Liêm Trinh

Có cách nào để bốc dịch chính xác hơn

43 bài viết trong chủ đề này

Khi Hà Uyên chọn thông số ban đầu để tính, là căn cứ theo phương pháp tư duy của Thiệu Ung, lấy "số thứ tự" của Hà Uyên khi tham gia vào diễn đàn là 3717, chia cho 64 quẻ, được số 5. Lấy Năm-Tháng-Ngày-Giờ khi Hà Uyên đăng khí tham gia làm Tổng chia cho 6 tìm hào động.

- Đối với Hà Uyên, thì số 5 theo Tiên thiên là quẻ Phong Thiên Tiểu súc.

- Với diễn đàn này, thì số 5 được hiểu như thế nào đối với Hà Uyên ? Vì sự giao lưu là: Liêm Trinh --> VIETHA --> dichnhan07 --> VanTrungHac --> Thiên Sứ (thực ra còn Như Thông nhưng vì Hà Uyên chưa giao lưu). Số 5 đối với Hà Uyên là anh Thiên Sứ.

Theo Nguyên lý vị trí: Vị trí trung tâm 5 - 10, thì Hà Uyên chọn giải pháp ứng xử theo "Đại cục", có nghĩa là, từ "Trung tâm", Hà Uyên tôn trọng nguyên tắc: Tìm về cội nguồn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào Hà Uyên.

Thành thực sin lỗi vì Hà Uyên đã viết quá nhiều mà Liêm Trinh lại quá bận chỉ có thể viết tranh thủ, lại còn mải mê đi các mục khác nên chưa viết được gì.

Liêm trinh đã nghiền ngẫm biến dịch và mọi cố gắng để thống nhất 4 trường năng lương sinh thể của vũ trụ thành một đều thất bại. Như vậy là bốc dịch sẽ chỉ chính xác khi các quẻ bốc được nằm ở một trong bốn trường năng lượng này (theo phương pháp gieo quẻ).Còn các phương pháp khác hầu như chỉ là may rủi.

Liêm trinh cũng đã nghiền ngẫm ra được một cách dự đoán trên các thông số cố định đủ để giải thích tất cả các hành vi của con người với nhau và kể cả việc con người có thể tác động vào thời tiết như trường hợp đại sư khí công gì đó của Trung Quốc hay để dự đoán thời tiết,động đất.

Liêm trinh lại bận rồi sẽ thảo luận tiếp sau nhé.

Thân chào.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào Liêm Trinh

Thực tình, Hà Uyên chủ động chọn cách viết, khi chúng ta trao đổi trên diễn đàn, không phải là vì viết nhiều.

Hà Uyên trở lại với chủ đề: Có cách nào để bốc dịch chính xác hơn ? Trên tinh thần : Tìm về cội nguồn.

Cội nguồn của Bốc Dịch, có thể bắt đầu từ Kinh phòng. Ông nói:"Dương thắng âm là tráng, tráng cực tắc phản ở âm".

Trong 64 quẻ của Kinh Dịch, thì có 3 quẻ nói về số 7, quan trọng hơn cả là quẻ Địa Lôi Phục. Tại sao lại nói đến số 7 ?

Quy luật của tự nhiên đã để lại cho người phương Đông thích ứng theo thời gian: cứ 19 năm thì có 7 năm có tháng nhuận.! Thời gian vẫn cứ tiếp tục trôi, khi chúng ta phải chấp nhận: tháng nhuận = "0", trong quá trình tính tháng nhuận cho chu kỳ 19 năm. (19 - 7 = 12, hoặc 7 + 12 = 19).

Kinh Phòng đưa ra thuyết Ngũ hành nạp vào Hào của quẻ Dịch, cũng vẫn trên nguyên lý của Kinh Dịch: số 7

Ví dụ: quẻ Thuần Càn, là quẻ Cha - Mẹ, khí Dịch bắt đầu từ hào 1

1- Thuần Càn hào 1

2- Thiên Hoả Đồng nhân hào 2

3- Thiên Lôi Vô vọng hào 3

4- Phong Lôi Ích hào 4

5- Sơn Lôi Di hào 5

6- Địa Lôi Phục hào 6

7- Thuần Khôn hào 1

Từ quẻ Thuần Càn hào 1, đến quẻ thứ 7 là quẻ Thuần Khôn, thì hào 1 là hào Dương quẻ Càn mới biến thành hào 1 là hào Âm quẻ Khôn. Tiếp tục từ quẻ Thuần Khôn khí Dịch lại bắt đầu từ hào 1:

