Thiên Luyên

Luận pháp - Tử vi

50 bài viết trong chủ đề này

Đệ bùn wúa liền lập đàn tràng này để tỷ đệ có sân chơi rồi đăng đàn luận pháp Tử vi nhé

Đệ đăng đàn trước, nhân mục vấn nạn tử vi có nói đến Cổ-Thư (Sách cổ), nay đệ luận ngữ COTHU ngay đây, rồi sau thì có vấn đề đưa ra, chữ COTHU của bác COTHU hiểu là

1-Bác í ở một trang viên, dưới một bóng cây CỔ THỤ rất to

2-Trong trang viên còn có CÔ THU giúp việc chà tửu

3-Trong nhà sách trang viên có rất nhiều sách CỔ THƯ

4-Bác í không CỐ THỦ theo sách cổ, mà cũng rất tân tiến

5-Bọn trôm lấy mất ít sách cổ thư của bác, nên bác CÓ THÙ với bọn đạo tắc đó

6-Thi thoảng bác í có THỬ CÒ, tức là kiểm tra cái lẫy nỏ, dùng để bảo vệ thư phòng, nơi có nhìu sách quý

7-Buổi sáng thường treo cờ, phướn,biển hiệu,nhưng chiều về thì THU CỜ lại...(Hì...Hì, tỷ đệ diễn tiếp)

Vấn đề đặt ra

-Ai có tài liệu Cổ về Tử vi, Phong thủy vân vân, xin đưa nên cho mọi người chiêm ngưỡng :rolleyes:

-Sách cổ thư có là cây đại thụ không ?

(Chỉ vui thôi bác COTHU thông cám ạ)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cams ơn ban qt đã chuển bài tới đây

Ngay sau đây Thiên Luyên tiếp tục đăng đàn :)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đệ bùn wúa liền lập đàn tràng này để tỷ đệ có sân chơi rồi đăng đàn luận pháp Tử vi nhé

Đệ đăng đàn trước, nhân mục vấn nạn tử vi có nói đến Cổ-Thư (Sách cổ), nay đệ luận ngữ COTHU ngay đây, rồi sau thì có vấn đề đưa ra, chữ COTHU của bác COTHU hiểu là

1-Bác í ở một trang viên, dưới một bóng cây CỔ THỤ rất to

2-Trong trang viên còn có CÔ THU giúp việc chà tửu

3-Trong nhà sách trang viên có rất nhiều sách CỔ THƯ

4-Bác í không CỐ THỦ theo sách cổ, mà cũng rất tân tiến

5-Bọn trôm lấy mất ít sách cổ thư của bác, nên bác CÓ THÙ với bọn đạo tắc đó

6-Thi thoảng bác í có THỬ CÒ, tức là kiểm tra cái lẫy nỏ, dùng để bảo vệ thư phòng, nơi có nhìu sách quý

7-Buổi sáng thường treo cờ, phướn,biển hiệu,nhưng chiều về thì THU CỜ lại...(Hì...Hì, tỷ đệ diễn tiếp)

Vấn đề đặt ra

-Ai có tài liệu Cổ về Tử vi, Phong thủy vân vân, xin đưa nên cho mọi người chiêm ngưỡng :)

-Sách cổ thư có là cây đại thụ không ?

(Chỉ vui thôi bác COTHU thông cám ạ)

1-Nick COTHU !

2-Bác Co Thu ở trong một trang viên, dưới bóng một cây CỔ THỤ rất to

3-Nguyên trang viên này là một biệt thự cổ trong tốp đệ nhất CỔ THỰ sứ miền Tây

4-Trong trang viên có nhiều phòng ốc,nhưng trang trọng nhất là phòng sách vì có nhiều sách CỔ THƯ

5-Vườn cây rậm rạp CÓ THÚ nuôi, và cả thú hoang thiên nhiên

6-Trong thú hoang CÓ THỬ, thử là chuột, chuột nhiều hằng hà sa số

7-Chuột gặm nhấm mất nhiều sách quý, nên CÓ THÙ với bọn thử đạo tặc này

8-Người giúp việc trong nhà khá đông : CÔ THU là tổng quản gia

9-Ngoài cô Thu còn có CÔ THƯ, CÔ THỨ,CÔ THỤ... nhiều quá đếm không hết

10-Đặc biệt có thầy CÒ THU chuyên cháp bút, chà tửu

11-Bác Co Thu, không CO THU mình ngồi chà tửu mà hay chơi thể thao lắm

12-Môn thể thao bác thích nhất là Bi a, vì thời trẻ bác là một CƠ THỦ có đẳng cấp

13-Tuy ham thể thao nhưng vẫn quan tâm đến tài chính,có chi thì phải CÓ THU

14-Một hôm CÓ THƯ của người bạn đồng môn gửi tới hẹn sẽ đến chơi

15-Hôm sau bạn đến liền bày yến tiệc khỏan đãi, CÓ THỦ thú rừng linh với nấm hương, có Vĩ sào ròn vv

16-Hai người đàm đạo rằng, chúng ta không CỐ THỦ ở đây mãi, mà phải chu du thiên hạ một chuyến

17-Họ đi nhiều nơi rồi đến Tây an lấy được giống Cỏ Thi, mang về làm giống và đổi tên là " CỎ THƯ "

(Mọi người diễn tiếp) :lol:

Share this post


Link to post
Share on other sites

1-Nick COTHU !

2-Bác Co Thu ở trong một trang viên, dưới bóng một cây CỔ THỤ rất to

3-Nguyên trang viên này là một biệt thự cổ trong tốp đệ nhất CỔ THỰ sứ miền Tây

4-Trong trang viên có nhiều phòng ốc,nhưng trang trọng nhất là phòng sách vì có nhiều sách CỔ THƯ

5-Vườn cây rậm rạp CÓ THÚ nuôi, và cả thú hoang thiên nhiên

6-Trong thú hoang CÓ THỬ, thử là chuột, chuột nhiều hằng hà sa số

7-Chuột gặm nhấm mất nhiều sách quý, nên CÓ THÙ với bọn thử đạo tặc này

8-Người giúp việc trong nhà khá đông : CÔ THU là tổng quản gia

9-Ngoài cô Thu còn có CÔ THƯ, CÔ THỨ,CÔ THỤ... nhiều quá đếm không hết

10-Đặc biệt có thầy CÒ THU chuyên cháp bút, chà tửu

11-Bác Co Thu, không CO THU mình ngồi chà tửu mà hay chơi thể thao lắm

12-Môn thể thao bác thích nhất là Bi a, vì thời trẻ bác là một CƠ THỦ có đẳng cấp

13-Tuy ham thể thao nhưng vẫn quan tâm đến tài chính,có chi thì phải CÓ THU

14-Một hôm CÓ THƯ của người bạn đồng môn gửi tới hẹn sẽ đến chơi

15-Hôm sau bạn đến liền bày yến tiệc khỏan đãi, CÓ THỦ thú rừng linh với nấm hương, có Vĩ sào ròn vv

16-Hai người đàm đạo rằng, chúng ta không CỐ THỦ ở đây mãi, mà phải chu du thiên hạ một chuyến

17-Họ đi nhiều nơi rồi đến Tây an lấy được giống Cỏ Thi, mang về làm giống và đổi tên là " CỎ THƯ "

(Mọi người diễn tiếp) :)

Lại nói

Sách viết rằng: Cỏ Thi là linh vật của trời đất. Cỏ chỉ mọc ở nơi sơn thanh, thủy tụ, địa hình đắc khí. Lại phải bậc Chân quân tử, đại nhân,đại đức,đại trí,đại tín,đại dũng giồng thì mới mọc được.

Nay hai bác Co Thu và bạn đồng môn du ngoạn bốn phương trời, mang về giống cỏ Thi như nói ở phần trên, nguyên là: Các nhà khoa học với công nghệ gien thế hệ thứ tư,viết tắt là adn-h,đã chuyển gien thành công và tạo ra giống cỏ Thi mới, gồm ba giòng chính là: Cỏ Thư dùng để bói như nói ở phần trên (câu 17),hai giòng nữa là

18-Loại thân cao to như cây sậy,lá tựa hồ cây mía,dùng cho chăn nuôi đại gia súc,giòng này gọi là CỎ THÚ

19-Loại cỏ thân mềm mại,cây thấp dùng nuôi chuột bạch,giòng này gọi là CỎ THỬ

Sau khi đã có đủ cây giống,đám gia nhân trong nhà gồm tất cả các cô,cô Thu,cô Thư,cô Thứ,cô Thụ...Cùng toàn thể các thầy Cò đều ra sức giồng cỏ.Người gánh phân,người gánh nước,người cuốc,người cào vui như trẩy hội.Chỉ riêng thầy cò Thu ở lại trà tửu,bày bàn cờ cho hai gia chủ so cao thấp ở tiền sảnh

20-Hai người vừa uống rượu,vừa chơi cờ bởi vốn trước đều là CỜ THỦ cấp quốc gia

21-Bác gia chủ gọi vọng ra là làm việc dưới nắng có nóng lắm không,thầy cò Thư đáp : CÓ THỬ lắm ạ

22-Cò Thư lâu ngày hầu gia chủ trong thư phòng,nay mới có dịp làm đồng áng mà lòng chợt nhớ cố nhân,liền ngân lên một câu vọng cổ :" CỐ THU ơi ta có phụ nàng đâu mà nàng bỏ ta đi mãi mãi,để giọt thu ba thấm đượm dưới anh trăng và à à ng...tèn tén ten"

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bát Bộ Thiên Long vốn là một nhà nông thực thụ, chân chỉ hạt bột. Do ở gần một ngôi chùa lớn, hàng ngày được các đại sư cụ giảng giải giáo lý nhà phật, giờ có thể nói đã đắc đạo.

Cũng vì xuống tóc, cạo râu, tỉa móng chân tay, nhục thể thanh thoát, mà thành BatBoThienLong, lai có phép phân thân thành ra BatBo + ThienLong, lại cũng vì thế mà có câu chuyện luận ngữ dưới đây

Chuyện là, Thiên Luyên cùng một người bạn ngao du,thưởng ngoạn sơn thủy hữu tình,non xanh nước biếc, đường sá khó khăn,mà có câu chuyện kể lại

1-Chúng ta đi bằng xe gì ? không xe gì cả, mà Bát Bộ

2-Khởi hành thì gặp tám con bò mộng, bạn nói : Bát Bò ,vốn người bạn Thiên Luyên đang theo học năm nhất khoa Trung Văn, giờ có dịp ôn luyện

3-Gặp một người trở hàng bằng xe bò kéo,phải lúc lên dốc,ông ta lấy tay phát vào mông bò,Thiên Luyên nói: Bạt Bò

4-Khổ nỗi xe vẫn không lên được,ông ta dùng xẻng san gờ sống trâu, bạn hỏi : Bác Bạt Bỏ đất ạ ?

5-Có cái ô tô rú còi làm bò chạy văng ra,bác xe kêu lên: Bắt Bò giúp tôi với

6-Bò chạy mất,ông trưởng đoàn ngoại giao người Tàu ngồi trên ô tô đi xuống nói: Bất Bò, ý không cần bò

7-Mọi người xúm lại thay bò kéo xe lên dốc.Hộc tốc có một người chạy đến hỏi :Cứ tưởng có chuyện Bắt Bớ

8-Ùn đẩy xe được một đoạn thì có cái bờ sống trâu cao quá, : Ta phải Bạt Bờ cao này đã

9-Sau rồi thì đi tiếp và nghỉ ở một lò gốm bát đĩa,do thấy nhiều bát bị loại bỏ, Bát Bỏ quá

10-Thiên Luyên cùng bạn ngồi uống trà Tàu và hỏi: Chắc là bát bị loại bỏ là do Bát Bở quá phải không ?

