Thiên Sứ

LUẬN ÂM DƯƠNG.

694 bài viết trong chủ đề này

Anh Vuivui thân mến.

Tôi đã giải thích:

Anh quan niệm Dương đi ra từ Thái Cực. Nhưng tôi lại không cho là như vậy. Mà Thái cực sinh ra cái đối đãi với nó và nó trở thành Dương so với cái đối đãi với nó là Âm.

Anh Thiên Sứ thân mến !.

Anh xác định lại đi !. Tôi hỏi, cái âm từ đâu ra kia ? Anh cho rằng, Thái cực sinh ra cái đối đãi, và tự nó trở thành Dương, vậy cái đối đãi với nó phải là âm chứ gì ?. Thì Tôi đã chả hỏi anh, có phải một cái còn lại là âm không ?. Hơn nữa, anh đã cho rằng Thái cực sinh ra cái đối đãi, thì khi tự nó biến thành dương, thì cái phần đối đãi, làm sao để mà nó tự biến thành âm ?. Bởi vì lúc sinh thành lưỡng nghi, hai phần ấy là như nhau mà ?. Còn nếu như anh lại diễn quá trình rằng: Đầu tiên thái cực sinh ra cái đối đãi, rồi biến thành dương, cái đối đãi thành âm, thì Tự nhiên vốn đơn giản, chứ không ngoắt ngéo. Thì Thái cực cứ việc sinh ra cái âm, và tự nó thành dương, việc gì phải sinh thành Lưỡng nghi cho sinh chuyện ra ?.

Như Thông thân mến !.

Tôi có tăng hỏa đâu mà phải hạ hỏa !

Như Thông viết:

Thế giới vật chất là Âm - từ những thiên hà khổng lồ đến hạt vật chất nhỏ nhất mà con người đã tìm ra hay chưa nhận thức được - thí Dương chính là Thái cực để nhận thức nó.

Thì Như Thông không thấy đó không thể là một câu trả lời cho câu hỏi mà Tôi đặt ra à ?.

Thái cực là dương để nhận thức vật chất âm ?. Vậy cái vật chất âm chưa nhận thức được thì không có Thái cực ?. Mà Thái cực đã là Dương, thì Thái cực đâu còn là Thái cực nữa ?.

Thân ái.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Vuivui thân mến.

Anh viết:

Anh Thiên Sứ thân mến !.

Anh xác định lại đi !. Tôi hỏi, cái âm từ đâu ra kia ? Anh cho rằng, Thái cực sinh ra cái đối đãi, và tự nó trở thành Dương, vậy cái đối đãi với nó phải là âm chứ gì ?. Thì Tôi đã chả hỏi anh, có phải một cái còn lại là âm không ?. Hơn nữa, anh đã cho rằng Thái cực sinh ra cái đối đãi, thì khi tự nó biến thành dương, thì cái phần đối đãi, làm sao để mà nó tự biến thành âm ?. Bởi vì lúc sinh thành lưỡng nghi, hai phần ấy là như nhau mà ?. Còn nếu như anh lại diễn quá trình rằng: Đầu tiên thái cực sinh ra cái đối đãi, rồi biến thành dương, cái đối đãi thành âm, thì Tự nhiên vốn đơn giản, chứ không ngoắt ngéo. Thì Thái cực cứ việc sinh ra cái âm, và tự nó thành dương, việc gì phải sinh thành Lưỡng nghi cho sinh chuyện ra ?.

Chính vì vậy mới gọi là Lưỡng Nghi đấy anh ah.

Anh viết:

Bởi vì lúc sinh thành lưỡng nghi, hai phần ấy là như nhau mà ?

Đấy là do cách hiểu của anh. Còn tôi thì không. Giáo sư Trịnh Xuân Thuận đã xác định: Năng lượng khởi nguyên của vũ trụ vô cùng nhỏ. Tôi tán thành ngay. Chứ tôi đâu có cho nó bằng nhau. Bởi vì một cái vô cùng nhỏ làm sao bằng cái tuyệt đối được?

Đó chính là lý do tôi định nghĩa Âm Dương là sự đối đãi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Thiên Sứ thân mến !.

Anh xác định lại đi !. Tôi hỏi, cái âm từ đâu ra kia ? Anh cho rằng, Thái cực sinh ra cái đối đãi, và tự nó trở thành Dương, vậy cái đối đãi với nó phải là âm chứ gì ?. Thì Tôi đã chả hỏi anh, có phải một cái còn lại là âm không ?. Hơn nữa, anh đã cho rằng Thái cực sinh ra cái đối đãi, thì khi tự nó biến thành dương, thì cái phần đối đãi, làm sao để mà nó tự biến thành âm ?. Bởi vì lúc sinh thành lưỡng nghi, hai phần ấy là như nhau mà ?. Còn nếu như anh lại diễn quá trình rằng: Đầu tiên thái cực sinh ra cái đối đãi, rồi biến thành dương, cái đối đãi thành âm, thì Tự nhiên vốn đơn giản, chứ không ngoắt ngéo. Thì Thái cực cứ việc sinh ra cái âm, và tự nó thành dương, việc gì phải sinh thành Lưỡng nghi cho sinh chuyện ra ?.

Như Thông thân mến !.

Tôi có tăng hỏa đâu mà phải hạ hỏa !

Như Thông viết:

Thì Như Thông không thấy đó không thể là một câu trả lời cho câu hỏi mà Tôi đặt ra à ?.

