạc - Trương Tiếu Mai đồng chủ biên(1) và cuốn Việt Nam văn học sử do Vu Tại Chiếu biên soạn(2). Đây là những việc làm rất đáng hoan nghênh. Về phương diện khoa học kỹ thuật, các tác giả đã kế thừa những thành tựu của người đi trước, đồng thời trên nhiều vấn đề, cũng đã có những kiến giải riêng.

Tuy vậy, bên cạnh mặt mạnh dễ thấy của hai công trình biên soạn, vẫn còn một số điểm cần thảo luận thêm. Trong phạm vi bài viết này, tôi muốn trao đổi một vài ý kiến về phần lịch sử và văn học Việt Nam thời Bắc thuộc được trình bày trong 2 cuốn sách.

Ở cuốn đầu, Việt Nam thông sử, các tác giả đã dành trọn 4 chương để giới thiệu về lịch sử Việt Nam thời Bắc thuộc:

Chương 4: Nước Nam Việt vào thời Tần Hán và việc đặt quận Tượng, quận Giao Chỉ.

Chương 5: Mối quan hệ giữa Giao Châu dưới sự cai trị của các vương triều Trung Quốc vào các đời Tam quốc, Lưỡng Tấn, Nam Bắc triều với nước Lâm ấp.

Chương 6: Mối quan hệ giữa xã hội phong kiến An Nam bước đầu phát triển thời Tùy Đường với nước Lâm ấp.

Chương 7: Sự khởi đầu thiết lập chính quyền cát cứ phong kiến mang tính chất địa phương của các thổ hào An Nam nhân cuộc biến loạn Ngũ đại thập quốc.

Những luận điểm hoặc nhận định đáng bàn ở các chương này là:

1. Cho rằng quận “Tượng” do nhà Tần thiết lập bao gồm vùng đất thuộc miền Bắc và miền Trung Việt Nam hiện nay, như thế có nghĩa là từ thời Tần Thủy Hoàng, Việt Nam đã sáp nhập vào bản đồ Trung Quốc(3).

2. Trước khi bị quân Tần xâm chiếm, cả vùng Lĩnh Nam, trong đó có Việt Nam, chưa phát triển đến trình độ xã hội có giai cấp, còn đang trong tình trạng lạc hậu về kinh tế, chính trị, văn hóa so với Hoa Hạ(4). Do vậy, công cuộc mở rộng lãnh thổ của Tần Thủy Hoàng và tiếp sau đấy là Hán Vũ Đế có thể xem như những công lao to lớn, vì nó đã thúc đẩy xã hội Lĩnh Nam từ chế độ thị tộc, bộ lạc tiến nhanh hơn sang chế độ phong kiến(5).

3. Vì Việt Nam đã trở thành đất đai của các vương triều Trung Quốc dưới thời Bắc thuộc, nên những cuộc nổi dậy của Trưng Trắc, Lý Bí, Khúc Thừa Dụ… đều là bất hợp pháp, là hành động phản loạn nhằm thiết lập chính quyền phong kiến cát cứ, tách khỏi đại gia đình đa dân tộc thống nhất Hoa Hạ(6).

Ở cuốn sách thứ hai, Việt Nam văn học sử, tác giả cũng chia sẻ các cách nhìn trên của những người biên soạn Việt Nam thông sử, cho rằng dưới thời Bắc thuộc, các quan lại Trung Quốc đã có công không nhỏ trong việc đem chữ Hán và văn hóa Hán truyền vào Giao Chỉ(7), khiến người bản địa từ tình trạng “ngu muội” đi đến chỗ “dần quen lễ nhạc”, “hiểu Thi, Thư”(8). Trong một bản báo cáo trình bày tại Hội thảo khoa học quốc tế tổ chức tại Thâm Quyến (Quảng Châu, Trung Quốc) mới đây, tác giả Việt Nam văn học sử còn đi xa hơn khi nói về ý nghĩa và tác dụng của chữ Hán, văn hóa Hán đối với người Giao Chỉ: “Khi chữ Hán bắt đầu truyền vào Giao Chỉ, cả vùng này còn đang trong tình trạng xã hội nguyên thủy ngu muội, đêm trước của xã hội văn minh nhân loại. Mô thức truyền nhập của chữ Hán đối với Việt Nam là bá chủng (gieo hạt) chứ không phải di thực (đem từ nơi này đến trồng ở nơi khác). Có thể nói chữ Hán và ngôn ngữ Hán do chúng cấu thành cũng như văn hóa Hán do chúng truyền tải là cốt lõi (để uẩn) của ngôn ngữ, văn hóa và sự phát triển văn học Việt Nam. Chính lớp đất văn hoá Hán dày dặn và đầy màu mỡ này đã nuôi dưỡng cho cây đại thụ văn hóa Hán và văn học chữ Hán Việt Nam trở nên rễ sâu lá rậm, bụ bẫm phát triển, thôi thúc nền văn hóa bản địa Việt Nam ra đời, không ngừng đẩy mạnh toàn bộ bánh xe lịch sử văn hóa Việt Nam đi lên phía trước”(9).

Sự thật là thế nào ?

1. Trước hết, có phải quận “Tượng” do nhà Tần thiết đặt bao gồm vùng đất Văn Lang, sau đó là Âu Lạc, địa bàn sinh tụ của người việt Nam thời cổ, như các tác giả Việt Nam thông sử quan niệm không ? Điều này từ lâu đã được nhà Đông phương học người Pháp Maspéro bàn tới trong một công trình nghiên cứu nhan đề Khảo cứu về quận Tượng đời Tần Hán đăng trên Tập san trường Viễn đông Bác cổ Pháp (BEFEO) số XV, Hà Nội, 1916. Dựa vào câu sau đây trong sách Hán thư: [Mùa thu năm Nguyên Phượng thứ năm (76 TCN), nhà Hán] bãi bỏ quận Tượng, chia gộp vào quận Uất Lâm và quận Tường Kha” (bãi Tượng quận, phân thuộc Uất Lâm, Tường Kha)(10), Maspéro khẳng định rằng quận “Tượng” đời Tần không phải ở Việt Nam, mà nằm chính ngay trên lãnh thổ Trung Quốc, vì “Uất Lâm” và “Tường Kha” nay đều thuộc vùng đất phía nam tỉnh Quý Châu và phía tây tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc. Có thể thấy Tần Thủy Hoàng hồi bấy giờ chưa với tới đất Văn Lang - Âu Lạc, xứ sở của liên tộc Âu Việt - Lạc Việt.

2. Nước Văn Lang - Âu Lạc chỉ bắt đầu bị các vương triều phương Bắc thôn tính và chia thành quận huyện kể từ thời Triệu Đà, và tiếp đó là thời Hán Vũ Đế trở đi. Nhưng phải chăng lúc này, người bản địa còn đang sống trong tình trạng “xã hội nguyên thủy ngu muội”, “chưa phát triển đến trình độ xã hội có giai cấp”, “lạc hậu về kinh tế, chính trị, văn hoá so với Hoa Hạ”? Từ kết quả nghiên cứu gần đây của các ngành khảo cổ học, dân tộc học, ngôn ngữ học… kết hợp với các truyền thuyết, huyền thoại cùng sử sách do người xưa để lại, ta thấy một sự thật hoàn toàn khác: trước khi bị ngoại bang đô hộ, người Văn Lang - Âu Lạc đã trải qua một lịch sử mở nước trên dưới 2000 năm. Trên địa bàn miền Bắc Việt Nam ngày nay đã liên tiếp phát hiện những di chỉ thuộc thời đại đồng thau phát triển tại chỗ, nối tiếp nhau ở miền trung du, đồng bằng Bắc Bộ và bắc Trung bộ qua các giai đoạn Phùng Nguyên (buổi đầu thời đại đồng thau), Đồng Đậu (khoảng giữa thời đại đồng thau), Gò Mun (thời đại đồng thau phát đạt), Đông Sơn (cuối thời đại đồng thau - đầu thời đại đồng sắt)(11). Từ thời đại đồng thau phát triển này, chế độ cộng đồng nguyên thủy Việt Nam bắt đầu tan rã, dẫn tới sự ra đời của nước Văn Lang - Âu Lạc, với một địa bàn sinh tụ xác định, trên đó đã xây dựng được một nền sản xuất nông nghiệp quy củ, một tổ chức xã hội dần đi vào nề nếp và một đời sống văn hóa tương đối phong phú, đa dạng(12). Thực tế vừa nêu chứng tỏ khi đối mặt với các thế lực thống trị phương Bắc, người Văn Lang - Âu Lạc đã vượt qua đêm dài nguyên thủy lâu rồi. Về các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, họ có thấp thua hơn “Hoa Hạ” hay không không biết, nhưng dẫu thế nào chăng nữa thì cũng không thể vin vào đó để biện hộ cho hành động xâm lược một đất nước có chủ quyền, thậm chí xem đây như một ân huệ đối với người bản xứ, một công lao to lớn của đế chế phương Bắc, “vì nó đã thúc đẩy xã hội Lĩnh Nam từ chế độ thị tộc, bộ lạc tiến nhanh hơn sang chế độ phong kiến” (?!).

3. Liệu có thể gọi các cuộc nổi dậy của Trưng Trắc, Lý Bí v.v. chống lại vương quyền phương Bắc là bất hợp pháp, là hành động phản loạn được không ?

