Minh Xuân

Hành lang trao đổi các bài viết của Nhatnguyen52

136 bài viết trong chủ đề này

Posted (đã chỉnh sửa)

Chuyện một đời vua Hùng kéo dài vài trăm năm chẳng có gì mới. Điều này ghi ngay trong Ngọc phả đền Hùng cũng như trong sử Việt từ lâu.

Có nhiều cách giải thích khác nhau. Ví dụ là người Việt có tục chỉ thờ Tổ phụ, là người đầu tiên khai sáng ra dòng họ. Vì thế mỗi đời vua Hùng có thể chỉ lấy theo danh hiệu của vua khai sáng.

Hoặc có cách hiểu khác là mỗi đời Hùng đây ứng với một triều đại. Giống như Trung Quốc gọi là nhà Tây Chu, nhà Hậu Hán vậy. Danh xưng Hùng Vương trong cùng một đời đều giống nhau. Tức là trong mấy trăm năm đó đâu phải chỉ có 1 người làm vua.

Xin phép anh Quang Nhật cho được góp ý giải thích vì theo tôi những câu hỏi dốt nát như trên chẳng đáng để anh phải trả lời.

Edited by bunny

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Diễn đàn Lý học đông phương mà có thành viên như thế này sao ? Edited by bunny

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn Nhatnguyen52.

Diễn đàn LHĐP là một diễn đàn nối mạng toàn cầu, không biên giới. Hội viên tham gia diễn đàn gồm nhiều sắc tộc, thành phần xã hội và mọi trình độ tri thức với quan niệm sống và tư tưởng chính trị khác nhau đến từ nhiều quốc gia nên mới có Nội quy mà mọi thành viên khi đăng nhập đã cam kết sẽ tuân thủ.

Những thành viên vi phạm Nội quy, chũng tôi nhất định sẽ ngăn chặn .

Mong bạn và các bạn thành viên sẽ hỗ trợ chúng tôi .

Xin cảm ơn.

QTV.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Có nhiều cách giải thích khác nhau. Ví dụ là người Việt có tục chỉ thờ Tổ phụ, là người đầu tiên khai sáng ra dòng họ. Vì thế mỗi đời vua Hùng có thể chỉ lấy theo danh hiệu của vua khai sáng.

Hoặc có cách hiểu khác là mỗi đời Hùng đây ứng với một triều đại.

Hay quá đọc mà đầu óc thấy sáng láng ra.

Danh xưng Hùng Vương trong cùng một đời đều giống nhau. Tức là trong mấy trăm năm đó đâu phải chỉ có 1 người làm vua.

Có lẽ tiếng Việt gốc người đứng đầu đất nước được gọi là Hùng Vương. Vua là sau này tiếng Việt mới có và từ vua thay thế từ Hùng Vương. Như vậy đi ngược từ chữ vua về chữ Hùng Vương hơn bốn ngàn năm lịch sử là quá đúng.
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

cảm ơn bạn MINH XUÂN , bạn đã hiểu như chính tôi hiểu vậy.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

cảm ơn bạn MINH XUÂN , bạn đã hiểu như chính tôi hiểu vậy.

xin phép tiếp vần sử ca :

Khiết đan Liêu Hán một dòng

Chiếm dân cướp nước xóa đi giống nòi

Để nay ai đó sụt sùi

Qùy ôm đống mối ngỡ là mộ cha...

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính chào tác giả |Nguyễn Quang Nhật,

Tôi đã đọc kỹ những bài viết của anh về lịch sử và Dịch học. Càng đọc, càng nghĩ càng thấy sử thuyết này thật hợp lý. Văn hóa cổ của Việt và Hoa hòa quện vào nhau rất chặt chẽ. Như nhà Mãn (Thanh) chỉ trong mấy chục năm khi chiếm được Trung Hoa, cho dù rất có ý thức giữ gìn bản sắc, cuối cùng bị văn hóa Trung Hoa nuốt mất. Thật khó hiểu nếu sau 1000 năm Bắc thuộc Việt có thể giữ được văn hóa riêng, không bị đồng hóa. Điều này chỉ có thể giải thích được là Hoa và Việt đã có cùng chung nguồn gốc lịch sử.

Xin tặng tác giả bài thơ về sử thuyết họ Hùng. Hy vọng là tôi diễn tả đúng ý trong sử thuyết này.

Sử thuyết họ Hùng

Chong đèn xem sử nước nhà

Đường về nguồn cội thật là xa xăm

Họ Hùng khai quốc vạn năm

Núi Đọ, sông Mã, Quỳnh Văn thủa nào

Phải đời Nghiêu đế xứ Đào

Ruộng đồng xanh dải sông Thao bốn mùa?

Nam bang triệu tổ xa xưa

Ân đức vua Thuấn như mưa ruộng cày

Sơn Tinh – Hạ Vũ đâu đây?

Sông Đà trị thủy, núi này Tản Viên

Lạc Long chiến thắng thiên nhiên

Mở rộng bờ cõi khắp miền biển Đông

Việt Thường lắm trĩ nhiều công

Phải nhà Thương cũ bên dòng Trường Giang?

Lang Liêu lập nước Văn Lang

Kinh đô Cổ Thục n Nam một vùng?

Nhà Chu với chín đỉnh đồng

Phải thời Thục Phán trống đồng ớc ta?

Đông Chu đô đóng Cổ Loa?

Xuân Thu, Chiến Quốc ng sử Nam?

Tiên Hoàng trùng nghĩa Thủy Hoàng

Đinh - Tần thống nhất con đàn ng Vương?

Lý Bôn người gốc xứ Mường

Tranh hùng Hạng Vũ, Trương Lương cùng thời?

Nam Việt riêng một cõi trời

Triệu Đà chính lẽ vua người nước Nam

Hiểm sâu Lưu Tú mưu gian

Nhập nhèm Hoa – Hán, Bắc – Nam đánh quàng

Bà Trưng khởi nghĩa Khăn Vàng?

Thân dù tử tiết, tiếng vang muôn đời

Thục Ngô liên kết răng môi

Ngô Quyền, Lý Bí hai nơi chống Tào?

Tùy, Đường triều đại thế nào

Tiền Lê, Tiền Lý so vào khớp chăng?

Đại Việt từ thủa Thăng Long

Ngàn năm độc lập, núi sông vẫn còn

Ngẫm suy thấu đạo vuông tròn

Dân Hoa, dân Việt cháu con vua Hùng.

"nhắc nhở bạn bạn Minh Xuân cần giải thích rõ bài thơ trên" !!!

Hì, Hì , xin lỗi nhé, nói thế thật vô lễ và thiếu văn hóa, vì sao ?

-Đọc kỹ bài thơ sẽ thấy người viết đc bài thơ này phải có một kho Sử liệu to trong bụng

-Cách phản biện bằng thơ trào lộng chứng tỏ người viết phải có một bề dày kinh nghiêm sống

-Phản biện bằng thơ trào lộng nó nhẹ nhàng sâu cay, nhưng vẫn đảm bảo tôn trọng người được phản biện, chứng tỏ người viết thơ là người có học, học thức cao

-Cũng phải là người có tuổi đời cao mới có thơ cang cường thế, nói : "nhắc nhở Bạn" thì thật là bất nhã, kho ngôn từ thiếu gì mà không ứng dụng

-Thiên Luyên tôi có nhời chào, và muôn phần bội phục

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi mở topic này để các học giả và anh chị em có ý kiến liên quan đến các bài nghiên cứu của anh Nhatnguyen52 có thể trao đổi nơi đây. Tránh làm loãng mạch văn của anh Nhatnguyen52.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

"nhắc nhở bạn bạn Minh Xuân cần giải thích rõ bài thơ trên" !!!

Hì, Hì , xin lỗi nhé, nói thế thật vô lễ và thiếu văn hóa, vì sao ?

-Đọc kỹ bài thơ sẽ thấy người viết đc bài thơ này phải có một kho Sử liệu to trong bụng

-Cách phản biện bằng thơ trào lộng chứng tỏ người viết phải có một bề dày kinh nghiêm sống

-Phản biện bằng thơ trào lộng nó nhẹ nhàng sâu cay, nhưng vẫn đảm bảo tôn trọng người được phản biện, chứng tỏ người viết thơ là người có học, học thức cao

-Cũng phải là người có tuổi đời cao mới có thơ cang cường thế, nói : "nhắc nhở Bạn" thì thật là bất nhã, kho ngôn từ thiếu gì mà không ứng dụng

-Thiên Luyên tôi có nhời chào, và muôn phần bội phục

Chào bạn Thiên Luyên,

Bài thơ trên của tôi làm xuất phát từ cảm xúc sau khi đọc xong toàn bộ sử thuyết của anh Quang Nhật, chứ không phải có ý định phản biện. Bài thơ chỉ diễn lại những ý trong sử thuyết trên, như đã ghi, là với hy vọng hiểu đúng ý tác giả. Vì thế để giải thích chẳng có gì tốt hơn là đọc chính các bài viết của anh Quang Nhật.

Trong bài có nhiều dấu hỏi vì ngay chính bài gốc còn gọi là "sử thuyết", gợi ra một cách nhìn, cách nghĩ mới và đòi hỏi có thêm kiểm chứng. Tôi nghĩ là chính anh Quang Nhật cũng không cho đây là bài phản biện (xem ý kiến của anh Quang Nhật ở trên), mà là một sự ủng hộ sử thuyết trên, cho dù đây là sử thuyết đòi hỏi có sự thận trọng lớn.