11-Người kỹ thuật viên trả lời: Do không thành Bát Bộ ,nó không vào bộ hoàn chỉnh mà thôi

(Hì...tạm thế, mời diễn tiếp) :)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bát Bộ Thiên Long vốn là một nhà nông thực thụ, chân chỉ hạt bột. Do ở gần một ngôi chùa lớn, hàng ngày được các đại sư cụ giảng giải giáo lý nhà phật, giờ có thể nói đã đắc đạo.

Cũng vì xuống tóc, cạo râu, tỉa móng chân tay, nhục thể thanh thoát, mà thành BatBoThienLong, lai có phép phân thân thành ra BatBo + ThienLong, lại cũng vì thế mà có câu chuyện luận ngữ dưới đây

Chuyện là, Thiên Luyên cùng một người bạn ngao du,thưởng ngoạn sơn thủy hữu tình,non xanh nước biếc, đường sá khó khăn,mà có câu chuyện kể lại

1-Chúng ta đi bằng xe gì ? không xe gì cả, mà Bát Bộ

2-Khởi hành thì gặp tám con bò mộng, bạn nói : Bát Bò ,vốn người bạn Thiên Luyên đang theo học năm nhất khoa Trung Văn, giờ có dịp ôn luyện

3-Gặp một người trở hàng bằng xe bò kéo,phải lúc lên dốc,ông ta lấy tay phát vào mông bò,Thiên Luyên nói: Bạt Bò

4-Khổ nỗi xe vẫn không lên được,ông ta dùng xẻng san gờ sống trâu, bạn hỏi : Bác Bạt Bỏ đất ạ ?

5-Có cái ô tô rú còi làm bò chạy văng ra,bác xe kêu lên: Bắt Bò giúp tôi với

6-Bò chạy mất,ông trưởng đoàn ngoại giao người Tàu ngồi trên ô tô đi xuống nói: Bất Bò, ý không cần bò

7-Mọi người xúm lại thay bò kéo xe lên dốc.Hộc tốc có một người chạy đến hỏi :Cứ tưởng có chuyện Bắt Bớ

8-Ùn đẩy xe được một đoạn thì có cái bờ sống trâu cao quá, : Ta phải Bạt Bờ cao này đã

9-Sau rồi thì đi tiếp và nghỉ ở một lò gốm bát đĩa,do thấy nhiều bát bị loại bỏ, Bát Bỏ quá

10-Thiên Luyên cùng bạn ngồi uống trà Tàu và hỏi: Chắc là bát bị loại bỏ là do Bát Bở quá phải không ?

11-Người kỹ thuật viên trả lời: Do không thành Bát Bộ ,nó không vào bộ hoàn chỉnh mà thôi

(Hì...tạm thế, mời diễn tiếp) :)

12-Lại hỏi kỹ thuật viên: Bác giám đốc đi đâu.Trả lời: Bác giám đốc đi Bắt Bồ rồi

13-Thế bác ấy có nhiều bồ bịc ko. Trả lời: Bát Bồ ,tổng cộng tám cô

14-Thế thì trống chèo sao đặng. Trả lời: Bác luôn dùng thuốc Bát Bổ, gồm tám vị thuốc đại bổ

15-Thế nhà xưởng kia làm gì thế. Trả lời: Bát Bó thành bộ hoàn chỉnh

16-Đến xem xưởng đóng gói bát bó thấy rất nhiều Bát Bố to đùng

17-Lại thấy loại bát chỉ nhỏ như hạt gạo và hỏi bát gì. Trả lời: Bát Bọ

18-Chia tay lò sx bát đĩa,đi được đoạn dài chúng tôi ngồi nghỉ ăn trưa, Bật Bơ hộp ra ăn với bánh mỳ

19-Rồi lại mải miết đi, đến độ chiều tà thì gặp một sơn trang, cửa ghi: Bặt Bò thì ra ko bán Phở bò như ở thành thị

20-Ăn mì "micoem" song đi nghỉ, chủ quán Bắt Bỏ hết tư trang ra nhà ngoài

21-Giường lâu không dùng thành ra suốt đêm phải dậy Bắt Bọ chét

Share this post


Link to post
Share on other sites

12-Lại hỏi kỹ thuật viên: Bác giám đốc đi đâu.Trả lời: Bác giám đốc đi Bắt Bồ rồi

13-Thế bác ấy có nhiều bồ bịc ko. Trả lời: Bát Bồ ,tổng cộng tám cô

14-Thế thì trống chèo sao đặng. Trả lời: Bác luôn dùng thuốc Bát Bổ, gồm tám vị thuốc đại bổ

15-Thế nhà xưởng kia làm gì thế. Trả lời: Bát Bó thành bộ hoàn chỉnh

16-Đến xem xưởng đóng gói bát bó thấy rất nhiều Bát Bố to đùng

17-Lại thấy loại bát chỉ nhỏ như hạt gạo và hỏi bát gì. Trả lời: Bát Bọ

18-Chia tay lò sx bát đĩa,đi được đoạn dài chúng tôi ngồi nghỉ ăn trưa, Bật Bơ hộp ra ăn với bánh mỳ

19-Rồi lại mải miết đi, đến độ chiều tà thì gặp một sơn trang, cửa ghi: Bặt Bò thì ra ko bán Phở bò như ở thành thị

20-Ăn mì "micoem" song đi nghỉ, chủ quán Bắt Bỏ hết tư trang ra nhà ngoài

21-Giường lâu không dùng thành ra suốt đêm phải dậy Bắt Bọ chét

(diễn tiếp)

Sáng dậy chúng tôi sau 1 tuần chà thì xin trả tiền cho sơn trang chủ. Sơn trang chủ Bặt bò mang ra 8 cái bát bố bày nên bàn và nói:

-Tôn chỉ của nhà hàng Bặt bò chúng tôi không coi tiền tài làm trọng. Hai tiên sinh không chê tệ xá chúng tôi đơn sơ mà nghỉ qua đêm, đã chẳng là quý hóa lắm sao. Thế nhưng nếu không lấy một chút vật gì làm kỷ niệm thì e rằng thật bất nhã. Vậy chỉ xin hai tiên sinh cho 1 trong 2 thứ. Tôi hỏi

-Một trong hai là vật gì vậy, xin cho biết. Sơn trang chủ nói

-Một là cho chúng tôi tám (22) Bát Bơ .Hoăc là chọn thứ hai, đi tám bước Bát Bộ ngâm được một bài thơ. Tôi nghĩ gay rồi, mình có đi buôn dầu mỡ đâu mà đủ 8 bát bố bơ còn trong hộp. May mà bạn Thiên Luyên sực nhớ thơ của Tào Thực thì vỗ tay, nhảy xuống sàn vừa đi, vừa ngâm rằng

Hai vật đi cùng đường;

Đầu đội bốn khúc xương;

Nghênh ngang giữa sườn núi;

Hung hăng mở chiến trường;

Đôi bên đua sức mạnh;

Một vật rơi xuống hang.

Chủ quán Sơn trang cười ha hả mà rằng

-Nhị vị tiên sinh quả thật phong nhã. Tệ xá có chén rượu đào gọi là tiễn biệt, để nhị vi tiên sinh thượng lộ thành công.

(hồi hai : luận ngữ ThienLong)

Sơn trang chủ đưa tiễn mãi đến chân một quả núi, quyến luyến không rời. Giờ đây bắt đầu phải leo núi, vượt rừng, nhưng gian nan quyết không nản trí

1-Chân núi có một biển đề: Thiên Long Sơn Tuyết, ngước nhìn núi xanh biếc,mây trắng bay lững lờ

2-Vưa neo núi chúng tôi vừa đàm luận, Thiên Long là ngàn con rồng,không hẳn là ngàn mà là quần Long

Share this post


Link to post
Share on other sites

(diễn tiếp)

Sáng dậy chúng tôi sau 1 tuần chà thì xin trả tiền cho sơn trang chủ. Sơn trang chủ Bặt bò mang ra 8 cái bát bố bày nên bàn và nói:

-Tôn chỉ của nhà hàng Bặt bò chúng tôi không coi tiền tài làm trọng. Hai tiên sinh không chê tệ xá chúng tôi đơn sơ mà nghỉ qua đêm, đã chẳng là quý hóa lắm sao. Thế nhưng nếu không lấy một chút vật gì làm kỷ niệm thì e rằng thật bất nhã. Vậy chỉ xin hai tiên sinh cho 1 trong 2 thứ. Tôi hỏi

-Một trong hai là vật gì vậy, xin cho biết. Sơn trang chủ nói

-Một là cho chúng tôi tám (22) Bát Bơ .Hoăc là chọn thứ hai, đi tám bước Bát Bộ ngâm được một bài thơ. Tôi nghĩ gay rồi, mình có đi buôn dầu mỡ đâu mà đủ 8 bát bố bơ còn trong hộp. May mà bạn Thiên Luyên sực nhớ thơ của Tào Thực thì vỗ tay, nhảy xuống sàn vừa đi, vừa ngâm rằng

Hai vật đi cùng đường;

Đầu đội bốn khúc xương;

Nghênh ngang giữa sườn núi;

Hung hăng mở chiến trường;

Đôi bên đua sức mạnh;

Một vật rơi xuống hang.

Chủ quán Sơn trang cười ha hả mà rằng

-Nhị vị tiên sinh quả thật phong nhã. Tệ xá có chén rượu đào gọi là tiễn biệt, để nhị vi tiên sinh thượng lộ thành công.

(hồi hai : luận ngữ ThienLong)

Sơn trang chủ đưa tiễn mãi đến chân một quả núi, quyến luyến không rời. Giờ đây bắt đầu phải leo núi, vượt rừng, nhưng gian nan quyết không nản trí

1-Chân núi có một biển đề: Thiên Long Sơn Tuyết, ngước nhìn núi xanh biếc,mây trắng bay lững lờ

2-Vưa neo núi chúng tôi vừa đàm luận, Thiên Long là ngàn con rồng,không hẳn là ngàn mà là quần Long

3-Tôi hỏi: Quần long tranh bá liệu có Thiện Long không. Bạn trả lời

4-Cũng như quần hùng. Còn có Thiền Long ,thiền là đang nạp chân khí. Tôi lại hỏi

5-Thế Thiên Lộng là sao. Bạn chỉ nên,kia: đỉnh núi cao lồng lộng. Tôi lại hỏi

6-Còn Thiên Lồng là sao. Vừa lúc đó leo tới một rừng quả bạt ngàn,chín đỏ,những quả như những chiếc đèn lồng đung đưa phía dưới.Vừa đói,vừa mệt,chúng tôi hái quả xuống ăn,mùi thơm ngào ngạt,ngọt như mật ong,và đặt tên thứ quả đó là quả Thiên Lồng.

7-Lại tiếp tục leo núi, chiều tối đến được khu rừng Thiên Lõng gọi là Thiên lõng vì có những dây leo giống như Võng đào. Nghỉ qua đêm ở rừng Thiên Lõng,sáng tiếp tục lên đường

8-Leo núi đến độ mặt trời đứng bóng,thì tới được khu rừng Thiên Lọng ,cây cối nơi đây cao ngất,tán lá xòe rộng,chông như cái lọng che cho kiệu vua ngày xưa

Chúng tôi chèo núi,vượt non đã trải qua trăng tỏ lại mờ,ngày đi,đêm nghỉ.Đói ăn trái cây,quả lạ.Khát uống nước suối trong.Thực phẩm mang theo đã dùng hết.Làm bạn với chim chóc,khỉ rừng.Tịnh không gặp người để hỏi thăm đường. Trong lúc bối rối thì nhìn thấy một lão tiều phu đang hái củi.Chúng tôi chạy tới thi lễ xong liền hỏi

-Thưa cụ lão tiều phu,chẳng hay đường đến Bạch Long Am còn bao xa ?

Ông lão nói

-Lão ở đây đã 108 năm rồi mà chưa từng thấy ai là người đồng bằng mà leo được lên tới đây.Chẳng hay hai bác đến Bạch Long Am có việc gì ?

Tôi vội trả lời

-Chúng cháu đến gặp Đại lão tiên sinh ở trong Am núi, Sơn Tuyết Thiên Long này ạ

Ông lão nói

-Đại lão tiên sinh mà bác nói tên là " Càn Nguyên Hanh ",dân chúng gọi là " Càn Lợi Đại Nhân ", tên hiệu là " Càn Trinh Tiên Sinh ".

Bạn tôi nói

-Ôi tên dài lằng nhằng quá.Chúng cháu tìm ông Càn Nguyên vì 3 việc

Ông lão hỏi

-Việc thứ nhất là việc gì ?

Tôi trả lời

-Xin ông Càn Nguyên cây giống Cỏ Thi ạ

Ông lão lại hỏi

-Việc thứ hai là gì ?

Tôi tiếp tục trả lời

-Mượn ông Càn Nguyên bộ sách Cổ Thư Kinh Dịch ạ

Ông lão thong thả nói

-Đại lão tiên sinh Càn Nguyên Hanh đã sống ở núi Sơn Tuyết Thiên Long này 800 trăm năm rồi.Còn việc thứ ba là gì ?

Tôi không dám trả lời nữa, bạn tôi trả lời thay

-Dạ, thưa cụ,chúng cháu tìm gặp Đại lão tiền bối Càn Nguyên Hanh, để nhờ ngài dạy cho phép "Định cục hỗn thiên Bát quái" ạ. Mong Đại lão tiều phu chỉ đường lên núi,hậu bối chúng cháu lấy làm cảm tạ lắm lắm.

Ông lão cười ngất rồi nói

-Hai bác là người hiểu biết mà không thông biến. Núi này tên là Sơn Tuyết Thiên Long,phải không nào ?

Rồi ông lào bỏ đi,trên vai vác bó củi to như đống rạ,đi băng băng xuống núi, chẳng để chúng tôi kịp cảm ơn.

(còn diễn nghĩa tiếp)

Share this post


Link to post
Share on other sites

3-Tôi hỏi: Quần long tranh bá liệu có Thiện Long không. Bạn trả lời

4-Cũng như quần hùng. Còn có Thiền Long ,thiền là đang nạp chân khí. Tôi lại hỏi

5-Thế Thiên Lộng là sao. Bạn chỉ nên,kia: đỉnh núi cao lồng lộng. Tôi lại hỏi

6-Còn Thiên Lồng là sao. Vừa lúc đó leo tới một rừng quả bạt ngàn,chín đỏ,những quả như những chiếc đèn lồng đung đưa phía dưới.Vừa đói,vừa mệt,chúng tôi hái quả xuống ăn,mùi thơm ngào ngạt,ngọt như mật ong,và đặt tên thứ quả đó là quả Thiên Lồng.

7-Lại tiếp tục leo núi, chiều tối đến được khu rừng Thiên Lõng gọi là Thiên lõng vì có những dây leo giống như Võng đào. Nghỉ qua đêm ở rừng Thiên Lõng,sáng tiếp tục lên đường

8-Leo núi đến độ mặt trời đứng bóng,thì tới được khu rừng Thiên Lọng ,cây cối nơi đây cao ngất,tán lá xòe rộng,chông như cái lọng che cho kiệu vua ngày xưa

Chúng tôi chèo núi,vượt non đã trải qua trăng tỏ lại mờ,ngày đi,đêm nghỉ.Đói ăn trái cây,quả lạ.Khát uống nước suối trong.Thực phẩm mang theo đã dùng hết.Làm bạn với chim chóc,khỉ rừng.Tịnh không gặp người để hỏi thăm đường. Trong lúc bối rối thì nhìn thấy một lão tiều phu đang hái củi.Chúng tôi chạy tới thi lễ xong liền hỏi

-Thưa cụ lão tiều phu,chẳng hay đường đến Bạch Long Am còn bao xa ?

Ông lão nói

-Lão ở đây đã 108 năm rồi mà chưa từng thấy ai là người đồng bằng mà leo được lên tới đây.Chẳng hay hai bác đến Bạch Long Am có việc gì ?

Tôi vội trả lời

-Chúng cháu đến gặp Đại lão tiên sinh ở trong Am núi, Sơn Tuyết Thiên Long này ạ

Ông lão nói

-Đại lão tiên sinh mà bác nói tên là " Càn Nguyên Hanh ",dân chúng gọi là " Càn Lợi Đại Nhân ", tên hiệu là " Càn Trinh Tiên Sinh ".

Bạn tôi nói

-Ôi tên dài lằng nhằng quá.Chúng cháu tìm ông Càn Nguyên vì 3 việc

Ông lão hỏi

-Việc thứ nhất là việc gì ?

Tôi trả lời

-Xin ông Càn Nguyên cây giống Cỏ Thi ạ

Ông lão lại hỏi

-Việc thứ hai là gì ?

Tôi tiếp tục trả lời

-Mượn ông Càn Nguyên bộ sách Cổ Thư Kinh Dịch ạ

Ông lão thong thả nói

-Đại lão tiên sinh Càn Nguyên Hanh đã sống ở núi Sơn Tuyết Thiên Long này 800 trăm năm rồi.Còn việc thứ ba là gì ?

Tôi không dám trả lời nữa, bạn tôi trả lời thay

-Dạ, thưa cụ,chúng cháu tìm gặp Đại lão tiền bối Càn Nguyên Hanh, để nhờ ngài dạy cho phép "Định cục hỗn thiên Bát quái" ạ. Mong Đại lão tiều phu chỉ đường lên núi,hậu bối chúng cháu lấy làm cảm tạ lắm lắm.

Ông lão cười ngất rồi nói

-Hai bác là người hiểu biết mà không thông biến. Núi này tên là Sơn Tuyết Thiên Long,phải không ?

Rồi ông lào bỏ đi,trên vai vác bó củi to như đống rạ,đi băng băng xuống núi, chẳng để chúng tôi kịp cảm ơn.

(còn diễn nghĩa tiếp)

Lại nói

Sau khi Đại lão tiều phu đi khuất, tôi càu nhàu

-Cái ông già lẩm cẩm này, chẳng chỉ đường cho người ta thì thôi, lại còn Sơn Tuyết với cả Thiên Long. Bạn

tôi cười nói

-Ông cụ chả chỉ đường giúp chúng ta rồi đó đấy thôi. Tôi vỗ đùi đôm đốp và nói

-Phải rồi, núi con Rồng, không nhẽ Đại Dị Nhân lại ở đuôi Rồng. Mà kìa, trời trong xanh thế, mà trên đỉnh phía Đông vẫn lảng vảng có đám mây lành ,ứng với câu Sơn Tuyết. Chúng ta đi nhanh nhanh lên thôi. Vừa đi, chúng tôi vừa tiếp tục luận bàn.

9-Thiến Long ?, chẳng nhẽ Rồng cũng bị thiến sao.Tôi trả lời bạn rằng:

10-Rồng chỉ tác thiện,không làm điều ác,tự giữ cường thường,nên không phải thiến,bởi trời vốn Thiên Lỏng

11-Bạn nói: Đúng vậy "lưới trời thưa mà không lọt". Thiên Lòng, lòng trời đại từ bi

12-Tôi nói: Nhưng cũng có khi Thiên Lóng, Lóng là khúc,"người có khúc,trời có lúc"

13-Bạn nói: Đúng thế,cũng có lúc Thiên Lồng, trời đất lồng lộn, gió thét,mưa gào

14-Tôi nói: thế Thiển Long là gì. Bạn trả lời rằng: đó là rồng Thiền Long chưa đắc khí

Vừa đàm đạo, vừa chèo non vượt núi, thì đến được một khu đất bằng phẳng. Hương thơm ngát bay, hoa vàng rực rỡ,suối róc rach reo vui. Hạc lượn,Phượng gù,Thỏ đùa giỡn,mây Ngũ sắc lảng vảng trên mái am.

Đang lúc mải ngắm cảnh kỳ thú, thì một tiểu đồng bước ra cúi chào

-Nhị vị tôn giả, mời vào phòng khách,ăn chai giới, tắm rửa sạch sẽ,gột rửa bụi đường, sau ba ngày sẽ yết kiến Đại Thiện Sư chúng tôi

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thiên Long cũng chẳng phải là bạn hiền của Thien Luyen, tuy nhiên cũng có vài lời:

Cửa Phật nói rằng Pháp là để trị tâm bệnh, nếu tâm không bệnh thì không cần pháp. Nhưng khi có tâm bệnh, thì có thể tự biết đó là bệnh, có lúc lại không tự nhận ra bệnh của mình. Nhưng khi không nhìn được bệnh của mình mà lại may mắn có bạn hiền trực tâm chỉ ra cái tâm bệnh ấy, thì cũng là một điều hay.

Người thường nói luyên thuyên thì cũng bị coi là trán nóng, người có tâm linh nói luyên thuyên thì cũng bị coi là chân lạnh. Cái bệnh trán thì nóng, chân thì lạnh này có một vài vị thuốc có thể trị, vị thứ nhất có tên là "oai nghi", vị thứ hai có tên là "nghiêm tịnh".

Thiếu oai nghi và nghiêm tịnh thì hay gặp bạn ác, ít gặp người hiền, quỉ thần ghen ghét. Nếu hay có oai nghi và nghiêm tịnh, thì tự nhiên an vui, trời người hoan hỉ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lại nói

Sau khi Đại lão tiều phu đi khuất, tôi càu nhàu

-Cái ông già lẩm cẩm này, chẳng chỉ đường cho người ta thì thôi, lại còn Sơn Tuyết với cả Thiên Long. Bạn

tôi cười nói

-Ông cụ chả chỉ đường giúp chúng ta rồi đó đấy thôi. Tôi vỗ đùi đôm đốp và nói

-Phải rồi, núi con Rồng, không nhẽ Đại Dị Nhân lại ở đuôi Rồng. Mà kìa, trời trong xanh thế, mà trên đỉnh phía Đông vẫn lảng vảng có đám mây lành ,ứng với câu Sơn Tuyết. Chúng ta đi nhanh nhanh lên thôi. Vừa đi, chúng tôi vừa tiếp tục luận bàn.

9-Thiến Long ?, chẳng nhẽ Rồng cũng bị thiến sao.Tôi trả lời bạn rằng:

10-Rồng chỉ tác thiện,không làm điều ác,tự giữ cường thường,nên không phải thiến,bởi trời vốn Thiên Lỏng

11-Bạn nói: Đúng vậy "lưới trời thưa mà không lọt". Thiên Lòng, lòng trời đại từ bi

12-Tôi nói: Nhưng cũng có khi Thiên Lóng, Lóng là khúc,"người có khúc,trời có lúc"

13-Bạn nói: Đúng thế,cũng có lúc Thiên Lồng, trời đất lồng lộn, gió thét,mưa gào

14-Tôi nói: thế Thiển Long là gì. Bạn trả lời rằng: đó là rồng Thiền Long chưa đắc khí

Vừa đàm đạo, vừa chèo non vượt núi, thì đến được một khu đất bằng phẳng. Hương thơm ngát bay, hoa vàng rực rỡ,suối róc rach reo vui. Hạc lượn,Phượng gù,Thỏ đùa giỡn,mây Ngũ sắc lảng vảng trên mái am.

Đang lúc mải ngắm cảnh kỳ thú, thì một tiểu đồng bước ra cúi chào

-Nhị vị tôn giả, mời vào phòng khách,ăn chai giới, tắm rửa sạch sẽ,gột rửa bụi đường, sau ba ngày sẽ yết kiến Đại Thiện Sư chúng tôi

*Chào Bát Bộ Thiên Long đã ghé thăm, xin cám ơn

*Sau đây Thiên Luyên kể tiếp câu chuyện

Lại nói:

Trong 3 ngày ăn chay tịnh, tắm nước suối tiên, vãn cảnh quanh Bạch Long Am, Thiên Luyên cùng bạn đàm

luận đủ 72 pháp ThienLong, chuyện không nói nữa. Đến ngày thứ tư, tiểu đồng mang một bức tiên hoa đến

mời vào Bạch Long Am mạn đàm

Đại pháp sư Càn Nguyên Hanh nói

-Có phải hai vị tôn giả là Thiên Luyên và Thiên Tùy đó không ?

-Bạn tôi nói: Đúng vậy

Đại Pháp Sư nói

-Hai vị đến xin cỏ Thi về làm giống, mượn sách cổ thư Kinh Dịch, và hỏi về phép định cục hỗn thiên bát quái

có đúng không ?

-Chúng tôi lúng túng, bạn tôi nói: Đúng vậy, kính xin Đại nhân một ít cỏ Thi chân chính, về nhân giống dùng

giúp đỡ chúng sinh, và ...

Đại Pháp Sư nói

-Chẳng phải ở khắp nơi dưới núi đã có giống cỏ Thư giồng khắp nơi rồi sao ?

-Tôi nói: Quả có thế, đó là loại cỏ do các nhà khoa họcdùng công nghệ chuyển gien thế hệ bốn là ADN-H, nhân giống thành công, còn có tên là cỏ Voi, nhưng gieo quẻ không linh ứng

Đại Pháp Sư nói

-Nếu các người chính tâm, chính nghĩa, chính nhân. Lời ta nói không làm lay động đến tâm can các ngươi,

thì hãy nghe ta nói đây

Bạn tôi dạ vang một tiếng. Rồi Đại Thiện Sư Càn Nguyên Hanh giảng giải

-Trong khoảng bao la của trời đất, cỏ Linh Thi là báu vật của tạo hóa, nó giúp người chính nhân quân tử

gieo quẻ hỏi trời đất,luận cát hung.

Cỏ Linh Thi hiện diện ở khắp nơi. Chỉ cần có lòng trí thành,trí tín, trí nghĩa, trí nhân, thì cỏ Linh Thi sẽ mọc

Không phải đến đây xin cây giống

Bạn tôi đang định hỏi điều hai thì ngài đã rũ áo đứng dậy vào nhà trong

Chúng tôi ra đứng trước sân Am, thì một tiểu đồng đưa cho mỗi người chúng tôi môt cái cái quạt lông,và nói

-Mời hai vị tôn giả xuống núi cho, hẹn ngày gặp lại

Chiếc quạt lông trong tay khẽ lay động, thì một nàn gió lành nhẹ nhàng nâng chúng tôi lên và đưa xuống

chân núi

Từ chân núi lại tiếp tục bát bộ trở về, thấy quán Bặt Bò nay đổi tên là nhà hàng BẤT-BẶT-BÒ, bất là chẳng

bặt là không, mà chẳng không tức là có, vậy thì quán này giờ có bán bún bò

Nhưng làm sao mà ăn hết tám bát bún bò kia chứ

(hết hồi hai,kỳ sau tiếp tục lên núi)

Share this post


Link to post
Share on other sites

*Chào Bát Bộ Thiên Long đã ghé thăm, xin cám ơn

*Sau đây Thiên Luyên kể tiếp câu chuyện

Lại nói:

Trong 3 ngày ăn chay tịnh, tắm nước suối tiên, vãn cảnh quanh Bạch Long Am, Thiên Luyên cùng bạn đàm

luận đủ 72 pháp ThienLong, chuyện không nói nữa. Đến ngày thứ tư, tiểu đồng mang một bức tiên hoa đến

mời vào Bạch Long Am mạn đàm

Đại pháp sư Càn Nguyên Hanh nói

-Có phải hai vị tôn giả là Thiên Luyên và Thiên Tùy đó không ?

-Bạn tôi nói: Đúng vậy

Đại Pháp Sư nói

-Hai vị đến xin cỏ Thi về làm giống, mượn sách cổ thư Kinh Dịch, và hỏi về phép định cục hỗn thiên bát quái

có đúng không ?

-Chúng tôi lúng túng, bạn tôi nói: Đúng vậy, kính xin Đại nhân một ít cỏ Thi chân chính, về nhân giống dùng

giúp đỡ chúng sinh, và ...

Đại Pháp Sư nói

-Chẳng phải ở khắp nơi dưới núi đã có giống cỏ Thư giồng khắp nơi rồi sao ?

-Tôi nói: Quả có thế, đó là loại cỏ do các nhà khoa họcdùng công nghệ chuyển gien thế hệ bốn là ADN-H, nhân giống thành công, còn có tên là cỏ Voi, nhưng gieo quẻ không linh ứng

Đại Pháp Sư nói

-Nếu các người chính tâm, chính nghĩa, chính nhân. Lời ta nói không làm lay động đến tâm can các ngươi,

thì hãy nghe ta nói đây

Bạn tôi dạ vang một tiếng. Rồi Đại Thiện Sư Càn Nguyên Hanh giảng giải

-Trong khoảng bao la của trời đất, cỏ Linh Thi là báu vật của tạo hóa, nó giúp người chính nhân quân tử

gieo quẻ hỏi trời đất,luận cát hung.

Cỏ Linh Thi hiện diện ở khắp nơi. Chỉ cần có lòng trí thành,trí tín, trí nghĩa, trí nhân, thì cỏ Linh Thi sẽ mọc

Không phải đến đây xin cây giống

Bạn tôi đang định hỏi điều hai thì ngài đã rũ áo đứng dậy vào nhà trong

Chúng tôi ra đứng trước sân Am, thì một tiểu đồng đưa cho mỗi người chúng tôi môt cái cái quạt lông,và nói

-Mời hai vị tôn giả xuống núi cho, hẹn ngày gặp lại

Chiếc quạt lông trong tay khẽ lay động, thì một nàn gió lành nhẹ nhàng nâng chúng tôi lên và đưa xuống

chân núi

Từ chân núi lại tiếp tục bát bộ trở về, thấy quán Bặt Bò nay đổi tên là nhà hàng BẤT-BẶT-BÒ, bất là chẳng

bặt là không, mà chẳng không tức là có, vậy thì quán này giờ có bán bún bò

Nhưng làm sao mà ăn hết tám bát bún bò kia chứ

(hết hồi hai,kỳ sau tiếp tục lên núi)

Thiên Luyên ơi, chuyện này có thể đặt tên là : NHỊ VỊ ĐƯỜNG TĂNG ĐI SƠN TUYẾT THIÊN LONG THỈNH KINH !!!

Hì...Hì

Thỉnh 3 điều mới đc 1, còn 2 điều nữa sau thế nào

Mà sao không thuê chuyến máy bay thể thao lên thẳng đi có nhàn hơn không ? :lol:

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thiên Luyên ơi, chuyện này có thể đặt tên là : NHỊ VỊ ĐƯỜNG TĂNG ĐI SƠN TUYẾT THIÊN LONG THỈNH KINH !!!

Hì...Hì

Thỉnh 3 điều mới đc 1, còn 2 điều nữa sau thế nào

Mà sao không thuê chuyến máy bay thể thao lên thẳng đi có nhàn hơn không ? :lol:

Mà những chuyến thỉnh kinh sau, luận diễn nghĩa chữ gì thế ? hì hì :lol:

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thơ vui Hồ Xuân Hương

Đứng chéo chông theo cảnh hắt heo

Đường đi thiên thẹo đá treo leo

Túp lều mái cỏ tranh xơ xác

Cột kẽ kèo tre,đốt khẳng kheo

Ba chạc cây xanh hình uốn éo

Một dòng nước biếc, cảnh leo teo

Thú vui quên cả niềm lo cũ

Kìa cái diều ai, nó LỘN LÈO

Share this post


Link to post
Share on other sites

Luận về Bát Bộ Thiên Long.

Bát Bộ Thiên Long bộ bát nhiều công năng của các vua Hùng.

Nếu vua nuôi rồng một bộ nhiều chồng bát nhỏ bát to úp xấp úp ngửa.

Bát một, bát hai, bát ba, bát bốn do một hai dòng xếp đầy một chồng.

Một mâm đầy bát rồng ẩn thu linh, phát tiết tinh hoa rồng bay tại trời, Việt Nam rực sáng. :rolleyes:

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mà những chuyến thỉnh kinh sau, luận diễn nghĩa chữ gì thế ? hì hì :rolleyes:

Thiệu Khang Tiết nói

"Đông chí nửa hội tý

Lòng trời không đổi dời

Nói một dương mới động

Lúc chưa sinh muôn loài "

Lúc này, trời bắt đầu có rễ,là 5400 năm. Chính vào hội tý,khí nhẹ trong bay bổng, có mặt trời, mặt trăng, tinh thần. Cho nên gọi " Trời mở ở tý "

Lại trải qua 5400 năm, gần tới hội Sửu mà Dần rắn chắc

Kinh Dịch nói: Lớn thay Kiều Nguyên. Sâu thay Khôn Nguyên

Muôn vật nảy nở, bèn thuận đạo trời

Lúc này đất mới đọng tiết

Lại đúng 5400 năm, đúng vào hội Sửu, nặng đục đọng dưới. Có nước, có lửa,núi,đá, đất. gọi là 5 hình. Cho nên " Đất mở ở Sửu "

Lại trải qua 5400 năm, cuối hội Sửu, đầu hội Dần. Phát sinh muôn vật

Lịch ghi : " Khí trời xuống thấp, khí đất bốc lên, trời đất giao hòa, mọi loài đều sinh "

Lại 5400 năm, đúng vào hội Dần, Trời trong đất sáng, âm dương giao hợp, sinh ra người, muông thú, chim chóc.

Định ngôi tam tài : Trời - Người - Đất,

Tam tài định ngôi cho nên nói: " Người sinh ở Dần, cảm thụ Bàn Cổ "

Đấy là nội dung tìm hiểu chuyến đi thứ hai Thiên Luyên cùng bạn Thiên Tùy đi, và sẽ kể lại cho chị Na Kim Phong và toàn thể quý vị được rõ ở các bài sau

Cám ơn quý khách đã quan tâm

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thiệu Khang Tiết nói

"Đông chí nửa hội tý

Lòng trời không đổi dời

Nói một dương mới động

Lúc chưa sinh muôn loài "

Lúc này, trời bắt đầu có rễ,là 5400 năm. Chính vào hội tý,khí nhẹ trong bay bổng, có mặt trời, mặt trăng, tinh thần. Cho nên gọi " Trời mở ở tý "

Lại trải qua 5400 năm, gần tới hội Sửu mà Dần rắn chắc

Kinh Dịch nói: Lớn thay Kiều Nguyên. Sâu thay Khôn Nguyên

Muôn vật nảy nở, bèn thuận đạo trời

Lúc này đất mới đọng tiết

Lại đúng 5400 năm, đúng vào hội Sửu, nặng đục đọng dưới. Có nước, có lửa,núi,đá, đất. gọi là 5 hình. Cho nên " Đất mở ở Sửu "

Lại trải qua 5400 năm, cuối hội Sửu, đầu hội Dần. Phát sinh muôn vật

Lịch ghi : " Khí trời xuống thấp, khí đất bốc lên, trời đất giao hòa, mọi loài đều sinh "

Lại 5400 năm, đúng vào hội Dần, Trời trong đất sáng, âm dương giao hợp, sinh ra người, muông thú, chim chóc.

