Liêm Trinh

Có cách nào để bốc dịch chính xác hơn

43 bài viết trong chủ đề này

Kính thưa quý anh chị em.

Bốc dịch sao khó quá. Bản thân kinh dịch đã rất khó hiểu rồi.

Ngày xưa tôi đọc dịch, đọc mãi chẳng hiểu gì. Đọc hết cả cả các sách viết về Văn vương với Lã Vọng để ngõ hầu tìm ra một chút gì để hiểu, kết quả chẳng hiểu gì cả. Bực mình nhịn ăn luôn ba ngày chỉ uống nước không để đọc, kết quả sút mất ba cân thịt và đọc cũng không hiểu gì.

Đúng là sách của thầy bói nói ngang cũng được, dọc cũng song.

Từ ngày học nghề bốc dịch bản thân tôi bốc cho bản thân và bạn bè, nạp đủ thứ vào quẻ nhưng ngẫm ra gieo quẻ theo thời gian cũng không đạt được độ chính sác cao, còn gieo bằng đồng xu thì cứ hôm nao uống tý riệu hay ngủ chung giường với bà nhà là y như kết quả bằng không. Có cách nào để tính chính sác hơn không các quý anh chị em cao nhân chỉ giúp với không nhiều khi cứ bị bạn bè phạt oan.

Share this post


Link to post
Share on other sites

vấn đề là bạn đã học Bốc Dịch từ ai từ mức căn bản? Nếu nói rằng trên web này .. thì không có ý kiến, còn tự học thì vướng mắc của bạn là đương nhiên không tránh khỏi

Share this post


Link to post
Share on other sites

vấn đề là bạn đã học Bốc Dịch từ ai từ mức căn bản? Nếu nói rằng trên web này .. thì không có ý kiến, còn tự học thì vướng mắc của bạn là đương nhiên không tránh khỏi

Bạn Nai Vàng ngơ ngác có thể giải thích là tại sao học trên web này thì không có ý kiến?

Share this post


Link to post
Share on other sites

vấn đề là bạn đã học Bốc Dịch từ ai từ mức căn bản? Nếu nói rằng trên web này .. thì không có ý kiến, còn tự học thì vướng mắc của bạn là đương nhiên không tránh khỏi

Tôi mà biết có diễn đàn này lâu rồi thì học ở diễn đàn này chắc là đạt tới độ chính sác cao rồi. Tuần nay mới biết có diễn đàn này. Đọc xem qua thì thấy ối cái hay mà lại của những người - ăn cơm nhà vác ngà voi - như cụ Thiên Sứ chẳng hạn nên chắc chả giấu nghề.

Thì cũng có sách nào khác, rỗi rãi đi chơi ra hiệu sách cũ gặp mấy quyển kinh dịch - Do cụ Ngô Tất Tố dịch.

Mai Hoa dịch của ông Thiệu Khang Tiết, Chu dịch với dự đoán học của ông Thiệu Vĩ Hoa. Cân tất theo giá giấy cân khuân về nhà ầy - cũ người mới ta-

Ôi dào,chả hiều do khác nhau về văn hóa hay sao ấy theo lục thân của ông Thiệu Vĩ Hoa khi đoán về người nhiều khi đoán là con người ta thì lại là vợ người ta và ngược lại. Ấy là chưa kể gặp phải mấy ông sợ vợ đoán các ông ấy bị quan quỷ khác sau thấy báo lại không thấy quan quỷ khắc mà chỉ thấy bị vợ trần cho một trận vì đủ các lý do. khà....khà.....khà.....

Ngồi ngẫm nghĩ thấy nước mình vợ chồng bình đẳng cơ mà chí ít phải xếp bản thân,anh em sau đó là vợ mới hợp chứ. Đi xếp mẹ sau con như ông Thiệu Vĩ Hoa dùng ở nước mình nghe không ổn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính thưa quý anh chị em.

Bốc dịch sao khó quá. Bản thân kinh dịch đã rất khó hiểu rồi.

Ngày xưa tôi đọc dịch, đọc mãi chẳng hiểu gì. Đọc hết cả cả các sách viết về Văn vương với Lã Vọng để ngõ hầu tìm ra một chút gì để hiểu, kết quả chẳng hiểu gì cả. Bực mình nhịn ăn luôn ba ngày chỉ uống nước không để đọc, kết quả sút mất ba cân thịt và đọc cũng không hiểu gì.