Như mọi người đều biết, vào năm 40 sau Công nguyên, Trưng Trắc cùng em là Trưng Nhị, con gái quan Lạc tướng Mê Linh đã nổi lên đánh đuổi Thái thú Tô Định chạy về Trung Quốc. Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà được nhân dân các quận Cửu Chân, Nhật Nam và Hợp Phố rầm rộ hưởng ứng, giải phóng 65 thành trên cõi Lĩnh Nam. Từ đó Trưng Trắc lên làm vua, sử gọi là Trưng Nữ Vương, đóng đô ở Mê Linh, nay thuộc huyện Yên Lãng, tỉnh Vĩnh Phúc, kết thúc giai đoạn Bắc thuộc lần thứ nhất (207 TCN - 40 SCN).

Năm 541, lại có người Việt Nam tên là Lý Bí liên kết với hào kiệt mấy châu đánh đuổi Tiêu Tư chạy về Trung Quốc, chiếm giữ thành Long Biên, chẳng bao lâu giải phóng được cả nước. Năm 544, Lý Bí tự xưng là Nam Việt Đế, sử gọi là Lý Nam Đế (544 - 548), đặt tên nước là Vạn Xuân, đóng đô tại Long Biên, nay thuộc tỉnh Bắc Ninh, kết thúc giai đoạn Bắc thuộc lần thứ hai (43 - 544). Tiếp sau Lý Nam Đế là Triệu Việt Vương (549 - 570), rồi Hậu Lý Nam Đế (571 - 603).

Đến năm 939, Ngô Quyền dấy binh đánh bại quân Nam Hán, tự lập làm vua, đóng đô ở Cổ Loa, nay thuộc huyện Đông Anh, Tp. Hà Nội, kết thúc nghìn năm Bắc thuộc.

Nếu triều Trưng Nữ Vương chóng vánh đi qua như một thử thách (từ năm 40 đến năm 43), thì các triều nhà Tiền Lý - Triệu - Hậu Lý lại tồn tại lâu hơn (từ năm 544 đến năm 603), chứng tỏ có sự thay đổi trong cán cân lực lượng giữa phương Nam và phương Bắc, để rồi khi Ngô Quyền khởi sự, cuộc đấu tranh giải phóng đất nước của người Việt Nam giành được thắng lợi vững bền.

Vậy không thể nói các cuộc nổi dậy của Trưng Trắc, Lý Bí v.v. là bất hợp pháp, là hành động phản loạn. Trái lại, phải quan niệm đây như những việc làm đương nhiên, chính nghĩa, nhằm mục tiêu “phục quốc, tồn chủng” mà bất cứ một dân tộc nào bị ngoại bang đô hộ, không sớm thì muộn cũng sẽ tiến hành.

4. Về vai trò, tác dụng của chữ Hán và văn hóa Hán đối Việt Nam thời Bắc thuộc cũng không thể nhận định, đánh giá như tác giả Việt Nam văn học sử.

Trong giai đoạn Bắc thuộc lần thứ nhất (207 TCN - 40 SCN), Triệu Đà, Hán Vũ Đế đều dùng chính sách “đại trị” (cai trị gián tiếp qua đại diện) thay vì “trực trị” (cai trị trực tiếp) đối với Việt Nam: “[Triệu Đà] ra lệnh cho hai viên sứ giả làm chủ dân hai quận Giao Chỉ, Cửu Chân (…), các Lạc tướng [bản xứ] vẫn để trông coi dân như cũ” (Lệnh nhị sứ giả điển chủ Giao Chỉ, Cửu Chân (…), chư Lạc tướng chủ dân như cố)(13). Hán Vũ Đế cũng dùng lại chính sách của Triệu Đà, “theo lệ cũ mà cai trị” (dĩ kỳ cố tục trị)(14). Trong tình hình như vậy, chữ Hán không dễ dàng truyền bá trên vùng đất do các thế lực phong kiến phương bắc chiếm giữ. Mặt khác, như sách Thủy kinh chú chép: “[Trưng] Trắc là người dũng cảm, gan dạ (…), việc làm phần nhiều không hợp pháp” (Trắc vi nhân hữu dũng đảm…, sở vi đa bất pháp)(15). Sách Hậu Hán thư cũng chép: “[Mã] Viện (…) chia thành từng điều khoản tâu lên rằng luật người Việt và luật người Hán trái khoáy nhau hơn mười việc, xin được nêu rõ chế độ cũ, [của nhà Hán] để ràng buộc họ” (Viện… điều tấu Việt luật dữ Hán luật giả thập sự, dữ thân minh cựu chế dĩ ước thúc chi)(16). Cái gọi là “sở vi đa bất pháp” ở đây có thể hiểu là về mặt hành động, người Việt mà Trưng Trắc là đại diện, không chịu nghe theo sự điều khiển của ngoại bang; và cái gọi là “Việt luật dữ Hán luật bác giả thập dư sự” có thể hiểu là về mặt phong tục tập quán, người Việt và người Hán chưa hòa hợp với nhau được. Rõ ràng lúc này chữ Hán, tiếng Hán còn bị người bản địa coi như công cụ nô dịch và đồng hóa, không thể không tẩy chay, xa lánh.

Chỉ từ giai đoạn Bắc thuộc lần thứ hai (43 - 544) trở về sau, cách nhìn của người Lĩnh Nam đối với chữ Hán mới có sự thay đổi. Sau cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng thất bại, mục tiêu phấn đấu của người Việt, chuyển sang hướng tự cường tự lập, nuôi chí đợi thời. Họ dần dần ý thức được rằng chữ Hán chẳng qua là một thứ công cụ ghi chép, không nên đánh đồng nó với kẻ đô hộ. Chẳng những vậy, còn có thể lợi dụng chữ Hán, tiếng Hán để học tập văn hóa, phát triển nhân tài, xây dựng nên văn hóa thành văn của dân tộc, phục vụ cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng đất nước. Hàng loạt tác phẩm chữ Hán của người Việt Nam ra đời trong giai đoạn Bắc thuộc lần thứ hai và thứ ba đã chứng minh cho điều đó. Nhưng cũng không thể vì vậy mà đề cao một cách quá đáng vai trò, tác dụng của Hán tự, Hán ngữ đối với văn hóa Việt Nam, cho rằng chính chúng đã “thôi thúc nền văn hóa bản địa Việt Nam ra đời, không ngừng đẩy mạnh toàn bộ bánh xe lịch sử văn hóa Việt Nam đi lên phía trước”. Nói như thế tức là phủ nhận vốn văn hóa Văn Lang - Âu Lạc đã có từ trước thời Bắc thuộc; chưa nhìn thấy vai trò, tác dụng cực kỳ quan trọng của dòng văn hóa dân gian bản địa đối với dòng văn hoá thành văn trong và sau thời Bắc thuộc. Với người Việt Nam, Hán tự cũng như Hán ngữ rốt cục vẫn là những thứ ngoại lai, ngày càng tỏ ra bất lực trước nguyện vọng trực tiếp ghi chép, diễn đạt lời ăn tiếng nói cùng tâm tư tình cảm của bản thân người Việt. Chữ Nôm và văn Nôm vì vậy đã ra đời để bù đắp vào chỗ mà Hán tự, Hán ngữ không thể đảm nhận nổi. Đây cũng là một sự thực không thể làm ngơ.

Các cách nhìn trên đây của những người biên soạn Việt Nam thông sử và Việt Nam văn học sử thật ra không mới. Sáu mươi năm về trước, trong cuốn Quan huyện thời đại chi An Nam(17), Lê Chính Phủ đã có những quan điểm như thế rồi. Điều này có nguồn gốc sâu xa từ trong lịch sử nước Trung Hoa cổ đại. Thời Tiên Tần - Lưỡng Hán, đất Trung Nguyên được coi là trung tâm của thiên hạ. Các quốc gia, các dân tộc sống ở ngoại vi Trung Nguyên được gọi là Đông Di, Tây Nhung, Nam Man, Bắc Địch. Về mặt quyền lực, vua của người Hoa Hạ sống trên đất Trung Nguyên được coi là “Thiên tử” thay trời trị vì muôn nước, như Kinh Thi đã chép: “Khắp dưới gầm trời, không nơi nào không phải là đất của nhà vua; trong cả bốn biển, không người nào không phải là bề tôi của vua” (Phổ thiên chi hạ, mạc phi vương thổ; suất thổ chi tân, mạc phi vương thần)(18). Trong tinh thần ấy, các vương triều Tần, Hán… tha hồ mang quân đi đánh chiếm các nước láng giềng để mở rộng lãnh thổ, vơ vét của cải một cách vô tội vạ. Về mặt văn hóa, người Hoa Hạ được xem như hơn hẳn đám “hóa ngoại chi dân”, tức Đông Di, Tây Nhung, Nam Man, Bắc Địch, như Khổng Tử từng nhận xét: “Bọn Di, Địch dẫu có vua, cũng chẳng bằng người Hoa Hạ không vua” (Di, Địch chi hữu quân, bất như Chư Hạ chi vô dã)(19). Mạnh Tử cũng có câu: “Ta nghe nói dùng [văn hóa] của người Hoa Hạ để biến đổi [văn hóa] bọn Di, chứ chưa nghe nói [người Hoa Hạ để cho văn hóa mình] bị bọn Di làm cho biến đổi” (Ngô văn dụng Hạ biến Di giả, vị văn biến ư Di giả dã)(20). Các vương triều phương Bắc dựa vào đấy để “xuất khẩu” văn hóa Hán nhằm nô dịch, đồng hóa các dân tộc khác, dưới danh nghĩa “mở mang, khai hóa”…

Nhưng không phải người Trung Quốc nào hồi này cũng nghĩ như thế. Huệ Thi là một thí dụ. Ông cho rằng “Phương nam vừa không có giới hạn, lại vừa có giới hạn” (Nam phương vô cùng nhi hữu cùng); “Ta biết ở giữa thiên hạ, vì Yên phía bắc, Việt phía nam vậy” (Ngã tri thiên hạ chi trung ương, Yên chi bắc, Việt chi nam thị dã)(21). Vào thời Chiến quốc, Yên là một nước lớn ở phía bắc, Việt là một nước lớn ở phía nam, đất Trung Nguyên đương nhiên là ở giữa. Nhưng với người có đi đây đó, biết vũ trụ là bao la, thì vị trí “trung ương” đâu phải cố định, bất biến. Ngoài trời còn có trời. Phương vị địa lý hoàn toàn mang tính tương đối. Từ đó mà suy, quyền lực của thiên tử Trung Quốc cũng như trình độ văn minh của người Hoa Hạ đều có điểm dừng của nó.

Chúng tôi cho rằng ngày nay, khi bình giá về quan hệ lịch sử giữa nước này đối với nước khác, cần tôn trọng đúng mức vấn đề lãnh thổ và độc lập, chủ quyền; khi khảo sát về giao lưu văn hóa, dùng phương pháp nghiên cứu “văn học so sánh” thay cho cách nghiên cứu theo “vòng văn hóa” (văn hóa khuyên), như vậy may chi có thể tiếp cận với chân lý hơn chăng!(*)

T.N.

CHÚ THÍCH:

(1) Việt Nam thông sử. Quách Chấn Đạc - Trương Tiếu Mai chủ biên, Trung Quốc Nhân dân Đại học xuất bản xã, 2001, 678 tr. Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Hb.728.

(2) Việt Nam văn học sử. Vu Tại Chiếu biên soạn, Quân sự Nghị văn xuất bản xã, 2001, 360 tr.

(3) Việt Nam thông sử. Sđd, tr.136-137.

(4) Hoa Hạ, còn gọi là Chư Hạ, chỉ dân tộc Hán hoặc Trung Quốc (Trung Nguyên) thời cổ.

(5) Việt Nam thông sử. Sđd, tr.137.

(6) Sđd, tr.156 và 192.

(7) Giao Chỉ: tên một trong 13 bộ được đặt ra vào thời Hán Vũ Đế, tương đương với vùng đất phần lớn thuộc các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây của Trung Quốc và miền Bắc, miền Trung của Việt Nam ngày nay. Về sau, Giao Chỉ riêng dành để chỉ Việt Nam.

(8) Việt Nam văn học sử, Sđd, tr.14

(9) Xem bài Hán tự dữ Việt Nam đích Hán ngữ văn học in trong tập Hán tự truyền bá ký Trung Việt văn hóa giao lưu quốc tế học thuật nghiên thảo hội luận văn trích yếu / toàn văn, Thâm Quyến 19~21/12/2003, tr.76.

(10) Tiền Hán thư. Q.7, Chiêu Đế kỷ.

(11) Lịch sử Việt Nam. T.1. Nxb. KHXH, H. 1971, tr.38.

(12) Xem Trần Nghĩa: Sưu tầm và khảo luận tác phẩm chữ Hán của người Việt Nam trước thế kỷ X. Nxb. Thế giới, H. 2000, tr.19, tr.47.

(13) Sử ký sách ẩn dẫn Quảng Châu ký; Thủy Kinh chú, Q.37 dẫn Giao Châu ngoại vực ký.

(14) Hán thu, Q.6, Vũ Đế bản kỷ

(15) Thủy Kinh chú, Q.37.

(16) Hậu Hán thư, Mã Viện truyện.

(17) Quận huyện thời đại chi An Nam, Lê Chính Phủ biên soạn, Thương vụ ấn thư quán ấn hành, Trung Hoa dân quốc năm thứ 34 (1944) xuất bản tại Trùng Khánh và Thượng Hải.

(18) Thi kinh. Tiểu nhã. Bắc sơn.

(19) Luận ngữ. Bát dật. Khổng Tử (551 - 479 TCN) người nước Lỗ, sống vào cuối đời Xuân thu, sáng lập ra học phái Nho gia.

(20) Mạnh Tử. Đằng Văn Công. Mạnh Tử (372 - 289 TCN) người đất Trâu, sống vào thời Chiến quốc, là vị “á thánh” của đạo Nho, được xếp sau Khổng Tử.

(21) Trang Tử. Thiên Hạ. Huệ Thi (370 - 318 TCN) người nước Tống, kiến thức rộng, nhiều tài năng, từng làm Tướng quốc cho Ngụy Huệ Vương trong nhiều năm.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Minh Xuân thân mến.

Là người Việt, tôi nghĩ trong sâu thẳm ai cũng có tấm lòng yêu nước. Nhưng tôi luôn nhân danh khoa học và tuân thủ tiêu chí khoa học rất chặt chẽ trong việc minh chứng cho các luận điểm của mình.Tôi cũng chân thành mà nói với anh điều này. Nếu nói về lợi thì tôi chẳng có lợi gì trong việc tận tâm minh chứng nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm. Ngược lại hao tốn rất nhiều tiền bạc. Nếu nói về danh thì tôi chỉ có danh khi tôi được thừa nhận là đúng. Nếu tôi cầu danh thì tôi tìm một con đường khác sáng sủa hơn nhiều với các mối quan hệ và khả năng của tôi.Bản thân tôi còn chưa có hộ khẩu ở T/p HCM nữa đấy.

Kính chào anh Thiên Sứ, anh Quang Nhật và các bạn,

Tôi nghĩ rằng mọi người đều đánh giá cao những nỗ lực và hy sinh của anh Thiên Sứ trong việc làm sáng tỏ cổ sử và văn hóa Việt Nam. Có lẽ một phần cũng vì vậy mà anh Quang Nhật đã chọn diễn đàn này để đăng đầy đủ các bài viết của mình và tham gia thảo luận.

Tôi không phải là người làm chuyên ngành, chỉ tham gia với ý ủng hộ mọi người tìm được cái giải thích phù hợp với tầm vóc của văn hóa và lịch sử Việt Nam. Xin gửi tặng các anh bài thơ về mùa xuân Việt, cho thư giãn lấy tinh thần.

Vạn Xuân

Trên đất Việt mỗi độ hoa đào nở

Cành mai vàng rực rỡ trước gió xuân

Có nhớ chăng công sức của tiền nhân

Dựng nghiệp nước mấy ngàn năm lịch sử?

Ngọn núi Đọ quê hương người Việt cổ

Bên sông Chu, sông Mã chảy muôn đời

Hạt lúa vàng thẫm đẫm giọt mồ hôi

Thuở khai quốc của Thần Nông, Viêm Đế.

Xuân đất nước chuyện bao mùa còn kể

Kỷ Hồng Bàng khai phá đất phương Nam

Cánh chim hồng, chim hộc lượn trên ngàn

Dòng Lạc Việt lớn lên cùng đất nước.

Gian nan thay các vua Hùng lập quốc

Gương Tản Viên trị thủy lũ sông Đà

Dãy Hoàng Liên ý chí Việt vượt qua

Cơn hồng thủy của hàng nghìn năm trước.

Mở bờ cõi cha Lạc Long tiếp bước

Mặt biển Đông dậy con sóng Lạc Hồng.

Đậm tình người câu chuyện lá trầu không

Têm cánh phượng cho nước màu đỏ mãi.

Tuổi lên ba chí anh hùng có phải

Giữ xuân đời ngựa Gióng đuổi giặc Ân.

Tiếng trống đồng giữa trời đất còn ngân

Vang như tiếng nỏ thần dân Âu Lạc.

Ngẫm vuông tròn bánh chưng ai chế tác?

Đạo âm dương gói trời đất xa gần

Để ngàn đời tỏa sáng một chữ “văn”

Dòng lịch sử nước Văn Lang chảy mãi.

Vua Lý Bôn mong quốc gia vạn đại

Thuận lòng người đặt tên nước Vạn Xuân.

Quê hương ơi, trải mưa nắng bao lần

Vầng nhật nguyệt có khi mờ khi tỏ

Đánh giặc mạnh bao phen bon ngựa đá

Thắng thiên tai bao đất mới khai hoang

Vẫn ngọt ngào, đầm ấm giọng hò khoan

Trên đất mẹ những năm dài khó nhọc.

Nụ cười tươi át đi bao tiếng khóc

Mùa xuân về rừng lại thắm hoa xoan

Áng mây hồng bay trên đỉnh đại ngàn

Một nước Việt trong vạn mùa xuân mới.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài viết của chú nhatnguyen52 khí thế và hào hùng quá đi mất. Cố gắng lên nghen chú. Chúc chú thành công. Hi

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi không phải là người làm chuyên ngành, chỉ tham gia với ý ủng hộ mọi người tìm được cái giải thích phù hợp với tầm vóc của văn hóa và lịch sử Việt Nam. Xin gửi tặng các anh bài thơ về mùa xuân Việt, cho thư giãn lấy tinh thần.

Vạn Xuân

Trên đất Việt mỗi độ hoa đào nở

Cành mai vàng rực rỡ trước gió xuân

Có nhớ chăng công sức của tiền nhân

Dựng nghiệp nước mấy ngàn năm lịch sử?

Ngọn núi Đọ quê hương người Việt cổ

Bên sông Chu, sông Mã chảy muôn đời

Hạt lúa vàng thẫm đẫm giọt mồ hôi

Thuở khai quốc của Thần Nông, Viêm Đế.

Xuân đất nước chuyện bao mùa còn kể

Kỷ Hồng Bàng khai phá đất phương Nam

Cánh chim hồng, chim hộc lượn trên ngàn

Dòng Lạc Việt lớn lên cùng đất nước.

Gian nan thay các vua Hùng lập quốc

Gương Tản Viên trị thủy lũ sông Đà

Dãy Hoàng Liên ý chí Việt vượt qua

Cơn hồng thủy của hàng nghìn năm trước.

Mở bờ cõi cha Lạc Long tiếp bước

Mặt biển Đông dậy con sóng Lạc Hồng.

Đậm tình người câu chuyện lá trầu không

Têm cánh phượng cho nước màu đỏ mãi.

Tuổi lên ba chí anh hùng có phải

Giữ xuân đời ngựa Gióng đuổi giặc Ân.

Tiếng trống đồng giữa trời đất còn ngân

Vang như tiếng nỏ thần dân Âu Lạc.

Ngẫm vuông tròn bánh chưng ai chế tác?

Đạo âm dương gói trời đất xa gần

Để ngàn đời tỏa sáng một chữ “văn”

Dòng lịch sử nước Văn Lang chảy mãi.

Vua Lý Bôn mong quốc gia vạn đại

Thuận lòng người đặt tên nước Vạn Xuân.

Quê hương ơi, trải mưa nắng bao lần

Vầng nhật nguyệt có khi mờ khi tỏ

Đánh giặc mạnh bao phen bon ngựa đá

Thắng thiên tai bao đất mới khai hoang

Vẫn ngọt ngào, đầm ấm giọng hò khoan

Trên đất mẹ những năm dài khó nhọc.

Nụ cười tươi át đi bao tiếng khóc

Mùa xuân về rừng lại thắm hoa xoan

Áng mây hồng bay trên đỉnh đại ngàn

Một nước Việt trong vạn mùa xuân mới.

Chào anh Minh Xuân,

Bào thơ của anh hay quá đi mất, muốn họa cùng anh vài câu nhưng lại ngọng lưỡi không lên tiếng được, hì :lol: .. Hẹn lần sau nhé. Tôi cũng như anh, không phải chuyên ngành, tôi chỉ biết đến diễn đàn này như một cái duyên vô hình nào đó níu kéo một kẻ lữ khách giang hồ lang thang từ bấy lâu nay cùng dừng chân thi họa. Cũng những mong được đóng góp tí chút để góp phần nhỏ xứng đáng với tiền nhân rồi lại tiếp tục "lênh đênh sóng nước thênh thang mây trời" chứ nào có màng chi tư lợi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quí vị và anh chị em quan tâm thân mến.

Hậu quả của việc phủ nhận văn hóa sử truyền thống Việt trải gần 5000 năm văn hiến của "Hầu hết những nha khoa học trong nước " được quảng cáo là "Cộng đồng khoa học thế giới ủng hộ" là đã rõ - Qua bài viết mà Công Minh giới thiệu - Người Trung Quốc đã lợi dụng điều này xuyên tạc sử Việt và kết luận về cội nguồn văn hóa Việt.

Họ viết:

1. Cho rằng quận “Tượng” do nhà Tần thiết lập bao gồm vùng đất thuộc miền Bắc và miền Trung Việt Nam hiện nay, như thế có nghĩa là từ thời Tần Thủy Hoàng, Việt Nam đã sáp nhập vào bản đồ Trung Quốc(3).

Đây chính là kết quả của bọn người trong "Hầu hết những nhà khoa học trong nước" có quan điểm cho rằng địa bàn cư trú của dân tộc Việt chỉ vỏn vẹn ở "đồng bằng Bắc bộ" và phủ nhận một nước Văn Lang hùng vĩ: Phía Đông giáp Đông hải, phía Nam giáp Hồ Tôn, phía Bắc giáp Đông Đình hồ và phía Tây giáp Ba Thục.

Họ đã phủ nhận trên cơ sở sự hoài nghi dán mác khoa học - như giáo sư, tiến sĩ ....

Họ viết:

2. Trước khi bị quân Tần xâm chiếm, cả vùng Lĩnh Nam, trong đó có Việt Nam, chưa phát triển đến trình độ xã hội có giai cấp, còn đang trong tình trạng lạc hậu về kinh tế, chính trị, văn hóa so với Hoa Hạ(4). Do vậy, công cuộc mở rộng lãnh thổ của Tần Thủy Hoàng và tiếp sau đấy là Hán Vũ Đế có thể xem như những công lao to lớn, vì nó đã thúc đẩy xã hội Lĩnh Nam từ chế độ thị tộc, bộ lạc tiến nhanh hơn sang chế độ phong kiến(5).

Đây chính là kết quả của luận điểm từ bọn người nói trên khi thồng nhất rằng: Thời Hùng Vương chỉ là một "liên minh gồm 15 bộ lạc" với những người dân "Ở trần đóng khố" và tất nhiên dán mác khoa học.

Xin phép cho tôi tạm ngừng ở đây, chút nữa hạ hỏa viết tiếp. Nếu không tôi vi phạm nội quy mất.

Tôi đang lên tăng xông.

Share this post


Link to post
Share on other sites

anh Thiên Sứ ơi đã có lần tôi bị gọi là "khùng" rồi nên thôi anh cũng đừng nóng chi cho tổn thọ ... cách trả lời tốt nhất là nỗ lực làm việc , tôi chẳng thèm để ý tới những cái đầu bệnh họan ...ở cùng 1 thời điểm vua Tàu là hoàng đế còn vua ta thì chỉ là... tộc trưởng ...???

chúc anh sức khoẻ ,hăng hái tiếp tục ...đội đá...vá...trời.

nqn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảm ơn anh Nhatnguyen chia sẻ.

Hôm qua tôi chơi game đến khuya. Tôi thua. Nhưng hạ hỏa chút ít. Tôi xin trình bày quan điểm của tôi về lịch sử dân tộc Việt:

I - Văn minh Atlantic.

Cách đây hơn 10. 000 năm - hơn 8000 năm trc CN - trên trái đất đã tồn tại một nền văn minh toàn cầu - tôi đặt tên là nền văn minh Atlantic. Nền văn minh này đã khám phá ra những thực tại vũ trụ mà tri thức hiện đại của nhân loại hiện nay so với họ thật là nhỏ bé. Từ nền văn minh này, họ đã tìm ra một lý thuyết thống nhất vũ trụ, mà nhân loại ngày nay đang mơ ước - Sự mơ ước này cũng chỉ xuất hiện một cách hoài nghi ở những nhà khoa học hàng đầu của nhân loại - Đó chính là thuyết Âm Dương Ngũ hành. Nền văn minh này bị xóa sổ bởi một trận Đại Hồng Thủy. Phần lớn nhân loại bị tiêu diết. Chỉ còn rất ít bộ phận sống sót, rải rác trên mặt địa cầu, trong đó có tổ tiên người Việt hiện nay. Chứng minh: Xin xem "Định mệnh có thật hay không?".

II - 4000 năm sau Đại Hồng Thủy.

Tất cả những bộ phận sống sót của nhân loại đều làm lại từ đầu với những ký ức và kiến thức của một nền văn minh Atlantic ngày bị mai một vì nó không còn thích ứng vơi cuộc sống thực tế. Một cộng đồng còn sống sót của nền văn minh này đã xuống định cư ban đầu ở Thượng nguồn sống Hoàng Hà. Lưu vực sông Lạc Thủy - Tây Bắc Trung Quốc ngày này. Họ đã tồn tại và phát triển ở đây. Đây chính là nguồn gốc của danh xưng Lạc Việt. Hàng ngàn năm sau đó, họ dần dần phát triển địa bàn lan tỏa khắp vùng Bắc Dương Tử - Nam Hoàng Hà. Một bộ phận ưu tú của tộc Lạc Việt tách ra và di cư xuống Nam Dương Tử. Họ tồn tại và phát triển chủ yếu ở vùng Động Đình Hồ kéo dài ra biển và ven biển Đông.

Cùng thời gian 4000 năm này, các bộ phận còn sống sót và phát triển khác cũng xuất hiện. Một cuộc chiến tranh đã xảy ra giữa những tộc người phi Lạc Việt và người Việt ở Bắc Dương Tử. Đây chính là cuộc chiến nổi tiếng Hoàng Đế - Xuy Vưu ghi nhận trong truyền thuyết. Người Lạc Việt ở Bắc Dương tử thất bại. Những bộ phân ưu tú di tản xuống Nam Dương Tử. Ở đây, họ đã cùng nhau lập thành một quốc gia đầu tiên. Nguyên âm chính quốc hiệu của quốc gia này là Xích Quí (Yêu quí) - chứ không phải là Xích Quỷ. Quí là Thiên can Âm trong trung cung Hà Đồ. Xích màu đó thuộc phương Nam. Sau đó đổi tên là Văn Lang.

Tất cả những giá trị huyền vĩ của nền văn minh Phương Đông được phục hồi và phát triển ở đất nước Văn Lang này trải gần 2622 năm: Bắc giáp Động Đình Hồ, Nam giáp hồ tôn, Tây gíap Ba thục và Đông giáp Đông Hải. Đây là nơi hội tụ lần thứ nhất của người Lạc Việt - còn gọi là bách Việt vì theo tên gọi của các cộng đồng ở vùng miến khác nhau. Nơi đây, những gia 1trị của văn minh At lantic được phát huy . Đó chính là sự ứng dụng của lý thuyết thống nhất vũ trụ của nền văn minh Atlantic. Nền văn minh Phương Đông. Tuy nhiên, những nguyên lý lý thuyết nền tảng thì chỉ giới tri thức ưu tú nắm rõ.