Thái cực là dương để nhận thức vật chất âm ?. Vậy cái vật chất âm chưa nhận thức được thì không có Thái cực ?. Mà Thái cực đã là Dương, thì Thái cực đâu còn là Thái cực nữa ?.

Thân ái.

Kính chú Vuivui!

Ý chú Thiên Sứ là bản thân Thái cực không phân biệt âm dương hay chưa xuất hiện âm dương nên không có sự phân biệt. Khi xuất hiện một trạng thái khác với trạng thái trước đó thuộc Thái cực nên có sự phân biệt âm dương và Thái cực lúc đó sẽ là dương với các đặc tính của dương và cái trạng thái xuất hiện sau nằm trong thái cực thuộc âm.

Khi xuất hiện một trạng thái khác với Thái cực trước đó thì lúc đó mới phân biệt âm dương nên mới có câu "Thái cực sinh lưỡng nghi" hay âm dương, tức là từ Thái cực chưa phân biệt âm dương cho đến khi xuất hiện trạng thái khác với thái cực thì đến lúc đó mới phân biệt âm dương.

Ý cháu hiểu là như vậy

Kính chú

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khi có một phát kiến mang tính đảo lộn thì sự chấp nhận nó là không hề dễ dàng. Vấn đề không phải là chỉ đổi tên, đổi khái niệm mà phải đổi cả cách tư duy. Cho dù kết quả này không đi đến hồi kết, vì tranh luận còn dài dài, nhưng nó là một chủ đề để diễn đàn không bị nhàm chán và luôn đựoc chú ý :lol: .

Trong toán học, để gây được sự chú ý, nhiều người mạnh mồm tuyên bố chứng minh được định lý Fecma. Trong vật lý, để gây chú ý, người ta sẵn sàng tuyên bố Einstein sai. Trong sinh học, người ta tuyên bố nhân bản thành công phôi người. v.v... Điều quan trọng là các bác thông tỏ lẽ của đạo, tường lẽ đời mà vẫn còn câu nệ ở câu chữ, vẫn bị cuốn hút vào câu chuyện chẳng có hồi kết. Một nhà marketting đã từng nói (quên mất tên): Anh muốn người ta chú ý và nổi tiếng anh hãy làm ngược lại những lẽ thường, anh muốn người ta tiếp lời anh, anh hay chọc giận :rolleyes:

Không biết các học trò lĩnh hội được điều gì khi nói: Anh cứ đọc sách Tàu rồi đổi chỗ là xong, hoặc anh cứ đọc sách Đông Y, đổi Kinh Âm thành Kinh Duơng, đổi Bổ thành Tả là xong, ...

Đổng công ah.

Nếu anh không hiểu thì ngồi nghe đi. Tôi nhắc lại với anh là: Cha và bác tôi là nhưng danh y mà ông Nguyễn Tài Thu còn phải kính trọng đấy.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Giáo sư Trịnh Xuân Thuận đã xác định: Năng lượng khởi nguyên của vũ trụ vô cùng nhỏ. Tôi tán thành ngay. Chứ tôi đâu có cho nó bằng nhau. Bởi vì một cái vô cùng nhỏ làm sao bằng cái tuyệt đối được?

Đó chính là lý do tôi định nghĩa Âm Dương là sự đối đãi.

Giả định khởi nguyên của vũ trụ là 1 điểm, hay năng lượng vô cùng nhỏ chỉ là giả định để cho các định luật vật lý hiện tại không bị sai. Nếu có tồn tại khái niêm đó, thì phải tồn tại một định luật riêng cho nó. Còn cặp phạm trù Âm - Duơng để giải thích thực tế khách quan, nó là phạm trù trừu tượng, chứ không phải là hiện hữu để bắt nó ở trạng thái khởi nguyên, để nó luôn luôn đúng.

Đổng công ah.

Nếu anh không hiểu thì ngồi nghe đi. Tôi nhắc lại với anh là: Cha và bác tôi là nhưng danh y mà ông Nguyễn Tài Thu còn phải kính trọng đấy.

Cũng không có nghĩa là Ông Nguyễn Tài Thu phải nể ông Thiên Sứ, và cũng không có nghĩa là cụ Tuệ Tĩnh và cụ Hải Thượng Lãn Ông phải nể cha và bác của cụ Thiên Sứ. Không hiểu các cụ có linh thiêng, các cụ sẽ nói gì khi con cháu định đổi kinh mạch duơng thành kinh mạch âm, đổi phép bổ thành phép tả, đổi phép trị của thủy (thận) thành phép trị của hỏa (tâm). Nếu có kẻ nào dám cả gan làm vậy, liệu hỏi kiến thức y học đến đâu. Liệu có một tác giả hay nhà xuất bản nào dám hiệu chỉnh tất cả các khái niệm trên trong cuốn Y tông tâm lĩnh thành "XYZ - Y tông tâm lĩnh", khi đó ĐL tôi xin mua 1000 cuốn để ủng hộ.

Edited by Đổng Lâm

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khi có một phát kiến mang tính đảo lộn thì sự chấp nhận nó là không hề dễ dàng. Vấn đề không phải là chỉ đổi tên, đổi khái niệm mà phải đổi cả cách tư duy. Cho dù kết quả này không đi đến hồi kết, vì tranh luận còn dài dài, nhưng nó là một chủ đề để diễn đàn không bị nhàm chán và luôn đựoc chú ý :lol: .