Đúng là sách của thầy bói nói ngang cũng được, dọc cũng song.

Từ ngày học nghề bốc dịch bản thân tôi bốc cho bản thân và bạn bè, nạp đủ thứ vào quẻ nhưng ngẫm ra gieo quẻ theo thời gian cũng không đạt được độ chính sác cao, còn gieo bằng đồng xu thì cứ hôm nao uống tý riệu hay ngủ chung giường với bà nhà là y như kết quả bằng không. Có cách nào để tính chính sác hơn không các quý anh chị em cao nhân chỉ giúp với không nhiều khi cứ bị bạn bè phạt oan.

Xin chào các anh chị trên diễn đàn LÝ HỌC ĐÔNG PHƯƠNG !

Xin chào Liêm Trinh.

Hà Uyên mới tham gia vào diễn đàn này, với những bầy tỏ của Liêm Trinh, trong quá trình nghiên cứu vì sự yêu thích cá nhân của mình, Hà Uyên xin được chia sẻ cùng Liêm Trinh.

Chắc Liêm Trinh cũng hiểu cấu tạo của quẻ Dịch có 6 hào, khi một hào (hay nhiều) động, thì đều phải trải qua 10 quá trình. Ví dụ: quẻ Trạch Sơn Hàm động hào 2:

- Ta coi quẻ Trạch Sơn Hàm là số 1, theo thứ tự đến số 2 là quẻ Quan hào 3, đến số 3 là quẻ Tỷ hào 4, đến số 4 là quẻ Khôn hào 5, đến số 5 là quẻ Bác hào 6, đến số 6 là quẻ Di hào 1, đến số 7 là quẻ Tổn hào 2, đến số 8 là quẻ Đại súc hào 3, đến số 9 là quẻ Đại hữu hào 4, đến số 10 là quẻ Càn hào 5, đến số 11 là quẻ Quải hào 6, và cuối cùng đến số 12 là quẻ Đại quá hào 1.

- Như vậy, khi độn được 1 quẻ như ví dụ trên, quá khứ đã để lại cho chúng ta: hào âm biến thành hào dương, hào dương biến thành hào âm, gieo quẻ được quẻ Hàm hào 2 được quẻ Đại quá.

- Khi ta coi quẻ Hàm là "đầu", thì quẻ Đại quá là "cuối", nhưng thực chất bên trong đã phải trải qua 10 quá trình (10 quẻ)

- Trong 10 quá trình phải trải qua này, có 2 quẻ động đến hào 6, đó là quẻ Bác theo thứ tự là số 5 và quẻ Quải theo thứ tự là 11. Vấn đề ở đây, tại sao Kinh Phòng khi quy nạp quẻ theo Ngũ hành, thì không cho biến động đến hào 6 ?

- Khi từ quẻ cuối cùng có số thứ tự là 12, là quẻ Đại quá, ta tiếp tục cho động hào 2 thì lại trở về quẻ ban đầu là Trạch Sơn Hàm hào 2. (1 = 13)

Như vậy, theo Liêm Trinh, thông tin được bộc lộ từ quẻ Dịch, chúng ta sẽ chon lựa điểm dừng ở đâu ?

Mỗi một hào quẻ Dịch luôn chuyển hóa 12 lần, một quẻ có 6 hào, vậy một quẻ Dịch có 72 sự chuyển hoá. Do vậy 64 quẻ Kinh Dịch sẽ có 4608 sự chuyển hoá.

Mong được chia sẻ cùng Liêm Trinh, có thể chưa được sự đồng cảm, cũng mong sao Liêm Trinh góp ý thêm.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cùng được bộc lộ thêm với Liêm Trinh, khi Hà Uyên có nói: 1 = 13

Tulokho có 52 quân bài (bỏ 2 fan), khi chia làm 4 thì được 4 phần, mỗi phần có 13 con bài, nếu ta coi f - q - k - a có trị số bằng 1 (f = q = k = A = 1). Chia 52 quân bài làm 2 phần bằng nhau (52/2=26). Lấy 1 phần có 26 quân bài, rút 1 quân bài xem. Xem xong, trộn đều 52 quân, thì ta vẫn tìm được con bài mà ta đã rút ra xem. Người Ấn độ nói: muốn học lập trình ở đất nước họ, thì phải hiểu văn hóa dân tộc của họ.

