Thiên Đồng

CẢM ỨNG TRONG LẠC VIỆT ĐỘN TOÁN

38 bài viết trong chủ đề này

Minh Châu hỏi câu khác đi. Vụ amidal này đến nhà tôi đưa cho một loại thuốc uống tiêu ngay. Khỏi độn quẻ.

Thiên Sứ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phoenix ra câu hỏi này được không ạ?

Câu 1: Dịch tả ở Việt Nam sẽ diến tiến thế nào?

Câu 2: Bao giờ dịch tả có thể chấm dứt?

Câu 3: Sẽ có bao nhiêu người phải thiệt mạng trong đợt dịch năm nay?

Kính mời ACE!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào chú Thiên sứ, chị Phoenix cùng các ACE,

ThanhTrang xin được lấy thử quẻ cảm ứng cho trường hợp này ạ.

Vào yahoo, ThanhTrang thấy logo của Yahoo nay màu xanh lá cây và 2 chữ "oo" đằng sau cứ chạy liên tục , TT tính lấy quẻ sinh lưu niên nhưng tự nhiên lại nhìn thấy phía dưới số "737" màu đỏ rực "tốc hỷ". đang phân vân suy nghĩ thì đột nhiên 2 chữ "oo" không quay nữa mà dừng lại luôn . lúc này TT mới chọn quẻ Sinh tốc hỳ.

Sinh là vì mầu xanh của chữ Yahoo và vì nó động nên chọn làm Thể và lấy "737" màu đỏ tốc hỷ làm dụng.

Mậu tuất/ tân mão/bính thìn/mậu tý

Câu 1: Dịch tả ở Việt Nam sẽ diến tiến thế nào? Quẻ Sinh tốc hỷ , quẻ khứ hưu lưu niênDich tả diễn biến với tốc độ nhanh "tốc hỷ" mà hầu như các cơ quan chức năng không có các biện pháp đề phòng. không theo kịp. đây cũng là tình hình chung "bế tắc" kéo dài trong kế hoạch an toàn sức khỏe, phòng chống bệnh dịch tả của các cơ quan chức năng, dường như không có kế hoạch đề phòng cho những trường hợp "cấp tính" như thế này " hưu lưu niên". Quẻ hưu lưu niên cũng thể hiện nguyên nhân bịnh là do dòng nước "lưu niên" bị nhiễm khuẩn , sử dụng nguồn nước tù động có chứa khuẩn dịch tả "hưu". Như vậy khả năng quẻ ứng ????

mầm mống đợt dịch tả này xuất phát trong tháng 2 (tốc hỷ) nhưng qua tháng 3 thì mới phát "sinh". và dịch tả chắc cũng kéo dài được 7 ngày rùi nhưng được các giới chức đặc biệt quan tâm thì chỉ mới được 3 ngày thôi.

Câu 2: Bao giờ dịch tả có thể chấm dứt? thương xích khẩu + sinh tốc hỷ

dịch tả đã làm tiêu tốn rất nhiều tiền bạc và cũng gây nhiều nỗi thương đau mất mát cho người dân (xích khẩu / kim khắc thương/mộc). thương (8) xích khẩu (4,9) từ giờ đến hết 8 ngày nữa tới ngày thứ 9 thì dịch tả có thể chấm dứt hoàn toàn.

Câu 3: Sẽ có bao nhiêu người phải thiệt mạng trong đợt dịch năm nay? đỗ tiểu cát + sinh tốc hỷ

đỗ (7) tiểu cát (3,8) có ít nhất là 7 người thiệt mạng và nhiều nhất là 37 người. vậy khả năng là thiệt mạng 7 người.

Cầu mong cho dịch tả sớm chấm dứt.

ThanhTrang

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chúc mừng Minh Châu nhé vì được sư phụ cho thuốc không phải mổ.

hì hì trước đây TT cũng phải mổ Amidal, nhưng vì sợ quá nên nói thầy thuốc gây mê chứ không gây tê dẫu biết là gây mê không tốt .

TT

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phoenix ra câu hỏi này được không ạ?

Câu 1: Dịch tả ở Việt Nam sẽ diến tiến thế nào?

Câu 2: Bao giờ dịch tả có thể chấm dứt?

Câu 3: Sẽ có bao nhiêu người phải thiệt mạng trong đợt dịch năm nay?

Kính mời ACE!

Ngày 17/3/Mậu Tí giờ Tị cảm ứng được quẻ Đỗ Xích khẩu

Tình hình dịch tả vẫn còn diễn biến phức tạp, nhiều tranh cãi về nguyên nhân gây bệnh (Xích khẩu). Tháng này là mộ của Mộc sinh Hỏa, Đỗ hỏa khắc Xích khẩu kim nhưng Hỏa non chưa khắc nhiều. Cẩn thận những tháng hè, dịch bệnh sẽ bùng phát mạnh.

Câu 2: Bao giờ dịch tả có thể chấm dứt? An quẻ Cảnh Tiểu cát

Phải tới mùa xuân sang năm mới chấm dứt.

Câu 3: Sẽ có bao nhiêu người phải thiệt mạng trong đợt dịch năm nay? Quẻ kết Tử Vô vong

Ít nhất là 4 người, nhiều nhất là 40 người, nhưng có lẽ chỉ khoảng 14 người mà thôi.

Kính nhờ Sư phụ sửa bài ạ.

MC

Share this post


Link to post
Share on other sites

Công bố dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm - Nguồn http://www1.thanhnien.com.vn/Suckhoe/2007/10/31/214285.tno

23:17:33, 30/10/2007

Liên Châu

Posted Image Minh họa: DAD * Chưa kết luận là bệnh tả, bệnh lỵ hay thương hàn

* Đình chỉ sử dụng mắm tôm, mắm tép tại Hà Nội

Chiều hôm qua 30.10, Bộ Y tế có cuộc họp công bố dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm có nguy cơ lan rộng ở nhiều địa phương. Bộ trưởng Nguyễn Quốc Triệu cũng đã tham dự cuộc họp này.

Tại cuộc họp, PGS.TS Trịnh Quân Huấn, Thứ trưởng Bộ Y tế thông báo: dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm đã bắt đầu xảy ra từ ngày 23.10 đến nay. Đến chiều qua đã có 36 bệnh nhân mắc bệnh này được báo cáo. Hiện tại, Hà Nội là địa phương có số người mắc bệnh cao với 30 trường hợp. Ngoài ra, dịch xuất hiện rải rác tại Vĩnh Phúc (2 trường hợp) và Hà Tây (4 trường hợp). Các bệnh nhân đã được tiếp nhận điều trị tại Viện Y học lâm sàng và các bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Quốc Oai (Hà Tây)...

Các bệnh nhân nhập viện đều cho biết đã ăn mắm tôm, hoặc mua thức ăn chếë biến ngoài chợ. Hầu hết các bệnh nhân nhập viện đều có biểu hiện: nôn, mất nước, tiêu chảy nhiều. Có bệnh nhân tiêu chảy liên tục. Đã có trường hợp phải truyền dịch 10 lít/ngày. Bệnh tiêu chảy cấp đặc biệt nguy hiểm bởi tốc độ mất nước sau khi nhiễm bệnh cực kỳ nhanh, chỉ trong 1-2 giờ đã bị tụt huyết áp nghiêm trọng. Thậm chí có trường hợp trong vòng nửa ngày đã rơi vào tình trạng nguy hiểm tính mạng do mất nước, mất điện giải.

Thứ trưởng Trịnh Quân Huấn: "Cơ quan y tế đã phát thuốc sát khuẩn đến từng gia đình có bệnh nhân, xử lý nguồn nước quanh khu vực gây bệnh, thực hiện trực chống dịch 24/24 giờ ở các khu vực có bệnh nhân. Sử dụng kháng sinh dự phòng với những người tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân. Hiện nay có một số kháng sinh đã bị kháng thuốc như Tetracyclin. Tuy nhiên đã có thuốc thay thế hiệu quả". Theo dự báo của Bộ Y tế, dịch tiêu chảy lây lan nhanh, mạnh, nếu không quyết liệt dập, dịch có nguy cơ lan rộng. Tuy nhiên, nếu kịp thời được điều trị thì đây lại không phải là căn bệnh khó, chủ yếu cần bù nước điện giải kịp thời.