7- Thuần Khôn hào 1

8- Địa Thuỷ Sư hào 2

9- Địa Phong Thăng hào 3

10- Lôi Phong Hằng hào 4

11- Trạch Phong Đại quá hào 5

12- Thiên Phong Cấu hào 6

13- Thuần Càn hào 1

Quẻ Thuần Càn khí Dịch bắt đầu từ hào 1, thì đến quẻ thứ 7 hào 1 dương biến thành âm, và đến quẻ thứ 12, thì "thể" của quẻ Thuần Càn trở lại ban đầu, duy nhất chỉ có hào 1 biến đổi dương thành âm. Ta có thể viết như sau:

1 -> 2 -> 3 -> 4-> 5 -> 6 -> 7 -> 8 -> 9 -> 10 -> 11 -> 12 -> 13

Như vậy : 1 = 13

Khi ta chấp nhận quẻ số 7 là quẻ "Trung tâm". Từ quẻ số 2 đến quẻ số 6 bao gồm "5" quẻ có 30 hào, tương đồng với 30 ngày từ Giáp Tý -> Giáp Thân. Từ quẻ số 8 đến quẻ số 12 cũng bao gồm "5" quẻ có 30 hào, tương đồng với 30 ngày từ Giáp Ngọ -> Giáp Dần. Mối quan hệ Lục thập hoa giáp với 60 hào này như thế nào ? Vấn đề Giáp Tý bắt đầu khởi từ đâu ?

Hà Uyên đang ở hào 3 quẻ Thuần Càn, khi cộng thêm với 7 thì ở hào 4 quẻ Thuần Khôn: "Thắt chặt miệng túi".

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào Hà Uyên

Hà Uyên không hề có ý gì về "mưu lược".

Liêm trinh nói đùa theo quẻ dịch ấy mà. Còn đã là người của lý học phương đông thì ai chả có nhiều hay ít chữ cảm sau đó mới là phương pháp tính toán.

Hà Uyên chỉ bộc lộ quan điểm của mình: tại sao Trần Đoàn lại cấu tạo 12 cung trong môn TỬ VI, tại sao THÁI ẤT lại có cấu tạo 16 cung ?

Thái ất tạm thời Liêm trinh chưa bàn đến còn 12 cung của tử vi thì có cơ sở khoa học Liêm trinh nghĩ Hà Uyên đẫ được người khác chuyển tài liệu này cho rồi chứ.

Hà Uyên đã nhận thức được KINH DỊCH là gốc nguồn của các môn học thuật: 1 = 13.

Điều này Liêm trinh đồng ý.

Tại sao Trần Đoàn trong môn TỬ VI, vòng Tứ hóa: LỘC-QUYỀN-KHOA-KỴ lại căn cứ vào Can của Năm để an sao. ?

Theo cách hiểu của Liêm trinh đây là điều đặc biệt lạ lùnh ở Trần Đoàn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trước khi ÂM gặp DƯƠNG, hoặc trước khi DƯƠNG gặp ÂM, sau khi ÂM gặp DƯƠNG hay sau khi DƯƠNG gặp ÂM, điều gì sẽ đến với chúng ta ?

Âm dương giao hội trời đất giao nhau. Bố mẹ giao nhau tất sinh con cái nối dài nòi giống. trời đất giao nhau tất là mưa thuận gió hoà. Nguyên tắc khởi động bàn sau.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vậy thì, ta nên hiểu "số thứ tự" và "trị số thực" này như thế nào ?

Hà Uyên đành phải dùng "tượng" của Dịch để tự trả lời cho bản thân: "trị số thực" ví như cùng học một lớp phổ thông, có cùng một năm sinh, nhưng khác Tháng-Ngày-Giờ. Còn "số thứ tự" ví như lớp học lái xe, các học viên trong lớp học lái xe có năm sinh khác nhau, không cùng một gốc để xét về "thời".

Liêm trinh Hoàn toàn thống nhất.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Những người đi trước đã hướng dẫn cho Hà Uyên: tư duy về "tượng quẻ trước". Sau đó mới tư duy về "Lục thân".

