Thiên Luyên

Luận pháp - Tử vi

50 bài viết trong chủ đề này

Thơ góp vui

Con vỏi, con voi;

Cái vòi: đi trước;

Hai chân trước : đi trước;

Hai chân sau : đi sau;

Còn cái đuôi : đi sau rốt;

Thiên Luyên hãy kể nốt;

Cái chuyện : con voi.

Cám ơn chị Na Kim Phong. Thiên Luyên sẽ kể nốt,cái chuyện con Voi

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chúng tôi theo chân bà cụ về Trang viên của bà, ôi ! ánh sáng chan hòa, hoa thơm cỏ lạ, công phượng từng đàn. Nhưng khoái nhất là thấy 5 tòa nhà to lừng lững, biển đề rõ ràng tên của 5 cái nhà là

Mộc Thư Phòng là một

Hỏa Thư Phòng là Hai

Thổ Thư Phòng là Ba

Kim Thư Phòng là bốn

Thủy Thư Phòng là năm

Chúng tôi cùng đại lão Sư bà vào từng cái nhà một , choáng ngợp những sách là sách, sách chất cao như núi. Sách ở mỗi nhà lại được chia thành 8 Ban, mỗi ban lại chia ra thành 8 ban nhỏ hơn.Mỗi ban nhỏ này lại chia thành 64 bộ nhỏ hơn. Mỗi bộ nhỏ này gồm tám vạn, sáu mươi ngàn, bốn trăm vạn quyển.

Buổi tối sau đó, sau khi ăn uống no nê,thì uống trà ướp Sen Nguyệt Nga, chúng tôi ngõ ý muốn mượn một ít sách. Thì đại Lão Sư bà nói

-Tôi có thể thay mặt nữ Bồ Tát ở Bồng lai Sứ chúng tôi, biếu tặng tất cả những sách gì mà nhị vị quý Sứ giả mong muốn

-Thiên tùy nói: Chúng tôi muốn mượn từng nhà kho sách một được chăng

-Lão bà trả lời : Được, không sao. Song quý khách phải thuê 10 tàu, mỗi tàu 10 ngàn tấn mà chuyên trở

Chúng tôi lại hỏi

-Liệu vị quý Bồ Tát quốc gia này có thể giảng giải về định cục hỗn thiên Bát quái được chăng

-Lão bà trả lời: Được. Nhưng e nhiều người không lĩnh hội được. Chuyện này sẽ bàn sau

-Chúng tôi lại hỏi: Trong ngũ đại thư phòng có phân chia rạch ròi Kinh Dịch, Tử Vi, Bát Tự Hà Lạc, Luận Ngữ, Bói Chữ...vv và Phong Thủy, không ạ

Bà lão nói đương nhiên rồi, bốn phương, tám hướng, âm dương rõ ràng, đinh rõ Càn Khôn, Ngũ hành, Bàn Cổ không hề lẫn lộn. Sách loại nào,vào loại ấy, định vị không sai sót một ly

Chúng tôi bàn định kế hoạch suốt đêm, gà gáy sáng mới chợp mắt được độ một Canh giờ/

Lại nói: Thiên Tùy hết sức sốt ruột vì chưa gặp được vị nữ Bồ tát, cứ giục quay về. Chúng tôi bèn đi du lịch dọc Bồng Lai Sứ. Thấy một trang viên rất kỳ lạ, chúng tôi đứng ngắm nhìn hồi lâu.Thiên Tùy cứ lẩm bẩm:Bất túc,bất túc, thì có hai người ra cổng đón tiếp chúng tôi

Nguyên đây là một Học viện của một vị Đạo sỹ, ngòai cổng cờ quạt, biểu ngữ rợp đất

Hai người này không kể nam nữ,đều gọi là tiểu đệ cho tiện

Một người tay cầm Bát Sà Mâu như ông Trương Phi, đầu đội một chiếc Nón Mộc.Lạ quá, lại thấy người này có vẻ là tướng hay đi tiên phong. Tôi liền hỏi

-Chẳng hay Tướng quân có cái Nón Mộc chắc chắn vậy ?

-Vị tiểu đệ đó trả lời răng: Thưa quý khách, do hai tay ra sức cầm Bát Sà Mâu xung trận, lên có sáng kiến dùng Nón Mộc làm Thuẫn đỡ Mâu, lại vừa tránh được cả nắng

-Tôi nói: Thật nhất cử lưỡng tiện

Người thứ hai diện mạo tuấn tú,dáng chừng là một cậu ấm,thấy một tay ôm một con Gà, đuôi rất dài. Một tay ôm một cái Chuông, chắc là hay đi đấm nước người. Tôi thấy hay hay liền hỏi

-Cho hỏi: cái gì đây ạ ?

-Vị ấm tử trả lời: "on à". (con gà)

-Lại hỏi: còn đấy là cái gì ?

-Vị ấm tử trả lời: "ái uông" . (cái chuông)

Thiên tùy buột miệng ngâm một câu thơ:

Hỡi chàng công tử có cái chuông ;

Cậu giải thích răng : Ấy ái uông ;

Con gà mái đẻ, trong tay cậu ;

Cậu bảo : anh à ật à on .

Chia tay hai vị tiểu đệ, tôi hỏi Thiên Tùy sao cứ : "Bất túc" là ý làm sao vậy

-Thiên Tùy nói: tiểu đệ của vị Pháp Sư, người thì mắt lác lại nói như vẹt, hẳn tên là Lác-Vẹt.Người thì ngoọng ngiú đi

-Thiên Tùy hỏi tôi: Nếu kê đơn thuốc thì kê sao đặng

-Tôi nói: Dùng vị thuốc trong quẻ Càn sẽ khỏi

-Vị thuốc ấy như thế nào

-Tôi nói:Vị thuốc ấy là/ Quân tử dĩ tự cường bất túc

Trở về thì hay tin đại lão sư bà Khôn Tẫn Mã cho người mời chúng tôi về dự chiêu đãi Yến tiệc

Chuyện còn xin kể sau, cám ơn độc giả

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lại nói: Thiên Tùy hết sức sốt ruột vì chưa gặp được vị nữ Bồ tát, cứ giục quay về. Chúng tôi bèn đi du lịch dọc Bồng Lai Sứ. Thấy một trang viên rất kỳ lạ, chúng tôi đứng ngắm nhìn hồi lâu.Thiên Tùy cứ lẩm bẩm:Bất túc,bất túc, thì có hai người ra cổng đón tiếp chúng tôi

Nguyên đây là một Học viện của một vị Đạo sỹ, ngòai cổng cờ quạt, biểu ngữ rợp đất

Hai người này không kể nam nữ,đều gọi là tiểu đệ cho tiện

Một người tay cầm Bát Sà Mâu như ông Trương Phi, đầu đội một chiếc Nón Mộc.Lạ quá, lại thấy người này có vẻ là tướng hay đi tiên phong. Tôi liền hỏi

-Chẳng hay Tướng quân có cái Nón Mộc chắc chắn vậy ?

-Vị tiểu đệ đó trả lời răng: Thưa quý khách, do hai tay ra sức cầm Bát Sà Mâu xung trận, lên có sáng kiến dùng Nón Mộc làm Thuẫn đỡ Mâu, lại vừa tránh được cả nắng

-Tôi nói: Thật nhất cử lưỡng tiện

Người thứ hai diện mạo tuấn tú,dáng chừng là một cậu ấm,thấy một tay ôm một con Gà, đuôi rất dài. Một tay ôm một cái Chuông, chắc là hay đi đấm nước người. Tôi thấy hay hay liền hỏi

-Cho hỏi: cái gì đây ạ ?

-Vị ấm tử trả lời: "on à". (con gà)

-Lại hỏi: còn đấy là cái gì ?

-Vị ấm tử trả lời: "ái uông" . (cái chuông)

Thiên tùy buột miệng ngâm một câu thơ:

Hỡi chàng công tử có cái chuông ;

Cậu giải thích răng : Ấy ái uông ;

Con gà mái đẻ, trong tay cậu ;

Cậu bảo : anh à ật à on .

Chia tay hai vị tiểu đệ, tôi hỏi Thiên Tùy sao cứ : "Bất túc" là ý làm sao vậy

-Thiên Tùy nói: tiểu đệ của vị Pháp Sư, người thì mắt lác lại nói như vẹt, hẳn tên là Lác-Vẹt.Người thì ngoọng ngiú đi

-Thiên Tùy hỏi tôi: Nếu kê đơn thuốc thì kê sao đặng

-Tôi nói: Dùng vị thuốc trong quẻ Càn sẽ khỏi

-Vị thuốc ấy như thế nào

-Tôi nói:Vị thuốc ấy là/ Quân tử dĩ tự cường bất túc

Trở về thì hay tin đại lão sư bà Khôn Tẫn Mã cho người mời chúng tôi về dự chiêu đãi Yến tiệc

Chuyện còn xin kể sau, cám ơn độc giả

Xin kể tiếp

Chúng tôi trở về đại trang viên của Đại lão sư bà Khôn Tẫn Mã,thấy đèn nến sáng ngời, nhạc sáo tưng bừng, cờ phướn rợp sân

Yến tiệc bày la liệt, nào là sơn hào trên núi, hải vị dưới biển, đào tiên đỏ mọng, rượu quỳnh cung Hằng, thôi thì cứ đầy tràn trên bàn.

Chúng tôi vừa uống rượu vừa bàn bạc. Thiên Tùy không lấy làm vui thì Đại lão sư bà bèn hỏi

-Chẳng hay quý sứ giả có điều gì không được hài lòng chăng ?

-Thiên Tùy vội nói: Không dám, không dám. Chẳng qua trải bao tháng ngày xa quê nhà mà bỗng thấy nhớ cố hương thôi, để Sư bà bận tâm thấy thật là áy náy

-Đại lão sư bà ôn tồn nói: Thật ra tên đầy đủ của tôi là: Khôn Nguyên Hanh Lợi Tẫn Mã Chi Trinh

-Thiên Tùy tròn mắt reo lên: Ồ ,thì ra đại lão sư bà chính là vị Bồ Tát mà vị Sư trưởng của Chùa nơi chúng tôi xuất phát, nói tới. Thật là Thái Sơn ngay trước mắt mà không hay biết

-Vị nữ Bồ Tát nói: Có nhiều sách chưa chắc chúng sinh đọc đã Giác Ngộ. Năm kho sách Đại kỳ thư này nhị vị quý sứ giả khi nào cần tham khảo thì cứ đánh Dây thép, tôi sẽ cho đồ đệ gửi ngay tức thì cho

-Tôi nói: Thật vạn hạnh, vạn hạnh. Có phải Dây thép trước đây là đường dây hữu tuyến gọi điện thoại. Còn nay thêm cả truyền tải chữ viết qua mạng In-te-nét không ?

-Nữ Bồ Tát nói: Đúng thế. Sách Cổ Thư là sách Chân Giá Trị, nói đủ Nhân Sinh Quan, Thế Giới Quan, Càn Khôn sáng tỏ. Hãy chân trọng

-Thiên Tùy hỏi: Vậy Càn Khôn,Lưỡng Nghi, Tứ Tượng, Bát Quái, bốn phương, tám hướng, Bàn Cổ, Vận hội, Tam tài vân vân, lấy cái gì làm trọng

-Nữ Bồ Tát nói: Nó như dòng Sông chảy, chẳng thể khúc nào khinh, khúc nào trọng

-Tôi nói: Ngày mai xin được trở lại Cố hương, biết bao giờ gặp lại Bồ Tát đây

-Nữ Bồ Tát nói: Đa tạ hai tôn giả đã đến Sứ chúng tôi. Chúng tôi tặng cho một con Voi để hành hương. Có thể về theo đường cửa sông Trường giang, tiện thể vào thăm "Trận đồ bát quái' của ông Khổng Minh, rồi qua "Ngọa Long Cương" cũng là điều nên biết

-Thiên Tùy khoái quá reo lên rằng: Thật muôn phần cảm tạ, cảm tạ. Từ cửa sông Trường giang cứ ngược lên thượng nguồn mà đi

Sáng hôm sau, sau khi chia tay mọi người, chúng tôi cưỡi lên bành voi bơi qua biển. Nữ Bồ Tát dùng phép Rút Hải giúp chúng tôi vượt biển Đại hải,mà chẳng mấy chốc đã đến được cửa sông Trương giang

Đi dọc sông Trường giang lên hướng thượng nguồn suốt một ngày đường, mặt trời đã đỏ rực chân trời phía Tây thì thấy một tấm bia đá, tấm bia đá khắc ghi một bài thơ. Chúng tôi cho voi dừng lại, xuống trước tấm bia thấy ghi rằng

1-Trường giang ?

cuồn cuộn chảy về đông ,

2-Sóng bạc đầu ?

cuốn những anh hùng ,

3-Thịnh ... suy , thành ... bại ?

theo dòng nước ,

4-Phút chốc : cơ đồ ?

bỗng tay không ,

5-Núi sông ?

nguyên vẹn cũ ,

6-Bao độ ?

ánh chiều hồng ...

Bâng khuâng khi đọc được nhưng câu thơ ,nhưng trời tối nhá nhem, chẳng ham đọc tiếp, lên mình voi lại mải miết đi tiếp đến một xóm nhỏ ven sông, rồi xin nghỉ trọ

(Chuyện tiếp thế nào, sẽ kể sau, cám ơn)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xin kể tiếp

Chúng tôi trở về đại trang viên của Đại lão sư bà Khôn Tẫn Mã,thấy đèn nến sáng ngời, nhạc sáo tưng bừng, cờ phướn rợp sân

Yến tiệc bày la liệt, nào là sơn hào trên núi, hải vị dưới biển, đào tiên đỏ mọng, rượu quỳnh cung Hằng, thôi thì cứ đầy tràn trên bàn.

Chúng tôi vừa uống rượu vừa bàn bạc. Thiên Tùy không lấy làm vui thì Đại lão sư bà bèn hỏi

-Chẳng hay quý sứ giả có điều gì không được hài lòng chăng ?

-Thiên Tùy vội nói: Không dám, không dám. Chẳng qua trải bao tháng ngày xa quê nhà mà bỗng thấy nhớ cố hương thôi, để Sư bà bận tâm thấy thật là áy náy

-Đại lão sư bà ôn tồn nói: Thật ra tên đầy đủ của tôi là: Khôn Nguyên Hanh Lợi Tẫn Mã Chi Trinh

-Thiên Tùy tròn mắt reo lên: Ồ ,thì ra đại lão sư bà chính là vị Bồ Tát mà vị Sư trưởng của Chùa nơi chúng tôi xuất phát, nói tới. Thật là Thái Sơn ngay trước mắt mà không hay biết

-Vị nữ Bồ Tát nói: Có nhiều sách chưa chắc chúng sinh đọc đã Giác Ngộ. Năm kho sách Đại kỳ thư này nhị vị quý sứ giả khi nào cần tham khảo thì cứ đánh Dây thép, tôi sẽ cho đồ đệ gửi ngay tức thì cho

-Tôi nói: Thật vạn hạnh, vạn hạnh. Có phải Dây thép trước đây là đường dây hữu tuyến gọi điện thoại. Còn nay thêm cả truyền tải chữ viết qua mạng In-te-nét không ?

-Nữ Bồ Tát nói: Đúng thế. Sách Cổ Thư là sách Chân Giá Trị, nói đủ Nhân Sinh Quan, Thế Giới Quan, Càn Khôn sáng tỏ. Hãy chân trọng

-Thiên Tùy hỏi: Vậy Càn Khôn,Lưỡng Nghi, Tứ Tượng, Bát Quái, bốn phương, tám hướng, Bàn Cổ, Vận hội, Tam tài vân vân, lấy cái gì làm trọng

-Nữ Bồ Tát nói: Nó như dòng Sông chảy, chẳng thể khúc nào khinh, khúc nào trọng

-Tôi nói: Ngày mai xin được trở lại Cố hương, biết bao giờ gặp lại Bồ Tát đây

-Nữ Bồ Tát nói: Đa tạ hai tôn giả đã đến Sứ chúng tôi. Chúng tôi tặng cho một con Voi để hành hương. Có thể về theo đường cửa sông Trường giang, tiện thể vào thăm "Trận đồ bát quái' của ông Khổng Minh, rồi qua "Ngọa Long Cương" cũng là điều nên biết

-Thiên Tùy khoái quá reo lên rằng: Thật muôn phần cảm tạ, cảm tạ. Từ cửa sông Trường giang cứ ngược lên thượng nguồn mà đi

Sáng hôm sau, sau khi chia tay mọi người, chúng tôi cưỡi lên bành voi bơi qua biển. Nữ Bồ Tát dùng phép Rút Hải giúp chúng tôi vượt biển Đại hải,mà chẳng mấy chốc đã đến được cửa sông Trương giang

Đi dọc sông Trường giang lên hướng thượng nguồn suốt một ngày đường, mặt trời đã đỏ rực chân trời phía Tây thì thấy một tấm bia đá, tấm bia đá khắc ghi một bài thơ. Chúng tôi cho voi dừng lại, xuống trước tấm bia thấy ghi rằng

1-Trường giang ?

cuồn cuộn chảy về đông ,

2-Sóng bạc đầu ?

cuốn những anh hùng ,

3-Thịnh ... suy , thành ... bại ?

theo dòng nước ,

4-Phút chốc : cơ đồ ?

bỗng tay không ,

5-Núi sông ?

nguyên vẹn cũ ,

6-Bao độ ?

ánh chiều hồng ...

Bâng khuâng khi đọc được nhưng câu thơ ,nhưng trời tối nhá nhem, chẳng ham đọc tiếp, lên mình voi lại mải miết đi tiếp đến một xóm nhỏ ven sông, rồi xin nghỉ trọ

(Chuyện tiếp thế nào, sẽ kể sau, cám ơn)

(tiếp)

Chúng tôi nghỉ lại trong một nhà cụ già. Uống trà Sơn tuyết lấy từ đỉnh núi mù sương bên tả ngạn, hương trà ngào ngạt khiến chúng tôi lấy lại sức nhanh chóng. Cụ già hỏi

-Chẳng hay hai vãn khách đi buôn bán phương nao ?

-Tôi nói: Theo lời khuyên của vị Bồ Tát nước Bồng Lai Sứ ngoài biển Lớn, chúng tôi muốn đến thăm Đồ trận Bát quái của đại quân sư Không Minh năm xưa, rồi thong dong qua Ngọa Long Cương một chuyến xem sao. Mong cụ chỉ đường

-Cụ già vuốt râu cười Khà Khà và nói: Dễ quá, dễ quá, đường đến đó có dễ, nhưng cũng thật khó

-Thiên Tùy hỏi: Sao lại vừa dễ vừa khó là ý làm sao vậy

-Cụ già nói: Cứ ngược hướng thượng nguồn dòng sông này mà đi, đến quãng gần thượng nguồn thấy cửa ngõ vào Tây Xuyên là đến. Đến rồi vào thăm Trận đồ nhưng khi muốn ra thì thật khó

-Tôi hỏi: Thưa cụ, cụ có thể nói cho hậu bối tỏ tường hơn được chăng

-Cụ già cười hiền hậu và nói: Thứ nhất là phải có cụ Hoàng Thừa Ngạn dẫn đường vào thăm trận đồ. Hoặc thứ hai là phải có đủ 8 chữ . Nếu không thì có vào mà đừng hòng ra được.

-Bạn tôi sốt ruột liền hỏi: Bẩm cụ vậy 8 chữ ấy là gì vậy

-Cụ già nói: Vốn trận đồ bát quái có sức mạnh của 10 vạn tinh binh, biến ảo vô cùng, thành bát môn trận pháp

-Thiên Tùy láu táu hỏi: À giống như cửu tinh đồ chứ gì, thế thì đơn giản

-Cụ già nói: Cửu là cửu, bát là bát, sao lại lẫn lộn thế

-Tôi hỏi: Cụ làm ơn cho biết 8 chữ gồm những chữ nào vậy

-Cụ già nói: Gồm

Thực mà hư là một;

Hư mà thực là hai;

Hữu mà vô là ba;

Vô mà hữu là bốn;

Minh mà u là năm;

U mà minh là sáu;

Chân mà giả là bảy;

Giả mà chân là tám.

-Thiên Tùy vội hỏi: Vậy thực mà hư là một, là nghĩa thế nào, ơn cụ giải nghĩa cho

-Cụ già nói: Giả như cung Li nếu vẽ trên giấy là có chữ Ngọ Hỏa to như cái đấu, nhưng trên trận đồ thực lại không có mà mở toang ra

-Tôi hỏi: Vậy Hư mà Thực thứ hai, là nghĩa làm sao

-Cụ già nói: Lại giả như trên giấy, khe giữa cung Li và cung Tốn là không có gì, nhưng trên thực địa lại có thực lấp đầy

-Thiên Tùy sốt ruột hỏi: Vậy Giả mà Chân thứ tám là sao ạ

-Cụ già nói: Điều này có nghĩa là Giả Thiện khác với Chân Thiện. Phải người Chân Thiện vào mới ra được

-Tôi nói: Chẳng biết cơ hội nào mới lại có dịp duyên kỳ ngộ thế này, lão tiền bối xin hãy giảng giải rõ ràng hết cả 8 chữ cho vãn sinh thì thật là đội ơn lắm lắm

-Cụ già nói: Không dám, khổng tử nói: Biết mà không nói cũng là có lỗi. Nhưng tôi chỉ sơ học, không nói hết được

-Một hồi lâu cụ lại nói: Theo tôi hai vãn khách hãy tạm thăm thú đủ tám phương, tám vùng, lại phải có công phu ít là tám năm, nhiều là tám mươi năm, hoặc giả đến Ngọa Long Cương trước,ngộ điều diệu pháp, rồi sau quay lại thăm đồ trận vẫn chưa muộn

-Tôi nói: Cụ dạy phải lắm, rất đa tạ, đa tạ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Yêu cầu bạn Thiên luyên chú ý : khi viết tiếp bài viết ở ngay phía trên không cần trích dẫn lại toàn bài như vây.

QTV.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Yêu cầu bạn Thiên luyên chú ý : khi viết tiếp bài viết ở ngay phía trên không cần trích dẫn lại toàn bài như vây.

QTV.

Nếu ko muốn tôi phổ biến kiến thức thì hãy xóa luôn nick và toàn bộ bài này di luôn cho/ đuùng bất lịvch sự quá vậy

Share this post


Link to post
Share on other sites

Yêu cầu bạn Thiên luyên chú ý : khi viết tiếp bài viết ở ngay phía trên không cần trích dẫn lại toàn bài như vây.

QTV.

cám ơn bạn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kinh gửi bác Thiên Sứ

tôi chỉ là người đọc là chính, thiết nghĩ người viết bản thân họ không có bản quyền bài viết, cũng chăng có nhuận bút mà chỉ đơn giản là yêu học thuật mà viết bài. Khi họ đang mãi viết bài mà có một sự tác động tâm ly nào đó khiến họ cụt hưng , phải chăng đó có là cách làm của một diễn đàn lành mạnh ko

Người viết bài dở tự người đọc sẽ xa lánh thi người viết tự rút lui

Vậy đề nghị bác thiên sứ quan tâm điều này

Đa tạ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nếu ko muốn tôi phổ biến kiến thức thì hãy xóa luôn nick và toàn bộ bài này di luôn cho/ đuùng bất lịvch sự quá vậy

Quản trị viên đã nhắc nhở xin bạn chú ý cho. Đây cũng là mục giải trí mà thôi ...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhân thấy bài thơ dạo đầu phim Tam Quốc Diễn Nghĩa, khổ thơ tiếp có một số bản dịch như sau

Bản dịch của Phan Kế Bính là

Bạn đầu bạc ngư tiều trên bãi;

Đã quen nhìn thu nguyệt xuân phong;

Một bầu rượu vui vẻ tương phùng;

Xưa nay bao nhiêu việc;

Phó mặc nói cười suông.

Bản dịch của Điệp Luyến Hoa

Tóc bạc ngư tiều trên bến nước;

Quen nhìn gió mát trăng trong;

Một bầu rượu đục lúc tương phùng;

Cổ kim vô số chuyện;

Cười nói luận đàm ngông.

Bản dịch của Lê Ngọc Đình

Ngư tiều mái tóc pha sương;

Giang đầu quen ngắm vô thường xuân phong;

Gặp nhau rượu nhạt ấm lòng;

Cười buông thế sự xuôi dòng cổ kim.

Tôi cũng góp một cách đọc khác, dựa vào thuyết minh phim

Bác ngư tiều dãi giầu trên bãi ;

Cũng có khi, gió mát trăng trong ;

Một vò rượu quý, vui tương ngộ ;

Phó việc đời, ta trong chén rượu nồng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

ôi dào. Tôi là một người lính nhập ngũ từ năm 76 hết biên giới tây nam đến biên giới phía bắc, giờ đã về hưu. Lúc cầm quân thấy mưu của ông Gia Cát chưa chắc đã bằng mưu lược của các ngài Lê Hoàn, Lý thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi, Quang Trung. Sử ta còn ối cái để học, để dịch, sao không dịch lại cứ đi mượn sử để dịch. Rõ chán tưởng mục này hay lắm.

Share this post


Link to post
Share on other sites

LỜI BÌNH CỦA THIÊN LUYÊN

Kính thưa quý vị

Kính thưa bác Thiên Sứ

Trong mục "Vấn nạn tử vi", mục TỬ VI / TRAO ĐỔI. Bài 82 của bác Thiên Sứ,bác Thiên Sứ có trả lời các ý như sau:

-"Thực ra không phải tôi không thể trả lời mấy câu hỏi (tử vi ở địa cực), với tôi thuộc loại vớ vấn

-Tôi đã hứa sẽ trả lời ngay trong ngày hôm nay

-Bởi vì tôi bận đi chụp ảnh cái nhà màu trắng, mà tôi hứa sẽ đưa lên, để minh chứng cho Phong Thủy Lạc Việt

-Khi về,tôi định lên mạng trả lời ngay anh ta (là KaKaLotta) ,thì gặp mấy lời ngông ngạo

-Thực ra,những vấn đề anh ta đưa ra,cũng chính là vấn nạn của Phong Thủy có nguồn gốc từ cổ thư chữ Hán

-và nó có tác dụng xóa sổ phong thủy có nguồn gốc chữ Hán này

-Còn Phong Thủy Lạc Việt thì không..."

Những từ trong ngoặc đơn là tôi chú thích thêm

Theo tôi, bác Thiên Sứ viết thế không đúng rồi, tôi sẽ chứng minh ngay bài sau đây

Tôi nhận xét, ý kiến của bác " COTHU " và anh " KaKaLotta " rất siêu việt, chắc họ vẫn còn rất ấm ức

Bạn căn cứ vào đâu mà cho rằng ý kiến bác " COTHU" là siêu việt. Tôi vẫn đang chờ, đang muốn nghe những gì bác COTHU bảo rằng " PTVL là kiến thức rời rạc, chắp vá" đây.

http://www.lyhocdongphuong.org.vn/diendan/...=3702&st=80

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kinh gửi bác Thiên Sứ

tôi chỉ là người đọc là chính, thiết nghĩ người viết bản thân họ không có bản quyền bài viết, cũng chăng có nhuận bút mà chỉ đơn giản là yêu học thuật mà viết bài. Khi họ đang mãi viết bài mà có một sự tác động tâm ly nào đó khiến họ cụt hưng , phải chăng đó có là cách làm của một diễn đàn lành mạnh ko

Người viết bài dở tự người đọc sẽ xa lánh thi người viết tự rút lui

Vậy đề nghị bác thiên sứ quan tâm điều này

Đa tạ

Na Kim Phong thân mến.

Có ai xóa bài của Thienluyen đâu.

Anh ấy nói cho vui mà.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cám ơn bác Liêm Trinh, cám ơn bác Thiên Sứ

Tôi xin kể nốt đoạn kết

Share this post


Link to post
Share on other sites

(tiếp)

Chúng tôi nghỉ lại trong một nhà cụ già. Uống trà Sơn tuyết lấy từ đỉnh núi mù sương bên tả ngạn, hương trà ngào ngạt khiến chúng tôi lấy lại sức nhanh chóng. Cụ già hỏi

-Chẳng hay hai vãn khách đi buôn bán phương nao ?

-Tôi nói: Theo lời khuyên của vị Bồ Tát nước Bồng Lai Sứ ngoài biển Lớn, chúng tôi muốn đến thăm Đồ trận Bát quái của đại quân sư Không Minh năm xưa, rồi thong dong qua Ngọa Long Cương một chuyến xem sao. Mong cụ chỉ đường

-Cụ già vuốt râu cười Khà Khà và nói: Dễ quá, dễ quá, đường đến đó có dễ, nhưng cũng thật khó

-Thiên Tùy hỏi: Sao lại vừa dễ vừa khó là ý làm sao vậy

-Cụ già nói: Cứ ngược hướng thượng nguồn dòng sông này mà đi, đến quãng gần thượng nguồn thấy cửa ngõ vào Tây Xuyên là đến. Đến rồi vào thăm Trận đồ nhưng khi muốn ra thì thật khó

-Tôi hỏi: Thưa cụ, cụ có thể nói cho hậu bối tỏ tường hơn được chăng

-Cụ già cười hiền hậu và nói: Thứ nhất là phải có cụ Hoàng Thừa Ngạn dẫn đường vào thăm trận đồ. Hoặc thứ hai là phải có đủ 8 chữ . Nếu không thì có vào mà đừng hòng ra được.

-Bạn tôi sốt ruột liền hỏi: Bẩm cụ vậy 8 chữ ấy là gì vậy

-Cụ già nói: Vốn trận đồ bát quái có sức mạnh của 10 vạn tinh binh, biến ảo vô cùng, thành bát môn trận pháp

-Thiên Tùy láu táu hỏi: À giống như cửu tinh đồ chứ gì, thế thì đơn giản

-Cụ già nói: Cửu là cửu, bát là bát, sao lại lẫn lộn thế

-Tôi hỏi: Cụ làm ơn cho biết 8 chữ gồm những chữ nào vậy

-Cụ già nói: Gồm

Thực mà hư là một;

Hư mà thực là hai;

Hữu mà vô là ba;

Vô mà hữu là bốn;

Minh mà u là năm;

U mà minh là sáu;

Chân mà giả là bảy;

Giả mà chân là tám.

-Thiên Tùy vội hỏi: Vậy thực mà hư là một, là nghĩa thế nào, ơn cụ giải nghĩa cho

-Cụ già nói: Giả như cung Li nếu vẽ trên giấy là có chữ Ngọ Hỏa to như cái đấu, nhưng trên trận đồ thực lại không có mà mở toang ra

-Tôi hỏi: Vậy Hư mà Thực thứ hai, là nghĩa làm sao

-Cụ già nói: Lại giả như trên giấy, khe giữa cung Li và cung Tốn là không có gì, nhưng trên thực địa lại có thực lấp đầy

-Thiên Tùy sốt ruột hỏi: Vậy Giả mà Chân thứ tám là sao ạ

-Cụ già nói: Điều này có nghĩa là Giả Thiện khác với Chân Thiện. Phải người Chân Thiện vào mới ra được

-Tôi nói: Chẳng biết cơ hội nào mới lại có dịp duyên kỳ ngộ thế này, lão tiền bối xin hãy giảng giải rõ ràng hết cả 8 chữ cho vãn sinh thì thật là đội ơn lắm lắm

-Cụ già nói: Không dám, khổng tử nói: Biết mà không nói cũng là có lỗi. Nhưng tôi chỉ sơ học, không nói hết được

-Một hồi lâu cụ lại nói: Theo tôi hai vãn khách hãy tạm thăm thú đủ tám phương, tám vùng, lại phải có công phu ít là tám năm, nhiều là tám mươi năm, hoặc giả đến Ngọa Long Cương trước,ngộ điều diệu pháp, rồi sau quay lại thăm đồ trận vẫn chưa muộn

-Tôi nói: Cụ dạy phải lắm, rất đa tạ, đa tạ

Chúng tôi tạm biệt cụ già, vượt qua bao bãi cát giặng dâu, vượt qua nhiều dốc núi dựng đứng thì tìm được một Cây Thuốc Quý, trên đường đi xắp phải đi qua một Thạch Gia Trang, định biếu cây thuốc cho Gia trang chủ, để có thể đi qua, thì nghe có tiếng sáo diều kêu vi vu, mà lòng trạnh nhớ quê nhà, đã hai mùa thả diều rồi.

Bỗng có chim Câu đưa thư của bạn cố hương bay tới, trong thư bạn nhắn về vì đã lại đến mùa thả diều. Hơn nữa đã xa nhà lâu, cộng đường gập gềnh khúc khuỷu, chúng tôi quyết định rẽ ngang theo đường tắt trở lại quê hương

Sau này có cơ hội lại kể chuyện mua vui cho độc giả

Cám ơn quý khách đã ghé thăm

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn Như Thông,

Như Thông quan tâm nhiều đến Phong thủy, trước đây tôi có đọc được ở một cuốn sách, giờ không viết nguyên xi mà tóm tắt thế này

Trận đồ bát quái, mà ở một chừng mực nào đó, nó cũng là Phong thủy, có nhiều kía cạnh quan tâm, giờ bàn về cung Chấn-Đoài

Chấn Đoài là phương Đông Tây

Đông đức tượng Thanh Long

Tây đức tượng Bạch Hổ

Phương Tây, ngũ hành phối với Kim

Phương Đông, ngũ hành phối với Mộc

Trong bố cục Phong Thủy có thể dẫn đến Thừa vượng hoặc Thừa suy

Kim chủ về Thông

Mộc chủ về Minh

Người làm nghề Thầy cúng,Phong thủy không thể không biết điều đó. Giống như cầm thanh kiếm hai lưỡi, nếu điệu nghệ thì không hề hấn gì. Vì thế Đạo Phật luôn luôn khuyên: Phải gieo nhân đức

Thừa vương, thừa suy hay Thái quá, bất cập, nên sách viết: Lạc cực sinh bi, hoặc núi cao mà không đổ há sợ lắm thay

Sở dĩ biết được vì: Tàng đầu lộ vĩ

Khiến xao tâm động trí

Bàn về chữ Thông, Kim thừa vượng, bình sinh thông biến luôn luôn, khát vọng cao xa. Nhưng cũng sát phạt nhiều thành: Nhược đãi Thanh Long, lai Bạch Hổ thượng

Dịch lý cho hay, cái này Vượng, tất cái khác suy. Kim thừa vượng, Mộc sẽ suy yếu, Mộc suy ứng với Thiểu Minh. Sinh phản họa

Thiểu Minh là gì, giống như người đứng ngoài sân có mưa, không hay nước từ đâu đổ xuống mà chạy vào nhà tránh mưa

Cường Thông có cát có hung, chỉ sợ lửa tam muội làm ảnh hưởng đến tim

Kim vương sinh thủy là bình sinh trí lự, chỉ sợ bốn bề sóng nước mênh mông làm ảnh hưởng đến mắt

Sát phạt nhiều,là nợ với trời, nghiệp quá lớn, không thể không giải

Người nợ người có thể quịt, người nợ trời không thể không trả

Đơi này không trả, đời con cháu phải trả

Sách Luận Ngữ bàn rằng: Trăm thứ pháp, không bằng pháp Phật

Bát quái luận nhiều không hết, sách đã viết rõ ràng .Nay không bàn hết đựoc

Mong quý độc giả lượng thứ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn Như Thông,

Như Thông quan tâm nhiều đến Phong thủy, trước đây tôi có đọc được ở một cuốn sách, giờ không viết nguyên xi mà tóm tắt thế này

Trận đồ bát quái, mà ở một chừng mực nào đó, nó cũng là Phong thủy, có nhiều kía cạnh quan tâm, giờ bàn về cung Chấn-Đoài

Chấn Đoài là phương Đông Tây

Đông đức tượng Thanh Long

Tây đức tượng Bạch Hổ

Phương Tây, ngũ hành phối với Kim

Phương Đông, ngũ hành phối với Mộc

Trong bố cục Phong Thủy có thể dẫn đến Thừa vượng hoặc Thừa suy

Kim chủ về Thông

Mộc chủ về Minh

Người làm nghề Thầy cúng,Phong thủy không thể không biết điều đó. Giống như cầm thanh kiếm hai lưỡi, nếu điệu nghệ thì không hề hấn gì. Vì thế Đạo Phật luôn luôn khuyên: Phải gieo nhân đức

Thừa vương, thừa suy hay Thái quá, bất cập, nên sách viết: Lạc cực sinh bi, hoặc núi cao mà không đổ há sợ lắm thay

Sở dĩ biết được vì: Tàng đầu lộ vĩ

Khiến xao tâm động trí

Bàn về chữ Thông, Kim thừa vượng, bình sinh thông biến luôn luôn, khát vọng cao xa. Nhưng cũng sát phạt nhiều thành: Nhược đãi Thanh Long, lai Bạch Hổ thượng

Dịch lý cho hay, cái này Vượng, tất cái khác suy. Kim thừa vượng, Mộc sẽ suy yếu, Mộc suy ứng với Thiểu Minh. Sinh phản họa

Thiểu Minh là gì, giống như người đứng ngoài sân có mưa, không hay nước từ đâu đổ xuống mà chạy vào nhà tránh mưa

Cường Thông có cát có hung, chỉ sợ lửa tam muội làm ảnh hưởng đến tim

Kim vương sinh thủy là bình sinh trí lự, chỉ sợ bốn bề sóng nước mênh mông làm ảnh hưởng đến mắt

Sát phạt nhiều,là nợ với trời, nghiệp quá lớn, không thể không giải

Người nợ người có thể quịt, người nợ trời không thể không trả

Đơi này không trả, đời con cháu phải trả

Sách Luận Ngữ bàn rằng: Trăm thứ pháp, không bằng pháp Phật

Bát quái luận nhiều không hết, sách đã viết rõ ràng .Nay không bàn hết đựoc

Mong quý độc giả lượng thứ

Chào anh Thiên Luyên !!!

Anh hiểu sai ý tui rồi. tui thấy anh nói rằng: ý kiến của bác COTHU là siêu việt. Nhưng tui có thấy siêu việt gì đâu. Anh hãy dẫn chứng cái chổ siêu việt của bác COTHU cho tui xem. Vả lại, tui cũng đang chờ và mong ý kiến siêu việt của bác COTHU như anh đã nói.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn Như Thông,

Như Thông quan tâm nhiều đến Phong thủy, trước đây tôi có đọc được ở một cuốn sách, giờ không viết nguyên xi mà tóm tắt thế này

Trận đồ bát quái, mà ở một chừng mực nào đó, nó cũng là Phong thủy, có nhiều kía cạnh quan tâm, giờ bàn về cung Chấn-Đoài

Chấn Đoài là phương Đông Tây

Đông đức tượng Thanh Long

Tây đức tượng Bạch Hổ

Phương Tây, ngũ hành phối với Kim

Phương Đông, ngũ hành phối với Mộc

Trong bố cục Phong Thủy có thể dẫn đến Thừa vượng hoặc Thừa suy

Kim chủ về Thông

Mộc chủ về Minh

Người làm nghề Thầy cúng,Phong thủy không thể không biết điều đó. Giống như cầm thanh kiếm hai lưỡi, nếu điệu nghệ thì không hề hấn gì. Vì thế Đạo Phật luôn luôn khuyên: Phải gieo nhân đức

Thừa vương, thừa suy hay Thái quá, bất cập, nên sách viết: Lạc cực sinh bi, hoặc núi cao mà không đổ há sợ lắm thay

Sở dĩ biết được vì: Tàng đầu lộ vĩ

Khiến xao tâm động trí

Bàn về chữ Thông, Kim thừa vượng, bình sinh thông biến luôn luôn, khát vọng cao xa. Nhưng cũng sát phạt nhiều thành: Nhược đãi Thanh Long, lai Bạch Hổ thượng

Dịch lý cho hay, cái này Vượng, tất cái khác suy. Kim thừa vượng, Mộc sẽ suy yếu, Mộc suy ứng với Thiểu Minh. Sinh phản họa

Thiểu Minh là gì, giống như người đứng ngoài sân có mưa, không hay nước từ đâu đổ xuống mà chạy vào nhà tránh mưa

Cường Thông có cát có hung, chỉ sợ lửa tam muội làm ảnh hưởng đến tim

Kim vương sinh thủy là bình sinh trí lự, chỉ sợ bốn bề sóng nước mênh mông làm ảnh hưởng đến mắt

Sát phạt nhiều,là nợ với trời, nghiệp quá lớn, không thể không giải

Người nợ người có thể quịt, người nợ trời không thể không trả

Đơi này không trả, đời con cháu phải trả

Sách Luận Ngữ bàn rằng: Trăm thứ pháp, không bằng pháp Phật

Bát quái luận nhiều không hết, sách đã viết rõ ràng .Nay không bàn hết đựoc

Mong quý độc giả lượng thứ

À, đọc kỹ bài này, tui thấy hay nhắc đến chữ Thông thật nhiều. Như Thông là pháp danh phật tử của tui, do chính hoà thượng Thích Trí Tâm , trụ trì chùa Nghĩa Phương đặt cho tui. Tui là Như Thông chứ chẳng phải Cường Thông, Mạnh Thông, Trí Thông, Dũng Thông.... nên tui cũng không có sao theo như sách Luận Ngữ đã nói, thật là may quá. Vả lại, tui cũng không quan tâm đến cái chuyện tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ. :o . Tui cũng đã nghe nguời Việt Nam lấy cái " Cần, kiệm, liêm, chính " làm đầu. 04 chữ đấy, phấn đấu hết cả đời chắc gì làm nổi, thì 05 chữ :" Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín" của sách Luận Ngữ hãy để bàn sau vậy. :wacko:

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sách Luận Ngữ bàn rằng: Trăm thứ pháp, không bằng pháp Phật

Luận Ngữ nằm trong Tứ thư - vốn được coi là của Khổng Tử - 500 năm AC. Bây giờ có câu:

"Trăm thứ Pháp không bằng Pháp Phật". Người giới thiệu Thienluyen.

Đây là bằng chứng hùng hồn cho thấy:

Phật Pháp đã ảnh hưởng tới văn hóa Trung Hoa ngay từ khi Đức Phật ...mới đang tu.

Ai muốn chứng minh điều này vào mục giải trí - diễn đàn Lý Học Đông phương - trích dẫn câu của anh Thiên Luyên :wacko: .

Share this post


Link to post
Share on other sites

Luận Ngữ nằm trong Tứ thư - vốn được coi là của Khổng Tử - 500 năm AC. Bây giờ có câu:

"Trăm thứ Pháp không bằng Pháp Phật". Người giới thiệu Thienluyen.

Đây là bằng chứng hùng hồn cho thấy:

Phật Pháp đã ảnh hưởng tới văn hóa Trung Hoa ngay từ khi Đức Phật ...mới đang tu.

Ai muốn chứng minh điều này vào mục giải trí - diễn đàn Lý Học Đông phương - trích dẫn câu của anh Thiên Luyên :wacko: .

Sao đệ tử tìm hoài vẫn không thấy câu này nhỉ. :o

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sao đệ tử tìm hoài vẫn không thấy câu này nhỉ. :wacko:

Trùi ui! Nó nằm chềnh ềnh trong bài viết cuối của anh Thien Luyen đấy. Còn in đậm nữa.

Chào bạn Như Thông,

Như Thông quan tâm nhiều đến Phong thủy, trước đây tôi có đọc được ở một cuốn sách, giờ không viết nguyên xi mà tóm tắt thế này

Trận đồ bát quái, mà ở một chừng mực nào đó, nó cũng là Phong thủy, có nhiều kía cạnh quan tâm, giờ bàn về cung Chấn-Đoài

Chấn Đoài là phương Đông Tây

Đông đức tượng Thanh Long

Tây đức tượng Bạch Hổ

Phương Tây, ngũ hành phối với Kim

Phương Đông, ngũ hành phối với Mộc

Trong bố cục Phong Thủy có thể dẫn đến Thừa vượng hoặc Thừa suy

Kim chủ về Thông

Mộc chủ về Minh

Người làm nghề Thầy cúng,Phong thủy không thể không biết điều đó. Giống như cầm thanh kiếm hai lưỡi, nếu điệu nghệ thì không hề hấn gì. Vì thế Đạo Phật luôn luôn khuyên: Phải gieo nhân đức

Thừa vương, thừa suy hay Thái quá, bất cập, nên sách viết: Lạc cực sinh bi, hoặc núi cao mà không đổ há sợ lắm thay

Sở dĩ biết được vì: Tàng đầu lộ vĩ

Khiến xao tâm động trí

Bàn về chữ Thông, Kim thừa vượng, bình sinh thông biến luôn luôn, khát vọng cao xa. Nhưng cũng sát phạt nhiều thành: Nhược đãi Thanh Long, lai Bạch Hổ thượng

Dịch lý cho hay, cái này Vượng, tất cái khác suy. Kim thừa vượng, Mộc sẽ suy yếu, Mộc suy ứng với Thiểu Minh. Sinh phản họa

Thiểu Minh là gì, giống như người đứng ngoài sân có mưa, không hay nước từ đâu đổ xuống mà chạy vào nhà tránh mưa

Cường Thông có cát có hung, chỉ sợ lửa tam muội làm ảnh hưởng đến tim

Kim vương sinh thủy là bình sinh trí lự, chỉ sợ bốn bề sóng nước mênh mông làm ảnh hưởng đến mắt

Sát phạt nhiều,là nợ với trời, nghiệp quá lớn, không thể không giải

Người nợ người có thể quịt, người nợ trời không thể không trả

Đơi này không trả, đời con cháu phải trả

Sách Luận Ngữ bàn rằng: Trăm thứ pháp, không bằng pháp Phật

Bát quái luận nhiều không hết, sách đã viết rõ ràng .Nay không bàn hết đựoc

Mong quý độc giả lượng thứ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Như Thông thân mến.

Để sư phọ biện minh cho Như Thông rõ thêm nha:

- Đức Phật Thích Ca sinh vào năm 551 BC (Phật lịch 2552 - tính đến nay), thọ 84 tuổi thì Ngài về cõi Niết Bàn, có nơi gọi là Nát Bàn. Tức là Ngài viên tịch vào năm 468 BC.

- Ngài Khổng Tử sinh cùng năm với Đức Phật 551 BC và thọ 73 tuổi. Ngài mất trước Đức Phật 11 năm. Tức là năm 479.

Sau khi Đức Phật viên tịch hàng chục năm thì các đại đệ tử của Đức Phật mới tụ tập lại để viết lại Kinh sách theo lời Phật dạy. Gọi là Đại kiết tập lần thứ nhất. Sau đó các đại đệ tử của Đức Phật mới đi các nơi để truyền bá tư tưởng của Phật Pháp. Bởi vậy các bộ kinh của Phật Giáo bao giờ cũng bắt đầu bằng câu: "Tôi từng nghe...." là do các đại đệ tử của Đức Phật nói lại vậy. Nói vậy thì Như Thông đủ biết rằng lúc đó Ngài Khổng Tử từ trần đã lâu rùi.

Vậy mà anh Thiên Luyên viết:

Sách Luận Ngữ bàn rằng: Trăm thứ pháp, không bằng pháp Phật

Chu choa! Mế bầu bọ bủ ơi! Như vậy ngay trong lúc Đức Phật đang giảng Pháp cho đệ tử, đức Khổng Tử đã nghe thấy và viết trong sách Luận Ngữ của ngài. Lạy Chúa và Đức Ala toàn năng. Đây có phải là bằng chứng hùng hồn để viết lại lịch sử Phật giáo, rằng thì là: Đạo Phật đã truyền tới Trung Hoa trước tiên ngay khi Đức Phật mới đang giảng Pháp. Hi!

Chưa hết, Điều này có thể còn là một bằng chứng cho một giả thuyết khoa học căn cứ vào phát hiện của anh Thienluyen rằng thì là thời ấy đã có vô tuyến viễn thông và Ngài Khổng Tử vĩ đại đã sắm được một máy thu sóng từ Ấn Độ, chắc là của hãng Sony để nghe Pháp của Đức Phật - Ngài Không Tử đã tâm đắc và viết trong sách Luận Ngữ của Ngài - mà anh Thienluyen viết:

Sách Luận Ngữ bàn rằng: Trăm thứ pháp, không bằng pháp Phật

Cũng may đây là mục Giải Trí. Nếu không sư phọ cũng chết mất.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cái dòng đó thì đệ tử thấy rồi, ý đệ tử là trong 20 thiên của sách Luận Ngữ, tìm mỏi cả mắt cũng có thấy câu: Trăm thứ pháp, không bằng pháp Phật. :wacko: . Thì ra là cái ông Thien Luyen này nói tào lao.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Người nợ người có thể quịt

Ấy anh Thiên luyện tôi nghĩ cái nhẽ này không ổn,giải trí kiểu này thì thành phi trí, Bao nhiêu anh em trên diễn đàn dốc sức chứng minh cái phần lý học là làm kiểu nảy bản thân thì phải chịu họa mà cháu con thì tất mất phúc.

Thiểu Minh là gì, giống như người đứng ngoài sân có mưa, không hay nước từ đâu đổ xuống mà chạy vào nhà tránh mưa

Cái lý của mưa là mưa nhiều quá thí đất mẹ nhão ra mất liên kết không tốt. Mưa mà không chạy ngài trời ngài ấy nổi giận sai ông thiên lôi đi tuần nện cho một phát thì có mà triệt hết đường sinh nở mất phúc quá.

cái này Vượng, tất cái khác suy. Kim thừa vượng, Mộc sẽ suy yếu, Mộc suy ứng với Thiểu Minh. Sinh phản họa

Cái phản tính này không thể sắp xếp khiên cưỡng như thế sẽ oan uổng cho nhiều người còn phải cả tử vi nữa chứ ngũ hành không suy hết.

Liêm trinh tôi vốn xưa đẹp trai như Chí Phèo lại có cự môn hãm địa đóng mệnh nên vất vả, quần áo lúc nào cũng xọc xêch.

Ấy vậy mà nhờ có cái anh Liêm nên lúc trẻ cũng có ba bảy cô hoa hậu tầm cỡ Thị Nở chạy như đèn cù xung quanh.

Đến khổ tiến không được, thoái không song, chỉ được cái dùng để nghiên cứu thì tốt.

May mà đến tọa độ phản tính phát tác các cô ấy bỗng đồng loạt xách yếm dãi chạy hết, thế là được thoát nạn. âu cũng là cách gỡ rối của thời gian cho cái anh đào hoa thanh cao.

Trận đồ bát quái, mà ở một chừng mực nào đó, nó cũng là Phong thủy, có nhiều kía cạnh quan tâm, giờ bàn về cung Chấn-Đoài..........................................................................

..........................................

Trăm thứ pháp, không bằng pháp Phật

Hai thứ này tổng hợp lại Liêm Trinh tôi không chịu phục.

Đạo Phật bây giờ mới là phật lịch 2553. Dịch và bát quái có trên 4000 năm rồi .

Nếu trời luyện giải thích như Thế này thì tôi cúi đầu tâm phục:

Bát quái kinh dịch cũng của dòng Lạc Hồng ta. Trước khi Đức Phật đắc đạo tối cao thì tổ tiên Lạc Hồng ta đã có những người đắc đạo có thể ở mức độ thấp hơn nên đạo pháp chưa ra đời. Khi có đạo pháp thì tất cả được quy về cõi Phật và kiến thức được cất trữ ở tàng kinh các.Còn theo cái nhẽ luân hồi thì trời luyện tự nghĩ xem thế nào.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sáng, ..., Trưa, ..., Chiều, ..., Tối

Đêm, ... , Ngày, ... , Mưa, ..., Nắng, ...

Trôi dài, .......,

,.....giống nhau, .....,

,............., vô hạn,........,

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay