Posted 15 Tháng 3, 2010 Quí vị quan tâm thân mến. Tôi nghĩ đây là một diễn đàn học thuật, chúng ta bình tĩnh tranh biện để cầu tìm chân lý. Tôi có thể sai và quí vị có thể đúng. Nhưng biện lý phải sâu sắc. Không nên để mọi sự quá đà. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 15 Tháng 3, 2010 Gởi chú vuivui: Ta chỉ có thể điều chỉnh hành động của bản thân mình, không thể chỉnh hành động của người khác. Nếu chú không muốn trao đổi với ai thì chú không trao đổi với người đó nữa là xong. Trước có Bát Bộ Thiên Long, bây giờ có Tâm Nghiên Cứu, sau này chắc cũng còn nhiều nữa. Trừ phi trong việc trao đổi đó chú cảm thấy có ích lợi ít nhiều trong việc tu dưỡng bản thân. Chúng ta chưa phải là thần thánh gì, nhưng không có nghĩa là chúng ta không nên hàm dưỡng trong khả năng cho phép của mình. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 15 Tháng 3, 2010 Vài lời nhắn anh Tâm Nghiên Cứu. Tôi nhận xét thấy các bài viết của anh có xu hướng phản bác lại những người phản bác tôi. Điều này khiến cho một số người cho rằng "anh là người do tôi cài đặt" để gây nhiễu" và tôi đã phải lên tiếng cải chính. Nhưng tôi mong rằng: nếu anh thực sự nhận thức rằng những điều tôi trình bày là đúng thì anh sẽ tham gia với tri kiến riêng của anh và kiến giả chân lý thêm sáng tỏ. Nhưng những lời lẽ của anh bao hàm trong đó tính chỉ trích, khiến một số người tham biện hiểu lầm. Điều này sẽ rất bất lợi cho tôi. Việc tôi đang chứng minh: Việt sử 5000 năm văn hiến và phương tiện để chứng minh chính là lý học Đông phương. Nó đã từng được coi là chuyện "tế nhị và nhậy cảm" trong nhiều năm. Nhân Vô Minh đã nói toạc móng heo trên diễn đàn này - và tôi giữ nguyên không xóa như là một bằng chứng - khi anh ta cho rằng: "Nó là nguyên nhân của chiến tranh". Chắc các anh hiểu ngay là chiến tranh với nước nào và nước đó có ảnh hưởng như thế nào trong quan hệ quốc tế? Đây là một sự đe doa công khai và khá thẳng thắn trên diễn đàn, kể từ khi tôi tham gia diễn đàn mạng. Bởi vậy, sự ủng hộ tôi mà không đúng sẽ là chính bằng cở "tế nhị và nhậy cảm" bất lợi cho tôi. Do đó mong anh chỉ nên dùng tri kiến của mình làm sáng tỏ chân lý, tránh những lời lẽ gây hiểu lầm. Quí vị quan tâm thân mến. Tôi không bè phái và nhóm, tổ với ai trong vấn đề học thuật. Đây là một diễn đàn học thuật mở, ai cũng có thể tham gia miễn không vi phạm nội quy. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 16 Tháng 3, 2010 Chào bạn, Anmay Bác và anh sapa cứ phản biện với nhau cho đúng tinh thần học thuật, nhận xét sẽ là việc của người đọc, dù gì thì 1 người không thể vừa đá banh vừa làm trọng tài được. Ảnh rất sợ người đọc biết nhận xét lắm, Anmay à! Nên cứ phải dằn cái câu này hoài cho oai ấy: Anh Sapa ah. Từ lâu tôi đã nói: Anh không đủ khả năng để phản biện tôi. Còn những gì anh ấy nhại lại bằng các thay thế chữ M là Nam và chữ N là Nữ chỉ chứng tỏ rằng anh ấy không đủ khả năng để phản biện và bảo vệ luận điểm Dương - tĩnh, Âm - động của anh ấy thôi. Này anh Thiên Sứ, Tôi chứng minh điều này bằng cách thay thế chữ M - N bằng Nam và nữ và hỏi lại anh, đúng theo cách hỏi của anh. Dưới đây là cách hỏi của anh: Còn đây là sự hiệu chỉnh của tôi - thay thế M = Nam và N = Nữ Như vậy, trên cơ sở: Dương trước Âm sau thì người Nam là Dương và Nữ là Âm. Ok Thế thì, chỉ có một người Nam thôi thì anh sẽ dựa trên cơ sở nào để định Âm Dương? Như anh chẳng thể phân định được vì rằng: thì cũng dễ hiểu, vì người Nam tự bản thân nó không có người Nữ làm đối tượng so sánh đối đãi. Do đó, trở lại vấn đề: Dương - tịnh, Âm - Động (cơ sở Thiên Sứ) Thì người Nam (Dương - tịnh - trước) khi có người Nữ (Âm) xuất hiện (sau) người Nam là vô lý ... Vì rằng: khi mà chỉ có người Nam thôi và người Nữ chưa xuất hiện thì cái gì sinh ra và tạo nên Nữ để bảo rằng Nữ (sau Nam) mà định Âm Dương? Chắc anh hiểu tôi nói gì rồi chứ? Hiểu rằng anh chưa hiểu đủ thế nào là Âm, thế nào là Dương ... Tại sao, vì Nam và Nữ là cặp Âm Dương đối lập trong khi chữ M và chữ N thì không phải; và do sự sắp đặt trong bảng chữ CÁI qua kiểu (it is unknown whether the earliest alphabets had a defined sequence) nên M trước N nhưng nó không mang ý nghĩa Âm Dương tích cực. Sau này hay trước đó, thứ tự đảo lộn thì thành ra Âm Dương lộn đảo ư ... Tôi lưu ý anh là: Bất cứ cái gì trong vũ trụ này - đều có thuộc tính Âm Dương. - nếu có đối đãi so sánh. Tôi giải thích Âm Dương trong chữ M cho anh nghe: Tính từ phải sang trái thì nửa