Liêm trinh hoàn toàn đồng ý. Nếu tiến sâu vào được cấu tạo vi mô của từng quẻ thì thật tuyệt vời. ai giải quyết được cấu tạo vi mô nhất người ấy là người chính sác nhất.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giả thiết là Liêm Trinh chủ động giao lưu với Hà Uyên, như vậy Liêm Trinh là Dương mà Hà Uyên là Âm, nhưng thực tiễn thì Hà Uyên chủ động chào Liêm Trinh, như vậy thì Hà Uyên là âm chủ động gặp dương.

theo Liêm trinh sau khi giao lưu cả hai cùng thay đổi cách suy ngĩ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính gửi cụ Hà uyên

Khi ta chấp nhận quẻ số 7 là quẻ "Trung tâm". Từ quẻ số 2 đến quẻ số 6 bao gồm "5" quẻ có 30 hào, tương đồng với 30 ngày từ Giáp Tý -> Giáp Thân. Từ quẻ số 8 đến quẻ số 12 cũng bao gồm "5" quẻ có 30 hào, tương đồng với 30 ngày từ Giáp Ngọ -> Giáp Dần. Mối quan hệ Lục thập hoa giáp với 60 hào này như thế nào ? Vấn đề Giáp Tý bắt đầu khởi từ đâu ?

Đây là vấn đề hóc búa nhất và cũng cần giải quyết nhất vì nó liên quan đến đông y học cứu người. Liêm trinh đã mất không ít thời gian tìm cơ sở khoa học cho vấn đề này mà chưa tìm ra. Trong ứng dụng thực tiễn trên hệ tính toán Liêm trinh thấy hình như hệ này không nhất quán.

Hà Uyên đang ở hào 3 quẻ Thuần Càn, khi cộng thêm với 7 thì ở hào 4 quẻ Thuần Khôn: "Thắt chặt miệng túi".

Cụ hà uyên là Lạc tướng, Liêm trinh là con cháu lạc hồng tất cả đều vì văn hóa của dân tộc, vì mục đích dự đoán để tránh cái sấu cho con người, chữa bệnh cứu người nên Liêm trinh sẽ dốc tất cả túi cho cụ ,bởi vì Liêm trinh cũng chỉ nghiên cứu và lặng lẽ ứng dụng cho bản thân và số ít những người xung quanh chứ cũng không có nghiệp lý học.

Tất nhiên Liêm trinh biết viết những gì cần viết trên diễn đàn. Có những cái sẽ không bao giờ dám viết trên diễn đàn vì các tà thuật có nguy cơ sống dậy làm mất đi sự bình yên của cuộc sống nhưng chắc chắn Liêm trinh sẽ chuyển hết cho cụ được.

Kính cụ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Liêm Trinh nói: "Đây là vấn đề hóc búa nhất và cũng cần giải quyết nhất vì nó liên quan đến đông y học cứu người. Liêm trinh đã mất không ít thời gian tìm cơ sở khoa học cho vấn đề này mà chưa tìm ra. Trong ứng dụng thực tiễn trên hệ tính toán Liêm trinh thấy hình như hệ này không nhất quán."

Như vậy, chúng ta cùng bắt tay nhau, tiến thêm một bước nữa xem xét lại từ đầu: những cống hiến của Kinh Phòng, để trả lời cho câu hỏi: có cách nào để bốc dịch được chính xác hơn ?

Việc này, Liêm Trinh chủ động mở chủ đề mới, Theo Hà Uyên, chủ đề nên tập trung vào thế hệ đi trước chúng ta "một đời", tức là theo cách nói của Kinh Phòng, là quẻ Bố - Mẹ --> Càn - Khôn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Liêm Trinh nói: "Đây là vấn đề hóc búa nhất và cũng cần giải quyết nhất vì nó liên quan đến đông y học cứu người. Liêm trinh đã mất không ít thời gian tìm cơ sở khoa học cho vấn đề này mà chưa tìm ra. Trong ứng dụng thực tiễn trên hệ tính toán Liêm trinh thấy hình như hệ này không nhất quán."

Như vậy, chúng ta cùng bắt tay nhau, tiến thêm một bước nữa xem xét lại từ đầu: những cống hiến của Kinh Phòng, để trả lời cho câu hỏi: có cách nào để bốc dịch được chính xác hơn ?

Việc này, Liêm Trinh chủ động mở chủ đề mới, Theo Hà Uyên, chủ đề nên tập trung vào thế hệ đi trước chúng ta "một đời", tức là theo cách nói của Kinh Phòng, là quẻ Bố - Mẹ --> Càn - Khôn

Chào bạn Hà Uyên,

Đọc qua các bài viết của bạn thì biết bạn đã nghiên cứu qua “Hoàng Cực Kinh Thế”, “Hà Lạc Lý Số”, và có thể cả “Thiệu Tử Thần Số” và “Thiết Bản Thần Số”.

Chắc bạn củng đã có sử dụng qua Mai Hoa Dịch Số, Vậy có thể cho biết là dùng Năm Tháng Ngày Giờ để lấy quẻ Mai Hoa sử dụng được bao nhiêu quẻ một hào động không?

Còn thêm một câu hỏi VinhL hy vọng bạn có thể giải thích là tại sao Càn 9 mà Khôn 1?

Thành Thật Cám Ơn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hà Uyên xin chào các anh chị trên diễn đàn

Chào VinhL

Trước khi chúng ta trao đổi học thuật, chúng ta xem lại bối cảnh Lịch sử giai đoạn khi xuất hiện Thiệu Ung.

Bắt đầu từ Khổng Tử, Ông nói: "Đồng Đồ nhi thù quy" (nghĩa cùng một dòng mẹ mà chia làm hai dòng con vậy). Tại thời điểm này, hình thành hai trường phái: phái tượng số và phái nghĩa lý. Phái Tượng số có quan hệ mật thiết với khoa học tự nhiên, còn phái Nghĩa lý lại có mối quan hệ chặt chẽ với khoa học xã hội. Trong Lịch sử, hai trường phái này, là một "thể" thống nhất của cặp mâu thuẫn. Trong Kinh Dịch có viết: "Quan vật thủ tượng" (xem vật lấy tượng). Trong Dịch truyện có viết: "Quan tượng thủ nghĩa" (xem tượng lấy nghĩa).

Chiêm phệ chỉ là một bộ phận của phái Tượng số, nhưng "chiêm phệ" có vai trò quan trọng trong việc ứng dụng và lưu truyền, nó có ý nghĩa truyền bá rộng và sâu cho Kinh Dịch.

Thiệu Khang Tiết là người đại diện tiêu biểu cho phái Tượng số, phương pháp "tư duy số " của Thiệu Ung, hình thành một hệ thống, mà nền tảng từ Kinh Dịch, là một đóng góp hết sức to lớn. Như chúng ta đã biết, một người đàn ông quốc tịch Đức thế kỷ 16, Ông không bàn về "tâm" động hay tĩnh, mà Ông đã đồng cảm và đồng thuận với Thiệu Ung về HỆ NHỊ PHÂN.

"Số" có hai nghĩa lớn: nghĩa thứ nhất là "âm dương số", ví như số lẻ gọi là dương, số chẵn gọi là âm. Nghĩa thứ hai là "hào số", lấy thứ tự của các "hào", để nói lên mối quan hệ về ngôi vị giữa các sự vật. Đặc trưng là lấy "số" 9 làm số dương, số 6 làm số âm. Do vậy, "tượng" và "số" là nội dung cơ bản của Dịch học, đã được Thiệu Ung phát huy, phát triển lên một tầm cao mới.

Đối với quy luật của "thời gian", người Phương Đông xây dựng hệ thống Can - Chi, ngày âm lịch dựa vào chu kỳ của Mặt Trăng, mà hệ quả của hệ thống này là: tháng "nhuận" = "0". Theo Hà Uyên, thì Thiệu Ung đã nghiên cứu rất sâu ở lĩnh vực này, tìm ra những quy luật sai số về "thời gian" giữa mặt Trời với mặt Trăng. Cụ thể là, cứ 19 năm, thì có 7 năm có tháng "nhuận" = "0". Điều này có ý nghĩa rất lớn khi Thiệu Ung xây dựng học thuyết cho mình.

Ví dụ: một hào luôn luôn trải qua 12 quá trình (12 quẻ), còn hệ thống Can - Chi, theo Thiệu Ung:

60 x 60 x 60 x 60 = 12 960 000 là một đơn vị tính.

Khi Quá khứ + Hiện tại + Tương lai = 1, thì buộc người Phương Đông phải chấp nhận "tháng nhuận", với quy luật của số "7". Thiệu Ung đã căn cứ vào đây, lấy số "7" làm vị trí "trung tâm", làm phương pháp cho tư duy của mình, khi ông tự ngôn.

Do vậy, khi VinhL hỏi: Năm-Tháng-Ngày-Giờ để lấy quẻ Mai hoa, sử dụng bao nhiêu quẻ khi một hào động. Theo Hà Uyên thì có 7 quẻ, nhưng thực chất chỉ có 5 quẻ.

Tại sao lại như vậy ?