* Một câu nói nổi tiếng của Hoàng Đế được lưu truyền đến ngày nay, khi dừng vó ngựa bên bờ Bắc Dương Tử - câu nói này được hiểu theo nhiều cách vì thất truyền. Nhưng có vài nghĩa chính như sau:

- Phương Nam khó đánh.

- Không được đánh phương Nam.

- Phương Nam không thể đánh.

Nhưng dù hiểu theo cách nào thì chính Hoàng Đế - mà người Hán ngày nay xác nhận là Thủy tổ của họ - cũng thừa nhận sự hùng mạnh của người Lạc Việt ở Nam Dươngv Tử - hoặc do những yếu tố khác mà tôi chưa cần diễn đạt tại đây liên quan đến những bí ẩn của vũ trụ .

Vậy mà ngày nay, một bọn người dốt nát, tầm nhìn xa không qua 10 m - lải nhải nói rằng: Làm gì dân tộc Việt lại ở một khoảng đất rộng thế? Bon dốt nát đó mang hàm giáo sư, tiến sĩ. Thâm chí có kẻ còn được chính phủ Pháp tặng huân chương vì dốt như Lê Thành Khôi...

Nếu Nam Dương Tử chỉ là đám dân dốt nát và lạc hậu với những bộ lạc "ở trần đóng khố" - như bọn dốt nát liên hệ với hình ảnh cha ông nó mà nghĩ ra - thì Hoàng Đế Hán chẳng ngại ngần gì xua quân xuống chiếm từ lâu rồi.

III - Lược sử Văn Lang.

Địa giới Văn Lang:

Đất nước Văn Lang hùng vĩ có địa giới Bắc giáp Động Đình Hồ, Nam giáp Hồ Tôn, Tấy giáp Ba Thục và Đông giáp Đông Hải. Sự nhất quán về văn hóa qua những di sản vật thể và phi vật thể còn lại minh chứng điều này.

Tổ chức hành chính.

Nươc Văn Lang chia làm nhiều khu vực gần như tự trị có luật pháp riêng và chịu sực chi phối, điều động của chính quyền Trung ương - tương tự như các tiểu bang Hoa Kỳ và chính quyền liên bang, nhưng tính tự trị nhiều hơn. Đứng đầu các khu vực tự trị này là Lạc Hầu, có Lạc Tướng cầm đầu về quân sự. Đứng đầu chính quyền trung ương là Hùng Vương. Lãnh đạo những khu vực tự tri này đều thuộc dòng dõi Lạc Việt, nhưng dân chúng có thể là các dân tộc phi Lạc Việt. Chính quyền Trung Ương là một trong nhưng chi tộc Lạc Việt lãnh đạo địa phương, được hội đồng các Lạc Hầu, Lạc tướng bầu lên và lãnh đạo cha truyền con nối, cho đến khi có biến cố quốc gia, sẽ bầu một chi khác có khả năng lãnh đạo.

Trong truyền thuyết Việt thì chính quyền trung ương được gọi là "cha" - Dương, và chính quyền địa phương được gọi là "con" - Âm, theo nguyên lý Dương trước Âm sau, Dương sinh Âm - Âm thuận tùng Dương. Mỗi khi có biến cố mang tính quốc gia, chính quyền trung ương có trách nhiệm tập hợp các vùng cùng giải quyết. Đây chính là sự giải thích khi nhà Ân tấn công Văn Lang, vua Hùng Vương thứ VI sai sứ giả khần cấp tập hợp lực lượng cả nước chống giặc và đã xuất hiện Phù Đổng Thiên Vương giúp nước.

Văn hóa và chữ viết:

- Chữ viết chính thức của người Việt chính là chữ Khoa Đẩu. Những bản văn chữ Khoa Đẩu hiện còmnn lưu giữ rất nhiều ở Đài Loan và còn tồn tại ở Việt Nam đến ngày nay.

- Văn hóa: Thuyết Âm Dương Ngũ hành và Kinh Dịch chính là sản phẩm của nền văn minh này. Trầu cau, tục xâm mình. lệ hội....thuộc về văn minh Lạc Việt với những gia trị nhân bản.

Những sự kiện chính trong lịch sử Văn Lang.

- Dân tộc Việt lập quốc vào năm thứ 8 vận VII Hội Ngọ - Năm Nhâm Tuất - 2879 BC với lãnh thổ đã trình bày ở trên. Bằng chứng:

Sự thống nhất về văn hóa qua di sản còn lại ở khắp miến nam sông Dương Tử.

- Vào thế kỷ XV BC, nhà Ân do vua Ân Bàn Canh kéo quân bất ngờ tấn công Văn Lang. Vị vua cuối thời Hùng Vương thứ VI phải dời đô sang đất Mân (Phúc Kiến ngày nay) và kêu gọi kháng chiến. Bằng chứng:

Xem Kinh Dịch.

- Do sơ xuất để tai họa cho dân tộc, Chi tộc lên thay thế là thời Hùng Vương thứ VII. Bằng chứng:

Di sản văn hóa phi vật thể: Bánh chưng bánh dầy.

- Vào đầu thế kỷ thứ VII BC, trước sự bảnh trướng và nguy cơ xâm lược của Hán tộc, vua Hùng Vương thứ XVI dời đô xuống Phong Châu - vùng Tây Nam Trung Quốc ngày này - có khả năng là Vân Nam, hoặc Tây Quảng Tây . Phong - gió - Tốn theo Hậu Thiên Lạc Việt thì ở Tây Nam. Nhưng chắc chắn không phải Phú Thọ Việt Trì ngày nay. Nếu trước đây tôi có nói điều này thì bây giờ là sự chỉnh sửa. Tôi chưa có thời gian suy ngẫm sâu về điều này.

- Việt Vương Câu Tiên có mưu đồ lật đổ nhà Chu và thống nhất Trung Hoa đã đề nghi Hùng Vương liên minh. Nhưng vua Hùng từ chối. Tất nhiên, Vua Câu Tiễn bá chủ Trung Nguyên đủ thông minh - và không ngu như cái "hầu hết" và "cộng đồng" - để không liên minh với "15 bộ lạc" ở tận Bắc Việt Nam, cách nước Việt Cấu Tiễn hơn 3000 km và lạc hậu tới mức những người dân "ở trần đóng khố""y phục truyền thống" - như Nguyễn Tiến Đoàn công bố trước quốc tế và được báo chí lên tiếng ca ngợi.

- Thể Kỷ thứ V BC. Xã hội Văn Lang cực kỳ phát triển - Giả thiết "Con đường tơ lụa từ Hàng Châu chính là thuộc về Văn Lang xưa" - Những mối quan hệ giữa các vùng đất và các quốc gia khác trên Lục địa Á Âu đá phát triển. Đây chính là thời điểm của câu truyện "Sự tích dưa hấu". Nhưng, khi kinh tế phát triển thì những ới quan hệ xã hội mới cũng hình thành và những mâu thuẫn xã hội mới cũng xuất hiện. Nhưng tư tưởng minh triết ra đời là một phản ứng tự nhiên để giải quyết các vấn nạn này sinh trong các mối quan hệ xã hội. Đạo Đức Kinh ra đời bởi Chử Đồng Tử - Tức Lão Tử - là một sản phẩm tư duy độc đáo của thời kỳ này. Bằng chứng: Liên hệ những gía trị của Đạo Đức kinh với thuyết Âm Dương Ngũ hành và cổ sử Việt. Bên cạnh một Văn Lang hùng mạnh và phát triển là một quốc gia đồi bại và suy thoái đó chính là triều đình nhà Chu với những cuộc chiến liên miên giữa các quốc gia - Điều này sử Trung Quốc đã ghi nhân. Đó là thời kỳ Xuân Thu Chiến quốc. Việt Vương Câu Tiễn đề nghị Văn Lang liên kết để cùng chiếm Trung Nguyên - Hùng Vương từ chối (Việt sử lược). Bởi vì trong thời kỳ này, do sự phát triển kinh tế nên các địa phương ngày càng có nội lực va 2ảnnhh hưởng của chính quyền trung ương đã giảm sút.

- Thế kỷ thứ III BC. Nhà Tần tấn công Ba Thục là quốc gia láng giếng của Văn Lang và chiếm nước này. Đầu thế kỷ thứ III BC, tướng Tần là Đồ Thư từ Ba Thục tấn công Văn Lang. Lãnh đạo địa phương là Thục Phán chống Tần thành công và trở thành một lãnh đạo có uy tín ở một vùng lãnh thổ hùng mạnh trong các nhà cầm quyền thuộc lãnh thổ Văn Lang. Một cuộc tranh chấp quyền lực đã xảy ra giữa Thục Phán và vua Hùng.

Nhận thấy dù có thắng trong cuộc chiến thì sẽ làm nội lực của dân tộc trở nên suy yếu. Vua Hùng nghe lời Đức Thánh Tản Viên - Một trong Tứ trụ Thiên Vương hộ quốc của Bách Thần Lạc Việt - nhường ngôi cho Thực Phán để lui về với trách nhiệm chính là bảo toàn Văn hóa dân tộc Việt.