Định ngôi tam tài : Trời - Người - Đất,

Tam tài định ngôi cho nên nói: " Người sinh ở Dần, cảm thụ Bàn Cổ "

Đấy là nội dung tìm hiểu chuyến đi thứ hai Thiên Luyên cùng bạn Thiên Tùy đi, và sẽ kể lại cho chị Na Kim Phong và toàn thể quý vị được rõ ở các bài sau

Cám ơn quý khách đã quan tâm

(Câu chuyện thứ 4)

*Chào bác phật sứ, sách Luận Ngữ viết rằng: Trăm thứ Pháp, không bằng Pháp Phật

Đúng vậy, nhà Phật chỉ khuyên người ta hành thiện, để hóa giải các oan nghiệt. Phật còn có nghĩa nữa là Hiền. Mà Hiền; Tài là nguyên khí quốc gia. Sau đây Thiên Luyên kể lại cuộc đi tìm chân lý cùng Thiên Tùy

*Chúng tôi bàn bạc kỹ càng, chuyến này quyết phải mượn được bộ sách Cổ thư Kinh dịch của Đại Pháp Sư Càn Nguyên Hanh, trong Bạch Long Am, núi Sơn Tuyết Thiên Long . Nhưng không đi về hướng cũ qua quán Bất Bặt Bò. Mà sẽ đi đường vòng phía Tây qua một ngôi chùa cổ để xin một quẻ Âm Dương, đường tuy dài nhưng bằng phẳng, có thể đi bằng xe đạp, không dùng xe máy góp phần bảo vệ môi trường. Thức ăn mang theo chủ yếu là lương khô và nước uống, để không phải đợi 3 ngày ăn chay tịnh như chuyến trước

Chúng tôi khởi hành vào ngày nắng đẹp, họa mi hót véo von.

Trải qua nhiều ngày đường vất vả, cuối cùng cũng đến được địa phận giáo sứ , sứ sở của ngôi chùa cổ

Nguyên ngôi chùa này có tự mấy ngàn năm, trước đây có một sư tiểu tuấn tú, thanh tịnh tên là "phat su" .Sau khi đã thụ lĩnh đầy đủ pháp phật, kinh phật... đầy bụng, lại đã trưởng thành, liền xin sư chụ trì cho Xuất Thế. Vị phat su này liền sắm một cái mũ phớt (dấu mũ) , một đôi dày đinh (dấu nặng) , mà thành chữ phật, để râu, tay cầm ba toong như quan ba Pháp,mà thành chữ sứ, rồi đi khắp nơi truyền giáo pháp nhà phật. Nhưng cách giảng pháp phật không theo như thông thường, mà theo cách của riêng ngài, ví dụ, như khi tranh luận trên diễn đàn thì chỉ ôn tồn, không dùng nhời đao to búa lớn, tỏ sự gương mẫu để người người noi theo

Chúng tôi bước chân vào cổng chùa thấy vắng bóng người, đi vòng ra sau thấy một đang mải miết hái quả su su, vườn quả su su bạt ngàn là quả. Chúng tôi liền hỏi

-Sư phụ sao có một mình thầy hái quả vậy. Trả lời

-Thí chủ không biết đấy thôi, trước sư chụ trì mở cuộc thi hái quả,các dùng kéo,dùng dao cắt quả mà vẫn được ít. Tôi thương sót cành lá bị đau, chỉ dùng móng tay bấm vào cuống mà vẫn hái được nhiều gấp năm, gấp mười nên được tôn là Phật su, để biểu dương lòng từ bi với cây quả. Lại hỏi tiếp

-Các sư cụ, sư bác, sư tiểu, sư chụ trì đi đâu vắng cả. Sư Phật su trả lời

-Phải năm trời làm hạn hán,mất mùa, chúng dân nơi đây đói kém khổ sở, người gầy như que củi. Một sư cụ phát lòng từ bi, gọi tất tần tật các đi phát quả su su cho chúng dân độ qua ngày. Chúng dân được ăn quả su su của nhà chùa chúng tôi ,ai lấy đều trở lên béo tốt, khỏe mạnh, đều phát sù lên cả. Thiên Tùy hỏi

-Vậy vị sư có lòng đại từ bi đó được tôn vinh danh hiệu gì. Sư Phật su trả lời

-Vi sư đó đựoc tôn là Sư Phát su

Vãn cảnh quanh chùa quả là một ngôi chùa cổ kính,cây Bồ đề cổ thụ rêu phong, hoa đại ngút ngàn. Rừng quả su su xanh mướt. Cổng chùa ngọn Phướn ngũ sắc tung bay

Buổi tối nghỉ lại nhà chùa,cùng sư chụ trì đàm đạo

-Chẳng hay hai thí chủ đến núi Sơn Tuyết Thiên Long có việc gì.

-Tôi trả lời: Thưa lão sư phụ chúng tôi đến gặp Đại Lão Pháp Sư Càn Nguyên Hanh để mươn pho sách quý

-Tôi được biết trong thiên hạ có 3 bộ sách kỳ thư. Một ở núi Sơn Tuyết Thiên Long bàn về đạo Trời. Hai ở nước " BỒNG LAI PHẬT SỨ " .Bộ thứ ba giải khắp thiên hạ, bàn về kỹ nghệ công thương, luyện chì, nung ngói vv

-Bạn tôi, Thiên Tùy hỏi: Sư phụ có gì làm bằng

-Sư chụ trì trả lời: Năm xưa chúng tôi cử một chuyên cơ ra biển ,đến nước Bồng Lai Phật Sứ để truyền đạo pháp cho chúng sinh nơi đó nên rất tỏ tường. Nơi ấy có một vị bồ tát có bộ chân kinh đó

-Chúng tôi tròn xoe mắt và nói: Dám xin Đại lão sư phụ chỉ đường đến nước Bồng Lai Phật Sứ ,để chúng tôi tiếp kiến vị bồ tát nước đó , thì hay lắm lắm

-Nhà sư nói: Được, nếu thí chủ giải được bài toán này thì bần đạo sẽ mách bảo

-Bạn tôi vội nói: Xin ra đầu đề

-Nhà sư nói: Năm xưa chúng tôi đi làm Phật sự , là sự nghiệp của chùa chúng tôi, đây là bài thơ làm bằng chứng

Máy bay trở Sứ nhảy dù;

Khi về còn có (một) Phật sừ phi công;

Tính ra nhảy đủ sáu vòng;

Mỗi lần, một nửa sứ ông xuống dù;

Hỏi rằng ? trên máy ù ù; (máy bay)

Bao nhiêu Phật sứ khi dù chưa buông ?

Nếu hai thí chủ giải được bài toán này, thì bần tăng sẽ cho bản đồ để rồi thì mà đến được nước Bồng Lai Phật Sứ ,nếu không giải được thì nhị vị thí chủ hãy quay về kẻo uổng công vô ích

-

Share this post


Link to post
Share on other sites

(Câu chuyện thứ 4)

*Chào bác phật sứ, sách Luận Ngữ viết rằng: Trăm thứ Pháp, không bằng Pháp Phật

Đúng vậy, nhà Phật chỉ khuyên người ta hành thiện, để hóa giải các oan nghiệt. Phật còn có nghĩa nữa là Hiền. Mà Hiền; Tài là nguyên khí quốc gia. Sau đây Thiên Luyên kể lại cuộc đi tìm chân lý cùng Thiên Tùy

*Chúng tôi bàn bạc kỹ càng, chuyến này quyết phải mượn được bộ sách Cổ thư Kinh dịch của Đại Pháp Sư Càn Nguyên Hanh, trong Bạch Long Am, núi Sơn Tuyết Thiên Long . Nhưng không đi về hướng cũ qua quán Bất Bặt Bò. Mà sẽ đi đường vòng phía Tây qua một ngôi chùa cổ để xin một quẻ Âm Dương, đường tuy dài nhưng bằng phẳng, có thể đi bằng xe đạp, không dùng xe máy góp phần bảo vệ môi trường. Thức ăn mang theo chủ yếu là lương khô và nước uống, để không phải đợi 3 ngày ăn chay tịnh như chuyến trước

Chúng tôi khởi hành vào ngày nắng đẹp, họa mi hót véo von.

Trải qua nhiều ngày đường vất vả, cuối cùng cũng đến được địa phận giáo sứ , sứ sở của ngôi chùa cổ

Nguyên ngôi chùa này có tự mấy ngàn năm, trước đây có một sư tiểu tuấn tú, thanh tịnh tên là "phat su" .Sau khi đã thụ lĩnh đầy đủ pháp phật, kinh phật... đầy bụng, lại đã trưởng thành, liền xin sư chụ trì cho Xuất Thế. Vị phat su này liền sắm một cái mũ phớt (dấu mũ) , một đôi dày đinh (dấu nặng) , mà thành chữ phật, để râu, tay cầm ba toong như quan ba Pháp,mà thành chữ sứ, rồi đi khắp nơi truyền giáo pháp nhà phật. Nhưng cách giảng pháp phật không theo như thông thường, mà theo cách của riêng ngài, ví dụ, như khi tranh luận trên diễn đàn thì chỉ ôn tồn, không dùng nhời đao to búa lớn, tỏ sự gương mẫu để người người noi theo

Chúng tôi bước chân vào cổng chùa thấy vắng bóng người, đi vòng ra sau thấy một đang mải miết hái quả su su, vườn quả su su bạt ngàn là quả. Chúng tôi liền hỏi

-Sư phụ sao có một mình thầy hái quả vậy. Trả lời

-Thí chủ không biết đấy thôi, trước sư chụ trì mở cuộc thi hái quả,các dùng kéo,dùng dao cắt quả mà vẫn được ít. Tôi thương sót cành lá bị đau, chỉ dùng móng tay bấm vào cuống mà vẫn hái được nhiều gấp năm, gấp mười nên được tôn là Phật su, để biểu dương lòng từ bi với cây quả. Lại hỏi tiếp

-Các sư cụ, sư bác, sư tiểu, sư chụ trì đi đâu vắng cả. Sư Phật su trả lời

-Phải năm trời làm hạn hán,mất mùa, chúng dân nơi đây đói kém khổ sở, người gầy như que củi. Một sư cụ phát lòng từ bi, gọi tất tần tật các đi phát quả su su cho chúng dân độ qua ngày. Chúng dân được ăn quả su su của nhà chùa chúng tôi ,ai lấy đều trở lên béo tốt, khỏe mạnh, đều phát sù lên cả. Thiên Tùy hỏi

-Vậy vị sư có lòng đại từ bi đó được tôn vinh danh hiệu gì. Sư Phật su trả lời

-Vi sư đó đựoc tôn là Sư Phát su

Vãn cảnh quanh chùa quả là một ngôi chùa cổ kính,cây Bồ đề cổ thụ rêu phong, hoa đại ngút ngàn. Rừng quả su su xanh mướt. Cổng chùa ngọn Phướn ngũ sắc tung bay

Buổi tối nghỉ lại nhà chùa,cùng sư chụ trì đàm đạo

-Chẳng hay hai thí chủ đến núi Sơn Tuyết Thiên Long có việc gì.

