Posted 18 Tháng 3, 2010 Chào anh, Thiên Sứ Định nghĩa của tôi rất rõ ràng và nó dùng để giải thích tất cả vạn hữu với định nghĩa đó về Âm Dương. Một định nghĩa đúng thì ứng dụng đúng. Vậy thôi. Để Sapa trích lại cái định nghĩa của anh về khái niệm Âm Dương: ĐỊNH NGHĨA VỀ ÂM DƯƠNG Tôi định nghĩa về Âm Dương như sau: Âm Dương là một khái niệm căn bản của thuyết Âm Dương Ngũ hành, mang tính so sánh đối đãi, phản ánh bản chất của mọi hiện tượng trong tự nhiên, xã hội, cuộc sống và con người, từ những hạt vật chất nhỏ nhất cho đến những thiên hà khổng lồ và mọi sự tồn tại trong không thời gian trong lịch sử hình thành vũ trụ sau Thái Cực là trạng thái khởi nguyên của vũ trụ theo thuyết Âm Dương ngũ hành. rồi sẽ phân tích xem nó đúng sai chỗ nào ... Âm Dương là một khái niệm căn bản của thuyết Âm Dương Ngũ hành, mang tính so sánh đối đãi ... thì đó đã nói lên phải có 2 đối tượng hoặc có 2 phạm trù để minh họa Âm Dương. Như vậy, anh mới có thể phân biệt , so sánh đối đãi được giữa 2 chữ M và N rằng: chữ nào là ÂM và chữ nào là Dương. Cho nên, từ cái định nghĩa của anh dùng để phân biệt chữ M đứng một mình là Âm hay Dương thì vô hiệu - thế mà anh bảo: Định nghĩa của tôi rất rõ ràng và nó dùng để giải thích tất cả vạn hữu với định nghĩa đó về Âm Dương quả là khôi hài, anh nhỉ!? ... phản ánh bản chất của mọi hiện tượng trong tự nhiên, xã hội, cuộc sống và con người, từ những hạt vật chất nhỏ nhất cho đến những thiên hà khổng lồ và mọi sự tồn tại trong không thời gian trong lịch sử hình thành vũ trụ ... cũng chỉ là tất cả vạn hữu đó thôi cho ngắn gọn. ... sau Thái Cực là trạng thái khởi nguyên của vũ trụ theo thuyết Âm Dương ngũ hành. Nghĩa là, trạng thái khởi nguyên của vũ trụ theo thuyết Âm Dương ngũ hành là THÁI CỰC. Cũng có nghĩa là, trước THÁI CỰC anh không thể tưởng ra hoặc đo lường gì cả. Đang trong lúc là THÁI CỰC anh cũng chả biết gì nốt và chỉ sau khi THÁI CỰC mới có mệnh đề: Âm Dương. Như vậy, THÁI CỰC là một khái niệm tách rời khỏi Âm Dương và không phải "Âm Dương" lẫn lộn. (Câu anh hỏi: Cái gì đứng một mình thì không có Âm Dương sao? có chỗ gửi thác rồi đó) Thế rồi, VOILA ... Dương xuất hiện trước; Âm xuất hiện sau ... ?? Anh Thiên Sứ dám có mặt lúc Âm Dương vừa xuất hiện sau trạng thái khởi nguyên của vũ trụ lắm phải không, nên mới có cái cơ sở Dương - trước; Âm - sau mà anh tuyên bố đó giờ? Còn như, bảo Thái Cực là trạng thái khởi nguyên của vũ trụ theo thuyết Âm Dương ngũ hành thì cổ thư có câu: Thái Cực sinh Lưỡng Nghi chứ có bảo là Thái Cực sinh Dương - trước, Âm - sau đâu à ... Anh hiểu lệch lạc đến vậy hay sao hở anh Thiên Sứ? Cũng như, phải có cặp Nam-Nữ thì mới có thể so sánh đối đãi mà định Nam - Dương, Nữ - Âm chứ chỉ duy nhất có "Nam" thôi thì so sánh đối đãi với cái chi chi để bảo nó là Dương hay trước. Trước là vì có cái sau đó ... để so sánh đối đãi. Cho nên, ta có thể bảo: A trước B ; B sau A (hoặc ngược lại) Vì trước là trước cái gì? A trước, là trước B; chứ tự mình A không thể nói nó trước hay sau ... Dương hay Âm Vì sau là sau cái gì? B sau, là sau A; chứ tự mình B không thể nói nó sau hay trước ... là Âm hay Dương Như vậy, định nghĩa của anh nó be bét thế mà anh dám bảo: Định nghĩa của tôi rất rõ ràng và nó dùng để giải thích tất cả vạn hữu với định nghĩa đó về Âm Dương ư?? Một định nghĩa đúng thì ứng dụng đúng - nhưng định nghĩa của anh thì, thì cho anh xác định lại sau khi chiêm nghiệm lại những gì Sapa đã viết nhé. Sapa Share this post Link to post Share on other sites
Posted 19 Tháng 3, 2010 @ Thiên sứ Da mặt của anh thật dầy khi anh viết lên những dòng này ! Anh đã đưa ra được những thí dụ nào để chứng minh rằng : "Âm dương không thể chuyển hóa được" trong cái định nghĩa của tôi ??? Hay là mới chỉ có một cái duy nhất là ví dụ trong quan hệ vợ chồng. Và cũng từ cái thí dụ này của anh mà người ta đã nhận thấy rằng : Anh không có một chút hiểu biết gì về cái gọi là sự "trừu tượng" cả. Và lại còn càng tệ hơn khi anh đã tự đưa ra ví dụ con gà để chứng minh về tính trừu tượng. Và không hiểu về sự trừu tượng thì làm sao có thể bàn được về thuyết âm dương ngũ hành, cái mà thực ra vốn thuộc về lĩnh vực triết học cao siêu. Và bây giờ vẫn lại còn tự cho là mình đúng với tất cả các hiểu biết thiếu sót, sai lệch về âm dương mà anh đã trình bầy ở đây. Với trình độ như vậy mà anh dám "khôi phục lại thuyết âm dương ngũ hành" thì quả là chuyện đáng làm trò cười cho thế gian nầy lắm. Thêm nữa sự liên hệ của "âm dương" và "ngũ hành" với nhau như thế nào mà anh cũng còn chưa tỏ, thì tất nhiên làm sao có thể hiểu và làm được gì được cho nó. Đã vậy lại còn dám lạm bàn về Thái cực và đồ hình của nó để mà gán ghép cho nó là khởi nguyên của vũ trụ. "Không thể tìm thấy cái đúng từ những cái sai", điều này thì chắc anh hiểu rõ, cho nên tôi khỏi cần nhiều lời. Tôi xin nhắc lại một lần nữa rằng : Thuyết âm dương ngũ hành chưa bao giờ bị thất truyền cả. Chỉ có ai đó không có đủ khả năng để thấu hiểu nó thôi. Thật là thất vọng nhiều về trình độ lý học cũng như lối ứng xử trong tranh luận của anh. Tôi cũng xin chấm dứt cuộc tranh luận này ở đây. Quả không đơn giản, khi muốn dạy cho ai đó một cái gì đúng. Anh Cutu ah.Tôi thấy anh đã thiếu bình tĩnh và mang tính chỉ trích cá nhân khi dùng những danh từ không thích hợp. Đây là thể hiện tính bế tắc trong lý luận , nên phải dùng thủ đoạn khác để giành chiến thắng. Tôi nói với anh rồi: Nam là Dương - Nữ là Âm, anh giải thích sự chuyển hóa như thế nào cho Nam thành nữ và nữ thành Nam - trong sự phân biệt Âm Dương cụ thể này? Trong khoa học thì chỉ cần một trường hợp là đủ anh ah. Huống chi đây chỉ là một thí dụ chứ không phải duy nhất như cách hiểu của anh. Bởi vậy, trong những trường hợp cụ thể này anh không giải thích được thì sẽ là không rốt ráo. Anh không công nhận sai, luôn tự cho mình đúng thì tôi đề nghị anh tự mở một topic và triển khai chứng minh khả năng của minh trước công luận. Rõ ràng tôi đã tạo điều kiện cho anh tự kiểm chứng. Anh không đủ năng lực để thực hiện. Còn danh từ anh nói về tôi, xin tặng lại cho anh. Anh nói rằng: Thuyết Âm Dương Ngũ hành không bao giờ thất truyền cả. Vậy với cách giải thích của anh thí nó đúng chăng? Tôi không tự cho là tôi đúng. nhưng tôi cần xác định một cái đúng: Mở topic riêng để triển khái xác minh - trong đó có cả anh. Anh không dám thực vhiệnn mà tự rút lui. Tùy anh. Tất cả mọi bài viết của anh và tôi đều công khai và mọi người đều có khả năng tự nhận thức. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 19 Tháng 3, 2010 Sapa viết: rồi sẽ phân tích xem nó đúng sai chỗ nào ... Âm Dương là một khái niệm căn bản của thuyết Âm Dương Ngũ hành, mang tính so sánh đối đãi ... thì đó đã nói lên phải có 2 đối tượng hoặc có 2 phạm trù để minh họa Âm Dương. Như vậy, anh mới có thể phân biệt , so sánh đối đãi được giữa 2 chữ M và N rằng: chữ nào là ÂM và chữ nào là Dương. Cho nên, từ cái định nghĩa của anh dùng để phân biệt chữ M đứng một mình là Âm hay Dương thì vô hiệu - thế mà anh bảo: Định nghĩa của tôi rất rõ ràng và nó dùng để giải thích tất cả vạn hữu với định nghĩa đó về Âm Dương quả là khôi hài, anh nhỉ!? Anh đã sai lâm khi hiểu vấn đề như sau:Âm Dương là một khái niệm căn bản của thuyết Âm Dương Ngũ hành, mang tính so sánh đối đãi ... thì đó đã nói lên phải có 2 đối tượng hoặc có 2 phạm trù để minh họa Âm Dương.Tôi chứng minh cho anh - để anh nhận thức rõ hơn là: Tính đối đãi, so sánh ngay chỉ trong một đối tượng. Anh có hiểu điều này không nhỉ?Bởi vậy, tôi nhiều lần xác định anh không phải đối thủ của tôi với một kiến thức phọt phẹt như vậy. Tôi cũng nhiều lần nói thẳng với anh là tôi để anh nói năng ở đây chỉ là sự thể hiện tính dân chủ cho xôm tụ diễn đàn. ... sau Thái Cực là trạng thái khởi nguyên của vũ trụ theo thuyết Âm Dương ngũ hành. Nghĩa là, trạng thái khởi nguyên của vũ trụ theo thuyết Âm Dương ngũ hành là THÁI CỰC. Cũng có nghĩa là, trước THÁI CỰC anh không thể tưởng ra hoặc đo lường gì cả. Đang trong lúc là THÁI CỰC anh cũng chả biết gì nốt và chỉ sau khi THÁI CỰC mới có mệnh đề: Âm Dương. Như vậy, THÁI CỰC là một khái niệm tách rời khỏi Âm Dương và không phải "Âm Dương" lẫn lộn. (Câu anh hỏi: Cái gì đứng một mình thì không có Âm Dương sao? có chỗ gửi thác rồi đó)Câu này của anh lại càng thấy anh thật thiển trí. Tự thân khái niệm Thái Cực là gì anh đã không hiểu, vậy mà cũng đòi tranh biện. Thật bát nháo. Nhưng vì tôi cần diễn đàn được xôm tụ trong hoàn cảnh bị xáo động vì nhiều nguyên nhân, nên để những người như anh tham gia mà thôi. Thế rồi, VOILA ... Dương xuất hiện trước; Âm xuất hiện sau ... ?? Anh Thiên Sứ dám có mặt lúc Âm Dương vừa xuất hiện sau trạng thái khởi nguyên của vũ trụ lắm phải không, nên mới có cái cơ sở Dương - trước; Âm - sau mà anh tuyên bố đó giờ? Còn như, bảo Thái Cực là trạng thái khởi nguyên của vũ trụ theo thuyết Âm Dương ngũ hành thì cổ thư có câu: Thái Cực sinh Lưỡng Nghi chứ có bảo là Thái Cực sinh Dương - trước, Âm - sau đâu à ... Anh hiểu lệch lạc đến vậy hay sao hở anh Thiên Sứ? Tôi nghĩ anh quá thấp kém nên không chấp anh, vì e các cao thủ hoài nghi tôi. Nhưng vì anh không tự nhận thức được mình nên tôi vì sự rộng lượng mà bỏ qua cho anh và giải thích cho anh lần này nữa để anh hiểu:Quan niệm "Dương trước - Âm sau" là một nguyên lý không phải do tôi phát mình, mà được ghi nhận trong cổ thư chữ Hán, Quan niệm "Âm thuận tùng Dương" cũng vậy. Tôi chỉ là người suy nghiệm và xác minh tính đúng đắn của nó và ứng dụng mà thôi. Tôi xác định rằng: Cổ thư chữ Hán viết về những v/d liên quan đến thuyết Âm Dương Ngũ hành - chỉ là sao chép những mảnh vụn còn lại của nền văn minh Việt sau khi sụp đổ ở miến Nam sông Dương Tử, nên nó thất truyền và sai lệch cần hiệu chỉnh, chứ tôi không phủ nhận hoàn toàn. Còn anh, chính anh - do thiếu hiểu biết - nên nhầm tưởng rằng "Dương trước Âm sau" là do tôi phát minh, cứ nhắm mắt, vội phủ nhận một cách bừa bãi. Đây mới thật sự là khôi hài. Nếu phủ nhận hết như anh thì không còn cơ sở nào để phục hồi thuyết Âm Dương Ngũ hành cả. Anh viết: Cái gì đứng một mình mà có thể phân ra được đâu là Âm đâu là Dương - thì OK ... Với cách trả lời của anh, thì tôi hỏi anh: Vậy nếu cái gì đứng một mình mà các anh không phân biệt được Âm Dương các anh có OK không? Câu trả lời đơn giản thôi - "Có" hoặc "không", Không cần phải dài dòng làm gì. Tôi không hỏi nhây, mà chỉ cần anh xác định "có" hay "không" - một chữ mà thôi. Anh không dám xác định, hay nói chính xác hơn vì không đủ bản lĩnh và khả năng để viết có một chữ tự khẳng định mình một cách quân tử, nên mới bầy trò lặp đi lặp lại, Bây giờ anh dám xác định không. Tôi chỉ cần một chữ của anh cho câu hỏi của tôi. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 19 Tháng 3, 2010 (đã chỉnh sửa) Âm Dương, vốn nó là thuộc tính của vạn vật, chứ không phụ thuộc vào ý nghĩ chủ quan của người quan sát. Ví dụ như trong vấn đề đi lại của con người, thì Chân Phải - Chân Trái là 1 cặp âm dương, tự sinh ra đã thế. Chả may 1 người mất đi 1 chân, thì bác sĩ sẽ cố gắng gắn vào 1 cái chân giả để bù đắp lại cái sự thiếu hụt đó, thế là người bác sĩ tuy không biết gì về lý học đông phương nhưng cũng nhận thức được cái sự cân bằng của tạo hóa vậy. Nhưng nếu để đánh đố nhau mà bảo rằng Chân Phải - Tay Trái cũng là 1 cặp âm dương, thì đặt trường hợp ứng dụng như trên, có phải là gắn đại 1 cái tay trái vào chỗ cái chân phải mất đi cho nó có cặp hay không? Cũng như để đánh đố nhau nhau mà cứ phải vặn vẹo "anh có dám khẳng định 'Có' hay 'Không' không", thì cũng giống như ông bác sĩ không dám khẳng định ổNg biết cái nào âm cái nào dương nhưng ổng cũng biết gắn 1 cái chân trái giả vào chỗ cái chân trái bị mất, còn nhược bằng tự tin cho rằng cứ để 2 cái lên bàn mổ rồi chắc chắn sẽ có 1 cái âm 1 cái dương, thì rất dễ xảy ra chuyện gắn tay phải vào chỗ của chân trái. Thử hỏi, phân biệt gượng ép như vậy? ĐỂ LÀM GÌ? Edited 19 Tháng 3, 2010 by anmay Share this post Link to post Share on other sites