Thời đại Hùng Vương kết thúc vào năm 258 BC.

Thưa quí vị và anh chị em quan tâm.

Toàn bộ vùng lãnh thổ Bắc Việt Nam ngày nay chính là nơi rút lui cuối cùng của giòng giống Lạc Việt. Tại nơi đây, tổ tiên đã khôi phục lại một số địa danh non nước cũ - một thời ở Nam Dương Tử - trong cổ sử và các sự tích lịch sử văn hóa liên quan. Khi đất nước Việt bị xâm lược lần thứ hai - 43 AC - với sự tàn khốc của đội quân Mã Viện, người Việt đã di tản đi khắp nơi: Nhiều nhất là Nhật Bản, Đài Loan, một bộ phận nhỏ xuống Nam Triều Tiên, Thái Lan, Philipppin và In do. Điều này giải thích dấu ấn của văn hiến Việt để lại ở nới này.

Hàng ngàn năm trôi qua. Nhưng tư duy thuộc dạng: Trực quan sinh động và thấp kém về tính trừu tượng đã ngộ nhận rằng: Dân tộc Việt chỉ ở Bắc Việt Nam và "Thời hùng vương chỉ là "liên minh Bộ lạc" với những người dân "Ở trần đóng khố". Đây là một nhận thức phản khoa học và hoàn toàn phi lý.

Một đế chế thống nhất tất yếu phải thống nhất về ngôn ngữ và chữ viết. Chữ viết chính thống của đế chế Hán, tất yếu phải là tiếng Hán và chữ Hán. Đó là lý do mà Sĩ Nhiếp phải mở trường Thông Ngôn cho đám trung gian Việt của thế lực cai trị Tàu với dân Việt. Tương tự như người Pháp mở trường dạy tiếng Pháp cho dân Việt vậy. Hàng ngàn năm trôi qua, chữ Việt ngày càng mai một và các sản phẩm trí tuệ của người Việt dần dần chuyển qua chữ Hán để lưu truyền vì tính ứng dụng có hiệu quả của nó. Đó là lý do - "Sinh con rồi mới sinh cha, sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông" trong lịch sử thuyết Âm Dương Ngũ hành của các bản cvăn chữ Hán mà Thiên Sứ tôi nhân danh quan điểm : Dân tộc Việt trải gần 5000 năm lịch sử, lập quốc vào năm 2879 trước công nguyên với quốc gia Văn Lang , Bắc giáp Động Đình hồ, Nam giáp hồ Tôn ; Đông giáp Đông Hài và Tây giáp Ba Thục.

Trên đây cghỉ là sự tóm lược Việt sử thời Hùng Vương với quốc gia Văn Lang - mà người Tàu gọi là nước Ba - Tôi kêu gọi - nhân danh cá nhân - các nhà nghiên cứu cổ sử Việt hãy lấy bài viết này làm xương sống cho các công trình nghiên cứu của mình - nếu như tôi không thể tiếp tục được vì nhiều lý do.

Cũng nhân danh cá nhân: Thiên Sứ tôi khẳng định rằng: Thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là lý thuyết thống nhất vũ trụ, trong tương lai nhân loại sẽ phải ứng dụng và là yếu tố cần cho sự phát triển của nhân loại trong tương lai. Để phục hồi học thuyết này chỉ có nền văn hóa duy nhất thực hiện được - đó chính là nền văn hiến Việt với lịch sử trải gần 5000 năm.

Người ta có thể chưa cần đến lý thuyết thống nhất vì trình độ phát triển hiện nay chưa cần đến nó. Cũng như ở thế kỷ XV AC, người ta chưa cần đến trái đất tròn. Trái đất vuông cũng được rồi. Nhưng một lời tiên tri đã nhắc nhở điều này:

Một lý thuyết cổ xưa sẽ quay lại với nhân loại.

Cảm ơn sự quan tâm của quí vị và anh chị em.

Thiên Sứ - Nguyễn Vũ Tuấn Anh.

PS: Phát biểu nhân danh cá nhân:

Quốc gia nào tôn trọng và thừa nhận lịch sử văn hóa Việt trải gần 5000 năm, Thiên Sứ tôi sẽ hợp tác để phục hồi đầy đủ những bí ẩn của vũ trụ qua thuyết Âm Dương Ngũ hành - kể cả Trung Quốc. Tất nhiên lãnh đạo của quốc gia đó phải nhận thức được tầm quan trọng của việc nắm được những bí ẩn này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa anh chị em

Tôi đã hoàn chỉnh bài viết. Đây mới chỉ là sự tóm lược và chứng cứ đơn giản. Không phải là một tiểu luận có minh chứng chặt chẽ. Nhưng bài viết trên là quan điểm của tôi về cổ sử Việt.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính cụ

Quốc gia nào tôn trọng và thừa nhận lịch sử văn hóa Việt trải gần 5000 năm, Thiên Sứ tôi sẽ hợp tác để phục hồi đầy đủ những bí ẩn của vũ trụ qua thuyết Âm Dương Ngũ hành - kể cả Trung Quốc. Tất nhiên lãnh đạo của quốc gia đó phải nhận thức được tầm quan trọng của việc nắm được những bí ẩn này.

Hơn bốn nghìn năm lịch sử là chắc chắn. Những lỗ hỏng của sử thì cần phải có nhiều người có tâm huyết như cụ để phục hồi. Khi phục hồi hoàn chỉnh thì tự nhiên mọi người phải công nhận.

" Sông núi nước Nam vua Nam ở

Dành dành định phận ở sách trời"

Kính cụ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

anh Thiên Sứ ơi đã có lần tôi bị gọi là "khùng" rồi nên thôi anh cũng đừng nóng chi cho tổn thọ ... cách trả lời tốt nhất là nỗ lực làm việc , tôi chẳng thèm để ý tới những cái đầu bệnh họan ...ở cùng 1 thời điểm vua Tàu là hoàng đế còn vua ta thì chỉ là... tộc trưởng ...???

chúc anh sức khoẻ ,hăng hái tiếp tục ...đội đá...vá...trời.

nqn

Đúng là những người muốn đề cập lại cổ sử rất dễ bị gọi là "khùng". Nhưng tôi thấy các anh hoàn toàn sáng suốt, đưa ra những thuyết hợp lý về văn hóa, lịch sử, khoa học. Đặc biệt tôi rất đồng tình với những nhận định của anh Quang Nhật về thực vật, động vật ghi trong cổ sử, như về phân bố của rùa lớn, tre to, tằm, lúa nước, lúa nương, voi, hổ, cá sấu, ... Tôi là người làm chuyên ngành lĩnh vực sinh vật và nông nghiệp, hiểu rất rõ mỗi loài sinh vật chỉ có vùng phân bố và sinh sống hạn chế. Thời cổ sử không thể có chuyện dễ dàng di thực những loài này từ vùng cận nhiệt đới lên vùng ông đới được.

Rất mong các anh tiếp tục công việc "đội đá vá trời" này và các anh hãy luôn tin rằng đã và sẽ có những người hiểu đúng nội dung và ý nghĩa những quan điểm của các anh.

Share this post


Link to post
Share on other sites

xin cảm ơn bạn MINH XUÂN về những lời khen tặng ...dĩ nhiên là tôi tiếp tục công việc ...điều đáng sợ nhất bây giờ của tôi và có lẽ cả anh Thiên Sứ nữa là sức khỏe và thời gian ...

Bạn làm việc trong lãnh vực khoa học kỹ thuật mà thơ rất có hồn ...nhớ đừng bỏ anh em , lâu lâu đưa lên diễn đàn 1 bài để mọi cùng người thưởng thức .

Thân .

nqn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quí vị quan tâm đến Việt sử thân mến.

Một thời cổ sử Việt chỉ còn lại truyền thuyết và huyền thoại, vì bị khuất lấp trong một bề dày thời gian là hơn 2000 năm. Trong hơn 2000 năm đó đã chứng kiến bao sự thịnh suy của các nền văn minh. Thời gian quá dài đã xóa đi tất cả những dấu vết của quá khứ, trong đó có nền văn minh Lạc Việt. Những di sản vật thể và các bản văn liên quan đến Việt Sử cho đến nay rất ít ỏi và mơ hồ. Đó là nguyên nhân chính để xảy ra những giả thuyết khác nhau về cội nguồn Việt sử và gần như đối chọi, mâu thuẫn nhau, chưa kể đến những thế lực ngoại bang lợi dụng sự khiếm khuyết của cổ sử Việt để lái vấn đề theo hướng có lợi cho những âm mưu chính trị của họ. Nhân danh khoa học, tôi không đặt vấn đề chính trị và các thủ pháp chính trị lợi dụng cổ sử Việt. Nhưng hiện nay có hai quan điểm chính về cội nguồn dân tộc Việt là:

1 - Thời Hùng Vương - cội nguồn Việt Sử chỉ là "liên minh 15 bộ lạc" với "địa bàn cư trú giới hạn ở đồng bằng Bắc Bộ" và một nền văn hóa qua hình ảnh những người dân "Ở trần đóng khố". Thời gian lịch sử của thời Hùng Vương theo quan điểm này, chỉ từ thế kỷ thứ VII BC và kết thúc vào cuối thế kỷ thứ III BC. Quan điểm này - theo họ miêu tả trên các phương tiện thông tin đại chúng - là được "Hầu hết những nhà khoa học trong nước""cộng đồng khoa học thế giới ủng hộ". Hiện nay quan điểm này cũng đã được giảng dạy chính thức trong sách giáo khoa từ cấp I đến Đại học và một số phương tiện thông tin đại chúng, kể từ năm 1992.

2 - Thời Hùng Vương - cội nguồn của dân tộc Việt - là một quốc gia hùng mạnh ở miền Nam sông Dương Tử: Bắc giáp Động Đình hồ, Nam giáp Hồ Tôn, Đông giáp Đông Hải và Tây giáp Ba Thục. Thời điểm lâp quốc của dân tộc Việt vào năm 2879 BC, kết thúc vào năm 258 BC. Đây là những điều được ghi nhận trong chính sử Việt - Đại Việt Sử Ký toàn thư là cuốn sử viết sau khi bị quân Hán - cụ thể là nhà Minh, xâm lăng hủy diệt văn hóa Việt.

Quan điểm này có một số ít các nhà nghiên cứu độc lập trong và ngoài nước ủng hộ. Nhưng gần như không hề được các phương tiện thông tin đại chúng trong và ngoài nước nhắc đến.

Chân lý chỉ có một. Không thể có hai quan điểm cùng tồn tại cho một vấn đề - nếu thực sự nhân danh khoa học, như cái "Hầu hết" "cộng đồng" quảng cáo rùm beng trên báo chí.

Nhưng điều chắc chắn là tính khoa học của một luận điểm khoa học không phụ thuộc vào phương tiện khoa học và các phương pháp ứng dụng, như: Di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, phương pháp đo các bon phóng xạ, các văn bản còn lại .....Tất cả những điều đó chỉ là phương tiện được nhận thức bởi trực quan sinh động để minh chứng cho luận điểm nhân danh khoa học, chứ không thể hiện bản chất khoa học của một lý thuyết nhân danh nó.

Việc thể hiện một luận điểm hoặc giả thuyết khoa học - đòi hỏi phải có một tư duy trừu tượng phát triển, có khả năng tổng hợp được tất cả nhận thức từ trực quan sinh động, gồm : Di vật khảo cổ, di sản vật thể..vv..để minh chứng cho nó trên cơ sở tiêu chí khoa học cho giả thuyết hoặc luận điểm đó.

Tiêu chí khoa học xác định tính khoa học cho một luận điểm nhân danh khoa học là:

Một giả thuyết khoa học được coi là đúng phải giải thích một cách hợp lý hầu hết những hiện tượng và vấn đề liên quan đến nó, một cách nhất quán, hoàn chỉnh, có tính khách quan, tính quy luật và khả năng tiên tri.

Tiêu chí khoa học cũng xác định rằng:

Một giả thuyết khoa học bị coi là sai, nếu người ta chỉ ra chỉ một mắt xích sai trong hệ thống lý luận của nó , mà nó không thể biện minh được.

Như vậy, để có một lý thuyết không thôi, đã chứng tỏ sự phát triển từ nhận thức trực quan đến tư duy trừu tượng. Để xác đinh một lý thuyết đúng cần có một tư duy trừu tượng rất phát triển. Do đó, dù cái "hầu hết""cộng đồng" la lối ấm ĩ về tính khoa học của họ, nhưng chính vì khả năng tư duy trừu tượng kém phát triển, nên họ không có khả năng tự thẩm định trên cơ sở tiêu chí khoa học, Họ phải viễn dẫn đến nhận thức trực quan như: di vật khảo cổ ..hoặc các phương tiện có thể tạo ra nhận thức trực quan cao cấp hơn như xác định niên đại bằng các bon phóng xạ....Nhưng rất tiếc! So với tiêu chí khoa học thì luận điểm được diễn giải của họ - mới ở giai đoạn giao thời giữa trực quan sinh động và tư duy trừu tượng thấp kém, phát triển ở giai đoạn sơ khai - đã không thỏa mãn những tiêu chí tối thiểu được đặt ra cho một giả thuyết khoa học. Do đó, nó không thể có mối liên hệ hợp lý giữa các hiện tượng và vấn đề liên quan. Mặc dù đó chỉ là tiêu chí đầu tiên để thẩm định một lý thuyết được coi là khoa học. Điều này đã quá rõ ràng để xác minh tính phi khoa học của cái đám "Hầu hết " và "cộng đồng".

Vấn đề còn lại chỉ là tính khoa học và chân lý cần được xác định của quan điểm cho rằng:"Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến".

Một hội thảo khoa học có sự tham gia của các nhà khoa học quốc tế chính là điều kiện xác định điều này.

Vần đề còn lại là thời gian.

Tính chất quốc tế của cuộc hội thảo cho thấy rằng: Đây không phải là vấn đề dân tộc cực đoan, mà là một chân lý cần được xác định và liên quan chặt chẽ đến một lý thuyết thống nhất vũ trụ mà nhân loại đang mơ ước.

Tất nhiên một các nhân nhỏ bé như tôi, không có khả năng kinh tế và quyền hạn để tổ chức một cuộc hội thào như vậy. Nhưng cá nhân tôi sẵn sàng bảo vệ luận điểm của mình trước một cuộc hội thảo như vậy.

Bao giờ điều này sẽ xảy ra? Phải chăng như lời tiên tri của bà Vanga:

Một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại, nhưng chỉ khi dân tộc Xyri bị tiêu diệt.

Thật là điều buồn, nếu lời tiên tri này đúng cả ở vế sau của nó.

Nhưng chân lý sẽ phải sáng tỏ.

Tôi muốn chia sẻ điều này đến quí vị, không phải để được ủng hộ hay phản đối, mà để chúng ta cùng suy ngẫm.

Cảm ơn sự quan tâm của quí vị.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Thiên Sứ cô đọng vấn đề rất hay, xin phép anh cho tôi đăng bài này lên trang web riêng của tôi ; địa chỉ http://www.nhatnguyen.tk

nqn

Cảm ơn sự tín nhiệm của anh Nhatnguyen52. Tôi hân hạnh vì bài viết được đăng trên trang web của anh. Anh cho phép tôi sửa lại vài lỗi chính tả bài viết trên 30 phút sau khi đưa bài này lên mạng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quí vị quan tâm đến Việt sử thân mến.

Một thời cổ sử Việt chỉ còn lại truyền thuyết và huyền thoại, vì bị khuất lấp trong một bề dày thời gian là hơn 2000 năm. Trong hơn 2000 năm đó đã chứng kiến bao sự thịnh suy của các nền văn minh. Thời gian quá dài đã xóa đi tất cả những dấu vết của quá khứ, trong đó có nền văn minh Lạc Việt. Những di sản vật thể và các bản văn liên quan đến Việt Sử cho đến nay rất ít ỏi và mơ hồ. Đó là nguyên nhân chính để xảy ra những giả thuyết khác nhau về cội nguồn Việt sử và gần như đối chọi, mâu thuẫn nhau, chưa kể đến những thế lực ngoại bang lợi dụng sự khiếm khuyết của cổ sử Việt để lái vấn đề theo hướng có lợi cho những âm mưu chính trị họ. Nhân danh khoa học, tôi không đặt vấn đề chính trị và các thủ pháp chính trị lợi dụng cổ sử Việt. Nhưng hiện nay có hai quan điểm chính về cội nguồn dân tộc Việt là:

1 - Thời Hùng Vương - cội nguồn Việt Sử chỉ là "liên minh 15 bộ lạc" với "địa bàn cư trú giới hạn ở đồng bằng Bắc Bộ" và một nền văn hóa qua hình ảnh những người dân "Ở trần đóng khố". Thời gian lịch sử của thời Hùng Vương theo quan điểm này, chỉ từ thế kỷ thứ VII BC và kết thúc vào cuối thế kỷ thứ III BC. Quan điểm này - theo họ miêu tả trên các phương tiện thông tin đại chúng - là được "Hầu hết những nhà khoa học trong nước""cộng đồng khoa học thế giới ủng hộ". Hiện nay quan điểm này cũng đã được giảng dạy chính thức trong sách giáo khoa từ cấp I đến Đại học và một số phương tiện thông tin đại chúng, kể từ năm 1992.

2 - Thời Hùng Vương - cội nguồn của dân tộc Việt - là một quốc gia hùng mạnh ở miền Nam sông Dương Tử: Bắc giáp Động Đình hồ, Nam giáp Hồ Tôn, Đông giáp Đông Hải và Tây giáp Ba Thục. Thời điểm lâp quốc của dân tộc Việt vào năm 2879 BC, kết thúc vào năm 258 BC. Đây là những điều được ghi nhận trong chính sử Việt - Đại Việt Sử Ký toàn thư là cuốn sử viết sau khi bị quân Hán - cụ thể là nhà Minh, xâm lăng hủy diệt văn hóa Việt.

Quan điểm này có một số ít các nhà nghiên cứu độc lập trong và ngoài nước ủng hộ. Nhưng gần như không hề được các phương tiện thông tin đại chúng trong và ngoài nước nhắc đến.

Chân lý chỉ có một. Không thể có hai quan điểm cùng tồn tại cho một vấn đề - nếu thực sự nhân danh khoa học, như cái "Hầu hết" "cộng đồng" quảng cáo rùm beng trên báo chí.

Nhưng điều chắc chắn là tính khoa học của một luận điểm khoa học không phụ thuộc vào phương tiện khoa học và các phương pháp ứng dụng, như: Di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, phương pháp đo các bon phóng xạ, các văn bản còn lại .....Tất cả những điều đó chỉ là phương tiện được nhận thức bởi trực quan sinh động để minh chứng cho luận điểm nhân danh khoa học, chứ không thể hiện bản chất khoa học của một lý thuyết nhân danh nó.

Việc thể hiện một luận điểm hoặc giả thuyết khoa học - đòi hỏi phải có một tư duy trừu tượng phát triển, có khả năng tổng hợp được tất cả nhận thức từ trực quan sinh động, gồm : Di vật khảo cổ, di sản vật thể..vv..để minh chứng cho nó trên cơ sở tiêu chí khoa học cho giả thuyết hoặc luận điểm đó.

Tiêu chí khoa học xác định tính khoa học cho một luận điểm nhân danh khoa học là:

Một giả thuyết khoa học được coi là đúng phải giải thích một cách hợp lý hầu hết những hiện tượng và vấn đề liên quan đến nó, một cách nhất quán, hoàn chỉnh, có tính khách quan, tính quy luật và khả năng tiên tri.

Tiêu chí khoa học cũng xác định rằng:

Một giả thuyết khoa học bị coi là sai, nếu người ta chỉ ra chỉ một mắt xích sai trong hệ thống lý luận của nó , mà nó không thể biện minh được.

Như vậy, để có một lý thuyết không thôi, đã chứng tỏ sự phát triển từ nhận thức trực quan đến tư duy trừu tượng. Để xác đinh một lý thuyết đúng cần có một tư duy trừu tượng rất phát triển. Do đó, dù cái "hầu hết""cộng đồng" la lối ấm ĩ về tính khoa học của họ, nhưng chính vì khả năng tư duy trừu tượng kém phát triển, nên họ không có khả năng tự thẩm định trên cơ sở tiêu chí khoa học, Họ phải viễn dẫn đến nhận thức trực quan như: di vật khảo cổ ..hoặc các phương tiện có thể tạo ra nhận thức trực quan cao cấp hơn như xác định niên đại bằng các bon phóng xạ....Nhưng rất tiếc! So với tiêu chí khoa học thì luận điểm được diễn giải của họ - mới ở giai đoạn giao thời giữa trực quan sinh động và tư duy trừu tượng thấp kém, phát triển ở giai đoạn sơ khai - đã không thỏa mãn những tiêu chí tối thiểu được đặt ra cho một giả thuyết khoa học. Do đó, nó không thể có mối liên hệ hợp lý giữa các hiện tượng và vấn đề liên quan. Mặc dù đó chỉ là tiêu chí đầu tiên để thẩm định một lý thuyết được coi là khoa học. Điều này đã quá rõ ràng để xác minh tính phi khoa học của cái đám "Hầu hết " và "cộng đồng".

Vấn đề còn lại chỉ là tính khoa học và chân lý cần được xác định của quan điểm cho rằng:"Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến".

Một hội thảo khoa học có sự tham gia của các nhà khoa học quốc tế chính là điều kiện xác định điều này.

Vần đề còn lại là thời gian.

Tính chất quốc tế của cuộc hội thảo cho thấy rằng: Đây không phải là vấn đề dân tộc cực đoan, mà là một chân lý cần được xác định và liên quan chặt chẽ đến một lý thuyết thống nhất vũ trụ mà nhân loại đang mơ ước.

Tất nhiên một các nhân nhỏ bé như tôi, không có khả năng kinh tế và quyền hạn để tổ chức một cuộc hội thào như vậy. Nhưng cá nhân tôi sẵn sàng bảo vệ luận điểm của mình trước một cuộc hội thảo như vậy.

Bao giờ điều này sẽ xảy ra? Phải chăng như lời tiên tri của bà Vanga:

Một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại, nhưng chỉ khi dân tộc Xyri bị tiêu diệt.

Thật là điều buồn, nếu lời tiên tri này đúng cả ở vế sau của nó.

Nhưng chân lý sẽ phải sáng tỏ.

Tôi muốn chia sẻ điều này đến quí vị, không phải để được ủng hộ hay phản đối, mà để chúng ta cùng suy ngẫm.

Cảm ơn sự quan tâm của quí vị.

Cháu cũng đồng ý với quan điểm của chú không phải vì niềm tự hào dân tộc thái quá mà là hiểu đúng những gì thuộc về lịch sử - văn hóa dân tộc. Đúng ra là lịch sử dân tộc ta có ít nhất 5000 năm.

Share this post


Link to post
Share on other sites

I - Văn minh Atlantic.

Cách đây hơn 10. 000 năm - hơn 8000 năm trc CN - trên trái đất đã tồn tại một nền văn minh toàn cầu - tôi đặt tên là nền văn minh Atlantic. Nền văn minh này đã khám phá ra những thực tại vũ trụ mà tri thức hiện đại của nhân loại hiện nay so với họ thật là nhỏ bé. Từ nền văn minh này, họ đã tìm ra một lý thuyết thống nhất vũ trụ, mà nhân loại ngày nay đang mơ ước - Sự mơ ước này cũng chỉ xuất hiện một cách hoài nghi ở những nhà khoa học hàng đầu của nhân loại - Đó chính là thuyết Âm Dương Ngũ hành. Nền văn minh này bị xóa sổ bởi một trận Đại Hồng Thủy. Phần lớn nhân loại bị tiêu diết. Chỉ còn rất ít bộ phận sống sót, rải rác trên mặt địa cầu, trong đó có tổ tiên người Việt hiện nay. Chứng minh: Xin xem "Định mệnh có thật hay không?".

=> Nếu muốn hiểu đúng và hiểu đủ, anmay xin trích dẫn những ý kiến của các nhà nghiên cứu khác cho rằng nền văn minh atlantic đã bị hủy diệt vì chiến tranh, và thế giới của chúng ta trong tương lai cũng có thể chịu chung 1 số phận tương tự, vậy thì cây hỏi cần đặt ra là NỀN VĂN MINH ATLANTIC CÓ THẬT ĐÃ TÌM RA ĐƯỢC LÝ THUYẾT THỐNG NHẤT VŨ TRỤ HAY CHƯA ? Hay họ cũng chỉ là những nền văn minh có trước chúng ta và đã bị hủy diệt bởi chính THAM VỌNG của mình ???

Around 11 thousand years ago, there existed a race of humans with a very superior lifestyle. They traded the abundant copper that grew underneath the island on which they lived, called Atlantis, to countries like Spain for money. Having no true leader, they lived for a long time happily. A special stone called the Stone of Destiny guarded the city and gave it electricity. The Atlantians used more modern technology compared to the outside world. However, the Atlantians soon began to use the stone's mystical powers for pure greed. They began to scavenge the seas like pirates and wanted to start an Atlantian empire by beginning to raid nearby countries. The Sea Gods held a meeting, and decided to punish the almighty civilisation. So, as the Atlantians were close to dominating the world, the God of the Sea, Poseidon, sent a surging large tidal wave over the magnificent city. Atlantis sank into the depths of the Atlantic Ocean. Atlantis was no more.

Legend ImageThat was the legend of Atlantis as it was described in the manuscript Critias. The symbols drawn on it are a combination of runic figures and some other characters that have not yet been classified. In fact, more than half of the symbols on it have not yet been decoded, so we don't know the whole Atlantis legend.

Nevertheless, we DO know that the original legend was written by Plato, a Greek philosopher, in his many dialogues.

http://www.schools.nsw.edu.au/events/state...ry/4/legend.htm

Câu cuối mà tôi highlight đó nói rằng: Tuy nhiên, chúng ta đều biết rằng huyền thoại này được viết lên đầu tiên bởi Plato, một nhà thông thái người Hy Lạp, trong nhiều tác phẩm của ông .

Vậy thì huyền thoại atlantic này đã được nhắc đến lần đầu tiên bởi Plato, đây là một nền văn minh có thật hay chỉ có trong trí tưởng tượng của Plato hay không là 1 vấn đề nhiều người chưa thống nhất với nhau .

Trong 1 số ấn phẩm về tâm linh khác tôi đọc được cũng có n'oi đến nền văn minh Atlantic và những nền văn minh khác nữa (Muir thì phải và cả ít nhất là 5,6 cái khác, đặc biệt là sách của các nhà tâm linh học của phái Thông Thiên Học cho rằng ngoài 5,6 nền văn minh chính ra còn có cả mười mấy cái nền văn minh phụ, nói chung là trình độ ăn mày của tui chỉ có thể thấy choáng mà không nhớ được hết), nhưng không có sách nào bảo các nền văn minh đó đã tìm được chân lý cả, họ đã tồn tại trên trái đất và đã bị hủy diệt khi đến 1 giai đoạn không thể phát triển tiếp nữa theo đúng định luật của vũ trụ là THÀNH, TRỤ, HOẠI, DIỆT.

Nói rằng nền văn minh Atlantic đã tìm được ĐỊNH LUẬT THỐNG NHẤT VŨ TRỤ do đó không có cơ sở. Đã có thể có 1 nền văn minh atlantic, họ có thể phát triển hơn chúng ta rất nhiều, nhưng họ đâu có thống nhất được cái gì đâu và cuối cùng cũng đã bị tiêu diệt . (ẹg cho dù họ bị tiêu diệt vì 1 trận đại hồng thủy thì cái định luật thống nhất vũ trụ ấy cũng không thống nhất được cái gì cả và họ cũng không có khả năng tự cứu họ khỏi thiên nhiên, và như các nhà tôn giáo hiện nay đang rao giảng, thiên nhiên là môi trường cho con người phát triển, con người tiêu diệt thiên nhiên thì cũng chính là con người tự tiêu diệt mình).

Share this post


Link to post
Share on other sites