Hà Uyên thấy có mối liên hệ giữa Kinh Dịch và 52 quân bài. Liêm Trinh có nghĩ như vậy không ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào Hà Uyên.

Tôi đã đọc tất cả các bài của Hà Uyên. Quả là uyên bác.

Nếu tất cả chúng ta góp sức giải quýet được vấn đề tượng hào (tạm gọi là vậy) của từng quẻ thì rất tốt, khả năng dự đoán sẽ rất cao.

Tôi nghĩ những lời của kinh dịch chẳng có liên quan gì đến đến các vạch của quẻ cả nên nếu giải quyết tuợng hào mới cả sáu tư quẻ thì cần phải có một trí tuệ khổng lồ của cả một tập thể mới làm được.

Trước tiên chúng ta phải thống nhất với nhau một phương pháp tính toán đã.

Tôi với bạn chắc chắn có rất nhiều đồng cảm với nhau. Có lẽ đồng cảm nói theo lý học là đạt tới trạng thái nhật nguyệt hợp bích, ngũ tinh liên châu chứ không phải ít đâu. Chỉ e nhật nguyệt hợp bích thì lại thành nhật thực hay nguyệt thực và bóng tối có thể nổi lên.

Bàn dần dần nhé, vừa đi vừa ném đá dò đường.

Khà....khà......gặp người uyên bác tựa như đang sống với bóng dèn dầu giờ lại có bóng điện cao áp ở trong nhà vậy.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vâng, chào Liêm Trinh.

Để thống nhất được với nhau về phương pháp tính toán, Hà Uyên xin được trình bầy theo quan điểm của mình, mong rằng các anh chị, cùng Liêm Trinh chia sẻ:

- Khi bốc Dịch được một quẻ, ta coi là số 1, thì quẻ số 7 luôn luôn là quẻ "đối phản".

Theo ví dụ mà Hà Uyên đã trình bầy, bốc Dịch được quẻ Trạch Sơn Hàm hào 2, thì quẻ thứ 7 là quẻ Sơn Trạch Tổn, cũng động hào 2 (Thất sát)

- Sự thông "khí" của hào động

Vẫn theo ví dụ trên, quẻ Hàm thuộc cung Đoài - Kim, động hào 2 là hào Quan quỷ - Ngọ, theo thứ tự của 12 quẻ, sẽ có quá trình tiệm tiến thông tin như sau:

1- Trạch Sơn Hàm hào 2 là Quan quỷ Ngọ.

2- Trạch Địa Tụy hào 2 là Quan quỷ Tị.

3- Thủy Địa Tỷ hào 2 là Quan quỷ Tị (Phụ mẫu)

4- Thuần Khôn hào 2 là Quan quỷ Tị (Phụ mẫu)

5- Sơn Địa Bác hào 2 là Quan quỷ Tị

6- Sơn Lôi Di hào 2 là Thê tài Dần (Huynh đệ)

7- Sơn Trạch Tổn hào 2 là Thê tài Mão (Huynh đệ)

8- Sơn Thiên Đại súc 2 là Thê tài Dần (Quan quỷ)

9- Hỏa Thiên Đại hữu hào 2 là Thê tài Dần

10- Thuần Càn hào 2 là Thê tài Dần

11- Trạch Thiên Quải hào 2 là Thê tài Dần

12- Trạch Phong Đại quá hào 2 là Tử tôn Hợi (Phụ mẫu)

Theo như quá khứ đã cho chúng ta biết, Quan quỷ động hóa Tử tôn, nhưng quẻ thứ 7 lại cho chúng ta thông tin về Thê tài. Thông qua quá trình trải nghiệm với nhiều môi trưỡng và lĩnh vực khác nhau, Hà Uyên cũng nhận thức được một số quy luật, xin được trình bầy sau.

- Sự thông "khí" của quẻ Dịch

Vẫn theo ví dụ trên, quẻ Trạch Sơn Hàm (không xét thuộc cung Đoài - Kim), động hào 2 là hào Quan quỷ - Ngọ