bên phải của chữ M là Dương, Tính từ trái sang phải thì ngược lại. Tính từ trên xuống dưới thì trên Dương dưới Âm. Bởi vậy, anh hãy suy nghiệm cho chín chắn , hãy tham gia. Nếu như vậy, tự bản thân chữ M đã có Âm-Dương rồi thì đâu là trước-sau, động-tĩnh hả anh Thiên Sứ!? Phần tính từ phải sang trái thì nửa bên phải của chữ M là Dương thì đó là phần Tịnh à? Tịnh ra sao? Phần tính từ trái sang phải thì ngược lại [là Âm] thì đó là phần Động ư? Động thế nào? Bởi vậy, anh cần nắm rõ vấn đề Âm Dương trước khi giải thích để tránh đi vào ngõ cụt đấy nhé ... -------------------------- PS: Tôi phải trả lời anh vì nhiều thằng còn dốt hơn anh nhiều, nhưng nó cứ tưởng anh đúng thế là nhao nhao lên. PS: Cứ phải góp ý với anh hoài vì để nhiều người còn ít hiểu biết hơn anh sẽ hiểu được từ những gì Sapa phân tích qua luận điểm của anh làm thí dụ. Họ sẽ có cái nhìn chính chắn hơn. Sapa Share this post Link to post Share on other sites
Posted 16 Tháng 3, 2010 Anh Sapa viết; Chào bạn, Anmay Ảnh rất sợ người đọc biết nhận xét lắm, Anmay à! Nên cứ phải dằn cái câu này hoài cho oai ấy: Còn những gì anh ấy nhại lại bằng các thay thế chữ M là Nam và chữ N là Nữ chỉ chứng tỏ rằng anh ấy không đủ khả năng để phản biện và bảo vệ luận điểm Dương - tĩnh, Âm - động của anh ấy thôi. Này anh Thiên Sứ, Hiểu rằng anh chưa hiểu đủ thế nào là Âm, thế nào là Dương ... Tại sao, vì Nam và Nữ là cặp Âm Dương đối lập trong khi chữ M và chữ N thì không phải; và do sự sắp đặt trong bảng chữ CÁI qua kiểu (it is unknown whether the earliest alphabets had a defined sequence) nên M trước N nhưng nó không mang ý nghĩa Âm Dương tích cực. Sau này hay trước đó, thứ tự đảo lộn thì thành ra Âm Dương lộn đảo ư ... Nếu như vậy, tự bản thân chữ M đã có Âm-Dương rồi thì đâu là trước-sau, động-tĩnh hả anh Thiên Sứ!? Phần tính từ phải sang trái thì nửa bên phải của chữ M là Dương thì đó là phần Tịnh à? Tịnh ra sao? Phần tính từ trái sang phải thì ngược lại [là Âm] thì đó là phần Động ư? Động thế nào? Bởi vậy, anh cần nắm rõ vấn đề Âm Dương trước khi giải thích để tránh đi vào ngõ cụt đấy nhé ... PS: Cứ phải góp ý với anh hoài vì để nhiều người còn ít hiểu biết hơn anh sẽ hiểu được từ những gì Sapa phân tích qua luận điểm của anh làm thí dụ. Họ sẽ có cái nhìn chính chắn hơn. Sapa Vậy anh hãy trả lời tôi:1 - Có phải với vì dụ chữ M , anh quan niệm rằng: Cái gì đứng một mình thì không có Âm Dương sao? 2 - Anh hiểu thế nào là "Tịnh - Động" trong vũ trụ hiện hữu. Anh hãy trả lời tôi hai câu này. Còn không trả lời trực tiếp thì anh đừng bao giờ nhắc đến tên tôi trên diễn đàn. Và tất nhiên theo lẽ công bằng , tôi cũng chẳng nhắc đến anh. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 16 Tháng 3, 2010 Gởi chú vuivui: Ta chỉ có thể điều chỉnh hành động của bản thân mình, không thể chỉnh hành động của người khác. Nếu chú không muốn trao đổi với ai thì chú không trao đổi với người đó nữa là xong. Trước có Bát Bộ Thiên Long, bây giờ có Tâm Nghiên Cứu, sau này chắc cũng còn nhiều nữa. Trừ phi trong việc trao đổi đó chú cảm thấy có ích lợi ít nhiều trong việc tu dưỡng bản thân. Chúng ta chưa phải là thần thánh gì, nhưng không có nghĩa là chúng ta không nên hàm dưỡng trong khả năng cho phép của mình. Cám ơn thiện ý của anmay nghen!. Với anh chàng BBTL thì chú dừng ngay. Nhưng với anh chàng TNC này, cho dù chú có dùng những đại từ, thì cũng không phải là sự tệ hại. bởi vì những đại từ đó được dùng trong lời của thánh nhân. Nên chữ Ngu, hay Thiểu năng trí tuệ ở đây không phải là sự miệt thị. Chính vì thế, trong các bài viết đối thoại chú vẫn trình bày nội dung học thuật đó !. Một sự phối hợp giữa học thuật và giáo dục !. Cháu cứ đọc kỹ thì sẽ thấy.Thân ái. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 16 Tháng 3, 2010 Trước đây là BGB, mới đây thì BGB thay đổi thành Tâm Nghiêm Cứu. Chứ là người của trung tâm hay là ai khác thì đó là mọi người cảm thấy. Mọi người vẫn còn có thể cảm thấy, cái này thì đâu thể làm gì được. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 16 Tháng 3, 2010 (đã chỉnh sửa) Cám ơn thiện ý của anmay nghen!. Với anh chàng BBTL thì chú dừng ngay. Nhưng với anh chàng TNC này, cho dù chú có dùng những đại từ, thì cũng không phải là sự tệ hại. bởi vì những đại từ đó được dùng trong lời của thánh nhân. Nên chữ Ngu, hay Thiểu năng trí tuệ ở đây không phải là sự miệt thị. Chính vì thế, trong các bài viết đối thoại chú vẫn trình bày nội dung học thuật đó !. Một sự phối hợp giữa học thuật và giáo dục !. Cháu cứ đọc kỹ thì sẽ thấy. Thân ái. Úi gời, cậu thì chỉ được mỗi việc là bày ra nhưng có hóa giải được đâu, chả qua là có ái đó đã hóa giải thôi và cậu thì tiện thể, các câu nói ngoài học thuật của cậu ấy. Nói chung là cậu cũng thích được, được ấn chứng thì thích, được cho là nhuận văn thì thích. Nhuận văn mà không có gốc hệ thống thì cũng chỉ là thức khẩu chứ không thật là nhuận văn. Mà vị trí nhuận văn không phải là chủ tọa đâu, chỉ là lấy một bản cốt văn đưa ra để cho cái vị đó nhuận văn thôi chứ thật ra vị này không có liên quan đến nghĩa hay cốt của vấn đề. Còn như cậu dùng từ thì thật là lộ liễu một trời, không thể hóa giải được đâu cho dù có biện mình thế nào đi nữa, nếu mà cứ thế thì hoặc là đến khi "phước bất trùng lai, họa vô đơn chí" thì cũng sẽ hỏng, nếu không hỏng thì cũng ảnh hưởng đến bạn bè cậu đó. Nói chung là cũng xảo ghê. Lại còn có lúc nhận vơ là do cậu mà topic sôi nổi, lại có khi nhận vơ là do đối thoại mà một số vấn đề do cậu mà được người khác phải nói ra chân lý, định kể công thì mang tính chất cái tôi cá nhân. Edited 16 Tháng 3, 2010 by TÂM NGHIÊN CỨU Share this post Link to post Share on other sites
Posted 16 Tháng 3, 2010 Ủa !, té ra TNC là BGB. Mà nếu tôi nhớ không lầm, thì người này Tôi đã có lần mắng rồi thì phải !. Vậy thôi nghen !. Loại này không phải là đối tượng giáo dục, cũng như khả năng nhận thức !. Trên cả thiểu năng trí tuệ !. Đến đây thì phải mắng thật sự !. Thôi nhé, hy vọng là không phải dùng thêm từ nào nữa. Đối thoại với cậu, thật xấu hổ vì sự dốt nát của cậu !. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 16 Tháng 3, 2010 (đã chỉnh sửa) Ủa !, té ra TNC là BGB. Mà nếu tôi nhớ không lầm, thì người này Tôi đã có lần mắng rồi thì phải !. Vậy thôi nghen !. Loại này không phải là đối tượng giáo dục, cũng như khả năng nhận thức !. Trên cả thiểu năng trí tuệ !. Đến đây thì phải mắng thật sự !. Thôi nhé, hy vọng là không phải dùng thêm từ nào nữa. Đối thoại với cậu, thật xấu hổ vì sự dốt nát của cậu !. Chính cậu mới là người chỉ trích nặng nề nhất mà vẫn ngang nhiên tồn tại. Thôi cậu nói thì thôi nhận một phần, chín phần còn lại tôi không nhận. Còn cậu cũng biết, cho người khác cái gì mà người ta không nhận thì sao rồi. Vuivui: Một sự phối hợp giữa học thuật và giáo dục !. Vậy thì trên đó, cái gì là học thuật, cái gì là giáo dục. Thật là một sự ngụy biện tiện thể không tưởng. Edited 16 Tháng 3, 2010 by TÂM NGHIÊN CỨU Share this post Link to post Share on other sites
Posted 16 Tháng 3, 2010 (đã chỉnh sửa) Mỗi vấn đề được đặt ra thì trước nó phải có được Hệ thống Nguyên lý. Tiếp theo trong một Hệ Thống Nguyên Lý thì mới có thể đặt ra các vấn đề, từ mỗi vấn đề mà thấy được cái cốt nghĩa của nó trong hệ thống nguyên lý, sau cốt nghĩa thì mới đến cốt văn, sau cốt văn rồi mới có chuyện có thể nhuận văn. Như vậy thì thấy thứ tự là: Nguyên Lý Hệ Thống sinh ra Hệ Thống Cốt Nghĩa. Hệ Thống Cốt Nghĩa sinh ra Hệ Thống Cốt Văn. Hệ Thống Cốt Văn sinh ra Hệ Thống Nhuận Văn. Thực tế có nhiều ý kiến giống nhau với vấn đề viết lách, cụ thể là viết về vấn đề chỉnh lý nguyên lý, viết làm sao để văn được nhuận, được hay. Ý kiến như thế không tồi, song nếu chỉ nhìn được như thế thì, và thực tế người ta củng có chỉ nói qua được như thế mà không nói sâu được như mấy ý hệ thống trên. Vì vậy mà có thể phản biện cái ý kiến đó rằng "nhuận văn không thôi thì khác nào con vẹt, học vẹt, biết được lời, thuộc được lời mà không hiểu ý". Sở dĩ mà nói rằng được ý quên lời là vì nó có lớp nang của nó, cái vấn đề nó có hệ thống phát triển từng lớp từ tư tưởng cho đến sự truyền bá phổ biến. Ý cũng là văn, và nó là cốt nghĩa. Nhuận văn cũng là văn, và nó là dễ nhớ về lời. Vậy thì được ý quên lời là được cái văn với cái ý. Do đó nếu phản biện một bản văn mang sự khắc họa cái Ý thì có thể là một sự phản biện lầm đường vì không thấy được lớp nang thủ thuật hiện thực tử tưởng. Vấn đề luận âm dương cũng rất cần có những góc nhìn như thế, nếu không, mỗi người đứng riêng ở một hệ khác nhau và đối với nhau rồi phản biện nhau thì là một sự hỗn tạp, cái nọ không sinh cái kia rơi vào ngũ hành tương khắc. Mất Nguyên Lý Hệ Thống thì mất Ý, mất Ý thì mất Lời. Điểm này cho thấy rõ, ngoài lời còn có ngoài ý, ngoài ý là gì, là nguyên lý hệ thống. Edited 16 Tháng 3, 2010 by TÂM NGHIÊN CỨU Share this post Link to post Share on other sites