Tôi không phải là người làm sử hay làm văn hóa chuyên ngành. Chẳng qua là bạn đọc có quan tâm đến lịch sử mà thôi. Tuổi đời cũng chưa đến 40, chẳng có gì đáng nói. Những lời thơ của anh Quang Nhật đã viết tiếp vần mới thực sự là sâu sắc, đúng vấn đề. Mong các bạn có chuyên môn thảo luận thêm cho người "ngoại đạo" như tôi được hiểu biết thêm

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Gửi các bạn đường dẫn một bài của anh Đỗ Thành, một người Hoa gốc Triều Châu, so sánh Mân Ngữ và Việt Ngữ.

http://www.anviettoancau.net/anviettc/inde...iew&id=1590

Bài này có đầu đề:

NƯỚC VIỆT CỦA VIỆT VƯƠNG CÂU TIỄN VÀ MÂN NGỮ. Khảo cứu: Bằng chứng người Hoa là người Việt, tiếng Hoa là tiếng Việt.

Những suy đoán, kết luận trong bài này hoàn toàn phù hợp với Sử thuyết của anh Quang Nhật. Có thể đây là bài tham khảo hữu ích.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chuông biết nói ...

trang web của ngành bảo tàng bộ Văn hóa thông tin có bài :

Chuông cổ long đong mãi xóm nghèo

Posted Image

Bài minh văn được khắc bằng chữ Hán trên thân chuông Thanh Mai.

Đây là quả chuông được tìm thấy ở văn chỉ thôn Nhật Tảo, xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Quả chuông này khá độc đáo với dáng chuông thon thả, nhỏ nhắn (cao 31cm, đường kính miệng 18,7cm, cân nặng 5,4kg). Đỉnh chuông phẳng, miệng hơi loe vát. Giống chuông Thanh Mai, trên thân quả chuông này có nhiều đường chỉ đúc nổi và nám tròn nổi. Giữa thân chuông có năm đường chỉ ngang chia thân chuông làm hai phần. Dọc thân chuông, mỗi bên có năm đường chỉ khác chia tiếp thân chuông thành 8 ô (4 ô dưới để trơn, 4 ô trên khắc đầy chữ Hán). Giao điểm giữa các đường chỉ nổi có 4 núm tròn để làm nơi gõ chuông. Xung quanh núm tròn có trang trí 12 cánh hoa tròn nổi. Quai chuông tạo hình động vật uốn cong, tuy nhiên hai con vật này rất khó nhận dạng. Hai con quay đầu về hai phía, phần thân nối liền nhau thành một khối. Ðầu con vật to khỏe, hai mắt lớn hình thoi, hai sừng cong có các khía ngang, bờm đơn giản, thân mập có phủ vảy, chân thon cao. Về mặt bố cục, hình tượng này gần gũi với bố cục trang trí quai chuông Thanh Mai và trang trí trán bia thời Tùy ở Thanh Hóa.

Minh văn trên chuông ghi rõ niên đại và nơi đúc là: Giao Chỉ huyện, Hạ Từ Liêm thôn, thời Càn Hòa lục niên Mậu Thân tuế, tứ nguyệt, nhị thập cửu nhật (thôn Hạ Từ Liêm, huyện Giao Chỉ, ngày 29/4 năm Mậu Thân, niên hiệu Càn Hòa thứ sáu). Tìm hiểu trong sử liệu các triều đại Việt Nam thì không có niên hiệu Càn Hòa mà niên hiệu Càn Hòa là thuộc về thời vua nước Nam Hán Lưu Thạnh, đóng đô ở Quảng Châu trong thời Ngũ đại thập quốc ở Trung Quốc. Càn Hòa thứ sáu là năm 948. Chính nước này, 10 năm trước đó (938) đã phái quân sang Việt Nam và bị đại bại trên sông Bạch Ðằng.

Giải thích việc có niên hiệu Nam Hán ghi trên thân chuông của nước Việt Nam vào lúc Việt Nam đã độc lập, GS. Tống Trung Tín – Viện trưởng viện khảo cổ học cho rằng: “Lật lại các trang sử cũ của Việt Nam thì thấy tuy Ngô Quyền đã xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa (Ðông Anh, Hà Nội) nhưng vẫn chưa đặt niên hiệu. Sau khi Ngô Quyền mất năm 944, cho đến khi triều Ngô chấm dứt năm 965, các đời Dương Tam Kha, Ngô Tấn Nam Vương, Ngô Thiên Sách Vương cũng đều không có niên hiệu. Chính vì vậy, minh văn trên chuông vẫn sử dụng niên hiệu nước ngoài. Ðó cũng chính là sự thật lịch sử Việt Nam thời đó đang ở buổi đầu giành và củng cố nền độc lập...”.

Hết phần trích .

Thắc mắc ...

Đại Việt sử ký toàn thư chép :

“Kỷ Hợi ( 939 )năm thứ nhất ( Tấn , Thiên Phúc năm thứ 4.). Mùa xuân vua ( Ngô Quyền) mới xưng vương , lập Dương thị làm hoàng hậu , đặt trăm quan , chế định triều nghi, phẩm phục “

Đã có hoàng hậu thì Ngô quyền phải là hoàng đế chứ sao chỉ xưng vương ?

Đã đặt trăm quan chế định triều nghi , phẩm phục ̣...mà lại không có niên hiệu ...thì ‘chiếu , chế , văn thư ‘ của vua và triều đình ghi mốc thời gian ra sao ?

với 1 vương quốc ‘Niên hiệu’ khẳng định sự tồn tại của triều đại trong lịch sử vì vậy kể từ những năm đầu công nguyên không thể có vương triều với đủ triều nghi mà lại không có niên hiệu .

Đại Việt sử ký toàn thư thì ghi niên đại triều Ngô theo niên hiệu của vua Tàu bắc triều (Tấn , Thiên Phúc năm thứ 4) còn dân thì phải ‘mượn ’ niên hiệu của vua ‘nước địch’ (Nam hán – 10 năm trước bị Ngô Quyền đánh cho tan tác trên sông Bạch đằng ) để xài đỡ ...thật là kỳ cục ngộ nghĩnh .

Những điều này phản ánh sự vô cùng lúng túng của sử gia khi xử lý những thông tin của thời kỳ lịch sử này ...

Sử thuyết họ HÙNG cho là :

Không có triều Ngô của Ngô quyền ở năm Kỷ hợi 939 chỉ có Ngô vương Quyền hay Ngô tôn Quyền vua nước Ngô hay đông Ngô ở thời sử Trung quốc gọi là Tam quốc , sử thuyết họ HÙNG gọi là thời giặc ‘GIẢ’ (Ngụy-Tào Tháo).

Không hề có nước NAM HÁN trong lịch sử , chỉ có nước ĐẠI VIỆT do anh em LÝ (lưu) ẨN và LÝ (lưu) CUNG sử Việt gọi là LÝ CÔNG UẨN lập ở Quảng Đông- Quảng Tây và đất Việt ngày nay, năm 1038 cha con Nùng tồn Phúc - Nùng trí cao nổi loạn chiếm phần đất lưỡng Quảng của Đại Việt dựng lên nước Đại Lịch rồi ...Thiên nam...Đại nam...đám sử nô Tàu bám lấy ‘hô biến’ thành ....Nam Hán.để cho ‘có vẻ’ hợp tình hợp lý ...khi vẽ miền đất ấy nhập vào lãnh thổ của các ‘Khả Hãn’.

Bài minh văn trên ‘qủa chuông cổ mãi long đong ...’là chứng minh rõ nét cho sử thuyết đã nêu ; chỉ có các sử gia đôi khi mắt kèm nhèm có thể sai chứ nhân dân không bao giờ sai lầm .

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bằng chứng cái chuông rất xác đáng!

Nước Nam Hán là một điểm quan trọng trong việc lần lại lịch sử. Về thời gian thì đây là thời điểm gần nhất, nên sẽ có nhiều khả năng tìm thấy các bằng chứng vật thể hơn cả. Nhưng cũng vì vậy mà dễ gây tranh cãi hơn cả vì không giống những gì ghi trong chính sử cận đại.

Tên nước Nam Hán ở Lưỡng Quảng thật khó hiểu. Trước đó không lâu cùng thời Hán, Lưỡng Quảng là đất của Nam Việt Vương Triệu Đà. Và trong khởi nghĩa Hai Bà Trưng đây cũng là vùng nằm trong đất của Hai Bà (đất giành được trong khởi nghĩa của Hai Bà là Lĩnh Nam, tức là ít nhất cũng phải có Lưỡng Quảng ở trong). Thật khó hiểu khi chính quyền trung ương Trung Hoa suy sụp, vùng Lưỡng Quảng lại nảy ra một nước danh xưng là "Hán". Cả Quảng Đông và Quảng Tây chẳng có chút gì là Hán cả. Quảng Tây tới giờ là khu tự trị người Tráng (Choang), một dân tộc dùng trống đồng y như người Việt xưa. Quảng Đông có thổ âm đặc miền Nam, cũng chẳmg khác gì người Việt. Hợp lý hơn nhiều nếu vùng này xưng là Nam Việt hay Đại Việt vào thời Ngũ đại thập quốc.