* Cùng ngày, Sở Y tế Hà Nội đã chính thức công bố phát hiện dịch tiêu chảy cấp trên địa bàn thành phố. Các trường hợp tiêu chảy cấp được phát hiện tại 11/14 quận, huyện. Bệnh nhân nằm trong nhóm tuổi từ 25 - 77, cư trú phân tán tại nhiều nơi, cá biệt quận Đống Đa có 6 trường hợp. Theo ông Lê Anh Tuấn, Giám đốc Sở, hiện các cơ quan y tế đang tiến hành xác định loại vi khuẩn gây bệnh; chưa thể kết luận là bệnh tả, bệnh lỵ hay thương hàn. Ông Tuấn lưu ý: "Người dân hoàn toàn có thể phòng chống được nếu tuân thủ các khuyến cáo về an toàn vệ sinh thực phẩm. Thành phố tạm đình chỉ việc sử dụng mắm tôm, mắm tép - loại thực phẩm được lo ngại là một trong những nguyên nhân chính gây tiêu chảy cấp trên các bệnh nhân nhập viện" .

Liên Châu

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phoenix ra câu hỏi này được không ạ?

Câu 1: Dịch tả ở Việt Nam sẽ diến tiến thế nào?

Câu 2: Bao giờ dịch tả có thể chấm dứt?

Câu 3: Sẽ có bao nhiêu người phải thiệt mạng trong đợt dịch năm nay?

Kính mời ACE!

ACE kính mến, nhận thấy việc lan rộng của dịch tả cũng đang là mối quan ngại rất lớn nên Phoenix bổ sung thêm 1 câu hỏi. Biết đâu qua các kết quả luận đoán của ACE mà các địa phương có ý thức được mức ảnh hưởng đến mình khiến họ có sự chuẩn bị tốt hơn thì tốt biết bao.

Câu 4: Dịch tả sẽ lan ra những địa phương nào?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nguồn: http://www.tuoitre.com.vn/tianyon/Index.as...amp;ChannelID=3

Thứ Năm, 03/04/2008, 07:43 (GMT+7)

Lại bùng phát dịch tiêu chảy cấp

TT - Hàng trăm bệnh nhân tiêu chảy cấp đã nhập viện tại Hà Nội phải nằm tràn ra hành lang bệnh viện. Nhiều người dương tính với vi khuẩn tả. Thứ trưởng Bộ Y tế Trịnh Quân Huấn cảnh báo: nguy cơ dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm có khả năng lây lan sang các tỉnh miền Trung, miền Nam trong mùa hè tới là rất cao do người lành mang vi khuẩn đi lại giữa các tỉnh, thành phố, nơi ăn uống đông người...

Mới sáng sớm 2-4 nhưng đã có hàng loạt bệnh nhân tiêu chảy được đưa vào Viện Các bệnh nhiệt đới và truyền nhiễm quốc gia. Ở khoa nhiễm khuẩn tổng hợp, các giường bệnh hầu hết đã chật cứng hai bệnh nhân/giường và ngoài hành lang cũng chật cứng bệnh nhân.

Tính đến sáng 2-4, riêng Viện Các bệnh nhiệt đới và truyền nhiễm quốc gia có 103 bệnh nhân tiêu chảy cấp, trong đó số đã được soi hoặc cấy vi khuẩn, nghi ngờ mắc tả tới 70-80 bệnh nhân. Tại khoa lây Bệnh viện Bạch Mai đang có 30 bệnh nhân tiêu chảy cấp, Bệnh viện Xanh Pôn 50 bệnh nhân, Bệnh viện Đống Đa 30 bệnh nhân... Hà Nội có dấu hiệu lại bùng nổ dịch tiêu chảy cấp!

Bệnh nhân nằm tràn ra hành lang

Ở phòng 415, khoa nhiễm khuẩn tổng hợp (Viện Các bệnh nhiệt đới và truyền nhiễm quốc gia) có bốn giường bệnh nhưng lại có đến sáu bệnh nhân. Bệnh nhân Tòng Thị Ngân, 25 tuổi, nhà ở Kim Liên, cho biết hôm 28-3 cô ăn bún đậu, không hề có mắm tôm, rau sống, nhưng từ trưa 29-3 bắt đầu có biểu hiện bệnh: miệng nôn nhiều, tiêu chảy liên tục. Đêm 30-3, Ngân được đưa vào bệnh viện trong tình trạng mê man, trụy mạch, mất nước nặng... May còn trẻ, khỏe nên đến ngày 2-4 Ngân đã ngồi dậy được, bước đầu có dấu hiệu hồi phục.

Có nhiều lý do khiến nhiều người bị tiêu chảy cấp phải đến Viện Các bệnh nhiệt đới và truyền nhiễm quốc gia. Anh An ở Láng Thượng đi ăn đám cưới, chiều về tiêu chảy; H.Anh và bạn học đều là sinh viên rủ nhau ăn thịt chó tại một quán trên phố Lê Văn Hưu, đến tối thì hai bạn phải vào bệnh viện! Thấy có người hỏi, cả H.Anh và bạn đều trùm chăn kín đầu, xấu hổ nói "bệnh gì chả mắc, mắc bệnh đi ngoài"! Còn anh Nguyễn Mạnh Thắng ở Phương Mai mua thịt chó về nhà ăn, sau đó ăn thêm một ít hoa quả người nhà để trong tủ lạnh. Một giờ sau ăn, anh liên tục chạy vào toilet. "Tôi vốn khỏe mạnh, chả bao giờ ốm, nghĩ là cầm cự được nên không vào bệnh viện. Đến sáng 30-3 thì mỗi lần nôn là tối tăm mặt mũi, người nhà phải đưa ngay đi cấp cứu"- anh Thắng kể.

Theo thạc sĩ Trần Thị Phương Thúy - phó trưởng khoa nhiễm khuẩn tổng hợp Viện Các bệnh nhiệt đới và truyền nhiễm quốc gia - trong mấy ngày gần đây số bệnh nhân tiêu chảy cấp vào viện tăng nhanh. Tính đến sáng 2-4, riêng khoa của chị đã có trên 70 bệnh nhân đang điều trị, gây quá tải bệnh viện và các bác sĩ phải kê nhiều giường gấp dọc hành lang. Theo thạc sĩ Thúy, điều đáng lo ngại trong đợt dịch này là tỉ lệ dương tính với vi khuẩn tả qua soi, cấy/tổng số bệnh nhân tiêu chảy cấp nhập viện cao hơn đợt dịch trước.

"Những ngày đầu của đợt dịch (từ 7-3) bệnh nhân chủ yếu đến từ Q.Hoàng Mai, nhưng mấy hôm nay bệnh nhân đến từ khắp Hà Nội: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa... Qua khảo sát chỉ có 1/70 bệnh nhân là nghèo, còn lại toàn người khá giả, đi ăn hàng, ăn cỗ về bị tiêu chảy. Khác hẳn đợt dịch trước phần lớn bệnh nhân là người lao động tự do, người ngoại tỉnh" - thạc sĩ Thúy nói.

Mầm bệnh có ở nhiều nơi

Trao đổi với Tuổi Trẻ, cục trưởng Cục Y tế dự phòng và môi trường (Bộ Y tế) Nguyễn Huy Nga cho biết qua những khảo sát mới nhất của Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư cho thấy nước bề mặt của nhiều ao, hồ, rạch... ở Hà Nội, Hà Tây, Thanh Hóa và nhiều mẫu rau sống, thức ăn đường phố, nước rửa chén bát tại quán ăn, thịt chó chín...nhiễm phẩy khuẩn tả. Ông Nga đánh giá có hiện tượng vi khuẩn trỗi dậy mạnh mẽ sau mấy ngày nắng nóng đầu mùa ở Hà Nội. Ông cũng cho biết hiện tất cả hồ, ao được phát hiện có vi khuẩn tả đều được xử lý tiệt trùng. Tuy nhiên, với số người bệnh và người lành mang trùng đang tiếp tục thải vi khuẩn ra môi trường, số ao, hồ, sông có vi khuẩn mới sẽ lại xuất hiện.

Theo PGS.TS Nguyễn Đức Hiền - viện trưởng Viện Các bệnh nhiệt đới và truyền nhiễm quốc gia, về mức độ bệnh, số lượng người tiêu chảy nặng, trụy mạch, suy thận... không tăng hơn so với đợt dịch trước, nhưng số nghi ngờ dương tính với phẩy khuẩn tả/tổng số bệnh nhân tiêu chảy vào viện có cao hơn. Ông Hiền cũng cho rằng điều nguy hiểm là đợt dịch trước xảy ra vào mùa lạnh, còn đợt dịch này vào mùa hè, thời điểm các bệnh đường tiêu hóa có nhiều cơ hội phát triển mạnh. Theo y văn, vi khuẩn tả có thể sống trong phân 150 ngày, trong đất 60 ngày, trong nước 20 ngày, mà ở nhiều vùng trồng rau hiện vẫn còn tập quán sử dụng phân tươi... bón rau.

Khi chúng tôi rời Viện Các bệnh nhiệt đới và truyền nhiễm quốc gia, lại một nữ bệnh nhân nhà ở đường Trường Chinh (Hà Nội) được đưa vào. Bệnh nhân cho biết chị chỉ ăn rau muống luộc và thịt rang nhà làm, sau đó bị tiêu chảy nặng. Một bệnh nhân khác 62 tuổi cho biết cũng ăn rau muống, thịt rang và một quả xoài rồi tiêu chảy. Tại bệnh viện có cả bệnh nhân mới sinh con, đang ăn kiêng cũng bị tiêu chảy!

Thêm hai địa phương có bệnh nhân tả

Tại cuộc họp chiều 2-4 của Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm (các thành viên đều nằm trong ban chỉ đạo phòng chống dịch tiêu chảy cấp), Cục trưởng Cục Y tế dự phòng và môi trường (Bộ Y tế) Nguyễn Huy Nga thông báo đã có thêm hai địa phương mới là Vĩnh Phúc và Hà Nam có bệnh nhân

tả, nâng tổng số địa phương có dịch lên 10, gồm Hà Nội, Hà Tây, Hải Phòng, Phú Thọ, Bắc Giang, Bắc Ninh, Nam Định, Thanh Hóa, Hà Nam, Vĩnh Phúc, với tổng số 85 bệnh nhân tả dương tính, trong đó riêng Hà Nội có 44 bệnh nhân. Ông Nga nói: "Đây là dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm, trong đó có những trường hợp dương tính với vi khuẩn tả. Chúng tôi đã yêu cầu những trường hợp có bệnh cảnh lâm sàng giống bệnh nhân tả, cơ quan y tế địa phương phải xử lý môi trường theo qui định với các ổ dịch tả mà không cần chờ kết quả xét nghiệm".

LAN ANH

Mời ACE xem thêm thông tin diễn biến tình hình ở đây:

http://tintuconline.vietnamnet.vn/vn/event/570/

Share this post


Link to post
Share on other sites

lạ nhỉ? Toàn tin tiêu chảy từ...năm ngoái?

Phoenix: Công bố dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm - Nguồn http://www1.thanhnien.com.vn/Suckhoe/2007/10/31/214285.tno://http://www1.thanhnien.com.vn/Suckho...ont]/214285.tno

Anh chị em tham khảo lời tiên tri 2008:

Dịch bệnh:

Các loại dịch bệnh cục bộ từng vùng trên thế giới vẫn đe dọa, nhưng không nghiêm trọng. Đặc biệt ở những vùng Nam Á và Đông Nam Á vẫn nên đề phòng sự xuất hiện dịch bệnh từng vùng có tính cục bộ. Những bệnh như cúm gia cầm, lở mồm long móng, dịch tả,… vẫn xuất hiện ở mức độ thấp.

Thiên Sứ

Share this post


Link to post
Share on other sites

lạ nhỉ? Toàn tin tiêu chảy từ...năm ngoái?

Phoenix: Công bố dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm - Nguồn http://www1.thanhnien.com.vn/Suckhoe/2007/10/31/214285.tno://http://www1.thanhnien.com.vn/Suckho...ont]/214285.tno://http://www1.thanhnien.com.vn/Suckho...ont]/214285.tno

Anh chị em tham khảo lời tiên tri 2008:

Dịch bệnh:

Các loại dịch bệnh cục bộ từng vùng trên thế giới vẫn đe dọa, nhưng không nghiêm trọng. Đặc biệt ở những vùng Nam Á và Đông Nam Á vẫn nên đề phòng sự xuất hiện dịch bệnh từng vùng có tính cục bộ. Những bệnh như cúm gia cầm, lở mồm long móng, dịch tả,… vẫn xuất hiện ở mức độ thấp.

Thiên Sứ

Thưa chú Thiên Sứ, tình hình dịch tiêu chảy đã xuất hiện từ năm ngoái và cho đến đầu năm nay vẫn hết sức phức tạp. Phoenix đưa tư liệu để ACE nắm thông tin thôi ạ. Trước đó, Phoenix đã post bài "Lại bùng phát dịch tiêu chảy cấp" đăng ngày 03/04/2008 báo điện tử http://www.tuoitre.com.vn. Do post nhều bài sẽ làm loãng topic nên Phoenix không post thêm nữa.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ngày Quí Tị tháng Bính thìn năm Mậu Tí giờ Thìn

Cảm quẻ KINH XÍCH KHẨU

Câu 1: Dịch tả ở Việt Nam sẽ diến tiến thế nào?

Tình hình dịch tả sẽ diễn tiến ở mức báo động trong tháng 3 này, kéo dài đến hết tháng 3, giảm nhiều ở tháng tư và bị khống chế ở tháng 5 AL. Tuy diễn tiến của dịch bệnh diễn ra khá phức tạp và lang rộng, nhưng trong năm may dịch tả không ở mức độ cực nguy hiểm. Xu hướng dịch tả sẽ phát triển và lan tỏa ở các tỉnh phía Tây và Tây Bắc của Bắc Bộ. Mức độ lan tỏa nhanh và rộng.

Câu 2: Bao giờ dịch tả có thể chấm dứt?

KHAI TIỂU CÁT

Dịch tả có thể tái phát trở lại vào tháng 8 AL, và bị khống chế, chấm dứt vào tháng 9. Tháng 10,11 không còn lo ngại nữa.

Câu 3: Sẽ có bao nhiêu người phải thiệt mạng trong đợt dịch năm nay?

HƯU VÔ VONG

Nhìn chung, tình hình dịch gây chấn động, nhưng thiệt hại nhân mạng không nhiều, có thể tổng kết số co tử vong trong vòng 1-10 trường hợp. Nhưng khả năng ở con số 01.

LacTuong :lol:

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đây là lần đầu tiên bé Dim tham gia diễn đàn. Trước tiên, bé xin gửi lời chào và lời chúc sức khỏe tới chú TS và toàn thể các ACE ạ.

Sau đây, bé xin được trả lời câu hỏi của chị Phoenix như sau ạ:

16h10 (giờ Thân), ngày 18/3 AL, năm Mậu Tý

Quẻ KINH - XÍCH KHẨU

Câu 1: Dịch tả ở Việt Nam sẽ diễn tiến thế nào?

Dịch tả - bệnh liên quan đến đường miệng (Xích Khẩu) gây bùng phát bất ngờ, gây chấn động xã hội. Chính quyền các cấp (Kinh) phải bàn bạc tranh luận (Xích Khẩu). Thông tin về dịch tả được đăng tải trên nhiều phương tiện truyền thông.

Câu 2: Bao giờ dịch tả có thể chấm dứt?

Dịch bùng phát từ tháng 4 năm ngoái, chắc phải đến tháng 9 năm nay mới chấm dứt. Xu hướng dịch tả sẽ phát triển và lan tỏa ở các tỉnh phía Tây và Tây Nam.

Câu này bé Dim không lấy thêm quẻ độn mà căn cứ vào quẻ chính để luận luôn, vì trong câu hỏi 1 của chị Phoenix cũng bao hàm ý này. Không biết bé nghĩ vậy có đúng không ạ? (+^___^=)

Câu 3: Sẽ có bao nhiêu người phải thiệt mạng trong đợt dịch năm nay?

KHAI - TIỂU CÁT

Số lượng người phải..."đi về nơi xa" (Khai) vì căn bệnh lieen quan đến bụng dạ này (Tiểu Cát) chắc sẽ phải nhiều hơn 1, ít thì là 3 mà nhiều thì là 8 ạ, vì quẻ Khai - Tiểu Cát có độ số là 1- 3,8.

Bé Dim mới học LVDT nên còn rất kém ạ, chắc là luận sai rồi. Kính mong mọi người chỉ bảo thêm cho bé ạ :lol:

Share this post


Link to post
Share on other sites