Có lẽ, Hà Uyên phải dùng "tượng" của Dịch để trả lời: theo Nguyên lý vị trí của "trung tâm", với con số "nhị - ngũ" (2 - 5), nhiệt độ trung bình của con người là 37 độ, khi tiến thêm 5 (37 + 5 = 42), hoặc khi lùi đi 2 (37 - 2 = 35), đây là giới hạn cho sự tồn tại của con người, Hà Uyên qua quá trình trải nghiệm, thấy có tính thực tiễn, nên trao đổi với VinhL như vậy, VinhL có thể kiểm nghiệm thêm.

Tại sao Càn 9 Khôn 1 ? Khi tư duy theo phương pháp của Thiệu Ung, Ông là người đưa ra khái niệm Tiên thiên - Hậu thiện thông qua Động - Tĩnh của âm dương chuyển hoá. Ví dụ, theo Tiên thiên, ta gọi Càn là vị trí số 1 thì cộng thêm với 9 là tới số thứ tự của Thuần Đoài. Như vậy, số "10" là một giới hạn cho sự chuyển hóa từ Càn đến Đoài. Nên Thiệu Ung lấy Tứ tượng xắp xếp như sau:

- Thái dương tương ứng với cặp số 4 - 9, trong đó: Càn - 1, Đoài - 4

- Thiếu âm tương ứng với cặp số 3 - 8, trong đó: Ly - 3, Chấn - 8

- Thái âm tương ứng với cặp số 1 - 6, trong đó: Khôn - 1, Cấn - 6

- Thiếu Dương tương ứng với cặp số 2 -7, trong đó Tốn - 2, Khảm - 7

Đây là sự đối đãi giữa những con số, khi xây dựng học thuyết cho Ông.

Những trao đổi trên, mang tính cá nhân, mong rằng đây là một sự tham khảo vậy.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hà Uyên đính chính lại:

- Thái dương tương ứng với căp số 4 - 9: trong đó Càn - 9, Đoài - 4

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo tôi hiểu thì anh VinhL muốn hỏi dùng được bao nhiêu quẻ để dự đoán, vấn đề này tôi cũng có lần nghĩ tới nhưng chưa từng lập tất cả các quẻ ra để kiểm chứng, riêng theo kinh nghiệm cá nhân thì tôi vẫn dùng tất cả 64 quẻ để đoán, còn với người khác ra sao tôi ko biết.

Share this post


Link to post
Share on other sites

VinhL có thể đưa ra một ví dụ cụ thể để trao đổi những câu VinhL đã hỏi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

VinhL có thể đưa ra một ví dụ cụ thể để trao đổi những câu VinhL đã hỏi.

Chào bạn Hà Uyên,

Thật ra Càn 9 Khôn 1 là số Thái Huyền, đã có trước thời Tống, vì những số này đã được sử dụng trong Thái Ất.

Đã từ lâu hể ai nghiên cứu Dịch thì củng biết đến truyền thuyết số Lạc Thư trên lưng thần quy xuất hiện ở sông Lạc. Có thật vậy không?

Theo VinhL thì Số Lạc Thư là cái dụng của Hà Đồ và củng xuất phát từ Hà Đồ.

Cái truyền thuyết thần quy chỉ đánh lạc hướng những người học Dịch thôi. Đã nhiều năm nghiên cứu và suy ngẫm mới khám phá ra được sự liên quan giữa Hà Đồ và Lạc Thư chính là số Thái Huyền.

Vì vậy cổ nhân có nói Hà Đồ là Thể mà Lạc Thư là Dụng. Cái Dụng chính là từ cái thể mà ra vậy.

Còn về quẻ Mai Hoa lấy từ Năm Tháng Ngày Giờ có sự thiếu sót rất lớn, mất đi tới phân nửa bộ, chỉ sử dụng được 192 quẻ một hào động.

Nếu bạn không tin thì bạn thử cho biết Năm Tháng Ngày Giờ nào mới lấy được quẻ Thiên Phong Cấu động hào 4 theo Mai Hoa.

Thân

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vâng, xin chào VinhL

Theo thời gian thì Hà Uyên không thấy tác giả của Thái Ất, còn theo Mai Hoa, thì tác giả là Thiệu Khang Tiết. Về điều này VinhL nói là hoàn toàn đúng.

Theo cách tư duy số của Thiệu Ung, thì Hà Uyên tìm hiểu: một hào động, tiệm tiến trải qua 12 quá trình, do vậy, một hào động, ví dụ hào 4 động, thì sẽ có 64 hào 4, nên: 64 x 12 = 768 quá trình chuyển hoá.

Hà Uyên sẽ từng bước tìm hiểu thêm để có được tiếng nói chung về vấn đề này với VinhL.

Hà Uyên cảm ơn VinhL

Share this post


Link to post
Share on other sites