Nếu không có nước Nam Hán ở Lưỡng Quảng thì trận thủy chiến của Ngô Quyền cũng không phải trên sông Bạch Đằng ở Bắc Việt. Trước kia tôi có đọc trong một quyển niên giám địa lý cũ thì thấy thời Tam quốc ghi rõ là Ngô Quyền, Ngô Hạo chứ không phải Tôn Quyền, Tôn Hạo. Điều này cũng hoàn toàn hợp lý vì vua nước Ngô phải xưng là Ngô vương chứ không nhẽ lại xưng Tôn vương (!). Có lẽ các sử gia sau này cố ý dùng chữ Tôn thay chữ Ngô để bẻ quẹo lịch sử.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

GS. Tống Trung Tín – Viện trưởng viện khảo cổ học cho rằng: “Lật lại các trang sử cũ của Việt Nam thì thấy tuy Ngô Quyền đã xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa (Ðông Anh, Hà Nội) nhưng vẫn chưa đặt niên hiệu. Sau khi Ngô Quyền mất năm 944, cho đến khi triều Ngô chấm dứt năm 965, các đời Dương Tam Kha, Ngô Tấn Nam Vương, Ngô Thiên Sách Vương cũng đều không có niên hiệu. Chính vì vậy, minh văn trên chuông vẫn sử dụng niên hiệu nước ngoài. Ðó cũng chính là sự thật lịch sử Việt Nam thời đó đang ở buổi đầu giành và củng cố nền độc lập...”.

Thấy cách hiểu của ông Tống Trung Tín, Thiên Sứ tôi muốn lên tăng xông. Chờ hạ hỏa đã sẽ viết. Nếu không sẽ vi phạm nội quy.
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Gửi các bạn đường dẫn một bài của anh Đỗ Thành, một người Hoa gốc Triều Châu, so sánh Mân Ngữ và Việt Ngữ.

http://www.anviettoancau.net/anviettc/inde...iew&id=1590

Bài này có đầu đề:

NƯỚC VIỆT CỦA VIỆT VƯƠNG CÂU TIỄN VÀ MÂN NGỮ. Khảo cứu: Bằng chứng người Hoa là người Việt, tiếng Hoa là tiếng Việt.

Những suy đoán, kết luận trong bài này hoàn toàn phù hợp với Sử thuyết của anh Quang Nhật. Có thể đây là bài tham khảo hữu ích.

Chúng ta nên cảnh giác với luận điểm:

Khảo cứu: Bằng chứng người Hoa là người Việt, tiếng Hoa là tiếng Việt.

Bởi vì nó có khả năng dẫn đến một suy luận là:

Người Việt ngày nay có gốc Hán.

Nhưng nếu luận điểm trên được hiểu là:

Người Hoa ở Nam Dương tử chính là người Việt bị Hán hóa trong hơn 1000 năm đô hộ và tiếp tục bị Hán hóa 1000 năm sau khi người Việt giành lại độc lập ở vùng Bắc Việt Nam hiện nay - thì vấn đề sẽ khác.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chúng ta nên cảnh giác với luận điểm:

Bởi vì nó có khả năng dẫn đến một suy luận là:

Người Việt ngày nay có gốc Hán.

Nhưng nếu luận điểm trên được hiểu là:

Người Hoa ở Nam Dương tử chính là người Việt bị Hán hóa trong hơn 1000 năm đô hộ và tiếp tục bị Hán hóa 1000 năm sau khi người Việt giành lại độc lập ở vùng Bắc Việt Nam hiện nay - thì vấn đề sẽ khác.

thân chào các bạn ,

bác Thiên sứ nhấn mạnh hoàn toàn chính xác và cần thiết ...

theo tôi thì từ người Hoa có 'xuất xứ' ở thời HÙNG Hoa vương- Hải lang cũng như từ VIỆT có từ thời HÙNG Việt vương -Tuấn lang,Hoa ở đây đồng nghĩa với Bách Việt là sự đối phản với 'Hán'chỉ con dân của 'khả hãn hay đại hãn', do thời gian...nhập nhèm lâu qúa rồi nên người ta quên mất nghĩa gốc .

nqn

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảm ơn các anh đã nhắc nhở. Minh Xuân hiểu rõ ý người Hoa là người Việt bị đô hộ và luôn dùng từ Hoa (hay Trung Hoa) theo ý này.

Minh Xuân xin thêm vài suy nghĩ liên tưởng giữa truyện Kiều và Sử thuyết.

Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du lấy theo Kim Vân truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, một tác giả đời cuối Minh, đầu Thanh. Thời gian của truyện là:

Rằng năm Gia Tĩnh, Triều Minh

Bốn phương phẳng lặng hai kinh vững vàng.

Gia Tĩnh là niên hiệu của Minh Thế tông (1522-1566). Như vậy thông tin về tên gọi địa lý trong chuyện đã có từ trước thời Minh.

Trong truyện có đoạn Thúy Kiều trẫm mình ở sông Tiền Đường như Đạm Tiên hẹn:

Hãy xin hết kếp liễu bồ

Sông Tiền Đường sẽ hẹn hò về sau.

Tiền Đường là một nhánh sông chảy qua gần Hàng Châu - Triết Giang, tức là một đoạn của sông Trường Giang. Như vậy sông Trường Giang đã được gọi là sông Đường, có thể có các nhánh Tiền Đường hoặc Hậu Đường. Điều này trùng với giả thuyết trận thủy chiến của Ngô Quyền trên Đằng giang hay Đường giang, chính là trên sông Trường Giang hay sông Dương Tử. Và sông Đường là con sông chảy qua đất nhà Thương và nhà Đường.

Một đoạn khác nói về quê của Từ Hải:

Đội trời đạp đất ở đời

Họ Từ, tên Hải vốn người Việt Đông.

Việt Đông là chỉ tỉnh Quảng Đông nơi có dòng sông Việt hay sông Tây Giang (Chu Giang). Như vậy như đã trình bày ở trên, thật vô lý cái danh xưng Nam Hán ở vùng Lưỡng Quảng khi mà Quảng Tây thuộc người Tráng (dân trống đồng) và Quảng Đông là Việt Đông.

Xin góp vài ý nhỏ, chẳng phải là sử liệu gì, chỉ là để thấy sự hợp lý của Sử thuyết họ Hùng.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính anh Nhatnguyen52,

Trước hết xin được gởi đến anh sự cảm kích và lòng trân trọng đối các bài nghiên cứu rất tỉ mỉ và công phu của anh về cổ sử dân tộc Việt. Mây mù của thời gian và các cuộc chiến khốc liệt, kèm theo đó là sự tàn phá đến tận diệt, đã làm cho những trang sử Việt bị khuất lấp mà đến thời điểm hiện nay không ít người Việt chúng ta ngẩn ngơ tự hỏi : "Ta là ai ? Từ đâu tới ?"

Tuy thời gian gần đây tôi cũng khá bận rộn với cuộc sống nhưng đã không hề bỏ qua các bài viết nào của anh, dù chắc chắn là mình đọc chưa đầy đủ. Hôm nay, cũng xin có phần tham biện với một số phần trong "Sử thuyết họ Hùng" của anh, những mong được anh tiếp kiến nhé.

Đầu tiên, trong khuôn khổ bài viết này, tôi xin trích dẫn trước một đoạn trong "Sử thuyết họ Hùng III" và sẽ lần lượt có bài tham biện trong các bài viết sau. Điểm tôi muốn trao đổi nằm ở những phần tôi nhấn mạnh bằng cách dùng in đậm.

Trích trong "Sử thuyết họ Hùng III" của Nhatnguyen52 :

B . Khối theo văn hóa Ấn độ.

1 . Trên lãnh thổ nước Lỗ xưa .

Thái là tộc người nòng cốt xây dựng nên nước Nam Việt của Triệu Đà sau khi mất kinh đô và vùng đất phía đông là Quảng đông thì người Thái di tản sang phía tây , lấy đất Điện biên phủ Việt nam ngày nay làm trung tâm , trong khoảng 100 năm trước và 100 năm sau công nguyên thông qua hành lang điện biên họ đã tây tiến và làm chủ lãnh thổ rộng lớn của nước Lỗ xưa và ở đấy người Thái đã cùng cư dân bản địa là người Lỗ cũ đã dựng nên vương quốc Đốn Tốn .

Theo sử Tấn và Lưu Tống thì nước Đốn tốn phía tây giáp Thiên trúc , phía đông giáp Giao châu lại còn có bờ biển dài ngàn lý .

Nước Đốn Tốn rất có thể là tiền thân của Thái lan và nước Lào hiện nay .

Thái lan là ký âm la tinh của Táy lương hay táy Long . chữ Long cho ta 1 chỉ dẫn quan trọng là ngườiThái lan hiện nay xưa gốc tổ là tộc My sinh trú ở ven động đình hồ hay biển Đông , là 1 trong 2 tộc người con cháu của Lạc Long quân đã lập nên triều Hùng Hoa –Hải lang .

2 . Trên đất Yên xưa .

Khoảng thế kỷ thứ 2 sau công nguyên người nước Yên cũ đã phục quốc ,sử sách trung hoa gọi là nước Lâm ấp .

Khi Giao châu chưa rơi vào vòng nô lệ của Đông hãn quốc thì so với đất Giữa vùng đất nằm về hướng xích đạo goị là đất Ôn hay nóng bức , nước ở đó gọi là nước Yên , Yên chỉ là biến âm cuả Ôn .

lộn ngược thành ra đất phía Nam , Lâm ấp hay Việt Thường nghĩa là ấp quốc ở hướng Nam .

Lãnh thổ Lâm ấp ngày nay là Miền trung Việt và nam Lào . Người gốc Lâm ấp trở thành người Việt mang họ Phạm Khi giao châu mất,lịch sử sang trang thì trời đất cũng đảo lộn bắc biến thành nam và ngược lại vì thế đất Yên cũ và họ Phan , Phạm và Phan là ký âm bằng chữ Nho từ Chăm là danh xưng thời cận đại của Lâm ấp xưa .

3 . Trên đất Tề xưa .

Khỏang vào đầu công nguyên người nước Tề xưa phục quốc dưới tên mới là

. Phù nam hay Bồ nam( bồ- bố), nghĩa là nước của vua phương nam , Phù nam là tên do người Tàu đặt xuất hiện sau khi Mã viện chiếm Giao chỉ , người Phù nam là hậu duệ người nước Tề thời nhà Chu .

Chỉ 1 thời gian sau khi phục quốc Phù nam đã thống nhất với 1 quốc gia hùng mạnh khác của người Môn có lẽ là tiền thân của Miến điện ngày nay hình thành cường quốc của dòng Cửu lê , sự việc này được sách sử Tàu hư cấu thành việc đánh nhau và sau đó kết thành vợ chồng của nữ chúa Phù nam Liễu Diệp và người từ phương xa đến là Hỗn Điền , chi tiết Hỗn Điền chiến thắng nhờ cây cung thần cho ta thông tin tộc người của Hỗn điền không nằm ngoài Đông nam á , sử dụng cung nỏ thành thục thời cổ đại là nét đặc trưng của con chắu dòng Hùng , cổ sứ Tàu đã cho biết như thế .

Phù nam là nước của người Môn tiền thân của 2 nước tên Việt ngữ là Miên và Miến ngày nay ., Môn là biến âm của Mun nghĩa là màu Đen , đa Đen là đặc điểm nhân thể của người Cửu lê , Mun biến âm thành Môn, Miên , Miến .v.v.

Thời hùng mạnh nhất Phù nam là bá chủ gần trọn đông nam á lục địa ngày nay sau đổi quốc hiệu là Xiêm la , âm la tinh là Chen la.

Xiêm la nghĩa là nước Xiêm phía tây , La là tên quẻ Ly trong bát quái , từ thời nhà Chu thì Trung hoa dùng hậu thiên bát quái để định đất , Ly là quẻ trấn phía tây.

Xiêm la và Chiêm thành ở phía đông hợp thành chỉnh thể lịch sử đông nam á trung đại .

Xiêm la âm latinh là Chen la rất có thể cũng là nước mà hoa ngữ ký âm là Chân lạp ; như vậy Xiêm la là tiền thân của cả Campuchia và vùng nam Thái lan ngày nay .

Chúng ta Không thể chấp nhận được sự việc vớ vẩn đã chép trong sử Tàu : khỏang giữa thế kỷ thứ 3 và thứ 4 sau công nguyên dân Phù nam đã ‘thỉnh’ một ông Ấn độ đến làm vua cai trị nước mình và những ông vua người Thiên trúc này trong khoảng 200 năm đã cải cách triệt để biến Phù nam thành nước ‘Thiên trúc... con’ , từ tôn giáo tới văn tự và cả đến cách ăn cái mặc nhất nhất đều y hệt ‘mẫu quốc’, sự thống trị và đồng hoá của người Thiên trúc hết sức nghiệt ngã còn hơn cả các đại hãn phương bắc nhiều lần đến độ sau khi phục quốc khoảng giữa những năm 400 người Phù nam không còn biết gì về dòng giống gốc gác mình .

Cũng vì những ghi chép này của sử Tàu dân gian Việt đã lưu truyền câu tục ngữ : “rước voi về dày mả tổ”.

Con voi hay con tịnh là con thú tượng trưng cho phương tây theo dịch học ,tịnh là đứng yên không thay đổi là đối lập của phương đông hay động tượng trưng bởi con rồng.

Rước voi tức là rước người ở phía tây tới ở đây rõ ràng chỉ người xứ Thiên trúc ở phía tây địa bàn của dòng Hùng .

Dày mả tổ nghĩa là nền văn hoá truyền từ đời ông đời cha đã bị chà đạp vùi lấp để thay bằng văn hóa văn minh Ấn độ.

Thực đau sót vô cùng cho ngườihọ Hùng câu tục ngữ này dường như sát muối vào tim chúng ta.

Phù nam đã có thời làm bá chủ trên phần đất Đông nam Á lục địa ngày nay chính vì điều này văn minh Thiên trúc đã phủ lấp khắp Đông nam Á như hiện thấy . .

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa các bạn .

Ngay từ khi đặt bút bắt đầu viết ...lòng tôi vẫn hằng mong ước đến ngày nào đó ‘Sử thuyết họ HÙNG’ trở thành công trình của tập thể những người nặng lòng với lịch sử nước nhà .

Tôi chỉ là người khơi gợi nên một ý hướng , trải đầu óc mình ra trang giấy và mời gọi mọi người tham gia luận bàn ,sửa chữa ,bổ sung ...trên tinh thần Trung thực ,tôn kính tiền nhân và tôn trọng lẫn nhau xin các bạn cứ viết thoải mái ....tôi nghĩ lịch sử dân tộc , đất nước chúng ta còn muôn vàn điều phải tìm biết ...nếu không chấp nhận lối hiểu ....Giao chỉ là ....2 ngón chân cái bẹt ra khi đứng giao với nhau....hoặc Văn lang là nước ‘cau sọc’, Hùng vương là anh thợ săn đã bắt được con gấu nên được tôn là Hùng trưởng (hùng = gấu) , ông Hạ vũ biến thành con gấu (Hùng) vợ thấy vậy lăn ra chết biến thành hòn núi đá ̣(Đồ sơn thị)….

Chúng ta đã có chính sử từ lâu …nhưng xem ra cái biết về lịch sứ nước nhà vẫn còn lơ mơ lắm ngay với những điều căn bản gốc gác cũng chưa biết đích xác ...như :

Việt nam nghĩa là gì ? quốc hiệu Việt nam có từ bao giờ ....? chưa biết đích xác .

Ai cũng biết ta là con cháu Hùng vương nhưng Hùng nghĩa là gì ?...còn đang tranh luận , 18 Hùng vương nằm ở quãng thời gian nào trong lịch sử ? ...chưa biết đích xác .

Hàng lọat từ là cốt lõi của Việt sử như Giao chỉ-Việt thường , Hồng bàng , Nam bang , Văn lang .v.v. ...còn đang tìm hiểu suy đoán ....

Đất nước mà có tới 4 đời vua gốc “Tàu” mà toàn là những thời lừng lẫy.... thì còn gì là sử ‘nước ta’̣...?(Lý Bôn , Hồ quý Ly, nhà Trần và Hồ Thơm )

Những điều lớn đã vậy những điều ‘nhỏ’ còn kỳ quái hơn như chuyện giặc Nùng ...

Nùng trí Cao ....năm 1052 xưng Là Nhân Huệ hoàng đế tổ chức triều chính đặt quốc hiệu là Đại nam sau thất bại trong nỗ lực ngoại giao ..., tiến công chiếm Quảng đông- Quảng tây Trung quốc , bình định vùng chiếm đóng và chuẩn bị nhân tài vật lực và tiến công Ba Thục ....chống trả đánh bại các cuộc phản công của quân binh nhà Tống....sau cùng thất trận trước danh tướng Địch Thanh phải trốn chạy vào tháng 10 năm 1053...

tất cả những việc long trời lở đất như thế xảy ra chóng vanh trong thời gian chỉ có 1 năm ...? đọc đoạn sử trên tưởng như đùa , 2 tỉnh Quảng Đông Quảng tây chắc cỡ 2 phường của thành phố Hồ chí Minh....

không cần đầu óc thông thái gì ta cũng biết trong thực tế diễn biến sự việc không thể nào xảy ra như thế được trừ khi Nùng trí Cao là Tề thiên đại thánh ...hô biến một cái là xong.

Đó là chuyện xưa ...còn đây là chuyện gần tính theo thời gian thì còn nóng hôi hổi ...

Người Việt có mấy ai biết con cháu họ Hùng trước thuộc lãnh thổ Đông chu , nước Yên , Tề ,Lỗ đã quây quần tụ hội thời nhà Nguyễn ...vương triều sau cùng của Đại Việt Nam , biên giới phía tây nước ta xa tới tận Thái lan – Miến Điện , Viên Chăn và Chân Lạp chỉ là 2 thuộ̣c quốc do 2 tiểu vương cai trị , Hoàng gia vương quốc Lào và Cambode chỉ là sản phẩm đẻ ra từ chính sách chia để trị của thực dân Pháp ....nay nhắc lại sự thực lịch sử này không khéo bị khối kẻ chửi bới là đầu óc đế quốc ....

Muôn vàn điều còn phải tìm ...nếu chúng ta làm rõ được một vài điều thậm chí chỉ một điều trong cái muôn vàn ấy thì công sức cả đời chúng ta cũng đã là không uổng phí .

Vài lời quê mùa thô kệch xin thưa với anh em .

nqn

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa các bạn .

Ngay từ khi đặt bút bắt đầu viết ...lòng tôi vẫn hằng mong ước đến ngày nào đó ‘Sử thuyết họ HÙNG’ trở thành công trình của tập thể những người nặng lòng với lịch sử nước nhà .

Tôi chỉ là người khơi gợi nên một ý hướng , trải đầu óc mình ra trang giấy và mời gọi mọi người tham gia luận bàn ,sửa chữa ,bổ sung ...trên tinh thần Trung thực ,tôn kính tiền nhân và tôn trọng lẫn nhau xin các bạn cứ viết thoải mái ....tôi nghĩ lịch sử dân tộc , đất nước chúng ta còn muôn vàn điều phải tìm biết ...nếu không chấp nhận lối hiểu ....Giao chỉ là ....2 ngón chân cái bẹt ra khi đứng giao với nhau....hoặc Văn lang là nước ‘cau sọc’, Hùng vương là anh thợ săn đã bắt được con gấu nên được tôn là Hùng trưởng (hùng = gấu) , ông Hạ vũ biến thành con gấu (Hùng) vợ thấy vậy lăn ra chết biến thành hòn núi đá ̣(Đồ sơn thị)….

Chúng ta đã có chính sử từ lâu …nhưng xem ra cái biết về lịch sứ nước nhà vẫn còn lơ mơ lắm ngay với những điều căn bản gốc gác cũng chưa biết đích xác ...như :

Việt nam nghĩa là gì ? quốc hiệu Việt nam có từ bao giờ ....? chưa biết đích xác .