-Tôi trả lời: Thưa lão sư phụ chúng tôi đến gặp Đại Lão Pháp Sư Càn Nguyên Hanh để mươn pho sách quý

-Tôi được biết trong thiên hạ có 3 bộ sách kỳ thư. Một ở núi Sơn Tuyết Thiên Long bàn về đạo Trời. Hai ở nước " BỒNG LAI PHẬT SỨ " .Bộ thứ ba giải khắp thiên hạ, bàn về kỹ nghệ công thương, luyện chì, nung ngói vv

-Bạn tôi, Thiên Tùy hỏi: Sư phụ có gì làm bằng

-Sư chụ trì trả lời: Năm xưa chúng tôi cử một chuyên cơ ra biển ,đến nước Bồng Lai Phật Sứ để truyền đạo pháp cho chúng sinh nơi đó nên rất tỏ tường. Nơi ấy có một vị bồ tát có bộ chân kinh đó

-Chúng tôi tròn xoe mắt và nói: Dám xin Đại lão sư phụ chỉ đường đến nước Bồng Lai Phật Sứ ,để chúng tôi tiếp kiến vị bồ tát nước đó , thì hay lắm lắm

-Nhà sư nói: Được, nếu thí chủ giải được bài toán này thì bần đạo sẽ mách bảo

-Bạn tôi vội nói: Xin ra đầu đề

-Nhà sư nói: Năm xưa chúng tôi đi làm Phật sự , là sự nghiệp của chùa chúng tôi, đây là bài thơ làm bằng chứng

Máy bay trở Sứ nhảy dù;

Khi về còn có (một) Phật sừ phi công;

Tính ra nhảy đủ sáu vòng;

Mỗi lần, một nửa sứ ông xuống dù;

Hỏi rằng ? trên máy ù ù; (máy bay)

Bao nhiêu Phật sứ khi dù chưa buông ?

Nếu hai thí chủ giải được bài toán này, thì bần tăng sẽ cho bản đồ để rồi thì mà đến được nước Bồng Lai Phật Sứ ,nếu không giải được thì nhị vị thí chủ hãy quay về kẻo uổng công vô ích

-

(chú thích, bài toán đố thi học sinh giỏi cấp 1)

Lại nói,sau khi Sư chụ trì ra đầu bài, thì Thiên Tùy xin cho mượn giấy bút, bàn tính, rồi mang ra chiếc bàn gian bên để giải. Một hồi lâu giải chưa ra, thì một Sư bác có ý giúp, Sư bác nói thật to với Sư chụ trì rằng: Bẩm Bạch thầy, tôi thắp 65 nén hương vào đại điện được không. Thiên Tùy lắc đầu nghĩ không đúng.

Giải bài toán đã có đáp số, Thiên Tùy trả lời rằng

-Bẩm lão sư cụ có phải là tổng cộng 63 sư đi làm phật sự không

Sư chụ trì không nói gì, lúc đó tôi đang đứng vãn cảnh bên ngoài chạy vào và nói

-Đoàn trên chuyên cơ gồm: 63 xuống dù, 1 là Phi công. Vậy tổng cộng có 64 đi làm phật sự

Sư chụ trì bảo sư thư chuyên chắp bút, mang sổ lịch trình chuyến bay ra để so khớp, thấy đúng thì vỗ tay và nói

-Hai thí chủ thật uyên bác. Đây là tấm bản đồ đến nước Bồng lai Sứ ,nước này ở giữa Biển lớn, cách xa tám vạn, sáu trăm, bốn mười ngàn dặm.

-Tôi nói: Dám hỏi Lão sư cụ , vị Bồ tát nơi đó có quyển chân kinh về Đạo gì

-Vị sư trưởng nói: Nếu như chân kinh ở núi Sơn Tuyết Thiên Long, bàn về đạo Trời. Thì quyển chân kinh ở nước Bồng lai Sứ bàn về đạo Đất.

Bạn tôi nói, vậy thì hay lắm, chúng tôi sáng mai sẽ chia tay các Sư phụ để đến nước Bồng lai Sứ

-Sư trưởng nói: Đường ra ven Biển lớn gập ghềnh,khấp khuỷu.Nhà chùa sẽ xắm cho hai thí chủ 2 gánh hành lý. Xe đạp sẽ cho bôi dầu mỡ,bọc giấy điều, lưu trong kho,hẹn quay lại chao trả cẩn thận.

-Thiên Tùy nói: Chiếc xe là của mấy mươi;

Nhà chùa, trọng nghĩa, khinh tài siết bao !

Sáng sớm còn mờ hơi sương, một đoàn các tiễn chân chúng tôi đi đến tận chân một ngọn đèo thì dừng lại và nói

-Nhà chùa chúng tôi,của ít, lòng nhiều, chỉ có ít đồ mọn,là hai giành quả su su, hai đôi đồ gánh, để hai thí chủ độ đường, giờ không thể tiễn xa hơn được. Chúc hai thí chủ mã đáo thành công

Một sư thầy cười tủm tỉm khẽ nói: Sắp đi trên biển lại "mã đáo thành công". Còn Sư Phát su trao cho chúng tôi một gánh quả su su nặng chừng hai trăm cân, một sư bác thì trả lại cho gánh hành lý chúng tôi đã mang theo, chuyện không nói nữa.

Chúng tôi chia ra, người gánh hành lý, người gánh hai giành quả su su ,vượt qua một đèo,lại vượt qua đèo thứ hai, rồi lại vượt qua đèo thứ ba thì ngồi nghỉ. Thật là

Một đèo, một đèo, lại một đèo;

Khen ai ! khéo vẽ cảnh treo leo !

Thiên Tùy muốn lấy nước ra uống, tôi ngăn lại và nói

-Ở đây khô hạn,đường xá xa xôi, cần tiết kiệm nước, chi bằng ta chia mỗi người nếm thử một quả su su xem sao

Mỗi người một quả, ôi ! mới ngon và mát làm sao. Sau khi ăn xong ngộ thấy người khỏe khoắn lạ thường, chân hết mỏi, tinh thần phấn chấn ,hào hứng tiếp tục lên đường. Thật đúng là quả Linh đơn phật su

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lại nói,sau khi Sư chụ trì ra đầu bài, thì Thiên Tùy xin cho mượn giấy bút, bàn tính, rồi mang ra chiếc bàn gian bên để giải. Một hồi lâu giải chưa ra, thì một Sư bác có ý giúp, Sư bác nói thật to với Sư chụ trì rằng: Bẩm Bạch thầy, tôi thắp 65 nén hương vào đại điện được không. Thiên Tùy lắc đầu nghĩ không đúng.

Giải bài toán đã có đáp số, Thiên Tùy trả lời rằng

-Bẩm lão sư cụ có phải là tổng cộng 63 sư đi làm phật sự không

Sư chụ trì không nói gì, lúc đó tôi đang đứng vãn cảnh bên ngoài chạy vào và nói

-Đoàn trên chuyên cơ gồm: 63 xuống dù, 1 là Phi công. Vậy tổng cộng có 64 đi làm phật sự

Sư chụ trì bảo sư thư chuyên chắp bút, mang sổ lịch trình chuyến bay ra để so khớp, thấy đúng thì vỗ tay và nói

-Hai thí chủ thật uyên bác. Đây là tấm bản đồ đến nước Bồng lai Sứ ,nước này ở giữa Biển lớn, cách xa tám vạn, sáu trăm, bốn mười ngàn dặm.

-Tôi nói: Dám hỏi Lão sư cụ , vị Bồ tát nơi đó có quyển chân kinh về Đạo gì

-Vị sư trưởng nói: Nếu như chân kinh ở núi Sơn Tuyết Thiên Long, bàn về đạo Trời. Thì quyển chân kinh ở nước Bồng lai Sứ bàn về đạo Đất.

Bạn tôi nói, vậy thì hay lắm, chúng tôi sáng mai sẽ chia tay các Sư phụ để đến nước Bồng lai Sứ

-Sư trưởng nói: Đường ra ven Biển lớn gập ghềnh,khấp khuỷu.Nhà chùa sẽ xắm cho hai thí chủ 2 gánh hành lý. Xe đạp sẽ cho bôi dầu mỡ,bọc giấy điều, lưu trong kho,hẹn quay lại chao trả cẩn thận.

-Thiên Tùy nói: Chiếc xe là của mấy mươi;

Nhà chùa, trọng nghĩa, khinh tài siết bao !

Sáng sớm còn mờ hơi sương, một đoàn các tiễn chân chúng tôi đi đến tận chân một ngọn đèo thì dừng lại và nói

-Nhà chùa chúng tôi,của ít, lòng nhiều, chỉ có ít đồ mọn,là hai giành quả su su, hai đôi đồ gánh, để hai thí chủ độ đường, giờ không thể tiễn xa hơn được. Chúc hai thí chủ mã đáo thành công

Một sư thầy cười tủm tỉm khẽ nói: Sắp đi trên biển lại "mã đáo thành công". Còn Sư Phát su trao cho chúng tôi một gánh quả su su nặng chừng hai trăm cân, một sư bác thì trả lại cho gánh hành lý chúng tôi đã mang theo, chuyện không nói nữa.

Chúng tôi chia ra, người gánh hành lý, người gánh hai giành quả su su ,vượt qua một đèo,lại vượt qua đèo thứ hai, rồi lại vượt qua đèo thứ ba thì ngồi nghỉ. Thật là

Một đèo, một đèo, lại một đèo;

Khen ai ! khéo vẽ cảnh treo leo !

Thiên Tùy muốn lấy nước ra uống, tôi ngăn lại và nói

-Ở đây khô hạn,đường xá xa xôi, cần tiết kiệm nước, chi bằng ta chia mỗi người nếm thử một quả su su xem sao

Mỗi người một quả, ôi ! mới ngon và mát làm sao. Sau khi ăn xong ngộ thấy người khỏe khoắn lạ thường, chân hết mỏi, tinh thần phấn chấn ,hào hứng tiếp tục lên đường. Thật đúng là quả Linh đơn phật su

Xin kể tiếp

Sau khi ăn quả Linh đơn của nhà chùa, chúng tôi tiếp tục đi nhanh như gió. Chỉ độ 1 canh giờ mà đi được bằng cả mấy ngày đường

Gặp 3 người thi nhảy cao lên một cây cổ thụ

Một người vỗ đùi đánh bốp một cái, nhảy vút lên ngọn cây

Người thứ hai cũng vỗ đùi và nhảy tới lưng chừng cây

Người thứ ba sợ độ cao đành ôm gốp

Vì thế người nhảy cao nhất đc tôn là Phắt Sư

Lai qua một lò làm tượng Tam đa, chủ lò Phát giàu có mà đc gọi là Phát Sụ

Đến được một làng chài ven biển Lớn, phải mùa biển động, dân làng đói kém. Nhớ lời Phật dạy chúng tôi phân phát hết gánh quả Linh đơn Phật su cho dân làng. Cảm tấm lòng, bà con vạn chài người mang mảnh gỗ, người góp cây nguyên, người giúp gáo sơn, đóng thành một chiếc thuyền cho chúng tôi vượt ra ngoài biển lớn. Chuyện dài không kể hết

Trải qua sóng nước bồng bềnh, hết bao lần trăng tròn lại khuyết, cuối cùng vẫn đến đc nước Bồng lai Sứ

chuyện trên Hải trình, ghi chép rạch ròi, giờ thôi không kể tiếp được

Chúng tôi lên bờ, đi sâu vào đất liền thì gặp một Ốc viện, có một bà lão tóc bạc phơ đang giảng bài "cây sung và cây táo ", chúng tôi vào và đưng xem vị lão bà giảng bài

Bà lão nói với môn sinh

-Các môn sinh hãy thảo luận, ta còn tiếp kiến hai vị khách ở Đai địa đến thăm

Rồi Lão sư bà dùng cành dương khẽ phẩy một cái, cửa sổ đóng hết, nến tắt, chỉ còn duy nhất cửa chính mở, và nói

-Nếu một cửa chính là hướng mặt trời mọc, hỏi các môn đệ ? vậy mặt tròi nên là hướng nào ?