1- Trạch Sơn Hàm hào 2 là Quan quỷ Ngọ

2- Trạch Địa Tụy hào 3 là Huynh đệ Dậu

3- Thủy Địa Tỷ hào 4 là Tử tôn Thân

4- Thuần Khôn hào 5 là Thê tài Hợi

5- Sơn Địa Bác hào 6 là Thê tài Dần

6- Sơn Lôi Di hào 1 là Phụ mẫu Tý

7- Sơn Trạch Tổn hào 2 là Thê tài Dần

8- Sơn Thiên Đại súc hào 3 là Huynh đệ Thìn

9- Hỏa Thiên Đại Hữu hào 4 là Huynh đệ Dậu

10- Thuần Càn hào 5 là Huynh đệ Thân

11-Trạch Thiên Quải hào 6 là Huynh đệ Mùi

12- Trạch Phong Đại quá hào 1 là Thê tài Sửu

Khi ta lấy quẻ thứ 7 là quẻ Sơn Trạch Tổn làm "Trung Tâm", từ vị trí thứ 7 ta tiệm tiến thuận 7-8-9-10-11-12 và tiệm tiến nghịch 7-6-5-4-3-2-1, ta sẽ có 2 phương pháp để suy luận thông tin.

Hà Uyên xin phép sẽ cùng luận bàn sau.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hà Uyên xin được trình bầy tiếp:

- Khi bốc được quẻ Dịch, ta coi là số 1 tương ứng với cung Tý, thì quẻ số 7 sẽ tương ứng với cung Ngọ. Tại thời điểm khi bốc quẻ, đồng thời ta bấm số Tử vi, sau đó ta an 12 quẻ theo thứ tự. Thì nẩy sinh rất nhiều điều kỳ lạ về thông tin. Liêm Trinh thử nghiệm cùng nhé.

- Kinh Phòng khi nạp Ngũ hành vào quẻ không cho "khí" Dịch phát triển đến hào 6. Hà Uyên sẽ trình bầy quan điểm ở một chuyên đề khác nhé.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hà Uyên xin được trình bầy tiếp:

- Khi bốc được quẻ Dịch, ta coi là số 1 tương ứng với cung Tý, thì quẻ số 7 sẽ tương ứng với cung Ngọ. Tại thời điểm khi bốc quẻ, đồng thời ta bấm số Tử vi, sau đó ta an 12 quẻ theo thứ tự. Thì nẩy sinh rất nhiều điều kỳ lạ về thông tin. Liêm Trinh thử nghiệm cùng nhé.

- Kinh Phòng khi nạp Ngũ hành vào quẻ không cho "khí" Dịch phát triển đến hào 6. Hà Uyên sẽ trình bầy quan điểm ở một chuyên đề khác nhé.

Hà Uyên viết thiếu một dòng:

- Sự thông "khí" của hào động

Vẫn theo ví dụ trên, quẻ Hàm thuộc cung Đoài - Kim, động hào 2 là hào Quan quỷ - Ngọ, theo thứ tự của 12 quẻ, sẽ có quá trình tiệm tiến thông tin như sau:

1- Trạch Sơn Hàm hào 2 là Quan quỷ Ngọ.

2- Trạch Địa Tụy hào 2 là Quan quỷ Tị.

3- Thủy Địa Tỷ hào 2 là Quan quỷ Tị (Phụ mẫu)

4- Thuần Khôn hào 2 là Quan quỷ Tị (Phụ mẫu)

5- Sơn Địa Bác hào 2 là Quan quỷ Tị

6- Sơn Lôi Di hào 2 là Thê tài Dần (Huynh đệ)

7- Sơn Trạch Tổn hào 2 là Thê tài Mão (Huynh đệ)

8- Sơn Thiên Đại súc 2 là Thê tài Dần (Quan quỷ)

9- Hỏa Thiên Đại hữu hào 2 là Thê tài Dần

10- Thuần Càn hào 2 là Thê tài Dần

11- Trạch Thiên Quải hào 2 là Thê tài Dần

12- Trạch Phong Đại quá hào 2 là Tử tôn Hợi (Phụ mẫu)

13- Trạch Sơn Hàm hào 2 là Quan quỷ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hà Uyên tản mạn thêm.

Khi bốc được quẻ Dịch, ta coi là số 1 tương ứng với cung Tý, thì quẻ số 7 sẽ tương ứng với cung Ngọ. Tại thời điểm khi bốc quẻ, đồng thời ta bấm số Tử vi, sau đó ta an 12 quẻ theo thứ tự 12 cung từ Tý, Sửu,..., đến cung Hợi. Như chúng ta đã biết, tổng số tối đa của môn Tử vi chỉ có 512640 bảng là số. Khi áp dụng mối quan hệ thông tin giữa Tử vi và Bốc Dịch, thì thống kê được:

512 640 x 4 608 = 2 052 245 120

So sánh với 6 tỷ người, mức độ tin cậy cần phải thống kê thêm.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi nhớ có một nguyên tắc trong gieo quẻ dịch là " Tâm không động không được gieo quẻ nếu gieo quẻ thì không chính xác" Quẻ hay ứng nghiệm trong những trường hợp người hỏi quẻ thực sự tin quẻ và trong những trường hợp có việc khẩn cấp hoặc quan trọng như những trường hợp người con có hiếu hỏi về bệnh tật của cha mẹ già, hoặc người mẹ hỏi về bệnh của con trong trường hợp nguy cấp thì gần như là chính xác .............

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xin chào các Anh các Chị trên diễn đàn.

Hà Uyên chào VIETHA.

Quá trình nghiên cứu những gì Người xưa để lại, với sự đam mê tìm hiểu của mình mang tính cá nhân, Hà Uyên trong mục đích, không mang tính chuyên nghiệp.

VIETHA có viết: "nguyên tắc trong gieo quẻ Dịch là: Tâm không động không được gieo, nếu gieo quẻ thì không chính xác". Xét về Ngôn ngữ học, tại thời điểm quyển sách được viết ra cho tới ngày hôm nay, đã để lại những "quy định" cho mỗi một người khi đọc, tiến tới thử nghiệm, rồi trải nghiệm, đều có những đắng cay riêng. Xét về mặt "thời gian", từ Tiêu Diên Thọ, Kinh Phòng, Trần Đoàn, Thiệu Ung cho tới Thiệu Vĩ Hoa, cũng chỉ có mấy con người để lại những kiến thức mà chính chúng ta đang quan tâm.

Hà Uyên cũng có tìm hiểu về: thế nào là "Tâm không động" ? Hà Uyên đọc, trong đó có quyển HUỲNH ĐÌNH KINH dịch từ nguyên tác tiếng Đức, cũng thấy rất nhiều vấn đề cần phải bàn về "TÂM" động và không động.

Hà Uyên thấy rất lạ, một Người đàn ông quốc tịch Đức ở Thế kỷ 16, sau khi nghiên cứu về Thiệu Ung, lại thấy đồng cảm và đồng thuận về HỆ NHỊ PHÂN. Và ngày hôm nay, chính chúng ta đang được hưởng những lợi ích hết sức to lớn.

Vấn đề VIETHA quan tâm là một khoảng trời rộng lớn, Hà Uyên xin phép được chia sẻ khi chúng ta cùng đồng thời có một sở thích.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bàn về Mai Hoa Dịch Số, trong lòng có thắc mắc nghi vấn điều gì đó đã có thể coi là Tâm động, giả sử có người cho rằng Tâm mình vẫn chưa thật động, chẳng lẽ lại phải đi cầu cho Tâm động thật mạnh hay sao?. Lập quẻ xong, nếu chỉ căn cứ vào quẻ đó thì e rằng phiến diện chủ quan nên cần thêm các phương pháp hỗ trợ đảm bảo, đó là Tam Yếu và Thập Ứng. Mai Hoa Dịch Số chỉ nói tới các sự việc bất thường, xem việc gần mà biết việc xa. Luận sự việc không nhiều được như lục hào hay các môn khác nhưng để trắc nghiệm một điều nghi vấn thì rất tiện lợi. Nói không luận được nhiều đó là nói về phương pháp lấy quẻ chủ động chứ không phải theo như các quẻ ví dụ trong sách Mai Hoa Dịch Số, phương pháp khác nhau do lý dùng khác nhau, điều này cần phải phân biệt rõ. 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khi bốc được quẻ Dịch, ta coi là số 1 tương ứng với cung Tý, thì quẻ số 7 sẽ tương ứng với cung Ngọ. Tại thời điểm khi bốc quẻ, đồng thời ta bấm số Tử vi, sau đó ta an 12 quẻ theo thứ tự 12 cung từ Tý, Sửu,..., đến cung Hợi. Như chúng ta đã biết, tổng số tối đa của môn Tử vi chỉ có 512640 bảng là số. Khi áp dụng mối quan hệ thông tin giữa Tử vi và Bốc Dịch, thì thống kê được:

512 640 x 4 608 = 2 052 245 120

So sánh với 6 tỷ người, mức độ tin cậy cần phải thống kê thêm.

Hà uyên trình bày một kiến thức mới mẻ quá Liêm Trinh tôi đành phải dành thời gian suy ngẫm.

Ấy có chút băn khoăn. Tôi gieo một que đơn thấy Hà uyên suất hiện ở diễn đàn vào vào đoài cung.

Tôi gieo một quẻ âm thanh thấy hà thuộc khảm thuỷ, uyên thuộc ly hoả.

Tổng các quẻ: Hà uyên có mưu lược ẩn giấu sâu sa trong chữ nghiã,có nói quá theo đoài chút nào không.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào Liêm Trinh

Cảm ơn Liêm Trinh đã dành thời gian cho Hà Uyên. Khi giao lưu trên diễn đàn này, Hà Uyên không hề có ý gì về "mưu lược".

Hà Uyên chỉ bộc lộ quan điểm của mình: tại sao Trần Đoàn lại cấu tạo 12 cung trong môn TỬ VI, tại sao THÁI ẤT lại có cấu tạo 16 cung ?

Hà Uyên đã nhận thức được KINH DỊCH là gốc nguồn của các môn học thuật: 1 = 13.

Tại sao Trần Đoàn trong môn TỬ VI, vòng Tứ hóa: LỘC-QUYỀN-KHOA-KỴ lại căn cứ vào Can của Năm để an sao. ?

Năm nay 2009 - Kỷ Sửu, Hóa kỵ an theo GIỜ, như vậy vào giờ Thân chiều nay, Hà Uyên gặp Hóa Kỵ rồi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bàn về Mai Hoa Dịch Số, trong lòng có thắc mắc nghi vấn điều gì đó đã có thể coi là Tâm động, giả sử có người cho rằng Tâm mình vẫn chưa thật động, chẳng lẽ lại phải đi cầu cho Tâm động thật mạnh hay sao?. Lập quẻ xong, nếu chỉ căn cứ vào quẻ đó thì e rằng phiến diện chủ quan nên cần thêm các phương pháp hỗ trợ đảm bảo, đó là Tam Yếu và Thập Ứng. Mai Hoa Dịch Số chỉ nói tới các sự việc bất thường, xem việc gần mà biết việc xa. Luận sự việc không nhiều được như lục hào hay các môn khác nhưng để trắc nghiệm một điều nghi vấn thì rất tiện lợi. Nói không luận được nhiều đó là nói về phương pháp lấy quẻ chủ động chứ không phải theo như các quẻ ví dụ trong sách Mai Hoa Dịch Số, phương pháp khác nhau do lý dùng khác nhau, điều này cần phải phân biệt rõ.

Vâng, xin chào dichnhan07.

Thú thực, Hà Uyên hầu như rất ít khi BỐC DỊCH, mà đã dành thời gian rất nhiều để tự trả lời với chính mình rằng: Tại sao (?) "Quá khứ - Hiện tại - Tương lai", khi nào thì hội tụ thành 1, có nghĩa là:

Quá khứ + Hiện tại + Tương lai = 1

Có thể, chỉ có như vậy, thì các môn Học thuận mà Quá khứ đã để lại cho chúng ta một sân chơi, mà không biết bao nhiêu Thế hệ, đều có rất nhiều Người đã dành THỜI GIAN về chủ đề này.

Khi đã và đang có số " 1 ", loài Người lại luôn luôn hướng về số " 0 "

Cảm ơn dichnhan07.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Liêm Trinh viết "Tôi gieo một que đơn thấy Hà uyên suất hiện ở diễn đàn vào vào đoài cung".

Theo phương pháp tư duy của Thiệu Ung, thì Hà Uyên có thể tính như sau:

Số người đã đăng ký tham gia diễn đàn LYHOCDONGPHUONG, tới lượt Hà Uyên là 3717. Hà Uyên lấy 3717 chia cho 64, số dư còn lại là 5. Số của Năm-Tháng-Ngày-Giờ mà Hà Uyên đăng ký tham gia lam Tổng chia cho 6 tìm hào động.

- Theo Tiên thiên thì 5 là số thứ tự của quẻ Phong Thiên Tiểu súc.

- Theo Hậu thiên, thì số 5 bao gồm những quẻ: theo thứ tự như sau: Tiểu súc - Tổn - Vô vọng - Đỉnh - Hoán - Thuần Cấn.

Liêm Trinh thấy Hà Uyên theo phương pháp này có được không ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dear Liêm Trinh.

Một tâm sự !

Trước khi Hà Uyên giao lưu với Liêm Trinh trên diễn đàn, số người đã đọc bài viết của Liêm Trinh là (ví dụ là:...), sau khi Hà Uyên giao lưu với Liêm Trinh, thì số người đã đã đọc bài viết này, tại thời điểm này là (ví dụ:... lượt đọc).

Đây là một chủ đề mà Hà Uyên đang rất quan tâm, sẽ dành phần nhiều giời gian để tìm hiểu về chủ đề này. Trước khi TA sinh ra, đã tồn tại bao nhiêu Người ? Sau khi TA sinh ra, sẽ tiếp tục tồn tại thêm bao nhiêu NGƯƠI nữa ?

Trước khi ÂM gặp DƯƠNG, hoặc trước khi DƯƠNG gặp ÂM, sau khi ÂM gặp DƯƠNG hay sau khi DƯƠNG gặp ÂM, điều gì sẽ đến với chúng ta ?

Mong Liêm Trinh đừng hiểu sai ý nghĩa của sự giao lưu giữa hai chúng ta, Hà Uyên chỉ lấy "số lượt người đã đọc" (làm Hình - Tượng) mà làm một ví dụ thôi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Liêm Trinh viết "Tôi gieo một que đơn thấy Hà uyên suất hiện ở diễn đàn vào vào đoài cung".

Theo phương pháp tư duy của Thiệu Ung, thì Hà Uyên có thể tính như sau:

Số người đã đăng ký tham gia diễn đàn LYHOCDONGPHUONG, tới lượt Hà Uyên là 3717. Hà Uyên lấy 3717 chia cho 64, số dư còn lại là 5. Số của Năm-Tháng-Ngày-Giờ mà Hà Uyên đăng ký tham gia lam Tổng chia cho 6 tìm hào động.

- Theo Tiên thiên thì 5 là số thứ tự của quẻ Phong Thiên Tiểu súc.

- Theo Hậu thiên, thì số 5 bao gồm những quẻ: theo thứ tự như sau: Tiểu súc - Tổn - Vô vọng - Đỉnh - Hoán - Thuần Cấn.

Liêm Trinh thấy Hà Uyên theo phương pháp này có được không ?

Bác Hà Uyên kính mến! Tôi có đọc một số bài luận của bác về dịch, quả thật rất cao sâu so với trình độ hạn chế của tôi.. Tôi thấy cách gieo quẻ trên của Bác rất hay: qua sáu hào, hào thế, hào ứng có thể xác định được một số thông tin của thành viên tham gia diễn đàn và thông tin về mối quan hệ với các thành viên khác của họ.. mong được giao lưu học hỏi nhiều ở Bác. Chúc bác khỏe.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xin chào các anh chị trên diễn đàn.

Hà Uyên chào VanTrungHac.

Khi Hà Uyên giao lưu với Liêm Trinh trên diễn đàn, Liêm Trinh có nói: "...thống nhất về phương pháp tính..."

Quá khứ mà "Cổ nhân" đã để lại cho mỗi người yêu thích về những môn học thuật này, đối với Hà Uyên còn nhiều trăn trở, Hà Uyên chưa dành nhiều thời gian về luận quẻ Dịch. Trước tiên mong VanTrungHac thật sự thông cảm.

Hà Uyên đang tập trung vào tìm hiểu về: Nguyên lý cấu tạo các môn Học thuật mà Quá khứ đã để lại cho chúng ta. Tính chính xác ? Độ tin cậy ? Tại sao lại "quy định" như vậy ?.

Hà Uyên.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo cách tư duy của Thiệu Ung, thì lấy "Số" làm căn bản.

Thiệu Ung từ Hậu thiên, đã truy tìm ngược lại Tiên thiên, đưa ra "số thứ tự" và "trị số thực" của quẻ Dịch.

Vậy thì, ta nên hiểu "số thứ tự" và "trị số thực" này như thế nào ?

Hà Uyên đành phải dùng "tượng" của Dịch để tự trả lời cho bản thân: "trị số thực" ví như cùng học một lớp phổ thông, có cùng một năm sinh, nhưng khác Tháng-Ngày-Giờ. Còn "số thứ tự" ví như lớp học lái xe, các học viên trong lớp học lái xe có năm sinh khác nhau, không cùng một gốc để xét về "thời".

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào Liêm Trinh

Khi Liêm Trinh nói: "Làm thế nào để BỐC DỊCH chính xác hơn"

Hà Uyên xin kể lại:

Những người đi trước đã hướng dẫn cho Hà Uyên: tư duy về "tượng quẻ trước". Sau đó mới tư duy về "Lục thân".

Ví dụ: khi Bốc Dịch được quẻ Trạch Sơn Hàm hào 2 được quẻ Trạch Phong Đại quá

- Tư duy theo tượng quẻ Kinh Dịch: quẻ Hàm tượng trưng cho sự giao cảm. Quẻ Đại quá tượng trưng cho sự quá mức

- Tư duy theo tượng quẻ Kinh Phòng, Bốc phệ chính tông, Tăng san bốc dịch: quẻ Hàm có tượng "Manh nha xuất thổ", rồi đến quẻ Đại quá có tượng: "Dạ mộng kim ngân"

Cũng phải mất đến 8 tháng hay một năm sau, Hà Uyên mới thuộc được tượng của 64 quẻ, và cảm nhận được một phần nào đó về ý nghĩa của "tượng quẻ".

Mặc dù tại thời điểm đó, Hà uyên trong lòng vẫn thích xác định được hào động, tìm lục thân, an Thế - Ứng, tìm dụng thần,...

Bước thứ hai là: đi sâu vào phân tích 8 quẻ "bát thuần", khi Kinh Phòng đưa Ngũ hành vào nạp cho hào quẻ Dịch. Đây là bước quan trọng, mối quan hệ "mẹ - con" ? từ quẻ Mẹ với 7 quẻ con ?

Hình thành một phương pháp tư duy cho mỗi người, thì các nước phát triển đã làm rất có hiểu quả. Phương Tây hình thành một phương pháp sư phạm chuẩn mực cho loài người.

Từ cá nhân Hà Uyên, một chia sẻ kinh nghiệm, một người Hà Uyên giao lưu đầu tiên trên diễn đàn (số "1")

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hà Uyên trao đổi tiếp tục

Mỗi chúng ta, không ai có thể làm đảo lộn được trật tự của thời gian. Từ đây, chắc rằng cũng rất ít người làm thay đổi được quá trình nhận thức của mỗi một cá nhân. Ví như, Hà Uyên không thể tự cho mình dùng kiến thức của học sinh lớp 4, mà chưa qua quá trình nhận thức của lớp 1, lớp 2.

Cũng ví như, Hà Uyên và Liêm Trinh giao lưu trên diễn đàn lyhocdongphuong, được gọi là "số 1", thì đến vị trí thứ 5, Hà Uyên giao lưu với anh Thiên Sứ, số "5" được coi như vị trí "Trung tâm" của Hà - Lạc.

Giả thiết như Hà Uyên có "mưu lược" như Liêm Trinh đã nói, từ cái "ngẫu nhiên" để biến thành cái "tất nhiên", thì đương nhiên đến người thứ năm Hà Uyên giao lưu, là anh Thiên Sứ. Vị trí của Trung tâm.

Một đặc trưng cơ bản của BỐC DỊCH, là "dụng thần" lại do đối tượng Khách quan quy định, trên nền giao lưu của Hoàng đế Nội kinh: Hoàng đế hỏi - Kỳ Bá trả lời.

Làm thế nào để bốc dịch được chính xác ?, Ai là Hoàng đế, ai là kỳ bá ? Ai là Âm, ai là dương ?

Giả thiết là Liêm Trinh chủ động giao lưu với Hà Uyên, như vậy Liêm Trinh là Dương mà Hà Uyên là Âm, nhưng thực tiễn thì Hà Uyên chủ động chào Liêm Trinh, như vậy thì Hà Uyên là âm chủ động gặp dương.

Vậy thì, chưa thể dùng một mình hào động làm nguyên nhân "gốc" để xác định thông tin.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tại sao lại như vậy ?

Khi Hoàng đế hỏi, có nghĩa rằng Hoàng đế động, tại sao lại coi là Hoàng đế động ? Vì Hoàng đế có thắc mắc ở trong lòng mà chưa hiểu, như vậy là bên trong của Hoàng đế động, có thể coi như "Nội quái động" mà "Ngoại qoái tĩnh", cũng có nghĩa Hoàng đế là Dương gặp Âm vậy. Như vậy, ta có thể nói Dương động - Âm tĩnh được không ?

Share this post


Link to post
Share on other sites