Ai cũng biết ta là con cháu Hùng vương nhưng Hùng nghĩa là gì ?...còn đang tranh luận , 18 Hùng vương nằm ở quãng thời gian nào trong lịch sử ? ...chưa biết đích xác .

Hàng lọat từ là cốt lõi của Việt sử như Giao chỉ-Việt thường , Hồng bàng , Nam bang , Văn lang .v.v. ...còn đang tìm hiểu suy đoán ....

Đất nước mà có tới 4 đời vua gốc “Tàu” mà toàn là những thời lừng lẫy.... thì còn gì là sử ‘nước ta’̣...?(Lý Bôn , Hồ quý Ly, nhà Trần và Hồ Thơm )

Những điều lớn đã vậy những điều ‘nhỏ’ còn kỳ quái hơn như chuyện giặc Nùng ...

Nùng trí Cao ....năm 1052 xưng Là Nhân Huệ hoàng đế tổ chức triều chính đặt quốc hiệu là Đại nam sau thất bại trong nỗ lực ngoại giao ..., tiến công chiếm Quảng đông- Quảng tây Trung quốc , bình định vùng chiếm đóng và chuẩn bị nhân tài vật lực và tiến công Ba Thục ....chống trả đánh bại các cuộc phản công của quân binh nhà Tống....sau cùng thất trận trước danh tướng Địch Thanh phải trốn chạy vào tháng 10 năm 1053...

tất cả những việc long trời lở đất như thế xảy ra chóng vanh trong thời gian chỉ có 1 năm ...? đọc đoạn sử trên tưởng như đùa , 2 tỉnh Quảng Đông Quảng tây chắc cỡ 2 phường của thành phố Hồ chí Minh....

không cần đầu óc thông thái gì ta cũng biết trong thực tế diễn biến sự việc không thể nào xảy ra như thế được trừ khi Nùng trí Cao là Tề thiên đại thánh ...hô biến một cái là xong.

Đó là chuyện xưa ...còn đây là chuyện gần tính theo thời gian thì còn nóng hôi hổi ...

Người Việt có mấy ai biết con cháu họ Hùng trước thuộc lãnh thổ Đông chu , nước Yên , Tề ,Lỗ đã quây quần tụ hội thời nhà Nguyễn ...vương triều sau cùng của Đại Việt Nam , biên giới phía tây nước ta xa tới tận Thái lan – Miến Điện , Viên Chăn và Chân Lạp chỉ là 2 thuộ̣c quốc do 2 tiểu vương cai trị , Hoàng gia vương quốc Lào và Cambode chỉ là sản phẩm đẻ ra từ chính sách chia để trị của thực dân Pháp ....nay nhắc lại sự thực lịch sử này không khéo bị khối kẻ chửi bới là đầu óc đế quốc ....

Muôn vàn điều còn phải tìm ...nếu chúng ta làm rõ được một vài điều thậm chí chỉ một điều trong cái muôn vàn ấy thì công sức cả đời chúng ta cũng đã là không uổng phí .

Vài lời quê mùa thô kệch xin thưa với anh em .

nqn

Kính anh Nhatnguyen52,

Tôi thống nhất với anh rằng đã là nghiên cứu lịch sử nước nhà, cội nguồn và dòng chảy văn hóa dân tộc, thì không đồng nhất không gian đầy biến động của lịch sử cổ xưa với biên giới lãnh thổ hiện tại. Những vấn đề anh đưa ra rất xác đáng, chẳng hạn :

Khi nói đến người Chăm thì ta nhắc đến vương quốc Chiêm Thành, nhưng vương quốc Chiêm Thành thì không chỉ có người Chăm. Và phải chăng tên gọi "Việt Nam" mới chỉ có khoảng 200 năm nay (?) Khi mà đã có những nghiên cứu bằng bút chứng hẳn hoi từ thời vua Quang Trung hoặc xa hơn là vào thời cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng có nhắc đến 2 chữ "Việt Nam" (!) Rồi thì "Giao Chỉ" hay "Giao Châu", tên gọi (vùng) nào mới là nước ta ? Còn xứ "Việt Thường" là gì ? ... Trong truyền thuyết dân gian và cả trong chính sử đều chỉ rõ rằng "Văn Lang" là tên gọi chính thức của nước ta thời các vua Hùng nhưng tại sao trong sử Tàu không thấy nói đến 2 chữ "Văn Lang" mà chỉ có tên nước "Dạ Lang" ? ...

Còn những điều kỳ quái anh nêu như trường hợp của Nùng Trí Cao, có lần trên diễn đàn này tôi cũng đặt nghi vấn tương tự, dù sơ sài và chưa nói hết ý, đó là cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (mà tôi cho là một cuộc "chiến tranh toàn diện", và 3 năm tại vị của Hai Bà là "tình trạng chiến tranh" với nhà Hán). Cuộc khởi nghĩa oanh liệt này làm "dậy sóng" cả một vùng Hoa Nam rộng lớn mà các nghiên cứu gần đây cho thấy vẫn còn những đền thờ "Vua Bà" ở khắp miền nam Trung Quốc, vùng đất bị Hán hóa trong hơn 1000 năm Bắc thuộc, nhưng thời gian diễn ra của nó thì quá ngắn ngủi, mà nguyên nhân chỉ được hiểu đơn giản là "thù nhà, nợ nước". Liệu một người nữ tướng vì căm giận giặc giết chồng mình có đủ tầm ảnh hưởng để cùng nhân dân đứng lên đòi nợ nước một cách sâu rộng như vậy không ? Khi mà thời ấy phương tiện liên lạc và di chuyển thời ấy còn rất hạn chế (!) Phải chăng Thi Sách tướng quân (đối với tôi tên Thi Sách hay Thi chẳng có gì quan trọng) phải là người có tầm ảnh hưởng thế nào chứ ? ...

Vâng, đúng còn quá nhiều vấn đề cần sáng tỏ.

Riêng về vấn đề này của anh tôi xin chưa có ý kiến :

Người Việt có mấy ai biết con cháu họ Hùng trước thuộc lãnh thổ Đông chu , nước Yên , Tề ,Lỗ đã quây quần tụ hội thời nhà Nguyễn ...vương triều sau cùng của Đại Việt Nam , biên giới phía tây nước ta xa tới tận Thái lan – Miến Điện , Viên Chăn và Chân Lạp chỉ là 2 thuộ̣c quốc do 2 tiểu vương cai trị

-----------------

Nhưng xin bắt đầu cuộc trao đổi với anh với mốc thời gian từ thời điểm đầu công nguyên, sau cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, đó là việc hình thành và lập quốc của vương quốc Lâm Ấp, như anh viết :

Khoảng thế kỷ thứ 2 sau công nguyên người nước Yên cũ đã phục quốc ,sử sách trung hoa gọi là nước Lâm ấp .

và Phù Nam :

Khỏang vào đầu công nguyên người nước Tề xưa phục quốc dưới tên mới là Phù nam hay Bồ nam( bồ- bố)

Anh Nhatnguyen52 thân mến,

Về vương quốc Lâm Ấp - Chiêm Thành thì tôi thống nhất rằng được thành lập vào thế kỷ thứ 2 sau công nguyên, mặc dù hiện tại tôi vẫn đang tiếp tục tìm hiểu, bởi cho đến nay vẫn chưa tìm thấy tài liệu hay truyền thuyết nào nói đến trước đó có một vương quốc cổ của người Chăm tồn tại phía nam nhà nước Văn Lang.

Tôi xin tiếp tục với Lâm Ấp - Chiêm Thành sau. Nhưng trước tiên tôi xin thảo luận với anh về vương quốc cổ Phù Nam và sự mất tích đầy bí ẩn của vương quốc này, cùng với nhận xét của anh :

Phù nam đã có thời làm bá chủ trên phần đất Đông nam Á lục địa ngày nay chính vì điều này văn minh Thiên trúc đã phủ lấp khắp Đông nam Á như hiện thấy

.....................

(Do bận việc riêng nên tôi xin tiếp tục với bài viết sau, kính nhờ BQT xóa dùm đoạn dưới cùng trong ngoặc này của tôi khi tôi post bài kế tiếp để đảm bảo sự liền mạch nhé - Xin cám ơn !)

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Có người nói ....Việt và Hoa cùng gốc ...sao không nhập chung lại cho rồi ...?

Xin thưa :

Người Việt và người Hoa nam từ đời nhà ĐƯỜNG hay VIỆT THƯỜNG ( 618-907 )trở về trước giống nhau 100% vì là cành cây cùng gốc ; cùng thuộc dòng Bách Việt ...nhưng ngày nay người Việt và người Hoa nam :

- Về mặt nhân chủng vẫn gần gũi , về văn hoá vẫn có những điểm giống nhau là những gì còn lại của qúa khứ xa xôi .

- nhưng cũng đã khác nhau nhiều do người Hoa nam có sự pha trộn văn hóa với người HÁN- MAN hơn 500 năm trong khi người VIỆT còn tinh tuyền giòng máu cả đỏ lẫn trắng (văn hóa) của tổ tiên .

Sự cưỡng bức đồng hoá của Nguyên mông và Mãn châu rất thô bạo - quyết liệt nên hiện nay ở Hoa nam xét theo tiêu chí Văn hoá Văn minh thì người Bách Việt xưa thực sự không còn , có còn chăng chỉ là vài sắc dân thiểu số... ; Hoa nam ngày nay đại đa số là người lai Hán-Hoa đã bị ‘tẩy não’ nên nào có ai còn biết tới vua HÙNG ?

Chúng ta phải chấp nhận sự thực đau lòng ấy ...nên không thể nào có chuyện nhập chung lại ...như 1000 năm trước đây .

nqn

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhưng trước tiên tôi xin thảo luận với anh về vương quốc cổ Phù Nam và sự mất tích đầy bí ẩn của vương quốc này, cùng với nhận xét của anh :

Phù nam đã có thời làm bá chủ trên phần đất Đông nam Á lục địa ngày nay chính vì điều này văn minh Thiên trúc đã phủ lấp khắp Đông nam Á như hiện thấy

.....................

Kính thưa quý vị,

Xin được bắt đầu với việc phân tích địa chất vùng đồng bằng nam bộ nói chung và ĐBSCL nói riêng, nơi được coi là trung tâm văn hóa Óc Eo.

Khác với khu vực miền đông và nam trung bộ, là những vùng có độ cao trung bình vài trăm mét so với mực nước biển với sự kiến tạo của đất xám phù sa cổ và đất đỏ bazan, khu vực ĐBSCL là mảnh đất được kiến tạo bởi sự bồi đắp phù sa cùng với sự phong hóa của đá vôi. Ngoài khu vực bán đảo Cà Mau và cửa sông Mekong là tương đối cao so vức mực nước biển do có sự bồi lấp và tiến biển (độ cao trung bình khoảng 4-5m, hằng năm bán đảo Cà Mau vẫn không ngừng tiến ra biển), còn những khu vực còn lại như vùng giữa sông Tiền và sông Hậu thì tương đối thấp (còn gọi là đất Giồng), thậm chí cho đến ngày nay, hằng năm vùng đồng Tháp Mười và tứ giác Long Xuyên vẫn là 6 tháng ngập nước. Do đó, cách nay hơn 2000 năm, có thể toàn vùng đồng bằng miền tây và một phần miền đông nam bộ là chìm trong nước biển.

Trong tiểu luận "Từ sự hủy diệt của văn minh Óc Eo nhìn về Đồng Bằng Sông Cửu Long" của nhà nghiên cứu Hà Văn Thùy có đoạn viết :

Nhà địa chất học người Pháp H. Fontaine cho thấy bức tranh khái quát của việc biến đổi mực nước biển như sau:

Cuối Đại Pleixtoxen đầu Holoxen có một đợt hải thoái, mực nước biển hạ thấp khoảng 100 - 120 m so với ngày nay, khiến cho Biển Đông chỉ còn là một vũng nhỏ. Tiếp đó là thời kỳ băng hà Wum cách nay 60.000 đến 11.000 năm. Sau giai đoạn chuyển tiếp kéo dài 750 năm (từ 11.000 đến 10.250 năm trước) là thời kỳ băng tan và nước biển bắt đầu dâng. Sau đó vào năm 4850 trước Công nguyên, nước biển dâng lên bằng mực nước ngày nay. Sau thời kỳ này là 4 đợt hải xâm và 3 đợt hải thoái xen kẽ nhau:

- Hải xâm Holoxen I từ 4850 đến 1650 trước công nguyên, kéo dài 3.200 năm với 3 giai đoạn đỉnh cao 4 m (năm 3900), 3 m (năm 2.950), 2 m (năm 2.350).

- Hải thoái Holoxen 1 từ 1.650 năm đến 1.150 năm trước Công nguyên, thời gian 500 năm với mức hạ thấp nhất - 0,8 m xảy ra vào năm 1400 trước Công nguyên.

- Hải xâm Holoxen II từ 1.150 đến 850 trước Công nguyên, thời gian 300 năm, đỉnh cao nhất xảy ra vào năm 950 trước Công nguyên.

- Hải thoái Holoxen 2 từ năm 850 đến năm 200 trước Công nguyên, thời gian 650 năm, với cực tiểu 1 m xảy ra vào năm 550.

- Hải xâm Holoxen III từ năm 200 đến năm 50 trước Công nguyên, kéo dài 150 năm, mức cao nhất khoảng 0,4 m vào năm 50.

- Hải thoái Holoxen 3 từ năm 50 trước đến năm 550 sau Công nguyên, kéo dài 500 năm với mực nước thấp nhất - 0,5 m vào năm 200.

- Hải xâm Holoxen IV từ năm 350 đến năm 1.150, kéo dài 800 năm với mức cao trung bình 0,8 m vào năm 650.

- Từ năm 1.150 đến 1950 nước biển dao động 1 m, xem như ổn định hơn các thời kỳ trước.

...........

Ngoài ra, khu vực biển Hà Tiên (Kiên Giang) hiện nay còn là bảo tàng sống động của sự phong hóa giữa biển và đá vôi với sự hiện diện của các đảo nhỏ và cả trên đất liền như chùa Hang, hang Cá Sấu, ... (về việc này thì tương đối giống với sự ăn mòn của nước biển và đá vôi ở Vịnh Hạ Long nhưng khác ở chỗ đồng bằng Bắc Bộ là cựu lục địa, không phải vùng đất mới như ĐBSCL).

Như vậy, có thể hiểu được sự giao thoa văn hóa của các cư dân các vùng hải đảo phương nam và cư dân bản địa trong thời điểm hơn 2000 năm trước, khi bắt đầu sự kiện biển thoái, họ di chuyển đến bằng đường biển trước tiên là các đảo nổi và chìm, cùng với sự hình thành từng bước vùng đồng bằng của lưu vực sông Mekong. Đó chính là sự kiện lập quốc của vương quốc cổ Phù Nam.

Còn sự việc anh Nhatnguyen52 có nói đến :

khỏang giữa thế kỷ thứ 3 và thứ 4 sau công nguyên dân Phù nam đã ‘thỉnh’ một ông Ấn độ đến làm vua cai trị nước mình ...

Xin được liên hệ với một sự kiện sau : bức tượng bà chúa xứ núi Sam

....

(còn tiếp)

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Có người nói ....Việt và Hoa cùng gốc ...sao không nhập chung lại cho rồi ...?

Xin thưa :

Người Việt và người Hoa nam từ đời nhà ĐƯỜNG hay VIỆT THƯỜNG trở về trước giống nhau 100% vì là cành cây cùng gốc ; cùng thuộc dòng Bách Việt ...nhưng ngày nay người Việt và người Hoa nam :

- Về mặt nhân chủng vẫn gần gũi , về văn hoá vẫn có những điểm giống nhau là những gì còn lại của qúa khứ xa xôi .

- nhưng cũng đã khác nhau nhiều do người Hoa nam có sự pha trộn văn hóa với người HÁN- MAN hơn 500 năm nay trong khi người VIỆT còn tinh tuyền giòng máu cả đỏ lẫn trắng (văn hóa) của tổ tiên .

Sự cưỡng bức đồng hoá của Nguyên mông và Mãn châu rất thô bạo - quyết liệt nên hiện nay ở Hoa nam xét theo tiêu chí Văn hoá Văn minh thì người Bách Việt xưa thực sự không còn , có còn chăng chỉ là vài sắc dân thiểu số... ; Hoa nam ngày nay đại đa số là người lai Hán-Hoa đã bị ‘tẩy não’ nên nào có ai còn biết tới vua HÙNG ?

Chúng ta phải chấp nhận sự thực đau lòng ấy ...nên không thể nào có chuyện nhập chung lại ...như 1000 năm trước đây .

nqn

Một Ngàn năm trước đây - Khí nhà Nguyên Mông xâm chiếm Trung Hoa thì cũng không có nhập chung - Mà vẫn là vùng lãnh thổ Văn Lang bị chiếm đóng.

Vào năm 316 BC, Nhà Tần mộng làm Bá chủ Trung Nguyên. Nhưng nước Tần không đủ lực . Tể tướng Lý Tư bàn đánh Ba Thục trước. Nước Thục bị diệt. Sử Tư Mã Thiên chép vậy . Đây là phần suy luận của tôi: Sau này một bộ tướng của Tần là Đồ Thư thừa thắng tấn công vào Văn Lang. (Nước Văn Lang Tây giáp Ba Thục), bị Thục Phán đánh bại. Cho đến lúc này dân Việt ở Nam Dương tử vẫn thuần chủng - không có Hán Hoa gì ở đây cả.

Hàng ngàn năm sau. chính lý Bạch vẫn lấy cảm hứng cho thi tứ của ông từ huyền thoại Việt (Mộng du Thiên Mụ Ngâm lưu biệt) và vẻ đẹp Việt (Việt nữ hài hoa sen).

Share this post


Link to post
Share on other sites

Một Ngàn năm trước đây - Khí nhà Nguyên Mông xâm chiếm Trung Hoa thì cũng không có nhập chung - Mà vẫn là vùng lãnh thổ Văn Lang bị chiếm đóng.

Vào năm 316 BC, Nhà Tần mộng làm Bá chủ Trung Nguyên. Nhưng nước Tần không đủ lực . Tể tướng Lý Tư bàn đánh Ba Thục trước. Nước Thục bị diệt. Sử Tư Mã Thiên chép vậy . Đây là phần suy luận của tôi: Sau này một bộ tướng của Tần là Đồ Thư thừa thắng tấn công vào Văn Lang. (Nước Văn Lang Tây giáp Ba Thục), bị Thục Phán đánh bại. Cho đến lúc này dân Việt ở Nam Dương tử vẫn thuần chủng - không có Hán Hoa gì ở đây cả.

Hàng ngàn năm sau. chính lý Bạch vẫn lấy cảm hứng cho thi tứ của ông từ huyền thoại Việt (Mộng du Thiên Mụ Ngâm lưu biệt) và vẻ đẹp Việt (Việt nữ hài hoa sen).

Kính chào anh Thiên Sứ,

Minh Xuân chẳng có hiểu biết gì ,"trót" mở đầu mục thảo luận này, nên cũng xin cố gắng tham gia vài ý kiến.

Suy luận của anh Thiên Sứ về nước Văn Lang của Thục Phán đã đánh bại Đồ Thư có một số chỗ khó giải thích:

1. Theo sử ký Tư Mã Thiên, sau khi thống nhất Trung Hoa biên giới nước Tần phía nam đã đến vùng Bắc Hộ, nghĩa là Bắc Việt đã bị nhà Tần chiếm được. Nếu vậy Thục Phán – Văn Lang đánh bại cuộc tấn công của Đồ Thư vào lúc nào? Và Tần chiếm Bắc Việt vào lúc nào?

2. Triệu Đà là một quan do nhà Tần cử xuống quận Tam Xuyên rồi lập nước Nam Việt, đóng đô ở Phiên Ngung. Vậy nếu Tần chưa chiếm được Lưỡng Quảng (nằm trong cương vực của nước Văn Lang Động Đình Hồ) thì làm sao Triệu Đà làm quan ở Tam Xuyên được?

3. Nước Văn Lang Bắc giáp Động Đình Hồ, Tây giáp Ba Thục, Đông giáp Nam Hải, Nam giáp Hồ Tôn. Như vậy nước Văn Lang lớn hơn bất kỳ nước nào thời Chiến quốc. Lớn như vậy sao không thấy nói gì đến trong sử Tàu (sử ký Tư Mã Thiên chẳng hạn)?

Cách giải thích của sử thuyết họ Hùng hợp lý hơn. Nước Văn Lang chính là nước của thiên tử Chu. Có vậy nước Văn Lang mới có thể có lãnh thổ lớn như vậy. Tướng Đồ Thư của Tần đã chiếm được đất của thiên tử Chu, chia thành mấy quận, trong đó có quận Tam Xuyên ở Lưỡng Quảng, về sau thành nước Nam Việt của Triệu Đà.

Ở Cổ Loa ngày nay Thục Phán An Dương Vương vẫn được gọi là vua Chủ (Kẻ Chủ). Thậm chí có tác giả cho rằng nếu có giả thuyết nào đó về An Dương Vương mà không nói tới “vua Chủ” thì không thể coi hợp lý được. Sử thuyết họ Hùng giải thích được điều này vì vua Chủ cùng âm với thiên tử Chu.

Có bạn trong diễn đàn này đã thắc mắc rất hay: Trọng Thủy và Mỵ Châu nói chuyện với nhau bằng thứ tiếng gì? Ý là nước Nam Việt của Triệu Đà và nước Âu Lạc của Thục Phán cùng một ngôn ngữ. Xem xa hơn, Việt Thường cống vua Nghiêu chữ khắc trên mai rùa. Vậy Việt Thường và nước của vua Nghiêu chắc phải cùng một ngôn ngữ.

Rồi các nước đời Chiến quốc đánh chiếm lẫn nhau. Tô Tần, Trương Nghi, Khổng Tử đi hết nước này sang nước khác thuyết khách, thuyết giáo. Rõ ràng các nước thời Chiến quốc có cùng một ngôn ngữ và cùng ngôn ngữ với Bắc Việt thời đó (Văn Lang - Âu Lạc). Như vậy tất cả các nước này phải cùng một gốc mà ra. Gốc này phải là cùng từ nhà Chu. Thiên tử Chu không thể là ở tận Hoàng Hà được vì không thể là "gốc" cho rất nhiều nước rõ ràng có nguồn gốc Bách Việt (Việt, Ngô, Sở).

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Minh Xuân thân mến.

Anh viết:

Kính chào anh Thiên Sứ,

Minh Xuân chẳng có hiểu biết gì ,"trót" mở đầu mục thảo luận này, nên cũng xin cố gắng tham gia vài ý kiến.

Suy luận của anh Thiên Sứ về nước Văn Lang của Thục Phán đã đánh bại Đồ Thư có một số chỗ khó giải thích:

1. Theo sử ký Tư Mã Thiên, sau khi thống nhất Trung Hoa biên giới nước Tần phía nam đã đến vùng Bắc Hộ, nghĩa là Bắc Việt đã bị nhà Tần chiếm được. Nếu vậy Thục Phán – Văn Lang đánh bại cuộc tấn công của Đồ Thư vào lúc nào? Và Tần chiếm Bắc Việt vào lúc nào?

2. Triệu Đà là một quan do nhà Tần cử xuống quận Tam Xuyên rồi lập nước Nam Việt, đóng đô ở Phiên Ngung. Vậy nếu Tần chưa chiếm được Lưỡng Quảng (nằm trong cương vực của nước Văn Lang Động Đình Hồ) thì làm sao Triệu Đà làm quan ở Tam Xuyên được?

3. Nước Văn Lang Bắc giáp Động Đình Hồ, Tây giáp Ba Thục, Đông giáp Nam Hải, Nam giáp Hồ Tôn. Như vậy nước Văn Lang lớn hơn bất kỳ nước nào thời Chiến quốc. Lớn như vậy sao không thấy nói gì đến trong sử Tàu (sử ký Tư Mã Thiên chẳng hạn)?

Cách giải thích của sử thuyết họ Hùng hợp lý hơn. Nước Văn Lang chính là nước của thiên tử Chu. Có vậy nước Văn Lang mới có thể có lãnh thổ lớn như vậy. Tướng Đồ Thư của Tần đã chiếm được đất của thiên tử Chu, chia thành mấy quận, trong đó có quận Tam Xuyên ở Lưỡng Quảng, về sau thành nước Nam Việt của Triệu Đà.

Ở Cổ Loa ngày nay Thục Phán An Dương Vương vẫn được gọi là vua Chủ (Kẻ Chủ). Thậm chí có tác giả cho rằng nếu có giả thuyết nào đó về An Dương Vương mà không nói tới “vua Chủ” thì không thể coi hợp lý được. Sử thuyết họ Hùng giải thích được điều này vì vua Chủ cùng âm với thiên tử Chu.

Có bạn trong diễn đàn này đã thắc mắc rất hay: Trọng Thủy và Mỵ Châu nói chuyện với nhau bằng thứ tiếng gì? Ý là nước Nam Việt của Triệu Đà và nước Âu Lạc của Thục Phán cùng một ngôn ngữ. Xem xa hơn, Việt Thường cống vua Nghiêu chữ khắc trên mai rùa. Vậy Việt Thường và nước của vua Nghiêu chắc phải cùng một ngôn ngữ.

Rồi các nước đời Chiến quốc đánh chiếm lẫn nhau. Tô Tần, Trương Nghi, Khổng Tử đi hết nước này sang nước khác thuyết khách, thuyết giáo. Rõ ràng các nước thời Chiến quốc có cùng một ngôn ngữ và cùng ngôn ngữ với Bắc Việt thời đó (Văn Lang - Âu Lạc). Như vậy tất cả các nước này phải cùng một gốc mà ra. Gốc này phải là cùng từ nhà Chu. Thiên tử Chu không thể là ở tận Hoàng Hà được vì không thể là "gốc" cho rất nhiều nước rõ ràng có nguồn gốc Bách Việt (Việt, Ngô, Sở).

Tôi xin được lần lượt trả lời anh như sau:

1 -

Theo sử ký Tư Mã Thiên, sau khi thống nhất Trung Hoa biên giới nước Tần phía nam đã đến vùng Bắc Hộ, nghĩa là Bắc Việt đã bị nhà Tần chiếm được. Nếu vậy Thục Phán – Văn Lang đánh bại cuộc tấn công của Đồ Thư vào lúc nào? Và Tần chiếm Bắc Việt vào lúc nào?

Anh Minh Xuân có thể trích dẫn vài đoạn trong Sử Ký Tư Mã Thiên mà anh nói tới trong đó xác nhận "Theo sử ký Tư Mã Thiên, sau khi thống nhất Trung Hoa biên giới nước Tần phía nam đã đến vùng Bắc Hộ, nghĩa là Bắc Việt đã bị nhà Tần chiếm được".

- Về v/d này tôi đã nói rồi: Theo Sử Ký Tư Mã Thiên thì Tần Huệ Công đã xua quân tấn công Ba Thục vào năm 316 BC. So sánh với sử Việt: Thời Hùng Vương chấm dứt năm 258 BC. Như vậy chúng ta có 58 năm tính từ 316 đến 258. Đây chính là giai đoạn - trong thời gian 58 năm này - tương đương với những biến động lịch sử sau đây:

Nhà Tần tấn công Ba Thục và chiếm Ba Thục sau đó. tướng Đồ Thư tấn công Văn Lang với cuộc chiến Tần và Thục Phán; tiếp theo là cuộc nội chiến Thục Phán - Văn Lang dẫn đến sự thay thế triều đại các vua Hùng bằng Thục An Dương Vương - kết thúc năm 258.

- Lưu ý anh là nhà Tần thống nhất Trung Hoa vào năm 214 BC và kết thúc năm 207 BC. Tức là sau khi Văn Lang sụp đổ 44 năm.

2 -

Triệu Đà là một quan do nhà Tần cử xuống quận Tam Xuyên rồi lập nước Nam Việt, đóng đô ở Phiên Ngung. Vậy nếu Tần chưa chiếm được Lưỡng Quảng (nằm trong cương vực của nước Văn Lang Động Đình Hồ) thì làm sao Triệu Đà làm quan ở Tam Xuyên được?

Tất nhiên là lúc đó Tần chiếm được Lưỡng Quảng rồi. Nhưng Anh cũng lưu ý rằng: Vào cuối thời Chiến Quốc (Sau 258 BC). Nước Văn Lang ở Nam Dương Tử bị nhiều quốc gia chiếm đóng từng khu vực. Thí dụ: Tường Kiếm Trung của Sở cũng chiếm được đến Vân Nam. Bởi vậy, không loại trừ sau khi Lục quốc sụp đổ, các nước Bắc Dương Tử bị Tần thôn tính thì mặc nhiên những đất lấn chiếm của họ đương nhiên thuộc Tần .

3 -

Nước Văn Lang Bắc giáp Động Đình Hồ, Tây giáp Ba Thục, Đông giáp Nam Hải, Nam giáp Hồ Tôn. Như vậy nước Văn Lang lớn hơn bất kỳ nước nào thời Chiến quốc. Lớn như vậy sao không thấy nói gì đến trong sử Tàu (sử ký Tư Mã Thiên chẳng hạn)?

Đây cũng chính là một luận cứ của những người phủ nhận lịch sử Văn Hiến Việt - gây ảnh hưởng đến những người muốn minh chứng sử truyền thống . Nhưng không có tôi :) - Tôi xin trả lời rằng:

Luận điểm này chỉ là một sự hoài nghi , chứ không thể là bằng chứng phủ nhận. Sự hoài nghi này chứng tỏ tư duy trừu tượng của những "Hầu hết những nhà khoa học trong nước" và "Công đồng khoa học thế giới" rất kém phát triển. Xin lỗi, tôi nói câu này là trừ những người không phủ nhận văn hóa sử truyền thống ra. Do đó, họ đã hoài nghi sự rộng lớn của lãnh thổ Văn Lang. Những gía trị văn hóa phi vật thể và vật thể, cùng những công trình nghiên cứu di truyền học đã xác định lãnh thổ Văn Lang rộng như sử Việt miêu tả. Còn anh cho rằng: "Lớn như vậy sao không thấy nói gì đến trong sử Tàu (sử ký Tư Mã Thiên chẳng hạn)?". Vậy tôi xin hỏi lại là: Nươc Chiêm Thành cũng đâu có nhỏ so với nước Việt thời hưng quốc. Anh có thấy sử Việt viết về Chiêm Thành như viết về nước Việt không? Sử Việt cũng không nói gì về nước Nga, Vậy nước Nga cũng không có luôn sao? Tại sao lại bắt sử Tàu phải miêu tả sử Việt vậy? Trong Sử Ký của Tư Mã Thiên có ghi: "Nam Dương Tử là nơi Bách Việt ở".

Anh viết:

Cách giải thích của sử thuyết họ Hùng hợp lý hơn. Nước Văn Lang chính là nước của thiên tử Chu. Có vậy nước Văn Lang mới có thể có lãnh thổ lớn như vậy. Tướng Đồ Thư của Tần đã chiếm được đất của thiên tử Chu, chia thành mấy quận, trong đó có quận Tam Xuyên ở Lưỡng Quảng, về sau thành nước Nam Việt của Triệu Đà.

Theo tôi đây chỉ là một cách giải thích. Trong nghiên cứu khoa học, nhà nghiên cứu có quyền đưa ra cách giải thích của mình. Thí dụ như cách giải thích mà anh viết ở trên. Tuy nhiên cách giải thích chỉ được coi là đúng nếu nó tiếp tục giải thích một cách hợp lý và khách quan các vần đề liên quan. Cách giải thích cho rằng: "Nước Văn Lang chính là nước của thiên tử Chu" không có cơ sở hợp lý. Bởi vì, nếu là một nước thuộc Chu - thì nó phải được sử Tàu nói tới. Nhưng đây lại không. Ngược lại, chính sử Ký Tư Mã Thiên thừa nhận : Nam Dương Tử là nới Bách Việt ở và không hề gọi là "nước của Thiên tử Chu". Đây chỉ là một thí dụ, còn nhiều v/d liên quan khác mà cách giải thích trên không lý giải được. Thí dụ khác:Trong Việt Sử Lược ghi rõ:

"Việt Vương Câu Tiễn sai sứ giả dụ Hùng Vương cùng hợp binh đánh Trung Nguyên. Hùng Vương cự tuyệt".

Việt Vương Câu Tiễn, chúng ta cũng biết rằng sau khi diệt Ngô Vương Phù Sai, trở thành một nước hùng mạnh và là bá chủ Trung Nguyên vào cuối thời Xuân Thu, đầu Chiến Quốc (Khoảng thế kỷ V BC). Nước Việt ở Bắc hạ lưu sông Dương Tử. Nếu Hùng Vương chỉ ở Bắc Bộ Việt Nam gồm "liên minh 15 bộ lạc" với những người dân "Ở trần đóng khố" - là "y phục dân tộc" như Nguyễn Tiến Đoàn giới thiệu một cách hồ hởi ở xứ Đài Loan và báo chí tranh nhau đưa tin - thì tôi nghĩ chắc Việt Vương Câu Tiễn chẳng thèm ngó tới.

Ngoài ra còn nhiều hiện tượng khác mà các giả thuyết phủ nhận truyền thống , hoặc khác với truyền thống đều không giải thích được. Bởi vậy, nó hoàn toàn không có cơ sở khoa học - căn cứ theo tiêu chí khoa học.

Anh viết:

Ở Cổ Loa ngày nay Thục Phán An Dương Vương vẫn được gọi là vua Chủ (Kẻ Chủ). Thậm chí có tác giả cho rằng nếu có giả thuyết nào đó về An Dương Vương mà không nói tới “vua Chủ” thì không thể coi hợp lý được. Sử thuyết họ Hùng giải thích được điều này vì vua Chủ cùng âm với thiên tử Chu.

Địa danh Cổ Loa được gán cho kinh đô của An Dương Vương vì liên quan đến Loa thành. Nhưng thực tế vùng chung quanh Hà Nội hiện nay có rất nhiều địa danh mang chữ "cổ" - chắc anh cũng biết - Đó là: Cổ Loa, Cổ nhuế, Cổ Pháp, Cổ Ngư. Bởi vậy, nếu Cổ Loa là Loa Thành thì Cổ Nhuế là gì...Đại khái vậy!

Còn chữ "Chủ" là tiếng Việt cổ dân dã chỉ người đứng đầu quốc gia, chẳng liên quan gì đến chữ Chu cả. Đây chỉ là sự liên hệ khiên cưỡng và không có cơ sở. Nếu liên hệ vậy thì chữ "Trụ", "Chú" ""trù".....liên quan thế nào với vua Chu?

Có bạn trong diễn đàn này đã thắc mắc rất hay: Trọng Thủy và Mỵ Châu nói chuyện với nhau bằng thứ tiếng gì? Ý là nước Nam Việt của Triệu Đà và nước Âu Lạc của Thục Phán cùng một ngôn ngữ. Xem xa hơn, Việt Thường cống vua Nghiêu chữ khắc trên mai rùa. Vậy Việt Thường và nước của vua Nghiêu chắc phải cùng một ngôn ngữ.

Trong Thủy Mỵ Châu thực ra chỉ là một tác phẩm văn học có nội dung lịch sử và được hư cấu. Đặt v/d như vậy là không nghiêm túc trong nghiên cứu sử. Nếu giả thiết trên là đúng thì công chúa Huyền Trân lấy vua Chiêm cũng cùng một ngôn ngữ chăng?

Anh viết:

Rồi các nước đời Chiến quốc đánh chiếm lẫn nhau. Tô Tần, Trương Nghi, Khổng Tử đi hết nước này sang nước khác thuyết khách, thuyết giáo. Rõ ràng các nước thời Chiến quốc có cùng một ngôn ngữ và cùng ngôn ngữ với Bắc Việt thời đó (Văn Lang - Âu Lạc). Như vậy tất cả các nước này phải cùng một gốc mà ra. Gốc này phải là cùng từ nhà Chu. Thiên tử Chu không thể là ở tận Hoàng Hà được vì không thể là "gốc" cho rất nhiều nước rõ ràng có nguồn gốc Bách Việt (Việt, Ngô, Sở).

Việc "Tô Tần, Trương Nghi, Khổng Tử đi hết nước này sang nước khác thuyết khách, thuyết giáo. Rõ ràng các nước thời Chiến quốc có cùng một ngôn ngữ..." thì rất hợp lý. Vì họ có chung một nguồn ớc văn hóa. Nhưng từ đó lại cho rằng:"....và cùng ngôn ngữ với Bắc Việt thời đó (Văn Lang - Âu Lạc)" - thì không có cơ sở và thậm vô lý: Vậy tiếng Việt ngày nay - từ đâu mà ra để có những thanh âm và vốn từ phong phú như vậy - nếu nó đồng hạng với văn hóa Hán của Tô Tần , Trương Nghi?

Tôi đã nhiều lần trình bày trên các diễn đàn rằng: Ngôn ngữ của trẻ con thì không thể diễn đạt được hiểu biết của người lớn. Nhưng ngôn ngữ của người lớn thì gồm tất cả các ngôn từ của trẻ con. Tương tự như vậy, ngôn ngữ Việt có thể dịch tất cả các ngôn ngữ hiện đại ra tiếng Việt, nhưng ngược lại, những ngôn ngữ hiện đại - như tiếng Anh chẳng hạn - không đủ từ để dịch từ Việt sang Anh. Điều này đã đủ để chứng tỏ một nền văn hiến lâu đời và vượt trội của dân tộc Việt.

Vài lời chia sẻ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cụ Thiên Sứ.

Cụ chỉ hộ cho Liêm trinh chức năng sửa bài. Nhiều khi gõ mắc lỗi chính tả sau khi đọc lại muốn sửa mà không sửa được. Đấy là chưa kể tiếng Việt cao quý nhiều khi chỉ vì cái lỗi chính tả mà nghĩa khác hẳn.

Kính Cụ.

Share this post


Link to post
Share on other sites