Trong toán học, để gây được sự chú ý, nhiều người mạnh mồm tuyên bố chứng minh được định lý Fecma. Trong vật lý, để gây chú ý, người ta sẵn sàng tuyên bố Einstein sai. Trong sinh học, người ta tuyên bố nhân bản thành công phôi người. v.v... Điều quan trọng là các bác thông tỏ lẽ của đạo, tường lẽ đời mà vẫn còn câu nệ ở câu chữ, vẫn bị cuốn hút vào câu chuyện chẳng có hồi kết. Một nhà marketting đã từng nói (quên mất tên): Anh muốn người ta chú ý và nổi tiếng anh hãy làm ngược lại những lẽ thường, anh muốn người ta tiếp lời anh, anh hay chọc giận :rolleyes:

Không biết các học trò lĩnh hội được điều gì khi nói: Anh cứ đọc sách Tàu rồi đổi chỗ là xong, hoặc anh cứ đọc sách Đông Y, đổi Kinh Âm thành Kinh Duơng, đổi Bổ thành Tả là xong, ...

Phù Đổng nói bừa.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Phù Đổng nói bừa.

Thì chính anh cũng vừa nói bừa đó thôi. Anh nói một câu chẳng ăn nhập gì với bài viết, chuyên spam. Trò gây rối làm mất tập trung này xưa rồi

Edited by Đổng Lâm

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thì chính anh cũng vừa nói bừa đó thôi. Trò gây rối làm mất tập trung này xưa rồi

Tờ nói bừa thì trúng, cậu nói bừa hôn trúng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tờ nói bừa thì trúng, cậu nói bừa hôn trúng.

Đúng sai, đâu quan trọng mà quan trọng là

Anh muốn người ta chú ý và nổi tiếng anh hãy làm ngược lại những lẽ thường, anh muốn người ta tiếp lời anh, anh hay chọc giận

Vậy cho anh 1 đôi câu đối vui nhé, liên quan đến học thuật đấy:

Lợn Cấn thì ăn Tốn

Chó Khôn chớ cắn Càn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính chú Vuivui!

Ý chú Thiên Sứ là bản thân Thái cực không phân biệt âm dương hay chưa xuất hiện âm dương nên không có sự phân biệt. Khi xuất hiện một trạng thái khác với trạng thái trước đó thuộc Thái cực nên có sự phân biệt âm dương và Thái cực lúc đó sẽ là dương với các đặc tính của dương và cái trạng thái xuất hiện sau nằm trong thái cực thuộc âm.

Khi xuất hiện một trạng thái khác với Thái cực trước đó thì lúc đó mới phân biệt âm dương nên mới có câu "Thái cực sinh lưỡng nghi" hay âm dương, tức là từ Thái cực chưa phân biệt âm dương cho đến khi xuất hiện trạng thái khác với thái cực thì đến lúc đó mới phân biệt âm dương.

Ý cháu hiểu là như vậy

Kính chú

Đúng rồi. Em cũng hiểu như ý anh vậy đó.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giả định khởi nguyên của vũ trụ là 1 điểm, hay năng lượng vô cùng nhỏ chỉ là giả định để cho các định luật vật lý hiện tại không bị sai. Nếu có tồn tại khái niêm đó, thì phải tồn tại một định luật riêng cho nó. Còn cặp phạm trù Âm - Duơng để giải thích thực tế khách quan, nó là phạm trù trừu tượng, chứ không phải là hiện hữu để bắt nó ở trạng thái khởi nguyên, để nó luôn luôn đúng.

Cũng không có nghĩa là Ông Nguyễn Tài Thu phải nể ông Thiên Sứ, và cũng không có nghĩa là cụ Tuệ Tĩnh và cụ Hải Thượng Lãn Ông phải nể cha và bác của cụ Thiên Sứ. Không hiểu các cụ có linh thiêng, các cụ sẽ nói gì khi con cháu định đổi kinh mạch duơng thành kinh mạch âm, đổi phép bổ thành phép tả, đổi phép trị của thủy (thận) thành phép trị của hỏa (tâm). Nếu có kẻ nào dám cả gan làm vậy, liệu hỏi kiến thức y học đến đâu. Liệu có một tác giả hay nhà xuất bản nào dám hiệu chỉnh tất cả các khái niệm trên trong cuốn Y tông tâm lĩnh thành "XYZ - Y tông tâm lĩnh", khi đó ĐL tôi xin mua 1000 cuốn để ủng hộ.

Tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm của Đổng Lâm. Mặc dù tôi không biết hán nôm hay dịch học, kinh dịch... gì cả nhưng theo như anh Thiên Sứ có nói rằng trong 5 hành phải đổi hành Thủy thành hành Hỏa và ngược lại, có nghĩa là mùa Đông phải mang hành Hỏa (nóng) còn mùa Hè phải mang hành Thủy (lạnh). Vậy thì ai theo thì cứ theo còn tôi thì trong 36 chước mà các cụ vẫn thường nói, tôi chọn chước thứ 36 là chước "chần văn chuồn" là tốt nhất.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Đúng sai, đâu quan trọng mà quan trọng

Vậy cho anh 1 đôi câu đối vui nhé, liên quan đến học thuật đấy:

Lợn Cấn thì ăn Tốn

Chó Khôn chớ cắn Càn

Tầng lớp này thì tồn tại là chính, sai cũng vẫn ok miễn là tồn tại. Vậy thì còn hỏi còn đáp thì chắc là không sợ Thiên Vương đâu Phù Đổng nhỉ.

Nếu mà xem trọng chân lý thì cứ lấy cái bảng Lạc Thư so với Lục Thập là biết ngay ai là ai. Lợn thì bụng to mặt tròn nẹm cằm, chó thì cứ thấy bóng là sủa không phân biệt chánh tà, khi dại nên có khi cắn cả chủ nhà.

Tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm của Đổng Lâm. Mặc dù tôi không biết hán nôm hay dịch học, kinh dịch... gì cả nhưng theo như anh Thiên Sứ có nói rằng trong 5 hành phải đổi hành Thủy thành hành Hỏa và ngược lại, có nghĩa là mùa Đông phải mang hành Hỏa (nóng) còn mùa Hè phải mang hành Thủy (lạnh). Vậy thì ai theo thì cứ theo còn tôi thì trong 36 chước mà các cụ vẫn thường nói, tôi chọn chước thứ 36 là chước "chần văn chuồn" là tốt nhất.

Nói đến thủy hỏa thì mấy cái chú theo nghĩa cổ nhiễm tà sai bét, lại cứ tà tâm định chôn vùi chân lý mới hiện lộ sao, đúng là một nhóm ô hợp dã tâm. Còn thành phần lỡ ở trong nhóm dã tâm mà vẫn phân biệt được chân lý thành ra cái thứ rất buồn cười, buồn cười là hắn nói hỏa là âm và thủy là dương.

Edited by TÂM NGHIÊN CỨU

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đúng sai, đâu quan trọng mà quan trọng là

Vậy cho anh 1 đôi câu đối vui nhé, liên quan đến học thuật đấy:

Lợn Cấn thì ăn Tốn

Chó Khôn chớ cắn Càn

Mấy bác mấy anh tay bo kinh quá. Tạm thời mình lắng nghe sư phụ Thiên Sứ và bác VuiVui tranh luận đi, rất ngắn gọn, súc tích, nhẹ nhàng, sáng sủa. Họ đang gần đến đích đấy. Chứ lâu lâu thấy mấy bài giải thích lý luận lằng nhằng lòng vòng em nhức đầu quá.

Kính các bác mạnh giỏi !

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giả định khởi nguyên của vũ trụ là 1 điểm, hay năng lượng vô cùng nhỏ chỉ là giả định để cho các định luật vật lý hiện tại không bị sai. Nếu có tồn tại khái niêm đó, thì phải tồn tại một định luật riêng cho nó. Còn cặp phạm trù Âm - Duơng để giải thích thực tế khách quan, nó là phạm trù trừu tượng, chứ không phải là hiện hữu để bắt nó ở trạng thái khởi nguyên, để nó luôn luôn đúng.

Tại sao Âm Dương lại phải chỉ là trừu tượng nhỉ. Em lại nghĩ nó còn là 1 thực tại như bác Thiên Sứ đã từng nói vậy.

Theo em hiểu, cái Âm - Dương thực tại chỉ có 1: đó là Thái Cực (đã trở thành Dương sau khi sinh Âm) - và đối đãi Âm (là toàn bộ vũ trụ hiện này). Còn tất cả Âm - Dương mấy anh đang nói, nó chỉ là Âm - Dương trừu tượng để thể hiện sự phân biệt đối đãi mà thôi, nó tồn tại vô tận trong cái phần Âm thực tại nói trên.

Bởi vậy thật vô lý và không công bằng nếu lý thuyết vĩ đại như Âm Dương Ngũ Hành mà mình chỉ nói tới nói lui mãi cái Âm - Dương trừu tượng mà không nói tới cái Âm Dương thực tại kia. Phải có thực tại trước rồi mới nảy sinh tư duy (tính Âm) để nhận thức và phân biệt Âm - Dương một cách trừu tượng triết lý tất cả những sự vật hiện tượng trong vũ trụ chứ nhỉ, nó giúp mình nhận thức ngược lại chính nó.

Một chút suy nghĩ của em không biết bác thấy đúng không ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Giả định khởi nguyên của vũ trụ là 1 điểm, hay năng lượng vô cùng nhỏ chỉ là giả định để cho các định luật vật lý hiện tại không bị sai. Nếu có tồn tại khái niêm đó, thì phải tồn tại một định luật riêng cho nó. Còn cặp phạm trù Âm - Duơng để giải thích thực tế khách quan, nó là phạm trù trừu tượng, chứ không phải là hiện hữu để bắt nó ở trạng thái khởi nguyên, để nó luôn luôn đúng.

Cũng không có nghĩa là Ông Nguyễn Tài Thu phải nể ông Thiên Sứ, và cũng không có nghĩa là cụ Tuệ Tĩnh và cụ Hải Thượng Lãn Ông phải nể cha và bác của cụ Thiên Sứ. Không hiểu các cụ có linh thiêng, các cụ sẽ nói gì khi con cháu định đổi kinh mạch duơng thành kinh mạch âm, đổi phép bổ thành phép tả, đổi phép trị của thủy (thận) thành phép trị của hỏa (tâm). Nếu có kẻ nào dám cả gan làm vậy, liệu hỏi kiến thức y học đến đâu. Liệu có một tác giả hay nhà xuất bản nào dám hiệu chỉnh tất cả các khái niệm trên trong cuốn Y tông tâm lĩnh thành "XYZ - Y tông tâm lĩnh", khi đó ĐL tôi xin mua 1000 cuốn để ủng hộ.

Các cụ cũng khoái lắm nếu con cháu biết phân tích phát hiện được đúng sai. Cho nên vội vàng vu cáo các cụ mắng nhiếc con cháu thì thật là kẻ dã tâm nhưng bị ẩu đả suy luận, mà thực ra kẻ này không có cái đầu óc gì để truy xét sâu sắc gì đâu, chỉ là phân biệt theo lối đá gà đá vịt thôi.

Người ta bảo Thủy và Hỏa đổi cho nhau đó chỉ là hệ quả, chứ nếu bảo đổi là sai thì phải xét cái nguyên lý có sai hay không.

Người tà bảo Kinh Mạch Âm Dương phải xác định ngược lại đó là hệ quả, nếu bảo là sai thì cũng phải thế, phải xét cái nguyên lý phát kiến chính lý là có logic hay không.

Vì không đặt được vấn đề như thế nên tự dựng nó đá luôn sang cách trị bệnh và sử dụng kinh mạch, thành ra với lối nói lẫn lộn như ĐổngL âm thì chỉ là sự cố tình xuyên tạc, cố tình thái quá phân tích để đả phá.

Chỉ có cái đầu khoa học, bàn tay khoa học và con mắt khoa học mới có thể chỉnh lý lý học. Còn những tay nửa mùa hiểu biết chút ứng dụng lý học cộng với chút khoa học ứng dụng thì không nên tin lời nói của Y, chỉ cần nhìn xem ý nói của Y có tâm thiện lành hay không thiện lành là phân định được ngay, mà những tay như thế rất ít khi nói lời lành, và có nói lời lành thì chỉ là có dã tâm cầu lấy vật lấy danh.

Edited by TÂM NGHIÊN CỨU

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn, TÂM NGHIÊN CỨU

Nói chuyện với Sapa theo hướng nhân phẩm thì có mà hết ngày, bởi vì các vấn đề chính thì Sapa cũng cắt xén be bét rồi đối thoại cà nhắc cà nhắc. Với cách như vậy mà theo hướng cưỡi ngữa xem hoa đối với vấn đề chính thì thôi, phải thâu về, không nên quăng rìu quăng lưới sẽ mất công mà thôi.

Chỉ là dùng lời của bạn thôi, chẳng phải theo hướng nhân phẩm gì cả; rằng là: cứ hễ thấy phản đối thì đó là tâm tà hiển lộ. Do đó, để khỏi bị liệt vào thứ tà tâm hiển lộ ấy thì bạn tốt nhất nên đồng ý với tất cả bất kỳ ai nhé! :rolleyes:

Sapa

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giả định khởi nguyên của vũ trụ là 1 điểm, hay năng lượng vô cùng nhỏ chỉ là giả định để cho các định luật vật lý hiện tại không bị sai. Nếu có tồn tại khái niêm đó, thì phải tồn tại một định luật riêng cho nó. Còn cặp phạm trù Âm - Duơng để giải thích thực tế khách quan, nó là phạm trù trừu tượng, chứ không phải là hiện hữu để bắt nó ở trạng thái khởi nguyên, để nó luôn luôn đúng.

Cũng không có nghĩa là Ông Nguyễn Tài Thu phải nể ông Thiên Sứ, và cũng không có nghĩa là cụ Tuệ Tĩnh và cụ Hải Thượng Lãn Ông phải nể cha và bác của cụ Thiên Sứ. Không hiểu các cụ có linh thiêng, các cụ sẽ nói gì khi con cháu định đổi kinh mạch duơng thành kinh mạch âm, đổi phép bổ thành phép tả, đổi phép trị của thủy (thận) thành phép trị của hỏa (tâm). Nếu có kẻ nào dám cả gan làm vậy, liệu hỏi kiến thức y học đến đâu. Liệu có một tác giả hay nhà xuất bản nào dám hiệu chỉnh tất cả các khái niệm trên trong cuốn Y tông tâm lĩnh thành "XYZ - Y tông tâm lĩnh", khi đó ĐL tôi xin mua 1000 cuốn để ủng hộ.

Đúng như vậy. Cụ Nguyễn Tài Thu không cần phải nể tôi. Nhưng tôi không bảo cụ Nguyễn Tài Thu sai thì anh cũng không có quyền lấy cụ Nguyễn Tài Thu ra để phản biện tôi chứ nhỉ?

Anh chẳng là cái gì ở đây cả. Đừng gấy rối. Anh viết thêm một bài nữa với giọng điệu vậy tôi mời anh ra khỏi diễn đàn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính gửi các bạn say mê nghiên cứu đang góp phần làm cuộc tranh luận ý nghĩa này trở nên căng thẳng và kết thúc không tốt đẹp :rolleyes: , mong rằng các bạn hãy để cho 4 người Chú Cutu, Chú Vui Vui, Cô Sapa, Bác Thiên Sứ tranh luận một cách sâu sắc và tích cực.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Nhưng tôi không bảo cụ Nguyễn Tài Thu sai thì anh cũng không có quyền lấy cụ Nguyễn Tài Thu ra để phản biện tôi chứ nhỉ?

Bác không bảo ông Tài Thu sai, nhưng học trò của bác bảo: hiện nay vì dương thăng, âm giáng nên đã có người hiệu chỉnh việc gọi kinh âm thành dương, đổi phép bổ thành phép tả. ĐL chỉ trích dẫn là các lời đó có trong sách của Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông, Nguyễn Tài Thu, nếu giờ đổi lại như vậy thì bảo các ông đó sai hết à.

Anh chẳng là cái gì ở đây cả. Đừng gấy rối. Anh viết thêm một bài nữa với giọng điệu vậy tôi mời anh ra khỏi diễn đàn.

Dùng đến cái lý này thì đành chịu rồi, phi học thuật. Nếu không vì mấy tên gây rối chọc tức thì ĐL tôi cũng chẳng phải nặng lời như thế. Sao chúng quấy rối thì được, hay chúng là con riêng.

Trước khi "được mời ra khỏi đây" vì một cái lý trời ơi, xin nhắc lại câu chuyện cho những ai định thay đổi nguyên lý trong Y học hay võ thuật câu chuyện của Âu Dương Phong. Hắn dùng Cửu Âm chân kinh do Quách Tịnh chỉnh sửa nhưng vẫn luyện được võ công thượng thặng. Ngay cả Quách Tĩnh học bản gốc theo cổ thư chân truyền còn đánh không lại. Nhưng Âu Dương Phong thua chính bản thân hắn, bởi những thứ hắn học phải mà không biết.

Thôi, với tình hình này thì tốt nhất là ĐL tôi về đọc sách Đông Y biết đâu sau này sẽ chữa giúp được khối vụ.

Edited by Đổng Lâm

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Vuivui thân mến.

Anh viết:

Chính vì vậy mới gọi là Lưỡng Nghi đấy anh ah.

Anh viết:

Đấy là do cách hiểu của anh. Còn tôi thì không. Giáo sư Trịnh Xuân Thuận đã xác định: Năng lượng khởi nguyên của vũ trụ vô cùng nhỏ. Tôi tán thành ngay. Chứ tôi đâu có cho nó bằng nhau. Bởi vì một cái vô cùng nhỏ làm sao bằng cái tuyệt đối được?

Đó chính là lý do tôi định nghĩa Âm Dương là sự đối đãi.

Anh Thiên Sứ thân mến !.

Vây là đã rõ. Tôi đã tiến hành một quá trình để loại trừ hẳn cách nghĩ của tôi, sao cho Tôi "hóa thân" là anh, để từ đó chúng ta cùng phân tích. Làm điều này chỉ bởi vì mỗi khi trình bày kiến thức của Tôi, dễ dẫn đến việc anh cho rằng, quan điểm của anh khác, thậm chí ngay cả những vấn đề thuộc về phương pháp luận, anh cũng cho rằng anh có phương pháp luận khác. Và anh chỉ quan tâm tới việc Từ xuất phát điểm của anh, sẽ dãn tới đâu. Bức tranh sẽ ra sao mà thôi !.

Vì thế, Tôi không dùng quan điểm hay kiến thức về đông phương học của Tôi để tranh luận những gì mà thuộc về quan điểm của anh.

Nay chúng ta bắt đầu nhé !.

Như anh nói, Lưỡng nghi không như nhau !!! Trong đó, có một Nghi từ Thái cực "dẫn ra" hay còn nói là Sinh ra !. Khi cái nghi này được Thái cực hoàn thành, thì nó là Dương. Nên nói Dương Trước !. Đúng không ạ !.

Đó là Tôi đi theo suy luận của anh.

Vậy thì đến đây, chúng ta phải tự hỏi. Vậy thì hai Nghi đó cũng sẽ được sinh ra không đồng thời, bởi vì phải có thái cực biến hóa thì mới ra một Nghi để có cái Nghi kia. Thật vậy, bởi nếu hai Nghi sinh ra đồng thời thì Thái cực không thể biến thành một mà để có hai !.

Theo như anh nói, như thế, đến hai Nghi là chưa phân âm dương ?. Mà hai Nghi thì đã có trước sau rồi !.

Vậy: Trước -Sau này của anh, liệu có thể nằm ngoài Không - Thời gian hay không ?. Néu có, xin anh chỉ ra ?.

Còn nếu không thể có, thì : Không gian và Thời gian, theo như anh cũng thống nhất - và cái này cũng đồng nhất với tiền nhân đó - vạn vật đều cõng âm bồng dương, thì không gian và thời gian là có đối đãi, vậy phải phân âm dương. Vậy mà Lưỡng nghi thì chưa phân âm dương. Thế mà lưỡng nghi lại có trước - sau rồi. Thế có phải là tự mâu thuẫn không ?.

Nay như thế, để giải quyết mâu thuẫn này, anh phải khẳng định rằng trước - sau của anh không nằm trong không thời gian !. Vây lại đưa tới, mời anh chỉ ra cái trước - sau nào mà nó không thuộc về không thời gian ???.

Tiếp tục suy diễn. Nếu anh cho rằng, Đẻ ra được lưỡng nghi rồi, thì đồng thời âm dương cũng được sinh ra luôn, không có mất tý công nào chờ đợi cả. Như thế, vì Dương trước, Âm sau. Thành ra, do không - Thời gian cũng là cặp âm dương, vây thì Không Thời gian này phải đồng thời với âm dương của vạn vật mới được, chứ nó mà có sau thì hóa ra âm dương của vạn vật lại không có trước - sau à ?.

Thế nên, Không - Thời gian phải là âm dương trước cả âm dương của thiên hạ thì mới có chuyện trước sau. Thế tức là ngay chính không - thời gian cũng phải có trước, có sau. Vậy thì, anh có thể chỉ ra Không gian, Thời gian, cái nào có trước, cái nào được sinh ra sau hay không ?.

Nhưng mà như tôi thấy cái trình bày trên kia của anh, anh nói, đó là cách hiểu của Tôi, còn Thái cực dương trước, âm sau thì không phải như thế. Mà anh nói rằng:

Mà Thái cực sinh ra cái đối đãi với nó và nó trở thành Dương so với cái đối đãi với nó là Âm.

Tức là cái mà đối đãi với nó - nó ở đây phải là thái cực, đúng không anh - thì cái đối đãi này với nó, vốn phải là sinh ra trước khi Thái cực là nó trở thành Dương. Thế thì rõ ràng là cái đối đãi với nó tất phải là âm, và được sinh ra trước khi Nó - thái cực - trở thành Dương cơ mà. Vậy mà anh lại bảo Dương trước, Âm sau !.

Như thế, để loại trừ cái trước - sau không - thời gian như Tôi đã hiểu cái lý luận của anh nó phải như thế, để có thể minh thị cái trước - sau. Thì phải hiểu cái vụ thái cực sinh lưỡng nghi như anh đã hiểu, để trước và sau không nằm trong không - thời gian, nó lại tự rơi vào mâu thuẫn với nhau.

Bây giờ, để tránh cái mâu thuẫn này, tất phải "sửa đổi chút ít", rằng Thái cực đẻ ra cái đối đãi. Rồi, Đối Đãi - xem như lại thêm một cái Một nữa, từ đó nó Đẻ sinh đôi luôn, hoặc không đẻ, mà chờ cho Thái cực biến thành Dương, rồi Dương từ Thái cực thông qua đối đãi do Thái cực đẻ ra, ép cái đối đãi với nó thành âm.

Như thế: Trường hợp Đối Đãi sinh đôi. Thế thì không được. Bởi vì đã là Đối Đãi thì phải có tồn tại của đối đãi rồi. Có như thế anh mới bảo Thái cực sinh ra cái đối đãi với Nó - tức là âm. Như thế, ta lại trở về đúng trường hợp tự mâu thuẫn !. Là cái âm có trước cái dương !.

Trường hợp cái đối đãi chờ Thái cực trở thành Dương rồi mới cho phép cái Đối Đãi với Nó trở thành âm. Vì thế anh mới nhờ tới Hai Nghi tồn tại, để cho Một Nghi ngồi nghỉ chờ Nghi kia trở thành Dương. Như thế, ta lại trở về trường hợp đầu là Hai Nghi phải có một trước, một sau. Thế là lại tự mâu thuẫn.

Vậy, anh giải thích thế nào, khi mâu thuẫn cứ tự nhiên xuất hiện trong lòng của chính nó ?. Và giải quyết mâu thuẫn của mâu thuẫn này ra sao đây ?.

Thân ái.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bác không bảo ông Tài Thu sai, nhưng học trò của bác bảo: hiện nay vì dương thăng, âm giáng nên đã có người hiệu chỉnh việc gọi kinh âm thành dương, đổi phép bổ thành phép tả. ĐL chỉ trích dẫn là các lời đó có trong sách của Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông, Nguyễn Tài Thu, nếu giờ đổi lại như vậy thì bảo các ông đó sai hết à.

Trước khi "được mời ra khỏi đây" vì một cái lý trời ơi, xin nhắc lại câu chuyện cho những ai định thay đổi nguyên lý trong Y học hay võ thuật câu chuyện của Âu Dương Phong. Hắn dùng Cửu Âm chân kinh do Quách Tịnh chỉnh sửa nhưng vẫn luyện được võ công thượng thặng. Ngay cả Quách Tĩnh học bản gốc theo cổ thư chân truyền còn đánh không lại. Nhưng Âu Dương Phong thua chính bản thân hắn, bởi những thứ hắn học phải mà không biết.

Thôi, với tình hình này thì tốt nhất là ĐL tôi về đọc sách Đông Y biết đâu sau này sẽ chữa giúp được khối vụ.

Gửi Đổng Lâm, bạn hãy sử dụng những từ ngữ thân thiện hoặc ít ra là tranh luận mà vẫn tỏ được thái độ kính trọng đối với người hơn tuổi. Sau đây, tôi xin phép được chỉnh sửa lại những từ ngữ chưa được thân thiện.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Đổn gLâm nói có phần liên quan nên phải có đối thoại.

Bác không bảo ông Tài Thu sai, nhưng học trò của bác bảo: hiện nay vì dương thăng, âm giáng nên đã có người hiệu chỉnh việc gọi kinh âm thành dương, đổi phép bổ thành phép tả. ĐL chỉ trích dẫn là các lời đó có trong sách của Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông, Nguyễn Tài Thu, nếu giờ đổi lại như vậy thì bảo các ông đó sai hết à.

Vấn đề nghiên cứu tính chất âm dương của kinh chưa phát triển chính thức đến sự đổi cách thực hành đặc trị cho nên lời nói như vậy là có dã tâm vu cáo, vu cáo người chỉnh lý trước các nhà chuyên môn của Đông Y.

Dùng đến cái lý này thì đành chịu rồi, phi học thuật. Nếu không vì mấy tên gây rối chọc tức thì ĐL tôi cũng chẳng phải nặng lời như thế. Sao chúng quấy rối thì được, hay chúng là con riêng.

Trước khi "được mời ra khỏi đây" vì một cái lý trời ơi, xin nhắc lại câu chuyện cho những ai định thay đổi nguyên lý trong Y học hay võ thuật câu chuyện của Âu Dương Phong. Hắn dùng Cửu Âm chân kinh do Quách Tịnh chỉnh sửa nhưng vẫn luyện được võ công thượng thặng. Ngay cả Quách Tĩnh học bản gốc theo cổ thư chân truyền còn đánh không lại. Nhưng Âu Dương Phong thua chính bản thân hắn, bởi những thứ hắn học phải mà không biết.

Thôi, với tình hình này thì tốt nhất là ĐL tôi về đọc sách Đông Y biết đâu sau này sẽ chữa giúp được khối vụ.

Âu Dương Phong tu mù, có hành mà không học cho nên Tây Độc gặp phải Đông Tà là Thành Sự Tại Thiên. Và lại Âu Dương Phong dùng dã tâm để chiếm đoạt Cửu Âm Chân Kinh, ép người như thế thì ắt bị quả báo, người quân tử có thể dùng độc pháp để trị kẻ tiểu nhân, đấy cũng là cách phòng bệnh cho thiên hạ.

Còn giới nghiên cứu chỉnh lý thì cá nhân họ cũng đang có chánh khí, sau đó còn có chánh khí của khoa học và cộng đồng chuyên môn. Không bận đến tà khí trong các phát ngôn vu cáo của ĐổngL âm.

Edited by TÂM NGHIÊN CỨU

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Cũng đã có người chỉnh lý nguyên lý trong Đông Y roài, kinh Âm và Kinh dương phải xác định tính chất Âm dương ngược lại, đại khái là thế đã còn chưa hiểu tình hình hiệu quả ra sao. Nói bon chen tí.

Đổn gLâm nói có phần liên quan nên phải có đối thoại.

Vấn đề nghiên cứu tính chất âm dương của kinh chưa phát triển chính thức đến sự đổi cách thực hành đặc trị cho nên lời nói như vậy là có dã tâm vu cáo, vu cáo người chỉnh lý trước các nhà chuyên môn của Đông Y.

Thì hết thuốc chữa, ai là kẻ nói bừa đây. Tôi chỉ phản đối kẻ nói bừa ở ngày 15/3 chứ đâu có vu cáo ai, nói xấu ai. Thế mà cũng có một số kẻ vin luôn vào là nói tôi không hiểu gì về y học nên nói bừa, vậy ai đã nói bừa ? Tẩu hỏa nhập ma à?

Edited by Đổng Lâm

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Thì hết thuốc chữa, ai là kẻ nói bừa đây. Tôi chỉ phản đối kẻ nói bừa ở ngày 15/3 chứ đâu có vu cáo ai, nói xấu ai. Vì thế cũng có một số kẻ vin luôn vào và nói tôi không hiểu gì về y học nên nói bừa, vậy ai đã nói bừa ? Tẩu hỏa nhập ma à

Không nhắc lại vì tôi vừa nói rồi. Còn với đối thoại này thì ĐổngLâm vấn chỉ là cố tình đối thoại với dẫn chứng cố tình cho nó là mâu thuẫn hoặc là cách dẫn chứng phi logic cũng như không hiểu những ý của tôi đã được đơn giản (lời nói thẳng, dễ hiêu, không phức tạp thách đố).

Cho nên các ngữ "Thì hết thuốc chữa" "Tẩu hỏa nhập ma" của ĐổngLaam là tà ngữ.

Edited by TÂM NGHIÊN CỨU

Share this post


Link to post
Share on other sites

Gửi Đổng Lâm, bạn hãy sử dụng những từ ngữ thân thiện hoặc ít ra là tranh luận mà vẫn tỏ được thái độ kính trọng đối với người hơn tuổi. Sau đây, tôi xin phép được chỉnh sửa lại những từ ngữ chưa được thân thiện.

Không cần thiết nữa Random ah. Tôi đã thực hiện lời hứa.

Một sự tối thiểu trong học thuật mà họ còn không biết, thì tham gia diễn đàn chỉ có mục đích gây rối. Thà rằng không biết thì hỏi. Tôi dạy học trò rất kỹ. Ngoại trừ trường hợp chính những người học trò đóng tiền để tham gia có mục đích khác.

Trong cổ thư chữ Hán viết: "Khi hỗn độn mới phân, khí nhẹ và trong bay lên (Thăng) thành trời (Dương); khí nặng và đục tụ lại (Giáng) thành Đất (Âm)". Nhưng trong ứng dụng phong thủy cũng viết: "Nơi nhô cao thuộc Âm, trũng thấp thuộc Dương". Tôi đã phân tích tính chất của khí rất kỹ và xác định hai hiện tượng này không hề mâu thuẫn vì tính ứng dụng trong trường hợp của nó. Cũng như quái Khôn là đàn bà trong Bốc Dịch, nhưng trong phong thủy lại là đàn ông, tôi cũng giảng rất kỹ. Đông y là một trường hợp ứng dụng trong điều kiện của nó. Tôi chưa hề phản bác những vấn đề sai lệch trong việc ứng dụng phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành trong Đông y, từ cổ thư chữ Hán. Nhưng Đổng Lẩm kiếm cớ sinh sự.

Nhân đây, tôi đề nghị hai anh Sapa và Tâm nghiên cứu không tham gia topic này. Nếu tiếp tục tôi đành phải tạm nghỉ hoặc hai anh nghỉ.

Sắp tới đây, chúng tôi sẽ cải tổ diễn đàn, chỉ những nhà nghiên cứu thật sự mới tham gia phần trao đổi học thuật.

Share this post


Link to post
Share on other sites