Posted 16 Tháng 3, 2010 Không có gì là mâu thuẩn cả Đổng Lâm. Nếu xét câu: "Dương thăng, Âm giáng"; thì cũng xét luôn câu "Dương thấp trũng, Âm nhô cao" và trong cổ thư cũng có nhắc: "Dương đi xuống, Âm đi lên" Cổ nhân nói "thăng giáng" là quán xét trên mặt đất, trên quả địa cầu làm mốc, chứ trong vũ trụ có đâu mà "thăng" với "giáng"? Cổ nhân hóa ra sai à? Đông Y vẫn áp dụng đúng là vì Đông Y vẫn dùng cái "dụng" của Âm Dương thôi. Sau này ĐL sẽ hiểu mà. Truyện Hồng Bàng Thị có kể: năm mười người con theo mẹ lên núi , năm mươi người con theo cha xuống biển. Mẹ l= Âm, núi = nhô cao: Âm nhô cao, đi lên. Cha = Dương, biển = trũng thấp: Dương trũng thấp, đi xuống. Chỉ có chủ nhân đích thực của thuyết Âm dương Ngũ Hành là nên Văn minh Văn Lang mới chuyển tải câu truyện có nội dung thâm thúy như vậy. Tôi không cần bạn đồng ý hay công nhận, nhưng từ từ bạn suy nghiệm sẽ thấy. :( Thiên Đồng :( Bác Đồng: thăng thế nào là thăng, giáng thế nào là giáng, mốc của ranh giới nằm chổ nào để xác định thăng giáng, nhô cao trủng thấp??? Share this post Link to post Share on other sites
Posted 16 Tháng 3, 2010 Gởi chú vuivui: Ta chỉ có thể điều chỉnh hành động của bản thân mình, không thể chỉnh hành động của người khác. Nếu chú không muốn trao đổi với ai thì chú không trao đổi với người đó nữa là xong. "không được khuyên người cao tuổi như vậy nhé (chú Vui Vui lớn tuổi rùi)" Trước có Bát Bộ Thiên Long, bây giờ có Tâm Nghiên Cứu, sau này chắc cũng còn nhiều nữa. Trừ phi trong việc trao đổi đó chú cảm thấy có ích lợi ít nhiều trong việc tu dưỡng bản thân. Chúng ta chưa phải là thần thánh gì, nhưng không có nghĩa là chúng ta không nên hàm dưỡng trong khả năng cho phép của mình. "không được khuyên người cao tuổi như vậy nhé (chú Vui Vui lớn tuổi rùi)" Lêu lêu, thấy người thân bắt quàng làm họ hi hi, tớ thấy cậu hay nịnh chú Vui Vui quá hi hi, chắc mong chú Vui Vui truyền kiến thức cho đây phải không ??? Share this post Link to post Share on other sites
Posted 16 Tháng 3, 2010 (đã chỉnh sửa) Lêu lêu, thấy người thân bắt quàng làm họ hi hi, tớ thấy cậu hay nịnh chú Vui Vui quá hi hi, chắc mong chú Vui Vui truyền kiến thức cho đây phải không ??? Hihihi ... khi người học trò sẵn sàng, người thầy sẽ xuất hiện. Chỉ sợ tôi chưa sẵn sàng, chứ còn người để tôi có thể học hỏi ở đâu cũng có cả bạn ạ. Nghĩ tôi nịnh bợ cũng tùy bạn, vì vốn bạn nghĩ gì thì ... đó là chiẹn của bạn chớ chả phải của tui :( Edited 16 Tháng 3, 2010 by anmay Share this post Link to post Share on other sites
Posted 16 Tháng 3, 2010 (đã chỉnh sửa) Chào anh, Thiên Sứ Anh Sapa viết; Vậy anh hãy trả lời tôi: 1 - Có phải với vì dụ chữ M , anh quan niệm rằng: Cái gì đứng một mình thì không có Âm Dương sao? 2 - Anh hiểu thế nào là "Tịnh - Động" trong vũ trụ hiện hữu. Anh hãy trả lời tôi hai câu này. 1. Cái gì đứng một mình mà có thể phân ra được đâu là Âm đâu là Dương - thì OK ... (Nhưng anh phải rõ, phân Âm Dương có 2 loại: Âm Dương - đối đãi, khác nhưng không đối xứng và Âm Dương - đối lập, đối xứng) Ví dụ: chữ M mà anh phân tích thuộc loại Âm Dương - đối đãi, khác nhưng không đối xứng Nhìn xem, cái gọi là Âm và cái gọi là Dương từ sự phân chia "tính từ phải sang trái thì nửa bên phải của chữ M là Dương; tính từ trái sang phải thì ngược lại [là Âm] của anh nó có KHÁC NHAU gì đâu!? Dựa trên cơ sở: Dương - Trước, Âm - Sau mà khi viết chữ M này: có phải ta vẽ từng nét từ trái (trước) sang phải (sau) không? Thế ra, "phần từ trái sang phải thì nửa bên trái của chữ M là Dương; tính từ phải sang trái thì ngược lại [là Âm] rồi. Khỏi nói, thì anh cũng biết anh SAI rồi; phải không à!? 2. Anh làm Sapa hơi ngạc nhiên với câu hỏi đó ... chẳng lẽ trước giờ anh không biết thế nào là Động, Tịnh ư!? Có lẽ anh hiểu nó như thế này hoặc thế kia nhưng không chắc Sapa hiểu sao nên hỏi phải không? Nếu vậy, thì lấy cái hiểu căn bản mà ai ai cũng hiểu: Tịnh Động Bây giờ, anh có thể trả lời câu hỏi mà Sapa đã dành cho anh hồi hôm qua rồi chứ: Nếu như vậy, tự bản thân chữ M đã có Âm-Dương rồi thì đâu là trước-sau, động-tĩnh hả anh Thiên Sứ!? Phần tính từ phải sang trái thì nửa bên phải của chữ M là Dương thì đó là phần Tịnh à? Tịnh ra sao? Phần tính từ trái sang phải thì ngược lại [là Âm] thì đó là phần Động ư? Động thế nào? Còn không trả lời trực tiếp thì anh đừng bao giờ nhắc đến tên tôi trên diễn đàn. Và tất nhiên theo lẽ công bằng , tôi cũng chẳng nhắc đến anh. Chuyện gì mà anh có vẽ kích thích vậy? Anh khó chịu khi bị Sapa chất vấn luận điểm của anh à? Nếu vậy, thì anh đóng cái topic: Luận ÂM DƯƠNG cho rồi ... Sapa Edited 16 Tháng 3, 2010 by sapa Share this post Link to post Share on other sites
Posted 16 Tháng 3, 2010 @ Thiên sứ . . . Bởi vậy, với tôi thì bất cứ hiện tượng và sự vật đối đãi đều có thể phân Âm Dương. Thí dụ: Chữ "M - N". thì M là Dương và N là Âm. "Chân phải và tay trái" thì tay trái là Dương và chân phải là Âm. . . . Thế đây lại không phải như là cái chuyện "con cá voi và con người" trước đây ư. Anh đã viết rõ và ngắn như thế này thì phải làm người khác hiểu là : Cái chữ M đó luôn dương. Tôi tin là tôi cũng đã hiểu đúng như ý anh muốn trình bày ở câu trên. Với tôi thì ở trường hợp này chúng chẳng là âm cũng chẳng là dương. Chỉ khi tôi viết lại, thì khi đó anh mới đưa ra rằng: Chúng ở trong cái bảng chữ cái. Rõ ràng là ở câu trên anh đã thiếu chủ thể cho chúng, 2 chữ M và N.<<< Chữ N - M phân biệt Âm Dương khi ta đặt nó trong hoàn cảnh cụ thể của nó là thuận tự 24 vần chữ cái thì N là Dương và M là Âm. Còn trong chữ "Nam" thì là một trường hợp cấu trúc tập hợp trong một danh từ thì phải tùy góc nhìn để kết luận cái nào Âm cái nào Dương. >>> Chữ "Nam" này là tên gọi hoặc cũng có thể là một từ cộc lốc, không cần phải là " trường hợp cấu trúc tập hợp trong một danh từ" như anh nói. Chữ M đứng một mình mà anh còn phân được đực cái nữa là đây lại là một đống. Vậy theo anh thì trong chữ "Nam" này không định được âm dương cho chữ N và M hay sao ??????? Thêm nữa, xin anh bình rộng chút về từ "đối đãi" của anh trong học thuật này. Tôi vẫn chưa được hiểu rõ lắm. Và anh nên lưu ý trong khi viết cho đúng hơn, đừng lộn xộn M - N âm dương như thế này ở bài như trên. Tôi thì hiểu ý của anh là định viết M là dương và N là âm nên không muốn bắt bẻ thêm. Vấn đề đáng nói ở đây là, cũng như bao ví dụ khác mà anh đưa ra : Anh xác định âm dương mà không thèm cho nó vào một chủ thể (hoàn cảnh tương tác) nào cả. Chủ thể ở đây chính là cái mà anh gọi là "phải tùy góc nhìn để kết luận cái nào Âm cái nào Dương" đấy. Rõ ràng đôi khi anh cũng có những nhận thức đúng theo như Khái niệm của tôi đã viết. Chỉ tiếc rằng nó còn yếu và mập mờ trong anh. Mà đơn giản là anh cứ theo "sách cổ" mà tương, không cần suy nghĩ. Cũng như chuyện "con cái voi và con người " vậy, anh đã có sự xác nhận âm dương một cách rất chủ quan và phiến diện mà không cần biết chúng ở trong quan hệ hoặc hoàn cảnh nào (chủ thể). Cuối cùng là cái sự "trừu tượng" theo cách hiểu của anh. Quả thực, có lẽ anh sẽ không bao giờ có thể hiểu cái từ này cho đúng. <<< Tôi thí dụ: "Danh từ "Con gà" chính là một khái niệm trừu tượng và không thể miêu tả chính xác cho từng cá thể gà - . . . >>> Từ "con gà" mà anh bảo nó là khái niệm trừu tượng thì thật không còn gì để nói. Anh nên tìm hiểu thêm về lĩnh vực triết học chút chút, trước khi tiếp tục nghiên cứu Âm dương ngũ hành. Tuy danh từ "con gà" mà anh đưa ra chưa tả cụ thể cho đặc tính riêng (giới tính) của gà, nhưng nó đã cho người ta hiểu rõ bằng trực giác rằng: Đó là con vật cụ thể như thế nào, hình dáng, đặc tính của nó là gì, ta có ăn được nó hay không và thịt nó ngon như thế nào. Thêm nữa, từ "con gà" cho ta biết chắc chắn là con vật đó không phải là con người, cũng không phải là con vịt hoặc lợn hoặc trâu bò. Bản thân "cái tên gọi" thì không bao giờ là trừu tượng, mà là chính cái vật hoặc việc mang cái tên đó mới có thể là trừu tượng. Những cái mà ta không nắm bắt, cảm nhận được bằng trực giác, thì đều có tính trừu tượng. Chính anh hiện giờ cũng đang bàn vài ví dụ nằm ở trong lĩnh vực trừu tượng đó. Như quan hệ tương tác qua lại của cặp vợ chồng trên lĩnh vực tình cảm tinh thần chẳng hạn. Những tác động qua lại ở trong đó thì người ta chỉ cảm nhận thấy chứ chẳng bao giờ đong, đo, đếm, nắm, sờ, nhìn được. Có nghĩa là những sự vận động chuyển hóa (tương tác) đó không thể nhận thức được bằng trực giác của con người. Nó trừu tượng. Anh cứ an tâm, đừng lo rằng tôi không nắm bắt được rõ ý tưởng của anh. Mọi bài viết của anh tôi đều suy nghiệm cẩn thận và thấy được nhiều sự hay lắm. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 16 Tháng 3, 2010 Chào bạn, Cutu1 @ Thiên sứ Thế đây lại không phải như là cái chuyện "con cá voi và con người" trước đây ư. Anh đã viết rõ và ngắn như thế này thì phải làm người khác hiểu là : Cái chữ M đó luôn dương. Tôi tin là tôi cũng đã hiểu đúng như ý anh muốn trình bày ở câu trên. Với tôi thì ở trường hợp này chúng chẳng là âm cũng chẳng là dương. Chỉ khi tôi viết lại, thì khi đó anh mới đưa ra rằng: Chúng ở trong cái bảng chữ cái. Rõ ràng là ở câu trên anh đã thiếu chủ thể cho chúng, 2 chữ M và N. <<< Chữ N - M phân biệt Âm Dương khi ta đặt nó trong hoàn cảnh cụ thể của nó là thuận tự 24 vần chữ cái thì N là Dương và M là Âm. Còn trong chữ "Nam" thì là một trường hợp cấu trúc tập hợp trong một danh từ thì phải tùy góc nhìn để kết luận cái nào Âm cái nào Dương. >>> Chữ "Nam" này là tên gọi hoặc cũng có thể là một từ cộc lốc, không cần phải là " trường hợp cấu trúc tập hợp trong một danh từ" như anh nói. Chữ M đứng một mình mà anh còn phân được đực cái nữa là đây lại là một đống. Vậy theo anh thì trong chữ "Nam" này không định được âm dương cho chữ N và M hay sao ??????? Hỏi hay! Đợi xem anh Thiên Sứ có biện minh gì được không rồi Sapa sẽ góp ý với bạn sau. Sapa Share this post Link to post Share on other sites
Posted 16 Tháng 3, 2010 Sapa viết: 1. Cái gì đứng một mình mà có thể phân ra được đâu là Âm đâu là Dương - thì OK ...Tôi không quan tâm đến việc phân tích của anh - Tôi thấy anh trả lời như trên - Với cách trả lời đó thì anh đã xác quyết rằng:Nếu cái gì đứng một mình mà không "có thể phân ra được đâu là Âm đâu là Dương" thì không Ok chăng? Như vậy, các anh - tôi nói luôn những người có vẻ ủng hộ anh - đã thừa nhận rằng: Trong vũ trụ này có những hiện tượng nằm ngoài Âm Dương? trong điều kiện mà chính anh đã viết khi nó "Không có thể phân ra được đâu là Âm đâu là Dương". Cách trả lời đó rất chủ quan và nó chứng tỏ rằng: các anh chỉ thừa nhận Âm Dương trong vạn vật, nếu các anh đủ tầm để "có thể phân ra được đâu là Âm đâu là Dương" . Còn nếu các anh không đủ tầm để phân đâu là Âm , đâu là Dương thì các anh "không OK". Như vậy, Âm Dương như thế nào là do khả năng nhận thức của các anh , chứ đâu còn là một khái niệm tổng hợp của một học thuyết phản ánh một thực tại khách quan của vũ trụ. Chính bởi cái nhìn chủ quan và lập luận quanh co của anh mà tôi chỉ nhìn thoáng qua là xác định ngay: Anh không đủ tầm để phản biện tôi. Anh Cutu1. Trên cơ sở tôi trả lời anh Sapa thì anh cũng thấy tôi đã xác định có tính nguyên lý rằng: Tất cả vạn hữu đã tồn tại, đang tồn tại và sẽ tồn tại trong vũ trụ này - dù bất cứ nó là cái gì - sản phẩm của con người hay của thiên nhiên. Nó là ký tự chữ viết: "n - m"; hay "con cá voi - con người", hay một vật thể đứng một mình - thí dụ như "một dấu chấm"; một hạt cơ bản".....vv...và vv...đều có thể phân định Âm Dương. Cổ nhân - tôi xác định nguồn gốc là "Văn minh Atlantic" đã tổng hợp tính chất đó và gọi nó bằng khái niệm "Âm Dương". Nếu anh không thừa nhận điều này thì anh cứ giữ lấy quan điểm của mình. Tôi không phản biện anh. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 16 Tháng 3, 2010 Chào anh, Thiên Sứ Sapa viết: 1. Cái gì đứng một mình mà có thể phân ra được đâu là Âm đâu là Dương - thì OK ... Tôi không quan tâm đến việc phân tích của anh - Tôi thấy anh trả lời như trên - Với cách trả lời đó thì anh đã xác quyết rằng: Thật ra, là anh đang xác quyết DÙM Sapa đó chứ ... (tội Sapa nhỉ!?) Tại sao anh lại có thể từ câu anh hỏi: 1 - Có phải với vì dụ chữ M , anh quan niệm rằng: Cái gì đứng một mình thì không có Âm Dương sao? mà sau khi đọc cái câu trả lời: 1. Cái gì đứng một mình mà có thể phân ra được đâu là Âm đâu là Dương - thì OK .. lại có thể phăng ra rồi xác quyết cẩu thả như vầy: Tôi thấy anh trả lời như trên - Với cách trả lời đó thì anh đã xác quyết rằng: Nếu cái gì đứng một mình mà không "có thể phân ra được đâu là Âm đâu là Dương" thì không Ok chăng? Anh có thấy anh chấm câu bằng cái dấu HỎI không vậy? Có nghĩa là, anh đang tự hỏi hay để hỏi Sapa - thì ít ra anh phải nghe Sapa nói chứ; chứ có phải cái kiểu TỰ HỎI DÙM rồi TRẢ LỜI DÙM vậy coi sao đặng. Giờ nói lại, anh có thật sự hiểu câu anh đã hỏi hay không? 1 - Có phải với vì dụ chữ M , anh quan niệm rằng: Cái gì đứng một mình thì không có Âm Dương sao? So sánh với cái câu này: Nếu cái gì đứng một mình mà không "có thể phân ra được đâu là Âm đâu là Dương" thì không Ok chăng? Phải phân tích để anh mới rõ hết ý và những ai khác đang không biết anh nói gì - như sau nhé: Khi so sánh giữa 2 chữ M và N - thì anh phải dựa vào thuận tự bảng chữ Cái để sử dụng cơ sở Dương - trước, Âm - sau mà liệt kê ra chữ nào thuộc tính ÂM, chữ nào thuộc tính DƯƠNG. Do đó, chữ M đứng trước chữ N thuận tự trên bảng chữ Cái mà anh phân định: M - Dương N - Âm Có nghĩa là anh dựa trên một bảng sắp xếp các chữ Cái theo ƯỚC ĐỊNH. Có nghĩa là: thuận tự bảng chữ Cái đó được dựa trên cơ sở nào mà sắp xếp thứ tự như thế để anh dựa vào rồi phân loại thuộc tính Âm Dương cho M và N? Đó là nói, khi có 2 chữ M và N làm ví dụ để so sánh; còn khi chỉ có 1 chữ M hoặc N thì sao? Bảng thuận tự chữ Cái có đó, sao anh không dựa vào mà lại đi CHIA CẮT chữ M ra để phân chia ÂM DƯƠNG? À! Chỉ vì anh bị Sapa chất vấn anh đến cùng: Như vậy, trên cơ sở: Dương trước Âm sau thì chữ M trước chữ N nên M là Dương và N là Âm. Ok Thế thì, chỉ có một chữ: M thôi thì anh sẽ dựa trên cơ sở nào để định Âm Dương? Bởi vì: Âm Dương là một khái niệm của tri thức con người - bao trùm mọi hiện tượng và vạn vật trong vũ trụ - phản ánh bản chất của mọi hiện tượng và vạn vật. Tất nhiên đây là cái nhìn của tôi và tôi đã định nghĩa khái niệm Âm Dương. Như anh chẳng thể phân định được vì rằng: ĐỊNH NGHĨA VỀ ÂM DƯƠNG Tôi định nghĩa về Âm Dương như sau: Âm Dương là một khái niệm căn bản của thuyết Âm Dương Ngũ hành, mang tính so sánh đối đãi, phản ánh bản chất của mọi hiện tượng trong tự nhiên, xã hội, cuộc sống và con người, từ những hạt vật chất nhỏ nhất cho đến những thiên hà khổng lồ và mọi sự tồn tại trong không thời gian trong lịch sử hình thành vũ trụ sau Thái Cực là trạng thái khởi nguyên của vũ trụ theo thuyết Âm Dương ngũ hành. thì cũng dễ hiểu, vì chữ M tự bản thân nó không có chữ N làm đối tượng so sánh đối đãi. Do đó, trở lại vấn đề: Dương - tịnh, Âm - Động (cơ sở Thiên Sứ) Thì M (Dương - tịnh - trước) khi có N (Âm) xuất hiện (sau) M là vô lý ... Vì rằng: khi mà chỉ có M thôi và N chưa xuất hiện thì cái gì sinh ra và tạo nên N để bảo rằng N (sau M) mà định Âm Dương? Hỏi khó anh quá rồi, chịu thôi và không thể liệt chữ M một mình này là ÂM hay DƯƠNG được nên đành phải CHIA CẮT; thành ra chữ M mang luôn 2 thuộc tính khi: đứng một mình thì có Âm Dương cả thảy. Cũng vì thế, bạn Cutu1 mới viết rằng: Anh đã viết rõ và ngắn như thế này thì phải làm người khác hiểu là : Cái chữ M đó luôn dương - nhưng thực tế, anh đã cho nó bao gồm luôn cả Âm lẫn Dương cơ. Thật ra, Sapa hỏi anh một đàng anh lại đi trả lời một nẻo vì câu hỏi đó không dễ gì trả lời với sự hiểu biết giới hạn về Âm Dương của anh. Như vậy, các anh - tôi nói luôn những người có vẻ ủng hộ anh - đã thừa nhận rằng: Trong vũ trụ này có những hiện tượng nằm ngoài Âm Dương? trong điều kiện mà chính anh đã viết khi nó "Không có thể phân ra được đâu là Âm đâu là Dương". Đương nhiên, trong vũ trụ này có những hiện tượng nằm ngoài Âm Dương đối đãi và đối lập - có gì là lạ. Như anh không biết thì có thể hỏi Sapa mà ... rồi Sapa cho ví dụ để xem anh có thể phân ra hay không ngay. Cách trả lời đó rất chủ quan và nó chứng tỏ rằng: các anh chỉ thừa nhận Âm Dương trong vạn vật, nếu các anh đủ tầm để "có thể phân ra được đâu là Âm đâu là Dương" . Còn nếu các anh không đủ tầm để phân đâu là Âm , đâu là Dương thì các anh "không OK". Như vậy, Âm Dương như thế nào là do khả năng nhận thức của các anh , chứ đâu còn là một khái niệm tổng hợp của một học thuyết phản ánh một thực tại khách quan của vũ trụ. Đoạn trên của anh viết, mới là CHỦ QUAN gớm đấy - vì rằng anh chỉ mới hỏi và chưa có câu trả lời đáp lại thì liền ụp vào những quan kiến của anh để kết luận vội vả và cẩu thả. Chính bởi cái nhìn chủ quan và lập luận quanh co của anh mà tôi chỉ nhìn thoáng qua là xác định ngay: Anh không đủ tầm để phản biện tôi. Anh nên nhớ, không phải tất cả độc giả trên diễn đàn này đều có cái đầu rỗng tuếch cả và họ có thể nhìn thấy khả năng của anh tới đâu mà cũng như anh đã phản biện được Sapa điều gì rồi. Không có chi. Tuy anh không cám ơn gì Sapa, sau khi Sapa đã phân tích chữ M dựa trên lý luận của anh. Sapa Share this post Link to post Share on other sites
Posted 16 Tháng 3, 2010 Chào bạn, Cutu1 Hỏi hay! Đợi xem anh Thiên Sứ có biện minh gì được không rồi Sapa sẽ góp ý với bạn sau. Sapa Chào bạn, Cutu1 Xem ra: Anh Cutu1. Trên cơ sở tôi trả lời anh Sapa thì anh cũng thấy tôi đã xác định có tính nguyên lý rằng: Tất cả vạn hữu đã tồn tại, đang tồn tại và sẽ tồn tại trong vũ trụ này - dù bất cứ nó là cái gì - sản phẩm của con người hay của thiên nhiên. Nó là ký tự chữ viết: "n - m"; hay "con cá voi - con người", hay một vật thể đứng một mình - thí dụ như "một dấu chấm"; một hạt cơ bản".....vv...và vv...đều có thể phân định Âm Dương. Cổ nhân - tôi xác định nguồn gốc là "Văn minh Atlantic" đã tổng hợp tính chất đó và gọi nó bằng khái niệm "Âm Dương". Nếu anh không thừa nhận điều này thì anh cứ giữ lấy quan điểm của mình. Tôi không phản biện anh. Anh Thiên Sứ sẽ không phản biện bạn đâu, nếu bạn không thừa nhận điều anh ấy nói ... Vậy bạn có thừa nhận không? Rồi Sapa sẽ góp ý với bạn . Sapa Share this post Link to post Share on other sites
Posted 16 Tháng 3, 2010 Sapa viết: 1. Cái gì đứng một mình mà có thể phân ra được đâu là Âm đâu là Dương - thì OK ...Vậy thì câu này cần phải hiểu ra làm sao nhỉ?Riêng với anh Cutu1. Sapa nói đúng đấy! Nếu chúng ta không thể thống nhất về khái niệm Âm Dương thì tốt nhất không tranh luận. Vấn đề còn lại là ai hiểu Âm Dương đúng nhất sẽ có ứng dụng đúng nhất và lời giải thích hợp lý nhất cho tất cả những gì liên quan đến thuyết Âm Dương Ngũ hành. Tức là có khả năng khôi phục lại hoàn toàn học thuyết này. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 16 Tháng 3, 2010 Chào anh, Thiên Sứ Sapa viết: 1. Cái gì đứng một mình mà có thể phân ra được đâu là Âm đâu là Dương - thì OK ... Vậy thì câu này cần phải hiểu ra làm sao nhỉ? Thì anh coi lại câu anh đã hỏi kia kìa: 1 - Có phải với vì dụ chữ M , anh quan niệm rằng: Cái gì đứng một mình thì không có Âm Dương sao? Hay là bây giờ anh cũng không rõ anh đã hỏi gì, ý tứ như thế nào à!? Sapa Share this post Link to post Share on other sites
Posted 16 Tháng 3, 2010 Chào anh, Thiên Sứ Thì anh coi lại câu anh đã hỏi kia kìa: 1 - Có phải với vì dụ chữ M , anh quan niệm rằng: Cái gì đứng một mình thì không có Âm Dương sao? Hay là bây giờ anh cũng không rõ anh đã hỏi gì, ý tứ như thế nào à!? Sapa Chán nhỉ? Nếu anh thật sự tranh luận vì cầu tìm chân lý thì anh hãy nói rõ quan điểm của anh khi chính anh viết: 1. Cái gì đứng một mình mà có thể phân ra được đâu là Âm đâu là Dương - thì OK ...Với cách trả lời của anh, thì tôi hỏi anh:Vậy nếu cái gì đứng một mình mà các anh không phân biệt được Âm Dương các anh có OK không? Câu trả lời đơn giản thôi - "Có" hoặc "không", Không cần phải dài dòng làm gì. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 17 Tháng 3, 2010 Chào anh, Thiên Sứ Riêng với anh Cutu1. Sapa nói đúng đấy! Nếu chúng ta không thể thống nhất về khái niệm Âm Dương thì tốt nhất không tranh luận. Sapa đã viết như vầy: Chào bạn, Cutu1 Xem ra: Anh Thiên Sứ sẽ không phản biện bạn đâu, nếu bạn không thừa nhận điều anh ấy nói ... Vậy bạn có thừa nhận không? Có nghĩa là: anh, Thiên Sứ, bịt mắt trước mọi khái niệm về Âm Dương của bất cứ ai - nếu người đó không thừa nhận điều anh ấy nói! Nhưng không có nghĩa là, những người khác không thể tranh luận để thống nhất khái niệm về Âm Dương. Hy vọng, anh Thiên Sứ thật nên rõ điểm khác biệt này nhé. Vấn đề còn lại là ai hiểu Âm Dương đúng nhất sẽ có ứng dụng đúng nhất và lời giải thích hợp lý nhất cho tất cả những gì liên quan đến thuyết Âm Dương Ngũ hành. Tức là có khả năng khôi phục lại hoàn toàn học thuyết này. AI !? và là AI CHO AI !? Sapa Share this post Link to post Share on other sites
Posted 17 Tháng 3, 2010 Chào anh, Thiên Sứ Sapa đã viết như vầy: Có nghĩa là: anh, Thiên Sứ, bịt mắt trước mọi khái niệm về Âm Dương của bất cứ ai - nếu người đó không thừa nhận điều anh ấy nói! Nhưng không có nghĩa là, những người khác không thể tranh luận để thống nhất khái niệm về Âm Dương. Hy vọng, anh Thiên Sứ thật nên rõ điểm khác biệt này nhé. AI !? và là AI CHO AI !?SapaĐây là nơi tranh luận và tìm hiểu học tưật chứ không phải chỗ để nói xấu nhau. Mọi người đều tự nhận thức được qua các bài viết.Tôi không bịt mắt ai cả. Vì mọi quan điểm và luận cứ đều công khai. Vấn đề là anh chỉ trả lời một câu đơn giản. Tôi nhắc lại là: Nếu anh thật sự tranh luận vì cầu tìm chân lý thì anh hãy nói rõ quan điểm của anh khi chính anh viết: 1. Cái gì đứng một mình mà có thể phân ra được đâu là Âm đâu là Dương - thì OK ...Với cách trả lời của anh, thì tôi hỏi anh:Vậy nếu cái gì đứng một mình mà các anh không phân biệt được Âm Dương các anh có OK không? Câu trả lời đơn giản thôi - "Có" hoặc "không", Không cần phải dài dòng làm gì. Anh Cutu thân mến. Hy vọng anh sẽ không hiểu tôi theo cách hiểu của Sapa. Không tranh luận vì chúng ta không thể thống nhất và tìm được sự hiểu biết quan điểm của nhau. Nhưng điều đó không có nghĩa là anh sai, hoặc tôi đúng. Nếu anh thấy anh đúng thì có thể mở hẳn một topic riêng để trình bày luận điểm của anh về Âm Dương. Share this post Link to post Share on other sites