Posted 19 Tháng 3, 2010 Tôi đã trả lời anh rồi và anh cũng đã có ý kiến. Tôi kết luận rằng: Nếu chúng ta không thống nhất được - kể cả anh Vuivui - thì các anh cứ giữ luận điểm của mình. Tôi không có thời gian. Ai đúng, ai sai thì vấn đề còn là: Luận điểm đó có giải thích một cách hợp lý những vấn đề liên quan đến nó hay không? Anh cứ việc triển khai định nghĩa của anh về Âm Dương để giải thích các v/d liên quan đến nó. Cũng như việc đổi chỗ Tốn Khôn của tôi - vấn đề còn lại là sự ứng dụng có hợp lý và khả năng phục hồi lý thuyết Âm Dương Ngũ hành hay không? Anh Thiên Sứ thân mến !. Tôi vào diễn đàn này vì hai lý do. Thứ nhất là diễn đàn này, viết và trích đoạn rất dễ. Thành ra, người viết như tôi, vốn ít thời gian, vào đến đây là có thể tốc ký. Thành ra, với người mắc bệnh "khoái viết" như tôi, thì nơi đây, đúng là một chỗ viết thật khoái !. Thứ hai, Tôi vào đây không phải cầu tìm chân lý, hay tranh luận thắng thua. Thực lòng chỉ muốn có những ý kiến, khả dĩ giúp một số người, trong đó có anh, bổ sung hoặc chỉnh lý - mà có thể trong quá trình n/c chưa thể bao quát được hết. Nhiều lúc sa đà dẫn đến quá đà. Điều đó cũng là chuyện tự nhiên, nên cũng mong anh và mọi người thể tất cho. Bởi vậy, ngay trong chủ để này, tôi đã hai lần chủ động dừng. Lần thứ nhất đã dừng, nhưng sau đó lại có một số bài khởi lại, rồi thấy có bài của anh đáp từ lại họ. Khi đọc, Tôi thấy rằng, thực tế là những tranh luận của tôi với anh, cũng đã không được anh xem xét đến !. Tất nhiên, đó là quyền cá nhân. Nhưng điều đáng nói là từ đó, nếu tôi không lên tiếng trở lại, thì nhiều người sẽ có nhận thức sai lầm về lý học đông phương. Cái điều đáng lo là: Như người xưa thường nói: Bệnh ở thể xác thì chữa một ngày, một tháng. Nhưng bệnh ở Tâm thì chữa đến trăm năm. Bởi nhận thức như vậy, nên tôi phải trở lại. Chứ thật cũng chăng có hứng gì. Vì thế trong khi tranh luận với anh, những gì anh sai, Tôi đều không muốn chỉ thẳng, mà đều có những gợi ý, hay cảnh giác anh trước. Thậm chí còn dò ý anh xem anh có muốn tôi chứng minh hay không !. Khi biết anh không muốn, thời tôi dừng ngay, hay chuyển sang vấn đề khác. Nay trong bài tôi trích của anh, anh thẳng thừng tuyên bố: Không có sự thống nhất - kể cả với tôi !. Thì Tôi xin phép nói rằng: Tôi chưa có gì đưa ra để thống nhất cả. Tôi chỉ tranh luận về đúng hay sai của các vấn đề được đưa ra thảo luận thôi !. Riêng về phần Tôi, khi nhìn nhận xuyên suốt chủ đề, thì thấy rằng: -Có nhiều người cứ bảo rằng lý thuyết âm dương ngũ hành bị thất truyền !. Thực sự không phải. Hiện trạng của nó, chỉ là hệ quả của một tiến trình văn minh, tiến bộ trong nhận thức của nhân loại mà thôi !. Nhưng lý luận cho rằng tại sao nó có nhiều vấn nạn thế, và khi không giải đáp được thì lại cho rằng nó không hoàn chỉnh, sai để từ đó thấy cần phải lập thuyết mới. Nhưng tựu trung, hầu như những người muốn lập thuyết mới lại đều thể hiện rằng: Chưa hiểu được âm dương ngũ hành. Nói chi đến dịch lý, lý học đông phương tổng quát, ... -Có rất nhiều người học đông phương học rất chi amater, và không có kiến thức cơ bản. Tư duy đông tây lẫn lộn. -Có quá nhiều ngộ nhận sai lầm trong kiến thức. Lộn đầu, lộn đuôi. Đặt sai vị trí các mệnh đề, từ đó dẫn đến suy luận sai lầm. -Tư duy mất tự do vì những định kiến. Có thể còn chỉ ra nhiều khuyết tật nữa. Nhưng cơ bản là vậy. Để kết thúc sự tham gia của Tôi trong chủ đề này, Tôi xin minh chứng sai lầm trong định nghĩa âm dương của anh. Cái mà đáng nhẽ Tôi không muốn viết, nhưng vì anh bảo là không có sự thống nhất, mà tôi thì chỉ quan tâm tới đúng sai, chứ không quan tâm tới việc có thống nhất được hay không !. Thành ra tôi phải viết: Như anh viết định nghĩa của anh: Nội dung trích dẫn(Thiên Sứ @ Feb 26 2010, 03:57 AM) ĐỊNH NGHĨA VỀ ÂM DƯƠNG Tôi định nghĩa về Âm Dương như sau: Âm Dương là một khái niệm căn bản của thuyết Âm Dương Ngũ hành, mang tính so sánh đối đãi, phản ánh bản chất của mọi hiện tượng trong tự nhiên, xã hội, cuộc sống và con người, từ những hạt vật chất nhỏ nhất cho đến những thiên hà khổng lồ và mọi sự tồn tại trong không thời gian trong lịch sử hình thành vũ trụ sau Thái Cực là trạng thái khởi nguyên của vũ trụ theo thuyết Âm Dương ngũ hành. Có không ít cái sai trong định nghĩa này. Nhưng Tôi không muốn lại bùng nổ một cuộc tranh luận, mà Tôi biết là sẽ không đi đến đâu, chỉ vì cái sự không thống nhất. Nên đơn giản, cũng là dễ hiểu và dễ thấy nhất: Như trong định nghĩa của anh có thể hiện rằng: Âm - Dương SAU Thái cực ?. Có đúng không ạ !. Mà anh thì cho rằng: Dương Trước, Âm Sau là một nguyên lý !. Như vậy, mọi cái sau thì phải có cái trước - bởi âm dương là cặp mà !. Cũng như đã có trước thì phải có sau để mà nó là âm dương !. Mà theo định nghĩa của anh, Thái cực trước âm dương. Vậy Thái cực thuộc Dương rồi !. Và như thế Âm Dương thuộc Âm rồi. Cũng tức là Thái cực và Âm - Dương thuộc về âm dương. Như thế sao còn gọi là Thái cực nữa ?. Một điều đơn giản như vậy, mà ngay cả vị sáng lập ra cái gọi là Lý Học Lý Thuyết cũng không hiểu nổi !!!???. Thật không thể hiểu nổi ?. Mà nếu anh loại bỏ ý đó, thì lập tức định nghĩa của anh trở nên Bất định. Cái mà vốn nó phản lại nội dung của cái gọi là định nghĩa !!!. Thân ái. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 19 Tháng 3, 2010 @ Thiên sứ Da mặt của anh thật dầy khi anh viết lên những dòng này ! Gởi Anh cutu1! Tôi cảnh cáo câu viết trên của anh đã thể hiện ngược lại tính văn hóa trong ứng xử, Diễn đàn của chúng ta là 1 diễn đàn học thuật lại càng cần thể hiện tốt hơn nữa tính văn hóa trong câu chữ, lời lẽ trên của anh đã xúc phạm cá nhân và vi phạm quy ước của Diễn đàn. Nếu một lần nữa lập lại chúng tôi buộc phải có biện pháp ngăn chặn. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 19 Tháng 3, 2010 Âm Dương, vốn nó là thuộc tính của vạn vật, chứ không phụ thuộc vào ý nghĩ chủ quan của người quan sát. Ví dụ như trong vấn đề đi lại của con người, thì Chân Phải - Chân Trái là 1 cặp âm dương, tự sinh ra đã thế. Chả may 1 người mất đi 1 chân, thì bác sĩ sẽ cố gắng gắn vào 1 cái chân giả để bù đắp lại cái sự thiếu hụt đó, thế là người bác sĩ tuy không biết gì về lý học đông phương nhưng cũng nhận thức được cái sự cân bằng của tạo hóa vậy. Nhưng nếu để đánh đố nhau mà bảo rằng Chân Phải - Tay Trái cũng là 1 cặp âm dương, thì đặt trường hợp ứng dụng như trên, có phải là gắn đại 1 cái tay trái vào chỗ cái chân phải mất đi cho nó có cặp hay không? Cũng như để đánh đố nhau nhau mà cứ phải vặn vẹo "anh có dám khẳng định 'Có' hay 'Không' không", thì cũng giống như ông bác sĩ không dám khẳng định ổNg biết cái nào âm cái nào dương nhưng ổng cũng biết gắn 1 cái chân trái giả vào chỗ cái chân trái bị mất, còn nhược bằng tự tin cho rằng cứ để 2 cái lên bàn mổ rồi chắc chắn sẽ có 1 cái âm 1 cái dương, thì rất dễ xảy ra chuyện gắn tay phải vào chỗ của chân trái. Thử hỏi, phân biệt gượng ép như vậy? ĐỂ LÀM GÌ? Anh anmay ah.Bài viết này của anh nên danh cho sapa mới đúng đấy. Bởi vì Sapa viết: Cái gì đứng một mình mà có thể phân ra được đâu là Âm đâu là Dương - thì OK ...Bởi vì ai là chủ thể để "có thể phân" Âm Dương? Chính do con người. Đấy là tính chủ quan của câu này. Do đó, tôi không phải vặn vẹo. Chỉ có những kẻ chí thiển như Sapa, loại tranh luận cầu thắng lấy tiếng, nên không dám nói chỉ một chữ "có" hoặc "không" và loại như anh - hôm nay tôi nói thẳng - hùa theo phá đám.Không phân biệt đâu là chân lý, đúng sai Không thể hiểu được bản chất của sự việc. Nên nói càn mà thôi. Các anh muốn tỏ ra bênh sách cổ chữ Hán là đúng, sự hiệu chỉnh của tôi là sai. Nhưng rất tiếc, các anh không đủ khả năng. Nên nói năng một hồi thì tự mâu thuẫn với chính mình và lố bịch. Khi bị hỏi thì không dám trả lời thẳng mà quanh co. Bởi vậy, tôi thấy anh và anh Sapa chẳng được cái tích sự gì. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 19 Tháng 3, 2010 Anh Vuivui thân mến. Phần đầu của bài viết anh nói về những suy niệm của anh liên quan đến diễn đàn. Tôi xin phép không bàn. Chắc anh cũng biết tôi rất trân trọng kiến thức của anh. Tôi chỉ trích dẫn đoạn sau liên quan đến học thuật của anh để cùng bàn mà thôi. Anh viết: Có không ít cái sai trong định nghĩa này. Nhưng Tôi không muốn lại bùng nổ một cuộc tranh luận, mà Tôi biết là sẽ không đi đến đâu, chỉ vì cái sự không thống nhất. Nên đơn giản, cũng là dễ hiểu và dễ thấy nhất: Như trong định nghĩa của anh có thể hiện rằng: Âm - Dương SAU Thái cực ?. Có đúng không ạ !. Mà anh thì cho rằng: Dương Trước, Âm Sau là một nguyên lý !. Như vậy, mọi cái sau thì phải có cái trước - bởi âm dương là cặp mà !. Cũng như đã có trước thì phải có sau để mà nó là âm dương !. Mà theo định nghĩa của anh, Thái cực trước âm dương. Vậy Thái cực thuộc Dương rồi !. Và như thế Âm Dương thuộc Âm rồi. Cũng tức là Thái cực và Âm - Dương thuộc về âm dương. Như thế sao còn gọi là Thái cực nữa ?. Một điều đơn giản như vậy, mà ngay cả vị sáng lập ra cái gọi là Lý Học Lý Thuyết cũng không hiểu nổi !!!???. Thật không thể hiểu nổi ?. Mà nếu anh loại bỏ ý đó, thì lập tức định nghĩa của anh trở nên Bất định. Cái mà vốn nó phản lại nội dung của cái gọi là định nghĩa !!!. Thân ái. Tôi đã viết nên định nghĩa của mình: Âm Dương là một khái niệm căn bản của thuyết Âm Dương Ngũ hành, mang tính so sánh đối đãi, phản ánh bản chất của mọi hiện tượng trong tự nhiên, xã hội, cuộc sống và con người, từ những hạt vật chất nhỏ nhất cho đến những thiên hà khổng lồ và mọi sự tồn tại trong không thời gian trong lịch sử hình thành vũ trụ sau Thái Cực là trạng thái khởi nguyên của vũ trụ theo thuyết Âm Dương ngũ hành. Anh hỏi lại: Như trong định nghĩa của anh có thể hiện rằng: Âm - Dương SAU Thái cực ?. Có đúng không ạ !1 - Tôi cũng thẳng thắn trả lời anh là: Hoàn toàn đúng như vậy, chứ không quanh co làm mất thời giờ của anh, như những kẻ háo danh, cầu tìm sự chiến thắng hơn là suy nghiệm chân lý. 2 - Tôi cũng xác định rằng: "Dương trước Âm sau" là một nguyên lý đúng như anh viết. Tôi chỉ bổ sung thêm là: Đó chính là sách cổ chữ Hán ghi nhận và tôi suy nghiệm thừa nhận, chứ không phải tôi phát minh. Tôi chỉ bảo vệ chính kiến của tôi khi cho rằng: "Sách Hán cổ của Tống Nho" sai khi đưa ra luận điểm: "Dương động, Âm tịnh" mà thôi. Việc "Dương Tịnh, Âm động" là chính thức của tôi, do tôi đề xướng nhân danh văn hiến Việt. Tuy nhiên, sự phản biện của anh trên hai cơ sở mà tôi đã xác nhận thì lại không thuyết phục. Anh viết: Như vậy, mọi cái sau thì phải có cái trước - bởi âm dương là cặp mà !. Cũng như đã có trước thì phải có sau để mà nó là âm dương !. Mà theo định nghĩa của anh, Thái cực trước âm dương. Vậy Thái cực thuộc Dương rồi !. Và như thế Âm Dương thuộc Âm rồi. Cũng tức là Thái cực và Âm - Dương thuộc về âm dương. Như thế sao còn gọi là Thái cực nữa ?. Một điều đơn giản như vậy, mà ngay cả vị sáng lập ra cái gọi là Lý Học Lý Thuyết cũng không hiểu nổi !!!???. Thật không thể hiểu nổi ?. Mà nếu anh loại bỏ ý đó, thì lập tức định nghĩa của anh trở nên Bất định. Cái mà vốn nó phản lại nội dung của cái gọi là định nghĩa Đây là điều mà tôi đã xác định và viết trong tiểu luận : "Định mệnh có thật hay không?". Bây giờ mà tìm lại trang nào để copi trích dẫn thì tôi rất lười, nên tôi đành gõ lại ý chính vậy:Thể khởi nguyên của vũ trụ - Dịch viết: Thái cực sinh lưỡng nghi" - Chỉ một câu như vậy, tốn không biết bao nhiêu giấy mực kể hàng ngàn năm. Đến đới Tống Chu Đôn Di mới thêm cái Vô Cực vào thật thiển cận. Còn đây là do phát kiến của tôi: Thái Cực là trạng thái tuyệt đối, không lớn/ không nhỏ, không nhanh/ không chậm...vv...Thái Cực không có đối đãi so sánh.Nên không thể gọi là Âm hay Dương. Thái Cực sinh ra cái đối đãi với nó và so sánh với chính nó - nên là "lưỡng nghi". Chứ không phải như anh hiểu và như Chu Đôn Di hiểu: Thái cực sinh ra một lúc cả Âm lẫn Dương (Cộng với nó thành ba). Lúc này Thái Cực trở thành Dương so với cái đối đãi với nó là Âm. Bởi vậy Thái Cực trở thành Dương ở trạng thái khởi nguyên khi có cái đối đãi với nó. Điều này xác định nguyên lý "Dương trước Âm sau" và "Dương tịnh - Âm động" là phát kiến của tôi. Đó là lý do mà tôi nói: Khái niệm Âm Dương có sau Thái Cực. Tôi hiểu Thái Cực và lưỡng nghi khác cách anh hiểu. Với cách hiểu Thái Cực sinh lưỡng nghi như anh thì tôi sai. Với cách hiểu của tôi thí tôi đúng. Nếu anh Vuivui muốn chứng minh tôi sai thì cần chỉ ra cái sai ngay trong cách hiểu của tôi. Chứ không thể cho cách hiểu của anh đúng và tôi sai được. Thân mến. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 19 Tháng 3, 2010 (đã chỉnh sửa) Âm Dương, vốn nó là thuộc tính của vạn vật, chứ không phụ thuộc vào ý nghĩ chủ quan của người quan sát. Hiểu thế này là chú Vui Vui không nói chuyện đâu nhé, đừng có nói là làm học trò :rolleyes: . Ví dụ như trong vấn đề đi lại của con người, thì Chân Phải - Chân Trái là 1 cặp âm dương, tự sinh ra đã thế. Chả may 1 người mất đi 1 chân, thì bác sĩ sẽ cố gắng gắn vào 1 cái chân giả để bù đắp lại cái sự thiếu hụt đó, thế là người bác sĩ tuy không biết gì về lý học đông phương nhưng cũng nhận thức được cái sự cân bằng của tạo hóa vậy. Nhưng nếu để đánh đố nhau mà bảo rằng Chân Phải - Tay Trái cũng là 1 cặp âm dương, thì đặt trường hợp ứng dụng như trên, có phải là gắn đại 1 cái tay trái vào chỗ cái chân phải mất đi cho nó có cặp hay không? Cũng như để đánh đố nhau nhau mà cứ phải vặn vẹo "anh có dám khẳng định 'Có' hay 'Không' không", thì cũng giống như ông bác sĩ không dám khẳng định ổNg biết cái nào âm cái nào dương nhưng ổng cũng biết gắn 1 cái chân trái giả vào chỗ cái chân trái bị mất, còn nhược bằng tự tin cho rằng cứ để 2 cái lên bàn mổ rồi chắc chắn sẽ có 1 cái âm 1 cái dương, thì rất dễ xảy ra chuyện gắn tay phải vào chỗ của chân trái. Thử hỏi, phân biệt gượng ép như vậy? ĐỂ LÀM GÌ? chào bác Ăn May, đến bài viết này thì tôi và (có thể cả những người đọc khác nữa hi hi) cũng chẳng hiểu được rằng, bác nhận thức được quan điểm của ai đúng trong những tác giả đang tranh luận tại mục này (cô Sa Pa? chú Vui Vui? bác Thiên Sứ? :lol:).Theo tôi bác chỉ nên xem:rolleyes: Edited 19 Tháng 3, 2010 by Trạng Lợn Share this post Link to post Share on other sites
Posted 19 Tháng 3, 2010 Anh Thiên Sứ thân mến !. Anh viết: Thái Cực sinh ra cái đối đãi với nó và so sánh với chính nó - nên là "lưỡng nghi".Vậy thì Thái cực, nó vốn chính là nó !. Đâu cần phải trở thành Lưỡng Nghi - túc Hai Nghi, mà ta phải hiểu, đó là Hai Phần !, Hai Mảnh !, Hai Yếu tố !, ....Để rồi sau đó, Thái cực thành Dương, thì Cái Âm nó từ đâu ra ?. Phải chăng là anh cho rằng nó đi ra từ cái Phần kia - còn lại của Hai Nghi ?. Khi ấy, nếu đúng là như vậy, thì có cái gì buộc cái Âm nó phải ra sau ?. Thân ái. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 19 Tháng 3, 2010 Lúc này Thái Cực trở thành Dương so với cái đối đãi với nó là Âm. Bởi vậy Thái Cực trở thành Dương ở trạng thái khởi nguyên khi có cái đối đãi với nó. Điều này xác định nguyên lý "Dương trước Âm sau" và "Dương tịnh - Âm động" là phát kiến của tôi. Đó là lý do mà tôi nói: Khái niệm Âm Dương có sau Thái Cực. Anh Thiên Sứ thân mến!Chính vì cách hiểu này của anh đã thay đổi hoàn toàn quan niệm của tôi trước kia về âm dương khi anh trình bày nó, chỉ bằng mấy dòng, trong tác phẩm "Thời Hùng Vương và bí mật Lục thập Hoa giáp" mà tôi hân hạnh đọc được vào quãng năm 2000. Chính nó làm tôi mạnh dạn nghiên cứu học thuyết ADNH mặc dù trước kia tôi không quan tâm mấy. Tuy anh có nhiều đóng góp trong nghiên cứu Lý học Đông phương, nhưng cá nhân tôi đánh giá, đây là đóng góp quan trọng nhất của anh. Một điều lý thú nữa là quan điểm này, như anh trình bày, được hướng dẫn từ những di sản văn hóa Việt qua câu "Mẹ tròn con vuông". Đó là điều rất có ý nghĩa. Kỳ lạ làm sao, nó trùng hợp với chi tiết trong Kinh thánh, Chúa Trời lấy mảnh xương sườn của Ađam để nặn ra Êva. Một lần nữa cám ơn anh! 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 19 Tháng 3, 2010 chào bác Ăn May, đến bài viết này thì tôi và (có thể cả những người đọc khác nữa hi hi) cũng chẳng hiểu được rằng, bác nhận thức được quan điểm của ai đúng trong những tác giả đang tranh luận tại mục này (cô Sa Pa? chú Vui Vui? bác Thiên Sứ? :rolleyes: ). Theo tôi bác chỉ nên xem:rolleyes: Tôi viết bài là để cho tôi, vì tôi muốn, cho nên theo bạn như thế nào thì tôi ... không quan tâm :lol: Còn chuyện bác vuivui, những cái gì bác ấy hay mọi người trong này viết ra, tôi tự thấy phần nào có thể học hỏi được thì tôi học, không học được thì tôi bỏ qua, không phải không có bác ấy tôi không học được, cũng không phải cái gì tôi có thể học được từ bác ấy mà tôi lại bỏ qua vì ... có người lèm bèm :P Share this post Link to post Share on other sites
Posted 19 Tháng 3, 2010 À quên !. Như anh viết: Chứ không phải như anh hiểu và như Chu Đôn Di hiểu: Thái cực sinh ra một lúc cả Âm lẫn Dương (Cộng với nó thành ba). Thì cả Tôi và Chu Đon Di cũng không phải là hiểu như thế đâu anh. Bởi vì cách hiểu đó là Sai. Và vô cực cũng không đi ra từ cái hiểu như vậy đâu !. Thân ái. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 19 Tháng 3, 2010 @Trang lợn. Không nên có suy nghĩ như vậy. Nếu Tôi làm Thầy, thì người như anmay là học trò cần tìm đó. Đời một người Thầy, mấy ai có được một học trò ưng ý ?. Thân ái. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 19 Tháng 3, 2010 Anh Thiên Sứ thân mến !. Anh viết: Vậy thì Thái cực, nó vốn chính là nó !. Đâu cần phải trở thành Lưỡng Nghi - túc Hai Nghi, mà ta phải hiểu, đó là Hai Phần !, Hai Mảnh !, Hai Yếu tố !, .... Để rồi sau đó, Thái cực thành Dương, thì Cái Âm nó từ đâu ra ?. Phải chăng là anh cho rằng nó đi ra từ cái Phần kia - còn lại của Hai Nghi ?. Khi ấy, nếu đúng là như vậy, thì có cái gì buộc cái Âm nó phải ra sau ?. Thân ái. Anh Vuivui thân mến.Nếu Thái Cực giữ nguyên trạng thái của nó thì không có chúng ta luận bàn về vũ trụ ngày hôm nay. Chính vì tự nó sinh ra cái đối đãi với nó, phân biệt với nó - nên gọi là "lưỡng nghi". Thái Cực so sánh, đối đãi với chính cái nó sinh ra, tương tác với chính cái nó sinh ra và phát triển đến ngày nay - trong tiến hóa của vũ trụ. Bởi vậy, người xưa mới dùng khái niệm Âm Dương sau Thái cực. Chính vì vậy, Lý học Đông phương là một lý thuyết phản ánh thực tại từ khởi nguyên vũ trụ cho đến mọi hiện tượng. Chỉ có điều đó - cái tuyệt đối của Thái Cực - mới giải thích được sự nhận thức thế giới vật chất này. Thế giới vật chất là Âm - từ những thiên hà khổng lồ đến hạt vật chất nhỏ nhất mà con người đã tìm ra hay chưa nhận thức được - thí Dương chính là Thái cực để nhận thức nó. Là tính thấy trong Phật học. Thái cực sinh lưỡng nghi - chính là "Tiếng vỗ tay của một bàn tay" đấy anh Vuivui ah. Ai hiểu được điều này thì đại ngộ. Bởi vậy, nó là công án của Phật pháp. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 19 Tháng 3, 2010 Hừm, nói tóm lại, mạch tranh luận giữa bác Thiên Sứ với anh sapa thì dài đằng đẵng, nhưng tựu chung anmay thấy quanh quanh điểm chính này: Bác Thiên Sứ hỏi: Câu hỏi: Cái gì đứng một mình thì không có Âm Dương sao? Anh Sa pa trả lời: Trả lời: Cái gì đứng một mình mà có thể phân ra được đâu là Âm đâu là Dương - thì OK ... Câu này, anmay vốn hiểu như thế này: Cái gì đứng 1 mình mà có thể phân ra được đâu là âm đâu là dương, thì okie, là do, vạn vật cõng âm bồng dương, cho nên, trên lý thuyết, nếu có 1 vật, là có xác định tính âm dương. TUY NHIÊN, xác định được hay không, lại là do người quan sát. Người quan sát không xác định được tính âm dương của 1 sự vật nào đó, thì không có nghĩa là sự vật đó không có tính âm dương. Đó cũng là ý của anh sapa khi anh ta nói: Lẽ tất nhiên: Cái gì đứng một mình mà có thể phân ra được đâu là Âm đâu là Dương - thì OK ... nhưng anh có thể phân ra hay không? Đó là ý tứ của câu trả lời cho câu hỏi của anh. Vậy khi bác Thiên Sứ nói: Vậy nếu cái gì đứng một mình mà các anh không phân biệt được Âm Dương các anh có OK không? Câu trả lời đơn giản thôi - "Có" hoặc "không", Thì thực sự không biết bác Thiên Sứ có hiểu ý anh sapa không? Nhưng anmay cho rằng, việc phân biệt được Âm Dương hay không của người quan sát, không liên quan gì đến bản chất vốn có của sự vật (ý là, người quan sát phân định âm dương đúng hay sai về sự vật thì sự vật vẫn như vậy). Cho nên khi bác Thiên sứ lại nói: Như vậy, các anh - tôi nói luôn những người có vẻ ủng hộ anh - đã thừa nhận rằng: Trong vũ trụ này có những hiện tượng nằm ngoài Âm Dương? trong điều kiện mà chính anh đã viết khi nó "Không có thể phân ra được đâu là Âm đâu là Dương". Thì bác đã gồm luôn cả việc: bản chất và thuộc tính của vạn vật (vốn không có gì là không cõng âm bồng dương), với hạn chế trong nhận thức của người quan sát kiểu "nếu anh không phân ra được đâu là âm đâu là dương" thì "trong vũ trụ này có những hiện tượng nằm ngoài âm dương"? Và theo như phản đối dưới đây của anh sapa, thì anh ta đã phủ nhận cách hiểu "chụp mũ" của bác Thiên Sứ Chào anh, Thiên Sứ Thật ra, là anh đang xác quyết DÙM Sapa đó chứ ... (tội Sapa nhỉ!?) Tại sao anh lại có thể từ câu anh hỏi: 1 - Có phải với vì dụ chữ M , anh quan niệm rằng: Cái gì đứng một mình thì không có Âm Dương sao? mà sau khi đọc cái câu trả lời: 1. Cái gì đứng một mình mà có thể phân ra được đâu là Âm đâu là Dương - thì OK .. lại có thể phăng ra rồi xác quyết cẩu thả như vầy: Tôi thấy anh trả lời như trên - Với cách trả lời đó thì anh đã xác quyết rằng: Anh có thấy anh chấm câu bằng cái dấu HỎI không vậy? Có nghĩa là, anh đang tự hỏi hay để hỏi Sapa - thì ít ra anh phải nghe Sapa nói chứ; chứ có phải cái kiểu TỰ HỎI DÙM rồi TRẢ LỜI DÙM vậy coi sao đặng. Giờ nói lại, anh có thật sự hiểu câu anh đã hỏi hay không? 1 - Có phải với vì dụ chữ M , anh quan niệm rằng: Cái gì đứng một mình thì không có Âm Dương sao? So sánh với cái câu này: Nếu cái gì đứng một mình mà không "có thể phân ra được đâu là Âm đâu là Dương" thì không Ok chăng? Phải phân tích để anh mới rõ hết ý và những ai khác đang không biết anh nói gì - như sau nhé: Khi so sánh giữa 2 chữ M và N - thì anh phải dựa vào thuận tự bảng chữ Cái để sử dụng cơ sở Dương - trước, Âm - sau mà liệt kê ra chữ nào thuộc tính ÂM, chữ nào thuộc tính DƯƠNG. Do đó, chữ M đứng trước chữ N thuận tự trên bảng chữ Cái mà anh phân định: M - Dương N - Âm Có nghĩa là anh dựa trên một bảng sắp xếp các chữ Cái theo ƯỚC ĐỊNH. Có nghĩa là: thuận tự bảng chữ Cái đó được dựa trên cơ sở nào mà sắp xếp thứ tự như thế để anh dựa vào rồi phân loại thuộc tính Âm Dương cho M và N? Đó là nói, khi có 2 chữ M và N làm ví dụ để so sánh; còn khi chỉ có 1 chữ M hoặc N thì sao? Bảng thuận tự chữ Cái có đó, sao anh không dựa vào mà lại đi CHIA CẮT chữ M ra để phân chia ÂM DƯƠNG? À! Chỉ vì anh bị Sapa chất vấn anh đến cùng: Như anh chẳng thể phân định được vì rằng: thì cũng dễ hiểu, vì chữ M tự bản thân nó không có chữ N làm đối tượng so sánh đối đãi. Do đó, trở lại vấn đề: Dương - tịnh, Âm - Động (cơ sở Thiên Sứ) Thì M (Dương - tịnh - trước) khi có N (Âm) xuất hiện (sau) M là vô lý ... Vì rằng: khi mà chỉ có M thôi và N chưa xuất hiện thì cái gì sinh ra và tạo nên N để bảo rằng N (sau M) mà định Âm Dương? Hỏi khó anh quá rồi, chịu thôi và không thể liệt chữ M một mình này là ÂM hay DƯƠNG được nên đành phải CHIA CẮT; thành ra chữ M mang luôn 2 thuộc tính khi: đứng một mình thì có Âm Dương cả thảy. Cũng vì thế, bạn Cutu1 mới viết rằng: Anh đã viết rõ và ngắn như thế này thì phải làm người khác hiểu là : Cái chữ M đó luôn dương - nhưng thực tế, anh đã cho nó bao gồm luôn cả Âm lẫn Dương cơ. Thật ra, Sapa hỏi anh một đàng anh lại đi trả lời một nẻo vì câu hỏi đó không dễ gì trả lời với sự hiểu biết giới hạn về Âm Dương của anh. Đương nhiên, trong vũ trụ này có những hiện tượng nằm ngoài Âm Dương đối đãi và đối lập - có gì là lạ. Như anh không biết thì có thể hỏi Sapa mà ... rồi Sapa cho ví dụ để xem anh có thể phân ra hay không ngay. Đoạn trên của anh viết, mới là CHỦ QUAN gớm đấy - vì rằng anh chỉ mới hỏi và chưa có câu trả lời đáp lại thì liền ụp vào những quan kiến của anh để kết luận vội vả và cẩu thả. Anh nên nhớ, không phải tất cả độc giả trên diễn đàn này đều có cái đầu rỗng tuếch cả và họ có thể nhìn thấy khả năng của anh tới đâu mà cũng như anh đã phản biện được Sapa điều gì rồi. Không có chi. Tuy anh không cám ơn gì Sapa, sau khi Sapa đã phân tích chữ M dựa trên lý luận của anh. Sapa Anmay diễn giải vậy có đúng chưa ? Share this post Link to post Share on other sites
Posted 19 Tháng 3, 2010 Hừm, nói tóm lại, mạch tranh luận giữa bác Thiên Sứ với anh sapa thì dài đằng đẵng, nhưng tựu chung anmay thấy quanh quanh điểm chính này: Bác Thiên Sứ hỏi: Câu hỏi: Cái gì đứng một mình thì không có Âm Dương sao? Anh Sa pa trả lời: Trả lời: Cái gì đứng một mình mà có thể phân ra được đâu là Âm đâu là Dương - thì OK ... Câu này, anmay vốn hiểu như thế này: Cái gì đứng 1 mình mà có thể phân ra được đâu là âm đâu là dương, thì okie, là do, vạn vật cõng âm bồng dương, cho nên, trên lý thuyết, nếu có 1 vật, là có xác định tính âm dương. TUY NHIÊN, xác định được hay không, lại là do người quan sát. Người quan sát không xác định được tính âm dương của 1 sự vật nào đó, thì không có nghĩa là sự vật đó không có tính âm dương. Đó cũng là ý của anh sapa khi anh ta nói: Lẽ tất nhiên: Cái gì đứng một mình mà có thể phân ra được đâu là Âm đâu là Dương - thì OK ... nhưng anh có thể phân ra hay không? Đó là ý tứ của câu trả lời cho câu hỏi của anh. Vậy khi bác Thiên Sứ nói: Vậy nếu cái gì đứng một mình mà các anh không phân biệt được Âm Dương các anh có OK không? Câu trả lời đơn giản thôi - "Có" hoặc "không", Thì thực sự không biết bác Thiên Sứ có hiểu ý anh sapa không? Nhưng anmay cho rằng, việc phân biệt được Âm Dương hay không của người quan sát, không liên quan gì đến bản chất vốn có của sự vật (ý là, người quan sát phân định âm dương đúng hay sai về sự vật thì sự vật vẫn như vậy). Cho nên khi bác Thiên sứ lại nói: Như vậy, các anh - tôi nói luôn những người có vẻ ủng hộ anh - đã thừa nhận rằng: Trong vũ trụ này có những hiện tượng nằm ngoài Âm Dương? trong điều kiện mà chính anh đã viết khi nó "Không có thể phân ra được đâu là Âm đâu là Dương". Thì bác đã gồm luôn cả việc: bản chất và thuộc tính của vạn vật (vốn không có gì là không cõng âm bồng dương), với hạn chế trong nhận thức của người quan sát kiểu "nếu anh không phân ra được đâu là âm đâu là dương" thì "trong vũ trụ này có những hiện tượng nằm ngoài âm dương"? Và theo như phản đối dưới đây của anh sapa, thì anh ta đã phủ nhận cách hiểu "chụp mũ" của bác Thiên Sứ Anmay diễn giải vậy có đúng chưa ? Tôi không có thời gian để giảng và thuyết trình với anh. Anh hỏi bác Vuivui đi. Bác ấy nhận anh làm học trò đấy. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 19 Tháng 3, 2010 (đã chỉnh sửa) Anh Thiên Sứ thân mến! Chính vì cách hiểu này của anh đã thay đổi hoàn toàn quan niệm của tôi trước kia về âm dương khi anh trình bày nó, chỉ bằng mấy dòng, trong tác phẩm "Thời Hùng Vương và bí mật Lục thập Hoa giáp" mà tôi hân hạnh đọc được vào quãng năm 2000. Chính nó làm tôi mạnh dạn nghiên cứu học thuyết ADNH mặc dù trước kia tôi không quan tâm mấy. Tuy anh có nhiều đóng góp trong nghiên cứu Lý học Đông phương, nhưng cá nhân tôi đánh giá, đây là đóng góp quan trọng nhất của anh. Một điều lý thú nữa là quan điểm này, như anh trình bày, được hướng dẫn từ những di sản văn hóa Việt qua câu "Mẹ tròn con vuông". Đó là điều rất có ý nghĩa. Kỳ lạ làm sao, nó trùng hợp với chi tiết trong Kinh thánh, Chúa Trời lấy mảnh xương sườn của Ađam để nặn ra Êva. Một lần nữa cám ơn anh! Bản thân năm cái danh Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ là người ta cũng lấy Dương Kim, Dương Mộc, Dương Hoả, Dương Thủy, và Dương Thổ để gọi tắt như thế. Lại bon chen tí. Edited 19 Tháng 3, 2010 by TÂM NGHIÊN CỨU Share this post Link to post Share on other sites
Posted 19 Tháng 3, 2010 Tôi viết bài là để cho tôi, vì tôi muốn, cho nên theo bạn như thế nào thì tôi ... không quan tâm :rolleyes: Còn chuyện bác vuivui, những cái gì bác ấy hay mọi người trong này viết ra, tôi tự thấy phần nào có thể học hỏi được thì tôi học, không học được thì tôi bỏ qua, không phải không có bác ấy tôi không học được, cũng không phải cái gì tôi có thể học được từ bác ấy mà tôi lại bỏ qua vì ... có người lèm bèm :lol: Anmay trong mấy bài viết gần đây có vẻ như trung lập, nếu bị/được ai đó thâu phục nhập phe thì có thể làm cho họ có thêm nhân lực. Nhưng mà đối với ai đó đã làm thầy (nghiệp dư) mà vào diễn đàn này đối thoại thì có thể vị đó lâm vào sự hiếu danh mà có trường hợp dẫn đến sự đối thoại quên mất cả sự tự tôn. Một vị muốn tầm sư học pháp thì nên dứt bỏ đi sự nể trọng để vụn bồi cái tâm tìm cầu minh sư chính pháp. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 19 Tháng 3, 2010 Tôi không có thời gian để giảng và thuyết trình với anh. Anh hỏi bác Vuivui đi. Bác ấy nhận anh làm học trò đấy. Bác không có thời gian, cháu nào dám ép bác, chẳng qua bác trả lời cháu thì cháu trả vốn bác, thế thôi. Còn như chuyện hỏi bác vuivui, thì trước đây bác ấy không nói gì cháu vẫn đọc bài của bác ấy, sau này cũng vậy. Mọi chuyện cứ để tùy duyên đi bác ạ :rolleyes: Share this post Link to post Share on other sites
Posted 19 Tháng 3, 2010 Anh Vuivui thân mến. Nếu Thái Cực giữ nguyên trạng thái của nó thì không có chúng ta luận bàn về vũ trụ ngày hôm nay. Chính vì tự nó sinh ra cái đối đãi với nó, phân biệt với nó - nên gọi là "lưỡng nghi". Thái Cực so sánh, đối đãi với chính cái nó sinh ra, tương tác với chính cái nó sinh ra và phát triển đến ngày nay - trong tiến hóa của vũ trụ. Bởi vậy, người xưa mới dùng khái niệm Âm Dương sau Thái cực. Chính vì vậy, Lý học Đông phương là một lý thuyết phản ánh thực tại từ khởi nguyên vũ trụ cho đến mọi hiện tượng. Chỉ có điều đó - cái tuyệt đối của Thái Cực - mới giải thích được sự nhận thức thế giới vật chất này. Thế giới vật chất là Âm - từ những thiên hà khổng lồ đến hạt vật chất nhỏ nhất mà con người đã tìm ra hay chưa nhận thức được - thí Dương chính là Thái cực để nhận thức nó. Là tính thấy trong Phật học. Thái cực sinh lưỡng nghi - chính là "Tiếng vỗ tay của một bàn tay" đấy anh Vuivui ah. Ai hiểu được điều này thì đại ngộ. Bởi vậy, nó là công án của Phật pháp. Anh Thiên Sứ thân mến ! Anh mới viện dẫn lý do Thái cực "phải sinh". Chứ chưa trả lời : Vậy thì Thái cực, nó vốn chính là nó !. Đâu cần phải trở thành Lưỡng Nghi - túc Hai Nghi, mà ta phải hiểu, đó là Hai Phần !, Hai Mảnh !, Hai Yếu tố !, .... Để rồi sau đó, Thái cực thành Dương, thì Cái Âm nó từ đâu ra ?. Phải chăng là anh cho rằng nó đi ra từ cái Phần kia - còn lại của Hai Nghi ?. Khi ấy, nếu đúng là như vậy, thì có cái gì buộc cái Âm nó phải ra sau ?. Còn chuyện Thái cực mà sinh Lưỡng Nghi như anh nói, mà liên hệ tới công án đó thì khi nào xong vấn đề này, chúng ta có thể trao đổi. Chứ theo tôi, nó không như vậy đâu anh !.Vấn đề quan trọng ở đây là: Dương "đi ra" từ Thái cực !. Vậy Âm từ đâu ra vậy ta ?. Có phải là từ cái "kia" của Lưỡng nghi không anh ?. Vậy thì làm sao để biết được một trong hai Nghi, cái nào chuyển thành Thái cực, hay Thái cực nhập vào nó, và cái nào là cái còn ại để nó là âm ?. Mà nếu không phải vậy, thì Âm từ đâu ra ?. Thân ái. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 19 Tháng 3, 2010 Hừm, nói tóm lại, mạch tranh luận giữa bác Thiên Sứ với anh sapa thì dài đằng đẵng, nhưng tựu chung anmay thấy quanh quanh điểm chính này: Bác Thiên Sứ hỏi: Câu hỏi: Cái gì đứng một mình thì không có Âm Dương sao? Anh Sa pa trả lời: Trả lời: Cái gì đứng một mình mà có thể phân ra được đâu là Âm đâu là Dương - thì OK ... Câu này, anmay vốn hiểu như thế này: Cái gì đứng 1 mình mà có thể phân ra được đâu là âm đâu là dương, thì okie, là do, vạn vật cõng âm bồng dương, cho nên, trên lý thuyết, nếu có 1 vật, là có xác định tính âm dương. TUY NHIÊN, xác định được hay không, lại là do người quan sát. Người quan sát không xác định được tính âm dương của 1 sự vật nào đó, thì không có nghĩa là sự vật đó không có tính âm dương. Đó cũng là ý của anh sapa khi anh ta nói: Lẽ tất nhiên: Cái gì đứng một mình mà có thể phân ra được đâu là Âm đâu là Dương - thì OK ... nhưng anh có thể phân ra hay không? Đó là ý tứ của câu trả lời cho câu hỏi của anh. Vậy khi bác Thiên Sứ nói: Vậy nếu cái gì đứng một mình mà các anh không phân biệt được Âm Dương các anh có OK không? Câu trả lời đơn giản thôi - "Có" hoặc "không", Thì thực sự không biết bác Thiên Sứ có hiểu ý anh sapa không? Nhưng anmay cho rằng, việc phân biệt được Âm Dương hay không của người quan sát, không liên quan gì đến bản chất vốn có của sự vật (ý là, người quan sát phân định âm dương đúng hay sai về sự vật thì sự vật vẫn như vậy). Cho nên khi bác Thiên sứ lại nói: Như vậy, các anh - tôi nói luôn những người có vẻ ủng hộ anh - đã thừa nhận rằng: Trong vũ trụ này có những hiện tượng nằm ngoài Âm Dương? trong điều kiện mà chính anh đã viết khi nó "Không có thể phân ra được đâu là Âm đâu là Dương". Thì bác đã gồm luôn cả việc: bản chất và thuộc tính của vạn vật (vốn không có gì là không cõng âm bồng dương), với hạn chế trong nhận thức của người quan sát kiểu "nếu anh không phân ra được đâu là âm đâu là dương" thì "trong vũ trụ này có những hiện tượng nằm ngoài âm dương"? Và theo như phản đối dưới đây của anh sapa, thì anh ta đã phủ nhận cách hiểu "chụp mũ" của bác Thiên Sứ Anmay diễn giải vậy có đúng chưa ? Anmay diễn giải có thể không hết được, thiếu yếu tố tương tác. Yếu tố nào:Sapa một câu chào thì hỏi một câu, hỏi một câu lại chào một câu. Văn hỏi thì dai đến mức người ta không biết người này là nam hay nữ để mà nhận định hạnh kiểm hiện tại, văn đáp thì thôi rồi, cà nhắc cà nhắc. Yếu tố xuất trận tác động như thế để giao chiến thì đối phương quân tử chắc hẳn không muốn rồi, và người ta có đối thoại cũng là bất đắc chí, và vì một lý do khác. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 19 Tháng 3, 2010 Anh Thiên Sứ thân mến ! Anh mới viện dẫn lý do Thái cực "phải sinh". Chứ chưa trả lời : Còn chuyện Thái cực mà sinh Lưỡng Nghi như anh nói, mà liên hệ tới công án đó thì khi nào xong vấn đề này, chúng ta có thể trao đổi. Chứ theo tôi, nó không như vậy đâu anh !. Vấn đề quan trọng ở đây là: Dương "đi ra" từ Thái cực !. Vậy Âm từ đâu ra vậy ta ?. Có phải là từ cái "kia" của Lưỡng nghi không anh ?. Vậy thì làm sao để biết được một trong hai Nghi, cái nào chuyển thành Thái cực, hay Thái cực nhập vào nó, và cái nào là cái còn ại để nó là âm ?. Mà nếu không phải vậy, thì Âm từ đâu ra ?. Thân ái. Anh Vuivui thân mến.Tôi đã giải thích: Anh quan niệm Dương đi ra từ Thái Cực. Nhưng tôi lại không cho là như vậy. Mà Thái cực sinh ra cái đối đãi với nó và nó trở thành Dương so với cái đối đãi với nó là Âm. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 19 Tháng 3, 2010 Anh Thiên Sứ thân mến ! Anh mới viện dẫn lý do Thái cực "phải sinh". Chứ chưa trả lời : Còn chuyện Thái cực mà sinh Lưỡng Nghi như anh nói, mà liên hệ tới công án đó thì khi nào xong vấn đề này, chúng ta có thể trao đổi. Chứ theo tôi, nó không như vậy đâu anh !. Vấn đề quan trọng ở đây là: Dương "đi ra" từ Thái cực !. Vậy Âm từ đâu ra vậy ta ?. Có phải là từ cái "kia" của Lưỡng nghi không anh ?. Vậy thì làm sao để biết được một trong hai Nghi, cái nào chuyển thành Thái cực, hay Thái cực nhập vào nó, và cái nào là cái còn ại để nó là âm ?. Mà nếu không phải vậy, thì Âm từ đâu ra ?. Thân ái. Chú Vuivui hạ hỏa tí. Chú Thiên Sứ đã nói rõ rồi đây nè. Anh Vuivui thân mến. Nếu Thái Cực giữ nguyên trạng thái của nó thì không có chúng ta luận bàn về vũ trụ ngày hôm nay. Chính vì tự nó sinh ra cái đối đãi với nó, phân biệt với nó - nên gọi là "lưỡng nghi". Thái Cực so sánh, đối đãi với chính cái nó sinh ra, tương tác với chính cái nó sinh ra và phát triển đến ngày nay - trong tiến hóa của vũ trụ. Bởi vậy, người xưa mới dùng khái niệm Âm Dương sau Thái cực. Chính vì vậy, Lý học Đông phương là một lý thuyết phản ánh thực tại từ khởi nguyên vũ trụ cho đến mọi hiện tượng. Chỉ có điều đó - cái tuyệt đối của Thái Cực - mới giải thích được sự nhận thức thế giới vật chất này. Thế giới vật chất là Âm - từ những thiên hà khổng lồ đến hạt vật chất nhỏ nhất mà con người đã tìm ra hay chưa nhận thức được - thí Dương chính là Thái cực để nhận thức nó. Là tính thấy trong Phật học. Thái cực sinh lưỡng nghi - chính là "Tiếng vỗ tay của một bàn tay" đấy anh Vuivui ah. Ai hiểu được điều này thì đại ngộ. Bởi vậy, nó là công án của Phật pháp. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 19 Tháng 3, 2010 (đã chỉnh sửa) Khi có một phát kiến mang tính đảo lộn thì sự chấp nhận nó là không hề dễ dàng. Vấn đề không phải là chỉ đổi tên, đổi khái niệm mà phải đổi cả cách tư duy. Cho dù kết quả này không đi đến hồi kết, vì tranh luận còn dài dài, nhưng nó là một chủ đề để diễn đàn không bị nhàm chán và luôn đựoc chú ý :lol: . Trong toán học, để gây được sự chú ý, nhiều người mạnh mồm tuyên bố chứng minh được định lý Fecma. Trong vật lý, để gây chú ý, người ta sẵn sàng tuyên bố Einstein sai. Trong sinh học, người ta tuyên bố nhân bản thành công phôi người. v.v... Điều quan trọng là các bác thông tỏ lẽ của đạo, tường lẽ đời mà vẫn còn câu nệ ở câu chữ, vẫn bị cuốn hút vào câu chuyện chẳng có hồi kết. Một nhà marketting đã từng nói (quên mất tên): Anh muốn người ta chú ý và nổi tiếng anh hãy làm ngược lại những lẽ thường, anh muốn người ta tiếp lời anh, anh hay chọc giận :rolleyes: Không biết các học trò lĩnh hội được điều gì khi nói: Anh cứ đọc sách Tàu rồi đổi chỗ là xong, hoặc anh cứ đọc sách Đông Y, đổi Kinh Âm thành Kinh Duơng, đổi Bổ thành Tả là xong, ... Edited 19 Tháng 3, 2010 by Đổng Lâm Share this post Link to post Share on other sites