-" Mộc Môn Long " nói: Mặt trời hướng tay phải

-" Kim Môn Long " nói: Không đúng, mặt trời hướng tay trái

-" Hỏa Môn Long " nói: Mặt trời đang phía sau lưng

-" Thủy Môn Long " nói: Chính xác phải là mặt trời ở chính diện

Nguyên là 4 môn sinh ngồi ở một chiếc bàn vuông, mỗi người ở một cạnh bàn, đối diện nhau từng đôi một

Bốn người thảo luận ai đúng , ai sai vẫn chưa ngã ngũ

-Nhị sư huynh Mộc Môn Long nói: Đại ca sai bét, cứ độc quyền, nói cứ như Lang, luật Lang, cầy Lang ấy

-Đại sư huynh Kim Môn Long nói: Nhị ca láo toét, đáng cho vào kẹp, đưa vào lò nướng 500 lần

Hai vị sư huynh giận dữ bỏ ra ngoài, đến lượt hai tiểu đệ tranh biện

-Hỏa Môn Long nói: Hai đại ca sáo rỗng

-Thủy Môn Long nói: Nói ngứa cả tai

Lão sư bà lấy cành dương khẽ phẩy một cái, lập tức cánh cửa chính đóng xập vào, trong phòng tối mịt mùng, rồi hỏi;

-Tứ vị môn đồ, thử hỏi giờ mặt trời hướng nào đây ?

Lát sau lại dùng cành Dương cho mở hết cửa,cả cửa sổ bên phải, cả cửa sổ bên trái, đèn nến sáng choang, Lão sư bà lại hỏi

-Thì đây nữa, mặt trời bên phải, bên trái, sau lưng, hay trước mặt ?. Rồi bà giảng giải

-" Hễ mở miệng là nói điều gai góc;

Uốn lưỡi là nói điều thị phi "

Hỏi có đáng là người tu hành chân chính không ?

-

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xin kể tiếp

Sau khi ăn quả Linh đơn của nhà chùa, chúng tôi tiếp tục đi nhanh như gió. Chỉ độ 1 canh giờ mà đi được bằng cả mấy ngày đường

Gặp 3 người thi nhảy cao lên một cây cổ thụ

Một người vỗ đùi đánh bốp một cái, nhảy vút lên ngọn cây

Người thứ hai cũng vỗ đùi và nhảy tới lưng chừng cây

Người thứ ba sợ độ cao đành ôm gốp

Vì thế người nhảy cao nhất đc tôn là Phắt Sư

Lai qua một lò làm tượng Tam đa, chủ lò Phát giàu có mà đc gọi là Phát Sụ

Đến được một làng chài ven biển Lớn, phải mùa biển động, dân làng đói kém. Nhớ lời Phật dạy chúng tôi phân phát hết gánh quả Linh đơn Phật su cho dân làng. Cảm tấm lòng, bà con vạn chài người mang mảnh gỗ, người góp cây nguyên, người giúp gáo sơn, đóng thành một chiếc thuyền cho chúng tôi vượt ra ngoài biển lớn. Chuyện dài không kể hết

Trải qua sóng nước bồng bềnh, hết bao lần trăng tròn lại khuyết, cuối cùng vẫn đến đc nước Bồng lai Sứ

chuyện trên Hải trình, ghi chép rạch ròi, giờ thôi không kể tiếp được

Chúng tôi lên bờ, đi sâu vào đất liền thì gặp một Ốc viện, có một bà lão tóc bạc phơ đang giảng bài "cây sung và cây táo ", chúng tôi vào và đưng xem vị lão bà giảng bài

Bà lão nói với môn sinh

-Các môn sinh hãy thảo luận, ta còn tiếp kiến hai vị khách ở Đai địa đến thăm

Rồi Lão sư bà dùng cành dương khẽ phẩy một cái, cửa sổ đóng hết, nến tắt, chỉ còn duy nhất cửa chính mở, và nói

-Nếu một cửa chính là hướng mặt trời mọc, hỏi các môn đệ ? vậy mặt tròi nên là hướng nào ?

-" Mộc Môn Long " nói: Mặt trời hướng tay phải

-" Kim Môn Long " nói: Không đúng, mặt trời hướng tay trái

-" Hỏa Môn Long " nói: Mặt trời đang phía sau lưng

-" Thủy Môn Long " nói: Chính xác phải là mặt trời ở chính diện

Nguyên là 4 môn sinh ngồi ở một chiếc bàn vuông, mỗi người ở một cạnh bàn, đối diện nhau từng đôi một

Bốn người thảo luận ai đúng , ai sai vẫn chưa ngã ngũ

-Nhị sư huynh Mộc Môn Long nói: Đại ca sai bét, cứ độc quyền, nói cứ như Lang, luật Lang, cầy Lang ấy

-Đại sư huynh Kim Môn Long nói: Nhị ca láo toét, đáng cho vào kẹp, đưa vào lò nướng 500 lần

Hai vị sư huynh giận dữ bỏ ra ngoài, đến lượt hai tiểu đệ tranh biện

-Hỏa Môn Long nói: Hai đại ca sáo rỗng

-Thủy Môn Long nói: Nói ngứa cả tai

Lão sư bà lấy cành dương khẽ phẩy một cái, lập tức cánh cửa chính đóng xập vào, trong phòng tối mịt mùng, rồi hỏi;

-Tứ vị môn đồ, thử hỏi giờ mặt trời hướng nào đây ?

Lát sau lại dùng cành Dương cho mở hết cửa,cả cửa sổ bên phải, cả cửa sổ bên trái, đèn nến sáng choang, Lão sư bà lại hỏi

-Thì đây nữa, mặt trời bên phải, bên trái, sau lưng, hay trước mặt ?. Rồi bà giảng giải

-" Hễ: mở miệng là nói điều gai góc;

Uốn lưỡi, là buông lời thị phi "

Hỏi có đáng là người tu hành chân chính không ?

-

Xin kể tiếp

Lớp học giải tán, bạn tôi liền hỏi

-Này bà già, nếu coi cửa chính mở là mặt trời. Người nói bên phải, người nói bên trái, người nói sau lưng, người nói trước mặt. Rút cục thì ai đúng, ai sai ?

Lão bà cụ nói

-Chẳng ai đúng, chẳng ai sai, giống như câu chuyện Thầy bói xem voi thôi

Bạn tôi hao hứng kể

-Có một con voi to, được 5 thầy...

-Lão bà cụ xua tay: thôi, thôi thôi...tôi biết rồi, không phải kể nữa

-Tôi hỏi: Thế " cây Sung và cây Táo " liên quan gì ?

Lão bà trả lời

-Có liên quan đấy: Người trồng cây Sung cho là cây Sung hoàn mỹ nhất thế giới. Người trồng cây Táo nghĩ rằng quả Táo ngọt nhất thế gian. Nếu ta, đặt ta vào hoàn cảnh của người ngồi bên cánh gà phải, thì cũng cho rằng mặt trời phía phải. Ta ở hoàn cảnh ngồi phía cánh trái, chắc cũng cho rằng, mặt trời phía trái.

Tôi lại hỏi

-Vậy nói: Mở miệng là nói điều gai góc;

Uốn lưỡi, là buông lời thị phi. Là có ý gì vậy ?

Lão bà trả lời

-Ta không đặt ta vào chỗ của người, không thấy cái đúng của người. Lại không thấy cái sai của ta, mà chỉ thấy cái sai của người thì thật không công tâm và nhân ái vậy.

Rồi lão bà hỏi tiếp

-Chẳng hay hai quý Sứ giả từ đâu đến vậy. Xin cho biết quý danh

Thiên Tùy trả lời

-Cám ơn lão bà, chúng tôi ở bên nước Đại quốc, cách đây tám vạn, sáu ngàn, bốn trăm dặm. Đây bạn tôi là Thiên Luyên, tôi là Thiên Tùy. Trải qua sóng gió ngàn trùng đến đây có chút việc nhỏ. Dám hỏi lão bà quý danh là gì

Bà cụ trả lời

-Tôi là "Khôn Tẫn Mã ", nước chúng tôi là một hòn đảo nhỏ bé, chẳng qua như một bàn tay, nay được hai quý sứ đến thăm thật lấy làm vinh hạnh

Thiên Tùy nói:

-À thì ra bà cũng gốc gác người nhà ông Tôn Tẫn

Lão bà nói

-Không phải, Tẫn trong chữ Nhu, hết sức Nhu Thuận, Thuận Tòng. Dòng họ chúng tôi từ thời ông Bàn Cổ kia

Bạn tôi cười nói

-Lão Sư trưởng ngôi chùa cổ, khi chia tay chúng tôi chúc rằng: "Mã đáo thành công ", giờ thấy đúng quá. Đúng là gặp được Ngựa Cái già nhu thuận

Lão bà hỏi

-Vậy hai Sứ giả đến tệ quốc chúng tôi hẳn phải có việc gì

Tôi trả lời

-Chẳng giấu gì cụ, chúng tôi muốn gặp vị Bồ Tát nước Bông Lai Phật Sứ quý quốc, để chúc mừng sức khỏe ngài. Sau thì hỏi mượn bộ Cổ Thư Kinh Dịch, được vậy thì hay lắm. Xin Lão trượng cho biết nơi ở của vị Bồ Tát đó

Lão bà nói

-Tôi có ở gần nhà, nhưng hiện Ngài đi vắng. Nếu hai vị không chê thì có thể tới chỗ tôi ở, đơi khi nào Ngài về yết kiến sau cũng không muộn.

Tôi nói

-Vậy thì hay lắm, nhân lúc đơi vị Bồ Tát về, cũng là có dịp để đàm đạo với Lão Sư bà cũng hay

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xin kể tiếp

Lớp học giải tán, bạn tôi liền hỏi

-Này bà già, nếu coi cửa chính mở là mặt trời. Người nói bên phải, người nói bên trái, người nói sau lưng, người nói trước mặt. Rút cục thì ai đúng, ai sai ?

Lão bà cụ nói

-Chẳng ai đúng, chẳng ai sai, giống như câu chuyện Thầy bói xem voi thôi

Bạn tôi hao hứng kể

-Có một con voi to, được 5 thầy...

-Lão bà cụ xua tay: thôi, thôi thôi...tôi biết rồi, không phải kể nữa

-Tôi hỏi: Thế " cây Sung và cây Táo " liên quan gì ?

Lão bà trả lời

-Có liên quan đấy: Người trồng cây Sung cho là cây Sung hoàn mỹ nhất thế giới. Người trồng cây Táo nghĩ rằng quả Táo ngọt nhất thế gian. Nếu ta, đặt ta vào hoàn cảnh của người ngồi bên cánh gà phải, thì cũng cho rằng mặt trời phía phải. Ta ở hoàn cảnh ngồi phía cánh trái, chắc cũng cho rằng, mặt trời phía trái.

Tôi lại hỏi

-Vậy nói: Mở miệng là nói điều gai góc;

Uốn lưỡi, là buông lời thị phi. Là có ý gì vậy ?

Lão bà trả lời

-Ta không đặt ta vào chỗ của người, không thấy cái đúng của người. Lại không thấy cái sai của ta, mà chỉ thấy cái sai của người thì thật không công tâm và nhân ái vậy.

Rồi lão bà hỏi tiếp

-Chẳng hay hai quý Sứ giả từ đâu đến vậy. Xin cho biết quý danh

Thiên Tùy trả lời

-Cám ơn lão bà, chúng tôi ở bên nước Đại quốc, cách đây tám vạn, sáu ngàn, bốn trăm dặm. Đây bạn tôi là Thiên Luyên, tôi là Thiên Tùy. Trải qua sóng gió ngàn trùng đến đây có chút việc nhỏ. Dám hỏi lão bà quý danh là gì

Bà cụ trả lời

-Tôi là "Khôn Tẫn Mã ", nước chúng tôi là một hòn đảo nhỏ bé, chẳng qua như một bàn tay, nay được hai quý sứ đến thăm thật lấy làm vinh hạnh

Thiên Tùy nói:

-À thì ra bà cũng gốc gác người nhà ông Tôn Tẫn

Lão bà nói

-Không phải, Tẫn trong chữ Nhu, hết sức Nhu Thuận, Thuận Tòng. Dòng họ chúng tôi từ thời ông Bàn Cổ kia

Bạn tôi cười nói

-Lão Sư trưởng ngôi chùa cổ, khi chia tay chúng tôi chúc rằng: "Mã đáo thành công ", giờ thấy đúng quá. Đúng là gặp được Ngựa Cái già nhu thuận

Lão bà hỏi

-Vậy hai Sứ giả đến tệ quốc chúng tôi hẳn phải có việc gì

Tôi trả lời

-Chẳng giấu gì cụ, chúng tôi muốn gặp vị Bồ Tát nước Bông Lai Phật Sứ quý quốc, để chúc mừng sức khỏe ngài. Sau thì hỏi mượn bộ Cổ Thư Kinh Dịch, được vậy thì hay lắm. Xin Lão trượng cho biết nơi ở của vị Bồ Tát đó

Lão bà nói

-Tôi có ở gần nhà, nhưng hiện Ngài đi vắng. Nếu hai vị không chê thì có thể tới chỗ tôi ở, đơi khi nào Ngài về yết kiến sau cũng không muộn.

Tôi nói

-Vậy thì hay lắm, nhân lúc đơi vị Bồ Tát về, cũng là có dịp để đàm đạo với Lão Sư bà cũng hay

Chúng tôi theo chân bà cụ về Trang viên của bà, ôi ! ánh sáng chan hòa, hoa thơm cỏ lạ, công phượng từng đàn. Nhưng khoái nhất là thấy 5 tòa nhà to lừng lững, biển đề rõ ràng tên của 5 cái nhà là

Mộc Thư Phòng là một

Hỏa Thư Phòng là Hai

Thổ Thư Phòng là Ba

Kim Thư Phòng là bốn

Thủy Thư Phòng là năm

Chúng tôi cùng đại lão Sư bà vào từng cái nhà một , choáng ngợp những sách là sách, sách chất cao như núi. Sách ở mỗi nhà lại được chia thành 8 Ban, mỗi ban lại chia ra thành 8 ban nhỏ hơn.Mỗi ban nhỏ này lại chia thành 64 bộ nhỏ hơn. Mỗi bộ nhỏ này gồm tám vạn, sáu mươi ngàn, bốn trăm vạn quyển.

Buổi tối sau đó, sau khi ăn uống no nê,thì uống trà ướp Sen Nguyệt Nga, chúng tôi ngõ ý muốn mượn một ít sách. Thì đại Lão Sư bà nói

-Tôi có thể thay mặt nữ Bồ Tát ở Bồng lai Sứ chúng tôi, biếu tặng tất cả những sách gì mà nhị vị quý Sứ giả mong muốn

-Thiên tùy nói: Chúng tôi muốn mượn từng nhà kho sách một được chăng

-Lão bà trả lời : Được, không sao. Song quý khách phải thuê 10 tàu, mỗi tàu 10 ngàn tấn mà chuyên trở

Chúng tôi lại hỏi

-Liệu vị quý Bồ Tát quốc gia này có thể giảng giải về định cục hỗn thiên Bát quái được chăng

-Lão bà trả lời: Được. Nhưng e nhiều người không lĩnh hội được. Chuyện này sẽ bàn sau

-Chúng tôi lại hỏi: Trong ngũ đại thư phòng có phân chia rạch ròi Kinh Dịch, Tử Vi, Bát Tự Hà Lạc, Luận Ngữ, Bói Chữ...vv và Phong Thủy, không ạ

Bà lão nói đương nhiên rồi, bốn phương, tám hướng, âm dương rõ ràng, đinh rõ Càn Khôn, Ngũ hành, Bàn Cổ không hề lẫn lộn. Sách loại nào,vào loại ấy, định vị không sai sót một ly

Chúng tôi bàn định kế hoạch suốt đêm, gà gáy sáng mới chợp mắt được độ một Canh giờ/

Share this post


Link to post
Share on other sites

LỜI BÌNH CỦA THIÊN LUYÊN

Kính thưa quý vị

Kính thưa bác Thiên Sứ

Trong mục "Vấn nạn tử vi", mục TỬ VI / TRAO ĐỔI. Bài 82 của bác Thiên Sứ,bác Thiên Sứ có trả lời các ý như sau:

-"Thực ra không phải tôi không thể trả lời mấy câu hỏi (tử vi ở địa cực), với tôi thuộc loại vớ vấn

-Tôi đã hứa sẽ trả lời ngay trong ngày hôm nay

-Bởi vì tôi bận đi chụp ảnh cái nhà màu trắng, mà tôi hứa sẽ đưa lên, để minh chứng cho Phong Thủy Lạc Việt

-Khi về,tôi định lên mạng trả lời ngay anh ta (là KaKaLotta) ,thì gặp mấy lời ngông ngạo

-Thực ra,những vấn đề anh ta đưa ra,cũng chính là vấn nạn của Phong Thủy có nguồn gốc từ cổ thư chữ Hán

-và nó có tác dụng xóa sổ phong thủy có nguồn gốc chữ Hán này

-Còn Phong Thủy Lạc Việt thì không..."

Những từ trong ngoặc đơn là tôi chú thích thêm

Theo tôi, bác Thiên Sứ viết thế không đúng rồi, tôi sẽ chứng minh ngay bài sau đây

Tôi nhận xét, ý kiến của bác " COTHU " và anh " KaKaLotta " rất siêu việt, chắc họ vẫn còn rất ấm ức

Share this post


Link to post
Share on other sites

LỜI BÌNH CỦA THIÊN LUYÊN

Kính thưa quý vị

Kính thưa bác Thiên Sứ

Trong mục "Vấn nạn tử vi", mục TỬ VI / TRAO ĐỔI. Bài 82 của bác Thiên Sứ,bác Thiên Sứ có trả lời các ý như sau:

-"Thực ra không phải tôi không thể trả lời mấy câu hỏi (tử vi ở địa cực), với tôi thuộc loại vớ vấn

-Tôi đã hứa sẽ trả lời ngay trong ngày hôm nay

-Bởi vì tôi bận đi chụp ảnh cái nhà màu trắng, mà tôi hứa sẽ đưa lên, để minh chứng cho Phong Thủy Lạc Việt

-Khi về,tôi định lên mạng trả lời ngay anh ta (là KaKaLotta) ,thì gặp mấy lời ngông ngạo

-Thực ra,những vấn đề anh ta đưa ra,cũng chính là vấn nạn của Phong Thủy có nguồn gốc từ cổ thư chữ Hán

-và nó có tác dụng xóa sổ phong thủy có nguồn gốc chữ Hán này

-Còn Phong Thủy Lạc Việt thì không..."

Những từ trong ngoặc đơn là tôi chú thích thêm

Theo tôi, bác Thiên Sứ viết thế không đúng rồi, tôi sẽ chứng minh ngay bài sau đây

Tôi nhận xét, ý kiến của bác " COTHU " và anh " KaKaLotta " rất siêu việt, chắc họ vẫn còn rất ấm ức

1-Nhà bác học Lomlosov, người quốc tịch Nga, lịch sử nước Nga đã từng là một đế quốc. Những thành tựu khoa học mà nhà bác học Lomonosov phát minh ra, không chỉ cống hiến cho mỗi nước Nga, mà có thể nói cho cả nhân loại

Issac Newton, nhà bác học vĩ đại, chủ tịch Hội khoa học hoàng gia Anh, sáng lâp học thuyết cơ hoc. Anh cũng từng là mọt tên đế quốc sưng sỏ, gây bao tang thương cho nhân loại. Nhưng không phải vì thế mà tri thức tìm ra từ nhà bác học, mà mọi học sinh trên thế giới cấm không được học

Einstenin là người Do thái sinh ra ở Đức, quốc tịch Mỹ. Nhà bác học viết lên học thuyết vĩ đại Thuyết tương đối. Đế quốc Mỹ gây bao đau khổ cho đồng bào ta. Thành tựu khoa học do nhà khoa học Mỹ vẫn được giảng dạy bình thương ở tất cả các trường trong cả nước

2-Tôn Tử nói: Trong giao tranh trong chiến tranh, ta vẫn phải học cả kế sách của đối phương.

Nhất là, trong hội nhập quốc tế toàn cầu, đường lối chính trị đương nhiên là độc lập, chủ quyền. Song trong lĩnh vực Phi chính trị, mọi quốc gia đều có quyền học hỏi lẫn nhau. Vì thế ta học hỏi, phát huy nền Phong thủy nước ngoài cũng là rất tốt

3-Dân số Việt nam đến nay là 87 triệu người. So với dân số các nước châu Á như Trung quốc, Đài Loan, Triều tiên, Ấn độ, Nhật bản...vv. Thì tỷ lệ của ta vẫn còn là nhỏ.

Kinh dịch thế giới nói chung, Phong thủy luận của thế giới nói riêng, của gần 4 tỉ người/dân số toàn cầu. Hỏi đã có bao nhiêu phần trăm theo giáo trình của Phong Thủy Lạc Việt

Vài lời bình nhỏ

Xin cám ơn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thơ góp vui

Con vỏi, con voi;

Cái vòi: đi trước;

Hai chân trước : đi trước;

Hai chân sau : đi sau;

Còn cái đuôi : đi sau rốt;

Thiên Luyên hãy kể nốt;

Cái chuyện : con voi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thiệu Khang Tiết nói

"Đông chí nửa hội tý

Lòng trời không đổi dời

Nói một dương mới động

Lúc chưa sinh muôn loài "

Lúc này, trời bắt đầu có rễ,là 5400 năm. Chính vào hội tý,khí nhẹ trong bay bổng, có mặt trời, mặt trăng, tinh thần. Cho nên gọi " Trời mở ở tý "

Lại trải qua 5400 năm, gần tới hội Sửu mà Dần rắn chắc

Kinh Dịch nói: Lớn thay Kiều Nguyên. Sâu thay Khôn Nguyên

Muôn vật nảy nở, bèn thuận đạo trời

Lúc này đất mới đọng tiết

Lại đúng 5400 năm, đúng vào hội Sửu, nặng đục đọng dưới. Có nước, có lửa,núi,đá, đất. gọi là 5 hình. Cho nên " Đất mở ở Sửu "

Lại trải qua 5400 năm, cuối hội Sửu, đầu hội Dần. Phát sinh muôn vật

Lịch ghi : " Khí trời xuống thấp, khí đất bốc lên, trời đất giao hòa, mọi loài đều sinh "

Lại 5400 năm, đúng vào hội Dần, Trời trong đất sáng, âm dương giao hợp, sinh ra người, muông thú, chim chóc.

Định ngôi tam tài : Trời - Người - Đất,

Tam tài định ngôi cho nên nói: " Người sinh ở Dần, cảm thụ Bàn Cổ "

Đấy là nội dung tìm hiểu chuyến đi thứ hai Thiên Luyên cùng bạn Thiên Tùy đi, và sẽ kể lại cho chị Na Kim Phong và toàn thể quý vị được rõ ở các bài sau

Cám ơn quý khách đã quan tâm

"Lớn thay kiều nguyên ;

Sâu thay khôn nguyên;"

Theo tôi nên hiểu là :" Sâu ": Là rộng lớn, dày dặn, Trời cao,đất dày

Quẻ khôn

-Khôn: Nguyên, hanh, lợi ...

-Tẫn mã chi trinh

-Quân tử hữu du vãng

-Tiền mê, hậu đắc

Thoán từ giảng:

-Nguyên của Khôn,có sức sáng tạo lớn lao

-Hanh của Khôn,rất thông suốt và thuận lợi

-Lợi của Khôn, là sự thích đáng, chỉ mong lợi ích cho mọi người thì có lợi

-Tẫn Mã chi trinh, sự ngay thẳng và có đức chính bền như con ngựa cái

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay